female viagra over the counter
female viagra
buy naltrexone online
cheap naltrexone uk
clomid uk success rates
clomid
online reviews
clomid uk to buy
buy clomid bodybuilding
mipnet.dk clomid uk
nifedipine nom commercial
nifedipine equivalent
online acheter nifedipine 30
CHƯƠNG MƯỜI BA
THẬP TỰ GIÁ VÀ SỰ SỐNG CỦA HỒN
Các chương này bàn về những điều căn bản của gia tể Đức Chúa Trời và trọng tâm của gia tể ấy. Chúng ta không đụng đến những giáo lý không quan trọng nhưng sẽ đề cập đến các vấn đề căn bản của gia tể Đức Chúa Trời, dựa trên kinh nghiệm chứ không chỉ trên giáo lý suông. Trong gia tể của Ngài, Đức Chúa Trời có ý định ban phát chính Ngài vào trong chúng ta. Ngài đã hoàn thành gia tể này trong nhân linh chúng ta. Đức Chúa Trời Tam Nhất đã được ban phát vào trong chúng ta. Vì mục đích này, Đức Chúa Trời đã tạo nên chúng ta gồm ba phần: thân, hồn và linh. Con người ba-phần ấy chính là đền thờ của Đức Chúa Trời. Đền thờ của Chúa gồm ba phần: hành lang, Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Nơi Chí Thánh là nơi mà vinh quang Sê-ki-na của Đức Chúa Trời cùng Đấng Christ của Đức Chúa Trời ngự. Ba phần của con người chúng ta tương ứng y hệt với ba phần của đền thờ: thân thể với hành lang, hồn với Nơi Thánh và linh với Nơi Chí Thánh. Ngày nay, Đức Chúa Trời ở trong Đấng Christ đang ngự bên trong linh chúng ta, tức là Nơi Chí Thánh.
ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT LAN TỎA TRONG CON NGƯỜI
Gia tể của Đức Chúa Trời là ban phát chính Ngài vào trong linh chúng ta tức là chỗ ở của Ngài và Ngài dùng nơi ấy làm một cứ điểm để từ đó lan toả chính Ngài xuyên suốt khắp con người chúng ta. Linh chúng ta như nhà của Ngài, nơi cư trú của Ngài, chỗ ở của Ngài, chính là nơi mà từ đó Ngài lan toả chính Ngài khắp cả con người chúng ta. Bằng cách lan toả chính Ngài qua chúng ta, Ngài dầm thấm mọi phần của con người chúng ta bằng chính Ngài. Trước hết, Ngài hòa lẫn chính Ngài với linh chúng ta một cách trọn vẹn, sau đó Ngài hòa lẫn chính Ngài với hồn và cuối cùng là với thân thể. Ngài vào trong linh chúng ta để bắt đầu sự hòa lẫn ấy bằng cách tái sinh linh chúng ta. Sự tái sinh là sự hòa lẫn chính Đức Chúa Trời với linh chúng ta. Sau khi tái sinh, nếu chúng ta hợp tác với Ngài, dâng hiến chính mình cho Ngài và dành cho Ngài nhiều cơ-hội thì Ngài sẽ từ linh mà lan toả vào trong hồn của chúng ta để làm mới lại tất cả các phần thuộc hồn. Đây là công tác biến đổi của Ngài. Qua sự biến đổi ấy yếu thể tính của Đức Chúa Trời Tam Nhất sẽ được hòa lẫn với phần hồn, tức là chính bản ngã của chúng ta. Khi hồn chúng ta được biến đổi theo hình ảnh của Chúa thì tư tưởng, ước muốn và quyết định của chúng ta sẽ luôn luôn bày tỏ Ngài.
Vì thế, bước đầu tiên của Đức Chúa Trời là tái sinh linh chúng ta. Bước thứ hai là biến đổi hồn chúng ta và bước cuối cùng là biến hình hay biến hóa thân thể vào lúc Chúa trở lại lần thứ hai. Lúc đó, Đức Chúa Trời thấm sâu vào thân thể chúng ta và vinh hiển Ngài sẽ dầm thấm cả bản thể chúng ta. Sự kiện biến hình này là sự hoàn thành tối hậu của sự hòa lẫn giữa Ngài với con người chúng ta. Lúc đó, gia tể của Đức Chúa Trời, qua việc ban phát chính Ngài vào trong chúng ta, sẽ được hoàn tất trọn vẹn. Xin ghi nhớ ba bước trên là những bước mà qua đó Chúa đã hòa lẫn chính Ngài vào trong chúng ta một cách hoàn toàn. Bài Thánh ca sau đây bày tỏ sự hoàn thành sau cùng đó:
Đấng Christ là hy vọng của vinh quang,
Ngài là chính sự sống của tôi.
Ngài đã tái sinh và dầm thấm tôi.
Ngài đến để biến hóa thân thể tôi bằng chính uy quyền khuất phục của Ngài.
Để trong vinh quang, tôi được giống như Thân thể vinh quang của Ngài.
Điệp khúc
Ngài đến, Ngài đến, Đấng Christ đã đến làm cho tôi được vinh quang!
Ngài sẽ biến hình thân thể tôi ra giống như Thân thể Ngài.Ngài đến, Ngài đến, để áp dụng sự cứu chuộc Ngài.
Là hy vọng của hiển vinh, Ngài sẽ đến và Ngài sẽ làm vinh quang các thánh đồ Ngài.
Đấng Christ là hy vọng của vinh quang, Ngài là huyền nhiệm của Đức Chúa Trời;
Ngài chia sẻ với tôi sự đầy trọn của Đức Chúa Trời, và đem chính Đức Chúa Trời vào trong tôi.
Ngài đến làm cho tôi được hòa lẫn với Đức Chúa Trời trong mọi sự,
Để tôi có thể chia sẻ vinh quang Ngài đến muôn đời.
Đấng Christ là hy vọng của vinh quang, Ngài là sự cứu chuộc trọn vẹn;
Ngài đã cứu chuộc thân thể tôi và giải phóng nó từ cõi chết.
Ngài đến làm cho thân thể tôi được trở nên vinh quang,
Và nuốt mất sự chết mãi mãi trong sự đắc thắng Ngài.
Đấng Christ là hy vọng của vinh quang, Ngài là lịch sử đời tôi:
Sự sống Ngài là kinh nghiệm của tôi vì Ngài hiệp nhất với tôi.
Ngài đến để đưa tôi vào sự tự do vinh quang của Ngài,
Để tôi sẽ được hiệp nhất trọn vẹn với Ngài mãi mãi.
(Dịch lời Thánh ca 949)
HAI PHE ĐẤU TRANH ĐỂ CHIẾM HỮU PHẦN HỒN
Tất cả chúng ta đều biết câu chuyện đáng buồn này. Trước khi Đức Chúa Trời vinh quang vào trong nhân linh, Sa-tan là kẻ thù của Đức Chúa Trời đã vào trong chúng ta trước. Khi A-đam ăn trái của cây kiến thức, ma quỷ đã vào trong thân thể con người. Hậu quả là Tội, được nhân cách hóa như một con người, đang cư trú trong các chi thể của thân thể chúng ta. Tội cai trị chúng ta như một người chủ bất hợp pháp, bắt buộc chúng ta phải làm những điều mình không thích. Đây là tội đã được đề cập đến trong Rô-ma chương 6, 7 và 8. Trong toàn cõi vũ trụ không ai tội lỗi và gian ác hơn là Sa-tan. Sa-tan là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Khi Sa-tan vào trong thân thể của chúng ta thì thân thể chúng ta bị biến tính, tức bản chất bị thay đổi và trở nên xác thịt. Xác thịt là thân thể bị hư hoại, tàn phá và hủy hoại vì kẻ gian ác đang ngự trong đó. Vì vậy xác thịt đe dọa phần hồn để thống trị nó.
Như nhân linh đã trở nên một cứ điểm từ đó Đức Chúa Trời có thể lan tỏa chính Ngài, thì nguyên tắc này cũng đúng với thân thể hư hoại của chúng ta. Xác thịt, bị Sa-tan chiếm hữu, trở nên cứ điểm từ đó nó có thể thực hiện công việc quỷ quyệt của mình. Sa-tan chiếm chỗ trong xác thịt để gây ảnh hưởng đến hồn và rồi qua hồn mà làm chết phần linh. Mọi công tác của Sa-tan luôn có chiều hướng bắt đầu từ bên ngoài tấn công vào bên trong. Nhưng công tác thần thượng [của Đức Chúa Trời] luôn luôn bắt đầu từ trung tâm mà lan toả ra bên ngoài. Chúng ta có thể minh họa như sau:
Hồn không thể nào chống cự lại Sa-tan là kẻ mạnh hơn hồn của con người rất nhiều. Trước khi được cứu, hồn chúng ta đã bị Sa-tan tiêm chất độc vào qua ngã xác thịt. Khi nghe giảng Phúc-âm và được soi sáng trong tâm trí và lương tâm mình, chúng ta thống hối và tan vỡ trong linh. Chúng ta ăn năn và
mở rộng chính mình cho Chúa, nhờ đó, Ngài vào được trong linh chúng ta một cách vinh quang để trở nên sự sống của chúng ta trong Thánh Linh. Mặc dầu Sa-tan, tức là kẻ thù, đã chiếm hữu xác thịt chúng ta làm cứ điểm của hắn để từ đó tấn công vào linh chúng ta nhưng Chúa vinh quang đã dùng nhân linh con người làm cứ điểm để từ đó tấn công ra bên ngoài về phía xác thịt.
Chúng ta rất phức tạp vì trong chúng ta đã trở nên một bãi chiến trường! Chúng ta là một bãi chiến trường hoàn vũ của một trận đánh hoàn vũ. Hằng ngày Sa-tan và Đức Chúa Trời, Đức Chúa Trời và Sa-tan, tranh chiến với nhau ở trong chúng ta. Sa-tan thì đánh từ ngoài vào, còn Đức Chúa Trời thì từ bên trong đánh ra. Vậy chúng ta phải có thái độ nào? Chúng ta không thể ở thế trung lập được; chúng ta phải chọn một bên. Phần bên ngoài của con người là kẻ thù của Đức Chúa Trời và phần bên trong là chính Đức Chúa Trời. Ở giữa hai phần là hồn. Sa-tan ở trong thân xác hư hoại nhưng Chúa ở trong linh đã được tái sinh và chúng ta ở phần giữa, tức là phần hồn. Chúng ta đóng một vai trò rất quan trọng. Chúng ta có thể thay đổi tình thế hoàn toàn. Nếu chúng ta theo phe Sa-tan, Đức Chúa Trời sẽ bị đánh bại theo một ý nghĩa nào đó. Dĩ nhiên là Đức Chúa Trời không bao giờ bị đánh bại nhưng vì chúng ta chọn Sa-tan nên vì thế dường như Đức Chúa Trời đã tạm thời bị đánh bại. Nhưng nếu chúng ta chọn lựa Đức Chúa Trời thì thật là vinh quang và Sa-tan sẽ bị đánh bại hoàn toàn.
Anh em chọn bên nào? Đây là cả một nan đề. Hãy lắng nghe lời Chúa phán: “Nếu ai muốn theo ta hãy chối bỏ chính mình”. Chối bỏ bản ngã! Nói cách khác là đặt hồn vào chỗ chết trên thập tự giá vì hồn chính là bản ngã. Chúng ta phải luôn luôn chối bỏ bản ngã, đặt bản ngã vào chỗ chết, luôn luôn loại trừ bản ngã. Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta loại bỏ hồn? Khi hồn bị đặt vào chỗ chết thì chỉ còn lại Đức Chúa Trời và Sa-tan. Qua việc loại bỏ hồn, chúng ta đã chận đường tiến quân của kẻ thù.
Sa-tan ở trong xác thịt vì hắn là Tội đã nhập thể trong xác thịt, còn bản ngã thì ở trong phần hồn. Tội và bản ngã đã kết hiệp với nhau cách bất hợp pháp. Thật vậy, chúng đã kết hiệp với nhau từ lâu rồi. Tất cả mọi rắc rối ở trong chúng ta đều từ một sự kiện mà ra ấy là bản ngã đã kết hiệp với Tội và cả hai đã trở nên một. Nhưng khi chúng ta được cứu, Đức Chúa Trời, Đấng Christ và Thánh Linh đã vào trong linh chúng ta là sự sống thần thượng. Trong xác thịt, tức thân thể hư hoại, thì có Tội; trong phần hồn là phần đã bị đe dọa ấy có bản ngã và trong nhân linh tức là phần đã được tái sinh, có sự sống thần thượng. Sự sống này là sự sống đời đời, tức là sự sống và năng quyền có khả năng điều chỉnh. Sống và bước đi bằng sự sống của hồn có nghĩa là sống và bước đi bởi chính mình, tức là chúng ta kết hiệp mật thiết với Sa-tan. Sự kết hiệp mật thiết này chứng tỏ chúng ta không còn là một con người tự do nữa nhưng ở dưới ách của kẻ gian ác là Tội. Kẻ gian ác ở trong xác thịt sẽ trỗi dậy mà vồ lấy chúng ta, đánh bại chúng ta và bắt chúng ta ở dưới ách thống trị của hắn, làm cho chúng ta trở thành một con người khốn khổ nhất. Tuy nhiên nếu chúng ta chối bỏ hồn, bản ngã, rồi sống và bước đi bởi linh thì Đấng Christ là sự sống sẽ điều chỉnh và dầm thấm cả con người chúng ta.
THẬP TỰ GIÁ XỬ LÝ PHẦN HỒN
Sau khi được tái sinh, chúng ta không nên sống, bước đi và làm điều gì bởi chính mình nữa. Hễ còn sống bằng chính mình, chúng ta sẽ ở dưới ách của Sa-tan. Có lẽ anh em sẽ bảo: “Tôi không nghĩ là mình đang sống hay làm việc bởi chính mình”. Tại đây, nhu cầu của anh em là cần phải phân biệt giữa linh và hồn, rồi anh em sẽ thấy mình còn ở trong hồn nhiều đến mức độ nào. Anh em nói rằng anh em không đang sống hay làm việc bởi chính mình nhưng tôi xin hỏi: “Anh em đang sống bởi điều gì? Bởi xác thịt chăng?” Có lẽ anh em sẽ trả lời: “Không, không, tôi không sống bởi xác thịt!” Vậy thì, anh em đang sống bởi linh sao? Anh em sẽ dè dặt trả lời: “Tôi không chắc”. Nếu anh em không sống bởi xác thịt hay bởi linh thì anh em sống bởi gì? Câu trả lời ấy là anh em chỉ đang sống bởi hồn thôi. Anh em nói rằng, “Ôi, tôi không muốn phạm tội gì hết. Tôi không thích trở nên xác thịt. Tôi không muốn hợp tác với Sa-tan. Tôi yêu Đức Chúa Trời. Tôi muốn theo Chúa và bước đi trong đường lối của Chúa. Tôi muốn, tôi muốn, tôi muốn...” Nhưng anh em vẫn còn ở trong phần hồn! Hãy thưa với Chúa anh em đang ở đâu. Chính anh em cũng ngờ vực không biết chắc mình có ở trong linh không. Nếu anh em không ở trong xác thịt cũng không ở trong linh thì anh em phải ở trong hồn. Ngợi khen Chúa, anh em không ở trong Ai-cập vì anh em đã kinh nghiệm được lễ Vượt-qua. Anh em đã được giải cứu khỏi Ai-cập nhưng anh em không vào miền đất tốt lành Ca-na-an. Anh em vẫn còn lang thang trong đồng vắng của hồn.
(1) Tình Yêu Thiên Nhiên
Bây giờ chúng ta bàn đến vấn đề này: làm thế nào chúng ta có thể phân biệt linh với hồn? Làm sao chúng ta biết rằng mình đang ở trong linh hay ở trong hồn? Và làm sao chúng ta có thể phân cách linh với hồn? Xin chúng ta xem Lời Chúa:
“Ai yêu mến cha mẹ hơn Ta thì không đáng cho Ta; ai yêu mến con trai hoặc con gái hơn ta cũng không đáng cho Ta; ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta thì chẳng đáng cho Ta. Ai tìm được sự sống mình thì phải mất, còn ai vì cớ Ta mà mất sự sống mình thì sẽ tìm lại được” (Ma-thi-ơ 10:37-39).
Từ ngữ “sự sống” được đề cập đến trong bản Amer i can Stan dard Ver sion là cùng một chữ với từ ngữ “hồn” như đã được chép trong Kinh-thánh tiếng Hy-lạp. “Vác thập tự giá” trong các câu này chỉ về tình yêu của con người chúng ta dành cho những người thân yêu của mình. Tình yêu con người ở trong phần hồn của chúng ta và tình yêu ấy cần phải được thập tự giá xử lý. Anh em yêu những người thân yêu đến mức độ nào? Nếu chúng ta muốn biết cách phân biệt linh với hồn chúng ta phải xem xét lại tình yêu của chúng ta trước. Chúng ta yêu cha mẹ, con cái mình như thế nào? Chúng ta yêu anh chị em mình ra sao? Đây không phải là lời của loài người mà là Lời của Chúa. Chỉ có thể phân biệt được linh với hồn khi chúng ta xem xét lại tình yêu thiên nhiên của con người chúng ta. Tình yêu thiên nhiên của chúng ta cần phải được thập tự giá xử lý. Trong các thư tín Tân Ước, Thánh Linh dạy chúng ta là người chồng phải yêu vợ, người vợ phải thuận phục chồng, cha mẹ phải chăm sóc con cái và con cái phải tôn kính cha mẹ mình. Nhưng tất cả những điều này phải ở trong sự sống phục sinh. Tình cảm thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên và các mối liên hệ thiên nhiên phải được thập tự giá cắt đứt. Sau khi được xử lý bởi thập tự giá, chúng ta sẽ ở trong linh, nghĩa là chúng ta sẽ ở trong sự sống phục sinh. Chúng ta sẽ sống trong sự sống phục sinh — không sống trong sự sống thiên nhiên nhưng trong sự sống thuộc linh. Để thử nghiệm xem hồn chúng ta đã bị tan vỡ đến mức độ nào thì phải xem thập tự giá đã xử lý với tình yêu và tình cảm thiên nhiên chúng ta bao nhiêu. Khi tình cảm thiên nhiên bị cắt đứt, chúng ta sẽ mất sự sống hồn mình.
Hơn nữa, nếu muốn mất phần hồn của mình bằng cách xử lý với tình yêu thiên nhiên, chúng ta cũng cần phải học cách để ghét nữa.
“Nếu ai đến cùng Ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình và chính sự sống mình nữa thì không thể làm môn đệ Ta. Hễ ai không vác thập tự giá mình mà theo Ta, cũng không thể làm môn đệ Ta được” (Lu-ca 14:26-27).
Một lần nữa “sự sống” ở đây trong bản Amer i can Stan dard Ver sion là cùng một chữ với từ ngữ “hồn” như đã được chép trong bản Kinh-thánh tiếng Hy-lạp. Ngoài tình yêu dành cho người thân thuộc, chúng ta còn có lòng yêu mến bản ngã, tức là tình yêu chính mình hay hồn mình. Sự vác thập tự giá liên hệ mật thiết đến tình yêu bản ngã “Nếu ai đến cùng Ta mà không ghét...” Ghét bỏ ai? Kẻ thù chúng ta chăng? Chúng ta phải yêu kẻ thù của mình nhưng chúng ta phải học ghét bỏ hồn của mình, bản ngã của mình. Ghét bỏ bản ngã có liên hệ đến việc mất mát hồn mình. Bởi ghét bỏ bản ngã mình, chúng ta có thể loại bỏ bản ngã trong hồn chúng ta.
(2) Tình Yêu Thế Gian
“Đoạn, Ngài phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo Ta, hãy từ chối mình, hằng ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì hễ ai muốn cứu sự sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ Ta mà mất sự sống mình thì sẽ giữ được. Vì có lợi gì cho người nào, nếu được cả thế gian mà chính mình phải bị hư mất hoặc thiệt hại?” (Lu-ca 9:23-25).
“Hãy nhớ lại vợ của Lót. Hễ ai lo cứu sự sống mình thì phải mất, còn hễ ai mất sự sống mình thì sẽ giữ được” (Lu-ca 17:32-33).
Trong tất cả các câu này, từ ngữ “sự sống” chép trong bản Hy-lạp đồng nghĩa với chữ “hồn”. Những đoạn này cho thấy hồn có liên hệ nhiều đến tình yêu thế gian. Từ bỏ tình yêu thế gian và các điều thuộc về thế gian có nghĩa là chúng ta phải xử lý hồn chúng ta. Khi hồn chúng ta bị dứt bỏ thì tình yêu thế gian cũng sẽ chấm dứt. Vì thế tình yêu thế gian và hồn có liên hệ với nhau.
“Hãy nhớ lại vợ của Lót”. Đây là một người vợ, không phải là người chồng! Đây là câu chuyện về một người vợ yêu những điều thuộc về thế gian. Chúa nhắc nhở chúng ta phải cẩn thận. Nếu yêu thế gian, anh em sẽ đánh mất “hồn” của anh em. Nếu chúng ta yêu những điều thuộc về thế gian, chúng ta sẽ đánh mất hồn mình theo nghĩa xấu nhưng nếu chúng ta từ bỏ tình yêu thế gian, chúng ta sẽ đánh mất hồn của mình theo nghĩa tốt. Anh chị em ơi, tình yêu thế gian là bằng chứng cho biết hồn của anh em đang ở đâu.
(3) Sự Sống Thiên Nhiên
“Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu hột lúa mì chẳng rơi xuống đất mà chết, thì cứ chỉ ở một mình; nhưng nếu chết đi, thì kết quả nhiều. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, ai ghét sự sống mình trong thế gian này, thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời” (Giăng 12:24-25).
Một lần nữa, từ ngữ “sự sống” được chép trong bản Amer i can Stan dard Ver sion là cùng một chữ với từ ngữ “hồn”. Nếu đọc và suy gẫm hai câu này cách kỹ lưỡng và sâu xa, chúng ta sẽ thấy hồn chúng ta liên hệ mật thiết với sự sống thiên nhiên và sức mạnh thiên nhiên. Sự sống và sức mạnh thiên nhiên chúng ta cần phải bị xử lý bằng cách dứt bỏ hồn. Khi sự sống và sức mạnh thiên nhiên bị đặt vào chỗ chết, hồn của chúng ta sẽ bị tan vỡ. Làm sao ta có thể phân biệt linh với hồn? Chỉ bằng cách đem thập tự giá đến cho sự sống bản ngã và đặt chính chúng ta dưới sự chết. Hồn lừa dối chúng ta vì dường như nó không có vẻ tội lỗi. Vì thế, chúng ta phải luôn kiểm soát hồn bằng cách áp dụng thập tự giá trên bản ngã mình.
Giả sử chúng ta đang tương giao với một anh em. Làm sao chúng ta có thể phân biệt được sự tương giao của chúng ta là thuộc linh hay thuộc hồn? Bằng cách áp dụng thập tự giá cho chính mình, chúng ta sẽ thấy rõ là mình đang ở trong linh hay ở trong hồn. Tôi không nên nói rằng: “Tôi có làm điều gì xấu đâu. Tôi đang làm điều tốt khi tương giao với một anh em mà”. Tương giao thì tốt nhưng tương giao theo cách đó có thể là hoàn toàn ở trong hồn. Khi chúng ta áp dụng thập tự giá cho chính mình, lập tức chúng ta sẽ thấy rõ sự tương giao của chúng ta là ở trong linh hay trong hồn. Đừng bao giờ tra xét phần hồn hay linh bằng cách phân biệt tốt xấu. Cách tra xét đó chỉ khiến chúng ta ở trong sự tối tăm mà thôi. Không còn cách nào khác ngoài thập tự giá để kiểm tra phần hồn và linh. Cách duy nhất để xác định chúng ta ở trong hồn hay linh là xem chúng ta có ở trên thập tự giá không? Tôi có lấy chính mình làm trung tâm trong mọi hoạt động và có pha trộn yếu tố nào của sở thích cá nhân vào không? Tôi đã áp dụng thập tự giá cho các sở thích cá nhân và tính tự kỷ trung tâm chưa? Xin kiểm tra chính mình bằng cách này. Tất cả những quyết định và mọi hoạt động của chúng ta đều phải được kiểm soát bởi thập tự giá chứ không theo tiêu chuẩn tốt xấu. Trong mọi đầu đề các cuộc chuyện trò của tôi, bản ngã của tôi có bị khai trừ không? Đừng nên phân tích bằng cách tự tra xét rằng: “Mình đang ở trong linh hay là đang ở trong hồn đây? Để ngẫm nghĩ xem cảm giác mình có sâu xa không, nếu không thì chắc mình đang ở trong hồn. Nhưng nếu mình có cảm giác sâu xa thì chắc mình đang ở trong linh”. Nếu chúng ta phân tích cách này, chúng ta sẽ bị rối rắm. Muốn được sáng tỏ chúng ta chỉ cần kiểm lại như sau: Chúng ta có đang được đặt trên thập tự giá không? Nói cách khác, chúng ta có từ chối bản ngã và vác thập tự giá mà theo Chúa trong linh mình không? Khi chúng ta chối bỏ bản ngã bằng cách mang thập tự giá thì Chúa Giê-su sẽ có một chỗ đứng trọn vẹn trong chúng ta và chúng ta sẽ dễ dàng cùng bước đi với Ngài.
Có vài chỗ trong Tân Ước dạy về sự sửa phạt nhưng thập tự giá chiếm một vị trí cao trọng hơn nhiều. Nhiều khi sự sửa phạt của Đức Chúa Trời đi liền với thập tự giá nhưng chúng ta đừng đợi sự sửa phạt của Ngài. Lúc nào chúng ta cũng phải học tập vác thập tự giá vì chúng ta thừa biết rằng mình đã bị đóng đinh trên thập tự giá với Đấng Christ rồi. Hằng ngày chúng ta phải học tập từ chối bản ngã, vác thập tự giá và không dành chỗ cho hồn của mình. Nếu thực hiện điều đó, chúng ta sẽ hiệp một với Chúa trong linh và Ngài sẽ có tư thế để chiếm hữu và dầm thấm chúng ta bằng chính Ngài.
CHƯƠNG MƯỜI BỐN
NGUYÊN TẮC THẬP TỰ GIÁ
Nhiều Cơ-đốc-nhân biết phần nào về thập tự giá nhưng họ không hiểu rõ nguyên tắc thập tự giá. Nguyên tắc thập tự giá là gì? Theo Kinh-thánh, Đức Chúa Trời có hai cõi sáng tạo trong vũ trụ: cõi sáng tạo thứ nhất được gọi là cõi sáng tạo cũ và cõi sáng tạo thứ hai được gọi là cõi sáng tạo mới. Cõi sáng tạo mới được hình thành bằng cách kết liễu cõi sáng tạo cũ và bắt đầu một điều gì mới. Chỉ bởi kết liễu cõi sáng tạo cũ thì cõi sáng tạo mới mới có thể xuất hiện. Ấy là qua công tác của thập tự giá mà cõi sáng tạo cũ bị kết thúc và ấy là cũng qua thập tự giá mà cõi sáng tạo mới bắt đầu trong sự phục sinh.
NHỮNG ĐIỀU THUỘC VỀ CÕI SÁNG TẠO CŨ
Những yếu tố gì tạo nên cõi sáng tạo cũ? Điều thứ nhất trong cõi sáng tạo cũ làcác thiên sứ với sự sống của thiên sứ và điều thứ nhì là con người với sự sống con người. Đây là hai loại hữu thể với hai loại sự sống. Vị thiên sứ trưởng là lãnh tụ của các thiên sứ, đã phản loạn chống lại Đức Chúa Trời và trở thành Sa-tan, có nghĩa là “kẻ nội thù của Đức Chúa Trời”. Sa-tan không những phản loạn nhưng còn cầm đầu cuộc phản loạn và dẫn dụ một số thiên sứ theo hắn chống lại Đức Chúa Trời. Theo Khải-thị 12, một phần ba thiên sứ tức các ngôi sao trên trời, đã theo Sa-tan. Những thiên sứ phản loạn này trở nên các quyền lực gian ác như các bậc chấp chánh, các quyền bính, thế lực và các bậc cầm quyền như được đề cập đến trong đoạn 1, 2 và 6 của sách Ê-phê-sô. Cuộc phản loạn của thiên sứ tạo ra điều thứ ba và thứ tư trong cõi sáng tạo cũ, đó là Sa-tan và vương quốc của hắn.
Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục nói vắn tắt về các điều khác của cõi sáng tạo cũ. Sau khi sáng tạo sự sống loài người, kẻ thù của Đức Chúa Trời cũng dụ dỗ con người chống lại Đức Chúa Trời. Hành động này làm cho một điều gì đó được tiêm vào trong sự sống con người — đó là Tội — chữ Tội được viết hoa, ở thể số ít và nhân cách hóa. Sự sống con người đã bị chính bản chất tội và tư tưởng của Sa-tan tiêm vào. Tội trong vũ trụ này được phát sinh do sự sống của thiên sứ đã sa ngã tiêm vào trong sự sống con người. Đức Chúa Trời không sáng tạo Tội nhưng nó được phát sinh bởi sự kết hợp bất hợp pháp giữa sự sống Sa-tan với sự sống con người. Vì thế, Tội là điều thứ năm của cõi sáng tạo cũ. Không những Tội (ở thể số ít) xuất hiện nhưng còn mang theo với nó nhiều tội lỗi. Vì thế, bông trái của Tội là các tội lỗi, là điều thứ sáu trong bảng liệt kê này, bao gồm sự nói dối, giết người, kiêu ngạo, tà dâm v.v... Tất cả những tội lỗi này đều phát sinh từ Tội.
Thế gian là điều thứ bảy. Chúa không sáng tạo thế gian. Chúa sáng tạo trái đất nhưng Sa-tan phát minh ra thế gian. Tội đã được phát sinh từ Sáng-thế Ký đoạn 3 nhưng mãi cho đến Sáng-thế Ký đoạn 4 một điều khác đã thêm vào với Tội, đó là thế gian được Sa-tan tạo ra. Thế gian là gì? Thế gian là hệ thống của toàn bộ sự sống con người dưới quyền Sa-tan. Nguyên ngữ Hy-lạp chữ “thế gian” là “kosmos”, có nghĩa là một “hệ thống”. Đức Chúa Trời sáng tạo con người cho Ngài nhưng bây giờ Sa-tan đã hệ thống hóa toàn thể nhân loại. Con người bây giờ không còn dành cho Đức Chúa Trời nữa nhưng hoàn toàn bị Sa-tan hệ thống hóa để dành cho Sa-tan.
Ngoài các điều kể trên, một điều nữa trong cõi sáng tạo cũ là sự chết, tức là hậu quả của Tội và những tội lỗi. Xác thịt là thân thể biến tính, bị nhiễm độc và hủy hoại bởi Sa-tan cũng thuộc về cõi sáng tạo cũ. Thân thể trở nên xác thịt do Tội, là sự hư hoại của Sa-tan. Con người cũ là một điều nữa, đó chẳng gì khác hơn là toàn thể con người bị Sa-tan hủy hoại. Thuở ban đầu, con người vốn được Đức Chúa Trời sáng tạo, bây giờ đã bị Tội làm hư hoại.
Kế đó là bản ngã. Hồn được Chúa sáng tạo nhưng đã trở nên bản ngã, bị xác thịt đe dọa và làm hư hoại. Ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên thân thể là một thân thể tốt lành và thuần khiết nhưng nó đã bị bản chất tội của Sa-tan làm hư hoại và trở nên xác thịt. Cùng một nguyên tắc ấy, phần hồn vốn được tạo dựng thuần khiết và tốt lành nhưng sau đó bị ảnh hưởng bởi xác thịt. Nó bị xác thịt đe dọa và kiểm soát nên trở thành bản ngã. Cũng như Tội làm hư hoại thân thể và khiến nó trở nên xác thịt, thì xác thịt cũng ảnh hưởng, kiểm soát phần hồn và làm cho nó trở thành bản ngã.
Cuối cùng điều thứ mười hai là toàn cõi sáng tạo. Toàn cõi sáng tạo đã bị tàn phá và hư hoại bởi sự phản loạn của sự sống thiên sứ và sự vi phạm của sự sống con người. Điều này đem toàn cõi sáng tạo vào trong sự than thở vì ách nô lệ của sự hư nát (Rô-ma 8).
TRUNG TÂM CỦA CÕI SÁNG TẠO CŨ
Tổng hợp mười hai điều này là cõi sáng tạo cũ. Cõi sáng tạo cũ bao gồm rất nhiều điều. Nhưng chúng ta cần hiểu rõ điểm này là con người bị sa ngã đã trở thành trung tâm của cõi sáng tạo cũ. Con người liên hệ đến mỗi một điều trong mười hai điều của cõi sáng tạo cũ. Trước hết, Sa-tan vào trong con người và hiệp một với con người. Bao gồm với Sa-tan là vương quốc của hắn, vì Sa-tan ở trong con người cho nên vương quốc của Sa-tan cũng ở trong con người. Sa-tan là chúa của thế gian này, vì thế, cả thế gian ở trong Sa-tan thì cũng ở trong con người. Và đương nhiên là Tội và các tội lỗi hiện thân trong con người sanh ra sự chết. Xác thịt, con người cũ và bản ngã ở trong con người và con người đã là và vẫn là đầu của toàn cõi sáng tạo. (Theo Sáng-thế Ký đoạn 1 con người được chỉ định làm đầu của toàn cõi sáng tạo). Vì thế con người liên hệ đến toàn cõi sáng tạo, toàn cõi sáng tạo liên hệ đến con người và tập trung trong con người. Con người là trung tâm của cõi sáng tạo trong mọi phương diện. Con người gần như trở nên bao-hàm-tất-cả nhưng không với một ý nghĩa tốt. Nếu ai muốn gặp Sa-tan, không cần phải đến nơi nào đặc biệt — chỉ cần đến với con người sẽ gặp được Sa-tan. Nếu ai muốn thấy vương quốc của Sa-tan, không cần phải lên cung trăng — chỉ cần đến với con người sẽ gặp vương quốc của Sa-tan. Điều này cũng đúng đối với thế gian. Ở trong con người — là đại diện của cõi sáng tạo cũ — có Sa-tan, vương quốc của Sa-tan, thế gian, Tội, các tội lỗi, sự chết, xác thịt, con người cũ v..v... Chúng ta không phải là một con người nhỏ bé, mà ngược lại chúng ta là một con người vĩ đại, bao-hàm-tất-cả theo nghĩa xấu. Bây giờ, cả cõi sáng tạo tập trung trong con người.
SỰ KẾT LIỄU CỦA CÕI SÁNG TẠO CŨ
Ngợi khen Chúa, ngày kia, có một điều đã xảy ra: Đức Chúa Trời đã nhập thể trong con người! Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đặt toàn bộ cõi sáng tạo cũ trên chính Ngài. Thí dụ, Kinh-thánh nói rằng Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng Christ trở nên Tội. “Tội” ở đây không được dùng theo thể số nhiều nhưng là “Tội” theo thể số ít (2Cô-rin-tô 5:21). Đức Chúa Trời cũng đặt tất cả các sự vi phạm của chúng ta trên Đấng Christ (Ê-sai 53:6), là Đấng “mang mọi tội lỗi chúng ta lên thân thể Ngài trên cây gỗ” (1 Phi-e-rơ 2:24). Ngài “lấy hình dạng của xác thịt của tội” (Rô-ma 8:3). Hình dạng này là hình dạng của xác thịt và xác thịt con người này là xác thịt của tội. Giăng 1:14 nói rằng: “Lời trở nên xác thịt” có nghĩa là Ngài trở nên một con người. Khi Ngài trở nên một con người trong xác thịt, Ngài trở nên một con người trong xác thịt của tội vì vào lúc đó tội đã ở trong xác thịt con người rồi. Xác thịt đã trở nên xác thịt của tội và Chúa đã nhập thể trong xác thịt này. Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận vì nếu chúng ta nói rằng Ngài trở nên xác thịt giống y hệt như bản chất tội của chúng ta thì chúng ta sai lầm. Do đó Rô-ma 8:3 nói rằng Ngài chỉ trở nên hình dạng của xác thịt của tội, không phải là bản chất tội của xác thịt của tội.
Trong Giăng 3:14, chính Chúa Giê-su bảo chúng ta là Ngài được tượng trưng bởi con rắn bằng đồng treo trên cây sào, là hình ảnh về thập tự giá. Rắn bằng đồng chỉ có hình dạng của con rắn chứ không có bản chất độc địa của rắn. Chúa Giê-su được một nữ đồng trinh sinh ra để Ngài có được hình dạng của xác thịt tội lỗi nhưng Ngài không có gì liên hệ đến con người về phương diện bản chất tội của xác thịt. Chúng ta phải rất cẩn thận về vấn đề này. Khi Chúa bị làm cho trở nên tội, Ngài bị làm cho trở nên hình dạng của tội.
Không những Ngài mặc lấy con người trên chính Ngài nhưng Ngài cũng mặc Sa-tan, vương quốc của Sa-tan, thế gian, Tội, các tội lỗi, xác thịt v.v... trên chính Ngài. Ở đây, chúng ta lại phải cẩn thận. Chúa đã nhập thể như một con người không phải như con rắn nhưng khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, Ngài bị đóng đinh như con người trong hình dạng của con rắn. Tại sao vậy? Bởi vì ở giai đoạn này, con người làm một với Sa-tan tức là con rắn. Vì thế, Chúa Giê-su và ngay cả Giăng Báp-tít đều bảo người Pha-ri-si rằng họ là dòng dõi của con rắn và là dòng dõi rắn lục. Họ là dòng dõi của con rắn bởi vì họ có sự sống của con rắn, bản chất độc địa của rắn ở trong họ. Dưới mắt Đức Chúa Trời, những con người tội lỗi đó đều trở nên rắn. Nhưng về phần Chúa, khi nhập thể như một con người, Ngài chỉ có hình dạng của xác thịt của tội, không có bản chất tội mà loài người tội lỗi có. Giống như con rắn bằng đồng treo trên cây sào, Chúa chỉ có hình dạng của con rắn chứ không có bản chất và chất độc của rắn.
Bây giờ chúng ta bàn đến thập tự giá. Trước hết, Đấng Christ mặc lấy một con người như vậy trên Ngài, là người bao-hàm-tất-cả cõi sáng tạo cũ, rồi đem con người đó lên thập tự giá. Tại đó, con người bao-hàm-tất-cả này đã bị đóng đinh. Điều này có nghĩa là tất cả mọi sự đều bị kết liễu. Đây là nguyên tắc của Thập tự giá. Qua cái chết như vậy, Đấng Christ đem con người lên thập tự giá và bằng cách ấy Ngài đem mọi sự vào chỗ kết liễu. Không những Đấng Christ bị đóng đinh tại đó, mà con người, thế gian, Sa-tan và vương quốc của hắn, Tội, các tội lỗi, con người cũ cũng vậy. Tất cả mọi điều thuộc cõi sáng tạo cũ được đem đến chỗ kết thúc qua thập tự giá của Đấng Christ. Chúng ta phải kinh nghiệm sự chết bao-hàm-tất-cả này.
Những câu Kinh-thánh sau đây khải thị nguyên tắc thập tự giá trong việc đem mọi điều thuộc về cõi sáng tạo cũ đến chỗ kết thúc.
1) Sự sống thiên sứ: Cô-lô-se 1:20
2) Sự sống con người: Ga-la-ti 2:20
3) Sa-tan: Hê-bơ-rơ 2:14 và Giăng 12:31
4) Vương quốc của Sa-tan: Cô-lô-se 2:15 và Giăng 12:31
5) Tội: 2Cô-rin-tô 5:21 và Rô-ma 8:3
6) Các tội lỗi: 1 Phi-e-rơ 2:24 và Ê-sai 53:6
7) Thế gian: Ga-la-ti 6:14 và Giăng 12:31
8) Sự chết: Hê-bơ-rơ 2:14
9) Xác thịt: Ga-la-ti 5:24
10) Con người cũ: Rô-ma 6:6
11) Bản ngã: Ga-la-ti: 2:20
12) Tất cả mọi sự hay cõi sáng tạo: Cô-lô-se 1:20
Giăng 12:31 nói rằng thế gian và chúa của thế gian là Sa-tan sẽ bị phán xét và đuổi ra. Việc này xảy ra lúc nào? Theo câu 24, việc này đã xảy ra khi Đấng Christ chết trên thập tự giá. Bởi sự chết của Ngài, thế gian đã bị đoán xét và chúa của thế gian bị đuổi ra. Hê-bơ-rơ 2:14 tuyên bố là Đấng Christ dự phần trong thịt và huyết hầu cho nhờ sự chết mà Ngài có thể diệt trừ kẻ cầm quyền sự chết tức là ma quỷ. Câu này mặc khải rằng nhờ sự chết trong thịt và huyết Đấng Christ đã phá hủy hay diệt trừ Sa-tan, là kẻ cầm quyền sự chết. Cô-lô-se 1:20 nói rằng Ngài giải hòa “mọi sự” với Ngài. Câu này chứng tỏ rằng không những con người sai quấy với Đức Chúa Trời nhưng tất cả mọi sự đều sai quấy với Đức Chúa Trời; nếu không thì không cần có sự giải hòa. Dựa theo văn mạch của đoạn này, toàn bộ cõi sáng tạo đều bị xử lý qua thập tự giá.
Chúng ta cần phải nhận thức sâu xa về cái chết của Đấng Christ trên thập tự giá. Cái chết này là một cái chết bao-hàm-tất-cả. Đó là lý do tại sao chúng ta phải kinh nghiệm sự chết ấy. Tất cả mọi điều chúng ta có, chúng ta là, chúng ta làm và mọi điều liên hệ với chúng ta đã được đem đến thập tự giá. Thập tự giá là kết cuộc của mọi điều liên hệ đến chúng ta. Mọi sự đã bị xử lý và đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Thập tự giá là nền tảng duy nhất cho tất cả mọi điều chúng ta là và chúng ta có. Chúng ta phải đặt tất cả mọi điều trên thập tự giá, ấy là tri thức, sự khôn ngoan, khả năng của chúng ta v.v... Đó là nguyên tắc thập tự giá. Không có một nền tảng nào khác. Chúng ta có thể nghĩ là chúng ta rất “tốt”. Các bạn thanh niên đặc biệt thường luôn nghĩ tốt về mình: “Chúng tôi còn trẻ, chúng tôi tốt, chúng tôi không giống như mấy cụ”. Cho dầu chúng ta tốt như thế nào, chúng ta phải đến thập tự giá. Chúng ta phải bị đóng đinh và bị khai trừ. Chúng ta càng tốt chừng nào, chúng ta càng bị loại trừ chừng nấy. Đừng bao giờ hãnh diện là mình tốt. Dù là tốt hay xấu, chúng ta đều phải trải qua thập tự giá. Chúng ta không nên đánh giá mình sai lầm. Chỉ có một sự đánh giá mà thôi; đó là chúng ta phải đặt chính mình vào chỗ chết.
Trong Hội-thánh không có điều gì thuộc về sự sáng tạo cũ cả. Hội-thánh là con người mới, là cõi sáng tạo mới. Mọi sự cũ đều qua đi và mọi sự đều trở nên mới. Điều này có nghĩa là tất cả đã bị kết thúc trong sự chết và mọi sự đều trở nên mới trong sự phục sinh. Bây giờ chúng ta đã thấy nguyên tắc thập tự giá và trong chương kế tiếp chúng ta sẽ thấy nguyên tắc phục sinh. Chúng tôi tin rằng tâm trí chúng ta sẽ mở ra để thấy rằng mọi điều liên hệ đến chúng ta, dù tốt hay xấu đều phải bị đem đến chỗ chết. Sau đó sẽ có cách cho chúng ta bước vào sự phục sinh và vào cõi sáng tạo mới.
Witness Lee