accutane without birth control
buy
accutane pills
buy antidepressants
buy antidepressants mastercard
read here amitriptyline for back pain
where can i buy naltrexone
buy naltrexone canada
click CHƯƠNG BA
I. KẾ HOẠCH ĐỜI ĐỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ HỘI-THÁNH
Kinh Thánh: Êph. 1:23
Kế Hoạch Đời Đời Của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời có một kế hoạch đời đời trước khi tạo lập thế giới. Kế hoạch này có hai mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là làm cho mọi sự bày tỏ Đấng Christ, và mục tiêu thứ hai là làm cho con người giống như Đấng Christ, để con người có sự sống và vinh quang của Ngài. Trong khi Đức Chúa Trời ao ước hoàn thành hai mục tiêu này, Ngài đương đầu với hai nan đề: sự nổi loạn của Sa-tan và sự sa ngã của con người.
Vào lúc thiên sứ trưởng thấy Đấng Christ là trung tâm của mọi sự, hắn trở nên ganh tị vì kiêu ngạo. Hắn muốn nhấc mình lên ngang hàng với Con Đức Chúa Trời. Hắn nổi loạn vì muốn cướp vị trí trung tâm của Đấng Christ. Một phần ba các thiên sứ đi theo hắn để nổi loạn nghịch lại Đức Chúa Trời, và vào ngày ấy tất cả các tạo vật sống động trên đất cũng đi theo hắn. Sự nổi loạn của Sa-tan làm cho mọi sự hỗn loạn, không thể bày tỏ Đấng Christ. Vũ trụ là một thực thể lớn lao. Theo khoa học, chúng ta biết nếu một hạt bụi không ở trong trật tự, thì cả vũ trụ có thể bị đảo lộn và rối loạn. Ngày nay, dầu mọi sự có thể bày tỏ vinh quang của Đức Chúa Trời, nhưng chúng không thể bày tỏ chính Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời tạo dựng con người để trước hết họ có sự sống và vinh quang của Đấng Christ, và Ngài dự định đặt mọi vật thuận phục con người để con người đem mọi sự trở về với Đức Chúa Trời. Thứ hai, Ngài tạo dựng con người để họ hợp tác với Đức Chúa Trời xử lý Sa-tan nổi loạn.
Nhưng con người cũng sa ngã. Vì vậy, bây giờ Đức Chúa Trời phải hoàn thành hai mục tiêu và giải quyết hai nan đề. Để hoàn thành hai mục tiêu của mình, Đức Chúa Trời phải (1) cứu con người sa ngã và (2) loại bỏ Sa-tan nổi loạn.
Để thực hiện hai mục tiêu của Đức Chúa Trời và giải quyết hai nan đề của Ngài, Chúa Giê-su đã trở nên con người và hoàn thành sự cứu chuộc. Chúa Giê-su không những là Đấng Christ đối với nhân loại, mà còn là Đấng Christ đối với mọi sự. Đấng Christ là trung tâm điểm và là toàn thể mọi sự. Là toàn thể mọi sự nghĩa là Ngài không bị thời gian và không gian giới hạn. Đấng Christ không những là Đấng Christ của người Do-thái, hay Đấng Christ của hội-thánh, mà Ngài còn là Đấng Christ của tất cả mọi sự. Ngài là tất cả trong tất cả.
Sự cứu chuộc của Đấng Christ có ba phương diện: (1) thay thế cho cá nhân; (2) đại diện cho hội-thánh; và (3) hội hiệp mọi sự dưới một đầu. Đấng Christ là Đầu bao hàm mọi sự. Khi Đầu chết, mọi sự bao hàm trong Đầu cũng chết. Sự chết của Đấng Christ là sự chết bao-hàm-tất-cả. Sự chết của Đấng Christ là Đầu đã đem mọi sự và nhân loại vào sự chết, để mọi sự và nhân loại bây giờ được giải hòa với Đức Chúa Trời.
Đấng Christ xử lý mọi sự trên thập tự giá. Ngài giày đạp đầu con rắn, xử lý Sa-tan nổi loạn và tất cả công việc của hắn trên thập tự giá. Ngài cứu nhân loại sa ngã trên thập tự giá. Ngài đem mọi sự trở lại và làm cho mọi sự hòa lại với Đức Chúa Trời trên thập tự giá. Trên thập tự giá, Ngài ban sự sống của Ngài cho con người để con người được giống như Ngài.
Vì vậy, chúng ta có thể thấy Đức Chúa Trời có hai mục tiêu và cũng có hai nan đề. Nhờ thập tự giá, Đấng Christ hoàn thành hai mục tiêu và cũng giải quyết hai nan đề của Đức Chúa Trời.
Vị Trí Và Trách Nhiệm Của Hội-Thánh
Đức Chúa Trời đã đặt hội-thánh ở vị trí nào? Đức Chúa Trời muốn hội-thánh mang sứ mạng nào trên đất? Tại sao Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan, là kẻ mà đầu đã giập nát, vẫn còn được lưu lại trên đất?
Đức Chúa Trời muốn hội-thánh trên đất không những rao giảng phúc-âm để cứu tội nhân nhưng cũng làm chứng về chiến thắng của Đấng Christ trên thập tự giá. Đức Chúa Trời cho phép Sa-tan ở lại trên đất để cung cấp cho chúng ta cơ hội làm chứng về chiến thắng của Con Ngài. Đức Chúa Trời mong chúng ta sẽ làm chứng về chiến thắng của Con Ngài. Tất cả những tín đồ thất bại đều phá hỏng chứng cớ này.
Hội-thánh là Thân Thể của Đấng Christ. Thân Thể phải tiếp tục công tác của Đầu. Hội-thánh là sự đầy trọn của Đấng Christ. Những gì tuôn tràn ra từ Đấng Christ là hội-thánh. Hội-thánh phải tiếp tục công tác của bốn sách Phúc-âm.
Có ba điều rất quan trọng trong Tân Ước: (1) thập tự giá, (2) hội-thánh, và (3) vương quốc. Đấng Christ trên thập tự giá đã hoàn thành sự cứu chuộc và sự đắc thắng. Vương quốc là để bày tỏ sự cứu chuộc đã hoàn tất của Đấng Christ và bày tỏ chiến thắng của Ngài. Hiện nay, hội-thánh đang duy trì trên đất điều Đấng Christ đã hoàn thành trên thập tự giá. Thập tự giá là sự phán xét đúng đắn của Đức Chúa Trời theo luật pháp, trong khi vương quốc là sự thực thi uy quyền của Đức Chúa Trời. Hội-thánh nằm ở giữa, một mặt duy trì thành tựu của thập tự giá và mặt khác là tiền vị của quyền năng trong thời đại sắp đến.
Sa-tan không thể đắc thắng cá nhân Đấng Christ, nhưng hắn có thể sỉ nhục cá nhân Đấng Christ qua Đấng Christ tập thể. Sự thất bại của Thân Thể là sự thất bại cho Đầu. Sự thất bại của một chi thể là sự thất bại của Thân Thể. Chúng ta là “sự tiếp tục” của Đấng Christ. Chúng ta phải làm lan rộng Đấng Christ (Ês. 53:10) y như chúng ta đã làm lan rộng A-đam. Đức Chúa Trời cho phép chúng ta tiếp tục ở trên đất nhằm mục đích hoàn thành kế hoạch đời đời của Ngài và đạt được mục tiêu đời đời của Ngài.
Trước khi rương chứng cớ vào Giê-ru-sa-lem, rương ấy ở trong nhà Ô-bết-ê-đôm, người Gát (2 Sa. 6). Chúng ta phải trung tín quan tâm đến huyết trên rương chứng cớ (công tác của Đấng Christ) và chê-ru-bim trên rương ấy (vinh quang của Đức Chúa Trời).
(Chiều ngày 24 tháng giêng)
II. BẢN CHẤT SỰ CHIẾN THẮNG
CỦA ĐẤNG CHRIST VÀ HỘI-THÁNH
Kinh Thánh: Khải. 3:21
Tất cả các chiến thắng đều nên lấy chiến thắng của Đấng Christ làm kiểu mẫu: “Như Ta cũng đã đắc thắng”.
Ba Kẻ Thù
Kinh Thánh cho biết chúng ta có ba kẻ thù khác nhau: (1) xác thịt ở trong chúng ta, (2) thế gian ở bên ngoài chúng ta, và (3) Sa-tan ở trên và dưới chúng ta. Theo vị trí thăng thiên của hội-thánh, Sa-tan ở dưới chúng ta.
Có ba quốc gia trong Cựu Ước tượng trưng cho ba kẻ thù này. A-ma-léc tượng trưng cho xác thịt; chúng ta phải đắc thắng nó bởi lời cầu nguyện của mình. Ai-cập tượng trưng cho thế gian; Ai-cập phải bị chôn dưới Biển Đỏ. Ca-na-an tượng trưng cho các thế lực của Sa-tan; chúng ta phải lần lượt đắc thắng và loại bỏ chúng.
Xác thịt nghịch với Linh (Ga 5:17). Thế gian nghịch với Cha. Nếu ai yêu thế gian, tình yêu Cha không ở trong người ấy (1 Gi. 2:15). Sa-tan nghịch với Đấng Christ. Đấng Christ đến để hủy diệt Sa-tan (1 Gi. 3:8). Vì vậy, thuận phục Linh là đắc thắng xác thịt, yêu Cha là đắc thắng thế gian, và đức tin nơi Đấng Christ là đắc thắng Sa-tan.
Điều đầu tiên đã xen vào là xác thịt. Một ngày kia, thiên sứ trưởng tìm cách tự nhấc mình lên để giống Đức Chúa Trời bằng phương tiện là “bản ngã”, và “bản ngã” đã vào trong thế gian. Đó là bước đầu của tội, thế gian và Sa-tan.
Vào lúc Đức Chúa Trời tạo dựng con người, Ngài ban cho con người khả năng cao nhất, khả năng tái sản sinh, nhờ đó con người có thể truyền sự sống của mình cho con cháu. Ban đầu Đức Chúa Trời mong con người ăn trái cây sự sống để con người có sự sống của Đức Chúa Trời rồi truyền sự sống ấy cho con cháu mình. Đức Chúa Trời cấm họ ăn trái cây kiến thức về thiện và ác. Nhưng Sa-tan đến phạm tội gian dâm thuộc linh với cặp vợ chồng đầu tiên trong hồn của họ. Sa-tan đặt hạt giống độc hại của hắn vào trong họ để họ truyền cho con cháu mình. Sa-tan là cha của những kẻ nói dối. Hạt giống của Sa-tan là sự giả dối. Hạt giống của Đức Chúa Trời là lẽ thật. Nguyên tắc Sa-tan quyến rũ A-đam phạm tội chính là nguyên tắc đã gây cho hắn phạm tội lúc ban đầu.
Sa-tan có nhà của hắn và vương quốc của hắn. Hắn giành loài người để làm những thành viên trong nhà hắn và công dân của vương quốc hắn để hắn làm vua trên họ.
Sau khi quyến rũ con người phạm tội, công việc của hắn bị giới hạn lại từ phạm vi vũ trụ thành ra chỉ còn trên đất, là thế gian. Hắn bị rủa sả: “Ngươi sẽ bò bằng bụng ngươi,/ ăn bụi đất trọn đời ngươi” (Sáng. 3:14). Hắn chỉ có thể di chuyển trên đất và chỉ có thể có con người ra từ bụi đất làm thức ăn cho mình. Đó là sự thất bại lớn của Sa-tan. Sự sa ngã của con người là chiến thắng lớn cho Đức Chúa Trời.
Sa-tan có hệ thống của hắn trên trái đất này. Tổ chức của hắn trở nên thế gian hiện nay. Sa-tan là vua của tổ chức này, còn cả thế gian đều nằm trong tay hắn.
Chiến Thắng Của Đấng Christ
Trước khi Chúa Giê-su bắt đầu phụng sự, Ngài chịu báp-têm. Điều này có nghĩa là công tác của Ngài suốt ba năm rưỡi được thực hiện sau sự chết và sự phục sinh của Ngài. Kết quả là không có xác thịt trong công tác của Ngài. Chúng ta có thể gọi ba năm rưỡi này là cuộc sống thập tự giá. Chúa Giê-su không bao giờ bước đi theo ý mình nhưng theo ý muốn của Đấng sai Ngài. Ngài làm theo ý muốn của Cha và cũng chờ đợi thời điểm của Cha (Gi. 7:6).
Sa-tan cám dỗ Chúa làm một điều mà không có lời của Cha bằng cách bảo Ngài hóa đá thành ra bánh. Nhưng Chúa đáp rằng con người sống nhờ mỗi một lời của Đức Chúa Trời (Mat. 4:4). Nhiều lần Ngài nói Ngài chỉ nói những gì Ngài nghe, và trong Giăng 5:30 Ngài nói: “Ta không tự mình làm gì được”. Câu này có nghĩa là Ngài không xem bản ngã của mình là nguồn. Sa-tan luôn luôn muốn con người tự xưng mình là công chính sau khi Đức Chúa Trời đã xưng con người là công chính. Dường như Sa-tan tìm cách thuyết phục Chúa tuyên bố Ngài là Con Đức Chúa Trời sau khi Đức Chúa Trời đã tuyên bố điều đó.
Sự đóng đinh của Chúa là theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Ngài cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-nê, “Không phải theo ý Con, mà theo ý Cha” (Mat. 26:39). “Nếu chén này không thể cất đi, trừ phi Con uống nó, thì nguyện ý Cha được nên” (Mat. 26:42). Cuối cùng Ngài nói: “Chén mà Cha đã ban cho Ta, Ta không uống sao?” (Gi. 18:11). Chấp nhận được thập tự giá là một chiến thắng. Không bị rúng động bởi những điều bên trong hay bên ngoài là một chiến thắng. Đắc thắng là không có gì của xác thịt bên trong, không có gì của thế gian bên ngoài, và không có gì của Sa-tan bên dưới. Suốt cuộc đời Ngài, Chúa không cho phép xác thịt bước vào cuộc sống mình. Ngài luôn luôn bỏ xác thịt qua một bên. Chúa là Người đầu tiên mà Sa-tan không kiếm được gì nơi Ngài. Xác thịt và thế gian đều không có chỗ trong Ngài.
Đức Chúa Trời Dự Định
Hội-Thánh Sống Bày Tỏ Sự Đắc Thắng
Của Đấng Christ
Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là cứu con người khỏi xác thịt, thế gian và Sa-tan. Đức Chúa Trời muốn chúng ta từ chối mọi sự từ thế gian, trái đất, bản ngã, xác thịt và Sa-tan. Sa-tan tấn công chúng ta qua thế gian và xác thịt. Chỉ những ai tuyệt đối thuộc linh, tuyệt đối từ chối hệ thống thế gian và ý muốn của xác thịt mới bị Sa-tan trực tiếp tấn công.
Thập tự giá của Đấng Christ cần Thân Thể của Đấng Christ. Nếu một tội nhân chỉ chấp nhận thập tự giá cách khách quan thì chỉ có người ấy mới đạt được một điều gì đó. Tuy nhiên, nếu chúng ta chấp nhận thập tự giá trong kinh nghiệm, Đức Chúa Trời sẽ đạt được điều gì đó. Thập tự giá của Đấng Christ như một con dao cắt bỏ mọi sự thuộc về cõi sáng tạo cũ, trong khi sự phục sinh của Ngài đem chúng ta vào một khởi đầu mới.
Chiến thắng của Đấng Christ được nhìn thấy trong (1) sự đóng đinh, là điều loại bỏ toàn bộ cõi sáng tạo cũ về phương diện tiêu cực, (2) sự phục sinh đem đến một khởi đầu mới về phương diện tích cực, và (3) sự thăng thiên bảo vệ vị trí đắc thắng cho Ngài.
Hội-thánh sống bày tỏ sự đắc thắng của Đấng Christ trên đất bởi sự chết, sự phục sinh và sự thăng thiên của Đấng Christ. Thập tự giá cần phải được trồng tại trung tâm sự sống chúng ta. Đức Chúa Trời muốn chúng ta chịu trách nhiệm về sự cắt bỏ phần thuộc về cõi sáng tạo cũ của thập tự giá mà chúng ta biết được. Đức Chúa Trời không muốn chúng ta chịu trách nhiệm về phần của cõi sáng tạo cũ mà chúng ta không biết.
(Chiều ngày 25 tháng giêng)
III. AI LÀ NHỮNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh Thánh: Khải. 2:7, 11, 17, 26; 3:5, 12, 21
Sự Thất Bại Của Hội-Thánh
Lý do hội-thánh ở trên đất là để duy trì chiến thắng của Đấng Christ trên thập tự giá và cột trói Sa-tan tại mỗi địa phương như Chúa đã trói hắn tại Gô-gô-tha. Trên thập tự giá, Chúa đã kết án Sa-tan theo luật pháp. Bây giờ Đức Chúa Trời muốn hội-thánh thi hành sự phán xét ấy trên đất.
Sa-tan biết hội-thánh sẽ tham gia vào việc đánh bại hắn. Đó là lý do vì sao hắn bắt bớ và tìm cách lừa dối hội-thánh bằng sự giả dối của hắn. Hắn là kẻ giết người và là kẻ nói dối. Hội-thánh không sợ nét mặt giận dữ của hắn nhưng sợ gương mặt mỉm cười của hắn. Sách Công Vụ Các Sứ Đồ ghi lại thế nào hội-thánh đã trải qua sự chết mà vào sự sống. Đức Chúa Trời dùng sự tấn công của Sa-tan để bày tỏ chiến thắng của Đấng Christ. Tuy nhiên, hội-thánh dần dần bị thoái hóa. Chẳng hạn như có sự giả dối của A-na-nia và Sa-phi-ra, sự tham lam của Si-môn, sự chấp nhận những anh em giả dối, nhiều người chăm lo việc riêng mình, và nhiều người từ bỏ Phao-lô khi ông ở tù.
Đức Chúa Trời Tìm Kiếm Những Người Đắc Thắng
Sau sự thất bại của hội-thánh, Đức Chúa Trời tìm kiếm một số ít người trong hội-thánh để trở nên những người đắc thắng của Ngài, đó là những người mang trách nhiệm mà hội-thánh lẽ ra phải gánh vác nhưng đã không gánh vác. Đức Chúa Trời muốn một số ít người trung tín đại diện cho hội-thánh và duy trì chiến thắng của Đấng Christ. Trong cả bảy thời đại của hội-thánh, đều có những người đắc thắng của Đức Chúa Trời. [Trải qua các thế hệ] hàng ngũ những người đắc thắng này không bao giờ bị gián đoạn. Những người đắc thắng không phải là những người đặc biệt. Những người đắc thắng của Đức Chúa Trời là nhóm người đồng lòng với mục đích nguyên thủy của Đức Chúa Trời.
Nguyên Tắc Những Người Đắc Thắng
Theo Kinh Thánh, khi Đức Chúa Trời muốn thực hiện một điều gì, trước hết Ngài chọn lựa [và thực hiện trong] một số ít người làm nền tảng và rồi sau đó Ngài thực hiện điều như vậy trong đa số dân chúng. Bản ký thuật về thời đại của các tổ phụ minh chứng nguyên tắc này là đúng. Vào thời ấy, đây đó Đức Chúa Trời rải rác chọn lựa những con người. Có những con người như A-bên, Hê-nóc, Nô-ê, và Áp-ra-ham. Từ Áp-ra-ham, bản ký thuật nói đến dân Y-sơ-ra-ên; từ thời đại các tổ phụ, đến thời đại luật pháp; từ thời đại luật pháp, đến thời đại ân điển; từ thời đại ân điển, đến thời đại vương quốc; từ thời đại vương quốc, đến trời mới đất mới. Vương quốc đi trước trời mới đất mới. Bàn thờ và đền tạm của thời đại luật pháp tượng trưng cho những điều thuộc về thời đại ân điển. Đó là nguyên tắc của công tác Đức Chúa Trời, luôn luôn đi từ ít đến nhiều.
Cô-lô-se 2:19 nói: “... bám lấy Đầu, mà ra từ Ngài cả Thân Thể được cung ứng dồi dào và cùng liên kết với nhau nhờ các khớp và gân, lớn lên bởi sự tăng trưởng của Đức Chúa Trời”. “Khớp” là để cung ứng, trong khi “gân” là để liên kết với nhau. Đầu cung ứng và liên kết cả thân thể lại với nhau qua các khớp và gân. Chỉ có những người đắc thắng mới là những khớp cung ứng và gân liên kết.
Giê-ru-sa-lem tượng trưng cho hội-thánh. Trong Giê-ru-sa-lem có núi Si-ôn. Giê-ru-sa-lem tượng trưng cho toàn thân thể của hội-thánh, trong khi Si-ôn tượng trưng cho những người đắc thắng của hội-thánh. Giê-ru-sa-lem rộng lớn, còn Si-ôn nhỏ bé. Đồn lũy của Giê-ru-sa-lem là Si-ôn. Khi nào có điều gì liên quan đến nỗi ao ước của lòng Đức Chúa Trời, thì Si-ôn được đề cập. Khi nào có điều gì liên quan đến sự thất bại và tội lỗi của người Do-thái thì Giê-ru-sa-lem được nhắc đến. Đức Chúa Trời luôn luôn cho phép Giê-ru-sa-lem bị giày đạp, nhưng Ngài luôn luôn bảo vệ Si-ôn. Có Giê-ru-sa-lem Mới, nhưng sẽ không bao giờ có Si-ôn mới, vì Si-ôn không bao giờ trở nên cũ. Mỗi khi Cựu Ước nói về mối liên hệ giữa Si-ôn với Giê-ru-sa-lem, thì đều cho chúng ta thấy đặc tính, sự sống, phước hạnh và sự thiết lập Giê-ru-sa-lem đến từ Si-ôn. Trong 1 Các Vua 8:1, các trưởng lão ở tại Giê-ru-sa-lem, và rương chứng cớ ở tại Si-ôn. Thi-thiên 51:18 nói rằng Đức Chúa Trời làm điều tốt lành cho Si-ôn và xây dựng các vách tường Giê-ru-sa-lem. Thi-thiên 102:21 nói danh Chúa ở tại Si-ôn và sự ngợi khen Ngài ở tại Giê-ru-sa-lem. Thi-thiên 128:5 nói Chúa từ Si-ôn ban phước và sự tốt lành được thấy tại Giê-ru-sa-lem. Thi-thiên 135:21 nói Chúa cư ngụ tại Giê-ru-sa-lem nhưng Chúa được chúc tụng từ Si-ôn. Trong Ê-sai 41:27 lời trước hết được công bố cho Si-ôn và rồi được rao giảng cho Giê-ru-sa-lem. Giô-ên 3:17 nói khi Đức Chúa Trời cư ngụ tại Si-ôn, Giê-ru-sa-lem sẽ thánh khiết.
Ngày nay Đức Chúa Trời đang tìm kiếm một trăm bốn mươi bốn ngàn người ở giữa hội-thánh bị đánh bại, là những người sẽ đứng trên núi Si-ôn (Khải. 14). Đức Chúa Trời luôn luôn dùng một số ít tín đồ để truyền dòng chảy sự sống cho hội-thánh và để phục hưng hội-thánh. Như Chúa từng làm trước đây, những người đắc thắng phải đổ máu họ ra trước khi sự sống có thể tuôn chảy đến người khác. Thay mặt cho hội-thánh, những người đắc thắng đứng ở vị trí đắc thắng, họ cũng chịu hoạn nạn và khinh miệt.
Như vậy, những người đắc thắng của Đức Chúa Trời cần từ bỏ những gì họ cho là đúng. Họ phải trả giá và để cho thập tự giá cắt bỏ toàn cõi sáng tạo cũ và xử lý các cửa Âm phủ (Mat. 16:18).
Anh em có bằng lòng chịu “đau lòng” để chiếm được lòng Đức Chúa Trời không? Anh em có bằng lòng để cho chính mình bị đánh bại hầu Chúa làm Người Chiến Thắng không? Khi sự vâng phục của anh em được trọn vẹn, Đức Chúa Trời sẽ xử lý mọi sự bất phục (2 Côr. 10:6).
(Chiều ngày 26 tháng giêng)
IV. CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI ĐẮC THẮNG LÀ GÌ?
Kinh Thánh: G-ên 3:6, 8, 13, 15-17; 4:10-11, 15-18;
2 Côr. 4:10-12
Công Tác Của Người Đắc Thắng
Khi xem xét những người đắc thắng, chúng ta cần chú ý đến hai điều: (1) Đức Chúa Trời lựa chọn một ít người để thay cho tất cả những người thất bại. (2) Đức Chúa Trời làm cho thiểu số ấy thực hiện mạng lịnh của Đức Chúa Trời trước, rồi sau đó Ngài làm chính điều đó trong đa số còn lại.
Đức Chúa Trời lựa chọn người Y-sơ-ra-ên làm vương quốc các thầy tế lễ giữa mọi dân (Xuất. 19:5-6), nhưng họ thất bại vì thờ bò con bằng vàng tại núi Si-nai. Sau đó Đức Chúa Trời lựa chọn các con trai Lê-vi, là những người làm theo mạng lịnh Ngài, làm những người đắc thắng của Ngài, với tư cách là những thầy tế lễ thay thế cho dân Y-sơ-ra-ên (Xuất. 32:15-29).
Ban đầu Đức Chúa Trời dự định rằng toàn thể dân Y-sơ-ra-ên đều làm thầy tế lễ. Nhưng vì họ thờ hình tượng, Đức Chúa Trời lập người Lê-vi làm thầy tế lễ thay thế dân Y-sơ-ra-ên.
Trước hết Đức Chúa Trời hành động trên một số ít người. Sau đó Ngài hành động trên đa số dân chúng qua số ít ấy. Trước khi Đức Chúa Trời có thể giải cứu dân Y-sơ-ra-ên, Ngài phải giải cứu Môi-se. Đức Chúa Trời phải giải cứu Môi-se ra khỏi Ai-cập trước khi Ngài có thể giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập. Đức Chúa Trời phải xử lý Đa-vít để chiếm hữu ông trước, rồi Ngài mới có thể giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi tay người Phi-li-tin và làm cho họ nên một dân tộc. Mọi mục tiêu thuộc linh phải được thực hiện bằng những phương tiện thuộc linh. Đức Chúa Trời phải xử lý Môi-se và Đa-vít đến mức họ không còn tìm cách thực hiện ý muốn Đức Chúa Trời bằng xác thịt mình hay sử dụng xác thịt để giúp đỡ Đức Chúa Trời.
Trước hết Đức Chúa Trời chiếm hữu mười hai người, rồi một trăm hai mươi người, và cuối cùng Ngài thành lập hội-thánh. Đức Chúa Trời cho phép một ít người mang lấy trách nhiệm mà đa số nên gánh vác nhưng không muốn gánh vác. Nguyên tắc những người đắc thắng là Đức Chúa Trời cho phép một vài người làm một điều gì đó để đem lại phước hạnh cho đa số còn lại. Ngài lập một vài người đứng trong sự chết để đa số nhận được sự sống. Đức Chúa Trời trồng thập tự giá vào trong lòng họ để họ kinh nghiệm nguyên tắc thập tự giá trong gia đình mình và môi trường mình. Kết quả của điều đó là sự sống được tuôn đổ vào trong những người khác. Đức Chúa Trời cần các ống dẫn sự sống để đổ sự sống ra cho những người khác.
Đứng Ở Chỗ Chết
Để Những Người Khác Nhận Được Sự Sống
Đức Chúa Trời đặt các thầy tế lễ tại chỗ chết để dân Y-sơ-ra-ên có con đường đến đất sự sống. Các thầy tế lễ là những người đầu tiên xuống nước và là những người sau cùng lên khỏi nước. Họ là những người đắc thắng của Đức Chúa Trời. Ngày nay Đức Chúa Trời đang tìm kiếm một nhóm người giống như các thầy tế lễ thời xưa, bước xuống nước, tức là bước vào sự chết trước. Họ bằng lòng chịu thập tự giá xử lý trước, đứng ở chỗ chết để hội-thánh tìm được con đường sự sống. Đức Chúa Trời trước hết phải đặt chúng ta vào chỗ chết trước khi người khác nhận được sự sống. Những người đắc thắng của Đức Chúa Trời là những người tiên phong của Đức Chúa Trời.
Các thầy tế lễ không thể tự mình làm gì bao nhiêu; họ chỉ khiêng rương chứng cớ. Họ phải khiêng rương chứng cớ và đi xuống giữa dòng nước. Chúng ta phải để cho Đấng Christ làm trung tâm, phải mặc lấy Đấng Christ, và đi xuống nước. Chân của các thầy tế lễ đứng dưới lòng sông trong khi vai họ khiêng rương chứng cớ. Họ đứng trong sự chết trong khi tôn cao Đấng Christ.
CHƯƠNG BỐN
PHỤC VỤ NHÀ CHÚA
HAY PHỤNG SỰ ĐỨC CHÚA TRỜI?
Kinh Thánh: Êxc. 44:9-26, 28, 31; Lu. 17:7-10
Hai đoạn Kinh Thánh này cho chúng ta thấy hai thái độ khác nhau được bày tỏ trước mặt Đức Chúa Trời. Trước khi chúng ta dùng Lời [Chúa] với sự soi sáng từ ánh sáng của Đức Chúa Trời để xem xét những vấn đề này, tôi muốn anh chị em biết những gì là trách nhiệm của chúng ta và những gì Đức Chúa Trời liên tục quan tâm đến trong hội-thánh vào thời đại này.
Anh chị em ơi, tôi xin hỏi thẳng điều này: Chúng ta đang thật sự phục vụ các tín đồ hay phụng sự Ngài? Chúng ta thật sự đặt trọng tâm công tác mình vào công tác hay vào chính Chúa? Ở đây có một sự khác biệt rất lớn. Phục vụ nhà [Chúa] vô cùng khác biệt với phụng sự Chúa Giê-su Christ. Chúng ta có thể thấy nhiều người ngày nay đang phục vụ và hầu việc, nhưng họ chỉ ở sân ngoài (hành lang). Họ chưa đến gần bàn [của Chúa]. Ôi, nhiều người đang phục vụ nhà [Chúa], chứ không phải phục vụ Chúa. Sự phục vụ mà Chúa đang tìm kiếm, tức sự phục vụ mà Ngài liên tục tìm kiếm, là phụng sự Ngài. Ngài không ao ước chúng ta làm công việc của Ngài. Lao khổ chắc chắn là điều quan trọng, cày ruộng là điều quan trọng, cho súc vật ăn cũng là điều quan trọng, nhưng Chúa không nhìn vào những điều ấy. Trái lại, Ngài đang tìm kiếm sự phụng sự Đức Chúa Trời và hầu việc Đức Chúa Trời. Ngài muốn các nô lệ của Ngài phụng sự Ngài và hầu việc Ngài. Ô, những người có thể phụng sự Ngài được vui mừng biết bao.
Bây giờ tôi muốn đề cập đến sự khác biệt giữa hai loại phục vụ nói trên. Chúng ta hãy dò xem hai phân đoạn Kinh Thánh này. Ở đây chúng tôi không có ý định giải thích Kinh Thánh cách chi tiết. Sự giải thích Kinh Thánh cách chi tiết đã trở nên cái bẫy cho nhiều tín đồ thuộc linh. Thật sự không có điều gì gây thiệt hại cho các tín đồ cho bằng việc giải thích Kinh Thánh cách chi tiết. Ở đây, tôi đang nói đến những tín đồ thuộc linh. Chúng ta luôn luôn cho rằng hễ khi nào mình tìm được hai câu Kinh Thánh tương tự thì có thể giải thích chúng cách chi tiết. Không. Không có điều đó! Ngày nay, trước hết, chúng ta phải học biết một bài học rồi sau đó mới nghiên cứu nó. Trước khi nghiên cứu bài học, chúng ta phải học tập bài học và biết cách phụng sự Đức Chúa Trời. Trước hết chúng ta phải gặp gỡ Đấng viết Sách rồi sau đó mới có thể đọc Lời [trong sách ấy]. Trước hết chúng ta phải biết Ngài rồi mới có thể hiểu biết Sách của Ngài. Nếu đặt Kinh Thánh vào vị trí ưu tiên một, chúng ta sẽ bị thất bại. Vì vậy, từ đầu, chúng tôi muốn tuyên bố rằng chúng tôi không có ý định giải thích Kinh Thánh cách chi tiết ở đây, trái lại, chúng ta đang học một bài học. Như vậy, chúng ta dùng hai đoạn Kinh Thánh này trong Lời Chúa để công bố những gì chúng ta lẽ ra phải kinh nghiệm và những gì chúng ta đã kinh nghiệm.
Ê-xê-chi-ên 44:11, 15-16 chép: “Dầu vậy, chúng nó sẽ hầu việc trong nơi thánh Ta, làm người giữ cửa nhà, sẽ phục vụ nhà [Chúa], sẽ vì dân mà giết của tế lễ thiêu và sinh tế, sẽ đứng trước mặt dân đặng phục vụ chúng... Nhưng các thầy tế lễ họ Lê-vi, con cháu của Xa-đốc, là những người coi giữ nơi thánh Ta khi con cái Y-sơ-ra-ên lầm lạc cách xa Ta, những người đó sẽ đến gần Ta để phụng sự Ta, sẽ đứng trước mặt Ta để dâng mỡ và huyết cho Ta, Chúa Giê-hô-va phán vậy. Chúng sẽ vào nơi thánh Ta, đến gần nơi bàn Ta để phụng sự Ta, và giữ điều Ta bảo”. Anh em thấy câu 11 rất khác với câu 15 và 16. Có một sự khác biệt cơ bản giữa hai phần này. Câu 11 nói về sự phục vụ nhà [Chúa]. Các câu 15 và 16 nói về việc phụng sự “Ta”, tức là phụng sự Đức Giê-hô-va. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, cùng một chữ phục vụ (hay phụng sự) được dùng trong cả hai câu này. Theo Đức Chúa Trời, có hai nhóm người Lê-vi. Mặc dầu tất cả đều là người Lê-vi thuộc về Đức Chúa Trời và cùng một chi phái, đa số chỉ xứng đáng phục vụ nhà [Chúa]. Tuy nhiên, có một thiểu số, không những là người Lê-vi, mà còn là các con trai Xa-đốc, có thể phụng sự “Ta”, tức là phụng sự Đức Giê-hô-va.
Anh chị em ơi, anh chị em có biết phục vụ nhà [Chúa] và phụng sự Đức Giê-hô-va là gì không? Anh chị em có biết sự khác biệt giữa hai loại phục vụ này không? Nhiều người nói không có gì tốt hơn là phục vụ nhà [Chúa]! Dường như họ nói: “Anh em thấy tôi đang làm hết sức mình để mở rộng công tác, chiến đấu cho vương quốc, làm việc trong danh Chúa, mang trách nhiệm giúp đỡ hội-thánh, và tha thiết cố gắng làm nô lệ cho các anh em. Tôi làm hết sức mình để giúp đỡ các anh chị em. Tôi hối hả đi từ nơi này đến nơi khác để làm cho hội-thánh phát triển và công tác thành công”. Nhiều người cảm thấy tuyệt vời nếu có thể cứu tội nhân và mời họ gia nhập hội-thánh, qua đó làm cho số người trong hội-thánh tăng lên. Nhưng tôi xin nói đó chỉ là phục vụ nhà [Chúa]. Theo [quan điểm của] Đức Chúa Trời, bên cạnh sự phục vụ này, có một loại phục vụ khác. Theo mắt Đức Chúa Trời, không những chỉ có sự phục vụ nhà [Chúa], mà còn có một chức vụ tốt hơn. Chúng ta không những đang phục vụ trước mặt Chúa nhưng cũng phụng sự Chúa. Ở đây, không những có sự phục vụ nhà [Chúa], mà cũng có việc phụng sự trước bàn [của Chúa] nữa. Chúng ta không những phục vụ trước mặt Chúa, mà trái lại còn phụng sự Chúa nữa. Đó là một vấn đề rất khác biệt. Hai điều này vô cùng khác nhau. Không có sự tương đồng giữa hai điều này.
Nếu biết sự khác biệt ở đây, anh em sẽ thấy điều Chúa đang theo đuổi và điều Ngài luôn luôn tìm kiếm là gì. Anh chị em ơi, xin đừng hiểu lầm. Phụng sự Chúa không có nghĩa là anh chị em xao lãng nhà [Chúa]. Trái lại, những gì tôi đang muốn nói là không những có sự phục vụ [nhà] Chúa, mà còn có một điều gì sâu hơn, đó là phụng sự Chúa. Có nhiều người chỉ biết cách phục vụ nhà [Chúa], nhưng không biết phụng sự Chúa.
Tôi xin hỏi anh chị em một vài câu hỏi. Anh em ơi, anh em đang rao giảng phúc-âm để làm gì? Anh em ao ước giúp cho công tác được thành công, nhưng điều đó thật sự để làm gì? Anh em hối hả đi từ nơi này đến nơi khác để lao khổ, nhưng thật sự để làm gì? Tôi đặc biệt muốn nói với anh chị em đồng công. Anh chị em thật sự đang làm gì đây? Anh chị em hi vọng có thêm nhiều người nghe phúc-âm phải không? Tôi chỉ đề cập đến những điều tốt. Tôi sẽ không nhắc đến những điều thuộc tiêu chuẩn thấp kém hơn. Chắc chắn giảng phúc-âm là tốt. Cứu tội nhân và giúp các anh chị em tiến bộ cũng là điều tốt. Chắc chắn anh chị em đã hết sức trung tín rao giảng và làm cho [các tín đồ] trở nên hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu mắt anh chị em chỉ đặt vào các tín đồ, thì đó là phục vụ nhà [Chúa]. Vì anh chị em đang phục vụ trước mặt người ta, anh chị em đang phục vụ họ, chứ không phải phụng sự Chúa. Điều này không có nghĩa là những ai phụng sự Chúa sẽ không làm những điều đó. Những người phụng sự Chúa cũng làm những điều đó, nhưng mục tiêu duy nhất của họ là vì Chúa. Họ hoàn toàn quí con người vì cớ Chúa. Vì vậy, họ không chỉ tập trung nơi con người. Nếu anh chị em bước vào sự hiện diện của Chúa, chỉ tập trung nơi Ngài, tự phát anh chị em cũng phục vụ các tín đồ. Đó là sự khác biệt lớn lao.
Trong những phần sau đây, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt cơ bản giữa việc phụng sự Chúa và phục vụ nhà [Chúa]. Sau đó chúng ta sẽ thấy làm thế nào để phụng sự Chúa và làm thế nào để phục vụ nhà [Chúa]. Cuối cùng, chúng ta sẽ thấy những điều kiện của một người phụng sự Chúa. Đó là ba vấn đề chúng tôi sẽ đề cập.
I. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHỤC VỤ NHÀ CHÚA
VÀ PHỤNG SỰ CHÚA
Chúng ta cần phải thấy rõ rằng về bề ngoài, phục vụ nhà [Chúa] và phụng sự Chúa không khác nhau nhiều. Anh em có thể hết sức giúp đỡ các thánh đồ, siêng năng cứu tội nhân, và lao khổ nhiều trong công tác quản trị hội-thánh. Trên hết, có thể anh chị em hết lòng khuyên lơn người khác đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Có thể anh em đã chịu khổ nhiều và đã bị bắt bớ. Anh chị em có thể làm mọi sự. Nhưng có một câu hỏi cơ bản: Động cơ của những việc làm ấy là gì? Vấn đề tùy thuộc vào việc Chúa có chiếm chỗ ưu tiên trong lòng anh chị em không. Khi thức dậy vào lúc sáng sớm để phục vụ các anh chị em khác, anh chị em có nói: “Chúa ôi, hôm nay con lại làm điều này vì cớ Ngài” không? Hay trước hết anh chị em nhớ rằng đây là nhiệm vụ của mình, và làm việc vì mình cần phải làm? Nếu như vậy thì hoàn toàn là vì nhu cầu chứ không phải vì Chúa. Anh em chỉ thấy các anh em mình, chứ không thấy Chúa. Động cơ của anh em nói lên toàn bộ tình trạng của mình. Tình trạng của anh em tùy thuộc vào động cơ thúc đẩy mình làm việc.
Tôi xin hết sức thẳng thắn nói với anh em rằng: công việc có những lãnh vực rất hấp dẫn đối với xác thịt. Anh em ơi, chúng ta hãy lấy một người kia có bản chất rất năng động làm thí dụ. Bản chất thiên nhiên của anh ấy là nói nhiều. Nếu anh em mời anh đi về miền quê để giảng phúc-âm, chạy từ làng này qua làng khác, chia sẻ ở nơi này, giảng ở nơi kia, anh sẽ rất vui. Theo anh em nghĩ, vì sao anh ấy làm công việc đó? Anh vốn là một người năng động, thích nói. Tôi có thể nói thẳng với anh em, anh ấy không đang làm công việc đó vì Chúa, bởi vì nhiều lúc anh ấy không thể làm những điều mình không thích, cho dầu Chúa thật sự muốn anh làm những điều đó. Theo bản chất mình, anh ấy thích rao giảng phúc-âm, cho nên anh rất vui vẻ làm và cảm thấy mình đang phụng sự Chúa. Thật ra, anh đang phục vụ nhà [Chúa]. Anh chị em ơi, ở đây có một sự khác biệt rất lớn! Trong công việc Chúa, có những lãnh vực rất thích thú, mạo hiểm, hấp dẫn đối với xác thịt! Khi anh em chia sẻ các bài giảng, nhiều người tụ tập để nghe anh em. Khi anh em đọc một phân đoạn Kinh Thánh, mọi người nhận xét anh em đọc rất tốt. Khi anh em rao giảng phúc-âm, nhiều người được cứu qua anh em. Điều này thật đáng yêu và hấp dẫn đối với anh em. Hãy xét xem điều này thích thú biết bao.
Nếu tôi đang làm việc nhà, bận rộn từ sáng đến tối, nếu tôi là một công nhân nhà máy, nghe tiếng máy từ sáng đến tối, nếu tôi là một nhân viên văn phòng, lo việc giấy tờ và thư từ từ sáng đến tối, hay nếu tôi là một người giúp việc, lo dọn bàn, lau nhà, nấu nướng cho người nào đó từ sáng đến tối, tôi có thể cho những việc ấy là vô nghĩa! Nhưng nếu tôi được thoát khỏi những điều đó để làm công việc Chúa, thì tốt đẹp biết bao! Một chị em có thể nghĩ rằng ở nhà làm vợ, chăm sóc con cái và làm mọi việc nhà thật là buồn tẻ! Nếu chị em ấy có thể được tự do để nói về những vấn đề thuộc linh ở nơi này và nói về những điều của Chúa ở nơi kia thì tốt biết bao! Nhưng đó là sự hấp dẫn của xác thịt chứ không phải thuộc linh. Đó chỉ là vì bản ngã ưa thích mà thôi.
Nguyện chúng ta thấy rằng nhiều công lao và sự phục vụ trước mặt Đức Chúa Trời không phải là phụng sự Ngài. Kinh Thánh cho chúng ta biết có một nhóm người Lê-vi bận rộn phục vụ, nhưng họ chỉ phục vụ nhà [Chúa], không phải phụng sự Đức Chúa Trời. Phục vụ nhà [Chúa] rất giống phụng sự Chúa. Bên ngoài hầu như không có gì khác biệt. Những người Lê-vi ấy ở trong nhà chuẩn bị của tế lễ thù ân (bình an) và của tế lễ thiêu. Đó là một công việc tuyệt vời. Giả sử một người Y-sơ-ra-ên muốn thờ phượng Đức Chúa Trời và dâng một của tế lễ thù ân và của tế lễ thiêu, nhưng người ấy không thể lôi theo bò hay chiên. Người Lê-vi sẽ giúp anh kéo súc vật vào và giết chúng. Thật là tốt đẹp! Họ giúp người khác đến gần Chúa và biết Chúa! Ngay cả ngày nay, thật là một công việc tuyệt vời khi chúng ta dẫn dắt một tội nhân quay về [Chúa] hay giúp đỡ một tín đồ tiến lên. Trong khi người Lê-vi làm việc, họ rất bận rộn và toàn thân đổ mồ hôi. Họ giúp đỡ người khác thực hiện việc dâng hiến chiên và bò. Cả hai của tế lễ thù ân và của tế lễ thiêu đều tượng trưng cho Đấng Christ. Điều này có nghĩa là họ dốc đổ năng lực của mình để đem người khác đến với Chúa. Thật kỳ diệu khi một người nào đó được dẫn dắt đến với Chúa. Chúng ta biết của tế lễ thù ân liên quan đến mối liên hệ giữa một tội nhân với Chúa, và của tế lễ thiêu liên quan đến mối liên hệ giữa một tín đồ với Chúa. Của tế lễ thù ân nói lên việc một tội nhân được kéo đến gần Chúa, trong khi của tế lễ thiêu nói lên sự dâng mình của một tín đồ. Trong công việc của người Lê-vi, không những các tội nhân được đem đến để tin Chúa, mà các tín đồ cũng được hướng dẫn dâng mình cho Chúa. Công tác này tuyệt vời biết bao. Đó không phải là công việc giả dối, đó là công việc chân thật. Đức Chúa Trời biết công việc của họ. Họ thật sự giúp đỡ người khác dâng của tế lễ thù ân (bình an) và của tế lễ thiêu. Họ thật sự cứu giúp con người, và lao khổ rất nhiều. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nói rằng họ không phụng sự Ngài.
Anh chị em ơi, xin nhớ rằng phụng sự Chúa sâu xa hơn việc dẫn người ta đến với Chúa. Phụng sự Chúa cũng sâu hơn nhiều so với việc dẫn dắt các tín đồ để họ dâng chính mình cho Chúa.
Phụng sự Chúa là đi một bước sâu xa hơn việc dẫn dắt người ta đến với Chúa và dẫn dắt các tín đồ dâng mình cho Chúa. Theo cái nhìn của Đức Chúa Trời, dẫn dắt người ta đến với Chúa và hướng dẫn các tín đồ dâng mình cho Chúa chỉ là phục vụ nhà [Chúa]. Phụng sự Chúa là điều sâu hơn. Anh em thấy gì trước mặt Đức Chúa Trời? Có phải anh em chỉ thấy nhu cầu cứu rỗi của tội nhân? Anh em chỉ thấy nhu cầu giúp các tín đồ tiến lên? Hay anh em thấy một điều gì sâu hơn? Tôi không ở đây để cứu tội nhân, tôi cũng không ở đây để giúp đỡ các tín đồ. Anh em có thể nói như vậy không? Tôi rất sợ rằng nhiều người sẽ nói: “Nếu cứu tội nhân và giúp đỡ các tín đồ không phải là công việc của tôi, thì tôi làm gì? Tôi sẽ không có gì để làm cả”. Các bạn ơi, ngoài những điều này, bạn có công việc gì khác không? Đối với nhiều người, đó là tất cả những gì họ làm. Nhiều người nói: “Nếu không làm công việc giúp đỡ và cứu người, thì tôi làm gì?” Ngoài những điều này, họ không có gì để làm. Công việc của họ bị giới hạn trong [việc phục vụ] nhà [Chúa]. Nếu anh em lấy đi những điều này, họ sẽ không còn gì để làm cả.
Anh chị em ơi, nếu anh chị em biết gánh nặng trong lòng tôi, anh chị em sẽ biết mục tiêu của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không theo đuổi sự phục vụ sống động bề ngoài. Đức Chúa Trời không theo đuổi sự cứu rỗi tội nhân. Đức Chúa Trời không tìm kiếm việc có thêm người hay giúp đỡ các tín đồ để họ thuộc linh hơn, tiến bộ hơn. Đức Chúa Trời chỉ có một mục tiêu: có được những con người tuyệt đối thuộc về “Ta”. Nói cách khác, Ngài muốn chúng ta ở trước sự hiện diện “của Ta” và phụng sự “Ta”. Mục tiêu duy nhất của Đức Chúa Trời không phải là nhiều điều, mà là “Ta”.
Tôi xin nói lại, tôi không sợ làm buồn lòng người ta. Điều tôi sợ nhất là nhiều người sẽ ra đi rao giảng phúc-âm để giúp đỡ người khác, cứu tội nhân, làm các tín đồ hoàn hảo, nhưng không phải là phụng sự Chúa! Mục tiêu của nhiều điều gọi là các chức vụ phụng sự Chúa không gì khác hơn là phục vụ sở thích và niềm vui của chính mình. Họ không chịu nổi tình trạng bị hạn chế. Họ đầy năng lực, phải chạy quanh và năng động để được vui vẻ! Mặc dầu bề ngoài họ đang phục vụ tội nhân và các anh em, nhưng bên trong họ đang phục vụ xác thịt mình! Nếu không làm như vậy, họ không vui mừng. Thật ra họ hoàn toàn không theo đuổi niềm vui của Chúa. Dường như tôi đang làm anh em khó chịu, nhưng đó là sự thật. Xin nhớ rằng có nhiều lãnh vực trong công việc Chúa thu hút chúng ta một cách thiên nhiên. Tuy nhiên điều đó thật gây thiệt hại cho chúng ta. Khi thấy một điều nào đó trong công việc Chúa tự nhiên hấp dẫn, chúng ta ra đi làm điều đó! Thật là đáng thương! Vì lý do ấy, chúng ta phải cầu xin Đức Chúa Trời ban ân điển để chúng ta có thể biết thế nào là phụng sự Chúa và phục vụ nhà [Chúa].
Tôi có một người bạn rất yêu dấu hiện đã về với Chúa. Chị thuộc về Chúa, và tôi rất yêu mến chị trong Chúa. Một ngày kia chúng tôi cùng cầu nguyện trên núi, và sau đó chúng tôi đọc Lời Chúa trong Ê-xê-chi-ên chương 44. Chị lớn tuổi hơn tôi nhiều, cho nên chị nói: “Cậu em nhỏ bé ơi, cách đây hai mươi năm, chị đọc phân đoạn Kinh Thánh này”. Tôi hỏi chị cảm thấy thế nào sau khi đọc đoạn ấy. Chị nói: “Khi đến với phân đoạn này, chị lập tức gấp Kinh Thánh lại, quì xuống và cầu nguyện: ‘Chúa ôi, xin cho con phụng sự Ngài. Xin đừng để con phục vụ nhà [Chúa]’ ”. Anh chị em ơi, tôi vẫn chưa quên sự kiện này và tôi sẽ không bao giờ quên. Mặc dầu chị đã qua đời, tôi vẫn luôn luôn nhớ lời chị: “Chúa ôi, xin cho con phụng sự Ngài. Xin đừng để con phục vụ nhà [Chúa]”. Chúng ta có thể cầu nguyện như vậy không? “Chúa ôi, con muốn phụng sự Ngài. Con không muốn phục vụ nhà [Ngài]”.
Tôi rất sợ nhiều người ham muốn một điều gì đó của Đức Chúa Trời nhưng không muốn chính Đức Chúa Trời. Nhiều người nghĩ rằng cứu hồn người là điều quan trọng hơn hết, và họ bỏ cả nghề nghiệp để làm điều này. Các chị em có gia đình không muốn chăm sóc việc nhà, các chị em độc thân bỏ qua mối quan tâm của họ về hôn nhân, và những người có công việc làm ăn thì không muốn đi làm. Họ nghĩ rằng tiếp tục làm những gì họ đang làm là điều vô nghĩa. Họ cho rằng thật tẻ nhạt khi đi làm, chăm sóc gia đình, phục vụ và học hành. Họ nghĩ rằng thật tuyệt vời nếu họ được tự do để rao giảng phúc-âm. Nhưng các bạn ơi, chỉ có hai câu hỏi: Có phải các bạn đang phụng sự Đức Chúa Trời? Hay các bạn đang phục vụ nhà [Chúa]?
II. THẾ NÀO LÀ PHỤC VỤ NHÀ CHÚA
VÀ THẾ NÀO LÀ PHỤNG SỰ CHÚA
Nhiều người thích vận dụng những bắp thịt của mình làm lụng ở bên ngoài bằng cách giết bò và chiên, họ có thể sử dụng sức mạnh và năng lực xác thịt. Tuy nhiên, nếu anh em mời họ đến một nơi yên tịnh, quạnh hiu, là nơi không ai thấy họ thì họ không thể làm được. Nơi thánh là một chỗ vô cùng mờ tối. Trong đó chỉ có bảy ngọn đèn dầu ô-liu, không sáng bằng bảy ngọn nến! Nhiều người cho sự phụng sự Chúa bên trong đền thờ không thú vị. Nhưng đó là nơi Chúa muốn chúng ta có mặt. Ở đây yên tịnh và mờ tối, không có những đám đông người. Tuy nhiên ở đây một người tìm được sự phụng sự thật dành cho Chúa. Anh em ơi, chúng ta không thể tìm được một đầy tớ thật của Đức Chúa Trời hay một người phụng sự Chúa thật nếu người đó không phụng sự theo cách này.
Bây giờ chúng ta hãy xem những người Lê-vi đang làm gì. Họ đang giết bò và chiên bên ngoài nhà. Người ta có thể thấy anh em ở một nơi như vậy; tại đó công tác rất rõ ràng. Những người khác sẽ khen ngợi anh em rằng anh em tuyệt vời và mạnh mẽ vì anh em đã giết nhiều bò và chiên rồi cột chúng vào bàn thờ. Nhiều người xúc động trước những thành tựu bề ngoài của công tác.
Nhưng sự phụng sự Chúa liên quan đến điều gì? Câu 15 nói rất rõ: “Nhưng các thầy tế lễ họ Lê-vi, con cháu của Xa-đốc, là những người coi giữ nơi thánh Ta khi con cái Y-sơ-ra-ên lầm lạc cách xa Ta, những người đó sẽ đến gần Ta để phụng sự Ta, sẽ đứng trước mặt Ta để dâng mỡ và huyết cho Ta, Chúa Giê-hô-va phán vậy”. Nền tảng của sự phụng vụ Chúa, tức điều kiện cơ bản để phụng sự Chúa, là đến gần Chúa. Đó là dạn dĩ đủ để đến trước mặt Ngài, để ngồi cách vững vàng trước mặt Ngài và đứng trước mặt Ngài. Anh em ơi, chúng ta có biết cách đến gần Chúa không? Chúng ta thường thấy mình phải miễn cưỡng lê bước vào sự hiện diện của Ngài biết bao! Nhiều người thật sự sợ bị bỏ một mình trong một căn phòng tối. Họ sợ ở một mình và không thể chịu nổi tình trạng đóng cửa ở trong phòng một mình. Ngay cả nhiều khi ở trong phòng mà lòng họ vẫn lang thang ở bên ngoài, và họ không thể đến gần Chúa được. Họ không thể ở một mình và yên lặng học tập cầu nguyện trước mặt Ngài. Nhiều người rất vui vẻ làm việc, hòa nhập vào đám đông, và ngay cả rao giảng cho người ta. Nhưng bao nhiêu người thật sự có thể đến gần Đức Chúa Trời trong Nơi Chí Thánh? Nhiều người không thể đến gần Đức Chúa Trời ở bên trong đền thờ thiếu ánh sáng, yên tịnh và quạnh hiu ấy. Tuy nhiên, không ai có thể phụng sự Ngài mà không đến gần Ngài. Không ai có thể phụng sự Chúa mà không đến gần Ngài trong sự cầu nguyện. Quyền năng thuộc linh không phải là quyền năng rao giảng, mà là quyền năng cầu nguyện. Anh em cầu nguyện bao nhiêu là điều cho thấy anh em thật sự sở hữu bao nhiêu sức mạnh bên trong. Không có vấn đề thuộc linh nào đòi hỏi nhiều sức mạnh hơn là sự cầu nguyện. Chúng ta có thể đọc Kinh Thánh mà không cần dùng đến nhiều năng lực. Tôi không có ý nói rằng đọc Kinh Thánh không liên quan gì đến sự cố gắng, nhưng đây là một điều tương đối dễ làm. Chúng ta có thể rao giảng phúc-âm mà không mất nhiều năng lực, và có thể giúp đỡ các anh em mà không sử dụng nhiều năng lực thuộc linh. Trong việc phát ngôn [cho Chúa], một người có thể dựa vào trí nhớ của mình để làm công tác ấy. Nhưng để đến với Đức Chúa Trời và quì trước mặt Ngài một giờ đồng hồ, một người cần phải dùng đến sức mạnh của toàn bản thể mình. Thật ra, nếu không hết sức cố gắng như vậy, chúng ta không thể duy trì công việc này, chúng ta sẽ không thể kiên trì. Mỗi một người phụng sự Chúa đều biết sự quí báu của những giờ phút ấy: sự ngọt ngào khi thức dậy lúc nửa đêm, dành một giờ cầu nguyện trước khi đi ngủ lại, và cảm giác kỳ diệu khi thức dậy thật sớm để cầu nguyện một giờ. Nếu không đến gần Đức Chúa Trời, chúng ta không thể phụng sự Ngài. Chúng ta không thể vừa phụng sự Đức Chúa Trời, đồng thời vừa đứng ở đằng xa. Các môn đồ có thể theo Chúa xa xa, nhưng không ai trong số những người theo Ngài như vậy có thể phụng sự Ngài. Chúng ta có thể theo Chúa xa xa cách bí mật, nhưng không thể phụng sự Ngài như vậy. Bên trong đền thờ là nơi duy nhất chúng ta có thể phụng sự Ngài. Anh em có thể đến gần người ta ở sân ngoài (hành lang), nhưng chỉ có thể đến gần Đức Chúa Trời ở bên trong đền thờ. Thật ra, những người có thể giúp đỡ hội-thánh và làm được một điều gì đó là những người ở gần Đức Chúa Trời. Nếu sự lao khổ trước mặt Đức Chúa Trời chỉ vì các anh chị em, thì công tác ấy nghèo nàn biết bao.
Nếu muốn phụng sự Chúa, chúng ta phải đến gần Ngài. Trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta nên có một tình trạng ra sao? “Họ... sẽ đứng trước mặt Ta” (c.15). Đối với tôi, dường như chúng ta luôn luôn muốn di chuyển, như thể đứng yên là một điều không thể làm được. Chúng ta không thể đứng yên. Nhiều anh chị em vô cùng bận rộn. Có nhiều điều ở trước mặt họ, và họ cảm thấy mình phải liên tục di chuyển. Nếu anh em yêu cầu họ đứng yên và chờ đợi một chút, họ không thể làm được. Nhưng tất cả những người thuộc linh đều biết thế nào là đứng yên trước mặt Đức Chúa Trời.
Đứng có nghĩa là gì? Có nghĩa là chờ đợi một mạng lịnh, chờ đợi Chúa phán ra ý muốn của Ngài. Vô số công tác đã được thiết lập. Tôi không nói về công việc trong nhà máy và văn phòng. Các Cơ-đốc-nhân nên tuyệt đối trung tín với những người chủ của mình trên đất. Chúng ta phải rất trung tín phục vụ những người chủ của mình trên đất. Nhưng khi bàn đến công tác thuộc linh, chúng ta cần một điều gì đó hơn là chỉ làm việc hiệu quả. Tôi đặc biệt nói với tất cả những anh chị em đồng công. Anh em ơi, công việc của anh em hoàn toàn được sắp đặt rồi phải không? Nó có được thực hiện cách hiệu quả không? Anh em không thể đứng yên và chờ đợi một chút sao? Có phải nhiều công việc của anh em đã được sắp đặt và liệt kê theo thứ tự? Có phải anh em làm việc một cách có phương pháp theo bản liệt kê? Anh em có hoàn tất mọi việc không? Anh em ơi, anh em có thể chờ đợi thêm ba ngày nữa không? Anh em có thể đứng yên một lúc và đừng chuyển động không? Đó là đứng trước mặt Chúa. Tất cả những ai không biết cách đến gần Chúa chắc chắn sẽ không thể phụng sự Ngài. Tương tự như vậy, những ai không biết cách đứng trước mặt Chúa chắc chắn không thể phụng sự Ngài. Họ không thể nào phụng sự Chúa được. Anh em ơi, một đầy tớ không cần phải chờ nghe lệnh trước khi làm bất cứ việc gì sao?
Tôi xin nhắc lại. Vì đây là một vấn đề thuộc linh, nên tôi không ngại lặp lại. Chỉ có hai loại tội trước mặt Đức Chúa Trời. Một là nổi loạn chống lại mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Nếu Ngài ra lệnh và anh em từ chối không làm, đó là tội. Nhưng có một loại tội khác, đó là làm một điều gì mà Chúa không ra lệnh. Tội trước là nổi loạn, còn tội sau là tự phụ. Tội thứ nhất là bỏ qua những gì Chúa đã phán, tội thứ hai là làm những gì Chúa không phán. Đứng trước mặt Chúa là cách giải quyết tội làm những gì Chúa không phán. Anh chị em ơi, có bao nhiêu công tác thuộc linh của anh chị em đã được thực hiện sau khi anh chị em sáng tỏ về ý muốn của Đức Chúa Trời? Có bao nhiêu người thật sự làm việc do kết quả của mạng lịnh Chúa? Có lẽ anh em thực hiện do lòng nhiệt thành của mình hay vì anh em cho đó là việc tốt nên làm. Tôi xin nói với anh em rằng không có gì phá hoại ý muốn của Đức Chúa Trời hơn là những điều tốt. Những điều tốt cản trở Đức Chúa Trời nhiều nhất. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng là những Cơ-đốc-nhân, chúng ta không nên tham gia vào những điều gian ác, ô uế và đầy dục vọng, đó là những điều không thể chấp nhận được. Vì vậy mà những điều này không thể cản trở mục đích của Đức Chúa Trời được. Những điều ngăn trở mục đích của Đức Chúa Trời là những điều tốt, những điều tương tự với mục đích của Ngài. Chúng ta có thể nghĩ rằng một điều nào đó không xấu và không còn điều gì tốt hơn, rồi chúng ta làm mà không hỏi xem đó có phải là ý muốn của Đức Chúa Trời không. Những điều tốt là kẻ thù lớn nhất của Đức Chúa Trời. Thật vậy, mỗi khi chúng ta nổi loạn với Đức Chúa Trời, ấy là vì chúng ta cho rằng một điều gì đó là tốt và cứ tiến hành làm điều đó. Là con cái của Đức Chúa Trời, tất cả chúng ta đều biết mình không thể phạm tội và không nên làm điều xấu. Nhưng đã bao nhiêu lần chúng ta làm một điều gì đó chỉ vì lương tâm không cáo trách hay vì lương tâm nghĩ rằng làm như vậy cũng tốt?
Chắc chắn đó là những điều rất tốt. Nhưng chúng ta có đứng trước mặt Chúa không? Chúng ta cần đứng trước mặt Ngài. Đứng nghĩa là không bước đi hay chuyển động, có nghĩa là ở một chỗ, đứng yên và chờ lệnh của Chúa. Anh em ơi, đó là phụng sự Chúa. Việc giết bò và chiên được thực hiện ở sân ngoài (hành lang) mỗi khi có người đem sinh tế đến dâng. Nhưng Nơi Chí Thánh rất biệt lập, không thấy bóng người nào. Trong Nơi Chí Thánh, không anh chị em nào có uy quyền trên chúng ta, cũng không có hội đồng nào quyết định cho chúng ta, hay một ủy ban có thẩm quyền nào giao nhiệm vụ cho chúng ta. Trong Nơi Chí Thánh, chỉ có một uy quyền chi phối chúng ta, đó là Chúa. Chúng ta chỉ làm những gì Chúa hướng dẫn mình, ngoài ra, chúng ta không làm gì cả. Anh em ơi, chúng ta có thật sự đứng được trước mặt Ngài không?
Nếu muốn phụng sự Chúa trong Nơi Chí Thánh, chúng ta phải dành thì giờ ở trước mặt Ngài và cầu nguyện nhiều hơn. Nếu không, chúng ta sẽ không ở trong tình trạng thích đáng. Chúng ta cần cầu nguyện để được dẫn vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời và đến gần Ngài. Như vậy, cầu nguyện là đứng trước mặt Đức Chúa Trời, là tìm kiếm ý muốn Ngài ở trước mặt Ngài. Tạ ơn Chúa vì mặc dầu không phải mọi tín đồ đều làm điều ấy, nhưng một số đang đứng trước mặt Chúa và theo Ngài tiến lên trên linh trình.
Để đứng trước mặt Chúa, cần phải “dâng cho Ta mỡ và huyết” (Êxc. 44:15). Chúng ta biết Đức Chúa Trời là thánh khiết và công chính trong nơi thánh, và Ngài vinh hiển trong Nơi Chí Thánh. Vinh quang của Đức Chúa Trời đầy dẫy Nơi Chí Thánh, sự thánh khiết và công chính của Ngài đầy dẫy Nơi Thánh. Huyết là vì sự thánh khiết và công chính, trong khi mỡ là vì vinh quang Ngài. Mỡ là để Đức Chúa Trời nhận được một điều gì đó, trong khi huyết là vì sự thánh khiết và sự công chính của Ngài. Chúng ta đều biết Đức Chúa Trời là thánh khiết và công chính, Ngài tuyệt đối không thể chấp nhận bất cứ ai tội lỗi. Nếu không có sự đổ huyết hay sự tha thứ tội lỗi, nếu con người không trả một giá vì tội lỗi mình, Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ thỏa lòng. Vì vậy, cần phải có huyết. Không có cách nào đến gần Đức Chúa Trời nếu không có huyết. Trong thời Cựu Ước, con người bị gạt sang một bên, họ không thể đến với Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta có thể đến trước mặt Ngài vì chúng ta có huyết của Chúa. Không những vậy, chúng ta cũng phải dâng mỡ, có nghĩa là dâng điều gì phong phú nhất và tốt nhất. Chúng ta biết huyết giải quyết tội lỗi. Nhưng mỡ là để Đức Chúa Trời thỏa mãn. Mỡ là phần phong phú nhất và tốt nhất, làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Do đó, mỡ là vì vinh quang Ngài.
Tất cả những ai muốn đến gần Đức Chúa Trời để phụng sự Ngài phải đáp ứng sự thánh khiết, công chính và ngay cả vinh quang của Ngài. Toàn bộ Kinh Thánh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, đều tập trung vào ba điều này: sự thánh khiết, công chính và vinh quang của Đức Chúa Trời. Vinh quang của Đức Chúa Trời chỉ về chính Ngài, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời chỉ về bản chất của Ngài, và sự công chính của Đức Chúa Trời chỉ về đường lối của Ngài. Nói cách khác, đường lối của Đức Chúa Trời là công chính, bản chất của Ngài là thánh khiết, và chính Đức Chúa Trời là vinh quang. Mỗi khi đến trước mặt Ngài, trước hết chúng ta phải nhận thức làm thế nào mình có thể đứng trước mặt Ngài. Đức Chúa Trời thì thánh khiết và công chính! Làm thế nào tội nhân như chúng ta gặp được Ngài? Chúng ta có thể gặp Ngài vì huyết có tại đây để tha thứ và tẩy sạch chúng ta khỏi tội lỗi mình. Kết quả là chúng ta có thể đến gần Ngài mà không có một sự xung khắc nào vì huyết Ngài đã tẩy sạch chúng ta khỏi mọi sự bất chính. Tuy nhiên, Ngài không những thánh khiết và công chính, mà tự trong chính mình, Ngài còn là vinh hiển nữa. Vì vậy, cần phải dâng mỡ, tức là dâng điều tốt nhất cho Đức Chúa Trời để Ngài thỏa lòng. Nói cách khác, huyết giải quyết mọi điều trong cõi sáng tạo cũ, và mỡ nói về mọi sự trong cõi sáng tạo mới. Huyết xua tan mọi sự của cõi sáng tạo cũ, để chúng ta không còn có nan đề liên quan đến sự thánh khiết và sự công chính. Mỡ thuộc về cõi sáng tạo mới, tượng trưng cho việc chúng ta dâng mình cho Đức Chúa Trời, để chúng ta không còn nan đề với vinh quang của Ngài.
Chúng ta không thể phụng sự Đức Chúa Trời nếu không biết sự chết và sự phục sinh. Sự chết không phải là giáo lý hay lý thuyết trong Kinh Thánh; qua sự tin cậy chân thật nơi Ngài và nơi sự tuôn đổ của huyết không thể hư hoại của Ngài mà sự chết tuôn đổ. Khi huyết không thể hư hoại của Ngài đổ ra, thì chúng ta cũng được đổ ra. Tạ ơn Chúa. Bây giờ Chúa của chúng ta không có huyết nữa. Ngài chỉ có một thân thể bằng xương và thịt. Mọi sự thuộc về sự sống thiên nhiên đã đổ ra. Khi huyết Chúa đổ ra, mọi sự của sự sống thuộc hồn cũng đổ ra. Ngài thật sự đổ hồn của mình ra cho đến chết (Ês. 53:12). Đó là ý nghĩa của huyết. Sự đổ huyết ra là sự cất bỏ mọi điều thuộc thiên nhiên. (Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về vấn đề này sau).
Nếu muốn phụng sự trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta cần đến gần Ngài, đứng trước mặt Ngài, và chờ đợi ý muốn Ngài. Xin hãy nhớ hai điều không thể thiếu này. Một mặt, chúng ta phải liên tục đổ “huyết của mình” ra, chúng ta cần liên tục nhận biết rằng mọi sự chúng ta có khi sinh ra và mọi sự chúng ta mất khi chết đều đã được đổ ra. Nhiều người hay hỏi tôi sự sống thiên nhiên thật sự là gì? Tôi thường trả lời rằng mọi sự đến khi chúng ta ra đời và ra đi khi chúng ta qua đời đều thuộc về sự sống thiên nhiên, mọi sự tồn tại giữa sinh và tử là sự sống thiên nhiên. Ngợi khen Chúa! Ngài đã đổ mọi sự thuộc về sự sống thiên nhiên của chúng ta ra. Nói cách khác, Ngài đã đổ mọi sự chúng ta có được và mọi sự đến qua sự ra đời của chúng ta. Khi Chúa đổ huyết ra, Ngài không những đổ chính sự sống của Ngài ra, nhưng cũng đổ sự sống của chúng ta ra nữa. Vì vậy, chúng ta phải liên tục đứng trên sự thật này và từ chối sự sống thuộc hồn. Anh chị em ơi, điều này hoàn toàn không phải giáo lý nhưng là một thực tại. Do đó mọi sự thuộc về sự sống thiên nhiên đã bị vất bỏ trước mặt Đức Chúa Trời. Anh chị em ơi, đó là mục tiêu chúng ta có thể đạt được vì trong Đấng Christ, mọi sự thuộc hồn đã bị đổ ra để ngày nay chúng ta có thể không còn bản ngã nữa. Tạ ơn Chúa, chúng ta có thể không có bản ngã vì Đấng Christ đã đổ bản ngã chúng ta đi khi Ngài đổ huyết ra. Tự mình, chúng ta không thể có được tình trạng ấy, chúng ta không thể tự đóng đinh mình. Tạ ơn Chúa vì Con của Đức Chúa Trời đã hoàn thành sự kiện này. Nhờ Ngài chúng ta có thể chết, nhờ Ngài chúng ta có thể từ bỏ bản ngã mình. Nhưng chỉ chết không thì chưa đủ, vì sự chết chỉ là phương diện tiêu cực. Điều chúng ta nhấn mạnh trước mặt Đức Chúa Trời không những là sự chết mà còn là sự phục sinh. Khi Ngài sống lại, chúng ta ở trong Ngài. Trong Ngài, chúng ta trở nên một tạo vật mới. Không những Ngài chết, mà Ngài còn sống lại giữa vòng những người chết. Ngài sống cho Đức Chúa Trời, vì vậy, tất cả những gì Ngài “là” đều để Đức Chúa Trời thỏa lòng chứ không vì chính Ngài. Anh chị em ơi, đó là những gì Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cho chúng ta. Đó là ý nghĩa việc phụng sự Chúa. Chúng ta phải dâng cho Ngài mỡ và huyết.
Câu 16 nói: “Chúng sẽ vào nơi thánh Ta, đến gần nơi bàn Ta để phụng sự Ta và giữ điều Ta truyền bảo”. Câu này cho chúng ta biết có một nơi để phụng sự Chúa. Việc phụng sự Chúa thì ở bên trong đền thờ, là nơi ẩn giấu, yên tịnh, không phải ở nơi công cộng như sân ngoài (hành lang). Anh chị em ơi, nguyện Ngài ban ân điển cho chúng ta để chúng ta không xem việc ở trong nơi thánh là điều phải chịu đựng. Thật ra, một ngày tại đó tốt hơn một ngàn ngày ở nơi khác. Thế mà chúng ta luôn luôn e sợ ở bên trong đền thờ. Ở sân ngoài tốt biết bao! Mọi người có thể nhìn thấy chúng ta tại đó. Ở sân ngoài tốt biết bao! Tại đó ai cũng biết chúng ta. Ở sân ngoài tốt biết bao! Chúng ta được nổi danh, không có sự tấn công hay sự vu khống ở đó, chỉ có sự chào đón và khen ngợi. Tuyệt vời biết bao! Nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta ở bên trong đền thờ. Khi ở tại đó, những người khác có thể nói chúng ta biếng nhác và không làm gì cả. Thật ra, những gì được thực hiện tại đó cao cả vượt trổi công tác phục vụ loài người tại sân ngoài. Anh em có nghe người ta chỉ trích mình là nhỏ mọn và hẹp hòi không? Anh em có nghe người ta nói anh em đã không làm điều này, điều kia không? Có lẽ những người khác nói rằng anh em quá biếng nhác và bỏ qua không làm nhiều điều. Nhưng anh chị em ơi, lòng chúng ta không hẹp hòi chi cả. Chúng ta không đang mong gì nơi con người và không muốn đứng tại cổng để nhiều người thấy mình. Chúng ta chỉ có một mục tiêu, đó là phụng sự Chúa trong nơi thánh. Anh chị em ơi, chúng ta không muốn phục vụ trong nhà [Chúa] vì hi vọng của chúng ta và nhiệm vụ của chúng ta lớn hơn điều này. Không ai ở đây đầy “tham vọng” bằng Phao-lô. Ông có một “tham vọng”, ấy là làm vui lòng Chúa. Những gì chúng ta tìm kiếm ở đây lớn hơn nhiều điều khác, và sự lao khổ của chúng ta ở đây lớn hơn sự lao khổ của những người làm những việc vĩ đại. Sự thật là lòng chúng ta rộng hơn bất cứ ai khác. Anh em ơi, đừng nghĩ rằng chúng ta quá nhỏ bé và hẹp hòi. [Lòng] chúng ta rất rộng lớn, vì chúng ta không chỉ phục vụ nhà [Chúa] nhưng cũng phụng sự Chúa nữa. Dĩ nhiên điều này không lớn lao theo mắt loài người. Anh chị em ơi, chúng ta thà để người khác phê phán mình còn hơn là chuyển động không theo ý muốn Đức Chúa Trời. Ở đây chúng ta chỉ có hai vị trí: một là chúng ta chết và buông bỏ mọi sự thuộc cõi sáng tạo cũ; hai là chúng ta phục sinh và phụng sự Đức Chúa Trời, học tập đứng trước mặt Ngài, lắng nghe lệnh Ngài, và chờ đợi trong sự hiện diện của Ngài để phụng sự Ngài. Chúng ta không quan tâm điều gì khác. Anh chị em ơi, ý muốn của Đức Chúa Trời có đủ làm thỏa mãn anh chị em không? Phải chăng làm theo ý muốn Ngài là đã đủ cho chúng ta rồi? Ý muốn Ngài có tốt đủ cho chúng ta không? Hay là anh chị em còn theo đuổi điều gì khác? Tất cả kế hoạch của Đức Chúa Trời có tốt đẹp đủ cho anh chị em không? Anh chị em phải học tập phụng sự Ngài trong sự hiện diện của Ngài.
Vì thì giờ quá ngắn ngủi và chúng ta cũng phải bàn đến Lu-ca chương 17, nên tôi không thể chia sẻ chi tiết hơn. Trong phần trước, tôi muốn đề cập đến ba điều. Một là sự khác biệt giữa phục vụ nhà [Chúa] và phụng sự Chúa, điều thứ hai là phương cách phục vụ nhà [Chúa] và phương cách phụng sự Chúa, điều thứ ba là những điều kiện cần thiết và tình trạng của một người phụng sự Chúa. Bây giờ chúng ta hãy xem xét những điều kiện của một người phụng sự Chúa.
III. NHỮNG ĐIỀU KIỆN
CỦA MỘT NGƯỜI PHỤNG SỰ CHÚA
Những ai phụng sự Đức Chúa Trời trước mặt Ngài phải mặc y phục bằng vải gai, đội mũ bằng vải gai trên đầu, mặc quần đùi bằng vải gai ngang hông. Toàn thân họ mặc y phục bằng vải gai. Câu 17 cũng nói họ không mặc y phục bằng len. Không ai phụng sự Chúa có thể mặc y phục bằng len. Trước mặt Đức Chúa Trời, không ai từng mặc y phục bằng len. Vì sao? Xin anh em đọc Ê-xê-chi-ên 44:18: “Chúng nó sẽ đội mũ bằng vải gai trên đầu, và mặc quần đùi bằng vải gai ngang hông, thứ vải nào hay đổ mồ hôi thì không mặc”. Câu Kinh Thánh này bày tỏ rằng tất cả những ai phụng sự Chúa không nên đổ mồ hôi. Mọi công việc đổ mồ hôi đều không đẹp lòng Đức Chúa Trời và bị Ngài từ chối. Đổ mồ hôi có ý nghĩa gì? A-đam là người đổ những giọt mồ hôi đầu tiên trên thế giới khi ông bị đuổi ra khỏi vườn Ê-đen. Sáng-thế Ký chương 3 cho chúng ta biết do tội của A-đam, Đức Chúa Trời trừng phạt ông bằng cách phán rằng: “Ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có ăn”. Mồ hôi là hậu quả của sự rủa sả. Do sự rủa sả của Đức Chúa Trời, đất ngưng sanh bông trái, do thiếu sự ban phước của Đức Chúa Trời, loài người cần phải nỗ lực, và điều này khiến họ đổ mồ hôi. Công việc đổ mồ hôi là công việc gì? Đó là công việc ra từ nỗ lực của con người, thiếu sự ban phước từ Đức Chúa Trời là Cha. Mọi người phụng sự Đức Chúa Trời tuyệt đối phải tránh những công việc đổ mồ hôi. Nhiều công tác đặt trước mặt Đức Chúa Trời đòi hỏi phải nỗ lực và chạy đôn chạy đáo mới hoàn thành được. Tất cả những ai phụng sự Đức Chúa Trời phải làm công tác không đổ mồ hôi. Mọi công tác của Đức Chúa Trời đều yên tịnh, không thành tựu do chạy đôn chạy đáo, nhưng do ngồi xuống. Mặc dầu bề ngoài một người có vẻ rất bận rộn, nhưng người ấy rất an nghỉ ở bên trong, mặc dầu bên ngoài nóng nảy, nhưng bên trong rất bình lặng. Công tác này được thực hiện do ngồi xuống. Đó là công tác không đổ mồ hôi! Mọi công tác thật trước mặt Đức Chúa Trời đều không phải tình cờ và không hoàn thành do nỗ lực của xác thịt. Tiếc thay, ngày nay rất nhiều công tác không thể thành tựu nếu không đổ mồ hôi. Thật đáng thương, vì ngày nay công tác không thể thành tựu nếu thiếu một người đặt kế hoạch, bảo trợ, đẩy mạnh, đề xướng, chạy đôn đáo, thúc giục, hô hào, và sử dụng sức lực con người cùng sức mạnh xác thịt. Thật là một điều đáng thương vì trong hầu hết mọi trường hợp, nếu không có mồ hôi, thì không có công tác. Xin anh em ghi nhớ rằng người ta được phép đổ mồ hôi ở sân ngoài. Khi giết bò và chiên ở bên ngoài, hầu việc tội nhân, phục vụ các thánh đồ, đổ mồ hôi là điều được phép. Nếu anh em đang làm loại công việc đó, anh em có thể đổ mồ hôi tùy ý. Nhưng những ai phụng sự Chúa trong nơi thánh tuyệt đối không được đổ mồ hôi. Đức Chúa Trời không cần con người đổ mồ hôi. Chắc chắn, mọi công việc đều bận rộn, nhưng công việc của Đức Chúa Trời không cần sức mạnh xác thịt. Tôi không có ý nói không cần sức mạnh thuộc linh. Thật ra, khó có thể nói anh em cần bao nhiêu sức mạnh thuộc linh và phải chịu đựng bao nhiêu. Không ai bận tâm phân biệt giữa công việc thuộc linh và công việc xác thịt. Người ta kết luận rằng mọi công việc của Đức Chúa Trời không thể hoàn thành nếu thiếu sự chạy loanh quanh, dành thì giờ thảo luận, bàn cãi, thương lượng, đề xuất, tán thành và ủy quyền. Tuy nhiên, nếu anh em yêu cầu họ chờ đợi trước mặt Đức Chúa Trời và lắng nghe lời Ngài, thì họ không thể làm được vì xác thịt không thể làm điều này được. Tất cả những công tác kia đòi hỏi phải đổ mồ hôi.
Phương diện quan trọng hơn hết trong công tác thuộc linh là chúng ta đối với Đức Chúa Trời như thế nào. Người đầu tiên chúng ta phải tiếp xúc là Đức Chúa Trời chứ không phải con người. Công việc của xác thịt thì khác, người đầu tiên họ tiếp xúc là con người. Do đó, nếu một công việc không thể hoàn thành vì thiếu con người, thì đó không phải là công việc của Đức Chúa Trời. Ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời thật quí báu biết bao. Chúng ta phải đối diện với một mình Ngài. Chúng ta không ở dưng, trái lại, chúng ta đang làm một việc không đổ mồ hôi. Điều này nghĩa là gì? Nếu tiếp xúc với Đức Chúa Trời cách đúng đắn, chúng ta không cần đổ mồ hôi trước mặt loài người. Chúng ta có thể hoàn thành lượng công tác nhiều nhất với lượng sức lực nhỏ nhất. Lý do có rất nhiều sự quảng cáo, cổ động, đề nghị là vì người ta không cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời. Tôi xin nói: mọi công tác thuộc linh chỉ được thực hiện trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu chăm sóc công việc mình cách đúng đắn trước mặt Ngài, chúng ta sẽ không cần nhiều phương pháp. Những người khác sẽ tự nhiên hưởng ứng chúng ta và tự phát sẽ có kết quả. Đức Chúa Trời đang làm việc, không cần đến sức mạnh và mồ hôi của con người.
Anh chị em ơi, chúng ta phải thành thật xét mình trước mặt Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy hỏi Ngài: “Chúa ôi, con có đang thật sự phụng sự Ngài hay phục vụ công tác? Chúa ôi, sự phục vụ của con là dành cho nhà [Chúa] hay cho Chúa?” Nếu đang đổ mồ hôi từ sáng đến tối, thì chúng ta chắc chắn có thể tự nhủ rằng mình đang phục vụ nhà [Chúa] chứ không phải chính Chúa. Nếu mọi công việc và sự lao khổ của chúng ta đáp ứng những nhu cầu bề ngoài, chúng ta có thể kết luận rằng mình đang phục vụ người ta chứ không phải phụng sự Đức Chúa Trời. Tôi không khinh dể những người như vậy, vì họ cũng đang làm công việc của Đức Chúa Trời. Cần có một số người giết bò và chiên. Cần có một số người lãnh đạo và hướng dẫn người khác. Con dân Y-sơ-ra-ên cần một số người phục vụ họ. Nhưng Đức Chúa Trời ao ước một điều gì sâu xa hơn. Chúng ta nên cầu nguyện với Ngài rằng: “Đức Chúa Trời ơi, con nài xin Ngài giải cứu con để con không rơi vào lãnh vực phục vụ loài người”. Không phải chỉ có việc phục vụ loài người mà thôi. Anh chị em ơi, đã có quá nhiều người phục vụ loài người rồi. Tại sao chúng ta vẫn còn muốn góp phần vào đó? Đức Chúa Trời không cách nào đòi hỏi mọi người phụng sự Ngài. Ngài không thể làm điều này vì nhiều người không bằng lòng phụng sự Ngài. Vì loài người không muốn, nên không thể phục hưng toàn thể hội-thánh và làm cho mọi người trở nên trung tín. Nhiều người thật sự được cứu và có sự sống của Đức Chúa Trời, nhưng họ chỉ muốn phục vụ loài người. Không có cách nào thay đổi họ vì họ không muốn mất sự hào hứng ở bên ngoài. Họ sẽ không buông công việc ở bên ngoài, họ tập trung nơi lãnh vực công việc. Chắc chắn có một số người cần chăm sóc những điều này. Nhưng vấn đề là chúng ta có ở trong số những người tham dự vào những điều này không? Tôi hi vọng tất cả chúng ta đều nói với Chúa: “Đức Chúa Trời ôi, con muốn phụng sự Ngài. Con bằng lòng buông bỏ mọi công việc và từ bỏ mọi điều bề ngoài. Con muốn phụng sự Ngài và làm công tác thuộc linh. Con bằng lòng bỏ mọi sự bề ngoài. Con muốn bước vào bên trong, vào sâu hơn ở bên trong”.
Đức Chúa Trời không có cách nào yêu cầu tất cả người Lê-vi đến. Ngài chỉ chọn các con trai Xa-đốc. Vì sao? Vì khi dân Y-sơ-ra-ên quay khỏi đường lối Chúa và lìa bỏ Ngài, các con trai Xa-đốc vẫn coi giữ bên trong đền thờ. Họ thấy những gì ở bên ngoài không thể sửa chữa được, những gì ở bên ngoài đã đổ nát và bị ô uế. Vì vậy, họ lìa bỏ những gì ở ngoài và tập trung vào việc giữ cho bên trong đền thờ được thánh khiết. Anh chị em ơi, anh chị em có thể để cho những gì ở ngoài đổ nát không? Có lẽ anh chị em sẽ dùng gỗ để nâng đỡ nó, để sườn nhà không sập. Nhưng Chúa sẽ phán: “Ta không quan tâm đến những điều này. Ta chỉ sẽ gìn giữ bên trong đền thờ của Ta và giữ một nơi thánh cho con cái Ta”. Cần có một nơi hoàn toàn biệt riêng và thánh hóa cho Ngài, một nơi người ta có thể phân biệt giữa những gì đúng đắn với những gì không đúng đắn. Đức Chúa Trời muốn giữ bên trong đền thờ của Ngài. Những gì ở ngoài đang sụp đổ, Đức Chúa Trời không có cách nào khác hơn là buông bỏ nó. Vì các con trai Xa-đốc đã làm những điều đó, nên Đức Chúa Trời lựa chọn họ. Thật ra, Đức Chúa Trời không thể giao tiếp với mọi người, nhưng Ngài muốn giao tiếp với anh em! Nếu anh em không muốn buông bỏ mọi điều ở bên ngoài, Đức Chúa Trời có thể đến với ai? Anh chị em ơi, tôi đứng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời mà nài khuyên tất cả anh em, Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những người hoàn toàn phụng sự Ngài. Thật sự có quá nhiều người làm việc bề ngoài. Những người phụng sự Đức Chúa Trời ở bên trong lại quá ít. Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời đang kêu lên: “Ai sẽ hầu việc Ta trong nơi thánh Ta?”.
Ôi, tôi không thể nói quá nhiều về điều này. Tôi chỉ có thể nói rằng tôi rất vui thỏa khi đọc Công-vụ chương 13: “Bấy giờ, hội-thánh tại An-ti-ốt có mấy tiên tri và giáo sư... Đang khi họ phụng sự Chúa và kiêng ăn, thì Thánh Linh phán rằng: Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta để làm công việc Ta đã gọi họ làm” (cc. 1-2). Đó là công tác của thời Tân Ước. Đó cũng là nguyên tắc độc nhất của công tác thời Tân Ước. Công tác của Thánh Linh chỉ có thể được bày tỏ khi chúng ta phụng sự Chúa. Chỉ khi chúng ta phụng sự Chúa, Thánh Linh mới sai một số người đi. Nếu chúng ta không đưa sự phụng sự Chúa lên hàng ưu tiên thứ nhất, mọi sự sẽ sai trật hết.
Công tác của hội-thánh tại An-ti-ốt bắt đầu trong thời gian họ phụng sự Chúa. Thánh Linh phán: “Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta để làm công việc Ta đã gọi họ làm”. Tôi xin nhắc lại, Đức Chúa Trời không muốn con người tình nguyện gia nhập quân đội của Ngài. Đức Chúa Trời không cần lính tình nguyện. Đức Chúa Trời chỉ có những người lính bị cưỡng bách hay buộc phải nhập ngũ mà thôi. Chúng ta biết có hai loại lính trong quân đội: thứ nhất là những người tình nguyện gia nhập, và thứ hai là những người phải nhập ngũ. Dựa trên chỉ thị của quốc gia mình, họ không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải đi lính. Nhưng trong công tác của Đức Chúa Trời, chỉ có lính buộc phải nhập ngũ mà thôi, không có lính tình nguyện. Vì vậy, không ai có thể nói, vì họ thích nên họ đi rao giảng phúc-âm, Đức Chúa Trời sẽ không dùng họ. Công tác của Đức Chúa Trời bị thiệt hại vô cùng do có quá nhiều lính tình nguyện. Họ không thể tuyên bố như Chúa đã tuyên bố: “Đấng đã sai Ta...” Anh chị em ơi, đây không phải là vấn đề không quan trọng. Công tác của Đức Chúa Trời không thể hoàn thành theo ý muốn của chúng ta. Công tác của Đức Chúa Trời hoàn toàn là công tác của Ngài. Chúng ta phải kiểm lại xem công tác này ra từ chúng ta hay ra từ sự kêu gọi của Chúa. Chúng ta phải tự hỏi xem mình đã tình nguyện gia nhập quân đội hay chúng ta đã được Đức Chúa Trời bắt nhập ngũ. Tất cả những người lính tình nguyện sẽ không bền lâu, tất cả những người tự tiến cử mình sẽ không bền lâu vì Đức Chúa Trời chỉ cần những người lính được Ngài bắt nhập ngũ. Khi phụng sự Chúa, Phao-lô và Ba-na-ba không nói: “Chúng tôi sẽ ra đi rao giảng phúc-âm. Nhưng Thánh Linh phán: “Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta để làm công việc Ta đã gọi họ làm”. Chỉ có Thánh Linh mới có uy quyền bổ nhiệm người ta vào công tác. Về vấn đề này, hội-thánh không có uy quyền gì cả. Tuy nhiên, trong các hội truyền giáo và các chiến dịch truyền giảng phúc-âm, con người sai phái con người ra đi. Đức Chúa Trời không bao giờ cho phép một điều như vậy. Chúng ta chỉ nên phụng sự Chúa, chứ đừng phục vụ nhà [Chúa]. Đức Chúa Trời ao ước có những người trực tiếp phụng sự Ngài và nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Thánh Linh.
Tôi xin nhắc lại, phụng sự Chúa không phải là bỏ hết mọi công việc bề ngoài. Phụng sự Chúa không phải là chấm dứt ra đi hầu việc [Chúa] trong các làng mạc. Điều tôi muốn nói là mọi công việc bề ngoài cần phải dựa trên việc phụng sự Chúa. Chúng ta tiến lên từ việc phụng sự Chúa, chứ không phải từ những ao ước riêng, là điều không đặt nền tảng nơi sự phụng sự Chúa. Có một sự khác biệt lớn lao giữa hai điều này. Sự khác biệt này lớn hơn sự khác biệt giữa trời và đất. Tất cả những ai có kinh nghiệm đều nhận biết rằng không có sự khác biệt nào lớn hơn giữa phụng sự Chúa và phục vụ nhà [Chúa].
Có một điều chúng ta cần phải biết về bức màn; chúng ta nên phụng sự Chúa trong nơi thánh. Nhưng ở bên kia bức màn, có một vấn đề khác cũng quan trọng y như vậy: “Vậy nên chúng ta hãy ra đến cùng Ngài ở ngoài trại quân mà mang sự lăng nhục của Ngài” (Hê. 13:13). Trọng tâm của sách Hê-bơ-rơ gồm có hai điều: bức màn và trại quân. Không những chúng ta cần phụng sự Đức Chúa Trời trong nơi thánh, nhưng chúng ta cũng cần ra khỏi trại quân. Chỉ khi nào chúng ta lìa trại quân để phụng sự Chúa, Ngài mới phán và dẫn dắt chúng ta, vào những lúc khác, Ngài sẽ không phán gì cả.
Chúng ta hãy xem những gì Lu-ca đã nói. Chúng tôi xin làm sáng tỏ điều này một lần nữa: Chúng tôi không muốn giảng giải sách Lu-ca. Trái lại, chúng tôi muốn tìm xem Chúa thật sự muốn nói gì qua phân đoạn Kinh Thánh này. Lu-ca 17:7-10 cho chúng ta biết rõ ràng rằng Chúa không hài lòng với điều gì khác hơn là chính Ngài. Ngài không cần anh em và tôi, Ngài muốn chính Ngài. Thật lạ lùng khi lời ở đây nói cách nghiêm khắc, dầu vậy, ai cũng thấy lời này rất quí báu. Ở đây có hai loại công tác; một là cày, hay chúng ta có thể nói đó là gieo. Hai là chăn chiên, hay chúng ta có thể gọi là nuôi dưỡng. Công tác gieo liên quan đến những người chưa tái sinh. Công tác chăn chiên liên quan đến những người đã sở hữu sự sống của Đức Chúa Trời. Do đó, một loại công tác liên hệ đến tội nhân, và loại kia liên hệ đến các tín đồ. Những công tác này làm cho những ai chưa tiếp nhận Chúa sẽ tiếp nhận Chúa và những ai đã tiếp nhận Chúa được nuôi dưỡng. Đó là công tác của các đầy tớ Chúa. Đó cũng là những gì chúng ta nên làm trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Công tác này quan trọng và chúng ta phải làm hết lòng. Nhưng ở đây Chúa rất kỳ diệu. Ngài phán: “Ai trong các ngươi có đầy tớ đi cày hoặc đi chăn, ở ngoài đồng về, mà lại bảo nó rằng: Hãy đến ngồi ăn ngay đi chăng?” (Lu. 17:7). Nói như thế có nghĩa là Ngài không làm như vậy. Nói cách khác, các đầy tớ là những Cơ-đốc-nhân không được cho ăn sau khi họ làm xong công việc. Những người xác thịt sẽ nói: “Thật là một Ông Chủ cay nghiệt! Chúng tôi quá mệt mỏi sau khi cày cấy và chăn súc vật ngoài đồng. Bây giờ chúng tôi đã về đến nhà, Ông nên dọn thức ăn cho chúng tôi chứ”. Nhưng Chúa không giống như một ông chủ thế gian. (Sự khác biệt giữa chủ tớ thế gian thì được đề cập trong sách Cô-lô-se và Ê-phê-sô. Những gì được nói đến ở đây là cách đối xử mà Chúa mong chúng ta dành cho Ngài. Ở đây chỉ về mối liên hệ giữa chủ và tớ thuộc linh). Chúa không mời chúng ta ăn. Như vậy Ngài muốn điều gì? Câu 8 nói: “Trái lại [chủ] há không bảo nó rằng: (nghĩa là chắc chắn chủ sẽ bảo đầy tớ rằng) ‘Hãy dọn cho ta ăn tối, thắt lưng hầu việc ta’ ”. Đó là điều Chúa đang làm. Chúng ta luôn luôn tự nhủ: “Hôm nay tôi đã cày biết bao nhiêu mẫu đất và gieo biết bao nhiêu ký hạt giống. Sau nhiều ngày, nhiều tháng sẽ thâu hoạch được ít nhất gấp ba mươi hay sáu mươi lần. Hôm nay tôi dẫn rất nhiều chiên đến đồng cỏ xanh tươi, đến một nơi nọ ở một miền kia, và chúng uống bên những dòng nước bình tịnh. Sau nhiều thời giờ như vậy, những con chiên này sẽ lớn và mập mạp. Đây thật là những công tác vĩ đại nhất. Thổ sản của đất có thể dùng làm thức ăn, sản vật của bầy chiên có thể dùng làm quần áo”. Chúng ta vui mừng và vui hưởng hạnh phúc từ sự lao nhọc của mình. Ý nghĩa của sự ăn uống là sự vui thỏa do hồi tưởng đến công việc chúng ta đã làm. Sau khi đạt được những thành quả đáng tự hào, chúng ta rất thường nghĩ về những điều đó thậm chí ngay khi đang ngủ và “thưởng thức” chúng trong ký ức của mình. Ngay cả đang khi ăn chúng ta cũng nghĩ về chúng, cảm thấy tự hào và thỏa mãn. Chúng ta thường gợi lên trong tâm trí mình một điều gì đó và cảm thấy xúc động với những tư tưởng như vậy. Nhưng Chúa phán rằng mục tiêu Ngài ấn định cho mọi công việc ấy, dầu là nuôi súc vật hay cày ruộng, không phải để làm cho chúng ta vui vẻ, để đem lại sự thỏa lòng cho chúng ta, hay để chúng ta đạt được một điều gì. Chắc chắn Chúa sẽ phán với chúng ta: “Hãy dọn cho Ta ăn tối, thắt lưng hầu việc Ta”. Chúng ta có thấy điều này không? Điều Chúa đòi hỏi là chúng ta hãy phụng sự Ngài. Xin anh em hãy nhớ rằng công tác ngoài đồng không thể so sánh với công việc trong nhà. Xin hãy nhớ rằng đất đai và gia súc không thể sánh với Chúa được. Ở đây Chúa không nói: “Vì con đã lao khổ cực nhọc, cày bừa nhiều đất đai, và nuôi nhiều súc vật, nên con không cần phụng sự Ta nữa, con có thể ăn, uống và vui vẻ”. Lời Chúa cho chúng ta biết cách Ngài đánh giá tầm quan trọng của công lao chúng ta và nhu cầu cần phụng sự Ngài của chúng ta. Ngài không để chúng ta yên chỉ vì chúng ta đã cày đất nuôi gia súc, và làm rất nhiều việc ở bên ngoài. Ngài không bảo rằng chúng ta không cần phụng sự Ngài. Chúa sẽ không làm như vậy. Ngài sẽ không bao giờ làm như vậy. Ngài không cho phép chúng ta bỏ qua việc phụng sự Ngài chỉ vì chúng ta quá bận rộn với công việc. Ngài không để cho sự lao khổ cướp mất việc chúng ta phụng sự Ngài. Chúng ta phải xem việc phụng sự Ngài là ưu tiên một vì phụng sự Chúa quan trọng hơn mọi sự cày bừa, nuôi dưỡng và làm việc.
Anh chị em ơi, chúng ta đang thật sự làm gì? Mục tiêu của chúng ta là gì? Có phải chúng ta chỉ quan tâm đến việc cày bừa và gieo trồng? Có phải chúng ta chỉ quan tâm đến việc rao giảng phúc-âm để cứu tội nhân? Có phải chúng ta chỉ quan tâm đến việc chăn nuôi gia súc? Có phải chúng ta chỉ quan tâm đến việc phân phát thức ăn để gây dựng các tín đồ? Hay chúng ta đang dùng thức ăn, thức uống làm Chúa thỏa lòng? Ở đây Chúa đang chỉ cho chúng ta thấy sau khi về đến nhà, chúng ta không nên nghỉ ngơi và biếng nhác. Mặc dầu mệt mỏi, chúng ta vẫn cần cố gắng hầu việc Ngài. Mặc dầu chúng ta đã làm việc nhiều và chịu đựng nhiều, những điều đó không thể thay thế cho việc phụng sự mà Ngài đáng nhận. Chúng ta phải quên kinh nghiệm của mình và phụng sự Ngài một lần nữa. Nhưng ở đây không có nghĩa là chúng ta không cần ăn, mà chỉ có nghĩa là chúng ta chỉ nên ăn uống sau khi Chúa đã ăn uống. Chúng ta cũng cần được no đủ và thỏa lòng nhưng phải là sau khi Chúa đã no đủ và thỏa lòng. Chúng ta cũng cần được vui vẻ, nhưng chỉ sau khi Chúa đã vui vẻ. Vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi vinh quang của công tác sẽ qui về ai. Mọi sự chúng ta đang làm có thật sự là để Chúa thỏa lòng không? Hay để cho chúng ta thỏa lòng? Kết quả của công lao chúng ta có phải để Chúa thỏa mãn không? Hay để chúng ta thỏa mãn? Sâu xa trong lòng mình, tôi sợ rằng nhiều lúc Chúa chẳng được gì cả, nhưng chúng ta thì thỏa mãn. Tôi sợ rằng nhiều lúc Chúa chưa vui mừng mà chúng ta đã vui mừng rồi. Chúng ta cần xin Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta biết mình nên đứng ở đâu trong sự hiện diện của Ngài và làm thế nào chúng ta thật sự phụng sự Ngài trong sự hiện diện của Ngài.
Anh chị em ơi, thậm chí khi đã làm mọi sự rồi, chúng ta vẫn không là gì khác hơn là những đầy tớ vô ích. Chúng ta thật rất hèn mọn.
Mục tiêu của chúng ta và sự phấn đấu của chúng ta không phải là đất đai và gia súc, thế giới và hội-thánh. Mục tiêu của chúng ta là Chúa. Chúng ta cũng đang phấn đấu cho Chúa. Ngài là mọi sự của chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy tự hỏi: Công tác chúng ta đang làm có thật sự vì Đấng Christ không, hay chỉ vì các tội nhân và các anh em? Bất cứ ai có thể nhận ra sự khác biệt giữa sự phục vụ tội nhân và phụng sự Chúa, và bất cứ ai có thể nhận thấy sự khác biệt giữa sự phục vụ các anh em và phụng sự Chúa đều được phước. Về lý thuyết, dường như dễ phân biệt điều này, nhưng thật là phước hạnh nếu có thể nhận thức được sự khác biệt ở bên trong theo kinh nghiệm của mình. Loại hiểu biết này không dễ có được, đòi hỏi phải có sự đổ huyết trước khi học được bài học này. Không dễ gì hiểu được sự khác biệt này, mà đòi hỏi chúng ta phải được xử lý nhiều trước khi nhận biết. Nhiều lúc cần phải bỏ sự sống bản thân, giết chết các ý kiến của mình trước khi chúng ta thật sự am hiểu được điều này. Phụng sự Chúa không dễ dàng như phục vụ các anh chị em. Vì vậy, có một sự khác biệt lớn giữa việc phụng sự Chúa và phục vụ nhà [Chúa].
Tuy nhiên, nếu Thánh Linh hành động trong chúng ta, điều này sẽ không đến nỗi khó nhận biết như vậy. Chúng ta cần phải cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân điển, khải thị và ánh sáng để có thể thấy phụng sự Ngài có ý nghĩa gì. Phục vụ tội nhân và phụng sự Chúa là hai điều hoàn toàn khác nhau. Phục vụ tội nhân hoàn toàn khác với phụng sự Chúa. Anh chị em ơi, tội nhân không quan trọng hơn Chúa được. Chúng ta cần phải cầu xin Chúa hành động trong chúng ta, để chúng ta phụng sự Ngài. Tôi không thể nói gì hơn. Tôi chỉ có thể nói rằng đó là điều Chúa muốn phán với chúng ta trong những ngày ngắn ngủi này.
Đáy sông là chỗ chết; nơi ấy không thoải mái, hấp dẫn, hay an nghỉ. Họ không ngồi, hay nằm, mà đứng tại đó. Nếu tôi sống trong tánh nóng nảy của mình, Đấng Christ không thể sống trong người khác. Nếu tôi đứng tại đáy sông, những người khác sẽ vượt qua sông Giô-đanh cách đắc thắng. Sự chết hành động trong tôi, nhưng sự sống hành động trong những người khác. Nếu tôi chết trong sự thuận phục Đức Chúa Trời, sự sống sẽ hành động trong những người khác để làm cho họ cũng thuận phục Đức Chúa Trời. Sự chết của Đấng Christ hành động đem sự sống Ngài vào trong chúng ta. Không có sự chết thì không có sự sống.
Khiêng rương chứng cớ ở đáy sông thì phải chịu đựng rất nhiều. Họ phải rất cẩn thận. Nếu họ không cẩn thận, Đức Chúa Trời thánh khiết sẽ hủy diệt họ. Họ đứng đó quan sát người Y-sơ-ra-ên lần lượt đi qua. Nhưng họ được chỉ định đi qua cuối cùng. Vị sứ đồ nói: “Đức Chúa Trời đã đặt chúng tôi là những sứ đồ ra sau cùng”; “đến nay chúng tôi đã trở nên rác rến của thế gian, cặn bã của muôn vật” (1 Côr. 4:9, 13). Ông ao ước mọi người sẽ tin vào phúc-âm nhưng không giống như ông với đôi tay bị xiềng xích (Công. 26:29). Tôi có muốn được tiếng tốt, một đời sống thoải mái, hoặc được thông cảm không? Hay tôi muốn hội-thánh của Đức Chúa Trời có được sự sống? Nguyện chúng ta có thể cầu nguyện: “Chúa ôi, xin cho con chết để những người khác có được sự sống”. Đức Chúa Trời đã nói rõ rằng đó không phải là điều dễ dàng. Nhưng chỉ bằng cách đó Đức Chúa Trời mới hoàn tất kế hoạch đời đời của Ngài được.
Trước khi lên khỏi đó, họ ở dưới lòng sông chờ đợi tất cả dân chúng đi qua. Chúng ta không thể ra khỏi sự chết trước khi vương quốc đến. Cuối cùng Giô-suê ra lệnh: “Các ngươi hãy lên khỏi [sông] Giô-đanh” (G-suê. 4:17). Giô-suê đắc thắng của chúng ta sẽ bảo chúng ta lên khỏi nước. Điều này sẽ xảy đến khi vương quốc bắt đầu.
Nhiều người không phải là không vâng lời; họ chỉ không vâng lời đủ. Không phải họ không trả giá, mà họ không trả giá đủ. Không phải họ không muốn chi tiền, hay họ không dấy lên một đạo quân, nhưng những gì họ làm không được đầy đủ (Lu. 14:25-35). Không trải qua thập tự giá, một người không thể đến được Ghết-sê-ma-nê. Không có sự xử lý của thập tự giá, một người không thể nói: “Ý Cha được nên”. Nhiều người thích sự kêu gọi của Áp-ra-ham, nhưng họ không thích sự dâng hiến trên núi Mô-ri-a.
Anh em có bao giờ ganh tị với những người có đời sống dễ chịu không? Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta tại lòng sông để chúng ta làm những người đắc thắng của Ngài. Ngài đặt chúng ta trong xiềng xích để những người khác nhận được phúc-âm. Sự chết hành động trong tôi, nhưng sự sống hành động trong những người khác. Đó là ống dẫn sự sống duy nhất. Sự sống chảy vào trong chúng ta đã trải qua hai ống dẫn, Phao-lô và Martin Luther. Trước hết sự chết của Chúa đã đầy dẫy chúng ta bằng sự sống, và sau đó sự sống ấy chảy đến những người khác (2 Côr. 4:10-12).
Công tác những người đắc thắng của Đức Chúa Trời là đứng trên sự chết của Đấng Christ để những người khác nhận được sự sống. Trước hết lời Kinh Thánh phải được chúng ta thực tại hóa rồi sau đó chúng ta mới có thể rao giảng lời ấy. Ánh sáng của lẽ thật trước hết phải trở nên sự sống đối với chúng ta trước khi trở nên ánh sáng cho người khác. Đức Chúa Trời làm cho những người đắc thắng của Ngài thấy một lẽ thật, và làm cho vững chắc lẽ thật ấy trước khi Ngài có được một vài người khác vâng phục lẽ thật ấy. Lẽ thật trước hết phải được kết cấu trong chúng ta và trở nên một phần của con người chúng ta. Chính chúng ta trước hết phải kinh nghiệm đức tin, sự cầu nguyện, và sự dâng mình rồi mới có thể nói với người khác đức tin, cầu nguyện, dâng mình nghĩa là gì. Nếu không, chúng ta chỉ có từ ngữ mà không có nội dung. Đức Chúa Trời muốn chúng ta trải qua sự chết trước, sau đó Ngài sẽ ban sự sống cho những người khác. Trước hết chúng ta phải trải qua hoạn nạn và đau đớn rồi người khác mới có sự sống. Để học lẽ thật của Đức Chúa Trời, một người phải đứng ở đáy sông trước. Lý do hội-thánh không thể dành được chiến thắng bằng cách băng qua mà đến đất hứa là vì thiếu những thầy tế lễ đứng ở đáy sông Giô-đanh. Những ai đứng ở đáy sông Giô-đanh sẽ tạo nên tấm lòng đói khát trong những người khác. Nếu một lẽ thật được kết cấu trong chúng ta cách sâu xa, lẽ thật ấy sẽ lôi cuốn những người khác theo đuổi nó. Ngày nay, nhiều lẽ thật của Đức Chúa Trời cần được kết cấu trong con người. Khi chúng ta để cho một lẽ thật kết cấu trong mình, chúng ta đang để cho Thân Thể của Đấng Christ lớn lên “thêm một phân”. Những người đắc thắng là những người nhận được sự sống từ trên cao để cung ứng cho Thân Thể.
(Chiều ngày 27 tháng giêng)
V. KINH NGHIỆM CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG
Ai là những người đắc thắng của Đức Chúa Trời? Những người đắc thắng là những người để cho “bản ngã” của mình ở lại trong chỗ chết hầu những người khác có được sự sống. Những người ấy giống như các thầy tế lễ khiêng rương chứng cớ qua sông Giô-đanh, là những người mà chính họ đứng ở chỗ chết để dân của Đức Chúa Trời có thể đi qua. Tại đây sự chết có ý nghĩa gì? Đứng ở chỗ chết có nghĩa là gì? Đó là điểm rất quan trọng liên quan đến sự tiến lên của dân Đức Chúa Trời. Đó là điều mà ngày nay Đức Chúa Trời quan tâm hơn hết. Vì lý do ấy, đó cũng là điều chúng ta phải hết sức quan tâm.
Không phải các lẽ thật trong Kinh Thánh được sắp đặt lại với nhau cách vụn vặt. Đằng sau mỗi lẽ thật đều có một điều gì đó sống động. Văn tự của lẽ thật thì chết chóc, nó không có sự sống. Để lẽ thật trở nên sống động, cần phải có một linh sống động. Nhiều lẽ thật trong Kinh Thánh được loài người đọc, rao giảng, và tin cậy. Nhưng những lẽ thật này cần được kinh nghiệm, tiếp xúc và biến đổi thành sự sống trước khi chúng trở nên đầy quyền năng đối với chúng ta. Nhiều người nghĩ rằng những ai thông minh hơn sẽ nhận được nhiều lẽ thật Kinh Thánh hơn người khác, hoặc sẽ hiểu những điều thuộc về Đức Chúa Trời hơn. Điều đó hoàn toàn sai. Những lẽ thật thuộc linh không bị giới hạn bởi sự khôn ngoan thiên nhiên của chúng ta. Nhiều người nghĩ họ có thể giúp người khác bằng cách đạt được điều gì đó bằng năng lực và sự khôn ngoan riêng của mình và truyền đạt chính điều đó cho người ta. Thật ra, làm như vậy họ không truyền sự sống cho người khác.
Giăng chương 1 nói Chúa là ánh sáng của sự sống. Nhiều người nghĩ hễ họ hiểu một lẽ thật và rao giảng lẽ thật ấy thì ổn thỏa rồi. Họ nghĩ lẽ thật là lẽ thật và lẽ thật không cần liên hệ gì đến chính con người họ. Nhưng đó không phải là đường lối của Đức Chúa Trời. Đường lối của Ngài ấy là trước hết Ngài cho lẽ thật kết cấu trong một con người, để lẽ thật trở nên một phần của cấu tạo người ấy trước khi người ấy rao giảng lẽ thật cho người khác. Một người cần được xử lý, cắt cho mở ra, và dầm thấm lẽ thật cách sâu xa trước khi có thể truyền đạt lẽ thật cho người khác. Nếu một lẽ thật chưa bao giờ đi qua công tác cấu tạo của Đức Chúa Trời, lẽ thật ấy sẽ không sinh ra một ảnh hưởng nào trên người ta.
Tôi xin đưa ra một vài hình ảnh minh họa.
Đức Tin
Điều đầu tiên là đức tin. Đức tin là gì? Không phải anh em biết đức tin vào ngày thứ bảy rồi rao giảng về đức tin vào Chúa nhật. Có thể anh em có văn tự nhưng không thấy chính sự việc. Điều này cũng giống như nói chuyện với những người thuộc thời đại sơ khai về đèn điện. Họ có thể biết từ ngữ ấy nhưng không bao giờ thấy chính điều đó. Họ có thể hành động như là mình hiểu biết. Nhưng thật ra, họ không biết ánh sáng điện là gì.
Vì vậy trước hết Đức Chúa Trời phải xử lý anh em qua các sự việc; trước hết anh em phải được xử lý về vấn đề đức tin và cho phép đức tin của Đức Chúa Trời được cấu tạo trong mình trước khi có thể truyền đạt cho người khác những gì đã được cấu tạo trong mình. Chỉ khi ấy anh em mới có thể giúp đỡ người khác. Chỉ khi sự chết hành động trong anh em thì sự sống mới hành động trong người khác.
Sự Cầu Nguyện
Kế đến, chúng ta hãy xem xét về sự cầu nguyện. Dạy người khác cầu nguyện không phải là vấn đề chuẩn bị hay soạn một vài giáo lý về sự cầu nguyện. Đức Chúa Trời phải đem anh em qua nhiều hoàn cảnh rồi Ngài mới có thể dạy anh em bài học cầu nguyện. Chỉ sau nhiều kinh nghiệm như vậy anh em mới có thể chỉ cho người khác cách cầu nguyện. Trong mọi sự, trước hết anh em phải là thí điểm của Đức Chúa Trời.
Sự cầu nguyện chân chính đòi hỏi tôi nhiều sức lực hơn là giảng dạy. Nhiều khi chúng ta nghĩ nếu mình giảng một bài thật tốt, thì mọi sự sẽ tốt đẹp. Nhưng chúng ta phải nhận biết chỉ khi nào mình đã cầu nguyện cách thấu đáo, điều mình giảng mới tuôn chảy vào trong người khác.
Những gì chúng tôi đã đề cập trên đây là nguyên tắc của Đức Chúa Trời. Nguyên tắc này cho thấy một người phải trải qua hoạn nạn và phải trả giá để có kinh nghiệm rồi mới có thể truyền thông lẽ thật cho người khác. Những người như vậy là những người đắc thắng theo lòng ao ước của Đức Chúa Trời.
Sự Dâng Mình
Một lần nữa, chúng ta hãy lấy vấn đề dâng mình để minh họa. Sự dâng mình tuyệt đối là gì? Kinh Thánh nói về điều này và người ta [cũng] nói về điều này. Nhưng nhiều người chỉ có văn tự mà không thấy chính sự dâng mình. Cũng giống như một người đọc tự điển; người ấy có thể đọc những chữ trong tự điển, nhưng không biết các chữ ấy chỉ về điều gì. Điều này cũng đúng đối với hội-thánh của Đức Chúa Trời. Một ngày kia khi Đức Chúa Trời so sánh gia đình, công việc, của cải, nghề nghiệp, và những người thân yêu của anh em với Đấng Christ, anh em sẽ nhận biết sống cho Chúa có nghĩa là gì? Anh em sẽ chọn lựa điều nào? Anh em sẽ chọn Đấng Christ hay một điều khác? Anh em có mặc cả với Đức Chúa Trời không? Anh em không thể có được một lẽ thật nào mà không phải trả giá. Tôi e rằng nhiều người học lẽ thật mà không kinh nghiệm lẽ thật.
Lẽ Thật Cần Được Cấu Tạo
Trong Người Hầu Việc Chúa
Nơi anh em có bao nhiêu lẽ thật chưa từng được cấu tạo trong [con người anh em]? Bao nhiêu điều anh em biết nhưng chưa từng được thực tại hóa? Qua điều này chúng ta thấy ngày nay thậm chí người ta không biết sự vâng phục là gì, sự cầu nguyện là gì và đức tin là gì. Không có con đường tắt nào để học các lẽ thật của Đức Chúa Trời. Chính hạt giống sẽ quyết định loại cây nào cuối cùng sẽ mọc lên. [Tình trạng] người hầu việc Chúa ra sao sẽ quyết định những con người mà anh ấy đang công tác [chăm sóc] sẽ trở nên như thế nào? Nếu anh em không phải là người nghiêm túc, trái mà anh em sinh sản chắc chắn cũng sẽ không nghiêm túc. Nếu anh em là người chín chắn, anh em cũng sẽ kết trái chín chắn. Anh em là loại người nào sẽ quyết định loại trái mà anh em sản sinh. Tôi đã từng thấy người ta rao giảng giáo lý “chết với Đấng Christ”, “sống với Đấng Christ” và “thăng thiên với Đấng Christ”, nhưng con người ấy không liên quan gì đến các vấn đề thuộc linh mà mình đang nói đến.
Có một lần tôi hỏi chị Barber làm thế nào một người có thể tạo ra được cảm nhận về nhu cầu sự sống bên trong người khác và làm phát sinh một sự đói khát trong họ. Chị đáp: “Một mặt, điều này tùy thuộc vào Đức Chúa Trời, nhưng mặt khác có những điều chính những người hầu việc Chúa phải chịu trách nhiệm”. Bây giờ chúng ta không xem xét phương diện của Đức Chúa Trời. Về phương diện những người hầu việc Chúa, họ có tạo được trong người khác sự đói khát thuộc linh hay không thì không tùy thuộc vào những gì họ nói nhưng tùy thuộc vào việc họ là người như thế nào. Khi một người có trình độ cao được đặt cạnh người không tiến bộ bao nhiêu, người ấy sẽ tự phát nhận biết sự “lạc hậu” của mình. Khi một người vâng phục được đặt cạnh một người không vâng phục, người không vâng phục sẽ tự phát nhận biết sự không vâng phục của mình. Cũng vậy, khi một người thánh khiết được đặt cạnh người bất khiết, người bất khiết sẽ tự phát nhận ra sự bất khiết của mình. Nếu anh em không phải là loại người ấy, anh em không thể tạo ra loại đói khát ấy trong người khác”.
Bản chất mà chúng ta thừa kế trong sự tái sinh có khuynh hướng bắt chước. Nếu anh em đặt bản chất ấy trước sự thánh khiết, tự phát bản chất ấy sẽ hướng về sự thánh khiết. Nếu anh em đặt bản chất ấy trước sự vâng phục, tự phát bản chất ấy sẽ học vâng phục. Chúng ta phải là nhóm người đi đầu trong sự tăng trưởng trước mặt Đức Chúa Trời. Ngày nay Đức Chúa Trời đang thu hút những người khác đến bờ sông qua kinh nghiệm thập tự giá và sự chịu khổ trong đời sống những người đắc thắng. Những người bước xuống nước trước là các thầy tế lễ; họ đi đầu trong việc đứng dưới nước sự chết. Những người đắc thắng là những người tiên phong; họ mở ra một con đường giữa bóng tối và đi đầu vào trong sự chết. Chỉ bằng cách đó họ mới có thể giúp những người khác trải qua [kinh nghiệm ấy] y như họ đã trải qua.
Hầu hết các tín đồ trong quá khứ đều vấp ngã trên đường. Nhưng các tín đồ ngày nay được cho biết trước con đường mà qua đó những người khác đã vấp ngã. Tất cả những gì họ phải làm ngày nay là vâng lời và để cho lẽ thật đã rao giảng được cấu thành trong chính bản thể mình. Đó là những người có rương chứng cớ trên vai, chân đặt trên đất, và đứng vững tại chỗ chết. Chỉ bằng cách mang Đấng Christ trên vai như vậy chúng ta mới có thể trở nên những người đắc thắng của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời không thể chiếm hữu chúng ta như một nhóm những người đắc thắng, Ngài sẽ phải tìm những người khác.
Mỗi khi thập tự giá đến trên anh em, hay mỗi khi Đức Chúa Trời xử lý anh em, anh em bằng lòng chấp nhận sự xử lý hay bỏ chạy? Đó là vấn đề quan trọng ngày nay.
(Chiều ngày 28 tháng giêng)
VI. SỰ TUYỂN CHỌN NHỮNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG
Kinh Thánh: Quan. 6:1-6, 11-35; 7:1-8, 19-25; 8:1-4
Bây giờ chúng ta bàn đến vấn đề lựa chọn những người đắc thắng, cách phân rẽ những người đắc thắng khỏi những người không đắc thắng.
Dân-số Ký nói rằng mỗi người nam của Y-sơ-ra-ên từ hai mươi tuổi trở lên phải là một chiến sĩ đi đánh trận cho Chúa. Vào thời Các Quan-xét, người Y-sơ-ra-ên đã thất bại. Để giải cứu tất cả người Y-sơ-ra-ên, Đức Chúa Trời phải lựa chọn ba trăm người để đánh trận chiến mà những người khác lẽ ra phải đánh nhưng đã không đánh. Những người khác đã thất bại và không còn đánh trận cho Đức Giê-hô-va nữa. Nhiều người biết cách giữ gìn đức tin và hoàn tất cuộc đua, nhưng họ không biết cách đánh trận tốt lành.
Làm Thế Nào Để Trở Nên Một Người Đắc Thắng
— Ghi-đê-ôn
1. Nhận Biết Chính Mình Là Kẻ Nhỏ Nhất:
Nhận Biết Bản Ngã
Khiêm nhường trước mặt Đức Chúa Trời là điều dễ, nhưng khiêm nhường trước mặt con người khi sánh mình với những người khác là điều rất khó. Nói rằng: “Tôi là người nhỏ nhất” thì dễ, nhưng nói: “Tôi là người nhỏ nhất trong nhà cha tôi” thì không dễ. Nói rằng: “Gia đình tôi nghèo” là điều dễ, nhưng nói: “Trong chi phái Ma-na-se, gia đình tôi nghèo” thì không dễ (Quan. 6:15). Những người đắc thắng không thấy vẻ sáng láng trên mặt mình, dầu người khác có thể thấy. Tất cả những ai thấy vẻ sáng láng trên mặt mình trong gương đều không phải là những người đắc thắng. Dầu Đa-vít đã được xức dầu, ông vẫn coi mình là một con chó. Những người đắc thắng có thực tại của người đắc thắng hơn là chỉ có danh nghĩa của người đắc thắng.
2. Thấy Khải Tượng Thiên Thượng:
Thấy Chúa
Không ai có thể công tác mà không có khải tượng. Nếu một người có khải tượng, dầu có thể gặp khó khăn, người ấy vẫn đạt đến mục tiêu của mình. Khi có lời Chúa, chúng ta có thể băng qua bờ bên kia. Khi có khải tượng, bước chân chúng ta sẽ vững vàng trong công tác của mình.
3. Nhìn Thấy Khải Tượng Và Không Bất Tuân Khải Tượng:
Đáp Ứng Sự Kêu Gọi Của Chúa
Bằng Cách Dâng Những Sinh Tế
Chúng ta cần dâng chính mình, thậm chí những gì chúng ta cho là nhỏ nhất, vào tay Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy mình lớn hay nhỏ là điều không quan trọng. Nếu chúng ta không đặt mình vào tay Đức Chúa Trời, cả hai tình trạng đều vô ích như nhau. Tất cả những sinh tế sống theo ý muốn của Đức Chúa Trời đều được Đức Chúa Trời chấp nhận. Những người đắc thắng được Đức Chúa Trời kêu gọi. Anh em có nghe và đáp ứng tiếng kêu gọi những người đắc thắng trong Khải-thị chương hai và ba không?
4. Phá Đổ Hình Tượng:
Lập Chứng Cớ Bên Ngoài
Sau khi đã dâng mình trong lòng, một người vẫn cần phá đổ những hình tượng để lập một chứng cớ bên ngoài. Chúng ta cần nhận biết chính mình, gia đình mình, và những người mình tiếp xúc. Bất cứ điều gì chiếm chỗ ngang hàng với Đức Chúa Trời cần phải bị phá đổ. Chỉ những ai đã thấy Đức Chúa Trời mới biết hình tượng là gì. Chỉ những ai đã thấy Thiên sứ của Đức Chúa Trời, tức là Chúa, mới biết bất cứ điều gì ngoài Chúa đều là hình tượng. Chỉ sau khi thấy Thiên sứ của Đức Chúa Trời, người ấy mới nhận biết hình tượng bằng gỗ không phải Đức Chúa Trời. Sinh tế trên tảng đá (Quan. 6:21) dành cho cá nhân, nhưng sinh tế trên bàn thờ (c. 24) dành cho quần chúng.
Sau khi đã trải qua bốn bước này, Thánh Linh đến trên Ghi-đê-ôn. Sự đầy dẫy Thánh Linh không đến do kết quả của lời cầu nguyện xin quyền năng. Khi một người đứng trong tình trạng đúng đắn, Thánh Linh sẽ đến trên người ấy.
Tiếng kèn vang lên (c. 34) là tiếng kêu gọi những người khác gia nhập hàng ngũ những người đắc thắng. Những người đắc thắng không nên hành động cách độc lập. Chúng ta nên phân rẽ mình khỏi những người bị đánh bại, nhưng không nên phân rẽ mình khỏi những người đắc thắng khác.
Phương Cách Tuyển Chọn Những Người Đắc Thắng — Ba Trăm Người
1. Sự Tuyển Chọn Thứ Nhất
Sự tuyển chọn thứ nhất đưa đến kết quả hai mươi hai ngàn người ra về. Họ bỏ về vì (1) muốn tôn vinh chính mình. Chúng ta bằng lòng từ bỏ sự sống mình nhưng không chịu từ bỏ vinh quang của mình. Không những chúng ta phải đắc thắng Sa-tan, mà cũng phải đắc thắng chính mình. Đức Chúa Trời chỉ muốn những ai công tác cho Ngài mà không khoe khoang về công tác ấy. Sau khi làm việc cho Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ nên nói: “Chúng tôi là những nô lệ vô ích” (Lu. 17:10). Chúng ta nên quên mình đã cày bao nhiêu [ruộng], đã chăn bao nhiêu chiên. Đức Chúa Trời không thể chia vinh quang Ngài cho chúng ta. Nếu vẫn mong một điều gì đó cho chính mình, chúng ta sẽ bị loại bỏ. Những người này cũng bỏ về vì (2) họ sợ hãi và e ngại (G-suê. 7:3). Những ai sợ hãi và e ngại sẽ bị yêu cầu rời khỏi hàng ngũ. Chúng ta không được yêu mình nhưng phải chịu khổ. Nỗi khổ lớn nhất không phải là nỗi khổ về vật chất mà là nỗi khổ thuộc linh. Những ai muốn tôn vinh chính mình, sợ hãi và e ngại sẽ bị loại bỏ. Sự đắc thắng không tùy thuộc vào số lượng nhân sự, nhưng tùy thuộc vào sự nhận biết Đức Chúa Trời.
2. Sự Lựa Chọn Thứ Hai
Sự lựa chọn lần này dựa trên một vấn đề rất nhỏ, ấy là uống nước. Việc nhỏ luôn luôn phơi bày chúng ta là ai. Vào thời ấy cả người Do-thái lẫn người Ả-rập đều mang hành lý trên lưng khi di chuyển. Có hai cách uống nước khi đi đường. Một là để hành lý xuống và quì gối, cúi người sát đất để uống bằng miệng. Hai là vẫn để hành lý trên lưng và uống bằng cách vốc nước đưa lên miệng. Người ta uống theo cách thứ hai để tiết kiệm thời gian cho cuộc hành trình và cũng để bảo vệ mình khỏi trộm cướp. Giữa mười ngàn người, chín ngàn bảy trăm người uống nước trực tiếp bằng miệng, trong khi ba trăm người uống bằng cách vốc nước trong tay và đưa lên miệng. Đức Chúa Trời loại bỏ những người uống nước trực tiếp bằng miệng. Người nào dùng tay đưa nước lên miệng uống thì được Ngài lựa chọn. Người có cơ hội hưởng thụ nhưng không hưởng thụ là người đã được thập tự giá xử lý. Đức Chúa Trời có thể sử dụng loại người này. Đức Chúa Trời chỉ có thể dùng những người bằng lòng chịu thập tự giá xử lý vô điều kiện.
Đức Chúa Trời lựa chọn những người đắc thắng theo ba điều kiện: (1) tuyệt đối vì vinh quang của Ngài, (2) không sợ hãi điều gì, và (3) để cho thập tự giá xử lý bản ngã. Mỗi người đều có thể tự đánh giá mình có phải là người đắc thắng không. Đức Chúa Trời sẽ thử nghiệm chúng ta, và chúng ta sẽ bị phơi bày xem mình có phải là người đắc thắng hay không. Chỉ những ai biết chiến thắng của thập tự giá mới duy trì được chiến thắng của thập tự giá.
Sự Hiệp Nhất Của Những Người Đắc Thắng
Đức Chúa Trời giao cho Ghi-đê-ôn ba trăm người và làm cho họ nên một thân thể. Sự chiến thắng của cá nhân không đúng đắn. Ghi-đê-ôn và ba trăm người ấy đồng lòng chuyển động và hành động. Xác thịt của họ bị cắt bỏ hoàn toàn cho nên họ có thể làm một. Đó là sự hiệp một trong Linh và là một sinh hoạt trong Thân Thể. Tân Ước ghi lại các buổi nhóm hơn là ghi lại công tác.
Kết Quả
Ba trăm người đánh trận, nhưng cả hội chúng đánh đuổi kẻ thù. Ba trăm người lao khổ, nhưng cả hội chúng thâu hoạch mùa màng. Khi chúng ta đắc thắng, cả Thân Thể được phục hưng. Đứng dưới lòng sông không phải vì chính mình, nhưng vì cả Thân Thể. “Tôi... ở trong xác thịt mình [mà] bù vào chỗ còn thiếu về sự khốn khổ của Christ cho Thân Thể Ngài tức hội-thánh” (Côl. 1:24). Để làm người đắc thắng, chúng ta cũng phải chịu đựng những lời lằm bằm của người ta, giống như Ghi-đê-ôn chịu đựng lời lằm bằm của người Ép-ra-im. Không những Ghi-đê-ôn đánh bại người Ma-đi-an bên ngoài, mà ông còn đánh bại người Ma-đi-an ở bên trong. Chỉ có loại người này mới có thể tiếp tục đắc thắng. Họ “vẫn cứ rượt theo quân nghịch, dầu yếu mệt” (Quan. 8:4b).
(Chiều ngày 29 tháng giêng)
VII. LỜI CẦU NGUYỆN CỦA NGƯỜI ĐẮC THẮNG
Kinh Thánh: Mat. 18:18; Êph. 6:12-13; 1:20-22; 26; Mác 11:23-24
Lời Cầu Nguyện Có Uy Quyền — Cầu Nguyện Bằng Uy Quyền
Để có thể làm người đắc thắng, chúng ta phải học cầu nguyện bằng uy quyền nhờ sử dụng uy quyền của Đấng Christ. Trong Kinh Thánh, cầu nguyện không chỉ là nài xin mà còn là đại diện cho uy quyền. Cầu nguyện là ra lệnh bằng uy quyền.
Người đắc thắng của Đức Chúa Trời trước hết phải trung tín từ chối bản ngã, thế gian và Sa-tan. Trước hết chúng ta cần phải để Đức Chúa Trời dùng thập tự giá đánh bại chúng ta, tức là chúng ta cần phải để chính mình bị đánh bại trước mặt Đức Chúa Trời. Thứ hai, chúng ta phải biết cách sử dụng uy quyền của Đấng Christ. Chúng ta phải vận dụng uy quyền của Đấng Christ để đánh bại Sa-tan, tức là chúng ta phải chiến thắng Sa-tan. Lời cầu nguyện có uy quyền không phải là nài xin mà là ra lệnh. Có hai loại cầu nguyện: cầu nguyện nài xin và cầu nguyện ra lệnh. Ê-sai 45:11 nói: “Hãy ra lệnh cho Ta”. Chúng ta có thể ra lệnh cho Đức Chúa Trời làm một điều gì đó. Đó là lời cầu nguyện ra lệnh.
Lời cầu nguyện ra lệnh bắt đầu từ khi Đấng Christ thăng thiên. Sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ giải quyết bốn nan đề lớn của Đức Chúa Trời. Sự chết của Đấng Christ giải quyết mọi nan đề trong A-đam. Sự phục sinh của Ngài ban cho chúng ta một địa vị mới. Sự thăng thiên của Ngài đặt chúng ta ngồi trên các từng trời, vượt trên mọi bậc cai trị, uy quyền, thế lực, chủ quyền, và mọi danh được đặt ra, không những trong thời đại này, mà cả trong thời đại sắp đến nữa. Ê-phê-sô chương 1 nói về sự thăng thiên của Đấng Christ vượt trên mọi chủ quyền và thế lực. Chương hai nói về sự kiện chúng ta cũng được đồng ngồi trên các từng trời với Ngài. Vì vậy, cũng như Đấng Christ vượt trên mọi bậc cai trị và uy quyền, chúng ta cũng vượt trên mọi bậc cai trị và uy quyền.
Ê-phê-sô chương 1 cho chúng ta biết vị trí của Đấng Christ là ở trên các từng trời. Chương 2 cũng nói với chúng ta về vị trí của chúng ta trong Đấng Christ, ấy là chúng ta được đồng ngồi với Đấng Christ trong cõi thiên thượng. Chương sáu nói về những gì chúng ta làm trong cõi thiên thượng. Chúng ta phải ngồi trong cõi thiên thượng và cầu nguyện bằng cách nói lên những lời cầu nguyện ra lệnh với uy quyền của sự đắc thắng của Đấng Christ.
Lời cầu nguyện bình thường là lời cầu nguyện từ đất hướng lên trời. Lời cầu nguyện ra lệnh là lời cầu nguyện từ trời hướng xuống đất. Ma-thi-ơ chương 6 là lời cầu nguyện nài xin, từ dưới hướng lên. Ê-phê-sô chương 6 là lời cầu nguyện ra lệnh, từ trên hướng xuống. Chúng ta đang ngồi trong cõi thiên thượng đưa ra những lời cầu nguyện ra lệnh. A-men trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa “chắc chắn là như vậy”. Đó là một mạng lệnh. Từ đầu các trận chiến, Sa-tan tìm cách đánh bật chúng ta ra khỏi vị trí đắc thắng của mình trên cõi thiên thượng. Đánh trận có nghĩa là chiến đấu để được vị trí của mình, trong khi chiến thắng có nghĩa là chiếm hữu vị trí của mình. Trong Đấng Christ, chúng ta ngồi trong vị trí thiên thượng và có thể cầu nguyện lời cầu nguyện uy quyền.
Các từ ngữ “vì lý do ấy” trong Mác 11:24 cho thấy câu 23 cũng nói về sự cầu nguyện. Nhưng câu 23 không bảo chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Chúa Trời. Câu này chỉ nói: “Ai nói với núi này”, tức là ra lệnh cho núi. Đó không phải là nói trực tiếp với Đức Chúa Trời, nhưng đó vẫn là lời cầu nguyện, lời cầu nguyện ra lệnh. Đó không phải là xin Đức Chúa Trời làm một điều gì, mà là sử dụng uy quyền của Đức Chúa Trời để “xử lý” núi, là những điều cản trở chúng ta. Đức tin tuyệt đối đến từ một sự hiểu biết tuyệt đối về ý muốn của Đức Chúa Trời. Chỉ với đức tin này chúng ta mới có thể nói với núi. Chúng ta ra lệnh những gì Đức Chúa Trời đã ra lệnh rồi và quyết định những gì Đức Chúa Trời đã quyết định rồi. Chúng ta có đức tin nhờ hiểu biết đầy đủ về ý muốn của Đức Chúa Trời.
Mối Liên Hệ Giữa Những Lời Cầu Nguyện
Có Uy Quyền Và Những Người Đắc Thắng
Đấng ngồi trên ngai là Đức Chúa Trời, tức là Chúa. Kẻ ở dưới ngai là kẻ thù. Lời cầu nguyện liên kết chúng ta với Đức Chúa Trời. Những người đắc thắng, tức những người trị vì và cai quản, biết cách cầu nguyện và sử dụng uy quyền của ngai Đức Chúa Trời. (Uy quyền của ngai Đức Chúa Trời cai trị thế giới). Chúng ta có thể hướng về ngai và áp dụng uy quyền tại đó để gọi một anh em đến (Hudson Taylor đã làm điều đó trước đây). Để cai trị trên hội-thánh, thế gian và các bậc uy quyền trong cõi thiên thượng, những người đắc thắng phải sử dụng uy quyền của ngai. Tại Anh, cách đây khoảng mười năm, một vài anh em đã áp dụng uy quyền của ngai để chi phối những sự thay đổi trong xã hội. Đó là cai trị trên các quốc gia. Chiến trận thuộc linh không những có tính cách phòng thủ mà còn có tính cách tiến công. Không những chúng ta cai trị trên các nước mà còn cai trị Âm phủ và mọi bậc cai trị, uy quyền, thế lực và chủ quyền. Nguyện Đức Chúa Trời cho chúng ta biết cách vận dụng uy quyền của Đấng Christ. Mọi sự đều ở dưới chân Đấng Christ. Ngài là Đầu của hội-thánh. Khi chúng ta sử dụng uy quyền của Đấng Christ, mọi sự cũng sẽ ở dưới chân chúng ta.
Ma-thi-ơ 18:18-19 nói về sự cầu nguyện. “Dưới đất” và “trên các từng trời” trong câu 19 cho chúng ta thấy lời cầu nguyện trong câu 18 là một mạng lịnh. Sự cầu nguyện này là một sự thực thi, chứ không phải là lời nài xin. Đó là cột trói và tháo mở, chứ không phải nài xin Đức Chúa Trời cột trói và tháo mở. Lời cầu nguyện ra lệnh có hai phương diện. Phương diện thứ nhất là cột trói. Chúng ta phải cột trói các anh chị em không hành xử đúng đắn trong các buổi nhóm. Chúng ta phải cột trói thế gian ngăn cản công tác. Chúng ta phải cột trói các quỉ và các ác linh, và chúng ta phải cột trói Sa-tan với mọi công việc của hắn. Chúng ta được làm vua và cai trị trên mọi sự. Khi nào có một điều gì sai trật trên thế giới hay giữa vòng các anh em, đó là lúc chúng ta cai trị như những vị vua. Phương diện thứ hai của lời cầu nguyện ra lịnh là tháo mở. Chúng ta phải là những người tháo mở cho người khác. Chúng ta phải tháo mở cho các anh em thối lui. Chúng ta phải tháo mở cho các anh em cần được tự do để công tác. Chúng ta phải tháo mở [túi] tiền của người ta [để họ dâng] cho Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tháo mở lẽ thật của Đức Chúa Trời. Chúng ta là những đại sứ được Đức Chúa Trời sai đi. Dưới đất này, chúng ta nên vui hưởng quyền “bất khả xâm phạm về ngoại giao”. Chúng ta có thể kêu gọi trời thống trị đất này.
(Chiều ngày 30 tháng giêng)
NHỮNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
NÊN LÀM GÌ VÀO CUỐI THỜI ĐẠI NÀY
Kinh Thánh: Sáng. 3:14-15; Khải. 12:1-11
Hai phân đoạn chúng ta đọc hôm nay tương ứng với nhau. Một phân đoạn ở đầu Kinh Thánh trong khi phân đoạn kia ở cuối Kinh Thánh. Trong Sáng-thế Ký chương 3 chúng ta có (1) con rắn, (2) người nữ, và (3) dòng dõi [người nữ]. Trong Khải-thị chương 12 chúng ta có (1) con rắn, (2) người nữ, và (3) người-con-trai.
Lời Đức Chúa Trời Công Bố Trên Con Rắn
Sáng-thế Ký chương 3 bàn đến lời Đức Chúa Trời tuyên bố về con người và con rắn sau sự sa ngã. Chương này cũng bàn đến sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời. “Ngươi sẽ bò bằng bụng” có nghĩa là Đức Chúa Trời giới hạn công tác của Sa-tan trên đất; hắn không còn có thể hành động khắp vũ trụ. “Ngươi sẽ ăn bụi đất trọn các ngày của đời ngươi” có nghĩa là Đức Chúa Trời giới hạn Sa-tan chỉ ăn loài người bụi đất. Đức Chúa Trời ấn định rằng tất cả dòng dõi của A-đam là thức ăn cho Sa-tan.
“Người nữ” là mẹ của cả loài người. Như vậy, người nữ tượng trưng cho toàn thể những người mà Đức Chúa Trời dự định cứu rỗi.
“Dõng dõi người nữ” nghĩa là Đấng Christ. Khi Đấng Christ ở trên đất, Ngài giày đạp đầu con rắn. Đầu là phần quan trọng của thân thể. Chúa đã “đập giập” quyền lực trọng yếu của Sa-tan.
Con rắn cắn bầm gót chân Ngài nghĩa là Sa-tan làm công tác của hắn sau lưng Đấng Christ. Sau khi Đấng Christ làm bầm giập đầu con rắn, Ngài đi tới, trong khi con rắn hành động sau lưng Ngài. Đó luôn luôn là cách hắn hành động trong các tín đồ — đằng sau lưng họ.
“Dòng dõi người nữ” chỉ về cá nhân Đấng Christ, cũng chỉ về Đấng Christ tập thể. Những người dự phần vào sự phục sinh của Đấng Christ là dòng dõi người nữ. Chúa được sinh ra bởi người nữ và không có bản chất A-đam. Cũng vậy, con người mới, được tái sinh trong các tín đồ không có bản chất A-đam ở bên trong. Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời, và con người mới cũng là con của Đức Chúa Trời. Đấng Christ không ra từ xác thịt, con người mới cũng không ra từ xác thịt hay ý người.
Bắt đầu từ Sáng-thế Ký chương 3, cả Đức Chúa Trời lẫn con người đều đặt hi vọng nơi dòng dõi người nữ. Sa-tan cũng chú ý nhiều đến dòng dõi người nữ. Đó là lý do vì sao hắn cố gắng khuấy động Hê-rốt giết Chúa, vì sao hắn cám dỗ Chúa trong đồng hoang và vì sao hắn bắt bớ Ngài suốt ba năm rưỡi. Nhưng trong mọi hoàn cảnh Chúa đều đắc thắng.
Người Đắc Thắng Xử Lý Con Rắn
Khải-thị từ chương 4 đến chương 11 là một phần. Chương mười lăm đến hết là một phần khác. Chương mười hai đến chương mười bốn là phần xen vào như phần chú thích cho những chương đi trước, chứ không hình thành một phần chính. Chương mười hai là phần tiếp theo của chương 2 và 3. Hai chương này đề cập đến “sự đắc thắng” bảy lần, trong khi chương 12 nói: “họ đã đắc thắng hắn”. Chương 2 và 3 đề cập đến sự kêu gọi những người đắc thắng vào thời điểm mà phần lớn hội-thánh đã thất bại, trong khi chương mười hai nói những người đắc thắng này là ai và họ đã làm gì. Khải-thị 2:27 nói rằng những người đắc thắng sẽ cai trị các nước bằng một cây gậy sắt, trong khi 12:5 nói người-con-trai sẽ cai trị trên các nước bằng một cây gậy sắt. Những người đắc thắng trong hội-thánh là người-con-trai. Người-con-trai là một tập thể, gồm “các anh em” trong câu 10 và 11.
Chúa cố ý gọi Sa-tan là “con rắn xưa” ở đây để nhắc chúng ta nhớ lời được ghi lại trong Sáng-thế Ký chương 3.
Trong sách Khải-thị chương 12, người đàn bà là Giê-ru-sa-lem sinh ra người-con-trai. Điều này không những chỉ về Giê-ru-sa-lem thuộc đất mà cũng chỉ về Giê-ru-sa-lem thiên thượng. Kinh Thánh nói Đức Chúa Trời là Cha chúng ta, Chúa là Anh cả của chúng ta, và Giê-ru-sa-lem là mẹ chúng ta (Ga. 4:26).
Mặt trời, mặt trăng và mười hai ngôi sao phù hợp với giấc mơ của Giô-sép. Do đó, những điều này chỉ về dân Y-sơ-ra-ên. Giê-ru-sa-lem là trung tâm của dân Y-sơ-ra-ên. Như vậy, người nữ này phải có nghĩa là Giê-ru-sa-lem.
Người nữ này là Giê-ru-sa-lem trong các chương hai mươi mốt và hai mươi hai. Thành phố này bao gồm tất cả những người được cứu trong Cựu và Tân Ước, là những người có sự sống của Đấng Christ trong họ. Người nữ trước khi sinh ra người-con-trai tượng trưng cho hội-thánh. Người nữ sau khi sinh ra người-con-trai tượng trưng cho dân Y-sơ-ra-ên. Trước khi sinh ra người-con-trai, lời mô tả liên quan đến những điều ở trên các từng trời — mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Sau khi sinh ra người-con-trai, lời mô tả liên hệ đến tình trạng của bà ở dưới đất — chạy trốn vào trong đồng vắng.
Người nữ tượng trưng cho nhiều con mà Đức Chúa Trời đã cứu rỗi. Họ sẽ bị kẻ thù bắt bớ rất nhiều; người nữ sẽ chịu khổ dưới con rắn. Họ sẽ chiến đấu cho mình nhưng vì không thể làm điều đó, Đức Chúa Trời sẽ dấy lên một vài người đắc thắng giữa vòng họ để chiến đấu cho họ. Những người đắc thắng này sẽ cai trị các nước bằng một cây gậy sắt và họ sẽ có một vị trí đặc biệt trong vương quốc. Khi họ được cất lên trời, Sa-tan sẽ bị ném xuống và họ sẽ lấy lại vị trí của Sa-tan trên trời. Khi họ ở trên đất, Sa-tan sẽ rút lui, khi họ ở trên trời, Sa-tan sẽ bị ném xuống. Đắc thắng có nghĩa là phục hồi chỗ đứng bị mất. Người-con-trai đắc thắng thay mặt cho người mẹ. Điều này có nghĩa là những người đắc thắng này đắc thắng thay cho hội-thánh. Vào những giai đoạn cuối cùng, Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những người đắc thắng để kết liễu trận chiến trên trời. Sự “cứu rỗi, quyền năng và vương quốc của Đức Chúa Trời chúng ta và uy quyền của Đấng Christ của Ngài” (Khải. 12:10) sẽ được họ đem lên trời. Kết quả là con rắn sẽ không có chỗ trên trời. Những người đắc thắng đi đến đâu, Sa-tan sẽ rút lui khỏi nơi đó.
Vũ Khí Của Người Đắc Thắng
Những người đắc thắng này đắc thắng kẻ thù nhờ những điều sau đây:
1. Huyết Của Chiên Con
Trước hết huyết của Đấng Christ đã đổ ra, nghĩa là sự sống của xác thịt bị đổ ra. Qua điều đó, Sa-tan sẽ không thể làm gì chúng ta được. Thức ăn của Sa-tan là bụi đất; hắn chỉ có thể hành động trong một sự sống thuộc xác thịt. Thứ hai, huyết của Đấng Christ đối phó với sự tấn công của Sa-tan. Dưới huyết của Đấng Christ chúng ta được bảo vệ khỏi sự tấn công của Sa-tan, y như người Y-sơ-ra-ên được bảo vệ dưới huyết của lễ Vượt Qua. Huyết làm thỏa mãn sự công chính của Đức Chúa Trời; huyết tượng trưng cho sự chết. Vì vậy, Sa-tan không thể tấn công chúng ta. Thứ ba, huyết của Đấng Christ trả lời cho những sự kiện cáo của Sa-tan.
2. Lời Làm Chứng
Mọi công việc của Sa-tan trong hội-thánh đều nhằm lật đổ chứng cớ. Hội-thánh là chân đèn, và chân đèn là một chứng cớ. Sa-tan muốn lật đổ hội-thánh để lật đổ chứng cớ. Chứng cớ được nói đến ở đây đặc biệt chỉ về chứng cớ chống lại Sa-tan. Khi bị cám dỗ, Chúa nói ba câu là những lời chứng nhắm thẳng vào Sa-tan. Chúng ta cũng phải công bố một lời chứng chống lại Sa-tan. Sa-tan có thể nói với chúng ta: “Ngươi yếu đuối lắm”. Nhưng chúng ta phải nói với hắn rằng quyền năng của Chúa được làm cho trọn vẹn trong sự yếu đuối (2 Côr. 12:9). Chúng ta phải sử dụng sự chiến thắng của Đấng Christ bằng cách áp dụng Lời Đức Chúa Trời. Huyết nói lên chiến thắng của Đấng Christ. Lời chứng là sự áp dụng chiến thắng của Đấng Christ với Lời của Đức Chúa Trời.
3. Không Yêu Sự Sống Của Mình
Chúng ta phải hi sinh thân thể và sự sống của mình, không tự thương hại mình. Chúng ta phải “không coi sự sống tôi ra gì, không coi nó là quí đối với tôi” (Công. 20:24). Bởi huyết và lời chứng của mình, chúng ta không nên sợ chết nhưng phải đánh trận cho đến khi đắc thắng. Những người như vậy sẽ hoàn thành lời công bố trong Sáng-thế Ký 3:15.
Con rồng muốn nuốt người-con-trai là người sắp được giải cứu. Đó là lý do vì sao chúng ta bị bắt bớ và chịu khổ. Những sự bắt bớ và nỗi khổ này tạo áp lực khiến chúng ta trở nên người-con-trai, và làm cho chúng ta ở giữa những người đầu tiên được cất lên — sự cất lên thứ nhất. Sự cất lên thứ nhất không những là một phước hạnh mà còn là trách nhiệm. Ai có chỗ cho con rồng trong lòng mình sẽ bị con rồng bắt bớ; người ấy sẽ trải qua đại nạn. Ai không có chỗ cho con rồng trong lòng mình sẽ đạp trên đầu con rồng. Con rồng làm bại hoại người nữ. Đó là lý do vì sao cần có dòng dõi người nữ để đập giập nó. Đức Chúa Trời sẽ không tự đánh bại con rắn. Đức Chúa Trời cần những người đắc thắng để đánh bại hắn. Nguyện chúng ta là một phần của những người đắc thắng.