"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870218
Đang truy cập:183

Những Người Đắc Thắng của Đức Chúa Trời: 7, 8

xyzal

xyzal esasolutions.sk

can i buy the abortion pill online

how to buy abortion pill click here

 

 

 

CHƯƠNG BẢY

CHÚNG TA LÀ GÌ?

(Dưới đây là một bài giảng do anh Watchman Nee chia sẻ tại Thượng Hải vào tháng giêng năm 1934, trong kỳ Hội Đồng Người Đắc Thắng lần thứ ba. Bài này được dịch từ bản ghi chép của anh K. H. Weigh).

Kinh Thánh: Gi. 1:22; 2 Phi. 1:12

Hôm nay chúng ta sẽ xem xét một câu hỏi: chúng ta là gì? Chúng ta đang làm gì ở đây? Trong quá khứ chúng tôi không đề cập nhiều đến vấn đề này vì đây là điều hơi khó nói. Vì lý do ấy, chúng ta hơi do dự khi nói về chính mình. Tuy nhiên, dầu chúng ta chưa đề cập đến vấn đề này, những người khác vẫn thường hỏi chúng ta: “Các anh là gì?” Một số người thậm chí còn nói chúng ta là Hội-thánh Phục Hưng, hay Hội-thánh Bầy Nhỏ, hay Hội-thánh Cơ-đốc-nhân [Ghi chú của chủ bút: Watchman Nee xuất bản tạp chí Cơ-đốc-nhân] Vì vậy, chúng tôi muốn nói vài lời về vấn đề này.

Trước hết, chúng ta phải làm sáng tỏ rằng mình không phải là một điều gì cả. Chúng ta không phải là một giáo phái mới. Chúng ta cũng không phải là một hệ phái mới, một phong trào mới hay một tổ chức mới. Chúng ta không ở đây để gia nhập một phe phái nào đó hay thành lập hệ phái riêng của mình. Nếu không có sự kêu gọi và ủy nhiệm đặc biệt từ Đức Chúa Trời, chúng ta không cần phải tồn tại cách độc lập. Lý do chúng ta ở đây là vì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một sự kêu gọi đặc biệt.

ĐƯỢC VỮNG LẬP TRONG LẼ THẬT HIỆN TẠI

2 Phi-e-rơ 1:12 nói đến các từ ngữ “được vững lập trong lẽ thật hiện tại”. “Lẽ thật hiện tại” cũng có thể dịch là “lẽ thật cập nhật hóa”. Lẽ thật cập nhật hóa nghĩa là gì? Thật ra mọi lẽ thật đều ở trong Kinh Thánh; không một lẽ thật nào không ở trong Kinh Thánh. Mặc dầu tất cả đều ở trong Kinh Thánh, nhưng do sự thiếu hiểu biết, bất trung, thờ ơ và bất phục của con người, nhiều lẽ thật bị mất và giấu kín khỏi con người. Các lẽ thật có đó, nhưng con người không nhìn thấy hay chạm đến được. Mãi cho đến khi thời kỳ được trọn, Đức Chúa Trời mới giải phóng các lẽ thật trong những giai đoạn cụ thể và làm cho các lẽ thật ấy một lần nữa được khải thị.

Những lẽ thật được khải thị cách tươi mới này không phải là những phát kiến mới của Đức Chúa Trời. Trái lại, đó là những khám phá mới của con người. Không cần phát minh, nhưng cần khám phá. Trong các thế hệ trước Đức Chúa Trời đã khải thị những lẽ thật khác nhau. Trải qua những thời kỳ nào đó, Ngài đã làm cho con người khám phá những lẽ thật cụ thể đó. Chúng ta có thể thấy điều ấy cách rõ ràng qua lịch sử hội-thánh.

Chẳng hạn như việc Martin Luther dấy lên vào thế kỷ mười sáu. Đức Chúa Trời đã mở mắt ông nhìn thấy vấn đề xưng công chính bởi đức tin. Ông là chiếc bình được Đức Chúa Trời dấy lên để mở ra lẽ thật về sự xưng công chính bởi đức tin. Điều này không có nghĩa là trước Luther không có sự xưng công chính bởi đức tin. Sự thật vẫn đã hiện hữu trước thời Luther. Luther chỉ là người nhận thức lẽ thật một cách mạnh mẽ; ông đặc biệt xuất sắc về lẽ thật này. Vì lý do ấy, lẽ thật này trở nên “lẽ thật hiện tại” vào thời đại ấy.

Mỗi một người phục vụ Chúa nên cầu hỏi trước mặt Đức Chúa Trời về lẽ thật hiện tại là gì. Chúng ta cần hỏi: “Lạy Đức Chúa Trời, lẽ thật hiện tại là gì?” Mặc dầu có nhiều lẽ thật chính yếu và quan trọng trong Kinh Thánh, điều chúng ta cần biết là lẽ thật hiện tại của Đức Chúa Trời. Không những chúng ta cần biết các lẽ thật tổng quát, mà cũng phải sáng tỏ về lẽ thật hiện tại của Đức Chúa Trời.

LẼ THẬT ĐƯỢC KHÔI PHỤC 
TRONG THẾ KỶ MƯỜI SÁU

Từ thế kỷ mười sáu trở đi, Đức Chúa Trời đã khôi phục những lẽ thật khác nhau. Thế kỷ mười sáu là thời đại của sự Cải Chánh. Đó là thời điểm có sự thay đổi vô cùng lớn lao trong tôn giáo. Điều này không có nghĩa là trước thế kỷ mười sáu không có sự khôi phục. Đã có những sự khôi phục trước thời điểm ấy. Tuy nhiên từ thế kỷ mười sáu trở đi, có những sự khôi phục quan trọng. Chúng ta phải xem lịch sử từ thời Cải Chánh là gồm bốn giai đoạn. Giai đoạn một là giai đoạn Cải Chánh. Giai đoạn hai là thời kỳ ngay sau cuộc Cải Chánh, từ thế kỷ mười sáu đến thế kỷ mười tám. Giai đoạn ba là thế kỷ mười chín, và giai đoạn sau cùng là thế kỷ hai mươi hiện nay.

Trước hết chúng ta hãy xem xét cuộc Cải Chánh của Luther. Khi Luther được Đức Chúa Trời dấy lên, ông thấy ánh sáng và đề nghị người ta trở lại với lẽ thật trong sách Rô-ma. Ngày nay nhiều người đánh giá công tác của Luther từ góc cạnh chính trị và cho rằng đó là một phong trào chính trị. Tuy nhiên, sau khi đọc nhật ký, các bài viết và các sách của Luther, tôi thấy động cơ và mục tiêu của ông đúng đắn. Việc tốt nhất của ông là khôi phục lẽ thật xưng công chính bởi đức tin. Đó là sự khôi phục đặc biệt của Luther. Dĩ nhiên Đức Chúa Trời không khôi phục tất cả các lẽ thật qua Luther. Luther chỉ khôi phục lẽ thật về sự xưng công chính bởi đức tin. Ông không thực hiện một sự thay đổi trọn vẹn về hội-thánh. Chẳng hạn như ông vẫn thừa nhận hội-thánh quốc gia và tán thành việc hội-thánh là một phần của quốc gia. Ông không nhận được ánh sáng về điểm này. Vì lý do ấy, không bao lâu, giáo phái Lutheran trở nên quốc giáo của nước Đức. Chính Luther từng nói hội-thánh không nên bị chính phủ điều khiển. Tuy nhiên ông xem các vấn đề quản trị là có tính cách chuyển tiếp, tạm thời và thuộc về sân ngoài, chứ không phải là những vấn đề thuộc về nơi thánh. Vì vậy ông không triệt để trong vấn đề ấy. Đức Chúa Trời cho phép vấn đề sự quản trị hội-thánh không được giải quyết vào thời Luther. Mặc dầu vấn đề này không được khôi phục cách thành công, lẽ thật về sự xưng công chính bởi đức tin đã được khôi phục cách dứt khoát. Đức Chúa Trời đã khai quật lẽ thật bị chôn vùi này ra khỏi mọi truyền thống, ý kiến loài người, các giáo điều, và làm cho lẽ thật này được biết đến và được rao giảng một lần nữa. Những gì một người sinh vào thời ấy nên làm là rao giảng lẽ thật này và khuyên lơn những người khác về lẽ thật này. Nếu không làm như vậy, người ấy không được kể là người hầu việc Đức Chúa Trời trung tín vào thời đại ấy.

SỰ KHÔI PHỤC LẼ THẬT 
TỪ THẾ KỶ MƯỜI SÁU ĐẾN THẾ KỶ MƯỜI TÁM

Sau đó chúng ta đến giai đoạn từ thế kỷ mười sáu đến thế kỷ mười tám. Vào năm 1524, những người A-na-báp-tít được dấy lên tại Đức; họ là nhóm tín đồ đề nghị làm báp-têm lại sau việc rảy nước [rửa tội cho] trẻ sơ sinh. Họ là những người theo các anh em thời đầu tiên tại Lhota, là những người rao giảng báp-têm của tín đồ.Trước thời này, Giáo Hội Công Giáo La-mã cũng như Giáo Hội Lutheran đều rảy nước cho trẻ sơ sinh. Những người A-na-báp-tít này không những rao giảng lẽ thật về sự xưng công chính bởi đức tin, mà còn tiến xa hơn trong việc báp-têm các tín đồ là những người đã được xưng công chính bởi đức tin. Sau khi Anh Quốc Giáo được thành lập tại nước Anh, các tín đồ này nói với những người khác rằng hội-thánh không nên liên hệ đến chính trị. Vì lý do ấy họ bị bắt bớ và lưu đày.

Mười hai năm sau, tức vào năm 1536, John Calvin được Đức Chúa Trời dấy lên. Ông là một trong những chiếc bình  đại nhất của Đức Chúa Trời trong thời đại ấy. Sau khi được dấy lên, ông đối diện với sự bắt bớ ở khắp nơi, trước hết tại Thụy Sĩ và sau đó ở Đức. Bất cứ đi đến nơi nào, ông đều gặp bắt bớ và tù đày. Cuối cùng tại Tô-cách-lan, ông có một bước khởi đầu mới và thiết lập Giáo Hội Trưởng Lão Tô-cách-lan.

Giai đoạn từ cuối thế kỷ mười sáu đến đầu thế kỷ mười bảy là thời điểm Anh Quốc Giáo được thành lập tại Anh. Đó là bước đầu của hội-thánh quốc gia tại Anh. Mặc dầu tự cứu mình khỏi ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo La-mã, Anh Quốc Giáo thấy mình lại liên kết với chính trị Anh Quốc. Vì lý do ấy, có những người bất đồng ý kiến dấy lên tại Anh. Họ chống đối tôn giáo quốc gia và có những ý kiến khác với những người thuộc về tôn giáo quốc gia. Họ nói hội-thánh không nên ở dưới quyền điều khiển của chính phủ, và hội-thánh và chính phủ phải có sự phân rẽ rõ ràng. Mặc dầu những người bất đồng ý kiến này dạn dĩ nêu ra những lỗi lầm của hội-thánh quốc gia, nhưng chính họ không hoàn toàn trở về với sự dạy dỗ của Tân Ước. Đó là những điều đã xảy ra tại Anh.

Vào thời gian ấy tại Đức, Đức Chúa Trời dấy lên Philipp Jakob Spener. Ông trở thành mục sư tại một nhà thờ Lutheran ở Frankfurt vào năm 1670. Vào thời đó giáo phái Lutheran đã rơi vào tình trạng tôn giáo hình thức.Qua việc đọc Kinh Thánh, Spener thấy hội-thánh thời mình đầy dẫy ý kiến con người, là điều Đức Chúa Trời cấm đoán. Ông thấy các tín đồ phải trở về với sự dạy dỗ của Tân Ước. Vì lý do ấy ông bắt đầu hướng dẫn những người khác thực hành 1 Cô-rin-tô chương 14. Trong những buổi nhóm của mình ông bắt đầu dạy những người khác từ bỏ các nghi thức truyền thống và đi theo sự hướng dẫn của Thánh Linh. Tiếc thay sự thực hành của ông không kéo dài được lâu.

Đến năm 1732 tập thể giáo sĩ đầu tiên trên thế giới đã được thai nghén, gọi là Các Anh Em Moravian. Từ ngữ Moravian bắt nguồn từ một địa danh là Moravia. Họ là nhóm anh em đầu tiên đi khắp thế giới để truyền giáo. Tám mươi lăm trong số một trăm người giữa vòng họ cuối cùng đã trở thành các giáo sĩ hải ngoại. Người ta truy tìm khởi nguyên của họ là từ một anh em tên là Christian David. Anh được tái sinh vào năm hai mươi hai tuổi. Trước khi được cứu, anh đã đi khắp nơi để tìm lẽ thật về sự cứu rỗi nhưng không được gì. Một ngày kiaanh tìm thấy con đường cứu rỗi. Sau khi được cứu, anh trở về quê nhà và bắt đầu dạn dĩ rao giảng lẽ thật này.Đức Chúa Trời làm một công việc  đại qua anh. Qua cuộc phục hưng này, bắt bớ nổi lên, anh bị đuổi khỏi quê hương và đến ở tại Saxony. Tại đó anh gặp Bá Tước Zinzendorf. Lúc ấy, Bá Tước này chỉ mới hai mươi hai tuổi và là một thành viên của giới quí tộc trong một vương quốc nhỏ bé. Do sự bắt bớ tại Moravia, các anh em chạy trốn khỏi quê hương của họ và được Zinzendorf tiếp nhận tại lãnh thổ của mình. Tại đó họ bắt đầu [gây dựng] giáo hội Moravian. Cư ngụ giữa những ngọn đồi nhỏ bé của Saxony, họ bắt đầu xây dựng quê hương. Dần dần nhiều Cơ-đốc-nhân khác cũng di trú đến đó từ những nơi họ bị bắt bớ.

Giữa vòng những người di trú này có một người da đen đến từ Tây Ấn, tên là Anthony. Sau khi đến gặp các anh em, anh thảo luận với họ tình trạng tại Tây Ấn. Một số anh em cảm thấy cần phải đi giảng phúc-âm tại đó.Qua việc bốc thăm, họ chọn ra một vài người hầu việc Chúa cùng đi truyền giáo với Anthony. Đó là hoạt động truyền giáo hải ngoại đầu tiên, vào khoảng năm 1732. Từ đó về sau, các giáo sĩ được sản sinh từ giữa vòng họ, và Giáo hội Moravian trở thành tập thể truyền giáo mạnh mẽ nhất vào thời ấy. Các tín đồ của họ lan tràn khắp đất.

Cũng vào khoảng thời gian ấy có một khám phá mới trong Giáo Hội Công Giáo, ấy là có một nhóm người thuộc linh được Chúa dấy lên. Người thuộc linh nhất giữa vòng họ là Miguel de Molinos, ra đời năm 1640 và qua đời năm 1697. Ông viết một quyển sách gọi là Chỉ Nam Thuộc Linh dạy người ta con đường từ chối chính mình và đồng chết với Chúa. Quyển sách này ảnh hưởng nhiều người vào thời ấy. Một trong những người đồng thời với ông là Madame Guyon. Bà ra đời năm 1648 và qua đời năm 1717. Thậm chí bà còn am hiểu nhiều hơn về những vấn đề hiệp nhất với ý muốn Chúa và từ chối bản ngã. Tiểu sử của bà là một quyển sách thuộc linh rất tốt.

Ngoài ra còn có Fenelon là một giám mục thời ấy. Ông rất muốn chịu khổ vì Chúa và ông cùng làm việc với Madame Guyon. Qua những người nam người nữ này, Đức Chúa Trời tuôn đổ nhiều sứ điệp thuộc linh. Vào thời ấy những người nam người nữ với những kinh nghiệm về đời sống thuộc linh sâu xa nhất được tìm thấy trong Giáo Hội Công Giáo. Cải Chánh Giáo chỉ chú ý đến vấn đề xưng công chính bởi đức tin.

Cùng với ba người này còn có Gottfried Arnold. Ông viết nhiều sách về những vấn đề hội-thánh. Ông cho rằng hội-thánh thời ấy đã lạc khỏi lẽ thật và phải trở về với nền tảng đúng đắn như đã được khải thị trong Tân Ước rồi mới có thể xây dựng được. Ở đây chúng ta thấy hai dòng chảy. Một đến từ những tín đồ như Molinos, Madame Guyon, và Fenelon. Dòng chảy kia đến từ những con người tiêu biểu như Arnold. Trong tờ báo của chúng ta, là tạp chí Chứng Cớ Hiện Tại, chúng ta đã đăng tải “Dòng Chảy Của Linh” của Madame Guyon. Qua những bài viết của bà, người ta có thể thấy bà thật là một người rất thuộc linh. Về Arnold, ông đã khôi phục hầu hết những vấn đề bề ngoài. Ông đề nghị các Cơ-đốc-nhân hãy trở về với nền tảng Kinh Thánh của Tân Ước.

Hai dòng chảy này cuối cùng đã nhập làm một. Vào năm 1700 hội-thánh tại “Phi-la-đen-phi” được dấy lên.Phi-la-đen-phi có nghĩa là tình yêu anh em. Vào thời ấy, khi đọc Khải-thị chương 2 và 3, người ta nhận biết Cải Chánh Giáo đã thật sự ra khỏi Công Giáo. Tuy nhiên, kết quả chỉ là hội-thánh tại Sạt-đe; chưa có một sự khôi phục trọn vẹn.

Không giống như những tổ chức khác, khi những nhóm như vậy dấy lên, họ không kêu gọi người ta ra khỏi các tổ chức ban đầu. Họ không nhấn mạnh rằng những người khác phải ra khỏi giáo phái của mình. Trái lại, họ chỉ tổ chức những buổi nhóm khắp nơi. Từ năm 1670 trở đi, chứng cớ của họ được tìm thấy tại Anh. Tại Leeds, Bradford, và những nơi khác, các buổi nhóm của họ lần lượt được dấy lên. Họ là những chứng nhân mạnh mẽ nhất vào thế kỷ mười tám. Trong khi Zinzendorf còn sống, ông từng cố gắng hòa nhập phong trào này vào Giáo Hội Moravian. Tuy nhiên, ông không thành công.

Đầu thế kỷ mười tám, một cuộc phục hưng  đại bùng nổ tại Anh. Vào năm 1729 hai anh em Wesley được Đức Chúa Trời dấy lên. Họ được gọi là những người Giám Lý. Qua họ, Đức Chúa Trời đem lại một cơn thủy triều phục hưng  đại. Đó là bước đầu của giáo hội Giám Lý. Các anh em Wesley là những nhân vật chính yếu của thế kỷ mười tám. Trước khi được cứu, John Wesley nỗ lực để trở nên tốt lành. Về sau ông đến Mỹ làm giáo sĩ. Lúc ấy ông chưa được cứu. Ông làm chứng rằng mặc dầu đã nghe lẽ thật xưng công chính bởi đức tin, ông không thể hiểu được. Về sau một anh em Moravian giúp đỡ ông và nói rằng: “Hãy cứ giảng cho người khác về sự xưng công chính bởi đức tin cho đến khi chính ông biết chắc mình được xưng công chính bởi đức tin”. Ít lâu sau đó, ông được cứu. Sau khi được cứu, hai anh em liền bắt đầu giảng sứ điệp này khắp nơi. Vào thời ấy người ta không được phép giảng dạy ngoài trời mà chỉ được giảng tại thánh đường vì giáo hội vào thời ấy cho rằng Lời thánh chỉ được công bố tại thánh đường mà thôi. Tuy nhiên hai anh em này cùng với George Whitefield bắt đầu tổ chức những buổi nhóm ngoài trời và đem người ta đến với Chúa theo cách ấy. Đề tài chính của các sứ điệp John Wesley giảng là giáo lý về sự thánh hóa. Sự giảng dạy về việc tiêu trừ tội lỗi bắt đầu từ ông, mặc dầu ông cũng nói với những người khác rằng sự thánh hóa đến bởi đức tin.

Sau khi Wesley qua đời, phong trào truyền giáo hải ngoại bắt đầu. Tổ chức đầu tiên được thiết lập là Hội Truyền Giáo Luân Đôn. Tổ chức này bắt đầu là một hội phi-giáo-phái nhưng về sau ở dưới sự hướng dẫn của những người thuộc giáo đoàn độc lập. Trước năm 1799 Hội Truyền Giáo Của Hội-thánh (C.M.S) thuộc về Anh Quốc Giáo được thành lập. Những người thuộc Hội Giám Lý cũng mở rộng phạm vi hội truyền giáo của họ và trở nên Hội Truyền Giáo Giám Lý ngày nay.

Tóm lại, những sự cải cách của thế kỷ mười sáu lan rộng, trong khi những sự cải cách của thế kỷ mười tám thì không. Những sự cải cách của thế kỷ mười sáu ảnh hưởng thế giới không những về mặt thuộc linh, mà còn về mặt chính trị và xã hội. Những sự cải cách của thế kỷ mười tám chỉ ảnh hưởng chính yếu về mặt thuộc linh mà thôi. Trong số tất cả những phong trào của thế kỷ mười tám, điều đáng lưu ý nhất là lời chứng của hội-thánh “Phi-la-đen-phi”. Họ hấp thụ tất cả những sự khôi phục chính yếu trước đó. Giữa vòng họ, người ta có thể tìm thấy tất cả những lẽ thật chính yếu.

SỰ KHÁM PHÁ LẼ THẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀO THẾ KỶ MƯỜI CHÍN

Bây giờ chúng ta hãy xem xét thế kỷ mười chín. Thế kỷ này đã chứng kiến một cuộc phục hưng trọn vẹn. Trước hết chúng ta sẽ xem xét John Nelson Darby và cuộc phục hưng mà ông là đại diện.

Vào năm 1827, một nhóm người được dấy lên tại Dublin, Ái-nhĩ-lan. Giữa vòng họ có những người như Edward Cronin và Anthony Norris Groves. Họ thấy trong hội-thánh có nhiều điều chết chóc, không có sức sống, và hình thức. Họ bắt đầu xin Chúa bày tỏ cho họ hội-thánh theo sự khải thị của Kinh Thánh. Qua việc cầu nguyện và tương giao, họ cảm thấy họ nên chỗi dậy và nhóm họp theo nguyên tắc 1 Cô-rin-tô chương 14. Kết quả là họ bắt đầu bẻ bánh tại nhà một anh em. Ít lâu sau, một người trước đó làm mục sư Anh Quốc Giáo, John Nelson Darby, bắt đầu gia nhập buổi nhóm của họ và giảng giải Kinh Thánh giữa vòng họ. Dần dần, có thêm những nhà giải nghĩa Kinh Thánh được dấy lên giữa vòng họ, chẳng hạn như William Kelly, C. H. Mackintosh, B. W. Newton, và J. G. Bellett. Nhờ đọc các sách của họ, tôi nhận được ánh sáng để thấy lỗi lầm của các tổ chức giáo phái và nhận biết rằng chỉ có một Thân Thể của Đấng Christ. Hội-thánh không được thành lập do ý kiến của con người, mà phải ở dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thánh Linh. Khi xem xét các tổ chức hội-thánh ngày nay, chúng ta thấy có nhiều truyền thống và ý kiến con người, mà ít có sự dẫn dắt trực tiếp của Thánh Linh.Điều đó không phù hợp với lòng ao ước của Đức Chúa Trời. Theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, hội-thánh không được ở dưới sự cai trị của con người, mà cần phải được một mình Thánh Linh dẫn dắt. Tất cả những ai thuộc về Chúa nên học tập để Thánh Linh dẫn dắt mình và không nên đi theo sự hướng dẫn của loài người. Đó là tất cả những lẽ thật được Hội Anh Em khám phá.

Ngoài ra, Hội Anh Em cũng khám phá nhiều [lẽ thật] liên quan đến thời đại một ngàn năm, vấn đề cất lên, và những lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên và Khải-thị. Họ là những nhà giải nghĩa Kinh Thánh xuất sắc về các loại biểu tượng trong Cựu Ước. Sách chú giải Ngũ Kinh của C. H. Mackintosh là tác phẩm có thẩm quyền trong loại sách này. Nhà truyền giáo D. L. Moody đã đề cao quyển này. Hội Anh Em cũng phân biệt cách sáng tỏ những lời tiên tri trong Kinh Thánh liên quan đến người Do Thái và những lời tiên tri liên quan đến hội-thánh. Cách đây một trăm năm, nhiều người lẫn lộn những lời tiên tri về người Do Thái với những lời tiên tri về hội-thánh. Họ cho rằng những lời tiên tri về người Do Thái đã ứng nghiệm trong hội-thánh. Ngoài những vấn đề ấy, Hội Anh Em còn viết nhiều tác phẩm khác nữa.

Trong giai đoạn này, nhiều anh em thuộc linh được dấy lên tại Anh Quốc. Ngoài những người được nêu tên trên đây, còn có những anh em như Charles Stanley và George Cutting. George Cutting viết một quyển sách nhỏ mang tựa đề An Toàn, Bảo Đảm và Vui ThỏaQuyển sách này nói với mọi người rằng họ có thể biết chắc mình được cứu. Quyển sách này đã được dịch ra tiếng Hoa. Những lẽ thật về phúc-âm được khôi phục đầy trọn qua các anh em này.

Ngoài các anh em này còn có Robert Govett là người thấy vấn đề phần thưởng của Cơ-đốc-nhân. Ông khám phá ra rằng đúng là một người được cứu bởi đức tin, nhưng người ấy được thưởng tùy theo công việc của mình trước mặt Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi là vấn đề sự sống, trong khi phần thưởng là vấn đề cuộc sống. C. H. Spurgeon từng nói Govett đi trước thời đại mình một trăm năm vì những sự dạy dỗ của ông thật sâu xa. Govett nói với mọi người rằng Cơ-đốc-nhân có thể bị loại trừ khỏi vương quốc ngàn năm. Vì vậy, người tín đồ phải trung tín và siêng năng. Thứ hai, ông dạy rằng không phải tất cả các tín đồ sẽ được cất lên trước đại nạn. Chỉ có những tín đồ đắc thắng và trung tín mới được dự phần trong sự cất lên này.

Các nhà giải nghĩa Kinh Thánh lần lượt được dấy lên trong giai đoạn này. Một anh em khác rất thuộc linh và nổi tiếng là G. H. Pember, đã viết nhiều sách chú giải. Cũng có những người khác chẳng hạn như D. M. Panton và Hudson Taylor. Hudson Taylor đã viết quyển Liên Hiệp và Thông Công, nói về một số kinh nghiệm sâu xa trong Christ. Những lẽ thật được đề cập trên đây đều là những khám phá  đại. Mặc dầu những lẽ thật khác nhau này của Đức Chúa Trời đã được khôi phục, các lẽ thật ấy vẫn không được kể là lẽ thật quan trọng nhất của Đức Chúa Trời.

Về sau Đức Chúa Trời dấy George Muller lên tại Anh Quốc. Ông học được nhiều bài học xuất sắc về sự cầu nguyện và về đức tin nơi lời Đức Chúa Trời. Ông dạy rằng người ta có thể công bố những lời hứa của Đức Chúa Trời qua lời cầu nguyện, và ông làm chứng về cách mình sống bởi đức tin liên quan đến những nhu cầu tài chính.

Tại Mỹ có Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp, CMA. Những người nổi bật giữa vòng họ là A. B. Simpson, A. J. Gordon và những người khác. Họ đều có ảnh hưởng lớn. Ngay cả Hudson Taylor ở tại Anh Quốc cũng chịu ảnh hưởng của họ. Họ thấy rằng các tín đồ nên trở lại với kinh nghiệm của thời các Sứ Đồ là thời kỳ người ta sống bởi đức tin. Đó là khải thị lớn lao vào thời điểm ấy. Dĩ nhiên, lẽ thật này được biết đến cách rộng rãi giữa vòng chúng ta ngày nay.

Gordon và Simpson cũng khám phá ra lẽ thật liên quan đến sự chữa bịnh thần thượng và bắt đầu kinh nghiệm điều này. Điều này lan rộng nhanh chóng và được quần chúng hóa rất nhiều, và nhiều người được thu hút. Tuy nhiên Simpson nhấn mạnh rằng không phải sự chữa lành mà là sự sống phục sinh đắc thắng sự yếu đuối của xác thịt. Ông dạy rằng một người có thể đắc thắng bệnh tật nhờ nhận biết Đấng Christ là quyền năng và là Đấng Giải Cứu.

Đồng thời một nhóm người khác được dấy lên, chú ý đến sự sống bề trong. Cách đây khoảng sáu mươi năm, Đức Chúa Trời chiếm hữu được một thương gia đồ sứ tên là Robert Pearsall Smith. Ông thấy sự thánh hóa đến nhờ sự dâng mình. Loại thánh hóa này thật khác với sự thánh hóa Wesley nói đến. Sự thánh hóa của Smith đến nhờ sự dâng mình và đức tin. Sự thánh hóa Wesley rao giảng là sự sống đạt được dần dần sau khi dâng mình.Thật ra, cả hai sự dạy dỗ đều thuộc về lẽ thật. Sau chiều hướng của Smith, có bà Hannah Whitall Smith là người viết quyển Bí Quyết Đời Sống Vui Mừng của Cơ-đốc-nhân (Bản dịch Việt ngữ tựa đề là Sông Phước Vô Tận do Phòng Sách Tin Lành xuất bản). Cũng có những người khác như Stocknell (?), Evan Hopkins và Andrew Murray. Họ tiếp tục chiều hướng của lẽ thật liên quan đến sự từ bỏ bản ngã được rao giảng bởi những người như Madame Guyon trước đó hai trăm năm trong Giáo Hội Công Giáo. Những tín đồ này bắt đầu tổ chức những kỳ hội đồng tại Đức, Anh và những nơi khác. Những hội đồng này là bước đầu của những gì ngày nay chúng ta được biết là Hội Đồng Keswick. Người giảng dạy chính yếu tại những hội đồng này là Evan Hopkins.Ông nhận được sự giúp đỡ từ Smith cũng như từ những người khác như Madame Guyon và có ảnh hưởng thuộc linh rõ rệt trong giai đoạn ấy. Mặc dầu lẽ thật do Madame Guyon tuôn đổ không bao giờ được ưa chuộng trong suốt lịch sử hội-thánh, nhưng đã gây ảnh hưởng thuộc linh sâu đậm trên nhiều người. Ngay cả Wes ley cũng được bà giúp đỡ. John Wesley từng nói ông ao ước mọi tín đồ đều đọc các sứ điệp của Madame Guyon và ông chịu ơn bà rất nhiều. Đức Chúa Trời đã có được một phụ nữ như vậy trong thế kỷ mười bảy, và qua bà, Ngài đã đem đến dòng chảy chính yếu của thế kỷ mười chín.

Ngoài Hopkins, còn có H. C. Trumbull là người giải phóng lẽ thật về sự sống đắc thắng tại Hội Đồng Keswick. Những sứ điệp này đem lại sự khôi phục lớn lao liên quan đến sự hiểu biết về sự sống đắc thắng và con đường để tín đồ kinh nghiệm sự sống đắc thắng này trong cuộc sống của mình.

Sau Hopkins, Đức Chúa Trời có được một chị em khác, là bà Jessie Penn-Lewis. Chị em này có thể chất rất yếu đuối trong những giai đoạn đầu của đời sống chị. Chị luôn luôn phải nằm liệt giường. Trong khi nằm trên giường bệnh, chị đọc các bài viết của Madame Guyon và giữ lấy như người bạn bên giường mình. Tuy nhiên chị không thể tin rằng sự từ bỏ mình hoàn toàn, đức tin và tình yêu được mô tả trong những bài viết ấy có thể từng được thực hành. Một ngày kia trong khi đang bàn cãi và tranh luận với Đức Chúa Trời, chị hết lòng xin Chúa đem chị vào những lẽ thật này. Chúa nghe lời cầu nguyện của chị. Từ đó về sau, chị được Chúa dấy lên để rao giảng lẽ thật về thập tự giá.

Anh Holden, một cựu giáo sĩ thuộc Hội Truyền Giáo Trung Hoa Nội Địa, đã đi đến chỗ nhận biết ý nghĩa của thập tự giá khi đọc các sách của bà Penn-Lewis. Bà Penn-Lewis là người thật sự vác thập tự giá. Qua kinh nghiệm của bà, nhiều tín đồ được thu hút đến chỗ theo đuổi lẽ thật liên quan đến thập tự giá. Qua những người nam, người nữ này, Đức Chúa Trời dẫn nhiều người đến chỗ nhận biết trọng tâm của công tác Đức Chúa Trời là thập tự giá. Thập tự giá là nền tảng cho mọi vấn đề thuộc linh. Không có công tác của thập tự giá, một người sẽ không biết sự chết là gì và tội là gì. Nhiều người thuộc linh nhận được giúp đỡ rất nhiều qua bà. Qua những sứ điệp bà rao giảng, Đức Chúa Trời ban sự giải cứu cho nhiều người. Chúng ta có thể thấy sự khám phá lẽ thật của Đức Chúa Trời đang tiến triển; lẽ thật càng tiến tới, càng trở nên trọn vẹn. Vào cuối thế kỷ mười chín, hầu hết mọi lẽ thật đều được khôi phục.

SỰ TIẾN TRIỂN CỦA LẼ THẬT 
VÀO THẾ KỶ HAI MƯƠI

Bây giờ chúng ta đến thế kỷ hai mươi. Hai biến cố lớn đã xảy ra trong thế kỷ hai mươi. Biến cố thứ nhất là Loạn Quyền Phỉ tại Trung Quốc vào năm 1900. Trong cuộc nổi loạn này nhiều Cơ-đốc-nhân đã tuận đạo. Biến cố thứ hai là cuộc Phục Hưng  đại tại Wales vào năm 1904. Trong cuộc phục hưng này, nhiều thành phố chứng kiến toàn bộ dân cư trong thành phố mình được cứu đến mức không còn hồn người nào để cứu nữa.Nhiều hiện tượng của lễ Ngũ Tuần được bày tỏ giữa vòng họ.

Người lãnh đạo cuộc phục hưng này là Evan Roberts, một người thợ mỏ than hai mươi hai tuổi. Anh không học cao. Đức Chúa Trời đã kêu gọi một người như vậy từ giữa những người thấp hèn và ban cho anh một đồng công, là Hastwell (?). Sau khi được cứu, Roberts thường cầu nguyện tha thiết trong các mỏ than. Lời cầu nguyện duy nhất của anh là “Chúa ơi, xin bẻ cong hội-thánh để cứu thế gian”. Những người quanh anh vừa bối rối vừa có ấn tượng sâu sắc. Dần dần, có thêm nhiều người cùng cầu nguyện với anh, và chẳng bao lâu cả mỏ đều chịu ảnh hưởng. Nhiều thợ mỏ chỗi dậy cầu nguyện. Cuộc phục hưng bắt đầu lan rộng đến cả miền nam nước Anh.

Từ nơi họ, chúng ta học biết hai lẽ thật: thứ nhất, công tác phục hưng của Thánh Linh được đem đến do một nhóm người được bẻ cong và bắt phục. Chúng ta không cần cầu xin Đức Chúa Trời sai đến cho chúng ta một cuộc phục hưng ở bề ngoài. Chúng ta chỉ cần cầu xin Ngài bắt phục chúng ta một cách sâu xa hơn và tươi mới hơn. Rồi sự sống sẽ tự phát tuôn ra từ bản thể chúng ta.

Thứ hai, từ thời điểm ấy trở đi, nhiều người bắt đầu hiểu công tác của các ác linh. Trước thời điểm đó, mặc dầu người ta nói về đề tài này, sự hiểu biết của họ không thấu đáo. Anh Roberts hiểu chiến trận thuộc linh nghĩa là gì. [Các Cơ-đốc-nhân] đã không am hiểu thấu đáo kinh nghiệm về Ê-phê-sô chương 6 mãi cho đến thời của anh. Vào năm 1908 trong khi đang nằm trên giường bệnh, anh thuật kinh nghiệm về chiến trận của mình với các ác linh cho ông bà Penn-Lewis. Dựa trên sự hiểu biết này và kinh nghiệm của mình, bà đã viết quyển Chiến Trận Nơi Các Thánh Đồ là tác phẩm đã giúp cho nhiều tín đồ bị lừa dối được tự do. Trong một vài năm qua, hầu hết mọi sứ điệp được nói đến giữa vòng các tín đồ thuộc linh là những sự dạy dỗ của bà Penn-Lewis. Đó là những lẽ thật liên quan đến chiến trận thuộc linh và thập tự giá.

Đang khi cuộc phục hưng này diễn ra, một công tác mới khác bắt đầu ở Los Angeles tại Mỹ. Từ năm 1908 đến 1909, một số tín đồ da đen ở đường Azusa kinh nghiệm báp-têm Thánh Linh và bắt đầu nói các thứ tiếng.Về việc nói các thứ tiếng, đúng là có nhiều người thực hành cách cực đoan và không đúng đắn. Dĩ nhiên chúng ta không hoàn toàn loại bỏ việc nói các thứ tiếng. Chúng ta nên giúp đỡ người khác có kinh nghiệm lễ Ngũ Tuần này. Một mặt, Phao-lô dạy rằng không phải mọi người đều nói các thứ tiếng (1 Côr. 12:30). Mặt khác, ông bảo chúng ta: “Đừng cấm nói các thứ tiếng” (14:39). Câu đầu tiên dành cho những người quá nhấn mạnh đến điều này. Câu thứ hai dành cho những người bỏ qua điều này. Chúng ta nên lưu ý cả hai phương diện.

Những người ấy thấy lời tiên tri trong Giô-ên chương 2 chỉ được thực hiện một phần vào thời các sứ đồ và ngày có cơn mưa cuối phải đến rồi mới có sự ứng nghiệm trọn vẹn. Nói về mặt thuộc linh, “ngày của cơn mưa sau” chỉ về ngày nay.

CÔNG TÁC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI NGÀY NAY 
VÀ CÁC SỰ KHẢI THỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI 
ĐƯỢC TÍCH LŨY

Qua phần thảo luận trên chúng ta có thể thấy những khám phá khác nhau về các lẽ thật của Đức Chúa Trời xảy ra trước và trong thế kỷ này. Bây giờ chúng ta cần hỏi: công tác của Đức Chúa Trời tại Trung Quốc ngày nay là gì? Hôm nay Đức Chúa Trời đang làm công việc gì?

Ngay sau khi được cứu, tôi được nghe nhiều giáo sĩ nước ngoài dạy dỗ. Trước năm 1920 hiếm có ai giảng sứ điệp về sự cứu rỗi tại Trung Quốc. Sau năm 1920, nhiều sứ điệp về sự cứu rỗi, sự xưng công chính và sự tái sinh được rao giảng. Trước thời điểm ấy, thậm chí nhiều người không biết về sự cứu rỗi. Hiện nay có trên một trăm năm mươi giáo phái khác nhau. Đức Chúa Trời cho chúng tôi thấy sự sai lầm của chủ nghĩa giáo phái và lầm lỗi của chủ nghĩa bè phái. Vì lý do đó chúng tôi bắt đầu rao giảng những sứ điệp này. Về sau Đức Chúa Trời lần lượt bày tỏ cho chúng tôi những lẽ thật khác nhau, tức là những lẽ thật chúng tôi đã đề cập trên đây. Dần dần chúng tôi bắt đầu nhìn thấy sự đắc thắng của Đấng Christ, sự sống phục sinh, sự dạy dỗ về thập tự giá, công tác của Thánh Linh, v.v... Khắp nơi tại Trung Quốc, người ta bắt đầu hiểu những điều này. Trong khi tương giao với các giáo sĩ Tây Phương, chúng tôi biết được nhiều lẽ thật trong số các lẽ thật này cũng đã được khám phá ở Tây Phương theo cùng một cách.

Chúng ta biết các lẽ thật của Đức Chúa Trời có tính cách tích lũy; những lẽ thật đến sau không phủ nhận những lẽ thật đến trước. Tất cả các lẽ thật của Đức Chúa Trời trong quá khứ hình thành nền tảng cho các lẽ thật hôm nay. Điều chúng ta thấy ngày nay là những khải thị có tính cách tích lũy của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời mở mắt chúng tôi nhìn thấy sự thật này, chúng tôi nhận thức mình đang sống trong thủy triều của ý muốn Đức Chúa Trời. Thủy triều này là sự nối tiếp tất cả các công tác quá khứ của Đức Chúa Trời trong những thời đại trước.

Từ năm 1926 trở đi, chúng tôi bắt đầu giảng nhiều bài liên quan đến sự cứu rỗi, hội-thánh, thập tự giá và làm chứng nhiều về những điều này. Đến năm 1927 chúng tôi tập trung vào công tác của thập tự giá về phương diện kinh nghiệm. Chúng tôi thấy về thập tự giá, không những chỉ có sự kiện về sự chết của Đấng Christ, mà còn có sự kiện về sự phục sinh. Trong quá khứ, sự phục sinh mà chúng tôi rao giảng chính yếu là vấn đề đức tin, không liên quan đến kinh nghiệm của chúng ta. Điều chúng tôi rao giảng hôm nay là sự phục sinh như một nguyên tắc của sự sống. Đó không chỉ là giáo lý, mà là một sự thật thuộc linh. Giống như một hạt lúa mì chết đi và kết nhiều hạt; đó là nguyên tắc phục sinh. Sau đó Đức Chúa Trời cho chúng tôi thấy Thân Thể của Đấng Christ là gì và thực tại của Thân Thể ấy ở đâu. Chúng tôi bắt đầu nhận thức rằng vì chỉ có một sự sống của Đấng Christ, nên chỉ có một hội-thánh.

Cá nhân tôi được Bà Penn-Lewis giúp đỡ rất nhiều. Tại Anh, ông Austin-Spark cũng được bà giúp đỡ nhiều. Anh Sparks là mục sư của một nhà thờ Báp-tít ở đông nam Luân-đôn. Về sau Chúa bày tỏ cho anh thấy những lẽ thật khác nhau về ý nghĩa của sự phục sinh và ý nghĩa của nếp sống hội-thánh.

Chúng ta không thể nói rằng những lẽ thật vừa được đề cập ở trên trước đây không có. Tuy nhiên, những lẽ thật ấy chưa được khải thị cách rõ ràng như hiện nay. Dầu vậy, trước năm 1928, chúng tôi không đề cập một điều nào liên quan đến các vấn đề trung tâm của Đức Chúa Trời. Vào tháng hai năm 1928, chúng tôi bắt đầu đề cập một điều gì đó liên quan đến mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Từ đó về sau, chúng tôi bắt đầu nói với mọi người mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là gì. Trong năm đó, chúng ta có Hội Đồng Người Đắc Thắng lần đầu tiên. Sau đó chúng ta có Hội Đồng Người Đắc Thắng lần thứ hai. Mọi điều được đề cập đến trong những hội đồng này đều liên quan đến chủ đề trọng tâm của Đức Chúa Trời.

Dầu đã có những khải thị trên đây, mãi đến năm 1934, chúng tôi mới nhận biết trọng tâm của mọi sự liên quan đến Đức Chúa Trời đều là Đấng Christ. Đấng Christ là trung tâm điểm của Đức Chúa Trời và là toàn thể mọi sự của Đức Chúa Trời. Toàn bộ kế hoạch của Đức Chúa Trời đều liên quan đến Đấng Christ. Đó là lẽ thật Đức Chúa Trời vui lòng khải thị cho chúng ta trong những ngày này. Đó cũng là sứ điệp chúng tôi đang rao giảng trong kỳ hội đồng này. Đó cũng là điều Đức Chúa Trời bày tỏ cho anh Sparks. Anh ấy thấy nhiều về lẽ thật liên quan đến những người đắc thắng của Đức Chúa Trời.

Những người đắc thắng của Đức Chúa Trời là nhóm người đi đầu để đứng trong chỗ chết thay cho toàn thể hội chúng. Mối liên hệ của họ với hội-thánh là mối liên hệ của Si-ôn với Giê-ru-sa-lem. Mọi điều Đức Chúa Trời đòi hỏi đều là đòi hỏi nơi Si-ôn. Khi Ngài có được Si-ôn, thì Ngài cũng có được Giê-ru-sa-lem. Khi cả Si-ôn lẫn Giê-ru-sa-lem đều được chiếm hữu, thì mục đích của Đức Chúa Trời được hoàn thành.

Chúng tôi đầy lòng cảm tạ Đức Chúa Trời. Chúng tôi đã được giúp đỡ nhiều qua tất cả những anh em này.Như Phao-lô đã nói: “Tôi cũng không nhận điều đó từ loài người” (Ga. 1:12). Cũng vậy, chúng tôi có thể nói mặc dầu mình nhận được sự giúp đỡ từ các anh em, chúng tôi không nhận những sự khải thị này từ loài người.Chúng tôi nhận được sự giúp đỡ từ Luther, Zinzendorf, các anh em Moravian, và các sứ điệp Keswick. Ngày nay chúng tôi tin rằng mục tiêu tối hậu của Đức Chúa Trời là có Đấng Christ làm mọi sự. Một mục sư lớn tuổi là Tiến sĩ F. B. Meyer cũng thấy điều này. Tuy nhiên khi ấy ông đã trên chín mươi tuổi và không thể làm việc nhiều.Tôi tin rằng ngày nay Đức Chúa Trời chỉ có một công tác. Đó là sứ điệp của Cô-lô-se 1:18, là câu nói rằng Đức Chúa Trời ao ước thấy Đấng Christ trở nên đầu nhất trong mọi sự. Nền tảng của mọi sự là sự chết, sự phục sinh, và sự thăng thiên của Đấng Christ. Ngoài Đấng Christ, không có thực tại thuộc linh. Đó là “lẽ thật hiện tại” của Đức Chúa Trời.

LÊN TIẾNG KÊU GỌI

Vậy thì chúng ta làm gì ngày nay? Chúng ta nên trả lời như Giăng Báp-tít đã trả lời rằng chúng ta là tiếng kêu trong đồng vắng (Gi. 1:23). Công tác của chúng ta là lên tiếng kêu gọi con cái của Đức Chúa Trời trở về với mục đích trung tâm của Đức Chúa Trời, ấy là lấy Đấng Christ làm trung tâm của mọi sự, lấy sự chết, sự phục sinh và sự thăng thiên của Ngài làm nền tảng cho mọi sự. Đó là sứ điệp của Cô-lô-se chương 1 và 3. Chúng ta biết vị trí của hội-thánh trong Tân Ước. Chúng ta nhận biết rằng vị trí này cao cả và thuộc linh. Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời về sự giúp đỡ chúng ta đã nhận được từ các giáo sĩ Tây Phương. Nhưng ngày nay Đức Chúa Trời đang bày tỏ cho chúng ta rằng chúng ta nên đem mọi sự trở lại mục đích trung tâm của Ngài. Ngày nay công tác của chúng ta là trở lại với nền tảng Kinh Thánh của hội-thánh.

Mọi lẽ thật của Đức Chúa Trời đều lấy hội-thánh làm khởi điểm. Phao-lô ban đầu được đặt vào hội-thánh tại An-ti-ốt. Về sau ông được hội-thánh tại An-ti-ốt sai đi. Tất cả các lẽ thật mà ngày nay chúng ta rao giảng đều có hội-thánh làm bước khởi đầu. Đó là công tác của chúng ta và là lời chứng của chúng ta.

Chúng ta nên bớt đề cập đến những lẽ thật linh tinh. Chúng ta nên làm mọi sự mình có thể làm được để bày tỏ cho người ta thấy Chúa là Đầu trên tất cả mọi sự. Chúng ta không ở đây để làm rối loạn các hội-thánh. Trái lại chúng ta ở đây để trở về với công tác ban đầu của các sứ đồ. Chúng ta phải thận trọng về mọi điều mình làm.Chúng ta phải học từ bỏ mọi sự của con người, và phấn đấu đạt đến mọi sự của Đức Chúa Trời.

Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời vì được chạm đến mục đích lớn lao của Ngài. Chúng ta cần khiêm nhường phủ phục và từ chối chính mình. Chúng ta cần sáng tỏ rằng công tác của chúng ta ngày nay không phải chỉ là cứu một vài hồn người hay giúp đỡ những người khác trở nên thuộc linh. Mục tiêu của chúng ta thật vô cùng lớn laovà vinh hiển. Tạ ơn Đức Chúa Trời chúng ta có thể biết “lẽ thật hiện tại” của Đức Chúa Trời. Nguyện Đức Chúa Trời đầy ân điển đối với chúng ta để chúng ta không trở nên những người bị loại bỏ đối với “lẽ thật hiện tại”.Nguyện chúng ta thức canh, và không cho phép xác thịt bước vào hay bản ngã chiếm được một vị trí nào cả.Nguyện ý muốn của Đức Chúa Trời được thành tựu trong chúng ta.

BỐN TRÁCH NHIỆM HIỆN NAY

Cuối cùng tôi muốn thêm một vài lời. Ngày nay chúng ta có bốn trách nhiệm: (1) Đối với tội nhân, chúng ta phải rao giảng phúc-âm. (2) Đối với Sa-tan, chúng ta phải nhận biết có chiến trận thuộc linh. (3) Đối với hội-thánh, chúng ta phải nắm vững những gì mình thấy hôm nay. (4) Đối với Đấng Christ, chúng ta phải làm chứng về sự kiện là Ngài ưu việt trong mọi sự. Ngày nay chứng cớ này có thể tìm thấy tại Mỹ, Anh, Pháp, Tây-ban-nha, Châu Phi, và khắp nơi. Tuy nhiên, số lượng không nhiều. Nói theo bề ngoài, tình trạng của họ còn rất nghèo nàn.Chúng ta nên cầu nguyện cho những nơi ấy.


CHƯƠNG TÁM

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC CÔNG TÁC VIÊN

(Bài nói chuyện của anh Nee tại đường Hardoon, Thượng Hải 
vào ngày 3 tháng giêng năm 1934; dịch từ bản ghi chép của anh K. H. Weigh).

I. VIỆC DẤY LÊN CÔNG TÁC VIÊN

Điều đầu tiên chúng ta cần thấy là những công tác viên được dấy lên như thế nào. Chính yếu có hai phương diện trong việc dấy những công tác viên. Phương diện thứ nhất liên quan đến các địa phương đã có các buổi nhóm. Tại địa phương đã bắt đầu có các buổi nhóm, nếu một vài anh em có gánh nặng đi đến một địa phương khác công tác, họ phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa và cũng phải được tất cả các anh chị em tại địa phương mình nhóm họp tán thành. Tình trạng này cũng giống như một ngón tay muốn chuyển động; ngón tay ấy không thể chuyển động cách độc lập nhưng phải theo sự chuyển động của toàn thân. Nó chỉ có thể chuyển động sau khi đã được toàn thân tán thành. Đấng Christ là Đầu của hội-thánh. Vì vậy, hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ. Tại địa phương chưa có sự nhóm họp, Thân Thể chưa được bày tỏ. Trong trường hợp đó, cá nhân chịu trách nhiệm với một mình Đức Chúa Trời. Nhưng hễ khi đã có sự nhóm lại tại một địa phương, thì cần có sự tán thành của các anh chị em. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này qua phần ký thuật trong Công-vụ chương 13. Tại An-ti-ốt đã bắt đầu có buổi nhóm, qua Thân Thể, Thánh Linh sai Phao-lô và Ba-na-ba ra đi công tác.

Thứ hai, tại một địa phương chưa có buổi nhóm, thì tình trạng lại khác. Nếu một người nào muốn công tác tại một địa phương là nơi chưa có sự nhóm lại, thì người ấy phải trực tiếp chịu trách nhiệm với Chúa. Trong Công-vụ chương 11, hội-thánh tại An-ti-ốt chưa xuất hiện, nên Phao-lô và Ba-na-ba chịu trách nhiệm với Đức Chúa Trời cách trực tiếp. Nhưng về sau khi hội-thánh đã sinh ra, thì Thánh Linh qua Thân Thể sai các tiên tri và giáo sư ra đi. Khi ấy công tác của Phao-lô và Ba-na-ba không còn chỉ là trước mặt Đức Chúa Trời, mà cũng trong Thân Thể nữa. Các môn đồ đặt tay trên Phao-lô và Ba-na-ba rồi sai họ đi. Đặt tay nghĩa là cảm thông và liên hiệp. Qua việc đặt tay, tất cả các anh em đều liên kết với Phao-lô và Ba-na-ba trong sự ra đi của họ. Sự ra đi của hai người là sự ra đi của cả Thân Thể. Việc đặt tay này khác với sự phong chức các mục sư. Sự phong chức chúng ta thấy ngày nay là theo truyền thống và không được tìm thấy trong Kinh Thánh.

Sau khi Phao-lô và Ba-na-ba đã được sai đi từ An-ti-ốt, họ tham gia làm công tác Thánh Linh đã giao phó cho mình. Đó là trường hợp đầu tiên trong lịch sử công tác truyền giáo. Trong sự sai phái này, Thánh Linh duy trì uy quyền tuyệt đối của Ngài. Hội-thánh không thể tự sai ai đi. Trước khi hội-thánh có thể sai phái ai, phải có tiếng phán của Thánh Linh. Sự sai phái của hội-thánh chỉ là thực hiện mạng lịnh của Thánh Linh và xác nhận sự chuyển động của Thánh Linh mà thôi.

Công-vụ 15:36-40 đề cập một trường hợp ra đi khác. Trong những câu này chúng ta thấy con đường phân rẽ của Phao-lô và Ba-na-ba. Phao-lô đề nghị chỉ hai người nên đi, nhưng Ba-na-ba nhất quyết cho rằng họ nên đem Mác theo. Phao-lô nghĩ rằng cho Mác cùng đi là điều không thích đáng. Giữa hai người có một sự tranh luận gay gắt. Vì vậy, Ba-na-ba quyết định đem Mác theo mình, nhưng Phao-lô chọn Si-la và đi đường khác. Câu 40 nói: “Nhưng Phao-lô... ra đi, được các anh em giao thác cho ân điển của Chúa”. Đó là sự khác biệt giữa hai người. Phao-lô được Thân Thể sai đi, trong khi Ba-na-ba không được Thân Thể sai đi. Phao-lô được các anh em giao phó cho ân điển của Chúa. Ba-na-ba thì không. Trong điều này, Thân Thể đứng về phía Phao-lô. Sau Công-vụ chương 15, Ba-na-ba không còn được nhắc đến nữa. Trong sự kiện này, Thánh Linh xác quyết sự sai đi của Thân Thể.

Mác đóng một vai trò thụ động ở đây. Ông là người đồng công và tập sự trẻ tuổi. Vì vậy ông không chịu trách nhiệm nặng như Ba-na-ba. Về sau Mác được Đức Chúa Trời phục hồi và lại được đưa vào công tác. Nhưng còn Ba-na-ba thì sao? Ông không trở lại và không còn được nhắc đến nữa. Một vài người có thể hỏi: “Vì anh em kia có thể làm điều ấy, tôi không thể làm như vậy sao? Vì anh em ấy có thể đi đến một địa phương nào đó, tôi không thể đến chính địa phương đó sao?” Anh em phải cẩn thận. Anh em ấy có thể đi theo sự sai phái của Thân Thể, trong khi có thể anh em tự mình ra đi. Đó là điểm khác biệt. Đừng nói: “Nếu Đức Chúa Trời có thể dùng anh ấy, Ngài cũng có thể dùng tôi”. Đức Chúa Trời có thể dùng anh ấy mà không dùng anh em, vì anh ấy được Thân Thể sai đi. Đừng nói Đức Chúa Trời không thể bỏ anh em; Ngài có thể bỏ anh em theo cách Ngài đã bỏ Ba-na-ba. Những gì được ghi lại trong Công-vụ rất sáng tỏ. Sau biến cố ấy, Thánh Linh không còn nhắc đến Ba-na-ba.

Có thể mọi công tác đều do các cá nhân thực hiện, nhưng tất cả đều được thực hiện trong sự chuyển động của Thân Thể. Đó là trường hợp vào ngày lễ Ngũ Tuần. Công-vụ 2:14 nói: “Nhưng Phi-e-rơ đứng lên với mười một người, cất tiếng nói với họ”. Từ ngữ “đứng” ở đây là số nhiều, trong khi “cất tiếng” lại là số ít. Mặc dầu một người nói, nhưng mười một người kia đứng phía sau một người ấy. Vì vậy, chúng ta phải thấy trong công tác của mình, chúng ta phải có các anh em đứng sau hỗ trợ.

Chúng ta cần học bài học thuận phục. Không những người được sai đi cần học tập thuận phục, mà người sai đi cũng cần học tập thuận phục. Chỉ ở trong linh thuận phục một người mới nghe được tiếng của Thánh Linh. Chúng ta không thể cho rằng sự đồng lòng nhất trí là tiêu chuẩn cho mọi công tác, mà sự thuận phục phải là tiêu chuẩn. Chúng ta không nên sai phái một anh em ra đi vì chúng ta đồng ý với anh ấy. Mặc dầu nhiều lúc chúng ta không đồng ý với lời đề nghị của một anh em, chúng ta vẫn phải cho anh ấy quyền tự do làm điều đó. Vấn đề không phải là đồng ý hay không đồng ý, mà là thuận phục hay không thuận phục. Thánh Linh chỉ có thể có đường lối [chuyển động] giữa vòng những người thuận phục

Khi một công tác viên được sai đi, người ấy trở nên sứ đồ. Sứ đồ là một công tác viên được sai đi. Phao-lô là một sứ đồ. Sự khác biệt giữa sứ đồ và trưởng lão là gì? Theo Kinh Thánh, các trưởng lão ở cố định, trong khi các sứ đồ di chuyển. Các trưởng lão được chỉ định cho một địa phương mà thôi, trong khi sứ đồ là vì cả Thân Thể. Phao-lô không bao giờ là trưởng lão; ông chỉ là sứ đồ. Nhưng Phi-e-rơ và Giăng vừa là trưởng lão vừa là sứ đồ. Khi họ ở Giê-ru-sa-lem, họ là trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem. Ngoài việc làm trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem, họ cũng là các sứ đồ. Vì là các trưởng lão, họ có quyền trông nom chăm sóc. Là các sứ đồ, trách nhiệm của họ giới hạn nơi công tác mà họ được giao phó; họ không có trách nhiệm trông nom chăm sóc. Tôi hi vọng tất cả chúng ta sẽ sáng tỏ. Khi nói đến các trưởng lão, chúng ta muốn nói đến một địa phương. Khi nói đến các sứ đồ, chúng ta muốn nói đến cả trái đất. Một người có thể có hai vị trí cùng một lúc; ấy là một mặt, người ấy mang trách nhiệm trông nom tại một địa phương, mặt khác, người ấy chịu trách nhiệm công tác tại tất cả các địa phương. Chẳng hạn như giữa vòng các anh em, công tác của tôi dành cho tất cả những công tác viên tại tất cả các địa phương, cũng như dành cho những anh em tại Thượng Hải. Tôi chia sẻ trách nhiệm tại Thượng Hải với các anh em tại đó.

II. NHẬN BIẾT NHỮNG CÔNG TÁC VIÊN

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét về công tác viên. Làm thế nào chúng ta nhận biết một người có phải là công tác viên hay không?

(1) Công tác viên phải có các ân tứ. Có nhiều loại ân tứ. Truyền giáo là một ân tứ. Nói tiên tri là một ân tứ. Chăn bầy và dạy dỗ cũng là một ân tứ. Các ân tứ khác nhau dành cho các chức năng khác nhau. Ân tứ của người truyền giáo là vì những người chưa tin. Ân tứ của giáo sư là để xác định các giáo lý. Ân tứ của người chăn bầy là để chăn dắt, nuôi dưỡng các tín đồ để họ tăng trưởng mặt thuộc linh, và giúp họ giải quyết những nan đề cá nhân và các vấn đề khác nhau.

Một công tác viên nên có các ân tứ càng nhiều càng tốt, nhưng ít nhất phải có một trong các ân tứ ấy. Làm sao chúng ta biết một người nào đó có ân tứ hay không? Nếu anh có ân tứ, các anh em nhóm họp với anh sẽ làm chứng và xác nhận điều ấy. Vì vậy, trong Thân Thể có sự nhận biết ân tứ. Thân Thể biết. Nếu một người có ân tứ của người truyền giáo, Thân Thể có thể cảm nhận được điều ấy. Nếu người ấy có ân tứ dạy dỗ, thì Thân Thể cũng cảm nhận được. Dầu người ấy không lấy việc giảng dạy làm nghề nghiệp, người ấy vẫn có thể có những ân tứ này và làm công tác mà những công tác viên đang làm. Những công tác viên nên có các ân tứ này, nhưng các ân tứ này không chỉ giới hạn cho những công tác viên mà thôi.

Nhiều người nghĩ rằng nếu họ không thể công tác tại một địa phương, họ có thể đổi sang một địa phương khác và công tác tại đó. Thật ra, không có khả năng công tác tại một địa phương thì không phải là vấn đề địa phương ấy. Nếu ai không thể công tác tại địa phương này, thì người ấy cũng không thể công tác tại địa phương khác. Vấn đề là người ấy có ân tứ hay không. Nếu không có ân tứ thì dầu đi đâu người ấy vẫn không có ân tứ.

(2) Dầu một công tác viên có thể có các ân tứ, nhưng nếu sự sống của người ấy không đúng đắn, người ấy vẫn không thể công tác. Công tác của người ấy không những tùy thuộc vào ân tứ, mà còn tùy thuộc vào ân điển. Không những người ấy phải có ân tứ đầy đủ, mà còn phải có ân điển dồi dào. Kết quả của công tác không những liên quan đến ân tứ của công tác viên, mà cũng liên quan trực tiếp đến sự sống của người ấy. Những công tác viên có lượng ân điển khác nhau sẽ có những kết quả khác nhau trong cùng một công tác. Lượng ân điển của công tác viên sẽ quyết định loại công tác người ấy sản sinh ra. Điều này không có nghĩa là một người không có ân điển không thể đem người khác đến sự cứu rỗi. Có thể người ấy có khả năng đem người khác đến sự cứu rỗi vì người ấy có ân tứ truyền giáo. Nhưng nếu không có sự sống, thì càng công tác, người ấy càng phá đổ. Ngày nay nhiều công tác viên một tay thì đang xây dựng công tác của mình còn một tay thì phá đổ công tác ấy đi vì thiếu sự sống.

Trong Công-vụ 16:2 tất cả các anh em đều nói tốt về Ti-mô-thê. Kết quả là câu 3 cho chúng ta biết Phao-lô đem Ti-mô-thê đi với ông. Đó là sự xác nhận của các anh em. Ti-mô-thê được các anh em xác nhận không những tại một nơi mà ít nhất là hai nơi. Nếu tình trạng của một người đúng đắn trước mặt Chúa và ân điển đầy đủ, các anh em nhóm họp với người ấy tại cùng địa phương chắc chắn sẽ làm chứng cho. Không những các anh em thuộc linh làm chứng cho người ấy mà cả những người không thuộc linh cũng làm chứng như vậy nữa.

III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA NHỮNG CÔNG TÁC VIÊN, 
CÁC BUỔI NHÓM, VÀ VỊ TRÍ CỦA NHỮNG CÔNG TÁC VIÊN

Theo Kinh Thánh, mỗi một buổi nhóm nên có ba nhóm người. Trước hết có các tín đồ trong hội-thánh. Đó là nhóm người cơ bản trong một buổi nhóm. Ít nhất tại mỗi hội-thánh phải có nhóm người đầu tiên này. Thứ hai là những người phục vụ [anh em] về phương diện vật chất. Mọi trách nhiệm của họ liên quan đến công việc, chẳng hạn như giúp đỡ các anh chị em làm việc, quản lý việc sắp xếp và những công việc liên quan đến buổi nhóm, v.v... Kinh Thánh gọi họ là các chấp sự, giữa vòng họ một số là anh em, một số là chị em. Thứ ba, ngoài hai nhóm người trên, có một vài anh em chịu trách nhiệm chăm sóc những sinh hoạt chính yếu trong buổi nhóm, chẳng hạn như hướng dẫn trong các buổi nhóm, quyết định, liên lạc thư từ với những người bên ngoài hội-thánh, và chăm sóc các thánh đồ. Kinh Thánh gọi những người này là các trưởng lão.

Một buổi nhóm nên bao gồm cả ba nhóm trên. [Trong buổi nhóm ấy] không có các công tác viên. Các công tác viên không chiếm một vị trí cao hơn trong hội-thánh. Vì công tác viên không thuộc về một nhóm khác, nên họ phải thuộc về một trong ba nhóm kia. Các công tác viên không trở thành nhóm thứ tư trong buổi nhóm; họ thuộc về một trong ba nhóm kia.

Mối quan hệ giữa ba nhóm người này có thể được minh họa bằng một ví dụ. Giả sử các anh em tại một địa phương nào đó cần xây dựng một phòng nhóm. Khởi đầu, các trưởng lão đề nghị và quyết định. Sau khi vấn đề đã được quyết định, họ sẽ thông báo cho các anh em và phân chia nhiều trách nhiệm khác nhau cho các chấp sự. Đến phiên các chấp sự mời tất cả các anh chị em tham gia công sức. Các công tác viên chỉ có thể làm phần việc của mình. Họ chỉ có thể thực hiện phần công việc của mình chứ không thể điều khiển toàn bộ công việc. Sự khác biệt duy nhất giữa họ với các tín đồ khác là họ mang một gánh nặng hơn một chút. Đó là mối liên hệ giữa các công tác viên và các hội-thánh địa phương.

Vị trí của các công tác viên tương tự với vị trí của các sứ đồ ban đầu. Họ làm công việc của các sứ đồ, nhưng họ không có uy quyền của các sứ đồ. Một mặt, nếu một công tác viên có một nhiệm vụ, gánh nặng hay công tác do Chúa giao phó, hội-thánh nên bày tỏ sự cảm thông trong điều đó và hỗ trợ cho các nỗ lực của người ấy. Chúng ta không thể tìm một ví dụ nào trong Kinh Thánh cho thấy các sứ đồ có gánh nặng và hội-thánh không đồng ý với gánh nặng ấy hay cho thấy công tác ở dưới sự điều động của một hội-thánh. Nếu vậy, công tác của Đức Chúa Trời sẽ bị ngăn trở rất nhiều.

IV. MỐI LIÊN HỆ GIỮA NHỮNG CÔNG TÁC VIÊN
TRẺ TUỔI VỚI NHỮNG CÔNG TÁC VIÊN LỚN TUỔI

Mối liên hệ giữa những công tác viên trẻ tuổi và những công tác viên lớn tuổi hơn trong công tác là gì? Theo Kinh Thánh, các công tác viên đến sau phải thuận phục những công tác viên đến trước họ. Người trẻ tuổi phải thuận phục người lớn tuổi. Chẳng hạn như rõ ràng là Phao-lô lãnh đạo Si-la, Ti-mô-thê, Tít và Ô-nê-sim. Những người trẻ tuổi này rõ ràng đã nhận sự lãnh đạo của Phao-lô và thuận phục ông.

Ngày nay trong các giáo phái, có hai tình trạng. Một mặt một số công tác viên hoàn toàn bị những người trên họ điều khiển và tất cả các quyết định đều phát xuất từ ý kiến loài người. Theo một thái cực khác, có những người được mệnh danh là những nhà truyền giảng tự do. Họ đến và đi cách độc lập; họ tự chu cấp cho mình và làm công tác rao giảng. Họ không bị ai ràng buộc hay điều khiển. Tuy nhiên, cả hai đều không biết Chúa. Nhóm thứ nhất đặt uy quyền trong tay người khác; họ không có Chúa [lãnh đạo]. Nhóm thứ hai giữ uy quyền trong tay mình; họ cũng không có Chúa [lãnh đạo]. Khi uy quyền được đặt trong tay Chúa, cả hai thái cực này đều bị loại bỏ. Một công tác viên không được để người khác điều khiển mình trong vấn đề tiền bạc và không được trao uy quyền này vào tay người khác.

Công-vụ chương 8 cho biết Phi-e-rơ và Giăng được hội-thánh sai đi và rao giảng tại Sa-ma-ri. Bước chân của họ được hội-thánh hạn chế. Mỗi một công tác viên là một người bị hạn chế. Nhiều người nghĩ họ không bị ai điều khiển cả. Họ sai lầm khi nghĩ rằng người thuộc linh thì không bị ai hạn chế.

Về vấn đề làm cho những người trẻ tuổi được hoàn hảo, Kinh Thánh không nói đến một chủng viện nào. Mặc dầu một số người tìm cách bắt đầu một trường học cho các tiên tri trong Cựu Ước, trường ấy không đào tạo ra một tiên tri nào. Học tập trong chủng viện không làm cho một người thành ra công tác viên. Việc huấn luyện công tác viên đến từ việc noi gương và thuận phục.

Ti-mô-thê và Si-la đều theo Phao-lô. Trong Kinh Thánh, chúng ta chỉ thấy con đường “tập sự” chứ không thấy con đường “học thuật”. Nếu một công tác viên trẻ tuổi không học bài học vâng phục cách đúng đắn, người ấy sẽ không thể học bài học nào khác. Đó là điều rất quan trọng. Mỗi một công tác viên trẻ tuổi phải trải qua áp lực lớn trong tay Đức Chúa Trời trước khi có thể trở nên hữu dụng. Tất cả những ai được Đức Chúa Trời dùng đều phải trải qua những sự xử lý nghiêm khắc. Qua thư Phao-lô viết cho Ti-mô-thê, chúng ta có thể thấy ông rất nghiêm trong việc dạy dỗ những công tác viên trẻ tuổi. Ông không hề cẩu thả hay lơi lỏng đối với Ti-mô-thê.

V. SỰ RAO GIẢNG 
CỦA NHỮNG CÔNG TÁC VIÊN TRẺ TUỔI

Nhiều nan đề trong hội-thánh ngày nay phát sinh khi người ta muốn có các ân tứ mà không có được. Họ nghĩ rằng mình có một ân tứ nào đó, nhưng sự thật không phải như vậy. Khi công việc được giao vào tay họ, họ làm hỏng đi. Điều này không có nghĩa là họ không muốn đảm đương công việc cách đúng đắn, mà chỉ có nghĩa là họ không có khả năng đảm đương cách đúng đắn. Người có ân tứ giảng dạy chỉ có thể làm công việc biện biệt các lẽ thật Kinh Thánh, duy trì các lẽ thật này, và khám phá các lẽ thật mới; người ấy không thể làm gì khác. Tương tự như vậy, những ai chỉ có ân tứ truyền giáo chỉ có thể làm công việc truyền giáo; họ không thể thay thế các giáo sư để dạy dỗ và xác định lẽ thật. Họ chỉ có thể làm công tác trong phạm vi giới hạn của mình. Nan đề nằm ở chỗ không ai trên thế giới ngày nay giữ vị trí của mình hay thỏa lòng với vị trí của mình. Các nhà truyền giáo muốn làm giáo sư, trong khi các giáo sư muốn làm nhà truyền giáo. Mọi người đều chiêm ngưỡng những gì mình không có. Khuynh hướng này của con người thiên nhiên là xác thịt. Trong Thân Thể của Đấng Christ, mỗi chi thể có công dụng riêng biệt. Tai không thể thay thế mắt và mắt không thể thay thế tai. Dầu anh em đặt tai vào vị trí của mắt, tai vẫn là tai; nó không thể thấy được. Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc đứng vững trong vị trí của mình. Mỗi người trong chúng ta phải học đứng trong vị trí riêng của mình.

Những công tác viên trẻ tuổi không những phải thuận phục những công tác viên lớn tuổi cách cá nhân, mà còn phải biết Đức Chúa Trời đặt họ ở đâu. Sau khi đã hiểu vị trí đúng đắn của mình, một người không bị rơi vào tình trạng xác thịt. Bằng cách đó, người ấy sẽ kinh nghiệm sự giải cứu trong công tác mình. Nếu một công tác viên trẻ tuổi thật sự có ân tứ dạy dỗ và những công tác viên lớn tuổi quanh mình không có ân tứ đó, trong tình huống ấy, những người lớn tuổi nên thuận phục người trẻ tuổi và tiếp nhận ân tứ của người ấy. Tuy nhiên, mỗi một công tác viên trẻ tuổi đều luôn luôn có thể thấy một người nào đó trưởng thành hơn và tiến bộ hơn mình, là người mình có thể học tập thuận phục. Luôn luôn có những công tác viên lớn tuổi mà mình có thể thuận phục. Ti-mô-thê được truyền bảo phải suy xét những gì Phao-lô nói (2 Tim. 2:7) và biết “mình đã học những điều ấy với ai” (2 Tim. 3:14). Ti-mô-thê phải đi tìm ra những người mà ông phải học mọi điều từ nơi họ. Ông phải tìm ra những công tác viên đi trước mình.

Một công tác viên trẻ tuổi cũng phải học chấp nhận những sự đối xử vô lý. Người ấy phải học thế nào là thuận phục không lý luận. Mọi sự thuận phục thật đều không lý luận. Một khi có lý luận, đó không phải là sự thuận phục. Trong công tác của Đức Chúa Trời, không ai có thể độc lập và tuyên bố mình không cần thuận phục ai cả. Những người trẻ tuổi phải như vậy và ngay cả những người lớn tuổi cũng không được ngoại lệ vì không ai có thể độc lập. Dầu Đức Chúa Trời dùng một công tác viên nào để khám phá một lẽ thật nào đó, người ấy không thể chuyển động cách độc lập; mà phải đi tới trong sự thuận phục hỗ tương.

VI. ĐỨC TIN CỦA NHỮNG CÔNG TÁC VIÊN

Tất cả những công tác viên đều phải có đức tin chung về công tác của Chúa và thân-vị Ngài. Những lẽ thật cơ bản này phải được tất cả chúng ta cùng nhau giữ lấy. Nếu công tác viên nào vi phạm những nguyên tắc tổng quát ấy, các trưởng lão phải ngưng công tác của người đó. Cần phải có sự giải nghĩa đúng đắn, phù hợp với Kinh Thánh liên quan đến những tín lý chính yếu. Mọi người phải giải nghĩa những điều này giống nhau. Nhiều câu Kinh Thánh đã được những người khác giải nghĩa cách đúng đắn rồi. Tất cả những gì chúng ta phải làm là tiếp nhận sự giải nghĩa ấy từ nơi họ; chúng ta không cần thêm gì cả. Một nguyên tắc cơ bản trong việc đọc Kinh Thánh là đơn sơ chấp nhận những gì Lời Đức Chúa Trời nói và không thêm thắt tư tưởng nào của chúng ta vào đó. Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta nên hỏi: “Đức Chúa Trời phán điều gì?” thay vì nói: “Tại sao Đức Chúa Trời phán điều này?” Công dân của một quốc gia không cần hỏi tại sao có một luật nào đó. Người ấy chỉ cần hỏi luật của quốc gia đó là gì. Chúng ta nên hỏi “điều gì”, và không nên hỏi “tại sao”. Đối với các mạng lịnh của Đức Chúa Trời, chúng ta không nên có thái độ hiểu biết mà nên có thái độ thuận phục.

Ngày nay do con người có những thái độ khác nhau trước mặt Đức Chúa Trời, mà đã có những sự khác biệt trong việc giải nghĩa Kinh Thánh. Chẳng hạn như trong vấn đề báp-têm, nhiều người vẫn rảy nước. Khi đọc Kinh Thánh, bằng một cách nào đó, họ tìm ra giáo lý rảy nước. Giáo lý của họ là kết quả ra từ cách cư xử của họ. Cách giải nghĩa Kinh Thánh của một người liên quan rất nhiều đến thái độ của người ấy trước mặt Đức Chúa Trời. Nhiều người đến với Lời Đức Chúa Trời vì một mục đích: tìm ra một qui định nào đó để biện minh cho hành vi của mình. Mục tiêu của họ là chuyển Lời Đức Chúa Trời thành một luật nào đó phù hợp với mình. Vì vậy tất cả sự giải nghĩa Kinh Thánh của họ đều vì chính mình. Một người chưa bao giờ trải qua sự xử lý của thập tự giá không thể đọc Kinh Thánh. Chỉ có những ai đã trải qua thập tự giá mới có thể đọc Kinh Thánh cách đúng đắn.

VII. NHU CẦU CỦA NHỮNG CÔNG TÁC VIÊN

Bây giờ chúng ta bàn đến nhu cầu của những công tác viên. Điều đầu tiên chúng ta phải đề cập là việc dâng tiền của các tín đồ. Việc dâng hiến của các tín đồ không chỉ để hỗ trợ cho những công tác viên, mà để cung cấp cho những ai làm việc cho Chúa. Nói cách khác, một người dâng tiền cho một người nào đó không phải vì người ấy là một công tác viên, mà vì người ấy là người làm việc cho Chúa. Cá nhân người ấy là ai là một việc, và người ấy có làm công tác hay không lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Hễ người ấy làm việc cho Chúa, người ấy xứng đáng được chu cấp. Vấn đề không phải người ấy có tiền hay không, mà là người ấy có công tác cho Chúa không. Nếu người ấy công tác cho Chúa, người ấy xứng đáng được hỗ trợ. Người ta trả tiền cho anh đạp xích lô mà không hỏi anh ta giàu hay nghèo. Anh ta giàu hay nghèo không liên quan gì đến việc trả tiền cho anh. Hễ anh ta làm việc, anh ta đáng được tiền công. Một người không thể nói vì một công tác viên có tiền, nên người ấy không cần được hỗ trợ. Một lần kia có người định gửi tiền cho ông Bright, một đồng công của Tiến sĩ Scofield. Nhưng người bên cạnh nói rằng Chúa sẽ lo cho các nhu cầu của ông Bright. Vì vậy người ấy giữ tiền lại, và ông Bright ra đi không được hỗ trợ. Các tín đồ không nên dâng tiền chỉ vì những công tác viên nghèo thiếu. Nếu họ dâng vì những công tác viên nghèo thiếu, họ không đang dâng hiến mà đang bố thí.

Dâng hiến là điều tối thiểu một người được cứu có thể làm. Nếu người được cứu không dâng chính mình, người ấy là kẻ vô dụng trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu một người đã nhận được ân điển, thì nên đưa đến kết quả là người ấy dâng mọi sự mình có cho Chúa. Một người nhận được ân điển mà không bằng lòng dâng mọi sự mình có cho Chúa là điều bất thường. Tất cả những ai có tấm lòng được Đức Chúa Trời chạm đến sẽ dâng hết túi tiền của mình. Không thể có người nào lòng được Đức Chúa Trời chạm đến mà của cải không được Ngài đụng đến. Sự dâng mình cho phép Đức Chúa Trời đụng đến mọi sự. Chỉ sau khi Đức Chúa Trời chạm đến một người, tình yêu mới tuôn chảy ra từ người ấy. Nếu một người chưa bao giờ dâng chính mình, tình yêu chắc chắn sẽ không tuôn chảy ra từ người ấy.

Ngày nay trên thế giới này chỉ có hai vị thần. Thứ nhất là ma-môn, và thứ hai là Đức Chúa Trời chân thật. Nếu không yêu Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ yêu ma-môn. Chỉ khi nào một người yêu Đức Chúa Trời, tấm lòng người ấy mới được mở rộng. Điều mở rộng lòng người ta hơn hết là sự ban cho tiền của. Một tín đồ giữa vòng chúng ta đã tham dự các buổi nhóm của một giáo phái nọ suốt hai mươi năm nhưng chưa bao giờ gật đầu chào một người nào. Về sau anh dâng chính mình và toàn thể con người anh thay đổi. Trước đây tôi ngại thuật cho người khác biết tình trạng tài chính của chúng ta. Nhưng ngày nay tôi đã thay đổi. Đó là cách để người khác nhận được ân điển. Càng dâng hiến nhiều chừng nào, một người càng đầy dẫy ân điển chừng nấy. Những lời này dành cho cả Thân Thể.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét cách phân phát tiền của dâng hiến. Một phần tiền nhận được trong các buổi nhóm nên để riêng cho những công tác viên tại địa phương và những công tác viên tại các địa phương khác. Đó là dấu hiệu của sự tương giao. Phao-lô khen ngợi tín đồ Phi-líp về ân điển của họ trong vấn đề này (Phil. 4). Họ tiếp tục tương giao với các sứ đồ trong vấn đề tiền bạc. Tình trạng của người Cô-rin-tô thì khác hẳn; họ gây nên nan đề trong sự tương giao với Phao-lô. Kết quả là Phao-lô bằng lòng để cho các hội-thánh khác chịu đựng, hơn là hỏi đến tiền bạc của người Cô-rin-tô. Ông không dùng tiền của người Cô-rin-tô vì có nan đề trong sự tương giao. Chỉ khi nào có sự tương giao mới có thể có sự dâng hiến của cải vật chất.

Tạ ơn Chúa vì các anh em tại Thượng Hải đã nhận được ân điển trong điều này. Những công tác viên tại các thành phố khác không nên hiểu lầm và nghĩ rằng hội-thánh tại Thượng Hải giàu có đến nỗi có thể tiếp tục gửi tiền ra ngoài [địa phương]. Lý do hội-thánh tại Thượng Hải có thể gửi tiền đi là vì các công tác viên tại địa phương chỉ nhận một ít sự hỗ trợ từ địa phương mà thôi. Do đó, hội-thánh có thể gửi tiền đi nhiều như vậy. Đó là ân điển của hội-thánh tại Thượng Hải.

Tiền dâng cho các cá nhân nên được người dâng hiến bỏ vào phong bì cách riêng tư, ghi tên của công tác viên, và bỏ vào hộp tiền dâng. Các anh em mở hộp sau đó sẽ trực tiếp đưa riêng số tiền này cho người nhận.

VIII. CÁCH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 
CỦA NHỮNG CÔNG TÁC VIÊN

Trước hết những công tác viên không nên gây cho người khác có cảm tưởng mình nghèo. Công tác viên sống bởi đức tin, không phải sống nhờ của bố thí. Thật xấu hổ khi để cho người khác biết mình nghèo với hi vọng được hỗ trợ. Khi công tác viên nhận được sự tài trợ từ các anh em, người ấy nên có thái độ đúng đắn. Khi nhận tiền nơi anh em, người ấy thay mặt Đức Chúa Trời nhận số tiền ấy. Người ấy đứng về phía Đức Chúa Trời và đại diện Đức Chúa Trời. Vì vậy, người ấy không nên có thái độ của một người ăn xin. Khi Phao-lô đề cập đến vấn đề tiền bạc, ông làm cho người khác có một ấn tượng tôn trọng và kính trọng ông. Đó là thái độ đúng đắn mà tất cả những công tác viên nên có.

Thứ hai, khi một công tác viên nhận được nhiều hơn những công tác viên khác, người ấy nên phân phát phần trội hơn ấy cho những công tác viên khác. Đừng ngại khi làm như vậy những người khác sẽ hiểu lầm và nghĩ rằng anh em giàu có hay đã tình cờ tìm được kho tàng. Hơn nữa, vì nhu cầu của gia đình riêng, thỉnh thoảng cần phải có ngân khoản để dành ngắn hạn. Điều này phù hợp với Kinh Thánh. Sách Châm-ngôn có dạy như vậy.

Thứ ba, cần phải có kế hoạch về cách sử dụng tiền bạc. Nhiều người mua những món vô dụng khi có tiền. Thái độ này sẽ chận đứng nguồn cung cấp của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải lập kế hoạch chi tiêu. Chúng ta phải có ngân sách và cẩn thận cân nhắc trước mặt Đức Chúa Trời những gì mình nên mua và những gì mình không nên mua, không nên mua cách cẩu thả và phung phí tiền bạc.

Thứ tư, công tác viên đừng bao giờ mượn tiền. Người làm công tác cho Đức Chúa Trời thà chịu chết còn hơn mượn tiền của người khác. Nếu không có đức tin rằng Chúa sẽ chăm sóc đời sống mình, thì người ấy nên tìm một việc làm để duy trì cuộc sống. Nếu có đức tin Đức Chúa Trời sẽ nâng đỡ mình, thì người ấy không nên đưa tay ra hướng về người khác.

IX. NGUYÊN TẮC MA-NA

Ngày nay Đức Chúa Trời ao ước chúng ta bước đi theo nguyên tắc ma-na. Nguyên tắc ma-na là: “Ai thâu nhiều cũng không dư, và ai thâu ít cũng không thiếu” (2 Côr. 8:15). [Nguyên tắc] đó không chỉ được ghi lại trong Cựu Ước. Tân Ước cũng nói với chúng ta như vậy. Dư thừa và thiếu thốn đều sai lầm. Nếu một anh em tại một địa phương không thể xoay sở để sống và không cách nào lo cho cuộc sống mình, thì hội-thánh hoặc cá nhân các tín đồ nên giúp đỡ anh em ấy. Hội-thánh không thể ngồi yên và không làm gì giúp anh em thất nghiệp ấy; hội-thánh cần hết sức cố gắng giúp đỡ họ. Dĩ nhiên ở đây chúng ta không nói đến những người không muốn làm việc. Chúng ta không thể giúp những ai không muốn làm việc. Chúng ta chỉ có thể giúp những ai muốn làm việc. Hơn nữa, nếu thu nhập của một anh em không đủ lo cho cuộc sống mình, hội-thánh lại phải can thiệp để giúp đỡ. Đối với những ai có lợi tức quá thấp cũng vậy. Đó là việc các sứ đồ đã làm trong hội-thánh đầu tiên.

Thứ tự giúp đỡ là quan tâm đến các anh chị em trong địa phương của mình trước, rồi sau đó giúp đỡ người nghèo bên ngoài. Nếu các tín đồ có người thân thiếu thốn, họ nên lo cho nhu cầu của chính họ hàng mình trước, rồi mới lo cho nhu cầu của những người khác.

Không ai nên dâng hiến mà trước nhất không suy xét cẩn thận. Người lơi lỏng cách thiên nhiên sẽ không nhận được phước hạnh của Chúa qua việc dâng hiến quá nhiều, vì người lơi lỏng trong vấn đề tiền bạc của mình chắc chắn sẽ lơi lỏng trong những điều thuộc về Chúa. Chúng ta phải học tập làm một người dâng mình trước mặt Chúa, chứ không phải một người lơi lỏng.

Đối với một tín đồ, dâng hiến không chỉ đơn giản là dâng tiền. Chúng ta phải có đời sống đúng đắn trước mặt Đức Chúa Trời thì sự dâng hiến của mình mới được Ngài ban phước. Thư thứ ba của Giăng nói rằng các thánh đồ hỗ trợ cho những công tác viên cần có đời sống xứng đáng với Đức Chúa Trời và đời sống tin kính. Người dâng phải sống đời sống xứng đáng với Đức Chúa Trời. Tạ ơn Chúa không phải ai cũng là La-xa-rơ và không phải ai cũng là người giàu. Đức Chúa Trời không cần La-xa-rơ, Ngài cũng không cần người giàu. Ngài chỉ cần sự dâng hiến của những ai có đời sống xứng đáng với Ngài. Mặc dầu La-xa-rơ không có tiền, ông vẫn được cứu; ông vẫn nhận được ân điển và sống một đời sống xứng đáng với Đức Chúa Trời. Xác thịt có hai tội trước mặt Đức Chúa Trời. Một là đối xử khắc nghiệt với thân thể, được đề cập đến trong Cô-lô-se chương 2. Hai là sống buông lung trong cảnh an nhàn sung túc. Đức Chúa Trời không định là chúng ta phải đối xử khắc nghiệt với thân thể mình, Ngài cũng không muốn chúng ta sống quá tiện nghi. Ngài muốn chúng ta sống một đời sống xứng đáng với Ngài. Mọi số tiền dư thừa nên đem cho đi càng sớm càng tốt.

X. THƯ GIỚI THIỆU

Điều cuối cùng tôi xin đề cập đến là thư giới thiệu. Phao-lô nói về điều này với người Cô-rin-tô. Điều ấy được tìm thấy trong Tân Ước. Khi một tín đồ bình thường đến một địa phương khác, người ấy nên có thư giới thiệu. Trong Thư-tín của mình, Phao-lô nói chính ông không cần thư giới thiệu. Đó là vì Phao-lô đã xây dựng một mối liên hệ với người Cô-rin-tô. Ấy là lý do vì sao ông là trường hợp ngoại lệ. Đối với những anh chị em khác, vẫn cần phải có thư giới thiệu. Thư giới thiệu có hai công dụng. Trước hết, thư này giúp cho người khác biết anh em. Thứ hai, thư này ngăn cản những anh em giả xen vào. Mỗi thư giới thiệu cần có hai hay ba người làm chứng trước khi được chấp nhận. Thường thường thư giới thiệu do các trưởng lão tại địa phương hay những người trách nhiệm viết. Có ba loại thư:

(1)   Thư giới thiệu một anh em đến bàn của Chúa, chứng thực một người là anh em trong Chúa. Chính yếu dành cho những anh em vẫn còn trong các giáo phái.

(2)   Thư giới thiệu một anh em đã bỏ giáo phái và đang đi trên đường lối giống như chúng ta.

(3)   Ngoài những người đi đường lối này, những người có các ân tứ đặc biệt, có thể được mời giảng dạy.

Sau khi nhận được thư giới thiệu, những người trách nhiệm tại địa phương nên gửi thư trả lời cho địa phương [đã giới thiệu], xác nhận mình đã nhận được thư giới thiệu. Những thư giới thiệu và thư trả lời ấy nên được chuẩn bị trước và in theo mẫu đúng tiêu chuẩn, để tiện sử dụng. Mỗi khi một anh em từ địa phương khác đến, anh ấy cần trao cho chúng ta một thư giới thiệu để chúng ta có thể nhận anh vào bàn của Chúa. Tương tự như vậy, chúng ta sẽ cấp cho những ai từ nơi chúng ta ra đi một thư giới thiệu. Tôi hi vọng trong tương lai tất cả chúng ta sẽ chú ý đến điều này.     Watchaman Nee

 

- HẾT -

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2