nerve pain in neck amitriptyline
amitriptyline pain reddit
read here nerve pain in foot amitriptyline
nerve pain in foot amitriptyline
amitriptyline nerve pain in leg
open amitriptyline nerve pain in tooth
buy naltrexone online canada
naltrexone buy uk
link buy naltrexone online
lexapro and weed effects
lexapro and weed
CHƯƠNG 3
LƯƠNG TÂM
Ngoài trực giác và sự tương giao, linh chúng ta còn có một chức năng quan trọng khác là điều chỉnh các hành vi sai trái của chúng ta và khiển trách chúng ta hầu cho chúng ta không có sự bình an khi thiếu hụt vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúng ta đang nói về lương tâm. Giống như sự thánh khiết của Đức Chúa Trời kết án kẻ ác và vui thích trong điều thiện thì lương tâm của các tín đồ cũng quở trách sự dơ bẩn và theo đuổi sự tốt lành. Lương tâm của các tín đồ là nơi sự thánh khiết của Đức Chúa Trời được biểu hiện. Nếu ao ước bước đi theo linh, chúng ta không thể phớt lờ điều lương tâm nói với chúng ta vì dù ở bất cứ giai đoạn nào, chúng ta cũng không thể không phạm sai lầm hoặc có xu hướng phạm sai lầm. Lương tâm không chỉ khiển trách khi chúng ta làm một điều gì đó sai trật để đem chúng ta đến chỗ ăn năn; nếu chỉ có như vậy thì chức năng của lương tâm sẽ không trọn vẹn. Hơn nữa, đang khi chúng ta suy xét về con đường của mình và trước khi chúng ta làm bất cứ điều gì, lương tâm sẽ trỗi dậy cùng với trực giác để phản đối nếu chúng ta nghĩ về một điều gì đó không làm vui lòng Thánh Linh. Điều này sẽ khiến chúng ta đánh mất cảm thức về sự bình an. Nếu các tín đồ sẵn lòng lắng nghe tiếng nói của lương tâm đang phát ngôn qua trực giác thì họ sẽ không thất bại như hiện nay.
LƯƠNG TÂM VÀ SỰ CỨU RỖI
Khi chúng ta còn là những người vô tín, linh chúng ta hoàn toàn chết. Lương tâm cũng chết và không thể tác nhiệm cách bình thường. Điều này không có nghĩa là lương tâm hoàn toàn không tác nhiệm. Lương tâm của một tội nhân vẫn hoạt động, nhưng nó ở trong một giấc ngủ sâu. Ngay cả khi được đánh thức, nó cũng chỉ kết án tội nhân; nó không có quyền năng để dẫn dắt con người đến với Đức Chúa Trời. Mặc dù lương tâm của con người chết đối với Đức Chúa Trời nhưng Ngài hài lòng vì lương tâm vẫn còn ở trong lòng con người vì chủ đích thực hiện một công tác rất nhỏ. Dường như trong linh chết của con người, lương tâm vẫn có thể hoạt động nhiều hơn các phần khác. Sự chết của trực giác và sự tương giao nghiêm trọng hơn lương tâm. Có một lý do cho điều này. Khi Adam ăn trái cây tri thức về thiện và ác, trực giác và sự tương giao của ông đối với Đức Chúa Trời đã hoàn toàn chết; tuy nhiên, khả năng phân biệt thiện ác (lương tâm) của ông đã gia tăng. Đến ngày hôm nay, trực giác của một tội nhân đối với Đức Chúa Trời và sự tương giao của người ấy với Đức Chúa Trời đã hoàn toàn chết, không còn một dấu vết gì, nhưng lương tâm vẫn có một chút hoạt động. Không phải là lương tâm của con người vẫn sống, vì theo ý nghĩa của Kinh Thánh, việc sống có liên hệ đến việc có sự sống của Đức Chúa Trời. Không có sự sống của Đức Chúa Trời là chết. Theo Kinh Thánh, lương tâm một tội nhân đang chết vì nó không chứa đựng sự sống của Đức Chúa Trời, nhưng theo cảm nhận của con người, nó vẫn có thể hoạt động. Hoạt động này của lương tâm chỉ khiến một tội nhân có trực giác chết cảm thấy đau khổ hơn mà thôi.
Vì lương tâm vẫn có thể hoạt động theo cách này nên Thánh Linh bắt đầu thực hiện công tác cứu rỗi bằng cách trước hết đánh thức lương tâm đang ngủ. Ngài dùng sấm và chớp của núi Sinai để làm rúng động và soi sáng lương tâm bị làm cho tối tăm này hầu nhận thức rằng nó đã vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời và không thể đáp ứng các đòi hỏi công nghĩa của Ngài. Theo cách này, nó bị kết án và phải bị diệt vong. Nếu lương tâm sẵn lòng xưng nhận các vi phạm và tội vô tín của mình, nó sẽ tự trách mình và tìm kiếm sự thương xót từ Đức Chúa Trời. Ẩn dụ về người thu thuế đến đền thờ để cầu nguyện minh họa cho công tác của Thánh Linh trong lương tâm. Theo các lời Chúa Jesus phát ngôn, bước đầu tiên trong công tác của Thánh Linh là khiến cho con người tự cáo trách về tội, sự công nghĩa và sự phán xét. Nếu lương tâm từ chối công tác này, một tội nhân sẽ không có khả năng nhận được sự cứu rỗi.
Thánh Linh chiếu ánh sang của luật pháp Đức Chúa Trời vào trong lương tâm của một tội nhân hầu cho người ấy có thể nhận biết tội lỗi của mình. Thánh Linh cũng ban cho lương tâm của con người ánh sáng của phúc âm hầu cho họ có thể được cứu. Sau khi tội nhân biết tội và nghe về phúc âm ân điển, Đức Chúa Trời cũng sẽ ban cho người ấy đức tin để tiếp nhận sự cứu rỗi, nếu người ấy sẵn lòng chấp nhận. Khi đó, người ấy sẽ thấy thể nào huyết quý báu của Chúa Jesus thỏa đáp mọi lời kiện cáo của lương tâm mình. Mặc dù người ấy đã phạm tội, nhưng huyết của Chúa Jesus đã đổ ra. Ngài đã nhận hình phạt vì tội rồi. Còn gì để kiện cáo nữa? Huyết của Chúa Jesus đã tẩy sạch tín đồ khỏi mọi tội trong đời sống của người ấy; vì vậy, lương tâm không cần kiện cáo người ấy nữa. Vì lương tâm của người thờ phượng đã được làm thuần khiết nên nó không cảm thức về tội nữa (Heb. 10:2). Huyết quý báu của Chúa Jesus đã được rảy trên lương tâm chúng ta (9:14) hầu cho chúng ta có thể dạn dĩ đứng trước mặt Đức Chúa Trời. Sự chắc chắn của sự cứu rỗi là một sự thật, vì tiếng nói của lương tâm đã bị huyết quý báu làm cho nín lặng. Nếu lòng không tin vào huyết quý báu, lương tâm vẫn kiện cáo chúng ta về việc chúng ta đã gian ác thể nào trước khi được tái sanh.
Cả ánh sáng làm cho khiếp sợ của luật pháp lẫn ánh sáng yêu thương của phúc âm đều chiếu vào trong lương tâm. Vì vậy, chẳng lẽ chúng ta không chú ý đến lương tâm con người khi rao giảng sao? Nếu chủ đích của chúng ta chỉ là khiến cho người khác hiểu biết bằng tâm trí, được khuấy động trong tình cảm, hoặc quyết tâm trong ý muốn, và nếu sứ điệp của chúng ta không vươn đến lương tâm của họ, thì cho dù họ hiểu biết, được khấy động và quyết định trong tâm trí, Thánh Linh vẫn không có cách nào thực hiện công tác sâu hơn. Đây là vì công tác sâu hơn của sự tái sanh dựa trên một lương tâm nhận biết thấu đáo về tội lỗi và huyết quý báu. Trong các sự dạy dỗ của mình, chúng ta phải chú ý đến huyết quý báu và lương tâm như nhau. Nhiều người nhấn mạnh đến lương tâm và ít phát ngôn về huyết quý báu; do đó, người ta nỗ lực ăn năn và làm thiện, hi vọng rằng qua những điều này họ có thể tránh khỏi cơn giận của Đức Chúa Trời. Những người khác nhấn mạnh đến huyết quý báu mà không nói về lương tâm. Kết quả là người ta có thể hiểu biết trong tâm trí, được khấy động trong tình cảm và quyết tâm trong ý muốn, nhưng “đức tin” của họ không có rễ vì lương tâm của họ vẫn chưa được lay động bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Vì vậy, hai điều này phải được rao giảng bằng nhau. Bất cứ ai nhìn thấy các sự quá phạm của lương tâm đều chấp nhận ý nghĩa của huyết quý báu.
LƯƠNG TÂM VÀ SỰ TƯƠNG GIAO
Câu Kinh Thánh sau đây cho chúng ta thấy mối liên hệ giữa lương tâm và sự tương giao của con người với Đức Chúa Trời trong trực giác. “Huyết của Đấng Christ, Đấng qua Linh đời đời đã dâng chính Ngài không tì vết cho Đức Chúa Trời, sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những công tác chết để phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống càng hơn là dường nào?” (Heb. 9:14). Nếu con người muốn tương giao với Đức Chúa Trời và “phục vụ Đức Chúa Trời”, trước hết lương tâm người ấy phải được tẩy sạch bởi huyết quý báu. Vì lương tâm của tín đồ được tẩy sạch bởi huyết của Chúa nên người ấy được tái sanh. Vì vậy, theo Kinh Thánh, việc tẩy sạch bởi huyết và sự tái sanh của linh xảy ra cùng một lúc. Lương tâm phải được tẩy sạch bởi huyết để một tín đồ có thể có được sự sống mới và có trực giác được làm cho sống động; khi đó, người ấy có thể phục vụ Đức Chúa Trời. Linh chỉ có thể phục vụ Đức Chúa Trời trong trực giác sau khi lương tâm đã nhận được sự tẩy sạch của huyết. Mối liên hệ giữa lương tâm và trực giác không thể phân rẽ.
Hebrew 10:22 nói: “Chúng ta hãy ra trình diện với lòng chân thật trong sự tin chắc đầy đủ của đức tin, vì lòng chúng ta đã được rảy khỏi lương tâm xấu và thân thể được rửa bằng nước thuần khiết”. Khi ra trình diện Đức Chúa Trời, chúng ta không sử dụng thân thể mình giống như những người trong Cựu Ước, vì Nơi Chí Thánh của chúng ta (c. 19) ở trong cõi thiên thượng; chúng ta cũng không dùng các tư tưởng và cảm xúc của mình vì các phần này của hồn không thể có sự tương giao với Đức Chúa Trời. Chỉ có linh được tái sanh mới có thể ra trình diện Đức Chúa Trời. Tín đồ chỉ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời qua trực giác được phục hồi của mình (chúng ta đã nói qua điều này). Câu Kinh Thánh này bày tỏ rằng việc tẩy sạch các sự vi phạm của lương tâm là nền tảng cho sự tương giao với Đức Chúa Trời trong trực giác, nếu lương tâm ý thức về bất cứ sự vi phạm nào thì không thể có bất kỳ sự tương giao nào với Đức Chúa Trời trong trực giác. Nếu lương tâm có bất kỳ sự vi phạm nào, một tín đồ sẽ tự phát kết án chính mình. Khi đó trực giác, là điều gắn chặt với lương tâm, lập tức bị ảnh hưởng. Vì vậy tín đồ không dám và không thể đến gần Đức Chúa Trời. Hơn nữa, khi tín đồ tương giao với Đức Chúa Trời, không thể thiếu “lòng chân thật trong sự tin chắc đầy đủ của đức tin”. Một khi lương tâm có bất kỳ sự vi phạm nào, tín đồ sẽ đến gần Đức Chúa Trời cách miễn cưỡng và không ra từ tấm lòng chân thật; tự nhiên, người ấy sẽ không thể tin rằng Đức Chúa Trời là vì mình và Ngài không có gì nghịch lại với mình. Loại tự kết án và nghi ngờ này đè nặng trên trực giác đến nỗi nó không thể tự do có sự tương giao với Đức Chúa Trời. Tín đồ không được có bất cứ sự kết án nào từ lương tâm. Người ấy phải biết rằng mình đã được tẩy sạch khỏi tội lỗi bởi huyết của Chúa và không có gì chống lại người ấy (Rô ma 8:33-34). Một sự vi phạm nhỏ trong lương tâm cũng đủ để đàn áp, cản trở và ngăn chặn hoạt động của sự tương giao bởi trực giác. Mỗi khi một tín đồ ý thức về bất kỳ tội nào, mọi năng lực của linh đều tập trung vào việc giũ sạch tội cụ thể này và không có sức lực để bước ra hay thăng thiên.
LƯƠNG TÂM CỦA TÍN ĐỒ
Sau khi linh của tín đồ được tái sanh, lương tâm người ấy được làm cho sống động. Huyết quý báu của Chúa Jesus làm thuần khiết lương tâm hầu cho lương tâm được sạch, sở hữu cảm nhận sắc bén nhất và có thể công tác theo ý muốn của Thánh Linh. Công tác thánh hóa và đổi mới của Thánh Linh trong con người và công tác của lương tâm liên hệ và kết nối hỗ tương với nhau. Nếu tín đồ muốn được đổ đầy bởi Thánh Linh, được thánh hóa, có một đời sống phù hợp với chủ đích của Đức Chúa Trời và hoàn toàn bước đi theo linh thì người ấy không thể phớt lờ tiếng nói của lương tâm. Nếu không nhường cho lương tâm vị trí mà nó đáng phải có, chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào chỗ bước đi theo xác thịt. Trung tín trong việc xử lý lương tâm là bước đầu tiên trong công tác thánh hóa. Bước đi theo lương tâm là một dấu hiệu của sự thuộc linh thật. Nếu một tín đồ thuộc xác thịt không để cho lương tâm thực hiện công tác triệt để, người ấy không có cách nào bước vào trong lĩnh vực thuộc linh. Cho dù một người nghĩ mình thuộc linh nhưng sự thuộc linh của người ấy không có nền tảng. Nếu tội lỗi cùng với những điều không theo chủ đích của Đức Chúa Trời và không phù hợp với phẩm hạnh đúng đắn của các thánh đồ không được xử lý theo tiếng nói của lương tâm thì nền tảng thuộc linh không được thiết lập cách đúng đắn. Dù xây dựng trên đó bao nhiêu ý tưởng thuộc linh đi nữa thì cuối cùng cũng sụp đổ.
Công tác của lương tâm là làm chứng cho chúng ta rằng chúng ta có đúng đắn với Đức Chúa Trời và con người hay không, các hành vi, tư tưởng và lời nói của chúng ta có theo ý muốn của Đức Chúa Trời và không phản loạn với Đấng Christ không. Mỗi khi có sự tiến bộ trong nếp sống Cơ Đốc, lời chứng của lương tâm và lời chứng của Thánh Linh gần như giống nhau. Khi lương tâm hoàn toàn được kiểm soát bởi Thánh Linh, lương tâm ngày càng trở nên nhạy bén hơn cho đến khi lương tâm phù hợp với sự phát ngôn của Thánh Linh. Hơn nữa, Thánh Linh cũng phát ngôn với các tín đồ qua lương tâm. Đây là ý nghĩa các lời của vị sứ đồ: “Lương tâm tôi cùng làm chứng với tôi trong Thánh Linh” (Rô ma 9:1).
Nếu lương tâm chúng ta làm chứng rằng chúng ta sai trật thì chúng ta sai trật. Nếu lương tâm kết án chúng ta về tội, chúng ta phải ăn năn ngay lập tức. Chắc chắn chúng ta không thể che đậy hoặc hối lộ lương tâm. “Nếu lòng chúng ta cáo trách mình, đó là vì Đức Chúa Trời lớn hơn lòng chúng ta” (1 John 3:20). Chẳng phải Đức Chúa Trời sẽ kết án chúng ta hơn nữa sao? Sự kết án của lương tâm cho chúng ta biết mình sai. Bất cứ điều gì lương tâm kết án chắc chắn Đức Chúa Trời cũng kết án. Chắc chắn không có chuyện sự công nghĩa của Đức Chúa Trời kém hơn tiêu chuẩn của lương tâm chúng ta. Vì vậy, nếu lương tâm chúng ta nói rằng chúng ta đã sai rồi thì chắc chắn là chúng ta sai.
Vì đã sai trật nên chúng ta phải làm gì? Nếu chưa làm điều đó thì chúng ta phải dừng lại; nếu đã phạm điều đó chúng ta phải ăn năn, xưng nhận tội lỗi mình và tìm kiếm sự tẩy sạch của huyết quý báu. Đáng tiếc là ngày nay các tín đồ không bước đi theo cách này. Một khi lương tâm khiển trách, họ nghĩ đến việc hối lộ và làm hòa với lương tâm để lương tâm không còn lên tiếng phản đối nữa. Trong tình trạng này, các tín đồ thường có hai sự lựa chọn. Một là các tín đồ sẽ tranh cãi với lương tâm, cố gắng sử dụng các lý lẽ để biện minh cho hành động của mình. Họ nghĩ rằng bất cứ điều gì có thể được biện minh bởi các lập luận đều là theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Vì vậy, họ hi vọng rằng lương tâm cũng sẽ yên lặng. Họ không biết rằng lương tâm, giống như trực giác, không tác nhiệm bởi các lập luận. Lương tâm biết ý muốn của Đức Chúa Trời qua trực giác; lương tâm kết án bất cứ điều gì không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời. Lương tâm chỉ đại diện cho ý muốn của Đức Chúa Trời để phát ngôn và không quan tâm đến các lý lẽ. Một tín đồ không nên bước đi theo lý lẽ hay bất cứ điều gì hợp lý; đúng hơn người ấy phải thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời như được khải thị trong trực giác. Mỗi khi tín đồ phản loạn chống lại sự chuyển động của trực giác, lương tâm sẽ phát ngôn để kết án. Mặc dù các sự giải thích bằng lý lẽ có thể làm thỏa mãn tâm trí nhưng điều đó không đủ để làm thỏa mãn lương tâm. Một khi lương tâm đã kết án một vấn đề nào đó thì nó sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ lập luận nào và không bao giờ ngừng kết án cho đến khi vấn đề đó được cất đi. Ban đầu, lương tâm chỉ làm chứng về những điều đúng sai; sau khi tín đồ tăng trưởng trong sự sống thuộc linh, lương tâm không chỉ làm chứng về những điều đúng sai mà còn làm chứng về điều gì ra từ Đức Chúa Trời và điều gì không ra từ Đức Chúa Trời. Vì vậy, mặc dù nhiều điều tốt lành theo mắt con người nhưng chúng vẫn bị lương tâm kết án nếu chúng không dựa trên sự khải thị của Đức Chúa Trời mà chỉ là sự khởi xướng của tín đồ.
Sự lựa chọn thứ hai là một tín đồ sẽ cố gắng làm nhiều điều khác để an ủi lương tâm. Về một mặt, người ấy không sẵn lòng vâng phục tiếng nói của lương tâm và bước theo sự chỉ dẫn của lương tâm để làm vui lòng Đức Chúa Trời. Mặt khác, người ấy sợ sự kết án của lương tâm quấy rầy người ấy và khiến người ấy cảm thấy khốn khổ. Vì vậy, người ấy nghĩ về việc làm nhiều việc thiện để che đậy. Người ấy cố gắng thay thế ý muốn của Đức Chúa Trời bằng các hành vi tốt. Người ấy không đầu phục Đức Chúa Trời, nhưng nói rằng các hành vi hiện tại của mình cũng tốt như các sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời và có lẽ còn tốt hơn, đẹp đẽ hơn, ở trong quy mô lớn hơn, ích lợi hơn, hữu dụng hơn và có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Người ấy cho rằng công tác của mình là tốt nhất. Bất kể người ấy làm bao nhiêu điều và con người đánh giá công tác của người ấy ra sao thì cũng không có bất cứ sự hữu dụng thuộc linh nào trong mắt Đức Chúa Trời. Không phải là có bao nhiêu mỡ được dâng lên, cũng không phải là có bao nhiêu của lễ thiêu mà là có bao nhiêu sự thuận phục Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời khải thị trong linh rằng một điều gì đó phải được cất đi, thì bất kể các ý định của anh em tốt lành đến đâu, bất kể gia súc anh em béo tốt đến đâu, bất kể vàng bạc anh em có nhiều đến đâu, chúng cũng không đủ chuyển động lòng Đức Chúa Trời. Tiếng nói của lương tâm phải được thuận phục. Nếu không, Đức Chúa Trời sẽ không hài lòng, bất kể công tác anh em tốt đến đâu. Dù cho của lễ có gấp nhiều lần hơn sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời đi nữa thì cũng không thể dừng tiếng nói của lương tâm lại. Lương tâm chỉ đòi hỏi chúng ta vâng phục; lương tâm không đòi hỏi chúng ta làm bất cứ điều gì lạ thường để phục vụ Đức Chúa Trời.
Vì vậy, chúng ta đừng có bất cứ hành động tự lừa dối nào. Nếu chúng ta muốn bước đi theo linh, chúng ta phải vâng phục sự hướng dẫn của lương tâm. Đừng cố gắng thoát khỏi “sự quở trách bên trong”! Hơn nữa, hãy cẩn thận lắng nghe. Nếu muốn bước đi theo linh mọi lúc, chúng ta phải hạ mình và chú ý đến các sự điều chỉnh của lương tâm. Một tín đồ không nên xưng nhận tổng quát, cho rằng các lỗi lầm của mình nhiều đến nỗi không thể kể rõ. Một sự xưng nhận mơ hồ không cho phép lương tâm thực hiện công việc triệt để. Tín đồ phải để cho Thánh Linh, qua lương tâm, chỉ ra các tội lỗi của mình từng điều một. Người ấy phải hạ mình, yên lặng và thuần phục để cho lương tâm quở trách và kết án người ấy về tội lỗi của mình từng điều một. Người ấy phải chấp nhận sự quở trách của lương tâm và sẵn lòng, theo tâm trí của Thánh Linh, cất đi mọi điều chống đối Đức Chúa Trời. Anh em có dám để cho lương tâm tra xét đời sống mình không? Anh em có dạn dĩ để cho lương tâm nói cho anh em biết tình trạng thật của toàn bộ đời sống anh em không? Anh em có sẵn lòng để cho lương tâm đặt toàn bộ cách sống và hành vi của anh em ở trước mặt anh em, theo tâm trí của Đức Chúa Trời không? Anh em có sẵn lòng để cho lương tâm mở ra mọi tội lỗi của anh em không? Nếu anh em không sẵn lòng và rụt lại, e sợ trong lòng, điều này chỉ tỏ rằng vẫn còn nhiều điều trong đời sống anh em phải bị kết án và đóng đinh lên thập tự giá; nhưng anh em không thuận phục. Điều này cũng chỉ tỏ rằng anh em không hoàn toàn thuận phục Đức Chúa Trời trong nhiều điều và anh em cũng không bước đi theo linh. Giữa anh em và Đức Chúa Trời vẫn không phải là một sự tương giao trọn vẹn, vẫn còn nhiều ngăn trở. Cho nên, anh em không thể nói với Đức Chúa Trời: “Không có sự phân rẽ giữa Ngài và tôi”.
Việc chấp nhận sự quở trách của lương tâm cách vô điều kiện và không giới hạn và sự sẵn lòng bước đi theo sự khải thị của lương tâm chứng tỏ sự hiến dâng của chúng ta đối với Đức Chúa Trời có trọn vẹn hay không, chúng ta có thật sự ghét tội lỗi và thành thật muốn thực hiện ý muốn của Ngài không. Nhiều lần chúng ta sẵn lòng thuận phục Đức Chúa Trời hoàn toàn, bước đi theo linh và làm một người thật sự làm vui lòng Đức Chúa Trời; bây giờ là lúc kiểm tra các ý định của chúng ta, xem chúng ta là đúng hay sai, trọn vẹn hay thiếu hụt. Nếu chúng ta vẫn còn dính líu đến tội lỗi và không hoàn toàn cắt đứt với tội thì hầu hết sự thuộc linh của chúng ta là giả. Nếu một tín đồ không thể bước đi hoàn toàn theo lương tâm thì người ấy không thể bước đi theo linh hoàn toàn, vì sự đòi hỏi của lương tâm chưa được đáp ứng. Vì vậy, ngoài “linh tưởng tượng” dẫn dắt người ấy, linh thật sự đang kiên trì đòi hỏi người ấy lắng nghe sự phát ngôn của lương tâm. Nếu tín đồ bị tác động mạnh trong lương tâm mình sau sự tự tra xét, nhưng không muốn bị thẩm phán bởi ánh sáng của Đức Chúa Trời, không ăn năn, và không chịu xử lý triệt để thì nếp sống thuộc linh của người ấy chắc chắn sẽ không có sự tiến bộ thật. Việc sự hiến dâng và công tác của tín đồ là đúng hay sai tùy thuộc vào việc người ấy có sẵn lòng hoàn toàn thuận phục Chúa, vâng phục lệnh truyền và sự quở trách của Ngài hay không.
Sau khi tín đồ để cho lương tâm hành động, người ấy không chỉ lưu lại trong giai đoạn này. Một tội nào đó đã được xử lý rồi nhưng các tội khác cũng cần được xử lý dần dần, cho đến khi mọi tội lỗi được xử lý triệt để. Nếu tín đồ trung tín xử lý mọi điều sai trái và bước đi theo lương tâm thì ánh sáng thiên thượng sẽ chiếu sáng càng hơn bên trong người ấy. Khi đó, người ấy có thể khám phá ra tội lỗi mà trước đây người ấy không để ý thấy; người ấy có thể lĩnh hội nhiều hơn mỗi ngày, đọc và biết luật mà Thánh Linh viết trong lòng người ấy. Theo cách này, tín đồ sẽ biết sự thánh khiết, công nghĩa, thuần khiết và ngay thẳng là gì. Những điều trước đây vốn không rõ ràng sẽ được khắc sâu trong lòng mình. Trực giác sẽ được giúp đỡ nhiều và sự nhạy bén của trực giác trong việc hiểu biết ý định của Thánh Linh sẽ gia tăng. Vì vậy, khi lương tâm quở trách, tín đồ phải nói với Đức Chúa Trời: “Tôi sẵn lòng thuận phục”. Người ấy phải để cho Đấng Christ làm Chúa của đời sống mình một lần nữa và người ấy phải sẵn lòng chịu dạy dỗ và nương dựa trên các sự dạy dỗ của Thánh Linh. Nếu tín đồ thật sự bước theo lương tâm. Thánh Linh chắc chắn sẽ đến giúp đỡ.
Lương tâm là cửa sổ của linh tín đồ. Ánh sáng từ trời chiếu sáng qua đó để linh và toàn bản thể của tín đồ đầy dẫy ánh sáng. Toàn bản thể tín đồ và linh người ấy sẽ nhìn thấy ánh sáng từ trời qua đó. Mỗi lần chúng ta suy nghĩ, nói chuyện và làm một điều gì đó không tốt hay không phù hợp với phẩm hạnh đúng đắn của một tín đồ, ánh sáng thiên thượng sẽ chiếu sáng qua lương tâm để phơi bày sai phạm của chúng ta và kết án các thất bại của chúng ta. Nếu chúng ta để cho lương tâm hành động, thuận phục lương tâm và cất đi mọi sự mà lương tâm kết án thì ánh sáng thiên thượng sẽ chiếu sáng hơn nữa vào lần sau. Nếu chúng ta không xưng nhận các lỗi lầm của mình hoặc cất đi tội, thì vết nhơ của tội sẽ còn lại và lương tâm sẽ bị ô uế (Titus 1:15) vì chúng ta không bước đi theo sự dạy dỗ của ánh sáng Đức Chúa Trời. Rồi hết tội này tới tội kia đến, hết vết bẩn này đến vết bẩn kia thêm vào, khiến cho cửa sổ càng lúc càng trở nên tối tăm đến nỗi ánh sáng khó mà chiếu qua. Cho nên, tín đồ sẽ cố ý phạm tội mà không cảm thấy bất an. Lương tâm sẽ bị dập tắt và trực giác sẽ bị tội lỗi làm cho mờ đục. Một tín đồ càng thuộc linh thì lương tâm người ấy càng nhạy bén. Không có tín đồ nào thuộc linh đến nỗi không còn phải xưng nhận tội mình nữa. Nếu lương tâm mờ đục và thậm chí mất cảm giác, thì chắc chắn người ấy sẽ bị suy thoái về mặt thuộc linh. Tri thức tốt nhất, sự lao nhọc chuyên cần, tình cảm nhiệt thành và ý chí vững chắc, không bao giờ có thể thay thế sự nhạy bén của lương tâm. Nếu tín đồ không chăm sóc lương tâm và thay vào đó lại theo đuổi sự tiến bộ trong tâm trí và tình cảm thì người ấy sẽ thụt lùi trong bước đi thuộc linh.
Sự nhạy bén của lương tâm có thể gia tăng và cũng có thể giảm sút. Nếu một tín đồ nhường lập trường cho lương tâm công tác, cửa sổ của người ấy sẽ mỗi ngày một sáng hơn. Nếu người ấy phớt lờ sự phát ngôn của lương tâm hoặc, như chúng ta đã nói trước đây, sử dụng các lý luận hoặc các công tác khác để thay thế các đòi hỏi của lương tâm thì lương tâm sẽ phát ngôn đi phát ngôn lại. Nhưng sau khoảng mười lần, lương tâm sẽ ngừng phát ngôn. Tiếng nói sẽ ngày càng nhỏ nhẹ hơn cho đến khi mất hẳn. Mỗi lần tín đồ không lắng nghe tiếng nói của lương tâm mình, sự sống thuộc linh của người ấy bị tổn hại. Nếu người ấy để cho sự sống thuộc linh của mình tiếp tục bị tồn hại, cuối cùng, tín đồ đó chắc chắn sẽ rơi vào trong vị trí thuộc xác thịt. Người ấy sẽ không còn ghét tội và ao ước chiến thắng như trước nữa. Nếu không đối diện với sự quở trách của lương tâm, người ấy không thể biết được tầm quan trọng của việc lắng nghe tiếng nói của lương tâm và bước đi theo linh.
MỘT LƯƠNG TÂM KHÔNG VẤP PHẠM
Sứ đồ Paul nói “Tôi đã cư xử mọi cách theo lương tâm tốt trước mặt Đức Chúa Trời cho đến ngày này” (Công 23:1). Đây là bí quyết của đời sống ông. Lương tâm được nói đến ở đây không phải là lương tâm của một người chưa được tái sanh mà là một lương tâm đầy dẫy Thánh Linh. Vị sứ đồ dạn dĩ trong việc tiến tới để có sự tương giao đầy đủ với Đức Chúa Trời vì lương tâm được tái sanh của ông không quở trách ông. Mọi hành vi của ông đều theo lương tâm mình. Ông không một lần nào phạm bất cứ điều gì mà lương tâm quở trách và cũng không một lần nào cho phép bất cứ điều gì lương tâm kết án còn lại trong mình, Vì vậy, ông dạn dĩ đối với Đức Chúa Trời và con người. Mỗi khi có bất cứ sự vấp phạm nào trong lương tâm, chúng ta không thể hoàn toàn không sợ hãi. Vị sứ đồ nói: “Tôi cũng tự luyện tập để có một lương tâm không vấp phạm đối với Đức Chúa Trời và con người” (Công 24:16) vì “Nếu lòng chúng ta không cáo trách chúng ta thì chúng ta có sự dạn dĩ đối với Đức Chúa Trời và con người; và bất cứ điều gì chúng ta cầu xin, chúng ta sẽ nhận được từ Ngài vì chúng ta giữ các điều răn của Ngài và làm những điều đẹp lòng trong cách nhìn của Ngài” (1 John 3:21-22)
Nhiều tín đồ không suy xét tầm quan trong của lương tâm. Chúng ta nghĩ rằng hễ bước đi theo linh thì mọi chuyện đều ổn. Nhưng mỗi khi lương tâm chúng ta có một sự vấp phạm, chúng ta không thể hoàn toàn không sợ hãi trước mặt Đức Chúa Trời. Hễ chúng ta sợ hãi trước mặt Đức Chúa Trời thì lập tức có một rào cản trong sự tương giao của chúng ta với Ngài. Sự vấp phạm của lương tâm là sự ngăn trở lớn nhất cho sự tương giao của trực giác với Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không giữ các điều răn của Ngài và những điều đẹp lòng Ngài, lòng chúng ta sẽ tự nhiên bị quở trách. Sẽ có các sự vấp phạm và rụt lại đối với Đức Chúa Trời. Hơn nữa, chúng ta sẽ không nhận được những điều chúng ta cầu xin Ngài. Chỉ có “lương tâm thuần khiết” mới có thể phục vụ Đức Chúa Trời (2 Tim 1:3) Một lương tâm vấp phạm khiến trực giác thoái lui và sợ đến gần Đức Chúa Trời.
“Vì sự khoe khoang của chúng tôi là điều này, lời chứng của lương tâm chúng tôi, trong tính đơn nhất và thành thật của Đức Chúa Trời, không trong sự khôn ngoan theo xác thịt nhưng trong ân điển của Đức Chúa Trời, chúng tôi đã cư xử trong thế giới” (2 Cor 1:12). Câu này nói về lời chứng của lương tâm. Chỉ có một lương tâm không vấp phạm mới có thể làm chứng cho tín đồ. Dù chứng cớ của một người là tốt nhưng lời chứng của chính lương tâm người ấy còn quý báu hơn. Vị sứ đồ nói rằng ông khoe khoang trong điều này. Trên lối muốn bước đi theo linh, chúng ta phải thường xuyên có một lời chứng như vậy từ lương tâm. Nhiều lần, người khác có thể nói sai về chúng ta vì họ không hiểu cách Đức Chúa Trời dắt chúng ta. Họ có thể hiểu lầm chúng ta và họ có thể đánh giá sai lầm chúng ta, giống như vị sứ đồ bị các tín đồ thời xưa hiểu lầm và đánh giá sai. Mặt khác, họ cũng có thể khen ngợi và ngưỡng mộ chúng ta thái quá. Vì bước theo Chúa, nhiều người có thể thường gièm pha chúng ta, mặc dù chúng ta thật sự đang vâng phục Chúa. Những lúc khác, người ta tán dương chúng ta vì những điều họ nhìn thấy nơi chúng ta; tuy nhiên, hầu hết những điều này đều ra từ tình cảm bất chợt hay sự tưởng tượng. Vì vậy, sự khen ngợi và chỉ trích bên ngoài không phải là tiêu chuẩn; chỉ có lời chứng của lương tâm được phục sinh của chính chúng ta mới đáng kể. Chúng ta phải kiểm tra xem lương tâm làm chứng về mình thế nào. Lương tâm làm chứng chúng ta thuộc loại người nào? Lương tâm có kết án chúng ta về sự giả hình không? Lương tâm có nói rằng chúng ta che đậy các lỗi lầm của mình và tự khoác lên một vẻ bề ngoài ấn tượng không? Hoặc lương tâm có làm chứng rằng chúng ta cư xử trong thế giới này, theo tính đơn nhất và thành thật của Đức Chúa Trời không? Lương tâm có làm chứng rằng chúng ta bước đi theo ánh sáng mà chúng ta nhận được không?
Lương tâm làm chứng gì về Paul? Lời chứng là “không trong sự ngôn ngoan thuộc xác thịt nhưng trong ân điển của Đức Chúa Trời , chúng ta đã cư xử trong thế giới” Thật ram đây lời chứng duy nhất của lương tâm. Lương tâm tranh đấu và đòi hỏi tín đồ sống bởi ân điển của Đức Chúa Trời và không theo sự khôn ngoan thuộc xác thịt. Sự khôn ngoan của xác thịt chẳng có ích lợi gì trong công tác và ý muốn của Đức Chúa Trời, cũng không ích lợi gì trong nếp sống thuộc linh của tín đồ. Tâm trí con người tuyệt đối vô dụng trong sự tương giao với Đức Chúa Trời; thậm chí trong sự tiếp xúc của con người với những điều thuộc thể, nó cũng chiếm một vị trí thứ yếu. Cách xư xử của tín đồ trong thế giới hoàn toàn lệ thuộc vào ân điển của Đức Chúa Trời. Ân điển nghĩa là Đức Chúa Trời làm mọi sự và con người không làm gì cả (Rô ma 11:6) Chỉ khi nào tín đồ sống bằng cách hoàn toàn lệ thuộc Đức Chúa Trời, không cho phép chính mình khởi xướng bất cứ điều gì, không cho phép tâm trí con người bước vào và thống trị, lúc đó lương tâm mới có thể làm chứng rằng chúng ta sống trong thế giới theo tính đơn nhất và thành thật của Đức Chúa Trời. Nói cách khác , lương tâm cùng công tác với trực giác. Lương tâm chỉ làm chứng và thán thành cách cư xử theo trực giác của tín đồ. Bất cứ cách cư xử nào đi ngược lại với trực giác, dù điều đó có theo sự khôn ngoan của con người đi nữa, thì cũng bị lương tâm kháng cự. Tóm lại, lương tâm không tán thành bất cứ điều gì khác hơn sự khải thị của trực giác. Trực giác dẫn dắt tín đồ và lương tâm thúc giục tín đồ vâng phục trực giác khi người ấy nghĩ đến chuyện không vâng phục sự dẫn dắt đó.
Một lương tâm không vấp phạm trước mặt Đức Chúa Trời lam chứng rằng Đức Chúa Trời đẹp lòng với tín đồ và không có sự ngăn cách nào giữa Đức Chúa Trời và tín đồ. Một lời chứng như vậy của lương tâm là điều không thể thiếu cho một nếp sống bước đi theo linh. Đây phải là mục đích của tín đồ; tín đồ không được bằng lòng khi chưa đạt đến điều này. Đây là nếp sống bình thường của một tín đồ; sứ đồ Paul đã sống một nếp sống như vậy và các tín đồ ngày nay càng phải sống một nếp sống như vậy. Enoch là người có một lương tâm không bị ô uế; vì vậy, ông biết rằng ông biết rằng ông làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Lời chứng về việc Đức Chúa Trời đẹp lòng với chúng ta có thể giúp chúng ta tiến bộ. Nhưng chúng ta phải thận trọng; nếu không, chúng ta sẽ tôn cao “bản ngã”, cho rằng chính mình có thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Mọi vinh hiển đều thuộc về Ngài. Chúng ta phải “tự khích lệ mình” để giữ cho lương tâm của mình không vấp phạm. Nếu lương tâm chúng ta thật sự không vấp phạm, chúng ta phải canh giữ, không cho xác thịt bước vào cách quỷ quyệt.
Nếu lương tâm chúng ta thường xuyên làm chứng về sự đẹp lòng Đức Chúa Trời, thì nếu chẳng may thất bại, chúng ta sẽ càng dạn dĩ tin cậy huyết của Chúa Jesus một lần nữa tẩy sạch chúng ta. Nếu ao ước có một lương tâm không vấp ngã, thì không một giây phút nào chúng ta được lìa khỏi huyết tẩy sạch chúng ta đời đời. Chúng ta không được lìa khỏi vì dù không trượt ngã trong những vấn đề lớn, nhưng chúng ta thường nhường cơ hội cho các sự vấp phạm trong lương tâm trong những vấn đề nhỏ. Vì vậy, việc xưng nhận tội lỗi và tin cậy huyết quý báu là không thể tránh khỏi. Vì bản chất tội và nhiều công tác kín giấu của nó vẫn còn bên trong chúng ta nên phải đợi đến khi sự sống thuộc linh tăng trưởng hơn chúng ta mới có thể nhận biết chúng. Đây là lý do tại sao có nhiều điều bây giờ chúng ta mới cho là sai thật, còn trước kia thì chúng ta cảm thấy không sai. Nếu không có huyết quý báu che phủ mọi sự, chúng ta sẽ không bao giờ bình an. Một khi huyết quý báu được rảy trên lương tâm chúng ta, huyết sẽ liên tục tác nhiệm ở đó bởi sự cầu thay của Chúa Jesus và sự sống đời đời Ngài đã ban cho chúng ta.
Vị sứ đồ bảo chúng ta rằng ông đã nài xin để có một lương tâm không vấp phạm trước mặt Đức Chúa Trời và con người. Hai vấn đề này, đối với Đức Chúa Trời và đối với con người, có liên hệ mật thiết với nhau. Nếu ao ước có một lương tâm không vấp phạm đối với con người, trước hết chúng ta phải có một lương tâm không vấp phạm đối với Đức Chúa Trời, vì lương tâm có sự vấp phạm trước mặt Đức Chúa Trời tự nhiên có sự vấp phạm trước mặt con người. Vì vậy, mọi tín đồ theo đuổi cách sống thuộc linh phải liên tục theo một lương tâm tốt trước mặt Đức Chúa Trời (1 Pet. 3:21). Điều này không có nghĩa là tình trạng của chúng ta trước mặt con người không quan trọng. Chúng ta không chỉ theo đuổi một lương tâm tốt trước mặt Đức Chúa Trời mà còn phải theo đuổi một lương tâm tốt đối với con người. Nhiều điều có thể được chấp nhận trước mặt Đức Chúa Trời nhưng lại không đúng đắn trước mặt con người. Chỉ có một lương tâm trong sáng trước mặt con người mới có lời chứng tốt trước mặt họ. Cho dù người ta hiểu lầm, anh em phải “có một lương tâm tốt, hầu cho trong vấn đề mà anh em bị nói nghịch, những kẻ lăng mạ cách sống tốt đẹp của anh em trong Đấng Christ có thể bị làm cho hổ thẹn” (c. 16). Một khi lương tâm không minh bạch, bất kể cách cư xử bên ngoài của anh em tốt đến đâu thì cũng vô dụng; một khi lương tâm chúng ta không có sự vấp phạm thì sự vu cáo của con người không thể gây ảnh hưởng gì.
Một lương tâm không có sự vấp phạm không chỉ có thể làm chứng cho chúng ta trước mặt con người mà còn khiến chúng ta có thể nhận các lời hứa của Đức Chúa Trời. Các tín đồ ngày nay thường phàn nàn rằng đức tin của họ quá nhỏ bé và vì vậy họ không thể có một cách sống thuộc linh trọn vẹn. Tất nhiên, có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng chẳng phải sự vấp phạm trong lương tâm chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất sao? Một lương tâm không vấp phạm và một đức tin mạnh mẽ là hai điều không thể phân rẻ. Lúc lương tâm có sự vấp phạm, đức tin lập tức bị suy yếu. Chúng ta hãy xem thể nào Kinh Thánh liên kết hai vấn đề này với nhau: “Tình yêu ra từ một tấm lòng thuần khiết, một lương tâm tốt và một đức tin không giả dối” (1 Tim. 1:5), và “giữ đức tin và một lương tâm tốt” (c. 19). Lương tâm là quan năng của đức tin. Đức Chúa Trời ghét tội lỗi nhất. Vinh hiển cao nhất của Đức Chúa Trời là sự thánh khiết vô hạn của Ngài. Sự thánh khiến của Ngài không thể dung chịu tội lỗi một giây phút nào. Nếu một tín đồ không bước theo sự hướng dẫn của lương tâm mình nhưng thích những điều không theo ý muốn của Đức Chúa Trời, người ấy sẽ lập tức đánh mất sự tương giao với Đức Chúa Trời. Có thể nói rằng mọi lời hứa thuộc linh trong Kinh Thánh mà Đức Chúa Trời ban cho các tín đồ đều có điều kiện. Không một lời hứa nào được ban cho các tín đồ để làm thỏa mãn các ý định của các xác thịt. Nếu tội và xác thịt không được cất đi thì Thánh Linh cầu nguyện sẽ không được ban cho tín đồ. Nếu lương tâm chúng ta đã kiện cáo chúng ta rồi, làm thế nào chúng ta có thể dạn dĩ đến gần Đức Chúa Trời để tìm kiếm các lời hứa của Ngài? Nếu lương tâm chúng ta không thể làm chứng rằng chúng ta sống trên đất không thể làm chứng rằng chúng ta sống trên đất theo sự thánh khiết và công nghĩa của Đức Chúa Trời, làm sao chúng ta có thể là những người cầu nguyện tìm kiếm các ân tứ miễn phí vô hạn của Đức Chúa Trời? Nếu lương tâm chúng ta quở trách chúng ta vào lúc chúng ta giơ tay mình lên với Đức Chúa Trời, thì lời cầu nguyện của chúng ta có ích gì? Tội lỗi của chúng ta phải bị từ chối và được tẩy sạch trước khi chúng ta có thể có đức tin cầu nguyện.
Lương tâm phải không có sự vấp phạm. Điều này không có nghĩa là lương tâm phải trở nên tốt hơn trước hoặc nhiều điều ác được cất đi. Không có sự vấp phạm, không có sự vấp phạm và hoàn toàn không sợ hãi trước mặt Đức Chúa Trời là các tình trạng cần thiết của lương tâm. Nếu chúng ta sẵn lòng thuận phục lương tâm và để cho lương tâm quở trách mình và nếu chúng ta hoàn toàn dâng mình cho Chúa và sẵn lòng làm mọi sự theo ý Ngài, sự dạn dĩ của chúng ta chắc chắn sẽ gia tăng, biết rằng có thể có được một lương tâm thuần khiết. Khi đó chúng ta có thể nói với Đức Chúa Trời rằng chúng ta không cầm giữ bất cứ điều gì, không có điều gì không mở ra với Ngài, không có điều gì giấu kín, và không có sự ngăn cách nào giữa chúng ta và Ngài. Trong việc sống theo linh, một tín đồ không được để cho lương tâm mình trở nên không trong sáng trong bất kỳ vấn đề nhỏ nhặt nào. Mọi điều bị lương tâm kết án phải được từ chối ngay lập tức và chúng ta phải lập tức xưng nhận. Tín đồ phải theo đuổi sự tẩy sạch của huyết ngay lập tức và không cho phép bất cứ dấu vết nào của vấn đề này còn lại. Mỗi ngày, người ấy phải theo đuổi một lương tâm luôn luôn trong sáng, vì lương tâm mà không trong sáng, dù chỉ trong một thời gian ngắn thôi, cũng khiến linh chịu nhiều tổn thất. Gương mẫu của vị sứ đồ là “luôn luôn có một lương tâm không vấp phạm”. Theo cách này, chúng ta sẽ thấy sự tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời thật sự không bị phá vỡ.
LƯƠNG TÂM VÀ TRI THỨC
Trong việc bước đi theo linh và lắng nghe tiếng nói của lương tâm, chúng ta cũng phải nhớ rằng lương tâm bị giới hạn bởi tri thức của nó. Lương tâm chúng ta là cơ quan biện biệt tốt xấu. Biện biệt nghĩa là có tri thức. Tri thức phân biệt tốt xấu thì không giống nhau giữa vòng nhiều Cơ Đốc nhân. Một số có nhiều tri thức hơn và một số có ít tri thức hơn, vì hoàn cảnh cá nhân không giống nhau và có lẽ các bài học được học cũng không tương tự nhau. Vì vậy, chúng ta không thể hành động theo tiêu chuẩn của một ai đó và chúng ta cũng không thể mong đợi người khác sống theo ánh sáng mà chúng ta có. Trong sự tương giao giữa tín đồ và Đức Chúa Trời, một tội lỗi chưa được biết đến sẽ không cản trở sự tương giao. Nếu tín đồ bước đi theo tiêu chuẩn mà người ấy đã biết: gìn giữ (vâng phục) mọi điều người ấy biết là theo ý muốn của Đức Chúa Trời và từ chối mọi điều người ấy biết là bị Đức Chúa Trời kết án thì người ấy có thể có sự tương giao trọn vẹn với Đức Chúa Trời. Một tín đồ trẻ luôn luôn nghĩ rằng tri thức của người ấy không đủ và vì vậy, người ấy không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Về một mặt, tri thức thuộc linh có giá trị rất cao, nhưng mặt khác, sự thiếu hụt tri thức không phải là sự ngăn trở trong sự tương giao với Đức Chúa Trời. Trong sự tương giao của Đức Chúa Trời với con người, Ngài quan tâm đến thái độ của chúng ta đối với ý muốn của Ngài, không quan tâm chúng ta biết ý muốn của Ngài bao nhiêu. Nếu thái độ của chúng ta là tìm kiếm ý muốn của Ngài cách thành thật và chân thật, thậm chí ao ước hết lòng gìn giữ điều đó, thì sự hiện diện của những tội lỗi mà chúng ta không biết sẽ không khiến chúng ta đánh mất sự tương giao hay có một sự tương giao giới hạn với Đức Chúa Trời. Nếu sự tương giao được quyết định theo sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, thì từ đó đến nay không một ai trong những thánh đồ thánh khiết nhất đủ tiêu chuẩn để có một sự tương giao trọn vẹn với Đức Chúa Trời thậm chí chỉ trong giây lát. Hơn nữa, tất cả họ sẽ bị đuổi khỏi mặt Đức Chúa Trời và khỏi vinh hiển của đại năng Ngài. Tội lỗi mà chúng ta không biết được che phủ dưới huyết quý báu.
Về một mặt, nếu đã biết nhưng dung dưỡng cho một tội nhỏ mà lương tâm kết án, tự phát chúng ta sẽ không có sự tương giao đầy đủ với Đức Chúa Trời. Giống như một hạt bụi nhỏ trong mắt có thể cản trở tầm nhìn và làm đau chúng ta, thì một tội lỗi mà chúng ta biết, dù nhỏ đến đâu, cũng có thể ngăn chúng ta nhìn thấy gương mặt tươi cười của Đức Chúa Trời. Một khi lương tâm có sự vấp phạm, sự tương giao cũng chịu tổn thất. Một tội lỗi cụ thể có thể còn lại trong tín đồ nhiều năm, nhưng hễ người ấy không biết gì về tội đó, thì nó vẫn không ngăn trở sự tương giao của người ấy với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ngay giây phút mà ánh sáng (tri thức) đến, lương tâm kết án. Khi đó, nếu tội đó còn lại một ngày nào nữa thì sự tương giao của ngày đó sẽ bị đánh mất. Đức Chúa Trời tương giao với chúng ta theo mức độ của lương tâm chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ rằng vì một tội lỗi cụ thể đả tồn tại nhiều năm mà không gây ngăn trở, nên nó sẽ có thể tiếp tục tồn tại và không gây tổn hại gì thì chúng ta là những người ngu dại nhất.
Lý do cho điều này là lương tâm chỉ có thể kết án theo ánh sáng mới nhất mà nó nhận được. Nó không thể kết án bất cứ tội nào mà nó không biết đó là tội lỗi . Vì có sự tiến bộ trong tri thức của tín đồ nên lương tâm cũng tiến bộ; tín đồ càng có tri thức thì càng có nhiều tội lỗi bị lương tâm kết án. Tín đồ không phải đau buồn về bất cứ điều gì người ấy không biết và người ấy cũng không cần nỗ lực làm bất cứ điều gì. Chỉ cần người ấy tuyệt đối thuận phục điều người ấy biết là đủ rồi. “Nhưng nếu chúng ta bước đi trong ánh sáng”, tức là nếu chúng ta bước đi trong ánh sáng mà chúng ta đã có, “như Ngài ở trong ánh sáng, thì chúng ta có sự tương giao với nhau và huyết của Jesus Con Ngài tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội” (mặc dù còn nhiều tội chưa biết) (1 John 1:7). Đức Chúa Trời có ánh sáng vô hạn và Đức Chúa Trời cũng bước đi theo ánh sáng vô hạn của Ngài. Ánh sáng mà chúng ta nhận được rất giới hạn, tuy nhiên chúng ta cũng phải bước đi theo ánh sáng này. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể có sự tương giao với Đức Chúa Trời và chỉ khi đó huyết của Con Ngài mới tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi của mình. Chúng ta vẫn có nhiều tội lỗi chưa được cất đi, nhưng nếu chúng ta không biết đến chúng và ánh sáng chưa chiếu sáng thì chúng ta vẫn có thể có sự tương giao đầy đủ với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhớ rằng mặc dù lương tâm rất trọng yếu nhưng lương tâm không phải là thước đo cho sự thánh khiết của chúng ta vì cớ tri thức. Đấng Christ là tiêu chuẩn duy nhất cho sự thánh khiết của chúng ta. Nhưng trong sự tương giao của chúng ta với Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời dùng việc có một lương tâm không vấp phạm làm điều kiện cho sự tương giao của Ngài với chúng ta. Vì vậy, sau khi chúng ta hoàn toàn thuận phục sự hướng dẫn của lương tâm, chúng ta đừng bao giờ, dù chỉ trong giây phút, nghĩ rằng mình đã “hoàn hảo” rồi. Một lương tâm tốt chỉ nói lên rằng theo những gì chúng ta biết, chúng ta đã đạt đến những điều nên đạt đến hiện nay.
Do đó, khi tri thức Kinh Thánh chúng ta gia tăng và kinh nghiệm Thánh Linh của chúng ta tăng trưởng, tiêu chuẩn cho cách cư xử của chúng ta cũng theo đó gia tăng. Trong sự gia tăng ánh sáng từng chút một, cách cư xử của chúng ta phải dần trở nên thánh khiết hơn vì lương tâm chúng ta được bảo tồn không có sự vấp phạm. Một khi chúng ta có thêm một năm tri thức và kinh nghiệm, lương tâm chúng ta sẽ kiện cáo chúng ta nếu cách cư xử của chúng ta vẫn y như năm trước. Trong năm trước, Đức Chúa Trời không cắt đứt sự tương giao của Ngài với chúng ta, vì chúng ta không biết các sự vi phạm của mình. Nhưng một khi chúng ta đã có tri thức về các sự vi phạm đó thì sự tương giao với Đức Chúa Trời sẽ bị đánh mất nếu chúng ta không từ bỏ những điều đó. Lương tâm mà Đức Chúa Trời ban cho các tín đồ là tiêu chuẩn hiện tại cho sự thánh khiết của họ. Nếu tín đồ vi phạm tiêu chuẩn, họ sẽ bị xem là đã phạm tội.
Chúa vẫn có nhiều điều để nói với chúng ta, nhưng vì sự thiếu trưởng thành trong sự hiểu biết thuộc linh của chúng ta, Ngài vẫn phải chờ đợi. Đức Chúa Trời xử lý con cái Ngài theo tình trạng cá nhân của họ. Một số người xem một số vấn đề là hết sức độc ác và tội lỗi, nhưng những người khác có thể không cảm thấy như vậy. Đây là do các sự khác biệt trong tri thức của lương tâm họ. Vì vậy, chúng ta đừng chỉ trích nhau. Chỉ có Đức Chúa Trời Cha mới biết cách xử lý con cái Ngài. Chắc chắn Ngài không đòi hỏi “các con bé nhỏ” của Ngài có sức lực của “những chàng trai trẻ”, hoặc “những chàng trai trẻ” có các kinh nghiệm của “những người cha”. Tuy nhiên, Ngài mong đợi tất cả con cái Ngài thuận phục Ngài theo điều họ đã biết. Nếu chúng ta biết chắc – điều này không dễ - rằng Đức Chúa Trời đã phát ngôn với lương tâm của anh em chúng ta về một vấn đề nào đó, và người ấy không vâng phục, thì chúng ta có thể thúc giục người ấy. Nhưng chúng ta đừng bao giờ ép buộc anh em mình bước theo cảm nhận của lương tâm chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời tuyệt đối thánh khiết không từ chối chúng ta vì các việc làm sai trái mà trước đây chúng ta không biết thì làm sao chúng ta có thể xét đoán anh em mình, vốn chỉ sở hữu tri thức mà chúng ta đã có năm ngoái, theo mức độ hiện tại cũa chúng ta?
Thật ra, nếu là những người giúp đỡ, chúng ta không cần phải nhiều lần thúc ép họ vâng phục mỗi điểm nhỏ. Chúng ta chỉ cần nài khuyên họ. Nếu họ đầu phục Đức Chúa Trời thì mỗi khi Thánh Linh chiếu sáng họ trên bất cứ điều gì được ký thuật rõ trong Kinh Thánh, họ sẽ vâng phục. Nếu ý muốn được bắt buộc, thì bất cứ lúc nào lương tâm nhận được ánh sáng, tín đồ sẽ bước đi theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta không cần phải cố gắng sử dụng sức lực của hồn để hiểu biết nhiều lẽ thật trong khi chưa đến thời điểm. Hễ chúng ta sẵn lòng nghe sự phát ngôn hiện tại của Đức Chúa Trời là tốt rồi. Nếu trong trực giác, Thánh Linh muốn dẫn dắt chúng ta nghiên cứu một số lẽ thật thì chúng ta đừng do dự vâng theo; nếu không, chúng ta sẽ hạ thấp tiêu chuẩn về sự thánh khiết của mình và trở nên tự mãn. Tóm lại, nếu chúng ta sẵn lòng chuyển động theo linh mình thì sẽ không có nan đề gì.
SỰ YẾU ĐUỐI CỦA LƯƠNG TÂM
Chúng ta đã nói rõ rằng Đấng Christ là tiêu chuẩn của sự thánh khiết cho đời sống chúng ta. Mặc dù lương tâm là quan trọng nhưng nó không phải là tiêu chuẩn. Đồng thời, mặc dù lương tâm không phải là tiêu chuẩn của sự thánh khiết, nhưng nó là tiêu chuẩn làm chứng chúng ta có làm đẹp lòng Đức Chúa Trời trong cách sống hằng ngày của mình không. Nói cách khác, lương tâm là tiêu chuẩn cho mức độ thánh khiết hiện tại của chúng ta. Nếu có thể sống mỗi ngày theo sự dẫn dắt của lương tâm thì chúng ta đã đạt đến mức độ mà hiện nay chúng ta phải đạt đến. Nếu duy trì một lương tâm tốt, chúng ta sẽ không bị rớt lại đằng sau trong hành trình thuộc linh của mình. Do đó, trên con đường bước đi theo linh hằng ngày của chúng ta, lương tâm là nhân tố rất thiết yếu. Trong bất cứ điều gì lương tâm chúng ta dẫn dắt, nếu không vâng phục, chúng ta sẽ bị quở trách, đánh mất sự bình an, và tạm thời bị cắt đứt khỏi Đức Chúa Trời trong sự tương giao của mình. Chắc chắn là chúng ta phải hoàn toàn bước đi theo linh qua mọi sự dẫn dắt của lương tâm. Nhưng sự dẫn dắt của lương tâm có hoàn toàn không? Đây vẫn còn là một nghi vấn.
Chúng ta biết rằng lương tâm được kiểm soát bởi tri thức. Lương tâm chỉ có thể hướng dẫn người ta theo những gì nó biết. Khi đó, nếu con người không vâng phục, lương tâm sẽ kết án. Lương tâm không kết án một điều gì đó mà nó không biết. Vì vậy, nếu chúng ta so sánh tiêu chuẩn của lương tâm với tiêu chuẩn sự thánh khiết của Đức Chúa Trời thì tiêu chuẩn của lương tâm thấp hơn rất nhiều. Lương tâm có ít nhất hai sự thiếu hụt. Thứ nhất, như chúng ta đã nói trước đây, đó là sự giới hạn trong tri thức của lương tâm; lương tâm chỉ có thể kết án những việc làm sai trái mà nó biết. Cho nên, vì lương tâm chúng ta không sở hữu một loại tri thức nào đó nên chúng ta để cho nhiều điều không theo ý muốn của Đức Chúa Trời tồn tại trong đời sống chúng ta. Đức Chúa Trời và các tín đồ trưởng thành hơn chúng ta đều biết rằng chúng ta có nhiều sự thiếu hụt. Nhưng vì chúng ta chưa nhận được ánh sáng nên các sự thiếu hụt này vẫn còn. Đây không phải là một khuyết điểm lớn sao? Tuy nhiên, điều này được cho phép vì Đức Chúa Trời không kết án những gì chúng ta không biết. Mặc dù chúng ta có lỗi lầm nhưng Đức Chúa Trời vẫn đẹp lòng và Ngài tương giao với chúng ta, vì chúng ta đã hành động theo sự dẫn dắt của lương tâm.
Vẫn còn một khuyết điểm thứ hai có thể ngăn trở sự tương giao của tín đồ với Đức Chúa Trời. Một lượng tri thức ít ỏi không chỉ dẫn dắt tín đồ kết án một điều gì đó nên kết án, mà còn có thể dẫn dắt người ấy kết án một điều gì đó không nên kết án. Vậy thì chúng ta phải nói gì? Lương tâm dẫn dắt sai sao? Không, sự dẫn dắt của lương tâm không thể sai và phải được tín đồ vâng phục. Nhưng dung lượng hay mức độ tri thức thì khác biệt. Do tín đồ thiếu tri thức nên có nhiều điều người ấy sẽ được phép làm khi sở hữu nhiều tri thức hơn, nhưng bây giờ thì không được phép vì thiếu tri thức. Nếu người ấy làm những điều đó thì lương tâm sẽ kết án, và người ấy sẽ phạm tội, Đây là sự non trẻ của tín đồ. Điều này nghĩa là nhiều điều hoàn toàn được phép đối với những người cha vì họ có tri thức, kinh nghiệm và vị trí. Nhưng nếu con cái làm điều người cha làm thì chắc chắn điều đó không được phép do chúng thiếu tri thức, kinh nghiệm và vị trí. Không phải là có hai tiêu chuẩn đúng sai, mà là tiêu chuẩn đúng sai theo vị trí của mỗi người không thể không khác nhau. Điều này đúng trong những điều thuộc linh cũng như trong những điều thuộc thể. Nhiều điều, khi được thực hiện bởi tín đồ trưởng thành, là hoàn toàn theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, nếu một tín đồ trẻ bước theo và làm cùng một điều thì đối với người ấy đó là tội lỗi.
Lý do cho điều này thì không gì khác hơn là các sự khác biệt trong mức độ tri thức của lương tâm. Nếu theo lương tâm của một tín đồ, một điều gì đó được cho phép và người ấy làm thì người ấy đang làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhưng nếu lương tâm của một tín đồ khác không cho phép điều đó thì người ấy sẽ phạm tội nếu người ấy làm. Như chúng ta đã nói trước đây, điều này không có ý nghĩa là ý muốn cao nhất của Đức Chúa Trời khác nhau, nhưng Đức Chúa Trời dẫn dắt mỗi người theo vị trí của họ. Một người có tri thức thì sẽ có lương tâm mạnh mẽ hơn; cho nên, người ấy có nhiều sự tự do hơn. Một người không có tri thức thì yếu đuối hơn; cho nên, người ấy bị giới hạn hơn.
Vấn đề này được vị sứ đồ dạy dỗ cách sáng tỏ trong 1 Corinth. Vào lúc đó, các tín đồ tại Corinth có nhiều sự hiểu lầm về vấn đề ăn của cúng thần tượng. Một số người nghĩ rằng các thần tượng không là gì cả và có thể ăn thức ăn dù nó có được dâng cho các thần tượng hay không, vì Đức Chúa Trời là duy nhất và không có thần nào khác (8:4). Những người khác, trước khi là tín đồ, đã là những người thờ thần tượng. Vì vậy, khi họ thấy rằng thức ăn họ đang ăn được dâng cho các thần tượng, họ không thể không nhớ lại quá khứ. Cho nên, lương tâm họ không bình an. Khi ăn, họ bị ô uế vì lương tâm họ yếu đuối (c. 7). Vị sứ đồ hiểu rằng sự khác biệt này là do sự khác biệt về tri thức (c. 7). Người trước, vì có tri thức, nên không bị lương tâm quở trách; vì vậy, sau khi ăn, họ không phạm lội. Người sau, do thiếu tri thức, nên không bình an trong lương tâm; vì vậy, việc ăn của họ trở nên tội lỗi. Từ điều này, chúng ta thấy rằng tri thức rất quan trọng. Đôi khi tri thức càng nhiều càng có thể khiến lương tâm kết án nhiều hơn, nhưng cũng có thể khiến lương tâm có ít sự kết án hơn.
Vì vậy, trong các vấn đề tương tự về hình bóng của những điều sắp đến, chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta thêm tri thức để chúng ta không bị cột trói cách vô lý. Tuy nhiên, một tri thức như vậy phải được gìn giữ trong một tấm lòng khiêm nhường; nếu không, chúng ta sẽ rơi vào trong xác thịt giống như các tín đồ Corinth. Nếu tri thức của chúng ta không thích đáng và lương tâm vẫn quờ trách, chúng ta vẫn phải vâng phục tiếng nói của lương tâm bất kể chúng ta phải trả giá cao bao nhiêu. Chúng ta đừng nghĩ rằng vì điều này không sai trật theo tiêu chuẩn cao nhất nên chúng ta không cần quan tâm đến lương tâm và có thể làm điều đó. Chúng ta phải nhớ rằng lương tâm là tiêu chuẩn hiện tại cho sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải vâng phục; không vâng phục là tội lỗi. Điều gì lương tâm chúng ta kết án chắc chắn Đức Chúa Trời cũng kết án.
Chúng ta đã nói về những điều bên ngoài như thức ăn. Về những điều thuộc linh hơn, bất kể chúng ta sở hữu bao nhiêu tri thức, vẫn không thể có sự khác biệt về sự tự do hay sự cột trói đối với chúng ta. Những điều được nói đến ở đây liên quann đến những điều bên ngoài của xác thịt. Đức Chúa Trời đối xử với con cái Ngài theo độ tuổi của họ. Đối với các tín đồ non trẻ, Đức Chúa Trời rất quan tâm đến những vấn đề bên ngoài như ăn, mặc và…v….v.. Vì Đức Chúa Trời muốn đặt các hành vi độc ác của thân thể họ vào chỗ chết. Nếu các tín đồ trẻ có lòng bước theo Chúa, họ sẽ thấy rằng Chúa thường khiến họ chinh phục những điều này qua lương tâm của linh. Những người có kinh nghiệm hơn trong Chúa, vì họ biết cách thuận phục Chúa nên dường như có nhiều sự tự do trong lương tâm hơn.
Tuy nhiên, các tín đồ trưởng thành hơn có một hiểm họa lớn trong vấn đề này; lương tâm họ có thể quá mạnh mẽ và có thể trở nên lạnh lẽo và cứng cõi. Các tín đồ non trẻ hết lòng tìm kiếm Chúa sẽ thuận phục Chúa trong nhiều điều vì lương tâm và trực giác của họ nhạy bén và họ dễ dàng được Thánh Linh chuyển động. Các tín đồ trưởng thành hơn có thể trở nên lạnh lẽo và cứng cỏi trong lương tâm mình vì quá nhiều tri thức khiến tâm trí họ quá phát triển; cho nên, họ đánh mất sự nhạy bén trong trực giác. Họ làm mọi sự theo tri thức của tâm trí, Thánh Linh dường như không thể chuyển động họ. Đây là một vết thương chí tử đối với sự sống thuộc linh. Nó khiến cho sự sống của tín đồ mất đi tính tươi mới; mọi sự đều cũ kỹ. Bất kể có bao tri thức, chúng ta cũng không được bước theo tri thức nhưng phải bước theo trực giác của linh (lương tâm). Nếu chúng ta không quan tâm đến sự kết án của lương tâm qua trực giác mà chỉ dùng tri thức của mình làm tiêu chuẩn cho cách cư xử của chúng ta thì chúng ta sẽ bước đi theo xác thịt. Nhiều lần, theo lẽ thật mà chúng ta biết, chúng ta được phép làm một điều gì đó. Nhưng chẳng phải lương tâm chúng ta không yên nghỉ nếu chúng ta cứ tiến tới và làm điều đó sao? Nếu lương tâm kết án một vấn đề nào đó, thì điều đó vẫn không phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời, dù theo tri thức của tâm trí, vấn đề đó là tốt lành. Chúng ta thường thu đoạt tri thức của tâm trí và đó không phải là sự khải thị của trực giác. Vì vậy, sự dẫn dắt của lương tâm có thể mâu thuẫn với tri thức.
Vị sứ đồ cho rằng nếu một tín đồ không quan tâm đến sự quở trách của lương tâm yếu đuối nhưng thay vì vậy cứ bước đi theo tri thức của tâm trí, thì sự sống thuộc linh của người ấy sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. “Vì nếu ai thấy anh em là người có tri thức ngồi dựa nơi bàn trong Chùa miễu thì lương tâm kẻ ấy, nếu yếu đuối, chẳng phải sẽ cả gan mà ăn của cúng thần tượng sao? Nên kẻ yếu đuối mà đang bị phá hủy bởi sự tri thức của anh em, là một anh em mà Đấng Christ đã chết cho” (1 Cor 8:10-11). Điều này bàn đến các tín đồ có tri thức và những người không có tri thức. Nếu một tín đồ không có tri thức nhìn thấy một người có tri thức ăn của cúng thần tượng thì người ấy sẽ lập luận rằng nếu tín đồ khác ăn được thì mình cũng ăn được. Người ấy sẽ không quan tâm đến tiếng nói của lương tâm mình và sẽ ăn. Điều này khiến cho tín đồ đó sa ngã. Đây là ý nghĩa của các câu này. Một tín đồ không có tri thức chỉ có thể dùng tâm trí để hiểu biết tri thức mà anh em mình sở hữu. Nếu người ấy bước đi theo tri thức này, bỏ lở lương tâm của mình, người ấy sẽ sa ngã. Nguyện chúng ta luôn luôn nhớ rằng chúng ta không được bước đi theo tri thức mà chúng ta có, dù chỉ trong thời gian ngắn. Tất cả các tín đồ, bất kể tri thức của họ, phải bước đi theo trực giác và lương tâm của linh. Tri thức của họ có thể ảnh hưởng đến lương tâm, nhưng họ phải trực tiếp bước theo một mình lương tâm mà thôi. Đối với cách cư xử của các tín đồ, Đức Chúa Trời quan tâm đến sự thuận phục của họ đối với ý muốn Ngài nhiều hơn là cách cư xử tốt của họ. Việc lắng nghe tiếng nói của lương tâm bảo đảm rằng sự hiến dâng và vâng phục của chúng ta là thật. Qua lương tâm, Đức Chúa Trời quan sát xem sự ưu tiên của chúng ta có phải là thuận phục Ngài không, hay chúng ta có các động cơ khác.
Có một vấn đề khác mà một tín đồ phải chú ý đến. Người ấy phải cẩn thận để không cho phép lương tâm mình bị bao vây. Nhiều lần, lương tâm chúng ta đánh mất sự tác nhiệm bình thường vì bị bao vây. Lương tâm chúng ta trở nên lạnh lẽo vì lương tâm của những người xung quanh, chúng ta lạnh lẽo và cứng cỏi vỉ các lập luận, lời nói, sự dạy dỗ, khích lệ, gương mẫu và rào cản của họ tác động đến chúng ta. Chúng ta phải đề phòng những người dạy dỗ có lương tâm lạnh lẽo và cứng cỏi. Chúng ta phải canh chừng bất cứ lương tâm nhân tạo nào; lương tâm mà người khác tạo ra cho chúng ta phải được từ chối. Lương tâm chúng ta phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước mặt Đức Chúa Trời trong mỗi một vấn đề. Chúng ta phải biết ý muốn của Đức Chúa Trời và chúng ta phải chịu trách nhiệm gìn giữ điều đó. Nếu không quan tâm đến lương tâm của chính mình và bước theo lương tâm của người khác, chúng ta sẽ thất bại.
Nói tóm lại, lương tâm của tín đồ là một quan năng quan trọng của tâm linh. Tín đồ phải hoàn toàn bước theo sự dẫn dắt của lương tâm. Mặc dù lương tâm bị ảnh hưởng bởi tri thức nhưng mọi sự phát ngôn của lương tâm đều đại diện cho ý muốn cao nhất của Đức Chúa Trời đối với chúng ta ngay lúc ấy. Chỉ cần đạt đến đỉnh cao nhất mà chúng ta phải đạt đến ngày hôm nay là đủ rồi. Chúng ta không cần lo về mọi điều khác. Chúng ta phải luôn luôn giữ cho lương tâm của mình lành mạnh và không để cho một tội lỗi nào làm tổn hại khả năng lĩnh hội của lương tâm. Một khi chúng ta trở nên lạnh lẻo và cứng cỏi thì không điều gì có thể chuyển động chúng ta. Khi đó, chúng ta phải biết rằng chúng ta đã sa ngã sâu vào trong xác thịt. Mọi tri thức Kinh Thánh của chúng ta sẽ được giữ trong tâm trí của xác thịt và không có quyền năng sống động. Chúng ta phải luôn luôn bước đi theo trực giác của linh và được đổ đầy bằng Thánh Linh hầu cho khả năng lĩnh hội của lương tâm ngày càng trở nên nhạy bén hơn. Khi đó, thậm chí mọi vấn đề nhỏ không đúng đắn với Đức Chúa Trời cũng có thể bị phát hiện và được ăn năn. Đừng chỉ lao tác trong tâm trí và quên đi trực giác của lương tâm. Sự tăng trưởng của tầm vóc thuộc linh bảo đảm gia tăng sự nhạy bén của lương tâm. Vì vậy, nhiều người không sở hữu bất kỳ sự sống động nào ngày nay là họ đã không quan tâm đến lương tâm mình, nhưng chỉ giữ tri thức chết chóc trong tâm trí. Chúng ta phải thức canh mỗi ngày và đừng rơi vào trong sự tự mãn. Đừng sợ việc mình dễ cảm động. Nếu đó là sự cảm động của lương tâm thì chúng ta phải sợ rằng chúng ta quá ít cảm động, chứ không phải quá nhiều. Lương tâm là chiếc phanh của Đức Chúa Trời. Lương tâm cho chúng ta biết phần nào gặp rắc rối và phải được sửa chữa trước khi tiến lên. Nếu sẵn lòng lắng nghe, chúng ta sẽ tránh được nhiều công tác giật đổ về phía sau.
(Người Thuộc Linh)