buy female viagra
female viagra
pills naltrexone buy online canada
buy naltrexone canada
open buy naltrexone
buy clomid pct
clomid
uk buy online
abortion pill online
buy cheap abortion pill
read here buy naltrexone without prescription
where
to buy naltrexone
antidepressants controlling tools of your system
depression
link Bài Tám Mươi Mốt
Được Biến Đổi
(4)
Chúng ta cần xem xét thêm kinh nghiệm tại Bê-tên. Trong bài nầy, chúng ta đến vấn đề lời hứa của Đức Chúa Trời.
e) Lời Hứa Của Đức Chúa Trời
Chúng ta đã hoàn toàn quen thuộc với từ liệu lời hứa. Tuy nhiên, trong phân đoạn nầy, lời hứa của Đức Chúa Trời không phải bình thường. Đức Chúa Trời, Đấng ban lời hứa trong chương 35, là Đức Chúa Trời Toàn Túc (c. 11,tiếng Hê-bơ-rơ). Chúng ta cần chú ý đến sự khải thị về các danh xưng của Đức Chúa Trời trong Sách Sáng Thế Ký. Trong chương 1, Đức Chúa Trời chỉ được khải thị là Elohim, còn trong chương 2, chúng ta thấy danh xưng Giê-hô-va (được dịch là Chúa trong bản King James). Elohim là danh xưng của Đức Chúa Trời như Đấng Tạo Hóa có quan hệ đến cõi thọ tạo của Ngài, còn Giê-hô-va là danh xưng trong mối quan hệ của Ngài với con người, cho thấy Đức Chúa Trời có quan hệ với con người như thế nào. Danh xưng Đức Chúa Trời Toàn Túc không được bày tỏ cho đến chương 17:1, ở đó, Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham rằng “Ta là Đức Chúa Trời Toàn Túc; hãy đi trước mặt Ta làm một người trọn vẹn” (tiếng Hê-bơ-rơ). Trước đây, chúng ta không nhận thức đầy đủ ý nghĩa của danh xưng nầy. Chúng ta đơn giản nghĩ rằng danh xưng ấy có nghĩa Đức Chúa Trời là mọi sự cho chúng ta. Rõ ràng điều này đúng khi nói rằng sự Toàn Túc của Đức Chúa Trời có nghĩa Ngài là mọi sự cho chúng ta. Nhưng danh xưng nầy của Đức Chúa Trời được khải thị có mục đích gì? Trước đây tôi đã rao giảng một số bài về danh xưng nầy của Đức Chúa Trời, tôi nói rằng danh xưng nầy ngụ ý Đức Chúa Trời là giàu có và Ngài là sự cung ứng toàn túc cho chúng ta. Ngài là mọi sự để cung ứng mọi điều chúng ta cần. Theo một ý nghĩa, điều nầy đúng. Đức Chúa Trời là toàn túc để cung ứng cho chúng ta. Nhưng Ngài cung ứng cho chúng ta để làm gì? Phải chăng Ngài chỉ cung ứng để chúng ta được cứu và trở nên thuộc linh? Không. Nếu muốn thấy mục đích của việc Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Túc, chúng ta cần đọc Sáng Thế Ký 35 và so với Sáng Thế Ký 17.
Mục đích Đức Chúa Trời khải thị chính Ngài là Đấng Toàn Túc là cho sự xây dựng của Ngài. Cũng như danh xưng Elohim là cho sự sáng tạo của Đức Chúa Trời thì danh xưng Đức Chúa Trời Toàn Túc là vì sự xây dựng của Ngài. Đừng hiểu Lời Thánh bằng sự tưởng tượng của anh em. Hãy hiểu Kinh Thánh bằng chính Kinh Thánh, so sánh phần lời nầy với phần lời khác. Làm thế nào chúng ta biết danh xưng Elohim là cho sự sáng tạo của Đức Chúa Trời? Tất cả những người nghiên cứu Kinh Thánh đều đồng ý rằng sự đề cập lần đầu tiên về một điều gì đó trong Kinh Thánh tạo nên nguyên tắc cho vấn đề cụ thể đó. Lần đề cập đầu tiên về danh xưng Elohim là trong Sáng Thế Ký 1. Trong chương nầy, Đức Chúa Trời được khải thị cho cõi thọ tạo của Ngài. Do đó, điều nầy lập nên nguyên tắc là: về cơ bản, danh xưng Elohim chỉ về Đức Chúa Trời sáng tạo, Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa.
Là lần đầu tiên đề cập đến danh xưng Đức Chúa Trời Toàn Túc, El-Shaddai, rõ ràng Sáng Thế Ký 17:1 khải thị về ý nghĩa của danh xưng nầy. Trước đó, Áp-ra-ham đã được Đức Chúa Trời kêu gọi với mục đích trở thành tổ phụ của những người được Đức Chúa Trời kêu gọi. Đức Chúa Trời không có ý định là Áp-ra-ham sẽ hoàn thành điều nầy bằng việc vận dụng sức lực thiên nhiên của ông, và Đức Chúa Trời cũng không ban cho ông một con trai cho đến khi sức lực thiên nhiên của ông đã cạn kiệt. Tuy nhiên, Áp-ra-ham đã không hiểu biết Đức Chúa Trời cách đầy đủ, cũng không tin Ngài về điều nầy. Thay vì thế, ông bước theo đề nghị của vợ để sinh được một con trai bằng cách sử dụng sức lực thiên nhiên với nàng hầu. Đức Chúa Trời đã bị xúc phạm bởi điều nầy, và Ngài đã không nói gì với Áp-ra-ham trong 13 năm. Đừng nghĩ rằng Đức Chúa Trời không bị xúc phạm và Ngài luôn kiên nhẫn với anh em. Không chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời là Đấng kiên nhẫn hoàn toàn. Trong trường hợp của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời bị xúc phạm, không phải bởi tội lỗi, nhưng bởi Áp-ra-ham sử dụng sức lực thiên nhiên. Trong gia tể của Đức Chúa Trời, không gì xúc phạm Ngài hơn là chúng ta sử dụng sức lực thiên nhiên. Hễ khi nào một người được Đức Chúa Trời kêu gọi mà dùng sức lực thiên nhiên để làm một điều nào đó nhằm hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời thì Ngài bị xúc phạm. Theo một ý nghĩa, dùng sức lực thiên nhiên là sỉ nhục Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không cần sự giúp đỡ của anh em. Dùng sức lực thiên nhiên có nghĩa là anh em có thể giúp đỡ Đức Chúa Trời, cho thấy rằng Đức Chúa Trời không toàn túc và Ngài cần anh em giúp. Khi Đức Chúa Trời lại phát ngôn với Áp-ra-ham sau 13 năm gián đoạn, Ngài phán “Ta là Đức Chúa Trời Toàn Túc”. Nếu cẩn thận đọc chương nầy, anh em sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời toàn túc đối với anh em là để tạo nên những vật liệu cho Nhà Ngài.
Sáng Thế Ký chương 17 và chương 35 tương hợp với nhau ít nhất là ba phương diện. Trước nhất, cả hai chương nầy đều khải thị rằng Đức Chúa Trời là toàn túc. Đức Chúa Trời đã khải thị danh xưng thần thượng nầy cho cả Áp-ra-ham và Gia-cốp. Thứ hai, trong cả hai chương nầy đều có sự đổi tên. Tên của Áp-ra-ham được đổi từ Áp-ram thành Áp-ra-ham, còn tên của Gia-cốp được đổi từ Gia-cốp thành Ítx-ra-ên. Trong sự sống thuộc linh, đổi tên có nghĩa là biến đổi, không chỉ là đổi tên gọi. Anh em có thể nói “Anh Lý à, anh đã làm một điều sai. Kể từ giờ trở đi, anh không phải là Lý nữa mà là Charles Ford”. Sự thay đổi tên gọi như vậy không có ý nghĩa gì cả. Theo Kinh Thánh, đổi tên là đổi bản thể. Trước đây, anh em là Áp-ram nhưng bây giờ là Áp-ra-ham. Trước đây, anh em là Gia-cốp lừa đảo, bây giờ là Ítx-ra-ên, người vật lộn cùng Đức Chúa Trời. Đây mới là sự thay đổi, không phải thay đổi nhãn hiệu mà thay đổi bản thể, thay đổi cấu tạo. Do đó, chương 17 nói về sự biến đổi của Áp-ra-ham, và chương 35 nói về sự biến đổi của Gia-cốp.
Thứ ba, trong cả hai chương, chúng ta đều có lời hứa của Đức Chúa Trời. Lời hứa của Đức Chúa Trời cho Áp-ra-ham được lặp lại cho Gia-cốp. Lời hứa của Đức Chúa Trời cho Gia-cốp trong chương 28 là không xác định. Trong 28:14, Đức Chúa Trời phán “Dòng dõi ngươi sẽ như bụi trên đất”. Nếu là Gia-cốp, chắc tôi nói: “Thưa Chúa, con không muốn dòng dõi con như bụi đất. Thay vì hàng triệu phân tử bụi, Ngài ban cho vài vị vua thì tốt hơn”. Mặc dù lời hứa của Đức Chúa Trời trong chương 28 nói về bụi đất, nhưng trong chương 35, lời hứa của Ngài nói về các vị vua và các dân tộc (c. 11). Một dân tộc ngụ ý đến một vương quốc. Lời hứa của Đức Chúa Trời trong 35:11 là sự lặp lại lời hứa trong 17:6. Trong cả hai trường hợp, Ngài hứa rằng các dân tộc và các vua sẽ được sinh ra. Trong giấc mơ của Gia-cốp tại Bê-tên, Đức Chúa Trời phán với ông rằng dòng dõi ông sẽ như bụi đất. Nhưng bây giờ, trong chương 35, trong kinh nghiệm thật sự tại Bê-tên, lời hứa của Đức Chúa Trời đã phát triển. Ở đây, không đề cập đến bụi đất. Thay cho bụi đất là các dân tộc cùng với các vua. Mục tiêu của lời hứa trong chương nầy là kết quả và sự nhân rộng để sản sinh các dân tộc cùng với các vua. Do đó, Sáng Thế Ký 17 và 35 tương ứng với nhau trong ba phương diện: trong sự khải thị về danh xưng thần thượng, Đức Chúa Trời Toàn Túc; trong sự đổi tên một người; và trong lời hứa về sự gia tăng bội phần để sản sinh các dân tộc cùng với các vua.
Bây giờ chúng ta có thể thấy được mục đích của danh xưng Đức Chúa Trời Toàn Túc. Đức Chúa Trời Toàn Túc là để xây dựng Nhà Ngài. Tất cả chúng ta cần phải tiếp nhận lời nầy. Đức Chúa Trời Toàn Túc là để xây dựng Bê-tên. Đức Chúa Trời Toàn Túc dành cho nếp sống Hội Thánh để xây dựng Nhà Ngài trên đất. Anh em không thể kinh nghiệm Đức Chúa Trời Toàn Túc cách cá nhân. Để kinh nghiệm Đức Chúa Trời Toàn Túc, anh em phải ở trong Bê-tên, trong Nhà của Đức Chúa Trời, trong nếp sống Hội Thánh.
Lẽ thật nầy được chứng minh bởi kinh nghiệm của chúng ta. Trước khi đến với nếp sống Hội Thánh, nhiều người trong chúng ta đã có một kinh nghiệm nào đó về Đức Chúa Trời. Nhưng, như tất cả mọi người có thể làm chứng, chúng ta không thể kinh nghiệm Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Túc. Mặc dù tôi kinh nghiệm Đức Chúa Trời về nhiều phương diện, nhưng tôi không thể kinh nghiệm Ngài là Đấng Toàn Túc cho đến khi tôi vào trong nếp sống Hội Thánh. Sau khi ở trong nếp sống Hội Thánh nhiều năm, tôi có thể nói “Ha-lê-lu-gia! Tôi đã có kinh nghiệm về Đức Chúa Trời Toàn Túc trong nếp sống Hội Thánh!”. Đức Chúa Trời là toàn túc nên chỉ một vài cá nhân thì không thể kinh nghiệm được. Là cá nhân, chúng ta bị giới hạn quá nhiều. Sự toàn túc của Đức Chúa Trời đòi hỏi một Thân Thể tập thể. Chúng ta cần có Ngôi Nhà để kinh nghiệm phương diện nầy của Ngài.
Gần đây, ở Anaheim, chúng tôi có một buổi nhóm cầu nguyện thật tuyệt vời. Tôi tin rằng buổi nhóm đó sẽ như một sự kỷ niệm cho đến đời đời. Tất cả những lời cầu nguyện ở đó thật là độc đáo. Trong lời cầu nguyện nầy, chúng tôi cầu nguyện về người đàn bà trong cơn quặn thắt và về đứa con trai đắc thắng, chiếm ưu thế. Thật tuyệt diệu! Chúng ta chưa hề có một lời cầu nguyện giống như vậy khi ở một mình trong phòng; chúng ta phải ở trong Hội Thánh. Bất kỳ thánh đồ nào ở địa phương [Anaheim] mà bỏ qua buổi nhóm cầu nguyện đó thì chắc chắn đã đánh mất nhiều điều. Đây là một kinh nghiệm, không phải về danh xưng Elohim, về Giê-hô-va, mà về Đức Chúa Trời Toàn Túc. Trong buổi nhóm cầu nguyện đó, tôi đã ở trên tầng trời thứ ba, vui hưởng Đức Chúa Trời Toàn Túc. Chỉ ở trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta mới có thể nhận ra được sự toàn túc của Đức Chúa Trời mình.
Khi nghe có sự chống đối từ những người phê bình chúng ta, tôi không cảm thấy ghét họ; trái lại, tôi cảm thấy hết sức đáng tiếc. Họ đã lỡ mất nhiều điều! Tôn giáo truyền thống đang ngăn cản và giữ họ khỏi sự chuyển động cập nhật của Đức Chúa Trời. Ngài thật là một Đức Chúa Trời Toàn Túc mà chúng ta đang kinh nghiệm trong sự chuyển động hiện nay của Ngài! Đây không phải là một sự dạy dỗ hay một sự hiểu biết giáo lý mà là kinh nghiệm của chúng ta về Đức Chúa Trời trong nếp sống Hội Thánh. Đức Chúa Trời Toàn Túc được khải thị để xây dựng Bê-tên và Ngài đang được tín đồ kinh nghiệm trong nếp sống Hội Thánh.
Sự giải thích của Tân Ước cho từ liệu “Nhà của Đức Chúa Trời” trong Cựu Ước là “Hội Thánh”. Trong 1Ti-mô-thê 3:15, Phao-lô nói “Phỏng ta có chậm trễ thì con cũng có thể biết cần phải cư xử thể nào trong Nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật”. Đối với chúng ta ngày nay, Bê-tên không phải là điều thuộc về lịch sử mà chính là Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống. Bê-tên trong Cựu Ước là hình bóng về việc kinh nghiệm nếp sống Hội Thánh cách thiết thực. Cơ-đốc Giáo ngày nay nghèo nàn biết bao! Hầu hết Cơ-đốc nhân đều cho rằng Bê-tên đã thuộc về lịch sử. Họ không nhận thấy rằng nếp sống Hội Thánh ngày nay là Bê-tên. Lý do họ không hiểu điều nầy là vì họ không có nếp sống Hội Thánh. Ngợi khen Chúa vì trong sự khôi phục của Ngài, chúng ta có nếp sống Hội Thánh!
Trong nếp sống Hội Thánh, việc kinh nghiệm của chúng ta về Đức Chúa Trời Toàn Túc đang gia tăng hằng ngày, thậm chí hằng phút. Nếp sống Hội Thánh của chúng tôi ởAnaheim đã gia tăng rất lớn trong hai năm qua. Nếu so sánh Tháng Giêng năm 1977 với Tháng Giêng năm 1975, anh em sẽ thấy sự khác biệt. Chắc chắn năm 1977 sẽ là năm lớn lao trong sự khôi phục của Chúa. Vào tháng 10 năm nầy, ở Đài Bắc sẽ có một hội đồng quốc tế các Hội Thánh. Chỉ có Chúa mới biết điều gì sẽ xảy ra lúc đó, hoặc thậm chí là tuần tới. Tôi tin rằng một vài điều rất có ý nghĩa sắp xảy ra. Nếp sống Hội Thánh đang tiến lên; nếp sống đó đang tiến lên hằng ngày hằng đêm. Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng rằng nếp sống Hội Thánh đã tiến lên kể từ chiều hôm nay. Ha-lê-lu-gia, Đức Chúa Trời Toàn Túc dành cho nếp sống Hội Thánh, tức là Bê-tên hôm nay!
(1) Không Phải Ở Pha-đan A-ram
Ở Pha-đan A-ram, Đức Chúa Trời không ban lời hứa cho Gia-cốp (31:3). Tại sao ở đó, Đức Chúa Trời không ban lời hứa cho ông? Chắc chắn không phải Đức Chúa Trời đã thay đổi vì Ngài không bao giờ thay đổi. Không có lời hứa nào được ban cho Gia-cốp ở Pha-đan A-ram vì đó không phải là nơi đúng đắn. Ở Pha-đan A-ram, Gia-cốp đã không ở vị trí đúng đắn để nhận lời hứa của Đức Chúa Trời. Nếu muốn nhận lời hứa của Đức Chúa Trời, chúng ta phải ở đúng chỗ. Tôi mạnh mẽ nói rằng có rất nhiều điều chỉ có thể nhận được trong nếp sống Hội Thánh. Ngoài nếp sống Hội Thánh, anh em không có vị trí đúng để nhận những điều nầy.
(2) Không Phải Ở Su-cốt Hoặc Si-chem
Cuối cùng, Gia-cốp đã rời Pha-đan A-ram và đi đến Su-cốt, nghĩa là “mấy cái lều”(33:17). Ở Su-cốt, tức là trên biên giới của Đất Thánh, Gia-cốp đã xây một ngôi nhà cho mình và những căn lều cho súc vật, nhưng ông không dựng một bàn thờ nào cho Đức Chúa Trời. Sau đó, Gia-cốp đi từ Su-cốt đến Si-chem. Chúng ta thấy rằng ở Si-chem, ông đã dựng một bàn thờ. Nhưng bàn thờ nầy đã được dựng ở một chỗ theo thỏa mãn của riêng ông, không phải theo sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời. Do đó, Đức Chúa Trời đã thay đổi hoàn cảnh của Gia-cốp để ông bị khuấy động và nhận mạng lịnh chỗi dậy để lên Bê-tên. Gia-cốp đã nhận lời hứa của Đức Chúa Trời không phải ở Su-cốt hay Si-chem.
(3) Chỉ Ở Bê-tên
Chỉ ở Bê-tên, Đức Chúa Trời mới ban lời hứa cho Gia-cốp (35:11-12). Lời hứa trong chương 35 vững chắc hơn lời hứa được ban cho Gia-cốp trong giấc chiêm bao(28:13-14). Trước khi đến với nếp sống Hội Thánh, chúng ta chưa bao giờ có một lời hứa vững chắc nào được Đức Chúa Trời ban cho. Lời hứa vững chắc nhất luôn được ban cho trong nếp sống Hội Thánh. Kinh nghiệm của chúng ta sau khi bước vào nếp sống Hội Thánh là dường như mỗi ngày đều là một ngày có lời hứa. Điều nầy có nghĩa là mỗi ngày đều đầy hy vọng. Ngoài Hội Thánh, chúng ta không có hy vọng nào cả. Trước khi bước vào nếp sống Hội Thánh, anh em có hy vọng nào không? Không, chúng ta chỉ có thất vọng và nản lòng. Nhưng bây giờ, trong nếp sống Hội Thánh, mọi sự đều rõ ràng và đầy ý nghĩa. Sáng, trưa và tối, chúng ta đều có hy vọng. Tất cả hy vọng nầy đều là những lời hứa mà chúng ta đang nhận hằng ngày.
Tất cả lời hứa được Đức Chúa Trời ban cho và được chúng ta nhận lãnh đều dành cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Những lời hứa đó không dành cho ngôi nhà tranh hay túp lều nhỏ bé của chúng ta. Trước đây, một số người trong chúng ta khao khát dựng một ngôi nhà tranh thánh khiết nhỏ bé, một số chị em muốn dựng một túp lều hôn nhân nhỏ bé tốt đẹp. Nhiều người vợ không tìm thấy đời sống hôn nhân hạnh phúc thì đã tìm được một đời sống hôn nhân hạnh phúc trong Cơ-đốc Giáo. Ngay cả sau khi bước vào nếp sống Hội Thánh, sâu xa bên trong, nhiều chị em vẫn còn hy vọng thấy được trong Hội Thánh một đời sống hôn nhân hạnh phúc mà họ đang tìm kiếm. Ý định của họ không phải để xây dựng Nhà Đức Chúa Trời mà để dựng túp lều hôn nhân nhỏ bé. Nhưng kinh nghiệm của nhiều người trong chúng ta là như vầy: khi chúng ta đang nỗ lực dựng túp lều nhỏ bé cho chính mình thì Đức Chúa Trời thổi bay đi. Trong kinh nghiệm của tôi cách đây vài năm, trước hết Đức Chúa Trời thổi tung mái, rồi sau đó đến các bức tường. Sau đó, túp lều biến mất. Nhưng đừng nghĩ rằng tất cả mọi người trong Hội Thánh đều khốn khó vì túp lều hôn nhân của họ đã bị sụp đổ. Chúng ta sẽ có một đời sống hôn nhân tốt hơn, không phải trong túp lều nhỏ bé của mình mà trong Nhà của Đức Chúa Trời. Ngày nay, trong nếp sống Hội Thánh, tôi có thể làm chứng và khoe khoang với kẻ thù về đời sống hôn nhân kỳ diệu mà tôi có trong Hội Thánh. Nếu không có nếp sống Hội Thánh, anh em sẽ có một đời sống hôn nhân khốn khó biết bao! Khi cố gắng dựng một túp lều cho chính mình, chúng ta đã không thành công. Nhưng khi đem đời sống hôn nhân của mình vào trong Hội Thánh, chúng ta thấy mình đang ở trong một lâu đài. Ngợi khen Chúa, chúng ta đang ở đây vì Nhà của Đức Chúa Trời.
Trước khi vào trong nếp sống Hội Thánh, tôi cũng đã cố xây dựng một ngôi nhà kiên nhẫn nhỏ bé cho mình. Như nhiều anh em đã biết, tôi là một người nhanh nhẹn. Để một người nhanh nhẹn trở nên kiên nhẫn phải mất nhiều năng lực. Thậm chí khi gọi điện thoại, tôi cũng ghét cả tín hiệu báo bận. Thấy mình là một người trẻ thiếu kiên nhẫn, tôi đã cố gắng xây ngôi nhà kiên nhẫn nhỏ bé cho mình. Tôi cũng hết sức cố gắng xây ngôi nhà thánh khiết và đắc thắng. Tôi muốn đắc thắng sự nóng nảy của mình rất nhiều. Một người nhanh nhẹn thường thiếu kiên nhẫn, và sự thiếu kiên nhẫn gây nổi nóng. Tôi hoàn toàn nhận biết mình là người thiếu kiên nhẫn, không thánh khiết và dễ thất bại. Mặc dù tôi đã cố xây dựng những ngôi nhà kiên nhẫn, thánh khiết và đắc thắng nhưng đã không thành công, thậm chí chỉ là một cái. Khi bước vào nếp sống Hội Thánh, tôi đã không quên ngay những ngôi nhà nầy. Trái lại, tôi vẫn còn cố gắng xây dựng. Nhưng một ngày nọ, tôi thấy rằng xây những ngôi nhà nhỏ bé như thế nầy thật là dại dột vì tôi đã có một ngôi nhà lớn rồi –đó là nếp sống Hội Thánh. Hễ khi nào ở trong nếp sống Hội Thánh thì sự kiên nhẫn, thánh khiết và đắc thắng thuộc về chúng ta.
Xin chia sẻ với anh em một điều mà tôi đã kinh nghiệm nhiều lần. Khi sắp nổi nóng, tôi nghĩ đến Hội Thánh và ngay lập tức cơn giận của tôi biến mất. Dường như tôi tự nói với chính mình: “Tôi sắp nổi nóng với các trưởng lão đây”. Nhưng bởi sự thương xót của Chúa, tôi đã nghĩ đến Hội Thánh và cơn giận của tôi biến mất. Không phải lúc nào cũng cần có kinh nghiệm về nếp sống Hội Thánh. Ngay cả chỉ một suy nghĩ về nếp sống Hội Thánh thôi cũng đã giập tắt cơn giận của tôi. Có thể anh em nói: “Anh Lý ơi, điều nầy thật hoang đường. Làm thế nào chỉ nghĩ đến nếp sống Hội Thánh một chút thôi lại có thể tiêu biến sự nổi nóng được?”. Tôi không thể giải thích điều nầy nhưng tôi biết tôi đã kinh nghiệm rằng chỉ nghĩ đến nếp sống Hội Thánh một chút thôi cũng có thể làm cho anh em đắc thắng. Nếu thật sự đang sống trong nếp sống Hội Thánh, anh em sẽ có sự thánh khiết và đắc thắng! Khi bước vào Giê-ru-sa-lem Mới rồi, anh em có còn tìm kiếm sự thánh khiết, khiêm nhường và kiên nhẫn không? Không, khi đã bước vào Giê-ru-sa-lem Mới, tất cả những từ này sẽ không còn nữa. Sẽ không còn có sự kiên nhẫn nữa vì chính Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời Toàn Túc. Ngày nay, trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta có bức tranh thu nhỏ về Giê-ru-sa-lem Mới. Không Cơ-đốc nhân nào khác có thể kinh nghiệm về sự thánh khiết nhiều như chúng ta. Chúng ta không đang xây dựng những ngôi nhà tranh hay những túp lều cho mình. Chúng ta chỉ dành cho Ngôi Nhà duy nhất –Nhà của Đức Chúa Trời. Ngôi Nhà nầy là nơi ở hỗ tương. Cả chúng ta lẫn Đức Chúa Trời đều sống ở đây. Ngợi khen Chúa, hiện nay chúng ta đang ở trong nếp sống Hội Thánh, đang kinh nghiệm Đức Chúa Trời theo cách tập thể.
Lời hứa được Đức Chúa Trời Toàn Túc ban cho trong 35:11 chủ yếu là để chúng ta được kết quả và gia tăng. Dường như điều nầy giống với sự rao giảng phúc âm. Mặc dầu có một sự tương đồng nào đó giữa lời hứa nầy và sự rao giảng phúc âm nhưng sự rao giảng phúc âm ngày nay là một hình thức kết quả. Trong khi việc rao giảng phúc âm có thể là một hành động bên ngoài thì việc kết quả là sự tuôn đổ sự sống ở bên trong. Kết quả và gia tăng có nghĩa là sinh ra nhiều con, sản sinh ra một điều gì đó từ những sự phong phú của sự sống bên trong anh em. Điều nầy chỉ có thể xảy ra qua sự tuôn đổ của sự sống bề trong.
Giả sử tất cả chúng ta đều là “khỉ” và Đức Chúa Trời phán: “Hỡi những con khỉ kia, hãy kết quả”. Nếu vậy sẽ có rất nhiều “khỉ con” được sinh ra. Chắc chắn là Đức Chúa Trời không muốn loại gia tăng nầy. Đức Chúa Trời muốn sự gia tăng của Ítx-ra-ên, không phải của Gia-cốp. Như chúng ta đã biết, tên gọi Ítx-ra-ên có những chữ cái Hê-bơ-rơ về danh xưng của Đức Chúa Trời –đó là El. Sự gia tăng của chúng ta phải là sự gia tăng của Đức Chúa Trời. Sự gia tăng của “khỉ” không phải là sự gia tăng của Đức Chúa Trời vì khỉ không có bản thể, yếu tố của Đức Chúa Trời bên trong. Nó thiếu chữ “El”. Nhưng Ítx-ra-ên thì có chứa một phần nào đó của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần được biến đổi để gia tăng. Trước khi Áp-ram trở thành Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời không hề bảo ông kết quả. Nếu Đức Chúa Trời phán điều nầy trước khi Áp-ram trở thành Áp-ra-ham, thì con người thiên nhiên của ông đã gia tăng chứ không phải con người đã được biến đổi. Chỉ sau khi Áp-ra-ham kinh nghiệm sự cắt bì và đổi tên thì Đức Chúa Trời mới hứa với ông là “sanh sản rất nhiều”. Với Gia-cốp cũng vậy. Trong chương 28, Đức Chúa Trời không hứa với Gia-cốp rằng ông sẽ kết quả và gia tăng. Ở đó, Ngài chỉ nói rằng dòng dõi của Gia-cốp sẽ như bụi đất. Nhưng trong chương 35 thì khác. Ở đây, Đức Chúa Trời hứa với Ítx-ra-ên rằng ông sẽ kết quả và gia tăng, các vua và các dân tộc sẽ từ ông mà ra. Đây không phải là sự gia tăng của “khỉ” mà của Ítx-ra-ên.
Trong sự rao giảng phúc âm, nhiều Cơ-đốc nhân đã sinh ra “khỉ”, là điều không tốt cho nếp sống Hội Thánh. Anh em có muốn sự gia tăng của “khỉ” không? Không. Chúng ta phải có sự gia tăng của Ítx-ra-ên. Để có điều nầy, chúng ta cần được biến đổi từ Gia-cốp thành Ítx-ra-ên vì chỉ có Ítx-ra-ên mới sinh ra Ítx-ra-ên. Do đó, lời hứa trong chương nầy dựa trên sự kiện Gia-cốp được biến đổi. Điều nầy cũng là vì sự xây dựng Nhà Đức Chúa Trời.
Mặc dù tôi đã đem một số người đến với Chúa trước khi tôi bước vào nếp sống Hội Thánh nhưng không ai trong họ đã bước vào nếp sống Hội Thánh. Tôi đã đem họ vào Cơ-đốc Giáo, nhưng dầu cố hết sức, tôi cũng không thể đem họ vào trong nếp sống Hội Thánh. Nhưng sau khi tôi đã bước vào nếp sống Hội Thánh, hàng trăm người khác đã được đưa đến với Chúa trong sự rao giảng lúc đầu của tôi, họ không chỉ đến với sự cứu rỗi mà còn bước vào nếp sống Hội Thánh. Anh em có thể nói: “Anh Lý ơi, trước khi bước vào nếp sống Hội Thánh, anh là Gia-cốp, vì thế anh đã đem nhiều Gia-cốp đến”. Đúng vậy. Nhưng sau khi bước vào nếp sống Hội Thánh và kinh nghiệm sự biến đổi, hầu như tất cả những người tôi đem đến với Chúa đều trở thành vật liệu cho sự xây dựng nếp sống Hội Thánh địa phương, cho sự xây dựng Nhà Đức Chúa Trời. Có một sự khác biệt lớn giữa sự rao giảng phúc âm và loại gia tăng nầy. Chúng ta không chỉ rao giảng phúc âm bằng cách thực hiện những hành động nào đó bên ngoài; chúng ta đang sống trong nếp sống Hội Thánh để sinh ra những bông trái đúng đắn cho nếp sống Hội Thánh.
Chú ý là câu 11 không nói sự gia tăng nầy là cho Bê-tên. Trái lại, sự gia tăng đó dành cho các dân tộc và các vua. Điều nầy cho thấy, hoặc ít nhất cũng ngụ ý rằng, nếp sống Hội Thánh đúng đắn là Vương Quốc. Kết quả sự gia tăng của chúng ta phải là nếp sống Hội Thánh, và nếp sống Hội Thánh nầy phải là Vương Quốc.
Có một nan đề về cách giải thích cụm từ “nhiều dân” trong câu 11. Thật ra, có bao nhiêu dân ra từ Gia-cốp? Chỉ có dân Ítx-ra-ên ra từ ông. Tuy nhiên, trong tiếng Hê-bơ-rơ, từ được dịch là “nhiều” có nghĩa là đoàn đông. Hơn nữa, trong 17:6, Áp-ra-ham được gọi là “Cha của một đoàn đông các dân” (tiếng Hê-bơ-rơ). Áp-ra-ham là cha của nhiều dân tộc nào? Tôi không tin rằng Đức Chúa Trời kể đến các dân Ả-rập cho dù họ là dòng dõi của Ích-ma-ên. Chỉ có một dân tộc, dân Ítx-ra-ên, ra từ Áp-ra-ham. Chúng ta cần cả Kinh Thánh để phát triển bất kỳ một hạt giống nào được tìm thấy trong Sáng Thế Ký. Rõ ràng Ítx-ra-ên là một dân tộc, một Vương Quốc. Hội Thánh, thời kỳ 1000 năm, và Giê-ru-sa-lem Mới trong cõi đời đời, cũng sẽ là những Vương Quốc.
Ngay cả hôm nay, nếp sống Hội Thánh phải là một dân tộc, một Vương Quốc. Sự gia tăng của chúng ta phải dẫn đến các dân tộc. Điều nầy có nghĩa là bất cứ kết quả nào mà chúng ta có phải dẫn đến nếp sống Hội Thánh, đó sẽ là một Vương Quốc đích thực của Đức Chúa Trời cùng với các vì vua. Chúng ta không chỉ ở đây vì nếp sống Hội Thánh mà cũng vì Vương Quốc. Với Hội Thánh, chúng ta không cần kỷ luật nhiều nhưng đối với Vương Quốc, chúng ta cần sự kỷ luật đáng kể.
Vào cuối Sách Phúc Âm Mác, Chúa phán với môn đồ Ngài rằng “Hãy đi khắp thế gian, và rao giảng phúc âm” (Mác 16:15), còn trong phần kết luận Sách Lu-ca thì viết “Phải nhơn danh Ngài mà rao giảng sự ăn ăn và sự tha tội cho muôn dân, muôn nước”(Lu. 24:47). Nhưng trong Ma-thi-ơ 28:19, Chúa phán: “Hãy đi, môn đồ hóa muôn dân”. Phúc âm Ma-thi-ơ quan hệ đến Vương Quốc, và trong Phúc Âm nầy, nếp sống Hội Thánh ngày nay là Vương Quốc. Ma-thi-ơ 16:18-19 nói rằng: “Ta sẽ xây dựng Hội Thánh Ta trên đá nầy; và các cửa âm phủ không thắng được Hội đó. Ta sẽ ban các chìa khóa của Vương Quốc các từng trời cho ngươi”. Trong các câu nầy, các từ Hội Thánh và Vương Quốc có thể hoán đổi cho nhau. Điều nầy cho thấy rằng Hội Thánh là Vương Quốc và Vương Quốc là Hội Thánh. Nếp sống Hội Thánh ngày nay phải là Vương Quốc. Vì trong Cơ-đốc Giáo không có Vương Quốc nên thật đúng khi nói rằng trong Cơ-đốc Giáo không có Hội Thánh đúng đắn. Trong Cơ-đốc Giáo, không có sự môn đồ hóa, không có kỷ luật. Chúng ta phải có kết quả là những người sẽ là những môn đồ đúng đắn, những người sẽ chịu sự kỷ luật thần thượng để nếp sống Hội Thánh thật sự là Vương Quốc. Trong nếp sống Hội Thánh ngày nay, cần phải có kỷ luật. Nếu không chấp nhận sự kỷ luật hôm nay, làm thế nào chúng ta mong được cai trị trong suốt thời đại Vương Quốc? Nếu chưa bao giờ chịu kỷ luật dưới uy quyền của Đức Chúa Trời, anh em sẽ không biết cách cai trị trên các dân tộc. Nếp sống Hội Thánh là một sự chuẩn bị cho Vương Quốc, và trong đó chúng ta đang được kỷ luật để trở thành những người đồng làm vua của Đấng Christ.
Bài Tám Mươi Hai
Được Biến Đổi
(5)
f) Việc Làm Của Gia-cốp
(1) Xây Một Cây Trụ
Trong bài này, chúng ta vẫn còn dừng lại tại kinh nghiệm ở Bê-tên. Trong 35:14, tại Bê-tên, cuối cùng Gia-cốp đã dựng một trụ đá như ông đã làm sau khi thấy giấc mơ ở Bê-tên lần đầu tiên (28:18). Tại đó, trụ đá này được gọi là Nhà Đức Chúa Trời(28:22). Nếu Gia-cốp không gọi cây trụ này là Nhà Đức Chúa Trời thì chúng ta sẽ không bao giờ nhận thức rằng trụ đá này là để xây dựng Nhà Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ nghĩ đó chỉ là một đống đá. Nhưng bây giờ chúng ta biết rằng hòn đá này có thể trở thành một ngôi nhà. Điều này hàm ý rằng cây trụ đó sẽ trở thành một kiến ốc, Nhà của Đức Chúa Trời.
Trong Sách Sáng Thế Ký, có hai loại trụ –trụ đá (28:18; 35:14) và trụ muối(19:26). Anh em muốn mình trở thành loại trụ nào? Chắc chắn tất cả chúng ta đều muốn trở thành trụ đá. Trụ đá hàm ý đến sự xây dựng trong sức mạnh. Sa-lô-môn đã dựng hai cây trụ tại hiên cửa Đền Thờ (1Các Vua 7:21). Trụ thứ nhứt được đặt tên là Gia-kin, nghĩa là “Ngài sẽ làm cho vững bền”, và trụ thứ hai tên là Bô-ách, nghĩa là “trong đó có sức mạnh”. Trụ đá không chỉ hàm ý đến sự xây dựng mà còn là xây dựng trong sức mạnh. Trụ muối hàm ý đến sự xấu hổ, vì nó vô dụng cho mục đích của Đức Chúa Trời. Vợ Lót, một trong những người được gọi của Đức Chúa Trời, đã trở thành một cây trụ xấu hổ. Lẽ ra bà là vật liệu xây dựng, nhưng do sa bại, bà đã trở thành một vật liệu đầy xấu hổ.
Suốt loạt bài nghiên cứu sự sống này, nhiều lần chúng ta đã thấy hầu như mọi điều trong Sách này là một hạt giống của lẽ thật và được phát triển trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh. Cách để nghiên cứu Sáng Thế Ký là lần theo tất cả những điểm của Sách này trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh. Cách để nghiên cứu Sách Khải Thị thì ngược lại. Nếu muốn hiểu Sách Khải Thị, anh em phải truy nguyên các điểm của Sách này dần về các Sách trước đó. Trong bài này, chúng ta cần đi theo sự phát triển của hạt giống về cây trụ.
(a) Tóm Tắt Tổng Quát.
aa. Đối Với Đền Thờ
Sau khi xây dựng Đền Thờ, Sa-lô-môn cố ý thêm hai cây trụ. Theo quan niệm thiên nhiên, chúng ta nghĩ rằng, trước hết, Sa-lô-môn nên xây những cây trụ rồi sau đó mới xây Đền Thờ. Nhưng chỉ sau khi đã xây Đền Thờ xong, ông mới tiến hành xây hai cây trụ và dựng chúng trước Đền Thờ (1Các Vua 7:15-22). Nếu có thể nhìn thấy Đền Thờ đó, trước hết, mắt chúng ta hẳn sẽ không chăm chú vào chính Đền Thờ mà vào hai cây trụ này. Kích thước của chúng có vẻ không cân xứng so với kích thước của Đền Thờ. Kích thước không cân xứng của những cây trụ này thật ý nghĩa, cho thấy rằng hai cây trụ trước Đền Thờ giống như một bảng hiệu lớn. Ngày nay, khi đến một cao ốc nào đó, luôn luôn có một bảng hiệu cho biết cao ốc đó là gì. Cũng vậy, phía trước Đền Thờ có hai cây trụ nói rằng: “Đức Chúa Trời sẽ làm cho vững bền”, và “Trong nó có sức mạnh”. Hai cây trụ này công bố trước toàn thể vũ trụ, bao gồm nhân loại, Sa-tan và mọi thiên sứ sa ngã, rằng Chúa đã lập Tòa Nhà này và có sức mạnh trong Tòa Nhà đó. Kinh Thánh nói rõ rằng trụ thứ nhứt được gọi là Gia-kin và trụ thứ hai là Bô-ách. Chúng tôi đã nói rằng tên Gia-kin có nghĩa là “Ngài sẽ làm cho vững bền” và tên Bô-ách có nghĩa là “Trong nó có sức mạnh”. Điều này bày tỏ rõ rằng sự xây dựng Nhà Đức Chúa Trời hoàn toàn tùy thuộc vào cây trụ này. Đó là lý do vì sao Gia-cốp đã không xây Nhà của Đức Chúa Trời mà chỉ dựng lên một cây trụ.
Trong chương 28, Gia-cốp vẫn còn là kẻ tiếm vị. Tuy nhiên, kẻ tiếm vị này đã nhận được cả khải tượng lẫn lời giải thích về khải tượng ấy. Ông đã giải thích khải tượng tức giấc mơ của mình, bằng cách dựng lên một cây trụ và gọi đó là Nhà của Đức Chúa Trời. Sự giải thích này tốt hơn nhiều [so với] lời giải thích của Đa-ni-ên về các điềm chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa. Đa-ni-ên chỉ giải thích mà không dựng lên điều gì hay có hành động nào. Tuy nhiên, Gia-cốp không chỉ giải thích giấc mơ của mình bằng cách nói rằng: “Đây là Nhà của Đức Chúa Trời” mà còn dựng lên một cây trụ và gọi đó là Nhà của Đức Chúa Trời. Làm thế nào một kẻ tiếm vị chưa ăn năn, chưa tái sinh và chưa biến đổi như Gia-cốp có thể làm một điều kỳ diệu như thế? Vậy mà ông đã làm điều đó và tất cả chúng ta phải nói: “Gia-cốp ơi, cảm ơn ông, vì ông đã mở các từng trời ra để chúng tôi có thể thấy Nhà của Đức Chúa Trời”.
Vì sự xây dựng Nhà Đức Chúa Trời, các từng trời đã được mở ra bởi một kẻ tiếm vị. Tôi tin điều này vì Kinh Thánh bảo như vậy. Tôi không tin vào quan niệm của mình, vì theo quan niệm của tôi, một kẻ tiếm vị không thể nào thực hiện được điều này. Tôi có thể dễ dàng tin một người tin kính, ngoan đạonhư Đa-ni-ên, một người cầu nguyện hằng ngày, có thể giải thích giấc mơ thuộc linh. Nhưng để một kẻ tiếm vị thực hiện điều này thì dường như không công bằng và cũng không hợp lý. Nhưng ông đã làm điều đó cách tự phát. Điều này hoàn toàn là vấn đề ân điển. Như La-mã 9:11 cho biết “chẳng phải bởi việc làm, mà là bởi Đấng kêu gọi”. La-mã 9:13 nói: “Ta yêu Gia-cốp, nhưng ghét Ê-sau”. Ân điển không phải là vấn đề công bằng. Đừng chất vấn Đức Chúa Trời rằng: “Đức Chúa Trời ơi, vì sao Ngài ghét Ê-sau? Đối với con, Ê-sau tốt hơn Gia-cốp. Thật không công bằng khi Ngài yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau”. Về điều này, Đức Chúa Trời sẽ đáp: “Đơn giản là yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau. Về điều này, con phải nói gì? Khi Ta ghét, Ta có chỗ để ghét, và khi Ta yêu, Ta có ân điển để yêu”. Anh em là ai –Ê-sau hay Gia-cốp, một người tốt hay một kẻ tiếm vị? Tất cả chúng ta phải thừa nhận mình là Gia-cốp, những kẻ nắm gót, những kẻ tiếm vị. Hội Thánh đầy dẫy những kẻ nắm gót. Nếu không là kẻ nắm gót, anh em sẽ hụt ân điển của Đức Chúa Trời. Chúng ta thật là những kẻ nắm gót, nhưng là những kẻ nắm gót trong ân điển. Không ai có thể phủ nhận điều này. Tôi có thể reo la và công bố: “Ngợi khen Chúa, vì con là kẻ nắm gót trong ân điển. Ân điển làm cho con khác đi”.
Dầu trong chương 28, Gia-cốp là một kẻ tiếm vị, nhưng vào thời điểm của chương 48, chúng ta thấy rằng kẻ tiếm vị này đã được biến đổi hoàn toàn thành một người của Đức Chúa Trời. Người của Đức Chúa Trời này là cây trụ. Theo một ý nghĩa, nhà của Đức Chúa Trời được xây dựng với cây trụ này. Khi bước vào Đền Thờ của Đức Chúa Trời trong vũ trụ, điều đầu tiên anh em thấy là Thần-nhân này, Ítx-ra-ên này đang đứng trước sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Sau khi Gia-cốp được biến đổi thành Ítx-ra-ên, ông đứng trước sự xây dựng của Đức Chúa Trời như một bảng hiệu cho Nhà Đức Chúa Trời.
bb. Đối Với Sự Xây Dựng Hội Thánh
Khi đến với Tân Ước, chúng ta thấy rằng Chúa đã đến qua sự nhục hóa. Sự nhục hóa của Ngài là việc dựng lên một Đền Tạm (Nhà Trại) (Giăng 1:14). Đền Tạm này, được dựng lên để Đức Chúa Trời có thể ở giữa loài người, là tiền thân của Đền Thờ. Khi thấy một bé trai, anh em biết rồi sẽ có một thanh niên trưởng thành. Cũng vậy, khi thấy nhà trại, anh em nhận thức rằng Đền Thờ sẽ xuất hiện. Là Đền Tạm, Chúa Jesus là dấu hiệu cho thấy rằng chẳng bao lâu Đền Thờ của Đức Chúa Trời sẽ xuất hiện. Đó là lý do vì sao Chúa đổi tên của Si-môn, đại diện cho nhóm môn đồ đầu tiên, thành Sê-pha, nghĩa là đá (Giăng 1:42). Trong Ma-thi-ơ 16:18, sau khi Phi-e-rơ trả lời câu hỏi của Chúa: “Còn các ngươi thì nói Ta là ai?” bằng cách đáp: “Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống”, thì Chúa Jesus phán cùng ông rằng: “Ngươi là đá”. Dường như Chúa đang nói: “Ta là Đấng Christ, Vầng Đá, còn ngươi là hòn đá được xây dựng trên Ta để xây dựng Hội Thánh của Ta”. Trong Thư Tín Thứ Nhứt của ông, Phi-e-rơ nói: “Anh em cũng như đá sống đang được xây dựng thành nhà thuộc linh (1Phi. 2:5). Cũng hãy xem trường hợp của sứ đồ Phao-lô. Trước đây, là kẻ chống đối sự xây dựng của Đức Chúa Trời, ông đã làm mọi điều có thể để bắt bớ, gây thiệt hại và phá hủy Hội Thánh. Nhưng trên đường đến Đa-mách để bắt bớ Hội Thánh, ông được Chúa bắt lấy và trở thành không chỉ là vật liệu cho sự xây dựng mà còn là một nhà kiến trúc khôn ngoan (1Cô. 3:10).
Trong Ga-la-ti 2:9, Phao-lô nói rằng Gia-cơ, Sê-pha và Giăng được cho là những cây trụ. Thời đó, họ được các thánh đồ tôn trọng như những cây trụ. Những cây trụ trong 1Các Vua 7:21 nói đến sự xây dựng Đền Thờ Đức Chúa Trời thời Cựu Ước, nhưng những cây trụ trong Ga-la-ti 2:9 nói đến sự xây dựng Nhà Đức Chúa Trời thời Tân Ước. Nhiều Cơ-đốc nhân nhận thức rằng Phi-e-rơ và Giăng là các môn đồ và sứ đồ, nhưng không nhiều người nhận thức rằng họ cũng là những trụ cột. Họ không chỉ là các môn đồ được Chúa môn đồ hóa và là các sứ đồ, tức những người đi môn đồ hóa, dạy dỗ và gây dựng người khác mà còn là những trụ cột, những bảng hiệu của Nhà Đức Chúa Trời trong Tân Ước. Nếu anh em đến với Phi-e-rơ, Giăng và Gia-cơ, họ sẽ không nói giáo lý hay tôn giáo cho anh em. Thay vào đó, giống như những cây trụ trước Đền Thờ không công bố tôn giáo, các sự dạy dỗ hay những điều răn mà công bố Đền Thờ; thì cũng vậy, họ sẽ công bố Nhà Đức Chúa Trời. Khi bất cứ ai thấy hai cây trụ trước Đền Thờ, lập tức họ nhận thức rằng Đền Thờ có ở đó. Cũng vậy, khi nhìn thấy Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng, chúng ta nhận thức rằng sự xây dựng Nhà Đức Chúa Trời có ở đó. Nhiều Cơ-đốc nhân nhìn nhiều điều qua kính màu. Khi anh em nói với họ về Phi-e-rơ, họ chỉ nghĩ ông là một sứ đồ. Anh em có quan niệm Phi-e-rơ là một cây trụ không? Trong nhiều năm, hễ khi nào nghĩ đến Phi-e-rơ và Giăng, tôi xem họ là các sứ đồ, không phải là những cây trụ vững chắc. Tuy nhiên, gần đây, Chúa đã cách mạng hóa quan niệm của tôi. Bây giờ, mỗi khi nghĩ đến Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng, tôi nghĩ đến ba cây trụ lớn đứng trước mặt tôi. Khi nhìn thấy các cây trụ này, chúng ta không nghĩ đến tôn giáo hay giáo lý, chúng ta nghĩ đến Nhà Đức Chúa Trời. Những cây trụ này đứng trong vũ trụ để tuyên bố Bê-tên, Đền Thờ của Đức Chúa Trời.
cc. Trong Giê-ru-sa-lem Mới
Đừng nghĩ rằng trong vấn đề những cây trụ, tôi đang ẩn dụ hóa Kinh Thánh. Các chữ cái G-o-d, đọc thành “God” (Đức Chúa Trời), và các chữ cái d-o-g đọc thành “dog” (con chó). Đây không phải là nói bóng mà là đọc. Đức Chúa Trời, Thợ Sắp Chữ tài giỏi nhất, đã in ra một số chữ rất rõ ràng để chúng ta hiểu được. Trước hết, trong Sáng Thế Ký 19:26, Ngài sắp thành chữ trụ muối, một cây trụ tiêu cực. Qua việc đề cập đến cây trụ tiêu cực này, Đức Chúa Trời đang hỏi chúng ta có muốn trở thành một trụ muối không? Trong chương 28, chúng ta có trụ đá và trong 1Các Vua chương 7, chúng ta có hai cây trụ ở trước Đền Thờ. Trong Ga-la-ti 2:9, những cây trụ lại được đề cập, lần này liên hệ đến Đền Thờ của Đức Chúa Trời trong Tân Ước. Trong Khải Thị 3:12, một lần nữa Chúa nói đến cây trụ rằng: “Kẻ đắc thắng, Ta sẽ khiến người làm cây trụ trong Đền Thờ Đức Chúa Trời Ta”. Cây trụ trong câu này không đề cập về Đền Thờ trong Cựu Ước hay trong Tân Ước, mà về Giê-ru-sa-lem Mới trong Vương Quốc sắp đến và trong cõi đời đời. Đền Thờ của Đức Chúa Trời ở trong ba giai đoạn, ba thời kỳ phân phát: giai đoạn Cựu Ước, giai đoạn Tân Ước, và giai đoạn trong Vương Quốc và cõi đời đời. 1Các Vua chương 7 bao hàm giai đoạn Cựu Ước, Ga-la-ti 2:9 bao hàm giai đoạn Tân Ước và Khải Thị 3:12 đề cập đến Nhà Đức Chúa Trời trong thời đại Vương Quốc và trong cõi đời đời. Đây là cách sắp chữ của Đức Chúa Trời. Chúng ta đặt chữ G-o-d với nhau và đọc thành “God”. Cũng vậy, khi đặt 1Các Vua 7:21, Ga-la-ti 2:9 và Khải Thị 3:12 với nhau, chúng ta có thể nói: “Bây giờ tôi hiểu được vì sao trong khi giải thích khải tượng về Nhà Đức Chúa Trời là Bê-tên, Gia-cốp đã dựng lên một cây trụ. Cây trụ này là một vật chỉ thị, một bảng hiệu, sự xác định về Nhà Đức Chúa Trời.
Trong 1Các Vua 7:21 chỉ có hai cây trụ và trong Ga-la-ti 3:9 chỉ có ba cây trụ. Vậy, trong thời đại sắp đến sẽ có bao nhiêu cây trụ? Số đó sẽ không do Chúa viết, nhưng do anh em và tôi. Không ai biết sẽ có bao nhiêu cây trụ. Chúng ta chỉ có thể nói: “Bất cứ ai cũng có thể là cây trụ”. Bất cứ ai cũng có thể là cây trụ trong Đền Thờ Đức Chúa Trời. Cánh cửa đang rộng mở. Khác với các đại học nổi tiếng nào đó chỉ nhận một lượng thí sinh giới hạn, Đền Thờ Đức Chúa Trời vào thời đại sắp đến không giới hạn số người khao khát làm cây trụ và có thể trở thành những cây trụ. Số đó, hoặc một ngàn hoặc một triệu, còn đang để trống. Nếu số đó bị giới hạn chỉ là hai thì không một ai trong chúng ta còn cơ hội. Chúng ta không có hy vọng nào để là những cây trụ như vậy. Nhưng số này không giới hạn – “Bất cứ ai cũng có thể”. Anh em có muốn thành một cây trụ không? Tôi muốn. Ô, sự thương xót Chúa trên chúng ta lớn dường bao!
Hãy xem kích thước của Nơi Chí Thánh trong Đền Tạm. Đó là một khối vuông, mỗi chiều dài mười cu-bít (Xuất. 26:8,16). Nơi Chí Thánh trong Đền Thờ có phần lớn hơn, là một hình khối mỗi chiều dài hai mươi cu-bít (1Các Vua 6:20). Nhưng hãy xem Nơi Chí Thánh trong Giê-ru-sa-lem Mới sắp đến sẽ lớn bao nhiêu. Cả thành là mười hai ngàn stadia chiều dài, chiều rộng và chiều cao, (ước chừng 1. 363 dặm,gần bằng quảng đường từ Los Angeles đến Texas) sẽ là Nơi Chí Thánh được mở rộng (Khải. 21:16). Với Nơi Chí Thánh nhỏ, hai cây trụ là đủ. Nhưng với Nơi Chí Thánh mở rộng, sẽ cần bao nhiêu cây trụ? Câu trả lời là: “Bất cứ ai cũng có thể”. Có một chỗ dành cho anh em. Nếu anh em không chiếm ngụ chỗ này, thì trong cõi đời đời sẽ có một chỗ khuyết.
Tôi đã đọc cũng như nghiên cứu Kinh Thánh hơn 50 năm. Kinh Thánh quá sâu nhiệm, khó ai có thể hiểu hết. Tôi tin rằng điều tôi đang cung ứng cho anh em trong bài này [là điều] đã được khai thác từ các chiều sâu của Sách này. Trong Cựu Ước, hai cây trụ ngụ ý đến Đền Thờ của Đức Chúa Trời, còn trong Tân Ước, ba trụ cột nói lên Tòa Nhà của Đức Chúa Trời. Nhưng những cây trụ trong Vương Quốc sắp đến và trong Giê-ru-sa-lem Mới trong cõi đời đời sẽ nhiều vô số. Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể là một trong những cây trụ này.
dd. Cần Ở Tại Bê-tên
Bây giờ chúng ta cần xem xét làm thế nào để trở thành một cây trụ. Tôi tin rằng tất cả chúng ta, trẻ cũng như già, đều muốn biết điều này. Nếu muốn biết làm thế nào để trở thành một cây trụ, anh em phải xem xét năm vị trí khác nhau: vị trí của vợ Lót, người trở thành một trụ muối, vị trí mà Gia-cốp dựng cây trụ tại Bê-tên; vị trí của Sa-lô-môn xây hai cây trụ; vị trí của Phi-e-rơ, Gia-cơ và Giăng là những trụ cột của Hội Thánh Tân Ước; và vị trí của Hội Thánh tại Phi-la-đen-phi, nơi chúng ta thấy ai cũng sẽ trở thành một trụ cột. Anh em có đang ở vị trí của vợ Lót không? Với câu hỏi này, anh em cần trả lời cách chắc chắn là: “Không!” Nhưng, anh em có ở vị trí của Gia-cốp, của hai cây trụ trong Đền Thờ, của ba cây trụ trong Tân Ước và của những người tại Phi-la-đen-phi trong Khải thị 3:12, không? Với câu hỏi này, anh em phải đáp: “Có” vì vị trí của anh em phải ở một trong bốn địa điểm này. Trước hết, anh em cần tiếp lấy vị trí của Gia-cốp; kế đến, vị trí những cây trụ của Sa-lô-môn, rồi vị trí của ba cây trụ và cuối cùng là vị trí của Phi-la-đen-phi. Nếu muốn là một trụ cột trong Giê-ru-sa-lem Mới sắp đến, anh em phải ra khỏi chỗ của vợ Lót. Hễ còn ở với bà, anh em không thể nào là một trụ đá. Hãy nhớ lại lời cảnh cáo của Chúa trong Lu-ca 17:32: “Hãy nhớ lại vợ của Lót”. Ngày nay, nhiều Cơ-đốc nhân đang ở trong vị trí của vợ Lót. Điều này thậm chí đúng đối với một số người trong chúng ta. Dường như nhiều người không quan tâm việc họ trở thành hoặc trụ muối hoặc trụ đá. Nhưng anh em phải quan tâm. Nếu bây giờ không quan tâm, một ngày kia anh em phải quan tâm. Một ngày nào đó, anh em không những ăn năn về sự hời hợt của mình mà còn hối tiếc nữa.
Sau khi đã thoát khỏi vị trí của vợ Lót, chúng ta phải đến Bê-tên. Suốt năm mươi năm qua, chúng tôi đã được Đức Chúa Trời đặt gánh nặng về Bê-tên. Chúng tôi không thể xa Hội Thánh. Chúng tôi đã bị kết án về điều này và nhiều người nói rằng chúng tôi quá cực đoan về Hội Thánh. Họ kiện cáo chúng tôi vì [quan tâm] quá nhiều đến Hội Thánh mà không chú ý việc rao giảng phúc âm, dạy dỗ Kinh Thánh hay những loại công tác Cơ-đốc khác. Với sự kiện cáo này, tôi trả lời rằng: “Tôi vẫn chưa đủ cho Hội Thánh. Tôi chưa “cuồng” đủ cho Hội Thánh”. Đừng nghĩ rằng đây là quan niệm của tôi. Nếu đọc Tân Ước, anh em sẽ thấy những cây trụ –Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng cũng như Phao-lô– đã “cuồng” vì nhà của Đức Chúa Trời. Qua nhiều năm, nhiều người đã tranh luận với tôi rằng: “Khi chúng ta rao giảng phúc âm, chiếm được hồn người, dạy họ Kinh Thánh và giúp họ yêu Chúa, thì điều đó chưa tốt đủ sao?” Tôi nói: “Thế thì, Hội Thánh ở đâu? Trong Ma-thi-ơ 16:18, Chúa Jesus phán: ‘Ta sẽ xây Hội Thánh Ta,’ vậy, Hội Thánh được xây dựng này ở đâu? Lời Chúa không thể được thực hiện sao? Ngài sẽ xây Hội Thánh Ngài ở đâu, với ai và bằng cách nào? Bây giờ là thời điểm xây dựng Hội Thánh. Chúa đang xây dựng Hội Thánh Ngài tại đây, ngay bây giờ, và với chúng ta. Nhiều Cơ-đốc nhân dành hết sự quan tâm vào việc nghiên cứu lời tiên tri. Lời tiên tri lớn nhất là Lời Chúa trong Ma-thi-ơ 16:18 –”Ta sẽ xây Hội Thánh Ta”. Đừng bị chi phối bởi Ítx-ra-ên, Anti-Christ, Đế Quốc La-mã phục hưng hay mười sừng. Trái lại, anh em phải đặt hết sự chú tâm vào lời công bố của Chúa trong Ma-thi-ơ 16:18. Trải qua nhiều thế kỷ và thậm chí hôm nay, Hội Thánh này vẫn chưa được xây dựng. Vì cớ đó, chúng tôi có gánh nặng về Hội Thánh.
Nếu muốn là trụ đá, anh em phải ở Bê-tên. Bê-tên là nơi duy nhất. Chỗ của vợ Lót là vị trí đúng để trở thành cây trụ xấu hổ, nhưng Bê-tên là chỗ đúng để trở thành cây trụ cho sự xây dựng. Khi nghe điều này, một số Cơ-đốc nhân sẽ nói: “Anh Lý ơi, có phải anh muốn nói rằng chỉ những người ở trong Hội Thánh mới có thể trở thành những trụ đá không? Thế thì những người của chúng tôi không ở trong Hội Thánh thì sao?” Câu trả lời của tôi là: “Cách chắc chắn nhất để trở thành cây trụ là bước vào Hội Thánh”. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với nhu cầu về bảo hiểm. Anh em có thể đủ may mắn để không bao giờ bị tai nạn, nhưng có bảo hiểm vẫn là điều khôn ngoan. Khi những người ở ngoài Hội Thánh tranh luận với tôi về vấn đề này, tôi thường đáp: “Anh ơi, tôi có sự bình an bên trong. Dù đường lối tôi đúng hay sai, tôi thật sự không quan tâm. Nhưng tôi biết rằng hễ tôi cứ ở trên con đường này, tôi được bình an. Còn anh thì sao? Trong khi đang tranh luận với tôi, anh có bình an không?” Nhiều người nói: “Không, tôi không bình an”. Sau đó, tôi nói: “Tại sao tôi bình an, còn anh lại không? Đó là vì anh không đi trên đường này. Xin đừng tranh luận với tôi nữa”. Với tất cả những người bạn Cơ-đốc của tôi, tôi sẽ nói như vầy: “Hãy đến Bê-tên và bước vào Hội Thánh. Đây là công ty bảo hiểm tốt nhất. Ở đây tất cả chúng ta đều được bảo đảm”. Thật đầy ý nghĩa khi trong các chương 28 và 35, Gia-cốp đã dựng một cây trụ tại Bê-tên, Nhà của Đức Chúa Trời. Ngày nay, Nhà của Đức Chúa Trời là Hội Thánh. Trong 1Ti-mô-thê 3:15, Phao-lô nói: “Phỏng ta có chậm trễ, thì con cũng có thể biết cần phải cư xử thể nào trong Nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội Thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật”.Nếu muốn là một trụ đá, anh em phải ở đây, tức Bê-tên.
ee. Đến Bê-tên Hai Lần
Gia-cốp đã đến Bê-tên hai lần. Theo kinh nghiệm của tôi, điều này cho thấy rằng tất cả chúng ta đều bước vào Hội Thánh hai lần. Lần thứ nhứt, chúng ta đến trong một giấc mơ, và lần thứ hai, chúng ta đến trong thực tại. Năm 1925, tôi có một giấc mơ rõ ràng, nhưng mãi đến bảy năm sau, tức năm 1932 tôi mới thực tế bước vào nếp sống Hội Thánh cách thiết thực. Nhiều người trong chúng ta đã có kinh nghiệm tương tự. Lần đầu tiên bước vào Hội Thánh, trong một thời gian, đó chỉ là một giấc mơ. Có thể anh em đã ở trong giấc mơ ấy nhiều năm. Nhưng sau những năm đó, không còn là giấc mơ nữa mà anh em có thể nói: “Ô, thực tế là tôi đang ở trong nếp sống Hội Thánh cách thiết thực. Những năm qua chỉ là một giấc mơ. Cảm tạ Chúa đã gìn giữ tôi trong giấc mơ này, nhưng bây giờ tôi có kinh nghiệm thực tế”. Trước hết, Gia-cốp có giấc mơ. Hơn hai mươi năm sau, ông được đem vào kinh nghiệm.
Nếu so sánh chương 28 với 35, anh em sẽ thấy sự khác biệt lớn. Mọi điều trong chương 28, có phần mơ hồ như một giấc mơ, không có gì rõ ràng. Tuy nhiên, trong kinh nghiệm ở chương 35, mọi điều trở nên rõ ràng và thiết thực. Dù sao, chúng ta cũng cảm tạ Chúa vì giấc mơ ban đầu là một bức tranh thật. Mọi điều trong thực tế thì giống như những điều trong giấc mơ. Trong điều này, không có gì khác nhau. Sự khác nhau duy nhất ở chỗ giấc mơ thì chưa có thực còn thực tế thì đã có thực. Chúng ta cần cả giấc mơ lẫn thực tế. Ngợi khen Chúa vì ngày nay chúng ta đang ở trong sự thiết thực của nếp sống Hội Thánh.
Về tính thực tiễn của Bê-tên ở chương 35, Gia-cốp không chỉ dựng cây trụ mà còn đổ lễ quán trên đó. Trong chương 28, không có sự đổ ra của lễ quán, chỉ có dầu được đổ ra. Nhưng ở đây, trước khi đổ dầu, có sự đổ ra của lễ quán. Kinh nghiệm này rất chủ quan. Tại Bê-tên, trước hết chúng ta có giấc mơ, sau đó có thực tế. Điều này rất có ý nghĩa. Gia-cốp đã không đổ lễ quán trên chính ông hay trên đất; song đổ trên cây trụ. Chúng ta sẽ thấy thêm về điều này trong một bài khác.
ff. Đấng Christ Mà Chúng Ta Yên Nghỉ Được Cấu Tạo Thành Cây Trụ
Theo 28:18, Gia-cốp “lấy hòn đá ông đã dùng làm gối rồi dựng đứng lên làm cây trụ” (Theo Bản Hê-bơ-rơ) Cây trụ là hòn đá ông đã dùng làm gối đầu. Hòn đá này mô tả Đấng Christ là sự yên nghỉ của chúng ta. Gia-cốp có giấc mơ này không pkhi ông ở nhà, mà là khi ông đang trải qua cuộc hành hương. Như Gia-cốp, chúng ta cũng là những người hành hương. Khi đang đi đường, chúng ta thấy khải tượng về Hội Thánh. Mọi người trong cuộc hành hương này đều mệt lữ và cần được nghỉ ngơi. Chúng ta có thể tìm thấy sự yên nghỉ này ở đâu? Câu đáp là Lời Chúa trong Ma-thi-ơ 11:28: “Hỡi hết thảy những kẻ đương lao khổ và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được nghỉ ngơi”. Christ là Hòn Đá để chúng ta kê đầu mệt mỏi của mình và tìm được sự yên nghỉ. Đấng Christ mà chúng ta yên nghỉ là thành phần cấu tạo của cây trụ này. Bản thân chúng ta không phải là vật liệu để xây dựng cây trụ. Vật liệu này phải là Đấng Christ mà trên Ngài, chúng ta yên nghỉ, và là Đấng chúng ta kinh nghiệm. Chính Đấng Christ này được đem vào bản thể chúng ta để được cấu tạo thành cây trụ.
Trong Cơ-đốc Giáo ngày nay, tín đồ rất khó được cấu tạo thành trụ vì rất ít người được chỉ dẫn làm thế nào để kinh nghiệm Christ cách chủ quan. Khi còn ở trong Cơ-đốc Giáo, có bao giờ anh em được chỉ bảo cách kinh nghiệm Christ được đem vào trong mình không? Gần đây, tôi có nói với một số anh chị em rằng trong Hội Thánh, chúng ta không những phải yêu Chúa, sống cho Ngài mà còn phải sống bởi Ngài. Ô, có một sự khác biệt rất lớn giữa việc sống cho Christ với việc sống bởi Christ. Nếu sống cho Christ tức là anh em làm những điều gì đó cho Ngài, nhưng anh em vẫn còn là chính mình và Đấng Christ không được đem vào trong bản thể anh em. Tuy nhiên, sống bởi Christ có nghĩa là Christ được đem vào trong chúng ta. Bởi Đấng Christ được đem vào trong bản thể mình, chúng ta trở thành vật liệu cho sự xây dựng. Hòn đá dùng làm cây trụ trước hết là Đấng Christ. Tiếp theo điều này đó là Christ được chúng ta kinh nghiệm và được đem vào trong chúng ta. Bây giờ, hòn đá này không chỉ là Christ, mà còn là Christ bên trong chúng ta. Christ được đem vào trong bản thể chúng ta, và chúng ta trở nên một với Ngài. Theo cách này, chúng ta trở nên vật liệu xây dựng cây trụ .
Kinh nghiệm này chỉ có thể xảy ra trong nếp sống Hội Thánh. Ít ra, chúng ta có thể nói rằng khả năng lớn nhất để có kinh nghiệm này là trong nếp sống Hội Thánh. Lý do cho điều này là ngoài Hội Thánh, trong cái gọi là Cơ-đốc Giáo, có rất ít người được dạy dỗ để Đấng Christ được đem vào trong họ. Từ nay trở đi, tôi hoàn toàn tin chắc rằng hết bài giảng này đến bài giảng khác sẽ hướng dẫn chúng ta cách sống bởi Christ. Việc đem Đấng Christ vào trong bản thể chúng ta là sự biến đổi thật. Khi yếu tố Christ được thêm vào trong chúng ta, chúng ta trở thành vật liệu cho sự xây dựng cây trụ. Toàn bộ điều này xảy ra tại Bê-tên, là nơi Gia-cốp ở.
Năm 1964, tôi được mời đến giảng cho một nhóm người tại Dallas. Chủ nhà, người đánh giá cao chức vụ của tôi, rất tử tế với tôi. Tuy nhiên, bằng những lời thẳng thắn cùng với những đề nghị, họ bảo tôi rằng người dân ở Dallas chưa sẵn sàng nghe về Hội Thánh. Họ nói “Anh Lý ơi, hãy thông cảm với chúng tôi và đừng nói một lời nào về Hội Thánh nữa”. Tôi không hứa sẽ làm theo lời yêu cầu của họ. Trái lại tôi nói: “Tôi biết rõ tình trạng này. Nhưng tôi đảm bảo với các anh rằng tôi càng nói về Christ và cung ứng Christ là sự sống cho người dân ở đó, họ sẽ càng khao khát có Hội Thánh. Dầu tôi không nói lời nào về Hội Thánh mà chỉ cung ứng Christ như sự sống thì họ vẫn có lòng khao khát Hội Thánh”. Trong buổi nhóm cuối, tôi có gánh nặng nói đôi lời về Hội Thánh. Khi tôi đứng dậy và yêu cầu mọi người đọc La-mã chương 12, họ thất vọng. Nhưng tôi thầm nghĩ: “Tôi không quan tâm việc có làm xúc phạm anh em hay không. Nếu không giải phóng gánh nặng, tôi không thể sống được”. Sau đó tôi nói một lời mạnh mẽ về Hội Thánh và họ bị xúc phạm. Sau này tôi biết rằng có một anh em, người chưa từng bước vào nếp sống Hội Thánh, đã tham dự buổi nhóm cuối cùng đó. Nhiều người vẫn liên tục cầu nguyện cho anh. Suốt buổi nhóm đó, là buổi nhóm duy nhất anh tham dự, anh được bắt lấy cho nếp sống Hội Thánh. Mặc dù tôi đã làm xúc phạm những người đó, nhưng Chúa đã chiếm được anh này. Ngày nay, anh em này đã trở thành một cây trụ.
gg. Được Hoàn Hảo Để Làm Một Cây Trụ
Làm thế nào anh em có thể nói ai đó đã trở thành một cây trụ? Trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta nhận thức rằng nếu những anh em nào đó bị cất đi, mọi sự sẽ sụp đổ, nhưng khi có sự hiện diện của họ, thì họ là những cây trụ chống đỡ cho cả tòa nhà. Chúa không quan tâm đến những người bị xúc phạm, Ngài quan tâm đến những người sẽ trở nên cây trụ. Những cây trụ này chỉ có thể được hoàn hảo tại Bê-tên. Nói cách khác, những cây trụ chỉ có thể được dựng lên tại Bê-tên. Không một cây trụ nào dành cho Nhà Đức Chúa Trời lại được dựng bên ngoài Bê-tên. Nếu anh em đó không bước vào Hội Thánh mà cứ ở lại trong giáo phái, anh không thể nào được hoàn hảo để là một cây trụ. Anh đã được hoàn hảo tại Bê-tên, trong nếp sống Hội Thánh. Sau khi kinh nghiệm Đấng Christ cách chủ quan và ở trong nếp sống Hội Thánh cách dứt khoát và tuyệt đối, chúng ta vẫn cần nhiều sự hoàn hảo.
Hãy xem thêm những cây trụ được đề cập trong Ga-la-ti 2:9. Khi Chúa kêu gọi Phi-e-rơ, ông là một ngư dân. Ông còn “thô”, chưa thuần và không hoàn hảo. Nhưng sau khi Chúa hành động trên ông trong ba năm rưỡi, ông đã được hoàn hảo, và vào ngày Lễ Ngũ Tuần, ông được dựng lên như một cây trụ. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Phi-e-rơ đứng dậy, các thiên sứ hẳn đã vui mừng nói: “Đây là Bô-ách. Đây là dấu hiệu cho thấy sự xây dựng của Đức Chúa Trời đang xảy ra”. Nếu đọc Công Vụ, anh em sẽ thấy Phi-e-rơ là cây trụ đứng trước Đền Thờ Tân Ước của Đức Chúa Trời.
Thưa anh chị em, đây là lời xuất phát từ lòng tôi. Sự khôi phục của Chúa đang lan rộng, và tôi tin chắc sự khôi phục sẽ tiến triển tốt đẹp. Nhưng tốc độ bành trướng sự khôi phục của Chúa tùy thuộc vào những cây trụ. Tôi tin rằng sẽ có các Hội Thánh trong tất cả các thành phố chính của quốc gia này và trong tất cả các nước hàng đầu trên đất. Để đạt được điều này cần có những cây trụ. Tôi hy vọng những anh em trẻ sẽ thấy điều này. Nếu thấy, anh em sẽ nói: “Chúa ơi, con không thể phủ nhận rằng Ngài đã lập con theo cách của Ngài và con đã nghe những lời cập nhật của Ngài. Con nhận thức rằng con phải kinh nghiệm Christ cách chủ quan và cần được hoàn hảo trong nếp sống Hội Thánh, tại Bê-tên. Chúa ơi, xin thương xót và ban cho con ân điển mà con cần”.
Thưa các bạn trẻ, gánh nặng của tôi là anh em cần nhận thức rằng trách nhiệm của anh em lớn lắm. Nếu những năm tới có nhiều anh em được hoàn hảo thì sự khôi phục của Chúa sẽ lan tràn với một tốc độ nhanh chóng. Qua những người được hoàn hảo, Chúa sẽ thực hiện được nhiều điều biết bao! Anh em thử nghĩ Chúa có thể làm gì nếu Ngài có một trăm người nữa?
Gánh nặng của tôi không chỉ là giảng mà còn giúp anh em thấy rằng ngày nay tất cả chúng ta đều có cơ hội vàng để được hoàn hảo và được làm thành những cây trụ. Vì đang ở tại Bê-tên nên cơ hội của chúng ta lớn hơn nhiều so với của Phi-e-rơ. Phi-e-rơ ở trong thời điểm của các Sách Phúc Âm, buổi đầu của Tân Ước, còn chúng ta đang ở vào cuối Tân Ước, thậm chí trong Khải thị 3:12. Tôi tin rằng cơ hội chúng ta có hôm nay là cơ hội duy nhất trong lịch sử. Trước đây chưa bao giờ có nếp sống Hội Thánh như hiện có tại Anaheim, và chưa bao giờ chức vụ lời của Chúa được sáng chói, phong phú đến thế. Đừng vận dụng trí lực của anh em hay nắm giữ ý kiến của mình. Ý kiến anh em sẽ không đem anh em đến đâu. Hãy buông bỏ ý kiến mình, hãy yêu Chúa, hãy nhận Ngài là sự sống và thân vị của anh em, hãy sống bởi Ngài trong nếp sống Hội Thánh. Hãy học tập những người đã trở thành cột trụ. Họ đã ngấu nghiến, hấp thụ và chìm ngập trong mọi điều của Hội Thánh và của chức vụ này. Hãy bước theo họ để không biết gì ngoài việc hằng ngày được dầm thấm nếp sống Hội Thánh và Lời của Đức Chúa Trời. Nếu làm điều này, tôi tin chắc rằng sau vài năm, nhiều người trong anh em sẽ trở thành những cây trụ. Khi ấy, dù anh em đi nơi nào thì cây trụ, bảng hiệu của Nhà Đức Chúa Trời, sẽ đi cùng anh em. Tất cả chúng ta đang ở trong Hội Thánh và ở dưới chức vụ này. Chắc chắn ngày nay là một cơ hội vàng mà Chúa đã định cho chúng ta.
Bài Tám Mươi Ba
Được Biến Đổi
(6)
Tôi vẫn còn gánh nặng về cây trụ. Dựa trên nguyên tắc là hầu như mọi điều trong Sách Sáng Thế Ký là hạt giống và đã được phát triển trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh, chúng ta đến với 1Các Vua 7:13-22, một phân đoạn rõ ràng trong Lời nói về những cây trụ. Trong sự kêu gọi Gia-cốp, việc Gia-cốp được biến đổi chủ yếu có liên quan đến vấn đề cây trụ. Sau khi thấy giấc mơ tại Bê-tên, Gia-cốp đã dựng một cây trụ(28:18). Khi trở lại Bê-tên, ông cũng dựng cây trụ (35:14). Lần đầu khi dựng cây trụ, Gia-cốp nói: “Hòn đá mà tôi đã dựng làm cây trụ đây sẽ là Nhà Đức Chúa Trời”(28:22). Điều này cho thấy cây trụ này không chỉ là cây trụ mà còn trở thành Bê-tên, Nhà của Đức Chúa Trời. Trong 1Các Vua, chúng ta có sự đề cập lần đầu về Đền Thờ. Trước đó, chỉ có Đền Tạm nhưng không có Đền Thờ. Điểm nổi bật nhất của mặt ngoài Đền Thờ là hai cây trụ. Trong 1Các Vua chương 7, chúng ta có một bức tranh chi tiết về những cây trụ này. Tôi có gánh nặng là sau khi xem hạt giống về cây trụ trong Sáng Thế Ký, bây giờ chúng ta hãy xem xét kỹ sự phát triển của hạt giống này trong các Sách tiếp theo của Cựu Ước. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét sự tổng kết của hạt giống này trong Tân Ước.
(b) Có Liên Quan Đến Sự Xây Dựng Đền Thờ.
aa. Bởi Sa-lô-môn Qua Hi-ram
Những cây trụ của Đền Thờ được xây dựng bởi Sa-lô-môn qua Hi-ram, “thợ làm đồ đồng” là người “đầy sự khôn ngoan, thông hiểu và có tài làm các thứ công việc bằng đồng” (1Các Vua 7:14). Phần lớn những gì được tìm thấy trong Cựu Ước, như Đền Tạm và Đền Thờ đều là bóng, hình bóng. Chúng ta cần biết sự ứng nghiệm của tất cả các hình bóng này. Sa-lô-môn là hình bóng về Christ, và Hi-ram là hình bóng về người ân tứ trong Tân Ước. Chắc chắn sứ đồ Phao-lô là người ân tứ; ông là Hi-ram của Tân Ước. Ê-phê-sô 4:11 và 12 nói: “Ngài ban cho người này làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm kẻ giảng Phúc Âm, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư cốt để hoàn hảo các thánh đồ”. Những người ân tứ được Đầu ban cho Thân Thể để hoàn hảo thánh đồ. Việc những cây trụ không được xây dựng trực tiếp bởi Sa-lô-môn nhưng bởi Sa-lô-môn qua Hi-ram ngụ ý rằng ngày nay, Christ không trực tiếp xây dựng những cây trụ này mà là qua những người ân tứ. Vì vậy, chúng ta phải thuận phục những người ân tứ, giống như đồng đã chịu phục dưới đôi tay khéo léo và đầy ơn của Hi-ram.
bb. Hai Cây Trụ
Theo 1Các Vua 7:15, Hi-ram “làm hai cây trụ”. Trong Kinh Thánh, số hai là số chỉ về chứng cớ. Hai cây trụ đứng trước Đền Thờ như một chứng cớ. Ý tưởng về cây trụ trong Sáng Thế Ký là ý tưởng về chứng cớ. Sau khi đã dàn xếp một thỏa thuận với La-ban, Gia-cốp “lấy một hòn đá, dựng đứng lên làm trụ” (31:45) và cây trụ này là một chứng cớ (31:51-52). Chắc chắn khi Gia-cốp dựng cây trụ trong chương 28, quan niệm của ông cũng là về một chứng cớ. Dưới sự cảm thúc của Linh Đức Chúa Trời, ông nói rằng chứng cớ này sẽ là Nhà Đức Chúa Trời. Đền Thờ trong Cựu Ước chắc chắn là một chứng cớ cho Đức Chúa Trời. Nguyên tắc tương tự với Hội Thánh ngày nay. Theo 1Ti-mô-thê 3:15, Nhà của Đức Chúa Trời, tức Hội Thánh, là cây trụ. Điều này có nghĩa là toàn bộ Hội Thánh đứng trên đất để làm chứng về Đức Chúa Trời cho vũ trụ. Vì thế, hai cây trụ trước Đền Thờ trong Cựu Ước là một chứng cớ mạnh mẽ về sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
cc. Bằng Đồng
Bây giờ chúng ta đến điểm chính yếu –hai cây trụ được làm bằng đồng (1Các Vua 7:15). Trong Sáng Thế Ký, cây trụ là một trụ đá, nhưng trong 1Các Vua chương 7, những cây trụ này làm bằng đồng. Đá ngụ ý đến sự biến đổi. Mặc dầu là đất sét, nhưng chúng ta có thể được biến đổi thành đá. Thế thì đồng tượng trưng cho điều gì? Đồng tượng trưng cho sự thẩm phán của Đức Chúa Trời. Chẳng hạn, bàn thờ tại lối vào Đền Tạm được bọc đồng ngụ ý đến sự thẩm phán của Đức Chúa Trời (Xuất. 27:1-2; Dân. 16:38-40). Chậu rửa cũng được làm bằng đồng (Xuất. 30:18). Hơn nữa, con rắn bằng đồng treo trên cây sào (Dân. 21:8-9) cũng tượng trưng cho Christ bị Đức Chúa Trời phán xét thay cho chúng ta (Giăng 3:14). Do đó, theo hình bóng, đồng luôn luôn tượng trưng cho sự phán xét của Đức Chúa Trời. Việc hai cây trụ được làm bằng đồng cho thấy rõ rằng nếu muốn là một cây trụ, phải nhận thức rằng chúng ta là những người ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Chúng ta không những chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời mà cũng chịu sự phán xét của chính mình. Như Phao-lô trong Ga-la-ti 2:20, chúng ta phải nói: “Tôi đã bị đóng đinh. Tôi đã bị đóng đinh vì tôi không tốt cho bất cứ điều gì trong gia tể Đức Chúa Trời. Tôi chỉ đáng chết”. Có nhiều anh em thông minh và đầy năng lực, cũng có nhiều chị em khá tốt. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng trên thực tế, chúng ta chẳng tốt đẹp gì. Chúng ta không đáng giá một xu. Chúng ta chỉ đáng chết. Nói rằng: “Tôi đã bị gạt qua một bên, bị kết án và bị đặt vào chỗ chết”, là một loại tự-phán xét. Tự phán xét là gì? Anh em phải trả lời: “Tự phán xét là tôi chẳng tốt cho bất kỳ điều gì và tôi đã bị đóng đinh rồi”.
Nếu nghĩ rằng anh em có đủ tư cách để là một cây trụ, thì anh em đã không đủ tư cách rồi. Tôi xin kể đôi điều về sự thực hành của anh Nghê liên quan đến việc lập các trưởng lão. Anh Nghê nói rằng một người có tham vọng làm trưởng lão thì không nên làm trưởng lão. Vì vậy, tại Trung Hoa Lục Địa, nhiều người trong chúng tôi đã nói: “Đừng nghĩ rằng anh em có thể là một trưởng lão và đừng có tham vọng trở thành một trưởng lão. Nếu có tham vọng làm trưởng lão, anh em không bao giờ có thể trở thành người ấy”. Năm 1933, lần đầu tiên đến Thượng Hải, tôi đã gặp một anh em kia. Về sau, tôi khám phá rằng anh ấy rất có tham vọng trở thành một trưởng lão. Anh Nghê bảo tôi rằng chỉ vì anh em này quá tham vọng trở thành một trưởng lão nên không đủ tư cách để là một trưởng lão. Hễ ai có tham vọng trở thành một trưởng lão thì đã bị loại khỏi điều ấy rồi. Không ít thì nhiều, như vài anh em có thể làm chứng, chúng tôi đã thực hành điều này trong những năm này tại Mỹ. Một vài người giữa vòng chúng tôi săn tìm chức vụ trưởng lão. Thậm chí họ đi từ nơi này đến nơi khác để tìm cơ hội trở thành một trưởng lão. Sau khi nhận thức ban trưởng lão tại một địa phương nào đó đã đủ rồi, họ chuyển qua một địa phương khác là nơi có nhiều chỗ trống. Tuy nhiên, những chỗ trống đó chỉ có thể được lấp đầy bởi những người không có tham vọng làm trưởng lão. Một khi chúng tôi khám phá thấy một anh em có tham vọng làm trưởng lão, đời đời người ấy sẽ hoàn toàn không đủ tư cách. Lý do cho điều này là một anh em như thế không phải là người ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta phải nói: “Tôi không đủ tư cách. Tôi tồi tệ, tội lỗi, sa ngã và hư nát”. Hơn nữa, chúng ta phải nói: “Chúa ơi, con sa ngã, tội lỗi và hư hoại như vậy, làm thế nào có thể gánh trách nhiệm của một trưởng lão? Con không đủ tư cách cho điều này”. Đây là kinh nghiệm về đồng. Chứng minh và định tư cách cho mình là trải qua đồng. Những ai kinh nghiệm đồng là những người liên tục ở dưới sự phán xét.
Tại Trung Hoa vào những năm đầu, đôi khi tôi tự hỏi tại sao anh Nghê hết sức nghiêm khắc về vấn đề này. Cuối cùng, tôi học được rằng bất cứ ai có tham vọng làm trưởng lão trong bất kỳ phương diện nào của nếp sống Hội Thánh đều trở thành nan đề. Điều này không có ngoại lệ. Tuy nhiên, tất cả những ai trở nên ích lợi thật sự cho sự xây dựng Hội Thánh đều là người không nghĩ rằng họ có đủ tư cách cho quyền lãnh đạo. Trái lại, họ luôn luôn nói: “Tôi không đủ tư cách. Tôi thật tồi tệ. Tính khí tôi không thích hợp và tôi vẫn còn ở trong sự sống thiên nhiên quá nhiều. Tôi không xem mình là tốt”. Nói như vậy không chỉ ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời, mà còn ở dưới sự phán xét chính mình. Anh em tự đánh giá mình như thế nào? Đừng nói: ‘Ngoài tôi ra, không một ai tốt cả”. Hễ khi nào nói như vậy, anh em đã bị kết liễu, và Chúa sẽ không bao giờ đóng dấu của Ngài trên sự đánh giá như vậy của anh em. Tất cả chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta sa ngã, hư hoại và không có gì tốt. Tất cả chúng ta phải cảm thấy rằng trong chúng ta, tức trong xác thịt chúng ta, chẳng có điều gì tốt cả (La-mã 7:18). Chúng ta nên nói: “Tôi không xứng đáng gì cả ngoài phải chết. Làm thế nào anh em có thể nghĩ rằng tôi nên là một trưởng lão? Tôi thật lo sợ về khả năng này”. Tôi không nói điều này cách bâng quơ. Những năm trước đây, một số người đã nói: “Tại sao anh em kia được chọn làm trưởng lão còn tôi thì không?” Anh ấy được chọn thay vì anh em vì anh em cảm thấy mình đủ tư cách. Tự đề xướng đã làm anh em mất tư cách. Chúa sẽ không bao giờ chọn người nào tự coi mình đủ tư cách. Nếu tưởng mình có đủ tư cách thì anh em không có liên hệ gì với đồng. Thay vì vậy, anh em là vàng nhân tạo. Kinh nghiệm về đồng là chúng ta luôn ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời và của chính mình. Tất cả chúng ta phải áp dụng lời này cho chính mình, rằng: “Chúa ơi. xin thương xót vì trong con chẳng có điều gì tốt”. Đây là lý do vì sao chúng ta đã bị đóng đinh. Nếu tưởng có điều gì đó tốt trong chúng ta thì chúng ta là những kẻ nói dối.
Trong Ga-la-ti 2:20, Phao-lô nói: “Không phải tôi mà là Christ sống ở trong tôi”. Chúng ta cũng có thể áp dụng lời của ông trong 1Cô-rin-tô 15:10: “Nhưng tôi nay là người thể nào, ấy là nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, và ân điển Ngài ban cho tôi cũng không phải là luống nhưng đâu. Trái lại, tôi đã quá lao khổ hơn họ hết thảy, nhưng nào phải tôi, mà là ân điển của Đức Chúa Trời ở cùng tôi”. Trong Ga-la-ti 2:20, Phao-lô nói: “Không phải tôi mà là Christ”, và trong 1Cô-rin-tô 15:10 ông nói: “Không phải tôi mà là ân điển của Đức Chúa Trời”. Dường như Phao-lô muốn nói: “Dù tôi là gì, thì tôi như vậy bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Bởi chính mình, tôi không là gì cả. Bởi chính mình, tôi không bao giờ có thể là một sứ đồ hay một người cung ứng lời sống của Đức Chúa Trời. Tôi đã lao khổ nhiều hơn những người khác, nhưng nào phải tôi lao khổ –mà là ân điển của Đức Chúa Trời”. Đây là kinh nghiệm về đồng.
Theo hình bóng và con số, hai cây trụ đồng trong 1Các Vua chương 7 cho chúng ta biết rằng phải ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời cũng như ở dưới sự tự phán xét. Chúng ta cần phán xét chính mình là không ra gì và chỉ đáng bị đóng đinh. Tôi nói điều này không chỉ với anh em mà cũng với chị em. Không ai trong chúng ta là tốt cho bất kỳ điều gì. Chúng ta phải xem mình là người ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Nếu một trưởng lão không ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời, anh ấy không thể là một trưởng lão tốt, và nếu một chị em hướng dẫn không ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời, chị ấy không thể là một chị em hướng dẫn đúng đắn. Tôi hoàn toàn nhận thức và có thể làm chứng rằng để cung ứng Lời Đức Chúa Trời, tôi phải luôn luôn ở dưới sự tự phán xét. Trong khi chỉ dành một thời gian ngắn để tích cực cầu nguyện cho buổi nhóm thì tôi có thể dành nhiều thì giờ để tự phán xét, phán xét mình là tồi tệ, không xứng đáng, xác thịt và thiên nhiên. Đôi khi tôi thở dài và rên siết: “Chúa ơi, đến khi nào con mới có thể cung ứng Lời Ngài mà không có xác thịt của con?” Đừng nghĩ rằng khi đứng đây cung ứng cho anh em thì tôi hết sức tốt đẹp. Không, tôi quá tồi tệ. Hễ còn trong sự sống thiên nhiên và trong sáng tạo cũ, chúng ta thật đáng khinh. Chúng ta phải phục vụ dưới sự phán xét của Chúa và cung ứng dưới sự nhận thức về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Tôi là người đã bị phán xét rồi. Bản thể thiên nhiên, xác thịt và chính tôi đều đã bị Đức Chúa Trời phán xét và tôi vẫn đang ở dưới sự phán xét này. Nếu có nhận thức này, chúng ta trở thành đồng.
Mặc dầu đồng cũng sáng, nhưng nó không có vinh quang. Trái lại, sự chiếu sáng của vàng có vinh quang. Sự chiếu sáng của đồng có nghĩa là chúng ta ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Nếu một trưởng lão chiếu sáng như đồng, anh ấy là một trưởng lão đã và đang ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Anh ấy không phải là chân đèn vàng tượng trưng cho vinh hiển của Đức Chúa Trời, mà là trụ đồng tượng trưng cho sự phán xét của Đức Chúa Trời. Anh em có ý định làm một cây trụ hay là một người lãnh đạo giữa vòng con cái Đức Chúa Trời? Nếu có ý định đó, anh em phải ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Tôi hi vọng Thánh Linh sẽ phán lời này với anh em. Trong Đền Thờ Đức Chúa Trời, không có sự kiêu ngạo, không có sự khoe mình mà có những trụ đồng. Những người mang gánh nặng là những người bị phán xét. Tất cả các trưởng lão phải là những anh em đã và đang ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, sự phán xét này được chính họ nhận thức đầy đủ. Họ biết rằng mình đang ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời vì họ tội lỗi, sa ngã và hư hoại, trong họ chẳng có gì tốt, và vì họ không đủ tư cách cho bất cứ điều gì trong gia tể của Đức Chúa Trời. Tôi có thể lặp đi lặp lại lời này nhiều lần. Anh em có biết vì sao trong Cơ-đốc Giáo có nhiều sự tranh đấu không? Đó là vì không có đồng, không có sự phán xét bởi Đức Chúa Trời. Trái lại, tất cả những “cây trụ” ở đó đều là những cây gỗ. Càng mang trách nhiệm trong nếp sống Hội Thánh đúng đắn, anh em phải càng nhận thức rằng mình đang ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Anh em chỉ là đồng dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Đừng cứu mình khỏi sự phán xét này dù trong một lát. Thay vào đó, anh em phải cứ ở dưới nhận thức về sự phán xét của Đức Chúa Trời và cứ giữ mình trong đồng.
dd. Mỗi Cây Trụ Cao Mười Tám Cu-bit
Mỗi cây trụ “cao mười tám cu-bit” (1Các Vua 7:15). Như sẽ thấy, chu vi của mỗi cây trụ là mười hai cu-bit. Mười tám cu-bit là phân nửa của ba đơn vị mười hai cu-bit. Nói cách khác, mười tám là phân nửa của ba đơn vị trọn vẹn. Ba đơn vị này tượng trưng cho Đức Chúa Trời Tam–Nhất đã được ban phát vào trong chúng ta. Nếu muốn là những cây trụ, trước hết chúng ta phải phán xét chính mình và sau đó được đổ đầy, dầm thấm và lan tỏa Đức Chúa Trời Tam–Nhất. Khi tôi tự hỏi vì sao mỗi cây trụ là phân nửa của ba đơn vị trọn vẹn thì Chúa phán: “Hỡi kẻ ngu dại kia, chẳng phải ngươi đã giảng nhiều bài nói rằng những tấm ván dựng đứng trong Đền Tạm, mỗi tấm rộng một cu-bit rưỡi sao? Chẳng phải ngươi đã nói rằng không một tấm nào có thể tự mình đứng được mà phải đứng với một tấm khác sao? Ngươi không thấy điều này cũng giống với những cây trụ sao? Như hai tấm ván cùng đứng với nhau làm thành ba đơn vị trọn vẹn thì cũng vậy, hai cây trụ làm thành ba đơn vị trọn vẹn”. Sau đó tôi nói “Bây giờ con đã hiểu, thưa Chúa”.
Nếu muốn là cây trụ, anh em phải được đổ đầy, dầm thấm và lan tỏa Đức Chúa Trời Tam–Nhất. Dù đã được đổ đầy Đức Chúa Trời bao nhiêu, anh em vẫn chỉ là một phần. Tối đa thì anh em cũng chỉ là một nửa. Anh em không bao giờ có thể có Đức Chúa Trời cách đầy đủ. Chính Đức Chúa Trời, Đấng ở trong anh em, cũng đang ở trong anh em của anh em. Vì không phải là một đơn vị trọn vẹn, nên anh em cần người khác làm cho mình được đầy đủ. Tất cả những người khổng lồ thuộc linh đều nghĩ rằng họ có thể đầy đủ cách cá nhân. Nhưng Kinh Thánh bày tỏ rằng ai cũng chỉ là một nửa. Những tấm ván dựng đứng trong Đền Tạm là những nửa (Xuất. 26:15-16) và mỗi cây trụ trong Đền Thờ là một nửa.
Khi nghe điều này một số người có thể nói: “Anh Lý đang nói bóng Kinh Thánh”. Nếu nói bóng thì tôi cũng có cơ sở để nói bóng. Tại sao Kinh Thánh không nói những cây trụ này cao mười bảy hay mười chín cu-bit? Nếu chúng có chiều cao như vậy thì có thể nói bóng không? Không, không thể. Nhưng trong khi tìm kiếm Chúa, Ngài cho tôi thấy trong phân đoạn lời này, số 12 là đơn vị trọn vẹn và 18 là một đơn vị rưỡi. Điều này cho thấy dù chúng ta có thể đầy dẫy Đức Chúa Trời Tam–Nhất, nhưng Ngài sẽ không bao giờ hoàn toàn ban chính Ngài cho chúng ta cách cá nhân. Dù có Đức Chúa Trời nhiều đến đâu, chúng ta vẫn không thể là một đơn vị trọn vẹn mà chỉ là một phần. Chúng ta cần nhau. Tôi cần anh em, và anh em cần tôi. Chúa luôn sai các môn đồ đi ra từng đôi một (Mác 6:7; Luca 10:1; Công. 13:2). Tôi không phải là số ba mươi sáu; cao lắm là số mười tám. Dù anh em cao đến đâu, cũng phải nhận thức rằng anh em chỉ là mười tám cu-bit và cần người khác. Đừng nói rằng: “Tôi trọn vẹn và hoàn hảo. Tất cả anh em đều cần tôi nhưng tôi không cần anh em”. Thật ngu dại khi nói như vậy. Tối đa của chúng ta chỉ có thể là mười tám cu-bit. Một vài chị em mơ ước được đầy dẫy Đức Chúa Trời. Nhưng dù được đầy dẫy Ngài nhiều đến đâu, họ cũng không bao giờ có thể nhiều hơn nửa đơn vị. Họ cần người khác.
ee. Chu Vi 12 cu-bít
Bây giờ chúng ta đến chu vi của những cây trụ. 1Các Vua 7:15 nói: “Và một sợi dây 12 cu-bít quấn quanh mỗi cây trụ”. Về ngôn ngữ, cấu trúc câu này rất kỳ lạ. Thay vì nói về chu vi, câu này lại nói “một sợi dây 12 cu-bít” quấn quanh mỗi cây trụ. Ngay cả cách dịch này cũng không chính xác theo nguyên văn mà có giải thích phần nào. Một bản dịch khác nói: “chu vi 12 cu-bít”. Cách dịch này thì đơn giản và tôi thích hơn. Tuy nhiên, Kinh Thánh không bỏ phí một lời nào, và chúng ta phải xem xét ý nghĩa cấu trúc thực của câu này. Nó có nghĩa là dùng một sợi chỉ làm dây để đo quanh cây trụ. Mục đích của điều này là tạo cho chúng ta ấn tượng về sự trọn vẹn và hoàn hảo của việc chúng ta được hòa lẫn với Đức Chúa Trời trong sự quản trị đời đời của Ngài. Số 7 tượng trưng cho sự hoàn hảo và trọn vẹn trong sự chuyển động của Đức Chúa Trời trong thời đại này, gồm 4 cộng với 3. Đây là vấn đề về sự thêm vào. Nhưng số 12 là 4 nhân 3, là vấn đề về sự nhân rộng, cho thấy rằng tạo vật được hòa lẫn với Đức Chúa Trời Tam–Nhất và sự hòa lẫn này phải đầy đủ và trọn vẹn trong sự quản trị đời đời của Đức Chúa Trời. Những cây trụ không phải là hình vuông, hình chữ nhật hay tam giác mà hình tròn, có nghĩa là sự hoàn hảo của chúng mang tính đời đời.
Khi đặt đồng, chiều cao 18 cu-bít, và chu vi 12 cu-bít lại với nhau, chúng ta thấy rằng để trở thành một cây trụ, chúng ta phải ở dưới sự phán xét của Đức Chúa Trời và phải được dầm thấm Đức Chúa Trời cách đầy đủ, triệt để và trọn vẹn. Chúng ta phải là đồng và phải tròn 12 cu-bít. Tuy nhiên, dù đã được hòa lẫn trọn vẹn với Đức Chúa Trời bao nhiêu, chúng ta vẫn chỉ là một nửa và cần một nửa khác. Nếu bất kỳ trưởng lão nào giống như vậy, chắc chắn sẽ là một trưởng lão xuất sắc. Nếu bất kỳ chị em hướng dẫn nào giống như vậy, đó sẽ là một chị em tuyệt vời nhất. Chắc chắn loại người này có thể gánh lấy trách nhiệm.
Nan đề là chúng ta không kết án chính mình. Trái lại, chúng ta biện minh, bào chữa, thừa nhận, và biện hộ cho chính mình. Chúng ta thường nói: “Đó không phải lỗi của tôi mà là lỗi của anh này, anh kia. Tôi luôn luôn cẩn thận. Tôi không sai”. Đây là tự biện minh. Sau khi tự biện minh, chúng ta tiếp tục bào chữa và tự thừa nhận mình. Chúng ta không cần được thử nghiệm vì đã tự thừa nhận mình rồi. Trong cách nhìn của mình, chúng ta không có vấn đề. Tuy nhiên, đôi khi bị bắt gặp phạm một lỗi nào đó, thì chúng ta tự bào chữa rằng: “Tôi đã phạm lỗi đó vì nhóm quá lâu và tôi mệt mỏi”. Chúng ta luôn tìm lối thoát cho mình! Chúng ta có bốn lối thoát lớn: tự biện minh, tự bào chữa, tự thừa thuận và tự biện hộ. Ngay cả khi bị bắt gặp phạm sai lầm, chúng ta vẫn tự bào chữa cho mình. Ví dụ, một chị em có thể nói: “Tôi đánh máy dở vì người khác có máy tốt nhất còn máy xấu nhất lại giao cho tôi”. Trước đây, tôi thường tự biện minh, tự bào chữa, tự thừa nhận và tự biện hộ cho mình.
Khi bắt đầu tranh cãi, hiếm có người chồng hay vợ nào nói rằng: “Anh có lỗi. Đây là lỗi của anh. Hãy tha thứ cho anh”. Trái lại, người vợ nói: “Anh em có biết tại sao tôi làm dữ với chồng tôi không? Vì anh ấy luôn luôn trễ nải. Suốt đời sống hôn nhân, sự trễ nải của anh ấy gây rắc rối cho tôi”. Khi đó, người chồng sẽ nói: “Vợ tôi không bao giờ thông cảm với tôi. Tôi bận rộn và có nhiều công việc phải làm. Khi làm việc quá sức như vậy, làm thế nào mà tôi không trễ?” Đây là tự biện minh, tự bào chữa, tự thừa nhận và tự biện hộ. Nếu hằng ngày chúng ta đóng đinh bốn điều này thì trong gia đình sẽ không có tranh chiến.
Với chúng ta chỉ là số 4 nên không đầy đủ. Chúng ta phải là số 7 –tức là, 4 cộng với Đức Chúa Trời Tam–Nhất. Tuy nhiên, điều này vẫn còn là giai đoạn ban đầu, không phải giai đoạn kết thúc là số 12. Để là số 12, chúng ta phải được đổ đầy, dầm thấm và hòa lẫn với Đức Chúa Trời. Khi hoàn toàn được dầm thấm và hòa lẫn với Đức Chúa Trời, chúng ta thích hợp cho sự quản trị đời đời của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, như chúng tôi đã lưu ý, thậm chí sau khi đã trở thành số mười hai, chúng ta vẫn chỉ cao 18 cu-bít. Chúng ta chỉ là nửa đơn vị. Nếu tất cả chúng ta đều giống như vậy, sẽ không có nan đề. Thay vì tranh đấu với người khác, chúng ta sẽ lên án chính mình rằng: “Chúa ơi, con cần Ngài. Con đã bị đóng đinh và Christ đang sống trong con. Không phải con, mà là ân điển của Đức Chúa Trời ở với con”. Đó là đồng, sự phán xét, và 12 cu-bít, sự hòa lẫn của Đức Chúa Trời với con người. Vì chúng ta cao lắm chỉ là một nửa, nên chúng ta cần người khác vì gia tể và sự quản trị của Đức Chúa Trời. Nếu cầu nguyện cho những điểm này, anh em sẽ thấy rằng đây là cây trụ có thể gánh trách nhiệm trong Nhà Đức Chúa Trời.
ff. Hai Đầu Trụ
Trên đỉnh mỗi cây trụ là đầu trụ cao 5 cu-bít (1Các Vua 7:16). Những đầu trụ này là phần che phủ trên cùng của những cây trụ. Sự kiện mỗi đầu trụ cao 5 cu-bít mà không phải là sáu hay bảy cu-bít cũng có một ý nghĩa. Như chúng tôi đã lưu ý nhiều lần, trong Kinh Thánh, số 5 chỉ về trách nhiệm. Hãy xem bàn tay anh em: Bốn ngón tay và một ngón cái là để gánh trách nhiệm. Nếu chỉ có bốn ngón tay, chúng ta không thể gánh trách nhiệm cách đúng đắn. Số 4 tượng trưng cho tạo vật và số 1 tượng trưng cho Đức Chúa Trời duy nhất. Khi Đức Chúa Trời duy nhất được thêm vào con người, số của chúng ta trở thành 5.
Chẳng hạn, mười điều răn được chép thành 2 nhóm 5 trên 2 bảng đá, và 10 trinh nữ được chia thành 5 nàng khôn và 5 nàng dại. Do đó, hai đầu trụ cao 5 cu-bít ngụ ý đến việc mang trách nhiệm. Nếu anh em nói rằng đây là sự nói bóng của tôi thì tôi đáp rằng tôi có lập trường để nói như vậy, vì chúng ta không được bảo rằng các đầu trụ cao 4 rưỡi hay 6 cu-bít, mà là 5 cu-bít. Chiều cao kết hợp của hai đầu trụ tổng cộng là 10 cu-bít. Số 10 tượng trưng cho sự đầy đủ trong trách nhiệm. Cả mười điều răn lẫn mười trinh nữ đều cho thấy sự đầy đủ. Do đó, trong Kinh Thánh, số mười bày tỏ trách nhiệm đầy đủ của con người đối với Đức Chúa Trời. Mười ngón tay để làm việc và mười ngón chân để chuyển động và bước đi, cho thấy điều này.
gg. Những Tấm Lưới Kiểu Ô Vuông
Và Những Vòng Hoa Kiểu Dây Chuyền
1Các Vua 7:17 nói về “những tấm lưới kiểu ô vuông (những tấm lưới kiểu mắt cáo)và những vòng hoa kiểu dây chuyền trang điểm đầu trụ đặt ở trên chót trụ; có bảy dây hoa cho đầu trụ này và bảy dây hoa cho đầu trụ kia”. Những tấm lưới kiểu ô vuông(những tấm lưới kiểu mắt cáo) và những vòng hoa kiểu dây chuyền chỉ về điều gì? Sau khi tham khảo nhiều bản dịch, tôi khám phá rằng những mặt kiểu ô vuông này giống như tấm lưới mắt cáo, một tấm lưới có nhiều lỗ nhỏ hình vuông để đỡ dây nho. Hơn nữa, từ “kiểu” trong câu này hàm ý đến sự thiết kế. Do đó, kiểu ô vuông là kiểu trang trí mắt cáo và kiểu dây chuyền là kiểu thiết kế dây xích. Như sẽ thấy, kiểu thiết kế ô vuông này là để cho hoa huệ lớn lên. Lưới mắt cáo này là cái khung cho hoa huệ. Trong một ý nghĩa, đó là tấm lưới để nâng hoa huệ. Kiểu trang trí dây chuyền giống như một vòng hoa bao quanh phía ngoài đầu trụ. Do đó, trên các đầu trụ là những tấm lưới kiểu ô vuông và những vòng hoa kiểu dây chuyền.
Toàn bộ điều này tượng trưng cho điều gì? Chúng ta đã thấy rằng số năm, chiều cao của các đầu trụ, chỉ về trách nhiệm và hai lần năm có nghĩa là trách nhiệm đầy đủ. Nhưng tại sao trên những đầu trụ này cũng có những lưới kiểu ô vuông và những vòng hoa kiểu dây chuyền? Trong khi có gánh nặng hiểu được điều này, Chúa đã tỏ cho tôi rằng đây là tình trạng rối rắm và phức tạp. Gánh nặng và trách nhiệm mà những cây trụ này mang vác trong gia đình, trong Hội Thánh và trong chức vụ luôn luôn ở trong tình trạng rối rắm và phức tạp. Có thể chúng ta hay muốn gỡ rối những tình trạng này, nhưng không thể làm được. Nếu gỡ rối một điều nan giải, sẽ có ba điều nan giải khác xảy đến. Nếu cố gắng làm sáng tỏ một vấn đề thì tình trạng càng mờ mịt hơn. Anh em càng cố gắng làm cho sự việc dễ hiểu, thì càng bị hiểu sai. Đừng nói: “Tối qua, anh nào đó đã không vui với vợ mình”. Nếu nói lời này, anh em sẽ bị dính líu. Càng cố gắng biện minh cho mình, anh em sẽ càng bị hiểu lầm và sự hiểu lầm này sẽ gia tăng. Qua nhiều năm kinh nghiệm, tôi đã học tập rằng cách tốt nhất để tránh bị hiểu lầm là nói càng ít càng tốt. Đôi khi, thậm chí anh em không nên nói: “Ngợi khen Chúa” với vợ mình. Nếu làm vậy, cô ấy có thể nói: “Sao anh thuộc linh thế? Anh không biết rằng sự ngợi khen của anh kết án em sao? Khi anh ngợi khen Chúa, anh muốn nói rằng anh thuộc linh còn em xác thịt”. Nếp sống Hội Thánh là kiểu trang trí kiểu ô vuông nhỏ, có những dây xích bao quanh và chức vụ trưởng lão là một tấm lưới mắt cáo phức tạp nhất với những dây xích chắc nhất.
Tôi biết một anh em kia thường giữ quan niệm rằng hễ anh ở đâu, những người xung quanh anh đều giống như thiên sứ. Hết thảy họ phải rất thuộc linh, đi ngủ sớm và dậy sớm vào buổi sáng để đọc-cầu nguyện Lời. Nếu ai nấy đều ở trên trời, anh em yêu dấu này sẽ vui mừng. Nhưng trên đất này không có nơi nào giống như nơi anh em yêu dấu này tưởng tượng. Trong nhiều gia đình, một số người thức khuya nói chuyện và rồi sáng hôm sau ngủ dậy rất trễ. Thức dậy rồi, có thể một số người phàn nàn trời lạnh quá vì cửa sổ đã mở suốt đêm, còn người khác có thể than phiền vì phòng ngột ngạt đến nỗi họ cảm thấy như đang nghẹt thở.
Mỗi hoàn cảnh mà các Chi Thể trong Hội Thánh đối diện là một kiểu trang trí ô vuông, một tấm lưới được viền quanh bởi một vòng hoa bằng đinh ghim và gai nhọn. Tôi có một đại gia đình và cũng đang ở trong một Hội Thánh lớn. Tôi có nhiều con cháu và nhiều anh chị em yêu dấu. Dầu ở nơi nào, Đài Bắc hay Anaheim, tôi không thể thoát khỏi kiểu trang trí mắt cáo và kiểu dây xích này. Trong một ý nghĩa, Anaheim thật kỳ diệu nhưng nó đầy những dây xích và kiểu trang trí mắt cáo. Ngay cả các thiên sứ cũng biết rằng tôi thường xuyên ở trong tình cảnh rối rắm và phức tạp. Con cái và mọi vấn đề xảy đến cho tôi bởi các anh chị em trong các Hội Thánh đã tạo ra cho tôi nhiều kiểu trang trí mắt cáo này. Phần định của chúng ta là phải ở trong tình cảnh này. Chúng ta không chỉ gánh trách nhiệm trong tình cảnh rối rắm và phức tạp như vậy mà cũng sống giữa tình cảnh đó.
hh. Các Đầu Trụ Được Trang Trí Bằng Hoa Huệ.
Để gánh trách nhiệm trong hoàn cảnh phức tạp này, chúng ta phải sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời. 1Các Vua 7:19 nói: “Những đầu trụ ở trên các đỉnh trụ trong hiên cửa, đều có hoa huệ ở chót, cao bốn thước”. Hoa huệ tượng trưng cho đời sống đức tin nơi Đức Chúa Trời. Trước hết, chúng ta cần kết án chính mình, nhận thức rằng chúng ta là sa ngã, bất năng, không đủ phẩm chất và không là gì cả. Sau đó, phải sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời, không bởi những gì chúng ta là hay những gì chúng ta có thể làm. Chúng ta phải là hoa huệ đang hiện hữu bởi những gì Đức Chúa Trời làm cho mình, không bởi những gì chúng ta là (Mat. 6:28,30). Cuộc sống trên đất của chúng ta hôm nay tùy thuộc nơi Ngài. Làm thế nào chúng ta có thể mang trách nhiệm trong một nếp sống Hội Thánh rối rắm và phức tạp như vậy? Trong chính mình, chúng ta không thể làm điều này, nhưng nếu sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời, chúng ta có thể làm như thế. Đó không phải là tôi, mà là Christ sống trong tôi –đó là hoa huệ. Đó không phải là tôi gánh trách nhiệm –mà là chính Ngài. Tôi sống không bởi chính mình, nhưng bởi Ngài, và tôi cung ứng, không bởi chính mình, nhưng bởi Ngài. Trong nếp sống Hội Thánh, nếu là người mẹ, chị em phải nói: “Tự con, con không phải là người mẹ trong Hội Thánh, mà bởi Ngài”. Trong Nhã Ca 2:1-2, người tìm kiếm nói: “Tôi là hoa huệ trong trũng”. Sau đó, Chúa đáp: “Bạn tình ta ở giữa đám con gái, như hoa huệ ở giữa gai gốc”.
Trên đất này, có kiến trúc sư nào thiết kế một cây trụ đồng với đầu trụ cũng bằng đồng, trang trí hoa huệ trên đỉnh không? Nói theo con người, điều này chẳng có ý nghĩa gì; nhưng nói theo thuộc linh thì rất có ý nghĩa. Một mặt, là đồng, chúng ta bị kết án và bị phán xét; mặt khác, chúng ta là hoa huệ sống động. Đồng có nghĩa là “không phải tôi”, còn hoa huệ có nghĩa “nhưng là Christ”. Những ai là hoa huệ đều có thể nói: “Cuộc sống mà tôi đang sống đây là sống bởi đức tin của Jesus Christ”. Bởi toàn bộ điều này, chúng ta có thể nhận thức rằng chúng ta là những hoa huệ mang trách nhiệm mà khó có thể hoàn thành trong một hoàn cảnh rối rắm và phức tạp, đầy những kiểu mắt cáo và dây xích. Các trưởng lão không nên nói: “Chúa ơi, xin cất những điều phức tạp này đi”. Trái lại, họ nên trông đợi có nhiều điều phức tạp hơn. Tôi chắc chắn rằng anh em càng cầu nguyện để những điều phức tạp giảm đi, sẽ càng có nhiều điều phức tạp hơn. Toàn bộ tấm lưới kiểu ô vuông này là nền tảng, mảnh vườn để hoa huệ mọc lên đó.
Theo văn mạch, là những dây hoa, kiểu dây xích là một hình thức trang trí. Nhưng kiểu trang trí này đầy những điều phức tạp. Khi đến nhà tôi, anh em đừng mong rằng mọi điều ở đó sẽ sáng tỏ và đơn giản. Nếu ở lại với tôi trong chốc lát, anh em sẽ thấy nhiều điều phức tạp và nhiều lời phàn nàn. Nhưng tất cả những điều này là vẻ đẹp của gia đình tôi, vì đó là một vòng hoa, một vương miện. Trưởng lão nào cũng mong ước nếp sống Hội Thánh giống như chiếc bánh đậu xanh của người Hoa mà mỗi miếng được cắt thành hình vuông khá đẹp. Họ muốn mọi sự trong Hội Thánh phải đúng đắn và tốt đẹp. Nơi duy nhất thích hợp với điều này là nghĩa trang. Nếp sống Hội Thánh đúng đắn, như nếp sống Hội Thánh tại Anaheim, là một tấm lưới kiểu mắt cáo và vòng hoa kiểu dây xích. Đó là nơi mà các trưởng lão gánh trách nhiệm đầy đủ. Điều này không thể hiểu chỉ bởi nghiên cứu phân đoạn Lời này, mà còn bởi giải thích phân đoạn Lời này trong ánh sáng của kinh nghiệm chúng ta.
ii. Hai Trăm Trái Lựu.
Câu 20 chép: “Những đầu trụ ở trên trụ nẩy ra liền thân trên nơi bầu phía bên kia mặt võng: có hai trăm trái lựu sắp hai hàng vòng chung quanh hai đầu trụ”. Ha-lê-lu-gia về 200 trái lựu! Quanh mỗi đầu trụ có một chỗ phình ra, giống như bầu. Xung quanh bầu này trên mỗi đầu trụ là hai hàng mỗi hàng có một trăm trái lựu. Điều này ngụ ý rằng hai lần của một trăm bày tỏ sự phong phú của sự sống. Nếu tiếp xúc với những trưởng lão này, những người hằng ngày mang trách nhiệm trong tình trạng rối rắm và phức tạp, anh em sẽ thấy họ phô bày những trái lựu, sự phong phú của sự sống. Tất cả những sự phàn nàn, không thỏa lòng và những cuộc điện thoại phiền toái, cuối cùng tạo thành một chỗ phình ra đầy những trái lựu. Điều này thật kỳ diệu biết bao!
jj. Những Đầu Trụ Có Đường Kính Là Bốn Cu-bít.
Đường kính của mỗi đầu trụ là bốn cu-bít (1Các Vua 7:19). Điều này cho thấy số 12, chu vi của những cây trụ gồm 4 lần 3. Trong khi chu vi của cây trụ là 12 cu-bít, thì đường kính của các đầu trụ là 4 cu-bít. Điều này hàm ý rằng những cây trụ với các đầu trụ là số 4, nghĩa là, các tạo vật, tức con người, nhưng được nhân với Đức Chúa Trời Tam–Nhất. Bởi được hòa lẫn với Đức Chúa Trời Tam–Nhất, cuối cùng họ trở thành số 12. Nếu đặt tất cả những điều này lại với nhau, anh em sẽ thấy điều này rất có ý nghĩa. Điều này hàm ý rằng những người tự phán xét và kết án chính mình, coi mình không là gì, sẽ có khả năng gánh trách nhiệm trọn vẹn giữa một tình cảnh phức tạp vì họ không sống bởi chính mình nhưng bởi Đức Chúa Trời. Cuối cùng, họ không biểu lộ năng lực, phẩm chất, sự thông sáng, sự hiểu biết và sự khôn ngoan của họ –[nhưng] phô bày những trái lựu, sự phong phú của sự sống gấp hai trăm lần.
kk. Hai Cây Trụ Trước Hiên Cửa Đền Thờ.
Sau cùng, chúng ta được biết rằng tên của hai cây trụ này là Gia-kin và Bô-ách(1Các Vua 7:21). Gia-kin có nghĩa là “Ngài sẽ làm cho vững bền”, và Bô-ách có nghĩa là “Trong nó là sức mạnh”. Hai cây trụ này đứng tại hiên cửa đền làm chứng rằng Chúa sẽ làm cho sự xây dựng của Ngài được vững bền và sức mạnh đích thực ở trong sự xây dựng này. Thậm chí ngày nay, sự xây dựng Hội Thánh làm chứng cho điều này. Bởi các chi tiết của bức tranh trong 1Các Vua chương 7, chúng ta thấy làm thế nào để có thể trở nên cây trụ trong nhà của Đức Chúa Trời, tự phán xét mình, sống bởi đức tin, gánh trách nhiệm và biểu lộ sự phong phú của sự sống.
Bài Tám Mươi Bốn
Được Biến Đổi
(7)
Trong bài này, chúng ta một lần nữa lại chú ý đến hai cây trụ trong Đền Thờ. Chúng ta đã thấy khi ở Bê-tên lần đầu tiên, Gia-cốp đã dựng hòn đá gối đầu làm trụ và gọi đó là Nhà Đức Chúa Trời (28:18,22). Chúng tôi đã nhiều lần lưu ý rằng hầu như mọi điều trong Sách Sáng Thế Ký là hạt giống mà được phát triển trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh. Sự phát triển đầy đủ của hạt giống về cây trụ là trong Khải Thị 3:12, tại đó Chúa phán: “Kẻ đắc thắng, Ta sẽ khiến làm cây trụ trong Đền Thờ Đức Chúa Trời Ta”. Giữa Sáng Thế Ký và Khải Thị, có nhiều phân đoạn Lời nói về những cây trụ. Cứ mỗi lần đề cập đến hai cây trụ trong Đền Thờ, chúng ta sẽ thấy nhiều chi tiết hơn. Trong bất kỳ phân đoạn riêng lẻ nào của Lời đều không tìm thấy được mọi phương diện của những cây trụ này.
Cơ-đốc nhân ngày nay rất ít quan tâm đến sự xây dựng của Đức Chúa Trời, tức là điều để hoàn thành gia tể Đức Chúa Trời. Dù hầu hết Cơ-đốc nhân đều lơ là điều này, nhưng Kinh Thánh lại nhấn mạnh đến điều đó rất rõ ràng. Nếu muốn biết sự xây dựng này theo cách Kinh Thánh, trước hết chúng ta cần thấy cây trụ vì cây trụ là bảng hiệu về sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Nếu thấy cây trụ là gì và quyết định trở thành một cây trụ, chúng ta đang trên con đường xây dựng của Đức Chúa Trời. Cây trụ này quan trọng đến nỗi Kinh Thánh đề cập đến nhiều lần. Vì hầu hết Cơ-đốc nhân không có sự hiểu biết về sự xây dựng của Đức Chúa Trời nên họ không quan tâm đến các phân đoạn Kinh Thánh nói về cây trụ. Nhưng bởi sự thương xót của Chúa, chúng ta có một ấn tượng sâu xa về cây trụ đến nỗi không thể dễ dàng lướt qua điều đó. Kinh Thánh không có lời nào là uổng phí. Do đó, hễ điều gì Kinh Thánh bày tỏ đều có ý nghĩa và quan trọng đối với chúng ta. Vì, vào thời sau rốt này, Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành sự xây dựng của Ngài, nên chúng ta phải cẩn thận xem xét cây trụ này là gì, và làm thế nào chúng ta có thể trở thành một cây trụ.
Bây giờ tôi muốn nhấn mạnh ba phương diện tích cực và hai phương diện tiêu cực của những cây trụ được đề cập trong bài cuối này. Ba phương diện tích cực là đồng, hoa huệ và những trái lựu. Chính những cây trụ này được làm bằng đồng. Trên đỉnh trụ có hoa huệ và xung quanh là những trái lựu. Tôi không tin có nhà thiết kế nào lại kết hợp ba điều này lại với nhau. Nhưng với chúng ta, toàn bộ điều này thật quan trọng và đầy ý nghĩa! Đồng tượng trưng cho sự chết dưới sự phán xét. Chúng ta phải ở dưới sự phán xét, nhận thức rằng chúng ta không có gì tốt lành, chỉ đáng chết và đã bị đóng đinh rồi (Gal. 2:20). Hơn nữa, tất cả chúng ta đã bị chôn trong báp têm (La. 6:4). Vì vậy, chúng ta là những người ở dưới sự phán xét của sự chết. Nhưng sau sự chết có sự phục sinh, và hoa huệ mọc trên chúng ta trong sự phục sinh. Những trái lựu xung quanh đầu trụ tượng trưng cho sự biểu lộ các sự phong phú của sự sống. Do đó, ở những cây trụ này, chúng ta thấy sự chết, sự phục sinh và sự biểu lộ sự sống. Ngợi khen Chúa vì nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng rằng hằng ngày chúng ta là đồng mọc lên những hoa huệ và phô bày những trái lựu. Phải chăng anh em là một người như thế? Nếu không, anh em không đủ điều kiện để là cây trụ, và không có quan hệ gì với sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
Hai phương diện tiêu cực của những cây trụ này là kiểu lưới và kiểu dây xích. Kiểu lưới và dây xích tượng trưng cho hoàn cảnh có nhiều điều rối rắm và phức tạp. Kiểu lưới là gồm nhiều thanh đan chéo nhau. Trong kinh nghiệm, điều này cho thấy chúng ta đang bị loại bỏ hằng ngày. Khi trải qua điều này, chúng ta bị giam giữ bởi kiểu dây xích. Nhiều lần anh em phải chịu sự “gạch chéo” bởi người vợ yêu dấu của mình. Dù mong muốn thoát khỏi điều này nhưng chúng ta vẫn bị những dây xích đó giam giữ, không thể trốn thoát. Chúng ta có thể bị cắt thành nhiều mảnh, nhưng không một mảnh nào có thể trốn thoát. Các chị em cũng có thể làm chứng điều tương tự trong mối quan hệ với chồng mình. Trong nếp sống Hội Thánh, một số người có thể nói rằng họ không thể chịu nổi khi bị các trưởng lão “gạch chéo”. Tuy nhiên, kiểu dây xích cũng có ở đó. Trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta có cả kiểu lưới và kiểu dây xích. Ngợi khen Chúa về hai điều tiêu cực này vì đồng, hoa huệ và trái lựu chỉ có thể được nối kết bởi hai kiểu này.
Không lâu sau khi được cứu, tôi học được rằng tôi đã bị đóng đinh với Christ. Nhưng tôi không biết làm thế nào sự đóng đinh này có thể được áp dụng cho tôi cách thiết thực. Điều này được áp dụng bởi kiểu lưới. Không có mạng lưới và dây xích, việc chúng ta đồng đóng đinh với Christ, và việc Ngài sống thay chúng ta chỉ là giáo lý. Chúng ta có thể biết giáo lý bị đóng đinh với Christ và thuộc lòng Ga-la-ti 2:20 nhưng chỉ để khám phá rằng điều này chẳng ích lợi gì. Tôi đã điều này nhiều lần mà không thành công. Tôi đã lặp đi lặp lại nhiều lần những từ này: “Tôi đã bị đóng đinh với Christ, dầu vậy tôi sống, nhưng không phải là tôi sống nữa mà là Christ sống ở trong tôi”. Về sau, tôi kinh nghiệm mạng lưới và dây xích trong nếp sống Hội Thánh. Đó là trải qua hai điều tiêu cực này mà sự đóng đinh và phục sinh của Christ có thể được áp dụng cách thiết thực cho đời sống tôi. Vì thế, cuối cùng, ba điều tích cực và hai điều tiêu cực trở thành một đơn vị. Chúng ta có đồng, hoa huệ và những trái lựu được nối kết bởi những mạng lưới và dây xích. Tất cả năm điều này được kết hợp trong cây trụ.
ll. Hai Bầu Của Hai Đầu Trụ Trên Chót Hai Cây trụ, Cao Hai Cu-bít
Cùng với những điểm được nói đến trong bài trước, chúng ta cần xem xét thêm 9 điểm trong bài này. Đức Chúa Trời, Lời Ngài và việc Ngài xử lý chúng ta không phải là điều đơn giản.
Trên đỉnh của hai cây trụ là hai bầu trụ (2Sử. 4:12; 2Các Vua 25:17). Mỗi bầu trụ gồm có tấm lưới, cao hai cu-bít (xem phần định nghĩa ở dưới). Điều này tượng trưng cho điều gì? Bầu trụ thì tròn (Darby dịch từ bầu trụ theo tiếng Hê-bơ-rơ là “quả cầu”). Trên đỉnh mỗi trụ có hai bầu trụ, cái này trên cái kia. Quanh những đầu trụ có “những dây xích như chuỗi hạt” hay “những dây chuyền ở cổ áo”, (2Sử. 3:16,Amplified Bible, Bản Dịch Mới của Darby) chia đầu trụ làm hai phần. Phần thứ nhứt là đế. Mặc dầu 1Các Vua 7:16 nói rằng các đầu trụ cao 5 cu-bít, nhưng 2Các Vua 25:17 nói rằng các đầu trụ cao 3 cu-bít. Lý do có như vậy là vì chiều cao phần đế của đầu trụ là 3 cu-bít và chiều cao của cả đầu trụ là 5 cu-bít. Nói cách khác, phần đế là 3 cu-bít và phần bầu là 2 cu-bít. Ở đây, số 3 không chỉ về Đức Chúa Trời Tam–Nhất, mà đúng ra, tượng trưng cho tiến trình phục sinh. Trong Kinh Thánh, hai số 3 và 8 tượng trưng cho sự phục sinh. Số 3 tượng trưng cho tiến trình phục sinh, còn số 8, ngày thứ nhứt của một tuần mới, chỉ về sự tươi mới của sự phục sinh, khởi đầu mới trong sự phục sinh. Phần đế cao 3 cu-bít của đầu trụ có quan hệ chặt chẽ với kiểu lưới và kiểu dây xích. Điều này bày tỏ rằng kiểu lưới và kiểu dây xích là vì tiến trình phục sinh. Hơn nữa, số 2, chiều cao của hai bầu, tượng trưng cho chứng cớ. Hai cu-bít của 2 bầu trên 2 đầu của 2 cây trụ tượng trưng cho chứng cớ bằng cách sống như hoa huệ và bằng cách biểu lộ sự phong phú của sự sống.
Nếu đọc tất cả các phân đoạn về hai cây trụ, anh em sẽ nhận thức rằng những bầu này gồm có kiểu lưới, kiểu dây xích hoa huệ và những trái lựu. Những trái lựu không ở trên phần đế của đầu trụ, nhưng ở trên dây xích bao quanh những bầu. Tấm lưới bao phủ những bầu, dây xích trang trí xung quanh những bầu, những trái lựu đính trên dây xích và hoa huệ mọc trên tấm lưới. Tất cả những điều này gộp lại thành bầu. Nếu suy xét điều này trong ánh sáng của kinh nghiệm, anh em sẽ nhận thức rằng qua sự đan chéo (gạch bỏ) bởi tấm lưới và sự giới hạn của dây xích, anh em sẽ sống như một hoa huệ để biểu lộ các sự phong phú của sự sống Christ. Đây là chứng cớ sống xuất phát từ tiến trình phục sinh.
Trong gia đình, chúng ta ở trong kiểu lưới và bị cầm giữ bởi kiểu dây xích. Điều này cũng đúng với anh chị em trong Hội Thánh. Những ai phục vụ trong văn phòng làm việc chắc chắn đã kinh nghiệm kiểu trang trí tấm lưới và dây xích ở đó. Chắc chắn rằng trong văn phòng làm việc có nhiều kiểu trang trí tấm lưới và dây xích. Nhưng cùng với kiểu trang trí này, cũng có ba ngày. Tất cả những ai phục vụ trong văn phòng làm việc đều theo cách ba ngày, tức là họ ở trong tiến trình phục sinh.
Những hoa huệ xuất hiện trên đỉnh của bầu vào ngày thứ ba. Dù chúng ta dễ thương, lịch sự hay khiêm nhường, điều ấy không thành vấn đề, vì không một điều nào là hoa huệ. Trái lại, đó là sự sống thiên nhiên. Càng kinh nghiệm bị loại bỏ, hoa huệ sẽ càng mọc vào ngày thứ ba. Mỗi anh em đều ao ước có một người vợ dễ thương, và mỗi chị em đều muốn có một người chồng lịch sự. Tuy nhiên, dù dễ thương hay lịch sự đến đâu, chúng ta cũng không phải là hoa huệ. Hoa huệ chỉ mọc vào ngày thứ ba giữa kiểu trang trí mạng lưới đan chéo và dây xích. Khi ở trong hoàn cảnh có nhiều điều đan chéo và phức tạp, chúng ta sẽ có ngày thứ ba và hoa huệ sẽ mọc lên. Khi đó, chúng ta cũng có những trái lựu, sự biểu lộ các sự phong phú của sự sống. Đây là bầu –sự vinh hiển, vẻ đẹp, sự trang trí và vương miện. Đây là chứng cớ. Tôi hi vọng Linh sẽ phán nhiều hơn về điều này với anh em.
Tất cả chúng ta đã bị phán xét và cần phán xét chính mình dưới sự thẩm phán của Đức Chúa Trời. Thật dễ dàng để là một trụ đồng khi nói: “Tôi sa ngã, hư nát, tội lỗi, chẳng có gì tốt đẹp ngoài phải chết”. Nhưng để trải qua ba ngày của tiến trình phục sinh ở giữa sự đan chéo của kiểu trang trí mạng lưới và sự hạn chế của kiểu trang trí dây xích thì rất khó. Nhưng càng ở trong kiểu trang trí mạng lưới và dây xích, chúng ta càng ở trong ba ngày, hoa huệ sẽ mọc lên và chúng ta sẽ phô bày càng nhiều trái lựu. Khi ấy, chúng ta trở nên một chứng cớ sống, không ra từ điều gì thiên nhiên, nhưng từ tiến trình phục sinh dưới sự loại bỏ của kiểu trang trí mạng lưới và sự giới hạn của kiểu trang trí dây xích. Không có lối thoát. Chúng ta phải ở trong kiểu trang trí mạng lưới và dây xích này. Nó giống chính xác như bị chôn trong ba ngày rồi hiện ra qua tiến trình phục sinh. Khi chúng ta trải qua kinh nghiệm này, hoa huệ sẽ mọc lên và những trái lựu sẽ lộ ra. Mỗi cây trụ phải mang chứng cớ về việc sống bởi đức tin để biểu lộ các sự phong phú của Christ qua tiến trình phục sinh, dưới sự xóa bỏ của kiểu trang trí mạng lưới và sự hạn chế của kiểu trang trí dây xích. Đồng ở hai cây trụ trước Đền Thờ cho thấy chúng ta đang ở dưới sự phán xét của sự chết, là điều đem chúng ta vào trong tiến trình phục sinh, được tượng trưng bởi chiều cao 3 cu-bít của phần đế đầu trụ. Tiến trình phục sinh này đem chúng ta trải qua mạng lưới và dây xích để hoa huệ mọc lên và mang những trái lựu làm chứng cớ. Đây là cách để cây trụ gánh trách nhiệm, được tượng trưng bởi 5 cu-bít là toàn bộ chiều cao của những đầu trụ.
Các bầu trên những đầu trụ không phải vuông mà là tròn. Sự tròn trịa này có nghĩa là sống bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời và mang trách nhiệm giữa mọi điều phức tạp thì không theo luật nhưng luôn uyển chuyển. Khi sống trong Linh, không có gì là theo luật, trái lại, linh động trong mọi hoàn cảnh. Cả người trẻ lẫn người già đều theo luật. Người già có cách theo luật cũ của họ, còn người trẻ có cách theo luật mới của họ. Do vậy, tôi không muốn đưa ra nhiều lời dạy dỗ trong kỳ huấn luyện này. Nếu tôi làm như vậy, tất cả người trẻ sẽ nhận các sự dạy dỗ này theo cách như luật mới. Hầu như mọi Cơ-đốc nhân đều vuông vức như luật. Nếu không là hình vuông, chúng ta cũng là hình tam giác hay thậm chí hình ngũ giác. Một số chị em lớn tuổi thích ăn ngủ đúng giờ. Luật này đã giết chết nhiều người trẻ. Trong khi đối với anh em, được điều chỉnh thì tốt, nhưng vì lợi ích của người khác, anh em cần phải linh động. Một số trưởng lão rất vuông vức (cứng ngắt). Tuy nhiên, một số khác thì tròn trịa đến mức chính trị. Một chính trị gia không có những góc cạnh. Dù nên tròn trịa, nhưng chúng ta không nên tròn trịa theo cách chính trị. Những ai phục vụ trong văn phòng làm việc cần phải tròn trịa. Nếu vuông vức trong sự phục vụ, anh em sẽ giết mọi người. Thay vì vuông vức, anh em phải mềm dẻo để thích ứng với mọi hoàn cảnh. Đây là cách chúng ta nên là trong đời sống hằng ngày. Khi ở giữa kiểu trang trí mạng lưới và dây xích, chúng ta phải linh động.
mm. Bốn Trăm Trái Lựu Trên Hai Tấm Lưới
2Sử Ký 4:13 nói rằng: “Bốn trăm trái lựu gắn vào hai tấm lưới, mỗi tấm có hai hàng trái lựu, đặng bao hai cái bầu của đầu trụ ở trên chót trụ”. Có bốn trăm trái lựu trên hai tấm lưới, mỗi tấm có hai hàng [trái lựu] để bao hai cái bầu của đầu trụ ở trên chót trụ. Tại sao câu này không nói rằng có ba trăm hoặc năm trăm trái lựu? Chúa Jesus phán rằng chúng ta có thể kết quả gấp ba mươi, sáu mươi và gấp trăm lần (Mat. 13:8). Tăng gấp trăm lần là số cao nhất. Do đó, chúng ta có thể biểu lộ sự phong phú của sự sống gấp trăm lần. Chúng ta biết rằng số 4 tượng trưng cho con người thọ tạo. Sự biểu lộ gấp trăm lần các sự phong phú của sự sống lộ ra trên các tạo vật. Việc bốn trăm trái lựu được xếp thành hai hàng trên mỗi cây trụ ngụ ý đến chứng cớ. Chúng ta phải mạnh mẽ không chỉ trong sự công bố mình là chứng cớ của Jesus mà còn trong việc có một chứng cớ bằng cách sống. Chúng ta cần chứng cớ về kinh nghiệm các sự phong phú của sự sống Christ gấp bốn trăm lần. Dù có thể có nan đề trong nếp sống Hội Thánh, trong công sở, và gia đình, chúng ta cũng có sự sống của hoa huệ, mà theo Kinh Thánh, sự sống đó tượng trưng cho đời sống tin cậy Đức Chúa Trời. Chúa biết rằng hằng ngày tôi có hết nan đề này đến nan đề khác. Nếu sống bởi chính mình, chúng ta không thể chịu nỗi những nan đề này. Nhưng chúng ta là hoa huệ giữa gai gốc (Nhã ca 2:2). Gai gốc là nan đề. Vợ, con, cháu, các trưởng lão, đồng công thảy đều là “gai gốc”. Dù bị bao quanh bởi nhiều “gai gốc”, tôi ngợi khen Chúa vì tôi vẫn đang sống. Tôi không bị “gai” đâm chết. Hôm nay tôi đang sống, không phải như một kẻ khổng lồ, nhưng như một hoa huệ. Tôi không sống bởi khả năng của mình, nhưng bởi đức tin nơi Đức Chúa Trời. Tôi chỉ là một hoa huệ giữa gai gốc. Càng nhiều gai gốc càng tốt vì những bụi gai ấy tạo cơ hội để khả năng của Chúa được biểu lộ. Chúng ta khác với người thế giới, là người không có Đức Chúa Trời để họ tin cậy.
Nhiều Cơ-đốc nhân theo đuổi đang tìm kiếm nếp sống Hội Thánh ở trên trời trong mọi phương diện. Họ muốn mọi người trong nếp sống Hội Thánh trên trời này đều là thiên sứ. Không phải tôi tưởng tượng ra điều này, mà trên thực tế, tôi đã gặp những người như vậy. Phần nhiều những người theo đuổi này đã đi từ “Hội Thánh” này đến “Hội Thánh” khác để theo đuổi một “Hội Thánh” trên trời như vậy. Nếu họ tìm thấy một “Hội Thánh” như thế, thì chẳng bao lâu Hội Thánh trên trời của họ sẽ bộc lộ ra tính chất thuộc đất còn hơn xưa. Cách quyết định một Hội Thánh nào đó có đúng đắn hay không chủ yếu là bởi lập trường Hội Thánh, không bởi mức lượng thuộc trời của Hội Thánh. Trên đất ngày nay không có Hội Thánh của thiên sứ trên trời. Không lâu sau khi bước vào nếp sống Hội Thánh, anh em sẽ thấy mình đang ở giữa “gai gốc”, [bấy giờ] anh em sẽ nói: “Tôi đã nghĩ rằng mọi người ở đây đều là thiên sứ. Nhưng bây giờ tôi thấy nhiều người trong họ không phải là thiên sứ mà là gai gốc. Tôi không thể chịu nỗi”. Mặc dầu tôi có thể là “gai gốc” cho anh em, thì anh em cũng là “gai gốc” cho tôi. Cuối cùng, chúng ta “đâm, chích” lẫn nhau và thương yêu nhau. “Việc gai đâm” này giúp chúng ta tăng trưởng. Suốt ba năm qua tại Anaheim, “việc gai đâm” này đã giúp chúng tôi tăng trưởng. Nếu mọi điều trong Hội Thánh đều êm đềm và như thiên sứ, sẽ không có chứng cớ về các sự phong phú của sự sống.
nn. Trong Một Trăm Trái Lựu,
Chỉ Có Chín Mươi Sáu Trái Được Lộ Ra Ngoài
Trong một trăm trái lựu có chín mươi sáu trái lộ thiên (Giêr. 52:23). Mỗi hàng có một trăm trái lựu, thế tại sao Giê-rê-mi 52:23 bất ngờ nói đến chín mươi sáu trái lựu? Theo lời chép trong Giê-rê-mi 52:23 về sự hủy phá những cây trụ bởi đạo quân Ba-by-lôn, một số người cho rằng bốn trái lựu trên mỗi hàng dây xích đã bị vỡ. Nhưng nếu đọc cẩn thận chương này, anh em sẽ thấy không phải như vậy. Bản dịch King James nói: “Có chín mươi sáu trái lựu nằm ở một bên”. Cách dịch này không đúng. Những từ Hê-bơ-rơ đã được dịch là “ở một bên” thì nên dịch là “hướng lên không trung”. Do đó, câu này nên đọc là: “Có chín mươi sáu trái lựu hướng lên không và tất cả những trái lựu gắn trên lưới cộng là một trăm”. Xin lưu ý rằng hết thảy những trái lựu gắn trên lưới cộng lại là một trăm. Tất cả đều ở đó, nhưng chỉ có chín mươi sáu trái hướng lên không. Những từ Hê-bơ-rơ được dịch là “bên” trong Bản King James là ruach, là từ chỉ về linh, gió, hơi thở và không khí. Ruach chỉ về một điều gì đó có thật nhưng không thể thấy được. Bản New American Standard dịch là có chín mươi sáu “trái lựu được lộ ra”. Tuy nhiên, chú thích lề đã giải thích nghĩa đen là “phía có gió”, nghĩa là hướng về gió hay hướng về không khí.
Chín mươi sáu trái lựu được lộ ra còn bốn trái bị che khuất. Ý nghĩa của điều này là gì? Chín mươi sáu gồm mười hai lần tám. Số 12 tượng trưng cho sự trọn vẹn đời đời, số 8 tượng trưng cho sự phục sinh, và không khí tượng trưng cho Linh. Do đó, sự biểu lộ các sự phong phú của sự sống là trọn vẹn đời đời trong sự phục sinh và trong Linh. Đây là bản chất và bầu không khí của sự biểu lộ sự sống. Việc chúng ta biểu lộ các sự phong phú của sự sống là số 12, mang tính đời đời; không phải là số 7, mang tính nhất thời. Hơn nữa, đó cũng là số 8, sự tươi mới của sự phục sinh, không phải số 3, tiến trình phục sinh. Ở đây, không phải là tiến trình phục sinh, nhưng là sự tươi mới, sự khởi đầu, một bắt đầu mới của sự phục sinh. Cũng vậy, đó hoàn toàn là vấn đề trong Linh. Việc chín mươi sáu trái lựu được lộ ra ngoài trời có nghĩa là sự biểu lộ các sự phong phú của sự sống nằm trong thực tại của không khí thuộc linh, không thấy được. Trong khi chúng ta có thể cảm nhận các sự phong phú của sự sống nhưng không thể rờ chạm được. Trong Giăng 3:8, Chúa Jesus nói về gió và Linh, rằng: “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng nó, nhưng chẳng biết nó đến từ đâu và sẽ đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Linh cũng như vậy”. Sự tái sinh của Linh giống như sự chuyển động của gió. Gió thổi và Linh tái sinh. Sự biểu lộ của chúng ta về các sự phong phú của sự sống không chỉ có tính đời đời trong sự tươi mới của sự phục sinh mà còn tuyệt đối trong bầu không khí của Linh. Hễ khi nào người khác thấy sự biểu lộ các sự phong phú của sự sống trên chúng ta, lập tức họ cảm nhận rằng họ đang ở trong Linh và có một chút gió mát, không khí tươi mát và có bầu không khí tươi mới ở đó. Tuy nhiên, hễ khi nào bước vào tình trạng đầy sự chết, chúng ta cảm thấy sự ngột ngạt. Nhưng khi ở trong tình trạng đầy dẫy sự biểu lộ các sự phong phú của sự sống, chúng ta thấy chính mình ở trong bầu không khí thuộc linh và cảm nhận không khí tươi mát ở đó. Đây là ý nghĩa của chín mươi sáu trái lựu lộ ra ngoài trời.
oo. Trong Bốn Trăm Trái Lựu,
Mười Sáu Trái (Bốn Trái Của Mỗi Hàng Một Trăm Trái) Bị Che Khuất
Trong mỗi [hàng] một trăm trái lựu, có bốn trái bị che khuất. Vì Kinh Thánh không có một lời nào là uổng phí nên chắc chắn có một ý nghĩa nào đó quan hệ đến kinh nghiệm của chúng ta trong câu này. Cách duy nhất để tôi có thể hiểu điều này là kinh nghiệm. Sự kiện bốn trái trong mỗi [hàng] một trăm trái lựu bị che khuất cho thấy rằng trong khi sự biểu lộ của chúng ta về các sự phong phú của sự sống mang tính đời đời trong sự phục sinh và trong Linh thì người thiên nhiên của chúng ta, được tượng trưng bởi số 4, phải bị che khuất. Sự sống thiên nhiên, bản thể thiên nhiên, bản ngã và cái tôi của chúng ta phải bị giấu kín. Dầu tôi đã cố gắng khám phá những trái lựu này bị che giấu như thế nào nhưng không thể làm được. Đó là một sự huyền nhiệm mà chỉ Chúa mới biết. Tuy nhiên, nếu xem xét kinh nghiệm, chúng ta sẽ nói: “A-men”. Khi các sự giàu có của Christ được biểu lộ, người khác có thể thấy sự biểu lộ đời đời của sự phong phú của sự sống trong sự phục sinh và trong bầu không khí của Linh; nhưng thật khó nói rằng người thiên nhiên chúng ta ở đâu. Thật rất ý nghĩa khi thấy cái tôi của chúng ta phải bị che giấu! Hễ khi nào “Tôi” xuất hiện, số 4 to lớn sẽ có đó, nhưng số 96 sẽ biến mất. Thay vì không khí (linh), sẽ chỉ có sự sống thiên nhiên, người cũ và cái tôi. Nhưng hễ khi nào số 4 biến mất, chúng ta sẽ có chín mươi sáu trái lựu, sự biểu lộ phong phú của sự sống Đấng Christ lộ thiên.
pp. Những Cây Trụ Rỗng Bên Trong
Và Bề Dày Của Chúng Là Bốn Ngón Tay
Giê-rê-mi 52:21 nói: “Bề dày của nó là bốn ngón tay; nó thì rỗng”. Mỗi cây trụ là một hình trụ mà thành nó dày bốn ngón tay và bên trong mỗi cây trụ là một không gian rỗng rất lớn. Điều này có nghĩa là sự xây dựng của Đức Chúa Trời là bởi con người thọ tạo, đại diện bởi số 4, được đầy dẫy Linh. Rõ ràng trụ đồng là con người thọ tạo bị kết án và phán xét. Bên trong tạo vật bị phán xét này có một khoảng trống phải được đổ đầy bằng một thực tại không thấy được. Chúng ta không nên là bùn, mỏng manh và đầy cát, vì khi đó sẽ không có chỗ rỗng bên trong. Trái lại, chúng ta phải là đồng, dày bốn ngón tay và rỗng. Khi ấy, sẽ có khả năng để chỗ rỗng này được đầy dẫy thực tại, là Linh.
qq. Hai Cây Trụ Được Đo, Có Chiều Cao Là Ba Mươi Lăm Cu-bít
Với Một Cu-bít Bị Che Khuất
2Sử Ký 3:15 nói: “Đằng trước đền, người xây hai cây trụ, bề cao ba mươi lăm cu-bít”. Hai cây trụ có một chiều cao nối kết là ba mươi lăm cu-bít, với một cu-bít bị che khuất. Trong bài vừa qua, tôi có nói rằng mỗi tấm ván trong vách Đền Tạm rộng một phẩy năm cu-bít. Những tấm ván này đứng sát bên nhau theo chiều ngang. Nhưng cần những cây trụ, không chỉ có chiều ngang mà còn chiều dọc. Những cây trụ này được đo theo chiều dọc, và cái này chồng trên cái kia. Điều này ngụ ý rằng sự xây dựng của Đức Chúa Trời không chỉ theo chiều ngang mà cũng theo chiều dọc, có một phần bị che khuất. Dù hai anh em đứng cạnh nhau là điều dễ, nhưng thật khó để một người đứng dưới người khác; cũng thật khó để ở trên người khác. Nếu sự xây dựng muốn được vững chắc, nó phải thẳng đứng. Càng thẳng đứng, sẽ càng có nhiều không gian hơn. Chúng ta không chỉ đứng bên cạnh nhau, mà cũng nên ở trên nhau. Để đứng cạnh nhau, không cần có sự hi sinh hay che khuất một phần nào. Nhưng nếu muốn đứng theo chiều dọc (trên nhau), cần có một phần nào đó bị che khuất.
1Các Vua 7:15 nói rằng mỗi cây trụ cao 18 cu-bít, nhưng 2Sử Ký 3:15 cho thấy hai cây trụ dài ba mươi lăm cu-bít. Theo 2Sử Ký 3:15 thì thiếu một cu-bít. Cu-bít này chắc chắn đã bị che khuất và hy sinh. Có một sách tham khảo nói rằng nửa cu-bít [của mỗi cây trụ] đã bị [chôn] làm đế trụ. Tôi không chấp nhận cách giải thích này, vì Kinh Thánh không nói rằng những cây trụ này có một đế trụ hay phần đế. Một sách tham khảo khác nói rằng 1 cu-bít bị mất khi được nối với đầu trụ. Tôi tin cách giải thích này là đúng. Điều này có nghĩa là để có chiều thẳng đứng, cần có sự hi sinh. Nếu xem xét kinh nghiệm, anh em thấy rằng để người này người kia đứng cạnh nhau thì không đòi hỏi có sự hi sinh. Nhưng nếu muốn ở dưới một ai đó, giống như cây trụ ở dưới đầu trụ, thì anh em phải hi sinh. Nếu không hi sinh, anh em không thể có người nào ở trên mình. Hoặc anh em gạt bỏ họ hoặc vượt qua họ. Để người khác ở trên mình, anh em phải nhượng bộ và hi sinh chính mình phần nào. Thưa chị em, chị em cần phải hi sinh để ai đó có thể ở trên chị em. Chị em không chỉ được đo theo chiều ngang mà cũng theo chiều dọc. Trải qua nhiều năm, tôi luôn ở dưới một người nào đó. Ở dưới người khác là mang lấy họ và bởi họ mà bị che khuất phần nào. Chính bởi sự hi sinh này mà chúng ta có thể có được sự xây dựng theo chiều thẳng đứng.
rr. Kiểu Lưới Và Dây Xích Trang Trí Trên Hai Cây Trụ Là Bảy
Cho Mỗi Trụ
1Các Vua 7:17 nói: “Những tấm lưới và những dây hoa tréo như chuyền nhỏ trang điểm đầu trụ đặt ở trên chót trụ, có bảy cho đầu trụ này và bảy cho đầu trụ kia” Ở đây chúng ta thấy kiểu tấm lưới và dây xích trang trí trên hai đầu trụ, là 7 cho mỗi trụ. Điều này cho thấy rằng mọi hoàn cảnh phức tạp đều tạm thời, không phải đời đời. Tất cả sự gạt bỏ, phá vỡ và đè nén đều tạm thời nhưng là trọn vẹn, vì chúng ở trong số 7. Một ngày kia, tất cả những điều này sẽ qua đi, sẽ không còn lưới và dây xích trang trí nữa. Thay vì lưới và dây hoa được kết lại, chúng ta sẽ có vương miện vàng.
ss. Số Ba Bị Che Giấu
Xin lưu ý rằng trong hai cây trụ này, số 3 bị che giấu. Điều này ngụ ý rằng Đức Chúa Trời Tam–Nhất được ẩn giấu. Sự kiện những cây trụ có chu vi 12 cu-bít và những đầu trụ có đường kính bốn cu-bít hàm ý đến sự hiện diện của số 3. Số 3 này, Đức Chúa Trời Tam–Nhất, là thực hữu nhưng không thể thấy. Trong mọi hoàn cảnh, Đức Chúa Trời Tam–Nhất luôn thực hữu nhưng Ngài ẩn mình.
tt. Đồng, Hoa Huệ Và Những Trái Lựu Đều Ở Trên Hai Cây Trụ
Đồng, hoa huệ và những trái lựu thảy đều ở trên hai cây trụ. Điều này bày tỏ rằng sự chết, sự phục sinh và sự biểu lộ sự sống, hoàn toàn là một chứng cớ trong sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Ngày nay, chúng ta ở đây với chứng cớ này. Tất cả những điểm này là quan trọng, tôi hi vọng anh em sẽ dành thì giờ để cầu nguyện và tương giao về những điều đó cho đến khi những điểm này vào trong anh em và trở thành kinh nghiệm của anh em. Khi ấy, chúng ta sẽ biết cây trụ là gì và làm thế nào để trở thành một cây trụ.
Bài Tám Mươi Lăm
Thợ Xây Những Cây Trụ
– Hi-Ram Tài Khéo
(1)
Trong bài này, như một phần mở ngoặc trong phần nghiên cứu về những cây trụ, chúng ta sẽ xem xét Hi-ram là thợ xây trụ (1Các Vua 7:13-15). Trong 1Các Vua và 2Sử Ký, Kinh Thánh nói nhiều về Hi-ram. Mặc dầu cả Đa-vít và Sa-lô-môn đều đã chuẩn bị nhiều thợ khéo cho việc xây dựng Đền Thờ, nhưng Hi-ram là người duy nhất trong số này được nhắc tên. Kinh Thánh không chỉ đề cập đến tên của Hi-ram mà còn trình bày lai lịch của ông cách chi tiết và đầy ý nghĩa, cho chúng ta biết rõ về cha, mẹ và chính Hi-ram. Khi nghiên cứu Kinh Thánh, chúng ta cần nhận thức rằng Kinh Thánh không có lời nào là uổng phí. Mọi điều Kinh Thánh nhấn mạnh hay lặp lại đều có ý nghĩa. Thay vì xem một câu nào đó chỉ là một sự lặp lại, thì chúng ta phải tìm xem ý nghĩa của mỗi sự lặp lại này.
Cách đây gần năm mươi năm, khi dành nhiều thì giờ nghiên cứu hai cây trụ trong 1Các Vua chương 7, tôi đã không thấy chút ánh sáng nào. Tôi chỉ thấy tên của hai cây trụ là Gia-kin, nghĩa là “Ngài sẽ làm cho vững bền”, và Bô-ách, nghĩa là: “Trong nó là sức mạnh”. Nhưng vì đang xem xét chiêm bao của Gia-cốp và kinh nghiệm của ông tại Bê-tên nên tôi bắt đầu nghiên cứu lại hai cây trụ này. Lần này, nhiều ánh sáng, giống như ánh sáng của-ngày-thứ-tư (1:14-19), chiếu trên tôi. Trong khi nghiên cứu về những cây trụ, tôi tìm thấy nhiều câu Kinh Thánh đề cập đến Hi-ram, thợ xây những cây trụ này. Bởi sự phát ngôn của Linh bên trong, tôi biết rằng phải quan tâm đến điều này. Khi xem xét những cây trụ, ánh sáng về cha, mẹ của Hi-ram cũng đến dù không ai trong họ được nhắc tên trong Kinh Thánh. Đặc biệt, tôi bối rối bởi sự kiện là: theo bản văn tiếng Hê-bơ-rơ, 1Các Vua 7:14 nói rằng Hi-ram thuộc chi phái Nép-ta-li. Khi xem xét thêm nữa toàn bộ điều này, tôi nhận thức rằng cần có một bài giảng đầy đủ để truyền đạt gánh nặng của tôi về người thợ xây những cây trụ này.
Khi nghe về thợ xây những cây trụ này, anh em có thể nói: “Tôi không nghĩ mình có thể là một thợ xây. Nếu sự thương xót và ân điển Đức Chúa Trời làm cho tôi thành cây trụ thì tôi thỏa lòng hơn”. Nhưng đừng bị giới hạn như vậy. Ân điển Đức Chúa Trời là vô hạn. Ân điển ấy không chỉ làm cho anh em thành cây trụ mà thậm chí còn trở thành thợ xây trụ. Dầu không có ý nói rằng tất cả chúng ta sẽ là những cây trụ hay những thợ xây trụ, nhưng tôi tin rằng vào những năm tới, nhiều anh em, ngay cả một số chị em, sẽ trở thành những cây trụ. Nếu bây giờ anh em không tin lời này, tôi xin anh em chờ thêm nhiều năm. Sau đó, anh em sẽ thấy nhiều cây trụ được dựng lên trong sự khôi phục của Chúa. Khi thời điểm ấy xảy đến, tôi sẽ vui mừng. Hơn nữa, tôi tin rằng nhiều người trong chúng ta cũng sẽ trở thành Hi-ram, thợ xây những cây trụ. Đức Chúa Trời cần những Hi-ram này. Chỉ có một Đền Thờ được xây dựng vào thời vua Sa-lô-môn, nhưng ngày nay nhiều Hội Thánh địa phương cần được xây dựng. Cần biết bao Hi-ram cho công việc này! Mỗi Hội Thánh địa phương cần ít nhất một Hi-ram. Hễ khi nào có một Hi-ram tại một Hội Thánh địa phương, Hội Thánh đó ở trong sự vinh hiển. Cảm tạ Chúa vì Ngài đã dấy lên nhiều Hi-ram trong quá khứ. Nhưng tôi tin rằng trong tương lai, Chúa sẽ hoàn hảo nhiều Hi-ram hơn.
I. Mẹ Ông Là Một Phụ Nữ
Trong Những Con Gái Thuộc Chi Phái Đan
Bây giờ chúng ta hãy xem thành phần cấu tạo, hay sự cấu thành Hi-ram. Chúng ta cần biết sự cấu tạo của những người là thợ xây, không phải xây dựng chung chung, nhưng xây những cây trụ cụ thể. Trước hết, mẹ của Hi-ram là “một người đàn bà trong số con gái của Đan” (2Sử. 2:14). Không ai có thể nói Đan ở đây chỉ về chi phái Đan hay thành Đan. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nó chỉ về những người đến từ Đan, vì thành Đan cũng thuộc về những người trong chi phái Đan. Cha của Hi-ram là người Ty-rơ, dân Ty-rơ, một xứ ngoại đạo. Do đó, mẹ của Hi-ram xuất thân từ xứ thánh còn cha ông lại đến từ một xứ ngoại đạo. Dường như thật kỳ lạ vì Kinh Thánh nói thêm rằng bản thân Hi-ram thuộc về chi phái Nép-ta-li (1Các Vua 7:14). Do đó, mẹ ông thuộc chi phái Đan, cha ông là người Ty-rơ còn chính ông thuộc chi phái Nép-ta-li. Làm thế nào ông có thể thuộc chi phái Nép-ta-li, vì mẹ ông thuộc chi phái Đan và cha ông là người Ty-rơ? Kinh Thánh không nói cho biết vì sao. Đó là một bí ẩn. Trong ánh sáng của Tân Ước, chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của điều bí ẩn này. Tân Ước bày tỏ rằng chúng ta được sinh ra là tội nhân và thuộc thế gian, nhưng chúng ta đã được tái sinh và được biến đổi để trở thành người trong sự phục sinh. Là người trong sự phục sinh bằng cách được tái sinh và biến đổi là được chuyển dời vào chi phái “Nép-ta-li”, không còn thuộc về “Đan” hay thuộc về “Ty-rơ” nữa.
Chúng ta hãy lấy ví dụ về một trưởng lão đã được biến đổi. Một trưởng lão không nên là người lịch sự, mà là người được biến đổi. Dù một trưởng lão nào đó có mẹ xuất thân từ “Đan” và có cha xuất thân từ “Ty-rơ”, nhưng người ấy phải được chuyển dời thành một người xuất thân từ chi phái “Nép-ta-li”. Trong nếp sống Hội Thánh, chi phái “Nép-ta-li” là chi phái của sự biến đổi. Một khi đã ở trong chi phái “Nép-ta-li”, chúng ta không còn giống mẹ “Đan” và cha “Ty-rơ” của mình nữa. Anh em có thể nghĩ rằng việc giải thích Nép-ta-li là chi phái của sự biến đổi là nói quá. Nhưng hãy đọc tiếp, chắc chắn anh em sẽ được thuyết phục điều này là như vậy. Giữa vòng mười hai chi phái, chỉ có một chi phái, tức Nép-ta-li, là chi phái của sự biến đổi. Giu-đa là chi phái của vương quyền, Lê-vi là của chức tế lễ, và Giô-sép là của phần ban gấp đôi. Nép-ta-li là chi phái của sự phục sinh. Ở trong sự phục sinh nghĩa là ở trong sự biến đổi.
Chi phái Đan là chi phái thờ hình tượng đã khiến dân Đức Chúa Trời vấp ngã và lìa khỏi đường lối Ngài. Sáng Thế Ký 49:17 nói: “Đan sẽ là một con rắn trên đường, một rắn lục trong chốn nẻo cùng, cắn vó ngựa, làm cho kẻ cỡi phải té nhào”. Theo Các Quan Xét chương 18, đây chính xác là điều mà người Đan đã làm. Họ lấy hình tượng trong nhà Mi-ca và thầy tế lễ mà Mi-ca đã mướn để phục vụ nhà ông. Các Quan Xét 18:31 nói: “Chúng dựng tượng chạm của Mi-ca mà ông đã làm cho mình”. Đây là điều gây vấp phạm lớn nhất cho con cái Ítx-ra-ên; chính vết cắn của rắn lục đã làm cho kẻ cỡi phải té nhào. Hơn nữa, Giê-rô-bô-am, vua của các chi phái phía bắc, đã dựng những bò con vàng tại Bê-tên và Đan khiến dân Đức Chúa Trời vấp ngã (1Các Vua 12:28-30). Do điều này, trong 1Sử Ký chương 2 đến 9, tất cả các chi phái khác của Ítx-ra-ên đều được nói đến cách chi tiết, nhưng không nói gì đến chi phái Đan. Trong các chương này, Đan bị cắt khỏi sổ bộ của dân Đức Chúa Trời. Hơn nữa, trong Khải Thị chương 7, chúng ta có sự đóng ấn trên các con cái Ítx-ra-ên, nhưng không nói gì đến chi phái Đan.
Hãy xem thêm vài chi tiết có quan hệ đến chi phái Đan. Sáng Thế Ký 49:17 nói rằng Đan là “một con rắn trên đường, một rắn lục trong chốn nẻo cùng”. Đan là rắn lục, một con rắn độc, cắn vó ngựa, “làm cho kẻ cỡi phải té nhào”. Trong cuộc đua của gia tể Đức Chúa Trời, con rắn này cắn vó ngựa, làm cho kẻ cỡi phải té nhào. Lời này trong 49:17 không do một kẻ lang thang nói ra; [nhưng] đó là lời của Gia-cốp, là một phần trong lời chúc phước cho các con ông. Khi đến lượt chúc phước cho Đan, Gia-cốp phải trung tín với sự cảm thúc của Đức Chúa Trời. Ngay sau khi nói những lời được ghi lại trong 49:17, Gia-cốp nói: “Hỡi Giê-hô-va, tôi trông đợi sự cứu rỗi của Ngài”. Điều này có nghĩa là: “Chúa ơi, xin cứu tôi khỏi con rắn này, rắn lục này”. Trong 49:16, Gia-cốp nói: “Đan sẽ xử đoán dân mình, như một trong các chi phái Ítx-ra-ên”. Ở đây, Gia-cốp cầu nguyện để Đan vẫn có thể tiếp tục là một chi phái. Điều này cho thấy Đan ở trong hiểm họa bị loại trừ. Do đó, lời cầu nguyện của cha ông cũng là một lời nói trước. Đức Chúa Trời nghe lời cầu nguyện này. Trong Sách Ê-xê-chi-ên, chúng ta thấy trong thiên hi niên sắp đến, chi phái Đan sẽ được khôi phục (Êxê. 48:1).
Những chi tiết này về Đan cho thấy người mẹ là “một phụ nữ trong các con gái của Đan” là người mẹ trong tội lỗi. Tất cả người mẹ của chúng ta đều là những người mẹ trong tội lỗi. Trong Thi Thiên 51:5, Đa-vít nói: “Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi”. Sự kiện mẹ của Hi-ram là người Đan cho thấy gốc tích của ông ở trong tội lỗi giống như của chúng ta. Ngay cả sứ đồ Phao-lô cũng nói rằng ông là tội khôi (1Tim. 1:15). Nói theo thuộc linh, trong cái nhìn của Đức Chúa Trời, mẹ của Phao-lô cũng là “một con gái của Đan”. Tất cả chúng ta phải thừa nhận rằng mẹ của mình là người thuộc “Đan”. Nếu muốn trở thành thợ xây trụ, trước hết anh em phải thừa nhận rằng mình là người được sanh ra trong tội. Dường như chúng ta tốt đẹp, khiêm nhường, tử tế, lịch sự và trong sạch; nhưng vì mẹ chúng ta thuộc về “những con gái của Đan”, nên gốc tích bẩm sinh của chúng ta là từ rắn. Trong Ma-thi-ơ 23:33, Chúa gọi những người tôn giáo là “rắn” và là “dòng dõi rắn lục”. Nếu anh em muốn nói với tôi rằng: “Anh Lý ơi, anh chẳng tốt gì, anh cũng là dòng dõi của rắn lục”, tôi sẽ gật đầu đồng ý ngay. Trong chúng ta, tức là trong xác thịt chúng ta, không có điều gì tốt (La. 7:18). Chúng ta phải nhận ra gốc gác của mình là gì. Gốc gác của chúng ta ra từ người nữ thuộc chi phái “Đan”, chi phái của rắn lục cắn vó ngựa, làm cho kẻ cỡi phải té khỏi gia tể Đức Chúa Trời.
II. Cha Ông Là Người Ty-Rơ
Cha của Hi-ram là người Ty-rơ, người của thành Ty-rơ (1Các 7:14). Theo Ê-xê-chi-ên chương 28, Ty-rơ là nơi tràn ngập sự buôn bán (Êxê. 28:16). Ty-rơ là một trung tâm thương mại, nơi giao dịch quốc tế như Hồng Kông ngày nay. Vì Ty-rơ đầy dẫy sự buôn bán, nên nó là một với Sa-tan (Êxê. 28:12). Ê-xê-chi-ên chương 28 bày tỏ rằng vua Ty-rơ là một với Sa-tan, thậm chí chính là hiện thân của Sa-tan. Nơi nào có buôn bán, nơi đó có Sa-tan vì Sa-tan ở trong sự buôn bán. Ngày nay, nếu muốn thấy Sa-tan, anh em hãy đến thành phố thương mại Hồng Kông.
III. Hôn Nhân Của Cha Mẹ Ông
Nghịch Với Qui Định Thánh
Của Đức Chúa Trời
Hôn nhân của cha mẹ Hi-ram nghịch với luật thánh của Đức Chúa Trời (Phục. 7:3). Một người nữ thuộc chi phái rắn kết hôn với một người đến từ xứ sở của Sa-tan. Ôi, một sự kết hợp kỳ lạ! Người nữ thuộc chi phái rắn này kết hôn với người từ xứ Ty-rơ vì những sự giàu có, thương mại.
Không chỉ vào thời của Hi-ram mà ngày nay anh em cũng cần có tài khéo để kiếm tiền. Vì lý do này, tại Mỹ có nhiều trường kỹ thuật. Các trường kỹ thuật này dạy những kỹ năng, kỹ thuật và thương mại làm người ta có thể kiếm tiền. Mục tiêu duy nhất của các trường đại học và cao đẳng là huấn luyện người ta trở thành người kiếm tiền.
Tôi khích lệ tất cả anh em học cách kiếm tiền. Tôi đã khuyến khích các cháu tôi học y khoa. Mặc dầu một số thánh đồ cố gắng ngăn cản chúng đừng học, bảo rằng chúng chỉ cần đọc Kinh Thánh và yêu Chúa; nhưng tôi nói: “Đừng nghe những lời ấy. Những ai nói như vậy thì không biết cuộc sống là gì. Các cháu phải nghe lời ông. Ông biết rõ cuộc sống hơn các cháu. Hãy học y khoa đi”. Một trong các cháu trai của tôi đã nghe lời tôi, đã đạt toàn điểm A trong năm thứ nhứt dự bị y khoa. Đừng nghĩ rằng đây là một loại yêu mến thế giới. Như anh em sẽ thấy, tôi có một mục đích rõ ràng khi làm như vậy. Hi-ram đã trở thành thợ xây trụ. Nhưng nếu cha ông không phải là người Ty-rơ, chắc chắn ông sẽ không có tài khéo để trang trí những cây trụ đó. Tất cả chúng ta đều do một mẹ “Đan” sanh ra và cần một cha “Ty-rơ”. Cha chúng ta càng là “người Ty-rơ” càng tốt. Nếu cho rằng tôi quá cực đoan khi nói như vậy, xin đọc hết bài này.
IV. Trở Thành
Người Trong Chi Phái Nép-Ta-Li
Theo nguyên bản Hê-bơ-rơ, trong 1Các Vua 7:14, chúng ta được biết rằng Hi-ram thuộc chi phái Nép-ta-li. Dầu mẹ là người Đan và cha là người Ty-rơ, nhưng Hi-ram cuối cùng trở thành người thuộc chi phái Nép-ta-li.
A. Nai Cái Được Thả Tự Do
Trong 49:21, Gia-cốp nói: “Nép-ta-li là nai cái xổng chuồng, nói bày nhiều lời văn hoa” Nguyên văn Hêb). Ở đây Gia-cốp nói về Nép-ta-li với nhiều sự quí mến. Nai cái dường như không có quan hệ gì với những lời văn hoa. Nhưng đừng hiểu Kinh Thánh theo tâm trí thiên nhiên mà phải hiểu Kinh Thánh theo Kinh Thánh.
1. Tin Cậy Và Vui Mừng Trong Đức Chúa Trời
Nai cái tượng trưng cho người tin cậy Đức Chúa Trời trong hoàn cảnh không còn hi vọng nữa. Ha-ba-cúc 3:17-18 chép: “Ví dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa/ Và sẽ không có những trái trên những cây nho/ Cây ô-liu sẽ không sinh sản/ Và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn/ Bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn/ Và không có bầy bò trong chuồng nữa./ Dầu vậy, tôi sẽ vui mừng trong Đức Giê-hô-va/ Tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi” (Hêb). Những ai tin cậy Đức Chúa Trời và vui mừng trong Ngài giữa hoàn cảnh vô vọng, một hoàn cảnh mà mọi nguồn cung ứng đều bị cắt đứt, chính là nai cái.
2. Bước Đi Trên Các Nơi Cao
Ha-ba-cúc 3:19 nói: “Đức Giê-hô-va là Chúa, là sức mạnh của tôi/ Ngài làm cho chân tôi giống như chân con nai cái/ Khiến tôi đi trên các nơi cao của mình”. Những ai tin cậy Đức Chúa Trời, không phải bước đi dưới thung lũng, nhưng trên các đỉnh núi. Nếu không biết cách vận dụng đức tin nơi Đức Chúa Trời khi ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng, thì lúc đó anh em sẽ bò dưới thung lũng. Anh em sẽ không bao giờ bước đi và nhảy nhót trên các núi. Chỉ những ai tin cậy Đức Chúa Trời khi ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng mới có thể nhảy nhót trên các đỉnh núi. Người ta có thể nói: “Kìa, cây vả không nở hoa, cây nho chẳng sanh trái, cây ô-liu không sinh sản, đồng ruộng chẳng có thức ăn, bầy chiên bị dứt khỏi ràn và cũng không có bầy bò trong chuồng. Ôi, tình trạng thật tuyệt vọng, chúng ta sẽ bị phá sản!” Khi nghe lời này, anh em nên nói: “Ngợi khen Chúa, bây giờ là lúc để tôi tin cậy Ngài”. Nếu như vậy, anh em sẽ không nản lòng. Trái lại, anh em sẽ nhảy cẫng lên như nai cái trên các đỉnh núi.
3. Sống Trong Sự Phục Sinh
Nai cái cũng được đề cập trong tựa đề Thi Thiên 22 là “Giai điệu: Nai cái rạng đông” (Hêb). Thi Thiên này nói về sự phục sinh trong Christ qua sự đóng đinh. Câu thứ nhứt là lời của Chúa Jesus trên thập tự giá: “Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?”. Tuy nhiên, câu 22 nói: “Tôi sẽ rao truyền danh Chúa cho anh em tôi, / Và ngợi khen Chúa giữa hội chúng” (Theo Bản Hê-bơ-rơ). Câu này được Hê-bơ-rơ 2:12 trích dẫn, liên hệ đến Christ phục sinh với Hội Thánh. Do đó, Thi Thiên 22, hát Theo Điệu Nai Cái Rạng Đông, là nói về Christ trong sự phục sinh vì Hội Thánh. Trong Cựu Ước, nai cái không những chỉ về người tin cậy Đức Chúa Trời và bước đi trên các đỉnh núi, mà cũng chỉ về người sống trong sự phục sinh vì hội chúng của Đức Chúa Trời, nếp sống Hội Thánh.
Anh em là “nai cái” hay “rùa”? Tôi chưa bao giờ thấy một con rùa nhảy trên đỉnh núi. Rùa được tìm thấy ở những nơi thấp gần nước. Những ai tin cậy Đức Chúa Trời không phải là “rùa” mà là “nai cái”. Họ ở trong sự phục sinh vì cớ hội chúng của Đức Chúa Trời, Hội Thánh. Chỉ bởi sự tái sinh và biến đổi, chúng ta mới có thể thành loại người này. Nép-ta-li là chi phái nai cái, và nai cái tượng trưng cho người được tái sinh và biến đổi, một người tin cậy Đức Chúa Trời, bước đi trên các đỉnh núi, và sống trong sự phục sinh vì nếp sống Hội Thánh. Thật kỳ diệu thay!
B. Nói Những Lời Hoa Mỹ
Nép-ta-li cũng nói nhiều lời hoa mỹ. Nép-ta-li là đất thuộc Ga-li-lê (Mat. 4:15). Toàn bộ nhóm sứ đồ đầu tiên đều đến từ Ga-li-lê, và trong Công Vụ 1:11, họ được gọi là “những người Ga-li-lê”. Từ những người Ga-li-lê này, những người thuộc Nép-ta-li, đã tuôn ra những lời thốt ra nhiều lời hoa mỹ, đó là sự rao giảng phúc âm. Trong Tân Ước, chúng ta thấy lời ra từ những người Ga-li-lê này là lời sự sống (Công. 5:20), lời ân điển (Công. 14:3), lời cứu rỗi (Công. 13:26), lời khôn ngoan (1Cô. 12:8), lời tri thức (1Cô. 12:8) và lời xây dựng (Công. 20:32).
V. Cha Ty-Rơ Của Ông Chết
Và Mẹ Đan Trở Thành Góa Phụ
Sứ đồ Phao-lô thực sự là một Hi-ram. Tôi không biết mẹ của Phao-lô là ai, nhưng nói theo thuộc linh, tôi chắc chắn rằng bà là một “con gái của Đan”, con gái của chi phái rắn. Không nghi ngờ gì, về nguyên tắc, cha của Phao-lô là người “Ty-rơ”. Phao-lô được dưỡng dục “dưới chân của Ga-ma-li-ên” (Công. 22:3), Tiến sĩ luật. Thời bấy giờ, Kinh Luật là khoa học cao nhất giữa người Do-thái, và hễ ai trở thành Tiến sĩ luật đều được mọi người xem là người nổi bật nhất. Ga-ma-li-ên đã dạy Phao-lô mọi điều về tôn giáo của tổ phụ họ. Việc Phao-lô học dưới chân Ga-ma-li-ên tương đương với việc học trường thần học ngày nay. Mặc dầu trường thần học không dạy ngành thương mại, và vì thế, hoàn toàn khác với cao đẳng kỹ thuật, nhưng nguyên tắc của cả trường thần học lẫn trường cao đẳng kỹ thuật đều giống nhau là dạy tri thức.
Cũng hãy xem gương của Môi-se. Môi-se được sanh bởi mẹ là người Do-thái, nhưng ông được dưỡng dục trong hoàng gia Ai-cập. Công Vụ 7:22 nói: “Môi-se học được cả sự khôn ngoan của người Ai-cập, lời nói và việc làm đều có năng lực”. Ông là một học giả tại Ai-cập. Phao-lô là một học giả về tri thức tôn giáo, còn Môi-se là học giả về tri thức đời này. Tuy nhiên, nguyên tắc đều như nhau. Cuối cùng, cả Môi-se và Phao-lô đều đã trở thành những thợ xây trụ. Trong 1Cô-rin-tô 3:10, Phao-lô nói rằng ông là “một kiến trúc sư khôn ngoan”. Cả Môi-se và Phao-lô đều có mẹ “Đan” và cha “Ty-rơ”. Hoàng gia Ai-cập là cha “Ty-rơ” của Môi-se, vì chính tại đó ông học được tất cả sự khôn ngoan của Ai-cập. Đây là nguồn kỹ năng thuộc Ai-cập của ông. Sự dạy dỗ của Ga-ma-li-ên là nguồn tri thức của Phao-lô. Bằng cách này, Ga-ma-li-ên đã trở thành cha “Ty-rơ” của Phao-lô.
Bây giờ chúng ta phải thấy điểm chính yếu: Tất cả những cha “Ty-rơ” này phải chết. Hi-ram học nghề buôn bán từ cha Ty-rơ của ông, nhưng cuối cùng người cha này đã chết. Về Môi-se, hoàng gia Ai-cập đã chết và bị cắt đứt. Sau khi Môi-se đã học mọi điều của người Ai-cập, nguồn Ai-cập đó bị kết liễu. Cũng vậy, sau khi Phao-lô đã học mọi điều từ Ga-ma-li-ên, nguồn Ga-ma-li-ên này đã bị cắt đứt. Tương tự, tất cả chúng ta phải là con của một góa phụ. Cha chúng ta phải chết, nhưng mẹ chúng ta phải ở vậy như một góa phụ. Cha Ai-cập hay cha Ga-ma-li-ên của chúng ta phải chết, để chúng ta lại như con của một góa phụ. Điều này có nghĩa là nguồn kỹ năng về đời này hay về tôn giáo phải chết đi, nhưng nguồn con người chúng ta vẫn phải tồn tại. Ngày nay, tất cả chúng ta phải có một người cha qua đời và một người mẹ góa phụ.
Vào thời Môi-se, không ai có thể hiểu kế hoạch của Đức Chúa Trời về Đền Tạm như ông, vì không một ai khác có được tất cả sự khôn ngoan của người Ai-cập. Môi-se đã có được sự khôn ngoan của người Ai-cập trước bốn mươi tuổi. Sau khi đã đạt được sự khôn ngoan đo(, ông nghĩ ông có đủ tư cách để cứu dân mình khỏi tay người Ai-cập(Công. 7:23-25), nhưng ông đã thất bại trong nỗ lực này. Sau khi trốn khỏi Ai-cập, ông sống trong đồng vắng bốn mươi năm. Vào lúc tám mươi tuổi, ông tự kể mình là người đã chết. Trong Thi Thiên của ông, Thi Thiên 90, Môi-se nói rằng con người có thể sống đến bảy mươi, còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi (c. 10). Khi Môi-se tám mươi tuổi, có lẽ ông đã tự nhủ: “Tôi sắp tàn rồi. [Bây giờ] tôi có thể làm gì? Cách đây 40 năm, tôi có thể làm một điều gì đó, nhưng bây giờ thì không thể làm gì được. Tôi chưa chết, nhưng đang chết dần”. Khi Môi-se đang chết dần trong sa mạc, thì một ngày nọ ông thấy bụi gai cháy (Xuất. 3:2). Dầu bụi gai đang cháy, nhưng vẫn không tàn. Trong khải tượng về bụi gai cháy, dường như Đức Chúa Trời bảo Môi-se: “Môi-se, Ta sẽ làm cho ngươi cháy sáng, nhưng Ta sẽ không đốt cháy ngươi. Ta không cần ngươi làm nhiên liệu. Khi ngươi 40 tuổi, ngươi có nhiều nhiên liệu, nhưng bây giờ ngươi đã già, khô kiệt và chẳng còn nhiên liệu nữa. Ta đến để làm ngươi cháy sáng”. Vào thời điểm của khải tượng này, “cha Ty-rơ” của Môi-se cuối cùng đã chết. Về sau, khi dẫn con cái Ítx-ra-ên trong đồng vắng, những gì Môi-se đã học tại cung đình [Ai Cập] trở thành hữu dụng. Vì không một ai khác có mọi sự khôn ngoan của người Ai-cập, nên không một ai khác có thể làm công việc mà ông đã làm trong đồng vắng.
Nguyên tắc tương tự với một anh em có nhiều kiến thức Kinh Thánh trong quá khứ. Kiến thức Kinh Thánh này là cha “Ty-rơ” của anh. Nhưng người cha “Ty-rơ” này phải chết. Nguồn kiến thức Kinh Thánh của anh ta phải bị kết liễu. Khi đó, bất cứ điều gì anh đã học trước đây sẽ trở nên có ích trong sự phục sinh, và anh sẽ có khả năng rao giảng Lời như một số người có thể làm. Giống như sự khôn ngoan của người Ai-cập trở thành hữu ích trong Môi-se phục sinh, thì cũng vậy, bất cứ điều gì chúng ta học được trong trường cao đẳng, thần học hay Kinh Thánh, sẽ trở thành hữu ích trong sự phục sinh. Tuy nhiên, nếu cha “Ty-rơ” của chúng ta vẫn còn sống và chúng ta còn ở trong sự sống thiên nhiên, thì kỹ năng “Ty-rơ” này sẽ chẳng ích lợi gì cho sự xây dựng Đền Thờ Đức Chúa Trời.
Tôi khích lệ tất cả người trẻ phải có được bằng đại học. Đừng lấy điều thuộc linh làm cái cớ để không học. Trái lại, hãy học tập chuyên cần hơn học sinh của đời này, hãy chiếm được điểm cao nhất và tiến lên những bằng cấp cao hơn. Đừng dừng lại với một bằng Tiến sĩ, nhưng hãy giành được hai hay ba bằng Tiến sĩ. Cũng hãy học một số ngôn ngữ khác. Hãy đạt được những kỹ năng “của Ty-rơ” và tri thức “của Ai-cập”. Hãy trở thành Tiến sĩ ngành sinh vật, ngành y hay vật lý hạt nhân. Nhưng sau đó, hãy để người cha “Ty-rơ” chết đi. Tôi đã kể cho anh em việc tôi đã khích lệ cháu trai tôi học y khoa là thế nào. Bây giờ, tôi muốn kể cho anh em điều thực sự của lòng tôi. Sau khi cháu tôi tốt nghiệp trường y, tôi sẽ nói: “Hãy quên đi chuyện làm bác sĩ và hãy sử dụng điều đã học đó để giải thích Kinh Thánh. Kỹ năng y khoa của cháu sẽ làm cháu nên hữu dụng”. Thưa các bạn trẻ, hãy nắm lấy mọi tri thức cập nhật, tốt nghiệp đại học và sau đó, tạm biệt với cha “Ty-rơ” của mình. Hãy tốt nghiệp trường thần học, và sau đó, nói: “Trường thần học ơi, cám ơn ngươi và tạm biệt. Ta chẳng còn liên hệ gì với ngươi nữa, nhưng ta sẽ dùng kỹ năng đã có được từ ngươi”.
Thưa các bạn trẻ, tất cả anh em phải học tập. Đừng dùng ba bài Nghiên Cứu Sự Sống hàng tuần này như một lời bào chữa. Anh em vừa phải học cách nghiêm túc vừa phải đọc các bài Nghiên Cứu Sự Sống. Bằng không, tôi sẽ không tin cậy anh em vì Chúa sẽ không tin cậy anh em. Anh em phải có tri thức của “người Ty-rơ” và tốt nghiệp “Đại Học Ty-rơ”. Nhưng sau khi đã có học vấn “của Ty-rơ”, anh em phải đặt “cha Ty-rơ” này vào quan tài và chôn đi, để người mẹ “Đan” của anh em trở thành một góa phụ. Khi đó, anh em sẽ thuộc về chi phái Nép-ta-li, hữu ích trong sự phục sinh cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
Một số người có thể hỏi tôi về sứ đồ Phi-e-rơ và Giăng, chỉ ra rằng họ không có học vấn cao, và trong Công Vụ 4:13, họ được mô tả là “những người vô học bất tri”. Tất nhiên, điều này đúng. Nhưng ai là thợ xây trụ hàng đầu trong Tân Ước? Chắc chắn là Phao-lô. Phi-e-rơ chỉ viết hai Thư Tín, nhưng Phao-lô đã viết mười bốn Thư Tín. Ngay cả Phi-e-rơ cũng nhìn nhận sự thiếu kém của ông bằng cách giới thiệu các Thư Tín của Phao-lô nói rằng: “Cũng như Phao-lô, anh yêu dấu của chúng ta, theo sự khôn ngoan đã ban cho mình mà viết cho anh em” (2Phi. 3:15). Thậm chí, Phi-e-rơ đã thừa nhận rằng một số văn phẩm của Phao-lô thật khó hiểu (2Phi. 3:16). Dường như Phi-e-rơ muốn nói: “Anh em phải đọc các văn phẩm của Phao-lô để học điều gì đó sâu hơn điều tôi có thể nói cho anh em”. Chúng ta cần những Phi-e-rơ ngày nay, nhưng cũng cần những Phao-lô, những người có thể viết nhiều Thư Tín hơn. Có thể một số người vẫn còn nói: “Còn sứ đồ Giăng thì sao? Ông không viết Sách Phúc Âm có 21 chương và Sách Khải Thị gồm 22 chương sao?” Học vấn “Ty-rơ” của Giăng chỉ có thể giúp ông làm đến như vậy; ông không thể làm điều mà Phao-lô có thể làm. Giăng có thể nói: “Ban đầu là Lời”, “Trong Ngài là sự sống; và sự sống là sự sáng của loài người”, và “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời”. Giăng có thể nói với công chúng nếu họ tin Ngài, họ sẽ có sự sống; nhưng nếu không tin, họ sẽ chết. Nhưng Giăng không thể viết bốn hay bảy chương của Sách La-mã hay Sách Ê-phê-sô. Nếu được yêu cầu làm điều này, có lẽ Giăng sẽ nói: “Tôi không có khả năng làm điều này. Hãy đến với Anh Phao-lô”. Giăng có đủ điều kiện để thấy khải tượng về Đại Dâm Phụ và Giê-ru-sa-lem Mới, nhưng ông không phải là người viết những Sách như La-mã, Ê-phê-sô và Hê-bơ-rơ.
Trong sự khôi phục của Chúa ngày nay, cần những người có học vấn cao nhất. Thưa các bạn trẻ, anh em phải nỗ lực đạt được sự giáo dục tốt nhất. Hãy sắp xếp thời gian biểu hằng ngày của anh em theo cách này: ngủ bảy tiếng, ăn một tiếng rưỡi, tập thể dục một tiếng, học tám tiếng , và sáu tiếng cho những điều thuộc linh. Nếu sử dụng năng lượng như vậy, thì vào tuổi ba mươi, anh em sẽ có thể bắt đầu chức vụ của mình như Chúa Jesus đã làm (Lu. 3:23). Hãy học liên tục cho đến 30 tuổi. Nếu nhiều người nhận lấy phương cách này, chúng ta sẽ không thiếu thợ xây trụ.
Đừng lập gia đình quá sớm. Tôi không muốn thấy những anh em lập gia đình trước tuổi 25. Đừng bị gánh nặng quá sớm bởi hôn nhân và con cái. Trái lại, hãy sử dụng thì giờ và sức lực của anh em cho việc học hành. Có con ở độ tuổi 26 là vừa đủ đối với anh em. Hơn nữa, tôi không muốn thấy các chị em kết hôn trước tuổi 22. Nếu lập gia đình và có con quá sớm, chị em có thể chịu gánh nặng và thậm chí bị hỏng. Hãy theothời biểu mà tôi đề nghị cho đến khi anh em 25 tuổi rồi sẽ thấy kết quả là thể nào. Chắc chắn điều này là tốt cho sự khôi phục của Chúa.
Anh em có ước ao làm một Hi-ram không? Nếu muốn, anh em phải có quan hệ với “cha Ty-rơ”, học được kỹ năng và nghề nghiệp của “Ty-rơ”, đồng thời có được sự khôn ngoan của “người Ai-cập”. Đừng nghỉ học quá sớm. Anh em nên đạt được bằng thạc sĩ hoặc tốt hơn nữa là bằng tiến sĩ. Tất cả mọi người trong Hội Thánh phải là người học thức. Chúng ta không nên là người thất học hay kém giáo dục. Trái lại, chúng ta nên có học vấn cao nhất. Chúng ta nên thu đạt được mọi sự khôn ngoan của “Ai-cập”, nhưng sẽ không làm việc cho “Ai-cập” –chúng ta sẽ làm việc cho Đền Thánh. Chúng ta cần phải nói: “Tôi biết y học và khoa học hạt nhân, nhưng tôi không làm việc cho điều đó. Tôi làm việc cho sự xây dựng Hội Thánh. Tôi đã học kinh doanh, nhưng tôi không bị điều này chiếm hữu. Tôi đang xây trụ cho Đền Thờ của Đức Chúa Trời tôi”. Vì điều này, cha “Ty-rơ” phải chết, mẹ “Đan” phải là một góa phụ, và chúng ta phải thuộc về “Nép-ta-li”, chi phái của sự biến đổi. Hãy là một người có học thức rộng, nhưng đừng sử dụng việc học của anh em cho công việc đời này. Hãy sử dụng nó hoàn toàn cho công việc xây dựng của Chúa. Đời sống và bản thể anh em không những phải được biến đổi mà còn phải chuyển dời. Anh em không còn thuộc về “Đan” hay “Ty-rơ” nữa, nhưng tuyệt đối thuộc về “Nép-ta-li”. Là những nai cái được tự do, chúng ta tin cậy Đức Chúa Trời, bước đi trên những đỉnh núi và sống trong sự phục sinh vì nếp sống Hội Thánh, cung ứng Lời sự sống, ân điển, sự cứu rỗi, sự khôn ngoan, tri thức và sự xây dựng. Nếu được như vậy, chúng ta sẽ trở thành những thợ xây trụ.
Witness Lee