"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870263
Đang truy cập:215

Gia Tể của Đức Chúa Trời 17, 18

amoxicillin 500 for uti

buy amoxicillin for fish adamsescapades.com amoxil dosage

benadryl and pregnancy first trimester

benadryl pregnancy second trimester foxvision.dk

viagra weed erowid

viagra and weed

 CHƯƠNG MƯỜI BẢY

SỰ TƯƠNG GIAO VÀ CẢM NHẬN
CỦA SỰ SỐNG


“Luận đến lời của sự sống, là điều đã có từ ban đầu, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm, và tay chúng tôi đã rờ (sự sống ấy đã được tỏ ra, chúng tôi đã thấy và làm chứng cho, cũng truyền cho anh em sự sống ấy, tức là sự sống đời đời vốn ở cùng Cha và đã được tỏ ra cho chúng tôi rồi); chúng tôi đem điều đã thấy đã nghe mà truyền cho anh em, hầu cho anh em cũng được tương giao với chúng tôi. Thật, chúng tôi vẫn được tương giao với Cha và với Con Ngài là Jesus Christ. Chúng tôi viết những điều này hầu cho sự vui mừng của anh em được đầy đủ. Nầy là sứ mạng mà chúng tôi đã nghe nơi Ngài và truyền lại cho anh em rằng Đức Chúa Trời là sự sáng, trong Ngài chẳng có sự tối tăm chút nào. Ví bằng chúng ta nói mình được tương giao với Ngài, mà còn ăn ở trong sự tối tăm, thì chúng ta nói dối, không làm theo lẽ thật. Nhưng nếu chúng ta ăn ở trong sự sáng, như Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta tương giao với nhau và huyết của Chúa Jesus Con Ngài làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Gi. 1:1-7).

Trong phân đoạn Kinh Thánh ngắn ngủi này, trước hết có sự sống đời đời. Từ sự sống đời đời này, có sự tương giao thần thượng, và sự tương giao thần thượng này đem đến sự sáng là chính Đức Chúa Trời. Vì thế, ở đây có sự sống, sự tương giao và sự sáng.

La Mã 8:6 cho chúng ta biết: “Đặt tâm trí vào xác thịt là sự chết, còn đặt tâm trí vào linh là sự sống và bình an” (dịch từ bản Anh Ngữ R.S.V). Câu này nói về sự chết, sự sống và sự bình an. Chúng ta phải ý thức rằng sự chết, sự sống hay sự bình an, như được đề cập ở đây là điều chúng ta có thể cảm nhận sâu xa từ bên trong.Nếu không, làm sao chúng ta biết được mình đang có sự chết, hay đang có sự sống và bình an? Chúng ta biết mình có sự chết hay sự sống và bình an là do cảm nhận bên trong. Chữ “cảm nhận” không xuất hiện trong câu Kinh Thánh trên nhưng rõ ràng khi đặt tâm trí vào xác thịt, nhờ cảm nhận ấy, chúng ta biết thế nào là sự chết và, trái lại, khi đặt tâm trí vào linh, chúng ta biết thế nào là sự sống và bình an cũng do cảm nhận này. Như thế, câu Kinh Thánh này nói đến cảm nhận bên trong về sự sống.Câu này có vẻ không liên hệ gì đến thư Giăng thứ nhất nhưng trong thực tại của linh, nó liên hệ rất sâu xa đến chương này. Trong thư Giăng thứ nhất có sự tương giao của sự sống và trong La Mã 8:6 có sự cảm nhận của sự sống.

Trong chương cuối cùng, chúng ta thấy luật sự sống và sự xức dầu được bao hàm trong sự sống phục sinh phong phú. Chúng ta cũng có chính Đức Chúa Trời, có sự sống thần thượng, tức là Đấng Christ ở trong Linh và có bản chất thần thượng là sự giàu có, phong phú của chúng ta. Đây là năm điều chính yếu của sự sống phục sinh phong phú. Là những con người thuộc cõi sáng tạo mới, chúng ta có địa vị và trọn quyền vui hưởng những điều ấy. Dựa trên nền tảng của sự sáng tạo mới, chúng ta kinh nghiệm được sự phục sinh, bao gồm Đức Chúa Trời là phần của chúng ta, Đấng Christ là sự sống của chúng ta, bản chất thần thượng, luật sự sống và sự xức dầu bên trong. Những điều này phong phú biết bao! Hằng ngày chúng ta vui hưởng năm điều này trong sự sống phục sinh phong phú, dầu chúng ta có ý thức được hay không.Ngay cả khi chỉ là những trẻ sơ sinh trong Chúa, chúng ta cũng được hưởng và sống mỗi ngày nhờ sự phong phú này.

SỰ TƯƠNG GIAO CỦA SỰ SỐNG

 

Ngoài sự phong phú của chính Đức Chúa Trời, sự sống thần thượng, bản chất thần thượng, luật sự sống và sự xức dầu bên trong, còn có hai điều khác nữa là sự tương giao của sự sống và cảm nhận của sự sống. Những điều này phát sinh từ sự sống phục sinh phong phú. Sự sống đời đời đem đến sự tương giao thần thượng. Khi có Đấng Christ là sự sống ở trong Linh, chúng ta tương giao được với sự sống này. Sự tương giao trong sự sống giống như sự lưu thông, tuần hoàn của máu trong thân thể chúng ta. Máu là sự sống trong thân thể chúng ta. Không có máu, thân thể chúng ta không có sự sống bởi vì sự sống ở trong máu. Máu luân lưu trong thân thể, bởi sự luân lưu này, tất cả những yếu tố độc hại được thải ra khỏi thân thể, và các chất bổ được truyền đến mọi bộ phận của thân. Hằng ngày, dòng máu thải cặn bã ra và cung cấp chất bổ cho các bộ phận trong thân thể. Dòng máu liên tục thực hiện hai chức năng này. Về mặt tiêu cực, nó tẩy sạch các chi thể, thải cặn bã ra ngoài, về mặt tích cực, nó đem lại sức khỏe cho thân thể.

Thế thì, sự tương giao của sự sống là gì? Cũng như máu là sự sống, máu thuộc linh là Đấng Christ ở trong linh như là sự sống của chúng ta. Cùng với Đấng Christ là máu thuộc linh, tức là sự sống của chúng ta, còn có sự lưu thông của sự sống. Đấng Christ là sự sống của chúng ta luôn luôn tuôn chảy trong chúng ta giống như dòng máu liên tục luân chuyển trong thân thể, và sự lưu thông của sự sống là sự tương giao của sự sống. Bởi sự luân chuyển của sự sống, sự tương giao của sự sống, chúng ta được hưởng trọn cả sự phong phú của Đấng Christ. Sự lưu thông liên tục của sự giàu có trong Đấng Christ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng về mặt tích cực, và tẩy sạch cùng phế thải về mặt tiêu cực. Chỉ có những nhà chuyên môn về y học mới có thể cho chúng ta biết sự lưu thông máu huyết có ảnh hưởng lớn lao thế nào đến sự dinh dưỡng và bài tiết. Vì thế, sự tương giao của sự sống là dòng tuôn chảy của sự sống đời đời mà sự sống ấy chính là Đấng Christ.

Chúng ta hãy lấy một cái bóng đèn điện làm ví dụ. Dòng điện chạy vào bóng đèn được ghi nhận ở điện kế. Nếu dòng điện bị ngắt tại điện kế, ánh sáng không xuất hiện ở bóng đèn. Tất cả các chức năng của điện tùy thuộc vào dòng điện. Khi dòng điện bị ngắt, bóng đèn không chiếu sáng nữa.

Trước khi được cứu, chúng ta không có sự tuôn chảy này. Tôi còn nhớ rõ kinh nghiệm của mình. Khi chưa được cứu, tôi không cảm thấy sự sống nào tuôn chảy bên trong. Nhưng từ khi được cứu, càng yêu mến Chúa, tiếp xúc với Ngài và sống cho Ngài, tôi càng cảm thấy có điều gì bên trong tuôn chảy, tuôn chảy và tuôn chảy không dứt. Đây là dòng chảy sự sống của sự tương giao sự sống. Sự sống đời đời, tức là Con Đức Chúa Trời, thì rất thật và rất cụ thể. Chúng ta có thể nghe, thấy, đụng chạm, tuyên bố và rao giảng về sự sống ấy (1 Gi. 1:1-3). Vì đã nhận được sự sống này, chúng ta có sự tương giao, có dòng tuôn chảy của sự sống. Nhờ sự tương giao của sự sống, chúng ta bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời một cách rất dễ dàng.

CẢM NHẬN CỦA SỰ SỐNG

 

Làm sao biết được lúc nào chúng ta ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời là sự sáng, khi ở trong sự hiện diện của Ngài, chúng ta cảm nhận được sự sáng. Chúng ta không những cảm nhận được sự tuôn đổ bên trong nhưng cũng được soi sáng từ bên trong, là điều chỉ có được bởi sự tương giao của sự sống. Đây không phải là giáo lý mà là lời giải thích kinh nghiệm của chúng ta. Nếu chúng ta không thể nói “a-men” với kinh nghiệm này, tôi e rằng có điều gì sai trật trong chúng ta.Đây chính là điều chúng ta cần kinh nghiệm từ ngày được cứu mặc dầu chúng ta không biết cách giải thích. Tôi xin phép nhắc lại: có điều gì chuyển động và luân lưu trong chúng ta, và khi ở trong dòng chảy này, chúng ta chỉ ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Kế đến, chúng ta có sự soi sáng bên trong và mọi sự đều ở trong sự sáng. Chúng ta sẽ thấy rõ mọi sự, ấy là điều này đúng hay sai, điều kia có phải là ý Chúa không, hoặc điều nọ thuộc sự chết hay sự sống. Mọi điều được sáng tỏ qua sự cảm nhận bên trong.

Vì vậy, cảm nhận sự sống có liên hệ mật thiết đến sự tương giao của sự sống. Sự tương giao này giúp chúng ta ý thức được cảm nhận sự sống bằng cách đem chúng ta vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời, là nơi chúng ta vui hưởng sự soi sáng của Đấng vốn là sự sáng. Sự soi sáng này làm sáng tỏ mọi điều, xuyên suốt mọi ngõ ngách trong con người chúng ta, ban cho chúng ta một cảm nhận dịu dàng và nhạy bén. Nhờ cảm nhận này, chúng ta nhận ra một lỗi lầm nhỏ nhặt ngay lập tức. Càng ở trong sự luân lưu của sự sống, chúng ta càng ở trong sự hiện diện của Chúa và càng được soi sáng. Càng kinh nghiệm sự soi sáng này, chúng ta càng ý thức được một cảm nhận dịu dàng và nhạy bén. Nhờ cảm nhận này, chúng ta biết Đức Chúa Trời, ý muốn và đường lối Ngài. Cảm nhận này tra xét và thử nghiệm mọi điều.

Hơn thế nữa, cảm nhận sự sống bên trong này luôn luôn tùy thuộc vào mức độ chúng ta tương giao với Chúa bên trong. Nếu chúng ta chí hướng về xác thịt, như đã nêu rõ trong La Mã 8:6, đơn giản là chúng ta đặt bản ngã vào xác thịt. Đặt tâm trí vào xác thịt nghĩa là để bản ngã hợp tác với xác thịt, và nếu chúng ta hợp tác với xác thịt, đương nhiên mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa bị trục trặc. Anh em có nhớ ba vòng tròn đồng tâm minh họa ba phần của con người không? Xác thịt là thân thể (vòng tròn ngoài cùng) mà bản chất bị biến đổi vì sự hư hoại của Sa-tan. Tâm trí ở trong hồn (vòng tròn ở giữa), tiêu biểu cho con người chúng ta, tức là bản ngã. Đức Chúa Trời Tam Nhất ngự trong linh (vòng tròn trong cùng). Tâm trí ở giữa xác thịt và linh, có thể chuyển động theo cả hai hướng. Đừng bao giờ quên La Mã 8:6, đây là một trong các câu quan trọng nhất của Kinh Thánh. Theo một ý nghĩa, nó còn quan trọng hơn cả Giăng 3:16. Nếu chúng ta chỉ nhớ Giăng 3:16 và quên La Mã 8:6, chúng ta chỉ là những Cơ Đốc nhân được cứu một cách nghèo nàn và không bao giờ có thể trở nên những tín đồ đắc thắng được. Giăng 3:16 đủ cho chúng ta nhận sự sống đời đời nhưng La Mã 8:6 chỉ cho chúng ta phương cách trở nên Cơ Đốc nhân đắc thắng.

Đặt tâm trí chúng ta (nghĩa là để bản ngã chúng ta) vào xác thịt là chết. Đặt tư tưởng hay bản ngã chúng ta vào linh thì có sự sống và bình an. Đây là bí quyết của sự chết hay sự sống. Tâm trí của chúng ta trung lập, ở giữa lằn ranh. Nó có thể quay về xác thịt hay quay theo linh. Ở đây câu chuyện vườn Ê-đen được lập lại. Ý chí tự do có thể chọn lựa bất cứ bên nào. Chọn cây kiến thức nghĩa là chọn sự chết. Chọn cây sự sống nghĩa là chọn sự sống. Chúng ta đứng giữa hai cây này, tức là đứng giữa sự sống và sự chết. Hậu quả tùy thuộc vào sự chọn lựa và thái độ của chúng ta. Tội được nhân cách hóa là tiêu biểu cho Sa-tan thì ở trong xác thịt, còn Đức Chúa Trời Tam Nhất ở trong linh sau khi chúng ta được cứu; và bản ngã thì ở trong tâm trí. Bí quyết của sự sống hay sự chết tùy thuộc vào việc chúng ta hợp tác với linh hay với xác thịt. Khi hợp tác với xác thịt, chúng ta có sự chết nhưng khi hợp tác với linh, chúng ta là những người dự phần vui hưởng Đức Chúa Trời, là sự sống.

(1) Cảm Nhận Mùi Sự Chết

 

Làm sao chúng ta biết mình có sự chết? Chúng ta biết được điều ấy nhờ cảm nhận. Sự chết cho chúng ta một cảm nhận nào đó ở bên trong. Cảm nhận ấy là sự trống rỗng. Chúng ta cảm nhận sự chết khi chúng ta cảm thấy trống rỗng bên trong. Sự chết còn tạo một cảm nhận khác nữa, đó là sự tối tăm. Khi chúng ta cảm thấy tối tăm bên trong, ấy là lúc chúng ta có sự chết. Sự chết cũng làm chúng ta cảm thấy bứt rứt. Cảm giác này bao gồm sự bồn chồn và bực bội. Đây là một cảm giác mà không gì có thể xoa dịu được ở bên trong, chúng ta cảm biết mọi sự bên trong đang ở trong một tình trạng bất ổn, không bình an, không yên ổn, không thoải mái, không bình tịnh.Sự chết còn tạo một cảm giác khác là cảm thấy yếu đuối. Chúng ta thường nói: “Tôi không thể chịu đựng được nữa”. Điều này chứng tỏ chúng ta rất yếu đuối. Chúng ta không có sức mạnh và thực lực để đứng vững và chống chọi với những điều làm cho chúng ta nản lòng. Cuối cùng, sự chết tạo trong chúng ta một cảm giác chán nản, nặng nề, đè nén... Vì chúng ta yếu đuối nên chúng ta rất dễ chán nản. Tại sao vậy? Vì tâm trí chúng ta đã đặt vào xác thịt nên kết quả là sự chết. Sự trống trải, tối tăm, bứt rứt, bồn chồn, yếu đuối và chán nản, tất cả những điều này là mùi vị, là cảm nhận về sự chết. Chúng ta nhận thức được sự chết bên trong khi cảm thấy trống rỗng, tối tăm, bứt rứt, bồn chồn, yếu đuối và chán nản. Loại nhận thức này chứng tỏ chúng ta đang ở trong xác thịt và đứng về phía xác thịt.

Nhưng cảm nhận về sự chết thật sự đến từ nhận thức của sự sống. Nếu một người chết thật sự, là một xác chết, người ấy sẽ không cảm thấy trống rỗng, tối tăm, bồn chồn... bởi vì người ấy không có sự sống. Nhưng nếu có sự sống bên trong, dầu sự sống này bệnh hoạn và yếu đuối, người ấy vẫn cảm thấy trống rỗng và tối tăm.Người ấy có thể cảm nhận như vậy vì là một người sống. Vì là một người sống nên khi tiếp xúc với sự chết thì sự sống bên trong khiến người ấy cảm thấy sự chết. Cảm nhận của sự sống có nhiều chức năng và mục đích; một trong các chức năng và mục đích của cảm nhận ấy là cảm nhận được mùi sự chết.

 

(2) Cảm Nhận Mùi Sự Sống và Sự Bình An

 

Tuy nhiên, cảm nhận sự chết chỉ là một điều tiêu cực. Cảm nhận sự sống và bình an là phương diện tích cực. Cảm nhận mùi sự sống và sự bình an là gì? Trước hết, trái với sự trống rỗng là sự thỏa mãn và đầy đủ. Chúng ta cảm biết mình rất thỏa mãn với Chúa. Chúng ta đầy đủ trong sự hiện diện của Ngài, không còn đói khát nữa.Thứ hai, trái với sự tối tăm, chúng ta cảm biết sự sáng. Cùng với sự thỏa lòng, chúng ta có ánh sáng soi sáng bên trong. Mọi ngõ ngách trong con người chúng ta đều đầy ánh sáng. Mọi phần đều trong suốt, không có gì mờ mờ, ảo ảo. Rồi ngược lại với tình trạng bứt rứt, chúng ta có sự bình an xoa dịu mọi nỗi bối rối, bực bội của chúng ta. Bình an và yên nghỉ, bình an và yên ủi, bình an và thỏa lòng là cảm nhận về sự sống bên trong. Không có cảm giác bất an hay mâu thuẫn. Thay vì yếu đuối, chúng ta cảm thấy mạnh mẽ; mạnh mẽ là cảm nhận khác về mùi sự sống. Chúng ta cảm thấy mình đầy dẫy sức lực và quyền năng sự sống. Có một động cơ sống động ở trong chúng ta, và dường như không phải chỉ một mã lực mà là bốn mã lực. Đôi khi chúng ta cảm thấy đó là máy một triệu mã lực. Ôi, chúng ta được tăng cường sức lực bên trong và đắc thắng mọi sự yếu đuối. Chúng ta không còn bận tâm vì nét mặt nặng nề của vợ mình nữa. Nếu bị vợ chỉ trích, chúng ta sẽ nói “Ha-lê-lu-gia!”. Các bà không làm chúng ta bực tức và nổi nóng nữa, vì chúng ta mạnh mẽ trong Chúa. Chúng ta không còn yếu ớt nữa, chúng ta đầy uy quyền và năng lực. Không một điều gì đánh ngã chúng ta được. Ngợi khen Chúa! Đây là cảm nhận về sự sống và sự bình an bên trong. Cuối cùng, thay vì bị đè nén, chúng ta được tự do. Nhờ sự sống tuôn tràn, chúng ta không những được giải phóng, tự do mà còn vượt lên trên mọi sự đè nén. Không một điều gì có thể đè bẹp chúng ta được. Càng gặp nhiều điều chán nản, chúng ta càng ở trên các từng trời!

Đây là cách chúng ta nhận biết sự sống và sự bình an. Chúng ta chỉ đơn giản nhận biết bằng cách cảm nhận, và chúng ta cảm nhận vì chúng ta có sự sống. Sự sống trong chúng ta là sự sống tuôn tràn. Nhờ sự sống luân lưu này, chúng ta ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Vì vậy, sâu xa bên trong, chúng ta cảm biết mình thỏa mãn, được soi sáng, mạnh mẽ, yên ủi, nâng đỡ, tự do và vượt trên mọi sự. Càng ở trong mối tương giao của sự sống, chúng ta càng cảm nhận sự sống và càng cảm nhận sự sống, chúng ta càng vui hưởng sự tương giao của sự sống. Chúng ta liên tục kinh nghiệm chu kỳ này, nghĩa là càng tương giao trong sự sống, chúng ta càng nhận biết sự sống và càng nhận biết sự sống, chúng ta càng tương giao trong sự sống. Thật là tuyệt diệu! Ngợi khen Chúa!

Sự tương giao và cảm nhận về sự sống là kết quả phụ của sự phục sinh. Sự phong phú cốt yếu của sự sống phục sinh là chính Đức Chúa Trời, Đấng Christ như là sự sống, bản chất thần thượng, luật sự sống và sự xức dầu của Đức Thánh Linh. Những điều phong phú này phát sinh ra các kết quả phụ thuộc nhưng rất thực tế, đó là sự tương giao trong sự sống và cảm nhận về sự sống.

 

 

CHƯƠNG MƯỜI TÁM

 

 

 

VẬN DỤNG LINH VÀ LỐI VÀO LINH

 

 

Trong chương 17, chúng ta thấy sự sống thần thượng mà chúng ta đã tiếp nhận phát sinh ra sự tương giao của sự sống hay sự luân lưu sự sống, và sự luân lưu của sự sống tạo ra sự cảm nhận bên trong tức là ý thức sâu xa hơn về sự sống. Bây giờ chúng ta hãy xem xét sự khác biệt giữa hồn và linh.

Xin nhớ rằng đền tạm hay đền thờ đều có ba phần: sân ngoài, Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Tân Ước tuyên bố rất rõ chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời. Vì thế, đền thờ không chỉ là biểu tượng của Đấng Christ nhưng còn là biểu tượng của Cơ Đốc nhân. Con người có ba phần: thân, hồn và linh (1 Tê. 5:23). Ba phần này tương ứng với ba phần của đền thờ. Thân thể tương ứng với sân ngoài, hồn tương ứng với Nơi Thánh, và linh tương ứng với Nơi Chí Thánh.

Trong biểu tượng đền tạm, sự hiện diện của Đức Chúa Trời hay vinh quang Sê-ki-na của Đức Chúa Trời và hòm bảng chứng, là biểu tượng về Đấng Christ thì ở trong Nơi Chí Thánh. Đấng Christ ở trong linh chúng ta là sự áp dụng hay sự ứng nghiệm của biểu tượng này trong thời Tân Ước. Ngày nay, Ngài ở trong phần sâu kín nhất của con người chúng ta, là Nơi Chí Thánh.

Đây là lý do vì sao sách Hê-bơ-rơ đề cập đến vấn đề này. Như chúng ta đã thấy, chương 4 câu 12 đề cập đến nhu cầu phân biệt linh và hồn. Nói cách khác, chúng ta cần phân biệt linh với hồn để kinh nghiệm Đấng Christ hằng sống, là Đấng đang ở trong linh chúng ta. Điều này phù hợp với sự dạy dỗ của toàn bộ Kinh Thánh Tân Ước. Cả bốn sách Phúc âm đều khuyên chúng ta từ chối và từ bỏ hồn, và các thư tín cũng khuyên chúng ta bước theo linh và sống trong linh chúng ta. Chúa Jesus là Linh thần thượng ngự trong chính linh này (2 Ti. 4:22). Vì thế, chúng ta phân biệt linh với hồn bằng cách từ chối hồn và theo Chúa trong linh chúng ta.

KINH NGHIỆM VỀ BÀN THỜ

 

Chúng ta hãy xem xét một nan đề trong việc áp dụng nguyên tắc này. Ngày nọ, một chị em đến nói với tôi: “Nếu chúng ta không ở trong Nơi Chí Thánh, thì chúng ta vẫn ở trong phần thân thể hay trong phần hồn. Như vậy làm sao chúng ta có thể vận dụng linh?” Điều này nghe có vẻ hợp lý. Nếu chúng ta vẫn ở trong thân thể hay trong hồn và không bước vào linh, làm sao chúng ta vận dụng linh? Chúng ta không thể trả lời câu hỏi này bằng tâm trí được. Tuy nhiên, khi ở trong thân thể hay trong hồn, không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bị cắt đứt khỏi linh. Khi chúng ta sử dụng tay chân mình, có phải bàn tay hay bàn chân ấy bị cắt đứt khỏi đầu không? Chúng ta là con người toàn diện: thân, hồn và linh. Chúng ta không thể chia cắt con người ra làm ba phần. Tôi nói với chị em đó là khi chị ăn năn tin Chúa Jesus, sự ăn năn của chị là sự vận dụng linh. Sự ăn năn thật đòi hỏi chúng ta phải có một linh thống hối. Nếu chúng ta chỉ ăn năn trong tâm trí, đó không phải ăn năn một cách sâu xa và chân thật. Sự ăn năn thật phải là một nhận thức sâu xa trong linh. Khi tin Chúa Jesus, chúng ta đã vận dụng linh dầu chưa hề biết từ ngữ linh. Mọi bước kinh nghiệm về Chúa đều ở trong linh chúng ta.

Khi tiếp nhận Chúa Jesus làm Cứu Chúa của mình, chúng ta đến thập tự giá là nơi chúng ta được cứu chuộc. Trong biểu tượng đền tạm, bàn thờ đặt ở sân ngoài tượng trưng cho thập tự giá. Chúng ta ăn năn và tiếp nhận Chúa Jesus tại thập tự giá. Ngay giây phút được cứu, chúng ta đã thật sự vận dụng linh. Nhờ đã vận dụng linh mình, chúng ta đụng chạm Đức Chúa Trời, cảm biết Đức Chúa Trời và có một sự tiếp xúc sống động với Ngài.

Nhưng có lẽ sau đó, chúng ta không sống bởi linh hay ngay cả bởi hồn, mà sống theo lối thế gian. Vâng, chúng ta được cứu tại thập tự giá, nghĩa là chúng ta đã vượt qua bàn thờ ở sân ngoài nhưng sau đó, chúng ta đã không tiếp tục sống trong linh hoặc ngay cả trong hồn nhưng theo lối sống thế gian.

Có lẽ anh em hỏi tôi lối sống thế gian là gì? Tôi xin minh họa qua câu chuyện một anh em tên Sung nguyên là một chánh án. Một ngày kia anh được mời đến một buổi truyền giảng Phúc âm của tôi. Sau buổi nhóm, là một người vô tín, anh đến hỏi tôi một câu đượm vẻ thế gian: “Ông Lý ơi, xin cho tôi biết Đức Chúa Trời là đàn ông hay là đàn bà?” Để trả lời, tôi chỉ nói với anh một ít về Đức Chúa Trời và Đấng Christ. Rồi anh nói rằng anh thật sự “cảm phục” bài giảng của tôi nhưng anh không biết cách nào để tin. Tôi bảo anh nên đơn  mở lòng ra tiếp nhận Đấng Christ, vì Ngài là Linh và Ngài ở khắp nơi. Tôi nói: “Anh hãy về nhà, đóng cửa lại; quì xuống, xưng các tội lỗi của mình và mở lòng ra hướng về Đấng Christ. Hãy nói với Ngài rằng anh tin Ngài đã chết cho anh và anh tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình”. Anh hứa sẽ làmtheo.

Đêm hôm ấy, trong khi đang sinh hoạt với gia đình gồm những người không biết gì về Cơ Đốc giáo, anh thình lình vào phòng đóng cửa lại và quì gối cầu nguyện. Khi vợ con hỏi anh định làm gì, anh đáp anh có công việc đặc biệt và đóng cửa lại. Vợ và con trai anh nhìn lén qua cửa sổ rồi cười nhạo anh. Khi cầu nguyện xong, anh nghĩ sẽ có một điều bất ngờ xảy đến cho mình nhưng chờ mãi không thấy. Sáng hôm sau, dùng điểm tâm xong, trên đường ra tòa để xử một vụ án, thình lình anh kinh nghiệm một điều. Anh bảo tôi rằng lúc ấy cả vũ trụ đã thay đổi, trời đất thật tuyệt vời. Ngay cả những chú mèo con, chó con mà anh từng xem thường bây giờ cũng trở nên đáng yêu. Anh vui mừng đến nỗi bật cười. Anh tự hỏi: “Chuyện gì đây?” Trong phiên tòa, anh không thể không cười. Sau đó, anh về nhà và lại cười nhiều hơn. Vợ anh ngạc nhiên hỏi: “Có chuyện gì vậy? Anh kiếm được nhiều tiền lắm phải không? Sao anh vui mừng quá vậy?” Anh đáp: “Anh không biết. Anh chỉ thấy vui mừng. Cả vũ trụ đã thay đổi”. Qua hôm sau, một thanh niên trong Chúa giúp anh biết anh đã thật sự được cứu.

Tuy nhiên, dầu đã được cứu, anh vẫn sống như một người thế gian, theo quan điểm thế gian. Anh vẫn ở sân ngoài dưới ánh sáng mặt trời; cảm nhận của anh không có gì thay đổi. Đến ngày thứ ba, anh được đưa đến buổi nhóm của Hội thánh. Tôi rất vui mừng gặp lại anh. Sau buổi nhóm anh nói: “Ông Lý ơi, ông ăn nói hoạt bát và hùng biện quá. Ông tốt nghiệp trường nào vậy?” Nhận xét ấy chứng tỏ anh còn nhìn sự việc theo cách thế gian. Rồi anh hỏi tôi nhiều vấn đề liên quan đến Hội thánh. Anh nói: “Làm thế nào ông đem được nhiều người vào Hội thánh vậy? Ông đã áp dụng những phương pháp nào? Ông có quảng cáo và cổ động như các đảng phái chính trị không?” Anh đã nhìn sự việc hoàn toàn theo quan điểm thế gian. Anh lại hỏi: “Ông Lý, xin ông hướng dẫn tôi làm thủ tục để trở thành một Cơ Đốc nhân. Tôi có phải điền đơn hay ký giấy tờ gì không?” Dĩ nhiên tôi giúp anh hiểu vấn đề một cách đúng đắn. Nhưng rồi anh lại hỏi: “Nếu tôi làm hội viên của Hội thánh ông, mỗi năm tôi phải đóng bao nhiêu tiền? Còn gia đình tôi thì sao? Hội thánh có kiểm soát cả gia đình tôi không? Ông có qui định luật lệ cho vợ con tôi không?” Đó là lối suy nghĩ của thế gian. Anh đã thật được cứu nhưng vẫn còn ở sân ngoài, còn sống tại Ai Cập. Anh kinh nghiệm lễ Vượt Qua nhưng chưa có kinh nghiệm vượt qua Biển Đỏ. Anh vẫn còn lệ thuộc thế giới vật chất.

KINH NGHIỆM BỨC MÀN THỨ NHẤT

 

Tôi xin tiếp tục dùng anh em trên làm ví dụ. Anh được cứu năm 1938. Năm kế tiếp, không có gì thay đổi. Dầu đã được cứu, anh vẫn hoàn toàn sống trong thế gian.Suốt ba năm trường không có một sự biến đổi nào. Đến năm 1941, anh được phục hưng và được biến đổi hoàn toàn. Một ngày kia, đang khi cầu nguyện, anh buông bỏ mọi điều của thế gian. Anh nói: “Chúa ôi, con xin từ bỏ kiến thức, nghề nghiệp, gia đình và mọi điều của thế gian. Chúa ôi, từ nay về sau, con chỉ yêu Ngài! Con được cứu đã ba năm nay nhưng bây giờ con mới biết con phải dứt bỏ mọi điều của thế gian”. Và từ ngày ấy, anh từ bỏ thế gian.

Qua hành động ấy, từ sân ngoài, anh vượt qua bức màn thứ nhất và đi vào Nơi Thánh. Anh khám phá cách tương giao với Đấng Christ và nhận lãnh Ngài như ma-na hằng ngày qua việc đọc Kinh Thánh. Kinh Thánh trở nên quí báu và ngọt ngào đối với anh. Mỗi ngày anh thưởng thức Kinh Thánh như thức ăn của mình. Từ ngày ấy, không những anh vui hưởng bánh trần thiết trên bàn, mà còn được soi sáng bởi sự chiếu sáng bên trong. Rồi anh cũng hưởng được niềm vui trong sự cầu nguyện nữa.Anh nói: “Anh Lý ơi (anh không còn gọi tôi là ông Lý), mỗi khi nhắm mắt cầu nguyện, tôi có cảm tưởng mình đang ở trên các từng trời”. Đây là gì? Đây là mùi thơm ngọt ngào của hương liệu đốt cháy. Anh cảm nhận được sự hiện diện của Đức Chúa Trời vì anh đã kinh nghiệm Đấng Christ là ma-na hằng ngày, là ánh sáng bên trong và là hương thơm phục sinh ngọt ngào.

Đến đây chúng ta cần xác định vị trí của kinh nghiệm này. Anh ấy từ sân ngoài tiến vào Nơi Thánh bằng cách vượt qua bức màn thứ nhất. Anh chưa vượt qua bức màn thứ hai. Ban đầu tội lỗi anh được xử lý tại bàn thờ của thập tự giá; nhưng thế gian và những điều của nó vẫn còn ở trong anh. Ba năm sau, anh vượt qua bức màn thứ nhất, anh  bỏ thế gian và những gì thuộc về nó rồi bước vào Nơi Thánh. Hằng ngày, anh bắt đầu kinh nghiệm Đấng Christ là sự sống, thức ăn, ánh sáng của mình và là hương thơm phục sinh ngọt ngào.

KINH NGHIỆM BỨC MÀN THỨ HAI

 

Nhưng anh vẫn chưa vào Nơi Chí Thánh. Tội lỗi và những gì của thế gian ra đi nhưng còn một điều sót lại, ấy là xác thịt. Vì thế, vẫn còn một bức màn ngăn cách.Qua thư từ qua lại gần đây từ miền Viễn Đông, tôi được biết hai năm qua, anh ấy đã kinh nghiệm sự tan vỡ người bên ngoài. Phá vỡ con người bề ngoài là xé rách bức màn thứ hai. Đó là sự xé rách hay phá vỡ xác thịt. Các bức thư cho biết từ kinh nghiệm ấy, anh đã thật sự nhận biết linh. Không những anh nhận biết linh mình, mà cả linh của những người khác nữa. Vì hiện nay anh ở trong linh nhiều hơn.

Khi bước vào sân ngoài, nhờ được cứu chuộc, tội lỗi chúng ta được xử lý. Khi chúng ta tiến vào Nơi Thánh, thế gian bị tiêu diệt. Tuy nhiên bản ngã vẫn còn nếu chúng ta không tiến vào Nơi Chí Thánh. Hằng ngày, chúng ta vẫn vui hưởng Đấng Christ là ma-na tuyệt diệu, là ánh sáng thiên thượng và là hương thơm ngọt ngào của sự phục sinh; nhưng những điều này vẫn còn nông cạn vì mọi điều trong Nơi Thánh đều được bày tỏ một cách công khai. Bánh trần thiết không phải là ma-na giấu kín, đèn không phải luật pháp ẩn tàng và bàn thờ xông hương không phải gậy ẩn giấu của sự phục sinh. Khi chúng ta đến buổi nhóm, mọi người đều có thể thấy chúng ta đang trưng bày ma-na, chiếu ra ánh sáng và tỏa hương thơm ngọt ngào của hương liệu bị đốt cháy. Nếu chúng ta ở trong trường hợp này, đừng nghĩ là mình đã sâu nhiệm lắm.Nhiều khi chúng ta đến buổi nhóm với hương thơm ngọt ngào của hương liệu đã bị đốt cháy vài người sẽ tấm tắc nói: “Ồ! thật là một anh em dễ mến. Thật là một chị em dịu dàng! Hễ họ mở miệng ra nói, ai cũng đều cảm thấy hương thơm ngọt ngào của Đấng Christ”.

Nhưng đó vẫn không phải là ma-na kín giấu, luật pháp ẩn tàng và gậy trổ hoa ẩn giấu. Dầu vậy chúng ta không nên phủ nhận mà trái lại phải tôn trọng những kinh nghiệm tốt đẹp ở Nơi Thánh. Ngợi khen Chúa, nhiều người đang vui hưởng Đấng Christ là ma-na hằng ngày, là ánh sáng và hương thơm phục sinh ngọt ngào. Nhưng chúng ta phải ý thức rằng đây không phải là mục tiêu, không phải là miền đất Ca-na-an. Đây chỉ là đồng vắng nơi có Vầng Đá hằng sống tuôn tràn nước sống và nơi mà Đấng Christ đang cung cấp lương thực là ma-na cho chúng ta hằng ngày. Nhận ma-na từ trời và nước sống tuôn tràn từ Vầng Đá không chứng tỏ rằng chúng ta đang sống cho mục đích của Đức Chúa Trời. Điều này chỉ chứng tỏ rằng chúng ta không ở trong Ai Cập, tức là không ở trong thế gian. Nói cách khác, chúng ta đang ở trong Nơi Thánh, chứ chưa phải là Nơi Chí Thánh. Chúng ta cần phải đẩy mạnh mà tiến lên để hưởng được điều tốt nhất. Ra khỏi Ai Cập chưa đủ. Đó chỉ là phương diện tiêu cực mà thôi. Còn có nhiều điều tích cực hơn nữa. Chúng ta cần tiến vào miền đất tốt lành là biểu tượng của Đấng Christ tổng-bao-hàm ở trong linh chúng ta. Chiên Con của lễ Vượt Qua tại Ai Cập, hay ma-na hằng ngày trong đồng vắng cũng không thể so sánh với miền đất tốt lành được. Miền đất Ca-na-an tốt lành không phải chỉ gồm một khía cạnh hay một phần của Đấng Christ, mà là một Đấng Christ tổng-bao-hàm.

Một lần nữa, chúng ta phải lưu ý điều này: khi được cứu, chúng ta đã vận dụng linh một cách không ý thức. Đây là điều chắc chắn đúng. Bây giờ ở trong Nơi Thánh, hằng ngày chúng ta đọc Kinh Thánh, tiếp xúc Đấng Christ và kinh nghiệm sự soi sáng. Tất cả những điều này phải được kinh nghiệm qua việc vận dụng linh, mặc dầu chúng ta là người ở trong hồn hơn là ở trong linh. Có lẽ chúng ta đọc Kinh Thánh mỗi sáng bằng cách vận dụng linh và vì thế chúng ta nuôi mình bằng Đấng Christ là ma-na hằng ngày. Nhưng đối với chính mình, chúng ta vẫn chưa ở trong linh, chúng ta vẫn còn ở trong hồn. Cuối cùng, một ngày nào đó, chúng ta sẽ ý thức rằng bản ngã cần phải bị xử lý và tan vỡ. Khi nhận thức mình đã bị đóng đinh rồi, chúng ta sẽ áp dụng thập tự giá cho chính mình, và khi qua kinh nghiệm chúng ta thừa nhận rằng bản ngã đã bị chôn thì chúng ta sẽ được chuyển vào trong linh mình. Kế đó chúng ta không những chỉ vận dụng linh để tiếp xúc với Chúa nhưng cả con người chúng ta đều ở trong linh. Vì vậy, có ba bước quan trọng chúng ta phải vượt qua: bàn thờ, bức màn thứ nhất và bức màn thứ hai. Tại bàn thờ tội lỗi chúng ta được xử lý, tại bức màn thứ nhất thế gian bị xử lý và tại bức màn thứ hai con người chúng ta – sự sống của hồn, con người thiên nhiên, con người bề ngoài, xác thịt, bản ngã – đều bị xử lý. Sau đó, chúng ta trở nên người ở trong linh. Điều này vượt hơn việc chúng ta chỉ vận dụng linh mình để kinh nghiệm những điều thuộc về Chúa.

KINH NGHIỆM CỦA BIỂN ĐỎ VÀ SÔNG GIÔ-ĐANH

 

Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về địa lý và lịch sử của dân Israel. Tại Ai Cập, dân Israel dự lễ Vượt Qua để giải quyết vấn đề tội lỗi của họ. Họ được cứu khi tội lỗi của họ được xử lý bởi Chiên Con của lễ Vượt Qua. Tuy nhiên quyền lực của Ai Cập, Pha-ra-ôn và quân đội của ông ta vẫn bắt họ làm nô lệ. Vì thế họ cần vượt qua Biển Đỏ. Dưới dòng nước Biển Đỏ, quyền lực thế gian đã bị chôn vùi. Quân đội Pha-ra-ôn tượng trưng cho loài người và mọi điều thuộc thế gian. Đối với người này, một cặp mắt kính cũng có thể là một người lính của quân đội Ai Cập vì đối với họ, cặp mắt kính là một điều thuộc thế gian. Đối với người khác, vấn đề ăn mặc không chỉ là một chiến sĩ đơn độc, mà là cả một đạo binh của quân đội Ai Cập. Nhiều điều thuộc thế giới này ràng buộc và kiểm soát chúng ta dưới quyền lực của nó. Nhưng khi dânIsrael vượt qua Biển Đỏ, cả thế gian đều bị xử lý. Tất cả quân đội Ai Cập đều bị chôn vùi dưới nước Biển Đỏ. Nước Biển Đỏ tiêu biểu cho khía cạnh thứ nhất của hiệu quả sự chết Đấng Christ. Mọi điều thuộc thế gian đều bị xử lý và chôn vùi trong cái chết của Đấng Christ.

Sau đó, dân Israel rời khỏi Ai Cập, họ đi lang thang trong đồng vắng và hằng ngày thưởng thức ma-na, tức là một điều gì thiên thượng của Đấng Christ. Họ có thể luôn luôn làm chứng với người khác là họ vui hưởng Đấng Christ là thế nào nhưng đồng thời họ vẫn lang thang trong đồng vắng. Một ngày kia, họ vượt qua sông Giô-đanh và giữa dòng sông Giô-đanh ấy, mười hai hòn đá tượng trưng cho dân Israel cũ kỹ bị chôn vùi. Dưới dòng nước Biển Đỏ, quân đội Ai Cập đã bị chôn vùi nhưng dưới dòng sông Giô-đanh, bản ngã và con người cũ của dân Israel bị chôn chặt. Sau những điều này, họ bước vào địa điểm thứ ba là miền đất Ca-na-an và vui hưởng sự trù phú bao-hàm-tất-cả của miền đất ấy.

Khi dân Israel ở Ai Cập, họ đang ở sân ngoài đền tạm. Khi vào đồng vắng, họ ở trong Nơi Thánh. Cuối cùng khi tiến vào Ca-na-an, họ ở trong Nơi Chí Thánh. Biển Đỏ tương ứng với bức màn thứ nhất, và sông Giô-đanh tương ứng với bức màn thứ hai. Rõ ràng hai dòng nước tiêu biểu cho hai khía cạnh của thập tự giá Đấng Christ.Khía cạnh thứ nhất của thập tự giá là xử lý những gì thuộc về thế gian của chúng ta, và khía cạnh thứ hai là xử lý bản ngã trong hồn chúng ta. Nói cách khác, chính thập tự giá xé rách hai bức màn ấy. Chúng ta phải đi qua hai bức màn cũng như dân Israel phải đi qua hai dòng nước vậy.

Bây giờ chúng ta phải tự xét xem mình đang ở đâu. Có phải chúng ta đang ở trong Ai Cập không? Hay ở trong đồng vắng? Hoặc ở Ca-na-an? Nói cách khác, phải chăng chúng ta đang ở sân ngoài đền tạm? Hay ở trong Nơi Thánh? Hoặc trong Nơi Chí Thánh? Chúng ta có đang ở trong bầu không khí thuộc thế gian với mọi điều dưới ánh sáng mặt trời không? Những người ở sân ngoài không có ánh sáng của Nơi Thánh, họ chỉ có ánh sáng mặt trời. Chúng ta có phải là những Cơ Đốc nhân như vậy không, nghĩa là những người đã tin Chúa Jesus, tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa, và tin Ngài đã chết trên thập tự giá vì tội lỗi chúng ta, mà vẫn còn giữ những quan điểm thế gian và sống trong bầu không khí thế gian không? Hay là chúng ta đang sống trong Nơi Thánh, vui hưởng Đấng Christ hằng ngày là ma-na, là ánh sáng thiên thượng và là hương thơm phục sinh ngọt ngào?

Hay chúng ta đã kinh nghiệm sâu xa hơn những điều ấy? Trong Nơi Chí Thánh chúng ta có thể kinh nghiệm Đấng Christ là Đấng ẩn mình, không phải như A-rôn ở sân ngoài nhưng là Mên-chi-xê-đéc trong Nơi Chí Thánh. Tại đây, chúng ta có thể vui hưởng Đấng Christ là ma-na kín giấu, là luật pháp ẩn tàng và là quyền bính phục sinh ẩn giấu để chúng ta có thể cai trị trên mọi sự. Mọi điều nơi đây đều ẩn giấu vì Đấng Christ được kinh nghiệm một cách sâu xa nhất ở bên trong. Nguyện xin Chúa ban ânđiển để chúng ta biết mình đang ở đâu và cần bước vào nơi nào.


 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2