"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870314
Đang truy cập:236

Những Người Đắc Thắng của Đức Chúa Trời: 1, 2

clomid manchester

buy clomid tablets

lexapro and weed anxiety

lexapro and weed

norvasc

norvasc

coupons for viagra 2016

viagra coupon

 CHƯƠNG MỘT

NHỮNG BÀI GIẢNG 
CHUẨN BỊ CHO HỘI ĐỒNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG 
LẦN THỨ BA

(Dàn Bài Bốn Sứ Điệp 
Được Giảng Vào Ngày 22 và 23 Tháng Giêng Năm 1934)

(1)

SỰ THEO ĐUỔI CỦA NHỮNG NGƯỜI HẦU VIỆC CHÚA

Kinh Thánh: Êxê. 44:9-26, 28, 31; Lu 17:7-10

Sự Khác Biệt Giữa Công Tác Cho Chúa
Và Hầu Việc Chúa

Chúa muốn chúng ta hầu việc Ngài nhiều hơn là công tác cho Ngài. Phục vụ nhà [Chúa] và hầu việc trước bàn của Chúa là hai điều khác nhau. Công tác cho Chúa và hầu việc Chúa là hai điều khác nhau. Cày ruộng và chăn bầy thì khác với hầu việc trong sự hiện diện của chủ.

Những việc các con trai Lê-vi làm thì khác với những việc các con trai Xa-đốc làm. Người Lê-vi phục vụ nhà [Chúa] ở sân ngoài; họ giết các sinh tế trước mặt dân chúng và phục vụ vì lợi ích của dân chúng. Các con trai Xa-đốc phục vụ bàn Chúa ở bên trong Nơi Thánh và hầu việc Chúa bằng cách dâng mỡ và huyết. Công việc của người Lê-vi ở sân ngoài thì dễ trông thấy. Còn công việc của các thầy tế lễ trong Nơi Thánh thì có tính cách kín giấu. Ở sân ngoài, một người phục vụ người ta. Trong Nơi Thánh, một người phụng sự Chúa. Sự phục vụ ở sân ngoài trông có vẻ là hầu việc Chúa nhưng thật ra rất khác với sự hầu việc Chúa trong nhà.

Nhiều người thích sử dụng bắp thịt mình ở sân ngoài. Họ thích giúp người ta khiêng và giết những sinh tế, nhưng họ không muốn hầu việc Chúa trong Nơi Thánh. Nhiều người thích chạy quanh bên ngoài; họ thích cứu tội nhân, gây dựng thánh đồ và phục vụ các anh em. Nhưng Chúa muốn chúng ta theo đuổi sự hầu việc chính Ngài.

Công tác của Đức Chúa Trời có sự thích thú và lôi cuốn riêng. Thật có những sự lôi cuốn của xác thịt trong công tác của Đức Chúa Trời. Nhiều người thích chạy quanh và làm việc vì đó là điều xác thịt họ có khuynh hướng muốn làm. Bên ngoài, họ đang cứu tội nhân và phục vụ các anh em, nhưng thật ra, họ đang phục vụ xác thịt mình và những ý thích riêng của mình. Sau khi đọc Ê-xê-chi-ên chương 44, một tín đồ, là người đã vượt qua bức màn và đang ở bên kia bức màn, cầu nguyện như vầy: “Chúa ơi, nguyện con phụng sự Ngài hơn là phục vụ nhà [Ngài]!”

Phụng Sự Chúa Trong Nơi Thánh

“Họ sẽ đến gần Ta để phụng sự Ta” (Êxê. 44:15). Ở sân ngoài, chúng ta đến gần loài người. Trong Nơi Thánh chúng ta đến gần Chúa. Chúng ta có thể theo Ngài “xa xa” (Math. 26:58), nhưng không thể phụng sự Chúa xa xa. Để có thể hầu việc Chúa, một người phải đến gần Ngài. Lời cầu nguyện đem một người đến gần Chúa là lời cầu nguyện ban sức mạnh cho người ấy. Người ấy cũng cần sử dụng sức mạnh của mình.

“Và họ sẽ đứng trước mặt Ta” (Êxê. 44:15). Không những một người phải đến gần Chúa, mà người ấy còn phải đứng trước mặt Ngài. Nhiều người không thể đứng và chờ đợi. Đứng là chờ lệnh. Tất cả những ai không thể đứng và chờ đợi trước mặt Chúa đều không thể phụng sự Ngài. Chúng ta có hai loại tội lỗi. Một là nhận mạng lịnh mà không vâng theo; đó là nổi loạn. Hai là không nhận được mạng lịnh nào cả nhưng vẫn làm một điều gì đó; ấy là tự phụ (Thi 19:13). Đây không phải là vấn đề tốt hay xấu nhưng là có hay không có mạng lịnh của Đức Chúa Trời. Những điều tốt có thể phá hoại các tín đồ rất nhiều; chúng là kẻ thù lớn đối với ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ở sân ngoài, người ta nhận mạng lịnh từ những người dâng sinh tế. Trong Nơi Thánh người ta nhận mạng lịnh từ Đức Chúa Trời.

“Dâng cho Ta mỡ và huyết” (Êxê. 44:15). Sự công chính và thánh khiết của Đức Chúa Trời đầy dẫy Nơi Thánh, và vinh quang Ngài đầy dẫy Nơi Chí Thánh. Huyết là vì sự công chính và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, trong khi mỡ là vì vinh quang Ngài. Vinh quang là chính Đức Chúa Trời. Sự thánh khiết là bản chất của Đức Chúa Trời, trong khi sự công chính là phương thức hành động của Đức Chúa Trời, là đường lối Ngài. Huyết có tại đó để tha thứ tội lỗi; huyết làm thỏa mãn sự công chính và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, và làm cho chúng ta có thể đến với Đức Chúa Trời. Mỡ để làm thỏa mãn chính Đức Chúa Trời. Huyết xử lý cõi sáng tạo cũ, trong khi mỡ là vì cõi sáng tạo mới. Khi Chúa đổ huyết Ngài ra, có nghĩa là Ngài đổ ra tất cả sự sống thiên nhiên của Ngài. Ngày nay Chúa có thịt và xương (Lu 24:39), nhưng không có huyết. Ngài không có một giọt huyết nào. Mỗi ngày chúng ta phải học từ chối sự sống thiên nhiên của mình trước mặt Chúa; đó là phương diện của huyết. Đồng thời, chúng ta phải dâng sự sống phục sinh, đó là phương diện của mỡ (Rô 6:13).

“Họ sẽ vào trong nơi thánh Ta” (Êxê. 44:16). Ở trong nơi thánh là ở trong sự hiện diện của Chúa. Chúng ta rất sợ ở trong nơi thánh vì nếu ở trong nơi thánh, chúng ta dễ bị hiểu lầm, bị vu khống và bị phê phán. Nhưng chúng ta phải ở trong nhà Chúa. Chúng ta không hẹp hòi; lòng chúng ta mở rộng và mong muốn mạnh mẽ. Trong Các Thư Tín của mình, Phao-lô nói ông quyết định làm vui lòng Chúa (2 Côr. 5:9). Chúng ta phải theo đuổi việc phụng sự Chúa hơn là phục vụ nhà [Chúa].

“Họ sẽ không mặc y phục bằng len” (Êxê. 44:17). “Họ sẽ không thắt lưng mình bằng vật gì làm đổ mồ hôi” (c. 18). Mồ hôi là tình trạng bị rủa sả (Sáng 3:19). Đổ mồ hôi là không được ban phước mà phải lao khổ bởi xác thịt. Một người có thể đổ mồ hôi khi giết bò và chiên ở sân ngoài. Nhưng người ấy không thể đổ mồ hôi khi phụng sự Chúa trong Nơi Thánh. Một người có thể sử dụng sức mạnh thuộc linh trước mặt Chúa, nhưng không được đổ mồ hôi. Các ủy ban, những cuộc thảo luận và những sự cổ động đều thuộc lãnh vực đổ mồ hôi. Công tác thuộc linh thì chạm đến một mình Đức Chúa Trời, trong khi công tác xác thịt thì chỉ đụng đến con người. Một công tác càng thuộc linh thì càng ở bề trong. Nhưng công tác của xác thịt thì hoàn toàn ở bề ngoài.

Đức Chúa Trời không ra lệnh cho mọi người Lê-vi phụng sự Ngài trong Nơi Thánh. Ngài chỉ ra lệnh cho các con trai Xa-đốc phụng sự Ngài trong Nơi Thánh mà thôi.Đức Chúa Trời mời gọi loài người phụng sự Ngài trong Nơi Thánh. Ngài muốn con người gìn giữ Nơi Thánh của Ngài, từ đó chiếu sáng ra, và phân rẽ những điều thánh với những điều tầm thường, những điều tinh sạch với những điều ô uế. Công-vụ 13:1-3 cho chúng ta biết khi “họ phụng sự Chúa và kiêng ăn”, thì Thánh Linh sai họ đi làm công tác truyền giáo hải ngoại. Công tác hải ngoại của chúng ta nên bắt đầu bằng việc phụng sự Chúa. Chúa tìm kiếm những người hầu việc được tuyển mộ, Ngài không tìm kiếm những người hầu việc tình nguyện. Sách Hê-bơ-rơ nhấn mạnh hai điều: chúng ta phụng sự Đức Chúa Trời bên trong bức màn, và chịu sự sỉ nhục của Chúa bên ngoài doanh trại.

Phụng Sự Ngài Sau Khi Công Tác

Trong Lu-ca 17:7-10, “cày” là rao giảng phúc-âm, trong khi “chăn chiên” là chăm sóc các tín đồ. “Hầu việc Ta” có nghĩa là một người phải phụng sự Chúa sau khi công tác. “Ăn và uống” là nhớ lại và vui thích về kết quả của công tác mình; chúng ta phải để cho Chúa “ăn uống” trước khi chúng ta ăn uống. Kết quả công tác của chúng ta trước hết phải làm thỏa lòng Chúa trước khi làm thỏa lòng chúng ta. Sau khi đã công tác, chúng ta không nên ăn, uống và vui hưởng; trái lại chúng ta nên nói: “Chúng con chỉ là các nô lệ vô ích”. “Hãy thắt lưng và hầu việc Ta” có nghĩa là sau khi công tác, một người vẫn phải tỉnh thức để phụng sự Chúa. Nguyện chúng ta theo đuổi việc phụng sự Chúa. Công tác ở ngoài đồng không tốt bằng sự phụng sự trong nhà [Chúa], cánh đồng và bầy chiên không tốt bằng chính Chúa.

(Sáng ngày 22 tháng giêng năm 1934)

 

NHỮNG BÀI GIẢNG 
CHUẨN BỊ CHO HỘI ĐỒNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG 
LẦN THỨ BA

(2)

SỰ SỐNG KÍN GIẤU

Kinh Thánh: Nhã 4:12; Ô-sê 14:5-7; Mác 4:5-6, 16-17

Một Đời Sống Nông Cạn

Mác chương 4 nói về tình trạng lòng người và lòng người tiếp nhận lời Chúa như thế nào. Chương này không chỉ áp dụng cho những tội nhân nghe phúc-âm, mà cũng áp dụng cho các tín đồ tiếp nhận lời gây dựng mình.

Loại đời sống nào đẹp lòng Chúa và bền vững? Tại sao một số người thất bại hay thối lui nửa chừng? Tại sao rất ít người theo Chúa suốt đường? Ban đầu một số người rất vui lòng từ bỏ mọi sự để dâng chính mình cách trọn vẹn cho Chúa và đi theo Ngài. Nhưng khi gặp một điều gì đó trên đường trái ý mình, họ quyết định khôngtheo Chúa nữa. Nếu anh em chưa bao giờ được Chúa xử lý hay chưa dâng mình cách trọn vẹn cho Ngài, thì sẽ có ngày Chúa đem anh em đến chỗ mình không muốn đến, và anh em sẽ từ chối sự lựa chọn của Ngài. Giá quá cao đối với anh em và anh em sẽ thấy mình không thể trả. Đó là lý do vì sao anh em phải được Chúa xử lý cho đến khi anh em hoàn toàn dâng mình để vác thập tự giá đi theo Ngài suốt đường. Tất cả những ai thối lui hay thất bại nửa chừng đều là những người có đất nông cạn.

“Mọc lên” (Mác 4:5). Lời này chỉ về những người đã tiếp nhận lời và đã thực hiện bước khởi đầu ở bề ngoài. Tuy nhiên kết quả không tốt vì không có rễ; khi mặt trời mọc lên, nó bị cháy sém và khô héo đi. Mỗi một lời đều đem theo hoạn nạn và sự bắt bớ. Đức Chúa Trời chuẩn bị hoàn cảnh phía sau mỗi lời Ngài để thử nghiệm xem chúng ta có nhận lãnh lời ấy cách đúng đắn không. Mặt trời là dấu hiệu tột bực về tình yêu của Chúa. Thập tự giá không những phân chia những tội nhân được cứu với những tội nhân hư mất, mà còn phân rẽ những tín đồ đắc thắng với những tín đồ thất bại nữa. Sự khô hạn thuộc linh đến vì một người tranh luận với Đức Chúa Trời và đánh bại Ngài bằng cách cho phép chính mình thắng. Chị Bar ber từng nói: “Chắc chắn Chúa sẽ bẻ tất cả những cái bánh trong tay Ngài”. Nhiều lúc chúng ta tự đặt mình trong tay Chúa, rồi đồng thời cầu nguyện riêng: “Xin Chúa đừng bẻ con!”

Tại sao những hạt rơi nhằm chỗ có đá mọc lên nhanh chóng, rồi cũng héo nhanh chóng? Trước hết, chúng “không lấp sâu dưới đất” (c. 5). Tất cả những ai sống trong hoàn cảnh của mình hay cảm xúc của mình đều là những người ở trong chỗ đất không sâu. Những ai sâu xa đều sống vượt trên hoàn cảnh của mình; họ từ chối cảm xúc mình và sống trong Chúa. Họ nhận lãnh sự cung ứng, hỗ trợ và quyền năng của Đức Chúa Trời vượt quá hoàn cảnh của mình. Thứ hai, họ không có rễ. Những ai sốngtheo bề ngoài giống như thân cây, nhưng những ai sống theo bề trong giống như rễ cây. Rễ chỉ về sự sống ẩn giấu và bí mật. Chúa nói chúng ta phải đóng cửa lại và cầu nguyện nơi kín nhiệm (Math. 6:6). Đức Chúa Trời sẽ thấy chúng ta, chứ không nghe chúng ta ở nơi kín nhiệm ấy. Đời sống nguy hiểm nhất là đời sống chỉ ở trước mặt loài người. Đời sống an toàn nhất là đời sống ở trước mặt Đức Chúa Trời. Những ai được Đức Chúa Trời xử lý cách ẩn mật, là những người có rễ sâu, sẽ đắc thắng mọi hoạn nạn và bắt bớ. Thứ ba, có đá dưới đất. Trên bề mặt thì chỗ nào cũng giống chỗ nào. Nhưng bên dưới thì khác; có đá ở bên dưới. (1) Đá là tấm lòng cứng cỏi (Hê 3:15). Nếu muốn nghe lời Chúa, chúng ta không thể làm cứng lòng mình hay có những thành kiến riêng. Những người mà bản ngã vẫn ẩn giấu bên trong và chưa được Chúa phá vỡ thì không thể có rễ sâu. (2) Đá cũng là những tội lỗi giấu kín. Hễ những tội lỗi này chưa được cất đi, thì rễ không thể đâm sâu. Chỉ có những ai run rẩy trước lời Đức Chúa Trời và yếu ớt như những đứa bé thì mới lớn lên. Chúa phải đập nát những tấm lòng cứng cỏi và những thành kiến của con người. Ngài có thể cỡi trên con lừa con chưa từng có ai cỡi, và Ngài có thể xử lý những người chưa từng vâng lời Ngài.

Sự Sống Ở Nơi Sâu Thẳm

Ô-sê 14:5-7 đề cập đến Li-ban ba lần: (1) hoa huệ so với Li-ban, (2) cây ô-liu so với Li-ban, và (3) cây nho so với Li-ban. Trên cả thế giới, cây có rễ sâu nhất là cây tuyết tùng của Li-ban. Chúng ta nên đi xuống và đâm rễ ở những nơi sâu; chúng ta nên hướng sự tăng trưởng của mình theo chiều sâu.

Mặc dầu hoa huệ trông xinh xắn, nhưng chúng mọc nơi đồng hoang. Chúng ta là hoa huệ trong thung lũng, chứ không phải trong chậu. Chúng ta không được người làm vườn chăm sóc, nhưng được Đức Chúa Trời chăm sóc. Chúng ta không tiếp nhận sự cung ứng từ loài người nhưng từ một mình Đức Chúa Trời. Mưa từ trời đang tưới mát chúng ta, và chúng ta được Đức Chúa Trời nâng đỡ.

Vẻ đẹp của cây ô-liu không ở nơi hoa của chúng mà ở nơi những trái chứa dầu. Chúng ta nên kết trái của Linh.

Hoa nho rất nhỏ. Trước khi người ta có thể khám phá ra nó, thì nó đã biến thành trái nho. Hoa là để kết trái, chứ không phải để [khoe] vẻ đẹp.

Sự Sống Kín Giấu

Nhã-ca 4:12 đề cập đến “vườn đóng kín”. Đó là một khu vườn, không phải công viên. Vườn ấy đóng kín, không mở ra. Bên trong khu vườn là hoa quả. Những điều chúng ta có dành cho một mình Chúa nên được đóng lại. Mọi điều chúng ta có ở bề trong chỉ nên dành cho một mình Chúa. Như vậy, chúng cần được đóng lại.

“Mạch đóng lại, suối niêm phong”. Theo bản Kinh Thánh Chinese Union, mạch được dịch là giếng. Giếng là do con người làm ra, trong khi suối thì thiên nhiên. Giếng có đó để phục vụ con người, trong khi suối ở đó để nhận lãnh từ Đức Chúa Trời. Giếng hướng về con người, trong khi suối hướng về Đức Chúa Trời. Mặc dầu chúng ta hướng về con người và để con người sử dụng, nhưng chúng ta được “đóng lại”, và chờ đợi Chúa mở chúng ta ra và sử dụng chúng ta. Mặc dầu chúng ta hướng về Đức Chúa Trời và ở đây để nhận lãnh từ Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta được “niêm phong”. Chúng ta nên được đóng lại với cả Đức Chúa Trời lẫn loài người. Chúng ta nên để cho thập tự giá làm công tác sâu xa hơn trong chúng ta và xử lý bản ngã mình, để chúng ta có thể có sự sống sâu hơn. Chúng ta nên duy trì một sự sống kín giấu trước mặt Đức Chúa Trời.

(Chiều ngày 22 tháng giêng)

 

NHỮNG BÀI GIẢNG 
CHUẨN BỊ CHO HỘI ĐỒNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG
LẦN THỨ BA

                                                                            (3)      

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC TĂNG TRƯỞNG THUỘC LINH

Kinh Thánh: 2 Vua 4:1-6; Math. 5:6; Lu 1:53

Lý Do Không Tăng Trưởng

Lý do duy nhất khiến các tín đồ thất bại và thiếu tăng trưởng trước mặt Đức Chúa Trời là (1) không biết chính mình và (2) không biết sự đầy trọn của Chúa. Tại một hội đồng ở Keswick, một Cơ-đốc-nhân nói rằng tất cả những thất bại của các tín đồ đều do hai lý do này.

Điều Kiện Duy Nhất Để Tăng Trưởng

Điều kiện duy nhất để được phước của Đức Chúa Trời, được tăng trưởng thuộc linh, hay kinh nghiệm sự đầy đủ của Chúa là phải trống không. Chúng ta phải thường xuyên nhận thức mình vốn đầy dẫy chính mình, và chúng ta cũng cần phải thường xuyên làm cho mình trống không khỏi tình trạng đầy dẫy chính mình. Chỉ có những ai đói khát mới được làm cho đầy dẫy những điều tốt (Lu 1:53). Tất cả ân điển thuộc linh của Đức Chúa Trời chỉ dành cho những người đói khát.

Thứ tự của công tác Thánh Linh trong chúng ta trước hết là tạo nên một ước muốn trong lòng để chúng ta đi đến tình trạng không thỏa mãn với đời sống hiện tại của mình. Bước đầu của sự thối lui là tình trạng thỏa mãn, và bước đầu của sự tiến bộ là tình trạng không thỏa mãn. Trước hết Thánh Linh thực hiện công tác làm cho trống không rồi sau đó Ngài thực hiện công tác đổ đầy. Đức Chúa Trời làm cho chúng ta trống không để Ngài đổ đầy chúng ta. Làm cho trống không là phương tiện của Đức Chúa Trời, trong khi làm cho đầy dẫy là mục tiêu của Ngài. Để làm cho chúng ta trống không, Thánh Linh dồn chúng ta vào chân tường và cho phép chúng ta đương đầu với những cuộc khủng hoảng. Mọi khó khăn đều do Thánh Linh sắp đặt nhằm mục đích khiến chúng ta theo đuổi Ngài cách sâu xa hơn. Chúng ta không thể dựa vào chiến thắng Giê-ri-cô để đánh trận A-hi. Chúng ta không thể áp dụng chiến thắng vẻ vang hôm qua cho một trận chiến nhỏ nhặt hôm nay. Những kinh nghiệm quá khứ không thể đáp ứng cho các nhu cầu hiện tại. Đức Chúa Trời không bao giờ bảo chúng ta ăn ma-na của ngày hôm qua. Tạ ơn Đức Chúa Trời vì chúng ta có những cơn khủng hoảng! Nhờ Thánh Linh, Đức Chúa Trời đã tạo nên những cơn khủng hoảng trong hoàn cảnh và đời sống chúng ta. Ngài cho phép chúng ta thất bại khi chúng ta cố gắng đối phó với những cơn khủng hoảng hiện tại bằng các kinh nghiệm của quá khứ. Thất bại tạo nên nhu cầu và tạo nên một ước ao tươi mới trong chúng ta. Đức tin không bao giờ sao y lại những điều của quá khứ. Chúng ta không thể bắt chước công việc đức tin của các tín đồ trong quá khứ; chúng ta chỉ có thể bắt chước đức tin của họ. Vì các môn đồ đã thấy Chúa nuôi năm ngàn người bằng năm ổ bánh, và bốn ngàn người bằng bảy ổ bánh, lẽ ra họ phải hiểu sâu xa hơn rằng Ngài có thể làm cho họ no đủ dầu họ không có ổ bánh nào. Họ không biết Chúa cách sâu xa hơn. Đó là lý do vì sao họ nói: “Đó là vì chúng ta không đem bánh” (Math. 16:7). Đức Chúa Trời sắp đặt hoàn cảnh cho chúng ta để chúng ta biết Chúa nhiều hơn, biết chính mình nhiều hơn, và biết sự hư không của bản ngã. Ngài cho phép chúng ta thất bại để chúng ta có thể nhận biết sự trống rỗng và vô dụng của mình. Trên thập tự giá, Đức Chúa Trời đã vô hiệu hóa con người của chúng ta.

Phương Cách Được Đổ Đầy

2 Các Vua 4:1-6 nói: “Bấy giờ có một người đàn bà nọ, là vợ của con trai các tiên tri kêu than với Ê-li-sê rằng: Đầy tớ ông, là chồng tôi, đã qua đời; và ông biết đầy tớ ông thật kính sợ Chúa. Chủ nợ đến đòi bắt hai đứa con tôi làm nô lệ. Ê-li-sê nói với bà: Tôi sẽ làm gì cho bà? Xin cho tôi biết, bà có gì trong nhà? Bà đáp: Đầy tớ gái ông không có gì trong nhà ngoài ra một bình dầu. Rồi ông nói: Hãy đi ra ngoài, mượn bình của những người hàng xóm, ngay cả bình không, đừng mượn ít. Khi bà vào [nhà] với các con, hãy đóng cửa lại, rồi đổ dầu vào các bình đó, bình nào đầy thì để qua một bên. Vậy, bà đi khỏi ông, vào nhà với các con trai mình mà đóng cửa lại, chúng đem bình đến cho bà; và bà rót dầu vào. Khi các bình đã đầy, bà nói với con mình: Hãy đem cho mẹ một bình nữa. Nhưng nó nói với mẹ: Không còn bình nào cả. Và dầu ngừng [chảy]”.

1. Chuẩn Bị Những Bình Trống

Người đàn bà nợ nần vì chồng bà nghèo nàn. Nhưng bà có một bình dầu. Bình dầu này là vật liệu cơ bản. Chính bình dầu này đã giúp bà trả nợ và cung ứng nhu cầu hằng ngày của mình. Bà cần những bình trống. Ê-li-sê ra lệnh cho bà chuẩn bị những bình không, và đừng chuẩn bị ít. Do A-đam, chúng ta đã trở nên nghèo nàn. Nhưng ngợi khen Chúa, chúng ta có Thánh Linh. Điều đang thiếu là những bình trống không để Linh đổ đầy. Sự thật không phải chúng ta không thể được đổ đầy, mà là chúng ta không có những bình trống không để Thánh Linh hành động. Thánh Linh chỉ đổ đầy những bình trống không. Để tiến bộ về phương diện thuộc linh, chúng ta phải liên tục trống không để liên tục được đổ đầy. Không phải trống không một lần rồi vẫn đầy dẫy mãi mãi. Từng hồi từng lúc, chúng ta cần được làm trống không nhiều hơn để được đổ đầy nhiều hơn.

2. Đóng Cửa

Một người phải đối diện với Thánh Linh cách riêng tư trong nơi kín nhiệm. Xác thịt phải bị nhốt bên ngoài, và Thánh Linh khóa cửa bên trong. Khi nào một người gặpnan đề, người ấy phải đi đến nơi kín đáo để đối diện với Thánh Linh. Khi đối diện với Thánh Linh, các nan đề trong cuộc sống chúng ta được giải quyết.

3. Dầu Ngưng Chảy 
Khi Không Còn Bình Trống

Dầu ngưng chảy vì không còn bình trống. Sự đổ đầy ngưng lại khi không còn sự trống không. Nếu có sự trống không vô hạn, sẽ có sự đổ đầy vô hạn. Ê-sau là con người tự mãn đầu tiên. Cuối cùng ông trở thành một người trống rỗng. Chúng ta nên liên tục làm cho mình trống không, thay vì làm cho mình trống không chỉ một lần.Chúng ta nên liên tục làm cho mình trống không để có thể liên tục được đổ đầy. Chúng ta chịu trách nhiệm về việc làm cho trống không, còn Thánh Linh chịu trách nhiệm đổ đầy.

(Sáng 23 tháng giêng)

 

NHỮNG BÀI GIẢNG 
CHUẨN BỊ CHO HỘI ĐỒNG NGƯỜI ĐẮC THẮNG
LẦN THỨ BA

(4)

LỜI CẦU NGUYỆN HỢP TÁC VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI

Kinh Thánh: Ê-sai 62:6; Êxê. 36:37; Phi-lê-môn 14

Nguyên Tắc Của Công Tác Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời hành động theo một số đường hướng nhất định và những nguyên tắc nhất định. Ngài không làm việc cách bừa bãi và cẩu thả. Ngài thà không hành động hơn là hành động trái với nguyên tắc của Ngài. Nếu muốn nhận được ơn phước của Ngài, chúng ta phải thỏa đáp những điều kiện để được Ngài ban phước.

Đức Chúa Trời vượt trên mọi nguyên tắc và qui luật. Nhưng Ngài thích đặt ra những nguyên tắc cho công tác của Ngài để cả Ngài lẫn con người đều hành động theođúng những nguyên tắc đã ấn định ấy. Nguyên tắc của Đức Chúa Trời là ý muốn của Ngài.

Đức Chúa Trời không bao giờ hành động một mình. Ngài luôn luôn đặt ước muốn của mình vào lòng con cái Ngài để họ cầu nguyện cho điều đó. Evan Roberts nói rằng thứ tự tất cả các công tác của Đức Chúa Trời là:

(1)       Đức Chúa Trời có một ước ao.

(2)       Qua Thánh Linh, Ngài đặt ước ao ấy vào lòng con cái Ngài.

(3)       Con cái Đức Chúa Trời hướng ước ao ấy trở về với Đức Chúa Trời qua lời cầu nguyện.

(4)       Đức Chúa Trời thực hiện ước ao ấy.

Toàn bộ vấn đề bắt đầu với nỗi ước ao của Đức Chúa Trời. Qua Thánh Linh, Ngài đặt ước ao ấy vào lòng con cái Ngài để họ biết ước ao của lòng Ngài là gì. Sau đó con cái Ngài đưa ước ao ấy vào sự cầu nguyện và gởi lại cho Đức Chúa Trời. Kết quả là Đức Chúa Trời hành động để hoàn thành điều ấy theo nỗi ước ao của Ngài.

Ê-xê-chi-ên 36:37 nói: “Chúa là Đức Chúa Trời phán: Ta còn muốn nhà Y-sơ-ra-ên cầu hỏi Ta, để Ta làm điều này cho họ: Ta sẽ làm cho họ thêm nhiều người như một bầy”. Đức Chúa Trời định rằng số người trong nhà Y-sơ-ra-ên phải gia tăng. Đó là quyết định của Đức Chúa Trời và là điều Ngài sẽ làm. Đó là điểm thứ nhất và cũng là điểm thứ tư đã đề cập ở trên. Nhưng nhà Y-sơ-ra-ên vẫn phải cầu hỏi Đức Chúa Trời. Mặc dầu Đức Chúa Trời quyết định làm cho số người của nhà Y-sơ-ra-ên gia tăng, Ngài chỉ có thể hoàn thành điều đó sau khi nhà Y-sơ-ra-ên cầu hỏi Ngài. Đó là nguyên tắc công tác của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời chỉ có ý muốn; Ngài không hành động. Ngài phải chờ đợi cho đến khi con cái Ngài cầu hỏi Ngài rồi Ngài sẽ hành động. Đức Chúa Trời không tìm cách kìm giữ lại một công việc nào của Ngài. Ngài đang chờ đợi con cái Ngài cầu hỏi Ngài trước khi Ngài hành động. Ngài vui lòng đặt chính mình dưới uy quyền lời cầu nguyện của con cái Ngài và bằng lòng chịu giới hạn bởi lời cầu nguyện của họ. Nếu họ không cầu nguyện, Ngài không thể hành động. Trải qua trên hai ngàn năm trăm năm, Đức Chúa Trời không gia tăng nhân số của nhà Y-sơ-ra-ên vì không ai cầu hỏi Ngài làm điều đó.

Ê-sai 62:6 nói: “Giê-ru-sa-lem ơi, Ta đã chỉ định những người canh trên các tường thành ngươi; suốt ngày suốt đêm họ sẽ không bao giờ im lặng. Các ngươi là những người nhắc nhở Đức Giê-hô-va, đừng câm nín”. Đức Chúa Trời đã định Giê-ru-sa-lem là sự ngợi khen trên đất. Đó là nỗi ước ao của Ngài. Vì lý do ấy Ngài đã đặt những người canh để kêu lên với Ngài. Ngài bảo họ đừng yên tịnh và đừng cho Ngài nghỉ ngơi. Chúng ta nên cầu nguyện liên tục và đừng an nghỉ cho đến khi nào Đức Chúa Trời hoàn thành điều Ngài đã định. Lời cầu nguyện của chúng ta hoàn toàn quyết định việc thực hiện ý muốn Đức Chúa Trời.

Phi-lê-môn câu 14 chép: “Nhưng tôi không muốn làm gì mà không có ý của anh, để sự tốt lành của anh không phải do ép buộc nhưng do tình nguyện”.

Phao-lô đại diện cho Đức Chúa Trời, và Phi-lê-môn tượng trưng cho chúng ta. Phao-lô không muốn làm gì khi chưa biết ý của Phi-lê-môn. Đức Chúa Trời sẽ không làm gì khi không biết ý chúng ta. Ý muốn của Đức Chúa Trời bị giới hạn bởi chúng ta.

Lời Cầu Nguyện Là Đường Rầy
Của Ý Muốn Đức Chúa Trời

Ông Gordon Watts có lần nói ý muốn của Đức Chúa Trời giống như đầu máy xe lửa, còn lời cầu nguyện của chúng ta giống như đường rầy. Đầu máy mạnh mẽ, nhưng nó chỉ chạy được trên đường rầy. Ý muốn của Đức Chúa Trời đầy năng quyền nhưng cần lời cầu nguyện của chúng ta như đường rầy thì ý muốn ấy mới thành tựu. Đức Chúa Trời không làm việc một mình; Ngài phải chờ đợi ý muốn của con cái Ngài phù hợp với ý muốn Ngài rồi Ngài mới hành động. Có ba ý muốn trong vũ trụ này: ý muốn của Đức Chúa Trời, ý muốn của con người, và ý muốn của Sa-tan. Đức Chúa Trời không tự một mình mà loại bỏ ý muốn của Sa-tan. Ngài ao ước ý muốn của con người trở nên một với ý muốn của Ngài để xử lý ý muốn của Sa-tan. Lời cầu nguyện thuộc linh là lời nói ra ý muốn của Đức Chúa Trời. Thật vô dụng biết bao khi lời cầu nguyện chỉ nói lên ý riêng của một người! Lời cầu nguyện của chúng ta không thể thay đổi ý muốn của Đức Chúa Trời, mà chỉ bày tỏ ý muốn của Ngài mà thôi. Đức Chúa Trời là Đấng khởi đầu mọi sự; chúng ta chỉ là ống dẫn qua đó ý muốn Ngài có thể tuôn đổ. Đức Chúa Trời chỉ định và chúng ta vâng lời. Ngài khởi xướng và chúng ta đồng ý trong sự cầu nguyện. Chúng ta không thể ép buộc Đức Chúa Trời làm điều Ngài không muốn làm, nhưng chúng ta có thể ngăn Ngài làm điều Ngài muốn làm. Khi ý muốn của Đức Chúa Trời được đổi thành lời cầu nguyện của chúng ta, Ngài sẽ bắt đầu hành động. Mỗi một cuộc phục hưng đều đến từ sự cầu nguyện. Lời cầu nguyện của chúng ta không thể thay đổi được ý muốn của Đức Chúa Trời, mà chỉ nói lên ý muốn của Ngài. Không ai có thể điều khiển ý muốn của Đức Chúa Trời, và không ai có thể bắt Ngài làm điều Ngài không muốn.

Tuy nhiên những gì Ngài muốn làm có thể bị giới hạn bởi lời cầu nguyện của con người. Mặc dầu lễ Ngũ Tuần đã được Đức Chúa Trời nói tiên tri trong sách Giô-ên, nhưng cần phải có lời cầu nguyện của một trăm hai mươi người trước khi Ngài hoàn thành lời tiên tri ấy. Ý muốn của Đức Chúa Trời chỉ đạt đến mức độ mà lời cầu nguyện của chúng ta vươn tới. Vì vậy, chúng ta càng cầu nguyện xuyên suốt, ý muốn của Đức Chúa Trời càng được hoàn thành, và sự lừa dối của Sa-tan không thể xen vào. Chúng ta có thể ném lưới cầu nguyện “nhờ tất cả các loại cầu nguyện, khẩn nài mà cầu nguyện trong mọi lúc” (Êph. 6:18), để ý muốn của Đức Chúa Trời có thể thắng hơn trong mọi lãnh vực, và Sa-tan không tìm được một khe hở nào để xen vào. Trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta nên chú ý đến ba điều: (1) chúng ta đang cầu nguyện với ai, (2) chúng ta đang cầu nguyện cho ai, và (3) chúng ta đang cầu nguyện nghịch lại ai. Tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta nên làm thành ý muốn của Đức Chúa Trời, đem lại lợi ích cho người khác, và gây thiệt hại cho Sa-tan.

(Chiều ngày 23 tháng giêng)

 

CHƯƠNG HAI

 

TRUNG TÂM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
HAY TRUNG TÂM ĐIỂM VÀ TOÀN THỂ MỌI SỰ
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

(Dàn Bài của Bảy Sứ Điệp)

Kinh Thánh: Côl. 3:11; 1:18; 2:2; 2 Côr. 4:5

 

Ý NGHĨA CỦA TRUNG TÂM

Tại sao có mọi điều? Tại sao có các thiên sứ? Tại sao có con người? Phải chăng Đức Chúa Trời tạo dựng mọi điều này mà không có mục đích gì, hay đó là một phần trong kế hoạch của Ngài?

Tại sao Đức Chúa Trời lựa chọn con người, giao nhiệm vụ cho các tiên tri, sai Đấng Cứu Rỗi đến, ban Thánh Linh cho chúng ta, thiết lập hội-thánh, và thành lập vương quốc? Tại sao Đức Chúa Trời muốn làm lan tràn phúc-âm đến đầu cùng trái đất và cứu những tội nhân? Tại sao chúng ta phải cứu tội nhân và gây dựng các tín đồ?

Một số người cho rằng báp-têm, nói các thứ tiếng, từ bỏ giáo phái, sự thánh khiết, giữ ngày Sa-bát, hay những điều khác là trọng tâm. Nhưng trọng tâm của Đức Chúa Trời là gì?

Đức Chúa Trời làm việc có mục tiêu. Mục tiêu công tác của chúng ta là gì? Trước hết chúng ta có mục tiêu trong khải tượng của mình và sau đó chúng ta có mục tiêu trong công tác mình. Nếu chúng ta không nhìn thấy trọng tâm của Đức Chúa Trời, công tác của chúng ta sẽ không có mục tiêu gì cả.

Các lẽ thật của Đức Chúa Trời đều có hệ thống và liên hệ với nhau. Các lẽ thật của Đức Chúa Trời có một trọng tâm, và mọi sự khác chỉ là phụ thuộc.

Một số người định ra trọng tâm công tác mình bằng cách dựa vào khuynh hướng của mình và nhu cầu quanh mình. Nhưng trọng tâm của chúng ta nên phù hợp với sự tiền định của Đức Chúa Trời và nhu cầu của Ngài.

Trọng tâm của Đức Chúa Trời là gì? Lẽ thật bất biến của Đức Chúa Trời là gì? Đường hướng duy nhất trong lẽ thật của Đức Chúa Trời là gì?

Chúa Giê-su là ai? Tất cả chúng ta đều nói Ngài là Đấng Cứu Rỗi, nhưng rất ít người có thể nói như Phi-e-rơ rằng Ngài là Đấng Christ của Đức Chúa Trời.

Trọng tâm các lẽ thật của Đức Chúa Trời là Đấng Christ. Trọng tâm của Đức Chúa Trời là Đấng Christ. “Huyền nhiệm của Đức Chúa Trời, là Đấng Christ” (Côl. 2:2).Huyền nhiệm là một điều gì ẩn giấu trong lòng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không bao giờ nói với bất cứ ai tại sao Ngài tạo dựng mọi sự và tại sao Ngài dựng nên con người. Vì vậy, đó là một huyền nhiệm. Về sau Ngài bày tỏ huyền nhiệm này cho Phao-lô và truyền bảo ông hãy nói ra huyền nhiệm ấy. Huyền nhiệm ấy là Đấng Christ.

Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời; Ngài cũng là Đấng Christ của Đức Chúa Trời. Khi Chúa ra đời, một thiên sứ nói với Ma-ri rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời (Lu. 1:35), nhưng các thiên sứ nói với những người chăn chiên Ngài là Christ là Chúa (Lu. 2:11). Phi-e-rơ nhận biết Ngài là Đấng Christ và là Con Đức Chúa Trời (Mat. 16:16). Khi Chúa sống lại, Ngài được minh định là Con Đức Chúa Trời (La. 1:4). Qua sự phục sinh của Ngài, Đức Chúa Trời cũng làm cho Ngài vừa là Chúa vừa là Christ (Công. 2:36). Một người nhận được sự sống nhờ tin Ngài là Đấng Christ và là Con Đức Chúa Trời (Gi. 20:31). Theo thân-vị của Ngài, thì trong chính Ngài, Chúa là Con Đức Chúa Trời. Theo công tác của Ngài, thì trong kế hoạch của Đức Chúa Trời, Ngài được Đức Chúa Trời xức dầu, và vì vậy Ngài là Đấng Christ của Đức Chúa Trời. Ngài là Con Đức Chúa Trời từ đời đời đến đời đời. Ngài là Đấng Christ từ khi bắt đầu kế hoạch của Đức Chúa Trời. Mục tiêu của Đức Chúa Trời là để Con Ngài có “vị trí bậc nhất trong mọi sự” (Côl. 1:18). Kế hoạch của Đức Chúa Trời tập trung nơi Đấng Christ. “Đấng Christ là tất cả và trong tất cả” (Côl. 3:11).

Đức Chúa Trời tạo dựng muôn vật, và Ngài tạo dựng con người với mục đích bày tỏ vinh quang của Đấng Christ. Ngày nay các tín đồ chỉ bày tỏ chút ít về Đấng Christ. Trong tương lai mọi sự sẽ bày tỏ Đấng Christ; cả vũ trụ sẽ đầy dẫy Đấng Christ. Đức Chúa Trời tạo dựng mọi sự để mọi sự bày tỏ Đấng Christ. Đức Chúa Trời tạo dựng con người để con người giống như Con Ngài, có sự sống và vinh quang của Con Ngài, để Con độc sinh có thể trở nên Con Trưởng giữa nhiều con. Đức Chúa Trời tạo dựng con người và cứu chuộc con người cho Đấng Christ. Sự cứu chuộc là để đạt đến mục tiêu của sự sáng tạo. Đấng Christ là Chú Rể, và chúng ta là bạn của Chú Rể. Ngài là tảng đá góc chính yếu, và mỗi chúng ta là một trong hàng triệu viên đá. Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta để làm thỏa lòng Đấng Christ. Chúng ta đầy lòng biết ơn vì được thấy mối liên hệ giữa Đấng Christ và chúng ta. Chúng ta ngợi khen Ngài vì chúng ta đã thấy mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và Đấng Christ. Trọng tâm của Đức Chúa Trời là Đấng Christ. Mục tiêu của Đức Chúa Trời tập trung vào Đấng Christ. Mục tiêu của Đức Chúa Trời có hai phương diện: (1) để mọi sự sẽ bày tỏ vinh quang của Đấng Christ và (2) con người sẽ giống như Đấng Christ, có sự sống của Đấng Christ và vinh quang của Đấng Christ.

(Sáng ngày 24 tháng giêng)

Kinh Thánh:

Nhóm Thứ Nhất: Liên Quan Đến Kế Hoạch Của Đức Chúa Trời: Êph. 3:9-11 (“mục đích” có thể dịch là “kế hoạch”); 1:8-11 (“ý chỉ” có thể dịch là “kế hoạch”); Khải.4:11 (“ý chỉ” có thể dịch là “niềm vui thích”); 1 Côr. 8:6; La. 11:36

Nhóm Thứ Hai: Liên Quan Đến Kế Hoạch Của Đức Chúa Trời Nhằm Chuyển Giao Mọi Sự Cho Đấng Christ: Êph. 4:10; Gi. 3:35; 13:3; 16:15; 17:7; Hê. 1:2

Nhóm Thứ Ba: Liên Quan Đến Đấng Christ Tạo Dựng Mọi Sự: Hê. 1:2b, 3b; Gi. 1:1-3, 10; Côl. 1:16-17; 1 Côr. 8:6b

Nhóm Thứ Tư: Liên Quan Đến Đấng Christ Tạo Dựng Con Người: 1 Côr. 11:3; Ga. 4:4-7; La. 8:28b-30 (“mục đích” có thể dịch là “kế hoạch”); 1 Phi. 1:2a; 1 Côr.1:9; Hê. 2:5-10; 1 Côr. 3:21-23

Nhóm Thứ Năm: Liên Quan Đến Tình Trạng Trong Cõi Đời Đời Sau Sự Cứu Chuộc: Phil. 2:9-11; Khải. 4:11; 5:12-14; 1 Gi. 3:2

Nhóm Thứ Sáu: Liên Quan Đến Sự Chỉ Định Của Đức Chúa Trời Trước Khi Tạo Lập Thế Giới: Gi. 17:24; Êph. 1:4-5; Tít 1:2; 2 Ti. 1:9-10; 1 Phi. 1:20

Nhóm Thứ Bảy: Liên Quan Đến Sự Chỉ Định Của Đức Chúa Trời Từ Khi Tạo Lập Thế Giới: Mat. 25:34; Hê. 4:3; 9:26; Khải. 13:8; 17:8

I. ĐẤNG CHRIST TRƯỚC KHI TẠO LẬP THẾ GIỚI

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc Nhất
Trong Kế Hoạch Của Đức Chúa Trời

Trước khi tạo lập thế giới, Đức Chúa Trời có một kế hoạch. Kế hoạch này là hội hiệp mọi sự trên trời và trên đất dưới một đầu, dưới Đấng Christ và trong Đấng Christ. Kế hoạch này dựa trên niềm vui thích của Ngài. Đức Chúa Trời là Nguyên Nhân Đầu Tiên; mọi sự thuộc về Ngài và ra từ Ngài. Đó là ý nghĩa của các câu Kinh Thánh thuộc nhóm thứ nhất.

Trong cõi đời đời quá khứ, Đức Chúa Trời ấn định rằng có một ngôi nhà và thân-vị thứ hai trong Đức Chúa Trời Tam Nhất, tức là Con, sẽ cai trị nhà ấy. Đức Chúa Trời phó thác mọi sự cho Con, và Con thừa kế mọi sự. Mọi sự thuộc về Con, qua Con và cho Con. Cha hoạch định, Con thừa kế những gì Cha hoạch định và Linh hoàn thành những gì Cha hoạch định. Cha là Đấng hoạch định, Con là Đấng thừa kế, và Linh là Đấng hoàn thành. Từ cõi đời đời quá khứ, Cha đã yêu thương Con; Ngài là “Con yêu dấu của Cha”. Đức Chúa Trời đã yêu Ngài từ cõi đời đời quá khứ. Khi Con đến trên đất, Cha vẫn tuyên bố: “Con yêu dấu của Ta” (Mat. 3:17). Cha yêu Con và đã ban cho Ngài mọi sự. Trước khi Chúa chết, Ngài biết “Cha đã ban mọi sự trong tay mình” (Gi. 13:3). Ngài phục sinh và thăng thiên là để “Ngài có thể làm đầy dẫy mọi sự” (Êph. 4:10). Đó là ý nghĩa của các câu Kinh Thánh thuộc nhóm thứ hai.

II. ĐẤNG CHRIST TRONG SỰ SÁNG TẠO

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc Nhất 
Trong Mọi Sự Và Trong Sự Tạo Dựng Con Người

Sau khi Cha hoạch định, Con đến để tạo dựng. Cha hoạch định sự sáng tạo theo ý muốn Ngài. Con đồng ý với ý muốn ấy và sáng tạo, trong khi quyền năng của Linh hoàn thành điều đó. Con là Đấng tạo dựng mọi sự. Trong sự sáng tạo, Con là Đấng sinh đầu nhất của toàn cõi thọ tạo (Côl. 1:15), và là sự khởi đầu cõi thọ tạo của Đức Chúa Trời (Khải. 3:14). Theo kế hoạch đời đời của Ngài và trước khi tạo lập thế giới, Đức Chúa Trời định rằng Con sẽ trở nên xác thịt và hoàn thành sự cứu chuộc (1 Phi. 1:20). Trong kế hoạch của Đức Chúa Trời, Con là đầu nhất trong cõi thọ tạo. Vì vậy, Ngài là Đầu của toàn thể cõi thọ tạo. Đức Chúa Trời hoạch định, và Con sáng tạo. Sự sáng tạo được hoàn thành để dành cho Con. Đức Chúa Trời tạo dựng mọi sự để làm thỏa lòng Con. Ô! Chúa vĩ đại dường nào! Ngài là An-pha và Ô-mê-ga! Ngài là An-pha vì mọi sự ra từ Ngài. Ngài là Ô-mê-ga vì mọi sự đều qui về Ngài. Đó là ý nghĩa của các câu Kinh Thánh thuộc nhóm thứ ba.

Đức Chúa Trời tạo dựng con người để con người giống như Đấng Christ, có sự sống và vinh quang của Ngài. Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài qua Đấng Christ, trong khi Đấng Christ bày tỏ chính Ngài qua con người. Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta tiếp nhận Con Ngài vào để trở nên giống như Con Ngài và Con Ngài làm Con Trưởng giữa nhiều anh em. Từ cõi đời đời quá khứ đến sự phục sinh, Chúa chỉ là Con độc sinh. Khi Chúa phục sinh từ những người chết, Ngài trở nên Con Trưởng. Đây là lý do tại sao khi sống lại Ngài nói: “Hãy đi đến các anh em Ta và nói với họ Ta lên cùng Cha Ta và Cha các ngươi, Đức Chúa Trời Ta và Đức Chúa Trời các ngươi” (Gi. 20:17). Nhiều con đã trở nên các con trong Con độc sinh. Đức Chúa Trời làm cho Con độc sinh chết đi để sinh ra nhiều con. Đức Chúa Trời làm cho chúng ta không những là các con Ngài mà còn là những người thừa kế nữa. Đức Chúa Trời không những ban cho chúng ta sự sống của Con Ngài mà Ngài cũng làm cho chúng ta cùng với Con thừa kế cơ nghiệp. Con được làm nên một con người, thấp kém hơn các thiên sứ một chút trong ít lâu. Sau đó Ngài nhận được sự tôn trọng và vinh quang làm vương miện và sẽ dẫn nhiều con vào vinh quang. Lý do Đức Chúa Trời tạo dựng con người là để con người có sự sống của Con Ngài, và vào trong vinh quang với Con Ngài, do đó làm Con thỏa lòng. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài tạo dựng và cứu chuộc chúng ta để làm Đấng Christ thỏa lòng.

(Sáng ngày 25 tháng giêng)

Đức Chúa Trời định trước con người phải được đồng hóa theo hình ảnh của Con Ngài. (Sự tiền định là theo sự biết trước của Ngài. Sự tiền định liên quan đến kết cuộc định trước của chúng ta. Sự lựa chọn của Ngài liên quan đến con người chúng ta. Sự tiền định của Ngài liên quan đến chúng ta trong cõi đời đời. Sự kêu gọi của Ngài liên quan đến chúng ta trong thời đại này). Đức Chúa Trời muốn chúng ta được đồng hóa theo hình ảnh của Con Ngài, có nghĩa là Ngài dùng Con Ngài làm khuôn. Từ khuôn ấy, Ngài tái sản sinh chúng ta là nhiều người con, làm cho Con Ngài thành Con Trưởng giữa nhiều người con. Đức Chúa Trời muốn chúng ta không những có sự sống của Con, mà còn có vinh quang của Con nữa (La. 8:29-30). Đức Chúa Trời muốn Con Ngài dẫn nhiều con vào vinh quang. Con của Đức Chúa Trời là “Đấng thánh hóa”, và chúng ta là “những người được thánh hóa”. Cả hai đều là một, và cả hai đều ra từ cùng một Cha. Vì vậy, Ngài không hổ thẹn mà gọi chúng ta là anh em (Hê. 2:11). Đấng Christ trong chúng ta đang làm cho chúng ta thành nhiều người con của Đức Chúa Trời. Trong tương lai Ngài sẽ dẫn chúng ta vào vinh quang.

Vì vậy, Đấng Christ trong chúng ta trở nên hi vọng về vinh quang (Côl. 1:27). Ngày nay chúng ta là các con của Đức Chúa Trời; một ngày kia chúng ta sẽ được vinh hóa với Đấng Christ (La. 8:16-17). Đức Chúa Trời muốn ban phát sự sống của Con Ngài cho nhiều người, làm cho họ trở thành nhiều người con của Đức Chúa Trời để Con Ngài có thể trở thành Con Trưởng giữa nhiều con, có vị trí bậc nhất trong mọi sự.

Đấng Christ cá nhân khác với Đấng Christ tập thể. 1 Cô-rin-tô 12:12 nói về Đấng Christ tập thể là thực thể bao gồm Đấng Christ cá nhân và hội-thánh. Đấng Christở đây nghĩa là hội-thánh. Khi ra đời, chúng ta đều ở trong A-đam. Ngày nay vì sự sống của Đấng Christ ở trong chúng ta, tất cả chúng ta đều là Đấng Christ. A-đam là con người đầu tiên; Đấng Christ là Con Người thứ hai và cũng là Con Người sau cùng (1 Côr. 15:47, 45). Trước khi Đấng Christ chết và phục sinh thì chỉ có “Đấng Christ cá nhân”. Sau khi chết và phục sinh, Ngài truyền sự sống cho nhiều người và trở thành “Đấng Christ tập thể”. Phần trên đây cộng với lời kết luận của ngày hôm qua là ý nghĩa của các câu Kinh Thánh thuộc nhóm thứ tư.

Kế hoạch của Đức Chúa Trời bắt nguồn từ trước khi tạo lập thế giới. Lúc ấy Đức Chúa Trời yêu thương Con (Gi. 17:24) và tiền định Ngài là Đấng Christ (1 Phi. 1:19-20). Khi ấy Đức Chúa Trời lựa chọn chúng ta để đạt đến quyền làm con (Êph. 1:4-5). (Sự lựa chọn là chọn chúng ta là những con người, trong khi sự tiền định là kêu gọi chúng ta đến quyền làm con). Trong cõi quá khứ đời đời Đức Chúa Trời ban ân điển cho chúng ta (2 Ti. 1:9-11) và tiền định chúng ta được dự phần trong sự sống của Ngài, nhưng không phải trong Thần-vị Ngài (Tít 1:2). Đức Chúa Trời biết trước Sa-tan sẽ phản loạn, phá vỡ sự hài hòa giữa Đức Chúa Trời với mọi sự. Đức Chúa Trời biết trước con người sẽ sa ngã và trở nên tội lỗi. Do đó, trước khi tạo lập thế giới, Đức Chúa Trời bàn với Con Ngài và sai Con Ngài lên thập tự giá để giải hòa mọi sự với Con Ngài, cứu chuộc con người sa ngã, và xử lý Sa-tan phản loạn. Đó là ý nghĩa của những câu Kinh Thánh thuộc nhóm thứ sáu. 

Đức Chúa Trời hoàn thành kế hoạch của Ngài từ lúc tạo lập thế giới. Chúa bị giết từ khi tạo lập thế giới (Khải. 13:8). Tên của chúng ta được viết vào sách sự sống từ lúc tạo lập thế giới (Khải. 13:8). (Sự lựa chọn chúng ta được thực hiện trước khi tạo lập thế giới). Công tác sáng tạo của Đức Chúa Trời đã hoàn tất từ lúc tạo lập thế giới (Hê. 4:3). Vương quốc đời đời của Ngài đã được chuẩn bị từ khi tạo lập thế giới (Mat. 25:34). Đó là ý nghĩa của các câu Kinh Thánh thuộc nhóm thứ bảy.

III. ĐẤNG CHRIST TRONG CÕI ĐỜI ĐỜI

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc Nhất 
Trong Cõi Đời Đời

Sau khi Chúa chết và sống lại, “Đức Chúa Trời cũng đã tôn cao Ngài và ban cho Ngài danh trên mọi danh. Hầu cho trong danh Giê-su mọi đầu gối của những ai ở trên trời, dưới đất, bên dưới đất đều phải quì xuống và mọi lưỡi đều công khai xưng nhận Giê-su Christ là Chúa để tôn vinh Đức Chúa Cha” (Phil. 2:9-11). Đức Chúa Trời đã lập Ngài làm Chúa và Christ (Công. 2:36) và đã đặt mọi sự dưới chân Ngài (Êph. 1:20-22). Khải-thị chương 4 và 5 cho thấy quang cảnh Chúa thăng thiên vào trong các từng trời sau khi Ngài phục sinh, tại đó Ngài nhận được vinh quang và sự ngợi khen. Chương bốn bày tỏ lời ngợi khen của mọi tạo vật về sự sáng tạo. Chương năm cho thấy lời ngợi khen của mọi tạo vật về sự cứu chuộc. Đức Chúa Trời muốn đặt kẻ thù dưới chân Chúa (Mat. 22:44). Về vấn đề này, hội-thánh ngày nay mang một trách nhiệm lớn lao. Đức Chúa Trời đang chờ đợi hội-thánh thực hiện công tác ấy.

Từ khi Sa-tan nổi loạn và con người sa ngã, muôn vật đều qui phục sự hư không. Điều này có nghĩa là mục tiêu trước đây của muôn vật đã mất và muôn vật không có phương hướng rõ rệt. Ngày nay muôn vật đều qui phục sự hư không và đang chờ đợi các con Đức Chúa Trời được bày tỏ ra. Trong giai đoạn chờ đợi này, toàn cõi thọ tạo đều làm nô lệ cho sự bại hoại. Chúng ta thấy điều này trong sự suy giảm cường độ của ánh sáng mặt trời và sự khô héo của sự sống thực vật. Tuy nhiên, muôn vật đều hi vọng rằng một ngày kia chúng sẽ được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ bại hoại. Trong khi có niềm hi vọng ấy, muôn vật đều than thở và quặn thắt trong đau đớn.Khi con cái của Đức Chúa Trời vào trong sự tự do vinh quang, muôn vật sẽ được tự do. Vào ngày cứu chuộc thân thể của chúng ta, toàn thể cõi thọ tạo đều được tự do.Nhưng ngày nay chúng ta có thể nếm trước quyền năng của thời đại sắp đến. (Hội-thánh là sự nếm trước quyền năng thuộc thời đại sắp đến, trong khi vương quốc là sự nếm trước quyền năng thuộc cõi đời đời). Một ngày kia thân thể của chúng ta sẽ được cứu chuộc; chúng ta sẽ nhận được quyền làm con trọn vẹn và sẽ bước vào sự tự do vinh quang (La. 8:19-23).

Khi Chúa hiện ra, chúng ta sẽ giống như Ngài (1 Gi. 3:2). Một mặt, chúng ta là các con Ngài, có sự sống và bản chất của Ngài. Mặt khác, chúng ta là những người thừa kế của Ngài, được thừa hưởng cơ nghiệp vinh hiển của Đức Chúa Trời trong vinh quang (1 Phi. 1:3-4).

Khải-thị chương 21 và 22 cho chúng ta thấy bức tranh về cõi đời đời, không phải về vương quốc một ngàn năm. Hai chương ấy nói lên bốn điểm quan trọng: (1) Đức Chúa Trời; (2) Chiên Con; (3) thành phố, thành phố vật chất với các công dân của thành ấy, là những người Đức Chúa Trời đã tiền định trước khi tạo lập thế giới và là những người Ngài đã chiếm được; đó cũng là những người khao khát được đề cập đến trong Khải-thị chương 7; và (4) các quốc gia. Đức Chúa Trời và Chiên Con là trung tâm của thành. Khải-thị 21:9-22 nói về thành. Câu 23 nói về trung tâm của thành. Vinh quang của Đức Chúa Trời là ánh sáng, và Chiên Con là đèn. Ánh sáng đến qua đèn, nghĩa là Đức Chúa Trời được bày tỏ qua Chiên Con. Trung tâm của cõi sáng tạo mới là Giê-ru-sa-lem Mới gồm có các con của Đức Chúa Trời. Trung tâm của thành là Đức Chúa Trời và Chiên Con. Ánh sáng vinh hiển của Đức Chúa Trời ở trong Chiên Con. Chiên Con chiếu sáng thành, và thành sáng láng chiếu sáng trên các quốc gia. Trong thành chỉ có một con đường và một dòng sông. Chỉ có một con đường nên không ai đi lạc. Con đường ấy chắc hẳn có hình xoắn ốc. Con sông ở giữa con đường và chảy dọc theo con đường. Cả con đường và dòng sông đều ra từ ngai của Đức Chúa Trời và Chiên Con. Do đó Đức Chúa Trời và Chiên Con là trung tâm.

Sau khi mọi sự đã qui phục Chúa, chính Ngài sẽ vui lòng thuận phục Đức Chúa Trời (1 Côr. 15:28). Đó là ý nghĩa của các câu Kinh Thánh thuộc nhóm thứ năm.

Vì vậy, chúng ta thấy từ đời đời đến đời đời, mọi sự Đức Chúa Trời đã làm đều để cho Con có vị trí bậc nhất trong mọi sự. Mục tiêu của Đức Chúa Trời là làm cho Con Ngài trở nên Vua trên mọi sự.

(Sáng 26 tháng giêng)

IV. ĐẤNG CHRIST TRONG SỰ CỨU CHUỘC

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc Nhất Trong Sự Cứu Chuộc

Cách đây vài ngày chúng ta đã thấy “Đấng Christ là tất cả và trong tất cả”. Những gì Đức Chúa Trời hoạch định trước khi tạo lập thế giới là “để Ngài có vị trí bậc nhất trong mọi sự”. Hôm nay chúng ta muốn nhìn thấy thể nào sự cứu chuộc của Đấng Christ hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời.

Kế hoạch của Đức Chúa Trời có một mục tiêu gồm hai phương diện: (1) để có mọi sự bày tỏ vinh quang của Đấng Christ, hầu Đấng Christ có vị trí bậc nhất trong mọi sự, (2) có con người được đồng hóa theo Đấng Christ, có sự sống và vinh quang của Ngài.

Cô-lô-se chương 1 cho chúng ta biết hai điều: (1) Đấng Christ có vị trí bậc nhất trong tất cả mọi sự, và (2) Đấng Christ là Đầu của hội-thánh.

Ê-phê-sô chương 1 cũng cho chúng ta biết hai điều: (1) Đấng Christ đang hội hiệp mọi sự trên các từng trời và dưới đất dưới một đầu, và (2) hội-thánh trở nên cơ nghiệp của Ngài.

Khải-thị chương 4 và 5 cũng bày tỏ hai điều này: (1) chương 4 nói về sự sáng tạo, và (2) chương 5 nói về sự cứu chuộc.

Sự sáng tạo của Đức Chúa Trời là để thực hiện kế hoạch của Ngài. Mục tiêu của Đức Chúa Trời trong việc sáng tạo mọi sự và con người là để có mọi sự bày tỏ Đấng Christ và có con người được đồng hóa theo Đấng Christ, có sự sống và vinh quang Ngài. Tuy nhiên, Sa-tan nổi loạn và bước vào làm gián đoạn, làm cho muôn vật trở nên rời rạc và gây cho con người sa ngã. Vì vậy, Đức Chúa Trời phải dùng sự cứu chuộc để đạt được mục tiêu sự sáng tạo của Ngài. Kết quả là sự cứu chuộc của Đấng Christ phải (1) giải hòa muôn vật với Đức Chúa Trời, (2) cứu chuộc nhân loại sa ngã và truyền sự sống Ngài cho họ. Để giải quyết các nan đề của Đức Chúa Trời, sự cứu chuộc của Đấng Christ cũng phải (3) xử lý Sa-tan phản loạn, và (4) giải quyết tội của con người.

Sự cứu chuộc của Đấng Christ thật sự giải quyết bốn vấn đề này. Sự cứu chuộc hoàn thành các mục tiêu của Đức Chúa Trời bằng cách: (1) giải hòa mọi sự với Đức Chúa Trời, và (2) ban phát sự sống Ngài cho con người. Sự cứu chuộc cũng giải quyết các nan đề của Đức Chúa Trời bằng cách: (3) xử lý Sa-tan phản loạn, và (4) giải quyết tội của con người. Hai điều có tính cách tích cực và hai điều có tính cách tiêu cực.

Sự Cứu Chuộc Của Đấng Christ 
Hoàn Thành Hai Mục Tiêu Của Đức Chúa Trời

Trước khi tạo lập thế giới, Cha họp hội nghị với Con Ngài, trong đó Ngài yêu cầu Con Ngài đến làm một con người để hoàn thành sự cứu chuộc. Sự cứu chuộc không phải là phương cách chữa trị tạm thời mà Đức Chúa Trời thực hiện đúng lúc, nhưng là kế hoạch theo sự tiền định của Ngài. Đấng Christ không đến thế gian để trở nên con người theo hình ảnh của A-đam; trái lại, A-đam đã được dựng nên theo hình ảnh của Đấng Christ. Sáng-thế Ký 1:26 là kế hoạch của Đức Chúa Trời, trong khi 1:27 là việc Đức Chúa Trời thực thi kế hoạch của Ngài. Câu 26 nói rằng “Chúng Ta” hoạch định, trong khi câu 27 nói Đức Chúa Trời tạo dựng theo hình ảnh của “Ngài”. Câu 26 nói về kế hoạch trong hội nghị của Đức Chúa Trời Tam Nhất, trong khi câu 27 nói về sự sáng tạo con người theo hình ảnh của Con. Giữa vòng Đức Chúa Trời Tam Nhất, chỉ có Con có hình ảnh. A-đam được tạo dựng theo hình ảnh của Đấng Christ. Đó là lý do tại sao A-đam là một biểu tượng về Đấng Christ (La. 5:14). Sự việc Đấng Christ đến trong thế gian không phải là phương cách chữa trị tạm thời, mà nằm trong kế hoạch của Đức Chúa Trời. Đấng Christ được xức dầu trước khi tạo lập thế giới. Ngài là con người có tính hoàn vũ. Ngài không bị thời gian và không gian giới hạn. Ngài là Đấng được xức dầu từ trước khi tạo lập thế giới. Ngài cũng là Đấng Christ đầy dẫy vũ trụ. Bết-lê-hem và Giu-đê đều có tính hoàn vũ. Không những Đấng Christ ra đời ở Bết-lê-hem và chịu báp-têm dưới sông Giô-đanh; vũ trụ cũng ra đời và được báp-têm tại đó. Đấng Christ trong các sách phúc-âm nên được xem là Đấng Christ hoàn vũ.

Điều đầu tiên trong sự cứu chuộc của Đấng Christ là sự nhập thể của Ngài. Đấng Christ nhập thể làm người để từ vị trí của Đấng Tạo Hóa, Ngài xuống vị trí của tạo vật. Ngài phải mặc lấy một thân thể thọ tạo trước khi có thể chết cho con người và cho mọi sự. Trước hết phải là Bết-lê-hem rồi mới có thể là Gô-gô-tha. Trước hết phải là máng cỏ rồi mới có thể có thập tự giá. Sự cứu chuộc của Đấng Christ giải hòa muôn vật với Đức Chúa Trời. Muôn vật được tạo dựng trong Đấng Christ (Côl. 1:16).Khi Đức Chúa Trời xử lý Đấng Christ, Ngài xử lý muôn vật. Muôn vật được Đức Chúa Trời xử lý trong Đấng Christ, y như Lê-vi đã dâng phần mười trong lòng Áp-ra-ham (Hê. 7:9-10). Đấng Christ đã nếm sự chết thay cho muôn vật (Hê. 2:9). Trên thập tự giá, Ngài đã giải hòa muôn vật với Đức Chúa Trời (Côl. 1:20). Phạm vi sự cứu chuộc của Đấng Christ không những bao hàm con người mà còn bao hàm mọi sự. Muôn vật đã không phạm tội; vì vậy, sự cứu chuộc không cần thiết cho muôn vật. Nan đề giữa muôn vật với Đức Chúa Trời là không được giải hòa. Vì vậy, muôn vật chỉ cần sự giải hòa. Sự cứu chuộc của Đấng Christ ban cho con người sự sống của Ngài.Sự cứu chuộc của Đấng Christ không những giải hòa muôn vật với Đức Chúa Trời, mà cũng làm cho con người có sự sống và giống như Ngài. Sự cứu chuộc phóng thích sự sống của Ngài. Khi Đấng Christ ở trên đất, sự sống thần thượng của Ngài bị giới hạn và giam cầm trong xác thịt Ngài. Khi Ngài ở tại Giê-ru-sa-lem, Ngài không thể ở Ga-li-lê. Sự chết của Đấng Christ làm cho sự sống bị giam hãm này được giải phóng.

“Hạt lúa mì” trong Giăng 12:24 là Con độc sinh của Đức Chúa Trời. Sự sống trong hạt lúa mì ấy bị giới hạn trong cái vỏ của nó. Nếu không rơi xuống đất và chết đi, mãi mãi nó chỉ là một hạt lúa. Nếu chết đi, và xác thịt nó vỡ ra, sự sống bên trong sẽ được giải phóng, do đó sinh ra nhiều hạt. Tất cả các hạt này sẽ giống y như một hạt ấy. Chúng ta cũng có thể nói mỗi một hạt đều ở trong hạt lúa ấy. Đấng Christ chết để sinh ra chúng ta. Trước khi Ngài chết, Ngài là Con độc sinh. Sau khi phục sinh, Ngài trở nên Con Trưởng giữa nhiều con. Sự phục sinh của Đấng Christ tái sinh chúng ta để chúng ta nhận được sự sống của Ngài.

“Lửa” trong Lu-ca 12:49 chỉ về sự sống của Đấng Christ. Khi Đấng Christ ở trên đất, sự sống của Ngài bị giam hãm trong cái vỏ bên ngoài của Ngài. Qua báp-têm của Ngài, tức sự chết của Ngài trên thập tự giá, sự sống bị giam hãm này được giải phóng. Sự sống của Đấng Christ được phóng thích và được ném xuống đất. Sau khi được ném xuống đất, lửa được nhen lên. Điều này tạo nên sự chia rẽ trên đất. Sự chết của Đấng Christ là sự phóng thích sự sống của Ngài cách mạnh mẽ! Kết quả sự chết của Ngài là sự sống của Ngài được truyền cho chúng ta.

Sự Cứu Chuộc Của Đấng Christ 
Giải Quyết Hai Nan Đề Của Đức Chúa Trời

Phần trên đây cho thấy sự cứu chuộc của Đấng Christ hoàn thành hai mục tiêu của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy tiếp tục xem xét thế nào sự cứu chuộc của Đấng Christ giải quyết hai nan đề của Đức Chúa Trời.

(1) Sự cứu chuộc của Đấng Christ đã xử lý Sa-tan nổi loạn. Điều đắc thắng Sa-tan không phải là thập tự giá mà là huyết. Sa-tan biết nếu chất độc của hắn được tiêm vào cặp vợ chồng đầu tiên, thì chất độc ấy sẽ truyền qua tất cả con cháu họ. Sa-tan phạm tội gian dâm thuộc linh với tổ phụ chúng ta và đưa chất độc tội lỗi gian dối này vào trong hồn của ông. Sự sống của hồn nằm trong máu. Sự sống của con người được truyền qua máu (Công. 17:26). Do đó, chất độc tội lỗi của cặp vợ chồng đầu tiên này đã truyền đến chúng ta qua máu.

Huyết của Đấng Christ không có chất độc; huyết Ngài quí báu và không hư nát. Ngài mang tội lỗi của nhiều người trên thập tự giá và chết đi, đổ hết huyết Ngài ra.Khi Ngài từ người chết sống lại, Ngài không có huyết. Sau khi phục sinh, Ngài có xương và thịt, mà không có huyết. “Ngài đã đổ hồn mình ra cho đến chết” (Ês. 53:12).Trong Đấng Christ, huyết của chúng ta đã bị đổ ra. Sa-tan không có nền tảng hành động trong chúng ta. Huyết của Đấng Christ đã hủy diệt và xử lý Sa-tan cùng với mọi sự hắn có.

(2) Sự cứu chuộc của Đấng Christ xử lý tội lỗi con người. Tội lỗi chúng ta cần sự chết của Đấng Christ. Sự chết thay của Đấng Christ đã xóa bỏ toàn bộ hồ sơ tội lỗi của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời. Sự chết đại diện của Đấng Christ, là Đầu, đã giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi của mình.

Sự chết của Đấng Christ hoàn thành hai mục tiêu của Đức Chúa Trời và giải quyết hai nan đề của Đức Chúa Trời. Đó là chiến thắng của Đấng Christ. Sự đắc thắng này đã hoàn thành. Đức Chúa Trời giữ chúng ta trên đất để duy trì chiến thắng này và rao giảng chiến thắng này cho mọi tạo vật (Côl. 1:23). Báp-têm và sự bẻ bánh của chúng ta phải trình bày chiến thắng của sự chết Đấng Christ cho các thiên sứ, ma quỉ, các dân tộc và mọi sự.

Những Mục Tiêu Của Sự Cứu Chuộc

Những mục tiêu trong sự cứu chuộc của Đấng Christ: chúng ta là dân riêng của Ngài (Tít 2:14) và là sinh tế sống (La. 12:1), để chúng ta sống cho Ngài và chết cho Ngài (La. 14:7-9), để chúng ta là đền thờ của Thánh Linh tôn vinh Đức Chúa Trời (1 Côr. 6:19-20), để chúng ta sống cho Ngài (2 Côr. 5:15), và dầu chết hay sống, Đấng Christ được tôn đại trong thân thể chúng ta, để đối với chúng ta, sống là Christ (Phil. 1:20-21).

Mục tiêu của sự cứu chuộc là cho Đấng Christ vị trí bậc nhất trong mọi sự. Để Đấng Christ có được vị trí bậc nhất trong muôn vật, trước hết Ngài phải chiếm ưu thế trong chúng ta. Chúng ta là trái đầu mùa giữa muôn vật. Trước hết chúng ta phải thuận phục Đấng Christ, rồi mọi sự mới có thể thuận phục Ngài. Thập tự giá làm cho Đức Chúa Trời có thể đạt được mục tiêu của Ngài trong chúng ta. Thập tự giá làm cho chúng ta giảm đi và Đấng Christ gia tăng. Thập tự giá sẽ tìm được chỗ cho Đấng Christ và bảo đảm Đấng Christ có vị trí bậc nhất. Đức Chúa Trời hành động qua thập tự giá, rồi đến phiên thập tự giá hành động qua hoàn cảnh để đào sâu trong chúng ta, làm cho chúng ta biết Đấng Christ và được đầy dẫy Ngài, để Đấng Christ có được vị trí bậc nhất trong chúng ta. Sự cứu chuộc của Đấng Christ đã hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời trước khi tạo lập thế giới. Kế hoạch này là cho Ngài vị trí bậc nhất trong mọi sự. Chúng ta nên quên đi những sở thích riêng của mình và chỉ quan tâm đến việc hoàn thành điều Đức Chúa Trời định trước, ấy là Đấng Christ đạt được vị trí bậc nhất trong mọi sự. Khi thấy Đấng Mê-si-a, chúng ta sẽ quăng đi bình nước của mình! Khi thấy Christ của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ quăng đi mọi sự!

(Sáng ngày 27 tháng giêng)

V. ĐẤNG CHRIST TRONG ĐỜI SỐNG VÀ KINH NGHIỆM
CỦA CƠ-ĐỐC-NHÂN

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc Nhất 
Trong Đời Sống Và Kinh Nghiệm Của Cơ-đốc-nhân

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc NhấtTrong Đời Sống Cơ-Đốc

Kinh Thánh: 2 Côr. 5:14-15; Ga. 2:20

Đời sống của Cơ-đốc-nhân là Đấng Christ (Côl. 3:4). Sự kiện Đấng Christ là sự sống và sự kiện Đấng Christ là quyền năng của chúng ta là hai điều khác nhau. Làm thế nào chúng ta có thể thánh khiết? Làm thế nào chúng ta có thể đắc thắng?

(1)   Nhiều người nghĩ rằng thánh khiết và đắc thắng có nghĩa là được giải cứu khỏi những tội lỗi nhỏ nhặt và tánh nóng nảy.

(2)   Một số nghĩ rằng thánh khiết và đắc thắng nghĩa là kiên nhẫn, khiêm nhường và nhu mì.

(3)   Một số nghĩ thánh khiết và đắc thắng nghĩa là làm cho chết bản ngã và xác thịt.

(4)   Một số nghĩ thánh khiết và đắc thắng có nghĩa là học Kinh Thánh nhiều hơn, cầu nguyện nhiều hơn, thận trọng và tin cậy Chúa ban sức mạnh cho mình.

(5)   Một vài người biết quyền năng ở nơi Chúa, xác thịt của mình đã bị đóng đinh trên thập tự giá, và bởi đức tin, chúng ta phải nhận lấy quyền năng của Chúa để đắc thắng và được thánh khiết.

Không có trường hợp nào trên đây là đúng. Trường hợp thứ năm dường như đúng, nhưng thật ra không đúng vì lý do sau:

Đấng Christ là sự sống của chúng ta. Đó là đắc thắng! Đó là thánh khiết! Đời sống đắc thắng, đời sống thánh khiết, đời sống hoàn hảo, tất cả đều là Đấng Christ. Từ đầu đến cuối, mọi sự là Đấng Christ. Ngoài Đấng Christ ra, chúng ta không có gì cả. Đấng Christ phải có vị trí bậc nhất trong mọi sự. Đời sống đắc thắng Đức Chúa Trời ban cho chúng ta không phải là một điều, chẳng hạn như sự kiên nhẫn, hay sự nhu mì, mà là Đấng Christ sống động. Đấng Christ không bao giờ sửa chữa sự sai lầm của chúng ta. Điều chúng ta thiếu không phải là sự kiên nhẫn mà là Đấng Christ sống động. Đức Chúa Trời không bao giờ xé một miếng vải từ nơi Đấng Christ để vá chỗ thủng của chúng ta. Thiếu kiên nhẫn là thiếu Đấng Christ, vì Đức Chúa Trời muốn Đấng Christ có vị trí bậc nhất trong mọi sự. Vì vậy, làm cho chết bản ngã không phải là sự thánh khiết. Sự thánh khiết là Đấng Christ. Đấng Christ phải có vị trí bậc nhất trong mọi sự.

Nếu Đức Chúa Trời làm cho chúng ta có quyền năng, thì điều đó chỉ làm cho chúng ta thành những con người có quyền năng; Đấng Christ sẽ không có vị trí bậc nhất trong chúng ta. Đấng Christ là quyền năng của tôi; ấy là Đấng Christ giữ vị trí bậc nhất trong tôi. Chúng ta không có quyền năng vì chúng ta không yếu đuối đủ. Quyền năng của Đấng Christ “được nên hoàn hảo trong sự yếu đuối”. Không phải Chúa làm cho tôi mạnh mẽ; mà Chúa là quyền năng thay thế tôi.

Ông Hudson Taylor thấy rằng “Các ngươi là nhánh”. Tác giả quyển Đời Sống Đắc Thắng thấy rằng sự đắc thắng chính là Đấng Christ. Không phải tôi lấy quyền năng từ Đấng Christ để giúp mình làm một con người; mà Đấng Christ là con người thế chỗ cho tôi. Không phải Đấng Christ ban cho tôi quyền năng để kiên nhẫn; mà Đấng Christ sống bày tỏ sự kiên nhẫn qua tôi. “Chúa ôi, con xin để cho Ngài sống qua con!” Chúng ta không đắc thắng bởi Chúa; mà Chúa đắc thắng qua chúng ta! Không phải chúng ta đắc thắng nhờ Ngài; mà là Ngài đắc thắng qua chúng ta. Bởi đức tin tôi phó thác chính mình cho Chúa và để Chúa sống bày tỏ chính Ngài qua tôi. Tôi không sống bởi Đấng Christ; mà “ấy là Đấng Christ sống trong tôi” (Ga. 2:20). Tôi sống vì sự sống của Đấng Christ và cũng vì “đức tin của Con Đức Chúa Trời” (c. 20b). Khi chúng ta tin và nhận lãnh Con Đức Chúa Trời, không những sự sống của Ngài vào trong chúng ta, mà đức tin của Ngài cũng vào trong chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể sống nhờ đức tin của Ngài.

Sự đắc thắng là Đấng Christ! Sự kiên nhẫn là Đấng Christ! Điều chúng ta cần không phải là sự kiên nhẫn, nhu mì, hay yêu thương, mà là Đấng Christ. Đấng Christ phải có vị trí bậc nhất trong mọi sự. Từ trong chúng ta, Đấng Christ sống bày tỏ ra sự kiên nhẫn, nhu mì và yêu thương. Con người chỉ đáng chết. Con người không đáng được một điều gì khác. Sau khi tạo dựng A-đam, Đức Chúa Trời có một ý muốn, và A-đam phải vâng theo ý muốn ấy. Nhưng khi Đức Chúa Trời tái tạo chúng ta, thì không phải như vậy. Ngài đặt chúng ta vào trong sự chết, và chính Đức Chúa Trời sống bày tỏ ý muốn Ngài từ trong chúng ta. Chúng ta không nên chỉ thấy Đấng Cứu Rỗi thay thế trên núi Gô-gô-tha, mà cũng cần phải thấy Chúa trong chúng ta là Đấng sống thay chúng ta. Đấng Christ là sự khôn ngoan của chúng ta. Trong quá khứ Ngài là sự công chính của chúng ta để chúng ta được cứu. Hiện nay Ngài là sự thánh hóa của chúng ta để chúng ta sống một đời sống thánh khiết. Trong tương lai Ngài là sự cứu chuộc để thân thể chúng ta được chuộc lại (1 Côr. 1:30). Ngài giữ vị trí bậc nhất trong mọi sự!

Làm thế nào chúng ta bước vào đời sống đắc thắng này? 
Chúng ta phải làm những điều sau:

1. Tuyệt Đối Không Hi Vọng Gì Nơi Bản Ngã Mình

Chúng ta phải biết bản ngã cách thấu suốt. Chúng ta phải thấy bản ngã chỉ đáng chết; bất cứ hi vọng nào nơi bản ngã cũng phải chấm dứt. Tình trạng cùng đường của chúng ta là bước khởi đầu của Đức Chúa Trời. Chúng ta không thể nhận được sự đắc thắng của Đấng Christ nếu vẫn hi vọng nơi bản ngã mình. Đấng Christ đang sống trong chúng ta, nhưng chúng ta chưa cho Ngài chỗ đứng để cai quản trên chúng ta và trị vì trong chúng ta.

2. Dâng Mình Cách Trọn Vẹn

Chúng ta phải dâng mình cách hết lòng. Nếu không thấy sự yếu đuối cùng cực của mình, chúng ta không thể chấp nhận thập tự giá và dâng mình cách trọn vẹn, cũng không trao tất cả quyền hạn của mình vào tay Chúa để Ngài làm Chúa.

3. Tin

Sau khi dâng mình chúng ta phải tin rằng Đấng Christ đang sống trong chúng ta bày tỏ Ngài ra và Ngài đã nắm quyền trên chúng ta.

Đấng Christ phải sống bày tỏ Ngài ra trong xác thịt chúng ta y như Ngài đã sống bày tỏ ra qua xác thịt được ban cho Ngài qua Ma-ri. Ngày nay Đấng Christ muốn sống bày tỏ chính Ngài ra trên đất qua xác thịt của chúng ta như Ngài đã sống trong chính xác thịt của Ngài khi Ngài còn trên đất. Đấng Christ phải sống bày tỏ Ngài ra trong đời sống chúng ta. Sự đắc thắng của chúng ta đặt nền tảng trên việc chúng ta nhường cho Đấng Christ vị trí bậc nhất trong mọi sự và để cho Ngài làm Chúa trong mọi sự của đời sống mình.

Cựu Ước cho chúng ta biết tuyển dân của Đức Chúa Trời đã sống trên đất như thế nào. Trước hết có đền tạm là trung tâm của mười hai chi phái. Về sau đền thờ là trung tâm của họ. Trung tâm của đền thờ là rương giao ước. Đền tạm, đền thờ, và rương giao ước đều tượng trưng cho Đấng Christ. Khi mối liên hệ giữa người Y-sơ-ra-ên và đền tạm hay đền thờ tốt đẹp, thì họ đắc thắng; không quốc gia nào thắng hơn họ được. Dầu kẻ thù của họ đã được huấn luyện để đánh trận còn họ thì không, nhưng họ vẫn chiến thắng mọi kẻ thù. Khi có điều gì sai trật giữa họ và đền thờ, thì họ bị bắt đem đi. Điều ấy không tùy thuộc vào việc họ có một ông vua tài năng hay không; cũng không do họ khéo léo và tài giỏi hay không, mà chỉ tùy thuộc vào việc có điều gì sai trật giữa họ với rương giao ước trong đền thờ không. Chúng ta phải để Chúa chiếm vị trí bậc nhất. Chỉ khi ấy chúng ta mới đắc thắng. Chúng ta phải quan tâm đến sự đắc thắng của Chúa rồi mới có thể đắc thắng. Khi tóc của sự phân rẽ bị cạo, thì không thể chiến thắng được. Đối với chúng ta ngày nay cũng vậy. Nếu không để Đấng Christ chiếm vị trí bậc nhất, chúng ta không thể đắc thắng. Nếu Đấng Christ không chiếm vị trí bậc nhất trong lòng chúng ta, chúng ta không thể đắc thắng.

(Sáng ngày 29 tháng giêng)

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc Nhất 
Trong Kinh Nghiệm Của Cơ-đốc-nhân

Kinh Thánh: Giăng 3:30

 

Kinh nghiệm của Cơ-đốc-nhân có hai phương diện: thứ nhất là ngọt ngào, thứ hai là đau đớn. Đức Chúa Trời làm cho chúng ta kinh nghiệm một sự sống ngọt ngào và đau khổ để Đấng Christ có thể có vị trí bậc nhất trong mọi sự.

1. Kinh Nghiệm Về Phương Diện Ngọt Ngào

a. Sự  Đáp Lời Cầu Nguyện

Chúng ta phải đạt đến mục tiêu của sự cầu nguyện là để Đấng Christ có vị trí bậc nhất trong mọi sự, rồi lời cầu nguyện mới được đáp ứng. Trước hết hãy tìm kiếm vương quốc và sự công chính của Đức Chúa Trời, rồi Ngài sẽ thêm cho chúng ta mọi điều mình cần. (Thêm không phải là ban cho mà là thêm vào một điều gì đã sẵn có; trong khi ban cho là ban cho điều gì chưa có). Cầu xin trong danh Chúa là thay mặt Chúa cầu xin Cha để Chúa được một điều gì đó. Theo nguyên tắc này, những người quan tâm đến xác thịt không có gì để cầu nguyện. Họ phải để thập tự giá cắt bỏ xác thịt trước khi trở nên những người cầu thay của Chúa, để cầu nguyện trong ý muốn Ngài thay vì cầu nguyện cho mục đích riêng của mình. Chỉ có những ai để cho Đấng Christ có vị trí bậc nhất trong mọi sự mới có thể vào trong Nơi Chí Thánh. Chúng ta nên đổi giờ cầu nguyện cho nhu cầu riêng của mình thành giờ cầu nguyện cho công việc của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sẽ lắng nghe tất cả những lời cầu nguyện chúng ta nói lên (những lời chúng ta cầu nguyện cho công việc của Đức Chúa Trời) cũng như những lời cầu nguyện chúng ta không nói ra (những lời chúng ta cầu nguyện cho việc riêng của mình). Chúng ta nên để Chúa được điều gì trước. Sau đó, Chúa sẽ cho chúng ta được điều gì đó. Phần ngọt ngào nhất của đời sống Cơ-đốc là liên tục được đáp lời cầu nguyện. Nhưng mục đích của Đức Chúa Trời trong việc đáp lời cầu nguyện của chúng ta là để Đấng Christ có được vị trí bậc nhất trong mọi sự.

b. Tăng Trưởng

Sự tăng trưởng cũng là phương diện ngọt ngào của đời sống Cơ-đốc. Chúng ta nên giống như con trẻ, nhưng không nên trẻ con. Tăng trưởng không phải là có kiến thức Kinh Thánh mà là có thêm Đấng Christ, được đầy dẫy Đấng Christ. Tăng trưởng là có ít bản ngã hơn, thậm chí không có bản ngã. Ấy là nghĩ về bản ngã ít hơn, thậm chí không nghĩ gì về bản ngã. Khiêm nhường là không nhìn vào bản ngã. Thấy chính mình là tương đối khiêm nhường; không nhìn thấy chính mình là tuyệt đối khiêm nhường. Tăng trưởng là để Đấng Christ có vị trí bậc nhất trong chúng ta. “Ngài phải gia tăng, nhưng tôi phải giảm xuống” (Gi. 3:30). Không phải chúng ta có bao nhiêu kiến thức Kinh Thánh, mà là chúng ta dâng mình bao nhiêu, chúng ta đã trao vào tay Đức Chúa Trời bao nhiêu và chúng ta để Đấng Christ có vị trí cao bao nhiêu. Sự tăng trưởng thật là để Đấng Christ được tôn đại.

c. Nhận Lãnh Ánh Sáng

Cũng có sự nhận lãnh ánh sáng từ Đức Chúa Trời, tức là khải tượng thuộc linh, đó là một phương diện ngọt ngào khác của đời sống Cơ-đốc. Khải thị là điều Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cách khách quan. Ánh sáng là khải thị Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta cách chủ quan. Khải tượng là điều chúng ta thấy khi được ánh sáng của Đức Chúa Trời soi sáng; khải tượng bao hàm ánh sáng và khải thị. Trước hết có sự soi sáng, rồi có đức tin. Để liên tục ở trong sự soi sáng, chúng ta phải để Đấng Christ liên tục chiếm vị trí bậc nhất trong mọi sự. “Vậy, nếu mắt ngươi đơn thuần, cả thân thể ngươi sẽ đầy dẫy ánh sáng” (Mat. 6:22). Không phải chúng ta không hiểu, mà là chúng ta không thể hiểu, vì mắt chúng ta không đơn thuần. “Người có lòng thuần khiết... sẽ thấy Đức Chúa Trời” (Mat. 5:8). Tấm lòng phải thuần khiết. “Nếu ai quyết tâm làm theo ý muốn Ngài, người ấy sẽ biết” (Gi. 7:17). Chỉ những ai để Đấng Christ chiếm vị trí bậc nhất mới có thể có ánh sáng.

d. Có Quyền Năng

Quyền năng cũng là phương diện ngọt ngào của đời sống Cơ-đốc. Muốn có quyền năng, chúng ta phải để Đấng Christ lên ngai. Khi Ngài gia tăng, chúng ta có quyền năng. Không có sự phân rẽ, thì không thể có quyền năng. Được phân rẽ không những là đi ra khỏi, mà còn là đi vào — để ở trong Đấng Christ. Chúng ta khác với những người khác vì chúng ta ở trong Đấng Christ và đã mặc lấy Đấng Christ. Đấng Christ là quyền năng của chúng ta.

2. Kinh Nghiệm Về Phương Diện Chịu Khổ

a. Những Nỗi Khổ Về Vật Chất

Nói chung mọi tín đồ đều có những khó khăn về tài chính. Có lẽ đó là vì những điều không đúng đắn mà họ đã làm trước đây, tức những điều bây giờ họ không thể làm nữa. Hay có lẽ ấy là do những lý do thuộc linh, Đức Chúa Trời ở phía sau hoàn cảnh, điều khiển sự việc với một mục tiêu cụ thể nào đó. Đức Chúa Trời lấy đi của cải vật chất của chúng ta để chúng ta tìm kiếm Đấng Christ, hầu Ngài có vị trí bậc nhất trong mọi sự. Không phải người giàu không thể vào vương quốc của Đức Chúa Trời, nhưng đó là một điều khó cho họ. Không phải họ không thể hầu việc Chúa, nhưng đó là một điều khó cho họ. Hãy ném báu vật mình xuống đất, thì Đức Giê-hô-va sẽ là báu vật của anh em (Gióp 22:24-25). Trong đồng hoang Đức Chúa Trời xử lý con cái Y-sơ-ra-ên bằng cách tước đoạt mọi nguồn cung ứng thực phẩm và y phục thuộc đất để họ biết sự giàu có của Đức Chúa Trời. Khi nguồn cung ứng dưới đất ngưng lại, thì nguồn cung ứng thiên thượng đến. Nguồn cung ứng vật chất trở nên khó khăn là nhằm mục đích để chúng ta tìm kiếm sao cho Đấng Christ chiếm vị trí bậc nhất trong mọi sự và học bài học đức tin. Khi khó khăn đến, chúng ta nên tin chúng đến từ Đức Chúa Trời và vui mừng. Nhưng chúng ta không nên mong khó khăn đến. Nếu như vậy, Sa-tan có thể gây thêm nan đề cho chúng ta.

b. Những Nỗi Khổ Về Tình Cảm

Lý do chúng ta mất cha mẹ, vợ, chồng, con cái, và họ hàng là vì Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhận Đấng Christ làm sự thỏa mãn của mình. Đức Chúa Trời đem họ đi để chúng ta nhận Đấng Christ làm Chúa và để cho Ngài có vị trí bậc nhất trong chúng ta. Đức Chúa Trời không có ý định xử lý chúng ta cách nghiêm khắc; Ngài chỉ có ý định cho chúng ta nhận Đấng Christ làm Chúa. Khóc lóc trước mặt Chúa quí báu hơn là vui mừng trước mặt loài người. Những gì chúng ta tìm được trong Chúa là những điều chúng ta không thể tìm được nơi cha mẹ, vợ con của mình. Cả trong sự sáng tạo và trong cách đối xử với các tín đồ, Đức Chúa Trời muốn Con Ngài có vị trí bậc nhất. Nếu chúng ta dâng Y-sác, chúng ta sẽ nhận lại Y-sác. Đức Chúa Trời không để chúng ta có điều gì ngoài Con Ngài.

c. Những Sự Đau Đớn Thân Thể

Đức Chúa Trời cho phép bịnh tật và sự yếu đuối đến trên thân thể chúng ta để chúng ta học (1) cầu nguyện vào ban đêm, (2) tỉnh thức như chim sẻ trên mái nhà, (3) biết rằng Chúa dọn giường cho mình, (4) xử lý tội, (5) yên lặng chờ đợi, (6) rờ đến viền áo Chúa, (7) biết Chúa ban lời Ngài để chữa lành chúng ta, (8) biết rằng qua bịnh tật, Đức Chúa Trời làm cho chúng ta thành những con người hữu dụng, (9) biết rằng sự thánh khiết là sự chữa lành, và (10) biết rằng quyền năng phục sinh của Chúa cất bỏ sự yếu đuối, bịnh tật, và sự chết. Qua bịnh tật, Đức Chúa Trời làm cho chúng ta học tin cậy, nhờ tin cậy và vâng lời, để Đấng Christ chiếm vị trí bậc nhất trong chúng ta.

d. Chịu Khổ Do Mất Mát Sự Tốt Lành Thiên Nhiên

Sau khi được cứu, người ta luôn luôn sử dụng những mỹ đức thiên nhiên của mình. Nhưng sau đó ít lâu, có lẽ khoảng vài năm, Chúa sẽ cất bỏ các mỹ đức thiên nhiên của họ. Điều ấy sẽ khiến họ đau khổ. Chúa tước mất những mỹ đức của chúng ta trong A-đam để chúng ta có thể thấy chính sự bại hoại của mình. Đức Chúa Trời lấy đi sự tốt lành của chúng ta để chúng ta được đầy dẫy Đấng Christ.

Đức Chúa Trời lấy đi của cải, họ hàng, sức khỏe, và sự tốt lành để chúng ta lấy Đấng Christ làm sự thỏa mãn của mình, được đầy dẫy Đấng Christ, và để cho Ngài có vị trí bậc nhất trong mọi sự.

Tất cả những gì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, dầu là một cuộc đời ngọt ngào hay khốn khổ, đều nhằm mục đích làm cho Đấng Christ trở nên Đấng chiếm chỗ cao nhất trong chúng ta.

(Sáng ngày 30 tháng giêng)

VI. ĐẤNG CHRIST TRONG CÔNG TÁC 
VÀ LỜI RAO GIẢNG CỦA CƠ-ĐỐC-NHÂN

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc Nhất 
Trong Công Tác Và Lời Rao Giảng Của Cơ-đốc-nhân

Kinh Thánh: Êph. 2:10; 1 Côr. 2:2; 2 Côr. 4:5

Sự sống và kinh nghiệm là những vấn đề thuộc bề trong, trong khi công tác và lời rao giảng là những vấn đề thuộc về bề ngoài. Dầu bề trong hay bề ngoài, chúng ta phải để Đấng Christ có vị trí bậc nhất trong mọi sự.

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc Nhất 
Trong Công Tác Của Cơ-đốc-nhân

Đấng Christ phải có vị trí bậc nhất trong công tác của chúng ta. “Các việc tốt lành... để chúng ta bước đi trong các việc ấy” (Êph. 2:10). “Các việc tốt lành” chính là Đấng Christ. Mục tiêu công tác của Đức Chúa Trời là Đấng Christ, và chúng ta nên bước đi trong công tác ấy. Tất cả tín đồ, dầu làm nghề gì, đều đang làm công việc của Đức Chúa Trời và nên bước đi trong việc lành của Ngài. Hầu việc Đức Chúa Trời và công tác cho Đức Chúa Trời là hai điều rất khác nhau. Nhiều người công tác cho Đức Chúa Trời nhưng không hầu việc Ngài. Một công tác có trung tín hay không tùy thuộc vào ý định, động cơ, mục đích và mục tiêu [của công tác ấy] có vì Đấng Christ hay không. Làm công tác của Đức Chúa Trời dầu có chịu khổ, nhưng cũng có niềm vui; dầu có khó khăn, nhưng cũng có sự an ủi. Công tác của Đức Chúa Trời cũng có sự lôi cuốn. Chúng ta thường làm việc vì mình thích làm, chứ không phải vì Đấng Christ. Nhiều lúc người ta chạy đây đó làm việc để tìm danh vọng cho mình. Họ làm việc, nhưng không hầu việc Đức Chúa Trời. Từ đời đời đến đời đời, công việc của Đức Chúa Trời luôn luôn nhằm mục đích là để Con Ngài có vị trí bậc nhất trong mọi sự. Vì vậy, công tác của chúng ta cũng phải vì Đấng Christ. Nếu Đức Chúa Trời không luyện sạch ý định và động cơ của chúng ta, thì chúng ta không thể nhận được phước của Ngài. Chúng ta không làm việc vì tội nhân, nhưng vì Đấng Christ. Công tác của chúng ta thành công bao nhiêu tùy thuộc vào công tác ấy có Đấng Christ nhiều bao nhiêu.Chúng ta phải để cho Thánh Linh biện biệt ý định của mình ngay từ đầu, để xem công tác ấy thuộc về linh hay thuộc về hồn, và xem công tác ấy thuộc về bên này hay bênkia. Công tác chúng ta không được vì sự gia tăng của chính mình, vì nhóm mình, hay vì bài giảng của mình; trái lại, chúng ta phải làm việc cho Đấng Christ. Một khi Đức Chúa Trời được điều gì, chúng ta nên vui mừng. Khi thấy Đức Chúa Trời có được điều gì, dầu không phải do tay mình, chúng ta nên vui mừng về điều đó. Chúng ta không cứu bài giảng của mình, nhưng cứu tội nhân; chúng ta không ở đây để làm vừa lòng mình, nhưng vừa lòng Đấng Christ. Khi mọi sự đi theo đường hướng của chúng ta và chúng ta có được điều gì, thì có nghĩa là Đấng Christ không được gì cả và không có gì theo đường lối Ngài. Nếu chúng ta lấy sự thành đạt của Đức Chúa Trời làm sự thỏa mãn của mình, chúng ta sẽ không kiêu ngạo hay ganh tị. Nhiều lần chúng ta tìm vinh quang của Đức Chúa Trời và vinh quang của mình. Đức Chúa Trời cứu người ta cho Đấng Christ, không phải cho chúng ta. Phao-lô trồng, A-bô-lô tưới. Công tác không hoàn thành do một người, kẻo có ai sẽ nói: “Tôi thuộc về Phao-lô” hay “Tôi thuộc về A-bô-lô”. Mọi sự liên quan đến công tác đều vì Đấng Christ, không phải vì người hầu việc Chúa. Chúng ta là những ổ bánh trong tay Chúa. Khi người ta ăn bánh, họ cảm tạ Đấng ban bánh cho họ, chứ họ không cảm ơn những ổ bánh, là chúng ta. Từ đầu đến cuối, công tác đều vì Đấng Christ, không phải vì chúng ta. Chúng ta nên thỏa lòng với công tác Chúa phân định cho mình và thỏa lòng với vị trí Chúa sắp đặt cho mình. Chúng ta không nên “ở trong giới hạn của người khác” (2 Côr. 10:16).Chúng ta rất thích lìa khỏi chỗ của mình để dẫm chân lên chỗ của người khác. Vấn đề không phải là chúng ta có thể làm điều đó hay biết cách làm điều đó, mà là Đức Chúa Trời có truyền bảo [chúng ta làm] điều đó hay không. Các chị em nên đứng trong vị trí của các chị em (1 Côr. 14:34-35). Các chị em không nên làm giáo sư, đưa ra những phán quyết về lời Đức Chúa Trời (1 Ti. 2:12). Trong mọi công tác, chúng ta phải để Đấng Christ có vị trí bậc nhất.

Đấng Christ Có Vị Trí Bậc Nhất 
Trong Lời Rao Giảng Của Cơ-đốc-nhân

Đấng Christ cũng phải có vị trí bậc nhất trong sự giảng dạy của chúng ta. Chúng ta “rao giảng... Christ Giê-su là Chúa” (2 Côr. 4:5). “Vì ở giữa anh em tôi quyết định không biết gì khác ngoài Giê-su Christ, và Giê-su Christ bị đóng đinh” (1 Côr. 2:2). Đấng Christ là trung tâm kế hoạch và trọng tâm mục tiêu của Đức Chúa Trời. Thập tự giá là trung tâm của công tác Đức Chúa Trời. Công tác của thập tự giá là hoàn thành mục tiêu của Đức Chúa Trời. Thập tự giá hành động để kết liễu mọi điều ra từ xác thịt để Đấng Christ có được vị trí bậc nhất. Lời rao giảng chính yếu của chúng ta không phải là về các thời đại, các lời tiên tri, các biểu tượng, vương quốc, báp-têm, từ bỏ các giáo phái, nói các thứ tiếng, giữ ngày Sa-bát hay sự thánh khiết v.v.. Sứ điệp chính của chúng ta phải là Đấng Christ. Vì vậy, chúng ta cần phải lấy Ngài làm trọng tâm.

Sau khi một người được cứu, chúng ta nên giúp người ấy dâng mình làm nô lệ của Đấng Christ, để người ấy nhận Đấng Christ làm Chúa của mình trong mọi sự.

Mọi lẽ thật của Kinh Thánh liên hệ với nhau như một cái bánh xe với những căm xe và cái trục, với Đấng Christ là trung tâm. Chúng ta không bỏ qua các lẽ thật ở ngoài trọng tâm, nhưng cần nối kết những lẽ thật ấy với trọng tâm. Chúng ta cần biết hai điều về tất cả các lẽ thật: (1) chúng ta cần biết về lẽ thật ấy, và (2) chúng ta cần biết lẽ thật ấy liên hệ như thế nào với trọng tâm. Chúng ta nên chú ý đến trọng tâm. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta không nói về các lẽ thật khác. Phao-lô nói: “Tôi giữa anh em quyết định không biết điều gì khác ngoài Giê-su Christ, và Giê-su Christ bị đóng đinh” (1 Côr. 2:2). Về sau ông cũng nói: “Nhưng chúng tôi rao giảng sự khôn ngoan giữa những người trưởng thành” (2:6). Chỉ sau khi một người đã dâng mình và tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa chúng ta mới có thể nói với người ấy những lẽ thật về sự xây dựng. Trong công tác mình, chúng ta nên liên tục kéo người ta trở về trọng tâm để họ thấy “Đấng Christ là Chúa”. Chúng ta không thể làm điều này cách khách quan. Chính chúng ta trước hết phải được Đức Chúa Trời phá vỡ và để Đấng Christ có vị trí bậc nhất trong mình, rồi mới có thể hướng dẫn người khác tiếp nhận Đấng Christ làm Chúa, để Đấng Christ có vị trí bậc nhất trong họ. Chúng ta phải sống bày tỏ một đời sống để Đấng Christ có vị trí bậc nhất rồi mới có thể làmlan tràn sứ điệp này. Sứ điệp của chúng ta chính là con người chúng ta. Chúng ta phải để cho Đấng Christ chiếm vị trí bậc nhất trong những điều nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày, rồi mới có thể rao giảng sứ điệp Đấng Christ là trung tâm điểm. Tôi chỉ ao ước mỗi người trong chúng ta để Chúa Giê-su ngự trên ngai! Nếu ý muốn của Đức Chúa Trời được thực hiện thì dầu tôi phải ở trong tro bụi nào có quan hệ gì? Tiếng khen “tốt lắm” của Chúa vượt trổi mọi lời ca ngợi của thế gian. Gương mặt thiên thượng mỉm cười trổi hơn mọi gương mặt giận dữ dưới đất. Sự an ủi từ trời trổi hơn nước mắt dưới đất. Ma-na giấu kín được vui hưởng trong cõi đời đời. Nguyện Chúa ban phước cho lời Ngài để Ngài có thể chiếm được chúng ta và những người khác nữa.

(Sáng ngày 31 tháng giêng năm 1931)

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2