"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870257
Đang truy cập:212

SỰ CHÍNH THỐNG CỦA HỘI THÁNH: 2

amoxicillin uk

amoxicillin 500 mg capsules

antidepressant online delivery

sertraline mastercard westshoreprimarycare.com sertraline mastercard

abortion pill online

abortion pill online tecomed.es

mirtazapine and alcohol forum

mirtazapine side effects

viagra prodej praha

viagra

 CHƯƠNG HAI

HỘI-THÁNH TẠI Ê-PHÊ-SÔ

Kinh Thánh: Khải. 2:1-7

 

Hội-thánh tại Ê-phê-sô là lời tiên tri về tình trạng của hội-thánh trong giai đoạn đầu tiên sau thời các sứ đồ. Thời đại các sứ đồ là khoảng thời gian trước năm 96 S.C. Sau năm 96 S.C, thời đại các sứ đồ dường như đã chấm dứt và nhiều điều sai trật bắt đầu len lỏi vào. Vì Khải-thị là sách tiên tri nên các tên gọi trong sách cũng có tính chất tiên tri. Ê-phê-sô trong tiếng Hi-lạp có nghĩa là “hấp dẫn, quyến ”. Hội-thánh tiếp theo sau hội-thánh thời các sứ đồ vẫn còn hấp dẫn, quyến rũ.

Chúa phán: “Ta biết công việc [của] ngươi, sự lao khổ [của] ngươi, sự nhẫn nại [của] ngươi” (Khải. 2:2a). Đại từ sở hữu “của ngươi” được dùng trong Khải-thị chương 2 và 3 là ở thể số ít. Trong số bảy hội-thánh, có năm hội-thánh bị khiển trách, một không bị trách cũng không được khen, chỉ có một hội-thánh được khen. Ê-phê-sô là một trong số các hội-thánh bị khiển trách. Nhưng ở đây, trước tiên Chúa nói với sứ giả của hội-thánh tại Ê-phê-sô về thực tại thuộc linh. Một số người cho rằng Chúa có ý định nói vài điều tốt đẹp trước khi Ngài khiển trách để người bị khiển trách không cảm thấy mình quá tệ, như thể Chúa khéo cư xử. Nhưng đối với Chúa thì không phải vậy. Ở đây, Chúa chỉ ra thực tại thuộc linh trong hội-thánh. Có một điều gì đó được gọi là thực tại thuộc linh; điều này tồn tại bất kể tình trạng bên ngoài như thế nào. Mặc dù dân Y-sơ-ra-ên không xứng đáng trong cái nhìn của con người, nhưng qua Ba-la-am, Đức Chúa Trời nói Ngài không nhìn thấy tội ác của Gia-cốp (Dân. 23:21). Đây không phải là Đức Chúa Trời không nhìn; trái lại, Ngài nhìn xem nhưng chẳng thấy điều gì sai trật. Điều này không có nghĩa là mắt Đức Chúa Trời có thể nhìn thấy tốt hơn mắt chúng ta nhưng Ngài nhìn thấy thực tại thuộc linh.

Nhìn thấy tình trạng hoang tàn của hội-thánh ngày nay thì không có gì khó. Thỉnh thoảng, chúng ta nghĩ rằng một anh chị em nào đó chỉ đáng bỏ đi. Nhưng nếu con cái của Đức Chúa Trời được Chúa soi sáng, họ sẽ nhận thấy rằng nhiều sự yếu đuối, thất bại của mình chỉ là giả dối. Nếu thực tại thuộc linh là thật thì tất cả những điều này chỉ là giả dối. Chẳng hạn như hãy xem một đứa trẻ đi chơi và trở về mình đầy bùn đất. Mặc dù khi nó bước vào nhà với thân mình thật dơ bẩn nhưng tôi nói rằng nó sạch sẽ và xinh đẹp. Đành rằng nó rất dơ bẩn, nhưng bụi đất không từ trong nó mà ra. Khi được tắm rửa, nó sạch sẽ trở lại. Mỗi con cái của Đức Chúa Trời phải thấy rằng ngay cả trước khi được tắm rửa, mình vẫn tốt đẹp. Sự dơ bẩn là điều dối gạt; thực tại của mình là tốt đẹp. Ngày nay, hội-thánh không có vẻ vinh hiển như Đức Chúa Trời nói, nhưng hội-thánh vẫn thật vinh hiển. Nếu có nhận thức thuộc linh, anh em có thể nhìn thấy hội-thánh vẫn thật tốt lành, dù chưa được rửa sạch. Vì lý do đó, anh em có thể không ngừng cảm tạ Đức Chúa Trời vì hội-thánh. Ngày nay, hội-thánh vinh hiển, không vết, không nhăn, không chi giống vậy (Êph. 5:25-27). Không vết tức là không tội lỗi, không nhăn tức là không già nua, luôn luôn giữ sự tươi mới của mình trước mặt Chúa. Đức Chúa Trời nói hội-thánh Ê-phê-sô là tốt, có nghĩa là thực tại thuộc linh của hội-thánh ấy tốt.

Và đã thử nghiệm những kẻ tự xưng là sứ đồ mà không phải là sứ đồ, đã thấy họ là giả dối” (Khải. 2:2b). Chúa nói một vài điều về việc thử nghiệm các sứ đồ, chứng tỏ rằng sau thời đại các sứ đồ vẫn còn có các sứ đồ trong hội-thánh. Nếu chỉ có mười hai sứ đồ thì vấn đề phải là vị sứ đồ tự xưng nhận đó có phải là Giăng hay không. Nếu không phải là Giăng, thì người ấy không phải là sứ đồ, vì vào thời điểm đó cả mười một sứ đồ kia đã qua đời và chỉ còn lại một mình Giăng. Sự cần thiết phải thử nghiệm các sứ đồ chứng tỏ sau mười hai sứ đồ vẫn còn có những sứ đồ khác nữa.

Nhưng có một điều Ta trách ngươi, ấy là ngươi đã bỏ tình yêu thương ban đầu” (c. 4). Chữ ban đầu trong Hi-văn là protenTừ ngữ này không những chỉ về sự khởi đầu của thời gian mà còn chỉ về hàng đầu trong bản chất. Trong Lu-ca chương 15, người cha truyền mặc áo tốt nhất cho đứa con hoang-đàng; chữ “tốt nhất” ấy cũng là proten.

Bằng chẳng, Ta sẽ đến cùng ngươi, cất giá đèn ngươi khỏi chỗ nó, miễn là ngươi ăn năn thì thôi” (Khải. 2:5b). Các hội-thánh trong Khải-thị chương 2 và 3 không chỉ là các hội-thánh trong lời tiên tri, nhưng cũng là những hội-thánh có thật tại bảy địa phương trong A-si. Điều đáng chú ý là lịch sử cho chúng ta biết trong suốt hơn một ngàn năm, tại Ê-phê-sô đã không có một hội-thánh nào cả. Chân đèn đã bị dời đi; ngay cả biểu hiện bên ngoài cũng bị dời đi. Ngày nay, có các hội-thánh tại Cô-rin-tô, La-mã và ở nhiều nơi, nhưng tại Ê-phê-sô thì không. Vì không chịu ăn năn nên chân đèn đã bị cất đi.

Song ngươi còn có điều khá này, là ngươi ghét công việc của đảng (hay: nhóm) Ni-cô-la, mà Ta cũng ghét nữa” (c. 6). Trong lịch sử hội-thánh, người ta không tìm thấy nhóm Ni-cô-la. Vì Khải-thị là một sách tiên tri, nên chúng ta vẫn phải nghiên cứu đến ý nghĩa của chữ ấy. Nicolait (Ni-cô-la) trong Hi-văn được tạo nên bởi hai chữ: Nikao có nghĩa là “chinh phục” hoặc “ở trên những người khác”, và Laos có nghĩa là “thường dân”, “người thế tục” hay “giáo dân”. Như vậy, Nicolait có nghĩa là “chinh phục người thường”, “trèo cao trên giáo dân”. Do đó, nhóm Ni-cô-la chỉ về một nhóm người tự cho mình cao hơn các tín đồ thường. Chúa ở trên, các tín đồ thường ở dưới, còn nhóm Ni-cô-la ở dưới Chúa, nhưng lại ở trên các tín đồ thường. Chúa ghét cách cư xử của nhóm Ni-cô-la. Hành động vượt lên trên các tín đồ thường như một giai cấp trung gian là điều Chúa rất ghét; đó là điều rất đáng ghét. Nhưng vào thời điểm đó, điều này chỉ là cách cư xử chứ chưa trở nên một sự dạy dỗ.

Trong Tân Ước, có một nguyên tắc căn bản: tất cả con cái của Đức Chúa Trời đều là những thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Trong Xuất Ê-díp-tô Ký 19:5-6, Đức Chúa Trời gọi dân Y-sơ-ra-ên mà phán rằng: “Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời Ta và giữ giao ước Ta, thì trong muôn dân các ngươi sẽ thuộc riêng về Ta, vì cả thế gian đều thuộc về Ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho Ta”. Ban đầu, Đức Chúa Trời đã định rằng cả nước này sẽ là những thầy tế lễ; nhưng sau đó không lâu, sự kiện thờ lạy bò con vàng đã xảy ra. Môi-se đã đập vỡ hai bảng luật pháp và nói: “Ai thuộc về Đức Giê-hô-va, hãy đến cùng ta đây!... và mỗi người hãy giết anh em, bạn hữu, và kẻ lân cận mình” (Xuất. 32:26-27). Lúc đó, chi phái Lê-vi tiến lên đứng về phía Chúa, kết quả là trong ngày đó, có đến ba ngàn người Y-sơ-ra-ên bị giết (c. 28). Do đó, chỉ có chi phái Lê-vi mới có thể làm những thầy tế lễ: Vương quốc thầy tế lễ đó đã trở nên một chi phái thầy tế lễ. Những người Y-sơ-ra-ên còn lại không thể làm thầy tế lễ mà phải nhờ chi phái Lê-vi làm thầy tế lễ thay cho họ. Giai cấp thầy tế lễ trong Cựu Ước là một giai cấp trung gian. Nhưng trong Tân Ước, Phi-e-rơ nói: “Anh em là giống được lựa chọn, là chức tế lễ nhà vua, là nước thánh, dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời”. (1 Phi. 2:9). Chúng ta, toàn thể hội-thánh, là những thầy tế lễ; như vậy là quay trở về với tình trạng ban đầu. Khải-thị 1:5-6 nói rằng tất cả những ai được rửa sạch trong huyết đều là thầy tế lễ. Các thầy tế lễ đều phải làm công việc Đức Chúa Trời; mỗi người tin đều phải lo công việc Đức Chúa Trời. Không được có một giai cấp trung gian trong hội-thánh. Hội-thánh chỉ có một Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, đó là Chúa Giê-su.

Trước khi có sự thay đổi diễn ra trong hội-thánh, tất cả các tín đồ đều chăm lo công việc Chúa; nhưng sau thời các sứ đồ, tình trạng ấy bắt đầu thay đổi, con người bắt đầu không còn quan tâm đến việc phụng sự Chúa. Lúc Giáo Hội Công Giáo La-mã bắt đầu xuất hiện (trong giai đoạn Bẹt-găm), chỉ có một số ít người được cứu nhưng có nhiều người chịu báp-têm; vì vậy, trong hội-thánh đầy dẫy người vô tín. Sau đó, đã xuất hiện một nhóm người gọi là “giáo phẩm”. Vì có nhiều thành viên không thuộc linh nên họ có thể làm được gì? Đòi hỏi họ bỏ cuốn sổ kế toán và cầm Kinh Thánh lên rao giảng là điều không thích hợp. Vì vậy, cần phải tìm một nhóm người đặc biệt lo việc thuộc linh, trong khi số còn lại cứ làm việc thế tục. Như thế, giới “giáo phẩm” ra đời, trái ngược với sự mong muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn tất cả những người làm việc đời thường đều có thể chăm lo công việc thuộc linh.

Trong Giáo Hội Công Giáo La-mã, việc phân phát bánh, đặt tay hay báp-têm v.v..., đều do các linh mục thực hiện; ngay cả tang lễ hay hôn lễ cũng do giới “giáo phẩm” cử hành. Trong Giáo Hội Cải Chánh lại có các mục sư. Khi đau ốm thì gọi bác sĩ, khi có vấn đề kiện tụng thì kêu luật sư, khi gặp phải các vấn đề thuộc linh thì mời mục sư. Thế còn chúng ta thì sao? Chúng ta có thể dành trọn cả đời để làm việc thế tục mà không bị phân tâm. Nhưng xin nhớ rằng trong Lão giáo có các đạo sĩ hành lễ cho tín hữu, trong Do-thái giáo cũng có các thầy tế lễ làm những công việc của Đức Chúa Trời thay người thường; tuy nhiên, trong hội-thánh, không được có giai cấp trung gian nào, vì tất cả chúng ta đều là thầy tế lễ.

Chính vì lý do này mà trong suốt hai mươi năm qua, chúng tôi đã lớn tiếng kêu gọi về “chức vụ tế lễ phổ thông”. A-bên có thể dâng một sinh tế, Nô-ê cũng vậy. Ban đầu toàn dân Y-sơ-ra-ên đều có thể dâng sinh tế; nhưng sau đó, bởi sự kiện bò con vàng, họ đã không thể tự dâng sinh tế nữa. Đức Chúa Trời phán rằng mỗi tín đồ đều có thể trực tiếp đến với Ngài. Nhưng bây giờ, lại có những người làm trung gian trong hội-thánh. Ngày nay, nhóm Ni-cô-la xuất hiện trong hội-thánh; vì thế, Đạo Đấng Christ đã trở nên Do-thái giáo.

Chúa thật vui lòng với những ai từ chối giai cấp trung gian. Nếu đã được huyết rửa sạch, anh em phải trực tiếp dự phần vào những công việc thuộc linh. Hội-thánh chỉ có thể được tìm thấy trên nền tảng này; nếu không, đó chính là Do-thái giáo. Vì thế, điều chúng ta tranh chiến không phải là vấn đề các hệ phái mà là đặc ân của huyết. Ngày nay, có ba loại Giáo Hội chính trên thế gian: (1) Giáo Hội mang tính toàn cầu tức Giáo Hội Công Giáo La-mã, (2) Giáo Hội có tính chất quốc gia như Anh Quốc Giáo và Giáo Hội Lu her, (3) Giáo Hội Độc Lập như Hội Giám Lý, Trưởng Lão... Trong Giáo Hội Công Giáo La-mã có hệ thống linh mục; trong Anh Quốc Giáo có hệ thống hàng giáo phẩm và trong các Giáo Hội Độc Lập lại có hệ thống các mục sư. Tất cả các hệ thống chúng ta nhìn thấy đó chính là giai cấp trung gian, là giai cấp thi hành những công việc thuộc linh. Nhưng hội-thánh mà Đức Chúa Trời muốn thiết lập là một hội-thánh mà tại đó Ngài có thể đặt để toàn bộ phúc âm, không cần đến giai cấp trung gian nào. Nếu có điều gì hiện hữu mà không nhất quán với toàn bộ phúc âm, thì đó không phải là hội-thánh.

“Ai có tai hãy nghe điều Linh phán cùng các hội-thánh” (Khải. 2:7a). Chúa phán cùng một lời như vậy cho cả bảy hội-thánh. Điều này cho thấy không chỉ có hội-thánh tại Ê-phê-sô cần phải nghe mà tất cả các hội-thánh đều phải nghe.

“Kẻ đắc thắng Ta sẽ cho ăn trái cây sự sống ở trong Pa-ra-đi của Đức Chúa Trời” (c. 7b). Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời cho con người là muốn họ ăn trái cây sự sống. Bây giờ, Đức Chúa Trời phán rằng chúng ta có thể trực tiếp đến với Ngài và làm theo ý định ban đầu của Ngài. Vấn đề không phải là cây sự sống là gì; nhưng là, anh em có sẵn lòng bước theo ý định ban đầu của Đức Chúa Trời mà ăn cây sự sống trong vườn của Ngài không. Chỉ những người đắc thắng mới có thể ăn.Bất cứ ai quay về với ý định và mạng lịnh ban đầu của Đức Chúa Trời thì đó là người đắc thắng.

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2