"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870197
Đang truy cập:170

SỰ CHÍNH THỐNG CỦA HỘI THÁNH: 3

clomid uk buy online

buy clomid tablets

buy lyrica uk

buy lyrica online

koop abortuspil online

abortuspil zonder recept verkrijgbaar

buy naltrexone no prescription

buy naltrexone online india

buy cheap abortion pill

abortion pill 4barcollective.com

ciproxin torrino

ciproxin posologia

 

CHƯƠNG BA

HỘI-THÁNH TẠI SI-MIỆC-NƠ

Kinh Thánh: Khải. 2:8-11

 

Bây giờ, chúng ta tiếp tục xem xét hội-thánh thứ hai tức hội-thánh tại Si-miệc-nơ. Nguyện Đức Chúa Trời mở mắt để chúng ta có thể thấy nhiều hơn và không bỏ qua điều gì. Trong lịch sử hội-thánh, các hội-thánh trong và ngay sau thời các sứ đồ bị bắt bớ rất nhiều. Chịu khổ là nét đặc trưng của hội-thánh: đó là lý do giải thích tại sao tên gọi của hội-thánh ở đây là Si-miệc-nơ. Si-miệc-nơ ra từ chữ myrrh (một dược), do đó có nghĩa là chịu khổ và tượng trưng cho hội-thánh đang ở dưới cơn bắt bớ.

Thư Tín này cho thấy danh Chúa Giê-su là đặc biệt và phần thưởng dành cho những người đắc thắng cũng đặc biệt. Chúa Giê-su phán chính Ngài là “Đấng đầu tiên và sau chót, Đấng đã chết rồi mà lại sống” (Khải. 2:8). Đối với người đắc thắng, Chúa phán rằng người ấy “chẳng bị hại bởi lần chết thứ hai” (c. 11). Điều này chứng tỏ sự sống đắc thắng sự chết. Có nhiều người chỉ thấy “sống” nhưng không thấy “sống đời đời” (1:18); và cũng không thấy “được sống lại” (2:8). Điều này thật lớn laobiết bao! Vào ngày lễ Ngũ Tuần, vị sứ đồ nói với dân chúng rằng: “Nhưng Đức Chúa Trời đã giải nỗi thống khổ của sự chết, khiến Người sống lại, vì sự chết không thể giữ Người được” (Công. 2:24). Sự chết không thể giữ Ngài được. Một khi tất cả những ai đang sống mà đi vào sự chết thì họ không thể ra khỏi, nhưng đối với Chúa Giê-su, sự chết không thể nắm giữ Ngài được. Sự chết không có sức mạnh cầm giữ Ngài. Đó là sự phục sinh. Sự sống của Ngài có thể bền chịu sự chết. Vì thế, nguyên tắc phục sinh trong Kinh Thánh trở nên rất quý báu. “Đã chết rồi mà sống lại” chứng tỏ rằng sự sống có thể bền chịu sự chết. Đức Chúa Trời thấy hội-thánh là một thực thể có thể nuốt sự chết. Các cửa Âm-phủ mở ra đối với hội-thánh, nhưng các cửa Âm-phủ không thể thắng và không thể cầm giữ hội-thánh; do đó, bản chất của hội-thánh là phục sinh. Hễ khi nào hội-thánh đánh mất năng quyền thắng hơn sự đau khổ, hội-thánh sẽ trở nên vô dụng. Nhiều người bị bế tắc khi gặp phải những vấn đề nào đó trái với điều lòng mình ao ước; đối với họ, đương đầu với những điều ấy cũng như gặp phải sự chết vậy. Nhưng sự phục sinh không sợ sự chết; sự chịu khổ chỉ để chứng minh rằng một người có thể chịu đựng được sự chết. Anh em có thể nghĩ rằng một người nào đó có lẽ sẽ bị kết liễu sau khi gặp phải một tình huống nào đó, nhưng không, anh ấy đã vượt qua được và lại ra khỏi tình huống đó. Điều gì trải qua sự chết mà vẫn còn chính là sự phục sinh.

Ngay cả trong đời sống riêng của chính mình cũng có nhiều trường hợp như vậy. Khi gặp phải những thử thách và cám dỗ, có lẽ chúng ta đã không thể cầu nguyện và thấy khó đọc Lời. Các anh em khác đều nói rằng ấy là lúc chúng ta đã chết, nhưng không lâu sau đó, chúng ta lại chỗi dậy và sự sống của Đức Chúa Trời lại từ chúng ta tuôn ra. Điều gì bị kết liễu sau khi chết thì đó không phải là sự phục sinh. Hội-thánh có một nguyên tắc căn bản đó là có thể vượt qua sự chết; hội-thánh không thể bị chôn vùi. Hội-thánh tại Si-miệc-nơ đặc biệt bày tỏ được lẽ thật này. Nếu đọc lịch sử những người tuận đạo của tác giả Fox, anh em sẽ thấy hội-thánh đã chịu bắt bớ và khổ sở như thế nào.

Chẳng hạn như Pô-ly-cáp (Polycarp) là một giám mục của hội-thánh vào thời đó, bị những kẻ chống đối bắt giữ. Vì ông đã 86 tuổi rồi nên họ không nỡ giết mà đặc biệt đối xử rất nhẹ nhàng với ông. Ông chỉ cần nói: “Tôi không thừa nhận Giê-su người Na-xa-rét” thì họ sẽ phóng thích ông. Nhưng ông trả lời: “Tôi không thể chối Ngài được. Tôi đã phụng sự Ngài tám mươi sáu năm rồi, và trong suốt tám mươi sáu năm qua, Ngài không hề đối đãi bất công với tôi; làm sao tôi có thể vì yêu thân thể mình mà chối Ngài được!” Kết quả là họ đưa ông lên giàn hỏa và thiêu sống. Trong khi nửa phần thân thể cháy trong lửa, ông vẫn có thể nói: “Tạ ơn Đức Chúa Trời, hôm nay con đã có cơ hội chịu người ta thiêu mình và dâng mạng sống con để làm chứng cho Ngài”.

Có một chị em được người ta bảo rằng nếu chị chịu quỳ xuống trước thần Đi-anh (tượng thần Ạt-tê-mích ở thành phố Ê-phê-sô, được ghi trong Công-vụ chương 19), chị sẽ được phóng thích. Chị đã nói gì? Chị đáp: “Có phải quí vị hỏi tôi phải chọn lựa giữa Đấng Christ và Đi-anh không? Đầu tiên tôi đã chọn Đấng Christ và bây giờ quí vị muốn tôi chọn lại thì tôi vẫn chọn Đấng Christ”. Kết quả là chị bị giết. Hai chị em đang có mặt tại đó đã nói: “Có quá nhiều con cái Đức Chúa Trời bị bắt đi.Tại sao chúng ta vẫn còn đây?” Sau đó, họ cũng bị bắt đi. Những chị em này chứng kiến nhiều người bị thú dữ ăn thịt và họ lại nói: “Nhiều người đã làm chứng bằng máu của mình, tại sao chúng ta chỉ làm chứng bằng môi miệng?” Một trong hai chị em này là người đã lập gia đình, còn một người thì đã hứa hôn. Vì vậy, cha mẹ, chồng và vị hôn phu của họ đều đến thuyết phục họ hãy làm khác đi. Những người đó còn mang cả đứa con của chị em đã có chồng đến và nài nỉ họ chối Chúa. Nhưng họ nói: “Điều gì có thể so sánh được với Đấng Christ?” Cuối cùng, họ đã bị kéo đi, ném cho sư tử ăn thịt. Cả hai chị này vừa bước đi vừa hát ngợi khen cho đến khi bị thú dữ xé ra từng mảnh.

Những sự bắt bớ mà hội-thánh tại Si-miệc-nơ trải qua thật kinh khủng! Nhưng bất cứ điều gì đã chết rồi thì sau đó sự sống luôn làm nó hồi sinh. Những sự bắt bớ chỉ để tỏ ra hội-thánh đó thuộc loại nào. Ngài là “Đấng đầu tiên và sau chót, Đấng đã chết rồi mà lại sống”.

“Ta biết sự hoạn nạn ngươi, sự nghèo khổ ngươi” (Khải. 2:9). Anh em chẳng có gì trên đất cả, nhưng Chúa biết rằng anh em giàu có. “Ngươi chớ sợ điều mình sắp chịu khổ” (c. 10). Toàn thể hội-thánh tại Si-miệc-nơ đều chịu bắt bớ, nhưng sự sống đã chết và bây giờ lại sống đó có thể phá tan mọi sự bắt bớ này. Hội-thánh tại Si-miệc-nơ có thể chịu đựng được những sự bắt bớ lớn như thế là vì họ biết sự phục sinh. Chỉ có sự phục sinh mới có thể đem chúng ta ra khỏi mồ mả.

Và [Ta biết] lời nhạo báng của những kẻ tự xưng là người Do-thái mà không phải là người Do-thái” (c. 9). Ở đây chúng ta phải chú ý đến vấn đề người Do-thái. Chúa phán rằng trong sự chịu khổ của mình, hội-thánh gặp hoạn nạn và nghèo khó; những điều này thì dễ giải quyết, nhưng điều xuất phát từ bên trong thì không dễ giải quyết. Người Do-thái được đề cập ở đây không chỉ về người Do-thái trên thế gian này, nhưng chỉ về người Do-thái trong hội-thánh. Điều này cũng giống như trong phần trước, chúng ta thấy chữ “những người thường” liên quan đến vấn đề nhóm Ni-cô-la thì không chỉ về những người thường trong thế gian, nhưng chỉ về những tín đồ thường trong hội-thánh. Ở đây Chúa nói người Do-thái đã bắt bớ họ. Đây là điều đau lòng nhất trong tất cả những điều đau lòng! Trong bảy Thư Tín có một hàng ngũ đối lập. nhóm Ni-cô-la được đề cập hai lần: một lần trong hội-thánh Ê-phê-sô, một lần trong hội-thánh Bẹt-găm. Người Do-thái cũng được đề cập hai lần: một ở đây và một trong hội-thánh Phi-la-đen-phi. Giáo lý Ba-la-am được đề cập trong hội-thánh tại Bẹt-găm, còn ở Thi-a-ti-rơ thì Giê-sa-bên được nói đến. Tất cả những điều này tạo nên một hàng ngũ đối lập. Anh em có thể thắc mắc rằng người Do-thái có ý nghĩa gì? Sự cứu rỗi không phải là thuộc người Do-thái sao? Tại sao họ lại nói lời nhạo báng ở đây? Vì lý do đó, chúng ta cần phải biết Do-thái giáo là gì và hội-thánh là gì.

Có nhiều sự khác biệt chủ yếu giữa Do-thái giáo và hội-thánh. Ở đây tôi muốn đưa ra bốn điểm mà chúng ta cần phải đặc biệt chú ý, đó là đền thờ, luật pháp, các thầy tế lễ và những lời hứa. Người Do-thái xây dựng một đền thờ tráng lệ bằng đá và vàng trên đất để làm nơi thờ phượng. Họ có Mười Điều Răn và nhiều điều luật khác làm tiêu chuẩn cho cách sống. Để chăm lo công việc thuộc linh, họ có chức vụ của các thầy tế lễ, tức là một nhóm người đặc biệt. Và sau cùng, họ cũng có những phước lành mà nhờ đó được hưng thịnh trên đất. Xin lưu ý rằng Do-thái giáo là một tôn giáo thuộc đất trên trái đất này. Những điều họ có là một ngôi đền vật chất, những điều lệ bằng văn tự, những thầy tế lễ trung gian, và sự vui hưởng trên đất.

Khi dân Do-thái bước vào đất Ca-na-an, họ xây một đền thờ. Nếu là người Do-thái và muốn phụng sự Đức Chúa Trời, tôi phải đến đền thờ ấy. Nếu cảm thấy phạm tội và cần dâng sinh tế, tôi phải đến đền thờ ấy để dâng. Nếu thấy mình được Đức Chúa Trời ban phước và muốn cảm tạ Ngài, thì tôi phải đến đền thờ để cảm tạ. Lúc nào tôi cũng phải thực hành theo cách ấy. Tôi chỉ có thể thờ phượng Đức Chúa Trời khi đến đền thờ. Đây mới được gọi là nơi thờ phượng. Người Do-thái là những người thờ phượng còn đền thờ là nơi để họ thờ phượng. Người thờ phượng và nơi thờ phượng là hai điều khác nhau. Nhưng trong Tân Ước có giống như vậy không?Điểm đặc biệt của hội-thánh là không có nơi chốn và cũng không có đền thờ vì chúng ta, tức con người chúng ta, chính là đền thờ.

Ê-phê-sô 2:21-22 chép: “Các gian nhà đều kết liên trong Ngài, lần lần lớn lên nên đền thờ thánh của Chúa. Trong Ngài anh em cũng được xây dựng để làm chỗ ở của Đức Chúa Trời trong linh”. Anh em thấy không? Đặc điểm của hội-thánh đó là thân thể anh em là chỗ ở của Đức Chúa Trời. Về phương diện cá nhân, mỗi người chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời. Về phương diện tập thể, Đức Chúa Trời xây dựng chúng ta và kết liên chúng ta lại với nhau để làm nên chỗ ở của Ngài. Trong hội-thánh không có nơi thờ phượng; nơi thờ phượng chính là người thờ phượng. Hễ chúng ta đi đâu thì mang nơi thờ phượng của mình đến đó. Đây là điều khác biệt căn bản với Do-thái giáo. Đền thờ trong Do-thái giáo là một ngôi đền vật chất, đền thờ trong hội-thánh là đền thờ thuộc linh. Có lần, một số người đã tính tổng giá trị đền thờ của người Do-thái, và số tiền ấy đủ cấp phát cho mọi người trên thế giới, mỗi người một món tiền [đáng kể]. Nhưng còn về đền thờ của các Cơ-đốc nhân ngày nay thì sao? Một số người què quặt, một số người mù lòa và nghèo nàn, nhưng đây lại là đền thờ. Ngày nay, một số người nói rằng: “Nếu anh không muốn đi đến một đền thờ trang nghiêm và nguy nga, thì ít ra cũng cần có một nhà thờ chứ”. Nhưng hội-thánh không có nhà thờ. Hễ các tín đồ đi đến đâu thì nơi thờ phượng cũng đi đến đó. Đức Chúa Trời ở trong con người chứ không ngự trong một ngôi nhà. Trong hội-thánh, Đức Chúa Trời cư ngụ trong con người; còn trong Do-thái giáo, Đức Chúa Trời ngự trong một ngôi nhà. Loài người nghĩ rằng cần phải có một chỗ để thờ phượng Đức Chúa Trời. Thậm chí có người gọi tòa nhà là “hội-thánh”. Như vậy là Do-thái giáo chứ không phải hội-thánh! Từ ngữ hội-thánh trong Hi-văn là Ekklesia, có nghĩa là “những người được gọi ra khỏi”. Hội-thánh là những người được mua bởi huyết quý báu; đó chính là hội-thánh. Ngày nay, chúng ta có thể có đền thờ trên phòng cao, có đền thờ ở bao lơn Sa-lô-môn, có thể có đền thờ tại một cái cổng gọi là Cửa Đẹp, và cũng có thể có đền thờ ở tầng dưới nhà. Do-thái giáo có một địa điểm vật chất. Thế thì người Do-thái là ai? Họ là những người mang nơi chốn vật chất vào trong hội-thánh. Nếu con cái Đức Chúa Trời muốn bước đi trong đường lối của Ngài, họ cần phải cầu xin Đức Chúa Trời mở mắt để thấy hội-thánh là thuộc linh, chứ không phải là vật chất.

Người Do-thái cũng có kinh luật, điều lệ cho đời sống thường ngày của họ (Đức Chúa Trời chỉ dùng kinh luật để làm cho con người biết tội). Hễ ai là người Do-thái đều phải giữ Mười Điều Răn. Nhưng Chúa Giê-su nói tỏ tường rằng dầu đã giữ Mười Điều Răn, anh em vẫn còn thiếu một điều (Lu. 18:20-22). Do-thái giáo có những nguyên tắc về cách sống hằng ngày của họ, được viết trên bảng đá. Họ phải ghi nhớ các nguyên tắc ấy. Nhưng vấn đề ở đây là: nếu biết đọc, thì tôi biết; còn nếu mù chữ, thì tôi không biết gì cả. Nếu có trí nhớ tốt, tôi có thể ghi nhớ; còn nếu không có trí nhớ tốt, tôi không thể ghi nhớ. Đó là Do-thái giáo. Tiêu chuẩn sống hằng ngày của Do-thái giáo thì chết chóc; nó chỉ là một điều gì đó ở bên ngoài. Trong hội-thánh không có kinh luật; hay nói đúng hơn, kinh luật của hội-thánh ở một nơi khác. Nó không được viết trên bảng đá mà được ghi khắc trong lòng. Luật của Linh sự sống thì ở trong chúng ta. Thánh Linh đang ở trong chúng ta; Thánh Linh là luật của chúng ta. Xin đọc Hê-bơ-rơ chương 8 và Giê-rê-mi chương 31. Trong Hê-bơ-rơ 8:10, Đức Chúa Trời phán: “Ta sẽ để luật pháp Ta trong tâm ý họ, ghi tạc nó vào lòng họ” (so sánh với Giê. 31:33). Điều đúng hay sai không còn nằm trên bảng đá nữa, nhưng ở trong lòng. Ngày nay, điểm đặc biệt của chúng ta là Linh của Đức Chúa Trời ở trong chúng ta.

Tôi muốn kể một câu chuyện để thấy được ý nghĩa của điều này. Ở Ku-ling có một người tên là Yu, làm thợ điện, ít học. Sau đó, anh được cứu. Khi trời trở lạnh, anh muốn uống rượu theo như thói quen cũ. Bữa ăn đã sẵn sàng, rượu đã được hâm nóng; anh và vợ cùng với một người học nghề đã ngồi vào bàn sẵn sàng dùng bữa. Anh bắt đầu tạ ơn Chúa; nhưng mãi một lúc chẳng thốt ra được lời nào. Rốt cuộc anh nói: “Bây giờ tôi đã là một Cơ-đốc nhân, tôi tự hỏi không biết Cơ-đốc nhân uống rượu có đúng đắn không. Không may là anh Nee đã đi khỏi rồi; nếu không, mình có thể hỏi anh ấy. Chúng ta hãy tra trong Kinh Thánh xem Cơ-đốc-nhân có được uống rượu không”. Thế rồi, cả ba người lật Kinh Thánh ra nhưng họ không tìm thấy gì cả. Sau cùng, người vợ đề nghị lần này cứ uống đi đã; rồi sau đó họ sẽ viết thư hỏi tôi, nếu tôi trả lời “không” thì họ sẽ không uống nữa, còn nếu tôi trả lời “được” thì họ tiếp tục uống. Rồi anh Yu lại đứng dậy, chuẩn bị cảm tạ Chúa để dùng bữa, nhưng cũng không nói được lời nào. Sau việc đó, anh gặp tôi và nêu ra vấn đề này. Tôi hỏi anh thế rồi lần đó anh có uống rượu không; anh đáp: “Ông Chủ Nhà trong tôi không cho phép tôi làm điều đó, và tôi đã không uống”. Có một “Ông Chủ Nhà” – đây là câu nói rất tốt. Nếu Thánh Linh không đồng ý, thì dù anh em có nói gì cũng vô ích; còn nếu Thánh Linh đồng ý, thì dù anh em có nói gì cũng lại vô ích. Luật pháp trở nên vấn đề bên trong, chứ không phải bên ngoài.

Có những luật pháp và qui định thành văn trong Do-thái giáo. Ngày nay, cũng có nhiều điều luật và qui định thành văn trong “hội-thánh”, nhưng đó không phải là hội-thánh. Bất cứ điều lệ nào được lập ở bề ngoài đều không phải là hội-thánh. Chúng ta không có luật bề ngoài; tiêu chuẩn sống hằng ngày của chúng ta nằm ở bề trong. Sự thử thách mà hội-thánh tại Si-miệc-nơ phải chịu là bởi sự kiện những người tự xưng mình là người Do-thái đã áp đặt các qui định thuộc Do-thái giáo trên hội-thánh.

Trong Do-thái giáo, người thờ phượng và Đấng được thờ phượng, tức Đức Chúa Trời, cách biệt và tách rời nhau. Khoảng cách này chính là Do-thái giáo. Khi một người thấy Đức Chúa Trời của Do-thái giáo thì sẽ chết ngay. Như vậy, làm sao những người trong Do-thái giáo đến gần Đức Chúa Trời được? Họ phải phụ thuộc vào một người trung gian là thầy tế lễ; các thầy tế lễ đại diện họ đến với Đức Chúa Trời. Dân Ngài là những người thế tục, họ chỉ có thể làm những điều thế tục, thuộc về thế gian; còn thầy tế lễ phải hoàn toàn thánh khiết và tham dự vào những công việc thánh. Trách nhiệm của người Do-thái chỉ là mang bò, chiên vào đền thờ. Việc phụng sự Đức Chúa Trời là công việc của các thầy tế lễ, không phải của thường dân Do-thái. Nhưng trong hội-thánh thì không giống như vậy. Đức Chúa Trời không chỉ muốn chúng ta mang những điều vật chất đến mà còn ước ao chính chúng ta, là con dân, cũng phải đến cùng Ngài. Ngày nay, giai cấp trung gian đã được hủy bỏ. Những lời phỉ báng mà người Do-thái nói là gì? Một số người trong hội-thánh tại Si-miệc-nơ đã nói: “Nếu mọi việc đều giao cho anh em làm, như báp-têm, bẻ bánh... thì sẽ không có trật tự gì cả! Điều đó thật kinh khủng!” Họ đã muốn thiết lập một giai cấp trung gian.

Cơ-đốc giáo ngày nay đã bị Do-thái giáo hóa. Trong khi Do-thái giáo có các thầy tế lễ, thì Cơ-đốc giáo lại có các cha cố thật nghiêm ngặt, rồi đến hàng giáo phẩm [trong Anh Quốc Giáo] không nghiêm ngặt bằng, và những mục sư bình thường trong hệ thống mục sư. Các cha cố, giáo phẩm và mục sư đảm trách mọi vấn đề thuộc linh. Điều họ trông mong duy nhất nơi các thành viên trong Giáo Hội là sự dâng hiến [tiền bạc]. Giáo dân chúng ta (những tín đồ thường), là thế tục, chỉ có thể làm những điều thế tục, và trở nên như thế gian tùy thích. Nhưng thưa anh chị em, hội-thánh không bao giờ có những người thế tục (thế gian)! Điều này không có nghĩa là chúng ta không tham dự vào những việc thế tục; mà là thế gian không thể đụng đến chúng ta được. Trong hội-thánh, mọi người đều thuộc linh. Tôi xin nói với anh em, hễ khi nào hội-thánh đi đến mức chỉ còn một nhóm người lo công việc thuộc linh thì hội-thánh đã sa bại rồi. Tất cả chúng ta đều biết rằng những linh mục trong Công Giáo đều không được phép lập gia đình. Vì bề ngoài họ càng khác người bao nhiêu thì người ta càng cảm thấy an tâm phó thác cho họ những việc thuộc linh bấy nhiêu. Hội-thánh không giống như vậy. Hội-thánh đòi hỏi chúng ta dâng cả thân thể mình cho Đức Chúa Trời. Đây là đường lối duy nhất. Mỗi một người đều phải phụng sự Chúa. Làm việc thế tục chỉ là lo cho nhu cầu sống hằng ngày của chúng ta thôi.

Bây giờ chúng ta đến điểm thứ . Mục đích của người Do-thái trong việc phụng sự Đức Chúa Trời là để gặt được nhiều lúa hơn, và để bò, chiên không bị chết yểu mà phải gia tăng bội phần, giống như trường hợp Gia-cốp. Họ theo đuổi các phước hạnh trong thế gian này. Những lời hứa mà Đức Chúa Trời hứa cho họ cũng là những lời hứa thuộc đất, hầu cho giữa các dân trên đất, họ có thể đứng đằng đầu chứ không đứng đằng đuôi. Nhưng lời hứa đầu tiên dành cho hội-thánh là chúng ta phải vác thập tự giá mà theo Chúa. Khi tôi rao giảng phúc-âm, thỉnh thoảng có người hỏi: “Khi chúng tôi tin Giê-su thì có cơm gạo gì để ăn không?” Tôi trả lời với họ: “Khi quí vị tin Chúa thì sẽ bị bể nồi cơm”. Đây chính là hội-thánh. Không phải sau khi tin Chúa, anh em sẽ có được nhiều hơn trong mọi sự đâu. Khi còn ở Nam Kinh, có lần tôi đã nghe một nhà truyền đạo giảng rằng: “Nếu tin Chúa Giê-su, dù bạn không làm ra được nhiều tiền, nhưng ít ra cũng có được một cuộc sống khá giả”. Khi nghe như vậy, tôi nghĩ, điều này thật không phù hợp với hội-thánh. Điều hội-thánh dạy không phải là tôi sẽ thu được bao nhiêu trước mặt Đức Chúa Trời; mà là tôi có thể buông bỏ bao nhiêu trước mặt Đức Chúa Trời. Hội-thánh không nghĩ chịu khổ là điều đau đớn; trái lại, là điều vui mừng. Ngày nay, bốn điều này – đền thờ vật chất, các luật pháp bề ngoài, các thầy tế lễ trung gian và những lời hứa vật chất – đang có trong hội-thánh. Thưa anh chị em, chúng tôi mong ước được rao giảng Lời Đức Chúa Trời nhiều hơn. Chúng tôi hy vọng hết thảy con cái Đức Chúa Trời, dù đang có nghề nghiệp trong đời này, đều phải là những người thuộc linh.

Trong Khải-thị 2:9, Chúa phán một lời rất mạnh mẽ: “... kẻ tự xưng là người Do-thái mà không phải là người Do-thái, bèn là nhà hội của Sa-tan”. Chữ “nhà hội” đặc biệt liên quan đến Do-thái giáo, giống như “chùa chiền” liên quan đến Phật-giáo, “thiền viện” đối với Lão-giáo và “thánh thất” đối với Hồi-giáo. Có một anh em nói rằng chúng ta không nên gọi nơi nhóm của mình là phòng nhóm của hội-thánh mà gọi là Nhà Hội Cơ-đốc. Nếu vậy, khi một người Do-thái đi ngang qua họ sẽ hoàn toàn hiểu lầm vì nhà hội là một từ ngữ dành riêng cho Do-thái giáo. Làm thể nào chúng ta nói có một “nhà hội Cơ-đốc” như vậy mà lại không dẫn đến Do-thái giáo?Chúa phán họ là nhà hội của Sa-tan. Ở đây, người Do-thái mà Chúa nói đến chỉ về người Do-thái trong hội-thánh, vì họ đem cả “nhà hội” vào hội-thánh. Nguyện xin Đức Chúa Trời thương xót chúng ta. Chúng ta phải triệt để loại trừ mọi điều thuộc Do-thái giáo.

Trong hội-thánh tại Si-miệc-nơ có sự hoạn nạn, nghèo khổ và những lời phỉ báng của người Do-thái; nhưng Chúa đã phán gì với họ? Ngài nói: “Chớ sợ điều mình sắp chịu khổ. Này, ma quỷ sắp quăng mấy kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu thử thách các ngươi” (c. 10). Đừng sợ! Nhiều lúc, nếu chúng ta có thể biết điều nào là do Sa-tan gây ra thì nan đề đã được giải quyết một nửa rồi. Chính là lúc bắt đầu nghĩ rằng điều này do con người gây nên thì anh em liền gặp phải khó khăn. Nhưng chỉ cần biết điều đó là do kẻ thù gây nên thì vấn đề sẽ được giải quyết và lập tức lòng mình được an nghỉ trước mặt Chúa.

“Các ngươi sẽ bị hoạn nạn mười ngày” (c. 10). Ở đây, chúng ta thấy có vấn đề “mười ngày”. Nhiều người giải thích sách Khải-thị và Đa-ni-ên đã quen xem một ngày như một năm. Vì cho mười ngày ở đây là mười năm, nên họ cố gắng tra tìm cho ra “mười năm” này trong lịch sử nhưng không tìm được gì. Theo tôi, hoàn toàn không có nền tảng Kinh Thánh cho lời giải thích trên. Có nhiều chỗ trong Kinh Thánh mà “ngày” không thể xem như “năm” được. Chẳng hạn như Khải-thị 12:14 chép: “một thì, các thì và nửa thì”, đó là ba năm rưỡi; và câu 6 lại chép: “một ngàn hai trăm sáu mươi ngày”. Theo lịch Do-thái thì một năm có 360 ngày; vậy, 1260 ngày tức là ba năm rưỡi. Nếu một ngày tương đương với một năm thì con số này tương ứng với 1260 năm. Nếu cơn đại nạn kéo dài một thời gian như vậy thì người ta sẽ ra sao?

Vậy ý nghĩa thật sự của “mười ngày” là gì? Kinh Thánh nhiều lần đề cập đến “mười ngày”. Trong Sáng-thế ký 24:55, có đề cập đến “mười ngày”. Khi người đầy tớ có ý đem Rê-bê-ca đi với mình thì mẹ và anh nàng yêu cầu cho nàng được ở với họ ít nhất là mười ngày. Khi Đa-ni-ên và các bạn ông không chịu ô uế bởi thức ăn vua ban, họ đã yêu cầu viên quan thử họ trong mười ngày (Đa. 1:11-12). Vì vậy, “mười ngày” trong Kinh Thánh có một ý nghĩa, đó là một thời gian rất ngắn. Lời Chúa phán ở đây cũng mang ý nghĩa như vậy. Về một phương diện, có nghĩa là chúng ta sẽ chịu khổ trong một số ngày nào đó và những ngày này đã được Chúa tính cả rồi. Sau những ngày ấy, chúng ta sẽ được giải cứu giống như Gióp vậy. Về phương diện khác, “mười ngày” cũng có nghĩa là một thời gian rất ngắn. Dù có nhiều sự thử nghiệm chúng ta phải vượt qua trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng những sự thử nghiệm ấy sẽ không kéo dài. Khi những ngày ấy được trọn, ma quỷ không thể làm gì được.Những sự thử nghiệm mà anh em phải chịu sẽ qua đi nhanh chóng.

“Khá trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho ngươi mão miện của sự sống” (Khải. 2:10). Trung tín cho đến chết là một vấn đề thuộc về thời gian lẫn thái độ.Chúa khẳng định rằng sự sống của những người phụng sự Ngài tùy thuộc vào Ngài, đó là lý do tại sao chúng ta phải trung tín cho đến chết. Bất cứ ai được mua bởi huyết quý báu đều thuộc về Chúa và phải hoàn toàn dành cho Ngài. Ngay từ ban đầu, Đấng Christ đã đòi hỏi mọi sự của chúng ta; bây giờ, Ngài lại nói: “khá giữ trung tín cho đến chết”. Về thái độ, chúng ta cần phải trung tín cho đến chết; về thời gian, chúng ta cũng phải trung tín cho đến chết. “Ta sẽ ban cho ngươi mão miện của sự sống”. Mão miện là một phần thưởng; lúc ấy, sự sống trở nên mão miện.

“Ai có tai, hãy nghe điều Linh phán cùng các hội-thánh. Kẻ đắc thắng hẳn chẳng bị hại bởi lần chết thứ hai” (c. 11). Ở đây nói rõ rằng không những anh em thoát khỏi sự chết thứ hai mà còn không bị hại bởi sự chết ấy, vì đã học xong bài học rồi. Những sự hoạn nạn thật khốc liệt, nhưng nếu chưa từng trải qua, anh em không hề biết chúng kinh khủng đến dường nào. Nghèo khổ là một áp lực; nhưng nếu chưa từng sống trong cảnh nghèo khổ, anh em không nếm được mùi vị của nó. Sự xúc phạm cũng là sự đè nén; nhưng nếu chưa từng bị xúc phạm, anh em sẽ không biết được nỗi đau của nó. Dường như mỗi hoạn nạn mà anh em gặp phải đều đưa mình đến chỗ chết; nhưng khi vượt qua được thì anh em có thể làm chứng rằng sự phục sinh là một sự thực. Chúa đã ra khỏi mồ mả và chúng ta cũng thế. Ngày nay, sự sống phục sinh của Ngài không thể bị nhận chìm được; vì vậy, chúng ta cũng dám nói rằng mình sẽ không thể bị nhận chìm.

 

Watchman Nee

 

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2