"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870161
Đang truy cập:139

NẾP SỐNG HỘI THÁNH CƠ ĐỐC BÌNH THƯỜNG - CHƯƠNG 2

symbicort inhaler coupon

symbicort generic alternative click symbicort inhaler coupon

cialis

cialis beerotor.de

planned parenthood abortion pill

abortion pill side effects read here

 

                           CHƯƠNG HAI

 

 

SỰ BIỆT RIÊNG VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA CÁC SỨ ĐỒ

AN-TI-ỐT — HỘI THÁNH MẪU

Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta biết hội thánh An-ti-ốt là

hội thánh mẫu, vì đó là hội thánh đầu tiên hiện hữu sau khi

các hội thánh liên hệ đến người Do-thái và người Ngoại bang

được thành lập. Trong Công-vụ chương 2 chúng ta thấy hội

thánh liên hệ đến người Do-thái được thành lập tại

Giê-ru-sa-lem, và trong chương mười chúng ta thấy hội thánh

liên hệ đến người Ngoại bang được thành lập trong nhà

Cọt-nây. Ngay sau khi những hội thánh này xuất hiện, hội

thánh tại An-ti-ốt được thành lập. Trong giai đoạn chuyển tiếp,

hội thánh tại Giê-ru-sa-lem không hoàn toàn thoát khỏi

Do-thái giáo, nhưng hội thánh tại An-ti-ốt ngay từ bước đầu đã

tuyệt đối đứng trên nền tảng rõ ràng của Hội Thánh. “Ấy cũng

ở An-ti-ốt mà môn đồ được gọi là Cơ-đốc-đồ trước nhứt” (Công

11:26), đó là sự kiện có tầm quan trọng không nhỏ. Tại đó lần

đầu tiên những đặc tính riêng biệt của Cơ-đốc-nhân và Hội

Thánh Cơ-đốc được bày tỏ rõ ràng, vì lý do ấy hội thánh này

được kể là hội thánh mẫu cho thời đại này. Các tiên tri và giáo

sư của hội thánh ấy là các tiên tri và giáo sư mẫu, và các sứ đồ

hội thánh ấy sai đi là các sứ đồ mẫu. Không chỉ những người

được sai đi là gương mẫu cho chúng ta, mà cách họ được sai đi

cũng là gương mẫu cho chúng ta nữa. Vì sự kiện Thánh Linh

sai phái các sứ đồ được ghi lại lần đầu tiên là từ An-ti-ốt, nên

chúng ta sẽ cẩn thận xem xét chi tiết của việc này.

Kể từ khi Tân Ước được hoàn tất, Thánh Linh đã kêu gọi

nhiều con cái Đức Chúa Trời trên khắp thế giới phục vụ Ngài,

nhưng nói đúng ra, không người nào trong số đó có thể được kể

là gương mẫu cho chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn xem xét

cách Thánh Linh hành động lần đầu tiên như thế nào trong

một hướng chuyển động nhất định để khám phá kiểu mẫu của

Ngài cho hướng chuyển động ấy. Vì vậy, để nhìn thấy gương

mẫu nào Hội Thánh ngày nay phải theo khi sai phái các sứ đồ,

chúng ta hãy cẩn thận xem xét lần đầu tiên Kinh Thánh chép

về việc sai phái các công tác viên từ hội thánh đầu tiên được

thành lập hoàn toàn trên nền tảng rõ ràng của Hội Thánh.

SỰ KÊU GỌI CỦA THÁNH LINH

Trong hai câu đầu của Công-vụ chương 13 chúng ta đọc thấy:

“Vả, hội thánh tại An-ti-ốt có mấy tiên tri và giáo sư, tức là

Ba-na-ba, Si-mê-ôn

gọi là Ni-giê,

Lu-si-út quê ở Sy-ren,

Ma-na-hen là người đồng dưỡng với vua chư hầu Hê-rốt, cùng

Sau-lơ. Đương khi họ phụng sự Chúa và kiêng ăn, thì Thánh

Linh phán rằng: Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta để

làm công việc Ta đã gọi họ làm”. Xin chúng ta lưu ý một vài sự

kiện ở đây. Có một hội thánh địa phương tại An-ti-ốt, có một

số tiên tri và giáo sư đang phục vụ tại hội thánh ấy, và giữa

vòng những người này, Thánh Linh biệt riêng hai người để

phục vụ trong một lãnh vực khác. Ba-na-ba và Sau-lơ là hai

người phụng sự Chúa đã tham gia vào chức vụ cung ứng trước

khi có sự kêu gọi này của Linh. Thánh Linh chỉ sai phái đến

những miền khác những người đã được trang bị cho công tác và

đang gánh vác trách nhiệm tại nơi họ ở, chứ Ngài không sai

phái những ai chôn ta-lâng mình và xao lãng nhu cầu tại địa

phương trong khi mơ ước được kêu gọi vào chức vụ đặc biệt vào

một ngày nào đó trong tương lai. Ba-na-ba và Sau-lơ đang mang

gánh nặng về tình trạng của địa phương vào lúc Linh đặt gánh

nặng của những miền khác trên họ. Trong tay họ đã đầy công

tác tại địa phương khi Ngài đẩy họ đi xa công tác. Điểm thứ

nhất chúng ta phải lưu ý là Thánh Linh lựa chọn các sứ đồ giữa

vòng các tiên tri và giáo sư.

“Đương khi họ phụng sự Chúa và kiêng ăn, thì Thánh Linh

phán rằng: Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta để làm

công việc Ta đã gọi họ làm”. Những tiên tri và giáo sư này

phụng sự Chúa hết lòng đến nỗi khi có nhu cầu, thậm chí họ bỏ

qua những đòi hỏi hợp pháp thuộc thể của mình mà kiêng ăn.

Điều đầy dẫy tư tưởng của các tiên tri và giáo sư tại An-ti-ốt là

phụng sự chính Chúa, chứ không phải làm việc cho Ngài. Họ

tận hiến mình cho chính Chúa, chứ không cho sự phục vụ Ngài.

Không ai có thể thật sự công tác cho Chúa mà trước hết chưa

học biết phụng sự Ngài. Đang khi Ba-na-ba và Sau-lơ phụng sự

Chúa, họ nghe Linh gọi họ bước vào sự phục vụ đặc biệt.

Họ đã đáp ứng sự kêu gọi thần thượng chứ không đáp ứng

tiếng gọi của nhu cầu con người. Họ chưa từng nghe những lời

tường thuật về những kẻ man rợ ăn thịt người hay săn đầu

người; lòng trắc ẩn của họ chưa từng bị khuấy động bởi những

câu chuyện sầu thảm về tục tảo hôn, bó chân hay tệ nạn hút

thuốc phiện. Họ không nghe tiếng nói nào ngoại trừ tiếng của

Linh; họ không nhìn thấy nhu cầu nào ngoại trừ nhu cầu của

Đấng Christ. Không có sự kêu gọi nhằm khơi lên chủ nghĩa

anh hùng thiên nhiên trong họ hay lòng yêu thích mạo hiểm

của họ. Họ chỉ biết một sự kêu gọi là sự kêu gọi của Chúa.

Quyền làm Chúa của Đấng Christ đã đòi hỏi họ phục vụ, và chỉ

dựa trên uy quyền của Ngài mà họ đã ra đi. Sự kêu gọi của họ

là sự kêu gọi thuộc linh. Không có nhân tố thiên nhiên nào xen

vào. Ấy là Thánh Linh phán: “Hãy biệt riêng Ba-na-ba và

Sau-lơ cho Ta để làm công việc Ta đã gọi họ làm”. Mọi công tác

thuộc linh đều phải bắt đầu với sự kêu gọi của Linh. Mọi công

tác thần thượng đều phải được khởi xướng cách thần thượng.

Kế hoạch được vạch ra cho công tác có thể rất tuyệt vời, lý do

có thể thích đáng, nhu cầu có thể cấp bách và con người được

lựa chọn để thực hiện công tác có thể vô cùng thích hợp; nhưng

nếu Thánh Linh không phán: “Hãy biệt riêng người ấy cho

công tác Ta đã kêu gọi người làm”, thì người ấy không bao giờ

có thể làm sứ đồ. Người ấy có thể làm một tiên tri hay giáo sư,

nhưng không phải là sứ đồ. Tất cả các sứ đồ thật ngày xưa đều

được Thánh Linh biệt riêng cho công tác mà Ngài đã kêu gọi

họ, và ngày nay tất cả các sứ đồ thật đều phải được Ngài biệt

riêng cho công tác cách rõ ràng y như vậy. Đức Chúa Trời

mong muốn sự phục vụ của con cái Ngài, nhưng chính Ngài

tuyển mộ họ, chứ không muốn những người tình nguyện. Công

tác là của Ngài, và Ngài là Đấng Khởi Đầu hợp pháp duy nhất


Ý định của con người, dầu tốt chăng nữa, cũng không bao giờ có

thể thay cho sự khởi xướng thần thượng. Lòng tha thiết muốn

cứu rỗi tội nhân hay gây dựng các thánh đồ sẽ không bao giờ

làm cho người nào đủ điều kiện thi hành công tác của Đức

Chúa Trời. Điều kiện cần thiết duy nhất là Đức Chúa Trời phải

sai phái người ấy.

Ấy là Thánh Linh phán: “Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ

cho Ta để làm công việc Ta đã gọi họ làm”. Chỉ có sự kêu gọi

thần thượng mới có thể khiến một người đủ điều kiện đảm

nhiệm chức vụ sứ đồ. Trong chính quyền thuộc đất không thể

có sự phục vụ nào mà không có sự ủy nhiệm, và trong sự quản

trị của Đức Chúa Trời thì cũng vậy. Thảm kịch trong công tác

Cơ-đốc ngày nay là rất nhiều công tác viên cứ tự tiện ra đi; họ

không được sai đi. Sự ủy nhiệm thần thượng tạo nên sự kêu gọi

cho công tác thần thượng. Ước muốn riêng tư, sự thuyết phục

của bạn bè, lời khuyên của các trưởng lão và sự thúc giục của cơ

hội — đó đều là những nhân tố ở trên bình diện thiên nhiên,

và không bao giờ có thể thay thế sự kêu gọi thuộc linh. Ấy là

điều Linh của Đức Chúa Trời phải bày tỏ trong nhân linh cách

rõ ràng.

Khi Ba-na-ba và Sau-lơ được sai đi, trước hết Linh kêu gọi

họ, sau đó các anh em xác quyết sự kêu gọi ấy. Các anh em có

thể nói anh có sự kêu gọi, và hoàn cảnh có thể dường như bày

tỏ điều đó, nhưng vấn đề là chính anh có nghe tiếng gọi ấy hay

không. Nếu anh phải ra đi thì trước hết anh phải là người nghe

tiếng gọi của Linh. Chúng ta không dám xem thường ý kiến

của các anh em, nhưng ý kiến của họ không thay thế cho sự kêu

gọi nhận từ Đức Chúa Trời cách riêng tư. Cho dầu họ tin chắc

là chúng ta có sự kêu gọi, và một số con cái Chúa cũng tin chắc

như vậy và sẵn lòng sai chúng ta ra đi công tác, nhưng nếu

chính chúng ta không nhận biết tiếng Đức Chúa Trời phán trực

tiếp trong lòng mình trên cơ sở của giao ước mới, thì chúng ta

chỉ ra đi như sứ giả của loài người, chứ không như sứ đồ của

Đức Chúa Trời.

Nếu Đức Chúa Trời mong muốn một người con nào của Ngài

phục vụ Ngài, chính Ngài sẽ kêu gọi người ấy, và chính Ngài sẽ

sai người ấy ra đi. Điều kiện đầu tiên trong công tác thần

thượng là sự kêu gọi thần thượng. Mọi sự đều phụ thuộc vào

điều này. Sự kêu gọi thần thượng dành cho Đức Chúa Trời một

vị trí thích đáng, vì sự kêu gọi ấy thừa nhận Ngài là Đấng khởi

đầu công tác. Nơi nào không có sự kêu gọi từ Đức Chúa Trời,

thì công tác được thực hiện không ra từ nguồn gốc thần thượng

và không có giá trị thuộc linh. Công tác thần thượng phải được

khởi xướng cách thần thượng. Một công tác viên có thể được

Linh trực tiếp kêu gọi hay gián tiếp được kêu gọi qua Lời Chúa,

sự giảng dạy hay hoàn cảnh; nhưng dầu Đức Chúa Trời dùng

phương tiện nào để bày tỏ ý muốn của Ngài cho con người,

tiếng nói của Ngài phải được nghe thấy qua mỗi tiếng nói khác;

Ngài phải là Đấng phán, cho dầu sự kêu gọi có thể đến qua một

công cụ nào chăng nữa. Chúng ta đừng bao giờ độc lập với các

chi thể khác của Thân Thể, nhưng chúng ta cũng đừng bao giờ

quên rằng mình nhận được mọi sự hướng dẫn từ Đầu; cho nên

chúng ta phải cẩn thận gìn giữ sự độc lập thuộc linh của mình,

thậm chí đang khi chúng ta vun trồng tinh thần lệ thuộc lẫn

nhau giữa vòng các chi thể. Khước từ ý kiến của các đồng công

viện cớ là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời là sai trật,

nhưng chấp nhận ý kiến của họ để thay thế cho sự hướng dẫn

trực tiếp của Linh Đức Chúa Trời thì cũng sai trật.

 

SỰ BIỆT RIÊNG CÁC CÔNG TÁC VIÊN

 

 

Phải, chính Thánh Linh đã kêu gọi Ba-na-ba và Sau-lơ,

nhưng Ngài cũng phán với các tiên tri và giáo sư rằng: “Hãy

biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta để làm công việc Ta đã

gọi họ làm”. Thánh Linh phán trực tiếp với các sứ đồ, nhưng

Ngài cũng phán gián tiếp qua các tiên tri và các giáo sư. Điều

được phán riêng với hai người được xác nhận công khai qua ba

người kia. Tất cả các sứ đồ đều phải được khải thị cách riêng tư

về ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng chỉ dựa vào bấy nhiêu thì

vẫn chưa đủ. Một mặt, ý kiến của những người khác dầu thuộc

linh và kinh nghiệm đến đâu vẫn không bao giờ có thể thay

thế cho sự kêu gọi trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Mặt khác, sự kêu

gọi của cá nhân dầu rõ ràng đến đâu vẫn cần sự xác nhận của

các chi thể đại diện cho Thân Thể Đấng Christ tại địa phương

mà từ đó các công tác viên ra đi.

Chúng ta hãy lưu ý rằng Thánh Linh không nói với hội

thánh tại An-ti-ốt: “Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta”.

Ngài phán với các tiên tri và giáo sư. Đức Chúa Trời mà bày tỏ

ý muốn Ngài cho toàn thể hội chúng thì hầu như không thể

thực hiện được. Một số chi thể trưởng thành về mặt thuộc linh,

trong khi những người khác chỉ là những em bé trong Đấng

Christ. Một số hết lòng tận tụy với Chúa, nhưng rất có thể là

không phải chi thể nào cũng chuyên tâm tìm kiếm Chúa đến

như vậy để có thể phân biệt rõ ràng giữa ý muốn Ngài với các

ý riêng của họ. Vì vậy, Đức Chúa Trời phán với nhóm người đại

diện trong hội thánh, với những người có kinh nghiệm thuộc

linh, những người tận hiến cho lợi ích của Ngài.

Và đây là kết quả: “Khi đã kiêng ăn và cầu nguyện xong, họ

bèn đặt tay trên hai người, rồi sai đi” (Công 13:3). Việc các tiên

tri và giáo sư biệt riêng các sứ đồ theo sau sự kiện Linh kêu gọi

họ. Sự kêu gọi có tính cách cá nhân, sự biệt riêng có tính cách

tập thể; và cần phải có cả hai điều mới đầy đủ. Đức Chúa Trời

kêu gọi trực tiếp và các tiên tri cùng giáo sư xác nhận sự kêu

gọi ấy bằng cách biệt riêng người được kêu gọi chính là cách

Đức Chúa Trời dự phòng trường hợp tự tiện phục vụ Ngài.

Sự kêu gọi một sứ đồ là Thánh Linh phán trực tiếp với

người được kêu gọi. Sự biệt riêng một sứ đồ là Thánh Linh

phán gián tiếp qua các đồng công của người được kêu gọi.

Thánh Linh khởi xướng kêu gọi và biệt riêng các công tác viên.

Vì vậy, nếu các anh em đại diện của một hội chúng biệt riêng

người nào đó để phục vụ Chúa, họ phải tự hỏi: Chúng ta tự ý

thực hiện điều ấy hay thực hiện với tư cách là đại diện cho

Linh của Đức Chúa Trời? Nếu họ hành động mà không hoàn

toàn biết chắc rằng mình đang thay mặt Thánh Linh hành

động, thì sự biệt riêng công tác viên ấy không có giá trị thuộc

linh. Đối với mỗi công tác viên họ sai đi, họ phải có thể nói

rằng người ấy được Thánh Linh sai đi, chứ không phải loài

người sai đi. Không nên biệt riêng các công tác viên cách vội

vàng hay khinh suất. Vì lý do ấy, họ đã kiêng ăn, cầu nguyện

trước khi sai phái Ba-na-ba và Sau-lơ.

Khi Ba-na-ba và Sau-lơ được biệt riêng cho công tác, thì vài

anh em cầu nguyện, kiêng ăn và đặt tay. Sự cầu nguyện và

kiêng ăn không chỉ vì nhu cầu trước mắt là biện biệt rõ ràng ý

muốn của Đức Chúa Trời, nhưng cũng vì nhu cầu tương lai khi

các sứ đồ đã thật sự ra đi. Sự đặt tay không phải là để phong

chức, vì Ba-na-ba và Sau-lơ đã được Thánh Linh phong chức

rồi. Cũng như trong Cựu Ước, sự đặt tay ở đây nói lên sự hoàn

toàn hiệp một của hai bên. Dường như ba anh em nói với hai

anh em được sai đi rằng: “Khi các anh là hai chi thể của Thân

Thể Đấng Christ ra đi, tất cả những chi thể khác cũng sẽ cùng

đi với các anh. Sự ra đi của các anh là sự ra đi của chúng tôi, và

công tác của các anh là công tác của chúng tôi”. Việc đặt tay là

chứng cớ về sự hiệp một của Thân Thể Đấng Christ. Điều này

có nghĩa là những người ở lại hiệp một với những người ra đi,

và hoàn toàn đồng cảm với họ; và khi họ ra đi, những người ở

tại hậu cứ tự hứa nguyện sẽ liên tục theo dõi họ với mối quan

tâm trong sự cầu nguyện và sự cảm thông trong tình yêu

thương.

Về phần những người được sai đi, họ phải chú ý đến hai

phương diện của sự biệt riêng để phục vụ Đức Chúa Trời. Một

mặt, Đức Chúa Trời phải trực tiếp kêu gọi họ và đích thân họ

phải nhận biết sự kêu gọi ấy. Mặt khác, các chi thể đại diện

của Thân Thể Đấng Christ phải xác nhận sự kêu gọi của họ.

Đối với những người có trách nhiệm sai phái người khác, một

mặt họ phải ở vị trí tiếp nhận khải thị từ Linh và biện biệt

tâm trí của Chúa; mặt khác, với tư cách là các chi thể đại diện

của Thân Thể Đấng Christ họ phải có khả năng thông cảm đặt

chính mình vào trong kinh nghiệm của những người họ sai

phái trong danh Chúa. Nguyên tắc chi phối việc sai phái những

sứ đồ đầu tiên vẫn chi phối việc sai phái tất cả các sứ đồ thật

sự được Linh chỉ định cho công tác của Đức Chúa Trời.

 

BIỂU HIỆN CỦA THÂN THỂ

 

 

Dựa vào đâu các tiên tri và giáo sư ấy biệt riêng một số

người làm sứ đồ, và các tiên tri cùng giáo sư ấy đại diện cho ai?

Tại sao họ, chứ không phải toàn thể hội thánh, biệt riêng

những công tác viên ấy? Ý nghĩa của sự biệt riêng ấy là gì, và

những người đảm trách vấn đề này cần có phẩm chất gì?

Điều đầu tiên chúng ta phải nhận biết là Đức Chúa Trời đã 

sáp nhập tất cả con cái Ngài thành một Thân Thể. Ngài không

nhìn nhận tình trạng dân Ngài chia rẽ thành các giáo hội và

hội truyền giáo khác nhau. Ngài đã hoạch định rằng tất cả

những người thuộc về Ngài phải sống nếp sống tập thể, nếp

sống của một thân thể trong đó nhiều chi thể quan tâm đến

nhau, yêu thương lẫn nhau, và hiểu biết nhau. Ngài đã định

rằng không những sự sống của con cái Ngài phải theo nguyên

tắc của thân thể mà chức vụ cung ứng của họ cũng vậy; nguyên

tắc của thân thể là giúp đỡ nhau, gây dựng nhau và phục vụ

nhau, tức hoạt động của nhiều chi thể trong một thân thể.

Thân Thể Đấng Christ có hai phương diện là sự sống và chức

vụ cung ứng. Nửa phần đầu của Ê-phê-sô chương 4 nói về Thân

Thể trong mối liên hệ với chức vụ cung ứng của Thân Thể; nửa

phần sau nói về Thân Thể trong mối liên hệ với sự sống của

Thân Thể. “Nhờ Ngài mà cả Thân Thể đều kết cấu liên lạc bởi

sự tương trợ của các lắt léo, tùy theo công dụng đã lượng cho

từng phần, khiến thân thể lớn lên và tự gây dựng trong sự

thương yêu” (c. 16). Ở đây điều được xem xét là công tác.

Nhưng trong câu 25, rõ ràng vấn đề là sự sống: “Cho nên anh

em phải chừa sự nói dối, mỗi người phải nói thật với kẻ lân cận

mình, bởi vì chúng ta là chi thể của nhau”. Trong Rô-ma chương

12 chúng ta thấy các chi thể phải quan tâm đến nhau ra sao,

vậy một lần nữa ý tưởng ở đây là sự bày tỏ một sự sống. Nhưng

trong Cô-rin-tô chương 12 chúng ta thấy các chi thể phải phục

vụ nhau như thế nào, cho nên ý tưởng trong phân đoạn ấy là sự

bày tỏ một chức vụ cung ứng.

Khi nói đến một Thân Thể, chúng ta nhấn mạnh đến sự

hiệp một trong sự sống của mọi con cái Đức Chúa Trời. Khi nói

đến nhiều chi thể, chúng ta nhấn mạnh đến những chức năng

khác nhau trong sự hiệp một ấy. Đặc tính của điều trước là sự

sống; đặc tính của điều sau là công tác. Trong một thân thể vật

lý, các chi thể đều khác nhau, nhưng chúng hoạt động như một,

vì chúng chia sẻ cùng một sự sống và có cùng một mục tiêu là

xây dựng toàn thân.

Vì Thân Thể Đấng Christ có hai phương diện là sự sống và

chức vụ cung ứng, cho nên Thân Thể có hai biểu hiện bề ngoài

khác nhau. Hội thánh tại một địa phương được dùng để bày tỏ

sự sống của Thân Thể, và các ân tứ trong Hội Thánh được dùng

để bày tỏ chức vụ cung ứng của các chi thể trong Thân Thể. Nói

cách khác, mỗi hội thánh địa phương phải đứng trên nền tảng

của Thân Thể, tự xem mình là sự bày tỏ sự hiệp một của sự

sống Thân Thể, và không vì lý do gì mà chấp nhận sự chia rẽ,

vì hội thánh địa phương hiện hữu với tư cách là biểu hiện của

một sự sống không thể bị chia rẽ. Tương tự như vậy, những

người cung ứng khác nhau của Hội Thánh cần phải đứng trên

nền tảng của Thân Thể, tự xem mình là sự bày tỏ sự hiệp một

của các chức vụ cung ứng khác nhau của Thân Thể. Mối tương

giao và sự hợp tác hoàn hảo cần phải là đặc tính của mọi hoạt

động của họ, vì tuy chức năng của họ khác nhau nhưng chức vụ

cung ứng của họ thật sự là một. Không hội thánh địa phương

nào được phân chia thành nhiều bè phái hoặc sáp nhập với

những hội thánh khác thành một giáo phái, nếu thế họ đã lìa

khỏi nền tảng của Thân Thể. Không một nhóm người cung ứng

nào được liên kết với nhau để hình thành một đơn vị phân rẽ,

và đứng trên nền tảng không phải là của Thân Thể. Mọi công

tác của họ cần phải được thực hiện với tư cách là những chi thể

của Thân Thể, chứ không phải với tư cách là những thành viên

của một tổ chức tồn tại tách biệt với Thân Thể. Một công tác

viên có thể sử dụng các ân tứ của mình với tư cách là một viên

chức trong một tổ chức, nhưng khi làm như vậy người ấy lìa

khỏi nền tảng của Thân Thể.

Đọc lướt qua Ê-phê-sô 4:11-12, chúng ta có thể kết luận rằng

các sứ đồ, tiên tri, người giảng phúc-âm, người chăn và giáo sư

hoạt động ở ngoài Thân Thể, vì Chúa ban họ cho Hội Thánh

Ngài để xây dựng Hội Thánh (c. 12). Nhưng câu 16 nêu rõ rằng

họ không đứng bên ngoài Thân Thể để xây dựng Thân Thể

nhưng tìm cách xây dựng Thân Thể từ bên trong. Chính họ là

một phần của Thân Thể, và chỉ khi nào họ đứng vào vị trí thích

hợp của mình trong Thân Thể với tư cách là các chi thể cung ứng,

thì toàn Thân Thể mới được gây dựng.

Sự kiện các hội thánh là biểu hiện địa phương của Thân

Thể Đấng Christ đã được xác minh, cho nên ở đây chúng ta

không cần đi sâu vào điểm này; nhưng cần phải giải thích ít

nhiều về những người cung ứng có ân tứ mà Đức Chúa Trời đã 

đặt trong Hội Thánh để bày tỏ chức vụ cung ứng của Thân Thể.

Trong 1 Cô-rin-tô chương 12 Phao-lô rõ ràng bàn về vấn đề

phục vụ của Cơ-đốc-nhân. Ông ví sánh các công tác viên với

những chi thể của một thân thể, và bày tỏ rằng mỗi chi thể có

công dụng riêng và tất cả đều phục vụ thân thể đang khi thuộc

về thân thể, chứ không phải khi tách biệt khỏi thân thể. Trong

câu 27 ông viết: “Vả, anh em là thân thể của Christ, và mọi

người đều là một chi thể riêng”; và trong câu sau ông nói: “Đức

Chúa Trời đã lập trong Hội Thánh, thứ nhứt là sứ đồ, thứ nhì

là tiên tri, thứ ba là giáo sư, kế đến kẻ làm việc quyền năng,

rồi đến kẻ được ân tứ chữa bệnh, vùa giúp, quản lý, nói các thứ

tiếng”. Nghiên cứu câu thứ nhì này sẽ làm sáng tỏ rằng những

người cung ứng có ân tứ trong câu 28 là các chi thể trong câu

27, và Hội Thánh trong câu 28 là Thân Thể trong câu 27; vì

vậy, những người cung ứng là gì đối với Hội Thánh, thì các chi

thể là y như vậy đối với Thân Thể. Họ giữ vị trí trong Thân

Thể bởi vì chức năng của họ (“sự nghe” và “sự ngửi” trong câu

17)

. Những người cung ứng có ân tứ là những chi thể hoạt động

của Thân Thể, và họ luôn luôn hoạt động với tư cách là các chi

thể. Tay, chân, miệng và đầu là gì đối với thân thể vật lý thì

họ là thể ấy đối với Hội Thánh. Các đầy tớ của Đức Chúa Trời

không cung ứng cho Hội Thánh như thể mình tách rời với Hội

Thánh, nhưng với tư cách là những thành viên của Hội Thánh.

Họ ở trong Thân Thể, phục vụ Thân Thể bằng cách sử dụng

những quan năng mà họ sở hữu với tư cách là chi thể. Hội

thánh tại bất cứ địa phương nào cũng là sự bày tỏ một sự sống

của Thân Thể, trong khi những người cung ứng bày tỏ khía

cạnh vừa khác biệt vừa hiệp một của chức vụ cung ứng của

Thân Thể.

1 Cô-rin-tô chương 12 bàn về đề tài Thân Thể Đấng Christ,

không theo phương diện sự sống của Thân Thể mà theo phương

diện công tác của Thân Thể. Toàn chương bàn về vấn đề chức

vụ cung ứng và chức vụ ấy được nói đến là hoạt động của những

chi thể khác nhau, qua đó chúng ta thấy rõ tư tưởng của Đức

Chúa Trời là toàn thể chức vụ đều dựa trên nền tảng Thân

Thể. Chức vụ cung ứng là biểu hiện thực tiễn của Thân Thể,

tức biểu hiện của sự khác biệt trong sự hiệp nhất của các chi 

thể khác nhau của Thân Thể. Vì vậy, chúng ta thấy rằng khi

phương diện sự sống của Thân Thể Đấng Christ được bày tỏ,

thì tại đó anh em có một hội thánh địa phương; và khi phương

diện công tác được bày tỏ, thì tại đó anh em có sự bày tỏ các ân

tứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Hội Thánh Ngài.

Khi đọc 1 Cô-rin-tô 12:28, một người không thể không chú ý

đến sự khác biệt rành rành giữa lời mô tả về ba ân tứ đầu tiên

và năm ân tứ còn lại. Dưới sự cảm thúc của Linh, Phao-lô đặc

biệt quan tâm đến việc liệt kê các ân tứ này — “thứ nhứt là sứ

đồ, thứ hai là tiên tri, thứ ba là giáo sư”. Ba ân tứ đầu được

đánh số cách cụ thể, nhưng những ân tứ kia thì không; những

ân tứ đầu không những khác biệt vì được đánh số riêng biệt

mà còn khác biệt về bản chất. Ba ân tứ ấy là những con người;

những ân tứ còn lại là những sự việc. Ba ân tứ được liệt kê

trước là sứ đồ, tiên tri và giáo sư, là những ân tứ Chúa ban cho

Hội Thánh Ngài thì đứng riêng biệt với mọi ân tứ khác. Họ là

những người cung ứng Lời Đức Chúa Trời, và chức năng của họ

là gây dựng Thân Thể Đấng Christ chính là chức năng quan

trọng nhất trong Hội Thánh. Họ là những người đại diện cho

chức vụ cung ứng của Thân Thể.

Phần Kinh Thánh duy nhất ghi lại việc sai phái các sứ đồ

được tìm thấy trong Công-vụ chương 13, tại đó chúng ta thấy

các tiên tri và giáo sư đã biệt riêng các sứ đồ cho chức vụ cung

ứng của họ. Kinh Thánh không cho thấy một tiền lệ nào về

việc một người hay nhiều cá nhân, hoặc một hội truyền giáo

hay tổ chức biệt riêng và sai phái người ta; thậm chí Lời Đức

Chúa Trời không nói gì đến việc một hội thánh địa phương sai

phái các công tác viên. Gương mẫu duy nhất được ban cho

chúng ta ở đây là các tiên tri và giáo sư biệt riêng và sai phái

các sứ đồ.

Điều này có ý nghĩa gì? Tại An-ti-ốt các tiên tri và giáo sư

được Đức Chúa Trời lựa chọn để biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ

cho việc phục vụ Ngài, vì họ là những thành viên cung ứng của

hội thánh, và sự biệt riêng các sứ đồ này là vấn đề chức vụ

cung ứng hơn là vấn đề sự sống. Giá như việc này liên hệ đến

sự sống mà không đặc biệt liên hệ đến sự phục vụ, thì việc này

đã là mối quan tâm của cả hội thánh địa phương, chứ không chỉ 

của những thành viên cung ứng. Tuy nhiên, chúng ta hãy lưu ý

rằng, dầu Ba-na-ba và Sau-lơ không được toàn thể hội thánh

biệt riêng cho công tác, nhưng họ đã được sai đi không phải

như đại diện cho một vài chi thể được lựa chọn, nhưng như đại

diện cho cả Thân Thể. Việc họ được các tiên tri và giáo sư biệt

riêng ngụ ý rằng họ không ra đi theo cách cá nhân, cũng không

ra đi nhân danh một tổ chức nào, mà ra đi trên nền tảng chức

vụ của Thân Thể. Như chúng ta đã thấy, chức vụ cung ứng được

nhấn mạnh, chứ không phải sự sống, nhưng đây là chức vụ

cung ứng đại diện cho cả hội thánh chứ không đại diện cho một

phần đặc biệt nào của hội thánh. Điều này được bày tỏ rõ ràng

qua việc đặt tay.

Như chúng ta đã thấy, việc đặt tay nói lên sự hiệp một (Lê

1:4), và chỉ sự hiệp một được biết đến giữa vòng con cái Đức

Chúa Trời mới là sự hiệp một của Thân Thể Đấng Christ; vì

vậy, khi đặt tay trên các sứ đồ, các tiên tri và giáo sư rõ ràng

đứng trên nền tảng của Thân Thể, hành động với tư cách là

các chi thể đại diện của Thân Thể. Hành động của họ đồng

nhất cả hội thánh với các sứ đồ, và đồng nhất các sứ đồ với cả

hội thánh. Các tiên tri và giáo sư này không nhân danh cá

nhân sai các sứ đồ ra đi làm đại diện riêng của họ, cũng không

nhân danh một nhóm người chọn lọc sai các sứ đồ ra đi làm đại

diện của nhóm người đặc biệt đó; nhưng họ đứng trên nền tảng

của Thân Thể, với tư cách là những chi thể cung ứng, và họ

biệt riêng hai người ấy cho công tác phúc-âm. Về phần hai

người được biệt riêng ấy, họ đã ra đi, không phải để đại diện

cho cá nhân nào hay tổ chức đặc biệt nào, mà để đại diện cho

Thân Thể Đấng Christ và chỉ Thân Thể Đấng Christ mà thôi.

Mọi công tác thật sự phù hợp với Kinh Thánh và thật sự thuộc

linh đều phải ra từ Thân Thể và cung ứng cho Thân Thể. Thân

Thể phải là nền tảng trên đó các công tác viên đứng, và phải

là lãnh vực duy nhất trong đó họ công tác.

Vào hai dịp khác nhau Phao-lô đã được đặt tay; lần thứ nhất

là khi ông tin Chúa (Công 9:17), và lần thứ hai là khi ông được

sai đi từ An-ti-ốt. Sự đặt tay lần đầu bày tỏ sự đồng nhất của

ông với sự sống của Thân Thể; lần sau bày tỏ sự đồng nhất của

ông với chức vụ cung ứng của Thân Thể. Lần đầu công bố ông 

là một chi thể của Thân Thể nhờ ông nhận lãnh sự sống từ

Đầu; lần thứ nhì công bố ông là một chi thể cung ứng, công tác

không như một cá nhân độc lập, mà như một phần tử của một

tổng thể lớn lao trong mối quan hệ với các chi thể khác.

Khi sai phái Ba-na-ba và Sau-lơ từ An-ti-ốt, các tiên tri và

giáo sư không đại diện cho giáo hội hay hội truyền giáo, mà đại

diện cho chức vụ cung ứng của Thân Thể. Họ không phải là

toàn thể Hội Thánh, mà chỉ là một nhóm đầy tớ của Đức Chúa

Trời. Họ không mang danh hiệu đặc biệt, không bị ràng buộc

bởi một tổ chức nào và không lệ thuộc vào luật lệ cứng ngắt

nào. Họ chỉ đầu phục sự điều khiển của Linh và biệt riêng

những người Ngài đã biệt riêng và kêu gọi cho công tác. Chính

họ không phải là Thân Thể, nhưng họ đứng trên nền tảng của

Thân Thể, dưới uy quyền của Đầu. Dưới uy quyền ấy, trên nền

tảng ấy, họ biệt riêng những người làm sứ đồ; cũng dưới chính

uy quyền ấy và trên cùng một nền tảng ấy, những người khác

có thể hành động giống như vậy. Sự biệt riêng các sứ đồ theo

nguyên tắc này có nghĩa là dầu những người được sai đi có thể

khác, những người sai họ đi có thể khác, thời điểm và nơi chốn

sai phái cũng có thể khác, nhưng vì tất cả đều ở dưới sự hướng

dẫn của một Đầu và đứng trên nền tảng của một Thân Thể,

nên sẽ không có sự chia rẽ. Nếu An-ti-ốt sai người đi trên nền

tảng Thân Thể, và Giê-ru-sa-lem sai người đi trên nền tảng

Thân Thể, thì vẫn có sự hiệp một bên trong bất kể mọi khác

biệt bên ngoài. Thật kỳ diệu dường nào nếu không có những

đại diện của các đoàn thể khác nhau thuộc đất, mà chỉ có

những đại diện của Thân Thể, tức Thân Thể Đấng Christ. Nếu

hàng ngàn hội thánh địa phương bao gồm hàng ngàn tiên tri

và giáo sư sai đi hàng ngàn công tác viên, thì tuy bề ngoài có

sự đa dạng lớn lao nhưng bề trong vẫn có thể có sự hiệp nhất

hoàn toàn giá như mọi người đều được sai phái dưới sự hướng

dẫn của Đầu và trên nền tảng của một Thân Thể.

Đấng Christ là Đầu của Hội Thánh là một sự thật được thừa

nhận, nhưng sự thật ấy cần được nhấn mạnh trong mối liên hệ

với chức vụ cung ứng cũng như với sự sống của Hội Thánh.

Chức vụ cung ứng của Cơ-đốc-nhân là chức vụ của toàn thể Hội

Thánh, chứ không chỉ của một phần Hội Thánh. Chúng ta phải 

đảm bảo chắc chắn rằng công tác của mình không dựa trên

một nền tảng nào kém hơn là Thân Thể Đấng Christ. Nếu

không, chúng ta sẽ đánh mất quyền làm Đầu của Đấng Christ,

vì Đấng Christ không phải là Đầu của một hệ thống nào, hội

truyền giáo nào hay tổ chức nào; Ngài là Đầu của Hội Thánh.

Nếu chúng ta thuộc về một tổ chức của con người, thì quyền

làm đầu thần thượng sẽ không còn được bày tỏ trong công tác

của chúng ta.

Trong Kinh Thánh chúng ta không tìm thấy dấu tích việc

những tổ chức nhân tạo sai phái người ta ra đi rao giảng

phúc-âm. Chúng ta chỉ tìm thấy những người đại diện cho chức

vụ cung ứng của Hội Thánh, ở dưới sự dẫn dắt của Linh và

đứng trên nền tảng của Thân Thể sai phái những người đã

được Linh biệt riêng cho công tác. Nếu những người đảm trách

việc sai phái không sai phái các công tác viên như là những

người đại diện cho chính họ hay cho một tổ chức nào, mà chỉ

sai phái họ như là người đại diện cho Thân Thể Đấng Christ,

và nếu những người được sai đi không đứng trên nền tảng của

giáo hội hay hội truyền giáo đặc biệt nào, mà chỉ đứng trên

nền tảng của Hội Thánh, thì dầu các công tác viên từ đâu đến

hoặc sẽ đi đâu, sự hợp tác và hiệp nhất sẽ luôn luôn có được và

họ sẽ tránh được nhiều rắc rối trong công tác.

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌ

 

 

Sau khi các sứ đồ được Linh kêu gọi và được các chi thể đại

diện của Thân Thể biệt riêng cho công tác, thì họ đã làm gì?

Chúng ta cần nhớ rằng những người biệt riêng họ chỉ bày tỏ sự

đồng nhất và sự cảm thông qua việc đặt tay; họ không có uy

quyền điều khiển các sứ đồ. Những tiên tri và giáo sư ở tại hậu

cứ không chính thức đảm trách hoạt động, phương pháp công

tác, hay nguồn cung ứng cho nhu cầu tài chánh của các sứ đồ.

Trong Kinh Thánh không có chỗ nào cho thấy các sứ đồ ở dưới

sự điều khiển của cá nhân hay tổ chức nào. Họ không phải

tuân theo luật lệ nào và không phải vâng phục thượng cấp nào.

Thánh Linh đã kêu gọi họ, và họ ra đi theo sự dẫn dắt và lãnh

đạo của Ngài; chỉ một mình Ngài là Giám đốc của họ.

Trong Công-vụ chương 13 và 14 lần đầu tiên chúng ta thấy 

Kinh Thánh ghi lại những hoạt động truyền giáo. Dầu ngày

nay nơi chốn chúng ta thăm viếng và tình trạng chúng ta gặp

có thể khác xa so với những gì Kinh Thánh ghi lại, nhưng trên

nguyên tắc, kinh nghiệm của các sứ đồ đầu tiên có thể dùng

làm gương mẫu cho chúng ta. Chúng ta hãy xem qua hai chương

này.

“Vậy, Sau-lơ và Ba-na-ba đã chịu Thánh Linh sai đi, bèn

xuống Sê-lơ-xi,

rồi từ đó đáp thuyền qua Chíp-rơ. Đến

Sa-la-min, họ rao giảng đạo (nguyên văn: lời) Đức Chúa Trời

trong các nhà hội của người Do-thái; cũng có Giăng theo làm

thừa sai cho họ. Trải qua cả đảo cho đến Ba-phô, gặp một người

Do-thái kia, là thuật sĩ” (13:4-6). Ngay từ đầu, di chuyển liên

tục là đặc tính của những người được sai đi. Sứ đồ thật là người

đi đây đó, chứ không định cư một chỗ.

“Phao-lô với đồng bạn từ Ba-phô giương buồm sang Bẹt-giê

thuộc Bam-phi-ly. Nhưng Giăng lìa họ, trở về Giê-ru-sa-lem.

Còn họ thì lìa Bẹt-giê, trải đến An-ti-ốt thuộc Bi-si-đi; rồi

nhằm ngày Sa-bát vào nhà hội mà ngồi” (13:13-14). (An-ti-ốt

được đề cập ở đây không phải là An-ti-ốt mà từ đó Ba-na-ba và

Sau-lơ đã được sai đi trong chuyến truyền giáo đầu tiên). Các sứ

đồ di chuyển thường xuyên, công bố Lời Đức Chúa Trời tại bất

cứ nơi nào họ đến, nhưng mãi đến khi họ tới An-ti-ốt tại

Bi-si-đi chúng ta mới biết kết quả công lao của họ. Từ thời

điểm ấy có sự phát triển rõ rệt trong công tác.

“Lúc hội đã tan, có nhiều người Do-thái và kẻ kỉnh kiền đã

nhập giáo Do-thái đều đi theo Phao-lô và Ba-na-ba, hai người

nói chuyện với họ và khuyên cứ ở trong ân điển Đức Chúa

Trời” (13:43). Đó là kết quả của một thời gian ngắn làm chứng

tại An-ti-ốt thuộc Bi-si-đi — nhiều người Do-thái và người cải

đạo kỉnh kiền đã tin. Một tuần sau, hầu như toàn thể thành

phố đều họp lại để nghe Lời Chúa (c. 44), nhưng việc dân

chúng đáp ứng nhiệt thành như vậy đã khiến người Do-thái

ganh ghét; họ chống đối các sứ đồ (c. 45). Vào thời điểm ấy các

sứ đồ quay sang người Ngoại bang (c. 46) và “bao nhiêu kẻ đã

được dự định cho sự sống đời đời đều tin” (c. 48). Vào ngày

Sa-bát trước một số người Do-thái đã tiếp nhận Lời sự sống,

còn vào ngày Sa-bát này nhiều người Ngoại bang tin Chúa. 

Không bao lâu sau khi các sứ đồ đến An-ti-ốt thuộc Bi-si-đi,

chúng ta thấy có hội thánh tại đó.

Tuy nhiên, các sứ đồ không lý luận: “Bây giờ chúng ta đã có

một nhóm tín đồ tại đây. Chúng ta phải ở lại ít lâu và chăn dắt

họ”. Họ thành lập hội thánh địa phương tại An-ti-ốt thuộc

Bi-si-đi, nhưng không ở lại để xây dựng hội thánh đó. Họ lại

tiếp tục ra đi, truyền bá Lời Chúa “khắp miền đó” (c. 49). Mục

tiêu của họ không phải là một thành phố, mà là “khắp miền”.

Thời nay lề thói định cư tại một nơi để chăn dắt một bầy nào

đó vốn không phải là tiền lệ trong Kinh Thánh.

Sau đó có sự bắt bớ (c. 50). Những người chống đối sứ điệp

phúc-âm đã đuổi các sứ đồ khỏi bờ cõi họ, và các sứ đồ đáp ứng

bằng cách phủi bụi nơi chân mình (c. 51). Nhiều giáo sĩ ngày

nay không có bụi để phủi khỏi chân mình! Những người không

dính bụi thiếu đặc tính của một sứ đồ. Các sứ đồ đầu tiên

không bao giờ định cư trong những ngôi nhà tiện nghi, cũng

không dừng ở đâu lâu để chăn dắt những hội thánh mình đã

thành lập. Họ liên tục đi đây đó. Làm một sứ đồ có nghĩa là

làm người được sai đi, tức là luôn luôn ra đi. Một sứ đồ định cư

là mâu thuẫn về mặt từ ngữ. Sứ đồ thật là người khi bị bắt bớ

thì luôn luôn có bụi để phủi khỏi chân mình.

Các sứ đồ ra đi sớm như vậy gây tác động gì trên một hội

thánh non trẻ? Đây là một nhóm tín đồ mới, chỉ là con trẻ

trong Đấng Christ, và những người cha của họ trong đức tin đã

lìa bỏ họ trong tình trạng non nớt. Có phải họ biện luận: “Tại

sao các sứ đồ sợ bị bắt bớ mà bỏ chúng tôi lại đối diện với sự

chống đối một mình?” Họ có nài nỉ các sứ đồ ở lại ít lâu và

chăm sóc tình trạng thuộc linh của họ không? Phải chăng họ lý

luận: “Nếu các ông bỏ chúng tôi bây giờ, chúng tôi sẽ như chiên

không có người chăn. Nếu cả hai ông không thể ở lại, thì ít

nhất một người phải ở lại và chăm sóc chúng tôi. Sự bắt bớ quá

dữ dội, nếu thiếu sự giúp đỡ của các ông thì chúng tôi không

thể nào vượt qua được”? Điều lạ lùng là Kinh Thánh ghi lại

rằng: “Còn các môn đồ thì được đầy dẫy sự vui mừng và Thánh

Linh” (c. 52).

Khi các sứ đồ ra đi, các môn đồ không than khóc, mà vô

cùng vui mừng. Các môn đồ vui mừng vì họ biết Chúa; và có 

thể họ rất vui mừng vì các sứ đồ ra đi có nghĩa là những người

khác có cơ hội nghe phúc-âm. Điều mất mát cho họ là lợi ích

cho Y-cô-ni. Những tín đồ ấy không giống các tín đồ ngày nay,

trông mong có một mục sư định cư để dạy dỗ họ, giải quyết các

nan đề cho họ và bảo bọc họ khỏi mọi rắc rối. Các sứ đồ ấy

không giống như các sứ đồ ngày nay; họ là những người tiên

phong, không phải những người định cư. Họ không chờ đợi các

tín đồ trưởng thành rồi mới ra đi. Họ dám ra đi trong khi các

môn đồ còn non trẻ, vì họ tin nơi quyền năng sự sống của Đức

Chúa Trời trong các môn đồ.

Các môn đồ ấy không những đầy dẫy sự vui mừng mà còn

đầy dẫy Thánh Linh. Các sứ đồ có thể ra đi, nhưng Linh ở lại.

Nếu các sứ đồ ở lại để chăn dắt họ, thì họ có đầy dẫy Thánh

Linh hay không cũng không mấy quan trọng. Nếu có mục sư

giúp làm sáng tỏ mọi nan đề của mình, họ sẽ cảm thấy không

mấy cần Linh hướng dẫn; và nếu giữa vòng họ có người gánh

hết trách nhiệm về phương diện thuộc linh của công tác còn họ

thì lo việc thế tục, họ sẽ cảm thấy không mấy cần đến quyền

năng Ngài. Kinh Thánh hoàn toàn không nói gì về việc các sứ

đồ phải định cư để chăn dắt những người mình đã dẫn đến với

Chúa. Có thấy người chăn trong Kinh Thánh, nhưng họ chỉ là

những anh em được Đức Chúa Trời dấy lên giữa vòng các thánh

đồ địa phương để chăm sóc những người cùng là tín đồ. Một

trong những lý do vì sao rất nhiều người hoán cải ngày nay

không đầy dẫy Linh là các sứ đồ định cư để chăn dắt họ và

chính các sứ đồ gánh vác trách nhiệm của Thánh Linh.

Ngợi khen Đức Chúa Trời, các sứ đồ đã tiếp tục di chuyển

đến Y-cô-ni, vì “có người trong cả người Do-thái lẫn người

Hi-lạp đều tin rất đông” (14:1). Không bao lâu “dân chúng

trong thành chia rẽ, kẻ thì theo người Do-thái, kẻ thì theo hai

sứ đồ” (c. 4). Những người được cứu rõ ràng là một số đông vì

việc họ ra khỏi những người chưa được cứu đã gây ảnh hưởng

lớn tại nơi ấy đến nỗi tạo nên sự chia rẽ trong thành phố. Chỉ

một thời gian ngắn sau khi các sứ đồ lìa khỏi An-ti-ốt thuộc

Bi-si-đi, một hội thánh đã được thành lập tại Y-cô-ni; tại đây,

cũng như tại nơi trước, có sự chống đối dữ dội. Các sứ đồ có thể

lý luận rằng lìa một số đông con trẻ trong Đấng Christ đang bị 

bắt bớ dữ dội thì thật là vô tâm, ngoài ra làm như vậy còn là

một sách lược kém cỏi. Nhưng các sứ đồ đã trung tín đối với sự

kêu gọi làm sứ đồ của mình, và họ ra đi đến “các thành thuộc

Y-cao-ni, là Lít-trơ, Đẹt-bơ” (c. 6). Họ đã làm gì khi đến Lít-trơ?

Cũng như tại những nơi khác, tại đây họ “giảng Tin-lành (hay:

phúc-âm)” (c. 7), và giống như những nơi khác, tại đây có sự

chống đối và bắt bớ (c. 19). Khó có thể phỏng đoán số người tin

tại Lít-trơ là bao nhiêu, nhưng qua lời nhận xét nói rằng các

môn đồ đứng chung quanh Phao-lô (c. 20), thì ít nhất phải có

nửa tá, và có thể có hàng chục hay thậm chí hàng trăm. Như

vậy tại Lít-trơ có một hội thánh!

Phao-lô có ở lại chăn dắt họ ít lâu, hay ít nhất chăm sóc họ

đến khi sự chống đối dữ dội giảm bớt không? Không! “Sáng

ngày sau người cùng Ba-na-ba đi đến Đẹt-bơ” (c. 20). Một lần

nữa tin mừng được công bố và nhiều người trở nên môn đồ (c.

21)

. Như vậy, thêm một hội thánh nữa được hình thành! Với

việc thành lập một hội thánh tại Đẹt-bơ, cuộc hành trình

truyền giáo đầu tiên của các sứ đồ đã chấm dứt.

Nhìn lại hai chương này, chúng ta thấy một nguyên tắc căn

bản chi phối hoạt động của các sứ đồ. Họ đi từ nơi này đến nơi

khác theo sự dẫn dắt của Linh, rao giảng phúc-âm và thành

lập các hội thánh. Không nơi nào chúng ta thấy họ định cư để

chăn dắt và dạy dỗ những người hoán cải, hay đảm đương

trách nhiệm địa phương tại những hội thánh họ thành lập. Vào

những ngày bình an các sứ đồ di chuyển, và vào những ngày

bắt bớ họ cũng di chuyển. “Hãy đi!” là lời phán của Chúa, và

“Hãy đi!” là khẩu lệnh của các sứ đồ. Điểm nổi bật của một

người được sai đi là luôn luôn di chuyển.

 

 

KHI HỌ TRỞ VỀ

 

 

Nhưng câu hỏi được đặt ra là: “Những người mới hoán cải

được chăn dắt và hướng dẫn bằng cách nào? Những hội thánh

mới thành lập được trở nên vững vàng bằng cách nào? Khi

nghiên cứu Lời chúng ta thấy cuộc hành trình truyền giáo của

các sứ đồ bao gồm chuyến ra đi và chuyến trở về. Trong chuyến

ra đi mối quan tâm hàng đầu của họ là thành lập các hội 

thánh. Trong chuyến trở về công việc chính yếu của họ là xây

dựng các hội thánh.

Sau khi “làm cho nhiều người trở nên môn đồ, thì trở về

Lít-trơ, Y-cô-ni, và An-ti-ốt, làm cho tâm hồn môn đồ vững

vàng khuyên cứ giữ đức tin, và bảo rằng cần phải trải qua

nhiều hoạn nạn mới được vào nước Đức Chúa Trời” (14:21-22).

Ở đây chúng ta thấy Phao-lô và Ba-na-ba trở lại làm công tác

xây dựng trong những hội thánh đã được thành lập; nhưng như

trong chuyến ra đi trước đó, bây giờ trong chuyến trở về, họ

không bao giờ định cư tại một nơi nào cả.

Như vậy, rõ ràng là các sứ đồ không những đi đây đó thành

lập các hội thánh, mà còn thực hiện công tác xây dựng cụ thể.

Chỉ thành lập hội thánh mà không củng cố thì cũng như bỏ

mặc con sơ sinh để cho chúng tự lo liệu lấy. Điểm cần lưu ý ở

đây là mặc dầu hướng dẫn người mới hoán cải và xây dựng các

hội thánh là phần rất quan trọng trong công tác của các sứ đồ,

nhưng họ thực hiện điều đó không bằng cách định cư tại một

chỗ, mà bằng cách thăm viếng những nơi mình đã đến trước

đây. Trong công tác rao giảng phúc-âm ban đầu, cũng như

trong công tác củng cố các hội thánh sau đó, các sứ đồ không ở

luôn tại một nơi nào cả.

Trước khi lìa khỏi một hội thánh đã được thành lập và ít

nhiều được xây dựng, họ chỉ định các trưởng lão để gánh vác

trách nhiệm tại đó (14:23). Đây là một trong những phần quan

trọng nhất của công tác sứ đồ. (Đề tài này sẽ được bàn đến

cách đầy đủ hơn trong chương sau).

Như vậy các sứ đồ ban đầu đã công tác, và phước hạnh của

Chúa giáng trên công lao khó nhọc của họ. Chúng ta sẽ được

ích lợi nếu noi theo dấu chân của họ, nhưng chúng ta phải biết

rõ rằng chúng ta tuy tiếp nhận phương pháp của các sứ đồ,

nhưng nếu không có sự dâng mình của các sứ đồ, đức tin của

các sứ đồ, quyền năng của các sứ đồ, thì chúng ta vẫn không có

được kết quả của các sứ đồ. Chúng ta không dám xem nhẹ giá

trị của phương pháp các sứ đồ — những phương pháp ấy hết

sức quan trọng nếu chúng ta muốn có bông trái của các sứ đồ —

nhưng chúng ta không được bỏ qua việc chúng ta cần có tính 

chất thuộc linh của các sứ đồ, và chúng ta không được sợ sự bắt

bớ mà các sứ đồ đã chịu.

 

 

TRỞ VỀ AN-TI-ỐT

 

 

“Từ đó họ đáp thuyền đến An-ti-ốt, là chỗ họ đã được giao

thác cho ân điển Đức Chúa Trời, để làm công việc mình vừa

mới làm xong. Khi hai người đã đến nơi, bèn nhóm họp hội

thánh, thuật lại mọi việc Đức Chúa Trời đã đồng công với

mình, và Ngài đã mở cửa đức tin cho người Ngoại bang là thể

nào” (14:26-27). Khi trở về An-ti-ốt các sứ đồ “thuật lại mọi

việc Đức Chúa Trời đã đồng công với mình”. Phao-lô và

Ba-na-ba đã ra đi từ An-ti-ốt, cho nên khi trở về, họ có tường

thuật với hội thánh nhà cách Chúa đã đối xử với mình là điều

thích đáng thôi. Tường thuật công tác cho những người thật sự

mang gánh nặng với chúng ta là điều Lời Chúa tán thành. Con

cái Đức Chúa Trời tại hậu cứ được cho biết những gì Ngài hành

động nơi tiền tuyến là điều không những được phép, mà còn là

cần thiết; nhưng tốt nhất là chúng ta phải làm sao cho lời

tường thuật của mình không mang tính chất quảng cáo.

Khi tường thuật, một mặt chúng ta nên tránh mọi sự dè dặt

thiếu tự nhiên và thu rút thuộc hồn; mặt khác, chúng ta phải

cẩn thận đề phòng kẻo tư lợi cá nhân nào len lỏi vào. Khi

tường thuật công tác, mục tiêu của chúng ta phải là tôn vinh

Đức Chúa Trời và đem lại sự phong phú thuộc linh cho người

nghe. Dùng lời tường thuật làm phương tiện tuyên truyền để

được lợi lộc vật chất là điều vô cùng thấp hèn, và không xứng

đáng cho bất cứ Cơ-đốc-nhân nào. Khi động cơ là tôn vinh Đức

Chúa Trời và đem lợi ích đến cho con cái Ngài, nhưng đồng

thời cũng là bày tỏ nhu cầu của công tác để được giúp đỡ về vật

chất, thì động cơ ấy vẫn không được Chúa chấp nhận và không

xứng đáng cho đầy tớ của Ngài. Mục tiêu của chúng ta chỉ là

Đức Chúa Trời được tôn vinh và con cái Ngài được phước. Nếu

có động cơ hoàn toàn thuần khiết khi tường thuật, thì cách

chúng ta diễn đạt sẽ khác biết bao!

Mỗi khi viết hay nói về công tác của mình, chúng ta hãy tự

hỏi những câu sau: (1) Tôi có đang tường thuật để được nhiều

người biết đến tôi và công tác của tôi không? (2) Tôi có đang 

tường thuật để vừa tôn vinh Chúa vừa quảng cáo cho công tác

không? (3) Tôi có đang tường thuật với mục tiêu duy nhất

Đức Chúa Trời được tôn vinh và con cái Ngài được phước

không? Nguyện Chúa ban ân điển cho chúng ta để tường thuật

với động cơ không pha trộn và với tấm lòng hoàn toàn thuần

khiết!

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2