acheter nifedipine 10mg
nifedipine lp 20
blog.halan.se acheter nifedipine 30mg
buy naltrexone no prescription
where can i buy naltrexone online
jonathancore.com CHƯƠNG MƯỜI MỘT
PHÂN BIỆT LINH VỚI HỒN
“Vả, người thiên nhiên (người thuộc huyết khí, theo Kinh-Thánh Việt Ngữ bản nhuận chánh) không nhận được những sự thuộc Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi sự ấy là ngu dại cho người, người cũng chẳng có thể biết được, vì phải phán đoán sự ấy cách thuộc linh” (1Côr. 2:14).
“Thiên nhiên” ở đây là một từ ngữ quan trọng trong nguyên bản Hy lạp, nghĩa là “thuộc hồn”; vì thế “người thiên nhiên” thật ra nghĩa là “người thuộc hồn”. Câu sau đây trong cùng một chương Kinh-thánh bày tỏ một loại người khác. “Nhưng người thuộc linh có thể phán đoán mọi sự” (1Côr. 2:15). Người thuộc hồn được đề cập đến trong câu 14 và người thuộc linh trong câu 15. Những câu này nói rõ người thuộc hồn không thể nhận được những điều thuộc linh của Đức Chúa Trời. Chỉ có người thuộc linh mới có thể nhận biết những điều ấy.
“Đoạn, Chúa Giê-su phán cùng môn đồ rằng: Nếu ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì hễ ai muốn cứu sự sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ Ta mà mất sự sống mình thì sẽ tìm lại được. Vì có ích lợi gì cho người nào, nếu được cả thế gian mà mất sự sống mình? Người lấy chi mà đổi lại sự sống mình?” (Math. 16:24-26).
Có ba điều được nhấn mạnh trong câu 24, trước nhất là “từ chối mình,” kế đến “vác thập tự giá” và cuối cùng là “theo Ta”. Chữ “Ta” là Đấng Christ trong Đức Thánh Linh hiện đang ngự trong chúng ta. Trong câu 25 và 26, chữ “sự sống” chính là chữ “hồn” trong tiếng Hy-lạp. Vì thế chúng ta có thể dịch: “Vì hễ ai muốn cứu hồn mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ Ta mà mất hồn mình thì sẽ tìm lại được. Vì có ích lợi gì cho người nào nếu được cả thế gian mà mất hồn mình? Người lấy chi mà đổi lại hồn mình?” Chúng ta phải mất hồn mình. Nói cách khác, chúng ta phải từ chối bản ngã.
“Đoạn, Ngài lại phán cùng mọi người rằng: Nếu ai muốn theo Ta, thì hãy từ chối mình, hằng ngày vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì hễ ai muốn cứu sự sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ Ta mà mất sự sống mình thì cứu được. Vì có lợi gì cho người nào, nếu được cả thế gian mà chính mình phải bị hư mất hoặc thiệt hại?” (Lu-ca 9:23-25).
Ở đây, Lu-ca thêm một chữ mà Ma-thi-ơ 16:24-26 không có, đó là chữ “hằng ngày”, nghĩa là một người phải “hằng ngày vác thập tự giá mình”. Những câu này cũng nói: “chính mình phải bị hư mất” thay vì nói: “mất hồn mình”. Vì thế điều này chứng minh chữ “hồn” trong Ma-thi-ơ chính là chữ “mình” hay “bản ngã” trong Lu-ca.
“Anh em ơi, nếu có người nào tình cờ vi phạm điều gì, thì anh em là kẻ thuộc linh hãy lấy lòng nhu mì mà sửa họ lại” (Gal. 6:1).
“Nguyện ân điển của Chúa chúng ta là Giê-su Christ ở với linh của anh em” (Gal. 6:18).
“Nguyện ân điển của Chúa chúng ta là Giê-su Christ ở với linh của anh em” (Phi-lê-môn 25).
Những câu này dùng nhóm chữ: “linh của anh em”; vì vậy, đó chỉ về nhân linh.
“Vậy nếu Đấng Christ ở trong anh em, thì thân thể nhơn tội lỗi mà chết, còn linh nhơn sự công chính mà sống” (Rô-ma 8:10).
“Hầu cho điều công chính mà luật pháp buộc được thành tựu trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt, nhưng noi theo Linh” (Rô-ma 8:4).
“Vậy, tôi nói rằng, hãy nhờ Linh mà bước đi, thì anh em hẳn chẳng làm trọn tư dục của xác thịt. Vì tư dục ưa muốn trái với Linh và Linh trái với xác thịt nên anh em không làm được điều mình muốn làm” (Gal. 5:16-17).
Bản Anh ngữ King James viết hoa chữ “Linh” trong các câu này, nhưng bản song ngữ Hy-Anh thì không. Câu này chỉ về linh con người.
ÔN LẠI GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Một lần nữa, tôi ao ước được nói rõ về gia tể và trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời. Trong các chương trước chúng ta đã thấy rõ gia tể của Đức Chúa Trời là ban phát chính Ngài vào trong chúng ta. Ngài ban phát chính Ngài vào trong chúng ta bằng cách Cha hiện thân trong Con và Con được nhận biết trong Linh. Nói cách khác, Cha ở trong Con và Con ở trong Linh. Không phải chỉ Thân-vị Con ở trong Linh, mà ngay cả công tác đã hoàn tất của Con cũng vậy. Vì thế, Đức Thánh Linh bao gồm: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, bản chất thần thượng, bản chất loài người, cuộc sống con người của Đấng Christ cùng với sự chịu đựng những gian khổ của trần gian, hiệu lực sự chết của Đấng Christ, quyền năng phục sinh, sự thăng thiên và sự đăng quang của Ngài. Tất cả các yếu tố này được kết hợp lại thành “liều thuốc bao-hàm-tất-cả” trong Đức Thánh Linh. Qua Thánh Linh tổng-cung-ứng này mà sự đầy đủ của Đức Chúa Trời Tam Nhất được ban phát vào trong chúng ta.
Hiện nay Linh tổng-bao-hàm này ở trong linh chúng ta. Trong biểu tượng đền tạm hay đền thờ, có ba phần: hành lang, Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Trong hình bóng Cựu-ước, vinh quang Sê-ki-na của Đức Chúa Trời và hòm bảng chứng được bày tỏ rất rõ là ở trong Nơi Chí Thánh. Vì thế, sự hiện diện của Đức Chúa Trời và Đấng Christ không ở hành lang hay trong Nơi Thánh nhưng ở trong Nơi Chí Thánh. Ba phần của đền thờ tương ứng với ba phần của con người: thân, hồn và linh. Kinh-thánh Tân-ước tuyên bố chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời và Đấng Christ ở trong linh chúng ta. “Nguyện Chúa ở cùng linh của con” (2 Ti-mô-thê 4:22). Có hai câu Kinh-thánh chứng minh ngày hôm nay Đức Thánh Linh đang hành dộng cùng với linh chúng ta: “Chính [Thánh] Linh cùng linh chúng ta đồng chứng rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:16); “Còn ai liên hiệp với Chúa thì đồng một linh với Ngài” (1Côr. 6:17). Chính Chúa là Linh, mỗi một chúng ta có linh và hai linh này hòa lẫn thành một linh. Điều này chứng minh ngày nay Chúa đang ngự trong linh chúng ta. Nếu muốn vui hưởng Đấng Christ một cách trọn vẹn, chúng ta phải biết phân biệt linh mình. Đây là lý do vì sao Hê-bơ-rơ 4:12 nói rằng linh của chúng ta phải được phân biệt với hồn. Thư Hê-bơ-rơ cũng khuyên chúng ta bước vào Nơi Chí Thánh, là nhân linh của mình. Nếu chúng ta muốn vui hưởng Đấng Christ như phần thần thượng của riêng mình, chúng ta phải biết cách tiến vào Nơi Chí Thánh là nhân linh chúng ta.
Trong những thế kỷ gần đây, có nhiều tác phẩm viết về thư Hê-bơ-rơ. Chúng tôi tin rằng tác phẩm tốt nhất là quyển Nơi Chí Thánh (The Ho li est of All) của An drew Murray. Tựa đề này rất đúng vì thư Hê-bơ-rơ bày tỏ cho chúng ta cách tiến vào Nơi Chí Thánh là nhân linh chúng ta, tức là nơi Đấng Christ đang ngự. Ấy là trong linh mà Đấng Christ là tất cả.
Nếu ao ước nhận lấy Đấng Christ, chúng ta cần biết nơi Ngài đang cư ngụ. Anh em có thể nói Ngài đang ở trên trời. Đương nhiên điều này rất đúng. Nhưng nếu Ngài chỉ ở trên trời, làm sao chúng ta vui hưởng Ngài trên đất được? Ngợi khen Chúa, Ngài không những ở trên trời, nhưng đồng thời cũng ở trong chúng ta. Điện ở trong nhà anh em cũng giống như điện của nhà máy phát điện ở vùng xa xôi. Rô-ma 8:34 nói rằng Đấng Christ ngự trên trời tại bên hữu Đức Chúa Trời, nhưng cũng đoạn đó lại nói rằng Đấng Christ ở trong chúng ta (c. 10). Chương này nói chính Đấng Christ ở trên trời cũng là Đấng Christ ở trong chúng ta. Nếu Ngài chỉ ở trên trời và không ở trong chúng ta, làm sao chúng ta kinh nghiệm và vui hưởng Ngài được? Ngợi khen Chúa, ngày nay Đấng Christ không chỉ ở trên trời mà còn ở trong linh chúng ta.
Đấng Christ ở trong linh chúng ta là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời. Gia tể của Đức Chúa Trời là ban phát chính Ngài, với tư cách là Đức Chúa Trời Tam Nhất tổng-bao-hàm vào trong con người và trọng tâm của gia tể ấy là Đấng Christ ngự trong linh chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta quay vào linh mình, chúng ta gặp Đấng Christ tại đó. Cũng như điện đã truyền vào nhà và khi muốn sử dụng, tôi phải làm gì? Dĩ nhiên câu trả lời đơn giản là mở công tắc. Công tắc của chúng ta là linh mình. Nhiều Cơ-đốc-nhân học thuộc lòng Giăng 3:16, nhưng họ bỏ quên 2 Ti-mô-thê 4:22: “Chúa ở cùng linh con” là câu Kinh-thánh cũng quan trọng y như Giăng 3:16 vậy. Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban Con Một của Ngài và chúng ta đã tiếp nhận Ngài (Giăng 1:12). Chúng ta đã tin và nhận Ngài, nhưng Ngài ở đâu? Ngài đi vào phần nào của chúng ta? Trong nhiều năm, chúng ta có Của Báu này, nhưng đã bỏ qua sự kiện Ngài ở trong linh chúng ta. Ngợi khen Ngài, bây giờ chúng ta biết Đấng Christ, Con Một của Đức Chúa Trời, ở trong linh chúng ta.
CHỐI BỎ HỒN
Mặc dầu Chúa ở trong linh chúng ta, linh chúng ta lại gắn rất chặt với hồn. Đây là lý do vì sao tác giả thư Hê-bơ-rơ nói rằng linh chúng ta phải bị chia cắt khỏi hồn. Tủy nằm trong xương và xương phải vỡ ra để chúng ta thấy được tủy. Tương tự như vậy, hồn bọc kín phần linh, tức là nơi Đấng Christ ngự, phải bị tan vỡ thì linh mới được bày tỏ ra. Vì lý do này nhiều lần Chúa bảo chúng ta phải chịu mất hồn mình và chối bỏ bản ngã. Trong cả bốn sách Phúc-âm, Chúa Giê-su khuyên chúng ta phải chịu mất hồn, buông bỏ hồn và chối từ bản ngã. Hồn phải bị chối bỏ vì nó che kín linh. Chỉ có một cách đụng đến tủy là đập vỡ xương và khớp xương. Chúa ở trong linh chúng ta và ân điển Ngài ở trong linh chúng ta, nhưng con đường đến với Ngài là hằng ngày chúng ta phải phá vỡ hồn.
Hồn là gì? Như chúng ta đã nêu rõ, hồn chỉ là bản ngã. Bản ngã chính là trung tâm của con người và là chính con người. Chính bản ngã phải bị loại trừ. Chúng ta không nên loại trừ người khác và treo người khác lên thập tự giá mà phải treo hồn mình lên thập tự giá. Nếu ai muốn theo Chúa Giê-su, người ấy phải từ bỏ sự sống thuộc hồn của mình và vác thập tự giá mình hằng ngày. Không phải chỉ hôm qua, hôm nay, nhưng mỗi ngày chúng ta phải áp dụng thập tự giá cho hồn mình. Nhiều Cơ-đốc-nhân không có gì khác hơn bản ngã của họ. Từ đầu đến cuối chỉ là một chữ tôi... tôi... tôi. Nhưng đời sống Cơ-đốc-nhân “không còn là tôi nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi”. Làm sao có thể “không còn là tôi, nhưng là Đấng Christ?” Bằng cách để “tôi” bị đóng đinh. Tôi đã bị đặt trên thập tự giá và thập tự giá bây giờ ở trên tôi. Tôi đã bị loại trừ, vì thế tôi không còn nữa. Khi còn là một Cơ-đốc-nhân trẻ tuổi, bất cứ lúc nào nói chuyện, tôi cũng dùng chữ “tôi”. Nhưng ngợi khen Chúa, trong những ngày này tôi không dám dùng chữ “tôi” mà luôn luôn dùng chữ “chúng ta”. Không chỉ có “tôi”, mà còn nhiều người khác, kể cả Đấng Christ!
Nếu ai muốn theo Đấng Christ, người ấy phải làm ba điều: chối bỏ “cái tôi”, vác thập tự giá hằng ngày và đi theo Đấng Christ, là Đấng bây giờ không những ở trên trời mà còn ở trong linh chúng ta . Khi chúng ta chối bỏ bản ngã và áp dụng thập tự giá, theo Chúa là một điều dễ dàng. Chối bỏ chính mình nghĩa là chúng ta quay khỏi chính mình và hướng về linh. Khi ấy chúng ta sẽ gặp gỡ Đấng Christ trong linh. Vì sao bốn sách Phúc-âm bảo chúng ta chối bỏ hồn một cách tiêu cực trong khi về sau tất cả các thư tín đều khuyên chúng ta phải tích cực sống và làm mọi điều trong linh? Bởi vì ngày nay, Chúa Giê-su ở trong linh và ân điển Ngài ở trong linh. Đi theo Đấng Christ là vấn đề điều chỉnh linh và đây là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời. Ôi! Một lần nữa chúng ta cần nhấn mạnh đến trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời! Tất cả chúng ta đều phải sáng tỏ rằng chương trình đời đời của Đức Chúa Trời là ban phát chính Ngài vào trong linh chúng ta. Ngài đã làm xong điều này, vì hôm nay Ngài ở trong linh chúng ta để trở nên sự sống và mọi sự cho chúng ta. Mọi nhu cầu của chúng ta đều được thỏa đáp trong Linh kỳ diệu này, là Đấng đang ngự trong linh chúng ta.
CỨ Ở TRONG LINH
Sau khi được cứu, chúng ta đã tiếp nhận quá nhiều sự dạy dỗ của tôn giáo. Chúng ta được dạy nhiều điều chẳng hạn như: Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo còn chúng ta là vật thọ tạo; chúng ta phải kính sợ Ngài, phục vụ Ngài và làm vui lòng Ngài; chúng ta phải hết sức cố gắng làm những điều tốt; và chúng ta phải làm sao để tôn vinh Danh Ngài. Chúng ta đã nhận những sự dạy dỗ đại loại như vậy. Những sự dạy dỗ này không có gì sai; theo một ý nghĩa, đây là những điều tốt. Nhưng chúng không liên hệ gì đến trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời.
Nhiều người trong chúng ta cũng nhận những sự dạy dỗ về đạo đức, chẳng hạn như: chúng ta phải tốt, khiêm nhường, kiên nhẫn, tử tế, yêu thương; chúng ta không được nóng giận, chúng ta phải kính trọng cha mẹ; chồng phải yêu thương vợ và vợ phải phục tùng chồng. Đây là những sự dạy dỗ tốt và có tính cách đạo đức.
Nhưng anh em hãy nghe điều Chúa dạy chúng ta: “Hãy cứ ở trong ta, ta cũng ở trong các ngươi. Ta là cây nho, các ngươi là nhánh. Vì là các nhánh, các ngươi phải ở trong ta”. Hãy quên hết mọi sự dạy dỗ thuộc tôn giáo và đạo đức. Chỉ hãy nhớ một điều: anh em là nhánh của Đấng Christ. Hãy cứ ở trong Ngài và để Ngài ở trong anh em. Nhưng nếu muốn ở trong Đấng Christ, trước hết chúng ta phải biết Ngài ở đâu đã. Nếu muốn sống trong một căn nhà, trước hết, chúng ta phải biết căn nhà ấy ở đâu đã. Chúng ta có thể nào ở trong Đấng Christ bằng cách ở trong tâm trí hay tình cảm không? Không, chúng ta chỉ có thể ở trong Ngài bằng cách ở trong linh. Chính Chúa và ân điển Ngài ở trong linh chúng ta. Vì thế để có thể ở trong Đấng Christ, chúng ta phải nhận biết linh mình. Khi chúng ta ở trong Ngài trong linh của mình, Ngài sẽ có cơ hội chiếm hữu chúng ta. Sau đó Ngài sẽ có nền tảng để đổ đầy và đầy dẫy chúng ta. Tất cả những sự giàu có của Ngài sẽ được thực hiện qua linh chúng ta và chúng ta sẽ kết quả để tôn vinh Ngài. Đây không phải là một sự dạy dỗ có tính cách tôn giáo hay đạo đức; đây là sự sống Đấng Christ.
Quyển sách này không nhằm ý định dạy dỗ hay làm cho chúng ta ngoan đạo hơn hay đạo đức hơn. Không phải thế, quyển sách này giúp chúng ta ý thức được mục đích vĩnh cửu của Đức Chúa Trời là ban phát chính Ngài vào trong chúng ta như là phần duy nhất, là sự sống và là mọi sự của chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy sống bởi Ngài và vui hưởng Ngài là mọi sự của mình. Bí quyết hay là trọng tâm ở đâu? Ở trong linh chúng ta. Một Đức Chúa Trời vô hạn, kỳ diệu, bao-hàm-tất-cả như vậy đã giới hạn chính Ngài để ở trong linh chúng ta. Chúng ta nhỏ bé và giới hạn biết bao, thế nhưng Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, cư ngụ trong linh chúng ta. Đây không phải vấn đề dạy dỗ một người trở nên ngoan đạo hay đạo đức, mà là Đức Chúa Trời Tam Nhất trở nên mọi sự cho chúng ta trong linh của mình. Vì thế, chúng ta phải học tập nhận biết linh, chối bỏ hồn mình luôn luôn và liên tục quay trở về linh. Chúng ta phải quên hoàn cảnh chung quanh và ở trong Ngài, để Ngài ở trong chúng ta. Khi ấy, bông trái sẽ là sự thể hiện bên ngoài của sự sống bên trong, tức là chính Đấng Christ ở trong linh chúng ta.
Làm một Cơ-đốc-nhân theo lề lối tôn giáo là thức dậy sớm và cầu nguyện như thế này: “Chúa ôi, con cảm tạ Ngài về ngày mới này. Hôm nay xin giúp con làm điều đúng và tránh điều sai. Chúa ôi, xin giúp con tôn vinh danh Ngài và làm theo ý muốn Ngài. Chúa ôi, Ngài biết tánh con hay nóng nảy. Xin giúp con không nổi nóng. Chúa ôi, kiên nhẫn và khiêm nhường thật tốt đẹp biết bao. Lạy Chúa, xin giúp con sống kiên nhẫn và khiêm nhường”. Có lẽ chúng ta không cầu nguyện giống y như vậy, nhưng trên nguyên tắc, đó là cách chúng ta đã cầu nguyện. Đây không phải là lời cầu nguyện thuộc linh, nhưng là lời cầu nguyện mang tính cách tôn giáo và đạo đức. Có lẽ anh em sẽ hỏi tôi: “Vậy thì mỗi sáng tôi phải cầu nguyện như thế nào?” Vâng, tôi đề nghị anh em nói như vầy: “Chúa ơi, con ngợi khen Ngài. Ngài là Đấng kỳ diệu cùng với Cha trong Linh, Ôi, Linh Ngài ở trong linh con thật vinh hiển biết bao! Chúa ôi, con ngửa trông Ngài, con ngắm xem Ngài, con thờ phượng Ngài! Con cảm tạ Ngài và ngợi khen Ngài! Con tương giao với Ngài”. Hãy quên sự ngoan đạo và chuyện làm lành lánh dữ đi. Suốt ngày, anh em sẽ ở trên các từng trời! Anh em không cần phải suy nghĩ: “Phải cẩn thận, đừng vội vàng, đừng nổi nóng”. Nhưng chỉ hãy cầu nguyện: “Chúa ơi, con không biết đến chuyện nóng giận, khiêm nhường, kiên nhẫn, điều này điều kia gì cả; con chỉ biết Ngài, Đấng Christ vinh hiển, Đấng Christ tổng-bao-hàm!” Hãy tương giao với Ngài, ngợi khen Ngài và hát Ha-lê-lu-gia! Rồi anh em sẽ thấy sự đắc thắng. Vào buổi tối, khi đến một buổi nhóm của hội-thánh, anh em sẽ ở trên các tầng trời. Anh em dễ dàng tuôn tràn linh mình ra làm cho linh của người khác cũng tuôn tràn. Đây là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời.
Trách nhiệm của anh em là giữ mình không bị lệch trọng tâm này. Đây là một bản đồ với lời hướng dẫn rõ ràng. Anh em không cần phải bị lạc đường. Tại sao cứ phải bám lấy một chiếc xe ngựa trong khi ngày nay anh em đã có một chiếc máy bay phản lực và không phải chỉ là máy bay phản lực đâu, mà là một tên lửa. Ôi, tôi ao ước chỉ cho anh em biết tên lửa ấy ở đâu, ấy là ở ngay trong linh anh em. Nếu anh em quay về linh, còn hơn là đi xe hơi đời mới nữa! Cũng giống như đi máy bay phản lực! Thỉnh thoảng vào buổi sáng, giống như anh em đi tên lửa vậy! Anh em cảm thấy mình đang ở tầng trời thứ ba, vượt trên tất cả mọi sự! Đây không phải là chuyện đùa! Một Cơ-đốc-nhân thật nên có những kinh nghiệm kỳ diệu như vậy về Đấng Christ. Khi anh em không thể chịu đựng được những hoàn cảnh khó khăn và áp lực chung quanh trở nên quá sức chịu đựng của mình, hãy quay về linh và nhìn xem Chúa Giê-su. Anh em sẽ vượt lên trên hoàn cảnh, trỗi cao và đắc thắng. Mọi sự đều sẽ ở dưới chân anh em.
Nhiều lúc tôi gặp nan đề, không biết phải làm gì và quyết định như thế nào. Càng phân tích hoàn cảnh, tôi càng bối rối và khó xử. Thế rồi tôi nói: “Chúa ôi, xin cho con quên hết mọi điều này. Xin cho con quay về linh và nhìn xem Ngài”. Khi chúng ta làm như vậy, sự soi sáng của Chúa thật kỳ diệu! Đấng tổng-bao-hàm ở ngay trong linh chúng ta. Hãy cứ ở trong ta và ta ở trong các ngươi, đây chính là bí quyết. Khi chúng ta nhận biết linh, chúng ta có thể ở trong Ngài và khám phá Ngài là Đức Chúa Trời Tam Nhất tổng-bao-hàm. Ngài là Linh tuyệt diệu cung-ứng-tất-cả, bao-hàm-tất-cả, đang ở trong linh chúng ta. Khi nào chúng ta quay về linh để tiếp xúc với Ngài, chúng ta ở trong sự sáng, chúng ta ở trong sự sống, chúng ta ở trong quyền năng, chúng ta ở trên các tầng trời, chúng ta với Đức Chúa Trời Tam Nhất và Đức Chúa Trời Tam Nhất với chúng ta. Thật là kỳ diệu! Đây không phải là lời giảng dạy suông, mà là lời làm chứng chân thật về những gì tôi luôn vui hưởng và kinh nghiệm. Hãy học nhắm đúng mục tiêu gia tể của Đức Chúa Trời và đừng bao giờ lạc hướng. Luôn luôn giữ lấy trọng tâm này để tương giao với Ngài, nhìn xem Ngài, chiêm ngưỡng Ngài và phản chiếu Ngài hằng ngày bằng cách chối bỏ hồn và vận dụng linh.
CHƯƠNG MƯỜI HAI
LOÀI NGƯỜI VÀ HAI LOẠI CÂY
Chương trình đời đời của Đức Chúa Trời, tức là gia tể của Ngài, được mặc khải cho chúng ta qua sáu mươi sáu sách của Kinh-thánh. Ngay phần đầu Kinh-thánh, chúng ta thấy Đức Chúa Trời tạo dựng loài người như là trung tâm của cả cõi sáng tạo nhằm mục đích bày tỏ chính Ngài. Trong gia tể của Ngài, Đức Chúa Trời đã định rằng loài người bày tỏ chính Ngài như là trung tâm của toàn thể vũ trụ.
LOÀI NGƯỜI TRUNG LẬP GIỮA HAI LOẠI CÂY
Trong Lời Đức Chúa Trời, ngay từ đầu, chúng ta thấy có hai cây: cây sự sống và cây kiến thức về điều thiện và ác (Sáng. 2). Để hiểu được chương trình của Đức Chúa Trời trong Kinh-thánh, chúng ta phải thật sáng tỏ về hai cây này và về những gì mà chúng tượng trưng. Sau khi Đức Chúa Trời sáng tạo loài người, Ngài đặt họ trước hai cây ấy. Trọn cả cuộc đời và bước đi của họ được minh họa bằng việc họ ăn uống hoặc cây này, hoặc cây kia. Đức Chúa Trời đã chỉ dạy con người một cách rất cẩn thận về việc họ ăn trái của hai cây này. Đứng trước hai cây, nếu hành động một cách đúng đắn, họ sẽ sống; bằng ngược lại, họ sẽ chết. Đây thật là một vấn đề sống chết. Sự việc họ sống và bước đi hoàn toàn tùy thuộc vào cách họ hành xử với hai cây này. Đức Chúa Trời chỉ dẫn con người một cách rõ ràng: nếu họ ăn cây thứ nhì, là cây kiến thức về điều thiện và điều ác, họ sẽ có sự chết, nếu họ ăn cây thứ nhất, họ sẽ có sự sống.
Hai cây này mang ý nghĩa gì? Dựa theo sự khải thị của toàn bộ Kinh-thánh, cây sự sống tượng trưng cho chính Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, là sự sống của chúng ta. Cây sự sống là biểu tượng của sự sống Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Cựu Ước và Tân Ước nhiều lần mô tả Chúa Giê-su là “cây”, hoặc là “nhánh cây”. Chúa có danh hiệu đặc biệt là “Nhánh cây” trong Ê-sai, Giê-rê-mi và Xa-cha-ri. Kinh-thánh cũng dùng nhiều loại cây để nói lên ý nghĩa Đấng Christ là phần thuộc riêng chúng ta và là niềm vui thỏa của chúng ta. Chẳng hạn như trong chương hai của sách Nhã-ca, Chúa Giê-su được ví sánh với một cây táo: “Lương nhơn tôi ở giữa đám con trai. Như cây táo giữa những cây rừng. Tôi vui lòng ngồi dưới bóng người”. Ngài là bóng mát và chúng ta có thể ngồi dưới bóng mát ấy, dưới sự bao bọc và che phủ của Ngài và thưởng thức sự phong phú của Ngài, là trái của cây ấy. Một nơi khác ví sánh Đấng Christ như một loại cây là Giăng chương 15: “Ta là cây nho, các ngươi là nhánh...”
Cây thứ nhì, là cây kiến thức về điều thiện và điều ác, mang ý nghĩa gì? Cây này không tiêu biểu cho điều gì khác hơn là Sa-tan, tức là nguồn của sự chết. Cây thứ nhất là nguồn sự sống và cây thứ nhì là nguồn sự chết. Trong cả vũ trụ chỉ có Đức Chúa Trời là nguồn sự sống và chỉ có Sa-tan là nguồn sự chết. Thi-thiên 36:9 cho thấy Đức Chúa Trời là nguồn sự sống: “Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa” và một câu Kinh-thánh khác cho thấy Sa-tan là nguồn sự chết, đó là Hê-bơ-rơ 2:14: “kẻ cầm quyền sự chết”. Quyền lực sự chết ở trong tay Sa-tan. Như thế, ngay từ buổi ban đầu, hai cây này tượng trưng cho hai nguồn: nguồn sự sống và nguồn sự chết.
Từ ban đầu đã có ba nhóm: Đức Chúa Trời, con người và Sa-tan. Loài người được Đức Chúa Trời tạo nên trong tình trạng vô tội, trung lập với sự sống và sự chết. Bởi vì họ có thể chọn sự sống hay sự chết, nên loài người ở vị trí trung lập. Đức Chúa Trời đứng trên nền tảng sự sống và Sa-tan trên nền tảng sự chết. Loài người được dựng nên có tính cách trung lập với Đức Chúa Trời và Sa-tan. Ý định của Đức Chúa Trời là con người vô tội và trung lập này sẽ nhận lấy Đức Chúa Trời vào trong chính mình để Đức Chúa Trời và con người, con người và Đức Chúa Trời sẽ được hòa lẫn, kết hợp làm một với nhau. Loài người sẽ chứa đựng Đức Chúa Trời là sự sống của họ và bày tỏ Ngài là mọi sự của mình. Khi ấy, loài người vốn được tạo dựng như trung tâm của vũ trụ, sẽ hoàn tất mục đích là bày tỏ Đức Chúa Trời một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, loài người có thể bị cám dỗ để nhận lấy cây thứ nhì, là nguồn sự chết. Và kết quả là họ sẽ hòa lẫn với cây này. Nguyện chúng ta được mở mắt để thấy vấn đề của cả vũ trụ này, tức là một vấn đề không phải thuộc về đạo đức hay làm lành nhưng là vấn đề nhận lấy Đức Chúa Trời là sự sống, hoặc nhận lấy Sa-tan là sự chết. Chúng ta cần được giải cứu khỏi những hiểu biết về đạo đức và luân lý. Đây không phải là vấn đề điều thiện hay điều ác mà là nhận lấy Đức Chúa Trời, là sự sống hay nhận lấy Sa-tan, là sự chết. Điều quan trọng là chúng ta phải thấy rõ ba nhóm này! Đức Chúa Trời đứng về một phía. Ngài là nguồn sự sống, được tượng trưng bằng cây sự sống; Sa-tan đứng phía kia, là nguồn sự chết, được tượng trưng bằng cây kiến thức và A-đam đứng ở giữa, trung lập, với hai bàn tay đưa ra sẵn sàng đón nhận. A-đam có thể tiếp nhận Đức Chúa Trời bên tay mặt hay Sa-tan bên tay trái.
LOÀI NGƯỜI HƯ HOẠI BỞI CÂY SỰ CHẾT
Nhưng, như chúng ta đã biết, A-đam đã bị cám dỗ và nhận lấy nguồn thứ hai, là cây kiến thức vào trong mình. Đây không phải chỉ là vấn đề làm điều sai quấy. Không! Điều này nghiêm trọng hơn việc vi phạm luật pháp và quy định của Đức Chúa Trời rất nhiều. Ý nghĩa của việc A-đam ăn trái của cây kiến thức là ông đã nhận Sa-tan vào trong mình. Ông không ăn một cành cây mà ăn trái cây. Trái chứa đựng năng lực sinh sản sự sống. Chẳng hạn như khi trái đào được đem chôn xuống đất, chẳng bao lâu một cây đào nhỏ khác sẽ mọc lên. A-đam là “đất”. Khi ông ăn trái của cây kiến thức, ông đã tiếp nhận Sa-tan, là kẻ sau đó sẽ tăng trưởng trong ông. Ôi, đây không phải là chuyện tầm thường! Không bao nhiêu Cơ-đốc-nhân biết được sự sa ngã của A-đam đến mức như vậy. Trái của Sa-tan đã gieo vào trong A-đam như một hạt giống gieo xuống đất; vì thế, Sa-tan lớn dần trong A-đam và trở nên một phần của ông.
Bây giờ chúng ta cần tìm xem A-đam đã tiếp nhận Sa-tan vào trong phần nào của mình. Không những Sa-tan đã vào trong A-đam khi ông sa ngã trong vườn Ê-đen nhưng hắn vẫn còn tồn tại trong dòng dõi loài người. Hắn ở nơi nào trong loài người? Như đã thấy trong những chương này, chúng ta là một bản thể gồm ba phần: linh, hồn và thân. Hãy xem hình ảnh minh họa này. Khi A-đam ăn trái của cây kiến thức, trái của cây ấy đã vào phần nào của con người ông? Dĩ nhiên nó đi vào thân thể ông vì ông đã ăn trái cây ấy. Mặc dầu điều này hợp lý, chúng ta cần có nền tảng Kinh-thánh để khẳng định là một điều gì đó của Sa-tan đã vào trong thân thể chúng ta. Xin đọc Rô-ma 7:23: “Nhưng tôi thấy có một luật khác chiến đấu với luật trong tâm trí tôi”. Chữ “một luật nữa” trong bản King James không phải là cách dịch đúng. Nên dịch là “một luật khác”. Nghĩa là một luật thuộc loại khác. Anh em có thể có ba luật thuộccùng một loại. Chẳng hạn như luật thứ nhất và hai luật “nữa”. Nhưng tiếng Hy-lạp ở đây có nghĩa là một luật thuộc loại tương phản. “Nhưng tôi thấy trong chi thể tôi (các chi thể là những bộ phận của thân thể) có một luật khác chiến đấu với luật trong tâm trí tôi, bắt tôi làm tù nhân cho luật của tội vẫn ở trong chi thể tôi”, nghĩa là trong những bộ phận của thân thể tôi.
Luật của tội là gì? Phao-lô nói: “... không phải tôi làm điều đó nữa, mà là tội ở trong tôi” (Rô-ma 7:20) và “... nhưng không phải là tôi sống nữa, mà là Đấng Christ sống trong tôi” (Gal. 2:20). Ở đây chúng ta thấy có sự tương phản giữa “không phải tôi nữa, mà là tội” và “không phải là tôi, mà là Đấng Christ”. Đấng Christ là hiện thân của Đức Chúa Trời và tội là hiện thân của Sa-tan. Chữ “tội” trong Rô-ma chương 7 cần phải viết hoa vì nó được nhân cách hóa. Nó giống như một con người vì Tội có thể ở trong chúng ta và ép buộc chúng ta làm những điều nghịch lại với ý chí của mình (Rô-ma 7:17, 20). Nó còn mạnh hơn cả chúng ta. Rô-ma 6:14 chép: “Vì tội lỗi không chủ trị anh em được đâu”. Tốt hơn nên dịch như sau: “Vì Tội không có quyền làm chủ anh em” hoặc “Vì Tội không làm chúa của anh em được”. Tội có thể cai trị chúng ta; thế thì Tội phải là kẻ gian ác, là Sa-tan. Qua sự sa ngã, Sa-tan vào trong chúng ta như Tội và đang cai trị, làm hư hoại, bại hoại và làm chủ con người. Nhưng ở trong phần nào? Sa-tan ở trong các chi thể của thân thể con người.
Đầu tiên thân thể con người được Đức Chúa Trời tạo dựng rất tốt lành nhưng bây giờ đã trở nên xác thịt. Thân thể trong sạch vì đã được tạo dựng rất tốt lành nhưng khi bị Sa-tan làm hư hoại, thân thể trở nên xác thịt. Phao-lô nói: “... trong tôi, tức là trong xác thịt tôi, chẳng có điều gì tốt” (Rô-ma 7:18). Bởi sự sa ngã, Sa-tan đến cư ngụ trong thân thể chúng ta, làm cho thân thể chúng ta trở nên xác thịt tức là một thân thể bị hư hoại và tàn phá.
Sách Rô-ma dùng hai từ ngữ “thân thể của tội” (6:6) và “thân thể của sự chết” (7:24). Thân thể được gọi là “thân thể của tội” vì Tội ở trong thân thể. Thân thể trở nên nơi ở của Tội, mà Tội là hiện thân của Sa-tan. Vậy, còn “thân thể của sự chết” là gì? Nguồn và quyền lực của sự chết là Sa-tan. Tội là hiện thân của Sa-tan và sự chết là hậu quả hay hiệu quả của Sa-tan. Thân thể hư hoại, biến chất được gọi là “thân thể của tội” và “thân thể của sự chết” vì thân thể này trở thành nơi ở của Sa-tan. Cả tội và sự chết đều liên hệ đến Sa-tan. “Thân thể của tội” nghĩa là thân thể đầy tội lỗi, hư hoại và nô lệ cho Tội; “thân thể của sự chết” nghĩa là thân thể yếu đuối và đầy sự chết. Thân thể là một điều gì thuộc Sa-tan, ma quỉ, bởi vì Sa-tan ở trong thân thể này. Mọi dục vọng đều ở trong thân thể hư hoại này, là xác thịt. Lời Chúa bày tỏ rằng dục vọng là “tư dục của xác thịt” (Gal. 5:16). Xác thịt là thân thể hư hoại đầy dục vọng, là nơi ở của Sa-tan. Bây giờ anh em thấy sự sa ngã của loài người không chỉ là vấn đề loài người đã phạm một điều gì đó chống lại Đức Chúa Trời nhưng là loài người đã tiếp nhận Sa-tan vào trong thân thể mình. Từ khi loài người sa ngã, Sa-tan ngự trong họ. Điều này xảy ra khi loài người ăn cây thứ hai.
Qua cây thứ hai Sa-tan và loài người đã trở nên một nên Sa-tan nên không còn ở bên ngoài loài người nữa, nhưng ở bên trong họ. Vua chốn không trung, chính là Sa-tan đang hành động trong loài người bất phục (Ê-phê-sô 2:2). Sa-tan vui mừng khoe khoang hắn đã thành công trong việc chiếm hữu loài người. Trong khi ấy Đức Chúa Trời vẫn ở bên ngoài loài người. Dường như Ngài nói rằng: “Ta cũng sẽ nhập thể. Nếu Sa-tan đã hành động để đem chính hắn vào trong con người, thì ta cũng sẽ vào bên trong con người và chính ta sẽ mặc lấy con người”. Anh em có thấy tình trạng phức tạp này không? Qua sự nhập thể, Đức Chúa Trời mặc lấy con người mà Sa-tan đã ở trong đó. Khi Đức Chúa Trời nhập thể như một con người, loại con người mà Ngài mặc lấy là con người đã bị bại hoại bởi Sa-tan. Vào thời điểm Chúa nhập thể, loài người không còn tinh khiết nữa nhưng đã bị hư hỏng, bại hoại bởi Sa-tan. Chúng ta hãy đọc Rô-ma 8:3: “Đức Chúa Trời đã sai chính Con Ngài trong hình dạng giống như xác thịt của tội”. Không phải là “xác thịt đầy tội lỗi” như được dịch trong bản King James, mà là “xác thịt của tội”. Khi Chúa Giê-su nhập thể, Ngài đã “ở trong hình dạng của xác thịt của tội”. Không có tội trong Ngài, mà chỉ có “hình dạng của xác thịt của tội”. Tội ở trong con người bại hoại nhưng không có tội ở trong Chúa Giê-su; chỉ có hình dạng của xác thịt của tội mà thôi. Cựu Ước minh họa điều này trong biểu tượng con rắn bằng đồng bị treo trên cây sào. Con rắn làm bằng đồng ấy tượng trưng cho Đấng Christ (Giăng 3:14). Khi Đấng Christ ở trên thập tự giá, Ngài là một con người theo “hình dạng” của con rắn. Con rắn là Sa-tan, là ma quỉ, kẻ thù của Đức Chúa Trời nhưng khi Đấng Christ nhập thể làm người, Ngài có cả hình dạng của xác thịt tội lỗi, tức là giống như hình dạng của Sa-tan. Bất cứ ai cũng thấy điều này hơi khó hiểu. Đây là một điều khá phức tạp. Tôi xin tóm tắt lại. Loài người được tạo dựng tinh khiết nhưng một ngày kia Sa-tan vào trong loài người để chiếm hữu họ. Sa-tan mừng rỡ nghĩ rằng hắn đã thành công trong việc chiếm hữu con người. Sau đó, Đức Chúa Trời mặc lấy con người vốn đã có Sa-tan bên trong.
LOÀI NGƯỜI ĐƯỢC GIẢI THOÁT KHỎI CÂY SỰ CHẾT
Sau khi Đức Chúa Trời đã trở nên một người và mặc lấy con người vốn đã có Sa-tan bên trong lên chính mình Ngài, Ngài đem con người ấy lên thập tự giá. Sa-tan tưởng hắn đã thành công nhưng hắn chỉ làm cho Chúa tiêu trừ hắn một cách dễ dàng. Chẳng hạn như khi một con chuột chạy tự do trong nhà, chủ nhà không dễ gì bắt được nó. Nhưng khi ông đặt bẫy với một miếng mồi, con chuột sẽ bị dụ dỗ chụp miếng mồi ấy. Thoạt tiên con chuột nghĩ rằng nó đã thành công khi chụp được mồi. Nhưng khi nó nhận ra mình bị mắc bẫy thì đã trễ rồi. Thế là vì nó đã mắc bẫy, chủ nhà đến và giết nó một cách dễ dàng. Tương tự như vậy, A-đam trở thành cái bẫy để bắt Sa-tan. Sa-tan là con chuột “phá phách”, chạy lung tung khắp vũ trụ. Khi đến chiếm hữu loài người, hắn nghĩ rằng hắn rất thành công nhưng không biết mình đã rơi vào một cái bẫy. Sa-tan nghĩ rằng con người là nơi ở của hắn mà không biết rằng con người là một cái bẫy. Hắn tưởng con người là thức ăn của hắn mà không ngờ đó chỉ là một miếng mồi. Khi chiếm lấy con người hắn đã bị bắt và bị giam giữ trong con người. Kết cuộc là Chúa đã đến, mặc lấy con người lên chính Ngài để đem con người lên thập tự giá, để “nhờ sự chết mà Ngài có thể diệt trừ kẻ cầm quyền sự chết” (Hêb. 2:14). Con người là một cái bẫy và ma quỉ đã bị mắc bẫy trong con người. Qua sự nhập thể, Đức Chúa Trời đã mặc lấy con người hư hoại trên chính Ngài và đem con người này đến chỗ bị hủy diệt trên thập tự giá. Đồng thời, Sa-tan trong con người sa ngã này cũng bị hủy diệt. Như vậy, bởi sự chết của Ngài trên thập tự giá, Đấng Christ đã hủy diệt ma quỉ. Đây là lý do tại sao Sa-tan sợ thập tự giá, và đây là lý do tại sao Chúa dạy chúng ta phải vác thập tự giá. Thập tự giá là vũ khí duy nhất để chúng ta đắc thắng Sa-tan.
Sa-tan ở đâu? Sa-tan ở trong tôi, trong xác thịt tôi. Nhưng bây giờ xác thịt tôi ở đâu? Xin xem Ga-la-ti 5:24: “... đã đóng đinh xác thịt với tà tình, tư dục của nó trên thập tự giá rồi”. Xác thịt của tôi, với Sa-tan bên trong, đã ở trên thập tự giá. Như vậy, Sa-tan đã bị giết chết trên thập tự giá. Ngợi khen Chúa! Nhưng đây đã là kết cuộc chưa? Thưa chưa, sau cái chết là việc chôn cất. Nhưng ngay cả mồ mả cũng chưa phải là hết! Sau khi chôn cất, là sự phục sinh. Dân Y-sơ-ra-ên đi vào Biển Đỏcùng với Pha-ra-ôn và quân đội của ông ta nhưng dân Y-sơ-ra-ên đã sống lại từ trong nước sự chết mà không còn có Pha-ra-ôn với quân đội của ông ta nữa. Ông ta và quân đội của ông đã bị chôn dưới nước-sự-chết. Đấng Christ đem con ngườicùng với Sa-tan vào trong sự chết và mồ mả rồi đưa con người ra khỏi sự chết và mồ mả mà không có Sa-tan ra theo. Ngài đã bỏ lại Sa-tan chôn sâu trong mồ mả. Bây giờ con người phục sinh này hiệp một với Đấng Christ.
CON NGƯỜI PHỤC SINH BỞI CÂY SỰ SỐNG
Tôi xin hỏi anh em, anh em được tái sinh khi nào? Vào năm 1958? Như vậy là quá trễ. Anh em được tái sinh khi Đấng Christ phục sinh (1 Phi. 1:3). Là những người tin Ngài, khi Đấng Christ phục sinh, chúng ta cũng được phục sinh. Điều này được chứng minh trong Ê-phê-sô 2:5, 6: “Ngài đã làm cho chúng ta đồng sống động với Đấng Christ... và khiến cho chúng ta cùng sống lại với Ngài”. Vào lúc Đấng Christ phục sinh, chúng ta cũng được phục sinh với Ngài. Ôi, chúng ta phải ghi nhớ điều này! Con người bị hư hoại khi Sa-tan vào trong người. Nhưng bởi sự nhập thể của Ngài, Đức Chúa Trời đã đặt con người với Sa-tan bên trong lên chính mình Ngài, đem con người lên thập tự giá, hủy diệt con người với cả Sa-tan trên thập tự giá và chôn con người trong mồ mả. Rồi Ngài đem con người vào sự phục sinh. Qua sự phục sinh, con người và Đức Chúa Trời trở nên một. Bởi sự nhập thể, Đức Chúa Trời vào trong con người, và bởi sự phục sinh, con người và Đức Chúa Trời trở nên một. Bây giờ, Đức Chúa Trời ở trong linh con người.
Chúng ta phải vui mừng nhưng cũng đừng quá vui mừng. Vì sao? Bởi vì chúng ta phải vác thập tự giá hằng ngày. Bất cứ khi nào xác thịt chúng ta xa rời thập tự giá, chúng ta sẽ thấy Sa-tan sống động trở lại. Chúng ta phải nói “Ha-lê-lu-gia” vì Chúa Giê-su ở trong linh mình nhưng chúng ta cũng phải cảnh giác vì mình vẫn còn ở trong xác thịt. Khi xác thịt lìa khỏi thập tự giá, ma quỉ sẽ sống động trở lại. Đây là lý do vì sao chúng ta phải luôn luôn sống trong linh và áp dụng thập tự giá cho xác thịt. Mặc dầu Sa-tan vào trong con người qua sự sa ngã nhưng hắn đã bị Chúa xử lý. Bây giờ bởi sự phục sinh, Chúa đang ở trong chúng ta. Từ nay về sau, trách nhiệm và công việc của chúng ta là không cố gắng làm bất cứ việc lành nào cả. Việc lành chỉ lừa dối và làm mù lòa chúng ta. Chúng ta chỉ nên đơn giản bước theo Chúa trong linh và áp dụng thập tự giá để xử lý xác thịt. Như vậy Sa-tan tự khắc sẽ bị tiêu trừ. Anh em hãy tập thực hành lẽ thật gồm hai phương diện này. Bước theo Chúa trong linh và làm xác thịt lẫn Sa-tan chết trên thập tự giá.
Vậy, kết quả sau cùng sẽ như thế nào? Đơn giản là như vầy: về một mặt sẽ có Giê-ru-sa-lem Mới và về mặt khác là Hồ Lửa. Giê-ru-sa-lem Mới là Đức Chúa Trời Tam Nhất hòa lẫn với những người được phục sinh và Hồ Lửa là sự hủy diệt sau cùng dành cho Sa-tan. Hồ Lửa là nơi dành cho Sa-tan. Tất cả những gì không liên quan đến Đức Chúa Trời Tam Nhất và con người phục sinh sẽ bị ném vào Hồ Lửa cùng với Sa-tan. Rồi chỉ sẽ có một cây, tức là cây sự sống, ở trong Giê-ru-sa-lem Mới. Cây kia sẽ ở trong Hồ Lửa. Đây là phần chung kết của toàn bộ Kinh-thánh. Kinh-thánh bắt đầu với ba nhóm nhưng sự hoàn thành sau cùng là Giê-ru-sa-lem Mới với cây đầu tiên ở tại trung tâm của thành phố ấy và con người phục sinh là sự biểu lộ của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Cây thứ hai sẽ bị ném vào Hồ Lửa. Tất cả mọi sự và mọi người liên quan đến cây thứ hai sẽ chịu chung một số phận với Sa-tan trong Hồ Lửa.
Tóm lại, đối với chúng ta ngày nay, bức tranh này nói lên rằng đời sống Cơ-đốc-nhân bình thường không có nghĩa là một đời sống làm các việc lành. Đời sống Cơ-đốc-nhân bình thường chỉ là tiếp nhận Đấng Christ, sống bởi Đấng Christ và luôn luôn làm chết xác thịt với Sa-tan. Đây là sự bước theo Đấng Christ trong linh và làm cho chết xác thịt của chúng ta. Rồi sẽ đến một ngày Đức Chúa Trời Tam Nhất với con người phục sinh sẽ cùng là một sự biểu lộ duy nhất, đó là Giê-ru-sa-lem Mới với cây sự sống là trung tâm.