"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6854901
Đang truy cập:107

SỰ CẦU NGUYỆN BÀY TỎ Ý CHỈ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Kinh-thánh: Math. 6:9-13
CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?
Kinh-thánh cho chúng ta thấy cầu nguyện là gì. Thứ nhất,
Đức Chúa Trời có một nhu cầu; Ngài có một mục đích. Thứ hai,
bởi Thánh Linh Ngài đặt mục đích ấy bên trong con người để con
người cũng cảm thấy nhu cầu ấy. Thứ ba, con người đáp ứng bằng
cách nói lên mục đích ấy với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện.
Thứ tư, Đức Chúa Trời thi hành công việc của Ngài và hoàn
thành mục đích ấy. Đó là ý nghĩa của sự cầu nguyện.
Chúng ta hãy đọc một vài phân đoạn. Ma-thi-ơ 9:36- 10:1
chép: "Khi Ngài thấy các đám đông thì động lòng thương, vì họ
bị hà hiếp, và tản lạc bơ vơ như chiên không người chăn. Ngài
nói cùng các môn đồ mình: Mùa gặt thật lớn, nhưng thợ gặt thì
ít; vậy, hãy cầu xin Chúa mùa gặt để Ngài tung thợ gặt vào
mùa gặt của Ngài. Ngài gọi mười hai môn đồ đến, ban cho họ
uy quyền trên các uế linh để đuổi chúng ra và chữa lành mọi
thứ bệnh tật, đau yếu". Theo phân đoạn này, (1) Đức Chúa Trời
động lòng thương xót để cứu, (2) Ngài muốn con người cầu
nguyện, (3) con người cầu nguyện, và (4) Đức Chúa Trời sai con
người công tác và cứu rỗi.
Ê-xê-chi-ên 36:37 chép: "Vậy, Chúa [là] Đức Chúa Trời
phán: Tuy nhiên Ta sẽ được nhà Y-sơ-ra-ên cầu hỏi để Ta làm
điều này cho họ: Ta sẽ gia tăng cho họ nhiều người nam như
một bầy chiên". Theo câu này, (1) Đức Chúa Trời sẽ gia tăng
người nam trong Y-sơ-ra-ên, (2) Đức Chúa Trời muốn con người
cầu nguyện cho vấn đề ấy, (3) con người cầu nguyện cho vấn đề
ấy, và (4) Đức Chúa Trời hoàn thành điều đó.
Ê-sai 62:6-7 chép: "Hỡi Giê-ru-sa-lem, Ta đã đặt những
người canh trên tường thành ngươi; cả ngày và đêm chúng nó
sẽ không bao giờ im lặng. Hỡi các ngươi là người nhắc nhở Đức
Giê-hô-va, đừng câm lặng. Đừng để Ngài an nghỉ cho đến khi
Ngài đã lập Giê-ru-sa-lem làm sự ngợi khen trên đất!" Theo
các câu này, (1) Đức Chúa Trời muốn Giê-ru-sa-lem trở nên sự
ngợi khen trên đất, (2) Ngài chỉ định những người canh, (3)
những người canh cầu nguyện, và (4) Đức Chúa Trời thực hiện
sự mong muốn của họ.
Từ những phân đoạn này, chúng ta nhận thấy rằng mọi lời
cầu nguyện thích đáng đều phát xuất từ lòng Đức Chúa Trời và
bày tỏ nỗi khao khát của Đức Chúa Trời. Sự cầu nguyện ngụ ý
Đức Chúa Trời có một nỗi khao khát. Ngài muốn thực hiện nỗi
khao khát ấy, nhưng không muốn trực tiếp làm điều đó; Ngài
muốn con người hợp tác với Ngài trên đất. Vì lý do ấy, Ngài
bày tỏ nỗi khao khát của Ngài cho con người và truyền con
người cầu nguyện. Chỉ sau khi con người cầu nguyện, Ngài mới
thực hiện ý chỉ của Ngài. Đó là ý nghĩa của sự cầu nguyện.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA MA-THI-Ơ 6:9-13
Lời cầu nguyện Chúa dạy các môn đồ trong Ma-thi-ơ chương
6 chạm đến ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ý chỉ đời đời của Đức
Chúa Trời được bày tỏ qua lời cầu nguyện ấy. Từ lời cầu nguyện
ấy, chúng ta có thể nhận thấy lòng mong muốn của Đức Chúa
Trời. Chúng ta cũng có thể nhận thấy điều Ngài muốn hoàn
thành và phương cách điều ấy được hoàn thành.
CÁC PHẦN TRONG MA-THI-Ơ 6:9-13
Chúng ta có thể chia Ma-thi-ơ 6:9-13 thành ba phân đoạn.
Từ câu 9 đến 10 tạo nên phân đoạn thứ nhất. Câu 11 đến cuối
phần đầu tiên của câu 13 tạo nên phân đoạn thứ hai. Phần thứ
hai của câu 13 đến cuối câu tạo nên phân đoạn thứ ba. Phân
đoạn thứ nhất liên hệ đến Đức Chúa Trời, phân đoạn thứ hai
liên hệ đến con người, và phân đoạn thứ ba lại liên hệ đến Đức
Chúa Trời và chỉ ra nền tảng chủ yếu.
LUẬN GIẢI VỀ MA-THI-Ơ 6:9-13
Phần Thứ Nhất
Câu 9 nói: "Lạy Cha chúng tôi ở trên các từng trời". "Chúng
tôi" cho thấy một điều gì đó tập thể. Trong lời cầu nguyện ấy,
những chữ chúng tôi, của chúng tôi được dùng chín lần. Dầu
một người dâng lên lời cầu nguyện này một mình trong "phòng
riêng" (c. 6), nhưng sắc thái lời ấy không phải là của cá nhân
mà là của tập thể. "Ở trên các từng trời" bày tỏ lời cầu nguyện
của chúng ta phải đến Nơi Chí Thánh (Hê 10:19). Để lời cầu
nguyện của chúng ta đến Nơi Chí Thánh, chúng ta không thể
tin cậy vào những cảm giác của mình; chúng ta phải tin cậy
vào huyết quí báu của Chúa Giê-su. Hơn nữa, chúng ta phải đến
với Cha trong đức tin (c. 22). "Cha" biểu thị rằng chúng ta có
một mối liên hệ sự sống với Đức Chúa Trời. Chúng ta cầu
nguyện như vậy vì chúng ta đứng trên địa vị những người con.
Chỉ khi nào đứng trên một vị thế như vậy thì chúng ta mới
thực hiện được lòng mong muốn của Đức Chúa Trời.
"Danh Cha Được Tôn Thánh"
Sau điều ấy là ba điều chúng ta phải cầu xin: "Danh Cha được
tôn thánh", "Vương quốc Cha được đến", "Ý Cha được nên ở đất
như trời". Trước hết chúng ta cầu xin "Danh Cha được tôn
thánh". Trong Kinh-thánh, các chữ tôn thánh (thánh hóa),
thánh khiết và biệt riêng đều là cùng một chữ trong tiếng
Hi-lạp. Điều này có nghĩa là biệt riêng một người hay một vật
cho Đức Chúa Trời. Dầu chúng ta tự biệt riêng hay được một
người nào đó biệt riêng ra, biệt riêng có nghĩa là được thánh
hóa.
Đối với sự thánh hóa của chúng ta có hai phương diện.
Phương diện thứ nhất là về mặt vị trí và khách quan. Ví dụ,
người ta có thể được thánh hóa:
(1) A-rôn và các con trai của ông. Xuất Ê-díp-tô Ký 28:41
chép: "Hãy xức dầu cho họ, dâng hiến và biệt riêng họ ra
thánh, để họ có thể phụng sự Ta trong chức vụ của thầy tế lễ".
Tại đây chúng ta có sự biệt riêng ra thánh của A-rôn và các con
trai ông.
(2) Con trưởng. Xuất Ê-díp-tô Ký 13:2 chép: "Giữa vòng dân
Y-sơ-ra-ên cả người lẫn vật, hãy biệt riêng ra thánh cho Ta bất
cứ con đầu lòng nào: nó thuộc về Ta". Tại đây chúng ta có sự
biệt riêng ra thánh con đầu lòng của dân Y-sơ-ra-ên.
(3) Các thánh đồ. Công-vụ 9:13 chép: "Thưa Chúa, tôi có
nghe nhiều người nói người đàn ông này đã làm biết bao điều
tàn ác cho các thánh đồ của Ngài tại Giê-ru-sa-lem". Từ ngữ
"các thánh đồ" cho thấy các môn đồ được thánh hóa.
(4) Vợ, chồng và con cái. 1 Cô-rin-tô 7:14 chép: "Vì chồng
chưa tin được thánh hóa bởi vợ mình, và vợ chưa tin được
thánh hóa bởi người anh em; nếu không thì con cái anh em
không tinh sạch, nhưng bây giờ chúng đều thánh khiết". Tại
đây vợ chồng được thánh hóa.
Kinh-thánh cũng đề cập đến những vật được thánh hóa.
(1) Thức ăn. Lê-vi Ký 21:8 chép: "Vậy, ngươi hãy biệt người
ra thánh, vì người dâng thực vật của Đức Chúa Trời ngươi".
(2) Mọi tạo vật của Đức Chúa Trời. 1 Ti-mô-thê 4:5 chép: "Vì
vật ấy [mọi tạo vật của Đức Chúa Trời] được thánh hóa nhờ lời
của Đức Chúa Trời và sự cầu thay". Những câu trước cho chúng
ta thấy rằng cả thực phẩm lẫn mọi tạo vật của Đức Chúa Trời
đều có thể được thánh hóa.
Hơn nữa, Kinh-thánh cũng đề cập đến những nơi chốn được
thánh hóa.
(1) Giê-ru-sa-lem. Ma-thi-ơ chương 4:5 dùng nhóm chữ thành
thánh, cho thấy Giê-ru-sa-lem được thánh hóa.
(2) Đền thờ. Ma-thi-ơ 23:17 chỉ về đền thờ được thánh hóa.
(3) Bàn thờ. Ma-thi-ơ 23:17 và 19 chép: "Đền thờ thánh hóa
vàng... bàn thờ thánh hóa lễ vật". Ở đây trước hết nói đến đền
thờ và bàn thờ được thánh hóa, rồi mới nói đến vàng và lễ vật
được thánh hóa nhờ sự thánh hóa của đền thờ và bàn thờ.
Phương diện thứ hai về sự thánh hóa có tính cách kinh
nghiệm và chủ quan. Đó là tôn thánh danh Đức Chúa Trời qua
đời sống của mình.
(1) Chúa Giê-su. Ma-thi-ơ 4:10 chép: "Giê-su nói cùng hắn:
Hỡi Sa-tan, hãy đi đi! Vì có chép rằng: "Ngươi hãy thờ phượng
Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài
mà thôi". Danh Đức Chúa Trời được tôn thánh trước mặt
Sa-tan qua Chúa Giê-su.
(2) Ê-nót. Sáng-thế Ký 4:26 chép: "Sết cũng sanh được một
trai, đặt tên là Ê-nót. Từ đó, người ta bắt đầu kêu cầu danh
Chúa". Danh Đức Chúa Trời được tôn thánh trước mặt người ta
qua Ê-nót.
(3) Áp-ra-ham. Sáng-thế Ký 14:22 chép: "Và Áp-ram nói với
vua Sô-đôm rằng tôi giơ tay lên trước mặt Chúa, Đức Chúa Trời
chí cao, Đấng sở hữu trời và đất". Danh Đức Chúa Trời được
tôn thánh trước mặt vua Sô-đôm qua Áp-ra-ham. Ông gọi Đức
Chúa Trời là Đức Chúa Trời chí cao.
Sáng-thế Ký 21:32-33 chép rằng: "Vậy, hai người lập một giao
ước tại Bê-e-Sê-ba, rồi, vua A-bi-mê-léc cùng quan tổng binh
Phi-côn đứng dậy, trở về xứ Phi-li-tin. Áp-ra-ham trồng một cây
me tại Bê-e-Sê-ba và tại đó người kêu cầu danh Chúa, là Đức
Chúa Trời hằng hữu". Trong câu 33, danh Đức Chúa Trời lại được
tôn thánh qua Áp-ra-ham. Ông gọi Đức Chúa Trời là Đức Chúa
Trời hằng hữu.
(4) Y-sác. Sáng-thế Ký 26:28 chép: "Và họ (A-bi-mê-léc, bạn
ông là A-hu-sát và Phi-côn là quan tổng binh) đáp rằng: Chúng
tôi đã thấy rõ ràng Chúa phù hộ ông, nên nói với nhau rằng:
Phải có một lời thề giữa chúng tôi và ngay cả giữa chúng tôi và
ông, để chúng ta kết giao ước với ông". Danh Đức Chúa Trời
được tôn thánh trước mặt A-bi-mê-léc qua Y-sác.
(5) Gia-cốp. Sáng-thế Ký 30:27 nói: "La-ban đáp rằng: Nếu
cậu tìm được ơn trong mắt cháu, hãy nán lại: vì qua kinh
nghiệm cậu học biết rằng Chúa đã ban phước cho cậu vì cớ
cháu". Danh Đức Chúa Trời được tôn thánh trước mặt La-ban
qua Gia-cốp.
(6) Giô-sép. Sáng-thế Ký 39:9 chép: "Trong nhà này không
ai lớn hơn tôi, và ông chủ (Phô-ti-pha) cũng không giữ điều gì
lại [không cho] tôi, trừ ra một mình bà, vì bà là vợ của chủ tôi.
Thế nào tôi có thể làm điều gian ác lớn lao ấy, mà phạm tội
nghịch cùng Đức Chúa Trời sao?" Danh Đức Chúa Trời được tôn
thánh trước mặt Phô-ti-pha qua Giô-sép.
(7) Đa-vít. 1 Sa-mu-ên 17:46 chép: "Ngày nay Chúa sẽ phó
ngươi vào tay ta, ta sẽ giết ngươi, chặt đầu ngươi, và ngày nay
ta sẽ ban thây của đạo binh Phi-li-tin cho chim trời và dã thú
của đất để khắp thế gian có thể biết rằng có một Đức Chúa
Trời trong Y-sơ-ra-ên". Danh Đức Chúa Trời được tôn thánh
trước mặt Gô-li-át qua Đa-vít.
(8) Sam-sôn. Các Quan Xét 16:28 chép: "Và Sam-sôn kêu cầu
Đức Giê-hô-va, và nói rằng: Chúa Giê-hô-va ôi! Xin nhớ đến
tôi. Tôi cầu nguyện [với Ngài]! Xin ban sức lực cho tôi chỉ một
lần này mà thôi, để tôi trả thù dân Phi-li-tin về việc móc hai
con mắt tôi". Danh Đức Chúa Trời được tôn thánh trước mặt
dân Phi-li-tin qua Sam-sôn.
(9) Ê-li. Trong 1 Các Vua 18:37, Ê-li nói: "Chúa ôi, xin nghe
tôi, xin nghe tôi, để dân này có thể biết rằng Chúa là Đức
Chúa Trời, và Ngài xoay lòng họ trở lại". Danh Đức Chúa Trời
được tôn thánh trước mặt các thầy tế lễ của Ba-anh qua Ê-li.
(10) Phao-lô. Trong Công-vụ 27:22-23, Phao-lô đứng lên nói
rằng: "Bây giờ tôi khuyên các ông hãy vui lên; giữa vòng các
ông sẽ không tổn thất nhân mạng nào cả, chỉ mất chiếc thuyền
thôi. Vì chính đêm nay một thiên sứ của Đức Chúa Trời, là
Đấng mà tôi thuộc về và phụng sự, đã đứng bên tôi". Danh
Chúa qua Phao-lô được tôn thánh trước mặt những người đồng
hành với Phao-lô.
Vậy nên, tôn thánh danh Đức Chúa Trời là làm cho người
nghe biết danh Đức Chúa Trời phân biệt với mọi danh khác
không phải là Đức Chúa Trời, như ma quỉ (Giăng 8:44), bụng
(Phil. 3:19) và các hình tượng (Ê-sai 36:19). Tôn thánh danh
Đức Chúa Trời là làm cho danh Ngài khác biệt mỗi khi danh
ấy được nhắc đến.
"Vương Quốc Cha Được Đến"
Mục tiêu của Đức Chúa Trời là cai trị vũ trụ. Nỗi ao ước của
Ngài là có một vương quốc. "Vương quốc Cha được đến" cho
thấy mục tiêu và sự mong muốn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa
Trời muốn nhìn thấy vương quốc Ngài mau đến. Một khi vương
quốc Ngài đến thì Sa-tan sẽ bị lật đổ (Math. 12:28). Trong thời
đại vương quốc, những người đắc thắng sẽ dự phần trong vinh
quang của Đấng Christ, và Sa-tan sẽ bị quăng vào vực thẳm và
chịu nhục nhã. Đó là mục tiêu và sự mong muốn của Đức Chúa
Trời. Đức Chúa Trời muốn con người cầu nguyện phù hợp với
mục tiêu và và sự mong muốn ấy. Chúa muốn con người cầu
nguyện để vương quốc Đức Chúa Trời đến trên đất, điều ấy có
nghĩa là quyền cai trị của Đức Chúa Trời đến trên đất và Đức
Chúa Trời có được vương quốc của Ngài trên đất.
"Ý Cha Được Nên Ở Đất Như Trời"
Ý chỉ của Đức Chúa Trời không bao giờ bị cản trở ở trên
trời. Ý chỉ của Ngài bị ngăn trở thi hành ở trên đất vì đất đã bị
Sa-tan làm cho hư hoại. Đất đã bị kẻ thù của Đức Chúa Trời
tiếm đoạt. Tuy nhiên, khi vương quốc đến, đất sẽ được hoàn
toàn phục hồi, và ý chỉ cùng sự mong muốn của Đức Chúa Trời
sẽ được thi hành ở dưới đất như ở trên trời. Sa-tan sẽ bị cột
trói lại trong vực thẳm (Khải 20:3; so sánh với Lu 8:31, Đa
10:13) và sẽ không còn có thể cản trở ý chỉ của Đức Chúa Trời
nữa. Ngày nay, Chúa muốn con người cầu nguyện cho điều này
và làm cho ý chỉ của Ngài mau hiển lộ.
Phần Hai
Khi một người đứng về phía Đức Chúa Trời để chiến đấu vì
danh Ngài, vương quốc Ngài và ý chỉ Ngài, thì kẻ thù sẽ liên
tục tấn công người ấy. Những ai sẵn sàng chống cự vì danh Đức
Chúa Trời đều sẽ ở dưới sự tấn công của kẻ thù. Đó là lý do tại
sao cần được bảo vệ. Nếu không có sự bảo vệ từ Đức Chúa Trời,
chúng ta sẽ thất bại. Đức Chúa Trời bảo vệ chúng ta trong bốn
lãnh vực.
Thức Ăn
"Xin cho chúng tôi hôm nay thức ăn hằng ngày". Nếu không
có thức ăn, con người không thể tồn tại, và không thể sống cho
ý chỉ của Đức Chúa Trời. Con người không thể nhường chỗ cho
kẻ thù qua vấn đề thức ăn. Câu ấy nói: "Chúng tôi... thức ăn
hằng ngày". Một cá nhân có thể không thiếu gì cả, nhưng Đức
Chúa Trời muốn "chúng tôi" tập thể không thiếu thốn.
Tha Nợ
"Tha nợ chúng tôi, như chúng tôi cũng tha người mắc nợ
chúng tôi". Ở đây, nợ không trực tiếp chỉ về những xúc phạm
chúng ta gây ra cho những người khác. Tội lỗi chúng ta được
tha thứ nhờ huyết Chúa, nhưng nợ chúng ta được tha nhờ
chúng ta tha người mắc nợ mình.
Đừng Đem Vào Sự Cám Dỗ
"Đừng đem chúng tôi vào sự cám dỗ". Chúng ta không nên
chờ đợi cám dỗ, mà cần phải cầu xin Đức Chúa Trời đừng đem
chúng ta vào sự cám dỗ.
Cứu Khỏi Kẻ Ác
"Cứu chúng tôi khỏi kẻ ác". Đây là một lời cầu nguyện đối
kháng để đối phó với Sa-tan.
Phần Ba
"Vì vương quốc, quyền năng, vinh hiển đều thuộc về Cha
mãi mãi. A-men". Phần này đề cập đến ba điều thuộc về Chúa:
vương quốc, quyền năng và vinh hiển. Cả ba điều đều thuộc về
Đức Chúa Trời mãi mãi. Sau cùng, Sa-tan sẽ bị cất đi. Chữ
"mãi mãi" cho thấy Sa-tan không bao giờ có thể thắng thế.
"A-men" có nghĩa là "vâng", cũng giống như ký tên; mọi sự đều
đã được định đoạt.
ĐỨC CHÚA TRỜI CẦN LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CON NGƯỜI
Lời Đức Chúa Trời nhiều lần cho chúng ta thấy rằng Ngài
muốn con người cầu nguyện. Ê-sai 45:11 chép: "Đức Giê-hô-va,
Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, tức là Đấng đã làm ra Y-sơ-ra-ên,
phán như vầy: Hãy hỏi Ta về những điều sẽ đến liên quan tới
các con trai Ta, hãy ra lệnh cho Ta về việc làm của tay Ta".
Giê-rê-mi 29:12 nói: "Lúc ấy các ngươi sẽ kêu cầu cùng Ta, sẽ
đi và cầu nguyện Ta, và Ta sẽ nghe các ngươi".
Nhiều người không muốn cầu nguyện. Thậm chí Đức Chúa
Trời cũng tự hỏi tại sao người ta không cầu thay. Ê-sai 59:16
chép: "Ngài thấy không có người, chẳng ai cầu thay, thì kinh
sợ. Vậy, cánh tay Ngài đem sự cứu rỗi đến cho Ngài; và sự công
chính Ngài nâng đỡ Ngài".

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2