buy low dose naltrexone online
naltrexone where to buy
go buy low dose naltrexone
CHƯƠNG BA
PHƯƠNG CÁCH GIẢI CỨU
Khi tâm trí một tín đồ bị rơi vào trong tình trạng được đề cập đến trong chương trước, người ấy phải tìm cách để được giải cứu. Trong chương trước, chúng ta chỉ có thể bàn bạc cách vắn tắt về hiện tượng phổ biến và không thể chỉ ra tình trạng của mọi người. Vì mức độ thụ động của mỗi người khác nhau, nên mức độ tấn công của các ác linh cũng khác nhau; vì vậy, mức độ khổ sở của tâm trí cũng khác nhau. Nhưng khi một tín đồ thấy rằng tâm trí của mình có bất cứ tình trạng nào trong các tình trạng được đề cập trong chương trước, người ấy phải cảnh giác. Rất có thể người ấy đã nhường lập trường cho các ác linh và đang bị chúng tấn công. Nếu là như vậy, người ấy phải tìm cách để được giải cứu.
Sau khi đọc bài học trong chương trước, hầu hết các tín đồ đều tự hỏi tại sao họ không chú ý đến sự tra tấn trong tâm trí mình. Việc một tín đồ chưa từng biết được tình trạng mà tâm trí mình đã sa vào không phải lạ lắm sao? Dường như người ấy luôn luôn có tri thức đáng kể về những điều khác, nhưng về tâm trí của chính mình, dường như người ấy chẳng biết gì cả. Mặc dù chịu nhiều sự tra tấn, nhưng người ấy vẫn không chú ý đến điều đó lắm. Người ấy phải chờ có người khác nhắc nhở rời mới nhận thức được tình trạng của chính mình. Sao trước đây người ấy không nghĩ tới điều này? Chẳng phải điều này cho thấy rằng các ác linh và tâm trí chúng ta có một mối liên hệ đặc biệt với nhau và tri thức của chúng ta về tâm trí dường như nông cạn hơn bất cứ điều gì khác sao? Những ai chịu khổ từ các ác linh đều phải trả lời câu hỏi này.
MÁNH KHÓE CỦA CÁC ÁC LINH
Khi mắt tín đồ được mở ra để nhìn thấy tình trạng của chính minh, tự nhiên người ấy muốn tìm cách để được giải cứu. Nhưng kẻ nói dối, các ác linh, sẽ không hiền lành đến nỗi để các tù nhân của mình ra đi tự do. Chúng sẽ cố hết sức để ngăn trở tín đồ được giải cứu. Phương pháp của chúng là sử dụng nhiều lời nói dối làm cái cớ.
Các ác linh sẽ nói với tín đồ: “Ý tưởng bất chợt và tốt lành của ngươi là từ Đức Chúa Trời….các sự khải thị bất chợt này là kết quả của nếp sống thuộc linh….trí nhớ kém của ngươi là do một điều gì đó trong thân thể vật lý của ngươi….việc ngươi đột nhiên quên là tự nhiên…việc ngươi quá nhạy cảm là vấn đề tâm tinh…trí nhớ kém là do di truyền….chứng mất ngủ là một bệnh…ngươi mệt…ngươi không thể suy nghĩ là do làm việc quá nhiều…ngươi không thể ngừng suy nghĩ vào ban đêm là do ban ngày ngươi đã sử dụng tâm trí quá nhiều… các ý tưởng dơ bẩn đến từ tội lỗi lỗi mà ngươi đã phạm…việc ngươi không thể nghe người khác là do các sự khác biệt về môi trường….lỗi hoàn toàn là ở nơi người khác”. Có vô số lý do khác mà các ác linh cố ý đưa ra. Nếu tín đồ không biết mình thật sự đang bị tấn công, mình thật sự đã lệch khỏi tình trạng bình thường, thì các ác linh sẽ dùng những điều này và các lý do tương tự để che đậy lập trường mà chúng ta giành được. Người ấy không biết rằng lý do thật chính đáng là sự thụ động của người ấy; tâm trí người ấy đã trở nên trống rỗng và bị các ác linh chiếm hữu. Các bệnh này là kết quả công tác của các ác linh. Tất nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng đằng sau những lý do này cũng có các nguyên nhân tự nhiên pha trộn trong đó. Nhưng các kinh nghiệm của nhiều tín đồ cho chúng ta biết rằng các ác linh là những kẻ quỷ quyệt nhất. Chúng có thể công tác dựa theo các nguyên nhân tự nhiên và khiến các tín đồ nghĩ rằng các hoạt động của họ chỉ liên quan đến các nguyên nhân tự nhiên, đến từ những điều như tâm tính, thân thể vật lý, môi trường,..; vì vậy, các tín đồ quên rằng các ác linh đã pha trộn chính chúng vào trong các nguyên nhân tự nhiên này. Các ác linh thích che đậy các công tác của chúng bằng một chút nguyên nhân tự nhiên. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn: nếu nguyên nhân là tự nhiên thì tình trạng nguyên thủy của con người phải được phục hồi khi nguyên nhân tự nhiên được loại bỏ. Nếu có một nguyên nhân siêu nhiên pha trộn vào (do các ác linh) thì con người sẽ không được phục hồi ngay cả khi nguyên nhân tự nhiên được loại bỏ. Mọi trường hợp, liên quan đến một người không được phục hồi khi nguyên nhân tự nhiên đã được loại bỏ, đều là do có sự pha trộn với các nguyên nhân siêu nhiên. Thí dụ, khi anh em mất ngủ, các ác linh có thể cho anh em một cái cớ: “ Ngươi đã làm việc quá sức; ngươi đã bắt tâm trí mình làm việc quá sức. Đây là lý do tại sao ngươi có bệnh này”. Nếu tin lời của chúng, anh em sẽ ngừng làm việc và nghỉ một lúc, cố gắng không dùng đến tâm trí của mình. Nhưng đang khi ngủ, anh em vẫn có hàng ngàn ý tưởng chạy qua tâm trí mình. Điều này cho thấy rằng bệnh của anh em không chỉ liên hệ đến nguyên nhân tự nhiên vì sau khi anh em loại bỏ nguyên nhân tự nhiên, các triệu chứng của anh em vẫn không hết. Vì vậy, chắc hẳn phải có một số nguyên nhân siêu nhiên pha trộn vào trong đó. Nếu anh em không cố gắng xử lý các nguyên nhân siêu nhiên, sẽ không có phương thuốc nào hiệu quả bất kể anh em loại bỏ các nguyên nhân tự nhiên ra sao.
Vì vậy, điều quan trọng nhát mà tín đồ cần làm bây giờ là kiểm tra các lý do này đến từ đâu. Các ác linh rất có khả năng khiến con người nghĩ rằng công tác của chúng được gây ra bởi một điều gì đó tự nhiên. Chúng thường khiến tín đồ nghĩ rằng chính mình có một số lỗi lầm. Theo cách này, công tác của chúng được che đậy mà không bị phát hiện; vì vậy, chúng không bị loại trừ. Mỗi khi tâm trí tín đồ có các ý tưởng bào chữa, người ấy phải kiểm tra mọi lập luận của mình. Tín đồ phải truy nguyên nguồn gốc và kiểm tra nguyên nhân của tình trạng hiện tại của tâm trí mình. Nếu không nếu người ấy hiểu sai – nhầm lẫn nguyên nhân siêu nhiên với tự nhiên – các ác linh sẽ có thêm lập trường. Mọi ý kiến mà người ấy có đối với tình trạng của chính mình phải được chứng thực. Nếu không, trước khi người ấy có thể lấy lại lập trường trước đây của mình thì một lập trường mới đã được nhường cho các ác linh rồi. Nếu có những lúc không thể suy nghĩ, người ấy phải hỏi tại sao. Nếu có những lúc có đầy các ý tưởng, người ấy cũng phải hỏi tại sao.
ooooooooooooo
Điều cần phải đề phòng nhất chính là việc các ác linh lợi dụng tín đồ để công tác cho chúng hầu bảo vệ công tác của chúng trong người ấy! Điều này có thể xảy ra vì một số tín đồ đã bị các ác linh công tác trên mình một thời gian khá dài. Một tín đồ thường giúp đỡ các ác linh che đậy lý do cho việc mình bị tấn công; người ấy không để cho chính lý do tự lộ ra hoặc chứng minh rằng đó là công tác của các ác linh! Theo cách này, người ấy trở nên tòng phạm của các ác linh và giúp bảo tồn lập trường của chúng – ngay cả khi chính người ấy biết rằng mình đang gặp rắc rối.
Vào những lúc như vậy, các ác linh sẽ khiến xác thịt tín đồ cùng tham gia trong công tác của chúng. (Thật ra, xác thịt luôn là đồng công của ma quỷ!) Chúng sẽ khiến tín đồ nghĩ rằng mình có thể bảo tồn tâm trí mình khỏi việc bị ma quỷ chiếm hữu. Tín đồ làm như vậy vì sĩ diện hoặc vì một lý do khác. Việc không sẵn lòng kiểm tra, sự tự mãn và việc không chịu buông bỏ kinh nghiệm “thuộc linh” của mình là một sự ngăn trở lớn cho sự giải cứu. Tín đồ có thể nói: “Tôi không cần sự giải cứu; vì vậy, tôi không muốn được giải cứu. Qua Đấng Christ, tôi đã chiến thắng rồi; Ngài đã đắc thắng Satan; vì vậy, bây giờ tôi có thể phớt lờ Satan! Chúng ta chỉ rao giảng phúc âm; không cần bận tâm về Satan!” Loại người này cũng sẽ nói một số lời tương tự khác. Có thể, người ấy thậm chí sẽ nói với người phát ngôn lẽ thật này với mình rằng: “ Nếu là như vậy, hãy kháng cự dùm tôi và cầu nguyện cho tôi”. Có thể đây không phải là một lời thỉnh cầu không chân thành, nhưng cho dù là chân thành đi nữa thì người ấy cũng chỉ đang cố gắng làm cho mình dễ chịu và để người khác thực hiện công tác giải cứu cho người ấy. Người ấy phải biết rằng mình không thích nghe về ma quỷ và công tác của hắn vì công tác ma quỷ đã ở trong tâm trí của người ấy rồi. Người ấy sợ rằng một khi bị phát hiện, người ấy sẽ cần nỗ lực để xử lý điều đó. Có thật là người ấy đã biết hết ma quỷ và không cần phải biết thêm gì nữa không? Phúc âm không chỉ cứu người và giải cứu họ khỏi tội lỗi lỗi mà còn giải cứu họ khỏi Satan. Khi rao giảng phúc âm, tại sao chúng ta không đề cập đến ma quỷ? Chẳng phải điều này cũng giống như việc một người phạm tội lỗi lỗi nào đó và rất sợ người khác nhắc đến tội lỗi lỗi đó sao? Một người bị ma quỷ chiếm hữu sẽ sợ khi người khác nói đến ma quỷ. Đối với một người bình thường, loại bàn bạc này chẳng có ý gì cả. Nhưng đối với một người có tâm trí bị ma quỷ chiếm hữu, sẽ có rất nhiều lý do để sợ. Thật ra, khi một tín đồ nói những lời này, sâu xa trong lòng, người ấy sợ rằng tình trạng thật của mình sẽ bị vạch trần. Nếu thật sự ma quý chiếm hữu, người ấy nói những lời như vậy. Người ấy muốn che giấu chính mình để tự an ủi mình.
Khi tín đồ được soi sáng và bắt đầu tìm kiếm sự tự do, các ác linh sẽ đổ ra nhiều sự kiện cáo trong tâm trí người ấy. Chúng sẽ nói rằng người ấy sai trật điều này điều kia. Sẽ có mọi loại kết án, đổ lỗi và kiện cáo. Những điều này sẽ khiến các tín đồ bị chiếm hữu nhiều đến nỗi không thể tiến lên để giành lại lập trường đã nhường cho chúng. Chúng biết rằng tín đồ đã được soi sáng và không có cách nào lừa dối người ấy. Do đó, chúng sẽ tiếp tục kiện cáo người ấy: “Ngươi sai rồi; ngươi sai rồi”. Vào những lúc như vậy, tín đồ dường như sẽ lún vào một loại hố sâu của tội lỗi và không có cách nào chỗi dậy nữa. Tuy nhiên, nếu tín đồ nhận ra đây là các lời lừa dối của ma quỷ và hết lòng kháng cự chúng, người ấy sẽ đắc thắng.
Kinh nghiệm dạy chúng ta một điều. khi tín đố hiểu được thực tại của tình trạng, biết rằng mình đã đánh mất chủ quyền trong tâm trí mình và muốn chỗi dậy để giành lại chủ quyền này thì các ác linh sẽ đánh trận cuối bên trong và khiến các tín đồ chịu dày vò nhiều lần hơn trước. Vào lúc này, các ác linh sẽ lại dùng đến các lời nói dối quen thuộc của chúng. Chúng sẽ bảo tín đồ rằng người ấy không còn có thể tự do nữa, người ấy đã rơi quá sâu vào trong sự thụ động rồi, Đức Chúa Trời không còn sẵn lòng ban sự thương xót nữa và tốt nhất người ấy đừng kháng cự, cứ để tình trạng như vậy và sẽ không bao giờ có ngày người ấy được giải cứu. Tuy nhiên, người ấy không cần chiến đấu và khiến mình chịu khổ vô ích. Tín đồ phải biết rằng người ấy không sống nhờ vào ơn huệ của các ác linh! Dù phải chết, người ấy cũng phải có được sự tự do. Không ai quá thụ động đến nỗi không thể được giải cứu. Đức Chúa Trời luôn luôn vì người ấy và người ấy có thể được trả tự do.
Khi tín đồ hiểu được thực tại của tình trạng, khi người ấy biết rằng tâm trí mình không bao giờ hoàn toàn tự do khỏi ách nô lệ cho quyền lực của sự tôi tăm, và khi người ấy biết rằng mình phải chiến đấu chống lại các ác linh để đập tan mọi đồn lũy của chúng, người ấy sẽ thấy rằng các vũ khí cho chiến trận này phải là thuộc linh. Bất cứ điều gì của xác thịt đều chẳng có ích chi. Người ấy sẽ thấy rằng dù có quyết tâm nhiều lần vẫn không đủ và các phương pháp huấn luyện tâm trí hoặc trí nhớ cũng không khiến người ấy có thể có được tự do. Vì tâm trí người ấy bị xiềng xích bởi các quyền lực siêu nhiên, nên các vũ khí của xác thịt không thể tháo chúng ra hay phá hủy chúng. Thông thường,một tín đồ chỉ nhận thức được mức độ mà quyền lực của sự tối tăm chiếm hữu tâm trí của mình khi người ấy hết lòng muốn hiểu biết lẽ thật thuộc linh – không phải các ý kiến trong tâm trí người ấy về lẽ thật – và chuẩn bị để chiến đấu chống lại các ác linh hầu giành lại lập trường đã mất. Vào lúc này, chúng sẽ chỗi dậy canh giữ lập trường mà chúng đã có được; tín đồ cũng sẽ thấy tâm trí mình lộn xộn, thụ động, chậm chạp và vượt ngoài tầm kiểm soát của người ấy biết bao. Người ấy cũng thấy rằng qua tâm trí, các ác linh đã sử dụng nhiều phương tiện để dày vò mình và ngăn không cho mình hành động để giành lại lập trường. Người ấy sẽ thấy rằng tâm trí mình thật sự là đồn lũy của kẻ thù và người ấy không bao giờ hoàn toàn kiểm soát được tâm trí mình. Vào lúc này, người ấy cũng nhìn thấy các phương pháp mà kẻ thù sử dụng để ngăn không cho người ấy có thể hiểu lẽ thật mà tâm trí người ấy muốn biết, vì người ấy có thể nhớ những điều không quan trọng, nhưng không thể hiểu biết hoặc ghi nhớ lẽ thật. người ấy có thể cảm thức một loại kháng cự trong tâm trí mình đối với lẽ thật mà trước đây người ấy tán thành.
Bây giờ là lúc bắt đầu chiến đấu vì sự tự do của tâm trí. Tín đồ có sẵn lòng trở nên đồn lũy của Satan vĩnh viễn không? Ai là người giải quyết nan đề này. Có phải là Đức Chúa Trời không? Không phải là Đức Chúa Trời; đó phải là con người. Tín đồ phải chọn lựa và xem mình muốn hoàn toàn hiến dâng cho Đức Chúa Trời hay để cho tâm trí mình trở nên lập trường cho Satan thuê. Quyền lực của sự tối tăm sẽ được phép sử dũng tâm trí người ấy sao? Mọi loại ý tưởng ra từ hố sâu sẽ được phép đổ ra qua phần này của một người được cứu sao? Chúng sẽ được phép đổ đầy tâm trí người ấy bằng lửa của địa ngục sao? Chúng sẽ được phép sử dụng tâm trí người ấy để lan rộng sự dạy dỗ của chúng sao? Chúng sẽ được phép sử dụng tâm trí người ấy đển phỉ báng Đức Chúa Trời sao? Chúng sẽ được phép kiểm tra tâm trí người ấy có quyền tự do ra vào sao? Chúng sẽ được phép chống đối lẽ thật của Đức Chúa Trời qua tâm trí người ấy sao? Chúng sẽ được phép dày vò người ấy qua tâm trí sao? Chính tín đồ ấy phải tự đưa ra một sự lựa chọn! Câu hỏi đặt ra là tín đồ có sẵn lòng trở nên con rối của các ác linh vĩnh viễn hay không. Chính tín đồ phải lựa chọn; nếu không, sẽ không có cách nào được giải cứu. Điều này không có nghĩa là tín đồ phải có sự tự tin. Đó là vấn đề tín đồ có thật sự chống lại các sự tấn công của các ác linh hay không.
uuuuuuuu
GIÀNH LẠI LẬP TRƯỜNG TRONG TÂM TRÍ TỪ ÁC LINH
Trước đây chúng ta đã đề cập rằng các ác linh có thể công tác trong tâm trí tín đồ vì người ấy đã nhường lập trường cho chúng. Chúng ta cũng đã nói lập trường này là gì. Chúng ta có thể chia nó thành sáu chi tiết cách vắn tắt. Nếu tóm lược sáu chi tiết này, chúng có thể được phân thành ba nhóm: (1) tâm trí chưa được đổi mới, (2) chấp nhận (hoặc tin) các lời nói dối của các ác linh, và (3) tình trạng thụ động. Tín đồ phải cẩn thận xem xét mình đã nhường loại lập trường nào cho các ác linh và điều gì đã dẫn người ấy đến tình trạng hiện tại. Đó có phải là một tâm trí chưa được đổi mới không? Đó có phải là người ấy đã tin vào các lòi nói dối của các ác linh không? Đó có phải là một tâm trí thụ động không? Hay đó có phải là sự kết hợp của cả 3 điều này không? Theo kinh nghiệm của tín đồ, nhiều người đã nhường loại lập trường này cho các ác linh. Nếu người ấy nhận thức được mình đã nhường lập trường trong một hoặc nhiều phương diện nào cho các ác linh thì người ấy phải giành lại lập trường mình đã nhường cho chúng. Giành lại lập trường là cách duy nhất để có được sự giải cứu. Vì tín đồ đã dành lập trường cho các ác linh nên người ấy rơi vào trong vị trí hiện tại; vì vậy, một khi lập trường được giành lại, tín đồ sẽ có được sự tự do. Tâm trí chưa được đổi mới phải được đổi mới. Các lời nói dối từ các ác linh đã được chấp nhận phải bị lộ ra và từ chói. Sự thụ động phải được đổi thành sự chủ động tự trị. Bây giờ, chúng ta muốn nhìn thấy việc giành lại từng loại lập trường trong ba loại này.
Việc Đổi Mới Tâm Trí
Đức Chúa Trời không chỉ muốn tâm trí của con cái Ngài được biến đổi vào lúc họ ăn năn mà còn được đổi mới hoàn toàn giống như thủy tinh trong suốt. Có một lệnh truyền như vậy trong kinh thanh vì tín đồ chưa hoàn toàn được tự do khỏi tâm trí xác thịt là điều các ác linh có thể qua đó công tác. Ban đầu, một tín đồ chỉ có một tâm trí hẹp hòi, không thể dung chịu người khác; hoặc người ấy có thể có một tâm trí ngu dại, không thể hiểu biết các giáo lý sâu nhiệm; hoặc người ấy có thể có một tâm trí thờ ơ, không thể gánh vác công tác quan trọng của Chúa. Nhưng sau đó, người ấy có thể suy thoái vào trong các tội lỗi sâu hơn “ vì tâm trí xu hướng xác thịt thì thù nghịch với Đức Chúa Trời” (Roma 8:7). Sau khi nhiều tín đồ đã học tập sự dạy dỗ trong Roma 6, họ thường nghĩ rằng mình đã hoàn toàn tự do khỏi tâm trí xác thịt. Họ không biết rằng hiệu lực của thập tự giá phải được áp dụng cách chi tiết cho mỗi phần của con người. sau khi kể “chính mình đã chết đối với tội lỗi lỗi” (c.11), các tín đồ phải “không để cho tội lỗi cai trị trong thân thể chết chóc của anh em” (c.12). Cũng vậy, sau khi tâm trí được biến đổi, họ phải “ bắt giam mỗi ý tưởng dẫn đến sự vâng phục Đấng Christ” ( 2 Cor. 10:5). Tâm trí phải được đổi mới hoàn toàn, vì dù chỉ còn lại một ít tâm trí xác thịt thì nó vẫn thù nghịch với Đức Chúa Trời.
Nếu muốn có tâm trí được đổi mới, chúng ta phải đi đến thập tự giá, vì chính tại đây chúng ta có thể có được sự đổi mói. Điều này được giải thích rõ trong Epheso 4. Trong câu 17 đến 18, vì sứ đồ đã nói về sự tối tăm của tâm trí xác thịt loài người. Trong câu 22 đến 23, ông nói về cách đổi mới: “Để anh em lột bỏ người cũ, về cách sống trước kia của anh em, là người đang bị hư hoại theo dục vọng của sự lừa dối, để anh em được đổi mới trong linh của tâm trí mình”. Chúng ta biết rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Chúa (Roma 6:6), nhưng các câu này khuyên chúng ta nên “lột bỏ” để tâm trí chúng ta được đổi mới. Bởi điều này, chúng ta có thể thấy rằng việc đổi mới tâm trí là qua thập tự giá. Các tín đồ phải biết rằng tâm trí cũ của chúng ta là một phần của người cũ, là điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta “lột bỏ” hoàn toàn. Sự cứu rõi mà Đức Chúa Trời thực hiện trên thập tự giá không chỉ ban cho chúng ta một sự sống mới. Ngài cũng muốn đổi mới mọi chức năng của hồn chúng ta. Sự cứu rỗi bên trong phần chiều sâu của cả bản thể chúng ta phải được “ thực hiện” dần dần ( Phil.2:12). Sự thiếu hụt ngày nay là các tín đồ không biết tâm trí mình cần được cứu (Eph.6:17). Họ nghĩ rằng sự cứu rỗi là vấn đề tổng quát và mơ hồ. Họ không nhận thức rằng Đức Chúa Trời muốn cứu toàn bản thể chúng ta để mọi quan năng của chúng ta có thể được đổi mới và hoàn toàn thích hợp cho Ngài sử dụng. Tâm trí chúng ta là một trong các quan năng của chúng ta. Đức Chúa Trời muốn tín đò tin rằng thập tự giá đã đóng đinh người cũ của người ấy. Người ấy phải công nhận sự thẩm phán của Đức Chúa Trời trên người cũ cách xác định và vận dụng ý chí của mình để từ chối – lột bỏ - hành vi của người cũ, bao gồm cách suy nghĩ cũ. Người ấy phải sẵn lòng đến với thập tự giá và từ bỏ tâm trí cũ của mình, cách suy nghĩ và lập luận cũ của mình; người ấy phải sẵn lòng đến với thập tự giá và từ bỏ tam trí cũ của mình, cách suy nghĩ và lập luận cũ của mình; người ấy phải sẵn lòng tin cậy Đức Chúa Trời để có cách suy nghĩ mới. Các anh em ơi, mọi điều này phải được lột bỏ cách xác định. Việc đổi mới tâm trí là công tác của Đức Chúa Trời; nhưng việc lột bỏ (từ chối) và phủ nhận (từ bỏ) tâm trí cũ là công việc của chúng ta. Nếu anh em lo phần của mình, Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành phần của Ngài. Sau khi lột bỏ cách xác định, anh em phải tin rằng Đức Chúa Trời sẽ thực hiện sự đổi mới cho anh em cách xác định, dù anh em có thể không biết cách để được đổi mới.
Ngày nay, vô số tín đồ đem theo cách suy nghĩ cũ kỹ của mình đến mọi nơi. Mặc dù đã được cứu và có được sự sống mới nhưng họ chưa thay đổi gì trong cách lập luận, cách suy nghĩ và định kiến trước kia của mình. Họ chỉ khoác lên chiếc áo Cơ Đốc! Họ vẫn áp dụng tâm trí, lập luận, cách suy nghĩ và định kiến trước kia của mình để kiểm tra, tiếp nhận hoặc rao giảng các lẽ thật thuộc linh. Chẳng lạ gì khi họ rơi vào trong nhiều sai lầm và gây ra nhiều sự tranh cãi trong hội thánh. Giống như Đức Chúa Trời ghét con người làm công tác của Ngài bằng sức lực riêng của mình, Ngài cũng ghét con người suy nghĩ lẽ thật của Ngài bằng tâm trí của mình. Tâm trí chưa được đổi mới thì chết về mặt thuộc linh; bất cứ điều gì ra từ nó cũng đều chết chóc. Mặc dù nhiều tín đồ khoe khoang về tri thức Kinh Thánh sâu nhiệm và giáo lý thần học vượt trổi của mình, nhưng ai có mắt đều thấy rằng đó là chết chóc.
Sau khi tín đồ nhận thức được sự cũ kỹ của tâm trí mình và sẵn lòng tập trung “lột bỏ” qua thập tự giá, người ấy phải hằng ngày từ chối mọi ý tưởng thuộc xác thịt qua sự thực hành. Nếu không thì không thể được đổi mới. Mặc dù Đức Chúa Trời muốn đổi mới tâm trí tín đồ, nhưng hằng ngày tín đồ có thể tiếp tục suy nghĩ theo xác thịt. Khi điều này xảy ra, công tác của Đức Chúa Trời không thể thành công.
Tín đồ phải kiên nhẫn và cương quyết kiểm tra từng ý tưởng của mình trong ánh sáng của Đức Chúa Trời. Mọi điều không ra từ Đức Chúa Trời và trái với lẽ thật của Đức Chúa Trời phải được “ép ra” khỏi tâm trí và hoàn toàn bị từ bỏ. Thậm chí sự vận dụng tâm trí chưa được đổi mới để hiểu biết lẽ thật của Đức Chúa Trời cũng phải bị từ chối hoàn toàn. Vị sứ đồ bảo chúng ta rằng tâm trí chưa được đổi mới thì đầy “các lập luận” và mọi loại tưởng tượng dấy lên nghịch lại với tri thức về Đức Chúa Trời (2 Cor. 10:5). Các lập luận và các sự tưởng tượng này cản trở con người trong việc thật sự có tri thức về Đức Chúa Trời. Tín đồ phải xuyên phá chúng. “Mọi ý tưởng” phải được đem đến chỗ “vâng phục Đấng Christ”. Tín đồ không thể được thỏa mãn cho đến khi mọi ý tưởng của tâm trí mình đều đi đến chỗ vâng phục Đấng Christ. Vị sứ đồ nói “mọi ý tưởng”. Vì vậy, tín đồ không thể để cho một ý tưởng của mình được thoát. Người phải kiểm tra ý tưởng của mình xem nó có: (1) ra từ vị trí cũ của mình, (2) lập trường mà mình đã nhường, (3) từ lập trường mới được nhường cho các ác linh, hoặc (4) nó có phải là một ý tưởng đúng đắn hay không. Người ấy phải kiểm tra xem tại sao tâm trí mình lại bối rối như vậy và tại sao mình lại có các ý tưởng định kiến, phản loạn và giận dữ như vậy. Thí dụ, tại sao tôi từ chối một số lẽ thật mà không xem xét? Tại sao tôi chống đối một số người chỉ dựa trên lời đồn? Tôi có các lý do chính đáng không? Có bất cứ ý định căm ghét nào trong tâm trí thiên nhiên của tôi không? Mọi ý tưởng phải được kiểm tra để mọi ý tưởng ra từ sáng tạo cũ phải được phát hiện và kết liễu. Tự nhiên, đây là gánh nặng cho những ai quen sống cách ngu dại vì ý tưởng của họ bị kiểm soát bởi quyền lực của sự tối tăm và họ hoang dã. Nhưng chiến trận là chiến trận và không bao giờ có thể được thực hiện bằng một phương pháp đơn giản. Nếu không chiến đấu, chúng ta không thể xuyên phá các ý tưởng này, từng ý tưởng một, vì tâm trí là đồ lũy của các ác linh. Kẻ thù là thật. Điều này được chứng minh bởi chiến trận. Vì có chiến trận, nên chắc chắn là phải có kẻ thù. Kẻ thù đang ở trước mặt chúng ta, làm sao chúng ta có thể lơ đễnh?
000000000
Từ Chối Các Lời Nói Dối Của Ác Linh Trong Tâm Trí
Khi một tín đồ thực hiện sự kiểm tra trong ánh sáng của Đức Chúa Trời, người ấy sẽ thấy rằng trong quá khứ, mình đã chấp nhận vô số các lời nói dối từ các ác linh. Cho nên, người ấy rơi vào trong tình trạng hiện tại. (1) Đôi khi người ấy hiểu lầm lẽ thật của Đức Chúa Trời bởi tin vào các lời nói đối của các ác linh, dẫn đến thái độ và hành vi sai trật. Thái độ và hành vi này tạo cơ hội cho các ác linh công tác. Thí dụ, người ấy có thể hiểu lầm mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với con người và có thể nghĩ rằng Đức Chúa Trời phải trực tiếp truyền ý tưởng của Ngài vào trong mình. Vì vậy, người ấy chờ đợi cách thụ động và chấp nhận những gì người ấy tin là ý tưởng từ Đức Chúa Trời. Trong việc làm như vậy, người ấy để cho ác linh giả mạo và truyền vào các ý tưởng tương tự. (2) Đôi khi, người ấy tin lời mà các ác linh trực tiếp phát ngôn về sức khỏe vật lý của người ấy và các vấn đề khác liên quan đến người ấy; cho nên, thân thể người ấy và các vấn đề này đáp ứng theo điều ác linh bảo người ấy. Thí dụ, các ác có thể phát ngôn trong tâm trí tín đồ rằng một chuyện gì đó chắc chắn sẽ xảy đến với người ấy. Ý muốn người ấy không kháng cự và trong một số trường hợp, thậm chí hoàn toàn chấp nhận điều đó. Cho nên, vào thời điểm mà các ác linh định, chuyện đó thật sự xảy đến với người ấy.
Nếu một tín đồ kiểm tra tình trạng của mình, người ấy sẽ thấy rằng nhiều sự lo lắng, yếu đuối, bệnh tật và nhiều loại tình huống không mong muốn xảy ra trong đời sống người ấy là do người ấy đã chấp nhận các lời nói dối của các ác linh, trực tiếp hoặc gián tiếp. Kết quả là người ấy có tình trạng như hiện tại. Mọi điều có liên quan khác xảy đến với một tín đồ theo điều người ấy nghi ngờ và lo sợ, vì người ấy đã trực tiếp tin các lời nói dối của các ác linh hoặc vì những điều người ấy đã làm ra từ việc tin lời của chúng. Nếu muốn có được sự giải phóng, người ấy phải hiểu được ánh sáng của Đức Chúa Trời là gì và lẽ thật của Đức Chúa Trời là gì.Trong quá khứ, người ấy đã nhường cho chúng lập trường qua việc tin các lời nói dối của chúng. Bậy giờ, người ấy có thể giành lại lập trường và có được sự tự do qua việc từ chối các lời nói dối của chúng. Chỉ có lẽ thật mới có thể kết liễu các lời nói dối, giống như chỉ có ánh sáng mới có thể xua tan tối tăm. Vì vậy, tín đồ phải theo đuổi mọi lẽ thật liên hệ đến chính mình, Đức Chúa Trời và các ác linh. Người ấy phải trả giá để tìm kiếm lẽ thật. Người ấy phải cầu nguyện cách xác định và tin Đức Chúa Trời ban cho minh ánh sáng để nhận biết tình trạng thật (lẽ thật), kinh nghiệm quá khứ của mình, thể nào mình đã bị lừa dối và loại nỗi khổ nào người ấy đã kinh nghiệm vì sự lừa đối này. Người ấy phải kiểm tra các nỗi khổ mà người ấy hiện đang trải qua, về mặt tinh thần, về mặt thể chất và trong môi trường, là đến từ đâu. Người ấy phải hiểu nguyên nhân của mọi nỗi khổ đến trên người ấy. Nỗi khổ có liên hệ đến việc người ấy tin vào một số lời từ các ác linh hay liên hệ đến hành vi sai trật ra từ các lời nói dối của chúng không? Người ấy phải kiểm tra nỗi khổ bằng cách truy nguyên nguồn gốc của nó cách bình an, đầy sự cầu nguyện và với sự mong đợi.
Các ác linh ghét ánh sáng và lẽ thật nhất, vì điều này lấy đi nền tảng công tác của chúng. Tuy nhiên, phải trải qua một trận chiến để một câu lẽ thật bước vào trong tâm trí của tín đồ. Các ác linh không muốn tín đồ phát hiện ra chúng đã làm nhiều điều. Chúng cũng không muốn tín đồ phát hiện ra chúng đã làm nhiều điều. Chúng cũng không muốn tín đồ biết được một trong số các tình trạng hiện tại của người ấy là do người ấy đã tin các lời nói dối gây ra. Nguyên tắc công tác của chúng luôn luôn là “để sự tỏa sáng…..không thể chiếu sáng trên họ” (2 Cor. 4: 4). Vì vậy, tín đồ phải rất cẩn thận để hiểu biết lẽ thật trong mọi sự. Lẽ thật nghĩa là tình trạng thật. Mặc dù chính tín đồ không thể đuổi các ác linh ra, nhưng người ấy có thể để ý muốn của mình ở về phía của lẽ thật và khiến các ác linh mất lập trường công tác. Ít nhât, người ấy có thể công bố rằng người ấy muốn lẽ thật, muốn hiểu lẽ thật, và muốn vâng phục lẽ thật. Lời cầu nguyện và sự lựa chọn của người ấy phải là từ chối mọi lời nói dối của các ác linh, bất kể hình thức của các lời nói dối này là ý tưởng, sự tưởng tượng, hay giáo lý. Bởi làm điều này, người ấy dọn đường cho Thánh Linh dẫn đát tâm trí tối tăm của người ấy vào trong lẽ thật chói sáng của Đức Chúa Trời. Trong kinh nghiệm, tín đồ sẽ thấy rằng đôi khi phải mất nhiều tháng (hoặc lâu hơn) để có thể hiểu được một lời nói dối của các ác linh. Trước hết, người ấy phải từ chối mọi lập trường của các ác linh trong ý muốn của mình và sau đó cẩn thận phá đổ từng lời nói dối một. Người ấy không còn tin điều trước dây người ấy đã từng tin và phải dần dần đòi lại lập trường, Người ấy phải không còn tin những gì ác linh nói nữa. Khi đó, chúng sẽ mất đi quyền lực của chúng.
ooooooooooo
NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG BÌNH THƯỜNG CỦA TÂM TRÍ
Nếu một tín đồ rơi vào trong mọi loại tình trang khổ sợ vì thụ động và tin vào các lời nói dối của các ác linh, người ấy cần phải biết “tình trạng bình thường” của mình. Ngoài lập trường là tâm trí chưa được đổi mới ra, hai lập trương này được nhường cho các ác linh sẽ khiến tín đồ dần dần hư hỏng trong mọi phương diện. Lập luận, trí nhớ, sức khỏe vật lý và mọi phương diện khác đều sẽ hư hỏng. Một khi tín đồ nhận thức mối nguy hiểm này, người ấy có thể chỗi dậy để theo đuổi sự giải cứu. Nhưng được giải cứu là gì? Điều đó có nghĩa là người ấy phải: “được phục hồi trở lại tình trạng nguyên thủy”. Tuy nhiên, nếu tín đồ muốn được khôi phục lại tình trang nguyên thủy, người ấy phải biết tình trạng “nguyên thủy” là gì. Tín đồ phải biết có một trạng thái bình thường, tình trạng nguyên thủy mà từ đó người ấy đã sa ngã khi bị các ác linh lừa dối. Người ấy phải biết tình trạng bình thường của mình là gì? Người ấy đã sa ngã khỏi tình trạng bình thường vào trong tình trạng hiện nay. Nếu không sa ngã, người ấy không cần tìm kiếm sự khôi phục. Một tín đồ phải chú ý xem tình trạng hiện nay của mình có khác trước không, và tình trạng của mình có tệ hơn trước nhiều không. Người ấy không nên muốn tiếp tục với tình trạng hiện tại; đúng hơn, người ấy phải muốn được khôi phục lại tình trạng trước kia. Người ấy phải hỏi : “Tình trạng hiện nay của tôi tệ hơn trước bao nhiêu? Trước đây tôi thế nào? Bây giờ tôi phải làm gì để trở lại tình trạng trước kia của mình?”
Tình trạng trước kia này là tình trạng bình thường của người ấy. Nơi mà từ đó người ấy sa ngã là tình trạng bình thường của người ấy. Nếu người ấy không hiểu “điểm xuất phát” hoặc tình trạng bình thường của mình thì người ấy phải tự hỏi mình một số câu hỏi này: “Có phải là bẩm sinh các ý tưởng của mình là luôn luôn lộn xộn như thế này không? Chẳng phải là có một thời gian mình không như vậy sao? Có phải là từ khi sinh ra trí nhớ của mình đã tệ thế này không? Chẳng phải là có một thời gian mình đã có thể nhớ rất tốt sao? Có phải lúc nào mình cũng không thể ngủ không? Chẳng phải có lúc minh cũng ngủ được sao? Có phải lúc nào mình cũng có nhiều hình ãnh đi qua mắt mình giống như phim không? Chẳng phải có một thời gian mình sáng tỏ hơn sao? Có phải lúc nào mình cũng yếu đuối thế này không? Chẳng phải có lúc mình mạnh mẽ hơn sao? Có phải lúc nào mình cũng không thể kiểm soát chính mình không? ?Chẳng phải có lúc mình tốt hơn sao?” Sau khi hỏi các câu hỏi tương tự, tín đồ sẽ biết mình có đánh mất tình trạng bình thường của mình không và mình có thụ động hay bị tấn công không. Người ấy cũng sẽ biết tình trạng bình thường của mình là gì.
Để hiểu tình trãng bình thường của mình, tín đồ trước hết phải thừa nhận và tin rằng mình có một tình trạng bình thường. Mặc dù ngày nay người ấy đã sa ngã, nhưng chắc chắn người ấy có một tiêu chuẩn mà người ấy kinh nghiệm trước khi sa ngã. Đây là “điểm xuất phát”. Bây giờ, người ấy phải theo đuổi điểm này và tìm kiếm sự khôi phục. Ý nghĩa của tình trạng bình thường không gì khác hơn là tình trạng đúng đắn của một người. Nếu tín đồ thấy khó xác minh tình trạng đúng đắn của mình là gì, người ấy phải nhớ lại khoảng thời gian mà linh, hồn, hoặc thân thể người ấy ‘ở trong tình trạng tốt nhất”. Người ấy phải nhớ lại thời gian mà linh người ấy mạnh mẽ nhất, giai đoạn mà trí nhớ và tư tưởng của người ấy mạnh mẽ và sáng tỏ nhất và những năm tháng mà thân thể người ấy khỏe mạnh nhất. Sau khi tìm ra được giai đoạn tốt nhất trong cuộc đời minh, người ấy phải lấy các tình trạng trong giai đoạn đó làm tình trạng bình thường của minh. Đây là điểm mấu chốt. Ít nhất người ấy phải đạt đến tiêu chuẩn này. Nếu đang sống dưới tiêu chuẩn này, người ấy không được bằng lòng. Người ấy phải nhận thức rằng nếu có một thời gian người ấy đã đạt đến tình trạng này thì không có lý do gì lúc này người ấy không thể đạt đến cùng một tình trạng, chưa kể đến việc tình trạng tại thời điểm đỉnh cao của người ấy trong quá khứ vẫn chưa phải là mức độ cao nhất mà người ấy có thể đạt đến. Vì vậy, người ấy phải nhất quyết đạt đến tình trạng bình thường của mình và không bằng lòng đi xuống.
Khi một tín đồ so sánh tình trạng hiện tại của mình với tình trạng trước kia, người ấy sẽ biết mình đã “lệch” bao nhiêu. Một người có tâm trí bị tấn công thì cần thấy trí nhớ và ý tưởng của mình “chênh lệch” bao nhiêu. Những người có thân thể bị tấn công cần thấy sức lực của mình “chênh lệch” bao nhiêu. Một khi tín đồ biết mình đã sa sút khỏi tình trạng bình thường, người ấy phải vận dụng ý chí để từ chối và kháng cự cho đến khi người ấy trở lại tình trạng bình thường. Nhưng các ác linh chắc chắn sẽ không đứng yên nhìn loại “lật đổ” này. Chúng sẽ nói với tín đồ: “Ngươi đã già rồi, ngươi không thể hi vọng tâm trí mình mạnh mẽ như lúc còn trẻ được. Các quan năng loài người thường hư hỏng và yếu đuối hơn theo thời gian”. Nếu anh em còn trẻ, chúng sẽ nói: “Bẩm sinh người đã yếu rồi. Đây là lý do tại sao ngươi không thể vui hưởng phước hạnh của một tâm trí mạnh mẽ liên tục giống như người khác”, Chúng có thể nói với tín đồ: “Ngươi đã làm việc quá sức. Đây là lý do tại sao ngươi rơi vào trong tình trang này”. Thậm chí chúng còn dạn dĩ hơn và nói: “Đây là điều ngươi thật sự là. Người khác có thể tốt hơn ngươi, nhưng đó là do sự khác biệt về ân tứ”. Theo cách này, các ác linh cố gắng làm cho tín đồ tin rằng lý do cho sự yếu đuối của người ấy là tự nhiên, hiển nhiên, cần thiết và chẳng có gì đáng ngạc nhiên về chuyện đó. Nếu tín đồ không bị lừa dối và không thụ động, nhưng tuyệt đối tự do, cũng có thể có cơ sở để tin các lời này (nhưng không chắc chắn); chúng vẫn cần được kiểm tra. Nếu tín đồ bị lừa dối và thụ động, thì các lời viện cớ đổ lỗi cho các nguyên nhân tự nhiện tuyệt đối không đáng tin cậy. Vì tín đồ được cứu và đã từng có được tình trạng tốt hơn – về mặt thuộc linh, về mặt tinh thần và thể chất – nên người ấy không nên để cho quyền bính của sự tối tăm cột trói người ấy trong tình trạng thấp hơn nhiều. Đây đều là những lời nói dối của các ác linh và tín đồ phải hoàn toàn từ chối chúng.
Chúng ta phải chú ý đến một điều; tuyệt đối có sự khác biệt giữa tâm trí chúng ta bị yếu đuối bởi sự đau yếu tự nhiên và bị yếu đuối do những lập trướng cho các ác linh. Nếu sự yếu đuối là vì sự đau yếu tự nhiên, chắc chắn điều đó sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh của con người. Nhưng nếu đó là do công tác của các ác linh thì nó sẽ không thay đổi bản chấ của một cơ quan; đúng hơn, nó chỉ khiến cơ quan đó tác nhiệm cách bất thường. Tâm trí loài người không bị tổn hại; đúng hơn, nó trở nên thụ động và tạm thời không thể tác nhiệm. Khi các ác linh bị ném ra, tâm trí sẽ được khôi phục lại tình trạng trước kia. Trí năng của nhiều người điên trước hết chịu một sự đau yếu tự nhiên; sau đó, các ác linh lợi dụng các sự đau yếu này để gây xáo trộn hơn nữa. Nếu không có ác linh công tác đằng sau thì các chứng bệnh tâm thần không khó chữa trị đến thế.
hhhhhhhhhh
Phá đổ Sự Thụ Động Của Tâm Trí
Sau khi tín đồ nhận thức tình trạng bình thường của mình, việc quan trọng nhất người ấy làm và trở lại với tình trạng bình thường của mình. Người ấy biết rằng mình có một “điểm xuất phát” và muốn được khôi phục. Nhưng người ấy phải biết rằng các ác linh sẽ canh giữ lập trường chúng có được giống như các vua thế giới canh giữ lãnh địa của họ vậy. Người ấy không thể mong đợi các ác linh sẵn lòng trả lại lập trường. Trừ khi các ác linh không còn lựa chọn nào khác, chúng mới miễn cưỡng bỏ cuộc. Vì vậy, tín đồ phải nhận thức rằng minh cần phải nổ lực để giành lại lập trường, mặc dù đầu hàng thì rất dễ. Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý một điều. Giống như một quốc gia thì có luật pháp của nó và phán quyết của luật pháp là quyền bính tối cao mà mọi công dân phải tuân theo, thì vũ trụ của Đức Chúa Trời cũng có các luật của nó và sự phán quyết của các luật đó là quyền bính tối cao mà mọi linh phải tuân theo. Vì vậy, chúng ta phải hiểu các luật trong lĩnh vực thuộc linh và bước đi theo đó. Khi đó, các ác linh sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc giao trả lập trường của chúng.
Luật quan trọng nhất trong lĩnh vực thuộc linh là mọi sự liên hệ đến con người phải có sự đồng ý của ý muốn con người trước khi điều đó có thể được thực hiện. Khi tín đồ thiếu hiểu biêt mà chấp nhận sự lừa dối của các ác linh, người ấy cho phép chúng công tác trên mình. Để lấy lại lập trường, tín đồ phải vận dụng ý chí của minh để bãi bỏ sự cho phép ban đầu và khẳng định là mình thuộc về chính mình, và các ác linh không có quyền sử dụng bất cứ phần nào của mình. Trong loại chiến trận này, các ác linh không thể đi ngược lại với luật lệ; chúng phải rút lui. Khi ý chí của tín đồ thụ động, tâm trí cũng thụ động. Cho nên, tâm trí người ấy bị các ác linh chiếm hữu. Tại điểm này, người ấy phải công bố rằng theo luật của Đức Chúa Trời, tâm trí mình là của chính mình. Người ấy phải lựa chọn sử dụng tâm trí mình và không còn cho phép các tác động bên ngoài xúi giục, truyền khải thị vào, sử dụng và đè nén tâm trí mình. Nếu tín đồ liên tục giành lại lập trường thụ động và sử dụng tâm trí của mình, tâm trí người ấy sẽ dần dần được giải cứu trở lại với tình trạng bình thường nguyên thủy. (Chi tiết về việc giành lại lập trường và chiến trận sẽ được nói cụ thể trong phần sau).
Trong chiến trận này, tín đồ phải vận dụng tâm trí của mình. Người ấy phải cố gắng hết sức để làm công việc của mình. Người ấy phải chủ động mọi lúc và không lệ thuộc vào người khác vào mọi sự, Nếu có thể, người ấy phải tự đưa ra các quyết định trong mọi sự và không thụ động chờ đợi người khác và môi trường. Người ấy không nên nhìn lại quá khứ hoặc lo lắng về tương lai; người ấy chỉ phải sống cho giây phút hiện tại. Người ấy phải tiến lên từng bước một bằng sự cầu nguyện và thức canh. Người ấy phải sử dụng tâm trí của mình và suy nghĩ – mình đang làm gì, nói gì và là gì. Người ấy phải từ bỏ chỗ dựa và không dùng những điều hay những phương pháp thế tục để thay thế cho khả năng của tâm trí mình. Người ấy phải sử dụng tâm trí mình để suy nghĩ, cân nhắc, ghi nhớ và hiểu biết.
Vì tâm trí tín đồ đã thụ động trong một thời gian dài, nên phải mất nhiều thời gian chiến đâu để trở lại vị trí tự do. Trước khi người ấy tự do, nhiều ý tưởng trong tâm trí không phải là của người ấy; chúng thuộc về các ác linh trong tâm trí người ấy. Vì vậy, trong suốt giai đoạn này mọi ý tưởng phải được kiểm tra, từng ý tưởng một. Nếu không, trước khi lập trường cũ được giành lại hoàn toàn, lập trường mới đã được nhường cho các ác linh cách vô thức và thiếu hiểu biết. Vào lúc này, mọi sự kiện cáo và mọi lời khen ngợi mà tín đồ nhận được không hẳn là do hành vi sai trái hay các việc thiện của mình. Hầu hết chúng đều là các lời từ các ác linh. Do đó, khi tâm trí người ấy đầy dẫy các ý tưởng chán nản, người ấy không nên nghĩ rằng mình thật sự vô vọng. Nếu tâm trí người ấy đầy dẫy các ý tưởng tự cao, người ấy không nên nghĩ rằng mình thật sự đang rất ổn.
Hơn nữa, tín đồ phải nhiều lần đương đầu với các lời nói dối của các ác linh. Bất cứ ý tưởng nào mà các ác linh đề xuất trong tâm trí, tín đồ phải đáp lại cách cụ thể bằng các lời Kinh Thánh. Các ác linh sẽ khiến người ấy nghi ngờ, nên người ấy phải đáp lại bằng các câu Kinh Thánh về đức tin. Các ác linh sẽ khiến người ấy chán nản, nên người ấy phải đáp lại bằng các câu về hi vọng. Các ác linh sẽ khiến người ấy sợ hãi, nên người ấy phải đáp lại bằng các câu về sự bình an. Nếu không biết dùng câu Kinh Thánh nào, người ấy xin Đức Chúa Trời chỉ cho mình. Nếu biết chắc những điều này ra từ các ác linh, người ấy cũng có thể nói với chúng: “Đây là các lời nói dối. Ta không muốn nghe chúng.” Cách áp dụng gươm của Thánh Linh như vậy là cách chiến thắng.
Trong trận chiến này, tín đồ đừng quên vị trí của thập tự giá. Người ấy phải đứng trên Roma 6:11 và tin rằng mình đã chết đối với tội lỗi và được làm cho sống lại để dẫn đến Đức Chúa Trời trong Đấng Christ Jesus. Người ấy là một người chết và đã cởi bỏ sáng tạo cũ. Bây giờ, các ác linh không còn có thể làm gì trên người ấy nữa, vì chỗ chúng hoạt động đã bị treo trên thập tự giá rồi. Mọi lúc người ấy muốn từ chối các ác linh và vận dụng tâm trí mình, người ấy phải hoàn toàn lệ thuộc vào sự hoàn thành của thập tự giá. Người ấy phải nhận thức rằng việc người ấy chết với Chúa là một sự kiện. Vì vậy, người ấy phải nắm chặt lấy sự kiện này trước mặt các ác linh. Người ấy đã chết rồi và các ác linh không có quyền bính trên những người chết. Pharaoh không còn có thể làm hại đến những người Israel ở bờ bên kia Biển Đỏ nữa. Dựa trên sự chết của Chúa sẽ đem lại ích lợi lớn nhất cho tín đồ.
oooooooo
TỰ DO VÀ ĐỔI MỚI
Sau khi tín đồ giành lại lập trường từng bước một theo cách này, kết quã sẽ dần dần được biểu lộ. Ban đầu, dường như người ấy càng giành lại, tình trạng càng trở nên nguy kịch, Tuy nhiên, sau khi tín đồ khăng khăng giành lại mọi lập trường, người ấy thấy, các ác linh dần dần mất đi quyền lực của chúng và chúng không còn có thể làm gì nữa. Khi lập trường dần dần được giành lại, mọi triệu chứng sẽ dần dần suy giảm. Tín đồ sẽ thấy rằng tâm trí, trí nhớ, sự tưởng tượng và lập luận của người ấy dần dần có thể tự hành động và được sử dụng. Các ác linh không còn có thể tấn công như trước nữa. Tuy nhiên, vào lúc này, có một hiểm họa là trước khi mọi lập trường được giành lại và trước khi sự khôi phục đầy đủ được nhìn thấy, người ấy sẽ trở nên bằng lòng, thỏa mãn và ngừng chiến đấu. Loại dung dưỡng này sẽ khiến các ác linh có thể trở lại trong tương lai. Tín đồ phải tiếp tục đòi lại chủ quyền của mình cho đến khi người ấy hoàn toàn và thật sự được tự do. Khi người ấy đứ+ng trên nền tảng của thập tự giá và vận dụng tâm trí của mình, từ chối sự kiêu căng và các quan niệm cũ của các ác linh, người ấy sẽ sớm kinh nghiệm sự giải cứu đầy đủ. Người ấy sẽ thấy mình lại làm chủ được mọi ý tưởng của mình.
Bây giờ chúng ta hãy tóm tắt lại các giai đoạn từ lúc thụ động cho dến lúc được tự do:
(1) Tâm trí của tín đồ ban đầu là bình thường.
(2) Tín đồ rơi vào trong sự thụ động bởi cố gắng để cho Đức Chúa Trời sử dụng tâm trí của mình.
(3) Tín đồ tin rằng vì ở giai đoạn hai nên bây giờ mình đã có một tâm trí mới.
(4) Thật ra tín đồ bị các ác linh tấn công và tình trạng ở dưới mức bình thường.
(5) Tâm trí tín đồ trở nên yếu đuối và vô quyền.
(6) Tín đồ chiến đấu giành lại lập trường mà người ấy đã nhường trong giai đoạn hai.
(7) Tâm trí tín đồ dường như trở nên tệ hơn và bối rối hơn trước.
(8) Thật ra, tín đồ đang được giải phóng dần dần.
(9) Tín đồ kiên quyết đòi lại chủ quyền của mình và giành lại địa vị vốn đã trở nên thụ động.
(10) Sự thụ động được giật đổ, và tín đồ được khôi phục lại tình trang nguyên thủy của mình.
(11) Tín đồ bám chặt vào ý chí của mình và được duy trì trong tình trạng bình thường; thêm vào đó, người ấy có thể làm điều mà trước đây người ấy không thể.
Chúng ta phải biết rằng tâm trí được đổi mới thì sâu nhiệm hơn tâm trí được tự do. Giành lại lập trường đã mất cho sự thụ động và lập trường đã bị nhường cho các lời nói dối sẽ chỉ phục hồi tín đồ trở lại tình trạng nguyên thủy của mình. Tuy nhiên, việc đổi mới không chỉ phục hồi một người trở lại tình trạng nguyên thủy mà còn đem người ấy đến vị trí cao hơn “điểm xuất phát”. Tâm trí được đổi mới là tình trạng mà trước đây tâm trí tín đồ chưa từng đạt đến trong đời; đó là điểm cao nhất mà Đức Chúa Trời định cho người ấy và là điểm cao nhất có thể đạt đến. Đức Chúa Trời không chỉ muốn tâm trí tín đồ hoàn toàn được tách rời khỏi quyền lực của sự tối tăm, để tín đồ hoàn toàn tự trị. Ngài còn muốn đổi mới tâm trí người ấy. Khi đó, tâm trí và Thánh Linh sẽ hoàn toàn là một – đầy dẫy ánh sáng, sự khôn ngoan và thông sáng. Khi đó, sự tưởng tượng và lập luận của người ấy sẽ được tẩy sạch và bắt phục, hoàn toàn vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời (Col. 1:9). Chúng ta đừng nên bằng lòng với một ít sự thu đoạt.
(Người thuộc linh)
CHƯƠNG 4
LUẬT CỦA TÂM TRÍ
Khi tâm trí của một tín đồ đạt đến điểm được đổi mới, người ấy sẽ kinh ngạc về khả năng của tâm trí mình. Bây giờ người ấy được tách rời khỏi cách hoạt động đần độn và tầm thường. Sự tập trung của tín đồ được tăng cường hơn, sự hiểu biết của người ấy sắc bén hơn, trí nhớ mạnh mẽ hơn, lập luận chính xác hơn, tầm nhìn xa hơn, làm việc nhanh hơn và ý tưởng mở rộng hơn. Người ấy có thể dễ dàng hiểu các ý tưởng của người khác hơn. Người ấy ít bị cột trói bởi kinh nghiệm nhỏ bé của riêng mình hơn và người ấy ý thức hơn về sự vô hạn của tri thức thuộc linh và nhu cầu có một tâm trí mở ra để chấp nhận điều đó. Mọi thiên kiến, định kiến và ý kiến về các công tác của Đức Chúa Trời đều được thanh tẩy hoàn toàn. Loại tâm trí này có thể làm được việc mà bình thường người ấy không thể làm và có thể gánh trách nhiệm gấp hai ba lần so với bình thường. Ngày nay, tâm trí tín đồ không hữu dụng do chưa đạt đến giai đoạn đổi mới. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một khi tâm trí người ấy được đổi mới, thì người ấy sẽ không còn nguy cơ bị tâm trí cũ kiểm soát chặt chẽ nữa. Nếu một tín đồ không liên tục kháng cự các quan niệm cũ, người ấy sẽ vô thưc suy nghĩ theo cách cũ. Giống như một tín đồ phải bước đi theo linh hằng ngày và từ chối hành vi của xác thịt thì người ấy cũng phải suy nghĩ theo tâm trí được đổi mới mỗi ngày và từ chối cách suy nghĩ cũ. Sự thức canh là cần thiết. Nếu không, một tín đồ sẽ trở lại vị trí trước dây của mình.Trong các vấn đề thuộc linh, sự suy thoái là một điều gì đó rất thực tế. Thậm chí sau khi tâm trí một tín đồ được đổi mới, nếu không thức canh, thì vẫn có khả năng người ấy sẽ tin vào các lời nói dối của các ác linh và thụ động nhường chỗ cho chúng. Nếu một tín đồ ao ước giữ tâm trí mình trong tình trạng được đổi mới và có tâm trí được đổi mới hằng ngày, người ấy không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nhận biết luật của tâm trí. Cũng như linh có luật của linh (là điều chúng ta đã nhìn thấy trước đây), tâm trí cũng có luật của tâm trí. Bây giờ, chúng ta sẽ đề cập đến một vài điều. Nếu tín đồ thực hành những điều này, người ấy sẽ chiến thắng mọi lúc.
TÂM TRÍ CÙNG CÔNG TÁC VỚI LINH
Nếu chúng ta phân tích diễn trình bước đi của một tín đồ thuộc linh, nó có thề được chia thành các bước sau: Thánh Linh khải thị và tỏ cho linh của một tín đồ biết ý muốn của Đức Chúa Trời; tín đồ nhận thức ý nghĩa của sự khải thị này qua tâm trí và sau đó vận dụng quyền năng của linh mình qua ý muốn để chuyển động thân thể thi hành vấn đề này. Trong cách sống của tín đồ, không điều gì có mối liên hệ gần gũi với linh hơn là tâm trí vì tâm trí là quan năng nhận biết những điều trong lĩnh vực vật chất và tinh thần, và linh là quan năng nhận biết những điều trong lĩnh vực thuộc linh. Một tín đồ nhận biết mọi điều của chính mình qua tâm trí nhưng chính qua linh người ấy mới nhận biết những điều của Đức Chúa Trời. Vì cả linh lẫn tâm trí đều là các quan năng “nhận biết”, nên mối liên hệ của chúng gần gũi hơn bất cứ mối liên hệ nào khác. Trong nếp sống bước đi theo linh của chúng ta, tâm trí là trợ thủ đắc lực nhất của linh. Nếu muốn hoàn toàn bước đi theo tâm linh, chúng ta phải biết hai điều này hỗ trợ nhau như thế nào.
Kinh Thánh nói rõ với chúng ta về công tác hỗ trợ và nương cậy lẫn nhau giữa tâm trí và linh. Trong việc bước đi theo linh, sự hợp tác giữa linh và tâm trí là một vân đề tối quan trọng. “Để Đức Chúa Trời của Chúa Jesus Đấng Christ chúng ta, Cha vinh hiển, có thể ban cho anh em linh của sự khôn ngoan và sự khải thị trong sự tri thức đầy đủ về Ngài, mắt của lòng anh em được soi sáng, hầu cho anh em có thể biết” (Eph. 1:17-18). Hai câu này khải thị mối liên hệ đầy đủ giữa linh và tâm trí. Như chúng ta đã đề cập trước đó, “linh của sự khôn ngoan và khải thị” nghĩa là Đức Chúa Trời khải thị và tỏ cho chúng ta biết chính Ngài và ý muốn của Ngài trong linh chúng ta. Bây giờ chúng ta phải chú ý đến cách mà sự khải thị được tiếp nhân qua trực giác của linh cùng với tâm trí chúng ta.
“Mắt của lòng anh em” là quan năng lập luận, quan năng hiểu biết của chúng ta, tức là tâm trí của chúng ta. Trong phần Kinh Thánh này, từ ngữ “biết” hoặc “tri thức” được đề cập đến hai lần. Hai sự “biết” này có ý nghĩa khác nhâu. Sự biết thứ nhất là nhận biết trong trực giác. Sự biết thứ hai là sự nhận biết hoặc sự nhận thức của tâm trí. Linh của sự khải thị là phần sâu thẳm nhất của bản thể chúng ta. Đức Chúa Trời khải thị chính Ngài trong linh chúng ta để chúng ta có thể có sự tri thức đầy đủ về Ngài qua trực giác. Nhưng tri thức này chỉ ở trong trực giác. Điều đó chỉ ở trong người bên trong của chúng ta; người bên ngoài của chúng ta vẫn không biết điều đó. Điều cần thiết là người bên trong phải chuyển tài điều minh biết cho người bên ngoài. Nếu không, người bên ngoài sẽ không biết điều người bên trong đang đòi hỏi và sẽ không có cùng một hành động với người bên trong. Sự chuyển tải này được thực hiện như thế nào? Kinh Thánh bảo chúng ta rằng linh chúng ta cần soi sáng tâm trí chúng ta, để tâm trí chúng ta có thể hiểu được quan điểm của linh và người bên ngoài của chúng ta cũng có thể có tri thức. Người bên ngoài của chúng ta lĩnh hội mọi điều qua tâm trí. Đây là lý do tại sao tri thức của linh qua trực giác phải được chuyển tải cho tâm trí. Sau đó, tâm trí sẽ ra lệnh cho cả thân thể và khiến nó bước đi theo linh.
Trước hết chúng ta tiếp nhận ý muốn của Đức Chúa Trời trong trực giác của minh, sau đó tâm trí chúng ta khiến chúng ta có thể nhận biết điều đó là ý muốn của Đức Chúa trời. Thánh Linh gây ấn tượng cho linh chúng ta và ban cho chúng ta cảm thức thuộc linh. Sau đó, chúng ta áp dụng tâm trí mình để nghiên cứu và hiểu biết cảm thức này. Để lĩnh hội đầy đủ ý muốn của Đức Chúa Trời, phải có sự cộng tác của linh và tâm trí. Linh khiến người bên trong chúng ta có tri thức, trong khi tâm trí khiến người bên ngoài của chúng ta hiểu biết. Sự hợp tác như vậy giữa linh và tâm trí khiến cho các tín đồ nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời cách đầy đủ, và điều đó xảy ra tức thì. Chúng ta có thể mất nhiều thời gian để mô tả điều đó bằng lời nói, nhưng trong thực tế, hai điều này giống như tay hữu và tay tả vậy. Ngay khi nhiệm vụ đến, linh nhận biết trong chớp mắt và khiến tâm trí hiểu được điều đó. Do đó, mọi sự khải thị đều ra từ Thánh Linh và vươn đến linh con người (không phải tâm trí). Linh con người nhận biết hoặc tiếp nhận sự khải thị của Đức Chúa Trời qua trực giác của mình, nhưng người ấy nghiên cứu ý nghĩa trực giác của linh qua tâm trí và sau đó hiểu biết nó.
Chúng ta không được để cho tâm trí mình trở thành quan năng chính để tiếp nhận sự khải thị của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta cũng không nên ngăn cản tâm trí trở nên quan năng phụ để hiểu biết sự khải thị của Ngài. Một tín đồ xác thịt chưa học tập bước đi theo linh và vì vậy phải sử dụng các ý tưởng bên trong tâm trí mình làm qui luật cho bước đi của minh. Một tín đồ thuộc linh phải bước đi theo linh; nhưng người ấy không được phủ nhận tâm trí cùng với sự hiểu biết của nó về các ý định của linh. Trong một sự hướng dẫn đích thực, linh và tâm trí hòa hợp. Không có chuyện lập luận trong tâm trí đi ngược lại với sự dẫn dắt trong linh. Sự dẫn dắt của linh có thể trái ngược với cái gọi là hợp lý của tâm trí thông thường. Khi một tín đồ, là người có sự dẫn dắt trong linh, hiểu biết ý m,uốn của Đức Chúa Trời qua việc cùng công tác của tâm trí và linh, sự hợp lý của người ấy sẽ đồng ý rằng sư dẫn dắt trong linh là tuyệt đối đúng đắn. Tất nhiên, chúng ta đang nói về các tín đồ có tâm trí đã được đổi mới. Nhưng trước khi linh của một tín đồ đạt đến điểm cao nhất, tâm trí thường nghịch lại với sự dẫn dắt của linh.
Trong Epheso 1:17-18, chúng ta thấy thể nào linh hỗ trợ tâm trí. Trước hết linh nhận được sự khải thị từ Thánh Linh và sau đó soi sáng tâm trí. Vì tâm trí của người thuộc linh không sống bởi sự sống thiên nhiên nên tâm trí đó phải sống bởi sự soi sáng của linh; nếu không, nó sẽ rơi vào trong sự tối tăm. Một tâm trí được đổi mới thì cần có ánh sang của linh hướng dẫn. Vì vậy, khi linh của một tín đồ bị các ác linh ngăn trở, người ấy sẽ cảm thức rằng lối mòn của các ý tưởng mình bị làm cho tối tăm. Các ý tưởng của người ấy sẽ lộn xộn, tâm trí sẽ hỗn độn và toàn bản thể người ấy không thể tập trung được. Năng lực trí tuệ của một tín đồ đến từ linh, và khi linh bị khóa chặt, quyền năng sẽ không vươn đến tâm trí và tâm trí dường như mất phương hướng. Vì vậy, nếu muốn giữ cho linh và tâm trí mình liên hệ với nhau cách đúng đắn, chúng ta phải thức canh và không để cho linh mình bị các ác linh bao vây, để tâm trí chúng ta có thể tác nhiệm bình thường.
Tâm trí của tín đồ là lối ra của Thánh Linh. Chúng ta biết rằng Thánh Linh sống trong linh con người. Nhưng chúng ta có bao giờ nghĩ đến việc Thánh Linh biểu hiện chính Ngài bằng cách nào không? Thánh Linh không thỏa mãn với việc các tín đồ chỉ cảm thức hoặc tin rằng Ngài ở trong linh họ. Mục đích của Ngài là biểu hiện chính Ngài qua con người để những người khác có thể có được Ngài. Hơn nữa, Linh cũng có hàng trăm hàng ngàn điều cần được thực hiện qua con người. Chỉ có Thánh Linh sống trong linh chúng ta thì không đủ. Ngài phải được biểu hiện qua linh. Tâm trí biểu hiện linh của con người. Nếu tâm trí bị ngăn trở, linh không thể mở ra, và Thánh Linh sẽ không thể tuôn chảy từ linh chúng ta đến với những người khác. Chúng ta cần tâm trí “thông dịch các quan điểm của trực giác” để Thánh Linh có thể biểu hiện ý định của Ngài qua chúng ta. Nếu tâm trí chúng ta hạn hẹp và ngu dại, Thánh Linh sẽ không thể tương giao với tín đồ theo ý định của Ngài. Chúng ta phải cẩn thận để không nhốt Thánh Linh trong linh chúng ta.
oooooooooooo
ĐẶT TÂM TRÍ TRÊN LINH VÀ TÂM TRÍ THUỘC LINH
Một tín đồ càng thuộc linh, người ấy càng biết được tầm quan trọng của việc bước đi theo linh và mối nguy hiểm của việc bước đi theo xác thịt. Nhưng bước đi theo linh thật sự có nghĩa là gì? Roma 8 cung cấp câu trả lời; điều đó đơn giản là đặt tâm trí trên Linh và có một tâm trí thuộc linh. “Vì ai theo xác thịt thì đặt tâm trí trên những điều của xác thịt; còn ai theo linh thì đặt tâm trí trên những điều của Linh. Vì tâm trí của xác thịt là sự chết, còn tâm trí của linh là sự sống và hòa bịnh” (cc. 5-6). Có một tâm trí tìm kiếm những điều của Linh và linh cai trị tâm trí là ý nghĩa của việc bước đi theo linh. Một người bước đi ‘theo linh” là người đặt tâm trí trên “những điều của Linh” và có tâm trí “đặt trên linh”. Nếu chúng ta ao ước bước đi theo linh thì không có cách nào khác ngoài việc tìm kiếm và đặt tâm trí trên những điều của linh qua một tâm trí ở dưới sự kiểm soát của linh. Điều này nghĩa là trước hết tâm trí chúng ta phải được đổi mới để trở nên một tâm trí thuộc linh – một tâm trí được linh cai trị. Qua tâm trí được đổi mới, một người có thể chú ý đến mọi điều của Thánh Linh – các hoạt động của Linh. Theo cách này, chúng ta có thể bước đi theo linh.
Từ các câu Kinh Thánh này, chúng ta cũng có thể thấy cách mà tâm trí liên hệ với linh. “Vì những ai theo xác thịt thì đặt tâm trí trên những điều của xác thịt; còn những ai theo linh thì đặt tâm trí trên những điều của Linh”. Tâm trí con người có thể đặt trên (xu hướng) những điều của xác thịt hoặc những điều của Linh. Tâm trí (hồn) chúng ta đang đứng giữa linh và xác thịt (ở đây chỉ về thân thể). Tâm trí đang đặt trên điều gì, thì đó là điều chúng ta sẽ bước đi theo. Nếu tâm trí lưu tâm đến xác thịt, chúng ta sẽ bước đi theo xác thịt; nếu tâm trí lưu tâm đến Thánh Linh, chúng ta sẽ bước đi theo linh. Vì vậy, chúng ta không cần hỏi mình có đang bước đi theo linh hay không; chúng ta chỉ cần hỏi mình có đang lưu tâm đến Thánh Linh hay không, chú ý đến Linh và tìm kiếm các hoạt động của Linh hay không. Không có chuyện “đặt tâm trí trên” những điều của xác thịt mà lại đang “bước đi” theo linh. Tâm trí chúng ta lưu tâm đến điều gì thì đó chắc hẳn là điều chúng ta đang bước theo. Điều này không thay đổi. Trong nếp sống hằng ngày của minh, tâm trí chúng ta suy nghĩ về điều gì, chú ý đến và đặt trên điều gì? Chúng ta đang chú ý đến và qui phục điều gì? Chúng ta đang đặt tâm trí trên linh sẽ khiến chúng ta trở nên người thuộc linh; đặt tâm trí trên những điều của xác thịt sẽ khiến chúng ta trở nên những người thuộc xác thịt. Nếu tâm trí chúng ta không ở dưới sự cai trị của linh, nó sẽ ở dưới sự cai trị của xác thịt. Nếu tâm trí không được cai trị bởi những điều thiên thượng, nó sẽ bị cai trị bởi những điều thuộc đất. Nếu tâm trí không được cai trị bởi những điều ra từ trên, nó sẽ bị cai trị bởi những điều ra từ dưới. Kết quả của việc bước đi theo linh là sống trong sự sống và hòa bình. Nếu một tín đồ đang đặt tâm trí trên và bước đi theo xác thịt, người ấy sẽ sống trong “sự chết”. Bất cứ điều gì người ấy làm hay nói đều không có giá trị thuộc linh nhưng hoàn toàn thuộc sự chết, vì mọi điều người ấy có, trong mắt Đức Chúa Trời, đều ra từ xác thịt, là điều không có giá trị thuộc linh. Một tín đồ có thể có sự sống nhưng đồng thời lại sống trong “sự chết”.
Tại sao việc đặt tâm trí trên những điều của Linh lại quan trọng trong nếp sống bước đi theo linh như vậy? Nó quan trọng vì đây là điều kiện tiên quyết lớn nhất để chúng ta nhận được sự dẫn dắt trong linh. Nhiều tín đồ ao ước Đức Chúa Trời sắp xếp và dẫn dắt họ (qua hoàn cảnh), nhưng họ không đặt tâm trí trên linh mình hay không chú ý đến các hoạt động của linh. Nhiều lần, Thánh Linh nội cư đã hướng dẫn chúng ta trong linh mình nhưng chúng ta không thể sáng tỏ về sự hướng dẫn của Ngài vì tâm trí chúng ta quá đần độn và ngu dại. Nhiều lần, Thánh Linh khải thị đôi điều cho linh chúng ta, nhưng cảm thức của linh bị bỏ lơ vì tâm trí chúng ta không chú ý đến các hoạt động của linh, hay có lẽ nó đang bận tâm đến hàng ngàn điều khác. Vào những lúc khác, linh chúng ta không sai trật, nhưng tâm trí chúng ta sai trật và chúng ta vẫn không thể bước đi theo linh. Quan niệm mà linh bày tỏ qua trực giác thì tinh tế, êm dịu và nhẹ nhàng. Nếu chúng ta không liện tục đặt tâm trí trên những điều của linh, làm sao chúng ta có thể hiểu được ý định của linh và bước theo? Tâm trí chúng ta phải như một người lính canh; nó phải luôn luôn lưu tâm, lĩnh hội và hiểu biết ý định của linh để người bên ngoài của chúng ta có thể thuận phục hoàn toàn.
Mọi sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời đều đến bởi sự khải thị ý muốn của Ngài qua các cảm nhận êm dịu. Ngài không bao giờ dùng cách lấn át, nhấn chìm hay dùng các cảm nhận khác để chế ngự hoặc ép buộc chúng ta thuận phục Ngài. Ngài luôn luôn cho chúng ta cơ hội lựa chọn. Mọi hành vi dường như bị ép buộc của các tín đồ đều không đến từ Đức Cháu Trời. Chỉ có các ác linh mới công tác theo cách này. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh; Thánh Linh sẽ không công tác nếu chúng ta không thỏa đáp các điều kiện để Thánh Linh công tác. Trước khi Thánh Linh hướng dẫn chúng ta, linh và tâm trí chúng ta phải cùng công tác cách năng động với Thánh Linh. Chúng ta không nên tranh đấu để bước đi theo linh cách vô ích, hễ chúng ta áp dụng linh mình để cùng công tác với Thánh Linh và áp dụng tâm trí mình để chú ý đến mọi hoạt động bên trong của linh, chúng ta sẽ bước đi theo linh.
ooooooooooo
SỰ MỞ RA CỦA TÂM TRÍ
Ngoài việc khải thị lẽ thật trực tiếp cho chúng ta, Đức Chúa Trời thường (trong thực tế là hầu như mọi lúc) chuyển tải lẽ thật cho chúng ta qua các con cái khác của Ngài. Loại lẽ thật này trước hết phải được tâm trí chúng ta chấp nhận, rồi nó mới vươn đến linh chúng ta. Chúng ta sử dụng tâm trí mình để tiếp xúc với sự phát ngôn và văn phẩm của người khác. Nếu chúng ta không có tâm trí thì lẽ thật không thể vươn đến đời sống chúng ta được. Vì vậy, một tâm trí mở ra là rất trọng yếu đối với nếp sống thuộc linh của chúng ta. Nếu tâm trí chúng ta hoàn toàn bị chiếm hữu bởi các ý kiến, dù cho đó là ý kiến về lẽ thật hay về người rao giảng lẽ thật, thì vẫn không có cách nào để lẽ thật bước vào trong tâm trí hoặc nếp sống của chúng ta. Nếu các tín đồ quyết định trước mình sẽ đọc hoặc nghe loại dạy dỗ nào, thì chẳng có gì lạ khi họ không nhận được nhiều sự giúp đỡ.
Các tín đồ phải biết diễn trình mà qua đó lẽ thật biến thành nếp sống trước khi có thể nhìn thấy tầm quan trọng của một tâm trí mở ra. Lẽ thật trước hết được nhận thức trong tâm trí chúng ta, sau đó bước vào trong linh và chạm đến linh chúng ta. Cuối cùng, nó được biểu lộ trong cách sống chúng ta. Một tâm trí đóng lại ngăn trở lẽ thật vươn đến linh. Tâm Trí đóng lại nghĩa là tâm trí bị chiếm hữu bởi các ý kiến. Bất cứ điều gì không phù hợp với các ý tưởng của nó đều bị chống đối và chỉ trích. Các ý kiến của tâm trí trở nên tuân chuẩn cho tất cả các lẽ thật. Bất cứ điều gì không hòa hợp với ý kiến của nó thì không được xem như lẽ thật. Loại tâm trí này không cho nhiều lẽ thật của Đức Chúa Trời có cơ hội bước vào. Kết quả là các tín đồ không thể không bị mất mát trong vấn đề sự sống. Các tín đồ có kinh nghiệm đều có thể làm chứng về tầm quan trọng của một tâm trí mở ra đối với sự khải thị lẽ thật. Nhiều lần, chúng ta thiếu hiểu biết vì chúng ta không có một tâm trí mở ra, chứ không phải vì lẽ thật không được rao giảng cho chúng ta. Đôi khi, Đức Chúa Trời phải chờ đợi nhiều năm trước khi Ngài có thể khiến cho chúng ta cất đi mọi rào cản và tiếp nhận lẽ thật của Ngài. Một tâm trí mở ra cùng với một linh mở ra là điều rất giúp ích cho các tín đồ trong việc tăng trưởng trong lẽ thật.
Mặc dù nhiều lúc lẽ thật có thể dường như mơ hồ trong tâm trí, nhưng hễ tâm trí cứ mở ra, tín đồ sẽ nhìn thấy sự quý báu của lẽ thật khi ánh sáng của linh đến. Nhiều lần, một tín đồ nhận được một lẽ thật dường như vô nghĩa. Nhưng chỉ sau một thời gian ánh sáng của linh bước vào, và tín đồ dường như hiểu ra mọi sự, và nhìn thấy nội dung thực chất của lẽ thật. Bên ngoài, người ấy có thể không diễn đạt thành lời được, nhưng bên trong, có một sự hiểu biết khôn tả. Một tâm trí mở ra sẽ mở đường cho lẽ thật bước vào. Nhưng nếu không có sự soi sáng của linh thì vẫn vô ích.
kkkkkkk
SỰ CAI TRỊ TÂM TRÍ
Một phần của bản thể tín đồ đều cần được giữ ở dưới sự kiểm soát. Tâm trí cũng vậy. Điều này không thể xao lãng ngay cả khi tâm trí đã được đổi mới. Chúng ta đừng bao giờ để cho tâm trí mình tự do tùy thích. Nếu không, các ác linh sẽ đến và chiếm lấy tâm trí một lần nữa. Chúng ta nhận thức rằng các ý tưởng của chúng ta là các hạt giống của hành vi chúng ta. Nếu không cẩn thận trong ý tưởng của mình, chúng ta sẽ sớm sa ngã vào trong tội lỗi. Sau khi hạt giống ý tưởng được trồng, chúng ta không biết khi nào nó sẽ lớn, nhưng không sớm thì muộn, nó cũng sẽ lớn. Nếu cẩn thận truy nguyên mọi sự quá phạm vô tình hay cố ý của mình, chúng ta sẽ luôn nhận thấy rằng chúng là kết quả của các ý tưởng trước đó. Nếu chúng ta để cho một ý tưởng tội lỗi lỗi lưu lại trong đầu chúng ta mà không tống khứ nó đi, thì một thời gian sau, thậm chí một vài năm sau, có sẽ trở thành một hành động tội lỗi. Thí dụ, nếu chúng ta có ý tưởng xấu về một anh em mà không loại bỏ nó ngay lập tức, nó sẽ kết trái, dù chúng ta biết rằng điều đó sai trật và xin Đức Chúa Trời tha thứ! Mọi ý tưởng không đúng đắn chắc chắn sẽ sản sinh ra hành vi không đúng đắn. Vì vậy các tín đồ có thể gặp nan đề nếu không triệt để xử lý mọi ý tưởng của mình. Nếu một người không thể kiểm soát được các ý tưởng của mình, người ấy sẽ nhận thấy rằng mình không thể kiểm soát được điều gì cả. Đây là lý do tại sao Peter nói: “Hãy thắt lưng tâm trí anh em” (1 Phiero 1:13). Điều này nghĩa là chúng ta cần kiểm soát các ý tưởng của mình và không để chúng chạy lung tung.
Chủ đích của Đức Chúa Trời là đem “mỗi ý tưởng dẫn đến sự vâng phục Đấng Christ) (2 Cor 10:5). Vì vậy, các tín đồ phải xem xét mỗi một ý tưởng của mình dưới ánh sáng của Đức Chúa Trời. Chúng at không được để cho bất cứ ý tưởng nào chạy ra khỏi quyền hạn xét xử của chúng ta hoặc trốn khỏi sự chú ý của chúng ta. Mọi loại ý tưởng đều phải d0i qua sự kiểm tra và ở dưới sự kiểm soát của chính chúng ta.
Đang khi kiểm soát các ý tưởng của mình, chúng ta phải đảm bảo rằng không một ý tưởng không đúng đắn nào còn lại. Mọi ý tưởng không đúng đắn phải bị loại bỏ.
Một tín đồ không được để cho tâm trí mình lười biếng. Điều này nghĩa là người ấy phải áp dụng các ý tưởng của mình cho mọi sự. Người ấy phải là một người thuộc linh với một ý thức đầy đủ, không để cho các ý tưởng của mình cứ trì độn hoặc lơi lỏng. Nếu người ấy như vậy, các ác linh sẽ chớp lấy thời cơ để công tác. Tâm trí người ấy không được lười biếng và ở không. Tâm trí phải luôn làm việc. Thậm chí ngay sau khi nhận được sự khải thị trong linh, người ấy phải vận dụng ý tưởng (tâm trí) của mình. Đừng nghĩ rằng sau khi nhận được sự khải thị trong linh, người ấy có thể hành động theo. Người ấy phải áp dụng tâm trí mình để kiểm tra và xem xét điều mình sắp làm và tìm hiểu xem còn có ý định riêng, bất cứ điều gì không theo Đức Chúa Trời và bất cứ điều gì ra từ xác thịt không. Hành vi của người đó có hoàn toàn theo linh và hoàn toàn theo thời điểm của Đức Chúa Trời không hay vẫn còn một điều gì đó ra từ bản ngã? Loại suy xét này sẽ giúp linh làm sáng tỏ khải thị trong trực giác hơn. Nếu điều đó không phải là sự khải thị của Đức Chúa Trời, nó sẽ bị phơi bày. Một tâm trí tập trung vào bản ngã sẽ ngăn trở chúng ta nhận thức ý muốn của Đức Chúa Trời. Không quan tâm đến các ý tưởng tập trung vào bản ngã là điều rất hữu ích. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta bước theo cách mù quáng. Ngài muốn chúng ta lĩnh hội ý muốn của Ngài cách sáng tỏ. Bất cứ điều gì không được lĩnh hội cách thấu đáo thì không đáng tin cậy.
Khi tâm trí làm việc, các tín đồ phải cẩn thận không để nó công tác một mình. Điều này nghĩa là nó không nên công tác ngoài sự cai trị của linh. Khi tâm trí không nắm giữ ý kiến, nó sẽ giúp các tín đồ biết ý muốn của Đức Chúa Trời cách sáng tỏ hơn. Nhưng khi nó trở nên độc lập, nó sẽ biểu hiện xác thịt sa ngã. Thí dụ, nhiều nhà nghiên cứu Kinh Thánh chỉ theo đuổi tâm trí con người theo các ý tưởng và bởi sức riêng của họ. Nhiều người chỉ hiểu lẽ thật trong tâm trí! Loại hành động độc lập này của tâm trí rất nguy hiểm vì loại tri thức này chỉ cung cấp thêm thông tin để tâm trí người ấy suy nghĩ và có thêm cơ sở để khoe khoang. Tuy nhiên, nó sẽ không hề tác động đến nếp sống người ấy. Các tín đồ phải cố hết sức từ chối mọi lẽ thật chỉ được lĩnh hội bằng tâm trí. Loại lĩnh hội này sẽ nhường lập trường cho Satan công tác. Các tín đồ phải được cảnh tỉnh về một sự thật là bất kỳ tri thức nào có được chỉ bởi tâm trí đều cung cấp con đường mà ma quỷ công tác. Loại ham muốn này phải được kiềm chế.
Tâm trí phải làm việc; nó cũng phải nghỉ ngơi. Nếu các tín đồ để cho tâm trí mình làm việc mà không nghỉ ngơi, nó sẽ đau yếu giống như thân thể vật lý vậy. Các tín đồ phải kiềm chế công tác của tâm trí và không để cho nó trở nên quá năng động và vượt quá tầm kiểm soát. Sự thất bại của Elijah dưới cây bách là vì tâm trí ông làm việc quá mức (1 Vua 19:4).
Các tín đồ phải gìn giữ cho tâm trí mình luôn ở trong sự hòa bình của Đức Chúa Trời “Ngài sẽ giữ sự kiên định của tâm trí/ Trong sự hòa bình hoàn hảo/ Vì người ấy tin cậy Ngài” (Isa.26:3). Một tâm trí không yên nghỉ là tâm trí thường bị quấy rầy. Loại tâm trí này sẽ gây tổn hại cho cả nếp sống lẫn công tác thuộc linh. Nó sẽ dẫn các tín đồ vào trong vô số con đường sai trật. Một tâm trí không yên nghỉ không thể làm việc theo tình trạng bình thường được. Đây là lý do tại sao sứ đồ Paul dạy các tín đồ đừng để cho bất cứ ý tưởng lo âu nào lưu lại trong họ (Phil 4:6) Khi một ý tưởng như vậy đến, nó phải xoay lại với Đức Chúa Trời. Khi đó, sự hòa bình của Đức Chúa Trời sẽ gìn giữ lòng và các ý tưởng của họ (c.7). Vị sứ đồ cũng nài khuyên các tín đồ để cho tâm trí mình làm việc và không ở không. Ông nói: “Cuối cùng, anh em ơi, điều gì chân thật, điều gì đáng đề cao, điều gì công nghĩa, điều gì thuần khiết, điều gì đáng yêu, điều gì có tiếng tốt, nếu có bất cứ mỹ đức và bất cứ sự khen ngợi nào, hãy kể đến những điều này” (c.8).
Tâm trí không nên bị sự sống tình cảm thống trị. Chúng ta phải công tác bởi đức tin, hiểu biết nguyên tắc của nó, điềm tĩnh và yên nghỉ trong Đức Chúa Trời. Đây là ý nghĩa của sự “tỉnh táo” (2 Tim. 1:7). Các tín đồ không còn dựa trên “tiếng nói”, “khải tượng”, hay “ánh sáng” như nền tảng hướng dẫn họ. Đúng hơn, họ đơn giản bước theo trực giác trong linh. Họ không nên tìm kiếm cảm xúc trong tình cảm hay sử dụng bất cứ sự kích động, khích lệ hoặc hứa hẹn bên ngoài nào để giữ họ tiếp tục công tác; họ chỉ được dựa trên nguyên tắc đúng sai của Đức Chúa Trời để quyết định mọi sự.
Tâm trí cũng phải được giữ trong sự khiêm nhường. Sự kiêu căng rất dễ đem các tín đồ vào trong sự lầm lạc. Mọi ý tưởng tự biện minh, tự khoe khoang, và tự mãn đều khiến tâm trí suy nghĩ không đúng đắn. Nhiều người không thiếu hụt trong sự hiểu biết; tuy nhiên, họ tự lừa dối và trở nên bối rối vì tâm trí họ quá kiêu căng và họ quá quan tâm đến chính mình. Vì vậy, bất cứ ai thật sự ao ước phục vụ Chúa phải có “mọi sự khiêm nhường của tâm trí” (Công 20:19, KJV). Các tín đồ phải loại bỏ mọi ý tưởng tự lừa dối và nhận thức vị trí mà Đức Chúa Trời đã sắp xêp cho mình trong Thân Thể Đấng Christ.
999999999
MỘT TÂM TRÍ ĐẦY DẪY LỜI ĐỨC CHÚA TRỜI
Đức Chúa Trời nói: “Ta sẽ truyền đạt các luật pháp của Ta vào trong tâm trí họ” (Heb. 8:10). Chúng ta cần đọc và thuộc Kinh Thánh nhiều hơn để chúng ta không phải dò tìm Kinh Thánh vào những lúc có nhu cầu cấp bách. Nếu chúng ta đọc Kinh Thánh, Đức Chúa Trời sẽ đổ đầy vào mọi ý tưởng của chúng ta bằng luật pháp của Ngài. Khi cần ánh sáng cho bước đi của mình, chúng ta phải lập tức nhớ lại một lời trong Kinh Thánh. Nhiều tín đồ không thịch đọc Kinh Thánh bằng tâm trí, họ chỉ thích bất chợt mở ra một trang Kinh Thánh sau khi câu nguyện rồi nhận lấy bất cứ điều gì họ tìm thấy như là từ Đức Chúa Trời. Họ không nhận thức rằng điều này không đáng tin ậy. Nếu tâm trí chúng ta đầy dẫy Lời Đức Chúa Trời, Thánh Linh sẽ lập tức soi sáng tâm trí chung ta qua trực giác và khiến chúng ta nhớ lại một câu thích hợp cho chúng ta biết mình phải làm gì. Chúng ta không cần bất cứ ai bảo chúng ta đừng ăn cắp vì chúng ta biết rằng điều này có trong Lời Đức Chúa Trời. Lời này đã ở trong tâm trí chúng ta rồi. Nếu có thể hiệp một với Kinh Thánh theo cách này trong nhiều vấn đề, chúng ta sẽ nhận biết ý muốn của Đức Chúa Trời trong mọi sự.
KÊU LA VỀ MỘT TÂM TRÍ ĐƯỢC LÀM THUẦN KHIẾT
Các tín đồ phải liên tục cầu xin Đức Chúa Trời làm thuần khiết tâm trí mình và giữ cho nó luôn tươi mới. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời tẩy sạch mọi ý tưởng xấu và mọi sự tưởng tượng hư không đối với Đức Chúa Trời để điều chúng ta tin sẽ hoàn toàn phù hợp với ý muốn đời đời của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời không chỉ làm cho chúng ta suy nghĩ về Ngài mà còn làm cho chúng ta suy nghĩ về Ngài cách đúng đắn. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời đừng để cho bất cứ ý tưởng nào ra từ bản chất ác của chúng ta. Nếu có một ý tưởng như vậy, chúng ta phải xin ánh sáng của Đức Chúa Trời chiếu sáng trên điều đó và kết liễu nó ngay lập tức. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời giữ chúng ta xa khỏi việc nêu ra bất kỳ giáo lý đặc biệt nào theo quan niệm cũ của chúng ta, là điều sẽ chia rẽ hội thánh của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng phải xin Đức Chúa Trời gìn giữ chúng ta khỏi việc chấp nhận, qua tâm trí, bất cứ sự dạy dỗ đặc biệt nào phân rẽ chúng ta với các con cái khác của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời khiến chúng ta có cùng một tâm trí với người khác, kiên nhẫn chờ đợi trong bất cứ vấn đề nào mà chúng ta chưa đạt đến sự hiệp nhất của tâm trí với người khác. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời giữ chúng ta khỏi việc sử dụng sự sống mới để chống đỡ cho một ý tưởng sai trật hay các sự dạy dỗ ra từ các ý tưởng như vậy. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời giúp chúng ta chết không chỉ đối với bản chất ác của mình mà còn đối với các ý tưởng của mình. Chúng ta phải xin Đức Cháu Trời đừng để cho các ý tưởng của chúng ta là nguyên nhân gây chia rẽ trong Thân Thể Đấng Christ. Chúng ta phải xin Đức Chúa Trời khiến cho tất cả con cái Ngài sống bởi Ngài hầu cho họ không còn bị tản lạc, làm tổn hại nhau và lang thang nữa, và để cho tất cả họ có cùng một tâm trí cũng như cùng một sự sống.
WatchmanNee (Người Thuộc linh)