Trong La mã 1: 9, Phao lô nói rằng ông phụng sự Đức Chúa Trời trong Phúc âm của Con Ngài. Điều này chỉ dẫn rằng chúng ta nên phụng sự Đức Chúa Trời trong Tin lành của Đấng Christ. Tuy nhiên, để làm điều này, chúng ta cần biết Phúc âm là gì.
Phúc âm không đơn giản vướng mắc các sự việc như sự cứu chuộc, sự tha thứ, sự xưng nghĩa, sự giải hòa, sự tẩy sạch và tái tạo (tái sinh). Tất cả đều là các phương diện sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nhưng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời có tiêu điểm và tiêu điểm đó là quyền làm con (danh phận con cái). Điều này có nghĩa rằng sự cứu chuộc, sự tha thứ, sự xưng nghĩa, sự giải hòa, sự tẩy sạch và sự tái tạo tất cả đều để hoàn thành khát vọng của Đức Chúa Trời là có nhiều con làm sự biểu hiện của Ngài.
Chủ tâm trường cửu của Đức Chúa Trời là Ngài phải được biểu hiện qua một Thân thể được cấu tạo bằng các con vinh hóa. Nguyên thủy, Đức Chúa Trời đã chỉ có một Con, Con độc sanh của Ngài. Nhưng bây giờ sự phục sinh của Chúa Jesus đã được hoàn thành, Ngài có nhiều con. Qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ, hàng triệu tội nhân đã được trở nên con Đức Chúa Trời. Đây là mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời. Do đó, sách La mã khải thị rằng mục tiêu của Phúc âm là quyền làm con, sự sản xuất nhiều con của Đức Chúa Trời.
Bốn câu đầu của sách La mã hết sức quan trọng. Trong câu thứ nhất Phao lô nói, “Phao lô, tôi mọi của Đấng Christ Jesus, một sứ đồ được kêu gọi, biệt riêng ra cho Tin lành của Đức Chúa Trời.” Sự kiện sách La mã mở ra với một lời về Phúc âm của Đức Chúa Trời chỉ dẫn rằng Phúc âm là chủ đề của sách này. Phúc âm của Đức Chúa Trời không liên quan với tôn giáo, giáo lý hay hình thức, hơn nữa nó không liên hệ suông với sự cứu chuộc, sự tha thứ hay sự xưng nghĩa. Như câu 3 làm sáng tỏ Phúc âm của Đức Chúa Trời có liên quan với Con của Đức Chúa Trời, Jesus Đấng Christ Chúa chúng ta. Điều này chỉ dẫn rằng Tin lành có liên quan quyền làm con. Niềm vui thích và khát vọng của Đức Chúa Trời đều có liên quan Con Ngài. Chủ tâm của Ngài là phải sản sinh nhiều con đồng hóa khuôn mẫu, kiểu mẫu của Con đầu lòng. Qua Ngài, trong Ngài và với Ngài nhiều con được sản sinh. Do đó, Tin lành của Đức Chúa Trời có liên quan sự việc sản sinh nhiều con đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ.
Đấng Christ Được Minh Chứng Là Con Đức Chúa Trời
Trong sự nhục hóa của mình Đấng Christ đã đến như hậu tự của Đa vít theo xác thịt (La 1: 3). Trong Kinh thánh chữ “Xác thịt” không phải là chữ tích cực. Song le, Tin lành Giăng tuyên bố rằng Ngôi Lời đã trở nên xác thịt (Giăng 1: 14). Phúc âm của Đức Chúa Trời có liên hệ con Đức Chúa Trời mà đã trở thành xác thịt, Đấng trở nên hậu tự, con người theo xác thịt. Trong sách La mã chúng ta thấy rằng xác thịt này đã được chứng minh là Con Đức Chúa Trời.
Qua sự chứng minh này Đấng Đấng Christ mà đã là Con Đức Chúa Trời trước khi thành nhục thể, đã trở thành Con Đức Chúa Trời theo đường lối mới. Trước sự nhục hóa của Ngài, Ngài vốn chỉ là Con Đức Chúa Trời với thần tánh. Nhưng bây giờ qua sự phục sinh của Ngài, Ngài đã được chứng minh là Con Đức Chúa Trời cả với thần tánh và trong nhân tánh. Nếu Đấng Đấng Christ đã không bao giờ khoác lấy bản chất loài người, sẽ không cần cho Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời, vì trong thần tánh mình Ngài đã là Con Đức Chúa Trời rồi, thậm chí từ cõi đời đời.
La mã 8: 3 chép rằng Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài trong hình trạng của xác thịt tội lỗi. Điều này chỉ dẫn rằng Đấng Christ đã không có hình trạng tội lỗi của xác thịt; Ngài chỉ có hình trạng của xác thịt. Trong phương diện này, Ngài giống như con rắn đồng treo trên cây sào trong đồng vắng (Dân 21: 8 – 9). Con rắn đồng có hình dạng con rắn nhưng nó không có chất độc của con rắn. Theo cùng nguyên tắc Đấng Christ đã có hình thức, dáng mạo, biểu hiện của xác thịt tội lỗi, nhưng Ngài đã không có bản chất tội lỗi của xác thịt tội lỗi.
Vì cớ Đấng Christ, Con của Đức Chúa Trời đã mặc chính mình bằng xác thịt, Ngài cần bản chất con người của mình được chứng minh là Con Đức Chúa Trời trong quyền năng bởi sự phục sinh. Sự chết trong A đam thì kinh khủng. Tuy nhiên, sự chết của Đấng Christ thì kỳ diệu. Điều này vì cớ sự chết của Ngài đã chấm dứt mọi điều tiêu cực và mở đường cho sự phục sinh. Qua sự phục sinh, Đấng Christ đã được biến hình và chứng minh là Con Đức Chúa Trời.
Thi thiên 2: 7 chép: “Ngươi là Con Ta, ngày nay Ta đã sinh ngươi.” Vì Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời rồi, làm sao Ngài lại cần được sinh ra như Con Đức Chúa Trời chứ? Công vụ 13: 33 được trích dẫn từ Thi thiên 2: 7, chỉ dẫn rằng Đấng Christ đã được sinh ra như Con Đức Chúa Trời vào ngày phục sinh của Ngài. Nhưng há Ngài không phải là Con Đức Chúa Trời trước ngày đó sao? Ngài chắc thật vậy. Song le Ngài vẫn cần được sinh ra bởi sự phục sinh vì cớ Ngài đã khoác lấy nhân tính. Về thần tính mình, Ngài không cần được sinh ra. Nhưng về nhân tính của Ngài, cần có điều này. Vào ngày phục sinh của Ngài, xác thịt của Đấng Christ đã được nâng cao và biến hình thành bản thể vinh diệu. Sự sinh ra này cũng là sự chứng minh. Theo đường lối này, Jesus Người trong xác thịt đã được sinh ra và chứng minh là Con Đức Chúa Trời.
Theo Linh Của Sự Thánh Khiết
Câu 4 chép rằng chứng minh này theo đúng Linh của sự thánh khiết.minh họa về hột giống hoa Cẩm chướng sẽ giúp chúng ta hiểu ý nghĩa điều này. Khi hột giống Cẩm chướng gieo xuống đất, hột giống chết. Nhưng đất dọn đường cho sự sống lại. Tất nhiên hột giống nảy mầm và lớn lên thành cây con trưởng thành để sản xuất hoa Cẩm chướng. Khi cây Cẩm chướng trổ bông, nó được chứng minh. Hoa Cẩm chướng là sự chứng minh của hột giống Cẩm chướng. Hoa Cẩm chướng được chứng minh, không bởi cách dán nhãn hiệu, nhưng bởi chôn xuống đất và bằng cách mọc lên thành cây Cẩm chướng trổ bông. Điều này chỉ dẫn rằng hột giống của cẩm chướng được chứng minh theo sự sống mà có trong nó, tức là nó được chứng minh theo sự sống. Nếu tôi vùi một hòn đá xuống đất, không có gì xảy ra vì cớ không có sự sống trong viên đá. Nhưng sau khi hột giống Cẩm chướng được vùi xuống đất, nó sẽ được chứng minh theo đúng sự sông bên trong.
Theo cùng nguyên tắc, khi Đấng Christ được sống lại từ kẻ chết, Ngài đã được chứng minh trong quyền năng bởi sự phục sinh theo đúng Linh của sự thánh khiết mà vốn có trong Ngài. Bây giờ Ngài là Con của Đức Chúa Trời theo đường lối còn kỳ diệu hơn trước, vì bây giờ Ngài vừa có bản chất thần thượng và bản chất loài người đã được phục sinh, biến đổi, nâng cao, vinh diệu và chứng minh.
Là Con Đức Chúa Trời với cả thần tính và nhân tính, bây giờ Đấng Christ là khuôn mẫu và kiểu mẫu cho khối lượng sản phẩm nhiều con của Đức Chúa Trời. Chúng tôi thấy rằng Đức Chúa Trời không chỉ muốn có một Con, Con độc sinh, Ngài khao khát nhiều con, tất cả đều là khối sản phẩm của Con đầu lòng. Trong chương 1, chúng ta có khuôn mẫu, nhưng trong chương 8 chúng ta có khối sản phẩm. Chương 8 khải thị rõ ràng rằng Con độc sinh đã trở thành Con đầu lòng.
Làm Thế Nào Nhiều Con Được Hiện Hữu
Bây giờ chúng ta cần suy gẫm làm sao nhiều con này được hiện hữu. Chìa khóa để hiểu điều này ở đoạn 1: 3 và 4. Trong các câu này có một số từ liệu trọng yếu: theo xác thịt, theo Linh, Linh của sự thánh khiết, quyền năng, sự phục sinh và Con Đức Chúa Trời. Theo một nghĩa, toàn bộ sách La mã được cấu tạo xung quanh các câu này. Câu 3 và 4 của chương 1, thực sự tóm tắt cả sách. Sách La mã là văn kiện về các tội nhân trong xác thịt trở thành con Đức Chúa Trời trong quyền năng và bởi sự phục sinh. Trong đoạn 3: 20 chúng ta đọc rằng: “Chẳng có xác thịt nào nhờ công việc luật pháp mà được xưng nghĩa trước mặt Ngài.” Điều này chỉ dẫn rằng xác thịt con người sa ngã thì vô hy vọng. Chương 7 khải thị rằng xác thịt xấu xí và rắc rối là dường nào. Chương 8 miêu tả sự bất lực hoàn toàn của xác thịt để gìn giữ luật pháp. Trước khi được cứu chúng ta chỉ là xác thịt, chúng ta tuyệt vọng, rắc rối và bạc nhược. Nhưng Đấng Christ đã trở nên hình trạng của xác thịt tội lỗi, và trong sự đóng đinh của mình Ngài đã đem xác thịt này đến thập tự giá và chấm dứt nó.
Theo xác thịt, chúng ta không thể được chứng minh là con Đức Chúa Trời. Chúng ta chỉ có thể trở thành con Đức Chúa Trời theo Linh của sự thánh khiết. Là tín đồ trong Đấng Christ chúng ta vừa có xác thịt, mà chúng ta tiếp nhận từ cha mẹ thiên nhiên của mình, và có Linh của sự thánh khiết mà do Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Giống Chúa Jesus, chúng ta cũng có hai bản chất, bản chất loài người và bản chất thần thượng. Bây giờ chúng ta có thể bạo dạn thưa: “Chúa Jesus ôi, Ngài có hai bản chất. Ngài đã được tạo thành bằng xác thịt, và chúng tôi cũng là xác thịt. Bên trong Ngài có Linh của sự thánh khiết và bên trong chúng tôi có Linh của sự thánh khiết.” Ồ, bên trong chúng ta có Linh sự thánh khiết mà đích thực là Thân vị diệu kỳ của Đấng Christ. Sự thánh khiết là bản thể, thể yếu, nguyên tố, bản chất của Đức Chúa Trời. Bản chất thánh khiết này củaĐức Chúa Trời thì tuyệt đối khác biệt mọi điều khác và phân cách chúng. Linh của sự thánh khiết ám chỉ chính thể yếu của Đức Chúa Trời. Do đó, nhờ có Linh sự thánh khiết, chúng ta có bản thể Đức Chúa Trời ở trong mình. Theo Linh này, chúng ta được chứng minh là con Đức Chúa Trời.
Được Tháp Vào Đấng Christ
Là tín đồ, chúng ta đã được tháp vào Đấng Christ. Giả sử một cái nhánh cây nghèo nàn được tháp vào cây tốt hơn. Qua diễn trình tháp tiếp này, nhánh nghèo nàn trở thành nhánh tốt đẹp, một phần của cây tốt. Sau khi được tháp vào Đấng Christ và vào tình trạng sự chết của Ngài, bây giờ chúng ta đang đi qua tiến trình sự phục sinh. Theo I Phi e rơ 1: 3, chúng ta đã được tái tạo bởi sự phục sinh của Đấng Christ. Điều này có nghĩa chúng ta đã được tái sinh khi Đấng Christ được sống lại. Theo một nghĩa thiết thực, chúng ta đã được tái sinh trước khi mình được sinh ra. Bây giờ chúng ta đang kinh nghiệm sự phục sinh của những gì đã được phục sinh rồi và sự giải phóng những gì đã được giải phóng rồi. Vì lý do này, chúng ta có thể nói rằng mình đang ở trong diễn trình được phục sinh.
Quan niệm này được tìm thấy ở La mã 8: Đấng đã khiến Đấng Christ sống lại từ kẻ chết ban sự sống cho chúng ta qua Linh Ngài, Đấng cư trú trong chúng ta (c.11). Điều này chỉ dẫn rằng hiện tại chúng ta đang trải qua diễn trình sự phục sinh.
Không Phải Sửa Sai Nhưng Phục Sinh
Về một mặt được phục sinh có nghĩa là giết chết mọi điều tiêu cực; về mặt khác có nghĩa giải phóng mọi điều tích cực, nâng lên những gì đã bị chết và sống lại. Nói cách hạn hẹp, không có sự sửa sai điều chỉnh hay chấn hưng bên ngoài trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời. Chỉ có sự phục sinh, tức là sự chấm dứt các sự tiêu cực và giải phóng các sự tích cực.
Giả sử một anh em kia rất kiêu ngạo. Đường lối tôn giáo là phải dạy dỗ anh ta khiêm nhường. Nhưng đây không phải là đường lối của Đức Chúa Trời. Con đường theo cuộc gia tể thần thượng là tháp người kiêu ngạo này vào Đấng Christ và để cho sự chết của Đấng Christ hoạt động bên trong anh ta, cuối cùng chấm dứt anh ta. Khi ấy sự chết của Đấng Christ sẽ mở đường cho quyền năng sự phục sinh của Ngài để giải phóng đôi điều của Đấng Christ từ bên trong anh em này. Theo cách này sự sống của Đấng Christ sẽ nuốt bản chất kiêu ngạo của anh ta. Đây không phải là sự sửa sai, nhưng là sự phục sinh.
Trong mấy năm đầu chức vụ, tôi có thói quen sửa sai và điều chỉnh kẻ khác. Nhưng dần dần tôi học biết rằng đây không phải là đường lối của Đức Chúa Trời trong cuộc gia tể của Ngài vì cớ chúng ta có Linh sự thánh khiết bên trong mình, không cần sự điều chỉnh bên ngoài. Nếu chúng ta quay qua Chúa và tiếp xúc Ngài, chúng ta sẽ kinh nghiệm sự chết và phục sinh của Ngài. Sự phục sinh này theo đúng Linh sự thánh khiết. Ha lê lu gia, sự sống, sự phục sinh chung với quyền năng sự phục sinh đang ở bên trong chúng ta.
Phi lý biết bao khi nổ lực giúp đỡ hoa lớn lên bằng cách sửa sai nó bên ngoài! Đường lối đúng chỉ là tưới nước cho cây. Theo cùng nguyên tắc, chúng ta tưới nước lẫn nhau. Như I Cô rinh tô 3: 6 chép, Phao lô trồng, A bô lô tưới, nhưng Đức Chúa Trời ban cho sự lớn lên. Chúng ta cần tưới nước các anh em và nuôi dưỡng họ. Rồi sự sống bề trong sẽ trưởng tiến và cuối cùng “Cánh hoa” diễm lệ sẽ trổ ra. Đây là sự phục sinh.
Theo một nghĩa rất thiết thực, các con Đức Chúa Trời không cần biết quá nhiều giáo lý. Những gì chúng ta cần là Lời và quyền năng sự phục sinh ở bên trong mình. Không có lời dạy dỗ hay giáo lý có thể thay thế sự phục sinh. Theo quyền năng sự phục sinh chúng ta được chứng minh là con Đức Chúa Trời.
Sự Thánh Hóa Và Biến Đổi
Được chứng minh có nghĩa chúng ta được thánh hóa. Sự thánh khiết là bản thể, nhưng sự thánh hóa là diễn trình trở nên thánh khiết. Một số cơ đốc nhân coi sự thánh khiết như là vô tội suông. Các kẻ khác chỉ tỏ rằng sự thánh khiết là sự phân rẽ, sự thay đổi địa vị. Cả hai không phải là định nghĩa đúng đắn và đầy đủ. Sự thánh khiết bao gồm cả vô tội và phân rẽ, nhưng cũng có sự thay đổi tâm tánh.
Hãy suy gẫm minh họa pha trà lần nữa. Khi bỏ trà vào nước, nước trở thành trà. Đây là hình ảnh sự thánh hóa. Đấng Christ như là “Trà” thiên thượng, và chúng ta là “Nước.” Càng bỏ thêm “Trà” thần thượng vào chúng ta, chúng ta càng được thành trà. Đấng Christ càng được thêm vào chúng ta, chúng ta càng được thánh hóa. Sự thánh hóa không đơn giản là thay đổi địa vị, nhưng thay đổi tâm tánh. Trong minh họa pha trà, tâm tánh của nước, thậm chí thể yếu của nó được thay đổi như nước được “Trà hóa.”
Sự thánh hóa vướng mắc sự biến đổi. Khi nước được “Trà hóa” nó cũng biến đổi. Do đó, sự phục sinh, thánh hóa và biến đổi đều có liên quan tất cả.
Tiến Trình Quyền Làm Con
Sự biến đổi là vì sự đồng hóa. Theo La mã 8: 29, chúng ta đều sẽ được đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Đấng Christ. Bởi sự đồng hóa, chúng ta được đưa vào thực tế của quyền làm con. Khi chúng ta được tái sinh chúng ta chỉ có một phần nhỏ của quyền làm con. Bây giờ quyền làm con cần được lan tràn bên trong chúng ta cho đến khi nó thấm nhuần toàn bản thể chúng ta. Tất nhiên vào lúc Chúa tái lâm, thậm chí thân thể vật lý của chúng ta sẽ được thấm nhuần quyền làm con. Do đó, sự thấm nhuần thân thể chúng ta bằng quyền làm con là sự cứu chuộc thân thể.
Ngày nay linh chúng ta ở trong quyền làm con, nhưng thân thể thì không. Theo linh chúng ta là con Đức Chúa Trời, nhưng theo thân thể vật lý của mình, chúng ta chưa ở trong quyền làm con. Sự biến hình, sự cứu chuộc thân thể chúng ta vào lúc Chúa tái lâm sẽ là bước cuối cùng của quyền làm con. Vào lúc đó, chúng ta sẽ được đưa vào quyền làm con cách đầy trọn và triệt để. Trong mọi phần của bản thể chúng ta linh, hồn và thân thể. Chúng ta sẽ được vinh quang hóa. Ngợi khen Chúa rằng ngày nay chúng ta đang trải qua diễn trình quyền làm con, diễn trình trở thành con Đức Chúa Trời.
Bên trong mình chúng ta có Linh của quyền làm con như một tiền vị. Khi nào chúng ta kêu lên “A ba, Cha” chúng ta có sự vui hưởng dịu ngọt của Đức Thánh Linh như sự nếm trước. Linh của quyền làm con này bây giờ đang phục sinh, thánh hóa, biến đổi và đồng hóa chúng ta theo hình ảnh của Đấng Christ.
Thân Thể Được Xây Dựng Bằng Các Con
Nhiều anh em này, nhiều con của Đức Chúa Trời, là các chi thể của Thân thể Đấng Christ. Vì cớ Thân thể chỉ có thể được kiến tạo bằng các con Đức Chúa Trời, không bằng các tội nhân trong xác thịt, quyền làm con được đề cập trước và Thân thể được đề cập sau. La mã đoạn 12 là sự tiếp tục trực tiếp của La mã 8. Chỉ sau khi chúng ta được đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ chúng ta mới có thể có thực tế của Thân thể mà trong đó chúng ta là chi thể.
Mục tiêu của Phúc âm như được khải thị trong sách La mã là biến đổi tội nhân trong xác thịt thành con Đức Chúa Trời trong linh cho sự hình thành Thân thể Đấng Christ. Sứ đồ Phao lô phụng sự Đức Chúa Trời trong Tin lành này. Ngày nay chúng ta cũng phải học tập phụng sự Đức Chúa Trời trong Phúc âm như vậy. Đức Chúa Trời đã thiết lập chúng ta theo Phúc âm được tiết lộ trong La mã 16: 25. Phúc âm này không chỉ dành cho người vô tín, nhưng cũng dành cho tín đồ. Đức Chúa Trời thiết lập các tín đồ theo Phúc âm liên hệ Con Đức Chúa Trời mà trở thành người trong xác thịt và trong xác thịt mình Ngài đã được chứng minh là Con Đức Chúa Trời theo Linh của sự thánh khiết trong quyền năng bởi sự phục sinh. La mã 1: 3 và 4 là lời tóm tắt của Phúc âm, và phần còn lại của sách La mã là nội dung đầy đủ của Phúc âm. Trong Phúc âm này Đức Chúa Trời đang biến đổi các tội nhân trong xác thịt thành các con Đức Chúa Trời trong quyền năng bởi sự phục sinh và theo đúng Linh của sự thánh khiết.