buy antidepressant
buy amitriptyline
viagra cena heureka
viagra cena na predpis
fyter.cn CHƯƠNG MỘT
THÁNH LINH VÀ LINH CỦA TÍN ĐỒ
Tri thức bị thiếu hụt nhiều nhất giữa vòng các tín đồ ngày nay là tri thức về sự hiện hữu và chức năng của nhân linh. Nhiều tín đồ không biết rằng có một linh, ngoài tâm trí, tình cảm và ý muốn của họ. Thậm chí sau khi nghe rằng có một linh bên trong con người, hoặc họ nghĩ rằng tâm trí, tình cảm hay ý muốn của họ là linh, hoặc họ bối rối và không biết linh mình ở đâu. Sự thiếu hiểu biết này là một vấn đề rất nghiêm trọng. Vì cớ điều này, các tín đồ không biết cách hợp tác với Đức Chúa Trời, kiểm soát chính mình và chiến đấu chống lại Satan, vì cả ba vấn đề này đều đòi hỏi phải có công tác của linh.
Điều quan trọng nhất một tín đồ phải biết là có một linh bên trong mình, ngoài tư tưởng, tri thức và sự tưởng tượng của tâm trí; cảm xúc, tình yêu và niềm ao ước của tình cảm; và ý định, ý kiến và quyết định của ý muốn. Linh thì sâu hơn tâm trí, tình cảm và ý muốn. Một tín đồ phải biết rằng mình có một linh; người ấy cũng phải nhận biết cảm nhận, công tác, năng lực và nguyên tắc hoạt động của linh. Chỉ bởi cách này, một tín đồ có thể biết cách bước đi theo linh, không theo hồn hay thân thể thuộc xác thịt.
Linh và hồn của một người chưa được tái sanh bị cấu thành với nhau. Cho nên tất nhiên người ấy chỉ biết đến các cảm xúc của hồn, là điều mạnh mẽ và đầy năng lực, và không nhận biết sự hiện hữu của linh, vốn đang chết chóc và bất động. Sự thiếu hiểu biết này bắt đầu khi người ấy là một tội nhân và tiếp diễn thậm chí sau khi người ấy trở nên một tín đồ. Mặc dù tín đồ có sự sống trong linh mình và kinh nghiệm đắc thắng “những điều thuộc xác thịt” nhưng có lúc người ấy bước đi theo linh và có lúc theo hồn. Người ấy không biết linh đòi hỏi điều gì, linh khởi xướng thế nào hoặc làm sao để nuôi dưỡng linh. Người ấy không biết cảm nhận của linh và các cảm nhận này đại diện cho ý nghĩa gì. Người ấy tự nhiên giới hạn sự sống của linh và để cho sự sống thiên nhiên của hồn tiếp tục hành động như nguyên tắc sống của mình. Vấn đề này rất nghiêm trọng; nó vượt quá sự tưởng tượng của một tín đồ bình thường. Có một số tín đồ trung tín tìm kiếm kinh nghiệm thuộc linh sâu hơn và cao hơn. Sau khi họ có kinh nghiệm đắc thắng tội lỗi, họ không còn tiến lên nữa vì họ không biết công tác của linh. Thay vì vậy, họ theo đuổi “tri thức thuộc linh và học thuộc Kinh Thánh” trong tâm trí; họ tìm kiếm sự biểu hiện của Chúa theo các cảm xúc và một loại cảm xúc nóng cháy trong các chi thể của họ; hầu hết họ cư xử và bước đi theo năng lực của ý muốn riêng. Điều này khiến cho tín đồ bị lừa dối và nhấn mạnh quá mức đến kinh nghiệm (thuộc hồn) của riêng mình, cho rằng chính mình là siêu thuộc linh rồi. Điều này sẽ trau dồi sự sống (hồn) “bản ngã” của người ấy rất nhiều. Người ấy chủ quan nghĩ rằng kinh nghiệm của mình rất vững chắc về mặt thuộc linh và điều này kiềm giữ người ấy trong việc tiến bộ trên lối mòn thuộc linh. Vì vậy, con cái Đức Chúa Trời phải hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời, vâng phục Thánh Linh và các sự dạy dỗ theo Kinh Thánh, và dần dần kiểm tra chức năng và công tác của linh để họ có thể bước đi theo linh.
SỰ TÁI SANH CỦA CON NGƯỜI
(SO VỚI PHẦN MỘT, CHƯƠNG BỐN)
Tại sao một Cơ Đốc nhân phải được tái sanh? Tại sao người ấy phải được sinh từ trên và có sự tái sanh linh? Vì con người là một linh sa ngã. Là một linh sa ngã, con người cần sự tái sanh linh để tiếp nhận một linh mới. Satan là một linh sa ngã và con người cũng là một linh sa ngã, chỉ có khác là con người có thân thể. Sự sa ngã của Satan xảy ra trước sự sa ngã của con người. Bởi nhận biết sự sa ngã của Satan, chúng ta có thể biết được sự sa ngã của mình. Satan là một linh đã được Đức Chúa Trời sáng tạo để có một mối tương giao trực tiếp với chính Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, hắn sa ngã, trở nên thủ lãnh của quyền bính tối tăm, và phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời và mọi mỹ đức của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Satan không đánh mất sự hiện hữu của hắn vì cớ sự sa ngã này; đúng hơn, hắn chỉ đánh mất mối liên hệ bình thường với Đức Chúa Trời. Tương tự, con người, cũng như Satan, đã sa ngã vào trong sự tối tăm và phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời, nhưng nhân linh vẫn hiện hữu. Bây giờ, nhân linh bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời và không thể tương giao hoặc trị vì. Nói về mặt thuộc linh, nhân linh đã chết rồi. Giống như linh của thiên sứ trưởng phạm tội lỗi vẫn hiện hữu mãi mãi thì linh của con người tội lỗi cũng hiện hữu mãi mãi. Tuy nhiên, con người có thân thể và sự sa ngã của con người khiến con người trở nên thuộc xác thịt (sáng 6:3). Không một tôn giáo, đạo đức, văn hóa hoặc luật pháp nào trong thế giới này có thể cải thiện nhân linh sa ngã này. Vì con người bây giờ đã sa ngã vào trong vị trí của xác thịt nên không điều gì có thể khiến con người có thể trở nên linh một lần nữa. Vì vậy, sự tái sanh – sự tái sanh linh – là điều cần thiết. Chỉ có con Đức Chúa Trời, Đấng đã đổ huyết Ngài ra để tẩy sạch chúng ta khỏi tội lỗi và ban cho chúng ta sự sống mới, mới có thể đem chúng ta trở lại với Đức Chúa Trời
Khi một tội nhân tin Chúa Jesus, người ấy được tái sanh. Đức Chúa Trời ban cho tội nhân đó sự sống bất thọ tạo của Ngài để làm sống động linh tội nhân đó. Sự tái sanh của một tội nhân là một vấn đề ở trong linh. Mọi công tác của Đức Chúa Trời đều bắt đầu từ bên trong con người, từ trung tâm đến chu vi, như Satan là kẻ công tác từ ngoài vào trong. Chủ đích của Đức Chúa Trời trước hết là ban sự sống cho linh tối tăm của con người, là nơi con người phải tiếp nhận sự sống của Đức Chúa Trời và tương giao với Đức Chúa Trời, và khiến linh được tái sanh. Khi ấy, Ngài công tác từ đó, lan ra đến hồn và thân thể con người.
Về một mặt, sự tái sanh khiến con người nhận được một linh mới và mặt khác, khiến linh cũ của con người được tái sanh. Về sự tái sanh, Ezekiel 36:26 “Và ta sẽ đặt vào trong các ngươi một linh mới” John 3:6 nói: “Điều gì sinh bởi xác thịt là xác thịt, điều gì sinh bởi Linh là linh”, “Linh” được đề cập đến trong hai câu này chỉ về sự sống của chính Đức Chúa Trời, vì đây không phải là linh mà chúng ta có từ ban đầu mà là điều được Đức Chúa Trời ban cho chúng ta vào lúc tái sanh. Sự sống mới này là “thần thượng” (2 Pet 1:4) và “không thể phạm tội lỗi” (1 John 3:9). Linh mà con người có từ ban đầu, dù đã được làm cho sống động, vẫn có thể làm cho ô uế (2 Cor 7:1) và cần được thánh hóa (1 Thes 5:23).
Khi sự sống của Đức Chúa Trời (còn gọi là “Linh”) bước vào trong nhân linh chúng ta, thì sự sống đó làm sống động linh chúng ta, vốn đang ở trong tình trạng giống như bị say túy lúy vậy. Trước đây linh chúng ta “xa cách với sự sống của Đức Chúa Trời” (Eph 4:18), nhưng bây giờ đã được làm cho sống động. Vì vậy, “thân thể thì chết vì cớ tội lỗi, còn linh là sự sống vì cớ sự công nghĩa” (Rô ma 8:10). Điều chúng ta đã đánh mất trong Adam là một linh đã chết; điều chúng ta nhận được vào lúc tái sanh là linh chết chóc này được làm cho sống động. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ có được điều chúng ta đã đánh mất trong Adam, mà còn nhận được một linh mới với sự sống của Đức Chúa Trời là điều Adam chưa từng có.
Kết quả của việc nhìn thấy điều này là chúng ta hiểu được sự hư không của việc tự cải thiện, các lời nài khuyên làm thiện, sự phục hưng, sự ăn năn,..v…v. Dù con người có tự làm gì đi nữa thì cũng không thể làm sống động linh mình, cũng không thể nhận được một “linh mới”. Bất kể người ấy cải thiện bao nhiêu thì điều gì đã chết vẫn sẽ chết. Bất kể người ấy sửa chữa bao nhiêu thì điều gì cũ kỹ vẫn cũ kỹ. Nếu con người không tiếp nhận sự sống mới từ trên thì bất kể người ấy chuyên cần nghiên cứu tôn giáo và thực hành đạo đức bao nhiêu, người ấy vẫn không thể làm cho linh mình sống động và mới mẻ được. Chỉ có Linh mới của Đức Chúa Trời mới có thể làm sống động linh cũ của con người. Những ai muốn làm cho linh mình trở nên sống động mà không tiếp nhận Linh sự sống mới của Đức Chúa Trời thì sẽ chết mãi mãi. Một người không có sự tái sanh thì tuyệt đối không có gì liên quan đến Đấng Christ (Rô ma 8:9). Vì vậy, mọi người được gọi là tín đồ phải tự hỏi xem mình đã được tái sanh hay chưa. Chỉ những ai tiếp nhận sự sống vượt trổi của Đức Chúa Trời mới là con cái Đức Chúa Trời. Là con cái Ngài mà không được sinh bởi Ngài thì hết sức vô lý.
Sự sống của Đức Chúa Trời thường được gọi là “sự sống đời đời” trong Kinh Thánh. Từ “sự sống” này là zoe trong ngôn ngữ gốc, nghĩa là sự sống cao hơn hoặc sự sống thuộc linh. Mọi người tin Chúa Jesus đều được tái sanh và nhận được sự sống đời đời ngay khi người ấy tin. Chức năng của sự sống đời đời là gì? “Và đây là sự sống đời đời, để họ có thể nhận biết Ngài, Đức Chúa Trời chân thật duy nhất, và Đấng mà Ngài sai đến, là Jesus Đấng Christ” (John 17:3). Vì vậy, sự sống đời đời không chỉ là phước hạnh sau này cho sự vui hưởng của các tín đồ mà còn là khả năng thuộc linh. Nếu không có sự sống đời đời, chúng ta không thể nhận biết Đức Chúa Trời, cũng không thể nhận biết Jesus. Việc nhận biết Chúa bởi trực giác đến sau khi con người nhận được sự sống của Đức Chúa Trời. Một ít sự sống này của Đức Chúa Trời bên trong con người cuối cùng có thể phát triển và tăng trưởng thành một người thuộc linh.
Sau sự tái sanh con người, mọi chủ đích của Đức Chúa Trời là để có nhiều người qua Linh Ngài có thể loại bỏ mọi sự thuộc về sáng tạo cũ; mọi công tác của Đức Chúa Trời bên trong con người cũng ở trong linh.
THÁNH LINH VÀ SỰ TÁI SANH
Vào lúc con người được tái sanh, linh của người ấy nhận được sự sống của Đức Chúa Trời và trở nên sống động. Chính Thánh Linh chủ động hoàn thành công tác này. Chính Thánh Linh là Đấng quở trách con người về tội lỗi, sự công nghĩa và sự thẩm phán. Ngài chuẩn bị tấm lòng của một người, khiến người ấy sẵn lòng tin Chúa Jesus như Cứu Chúa của mình. Công tác của thập tự giá được hoàn thành bởi Chúa Jesus. Tuy nhiên, chính Thánh Linh áp dụng điều này trên tội nhân và trong lòng tội nhân. Chúng ta phải hiểu mối liên hệ giữa thập tự giá của Đấng Christ và công tác của Thánh Linh. Trong khi thập tự giá đã hoàn thành mọi sự rồi, thì Thánh Linh hoàn thành bên trong con người điều đã được hoàn thành trước đó. Trong khi thập tự giá khiến con người có được vị trí thì Thánh Linh khiến con người có được kinh nghiệm. Trong khi thập tự giá đạt được “sự kiện” cho Đức Chúa Trời, Thánh Linh ban cho con người kinh nghiệm. Trong khi công tác của thập tự giá tạo ra vị trí là đạt được sự cứu rỗi rồi hầu cho tội nhân có thể được cứu, thì công tác của Thánh Linh khải thị cho tội nhân điều thập tự giá đã tạo ra và hoàn thành hầu cho người ấy có thể tiếp nhận và có được điều đó. Thánh Linh không công tác một mình; đúng hơn, Ngài công tác qua thập tự giá. Nếu không có thập tự giá, Thánh Linh không có lập trường để công tác. Nếu không có Thánh Linh, công tác của thập tự giá là chết. Mặc dù thập tự giá đã có hiệu lực đối với Đức Chúa Trời rồi, nhưng lại chưa có hiệu lực đối với con người.
Mặc dù sự cứu rỗi hoàn toàn được hoàn thành bởi thập tự giá, nhưng chính Thánh Linh là Đấng trực tiếp công tác để khiến dân chúng tin. Vì vậy, Kinh Thánh nói rằng sự tái sanh của chúng ta là công tác của Thánh Linh. “Điều gì được sinh bởi Linh là linh” (John 3:6) Trong câu 8, Chúa Jesus nói rằng sự tái sanh là “được sinh bởi Linh”. Chính Thánh Linh áp dụng công tác của thập tự giá cho tín đồ và truyền sự sống của Đức Chúa Trời trong linh tín đồ; bởi đó, tín đồ được tái sanh. Thánh Linh là Đấng Thi Hành của sự sống Đức Chúa Trời. Chúng ta “sống bởi Linh” (Gal 5:25). Nếu con người chỉ hiểu biết trong trí năng mình và không có Thánh Linh tái sanh người ấy bên trong linh thì sự hiểu biết không thể giúp gì cho người ấy. Nếu điều một người tin chỉ ra tự sự khôn ngoan loài người, không phải tự quyền năng của Đức Chúa Trời thì người ấy chỉ bị kích động trong hồn và không thể dài lâu, vì người ấy chưa được tái sanh. Chỉ những ai tin rằng tấm lòng (Rô ma 10:10) mới có thể được cứu và nhận được sự tái sanh.
Ngoài việc làm cho các tín đồ có thể nhận được sự sống vào lúc tái sanh, Thánh Linh còn có một bước công tác khác. Từ sự tái sanh, Ngài cư trú bên trong các tín đồ. Thật đáng thương cho những ai cứ mãi quên đi điều này và không quan tâm đến điều này ! Ezekiel 36 đặt việc tín đồ tiếp nhận linh mới với việc tiếp nhận Thánh Linh lại với nhau.
“Ta cũng sẽ ban cho các ngươi một lòng mới và Ta sẽ đặt trong các ngươi một linh mới….và Ta sẽ đặt Linh Ta trong các ngươi” (cc.26-27) và Ta sẽ đặt trong các ngươi một linh mới”. Điều này nghĩa là một tín đồ sẽ nhận được một linh mới, có linh của mình được đổi mới và nhận được sự sống. Sau khi nói về việc tiếp nhận, lời tiếp tục nói: “Và Ta sẽ đặt Linh Ta trong các ngươi”. Điều này nghĩa là Thánh Linh muốn cư trú trong linh được đổi mới của chúng ta. Vào lúc tái sanh, một tín đồ không chỉ nhận được một linh mới mà còn nhận được Thánh Linh (một thân vị) cư trú bên trong mình. Đáng tiếc là giống như một tín đồ không hiểu rằng linh mình đã nhận được là mới thì người ấy cũng không hiểu rằng khi nhận được một linh mới, người ấy cũng nhận được Thánh Linh cư trú bên trong mình. Thánh Linh không được tín đồ tìm ra và tiếp nhận do phục hưng một vài năm sau khi tái sanh; đúng hơn, vào lúc tái sanh, toàn bộ thân vị của Linh bắt đầu cư trú trong tín đồ, không chỉ thăm viếng tín đồ. Vị sứ đồ nói: “Đừng làm buồn Thánh Linh của Đức Chúa Trời, trong Ngài anh em đã được đóng ấn cho đến ngày cứu chuộc” (Eph 4:30). Lời Kinh thánh dùng từ ngữ “làm buồn”, chứ không phải “chọc giận”, vì điều này bàn đến tình yêu của Thánh Linh. Lời dùng từ ngữ “làm buồn”, chứ không phải là “lìa khỏi”, vì “Ngài cứ ở với anh em và sẽ ở trong anh em” (John 14:17) “cho đến ngày cứu chuộc”. Mọi tín đồ được tái sanh đều có Thánh Linh cư trú trong mình vĩnh viễn. Tuy nhiên, tình trạng của Thánh Linh bên trong mỗi tín đồ thì khác nhau; Ngài có thể buồn rầu hoặc vui mừng.
Chúng ta phải hiểu mối liên hệ giữa sự tái sanh và việc Thánh Linh cư trú bên trong các tín đồ. Nếu không có một linh mới, Thánh Linh không có chỗ cư trú. Bồ câu thánh không có chỗ cư trú trong thế giới bị thẩm phán. Bồ câu thánh không thể cư trú cho đến khi sáng tạo mới xuất hiện (xem Sáng 8). Sự tái sanh tuyệt đối cần thiết vì nếu không có sự tái sanh thì Thánh Linh không thể nào cư trú bên trong các tín đồ. Vào lúc tái sanh, một tín đồ nhận được một linh mới và đồng thời nhận được Thánh Linh cư trú bên trong người ấy mãi mãi. Vì linh mới và Đức Chúa Trời, Đấng sinh ra linh đó, đời đời không thể phân rẽ, nên việc Thánh Linh cư trú vĩnh viễn không thể thay đổi.
Hiếm có tín đồ nào nhận thức rằng họ đã được tái sanh và sở hữu một sự sống mới. Thậm chí hiếm có ai nhận thức rằng hễ họ tin Chúa Jesus thì Thánh Linh nội cư trong họ để làm sự hướng dẫn, quyền năng sự sống và Chúa của mọi sự. Lý do mà nhiều tín đồ mới sinh chậm tiến bộ và tăng trưởng có thể là do sự ngu dại của những người dẫn dắt họ hoặc sự vô tín và không trung tín của chính họ. Nếu các đầy tớ của Chúa không từ bỏ định kiến của họ rằng “lẽ thật về sự nội cư của Thánh Linh là dành cho các tín đồ thuộc linh” thì “thật khó cho họ hướng dẫn người khác đạt đến vị trí thuộc linh”.
Công tác của Thánh Linh trong việc tái sanh chúng ta là quở trách chúng ta về tội lỗi của mình và dẫn chúng ta đến chỗ ăn năn để chúng ta có thể tin và nhận biết Cứu Chúa; do đó, Ngài ban cho chúng ta một bản chất mới. Đây là sự hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Ngài sẽ đặt linh mới trong chúng ta. Những lời hứa này không kết thúc ở đây. Nửa thứ hai của lời hứa cũng tuyệt vời như nửa thứ nhất vậy. Lời hứa về sự nội cư của Thánh Linh đến ngay sau lời hứa về việc nhận được một linh mới. Công tác của Thánh Linh, là điều khiến các tín đồ nhận biết tội lỗi, tin Chúa và tiếp nhận sự sống, chỉ là công tác chuẩn bị ban đầu của Ngài cư trú trong họ. Sự nội cư của Thánh Linh trong các tín đồ để biểu lộ Cha và Con là một vinh hiển đặc biệt trong sự phân phát ân điển. Đức Chúa rời đã ban linh Ngài cho con cái Ngài. Bây giờ là lúc họ xưng nhận bởi đức tin vâng phục. Cả ngày phục sinh lần ngày Lễ Ngũ Tuần đều đã qua rồi; sự ngự xuống của Thánh Linh đã được hoàn thành. Nếu một tín đồ chỉ biết công tác tái sanh của Thánh Linh mà không biết thực tại về sự nội cư của Thánh Linh, thì người ấy chỉ giống như một người trong Cựu Ước. Thật ra, nhiều tín đồ đang sống ở phía bên này của sự phục sinh và Lễ Ngũ Tuần!
Cho dù một tín đồ ngu dại đến nỗi kinh nghiệm của người ấy chưa từng vượt qua một nửa lời hứa đầu của Đức Chúa Trời và người ấy không biết rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời là một thân vị cư trú bên trong mình thì việc Đức Chúa Trời ban cho người ấy Thánh Linh vẫn là một sự thật không thể thay đổi. Người ấy đã được tái sanh và là đền thờ thánh, đủ phẩm chất để Thánh Linh nội cư. Nếu người ấy tiến đến nửa sau của lời hứa Đức Chúa Trời với đức tin thì nửa sau lời hứa của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn thành vinh hiển như nửa trước của lời hứa Đức Chúa Trời. Nếu một tín đồ chỉ chú ý đến sự tái sanh và bằng lòng với việc tiếp nhận một linh mới thì người ấy sẽ không có một nếp sống mạnh mẽ và vui mừng mà người ấy có quyền được hưởng. Nếu một tín đồ không nhận biết hoặc hiểu biết huyền nhiệm và công tác của Thánh Linh nội cư thì người ấy khó nhận được mọi phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho người ấy trong Chúa Jesus. Nếu người ấy sẵn lòng tiếp nhận lời hứa của Đức Chúa Trời với đức tin, xem là Đức Chúa Trời không chỉ ban cho người ấy một sự sống mới trong sự tái sanh mà còn ban Thánh Linh, như một thân vị, nội cư trong linh người ấy để làm Chúa của người ấy, thì nếp sống của người ấy sẽ có những bước tiến dài trên lối mòn của Đức Chúa Trời.
Nếu một người con của Đức Chúa Trời sẵn lòng tin và trung tín thì người ấy sẽ kinh nghiệm việc Thánh Linh nội cư ngay ngày mà linh người ấy được đổi mới. Sau sự tái sanh của một tín đồ, Thánh Linh cư trú trong người ấy để dẫn dắt người ấy vào trong tình trạng thuộc linh, biểu lộ Đấng Christ trong nếp sống người ấy, dạy dỗ và thánh hóa người ấy. Nhưng một tín đồ thường không nhận vị trí của Thánh Linh, xem thường sự nội cư của Ngài và bước đi theo ý muốn riêng của mình. Một tín đồ phải hạ mình xuống trong ánh sáng này, tôn trọng sự hiện diện thánh của Ngài, để cho Ngài công tác, run rẩy với sự kính sợ trước mặt Ngài vì cớ tình yêu và sự tôn trọng, không dám tự mình hành động và tôn cao việc Đức Chúa Trời nội cư trong mình. Nếu chúng ta muốn cứ ở trong Đấng Christ và có một nếp sống thánh khiết như nếp sống của Đấng Christ thì chúng ta phải dùng đức tin của mình để tiếp nhận sự cung cấp của Đức Chúa Trời. Thánh Linh đã ở trong linh chúng ta rồi. Nan đề là chúng ta có để cho Ngài công tác ra từ linh chúng ta hay không.
THÁNH LINH VÀ NHÂN LINH
Vì chúng ta đã thấy rằng Thánh Linh nội cư trong các tín đồ vào lúc họ tái sanh nên chúng ta cũng phải thấy chi tiết hơn về nơi Thánh Linh cư trú hầu cho chúng ta có thể hiểu công tác của Ngài bên trong chúng ta.
Chúng ta phải nhớ rằng ý nghĩa thật sự của sự tái sanh không phải là sự thay đổi bên ngoài hoặc hồn và thân thể được kích động, nhưng là chính linh nhận được sự sống. Sự tái sanh là một sự kiện mới diễn ra bên trong nhân linh. Đó là làm sống động linh đã chết. Lý do linh đã chết có thể được làm cho sống là nhờ nhận được sự sống mới. Nhưng điều quan trọng nhất là khi nhận được một linh mới, chúng ta cũng nhận được Thánh Linh của Đức Chúa Trời cư trú trong chúng ta. Cụm từ “đặt trong các ngươi” được nhắc đến hai lần trong Ezekiel 36:26-27 và chỉ tỏ rằng nơi mà Thánh Linh cư trú là nhân linh.
Chúng ta đã thấy rằng toàn bản thể chúng ta giống như đền thờ thánh. “Anh em không biết rằng anh em là đền thờ của Đức Chúa Trời và Linh của Đức Chúa Trời cư trú trong anh em sao?” (1 Cor 3:16). Vị sứ đồ có ý nói rằng vì các tín đồ là đền thờ của Đức Chúa Trời nên Thánh Linh nội cư trong chúng ta giống như Đức Chúa Trời cư trú trong đền thờ thánh ngày xưa. Mặc dù toàn bộ đền thờ biểu thị cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời và là nơi cư trú của Đức Chúa Trời, nhưng nơi cư trú thật của Đức Chúa Trời là ở nơi Chí Thánh. Nơi Thánh và sân ngoài chỉ là để Đức Chúa Trời công tác và chuyển động theo sự hiện diện của Ngài trong Nơi Chí Thánh. Linh chúng ta được biểu thị bởi Nơi Chí Thánh. Theo sự minh họa này, việc Thánh Linh nội cư trong linh chúng ta là một vấn đề rất sáng tỏ.
Bản chất của người cư trú và nơi cư trú thì giống nhau. Sự tái sanh, chỉ có linh được tái sanh của con người là nơi cư trú thích đáng của Thánh Linh – không phải tâm trí, tình cảm, ý muốn và thân thể của con người. Ngài là Thợ Xây và cũng là Người Cư Trú. Ngài không thể cư trú trước khi xây dựng. Ngài xây dựng vì Ngài muốn cư trú. Ngài chỉ có thể cư trú tại nơi Ngài đã xây dựng.
Như chúng ta đề cập, sự xức dầu thánh không thể đổ ra trên xác thịt con người. Chúng ta cũng đề cập rằng trong Kinh Thánh, mọi sự của con người trước sự tái sanh bất kể phần nào, đều hoàn toàn được gọi là “xác thịt”. Vì vậy, Thánh Linh không thể cư trú trong xác thịt con người. Điều này cũng chỉ tỏ rằng Thánh Linh không thể cư trú trong tâm trí, tỉnh cảm, ý muốn hoặc thân thể con người. Thánh Linh thậm chí không thể cư trú trong linh chưa được tái sanh của con người, chứ đừng nói đến việc cư trú trong bất kỳ phần nào của hồn hoặc thân thể con người. Giống như dầu xức thánh không thể được đổ ra trên xác thịt con người, thì theo cùng một cách, Thánh Linh cũng không thể cư trú trong bất kỳ phần nào của “xác thịt”. Linh chỉ có thể ham muốn nghịch với xác thịt (Gal 5:17); Ngài không có mối liên hệ nào với xác thịt. Vì vậy, nếu không có một điều gì đó khác hơn xác thịt hiện hữu trong con người thì Thánh Linh không có cách nào cư trú trong con người. Vì vậy, sự tái sanh của linh rất quan trọng vì Thánh Linh cư trú trong linh mới, là điều khác với xác thịt.
Thánh Linh nội cư trong nhân linh là một điều rất quan trọng. Nếu một tín đồ không biết rằng nơi cư trú của Thánh Linh là ở phần sâu thẳm nhất trong toàn bản thể của mình, là điều sâu hơn tâm trí, tình cảm và ý muốn, thì người ấy chắc chắn sẽ tìm kiếm sự hướng dẫn của Thánh Linh trong tâm trí, tình cảm và ý muốn. Nếu hiểu được điều này, chúng ta sẽ biết rằng trước đây chúng ta đã bị lừa dối và sai lầm trong việc tìm kiếm sự hướng dẫn ở bên ngoài, ngoài linh, ở trong hồn hoặc bên trong hay bên ngoài thân thể. Thánh Linh thật sự cư trú trong phần sâu thẳm nhất của bản thể chúng ta. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể hi vọng nhìn thấy công tác của Ngài ở đó; sự hướng dẫn của Ngài chỉ có thể được tìm thấy ở đó. Sự cầu nguyện của chúng ta hướng đến “Cha thiên thượng”, nhưng Cha thiên thượng ở trong chúng ta để dẫn dắt chúng ta. Đấng An Ủi chúng ta ở bên trong linh chúng ta. Vì vậy, sự hướng dẫn của Ngài cũng ra từ đó. Nếu tìm kiếm một dấu hiệu từ giấc mơ, khải tượng, tiếng nói hoặc cảm giác ở bên ngoài linh mình thì chúng ta sẽ bị lừa dối.
Nhiều tín đồ thường nhìn vào bên trong, dò xét trong suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến để xem mình có sự bình an không, mình đã nhận được bao nhiêu ân điển hoặc mình đã tiến bộ đến đâu rồi. Điều đó không ra từ đức tin, và điều đó rất nguy hiểm. Điều này khiến cho tín đồ xoay mắt mình khỏi chính Đấng Christ, hướng về chính mình. Nhưng có một loại nhìn vào bên trong khác với loại vừa được đề cập đến. Hành động đức tin vĩ đại nhất là ngưỡng trông sự hướng dẫn của Thánh Linh, là Đấng cư trú trong linh. Tâm trí, tình cảm và ý muốn của tín đồ không thể cảm thức những điều bên trong người ấy, nhưng thậm chí trong sự tối tăm, người ấy phải tin rằng Đức Chúa Trời đã ban cho người ấy một linh mới, có Thánh Linh cư ngụ bên trong. Giống như Đức Chúa Trời mà con người tin cậy, kính sợ là Đấng cư trú đằng sau bức màn tối mà con người không nhìn thấy được, thì Thánh Linh nội cư bên trong nhân linh cũng không thể được cảm thức bởi hồn và thân thể.
Sau khi nhìn thấy điều này, chúng ta biết được nếp sống thuộc linh thật là gì. Đó không phải là nhiều tư tưởng và khải tượng trong tâm trí; đó cũng không phải là các cảm xúc nhiệt thành, vui mừng và hạnh phúc trong tình cảm; đó cũng không phải là các sự tiếp xúc, xâm nhập và rung lắc đột ngột được sản sinh bởi các tác động bên ngoài trên thân thể. Đúng hơn, đó là nếp sống ra từ Linh là điều ở phần sâu thẳm nhất của con người. Một nếp sống thuộc linh thật thì sâu hơn tâm trí, cảm xúc và ý thức của thân thể. Điều đó ở trong phần sâu thẳm nhất của con người. Thật sự bước đi theo linh là nhận biết sự chuyển động của linh sâu thẳm bên trong và bước đi theo điều đó. Bất kể các kinh nghiệm trong tâm trí, tình cảm và ý muốn kỳ diệu như thế nào, nếu chúng chỉ là bên ngoài, thậm chí còn chưa sâu hơn cảm xúc, thì các kinh nghiệm này không ra từ linh. Chỉ có hiệu quả được sản sinh bởi công tác của Thánh Linh trong nhân linh mới có thể được kể là một kinh nghiệm thuộc linh. Bất cứ điều gì khác đều chỉ là ý tưởng và cảm xúc. Cách sống thuộc linh cần đức tin.
Rô ma 8:16 nói: “Chính Linh cùng làm chứng với linh chúng ta” – không phải lòng hoặc hồn – “rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời”. Nhân linh là nơi mà con người công tác với Thánh Linh. Làm sao chúng ta biết chúng ta đã được cứu qua sự tái sanh và là con cái Đức Chúa Trời? Chúng ta biết vì linh chúng ta được làm cho sống và Thánh Linh sống trong linh chúng ta. Linh chúng ta là một linh được tái sanh và đổi mới, và Đấng cư trú bên trong nhưng không tách biệt với linh chúng ta là Thánh Linh. Ngài cùng với linh làm chứng bên trong chúng ta.
PHỤ LỤC
Trong Bản Kinh Thánh Liên Hiệp Trung Hoa, chúng ta rất khó nói được khi nào lời chỉ về Thánh Linh và khi nào lời chỉ về nhân linh. Theo các dịch giải Kinh Thánh, mỗi khi văn bản gốc dùng từ linh chứ không phải Thánh Linh thì thậm chí họ nghĩ rằng lời đó chỉ về Thánh Linh, và họ thêm từ Thánh vô trước từ Linh để chỉ tỏ rằng từ đó chỉ về Thánh Linh.
Từng từ ngữ và từng câu của Kinh Thánh đều là sự cảm thúc của Đức Chúa Trời. Tại sao ở nhiều chỗ Đức Chúa Trời không nói Thánh Linh mà lại nói linh? Chẳng phải Đức Chúa Trời không nói cũng có đầy ý nghĩa như điều Ngài nói sao? Ở nhiều chỗ, Đức Chúa Trời nói rõ là Thánh Linh. Nhưng tại sao ở nhiều chỗ, Ngài chỉ nói là Linh? Nhưng, theo các dịch giả Kinh Thánh, lời đó chỉ về Thánh Linh. Tất cả chúng ta đều biết rằng nhiều chỗ trong Kinh Thánh chỉ dùng từ Linh và lời đó chỉ về Thánh Linh, chẳng hạn như Linh của Đấng Christ, Linh của Đức Chúa Trời….v…v…Nhưng ở nhiều câu linh không được đề cập đến như Thánh Linh, vậy thì lời đó chính xác chỉ về điều gì?
Vào năm 1913, một tập san hằng tháng chuyên đề về nghiên cứu Kinh Thánh đã xuất bản sáu sứ điệp về Thánh Linh bởi một người tên là Fullnest. Các sứ điệp đó là mọi sự nghiên cứu về văn bản gốc. Khi đề cập đến từ Linh, người ấy giải thích rằng trong Kinh Thánh từ ngữ này được dùng theo nhiều cách. Về sau, người ấy chỉ ra sai lầm của việc xem từ Linh và Thánh Linh mà không quan tâm đến văn mạch. Người ấy nói rằng thật kỳ diệu vì dường như tri thức không ích lợi lắm trong vấn đề lớn lao này vì khi Thánh Linh viết Tân Ước thì không có sự chỉ tỏ nào về việc từ linh này có nên được viết hoa hay không. Vì vậy, mọi từ Linh được viết hoa trong Bản Kinh Thánh Tiếng Anh chỉ là sự giải thích của dịch giả. Mọi chuyên gia Tân Ước vẫn giữ các ý kiến khác nhau về việc khi nào linh phải được viết hoa và khi nào phải được viết thường.
Từ Linh được viết hoa chỉ về Thánh Linh và linh chỉ tỏ rằng đó không phải là Thánh Linh mà là một linh khác ngoài Thánh Linh, như là nhân linh…v…v..Sau khi đọc lời này, chúng ta có hiểu không? Trong bản gốc, không có sự chỉ tỏ nào về việc lời chỉ về Thánh Linh hay nhân linh mỗi khi từ Linh được sử dụng. Tất nhiên, câu trả lời cho câu hỏi này không đơn giản. Chúng ta vẫn cần đọc lời trước và sau đó, và xác định xem có mạo từ trong ngôn ngữ gốc hay không, trước khi có thể quyết định từ đó có chỉ về Thánh Linh hay không.
Tuy nhiên, vì nhu cầu hiện tại, chúng ta có thể nói rằng trong một số trường hợp trong Kinh Thánh, từ ngữ thánh ở trước từ Linh, thật sự là sự giải thích của dịch giả chứ không phải là sự phiên dịch của người ấy. Mỗi khi gặp trường hợp này, mặc dù chúng ta không dám nghĩ rằng từ đó chỉ ngụ ý nhân linh thôi, nhưng ít nhất chúng ta có thể nói rằng đôi khi từ đó chỉ về nhân linh.
Sau khi nhìn thấy điều ở trên, chúng ta biết rằng Thánh Linh và linh được tái sanh của tín đồ có một mối liên hệ rất khó phân rẽ. Vì Thánh Linh đang công tác trong nhân linh để kiểm soát toàn bản thể con người, nên ở một chỗ trong Kinh Thánh, Thánh Linh và nhân linh được đề cập đến như một linh. Nhân linh phải cai trị toàn bản thể con người; nhưng không phải một mình linh mà là linh được nội cư bởi Thánh Linh, phải quản trị bản thể con người. Phần của con người có thể cùng công tác với Thánh Linh là nhân linh, và nơi Thánh Linh có thể công tác trong con người cũng là nhân linh.
Watchman Nee (Người Thuộc Linh)