amoxil rash
buy amoxicillin for strep throat
zatextile.com buy amoxicillin for chickens
CHƯƠNG HAI
NGƯỜI THUỘC LINH
Một tín đồ được tái sanh, với linh được làm cho sống động và Thánh Linh nội cư bên trong, có thể vẫn còn là một tín đồ đầy xác thịt hoặc thuộc xác thịt, và linh người ấy có thể vẫn bị hồn hoặc thân thể đàn áp. Có một lối mòn cụ thể mà một tín đồ được tái sanh phải nhận lấy cách cụ thể để thành công trong việc trở nên thuộc linh
Nói cách ngắn gọn, ít nhất có thể có hai sự thay đổi lớn trong nếp sống của một con người– thay đổi từ một tội nhân bị diệt vong trở thành một tín đồ được cứu và thay đổi từ một tín đồ thuộc xác thịt thành một người thuộc linh. Thật ra, giống như một tội nhân có thể trở nên một tín đồ thì một tín đồ thuộc xác thịt cũng có thể trở nên người thuộc linh. Đức Chúa Trời có thể khiến cho một tội nhân trở nên tín đồ và có sự sống Ngài; Đức Chúa Trời cũng có thể khiến cho một tín đồ thuộc xác thịt trở nên một tín đồ thuộc linh và có sự sống Ngài dư dật hơn. Khi một người tin vào Đấng Christ, người ấy trở nên một tín đồ được tái sanh; khi vâng phục Thánh Linh, người ấy trở nên một tín đồ thuộc linh. Khi một người có mối liên hệ bình thường với Đấng Christ, người ấy trở nên Cơ Đốc nhân; và khi một người có một mối liên hệ bình thường với Thánh Linh, người ấy trở nên người thuộc linh
Chỉ có Thánh Linh mới có thể làm cho một tín đồ trở nên thuộc linh. Công tác của Thánh Linh là làm cho con người trở nên thuộc linh. Trong sự sắp xếp đường lối cứu chuộc của Đức Chúa Trời, về phương diện tiêu cực, thập tự giá thực hiện công tác phá hủy, phá hủy mọi điều ra từ Adam. Về phương diện tích cực, Thánh Linh thực hiện công tác xây dựng, xây dựng mọi điều ra từ Đấng Christ. Thập tự giá khiến các tín đồ có thể trở nên thuộc linh và Thánh Linh làm cho các tín đồ trở nên thuộc linh. Thánh Linh làm vững mạnh nhân linh để Ngài có thể cai trị toàn bản thể. Vì vậy, nếu chúng ta theo đuổi việc trở nên thuộc linh, chúng ta không được quên Thánh Linh và không được đặt thập tự giá qua một bên, vì thập tự giá và Thánh Linh công tác như tay trái và tay phải vậy. Không thể thiếu điều nào và không một điều nào trong hai điều này công tác cách độc lập. Thập tự giá luôn hướng dẫn con người đến Thánh Linh và Thánh Linh luôn hướng dẫn con người đến thập tự giá. Một tín đồ thuộc linh phải có các kinh nghiệm trong linh mình với Thánh Linh. Nếu muốn trở nên một người thuộc linh, người ấy phải có nhiều bước kinh nghiệm. Chú ý đến các bước này không nhất thiết là phải đi từ bước một đến bước hai, rồi từ bước hai đến bước ba. Tuy nhiên, khi được viết ra thì chúng phải được viết theo thứ tự, mặc dù trong kinh nghiệm thực tế, chúng thường diễn ra cùng một lúc.
Mặc dù có nhiều điều chúng ta muốn đề cập đến về cách các tín đồ diễn tiến để trở nên người thuộc linh, nhưng các tín đồ cũng đừng quên các sự dạy dỗ trước đó (Phần Hai, các Chương Bốn và Năm). Các tín đồ phải biết rằng điều ngăn trở một người trở nên thuộc linh là xác thịt. Vì vậy, nếu một tín đồ có thể nhận lấy thái độ dứt khoát mà người ấy phải có đối với xác thịt thì người ấy sẽ dễ dàng tiến bộ. Điều lạ lùng là một người càng thuộc linh thì người ấy càng nhận biết và khám phá ra xác thịt. Nếu một người không nhận biết xác thịt thì người ấy không thuộc linh. Mọi điều được đề cập đến trước đây về xác thịt (Phần Hai, Chương Năm) là nền tảng để một người theo đuổi việc trở nên thuộc linh và không ai được xao lãng. Nếu chúng ta không chý ý đến xác thịt thì dù có thể có loại tiến bộ gì đi nữa, thì điều đó cũng là vô ích, nông cạn và hão huyền. Thật ra, một khi tín đồ biết cách phủ nhận xác thịt và các hoạt động, khả năng và ý kiến của nó trong mọi điều thì chúng ta có thể nói rằng người này thuộc linh. Nhưng chúng ta cũng sẽ đề cập đến một điều gì đó tích cực trực tiếp liên hệ đến linh.
SỰ PHÂN CHIA LINH VÀ HỒN
(SO VỚI PHẦN BA, CHƯƠNG NĂM,
“PHẦN CHIA LINH VÀ HỒN”)
Ý chính của Hebrew 4:12 là chúng ta đang sống theo sự hướng dẫn của trực giác trong linh mình hay đang sống dưới sự ảnh hưởng của các điều thích và không thích thiên nhiên (thuộc hồn) của mình. Lời Đức Chúa Trời sẽ thẩm phán chúng ta về nhiều vấn đề như vậy, cho chúng ta thấy điều gì thuộc về linh và điều gì thuộc về hồn. Chỉ có lời sắc bén của Đức Chúa Trời mới có thể biện biệt rõ nguồn của cách sống chúng ta. Giống như dao của con người có thể phân chia xương và tủy thì lời Đức Chúa Trời cũng có thể phân chia linh và hồn bị gắn chặt nhất. Sự phân chia này ban đầu chỉ là tri thức và về sau phải trở nên kinh nghiệm. Thật ra, các tín đồ có thể nhận biết thể nào linh và hồn được phân chia chỉ bởi kinh nghiệm. Tín đồ phải kinh nghiệm việc để cho Chúa phân chia hồn và linh của mình. Người ấy không chỉ phải ao ước, theo đuổi, dâng mình, cầu nguyện và để cho Thánh Linh và thập tự giá công tác bên trong mình mà còn phải có được và sở hữu loại kinh nghiệm này. Trong thực tế, linh của một tín đồ phải được giải phóng khỏi sự bao bọc của hồn. Hồn và linh phải được phân chia rõ ràng, giống như linh và hồn của Chúa Jesus không hề bị pha trộn vậy. Linh của trực giác phải hoàn toàn được tự do để làm nơi cư trú và văn phòng duy nhất của Thánh Linh và không để cho hồn (tức là tâm trí và tình cảm) có một chút ảnh hưởng nào. Linh phải được tự do khỏi mọi sự vướng bận của hồn.
Công tác của thập tự giá trên sự sống – hồn phải rất thực tế, và sự giới hạn mà thập tự giá đặt trên sự sống hồn phải rất xác định. Sự sống – hồn phải chịu tổn thất trong kinh nghiệm. Quan năng của hồn phải giữ đúng vị trí ở dưới sự cai trị của linh.
Một tín đồ phải có các kinh nghiệm về việc hồn và linh được phân chia đến mức linh không còn bị hồn bao vây nữa. Chỉ khi ấy, người ấy mới có thể trở nên một tín đồ thuộc linh. Một tín đồ thuộc linh khác với người khác trong việc toàn bản thể của người ấy được cai trị bởi linh. Sự cai trị của linh không chỉ là sự cai trị của Thánh Linh trên hồn và thân thể. Linh của một tín đồ chỗi dậy để làm đầu của toàn bản thể người ấy bởi công tác của Thánh Linh qua thập tự giá; thay vì bị hồn và thân thể cai trị, linh có sức lực để hoàn toàn kiểm soát hồn và thân thể.
Sự phân chia hồn và linh là công tác không thể thiếu về phương diện tiêu cực để một tín đồ bước vào trong nếp sống thuộc linh. Đây là sự chuẩn bị thuộc linh. Nếu không có điều này, tín đồ sẽ luôn bị tác động bởi hồn, và linh với hồn sẽ thường bị pha trộn trong cách sống của người ấy. Có lúc người ấy có cách sống thuộc linh nhưng có lúc người ấy sống bởi sự sống thiên nhiên. Sự biểu hiện của sự sống không thuần khiết. Sự pha trộn giữa linh và hồn là nguyên tắc sống của một tín đồ không có nếp sống thuộc linh thuần khiết. Điều này giữ tín đồ lại trong vị trí thuộc hồn. Nếp sống của chính người ấy sẽ chịu tổn thất và Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ không thể sử dụng người ấy để thực hiện công tác quan trọng.
Nếu có một sự phân chia đích thực cho linh và hồn của tín đồ và người ấy bước đi theo linh, không theo hồn, thì mỗi khi hồn người ấy phản ứng, người ấy sẽ lập tức cảm thức điều đó, như thể người ấy đang bị làm cho ô uế, và tranh đấu để phá vỡ quyền năng và tầm ảnh hưởng của hồn. Sự sống thiên nhiên thật sự là ô uế và có thể làm ô uế linh. Sau khi phân chia linh và hồn, trực giác của linh sẽ rất nhạy bén. Mỗi khi hồn hành động, nó sẽ lập tức chịu đau đớn và bị kháng cự. Thậm chí khi người khác hành động trong hồn, điều đó lập tức gây cảm giác khó chịu. Thậm chí khi điều đó là đối tượng của tình yêu hoặc tình cảm thuộc hồn của người khác, họ vẫn cảm thấy khó chịu dường như không thể chịu nổi. Chỉ khi việc phân chia linh và hồn của tín đồ nên rất thực tế thì người ấy mới có các cảm nhận và trực giác tinh sạch đích thực. Chỉ khi đó người ấy mới có sự hiểu biết thật về ý nghĩa của việc trở nên “tinh sạch”. Chỉ khi đó người ấy mới biết rằng không chỉ những điều tội lỗi làm ô uế mà mọi sự thiên nhiên đều làm ô uế và cũng phải bị từ chối. Người ấy nhận biết và cảm nhận trong trực giác của linh rằng mọi sự tiếp xúc với những điều thuộc hồn – bất kể là của chính người ấy hay của người khác – đều làm ô uế và phải được tẩy sạch ngay lập tức.
TRI THỨC VỀ VIỆC ĐƯỢC KẾT HIỆP
VỚI CHÚA NHƯ MỘT LINH
Paul nói: “Ai được kết hiệp với Chúa là một linh” (1 Cor 6:17), không phải một hồn. Chúa phục sinh là Linh ban sự sống (1 Cor.15:45); vì vậy, mối liên hiệp của Ngài với các tín đồ là mối liên hiệp của Ngài với linh của các tín đồ. Hồn chỉ là nhân cách của một người và là thiên nhiên; nó chỉ nên được dùng như một chiếc bình để biểu hiện các kết quả của mối liên hiệp giữa Chúa với linh của tín đồ. Trong hồn của các tín đồ, không có điều gì tương xứng với bản chất của sự sống Chúa; chỉ có linh mới có thể có một mối liên hiệp như vậy. Vì mối liên hiệp đó là một mối liên hiệp của linh nên không có chỗ cho hồn. Nếu hồn và linh vẫn còn bị pha trộn thì điều đó sẽ làm cho mối liên hiệp không thuần khiết. Chỉ cần cách sống của chúng ta còn có bất cứ dấu vết nào của việc bước đi theo các ý tưởng của mình, có ý kiến riêng của mình trong bất cứ điều gì hoặc có cảm xúc bị khuấy động theo bất cứ cách nào, thì cũng đủ để làm suy yếu mối liên hiệp này trong kinh nghiệm của chúng ta. Chỉ có những điều có bản chất tương tự mới có thể có một mối liên hiệp ăn khớp. Sự pha trộn sẽ không tạo nên một mối liên hiệp như vậy. Giống như Linh của Đức Chúa Trời là thuần khiết và không có bất cứ dấu vết nào của sự pha trộn thì linh chúng ta cũng phải thuần khiết để có thể có một mối liên hiệp chân thật và thực tế. Nếu tín đồ không sẵn lòng buông bỏ các ý tưởng riêng kỳ diệu của mình, không sẵn lòng từ bỏ các sở thích riêng của mình và không sẵn lòng đặt qua một bên các ý kiến riêng của mình để vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời thì sẽ không biểu hiện mối liên hiệp này trong kinh thánh. Đây là mối liên hiệp của linh; bất cứ điều gì của hồn đều không thể được phép pha trộn vào.
Mối liên hiệp này ra từ đâu? Nó ra từ sự chết và sự phục sinh với Chúa. “Vì nếu chúng ta được chôn với Ngài trong hình trạng của sự chết thì chúng ta cũng thật sự ở trong hình trạng của sự phục sinh Ngài” (Rô ma 6:5). Câu này giải thích ý nghĩa của việc chúng ta được kết hiệp với Chúa, là được kết hiệp với sự chết và sự phục sinh của Ngài. Được kết hiệp với Chúa trong sự chết và sự phục sinh nghĩa là gì? Điều đó đơn giản nghĩa là chúng ta hoàn toàn làm một với Chúa. Chúng ta chấp nhận sự chết của Ngài làm sự chết của chúng ta và việc kết hiệp với Ngài trong sự chết như khởi đầu của việc chúng ta được kết hiệp với Ngài. Vì đã chết với Ngài nên chúng ta cũng chấp nhận sự phục sinh của Ngài như sự phục sinh của chúng ta. Nếu chấp nhận như vậy bởi đức tin, chúng ta sẽ đứng cùng với Ngài trong vị trí phục sinh trong kinh nghiệm. Chúa Jesus được phục sinh theo Linh của sự thánh khiết (Rô ma 1:4) và được làm cho sống trong tâm linh Ngài (1 Pet 3:18) Vì vậy, khi được kết hiệp với Ngài trong sự phục sinh, chúng ta được kết hiệp với Ngài trong Linh của sự phục sinh Ngài. Điều này rất rõ ràng. Chúng ta chết đối với mọi sự thuộc về chính mình và chống đối với Linh Ngài. Đó là ý nghĩa ở đây. Mọi điều được hoàn thành qua sự vận dụng đức tin (xem Phần Ba, Chương Một, “Phương Cách để Được Giải Phóng Khỏi Tội lỗi”). Khi chúng ta được kết hiệp với sự chết Ngài, đánh mất mọi điều tội lỗi và thiên nhiên, và được kết hiệp với Chúa trong sự sống phục sinh, linh chúng ta sẽ được kết hiệp với Chúa để làm một linh. Rô ma 7:4 và 6 nói: “Anh em cũng được làm cho chết đối với luật pháp qua thân thể của Đấng Christ hầu cho anh em có thể được kết nối với người khác, Đấng đã sống lại từ kẻ chết…để phục vụ trong sự mới mẻ của linh”. Chúng ta đã được kết hiệp với Đấng Christ bởi sự chết của Đấng Christ và chúng ta cũng được kết hiệp với sự sống phục sinh của Ngài. Kết quả của loại liên hiệp này là chúng ta phục vụ trong sự mới mẻ của linh, mà không có bất cứ sự pha trộn nào.
Thật kỳ diệu biết bao! Thập tự giá là nền tảng của mọi sự. Mục đích và kết quả công tác của thập tự giá là linh của một tín đồ sẽ được kết hiệp với Chúa phục sinh như một linh. Thập tự giá phải công tác sâu xa về mặt tiêu cực, về phương diện phá hủy, để làm cho tón đồ đánh mất mọi điều tội lỗi và thiên nhiên. Chỉ khi đó tín đồ mới có thể được kết hiệp với sự sống phục sinh, tích cực của Chúa như một linh. Linh của tín đồ phải khiến mọi điều tín đồ có trải qua sự chết, hầu cho mọi điều thiên nhiên và thế tục sẽ được đánh mất trong sự chết, để cho linh, trong sự tươi mới của sự phục sinh, được kết hiệp với Chúa làm một linh cách thuần khiết, không có bất cứ sự pha trộn nào. Linh của tín đồ được kết hiệp với Linh Chúa và hai linh được kết hiệp là một linh. Kết quả của mối liên hiệp này là khả năng phục vụ Chúa trong “sự mới mẻ của linh”. Không có điều gì của bản ngã thiên nhiên hoặc sự sống động thiên nhiên bị pha trộn trong cách sống và công tác. Từ giờ trở đi, hồn và thân thể chỉ được dùng để biểu hiện sự sống và công tác của chính Chúa. Theo cách này, sự sống của linh sẽ biểu lộ bản chất của chính linh trong mọi sự và sẽ có các kinh nghiệm thường xuyên về việc “tuôn chảy ra” Linh Chúa.
Đây là nếp sống thăng thiên. Tín đồ được kết hiệp với Chúa, Đấng ngồi bên tay hữu Đức Chúa Trời. Linh của Chúa ở trên ngai tuôn chảy đến linh của tín đồ ở trong thế giới, nhưng không thuộc về thế giới, và sự sống trên ngai được sống ra trên đất. Đầu và Thân Thể có cùng một sự sống tuôn chảy. Sau khi được kết hiệp với Chúa phục sinh, hằng ngày tín đồ phải tiếp tục “kể” và “giao nộp”. Khi đó Chúa có thể đổ quyền năng ban sự sống của Ngài ra qua linh của tín đồ. Giống như vòi nước được kết nối với một suối nước tuôn ra từ nước hằng sống, thì linh của tín đồ, được kết hiệp với Linh Chúa, cũng phun ra sự sống. Đây là vì Chúa không chỉ là Linh mà còn là “Linh ban sự sống”. Không điều gì có thể ngăn trở một tín đồ như vậy. Linh người ấy đầy dẫy sự sống và không điều gì có thể giới hạn sự sống này vì linh người ấy gắn chặt với Linh ban sự sống. Chúng ta cần sự sống trong linh mình hầu cho chúng ta có thể luôn luôn có sự chiến thắng trong nếp sống hàng ngày của mình. Chúng ta có thể có được mọi chiến thắng của Chúa Jesus bởi một mối liên hiệp như vậy. Chúng ta có thể nhận biết mọi ý muốn và tâm trí của Ngài bởi một mối liên hiệp như vậy. Một mối liên hiệp như vậy khiến cho tín đồ có được sự sống và bản chất của Chúa và xây dựng sáng tạo mới của Chúa trong mình. Bởi sự chết và sự phục sinh, linh của một tín đồ sẽ thăng thiên, giống như Chúa đã thăng thiên; người ấy sẽ ở trong “các nơi thiên thượng” trong kinh nghiệm, đạp nát mọi điều thế tục dưới chân mình. Bởi kết hiệp với Chúa như một linh, linh của tín đồ không còn bị ngăn trở bất cứ điều gì và không còn bị quấy rầy bởi bất cứ điều gì nữa. Thay vi vậy, linh bay vút lên cõi thiên thượng vượt trên các đám mây, luôn luôn tự do và luôn luôn tươi mới. Linh sẽ có cái nhìn sáng tỏ, thiên thượng về mọi sự. Điều này khác với các cảm xúc thế tục, thuộc tình cảm; đó là nếp sống thiên thượng được sống ra trên đất. Một cách sống như vậy có bản chất thiên thượng bên trong và đó là thuộc linh.
TRI THỨC VỀ SỰ NỘI CƯ CỦA THÁNH LINH
Thánh Linh ở bên trong tín đồ, nhưng tín đồ không nhận biết hoặc không vâng phục Ngài. Vì vậy, người ấy phải nhận biết Thánh Linh nội cư bên trong mình và hoàn toàn vâng phục Ngài. Tín đồ phải biết rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời, là một thân vị nội cư bên trong để dạy dỗ, hướng dẫn và ban “thực tại” lẽ thật, trong Đấng Christ cho tín đồ. Công tác này của Thánh Linh chỉ có thể được thực hiện khi tín đồ nhận biết hồn mình dốt nát và đần độn thể nào và quyết định rằng mặc dù ngu dại, nhưng người ấy sẵn lòng chịu dạy dỗ. Tín đồ phải sẵn lòng để cho Thánh Linh nắm giữ mọi sự và khải thị lẽ thật. Khi tín đồ biết rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời cư trú trong phần sâu nhất của bản thể mình, trong linh mình và chờ đợi sự dạy dỗ của Ngài thì Thánh Linh có thể công tác. Khi chúng ta không tự theo đuổi một mình và sẵn lòng chịu dạy dỗ, Thánh Linh có thể dạy chúng ta lẽ thật theo cách mà tâm trí chúng ta có thể tiêu hóa được. Nếu không thì sẽ có một nguy cơ. Khi chúng ta biết rằng bên trong chúng ta có linh, Nơi Chí Thánh của Đức Chúa Trời, là điều sâu hơn tâm trí và tình cảm, là điều có thể tương giao với Thánh Linh và khi chúng ta chờ đợi Thánh Linh của Đức Chúa Trời thì chúng ta biết rằng Ngài thật sự nội cư trong chúng ta. Khi chúng ta xưng nhận và tôn trọng Ngài, Ngài sẽ biểu lộ quyền năng và công tác của Ngài từ nơi kín giấu bên trong chúng ta và sẽ cho phép sự sống của hồn và ý thức của chúng ta có sự sống của Ngài.
Các tín đồ Corinth thuộc xác thịt. Khi Paul thuyết phục họ lìa khỏi tình trạng thuộc xác thịt, ông nài khuyên họ thêm một lần nữa rằng họ là đền thờ của Thánh Linh và Thánh Linh nội cư trong họ. Việc nhận biết rằng Thánh Linh nội cư trong một tín đồ sẽ giúp chúng ta thoát ra khỏi tình trạng thuộc xác thịt. Tín đồ phải nhận biết bởi đức tin, nhận biết cách hoàn toàn, sáng tỏ và liên tục rằng Thánh Linh thật sự nội cư trong mình. Tín đồ không nên chỉ biết các giáo lý trong Kinh Thánh, là điều nói về Thánh Linh, người ấy phải nhận biết chính Thánh Linh. Với loại tri thức này, tín đồ phải giao nộp mình cho Thánh Linh cách không dè dặt để được đổi mới và sẵn lòng để các phần khác nhau của hồn và thân thể mình thuận phục Ngài, để Ngài hướng dẫn và điều chỉnh.
Vị sứ đồ hỏi các tín đồ Corinth: “Anh em không biết rằng anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời và Linh Đức Chúa Trời cư trú trong anh em sao?” (1 Cor 3:16). Dường như ông ngạc nhiên về sự thiếu hiểu biết của họ về một điều chắc chắn như vậy. Ông xem sự nội cư của Thánh Linh là kết quả đầu tiên của sự cứu rỗi, nhưng họ lại không biết điều này! Tín đồ ở mức độ nào, thậm chí ở mức thấp nhất như người Corinth, thì cũng không thành vấn đề. Đáng tiếc là nhiều tín đồ cũng không khá hơn họ! Họ phải biết rõ sự kiện này. Nếu không có điều này, một tín đồ sẽ thuộc xác thịt và không thể trở nên thuộc linh. Nếu chưa từng kinh nghiệm việc Ngài nội cư thì anh em có bao nhiêu nhận biết trong đức tin rằng Ngài nội cư trong anh em không?
Khi chúng ta xem xét thể nào Thánh Linh là Đức Chúa Trời, thể nào Ngài là một trong Đức Chúa Trời Tam Nhất, thể nào Ngài là sự sống của Cha và Con và rồi xem xét xa hơn về sự cao trọng của Ngài và thể nào Ngài nội cư trong chúng ta, những người thuộc xác thịt, chắc chắn chúng ta sẽ kính sợ, tôn trọng và ngợi khen Ngài. Chúa Jesus mặc lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi, và Thánh Linh cư trú bên trong hình trạng của xác thịt tội lỗi. Điều này thật là ân điển!
Watchman Nee (Người thuộc Linh)
NGƯỜI THUỘC LINH--2
VIỆC LÀM VỮNG MẠNH CỦA THÁNH LINH
Việc làm vững mạnh của Thánh Linh là cần thiết để nhân linh kiểm soát hồn và thân thể con người và để trở nên ống dẫn để Thánh Linh tuôn chảy sự sống cho nhiều người. Epheso 3:16 nói: “Để theo sự phong phú của vinh hiển Ngài, Ngài ban cho anh em được vững mạnh bằng quyền năng qua Linh Ngài vào trong người bên trong”. Đây là lời mà vị sứ đồ cầu nguyện cho các tín đồ. Nếu điều này không quan trong thì vị sứ đồ chắc chắn sẽ không cầu nguyện về vấn đề này. Ông xin Đức Chúa Trời làm vững mạnh bên trong của tín đồ qua Linh Ngài. “Người bên trong” là người mới của tín đồ chỉ có được sau khi tin Chúa. Vì vậy, đây là linh của tín đồ, linh được tái sanh. Lời cầu nguyện của vị sứ đồ là để linh của tín đồ được làm cho vững mạnh bởi Thánh Linh hầu cho linh có thể trở nên mạnh mẽ.
Câu này bảo chúng ta rằng một số tín đồ có linh yếu đuối, trong khi những người khác có linh mạnh mẽ. Việc linh của tín đồ mạnh hay yếu phụ thuộc vào việc người ấy có đặc biệt được Thánh Linh ban quyền năng hay không. Các tín đồ ở Epheso đã được đóng ấn bằng Thánh Linh từ trước rồi (Eph 1:13-14). Vì vậy, điều vị sứ đồ cầu thay cho họ chắc hẳn phải là một món quà khác hơn. Thánh Linh đang cư trú trong họ. Ý nghĩa của lời cầu nguyện của vị sứ đồ là họ không chỉ tiếp nhận Thánh Linh cư trú trong linh mà còn có quyền năng đặc biệt của Thánh Linh đổ vào trong linh họ để làm cho bên trong họ có thể trở nên mạnh mẽ. Một tín đồ có thể có Thánh Linh cư trú trong linh mình mà vẫn có một linh yếu đuối.
Một tín đồ phải nhận thức sự yếu đuối của chính linh mình. Khi đó, người ấy sẽ cầu nguyện để Thánh Linh đổ đầy linh mình bằng quyền năng, được đổ đầy bằng quyền năng trong linh là nhu cầu của tín đồ. Nhiều lần, thân thể của một tín đồ hoàn toàn khỏe mạnh nhưng người ấy vẫn cảm thấy hơi lười một chút. Vào những lúc như vậy, công tác cho Chúa dường như không thể kham nổi và lòng người ấy không sẵn sàng nhất. Điều này bày tỏ rằng linh người ấy yếu đuối và không thể kiểm soát tình cảm.. Vào những lúc như vậy, việc lao tác cho Chúa cũng dường như bất khả thi. Trong vườn Gethsemane, các môn đồ thật sự có loại kinh nghiệm này. Nguyên nhân của điều này là gì? Đó là vì “linh thì muốn nhưng xác thịt thì yếu đuối” (Matt 26:41). Chỉ có lòng muốn trong linh thì không đủ; linh còn phải mạnh mẽ nữa. Khi mạnh mẽ, linh có thể đắc thắng sự yếu duối của xác thịt. Đôi lúc khi một tín đồ rao giảng và công tác trên một ai đó, dường như thể người ấy không thể làm bất cứ điều gì và không có cách nào chế ngự người kia. Đây là do thiếu quyền năng trong linh của tín đồ. Nếu tình trạng ngược lại, khi tín đồ không thể cứu người kia thì đó không phải là do thiếu quyền năng mà là do người kia không muốn được cứu. Đối với môi trường cũng như vậy. Do sự rối loạn bên ngoài. Nếu linh mạnh mẽ, người ấy có thể quản lý tình trạng rối loạn nhất cách bình tịnh và điềm tĩnh. Sự cầu nguyện là thử nghiệm lớn nhất cho sức lực của linh. Những người có linh mạnh mẽ có thể cầu nguyện nhiều và sẽ không bỏ cuộc trước khi lời cầu nguyện được đáp lại. Những người có linh yếu đuối sẽ thấy khó nài xin Đức Chúa Trời trong vài năm hoặc vài chục năm mà không mệt mỏi và chán nản. Đối với mọi vấn đề đều như vậy. Chỉ những người có một linh mạnh mẽ mới có nghị lực để liên tục tiến tới bất kể môi trường và cảm xúc như thế nào. Nếu không, họ sẽ sớm cảm thấy rằng mình không thể chịu nổi nữa. Trong việc chiến đấu với Satan, thậm chí càng cần quyền năng trong linh hơn nữa. Chỉ những người thật sự có quyền năng trong linh mới biết cách vận dụng quyền năng của linh để kháng cự và tấn công kẻ thù. Nếu không có quyền năng, mọi sự chiến đấu chỉ là một vở kịch. Nếu điều đó không ra từ sự tưởng tượng của tâm trí thì cũng ra từ sự phấn khích của cảm xúc và đôi khi thậm chí là sức lực thiên nhiên của xác thịt.
Vì vậy, để tín đồ nhận được quyền năng của Thánh Linh, thì về phía người ấy cần hoàn thành một số công tác. Người ấy phải là một người đầu phục cách cụ thể; người ấy phải từ bỏ mọi điều và mọi hành động đáng nghi ngờ trong nếp sống của mình; người ấy phải sẵn lòng hoàn toàn vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời; người ấy phải tin rằng Đức Chúa Trời sẽ đổ quyền năng của Thánh Linh vào trong linh mình; và người ấy phải cầu nguyện cho vấn đề này. Nếu không có sự ngăn trở về phía tín đồ thì Đức Chúa Trời sẽ lập tức hoàn thành điều người ấy hi vọng. Tín đồ không cần chờ Thánh Linh đến và đổ đầy họ, vì Thánh Linh đã ngự xuống từ rất lâu rồi. Tín đồ chỉ phải chờ thập tự giá công tác đủ sâu bên trong mình để thỏa đáp điều kiện cần thiết cho sự đổ đầy của Thánh Linh. Nếu tín đồ trung tín, vâng phục và tin cậy thì trong một thời gian rất ngắn, quyền năng của Thánh linh sẽ đổ vào trong linh người ấy, làm cho người trở nên mạnh mẽ và cung cấp sức lực để người ấy sống và công tác. Đối với một số tín đồ, chỉ cần đầu phục Chúa trong một vấn đề thôi thì họ cũng đã có thể lập tức nhận được sự đổ đầy mà không có bất cứ sự trì hoãn nào, vì họ đã thỏa đáp điều kiện cần thiết cho sự đổ đầy của Thánh Linh.
Việc Thánh Linh đổ quyền năng vào trong tín đồ - cũng có thể gọi là việc tín đồ được đầy dẫy linh – là vấn đề diễn ra trong linh, người bên trong. Thánh Linh không đổ đầy cảm xúc hay thân thể con người, đúng hơn, Ngài đổ đầy nhân linh. “Người bên trong” được chỗi dậy và trở nên mạnh mẽ bằng nghị lực từ Thánh Linh, không phải người bên ngoài. Đây là điều tối quan trọng, vì điều đó giữ gìn chúng ta khỏi việc tìm kiếm các cảm xúc thuộc thể, như là rung lắc, co giật và ngã xuống, khi chúng ta tìm kiếm sự đổ đầy của Thánh Linh, thay vì đơn giản áp dung đức tin (Gal. 3:14). Tuy nhiên, một tín đồ phải cẩn thận đừng bao giờ xem đức tin là một cái cớ để không cần sự làm vững mạnh bên trong của Thánh Linh. Các điều kiện phải được thỏa đáp và thái độ phải vững chắc. Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài.
Nếu chúng ta đọc điều vị sứ đồ nói trong đoạn kế tiếp về cách lĩnh hội, nhận biết và được đổ đầy thì chúng ta sẽ nhận thức rằng việc làm vững mạnh trong linh khiến cho ý thức của linh chúng ta trở nên rất rõ ràng. Linh, giống như thân thể, có các chức năng và ý thức của linh. Khi tín đồ chưa có quyền năng của Thánh Linh đổ linh vào mình cách dư dật thì người ấy khó lĩnh hội được trực giác của linh. Một khi người ấy có kinh nghiệm mới mẻ về việc được làm vững mạnh trong linh, thì trực giác của linh người ấy trở nên rất sáng tỏ. Cho nên, nhiều tín đồ sẽ dễ nhận biết trực giác của linh mình hơn vì người bên trong họ đã trở nên mạnh mẽ. Khi điều này xảy ra, họ sẽ càng có khả năng cảm nhận các sự chuyển động nhẹ nhàng của linh mình.
Một linh đầy dẫy quyền năng của Thánh Linh có thể kiểm soát hồn cũng như thân thể và khiến chúng hoàn toàn thuận phục. Bất kể là ý tưởng, niềm ao ước, cảm xúc hay trực giác, thì cũng đều phải được kiểm soát bởi linh. Điều này sẽ giữ gìn chúng ta khỏi việc hành động cách độc lập; đúng hơn, hồn sẽ là quản gia của linh. Điều này cũng làm cho Thánh Linh có thể tuôn ra sự sống của Đức Chúa Trời qua linh của tín đồ hầu cho Ngài có thể tưới nước và phục hồi những người khô hạn và chết chóc. Điều này khác với sự baptism trong Thánh Linh. Việc làm vững mạnh này nhấn mạnh đến nếp sống hoặc cách sống (nó cũng tác động đến công tác); tuy nhiên, sự baptism trong Thánh Linh đặc biệt là vì chủ đích công tác.
BƯỚC ĐI THEO LINH
Chúng ta đã thấy thể nào một tín đồ thuộc hồn trở nên một tín đồ thuộc linh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người ấy sẽ không còn bước đi theo xác thịt nữa. Trái lại, người ấy luôn luôn có nguy cơ rơi vào trong việc thuộc xác thịt. Satan luôn luôn thức canh. Mỗi khi có cơ hội, hắn sẽ khiến tín đồ đánh mất vị trí cao trọng của mình và bị đem trở lại cách sống thấp kém. Vì vậy, điều quan trọng là một tín đồ luôn luôn thức canh và bước đi theo linh, khi đó, người ấy có thể luôn luôn thuộc linh.
Rô ma 8 nói rõ về tầm quan trọng của việc bước đi theo linh. Câu 4 đến câu 6 nói: “Để sự đòi hỏi công nghĩa của luật pháp có thể được làm trọn trong chúng ta, những người không bước đi theo xác thịt nhưng theo linh; Ai theo linh, đặt tâm trí trên những điều của linh”; “Tâm trí đặt trên linh là sự sống và hòa bình”. Bước đi theo linh tương phản với bước đi theo xác thịt. Nếu một tín đồ không bước đi theo linh, thì người ấy đang bước đi theo xác thịt. Có lúc người ấy bước đi theo linh và có lúc theo xác thịt. Nhưng người ấy chỉ nên bước đi theo linh. Một tín đồ phải học tập chỉ bước đi theo linh, chỉ bước đi theo trực giác của linh, không một giây phút nào bước đi theo hồn hay thân thể. Một người bước đi theo linh sẽ “có tâm trí thuộc linh”. Việc có tâm trí thuộc linh giống như vậy khiến cho toàn bản thể của một người trở nên “sự sống và hòa bình”. Vì vậy, kết quả của việc bước đi theo linh là sự sống và hòa bình.
Sống theo linh nghĩa là bước đi theo trực giác (xem phần năm, chương một). Sống theo linh là sống, công tác và hành động trong linh. Đó cũng là sử dụng sức lực của linh và được cai trị bởi linh. Do đó, sự sống và sự hòa bình luôn luôn được duy trì. Nếu một tín đồ không bước đi theo linh, người ấy không thể duy trì tính thuộc linh của mình. Vì vậy, người ấy phải biết các chức năng khác nhau của linh và luật của linh để biết cách bước đi theo linh.
Bước đi theo linh là nhiệm vụ hàng ngày của các tín đồ, là điều không được từ bỏ. Chúng ta phải biết rằng đang khi sống trên đất, chúng ta không sống theo các cảm xúc tốt lành của mình, làm bất cứ điều gì chúng ta cảm thấy nên làm. Chúng ta cũng không nên sống theo các ý tưởng tốt lành trong tâm trí của mình, làm bất cứ điều gì chúng ta nghĩ cách đột ngột hoặc liên tục. Chúng ta phải hành động và cư xử theo sự hướng dẫn trong trực giác của linh. Ý thức nhỏ bé của linh là nơi Thánh Linh biểu hiện ý tưởng của Ngài. Thánh linh không trực tiếp công tác trên tâm trí chúng ta để khiến chúng ta đột ngột nghĩ về một điều gì đó. Công tác của Thánh Linh luôn luôn được thực hiện trong linh của chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta muốn hiểu tâm trí của Thánh linh, chúng ta phải bước đi theo trực giác trong linh mình. Đôi khi, linh chúng ta có ý thức nhưng chúng ta không biết điều đó nghĩa là gì, điều đó yêu cầu và diễn đạt điều gì. Khi đó, chúng ta phải dành nhiều thời gian trong sự cầu nguyện để tâm trí chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của trực giác. Sau khi hiểu được chúng ta phải bước đi theo. Tâm trí có thể đột ngột hiểu trực giác nghĩa là gì. Tuy nhiên, nếu không có trực giác thì chúng ta không nên bước theo ý tưởng đột ngột của tâm trí mình. Sự dạy dỗ của trực giác là ý tưởng của Thánh Linh. Chúng ta phải bước theo điều này thôi.
Loại bước đi theo linh này đòi hỏi sự lệ thuộc và đức tin. Chúng ta đã thấy rằng mọi hành vi tốt lành của xác thịt đều độc lập với Đức Chúa Trời, chứ không lệ thuộc vào Đức Chúa Trời. Bản chất của hồn là độc lập. Nếu một tín đồ muốn bước đi theo ý tưởng, cảm xúc và niềm ao ước của riêng mình, người ấy sẽ không cần dành thời gian chờ đợi Đức Chúa Trời, cầu nguyện với Đức Chúa Trời và lệ thuộc Đức Chúa Trời hướng dẫn mình. “Làm theo niềm ao ước của xác thịt và các ý tưởng” (Eph. 2:3) thì không cần lệ thuộc. Chỉ khi một tín đồ muốn tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, biết rằng mình vô dụng, không đáng tin cậy và yếu đuối vô phương cứu chữa, người ấy mới có một tấm lòng lệ thuộc Đức Chúa Trời. Nếu muốn Đức Chúa Trời hướng dẫn mình trong linh, người ấy phải chờ đợi Đức Chúa Trời trong linh mình và không tùy tiện nhận lấy các cảm xúc và ý tưởng riêng làm sự hướng dẫn của mình. Tín đồ phải nhớ rằng bất cứ điều gì được thực hiện và có thể được thực hiện mà không lệ thuộc, chờ đợi, tin cậy và tìm kiếm Đức Chúa Trời, đều là đang bước đi theo xác thịt. Chỉ khi nào tin cậy cách run rẩy để Đức Chúa Trời hướng dẫn trong linh thì chúng ta mới đang bước đi theo linh.
Bước đi cũng cần đức tin. Đức tin tương phản với việc nhìn thấy và cảm thấy. Cảm xúc của hồn luôn luôn đòi hỏi, nắm bắt và ao ước mọi điều có thể nhìn thấy và cảm thấy được như một sự bảo đảm dể hành động và cư xử. Nếu một tín đồ bước đi theo linh, người ấy không bước đi theo hồn. Nói cách khác, người ấy bước đi bởi đức tin và không bởi mắt thấy. Vì vậy, một người bước đi theo linh, về một mặt, sẽ không cảm thấy ngã lòng nếu không có sự giúp đỡ từ con người, và mặt khác, cũng không bị lay chuyển khi có sự chống đối từ con người. Bởi đức tin, người ấy có thể tin cậy Đức Chúa Trời trong sự tối tăm và không lệ thuộc vào tài xoay xở của mình; người ấy có thể tin cậy năng lực không thấy được nhiều hơn năng lực thấy được của chính mình.
Việc bước đi theo linh có hai phần: một là bắt đầu công tác và hai là làm công tác với quyền năng. Nhiều lần, tín đồ thiếu sự khải thị để làm một số điều trong trực giác của linh, nhưng người ấy lại xin Đức Chúa Trời ban cho mình quyền năng thuộc linh để làm công tác này. Điều này là không thể, vì điều gì được sinh bởi xác thịt là xác thịt. Đôi khi, điều tín đồ làm là dựa trên tri thức về ý muốn của Đức Chúa Trời qua sự khải thị trong linh, nhưng người ấy lại dùng năng lực riêng để làm công tác này (xem phần hai, chương bốn). Điều này cũng không thể, vì điều gì đã bắt đầu trong linh thì không thể được hoàn hảo bởi xác thịt. Để bước đi theo Chúa, một người phải bị Chúa phá vỡ đến mức người ấy tuyệt đối không tự tin; người ấy phải nhận thức rằng không có ý tưởng tốt lành nào xuất phát từ chính mình; và người ấy không thể có bất cứ năng lực nào để hoàn tất công tác được Thánh Linh khởi đầu. Người ấy phải từ bỏ mọi ý tưởng, sự khôn khéo, tri thức, khả năng, và ân tứ; người ấy phải tuyệt đối lệ thuộc Chúa. Thế giới thờ phượng và tin cậy những điều này cách mê tín. Nhưng từng lúc một, chúng ta phải xưng nhận rằng chúng ta bị kết thúc, vô giá trị, bất năng và vô dụng. Chúng ta không dám làm bất cứ điều gì trước khi Đức Chúa Trời truyền lệnh; thậm chí trong điều Đức Chúa Trời truyền lệnh, chúng ta cũng không dám có một chút tự tin nào.
Nếu muốn bước đi theo linh theo cách này, chúng ta phải bước theo ý thức nhỏ bé trong trực giác của linh để bắt đầu công tác, và chúng ta phải lệ thuộc vào quyền năng của linh để làm công tác được khải thị bởi trực giác. Việc không bước theo các ý tưởng, ý kiến, cảm xúc và khuynh hướng, nhưng chỉ bước theo trực giác, sẽ khiến chúng ta có một khởi đầu tốt. Việc không lệ thuộc vào tài năng, năng lực và khả năng của chúng ta nhưng chỉ lệ thuộc vào năng lực của linh, sẽ khiến chúng ta tiếp tục được hoàn hảo. Chúng ta phải nhớ rằng ngay khi ngừng bước đi theo linh, chúng ta lập tức bắt đầu bước theo xác thịt và đặt tâm trí trên những điều của xác thịt, để cho sự chết vận hành trong linh chúng ta. Chỉ khi nào không bước theo xác thịt, chúng ta mới có thể bước đi theo linh. “Vì ai theo xác thịt đặt tâm trí trên những điều của xác thịt….vì tâm trí đặt trên xác thịt là sự chết” (Rô ma 8:5-6).
Chủ đích của chúng ta là trở nên người thuộc linh, chứ không phải trở nên một linh. Sự biện biệt này sẽ giúp cho nếp sống thuộc linh của chúng ta không trở nên phiến diện. Chúng ta là con người, và sẽ mãi mãi là con người, nhưng sự đạt đến cao nhất của việc làm người là làm một người thuộc linh. Các thiên sứ là linh, không phải con người. Họ không có thân thể và hồn. Con người có hồn và thân thể. Chúng ta là những người thuộc linh chứ không phải là các linh. Vì vậy, chúng ta vẫn có hồn và thân thể. “Người thuộc linh” không phải là người chỉ có linh, không có hồn và thân thể; trong trường hợp đó, người ấy sẽ là một linh chứ không phải là một người. Là “người thuộc linh” đơn giản nghĩa là một người thuận phục sự cai trị của linh mình. Linh là phần cao nhất của toàn bộ con người. Chúng ta phải chú ý nhiều đến điểm này; nếu không chúng ta sẽ hiểu lầm. Các chức năng và quan năng của hồn và thân thể không bị xóa bỏ khi một người trở nên thuộc linh. Một người thuộc linh vẫn có hồn và thân thể.
Người thuộc linh vẫn có ý muốn, tâm trí và tình cảm của hồn. Mặc dù đây là các phần khác nhau của sự sống-hồn, nhưng các chức năng này là những điều thiết yếu để làm người. Vì vậy, mặc dù người thuộc linh không sống bởi chúng nhưng người ấy không phá hủy chúng. Trái lại, chúng đã chết, được đổi mới và phục sinh. Do đó, bây giờ chúng hoàn toàn hiệp nhất với linh để làm công cụ biểu hiện linh. Người thuộc linh có tình cảm, tâm trí và ý muốn, nhưng những điều đó hoàn toàn thuận phục sự hướng dẫn của trực giác trong linh.
Người thuộc linh có tình cảm, nhưng tình cảm của người ấy không hành động cách độc lập như trước đây nữa; nó hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát của linh. Bây giờ tình cảm người ấy không còn có các sở thích, tình yêu và cảm xúc riêng, là những điều đã từng cản trở linh và chống đối mọi chuyển động của linh. Bây giờ nó chỉ thích những gì linh thích, chỉ yêu những điều linh chọn và chỉ cảm nhận điều linh cho phép. Linh là sự sống của tình cảm và tình cảm đáp ứng với sự chuyển động của linh ngay lập tức.
Người thuộc linh cũng có tâm trí, nhưng tâm trí người ấy không lơi lỏng như trước đây nữa; nó cùng công tác với linh. Tâm trí không chống đối sự khải thị của linh bởi các lập luận và lý lẽ của nó. Nó không quấy rầy sự yên tĩnh trong linh bởi các ý tưởng khó hiểu. Nó không khoe khoang trong sự khôn ngoan riêng và không bất phục sự khải thị của linh. Nó có cùng một tâm trí với linh và hợp tác với linh để tiến lên trong hành trình thuộc linh. Nếu linh có sự khải thị, tâm trí sẽ hiểu thông suốt ý nghĩa của sự khải thị đó. Nếu linh bị “suy yếu” vì phải chiến đấu, tâm trí sẽ hỗ trợ linh chiến đấu. Nếu linh muốn dạy lẽ thật, tâm trí sẽ giúp linh suy nghĩ và hiểu biết. Linh có quyền năng để dừng các ý tưởng của tâm trí và cũng có quyền năng để làm cho tâm trí suy nghĩ.
Người thuộc linh cũng có ý muốn, nhưng ý muốn của người ấy không tập trung vào chính mình như trước đây nữa; nó không độc lập đối với Đức Chúa Trời nhưng vâng phục hoặc từ chối theo tiếng có hoặc không của linh. Nó không còn có ý muốn riêng hoặc bất phục ý muốn của Đức Chúa Trời nữa. Nó không còn cứng cỏi và không thể được làm mềm mại nữa. Nó hoàn toàn bị phá vỡ; nó không còn kháng cự Đức Chúa Trời nữa, không còn công tác nghịch với Đức Chúa Trời nữa và không còn hoang dã và khó khuất phục nữa. Hễ có sự khải thị của linh và hiểu biết ý muốn của Đức Chúa Trời, nó sẽ thay mặt linh quyết định bước theo như thể nó là người cung phụng của linh, đứng ở cửa và chờ lệnh của linh vậy.
Thân thể của người thuộc linh cũng thuận phục linh. Nó không lôi kéo hồn phạm tội lỗi bởi các dục vọng của nó như trước đây nữa. Bây giờ nó được huyết quý báu tẩy sạch, các dục vọng của nó được thập tự giá xử lý và nó hoàn toàn là nô lệ của hồn, mà hồn thì nhận lệnh từ linh. Nó nhanh chóng đáp ứng với quyền kiểm soát trọn vẹn trên nó bởi ý muốn được đổi mới. Nó không còn đàn áp linh yếu đuối nữa. Linh của người thuộc linh đã được làm cho vững mạnh và thân thể ở dưới quyền năng của linh.
Vị sứ đồ đề cập đến tình trạng thật của một người thuộc linh trong 1 Thessalonica 5:23: “Và chính Đức Chúa Trời của sự hòa bình thánh hóa anh em hoàn toàn, và nguyện linh, hồn và thân thể anh em chịu bảo tồn trọn vẹn”. Câu này nói về người thuộc linh như sau:
(1) Người ấy có Đức Chúa Trời cư trú trong linh mình để thánh hóa người ấy hoàn toàn. Sự sống của linh, được đổ vào trong toàn bản thể người ấy, khiến cho mọi quan năng đều sống bởi sự sống của linh và bước đi bởi quyền năng của linh.
(2) Người ấy không sống bởi sự sống-hồn. Tâm trí, sự tưởng tượng, cảm xúc, ý kiến, tình yêu và ý tưởng của người ấy đều được đổi mới và làm sạch bởi Thánh linh. Những điều này hoàn toàn ở dưới sự cai trị của linh và không còn hành động cách độc lập nữa,
(3) Mặc dù người ấy vẫn có thân thể và không phải là linh đã lìa khỏi thân thể, nhưng sự mệt mỏi, đau đớn và các đòi hỏi khác của thân thể tuyệt đối không ảnh hưởng trên linh, khiến linh đánh mất vị trí thăng thiên. Mọi chi thể của thân thể đều là công cụ của sự công nghĩa.
Vì vậy, người thuộc linh là người thuộc về linh. Toàn bộ thân vị của người ấy đều được cai trị bởi linh, và mọi quan năng của thân vị người ấy đều hoàn toàn ở dưới linh và được điều chỉnh bởi linh. Linh người ấy là đặc điểm của nếp sống người ấy; mọi sự đều ra từ linh. Người ấy có sự lệ thuộc tuyệt đối: điều người ấy nói và điều người ấy làm đều không phải bởi người ấy tự do thực hiện. Người ấy luôn luôn phủ nhận sức lực riêng của mình và nhận lấy sức lực từ linh. Một người thuộc linh là một người sống bởi linh.
Watchman Nee (Người Thuộc Linh)