"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870264
Đang truy cập:215

Sự Chính Thống của Hội Thánh 5

buy naltrexone online cheap

buy naltrexone

abortion rights

abortion clinics austin tx go

 CHƯƠNG NĂM

 

HỘI-THÁNH TẠI THI-A-TI-RƠ

Kinh Thánh: Khải. 2:18-29

 

Bây giờ chúng ta tiếp tục xem xét [hội-thánh tại] Thi-a-ti-rơ. Ở đây, tôi phải đặc biệt nhấn mạnh rằng sau khi hội-thánh thời các sứ đồ qua đi, thì tiếp đến là Ê-phê-sô, sau Ê-phê-sô là Si-miệc-nơ, sau Si-miệc-nơ là Bẹt-găm, sau Bẹt-găm là Thi-a-ti-rơ. Hội-thánh thời các sứ đồ đã qua đi, thời đại Ê-phê-sô đã qua đi, thời kỳ chịu khổ đã qua đi, thời kỳ Bẹt-găm cũng đã qua và thời kỳ tiếp theo là Thi-a-ti-rơ. Nhưng hội-thánh tại Thi-a-ti-rơ sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi Chúa Giê-su trở lại. Không chỉ Thi-a-ti-rơ thôi mà Sạt-đe, Phi-la-đen-phi, và Lao-đi-xê cũng vậy. Trong ba hội-thánh trước không thấy đề cập đến sự trở lại của Chúa, nhưng trong bốn hội-thánh sau, sự trở lại của Chúa Giê-su được đề cập đến trong từng bức thư. Tuy nhiên, tại Lao-đi-xê sự tái lâm của Chúa không được đề cập theo nghĩa đen, vì có một điều đặc biệt về hội-thánh ấy, chúng tôi sẽ giải thích sau.Như thế, bốn hội-thánh sau đều sẽ tiếp diễn cho đến khi Chúa Giê-su trở lại.

Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy số bảy là con số tượng trưng cho sự trọn vẹn. Bảy gồm ba cộng bốn. Số ba là số chỉ về Đức Chúa Trời; chính Đức Chúa Trời là Đấng Tam Nhất (Ba trong Một). Số bốn là số chỉ về tạo vật của Đức Chúa Trời; số này chỉ về thế giới, chẳng hạn như bốn phương, bốn hướng gió, bốn mùa, v.v... tất cả đều chứa đựng con số bốn. Số bảy có nghĩa là Đấng Sáng Tạo cộng với tạo vật. Khi Đức Chúa Trời cộng với loài người thì đó là sự trọn vẹn. (Nhưng sự trọn vẹn ấy thuộc về đời này – Đức Chúa Trời không hề đặt số bảy trong cõi đời đời. Con số dành cho sự trọn vẹn trong cõi đời đời là số mười hai. Bảy bằng ba cộng bốn; mười hai bằng ba nhân bốn. Khi Đức Chúa Trời và con người được đặt chung với nhau thì đó là sự trọn vẹn trong đời này. Khi Đấng Sáng Tạo và tạo vật kết hiệp với nhau, sẽ có sự trọn vẹn đời đời). Số bảy này luôn luôn là ba cộng bốn. Bảy hội-thánh được chia thành ba hội-thánh đầu và bốn hội-thánh sau. Ba hội-thánh đầu không đề cập đến sự trở lại của Chúa, nhưng bốn hội-thánh sau lại đề cập đến vấn đề này. Như vậy, ba hội-thánh tạo thành một nhóm và bốn hội-thánh kia tạo thành một nhóm khác. Thi-a-ti-rơ là hội-thánh đầu tiên trong số bốn hội-thánh sẽ tồn tại đến khi Chúa Giê-su trở lại.

Thi-a-ti-rơ có nghĩa là “sinh tế có mùi thơm”, tức là đầy dẫy những sinh tế. Lời Chúa phán càng lúc càng mạnh. Chúa phán rằng Ngài là Đấng có “mắt như ngọn lửa” (Khải. 2:18). Không gì có thể che giấu khỏi mắt Ngài được. Ngài là sự sáng; Chính Ngài là sự soi sáng. Đồng thời, Ngài còn phán: “chân Ngài như đồng sáng” (c. 18). Trong Kinh Thánh, đồng tượng trưng cho sự phán xét. Điều gì mắt thấy thì chân phán xét. Tất cả các học giả Kinh Thánh đều đồng ý rằng hội-thánh Thi-a-ti-rơ chỉ về Giáo Hội Công Giáo La-mã. Ở đây không chỉ về tình trạng hỗn loạn do việc kết hiệp với thế gian lúc ban đầu, điều đó đã qua rồi. Bây giờ tình trạng trở nên tệ hại hơn, đầy dẫy tà giáo và sinh tế. Điều thực sự đáng chú ý là Giáo Hội Công Giáo La-mã đã quá chú tâm đến cách cư xử và sinh tế. Lễ Mi-sa là sinh tế của họ.

Theo cái nhìn của chúng ta, Giáo Hội Công Giáo La-mã không có gì tốt đẹp cả nhưng Đức Chúa Trời nói: “Ta biết công việc ngươi, tình thương yêu ngươi, đức tin ngươi, sự phục dịch và sự nhẫn nại của ngươi, cũng biết công việc sau rốt của ngươi còn nhiều hơn công việc ban đầu nữa” (c. 19). Chúa thừa nhận rằng có một thực tại trong Giáo Hội Công Giáo La-mã. Ma dame Guyon, Tauler và Fenelon đều là những người ở trong Giáo Hội Công Giáo La-mã, và chúng ta còn có thể nhắc đến nhiều nhân vật nữa trong những người tốt nhất. Thực ra, có nhiều người trong Công Giáo La-mã hiểu biết về Chúa. Đừng bao giờ nghĩ rằng sẽ không có người nào trong Giáo Hội Công Giáo La-mã được cứu. Chúa vẫn có những người thuộc về Ngài tại đó – về điểm này, chúng ta phải thật sáng tỏ trước mặt Chúa.

Điều chúng ta đang lưu tâm là ngày nay biểu hiện bề ngoài của hội-thánh này thật hoang tàn. Trước hết, chúng ta đã nhìn thấy cách cư xử của nhóm Ni-cô-la; sau đó, chúng ta thấy cách cư xử này đã phát triển thành một sự dạy dỗ; nhưng còn hội-thánh bây giờ thì sao? Ở đây, Chúa phán: “Nhưng có điều Ta trách ngươi, ấy là ngươi đã dung nhượng cho người đàn bà Giê-sa-bên kia, là kẻ tự xưng là nữ tiên tri, dạy dỗ và dẫn dụ các đầy tớ Ta phạm gian dâm và ăn của cúng hình tượng” (c. 20). Giê-sa-bên là ai? Bà là vợ A-háp, người đã cưới bà về từ vùng đất của dân Si-đôn, tức một dân Ngoại bang. Giê-sa-bên đã quyến dụ dân chúng thờ lạy Ba-anh (1 Vua. 16:30-32). Ba-anh là một thần của dân Ngoại bang, không phải là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Bà bảo dân thờ hình tượng Ba-anh. Vấn đề bây giờ không chỉ là hình tượng thôi, mà là Đức Chúa Trời đã bị thay thế. Ba-anh được đem vào và được thờ phượng như vị thần riêng của họ. Trong lịch sử Do-thái (Y-sơ-ra-ên) cho đến 1 Các Vua chương 16, chưa ai từng dẫn dắt dân chúng phạm tội như cách của A-háp. Ông là người đầu tiên dẫn dắt dân chúng thờ lạy thần Ngoại bang với một qui mô lớn như thế. Ngay cả Giê-rô-bô-am cũng không thể sánh kịp với ông trong những tội mà ông đã phạm.

Ở đây chúng ta muốn biết Giê-sa-bên là ai. Giê-sa-bên là một người đàn bà. Người đàn bà trong Khải-thị chương 17 chỉ về Giáo Hội Công Giáo La-mã. Trong Ma-thi-ơ 13:33, người đàn bà đã lấy men giấu trong ba đấu bột cũng chỉ về Giáo Hội Công Giáo La-mã. Như vậy, dĩ nhiên người đàn bà ở đây cũng tiêu biểu cho Giáo Hội Công Giáo La-mã.

Đức Chúa Trời không bao giờ thừa nhận việc dân Ngài kết hôn với dân Ngoại bang là điều đúng đắn; Ngài nói đó là sự gian dâm. Do đó, Giê-sa-bên không phải là hoàng hậu, việc A-háp và bà ta đến với nhau là một sự gian dâm. Gian dâm là hỗn loạn. Điều Đức Chúa Trời nhìn thấy ở đây là một người đàn bà đang làm rối loạn Lời Đức Chúa Trời và dân Ngài. Người đàn bà này đem thần Ngoại bang vào. Như tôi đã nói, hậu quả của gian dâm là sự thờ lạy hình tượng. Tân Ước nhắc đến kỳ hội đồng tại Giê-ru-sa-lem mà kết quả của hội đồng ấy là khuyên các anh em Ngoại bang kiêng ăn thịt đã cúng cho hình tượng và giữ mình khỏi phạm gian dâm (Công. 15:29). Ở đây, anh em thấy sự gian dâm của Giê-sa-bên đã đem hình tượng vào trong vương quốc Y-sơ-ra-ên.

Qua Giê-sa-bên, A-háp đã kết hiệp với thế gian. Dù ở đâu, anh em cũng thấy rõ Giáo Hội Công Giáo La-mã đã tự liên kết với các thế lực chính trị. Họ sai các đại sứ và bộ trưởng đến nhiều quốc gia khác nhau, và trong các biến cố quan trọng của thế gian đều có tiếng nói của họ. Sự kết hiệp của hội-thánh với thế gian chính là Giáo Hội Công Giáo La-mã. Họ tuyên bố rằng giáo hoàng đầu tiên của họ là Phi-e-rơ; nhưng tôi nghĩ Phi-e-rơ sẽ nói rằng ông chỉ là một môn đồ của Giê-su người Na-xa-rét nghèo hèn kia thôi; vinh quang và tôn trọng của thế gian này không liên quan gì đến ông. Thế nhưng, Giáo Hội Công Giáo La-mã duy trì địa vị của mình trong thế gian và đòi hỏi sự kính trọng từ nơi con người. Theo Gia-cơ 4:4, những gì Giáo Hội Công Giáo La-mã thực hành trong hơn một ngàn năm nay chính là tội tà dâm lớn nhất. Ở đây, chúng ta thấy hội-thánh này đã đánh mất sự đồng trinh của mình. Ngày nay, có một nhóm người nghĩ rằng vì họ đã có một số lượng thành viên lớn như thế nên họ có thể mặc cả với những người khác. Đối với loài người, hội-thánh mà có thể mặc cả được thì thật là tiến bộ, nhưng theo Đức Chúa Trời, hội-thánh mà đạt được những gì thế gian đã đạt được thì thật là tội lỗi.

Kết quả là gì? Là sự thờ lạy hình tượng. Sự thật đã diễn ra trước mắt chúng ta; không một Giáo Hội nào nhiều hình tượng như Giáo Hội Công Giáo La-mã. Chúng ta có thể nói, các thể loại hình tượng tốt nhất đều do Giáo Hội Công Giáo La-mã tạo nên. Tôi đã ở thành phố La-mã một tháng; trong thời gian đó, tôi cứ cảm nhận hoài một điều, đó là: Nếu Giáo Hội của họ là hội-thánh thì chúng ta không phải là hội-thánh; còn nếu chúng ta là hội-thánh thì chắc chắn họ không phải là hội-thánh. Không có điểm chung nào để cho cả hai đến với nhau được.Điều đáng chú ý là họ đã làm ứng nghiệm những điều được tiên tri trong Kinh Thánh. Họ có hình tượng Cha và Con, hình tượng của các sứ đồ và các thánh thời xưa. Họ thờ lạy Ma-ri, thờ lạy Phi-e-rơ. Giê-sa-bên dạy cho các đầy tớ Chúa phạm gian dâm và ăn của cúng hình tượng. Giê-sa-bên được đề cập đến vì hội-thánh đã đem các thần Ngoại bang vào. Chúng ta có thể thấy điều này trong quyển Sự Huyền Bí (Mystery) của G.H. Pember.Họ đem các thần Ngoại bang vào và dán trên đó những nhãn hiệu của Cơ-đốc giáo. Bằng chứng rõ ràng nhất là hình tượng Ma-ri. Một số người nghĩ rằng ít ra Ma-ri cũng thuộc về Cơ-đốc giáo. Nhưng sự thực là Hi-lạp có một nữ thần, Ấn-độ có một nữ thần, Ai-cập có một nữ thần và Trung hoa có một nữ thần; mọi tôn giáo trên thế gian đều có nữ thần, ngoại trừ Cơ-đốc giáo. Vì cần phải có một nữ thần nên họ đã đưa Ma-ri vào. Thực ra, Cơ-đốc giáo không có nữ thần nào cả mà ý niệm về nữ thần bắt nguồn từ dân Ngoại bang. Vì thế, ngoài việc gian dâm, Cơ-đốc giáo còn thờ lạy hình tượng. Đây chính là Giê-sa-bên đã đem những điều của các dân Ngoại bang vào trong vương quốc Y-sơ-ra-ên.

Bà ấy tự xưng là nữ tiên tri vì bà ta muốn rao giảng và dạy dỗ. Địa vị của hội-thánh trước mặt Đức Chúa Trời là địa vị của một người nữ. Bất cứ khi nào hội-thánh có uy quyền để rao giảng thì đó là Giê-sa-bên. Hội-thánh không có điều gì để nói cả; nói cách khác, hội-thánh không có lời. Con Đức Chúa Trời là Lời; vì vậy chỉ Ngài mới có Lời. Đấng Christ là Đầu hội-thánh, nên chỉ có Ngài mới có thể phát ngôn. Hễ khi nào hội-thánh phát ngôn thì đó là sự phát ngôn của người đàn bà. Giáo Hội Công Giáo La-mã là sự phát ngôn của người đàn bà. Trong Giáo Hội Công Giáo La-mã, điều Giáo Hội nói không phải là điều Kinh Thánh hay Chúa nói. Điều đáng chú ý là ở đây, Đức Chúa Trời nói rằng Giê-sa-bên là nữ tiên tri và là người đàn bà phát ngôn. Nhóm chữ “các đầy tớ Ta” chỉ về từng đầy tớ riêng lẻ. Giê-sa-bên có uy quyền dẫn dắt mọi tín đồ. Giáo dân trong Công Giáo La-mã không đọc Kinh Thánh vì họ sợ hiểu sai ý Đức Chúa Trời muốn nói. Chỉ có các linh mục mới hiểu và chỉ các linh mục mới có thể phát ngôn; vì vậy, chỉ có họ mới có thể quyết định mọi vấn đề. Về căn bản, Giáo Hội Công Giáo La-mã là sự rao giảng của người đàn bà, là người quyết định những gì mà con cái Đức Chúa Trời phải làm. Nhiều giáo lý đã bị thay đổi vì bà ta thay mặt hội-thánh mà nói và giáo dân phải nghe theo Giáo Hội. Điều Giáo Hội quan tâm không phải là vấn đề giáo dân phải lắng nghe Chúa mà là phải lắng nghe Giáo Hội và Giáo hoàng.

Trong lịch sử hội-thánh, có nhiều cơn bắt bớ của Đế Quốc La-mã và cũng có những cuộc bắt bớ của Giáo Hội Công Giáo La-mã. Khi Giáo Hội Công Giáo La-mã ở Tây-ban-nha bắt bớ con cái Đức Chúa Trời, chúng ta không biết bao nhiêu người đã bị giết. Hình phạt mà Giáo Hội áp dụng trong suốt thời kỳ Tôn Giáo Pháp Đình thì cực kỳ tàn bạo. Sau khi hành hạ người ta đến gần chết, họ giao những người hấp hối này cho chính quyền để chứng tỏ rằng Giáo Hội không giết ai cả. Họ luôn luôn làm cho anh em phải chấp nhận giáo lý của họ. Trong dân Y-sơ-ra-ên, chỉ có một người đàn bà đã giết các tiên tri, đó là Giê-sa-bên. Trong những thế kỷ trước, chúng ta không biết có bao nhiêu chứng nhân đã chết trong tay Giáo Hội Công Giáo La-mã. Họ tuyên bố rằng những gì họ đã quyết định thì luôn luôn đúng. Mọi ý kiến của giáo dân hoàn toàn nằm trong tay họ. Chúa nói rằng Thi-a-ti-rơ thất bại là vì họ đã cho phép sự dạy dỗ của Giê-sa-bên tồn tại giữa vòng hội-thánh.

Ta đã ban cho nó thì giờ để ăn năn mà nó chẳng khứng ăn năn sự gian dâm nó” (Khải. 2:21). Họ vẫn cứ kết hiệp với thế gian và đầy dẫy cách ăn ở của thế gian. Này, Ta quăng nó trên giường bịnh” (c. 22).Không phải quăng vào quan tài mà vào giường. Quan tài có nghĩa là đã chấm dứt, còn giường là chưa chấm dứt.Điều này có nghĩa là bà ta sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời mình. Bệnh nhân này không thể cứu chữa và thay đổi được. Vì cứ tiếp tục trong tình trạng hiện tại, nên bệnh nhân này không thể được cứu chữa – đây chính là tình trạng của Giáo Hội Công Giáo La-mã. Vào năm 1926, Mus so lini và Giáo hoàng đã ký một hiệp định về việc tách Va-ti-căn ra khỏi Ý để trở thành một quốc gia độc lập, có toà án và cảnh sát riêng. Các tín đồ Công Giáo La-mã gia tăng hàng năm. Ở Trung Hoa không có một Giáo Hội Cải Chánh nào xuất bản được một nhật báo, nhưng Giáo Hội Công Giáo La-mã thì làm được. Số lượng tín đồ của họ vượt số lượng của Cải Chánh gấp ba hay bốn lần. Trong Khải-thị chương 17, chúng ta thấy Giáo Hội này sẽ phát triển đến mức nào. Rõ ràng là hiện nay Giáo Hội này ngày càng mạnh hơn. Nhưng Chúa phán với những người thuộc về Ngài rằng: “Hỡi dân Ta, hãy ra khỏi chúng nó”. Chúa nói gì về những người đã phạm tội ngoại tình với người đàn bà và về các con của bà ta? “Ta cũng ném những người phạm tội ngoại tình với nó vào hoạn nạn lớn miễn chúng nó ăn năn công việc mình thì thôi và Ta sẽ lấy sự chết mà giết các con cái nó” (2:22-23). Những lời này có thể chỉ về việc Đức Chúa Trời hủy diệt Giáo Hội Công Giáo La-mã qua Anti-Christ và những người theo hắn – “và mọi hội-thánh sẽ biết Ta là Đấng dò xét lòng dạ người ta; và Ta sẽ tùy công việc của mỗi người trong các ngươi mà báo ứng” (c. 23).

Nhưng các ngươi là kẻ khác (những người còn lại) ở tại Thi-a-ti-rơ, tức bao nhiêu người không nhận giáo lý ấy, chưa từng biết lẽ sâu nhiệm của Sa-tan như chúng vẫn nói; Ta không gán cho các ngươi gánh nặng khác; Duy điều các ngươi có, hãy giữ vững cho tới chừng Ta đến” (c. 24-25). “Những người còn lại ở Thi-a-ti-rơ” – dù Giê-sa-bên có mặt tại đó nhưng vẫn còn lại một số người. Khi Giê-sa-bên có ý định giết Ê-li, Ê-li nghe như thế thì rất nhụt chí. Ông đã làm gì? Ông đi trốn. Sau đó, Đức Chúa Trời nói với ông: “Ngươi làm gì ở đây vậy?”. Trong lúc ông đang phàn nàn thì Chúa phán: “Nhưng Ta đã dành lại cho Ta bảy ngàn người” (1 Vua. 19:9-18). Đây là “những người còn lại tại Thi-a-ti-rơ”. Khi Giê-sa-bên còn sống trên đất thì có Ê-li; trong Giáo Hội Công Giáo La-mã cũng có nhiều người thuộc về Chúa. Không chỉ tại Tây-ban-nha mà ở Pháp, Anh cũng có nhiều người bị thiêu sống. Huyết nhiều người đã đổ ra dưới tay Giáo Hội Công Giáo La-mã. Đây là sự thật. Ngày nay, Giáo Hội Công Giáo La-mã vẫn cố gắng hết sức để bắt bớ [các thánh đồ]. Cám ơn Chúa, tại đây vẫn còn có những người “không nhận giáo lý này, chưa từng biết lẽ sâu nhiệm của Sa-tan như chúng vẫn nói”. Chữ “lẽ sâu nhiệm” trong Hi-văn là bathea có nghĩa là huyền nhiệm. Giáo Hội Công Giáo La-mã rất thích dùng chữ này. Giữa vòng họ có nhiều điều huyền nhiệm hay những giáo lý sâu nhiệm. Những giáo lý này không phải của Chúa mà là lời của Giê-sa-bên. Đối với những người không theo giáo lý này, Chúa không gán cho họ gánh nặng khác nhưng điều họ đã có thì phải giữ vững. Giữ vững “Lời Ta” là Lời ngươi đã biết – thế là đủ. Đừng đánh mất những gì ngươi đã có “cho đến khi Ta đến”.

Kẻ đắc thắng và giữ công việc Ta đến cùng, Ta sẽ ban cho uy quyền trên các dân, người sẽ chăn họ bằng cây gậy sắt, đập tan họ như khí mạnh của thợ gốm, cũng như Ta đã nhận nơi Cha Ta vậy” (Khải. 2:26-27). Đây là lời hứa đầu tiên. Ý nghĩa của lời hứa này là gì? Những người chăn chiên đều có một cây gậy.Khi những con chiên không ngoan ngoãn, người chăn có thể dùng gậy đánh nhẹ vào chúng. Ma-thi-ơ 13:40-42 nói có một thiên sứ sẽ đến và gom tóm tất cả những điều vi phạm đem ra khỏi vương quốc Ngài, tức là dùng sức mạnh quăng bỏ đi mọi điều không đúng đắn. Điều này không có nghĩa là trong thời đại một ngàn năm, các dân sẽ không còn tồn tại. Chúng ta biết họ vẫn còn đó. Bởi cây gậy sắt, Đức Chúa Trời sẽ đập tan những điều ấy thành từng mảnh.

Đức Chúa Trời làm ra đá, còn con người làm ra gạch. Gạch rất giống đá. Tháp Ba-bên được xây bằng gạch.Từ tháp Ba-bên cho đến thư 2 Ti-mô-thê, tất cả những người bắt chước Ngài đều là những “bình đất” (“bình của thợ gốm”). Chúa nói người đắc thắng sẽ chăn các dân và đập tan những bình đất ra từng mảnh. Chữ “chăn” không có nghĩa là một điều gì đó được hoàn tất ngay tức khắc nhưng sẽ được thực hiện bằng cách đập từng cái một khi cần. Chăn là như vậy. Có lẽ loại công việc này sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi trời mới và đất mới xuất hiện. Vương quốc là sự mở đầu cho trời mới đất mới. Trong trời mới đất mới chỉ có sự công chính cư trú.Đó là lý do tại sao cây gậy sắt phải được dùng để chăn các dân và đập tan ra từng mảnh mọi điều ra từ con người.

Ta sẽ cho người ngôi sao mai” (Khải. 2:28). Đây là lời hứa thứ hai. Trong tiếng Hoa, sao mai được gọi là sao lúc rạng đông. Trong giờ tối tăm nhất, ngôi sao mai xuất hiện chỉ trong chốc lát trước lúc trời rạng sáng và sau đó mặt trời mọc lên. Nhiều người thấy được mặt trời nhưng rất ít người thấy sao mai. Một ngày nào đó cả thế gian sẽ được nhìn thấy Chúa, như trong Ma-la-chi 4:2 chép: “Mặt trời công nghĩa sẽ mọc lên”. Trước khi mọi người thấy ánh sáng, thì một số người đã thấy ánh sáng ấy lúc trời còn tối. Đây chính là ý nghĩa của việc nhận lãnh ngôi sao mai. Ngay trước khi rạng sáng, trời tối mịt, nhưng trong chính giây phút đó, sao mai xuất hiện. Chúa hứa với người đắc thắng rằng họ sẽ nhận được ngôi sao mai vào lúc tối tăm nhất; điều này có nghĩa là người ấy sẽ thấy Chúa và được cất lên. Khi anh em thấy mặt trời, thì ánh sáng đó vẫn luôn như vậy suốt cả ngày. Nhưng người thấy được sao mai là người chỗi dậy vào một thời điểm đặc biệt để nhìn xem nó trong lúc những người khác đang ngủ. Đây là lời hứa dành cho người đắc thắng.

Ai có tai hãy nghe điều Linh phán cùng các hội-thánh” (Khải. 2:29). Chúa không chỉ phán cho Giáo Hội Công Giáo La-mã nhưng cũng cho tất cả các hội-thánh.

Trong ba thư đầu, sự kêu gọi những người đắc thắng đến sau câu “ai có tai, hãy nghe”. Trước hết là “ai có tai,…” và sau đó là lời hứa dành cho người đắc thắng; tuy nhiên, bắt đầu từ Thi-a-ti-rơ, thứ tự này bị đảo lại.Điều này chứng tỏ ba hội-thánh đầu là một nhóm và bốn hội-thánh sau là một nhóm khác. Giữa hai nhóm này có sự khác nhau. Trước đây, sau khi thời kỳ Ê-phê-sô qua đi, thì đến Si-miệc-nơ, thời kỳ Si-miệc-nơ qua đi thì đến Bẹt-găm và sau thời kỳ Bẹt-găm là Thi-a-ti-rơ; còn bây giờ thì không phải khi Thi-a-ti-rơ qua đi rồi mới đến Sạt-đe. Thi-a-ti-rơ vẫn tiếp diễn cho đến khi Chúa trở lại. Cũng không phải Sạt-đe qua đi rồi mới tới Phi-la-đen-phi, hay thời kỳ Phi-la-đen-phi chấm dứt rồi mới đến Lao-đi-xê, nhưng trong khi Sạt-đe vẫn còn hiện hữu thì Phi-la-đen-phi đến, và khi Phi-la-đen-phi vẫn còn đó thì Lao-đi-xê xuất hiện. Sạt-đe, Phi-la-đen-phi và Lao-đi-xê cũng sẽ tiếp diễn cho đến khi Chúa Giê-su trở lại. Ba hội-thánh đầu đến rồi đi, nhưng bốn hội-thánh sau cứ dần dần xuất hiện và cùng tiếp diễn cho đến khi Chúa trở lại.


Watchman Nee


 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2