"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6895996
Đang truy cập:95

NGỢI KHEN


Kinh Thánh: Thi 22:3; 50:23; 106:12, 47; 146:2; Hê 13:15
Ngợi khen là công việc cao cả nhất được các con cái của Đức
Chúa Trời thực hiện. Chúng ta có thể nói rằng sự biểu lộ cao cả
nhất của đời sống thuộc linh một thánh đồ là việc người ấy
ngợi khen Đức Chúa Trời. Ngai của Đức Chúa Trời là điểm cao
nhất trong vũ trụ, tuy nhiên Ngài lại "ngự ngai trên sự ngợi
khen của Y-sơ-ra-ên" (Thi 22:3). Danh của Đức Chúa Trời và
thậm chí chính Đức Chúa Trời được tôn cao qua sự ngợi khen.
Đa-vít nói trong một thi-thiên rằng ông cầu nguyện Đức
Chúa Trời ba lần mỗi ngày (Thi 55:17). Tuy nhiên, trong một
thi-thiên khác, ông nói mình ngợi khen Đức Chúa Trời bảy lần
mỗi ngày (119:164). Đa-vít đã được Thánh Linh cảm thúc khi
ông nhìn nhận tầm quan trọng của sự ngợi khen. Ông chỉ cầu
nguyện ba lần mỗi ngày, nhưng lại ngợi khen bảy lần mỗi
ngày. Hơn nữa, ông chỉ định người Lê-vi chơi đàn xante và đàn
hạc để tôn cao, cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời trước rương
giao ước của Ngài (1 Sử 16:4-6). Khi Sa-lô-môn hoàn tất công
việc xây dựng đền thờ của Đức Giê-hô-va, thì các thầy tế lễ
khiêng rương giao ước vào Nơi Chí Thánh. Lúc các thầy tế lễ ra
khỏi Nơi Thánh, những người Lê-vi đứng cạnh bàn thờ, thổi
kèn và ca hát với chập chỏa, đàn xante cùng đàn hạc. Họ cùng
nhau cất tiếng ngợi khen Đức Chúa Trời. Vào lúc ấy, vinh
quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy Nhà Ngài (2 Sử 5:12-14). Cả
Đa-vít lẫn Sa-lô-môn đều chạm đến lòng Đức Chúa Trời và
dâng lên các sinh tế là lời ngợi khen để làm đẹp lòng Đức
Chúa Trời. Đức Giê-hô-va ngự trên những lời ngợi khen của
Y-sơ-ra-ên. Chúng ta cần phải ngợi khen Chúa suốt cuộc đời
của mình. Chúng ta phải hát ngợi khen Đức Chúa Trời chúng
ta.
I. SINH TẾ LÀ LỜI NGỢI KHEN
Kinh Thánh lưu ý nhiều đến sự ngợi khen. Điều này thường
được đề cập trong Kinh Thánh. Sách Thi-thiên đầy dẫy những
lời ngợi khen. Sách Thi-thiên thật ra là sách ngợi khen trong
Cựu Ước. Nhiều lời ngợi khen được trích dẫn trong Thi-thiên.
Tuy nhiên, Thi-thiên không những bao gồm các chương về sự
ngợi khen, mà còn có các chương [nói] về sự đau khổ. Đức Chúa
Trời muốn dân Ngài biết rằng những người ngợi khen chính là
những người đã được đưa qua những hoàn cảnh thử thách và
những cảm xúc của người ấy đã bị thương. Các thi-thiên ấy cho
chúng ta thấy con người được Đức Chúa Trời dẫn qua bóng tối
tăm. Họ đã bị hất hủi, vu khống và bắt bớ. "Các lượn sóng và
nước lớn của Ngài đã ngập tôi" (42:7). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời
đã làm hoàn hảo các lời ngợi khen ra từ những người ấy. Lời
ngợi khen không phải lúc nào cũng phát xuất từ môi miệng của
những người thuận buồm xuôi gió, mà thường ra từ môi miệng
của những người ở dưới sự sửa trị và thử thách. Trong Thi-thiên
chúng ta có thể chạm đến những tình cảm bị tổn thương nhất,
và trong Thi-thiên chúng ta cũng có thể tìm thấy những lời ngợi
khen tuyệt vời và cao cả nhất. Đức Chúa Trời dùng nhiều sự
gian khổ, khó khăn và vu khống để tạo ra những lời ngợi khen
trong dân của Ngài. Ngài khiến họ học tập qua những cảnh ngộ
khó khăn để trở nên những người ngợi khen trước mặt Chúa.
Người sung sướng nhất không phải luôn luôn là những người
có lời ngợi khen lớn nhất. Lời ngợi khen lớn nhất rất thường ra
từ những người đang trải qua những gian khổ. Loại ngợi khen ấy
làm vui lòng Đức Chúa Trời nhất và được Ngài ban phước. Đức
Chúa Trời không muốn loài người ngợi khen Ngài chỉ khi nào họ
ở trên đỉnh núi quan sát Ca-na-an là miền đất hứa. Điều Đức
Chúa Trời mong muốn hơn nữa là nhìn thấy dân Ngài sáng tác
thi-thiên và ngợi khen Ngài khi họ "đi trong trũng bóng chết"
(23:4). Đó là lời ngợi khen chân chính.
Điều ấy cho chúng ta thấy tính chất của sự ngợi khen theo
cái nhìn của Đức Chúa Trời. Theo tính chất, sự ngợi khen là
một của tế lễ, một sinh tế. Nói cách khác, lời ngợi khen ra từ
nỗi đau đớn và sự chịu khổ. Hê-bơ-rơ 13:15 nói: "Nhờ Ngài,
chúng ta hãy liên tục dâng sinh tế bằng lời ngợi khen cho Đức
Chúa Trời, đó là bông trái của môi miệng xưng nhận danh
Ngài". Sinh tế là gì? Sinh tế là một của tế lễ. Một của tế lễ có
nghĩa là chết và mất mát. Người dâng lên một của tế lễ phải
chịu một sự mất mát nào đó. Một của tế lễ, một sinh tế, phải
được dâng lên. Sự dâng lên ấy tạo nên một sự mất mát. Bò đực
và chiên con là của anh em. Khi dâng chúng lên thì anh em hi
sinh chúng. Dâng lên một điều gì không có nghĩa là có được
điều gì, mà có nghĩa là chịu mất mát. Khi một người dâng lên
lời ngợi khen của mình, người ấy mất mát một điều gì đó;
người ấy dâng một sinh tế lên cho Đức Chúa Trời. Nói cách
khác, Đức Chúa Trời gây ra những vết thương; Ngài phá vỡ và
cắt xẻ một người cách sâu xa, nhưng đồng thời người ấy xoay
về Ngài và ngợi khen Ngài. Chịu khổ để dâng lên Đức Chúa
Trời lời ngợi khen là một loại của tế lễ. Đức Chúa Trời thích
loài người ngợi khen Ngài như vậy. Đức Chúa Trời thích được
ngự trên loại ngợi khen ấy. Làm sao Đức Chúa Trời có thể
nhận được sự ngợi khen Ngài? Đức Chúa Trời muốn các con cái
Ngài ngợi khen Ngài giữa những đau khổ của mình. Chúng ta
không nên ngợi khen Đức Chúa Trời chỉ khi nào có lợi. Tuy lời
ngợi khen được dâng lên do được lợi cũng là lời ngợi khen,
nhưng điều đó không thể được xem là một của tế lễ. Nguyên
tắc dâng hiến đặt nền tảng trên sự mất mát. Một của tế lễ bao
hàm trong đó yếu tố mất mát. Đức Chúa Trời muốn chúng ta
ngợi khen Ngài giữa sự mất mát của mình. Điều đó tạo thành
một của tế lễ thật.
Không những chúng ta phải cầu nguyện với Đức Chúa Trời,
mà hơn nữa còn phải học tập ngợi khen Ngài. Ngay từ lúc khởi
đầu bước đường Cơ-đốc của mình, chúng ta cần nhìn thấy tầm
quan trọng của sự ngợi khen. Chúng ta phải liên tục ngợi khen
Đức Chúa Trời. Đa-vít đã nhận được ân điển từ Đức Chúa Trời
để ngợi khen bảy lần mỗi ngày. Ngợi khen Chúa mỗi ngày là
một sự luyện tập hữu ích, là một bài học rất tốt và là một sự
thực hành thuộc linh rất tốt. Chúng ta cần phải học tập ngợi
khen Đức Chúa Trời khi thức dậy vào sáng sớm. Chúng ta phải
học tập ngợi khen Ngài khi gặp phải những nan đề, lúc nhóm
trong một buổi nhóm, hay khi ở một mình. Chúng ta cần phải
ngợi khen Đức Chúa Trời ít nhất là bảy lần mỗi ngày. Đừng để
Đa-vít thắng chúng ta trong sự ngợi khen. Nếu chúng ta chưa
học tập ngợi khen Chúa mỗi ngày thì khó mà có loại sinh tế
bằng sự ngợi khen được đề cập đến trong Hê-bơ-rơ chương 13.
Khi học tập ngợi khen, anh em sẽ khám phá ra rằng có
những ngày anh em không thể tập trung sức lực để ngợi khen.
Có lẽ anh em đã ngợi khen Đức Chúa Trời bảy lần hôm nay,
hôm qua và hôm kia. Có lẽ anh em đã ngợi khen Ngài một tuần
hay một tháng trước. Nhưng một ngày kia, anh em khám phá ra
rằng mình không thể thốt lên một lời ngợi khen nào. Vào
những ngày ấy, anh em sống trong đau đớn, trong sự tối tăm
hoàn toàn hay trong những nỗi khó khăn kinh khủng. Trong
những ngày như vậy, anh em đau khổ vì bị hiểu lầm và vu
khống. Anh em bận lo đổ nước mắt tự thương hại mình. Làm sao
anh em có thể ngợi khen Chúa trong những ngày như vậy? Anh
em không thể ngợi khen vì anh em bị tổn thương, chịu đau đớn,
và lâm vào tình cảnh khó khăn. Anh em cảm thấy phản ứng
hiển nhiên trước mắt là than phiền thay vì ngợi khen. Anh em
cảm thấy điều hiển nhiên nhất phải làm là lằm bằm thay vì
cảm tạ. Anh em không cảm thấy thích ngợi khen, và không
muốn ngợi khen. Anh em cảm thấy rằng ngợi khen không thích
hợp trong cảnh ngộ và tâm trạng như vậy. Ngay giây phút ấy,
anh em cần phải ghi nhớ rằng ngai của Đức Giê-hô-va không
thay đổi, danh Ngài không thay đổi, và vinh quang Ngài cũng
không thay đổi. Anh em cần phải ngợi khen Ngài vì Ngài đáng
được ngợi khen. Anh em cần phải chúc tụng Ngài chỉ vì Ngài
đáng được mọi lời chúc tụng. Dầu anh em đang ở giữa nhiều nan
đề, Ngài vẫn đáng được ngợi khen. Mặc dầu lâm vào thế cùng
quẫn, anh em vẫn phải ngợi khen Ngài. Ngay giây phút ấy, lời
ngợi khen của anh em trở nên một sinh tế bằng sự ngợi khen.
Anh em ngợi khen cũng giống như anh em giết con bò mập nhất
của mình. Việc ấy giống như đặt Y-sác yêu dấu lên bàn thờ. Lời
ngợi khen trong nước mắt của anh em là sinh tế bằng sự ngợi
khen. Của tế lễ là gì? Một của tế lễ ngụ ý những thương tích,
chết chóc, mất mát và hi sinh. Anh em bị thương tích trước mặt
Đức Chúa Trời. Anh em chết trước mặt Đức Chúa Trời. Anh em
chịu mất mát, và hi sinh trước mặt Đức Chúa Trời. Nhưng anh
em nhận thức rằng ngai của Đức Chúa Trời được thiết lập trên
các từng trời và không thể bị lay động, và anh em không cầm
lại được lời ngợi khen của mình. Đó là sinh tế bằng sự ngợi
khen. Đức Chúa Trời muốn các con cái Ngài ngợi khen Ngài
trong mọi sự và qua mọi cảnh ngộ.
II. NGỢI KHEN VÀ CHIẾN THẮNG
Chúng ta đã thấy rằng sự ngợi khen của mình là một sinh
tế. Nhưng hơn thế nữa, chúng ta phải nhận thấy rằng ngợi
khen là cách đắc thắng những cuộc tấn công thuộc linh. Nhiều
người nói rằng Sa-tan sợ lời cầu nguyện của các con cái Đức
Chúa Trời; hắn bỏ chạy mỗi khi con cái Đức Chúa Trời quì
xuống cầu nguyện. Đó là lý do hắn thường tấn công các con cái
Đức Chúa Trời và ngăn trở họ cầu nguyện. Đó là một sự tấn
công thông thường. Nhưng chúng tôi muốn chỉ ra một sự thật
khác, ấy là sự tấn công mãnh liệt nhất của Sa-tan không phải
nhắm vào sự cầu nguyện, mà nhắm vào sự ngợi khen. Nói như
vậy không có nghĩa là Sa-tan không tấn công sự cầu nguyện.
Ngay giây phút một Cơ-đốc-nhân cầu nguyện thì Sa-tan bắt
đầu tấn công. Rất dễ nói chuyện với người ta, nhưng ngay giây
phút một người cầu nguyện thì Sa-tan đến với nhiều nan đề.
Hắn sẽ làm cho một người cảm thấy khó cầu nguyện. Đó là một
sự thật. Nhưng Sa-tan không chỉ tấn công sự cầu nguyện, mà
còn tấn công sự ngợi khen của các con cái Đức Chúa Trời. Mục
tiêu tối hậu của Sa-tan là ngăn chặn mọi lời ngợi khen Đức
Chúa Trời. Cầu nguyện là một cuộc chiến, nhưng ngợi khen là
một chiến thắng. Cầu nguyện chỉ về chiến trận thuộc linh,
nhưng ngợi khen chỉ về chiến thắng thuộc linh. Mỗi khi chúng
ta ngợi khen, thì Sa-tan bỏ chạy. Vì vậy, Sa-tan ghét nhất là sự
ngợi khen của chúng ta. Hắn sẽ dùng hết sức lực của mình để
ngăn chặn lời ngợi khen của chúng ta. Khi các con cái Đức
Chúa Trời chịu những nghịch cảnh và cảm thấy bị đè nén mà
ngưng ngợi khen thì thật là dại dột. Nhưng khi được đưa đến
chỗ hiểu biết Đức Chúa Trời hơn, họ sẽ nhận thấy rằng ngay
cả nhà tù tại Phi-líp cũng có thể trở nên một nơi để ca hát
(Công 16:25). Phao-lô và Si-la đã ngợi khen Đức Chúa Trời
trong ngục tù. Lời ngợi khen của họ phá tung mọi cánh cửa của
ngục thất.
Trong Công-vụ, cửa nhà tù được mở ra hai lần. Một lần cửa
nhà tù mở ra cho Phi-e-rơ còn lần kia là cho Phao-lô. Trong
trường hợp của Phi-e-rơ, hội-thánh tha thiết cầu nguyện cho
ông, và một thiên sứ mở cửa đem ông ra (12:3-12). Trong
trường hợp của Phao-lô, ông và Si-la hát thánh ca ngợi khen
Đức Chúa Trời, và tất cả các cửa đều mở ra còn các xiềng xích
thì bị bẻ gãy. Hôm ấy, người cai ngục tin nhận Chúa, và toàn
thể gia đình ông đều được cứu một cách vui mừng (16:19-34).
Phao-lô và Si-la dâng lên sinh tế bằng sự ngợi khen trong nhà
tù. Các vết thương trên thân thể họ chưa được chữa lành; cơn
đau của họ chưa bớt. Chân họ bị cùm, và họ bị nhốt trong nhà
tù của Đế quốc Rô-ma. Có gì đáng vui mừng đâu? Có gì đáng để
ca hát đâu? Nhưng có hai người với linh siêu việt vượt trên mọi
sự. Họ nhận thấy Đức Chúa Trời vẫn ngồi trên các từng trời;
Ngài không thay đổi chút nào. Chính họ có thể thay đổi, hoàn
cảnh của họ có thể thay đổi, cảm xúc của họ có thể thay đổi, và
thân thể của họ có thể chịu đau khổ, nhưng Đức Chúa Trời vẫn
đang ngồi trên ngai. Ngài vẫn đáng được họ chúc tụng. Người
anh em của chúng ta là Phao-lô và Si-la đã cầu nguyện, ca hát,
và ngợi khen Đức Chúa Trời. Loại ngợi khen phát xuất từ sự
đau đớn và mất mát là một sinh tế bằng sự ngợi khen. Loại
ngợi khen ấy là một chiến thắng.
Khi cầu nguyện, anh em vẫn ở trong hoàn cảnh của mình.
Nhưng khi ngợi khen, anh em bay vượt lên trên hoàn cảnh của
mình. Trong khi cầu nguyện và khẩn xin, anh em bị những
công việc của mình trói buộc; anh em chưa thoát khỏi chúng.
Càng cầu khẩn, anh em càng thấy mình bị trói buộc và áp chế.
Nhưng nếu Đức Chúa Trời cất anh em lên trên lao tù, xiềng
xích, các vết thương đau đớn trên thân thể, sự đau khổ và nhục
nhã, anh em sẽ dâng lên lời ngợi khen danh Ngài. Phao-lô và
Si-la hát thánh ca. Họ ca ngợi Đức Chúa Trời. Họ được Đức
Chúa Trời đem đến chỗ [nhận thấy] lao tù, nhục nhã và đau
đớn không còn là nan đề đối với họ nữa. Họ có thể ngợi khen
Đức Chúa Trời. Khi họ ngợi khen như vậy, các cửa ngục thất
mở ra, xiềng xích rơi xuống, và thậm chí người cai ngục cũng
được cứu.
Nhiều khi, sự ngợi khen có kết quả tại những chỗ sự cầu
nguyện thất bại. Đó là một nguyên tắc rất căn bản. Nếu anh
em không thể cầu nguyện thì tại sao không ngợi khen? Chúa
đã đặt một điều nữa trong tay anh em để anh em chiến thắng
và khoe khoang trong chiến thắng. Mỗi khi anh em không còn
sức cầu nguyện và nhận thấy linh mình bị đè nén cách nặng
nề, bị tổn thương hay chùng xuống, thì hãy ngợi khen Ngài.
Nếu anh em không thể cầu nguyện thì hãy cố gắng ngợi khen.
Chúng ta bao giờ cũng nghĩ rằng mình nên cầu nguyện khi
gánh nặng còn nặng trĩu và nên ngợi khen khi gánh nặng
không còn nữa. Nhưng xin ghi nhớ rằng có những lúc gánh
nặng quá nặng đến nỗi anh em không thể cầu nguyện. Đó là
lúc anh em phải ngợi khen. Chúng ta không ngợi khen khi
không có gánh nặng; chúng ta ngợi khen khi gánh nặng trở
nên quá nặng. Khi anh em gặp phải những hoàn cảnh và vấn
đề khác thường, cảm thấy bối rối và suy sụp, xin chỉ ghi nhớ
một điều: "Tại sao không ngợi khen?" Đó là một cơ hội bằng
vàng. Nếu anh em dâng lên lời ngợi khen của mình ngay giây
phút ấy, Linh Đức Chúa Trời sẽ hành động trong anh em, mở
tung tất cả các cánh cửa, và bẻ gãy mọi xiềng xích.
Chúng ta cần học tập duy trì linh cao cả ấy, tức linh vượt
lên trên mọi cuộc tấn công. Cầu nguyện có thể không đem
chúng ta đến ngai, nhưng ngợi khen chắc chắn đem chúng ta
đến ngai bất cứ lúc nào. Cầu nguyện có thể không làm cho
chúng ta đắc thắng trong mọi lúc, nhưng ngợi khen thì không
thất bại một lần nào. Các con cái Đức Chúa Trời cần phải mở
miệng mình ra ngợi khen Ngài, không phải chỉ khi họ không
có nan đề, không bị đau đớn, không bị tổn thương hay không
gặp khó khăn, mà thậm chí còn phải ngợi khen nhiều hơn nữa
khi có nan đề và bị thương tích. Khi một người ngẩng đầu lên
trong những hoàn cảnh ấy và nói: "Thưa Chúa, con ngợi khen
Ngài", mắt người ấy có thể đẫm lệ, nhưng miệng người ấy thì
đầy dẫy lời ngợi khen. Lòng có thể đau đớn, nhưng linh người
ấy vẫn ngợi khen. Linh người ấy bay vút lên cao như lời ngợi
khen của chính mình. Người ấy có thể cùng thăng thiên với lời
ngợi khen của mình. Những người lằm bằm là dại dột. Càng
lằm bằm, thì họ càng bị chôn vùi dưới những lời lằm bằm của
mình. Càng phàn nàn, thì họ càng đắm chìm trong những lời
phàn nàn của mình. Càng để các nan đề ập đến trên họ, thì họ
càng trở nên mệt mỏi. Nhiều người có vẻ năng nổ hơn một
chút; họ cầu nguyện khi có nan đề. Họ cố gắng và chiến đấu để
thoát ra khỏi hoàn cảnh của mình. Mặc dầu những hoàn cảnh
và thương tích cố chôn vùi họ, họ vẫn không chịu bị chôn, và cố
gắng thoát ra bằng sự cầu nguyện. Họ thường xoay xở thoát ra
bằng sự cầu nguyện. Nhưng cũng có những lúc sự cầu nguyện
không hiệu quả. Dường như không điều gì có thể giải cứu họ
cho đến khi họ ngợi khen. Anh em cần dâng lên sinh tế bằng
sự ngợi khen. Nói như vậy nghĩa là anh em cần xem sự ngợi
khen là một sinh tế và dâng lên cho Đức Chúa Trời. Khi đặt
chính mình vào trong một vị thế đắc thắng như vậy, lập tức
anh em vượt lên trên mọi sự, và không nan đề nào có thể chôn
vùi anh em. Đôi khi anh em có thể cảm thấy điều gì đang cố đè
bẹp mình. Nhưng ngay khi ngợi khen, anh em sẽ thoát ra khỏi
tình trạng nản lòng của mình.
Chúng ta hãy xem 2 Sử Ký 20:20-22. "Vào sáng sớm, họ đều
chỗi dậy, tiến vào đồng hoang Thê-cô-a; khi họ đi, Giô-sa-phát
đứng mà nói rằng: Hỡi người Giu-đa và cư dân Giê-ru-sa-lem!
Hãy nghe ta: Hãy tin cậy Chúa Đức Chúa Trời các ngươi, thì
các ngươi sẽ vững chắc; hãy tin các tiên tri Ngài, thì các ngươi
sẽ được thạnh vượng. Khi ông đã bàn với dân chúng, thì chỉ
định những người ca hát cho Chúa đi ra trước đạo quân ngợi
khen vẻ đẹp của sự thánh khiết rằng: Hãy ngợi khen Chúa, vì
sự thương xót Ngài hằng có đời đời. Khi chúng bắt đầu ca hát
và ngợi khen, thì Chúa đặt phục binh xông vào con cái
Am-môn, Mô-áp và [những người ở] núi Sê-i-rơ đã đến chống
lại Giu-đa; và họ đều bị đánh bại". Đây là một trận chiến. Vào
thời Giô-sa-phát cai trị, quốc gia Giu-đa đã đến đường cùng, và
rất yếu kém. Mọi sự đều ở trong một tình trạng hỗn loạn.
Người Mô-áp, người Am-môn và dân ở núi Sê-i-rơ đến xâm
chiếm Giu-đa. Giu-đa hoàn toàn tuyệt vọng; họ cảm thấy chắc
chắn sẽ bị đánh bại. Giô-sa-phát là một vị vua được phục hưng,
và là một người kính sợ Đức Chúa Trời. Tất nhiên, không có vị
nào trong những vị vua sau cùng của Giu-đa là hoàn hảo, ấy thế
mà Giô-sa-phát lại là một người theo đuổi Đức Chúa Trời. Ông
truyền Giu-đa phải tin nơi Đức Chúa Trời. Ông đã làm gì? Ông
lập những người ca hát để hát ngợi khen Đức Giê-hô-va. Ông
cũng truyền những người ấy ngợi khen vẻ đẹp của sự thánh
khiết, bước đi phía trước quân đội và nói rằng: "Ngợi khen
Chúa; vì sự thương xót Ngài hằng có đời đời". Xin lưu ý đến
nhóm chữ khi chúng bắt đầu trong câu tiếp theo. Đó là một lời
rất quí báu. "Khi chúng bắt đầu ca hát và ngợi khen, thì Đức
Giê-hô-va đặt phục binh xông vào con cái Am-môn, Mô-áp và
[những người ở] núi Sê-i-rơ". Khi chúng bắt đầu có nghĩa là
ngay giây phút ấy. Khi mọi người hát ngợi khen Đức Giê-hô-va,
Ngài chỗi dậy đánh bại dân Am-môn, dân Mô-áp và những
người từ núi Sê-i-rơ. Không gì chuyển động tay Chúa nhanh
như lời ngợi khen. Cầu nguyện không phải là cách tốt nhất
chuyển động tay Chúa; ngợi khen mới là cách nhanh nhất. Xin
đừng hiểu lầm là chúng ta không phải cầu nguyện. Chúng ta
cần cầu nguyện, và cần cầu nguyện mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ
nhờ ngợi khen mà chúng ta có thể đắc thắng nhiều điều.
Tại đây, chúng ta nhận thấy rằng sự đắc thắng thuộc linh
không phải tùy thuộc vào chiến trận mà tùy thuộc vào lời ngợi
khen. Chúng ta cần học tập đắc thắng Sa-tan bằng lời ngợi khen
của mình. Chúng ta đắc thắng Sa-tan không phải chỉ nhờ cầu
nguyện mà cũng nhờ ngợi khen nữa. Nhiều người ý thức về tính
hung ác của Sa-tan và những nhược điểm của chính mình, và họ
quyết tâm chiến đấu và cầu nguyện. Tuy nhiên, tại đây chúng ta
tìm thấy một nguyên tắc rất độc đáo: Sự đắc thắng thuộc linh
không tùy thuộc vào chiến trận mà tùy thuộc vào sự ngợi khen.
Các con cái của Đức Chúa Trời thường bị cám dỗ nghĩ rằng các
nan đề của mình quá lớn và họ phải tìm cách nào đó để giải
quyết các nan đề ấy. Họ quan tâm nhiều đến việc tìm cách nào
để đắc thắng. Nhưng càng cố gắng tìm ra một phương cách, thì
họ càng khó đắc thắng hơn. Làm như vậy là họ tự đặt mình trên
cùng một bình diện với Sa-tan. Cả hai đều ở trong trận chiến;
Sa-tan đánh bên này, còn họ thì đánh bên kia. Đứng ở vị thế ấy
thì không dễ gì thắng được. Nhưng 2 Sử Ký chương 20 đưa ra một
bức tranh khác. Bên này là quân đội, còn bên kia thì hát thánh
ca. Những người ấy hoặc là có đức tin lớn nơi Đức Chúa Trời,
hoặc là điên cuồng. Cảm tạ Đức Chúa Trời, chúng ta không phải
là những người điên cuồng. Chúng ta là những người có đức tin
nơi Đức Chúa Trời.
Nhiều con cái của Đức Chúa Trời ở dưới những thử thách
gay go; họ thường bị thử nghiệm. Khi những thử thách trở nên
gay go và cuộc chiến trở nên ác liệt, họ giống như Giô-sa-phát.
Họ bị vây hãm trong tình trạng rối ren của mình. Bên này thì
quá mạnh, còn bên kia thì quá yếu; [lực lượng] hai bên không
tương xứng. Họ bị kẹt trong cơn lốc. Các nan đề của mình quá
lớn và họ không thể nào đắc thắng được. Vào những lúc như
vậy, họ dễ chuyển sang chú ý đến các nan đề của mình; mắt
họ dễ chăm chăm nhìn những nỗi khó khăn của mình. Càng
trải qua những thử thách, một người càng dễ bị các nan đề của
mình trói buộc. Hoàn cảnh ấy là thời điểm tốt nhất để thử
nghiệm. Cuộc thử nghiệm lớn nhất đến khi người ấy nhìn vào
chính mình hay hoàn cảnh của mình. Càng bị thử nghiệm,
một người càng có khuynh hướng nhìn vào chính mình hay
hoàn cảnh của mình. Nhưng đối với những người hiểu biết Đức
Chúa Trời, càng bị thử nghiệm thì họ càng đặt sự trông cậy
của mình nơi Chúa. Càng bị thử nghiệm thì họ càng học tập
ngợi khen. Vậy, chúng ta phải học tập đừng nhìn chính mình.
Chúng ta phải học tập nhìn Chúa. Chúng ta cần phải ngửng
đầu lên và thưa với Chúa rằng: "Ngài ở trên mọi sự; con ngợi
khen Ngài!" Những lời ngợi khen lớn tiếng, những lời ngợi
khen phát xuất từ tấm lòng, và những lời ngợi khen tuôn ra từ
những cảm xúc bị tổn thương là các sinh tế bằng sự ngợi khen
làm hài lòng Đức Chúa Trời và được Ngài chấp nhận. Một khi
sinh tế bằng sự ngợi khen lên đến Đức Chúa Trời, thì kẻ thù
là Sa-tan bị lời ngợi khen đánh bại. Sinh tế bằng sự ngợi
khen rất công hiệu trước mặt Đức Chúa Trời. Hãy để những
lời ngợi khen cao quý nhất của anh em bật ra dâng lên cho
Đức Chúa Trời, thì anh em chắc chắn sẽ đứng vững và đắc
thắng. Khi ngợi khen, anh em sẽ tìm thấy con đường chiến
thắng mở rộng trước mắt mình!
Các tín đồ mới đừng nghĩ rằng mình phải trải qua nhiều năm
tháng trước khi có thể học tập bài học ngợi khen. Họ cần phải
nhận thức rằng ngay lập tức họ có thể bắt đầu ngợi khen. Mỗi
khi gặp phải một nan đề, anh em phải cầu xin sự thương xót để
anh em dừng lại không xoay xở và mưu tính nữa, mà thay vào đó
anh em học tập bài học ngợi khen. Có thể thắng được nhiều cuộc
chiến nhờ ngợi khen. Nhiều trận chiến bị thua vì thiếu ngợi
khen. Nếu tin nơi Đức Chúa Trời, thì giữa các nan đề của mình,
anh em có thể thưa với Chúa rằng: "Con ngợi khen danh Ngài.
Ngài [trổi] cao hơn mọi sự. Ngài mạnh mẽ hơn mọi sự. Sự nhân
từ của Ngài hằng có đời đời!" Người nào ngợi khen Đức Chúa
Trời thì vượt trên mọi sự. Người ấy liên tục đắc thắng nhờ sự
ngợi khen của mình. Đó là một nguyên tắc, và cũng là một sự
thật.....còn nữa

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2