buy low dose naltrexone online
where can i buy naltrexone
online buy naltrexone canada
buy amoxicillin canada
amoxil without insurance
buy naltrexone online canada
where to buy low
dose naltrexone
CHƯƠNG NĂM
ĐÃ ĐƯỢC LÀM CHO CHẾT ĐỐI VỚI LUẬT PHÁP
Kinh Thánh: La. 7:4, 15-19
La-mã chương 7 là một chương rất quen thuộc đối với chúng ta. Không những chúng ta quen đọc, mà còn quen thuộc với chương ấy trong kinh nghiệm của mình nữa. Chúng ta thường đọc La-mã chương 7 và thường thực hành La-mã chương 7. Hôm nay Chúa muốn tôi nói về phương cách để được giải cứu khỏi sự đòi hỏi của luật pháp, tức là cách được giải cứu khỏi chính mình.
AI CÓ THỂ NHẬN ĐƯỢC SỰ GIẢI CỨU
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trước khi nói về vấn đề giải cứu và phương cách được giải cứu, trước hết tôi xin đề cập đến một điều kiện. Người như thế nào mới đủ điều kiện để nói về sự giải cứu? Anh chị em ơi, mặc dầu sự giải cứu của Đức Chúa Trời dành cho mọi người, nhưng không phải ai cũng được giải cứu. Mặc dầu mọi người đều có thể được giải cứu khỏi luật pháp, nhưng không phải ai cũng thật sự được giải cứu. Nan đề tuyệt đối không ở nơi Đức Chúa Trời mà ở nơi con người, vì con người không muốn được giải cứu và không trả giá để được giải cứu. Vị sứ đồ viết La-mã chương 7 cuối cùng đã được giải cứu vì ông đã trả giá; ông ghét một điều gì đó và ông muốn làm một điều gì đó. Nan đề lớn nhất mà ngày nay chúng ta phải đương đầu là chúng ta chưa được giải cứu. Nhưng tôi muốn hỏi rằng sâu xa trong lòng chúng ta có ghét tánh nóng nảy mà mình chưa thể đắc thắng không? Chúng ta có ghét một cách sâu xa cái tội đã gây cho mình vấp ngã và những điều làm cho mình vấp phạm luôn luôn không?
Hay chúng ta muốn nói rằng phạm tội là một điều gì đó quen thuộc đối với mọi Cơ-đốc-nhân và vì vậy đó là điều không thể tránh được? Chúng ta có cảm thấy ghét những tư tưởng ô uế, những hành động tội lỗi, tánh nóng nảy còn vướng vấn, và những dục vọng xấu xa không, và chúng ta có tìm cách để được giải cứu khỏi chúng không? Vị sứ đồ không những nói về sự giải cứu trong chương này mà còn nói về cảm xúc của ông trước khi mình được giải cứu. Trước khi được giải cứu, ông ghét những gì mình phạm đi phạm lại. Ông không làm điều mình muốn, mà làm điều mình ghét. Câu hỏi đầu tiên là chúng ta yêu hay ghét những điều mình đang làm. Vị sứ đồ kinh nghiệm sự giải cứu vì ông ghét chúng cách sâu xa và hết lòng tìm sự giải cứu. Ông chán ghét đời sống tội lỗi của mình đến nỗi không còn có thể dung chịu được; ông ghét nó đến nỗi ông cảm thấy muốn chết. Ông không muốn cho phép nó tiếp tục một giây phút nào nữa. Ông kinh nghiệm sự giải cứu vì ông đã có một quyết tâm như vậy.
Anh chị em ơi, anh chị em có đói khát ở bề trong như vậy không? Anh chị em có bao giờ nói mình không thể tiếp tục sống một cuộc đời bị cột trói và vướng mắc với tội không? Anh chị em có bao giờ nhận biết một cuộc sống như vậy đáng ghét như thế nào không? Anh chị em ơi, lời mà Đức Chúa Trời giao cho tôi nhiệm vụ nói ra sáng hôm nay chỉ dành cho những người muốn được giải cứu và xét rằng đời sống Cơ-đốc của họ đang ở một mức độ quá thấp kém. Lời tôi nói không dành cho những người tự mãn và hài lòng sống trong tội và trong sự thất bại. Những lời này dành cho những người tìm kiếm sự giải cứu mà chưa tìm được con đường. Lời này không dành cho những người nghĩ rằng mình nổi nóng, tham dục hay có những tư tưởng bất khiết thì không sao, cũng không dành cho những người nghĩ mình chỉ cần xưng tội khi thất bại thì mọi sự đều ổn thỏa ngay khi Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi mình. Sự đắc thắng trong La-mã chương 7 dành cho những người kinh nghiệm sự thất bại giống như những thất bại trong La-mã chương 7. Tất cả những ai chưa được cứu không thể kinh nghiệm sự giải cứu này. Chỉ những ai ghét lối sống hiện tại và không muốn tiếp tục sống như vậy mới có thể kinh nghiệm sự đắc thắng này. Những ai sống trong thất bại và tội lỗi, không nhận biết mình phải từ bỏ những điều ấy, thì sẽ không bao giờ thấy sự giải cứu của Đức Chúa Trời đến với mình.
Người nào muốn được tăng trưởng về mặt thuộc linh trong đời sống mình trước mặt Đức Chúa Trời, trước hết người ấy phải không thỏa mãn với cuộc sống hiện tại của mình. Mọi sự tăng trưởng bắt đầu bằng tình trạng không thỏa lòng. Một người phải bị ép đến mức độ cảm thấy mình không thể tiếp tục như vậy được nữa, mình đã đến đường cùng, và không thể chấp nhận cuộc sống của mình. Người ấy phải suy xét rằng tiếp tục bị bản ngã, thế gian, và tội cột trói là điều không thể chấp nhận được. Người ấy không thể chấp nhận tình trạng không làm được những gì mình muốn mà lại làm những điều mình ghét. Người ấy phải nhận biết một đời sống mâu thuẫn như vậy không thể tiến tới được và phải có lối thoát. Đức Chúa Trời chỉ ban sự giải cứu của Ngài cho những ai sống trong tình trạng này. Vì vậy chúng ta có một nhu cầu lớn lao trước mặt Đức Chúa Trời là xin Ngài ban cho chúng ta ân điển để không hài lòng với đời sống tội lỗi và thất bại của mình. Mọi đắc thắng đều bắt đầu bằng việc nhận thức tình trạng thất bại và gian ác của mình. Mọi người ao ước được giải cứu trước hết phải bị áp lực đến nỗi cảm thấy mình không thể tiến lên được. Chỉ khi ấy chúng ta mới kinh nghiệm được sự giải cứu. Tôi chỉ nói lên phương cách; thật ra sự giải cứu chỉ đến từ Đức Chúa Trời. Nói cách khác, trong khi tôi bày tỏ ánh sáng, chỉ có Đức Chúa Trời mới ban khải thị cách trực tiếp. Ánh sáng không thể cứu; chỉ có khải thị mới cứu được.
Ý NGHĨA CỦA TÌNH TRẠNG
ĐƯỢC GIẢI CỨU KHỎI LUẬT PHÁP
La-mã chương 7 là một chương quan trọng, chúng tôi không thể bàn mọi sự về chương ấy hôm nay. Chúng tôi chỉ đề cập đến câu 4. Trong câu này, điều đầu tiên được nhắc đến là: “Cho nên, anh em tôi ơi, anh em đã được làm cho chết đối với luật pháp”. Nói cách khác, chúng ta chết đối với luật pháp. Anh em ơi, chúng ta có nhận biết rằng mình cần được giải cứu khỏi luật pháp không? Nếu tôi nói chúng ta cần được giải cứu khỏi tội, mọi người đều hiểu vì tội là điều đáng ghét, và được giải cứu khỏi tội là điều đúng đắn. Nếu tôi nói chúng ta cần được giải cứu khỏi thế gian, mọi người đều hiểu vì thế gian đã đóng đinh Chúa chúng ta và nó thật gian ác. Nếu tôi nói chúng ta cần được giải cứu khỏi chính mình, mọi người cũng hiểu vì xác thịt là điều xấu xa. Nếu tôi nói chúng ta cần được giải cứu khỏi sự ô uế hay sự phóng đãng, chúng ta vẫn hiểu. Nhưng nếu tôi nói chúng ta cần được giải cứu khỏi luật pháp, có lẽ vài người sẽ nói họ thấy không cần sự giải cứu này. Nếu vị sứ đồ nói chúng ta cần được giải cứu khỏi bản ngã, chúng ta nói: “A-men”. Nếu ông nói chúng ta cần được giải cứu khỏi thế gian hay tội, chúng ta lại đáp: “A-men”. Nhưng khi ông nói chúng ta đã được giải cứu khỏi luật pháp hay chúng ta đã chết đối với luật pháp, chúng ta không biết phải phản ứng thế nào. Chúng ta nhận biết những gì vị sứ đồ nói thì không thể sai, nhưng chúng ta không hiểu tại sao ông lại nói như vậy. Chúng ta hiểu sự giải cứu khỏi tội, khỏi bản ngã, và khỏi thế gian. Nhưng chúng ta không thể hiểu lý do tại sao phải giải cứu khỏi luật pháp. Tại sao vị sứ đồ bảo chúng ta rằng chúng ta được giải cứu khỏi luật pháp và chúng ta chết đối với luật pháp? Sự giải cứu có liên quan gì đến luật pháp? Có liên quan rất nhiều. Sự giải cứu khỏi luật pháp liên quan rất nhiều đến sự giải cứu khỏi thế gian, tội, và bản ngã. Vì vậy, đó là một vấn đề rất quan trọng.
Anh chị em ơi, nếu chúng ta ao ước kinh nghiệm sự giải cứu, điều rất quan trọng là chúng ta cần nhận biết Đức Chúa Trời không còn hi vọng gì nơi chúng ta. Nếu tìm kiếm sự giải cứu, trước hết chúng ta cần hiểu chính mình và nhận biết tình trạng vô vọng của mình. Chúng ta phải thấy rõ Đức Chúa Trời đánh giá chúng ta ra sao và chúng ta tự đánh giá mình thế nào. Tất cả chúng ta đều thuộc về Đấng Christ; chúng ta là của Ngài. Có lẽ chúng ta đã là Cơ-đốc-nhân nhiều năm rồi, nhưng tôi e rằng chúng ta đã sống một cuộc đời thất bại và thường vấp ngã, sa sút. Nhưng điều gì xảy ra sau mỗi lần thất bại? Sau mỗi lần thất bại, hầu hết mọi người đều quyết tâm tự nhủ: “Lần tới tôi sẽ khá hơn và không thất bại nữa”. Mỗi lần thất bại, anh em đau lòng và tự lên án mình, câu hỏi ấy lại dấy lên một lần nữa: “Tại sao tôi lại làm như vậy? Tại sao tôi lại thất bại? Tôi là một tín đồ, tôi không nên làm như vậy. Thật là tệ quá!” Anh em trở nên nản lòng. Đối với hầu hết mọi người, sự thất bại dẫn đến hai hậu quả. Trước hết anh em quyết định lần tới mình sẽ tốt hơn. Thứ hai, anh em cảm thấy hối tiếc và thở than, nhìn lại những gì mình đã làm và tự hỏi tại sao mình tệ như vậy. Đó là điều anh em luôn luôn làm. Khi thất bại, anh em hỏi với tấm lòng tan nát: “Sao tôi lại có thể ngã nặng như vậy? Tôi sẽ không bao giờ tái phạm điều này. Chúa ơi, xin cứu con khỏi điều này!” Kinh nghiệm của anh em tương tự với La-mã chương 7. Trước khi một trường hợp đau lòng qua đi, một trường hợp đau lòng khác lại đến. Quyết tâm lần trước không hiệu quả, nhưng anh em vẫn thấy mình một lần nữa lại hạ quyết tâm. Điều này cứ tái diễn mãi và sự việc vẫn không khả quan hơn. Đó là tình trạng của anh em. Lý do tại sao? Lý do là vì anh em chưa được giải cứu khỏi luật pháp, chưa thấy luật pháp là gì, và chưa thấy được giải cứu khỏi luật pháp nghĩa là gì.
Nếu muốn hiểu giải cứu khỏi luật pháp nghĩa là gì, trước hết anh em phải hiểu mối liên hệ giữa chúng ta với luật pháp. Luật pháp là sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối với xác thịt chúng ta. Luật pháp là Đức Chúa Trời bảo chúng ta nên làm hay không nên làm một điều gì. Đó là điều Đức Chúa Trời nói liên quan đến những gì chúng ta cần phải làm và không được làm. Đó là những gì Đức Chúa Trời cấm hoặc ra lịnh chúng ta phải làm. Do đó, luật pháp là sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Tóm lại, luật pháp là tất cả các đòi hỏi Đức Chúa Trời đặt trên những người ở trong A-đam và là tất cả các mạng lịnh Đức Chúa Trời ban ra cho những ai ở trong A-đam, truyền bảo những gì họ nên làm và những gì họ không được làm. (Đức Chúa Trời làm điều này để minh chứng sự bại hoại và tình trạng vô vọng của xác thịt). Không những Đức Chúa Trời đặt chúng ta dưới luật pháp, nhưng trong A-đam, chúng ta còn tự đặt mình dưới luật pháp, hi vọng rằng mình có thể làm hài lòng Đức Chúa Trời. Chúng ta đặt ra những qui định mình phải giữ, nói rằng: “Tôi nên làm điều này. Tôi không nên làm điều kia”. Ngoài những mạng lịnh Đức Chúa Trời truyền bảo chúng ta, chúng ta còn tự đặt cho mình nhiều mạng lịnh nghiêm khắc y như những mạng lịnh Đức Chúa Trời đã ban ra. Do đó, Đức Chúa Trời đặt những đòi hỏi của Ngài trên chúng ta và chúng ta cũng tự đặt những mạng lịnh trên chính mình. Điều này có nghĩa là chúng ta vẫn còn hi vọng nơi những điều thuộc A-đam, nghĩ rằng mình có thể cải thiện, phấn đấu để tiến bộ và đắc thắng. Anh chị em ơi, Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta dưới luật pháp, đồng thời chúng ta cũng tự đặt mình dưới luật pháp.
Được giải cứu khỏi luật pháp nghĩa là gì? Ấy là hoàn toàn mất hi vọng nơi chính mình. Không những chúng ta nên hoàn toàn tuyệt vọng về mình, mà còn cần phải không hi vọng gì cả. Đừng bao giờ hi vọng bất cứ điều gì nơi chính mình nữa. Đó là cách được giải cứu khỏi luật pháp. Đức Chúa Trời cho chúng ta phạm tội ngày này qua ngày khác để làm cho chúng ta nhận biết mình bại hoại và ô uế, không thể cải thiện được. Chúng ta không thể đắc thắng, và không thể giữ luật pháp. Chúng ta không thể được cứu giúp; chúng ta hoàn toàn vô dụng, và không tiến bộ. Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhận biết rằng lý do Ngài đóng đinh chúng ta trên thập tự giá, tức điều Ngài đã làm trong Đấng Christ, là bởi vì chúng ta bại hoại quá mức, không thể hi vọng gì nữa. Khi kể mình là vô vọng và nhận biết Đức Chúa Trời kể chúng ta là vô vọng, thì chúng ta chỉ còn đứng nơi vị trí Đức Chúa Trời ban cho mình. Đức Chúa Trời nói rằng chúng ta bại hoại tận cốt lõi và vô vọng. Chúng ta cần nói y như vậy, rằng mình bại hoại tận cốt lõi và vô hi vọng. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là phạm tội. Chúng ta không ấp ủ một hi vọng nào về chính mình nữa. Đó là ý nghĩa của sự giải cứu khỏi luật pháp. Thật là một sự giải cứu lớn lao biết bao! Phương cách giải cứu duy nhất là xem chính mình là vô vọng.
Lần trước, khi ở tại Ca-na-đa, tôi gặp một ông G. nọ. Ông ấy là một người tốt và cũng xuất sắc trong việc rao giảng phúc-âm. Đức Chúa Trời dùng ông để cứu nhiều tội nhân. Bây giờ ông đã già, trên sáu mươi tuổi. Một ngày kia chúng tôi đi bộ nói chuyện ngoài đường, và câu chuyện dẫn đến đề tài này. Ông nói đó là bài học chúng tôi cần rao giảng cho người khác luôn luôn. Tôi hỏi ông có ý nói gì, và ông bắt đầu thuật cho tôi câu chuyện của mình: “Khi còn là một tín đồ trẻ tuổi, tôi rất nhiệt thành. Tôi muốn hầu việc Chúa thật tốt, tiến bộ, và tự làm cho mình tốt. Nhưng sự việc luôn luôn đi ngược lại lòng mong ước của tôi. Càng cố gắng, tôi càng tệ hơn, và càng nhận biết mình không thể làm gì được. Tôi thất vọng và hoang mang. Tôi không tìm được giải pháp nào cả. Ngày kia, một anh em nói với tôi: ‘Ông G. ơi, Đức Chúa Trời không bao giờ ấp ủ mối hi vọng mà ông đang ấp ủ về chính mình. Ông hi vọng về mình quá nhiều, nhưng Đức Chúa Trời không hi vọng gì nơi ông cả!’ Tôi rất ngạc nhiên và hỏi anh ấy Đức Chúa Trời nói gì về tôi. Anh đáp: ‘Đức Chúa Trời biết ông không có năng lực và không làm được gì cả. Tình trạng của ông là vô vọng. Đó là lý do vì sao Ngài đóng đinh ông trên thập tự giá. Ông chỉ đáng bị đóng đinh và không có gì khác’. Từ ngày đó, dường như vảy cá rơi khỏi mắt tôi. Tôi thấy Đức Chúa Trời không đòi hỏi gì nơi tôi cả, và tôi thấy mình không thể làm gì được. Đó là lý do vì sao Ngài đóng đinh tôi trên thập tự giá. Nếu như vậy, tại sao tôi còn phải chiến đấu?”
Anh chị em ơi, trên lý thuyết và theo giáo lý chúng ta biết rất rõ sự sống A-đam cũ kỹ không thể sửa chữa và không thể chữa trị được. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là trong kinh nghiệm mình, chúng ta vẫn cố gắng sửa chữa và cải thiện nó; chúng ta vẫn ấp ủ hi vọng về sự sống A-đam. Nhiều người nói: “Tôi ngạc nhiên vì mình vẫn phạm một tội như vậy!” Nhưng tôi nói rằng chúng ta nên ngạc nhiên khi mình không còn phạm một tội như vậy! Có tội nào mà chúng ta không thể phạm? Chúng ta có thể phạm bất cứ tội nào; gốc rễ của tội ở trong chúng ta. Đức Chúa Trời kể chúng ta là vô hi vọng và không thể cải tạo. Đó là lý do vì sao Ngài đóng đinh chúng ta trên thập tự giá. Khi Chúa chết, chúng ta cũng chết. Việc Đức Chúa Trời đóng đinh chúng ta trên thập tự giá là sự đánh giá của Ngài về chúng ta. Trên thực tế, Đức Chúa Trời muốn nói chúng ta chỉ đáng chết và bị hủy diệt.
Anh chị em ơi, sự đánh giá của chúng ta về chính mình khác với sự đánh giá của Đức Chúa Trời về chúng ta biết bao. Chúng ta nghĩ mình có thể làm một điều gì đó. Chúng ta nghĩ mình có thể đắc thắng, thánh khiết, và tiến bộ. Nhưng Đức Chúa Trời không ấp ủ một hi vọng nào như vậy. Từ đỉnh đầu đến gót chân, chúng ta chỉ là tội; chúng ta tuyệt đối vô dụng. Không có cách nào cứu chúng ta ngoại trừ con đường chết. Không có sự chết, không thể có sự giải cứu. Chúng ta luôn luôn nghĩ vẫn còn có cơ hội để cải thiện và đắc thắng. Nhưng không hề có điều đó. Ngày nay chúng ta thấy sự thật thứ nhất, đó là sự đánh giá của Đức Chúa Trời về chúng ta, Ngài nghĩ chúng ta đáng giá bao nhiêu. Anh chị em ơi, những ai thấy điều này đều được phước trước những người khác. Vô số Cơ-đốc-nhân đã kinh nghiệm nhiều lần vấp ngã, bị ô uế, thất bại, thất vọng và từng trải con đường tuyệt vọng trước khi thấy rằng Đức Chúa Trời tuyệt đối không hi vọng gì nơi họ. Chúng ta càng sớm thấy sự thật này càng tốt, vì đó là khởi điểm của mọi sự giải cứu. Mọi sự tuôn đổ sự sống thật đều bắt đầu ở đây. Chúng ta cần phải thấy mình không đáng gì hơn là đáng chết. Càng sớm thấy điều này, chúng ta càng mau tăng trưởng. Toàn bộ vấn đề tùy thuộc chúng ta nhìn sự sống A-đam cũ như thế nào. Chúng ta biết và đã đề cập đến điều này hàng trăm lần: sự sống cũ của A-đam không thể sửa chữa và không thể thay đổi. Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta thật sự thấy mình đáng chết? Có bao nhiêu người thấy ngoài sự chết ra, không có con đường nào khác. Hiểu giáo lý là một việc, biết và thấy là một việc khác. Giáo lý chỉ có thể làm cho chúng ta hiểu một điều gì đó trong tâm trí, nhưng thấy đòi hỏi phải có sự khải thị trong linh chúng ta. Mọi điều nào không đến từ sự khải thị của Đức Chúa Trời mà từ sự nhìn thấy của chúng ta đều là những điều không đáng kể, không có hiệu quả gì.
Ý nghĩa của việc được giải cứu khỏi luật pháp là được giải cứu khỏi những đòi hỏi của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là chúng ta không còn chút hi vọng nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời; điều này đến do chúng ta hiểu sự sống của A-đam và công tác của Đấng Christ. Chúng ta không còn hi vọng làm một điều gì hài lòng Đức Chúa Trời. Một khi còn hi vọng dùng nỗ lực riêng để làm vui lòng Đức Chúa Trời, thì chúng ta chưa được giải cứu khỏi luật pháp, và chúng ta sẽ không thể tránh khỏi tình trạng đau lòng và thất vọng. Cách duy nhất để tránh thất vọng là nhận biết Đức Chúa Trời không còn hi vọng gì nơi chúng ta.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC GIẢI CỨU
KHỎI LUẬT PHÁP
Trước hết chúng ta đã thấy mình cần được giải cứu khỏi luật pháp. Nhưng làm thế nào chúng ta được giải cứu khỏi luật pháp? Cách duy nhất là chết. Sự chết có thể giải cứu chúng ta khỏi luật pháp vì một khi chúng ta còn sống, luật pháp còn đòi hỏi chúng ta. Một người sống không được phạm luật vì luật pháp sẽ hình phạt người ấy. Đó là điều Phao-lô nói, hễ chồng còn sống, thì luật pháp còn đòi hỏi người vợ. Tuy nhiên, nếu chồng chết, quyền lực của luật pháp không đụng đến người vợ và sẽ không đòi hỏi gì nơi người vợ. Vì vậy, để được giải cứu khỏi đòi hỏi của luật pháp, không có cách nào ngoại trừ ra là chết. Hễ chúng ta còn sống, thì luật pháp còn tiếp tục đòi hỏi chúng ta.
Bây giờ tôi sẽ không nói về luật pháp của Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta như thế nào; tôi chỉ nói về chúng ta tự đòi hỏi mình như thế nào bằng luật do chính chúng ta ban hành. Chúng ta làm điều này khi nào? Hôm nay nếu dậy trễ, chúng ta quyết tâm ngày mai sẽ dậy sớm. Chúng ta hạ quyết tâm phải đắc thắng khi mình rất ô uế, khi chiến đấu ngày đêm với tội, khi sống giữa thế gian thác loạn, và khi cảm thấy đời sống mình rất sai trật. Chúng ta nghĩ mình có thể làm được điều đó, rằng mình thực hiện được điều đó và mình sẽ làm điều đó. Bằng cách ấy, chúng ta cho là mình vẫn còn sống. Nhưng khi làm như vậy, chúng ta sẽ không thấy công tác rõ ràng của Đấng Christ bên trong mình. Nếu thật sự biết Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ nhận thức rằng Ngài hoàn toàn mất hi vọng về chúng ta. Đó là lý do vì sao Ngài không có sự lựa chọn nào khác hơn là đóng đinh chúng ta vào thập tự giá. Nếu thật sự thấy mình chỉ đáng chết, mọi quyết tâm của chúng ta sẽ ra đi. Tôi có thể nói điều này cho chính mình. Nhiều lần tôi đã quyết tâm không bao giờ làm điều này, điều kia nữa. Nhưng sau đó tôi lại tự vấn: “Ngươi không đáng chết sao? Nếu ngươi đáng chết, tại sao ngươi vẫn còn quyết tâm?” Vì vậy, chúng ta phải thấy phương cách đắc thắng không phải là quyết tâm mà là đứng trên nền tảng Đức Chúa Trời đã đặt mình. Chúng ta không nên ấp ủ hi vọng rằng lần tới mình sẽ tốt hơn. Thay vào đó, chúng ta chỉ đứng trên nền tảng Đức Chúa Trời đã đặt mình. Chúng ta không nên quyết tâm gì nữa, cũng không nên hi vọng mình sẽ tiến bộ. Chúng ta không nên phấn đấu để đắc thắng vì biết rằng mọi điều ấy là công việc của sự sống A-đam cũ kỹ. Chúng ta phải đặt chúng vào chỗ chết và làm ngơ chúng đi. Nếu thật sự đứng ở chỗ chết, chúng ta sẽ đắc thắng và kinh nghiệm sự giải cứu khỏi mọi điều ấy. Vì vậy, chết là con đường duy nhất của chúng ta; đó là con đường cứu rỗi độc nhất. Thế gian, tội, bản ngã — không điều gì có thể đụng đến một người chết. Nếu chúng ta kể mọi điều ấy đã chết, chúng sẽ không đụng đến chúng ta nữa.
ĐÃ CHẾT TRONG ĐẤNG CHRIST
Bây giờ chúng ta sẽ đi thêm một bước để xét xem mình đã chết như thế nào. Câu 4 nói: “Cho nên, anh em tôi ơi, anh em cũng đã được làm cho chết đối với luật pháp nhờ thân thể của Đấng Christ”. Qua câu Kinh Thánh này chúng ta thấy sự chết của chúng ta là “nhờ thân thể của Đấng Christ”. Đấng Christ chết như thế nào thì chúng ta chết như thế ấy. Thời điểm Đấng Christ chết là thời điểm chúng ta chết. Đấng Christ đã chết, và chúng ta cũng đã chết. Đây không phải là sự tự tử thuộc linh, mà qua đó một cách giả tạo chúng ta kể chính mình đã chết. Cũng không phải sự tự kỷ ám thị là mình đã chết, với nỗ lực nhắc nhở chính mình rằng mình đã chết. Nhưng khi thấy sự kiện đã hoàn tất của Đấng Christ trên thập tự giá và nhận biết Đức Chúa Trời đã bao hàm chúng ta trong sự chết này của Đấng Christ, chúng ta được dẫn đến một kết luận không thể chối cãi là mình đã chết. Trên thế giới này có hai kinh nghiệm thuộc linh kỳ diệu nhất. Thứ nhất là nhìn thấy kế hoạch của Đức Chúa Trời, tức là những gì Đức Chúa Trời hoạch định cho chúng ta và những gì Đức Chúa Trời nghĩ chúng ta nên làm. Chẳng hạn như Ngài đánh giá rằng chúng ta đã chết. Thứ hai là nhìn thấy những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta trong Đấng Christ. Hai điều này rất kỳ diệu. Chúng ta thấy những gì Đức Chúa Trời đã định cho mình, chúng ta thấy thế nào mình đã trở nên một với Đấng Christ, và thấy trong Ngài, mình có thể nhận được tất cả những gì Ngài đã hoàn thành. Khi Giê-su Christ bị đóng đinh trên thập tự giá, chúng ta được bao hàm trong sự chết của Ngài vì Đức Chúa Trời đã bao hàm chúng ta trong Ngài. Khi thân thể của Ngài vỡ ra, chúng ta cũng vỡ ra. Sự đóng đinh của Ngài là sự đóng đinh của chúng ta. Vì vậy, chúng ta và Đấng Christ là một. Đó là lý do vì sao chúng ta chú ý đến vấn đề báp-têm. Nhiều người nói báp-têm chỉ là nghi thức bên ngoài và không quan trọng. Không, báp-têm hoàn toàn là lời chứng về một điều gì đó ở bề trong. Chúng ta tin khi Đấng Christ chết, chúng ta cũng chết. Việc đầu tiên sau một cái chết là chôn cất và đó là lý do vì sao chúng ta chôn mình trong nước báp-têm. Nếu không tin mình đã chết, chúng ta không muốn bị chôn. Sự kiện chúng ta muốn được chôn có nghĩa là chúng ta tin mình đã chết. Vì vậy, báp-têm là tin rằng Đấng Christ đã chết và chúng ta cũng đã chết. Đó là lý do vì sao chúng ta chôn mình. Chôn là bằng cớ chúng ta đã chết. Đấng Christ đã bị đóng đinh. Khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, chúng ta cũng được bao hàm trong Ngài. Khi bức màn bị xé ra, chê-ru-bim cũng bị xé ra. Bức màn bị xé từ trên xuống dưới; ấy là Đức Chúa Trời đã xé bức màn từ trên xuống dưới. Đồng thời chê-ru-bim cũng bị Đức Chúa Trời xé từ trên xuống dưới vì chê-ru-bim được thêu trên bức màn. Chúng ta biết bức màn là thân thể của Đấng Christ, còn chê-ru-bim là tạo vật của Đức Chúa Trời. Vì vậy, khi Đấng Christ chết, cả cõi thọ tạo của Đức Chúa Trời cũng chết. Đó là ý nghĩa của việc chết đối với luật pháp nhờ thân thể của Đấng Christ.
Phương cách giải cứu không phải là cố ý kể mình đã chết. Những ai giảng dạy giáo lý về việc kể mình đã chết là giảng một sự dạy dỗ sai lầm. Thế nào là sự dạy dỗ đúng đắn? Sự dạy dỗ đúng đắn là kể chính mình đã chết trong Đấng Christ. Chúng ta không chết trong chính mình, mà chết nhờ thân thể của Đấng Christ. Đấng Christ chết, và vì chúng ta liên kết với Ngài, nên chúng ta cũng chết. Bí quyết đắc thắng là không bao giờ nhìn vào mình tách rời với Đấng Christ và không bao giờ xem xét bản ngã là điều vốn ở bên ngoài Đấng Christ. Đó là điều Chúa muốn nói trong Giăng chương 15 khi Ngài phán chúng ta nên tiếp tục ở trong Ngài. Điều này có nghĩa là chúng ta đừng bao giờ nhìn vào chính mình tách rời với Đấng Christ. Những gì ở bề ngoài vẫn xấu xa và không thể cải thiện. Nếu muốn nhìn chính mình, chúng ta chỉ được nhìn mình trong Đấng Christ. Một khi nhìn chính mình ngoài Đấng Christ, ngay lập tức chúng ta sẽ thất bại. Nhiều lần chúng ta quên những sự kiện Đấng Christ đã hoàn thành. Chúng ta nổi giận, chán nản về chính mình và hỏi tại sao mình lại như vậy.
Chúng ta tiếp tục thất bại, sa ngã và chịu đựng tình trạng thất vọng, dẫn đến sự nản lòng. Xin hãy nhớ rằng đó là những gì một người làm bên ngoài Đấng Christ. Ngày nay, trong Đấng Christ, tôi đã chết đối với luật pháp. Nếu ai chưa nhận được sự giải cứu và sự tự do này, tôi xin mời anh em ấy hãy nhìn chính mình trong Đấng Christ. Trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã đóng đinh chúng ta vì Ngài đánh giá rằng chúng ta không thể sửa đổi. Không có cách nào cứu chúng ta ngoài ra là chết. Vì vậy Đức Chúa Trời phán xét chúng ta phải chết, và Ngài cũng đã đóng đinh chúng ta trong Đấng Christ. Vì vậy chúng ta được tự do và được giải cứu khỏi những đòi hỏi của luật pháp. Ở đây có hai sự kiện mà chúng ta phải tuyệt đối đứng trên đó. Điều đầu tiên là Đức Chúa Trời kể chúng ta là hoàn toàn vô vọng. Chỉ có sự chết mới có thể giải cứu chúng ta khỏi luật pháp. Điều thứ hai là trong Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã đóng đinh chúng ta trên thập tự giá. Điều thứ nhất liên quan đến kế hoạch của Đức Chúa Trời, trong khi điều thứ hai liên quan đến công tác của Đức Chúa Trời. Điều thứ nhất là những gì Đức Chúa Trời đã định, trong khi điều thứ hai là những gì Đức Chúa Trời đã hoàn thành. Đức Chúa Trời biết không có cách cứu rỗi nào khác hơn là nhờ sự chết. Chúng ta đã bị đập vỡ làm nhiều mảnh, và không có cách nào lại trở nên nguyên vẹn. Nền tảng sự cứu chuộc của chúng ta nằm tại đây — ấy là thập tự giá. Vì lý do ấy, trong đời sống hằng ngày, chúng ta nên luôn luôn chấp nhận sự thật này để có thể được giải cứu khỏi luật pháp. Nếu đứng trên nền tảng này, chúng ta sẽ không thấy sự ngăn trở. Dĩ nhiên chúng ta sẽ nhận tội và xin Đức Chúa Trời tha thứ khi chúng ta thất bại. Nhưng chúng ta không cần phải nhìn lui, vì mọi sự thất bại và suy thoái đều đến từ sự sống A-đam cũ. Theo mắt loài người, không có gì tốt hơn là xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để không phạm lại điều tương tự. Nhưng theo mắt Đức Chúa Trời, làm như vậy là thừa, vì nếu chúng ta đã chết trong Đấng Christ, không cần phải quyết tâm gì nữa. Chúng ta đã chết; lịch sử của chúng ta đã không còn nữa, và mọi ý kiến, quyết định cũng chấm dứt. Người ta luôn luôn nghĩ rằng hạ quyết tâm là điều tốt. Nhưng đó là những cây sậy, chúng không thể đánh kẻ thù và chúng tuyệt đối vô dụng trước mặt Đức Chúa Trời.
ĐƯỢC LIÊN KẾT VỚI SỰ SỐNG PHỤC SINH
CỦA ĐẤNG CHRIST
Đến đây, những gì chúng ta đã thấy là Đức Chúa Trời đã đóng đinh chúng ta vào thập tự giá với Đấng Christ. Tuy nhiên, riêng điều này thì chưa đủ; cần có điều gì hơn nữa. Ấy là chúng ta “được liên kết với người khác, là Đấng đã từ người chết sống lại, để chúng ta kết quả cho Đức Chúa Trời”. Không những về phương diện tiêu cực chúng ta cần được giải cứu, mà về phương diện tích cực chúng ta còn cần một sự liên kết. Không có điều này, công tác của chúng ta vẫn vô ích. Vì lý do ấy, không những về mặt tiêu cực Đức Chúa Trời đã đóng đinh chúng ta vào thập tự giá, mà Ngài cũng đã liên kết chúng ta, là những người đã được giải cứu khỏi luật pháp, với Đấng Christ phục sinh. Vì vậy một mặt có lối ra, mặt khác có lối vào. Một mặt có sự phân cách, mặt khác có sự liên hiệp. Một mặt chúng ta được giải cứu khỏi luật pháp, mặt khác chúng ta được liên kết với Đấng Christ và thuộc về Đấng Christ. Đó là sự phục sinh mà chúng ta đã nói đến. Hơn nữa, đó không phải là một điều có tính cách cá nhân; sự phục sinh đem tất cả những người con vào trong vinh quang. Giăng 12:24 nói: “Hạt lúa mì nếu không rơi xuống đất và chết đi, thì cứ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả nhiều”. Ban đầu chỉ có một sự sống. Bây giờ sự sống ấy đã vào trong nhiều hạt giống. Ban đầu chỉ có một cơ cấu hữu cơ. Bây giờ đã có nhiều cơ cấu hữu cơ. Ban đầu chỉ có một hạt lúa mì. Bây giờ hạt lúa mì ấy đã trở nên nhiều hạt lúa mì. Cũng vậy, khi Đấng Christ chết, Ngài ban phát sự sống Ngài cho mọi tín đồ. Trong Đấng Christ cũng có hai sự kiện. Thứ nhất là chúng ta đã được bao hàm trong sự chết của Đấng Christ. Khi Đấng Christ chết, chúng ta cũng chết. Thứ hai là chúng ta đã được phục sinh với Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã ban phát sự sống của Ngài cho chúng ta. Đó là điều mỗi một người tái sinh đều được dự phần và sở hữu. Tôi không muốn nói nhiều về điều này; điểm tôi muốn nhấn mạnh là sự kiện thứ nhất.
Là những người được phục sinh trong Đấng Christ, chúng ta phải kết quả để tôn vinh Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta sự sống của Đấng Christ. Nhờ đó chúng ta có thể sống bày tỏ sự sống của Ngài. Hạt lúa mì được gieo trồng giống y như ba mươi, sáu mươi hay một trăm hạt sẽ mọc lên. Nếu chúng ta trồng lúa mạch, chắc chắn không phải lúa mì hay dưa leo mọc lên. Trồng loại gì sẽ mọc lên loại ấy; không có gì thay đổi cả. Nếu chúng ta trồng lúa mì, chắc chắn lúa mì sẽ mọc lên. Như vậy làm thế nào chúng ta sống một đời sống giống như đời sống Đấng Christ, một đời sống kết quả để tôn vinh Đức Chúa Trời? Chỉ có một cách; chúng ta phải để Đấng Christ sống bày tỏ ra qua chúng ta và để cho Ngài sống. Không những Đấng Christ chết cho chúng ta trên thập tự giá, mà Ngài còn sống cho chúng ta bên trong chúng ta. Làm thế nào chúng ta sống đời sống của Đấng Christ? Cách duy nhất có thể thực hiện điều ấy là để Đấng Christ ban sự sống Ngài cho chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải có sự sống của Đấng Christ trước khi có thể kết quả để tôn vinh Đức Chúa Trời.
Hôm nay tôi đã trình bày cho anh em những điều này trước mặt Đức Chúa Trời. Nguyện chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời không hi vọng gì nơi chúng ta và Ngài kể chúng ta là vô phương chữa trị. Mặc dầu chúng ta nghĩ còn có hi vọng và sức mạnh trong mình, nhưng Đức Chúa Trời không hi vọng gì nơi chúng ta cả. Ngài đã đóng đinh chúng ta trên thập tự giá. Bất cứ khi nào chúng ta ở ngoài Đấng Christ và cảm thấy mình vẫn còn sống và có khả năng, ngay lập tức chúng ta sẽ vấp ngã. Vì vậy chúng ta chỉ có thể thấy chính mình trong Đấng Christ. Khi chúng ta ở trong Đấng Christ, chỉ có hai sự thật: chúng ta đã chết và đã sống lại. Phần được phục sinh ở trong Đấng Christ. Vì vậy, Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống bởi sự sống của Ngài. Đồng thời mọi sự ở trong A-đam đều đã chết. Nếu nắm được sự thật này, thì chúng ta chết đối với luật pháp. Xin ghi nhớ rằng không những chúng ta chết đối với thế gian, bản ngã và tội; chúng ta cũng chết đối với luật pháp. Bằng cách ấy, chúng ta sẽ không còn hi vọng gì nơi chính mình mà sẽ đứng vững chắc ở vị trí Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta.
CHƯƠNG SÁU
MỘT ĐỜI SỐNG NÔNG CẠN
Kinh Thánh: Nhã. 4:12; Ô-sê 14:5-7;
Mác 4:5-6; 16-17
Mác chương 4 có nhiều điều quan trọng về đời sống Cơ-đốc. Điều đầu tiên các anh chị em thường hỏi là chương này chỉ về những người đã được cứu hay chưa được cứu. Nhưng chúng ta không nên hỏi những hạt giống chỉ về người được cứu hay chưa được cứu. Ẩn dụ về người gieo giống không nhằm mục đích cho chúng ta thấy bốn loại đất này liên quan như thế nào đến người được cứu hay chưa được cứu, nhưng có mục đích cho chúng ta thấy người ta tiếp nhận Lời Đức Chúa Trời trong bốn tình trạng. Vì vậy, lời ở đây không chỉ nói về lời làm tái sinh. Nếu đó là lời Đức Chúa Trời, sẽ có bốn loại phản ứng này. Sẽ có bốn loại phản ứng trong trường hợp những người Ngoại-bang nhận sự sống đời đời, và sẽ có bốn loại phản ứng trong trường hợp các Cơ-đốc-nhân được làm cho hoàn hảo trước mặt Đức Chúa Trời. Xin nhớ rằng nguyên tắc và sự dạy dỗ được bàn đến ở đây tuyệt đối liên quan đến tình trạng của người tiếp nhận lời [Chúa], và không liên quan gì đến việc một người có được cứu hay không. Vì vậy chúng ta không được đem vấn đề cứu rỗi vào phân đoạn này. Phân đoạn này chỉ cho chúng ta biết tình trạng một người tiếp nhận hay từ chối lời Đức Chúa Trời mà thôi. Do đó cũng có thể áp dụng cả cho tín đồ. Nói cách khác, phần Kinh Thánh này không những dành cho người Ngoại-bang, mà còn dành cho Cơ-đốc-nhân nữa.
Bây giờ nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, tôi sẽ chỉ cho anh em cuộc sống như thế nào làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và sẽ tồn tại. Đời sống nào bền lâu và chịu nổi những sự thử nghiệm? Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, tôi sẽ chỉ cho anh em thấy mức độ sâu xa mà lời Đức Chúa Trời phải hành động trong chúng ta trước khi chúng ta có thể thật sự tăng trưởng trong lời thần thượng.
Tôi biết tất cả chúng ta đều theo đuổi những gì thuộc linh trước mặt Đức Chúa Trời. Tôi biết trước mặt Chúa, tất cả chúng ta đều ao ước trở nên những tín đồ làm vui lòng Đức Chúa Trời. Chúng ta đều hi vọng đời sống và công tác của mình được Đức Chúa Trời chấp nhận. Chắc chắn đó là điều chúng ta đang theo đuổi. Nhưng tại sao có rất nhiều người đã thất bại trên đường mình? Tại sao có những người chỉ đi được nửa đường? Ngày nay có bao nhiêu người hoàn toàn vâng phục Chúa? Có bao nhiêu người đang theo Chúa suốt đường? Có nhiều người khởi đầu rất tốt nhưng không bao nhiêu người tiếp tục bước đi cách tốt đẹp. Không có gì ngạc nhiên khi một người có những bước khởi đầu tốt đẹp. Tiếp tục bước đi cách tốt đẹp mới là quí báu. Khởi đầu tốt không bảo đảm sẽ kết thúc tốt. Những ai vâng phục lúc khởi đầu có thể sẽ không vâng phục lúc cuối cùng. Khi đọc Lê-vi Ký, chúng ta thấy những người hai mươi tuổi được đánh giá cao hơn những người sáu mươi tuổi. Tại sao? Lý do là vì một số người hết lòng với Chúa khi họ hai mươi tuổi đã về hưu trước khi họ đến tuổi sáu mươi. Có bao nhiêu người sẽ theo Chúa suốt đường? Khi còn trẻ, anh em vâng phục. Vậy thì tại sao bây giờ anh em lại lơi lỏng? Có lẽ cách đây vài năm, mọi sự không giống như bây giờ. Có lẽ bây giờ lòng anh em hoàn toàn khác với tấm lòng anh em có khi mới bắt đầu theo Chúa. Có lẽ cách đây ít lâu, anh em muốn chịu khổ cho Chúa và chịu đựng thử thách cho ý muốn của Đức Chúa Trời. Nhưng tình trạng của anh em ngày nay khác hẳn với lúc đầu. Ai sẽ theo Chúa suốt đường và không dừng lại giữa chừng? Trước khi gặp hoạn nạn, và trước khi thấy mọi sự trái ngược với ý muốn của mình, anh em rất dễ nói: “Chúa ơi, con sẽ vâng lời Ngài bất cứ giá nào”. Nhưng khi ý muốn Chúa khác với ý muốn của anh em, khi sự sắp đặt của Chúa khác với lòng mong đợi của mình, khi anh em thấy một ngọn núi lớn chận đường mình, và xét rằng ngọn núi ấy quá cao không thể vượt qua được, anh em sẽ không còn nói trước mặt Chúa: “Con sẽ vâng lời Ngài bất cứ giá nào”. Đó là cách vâng lời của nhiều người. Ban đầu khi thấy tầm quan trọng của ý chỉ đời đời của Đức Chúa Trời và thấy ý chỉ ấy có liên quan đến Đấng Christ cách nghiêm trọng dường nào, anh em quyết định thưa [với Ngài]: “Đức Chúa Trời ơi, con sẽ vâng lời bất cứ giá nào”. Nhưng khi đường lối do Đức Chúa Trời chỉ định khác với đường lối của mình, và lòng mong đợi của mình khác với lòng mong đợi của Ngài, anh em bèn bỏ cái ách cần thiết ấy đi, lẩn tránh thập tự giá đặt trước mặt mình, và nản lòng không còn muốn theo Chúa trọn đường nữa.
Anh chị em ơi, chỉ có một loại đời sống tôn vinh Chúa; đó là đời sống vác thập tự giá trọn đường cho đến cuối cùng. Ôi, không bao giờ chúng ta có thể tránh thập tự giá. Nếu không thật sự được Chúa xử lý và nếu không từ chối bản ngã, vác thập tự giá đi theo Ngài, không sớm thì muộn chúng ta sẽ không thể đi tiếp. Nếu chúng ta chưa được xử lý hoàn toàn và chưa dâng mình trọn vẹn một lần đủ cả, sẽ có ngày chúng ta đối mặt với một điều gì đó mà mình không thể chịu được. Sự tăng trưởng thuộc linh giả tạo có thể lừa dối chúng ta và lừa dối người khác, nhưng không sớm thì muộn chúng ta sẽ thấy mình không thể vượt qua một vấn đề nào đó. Một người có thể từ bỏ mọi sự nhưng không thể từ bỏ chính mình. Nếu không được xử lý triệt để, chúng ta không thể vượt qua bất cứ điều gì; chúng ta sẽ thấy giá theo Chúa quá cao và sẽ bỏ cuộc.
Bây giờ chúng ta cần thấy lý do vì sao một số người không thể theo Chúa trọn đường. Nguyện chúng ta tìm được ánh sáng trong Kinh Thánh, và nguyện chúng ta nhận được sự giúp đỡ từ Đức Chúa Trời và sự khải thị từ Thánh Linh để thấy lý do ấy.
Mác 4:5 chép: “Hạt giống khác rơi trên nơi có đá, không có nhiều đất, và mọc lên ngay vì đất không sâu”. Ngay lập tức nó mọc lên. Đó là điều xảy ra hôm nay. Mọc lên nghĩa là có hi vọng sống. Mọc lên nghĩa là hạt giống nảy mầm. Mọc lên nghĩa là lời không còn là lời suông mà đã biến thành sự sống. Mọc lên nghĩa là anh em không những xưng nhận lời mà đã tiếp nhận lời vào trong mình; lời bắt đầu mọc trong anh em. Mọc lên nghĩa là lớp vỏ bên ngoài của hạt giống vỡ ra và hạt giống nảy mầm, nghĩa là anh em đã tiếp nhận lời và có bước khởi đầu. Tạ ơn Chúa tất cả chúng ta đều đã bắt đầu. Lời về thập tự giá đã có bước khởi đầu trong chúng ta. Mầm của lời ấy đã xuất hiện. Nhưng Chúa nói dầu một số người đã bắt đầu như vậy, họ đã không kết thúc tốt đẹp. Ngài nói: “Khi mặt trời mọc thì bị cháy sém; và vì không có rễ, nên bị khô héo” (c. 6). Đây là loại người nào? Họ là những người có bước khởi đầu tốt nhưng không có bước kết thúc tốt. Họ là những người vâng lời lúc đầu nhưng quay lưng giữa chừng. Đây là loại người nào? Họ là những người ban đầu bằng lòng từ bỏ mọi sự cho Chúa nhưng về sau lại lưỡng lự. Họ là những người đã mọc lên nhưng cuối cùng bị khô héo. Họ là những người đã mọc lên nhưng bây giờ đang khô đi. Mọc lên nghĩa là có sự sống; khô héo nghĩa là hi vọng vốn có ấy đã ra đi. Nhiều người ban đầu đầy hứa hẹn nhưng đã thất bại giữa chừng; họ biết đây là con đường đúng, và họ mong đợi nhiều từ con đường đúng này. Nhưng sau năm ba tháng, hoặc năm ba năm, họ không còn gì và khô héo đi. Sự sống họ có lúc ban đầu đã ra đi, và mọi dấu hiệu của sự sống nơi họ biến mất.
Vì sao có điều này? Chính Chúa đã giải thích: “Cũng vậy, đây là những người được gieo vào chỗ có đá, khi họ nghe lời, liền vui mừng tiếp nhận. Nhưng họ không có rễ trong mình, mà chỉ được ít lâu; khi sự khốn khổ hay bắt bớ xảy đến vì lời, thì họ vấp ngã ngay” (cc. 16-17). Theo [Lời] Chúa, họ đã gặp hoạn nạn và bắt bớ rồi thối lui. Ở đây sự bắt bớ đến do lời; đây không phải là sự bắt bớ bình thường. Hoạn nạn được nói đến ở đây cũng đến do lời; đây không phải là loại hoạn nạn bình thường. Họ tiếp nhận lời nhưng không thể tiếp nhận hoạn nạn và sự bắt bớ cùng đến với lời. Kết quả là họ sa ngã.
Có hoạn nạn và bắt bớ kèm theo mỗi lời. Khi một người ngoại, tức là tội nhân, tiếp nhận Chúa, tự phát người ấy gặp hoạn nạn và bắt bớ. Tuy nhiên, tôi không đi sâu vào điều này bây giờ. Điều tôi muốn nói là khi một Cơ-đốc-nhân tiếp nhận lời, bất cứ lời nào, người ấy chắc chắn sẽ gặp hoạn nạn và bắt bớ. Vì vậy, người ấy không thể lấy lời làm đồ trang sức của mình và cho rằng bất cứ điều gì mình đã nghe, mình có thể rao giảng. Người ấy có thể làm như vậy với những loại kiến thức khác, nhưng không thể [áp dụng] nhanh như vậy đối với lời. Người ấy phải trải qua sự xử lý thật, thật sự chết và bị đóng đinh vì cớ lời, và thật sự được Đức Chúa Trời phá vỡ vì chứng cớ trước khi có thể làm một chứng cớ đúng đắn. Đó không phải là vấn đề sắp xếp một vài câu Kinh Thánh tương tự lại với nhau, phân loại chúng một chút, và soạn thảo một ít để đưa ra một sứ điệp. Đó không phải là sứ điệp. Người ấy có thể tìm được nhiều điều tương tự như vậy trong một quyển Thánh Kinh phù dẫn. Người ấy phải thật sự được xử lý trước khi có thể có một sứ điệp. Vì vậy, không lời nào mà không kèm theo hoạn nạn và bắt bớ.
Vì sao như vậy? Sau khi tôi nghe một lời dạy dỗ và tiếp nhận sự dạy dỗ ấy, Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ tạo một hoàn cảnh cần đến lời ấy. Chẳng hạn như hôm nay chúng ta có thể nghe một lời về sự kiên nhẫn và tiếp nhận lời ấy. Đức Chúa Trời sẽ tạo nên một hoàn cảnh cần có sự kiên nhẫn. Hoặc chúng ta có thể nghe một lời về tình yêu anh em và tiếp nhận lời ấy. Đức Chúa Trời sẽ tạo cho chúng ta một hoàn cảnh đòi hỏi phải có tình yêu thương. Điều tai nghe và miệng nói không đáng tin cậy. Chỉ khi nào có thể thực hành lời lúc sự việc xảy ra thì đó mới là thật. Đó là lý do vì sao tất cả lời đều đem đến hoạn nạn và bắt bớ. Lời có mặt để thử nghiệm xem chúng ta có thật sự tiếp nhận lời hay không. Chúng ta không thể có một lời dạy dỗ nào trong Kinh Thánh mà không phải trả một giá nào cả. Theo sau tất cả những lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời là hoàn cảnh do Ngài tạo nên, tức hoàn cảnh cần đến những lời dạy dỗ ấy. Mục đích điều này là thử nghiệm xem những gì chúng ta nhận được là thật hay giả.
Nhiều lúc các anh chị em nghe lời về thập tự giá, lời về sự dâng mình tuyệt đối, hay lời về sự thánh khiết tuyệt đối, họ rất phấn khởi và nghĩ mình có lời ấy, biết lời ấy và hiểu lời ấy. Anh em ơi, đừng vội vui mừng, vì chẳng bao lâu hoạn nạn và bắt bớ sẽ đến với anh em. Chúng sẽ đến để thử nghiệm xem anh em có thật sự tiếp nhận lời ấy không. Nếu có, thì hoạn nạn và bắt bớ sẽ chứng tỏ anh em đã tiếp nhận lời ấy. Nếu anh em chưa tiếp nhận lời hay chỉ tiếp nhận lời cách cạn cợt, nông nổi, thì hoạn nạn và bắt bớ đến sẽ áp đảo anh em. Xin nhớ rằng hoạn nạn và bắt bớ chỉ có mặt để phơi bày tình trạng thật của anh em, chứ không bao giờ lấy mất điều gì anh em thật sự có. Chúng chỉ chứng minh anh em có thật sự tiếp nhận lời Chúa hay không; chúng không làm cho anh em mất lời Chúa. Nếu một điều gì là vàng, nó sẽ không bao giờ bị biến ra đồng do sự thử nghiệm của lửa. Dầu nóng đến đâu, lửa vẫn không thay đổi bản chất của vàng. Tuy nhiên, nếu một điều gì chỉ được mạ vàng, nếu nó chỉ được phủ một lớp vàng bên ngoài, mà không có vàng bên trong, bản chất của nó sẽ bị lửa phơi bày.
Xin nhớ rằng anh em có thể nghe một lời dạy dỗ, nhưng lời dạy dỗ ấy không nhất thiết là của anh em. Sau khi anh em nghe, ngay lập tức Đức Chúa Trời sẽ đem đến cho anh em một sự thử nghiệm để xác định lời ấy có thuộc về anh em không. Mặc dầu anh em đã nghe lời và có một ít kiến thức Kinh Thánh về lời nào đó, nhưng anh em chưa trả giá để liên kết chính mình với lời; anh em chưa từ chối chính mình và chấp nhận thập tự giá trong kinh nghiệm mình. Anh em lấy môi miệng nói rằng mình sẽ vâng lời. Thậm chí anh em có thể cầu nguyện cách vui mừng: “Chúa ơi, con bằng lòng bỏ mình hoàn toàn”. Anh chị em ơi, tôi có thể nói với anh chị em rằng chẳng bao lâu mặt trời của Chúa sẽ đến. Nếu anh em thật sự có sự sống, nếu thật sự có rễ, và nếu anh em thật lòng đối với Chúa, mặt trời sẽ giúp anh em tăng trưởng; nó sẽ giúp anh em phát triển. Nhưng nếu không có rễ, anh em sẽ khô héo ngay khi mặt trời xuất hiện. Mọi thử thách đều nhằm giúp anh em tăng trưởng. Nếu điều gì anh em có không phải là thật và không thuần khiết vì Chúa, những thử thách sẽ đập nát tất cả những gì không thật và lừa dối. Chúng sẽ bày tỏ anh em thật sự là gì ở bên trong, phơi bày mọi sự anh em có ở bên trong và bên ngoài để bày tỏ cho anh em biết bên trong và bên ngoài có giống nhau không.
Anh chị em ơi, anh chị em có biết mặt trời là gì không? Anh chị em có biết hoạn nạn và bắt bớ là gì trong thực tại không? Tôi xin nói chúng là sự bày tỏ tột bực tình yêu của Chúa, tức là thập tự giá. Không có gì vun trồng đời sống anh chị em hơn là thập tự giá, và không có thử thách nào tốt hơn là thập tự giá. Thập tự giá đã phân rẽ cả thế gian làm hai loại. Một bên là những người đắc thắng, và bên kia là những người thất bại. Sự khác biệt giữa hai loại người này là thập tự giá. Thập tự giá phân rẽ họ. Tôi biết có nhiều người ban đầu giống y như những người trong thế gian; họ cảm thấy vui vẻ trong thế gian. Nhưng một khi họ được soi sáng và tiếp nhận khải thị của Đức Chúa Trời, từ đó về sau họ quyết định hầu việc Chúa cách đúng đắn. Họ quyết định làm môn đồ, bỏ mọi sự khác qua một bên, và đi theo Chúa cách đúng đắn. Họ cảm thấy mình khá tốt và có lẽ họ có thể đi tiếp con đường này. Nhưng họ bị lừa dối vì không biết tình trạng thật của mình. Đức Chúa Trời không cho phép họ mãi mãi thiếu hiểu biết về tình trạng thật của mình. Vì lý do ấy, Ngài làm một điều gì đó để phơi bày bản ngã thật của họ. Họ đánh giá cao về chính mình, cho nên Đức Chúa Trời ban cho họ những thử thách đặc biệt. Ngài không thể cho phép họ cứ ở mãi trong bóng tối. Đó là lý do vì sao Ngài ban cho họ thập tự giá, để phơi bày bản ngã thật của họ. Rồi một ngày kia, họ khám phá mình có nan đề với Đức Chúa Trời và bắt đầu tranh luận với Ngài. Tôi e rằng nhiều Cơ-đốc-nhân đã tranh luận với Đức Chúa Trời và tạo nên một nan đề [giữa mình] với Ngài. Một ngày kia anh em sẽ khám phá Đức Chúa Trời đã không đối xử với mình theo lòng mình mong đợi. Anh em sẽ khám phá Đức Chúa Trời chưa làm điều anh em mong đợi. Anh em hi vọng Đức Chúa Trời sẽ hành động cách này, nhưng Ngài quyết định hành động cách khác. Anh em hi vọng Đức Chúa Trời sẽ không hành động cách ấy, nhưng Ngài lại hành động y như vậy. Anh em cảm thấy buồn bã và nghĩ trong lòng rằng Đức Chúa Trời đã làm sai rồi. Khi thấy điều Đức Chúa Trời nói khác với điều anh em nói, công việc Ngài làm khác với công việc anh em làm, và những nơi Ngài muốn anh em đi khác với những nơi anh em muốn đi, thì anh em sẽ không hài lòng với sự sắp đặt của Ngài và bắt đầu tranh luận với Ngài, hỏi tại sao Ngài làm những điều ấy. Anh em bắt đầu giận Đức Chúa Trời và hiểu lầm Ngài. Anh em chưa bao giờ thấy đầy tớ của Đức Chúa Trời gặp những điều ấy. Nhưng trước sự ngạc nhiên của anh em, những điều ấy bắt lấy anh em. Những điều ấy không phải là một phần trong kế hoạch của anh em, nhưng chúng đầy dẫy trong hoàn cảnh, trường học, gia đình và văn phòng của anh em. Kết quả là anh em sẽ bắt đầu tranh luận với Đức Chúa Trời và đổ lỗi cho Ngài. Anh chị em ơi, hãy nhớ rằng tranh luận như vậy sẽ làm cho mình thối lui và làm cho mình khô hạn. Hãy nhớ mọi sự khô hạn thuộc linh đều bắt đầu bằng sự tranh luận với Đức Chúa Trời và không muốn đầu phục Ngài. Mọi sự tranh luận đều có sự thất bại theo sau. Nếu Đức Chúa Trời thua và anh em thắng, chắc chắn anh em sẽ trở nên khô hạn. Vì vậy, mỗi khi đến với Đức Chúa Trời, thập tự giá sẽ thử nghiệm anh em, sẽ xác định sự sống của anh em phong phú hay khô hạn.
Tôi biết nhiều người trong anh em đã tranh luận với Đức Chúa Trời như vậy. Tôi cũng biết nhiều người trong anh em vẫn ở giữa tình trạng tranh luận và chưa giải quyết xong. Anh em tiếp tục phàn nàn về cách Đức Chúa Trời đối xử với mình. Anh em ơi, tôi xin nói với anh em rằng kết quả của những sự tranh luận ấy sẽ quyết định lối sống của anh em từ thời điểm ấy về sau. Nói cách khác, sự sống của anh em phong phú hay khô hạn tùy thuộc vào cách anh em giải quyết những cuộc tranh luận như vậy. Nếu anh em thắng, Đức Chúa Trời sẽ thất bại, và hậu quả sẽ không là gì khác hơn là sự khô hạn. Đừng bao giờ vui mừng khi anh em thắng hay được tự do. Đừng bao giờ nghĩ rằng anh em sẽ thắng mãi mãi chỉ vì anh em có được điều mình ao ước. Đó thật ra là lời tuyên bố rằng sự sống anh em đang khô hạn và đời sống anh em đang xuống dốc. Đó là kinh nghiệm của nhiều người. Mọi sự khô hạn thuộc linh đều đến với anh em khi anh em bắt đầu tranh luận với Đức Chúa Trời, khi Ngài thua và anh em thắng. Sự sống của anh em không bao giờ sung mãn khi Đức Chúa Trời thua. Thật sự, điều ấy sẽ không bao giờ xảy ra. Anh chị em ơi, nếu anh chị em đang tranh luận với Đức Chúa Trời và vấn đề chưa được dàn xếp, nếu có một nan đề chưa được giải quyết giữa anh em và Đức Chúa Trời, và nếu anh em vẫn chưa sáng tỏ về ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi có thể nói cách thẳng thắn rằng điều này rất nguy hiểm. Anh em phải rất cẩn thận. Nếu anh em đổ lỗi cho Đức Chúa Trời hay khinh thường sự sắp đặt của Ngài, khi ấy anh em sẽ thất bại. Không cần phải chờ cho đến khi toàn bộ vấn đề được phơi bày ra; anh em đã bắt đầu khô hạn ngay từ lúc ấy rồi.
Vì vậy, Đức Chúa Trời sẽ không cho phép chúng ta nghe một bài giảng hay dâng mình [cho Ngài] rồi để cho vấn đề chấm dứt ở đó. Mỗi lần anh em nói mình sẽ không thất bại, mình sẽ là một Cơ-đốc-nhân vâng phục, và mình sẽ đi theo Chúa trên con đường của Ngài, thì ngay lập tức Chúa sẽ thử nghiệm anh em. Chúa sẽ không cho phép anh em mang danh hiệu vâng phục Ngài mà trước hết không thử nghiệm anh em. Ngài chỉ dùng những chiếc bình đã chịu thử nghiệm. Anh em trung tín hay không là điều không thể khẳng định vào lúc anh em nghe một sứ điệp, cũng không khẳng định được bằng cách anh em xưng nhận hay tiếp nhận. Vì Đức Chúa Trời không tin cậy anh em, Ngài cho phép hoạn nạn và bắt bớ đi kèm với lời Ngài đến trên anh em và thử nghiệm xem anh em phản ứng như thế nào. Khi ấy anh em sẽ chứng minh thật sự mình có vì Đức Chúa Trời không hay anh em chỉ xưng nhận cạn cợt ở bề ngoài. Khi bị thử thách, có lẽ anh em không ngợi khen Ngài nhiều như trước. Vào những lúc ấy, có lẽ anh em không sáng tỏ về Đức Chúa Trời như trước. Nhưng Ngài vẫn phải thử nghiệm anh em.
Các bạn ơi, khi mới bắt đầu công tác cho Chúa, một ngày kia tôi đến thăm một chị em lớn tuổi, là chị Barber. Chúng tôi cùng ngồi trong phòng khách. Chị bắt đầu hỏi tôi: “Có phải ý định dâng mình hầu việc Đức Chúa Trời của anh là điều Ngài muốn không? Chúa muốn anh làm gì?” Tôi đáp: “Ngài muốn tôi hầu việc Ngài”. Rồi chị hỏi: “Nếu Chúa không muốn anh hầu việc Ngài thì sao?” Tôi trả lời: “Chắc chắn Ngài muốn tôi hầu việc Ngài. Tôi biết điều đó”. Sau đó chị bắt đầu đọc với tôi phân đoạn Kinh Thánh trong Ma-thi-ơ chương 15 về việc Chúa nuôi bốn ngàn người với bảy ổ bánh và cá. Chị hỏi tôi phân đoạn này có ý nghĩa gì. Tôi đáp các môn đồ trao bánh và cá vào tay Chúa, khi Chúa ban phước cho chúng, bánh và cá bắt đầu gia tăng gấp nhiều lần và bốn ngàn người được nuôi dưỡng. Sau đó chị nói thêm một lời mà cho đến hôm nay tôi không thể quên được. Dĩ nhiên lúc ấy tôi hơi bối rối. Chị nói tất cả những ổ bánh trong tay Chúa trước hết đều bị bẻ ra rồi mới đem phân phát. Nếu những ổ bánh nào không được bẻ ra thì không thể được thay đổi và không thể duy trì sự sống của người khác. Chị cũng nói: “Anh à (thật ra chị lớn tuổi hơn cha mẹ tôi), xin hãy nhớ nhiều khi chúng ta giống như các ổ bánh nói rằng: ‘Chúa ơi, con xin dâng mình cho Ngài’. Nhưng dầu đã dâng mình, lòng chúng ta vẫn thầm mong rằng Chúa sẽ không phá vỡ mình. Chúng ta hi vọng ổ bánh luôn luôn được nguyên vẹn, đẹp đẽ, và vẫn không thay đổi. Nhưng không một ổ bánh nào ở trong tay Ngài mà không bị bẻ ra. Nếu không muốn bị bẻ ra, tốt nhất là đừng đặt chính mình vào trong tay Chúa”. Đã mười hai năm trôi qua kể từ khi chị nói điều đó với tôi. Trong mười hai năm ấy, tôi đã học bài học này cách sâu xa. Tôi nhận biết sâu xa rằng lời này là thật. Mỗi một ổ bánh ở trong tay Chúa đều được Ngài bẻ ra. Vì vậy, bây giờ tôi xin phép nói chính lời này với anh em: “Nếu không muốn bị Chúa bẻ ra, xin anh em đừng đặt chính mình trong tay Ngài”. Đó là nan đề đối với nhiều người. Khi nghe lời dạy dỗ liên quan đến sự đắc thắng, họ rất vui mừng nói: “Đức Chúa Trời ơi, con sẽ dâng mọi sự con có cho Ngài”. Nhưng khi Đức Chúa Trời bắt đầu phá vỡ họ, họ kêu la: “Ôi, con không nghĩ con sẽ gặp những điều như thế này”. Anh chị em ơi, đời sống ấy đau đớn và khó chịu. Một mặt, Đức Chúa Trời đã nắm lấy chúng ta và chúng ta không còn có thể giống như những người thường được nữa. Mặt khác, chúng ta không muốn bị phá vỡ như vậy. Vì vậy, nếu anh chị em chưa tính giá phải trả và không sẵn sàng chịu Ngài phá vỡ, anh chị em sẽ thấy chính mình không thỏa lòng với Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời sẽ không hài lòng về anh chị em.
Nếu anh em không muốn theo Chúa, Đức Chúa Trời không thể làm gì anh em được. Nhưng nếu anh em nhận biết vâng lời Chúa là điều đúng đắn và không muốn sự sống mình khô hạn, thay vào đó muốn có một sự sống mạnh mẽ và đầy sinh lực, anh em sẽ phải để Đức Chúa Trời thử nghiệm thực chất của lời anh em đã nhận được bằng hoạn nạn và sự bắt bớ. Tôi không biết có bao nhiêu người kinh nghiệm sự khô hạn do thất bại khi bị lời này thử nghiệm.
Hai ngày nữa, chúng ta sẽ xem xét mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Chúng ta có đạt đến tiêu chuẩn ấy hay không là điều đáng đặt nghi vấn. Nhiều khi chúng ta hi vọng và ước ao, nhưng chúng ta không trải qua các sự xử lý cách đúng đắn. Do đó chúng ta không thể được như mình ao ước. Vì vậy thập tự giá là sự thử nghiệm của chúng ta. Thập tự giá sẽ phân rẽ chúng ta và chúng ta sẽ thấy mình ở bên nào. Tôi sẽ không đi sâu vào điều này ngay bây giờ. Tôi sẽ nói về lý do hạt giống bị khô. Tại sao các hạt giống mọc lên nhanh như vậy, nhưng lại khô đi quá mau? Tại sao chúng khô đi ngay sau khi mặt trời mọc? Chúa [nêu ra] cho chúng ta ba lý do trong Mác chương 4.
I. KHÔNG CÓ ĐỦ ĐẤT
Ngài nói lý do đầu tiên là không có đủ đất. Điều này có nghĩa là đất không sâu; chiều sâu của đất không được bao nhiêu. Những người trong tình trạng này chỉ có một lượng [đất] ít ỏi, mọi sự liên quan đến họ đều cạn cợt. Họ không có gì nhiều ở bề trong; họ rất nông cạn. Họ dễ thỏa mãn và dễ đói. Họ nhận vào chút ít và thỏa lòng với chút ít ấy. Họ dễ vui mừng và dễ buồn rầu. Họ dễ cười, dễ khóc. Họ đứng ở một nơi cạn cợt. Họ là người sống theo hoàn cảnh, tức là sống trong cảm xúc mình. Trên thế giới này không có gì cạn cợt hơn cảm xúc và hoàn cảnh của họ.
Nếu cây to, rễ nó chắc chắn phải lớn, vì nó phải đi sâu vào lòng đất để tìm nước. Một số rễ đâm sâu ba hay bốn cây số vì không có nước trên mặt. Khi rễ cây không tìm được nước trên mặt, chúng phải đi vào những nơi sâu thẳm. Chúng sẽ đâm sâu vài cây số tìm nước. Người ta có thể tìm được những cây kè ở giữa sa mạc Ả-rập. Chúng đong đưa những chòm lá sum sê dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời. Lý do chúng có thể làm như vậy vì rễ chúng vươn đến [mạch] nước ngọt ngào; chúng không còn sợ mặt trời nóng bỏng. Vì vậy dầu bị thiêu đốt dữ dội nhất, chúng vẫn có thể tự do hấp thụ nước mát vì chúng không sống trên mặt đất nhưng ở những nơi sâu thẳm dưới lòng đất.
Ôi, tất cả những ai sống bởi hoàn cảnh hay bởi cảm xúc mình đều đang sống trên đất cạn. Mặc dầu tôi chưa hầu việc Chúa được bao lâu, theo kinh nghiệm của mình, loại người khó nhất là những người chuyện gì cũng đáp “vâng”. Dầu anh em nói gì chăng nữa, họ cũng trả lời “vâng”, họ chấp nhận những gì anh em nói cách cạn cợt. Họ có vẻ rất chăm chú. Nhưng thật ra bên trong họ không có gì cả. Những người cười và khóc cách dễ dàng, dễ bị thời tiết ảnh hưởng, vui buồn theo cảm xúc hay hoàn cảnh là những người khó xử lý. Những người thuộc loại đất cạn bị cảm xúc hay hoàn cảnh cai trị. Những người sâu xa thì không như vậy. Những gì họ nhìn thấy không phải là hoàn cảnh, mà là Chúa ở sau hoàn cảnh. Những gì họ biết không phải là cảm xúc. Họ đã khóa cảm xúc mình lại và nhận biết Chúa từ bên trong.
Anh chị em ơi, những người có một chút đất sẽ ra sao? Chúa bày tỏ cho chúng ta một bài học sâu xa ở đây. Nếu không nhìn vào Chúa ở phía sau hoàn cảnh, chúng ta sẽ không thể nắm vững giáo lý hay lời dạy dỗ nào cả. Ngày nay Chúa đang làm gì giữa vòng chúng ta? Ngài đang tìm kiếm một số người giữa vòng chúng ta để làm người đắc thắng. Chúng ta sẽ không bao giờ làm người đắc thắng nếu cứ sống mỗi ngày theo hoàn cảnh mà không có gì bảo đảm cả; đó là sống theo cảm xúc mà không hiểu biết Chúa. Nhiều Cơ-đốc-nhân vui mừng khi họ tiến bộ cách êm ả. Nhưng khi gặp bóng tối, họ cảm thấy mọi sự đều buồn chán. Họ không biết gì về công tác của Thánh Linh. Họ không đang sống bởi Chúa, mà sống bởi lời của con người, bởi tư tưởng của mình và sự sắp đặt của hoàn cảnh. Nếu sống như vậy, họ sẽ thất bại ngay khi thử thách đến. Một khi thập tự giá đến với họ, họ sẽ ngã. Vì vậy nếu chúng ta thối lui khi gặp thử thách và không vác thập tự giá để tiến tới, chúng ta sẽ không ích lợi nhiều cho Chúa. Trái lại, chúng ta sẽ cạn cợt, không có gì nhiều, mau xúc động, và sống theo cảm xúc mình.
II. KHÔNG CÓ RỄ
Chúa cho chúng ta biết lý do thứ hai của tình trạng không kết quả là thiếu rễ. Rễ là gì? Phần nhìn thấy được nơi một cây là thân cây, trong khi phần ở sâu dưới đất không ai trông thấy là rễ. Những nhánh cây có sự sống và có thể thấy được; rễ thì không ai nhìn thấy. Rễ cây được chôn vùi dưới đất. Vì vậy rễ chỉ về sự sống ẩn giấu. Những ai không có rễ trước mặt Chúa sẽ bị khô hạn trong đời sống của mình. Những ai không có sự sống ẩn giấu, làm mọi sự trước mặt loài người và không có gì đặc biệt trước mặt Chúa, thì không thể chịu nổi sự thử nghiệm của thập tự giá. Anh chị em ơi, tôi xin thành thật hỏi anh chị em, có phải đời sống anh chị em chỉ là những gì người ta nhìn thấy? Anh chị em có đời sống ẩn giấu trước mặt Chúa ở trong phòng riêng không? Nếu lời cầu nguyện của anh chị em chỉ được nghe thấy trong buổi nhóm cầu nguyện, nếu anh chị em chỉ đọc Kinh Thánh cho người khác, và nếu công tác của anh chị em đều ở trước mặt loài người, thì anh chị em không có rễ gì cả. Anh chị em có biết rễ là gì không? Rễ là phần không nhìn thấy, phần ẩn giấu, ở trong nơi bí mật. Những phần thấy được không phải là rễ. Vì vậy, trước mặt Chúa anh em phải tự hỏi đời sống mình thật sự ở trước mặt Ngài được bao nhiêu? Ngoài phần anh em sống, làm chứng, đọc Kinh Thánh, và cầu nguyện được thực hiện trước mặt loài người, có bao nhiêu phần được thực hiện cách âm thầm? Nếu anh em không có đời sống âm thầm hay ẩn giấu trước mặt Đức Chúa Trời và nếu anh em không âm thầm cầu nguyện, đọc [lời Chúa] hay vâng phục, tôi có thể nói thẳng là anh em không có rễ. Khi thập tự giá đến mà anh em không chịu nổi là điều không có gì lạ. Lý do duy nhất là anh em thiếu sự sống ẩn giấu, thiết yếu. Không điều gì có thể gìn giữ anh em cho bằng một đời sống ẩn giấu. Nếu anh em thấy một anh em khác sa ngã hay thất bại, hay gặp rắc rối, anh em có thể nói cách chắc chắn mà không cần hỏi ai khác rằng trước khi điều đó xảy ra, anh ấy đã đánh mất sự sống ẩn giấu của mình. Anh ấy đã mất sự sống ẩn giấu của mình trước đó nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Đời sống thuộc linh của anh em tùy thuộc rất nhiều vào đời sống ẩn giấu của mình trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu không thể duy trì một sự sống ẩn giấu, anh em sẽ yếu đuối trước mặt Chúa. Vì vậy anh em nên nhận biết tầm quan trọng của đời sống ẩn giấu.
Việc “đóng cửa” trong Ma-thi-ơ là một loại sự sống rễ cây. Chúa nói gì trong chương 6 câu 6? Ngài nói khi cầu nguyện, chúng ta nên vào phòng riêng, đóng cửa lại, và cầu nguyện với Cha là Đấng ở trong nơi ẩn mật, và Cha là Đấng thấy trong chỗ ẩn mật sẽ đền đáp cho chúng ta. Chúa rất cụ thể. Ngài nói rằng Cha sẽ thấy chúng ta trong chỗ ẩn mật. Cầu nguyện là điều gì có thể thấy được. Chúng ta luôn luôn nghĩ cầu nguyện là điều gì đó có thể nghe được; nhưng Chúa không nói những lời cầu nguyện được “nghe”, mà là những lời cầu nguyện được “nhìn thấy”. Nhiều khi chúng ta không có lời nào trước mặt Chúa, riêng thái độ của chúng ta cũng đã là quí báu, vì Đức Chúa Trời đang nhìn thấy và Ngài không chỉ nghe chúng ta. Anh chị em ơi, bao nhiêu phần thuộc con người thật của chúng ta được nhìn thấy trước mặt Đức Chúa Trời? Đời sống chúng ta được Đức Chúa Trời nhìn thấy bao nhiêu? Bao nhiêu lần chúng ta được duy chính Chúa nhìn thấy chứ không phải những người khác thấy? Chúng ta có đang làm mọi sự trước mặt loài người không? Bây giờ tôi phải nói vài lời cụ thể với các anh em là những người đồng công. Không ai dễ bị tổn hại cho bằng những người công tác cho Chúa. Chúng ta chịu đựng nhiều sự cám dỗ hơn những người khác, vì chúng ta dễ đặt mọi sự trước mặt loài người; thậm chí chúng ta còn phơi bày những gì mình có trong nơi ẩn mật. Anh em ơi, tôi xin hỏi lại, đời sống chúng ta có bao nhiêu phần được một mình Đức Chúa Trời nhìn thấy và loài người không biết? Bao nhiêu phần của đời sống chúng ta là thuộc linh trước mặt Đức Chúa Trời và chưa bao giờ được đem nói cho người ta? Bao nhiêu người trong chúng ta có kinh nghiệm của Phao-lô, là người giấu kinh nghiệm mình suốt mười bốn năm? Bao nhiêu điều được giữ riêng cho Đức Chúa Trời vui hưởng? Nếu chúng ta không có điều gì như vậy, tôi có thể thành thật nói chúng ta không có rễ gì cả. Nếu chúng ta không có đời sống thuộc linh ẩn giấu và không được Đức Chúa Trời âm thầm xử lý hay đánh đập, mọi sự sẽ là cạn cợt và không đáng kể.
Mọi sự người ta có trước hết phải được thử nghiệm trên thập tự giá và chịu nổi sự thử nghiệm rồi mới được kể là đáng tin cậy. Nếu một người đâm rễ sâu trong sự chết của Đấng Christ, người ấy có thể trải qua thử thách mà vẫn đứng vững. Tôi xin hỏi anh em câu này: Nếu bị bắt bớ vì Chúa cho đến chết, anh em có xưng nhận rằng “tôi tin [Chúa]” với người đang nói: “Tôi sẽ giết anh nếu anh tiếp tục tin Giê-su” không? Làm thế nào anh em biết mình sẽ không thối lui để cố giữ mạng sống mình? Sự bảo vệ duy nhất anh em có khi trải qua thử thách, hoạn nạn, và bắt bớ là có rễ sâu. Nếu rễ không sâu, anh em chắc chắn sẽ thất bại. Nếu rễ không sâu, anh em không thể làm người đắc thắng. Nếu muốn đứng được vào ngày ấy, anh em phải có rễ sâu trong lúc bình thường. Điều này có nghĩa là anh em phải có đời sống ẩn giấu trước mặt Chúa và phải liên tục có những kinh nghiệm ẩn giấu. Vì vậy cách duy nhất chúng ta có thể biết mình sẽ không ngã trong ngày ấy là [chúng ta phải] có một lượng sự sống ẩn giấu đầy đủ hôm nay.
III. NƠI CÓ NHIỀU ĐÁ
Những người [thuộc loại] đất cạn có thể vẫn ao ước mình được đâm rễ sâu, nhưng có những tảng đá chận đường họ. Có đá ở nơi rễ cây. Bề ngoài trông họ giống như những loại đất khác, tức những người khác, họ đầy bụi mịn và đất mềm. Nhưng bên trong có những tội lỗi ẩn giấu và bản ngã. Bề ngoài trông họ giống y như mọi người. Họ có thể lắng nghe như những người khác lắng nghe, và nói năng như những người khác nói năng. Nhưng trong những nơi ẩn giấu, có đá lớn chận đường. Đó là lý do vì sao họ không thể sâu xa. Đá là gì? Trong Kinh Thánh, đá có nhiều ý nghĩa. Tôi chỉ có thể đề cập một ý nghĩa hôm nay, đó là tấm lòng cứng cỏi. Nếu muốn thuộc linh, anh em đừng có tấm lòng cứng cỏi. Nhiều người chưa bao giờ lãnh một cú đấm vào ý chí mình; bản ngã của họ chưa bao giờ bị phá vỡ trước mặt Đức Chúa Trời. Họ có thể nói rất nhiều về ý muốn của Đức Chúa Trời và đưa ra nhiều lý do. Họ luôn luôn có ý riêng về ý muốn của Đức Chúa Trời. Họ luôn luôn nói tôi nghĩ một điều gì đó nên thực hiện như thế này, thế nọ. Đức Chúa Trời chưa phá hủy sự khôn ngoan của họ, chưa phá đổ ý chí của họ. Họ vẫn lập kế hoạch và chương trình, nhưng có đá ngầm bên dưới, nên họ không thể tiến sâu. Anh chị em ơi, tôi xin thành thật nói điều này: chúng ta không thể thật sự tiến bộ về mặt thuộc linh nếu không để Đức Chúa Trời phá vỡ mình. Thập tự giá là nguồn duy nhất giúp chúng ta tiến lên. Nếu Đức Chúa Trời không phá vỡ chúng ta, chúng ta không bao giờ hữu dụng. Ngài phải phá vỡ đá bên dưới chúng ta. Nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ sâu xa. Chỉ có một loại người đi suốt đường đến những nơi sâu thẳm; họ là những người mềm mại như con trẻ. Chỉ có một loại người có thể đâm rễ vững chắc; họ là những người sợ sệt và run rẩy trước lời Đức Chúa Trời. Tiếc thay, vô số người lại phải suy nghĩ đắn đo trước khi có những quyết định liên quan đến mạng lịnh của Đức Chúa Trời! Họ nghĩ mạng lịnh của Đức Chúa Trời đòi hỏi phải suy xét và lựa chọn. Tạ ơn Chúa vì cũng có nhiều người ở đây đã vâng lời cách đơn sơ. Tạ ơn Chúa vì có nhiều người chỉ quan tâm đến “ai” đang ra lịnh và không bao giờ hỏi “tại sao” trước khi vâng lời. Anh chị em ơi, tấm lòng không vâng lời là một tảng đá. Nguyện Đức Chúa Trời soi ánh sáng Ngài trên chúng ta, để chúng ta có thể thấy đá bên trong mình to lớn dường nào.
Đá không những là bản ngã, mà còn là những tội lỗi ẩn giấu. Trong đời sống anh em luôn luôn có một tội chưa được cất bỏ vì giá quá đắt; nó vẫn còn đó và anh em lưỡng lự chưa cất bỏ nó. Nếu cứ để nó ở đó, anh em sẽ không bao giờ nhận được sự phong phú thuộc linh; anh em sẽ không bao giờ tiến sâu hơn vì có nó. Vì vậy anh em phải xử lý các tội lỗi của mình cách triệt để. Ngay cả những tội ẩn giấu phải được xử lý cách triệt để. Nếu anh em không xử lý những tội lỗi ẩn giấu của mình cách triệt để, và nếu bản ngã ngoan cố không được xử lý cách thấu đáo, rễ của anh em không bao giờ đâm sâu.
Anh chị em ơi, trong anh chị em có bao nhiêu điều Đức Chúa Trời đang chỉ ngón tay của Ngài vào? Có phải anh chị em không muốn nhìn Ngài? Có phải anh chị em đang chiến đấu và không chịu hàng phục? Có lẽ đã có một nan đề giữa anh chị em và Đức Chúa Trời. Có lẽ anh chị em đã thấy ý muốn Ngài mà vẫn đang tranh luận với Ngài. Đó là điều mà hôm nay Chúa muốn bày tỏ cho anh chị em. Anh em ơi, nếu anh em thật sự muốn hầu việc Ngài và có được lẽ thật trước mặt Ngài, những tảng đá lớn phải được cất đi. Nếu không, đất sẽ luôn luôn nông cạn và rễ không sâu. Nếu anh em không thể loại bỏ những tội lỗi ẩn giấu, bản ngã ngoan cố, và những ý kiến được bày tỏ qua cách nói như “Tôi không muốn” và “Tôi sẽ không”, thì anh em sẽ không bao giờ nhận được quyền năng thuộc linh. Nếu có một nan đề giữa anh em và Đức Chúa Trời, không bao giờ đất và rễ có thể đâm sâu được. Dầu vậy tạ ơn Chúa, Ngài vẫn có thể làm công việc Ngài. Lòng anh em cứng cỏi nhưng Chúa có thể thay đổi anh em. Tôi biết nhiều người hiện diện tại nơi này đã được Chúa đánh đập trước đây. Nhưng tôi cũng biết có nhiều người ở đây rất ương ngạnh. Tuy nhiên nếu Chúa có thể phá vỡ những người khác, thì Ngài cũng có thể phá vỡ anh em. Nếu Chúa có thể ngồi trên con lừa chưa từng có ai cỡi khi Ngài vào thành Giê-ru-sa-lem, thì Ngài cũng có thể ngồi trên anh em. Tất cả những ai từng cỡi lừa đều biết một con lừa chưa từng có ai cỡi là loại lừa khó cỡi nhất. Nhưng Chúa có thể làm điều đó. Ngài có thể ngồi an toàn trên lưng nó và đi vào Giê-ru-sa-lem. Cũng vậy, Ngài có thể “cỡi” trên anh em. Dầu anh em rất bướng bỉnh trước mặt Đức Chúa Trời, nhưng Chúa có thể phá vỡ anh em, bất kể anh em ngoan cố đến đâu. Hôm nay anh em nên thành thật cầu nguyện: “Chúa ơi, con thật cứng cỏi ở bề trong. Nhiều lúc con đã bám lấy ý riêng và khăng khăng giữ ý kiến của mình. Đó là lý do vì sao rất nhiều lần con là một người cạn cợt. Xin Chúa phá vỡ con”. Chúng ta không biết sự sống của mình cạn cợt đến mức nào trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu để Chúa phá vỡ tấm lòng cứng cỏi của mình, nếu không sống theo cảm xúc hay hoàn cảnh, và nếu cầu xin Đức Chúa Trời ban thêm sự sống ẩn giấu, chúng ta sẽ thấy mình tiến bộ. Nếu đối diện cẩn thận với mỗi một thập tự giá đến trên đường mình và vác thập tự giá mỗi khi anh em gặp, dần dần chúng ta sẽ càng trở nên sâu xa hơn.
Mặc dầu chúng ta đã đọc hai phân đoạn Kinh Thánh khác, hôm nay tôi không thể bàn đến tất cả cách chi tiết. Tôi chỉ có thể nói vắn tắt về hai phân đoạn ấy vì không còn nhiều thì giờ, và tôi đã trình bày phần lớn những gì mình muốn nói. Chúng ta hãy bàn đến những phân đoạn này một chút để bổ túc những gì còn thiếu sót. Trong Ô-sê chương 14, Li-ban được đề cập ba lần. Trước hết Li-ban được đề cập so với hoa huệ. Thứ hai, nó được đề cập so với cây ô-liu. Thứ ba, nó được đề cập so với cây nho. Li-ban được nhắc đi nhắc lại; có một Li-ban so với hoa huệ, Li-ban so với cây ô-liu và Li-ban so với cây nho. Li-ban được nhắc đi nhắc lại ở đây vì có một loại cây tuyết tùng tại Li-ban. Cây tuyết tùng là loại cây cao với rễ sâu. Rất ít cây nào có rễ sâu bằng cây tuyết tùng. Kinh Thánh xem những cây tuyết tùng ở Li-ban là loại cây lớn nhất trên thế giới. Chúng tượng trưng cho những ai đâm rễ sâu. Đừng quí những gì thế giới này nói về anh em, vì Kinh Thánh cho thấy Chúa chỉ hài lòng với những ai đâm rễ sâu bên dưới.
Trong phân đoạn này Chúa cho chúng ta thấy ba điều. Trước hết, Ngài cho thấy sự tương phản giữa hoa huệ và Li-ban. Thứ hai, Ngài cho thấy sự tương phản giữa cây ô-liu và Li-ban. Thứ ba, Ngài cho thấy sự tương phản giữa cây nho và Li-ban. Tại sao Chúa làm lộ sự tương phản giữa hoa huệ và Li-ban? Ngài cho thấy sự tương phản vì hoa huệ rất lôi cuốn. Cơ-đốc-nhân không nên có hoa mọc trong vườn, mà nên có hoa trong thung lũng. Hoa huệ mọc nơi đồng hoang, chứ không phải trong nhà. Chúng mọc dưới thung lũng và không cần người làm vườn vun trồng. Trái lại, chúng được mưa trời nuôi dưỡng; chúng hoàn toàn được Đức Chúa Trời vun trồng và nuôi dưỡng. Vẻ đẹp của hoa huệ nằm nơi đồng hoang; vẻ đẹp của chúng ở trước mặt Đức Chúa Trời. Ô-sê 14:6 cũng nói sự huy hoàng của Y-sơ-ra-ên sẽ giống như cây ô-liu. Theo sự suy xét của tôi, cây ô-liu hoàn toàn không có gì đẹp. Nếu nói vẻ đẹp của Y-sơ-ra-ên sẽ giống như cây mẫu đơn thì hợp lý và thật hơn. Nói rằng vẻ đẹp của Y-sơ-ra-ên giống như cây ô-liu thì có vẻ không thích hợp. Tuy nhiên vẻ đẹp của Đức Chúa Trời không ở nơi bề ngoài mà là ở nơi quả. Chúng ta biết cây ô-liu là cây ra trái để lấy dầu; đó là cây mang trái của Linh. Vẻ đẹp của cây ô-liu nằm nơi trái của nó, tượng trưng cho Linh. Đó là một điều gì ở bề trong; không phải điều gì lộ ra trước mắt loài người. Hơn nữa, chương này nói Y-sơ-ra-ên sẽ mọc lên như cây nho. Tôi không biết có bao nhiêu người trong anh em đã thấy hoa nho. Từ khi tôi còn nhỏ mỗi năm chúng tôi có trồng một cây nho ở nhà. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy ai cắm hoa nho trong bình, và chính tôi cũng chưa bao giờ thấy hoa nho. Nếu không tìm hoa nho cách cẩn thận, anh em sẽ không thể thấy được chúng; hoa nho nhỏ như những mảy bụi. Chưa nở hết chúng đã trở thành trái nho rồi. Tại sao chương này không nói hoa đào hay hoa mận mà lại nói hoa nho? Lý do duy nhất là vì hoa của chúng ta không cốt để phô bày vẻ đẹp, mà để kết trái. Trên thế giới này có ba loại hoa. Một là chỉ để trưng bày, chẳng hạn như hoa cúc. Hai là vừa để trưng bày, vừa để kết trái, như hoa mận. Ba là chỉ để kết trái mà thôi, như hoa nho. Đức Chúa Trời không có ý định cho chúng ta giống như hoa mận hay hoa cúc để trưng bày. Đức Chúa Trời chỉ có một đòi hỏi: chúng ta phải có rễ đâm sâu xuống. Li-ban được đề cập ba lần, và qua mỗi lần chúng ta đều được dạy dỗ là phải chăm sóc sự sống ẩn giấu. Đó là điều rất quan trọng. Có lẽ một đời sống có kết quả về mặt thuộc linh trông không được tốt đẹp như vậy. Đời sống cầu nguyện không phải là điều trông có vẻ đẹp đẽ. Tuy nhiên, chúng ta đang sống cho Đức Chúa Trời và hễ Đức Chúa Trời kể đời sống chúng ta tốt đẹp thì đủ rồi.
Một câu Kinh Thánh tương tự được tìm thấy trong Nhã-ca 4:12, chép rằng: “Em gái ta, tân phụ ta là vườn đóng kín, là mạch nước khóa lại, là suối niêm phong”. [Từ ngữ mạch nước được dịch là “giếng nước” trong bản Chinese Union]. Vườn đóng kín nghĩa là không phải một khu vườn công cộng, tức là khu vườn mà ai cũng đến được. Trái lại đó là một khu vườn đóng kín, dành riêng cho những người đặc biệt. Hoa trong vườn chúng ta được dành riêng cho Đấng Christ chứ không phải cho ai khác. Không phải ai cũng thấy được. “Giếng nước khóa lại”. Có một sự khác biệt giữa một cái giếng và một dòng suối. Giếng là điều gì do con người làm ra, trong khi suối là một điều gì thiên nhiên. Áp-ra-ham luôn luôn đào giếng. Khi nào các đầy tớ của ông tìm thấy một nguồn nước, thì ông đào một cái giếng. Tuy nhiên, suối là thiên nhiên và không do con người làm nên. Chúa nói chúng ta là vườn đóng kín và không mở ra vào những lúc khác; thời điểm duy nhất chúng ta mở ra là lúc chúng ta mở ra cho Chúa. Chúng ta cũng là giếng khóa lại. Giếng dành cho người ta sử dụng. Nhưng dầu dành cho loài người sử dụng, nó vẫn được Chúa giới hạn và khóa lại cho Ngài. Suối chỉ về những gì chúng ta đã nhận được từ nơi Đức Chúa Trời, tượng trưng cho niềm vui chúng ta đã nhận được từ nơi Chúa. Giếng ở trước mặt loài người, trong khi suối ở trước mặt Đức Chúa Trời. Không một điều nào trong những điều này có thể được bày tỏ cho người khác một cách cố ý; tất cả đều niêm phong. Mọi kinh nghiệm của chúng ta trong sự cầu nguyện nên niêm phong lại và đừng cho mọi người biết. Thậm chí phần dành cho con người cũng niêm phong. Tóm lại, mọi điều tốt đẹp mà chúng ta sở hữu nên khóa lại cho Chúa.
Tất cả những gì được nói đến hôm nay liên quan đến một điều, đó là đâm rễ “xuống”. Chúng ta không có mục tiêu nào khác hơn là để cho thập tự giá thực hiện công tác sâu xa hơn trong mình. Anh chị em ơi, có quá nhiều điều nông cạn. Có quá nhiều điều mọc lên bên ngoài, phơi bày trên bề mặt, và chỉ có loài người trông thấy. Điều thiếu hụt là phần ẩn giấu trước mặt Đức Chúa Trời. Điều Đức Chúa Trời tìm kiếm hôm nay và điều duy nhất bắt lấy lòng chúng ta, là sự sống ẩn giấu trước mặt Ngài, là điều loài người không trông thấy. Đời sống mà Đức Chúa Trời mong muốn thì giống như đời sống của một chị em, một đời sống ẩn giấu sau hậu trường. Đức Chúa Trời không định cho chúng ta đem hết mọi sự ra bên ngoài, không còn gì giấu kín và ẩn mật cả. Nguyện Đức Chúa Trời ban ân điển cho chúng ta để chấp nhận sự đòi hỏi của Ngài và chúng ta không còn như tình trạng trước đây. Nguyện chúng ta cầu xin và để Đức Chúa Trời ban cho chúng ta một sự phá vỡ thật để chúng ta có thể tiến tới trên con đường trước mặt.
Watchman Nee