"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870306
Đang truy cập:245

Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp 9, 10

voltaren

voltaren online

buy prozac

buy prozac online

cialis generico in farmacia

tadalafil mylan click

 CHƯƠNG CHÍN

BẢN CHẤT CỦA GIA-CỐP VÀ KỶ LUẬT ÔNG NHẬN LÃNH

Kinh-thánh: Sáng 25:19-34; 27-30

Tất cả những người đọc Lời Đức Chúa Trời cách cẩn thận không thể không nhìn thấy một sự khác biệt lớn lao giữa tiểu sử của Y-sác và tiểu sử của Gia-cốp. Tiểu sử của Y-sác thì bình an và không có nhiều sự kiện, trong khi tiểu sử của Gia-cốp đầy dẫy thử thách và hoạn nạn. Con đường của Y-sác bằng phẳng, trong khi con đường của Gia-cốp thì gập ghềnh. Mọi sự xảy ra trong cuộc đời của Y-sác đều đem lại lợi ích cho ông. Thậm chí khi gặp sự chống đối, ông cũng đắc thắng cách dễ dàng. Nhưng hầu hết những kinh nghiệm của Gia-cốp đều đầy đau thương.

Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Vì vậy, chúng ta không thể tách rời tiểu sử của họ ra được. Nói về mặt thuộc linh, tiểu sử của ba người này bày tỏ ba phương diện trong kinh nghiệm của một người. Đức Chúa Trời hành động trên con người từ ba góc độ này. Đừng nghĩ rằng một vài người hoàn toàn giống Gia-cốp và những người khác hoàn toàn giống Y-sác. Tạ ơn Chúa chúng ta là Y-sác, và đồng thời chúng ta cũng là Gia-cốp. Một mặt, chúng ta vui hưởng mọi sự trong Chúa. Mọi sự đều bình an, phong phú, đắc thắng, và chúng ta có thể cảm tạ và ca ngợi Ngài liên tục. Mặt khác, Thánh Linh liên tục hành động trong chúng ta và kỷ luật chúng ta, vì sự có mặt của sự sống thiên nhiên chúng ta. Lời Đức Chúa Trời phán: “Vì có con nào mà cha không sửa trị chăng?” (Hê 12:7). Cha chúng ta tiếp nhận chúng ta cũng như kỷ luật chúng ta như những người con. Y-sác bày tỏ rằng chúng ta được ân điển của Đức Chúa Trời tiếp nhận như các con, trong khi Gia-cốp bày tỏ rằng chúng ta được Ngài kỷ luật như các con. Một mặt, Đức Chúa Trời bày tỏ đời sống của chúng ta giống như Y-sác, trọn vẹn, êm ả, và mọi sự trong Chúa trở thành của chúng ta. Mọi sự Áp-ra-ham có đều thuộc về Y-sác. Mọi sự Cha chúng ta có đều là của chúng ta. Mặt khác, Ngài dẫn dắt chúng ta đến chỗ dự phần sự thánh khiết của Ngài để Đấng Christ có thể thành hình trong chúng ta và Thánh Linh có thể kết quả qua chúng ta.

Khi đọc tiểu sử Gia-cốp, chúng ta có thái độ bàng quan xét đoán Gia-cốp là không xứng đáng được Đức Chúa Trời dùng và đáng bị kết án, đặc biệt là nếu chúng ta chưa bao giờ được Chúa xử lý và không biết xác thịt mình. Chúng ta thấy tiểu sử Áp-ra-ham thật thú vị, nhưng lại thấy tiểu sử Gia-cốp không thích đáng. Tuy nhiên, nếu chúng ta được Đức Chúa Trời soi sáng, nhận biết sự sống thiên nhiên là gì và năng lực của xác thịt là gì, chúng ta sẽ tự phát thấy khía cạnh Gia-cốp ở trong mình. Chúng ta sẽ nhận thức không phải chỉ có một khía cạnh của Gia-cốp ở trong mình. Khi đọc tiểu sử Gia-cốp vào lúc tuổi già của ông, chúng ta thấy mười bảy năm ở tại Ai-cập là những năm phong phú nhất của ông. Khi đọc về lời nói, việc làm, thái độ và hành động của ông, chúng ta không thể không cúi đầu và nói: “Ô, Đức Chúa Trời, ân điển của Ngài có thể làm cho một người như Gia-cốp đạt đến một tình trạng như vậy!” Khi đọc đến cuối tiểu sử của Gia-cốp, chúng ta không thể không kêu lên trong nước mắt: “Ô, Đức Chúa Trời, ân điển của Ngài thật đã biến đổi một con người vô vọng thành ra một chiếc bình hữu dụng!”

Chúng ta hãy xem xét cách Đức Chúa Trời hoàn thành công tác Ngài trong Gia-cốp — thế nào Ngài kỷ luật ông, xử lý sự sống thiên nhiên của ông, làm cho ông thành ra yếu đuối, thế nào Đức Chúa Trời làm cho Đấng Christ thành hình trong ông qua sự cấu tạo của Thánh Linh và thế nào ông đã kết trái của Thánh Linh.

Kỷ luật của Thánh Linh là gì và cấu tạo của Thánh Linh là gì? Kỷ luật và cấu tạo của Thánh Linh là một công tác, chứ không phải là hai công tác riêng biệt. Chúng ta được cấu thành bởi kỷ luật của Thánh Linh. Chúng ta được nắn đúc bởi công tác đẽo gọt của Thánh Linh. Khi sự sống thiên nhiên của chúng ta được xử lý, bản chất của Đấng Christ được cấu thành trong chúng ta. Trong khi Gia-cốp được Đức Chúa Trời xử lý, ông bắt đầu kết trái bình an. Ở giữa những kỷ luật, trái bình an mới đậu được. Trái bình an không đến sau công tác kỷ luật. Trong khi Đức Chúa Trời đang đụng đến sự sống thiên nhiên của ông, trái bình an nẩy sinh. Đó là nguyên tắc mà bởi đó Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài qua Gia-cốp. Một mặt, chúng ta phải quan sát cách Đức Chúa Trời đẽo gọt ông và làm cho ông trở nên yếu đuối. Mặt khác, chúng ta phải quan sát cách Đức Chúa Trời hành động để đem bản chất của Đấng Christ vào trong ông bởi Thánh Linh. Công tác này làm cho bản chất Đấng Christ trở nên bản chất của ông.

Lịch sử về sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời trong cuộc đời Gia-cốp có thể được chia làm bốn phần. Phần đầu mô tả bản chất của Gia-cốp (Sáng 25—27). Bắt đầu là sự ra đời của ông và kéo dài cho đến khi nhờ lừa gạt ông nhận được sự chúc phước của cha. Phần này cho chúng ta biết Gia-cốp thuộc loại người nào. Phần thứ hai mô tả kỷ luật mà Gia-cốp kinh nghiệm (Sáng 28—30). Phần này bắt đầu từ lúc ông lìa gia đình và kéo dài cho đến Pha-đan-a-ram. Trong giai đoạn này, ông chịu đựng thử thách và kỷ luật. Phần thứ ba mô tả việc lột bỏ sự sống thiên nhiên của Gia-cốp (Sáng 31—35). Giai đoạn này bắt đầu từ lúc ông lìa nhà cha vợ tại Pha-đan-a-ram, đi đến Phê-ni-ên, Si-chem và Bê-tên, cho tới khi ông đến Hếp-rôn. Trong giai đoạn này, sự sống thiên nhiên của Gia-cốp được Đức Chúa Trời đụng đến. Phần thứ tư mô tả sự trưởng thành của Gia-cốp (Sáng 37—49), tức là giai đoạn tuổi già của ông. Giai đoạn này bắt đầu từ lúc Giô-sép bị bán cho đến lúc Gia-cốp chết.

BẢN CHẤT GIA-CỐP

Chúng ta hãy bắt đầu với giai đoạn đầu tiên của tiểu sử Gia-cốp. Bản chất của Gia-cốp như thế nào? Ông là loại người gì? Chúng ta có thể biết được bản chất của Gia-cốp qua Sáng-thế Ký chương 25 đến 27.

Vật Lộn Trong Lòng Mẹ

Gia-cốp đã ra đời như thế nào? “Và hai đứa trẻ vật lộn nhau trong nàng” (Sáng 25:22). Đó là Gia-cốp. Đó là bản chất của ông. Lời Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy Gia-cốp hoàn toàn khác với Y-sác. Y-sác là một con người bình thường. Đối với ông, mọi sự đến theo lối vui hưởng, ông thừa hưởng mọi sự. Nhưng Gia-cốp là một con người gian ác và xảo quyệt. Ông tính toán và khéo léo. Ông có thể làm và muốn làm bất cứ điều gì. Ông có cả tài trí lẫn khả năng. Đó là Gia-cốp. Nhưng Đức Chúa Trời có thể làm cho Gia-cốp trở nên một chiếc bình của Ngài để hoàn thành mục tiêu của Ngài. Y-sác bày tỏ thế nào một người vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời, trong khi Gia-cốp bày tỏ thế nào một người chịu đựng công tác đẽo gọt của Ngài.

Lời Đức Chúa Trời bày tỏ rằng Gia-cốp không những sai lầm trong những gì ông làm, mà ông sai lầm trong chính loại người của mình. Không những ông sỉ nhục danh Đức Chúa Trời trong những gì ông làm, nhưng là một con người như vậy ông đã đem sự sỉ nhục đến cho danh Đức Chúa Trời. Ông là một nan đề ngay từ khi còn trong lòng mẹ. Ông trở nên một nan đề trước khi mắt ông nhìn thấy tia sáng ban mai đầu tiên. Sự gian ác của ông bắt đầu từ trong lòng mẹ. Rê-be-ca cầu nguyện và hỏi Đức Chúa Trời điều gì đang xảy ra trong bụng mình. Đức Chúa Trời phán với bà: “Hai nước hiện ở trong bụng ngươi, và hai thứ dân sẽ do lòng ngươi mà ra; dân này mạnh hơn dân kia và đứa lớn phải phục đứa nhỏ” (c. 23). Khi Rê-be-ca sinh nở, bà thật đã sinh đôi. Đứa thứ nhất sinh ra là Ê-sau, và em trai nó theo sau, nắm gót anh mình. Vì vậy, nó tên là Gia-cốp, có nghĩa là người chiếm chỗ. Gia-cốp không muốn Ê-sau làm lớn, ông ước phải chi Ê-sau chờ một chút. Vì vậy, ông nắm gót Ê-sau. Từ ban đầu, Gia-cốp là loại người đó.

Theo mắt loài người, Ê-sau là một người chân thật. Gia-cốp chiếm chỗ anh mình theo cách đó thật là quá quắt. Một con người như vậy thì dùng vào việc gì được? Đó là Gia-cốp nhìn từ quan điểm thiên nhiên. Tuy nhiên, theo Rô-ma chương 9, chúng ta thấy kết quả thật sự giữa Ê-sau và Gia-cốp là sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán: “Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau” (c. 13). Đức Chúa Trời đã chọn lựa Gia-cốp làm chiếc bình của Ngài.

Vì vậy, chúng ta phải học tập tin cậy sự lựa chọn của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải học tập tin rằng Đức Chúa Trời có thể đem chúng ta đến sự trọn vẹn. Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng với bất cứ điều gì. Ngài là An-pha và Ngài là Ô-mê-ga. Ngài là đầu tiên và cuối cùng. Vì Ngài đã chọn lựa và khởi xướng, Ngài không hoàn thành công tác của Ngài sao? Nếu Đức Chúa Trời đã chọn lựa chúng ta, chúng ta phải học tập tin cậy Ngài và phó thác chính mình vào tay Ngài. Theo thời điểm tốt lành của Đức Chúa Trời, Ngài sẽ đem chúng ta đến sự trọn vẹn. Đó là trường hợp của Gia-cốp. Đức Chúa Trời chọn lựa một con người như Gia-cốp.

Nhiều anh chị em đã nói: “Tôi là một người rất khó bị xử lý!” Những người nói như vậy cần Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Có thể chúng ta khó bị xử lý, nhưng nếu Đức Chúa Trời có thể xử lý Gia-cốp, thì Ngài có thể xử lý chúng ta. Hơn nữa, chúng ta cần phải nhận thức rằng Gia-cốp không tìm kiếm Đức Chúa Trời, trái lại, Đức Chúa Trời tìm kiếm Gia-cốp. Trong khi Gia-cốp còn trong lòng mẹ, Đức Chúa Trời đã lựa chọn ông. Vì vậy, nếu biết sự lựa chọn của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể đặt chính mình vào trong lòng Ngài; chúng ta có thể gieo mình nơi Ngài và tin cậy rằng Ngài sẽ đem chúng ta đến chỗ chúng ta sẽ làm hài lòng Ngài.

Đổi Quyền Trưởng Nam Lấy Bát Canh Đậu

Một ngày kia sau khi đi săn ngoài đồng, Ê-sau trở về mệt lả. Ông nói với Gia-cốp: “Em hãy cho anh ăn canh gì đo đỏ đó với”. Gia-cốp đáp: “Anh hãy bán quyền trưởng nam cho tôi đi”. Lúc ấy, Ê-sau rất mệt mỏi và trả lời cách bất cẩn rằng: “Anh gần chết, quyền trưởng nam để cho anh dùng làm chi?” Kết quả là Ê-sau đã bán quyền trưởng nam cho Gia-cốp (Sáng 25:29-34). Biến cố này bày tỏ bản chất xảo quyệt của Gia-cốp. Gia-cốp quí trọng quyền trưởng nam, điều đó chứng tỏ rằng ông quí trọng lời hứa của Đức Chúa Trời. Đó là điều tốt, nhưng giành lấy quyền trưởng nam bằng một sự lừa gạt như vậy thì không tốt. Điều này bày tỏ Gia-cốp dùng năng lực riêng để chiếm hữu những gì Đức Chúa Trời muốn ban cho ông.

Nhận Lấy Sự Chúc Phước Của Cha Bằng Cách Lừa Gạt

Gia-cốp âm mưu với mẹ để lừa cha. Cha ông bảo Ê-sau: “Hãy ra đồng săn thịt rừng cho cha, dọn một món ngon tùy theo sở thích của cha, rồi dâng lên cho cha ăn, để hồn cha chúc phước cho con trước khi cha chết” (27:3-4). Nhưng Gia-cốp, theo sự hướng dẫn của mẹ, lợi dụng sự làng mắt và yếu đuối của cha trong tuổi già. Ông mặc y phục của Ê-sau, quấn lấy da dê con, nấu thịt ngon và nhận phước lành, như vậy, ông đã lừa gạt cha mình (cc. 6-29). Một lần nữa, điều này cho thấy sự xảo quyệt và gian ác của tính nết Gia-cốp. Có thể vài người sẽ hỏi: “Nếu Ê-sau nhận được phước lành, thì đứa lớn sẽ không phục vụ đứa nhỏ. Như vậy sẽ không khiến cho lời hứa của Đức Chúa Trời gặp hiểm họa là sẽ không ứng nghiệm sao? Đức Chúa Trời hứa ban phước cho Gia-cốp. Khi làm như vậy, Gia-cốp đã hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời. Điều đó không phải là rất tốt sao?” Tuy nhiên, chúng ta phải nhận biết rằng lời hứa của Đức Chúa Trời không cần tay người ta làm hoàn thành. Ngai của Đức Chúa Trời sẽ bị rúng động và cần bàn tay người ta nâng đỡ mà làm cho vững chắc sao? Đó là tư tưởng loài người!

Gia-cốp là người chiếm chỗ trong lòng mẹ. Khi còn trẻ, ông lừa anh. Sau đó ông lừa cha bằng sự gian dối. Những sự việc này bộc lộ bản chất Gia-cốp. Ông rất lanh lợi và thủ đoạn! Đó là tính tình thiên nhiên của Gia-cốp. Đó là sự sống thiên nhiên của ông.

GIA-CỐP BỊ KỶ LUẬT

Đức Chúa Trời phải xử lý một người như Gia-cốp. Sau khi nhận được phước hạnh nhờ lừa gạt, ông không còn ở nhà được nữa. Ông biết rằng anh mình sẽ giết mình đi, và ông không thể làm gì khác hơn là chạy trốn. Ông chạy trốn như một người lánh nạn.

Xa Nhà

Ông lừa anh để được phước. Tuy nhiên, cuối cùng ông nhận được bàn tay kỷ luật của Đức Chúa Trời. Kết quả hành vi xác thịt của ông là kỷ luật. Đức Chúa Trời thi hành kỷ luật nhiều hơn trên những người lanh lợi, tài năng, khôn khéo, tháo vát. Tuy nhiên, chúng ta phải cảm tạ Chúa vì nhờ kỷ luật của Ngài, Gia-cốp đã nhận được ơn phước. Từ đó về sau, Đức Chúa Trời tiếp tục kỷ luật ông để ông được phước nhờ kỷ luật. Ông bị bắt buộc phải lìa nhà cha. Ông lìa cha mẹ và bắt đầu cuộc hành trình cô đơn đến Pha-đan-a-ram.

Đóng Trại Tại Bê-tên

Sáng-thế Ký 28:10-11 chép: “Gia-cốp từ Bê-e-sê-ba đi đến Cha-ran, tới một chỗ kia, mặt trời đã khuất, thì qua đêm tại đó. Người lấy các tảng đá ở nơi đó gối đầu, và nằm ngủ tại đó”. Ông cắm trại ở đồng vắng và lấy đá làm gối. Cuộc đời bị kỷ luật của ông bắt đầu. Các câu từ 12 đến 14 chép: “Và ông chiêm bao, thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó. Nầy, Chúa ngự trên đầu thang phán rằng: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, và là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đương nằm ngủ đây. Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông, tây, nam, bắc, và các gia tộc trên đất sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước”. Đó là những lời chúng ta đã đọc trong Sáng-thế Ký chương 12. Bây giờ Đức Chúa Trời ban cho Gia-cốp lời hứa mà Ngài đã ban cho Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời ban những lời hứa này cho Gia- cốp vào thời điểm nào? Ngài ban cho ông khi ông vẫn còn là kẻ chiếm chỗ và trước khi sự sống xác thịt và thiên nhiên của ông bị xử lý. Đức Chúa Trời có thể phán những lời này với ông vì Ngài có lòng tin chắc. Ngài biết rằng Gia-cốp không thể chạy khỏi bàn tay Ngài. Một ngày kia Đức Chúa Trời sẽ hoàn thành công tác làm cho ông trở thành một chiếc bình dành cho chương trình đời đời của Ngài. Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời đầy lòng tin; Ngài có thể đạt được mục tiêu của mình. Nếu một con người làm điều này, chắc chắn người ấy rất lo lắng. Gia-cốp là một người không đáng tin cậy. Điều gì sẽ xảy ra nếu ông vướng vào một vấn đề rắc rối nào đó? Nhưng Đức Chúa Trời quả quyết hoàn toàn. Ngài có thể nói như vầy: “Các gia tộc trên đất sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước”. Đức Chúa Trời đã quyết định. Hi vọng của chúng ta nằm nơi tính đáng tin cậy của Đức Chúa Trời, chứ không nằm ở tính đáng tin cậy của chúng ta. Sự hữu dụng của chúng ta tùy thuộc nơi ý muốn của Đức Chúa Trời, không nơi sức mạnh của ý chí chúng ta. Các anh chị em ơi, chúng ta phải học nhận biết Ngài là Đức Chúa Trời không bao giờ thất bại.

Tại Bê-tên, Gia-cốp nghe Đức Chúa Trời phán với mình trong một giấc chiêm bao. Đức Chúa Trời không quở trách ông. Ngài không nói: “Hãy nhìn lại chính mình. Mấy hôm nay ngươi đã làm gì ở nhà vậy?” Nếu là chúng ta, hẳn chúng ta đã quở trách Gia-cốp. Nhưng Đức Chúa Trời biết Gia-cốp. Ngài biết Gia-cốp là một người lanh lợi, thủ đoạn, chiếm chỗ. Ngài biết ông có năng lực hơn người và tánh khí mạnh mẽ hơn người. Đối với một người như vậy, quở trách và khuyên lơn sẽ không hiệu quả bao nhiêu. Đức Chúa Trời nắm lấy Gia-cốp trong tay Ngài. Nhờ hành động trong hoàn cảnh của Gia-cốp, Đức Chúa Trời đẽo gọt hết góc cạnh này đến góc cạnh kia. Ngài cắt bỏ một chút ở đây, một chút ở đó. Nếu không thể làm xong công việc Ngài trong một năm, Ngài sẽ làm trong hai năm. Nếu không thể hoàn tất trong vòng mười năm, Ngài sẽ hoàn tất trong hai mươi năm. Đức Chúa Trời luôn luôn hoàn thành công việc của Ngài. Hai mươi năm sau, khi Đức Chúa Trời đem Gia-cốp trở lại Bê-tên, ông đã thay đổi.

Lời hứa Đức Chúa Trời dành cho Gia-cốp thật vượt trổi lời hứa Ngài dành cho Áp-ra-ham, cũng vượt trổi lời hứa dành cho Y-sác. Gia-cốp nhận được một điều gì đó từ Chúa mà Áp-ra-ham và Y-sác không nhận được. Đức Chúa Trời tiếp tục nói với Gia-cốp: “Nầy, Ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, [Ta] sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về xứ này; vì Ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi Ta làm xong những điều Ta đã hứa cùng ngươi” (28:15). Ha-lê-lu-gia, ngợi khen Chúa! Lời hứa Đức Chúa Trời ban cho Gia-cốp là vô điều kiện. Ngài không nói: “Nếu người chọn Ta làm Đức Chúa Trời, Ta sẽ lập ngươi làm dân Ta. Nếu ngươi giữ các điều kiện và điều răn Ta, ngươi sẽ nhận được lời hứa của Ta”. Một lời hứa vô điều kiện có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn có cách đối xử với Gia-cốp cho dầu ông tốt hay xấu, thành thật hay gian dối. Đức Chúa Trời biết rằng một ngày kia Ngài sẽ hoàn thành “điều Ta đã phán cùng ngươi”. Đức Chúa Trời chúng ta là một Đức Chúa Trời không thể thất bại. Chúng ta không thể ngăn trở Ngài và chúng ta không thể làm cho Ngài phải dừng lại giữa chừng. Nếu Đức Chúa Trời đã chọn lựa chúng ta, Ngài chắc chắn sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài trong chúng ta

Sau đó: “Gia-cốp thức giấc, nói rằng: Thật Đức Giê-hô-va hiện có tại nơi đây mà tôi không biết. Người sợ hãi và nói: Chốn này đáng kinh khủng thay! Đây không gì khác hơn là nhà của Đức Chúa Trời, thật là cửa của trời” (cc. 16-17). Ông quên lời Đức Chúa Trời phán với mình. Ông không suy nghĩ về lời hứa của Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và Đức Chúa Trời của Y-sác. Ông chỉ trở nên sợ hãi vì đó là cửa của trời. Bê-tên thật là một nơi đáng sợ theo mắt con người thuộc xác thịt. Chúng ta biết Bê-tên là nhà của Đức Chúa Trời. Nhà của Đức Chúa Trời thật là một nơi đáng sợ cho những ai mà xác thịt chưa được xử lý. Trong nhà của Đức Chúa Trời có uy quyền và và có sự quản trị. Trong nhà của Đức Chúa Trời, có sự ban phát (gia tể), có vinh quang, sự thánh khiết và sự công chính của Đức Chúa Trời. Nếu xác thịt chưa được xử lý, nhà Đức Chúa Trời thật là một nơi đáng sợ.

“Gia-cốp dậy sớm, lấy tảng đá mình dùng gối đầu, dựng đứng lên làm cây trụ, đổ dầu lên trên chót trụ đó” (c. 18). Điều này có nghĩa là ông thánh hóa tảng đá. “Rồi ông đặt tên chốn này là Bê-tên, trước kia vốn tên là Lu-xơ” (c. 19). Sau đó, Gia-cốp thề: “Nếu Đức Chúa Trời ở cùng tôi, gìn giữ tôi trong lúc đi đường, cho bánh ăn, áo mặc, và nếu tôi trở về bình an đến nhà cha tôi, thì Đức Giê-hô-va sẽ là Đức Chúa Trời tôi: tảng đá đã dựng làm trụ đây sẽ là nhà Đức Chúa Trời: tôi sẽ nộp lại cho Ngài một phần mười mọi của cải mà Ngài sẽ cho tôi” (cc. 20-22). Đó là lời Gia-cốp đáp lại với Đức Chúa Trời. Đó là mức độ hiểu biết của Gia-cốp về Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời phán với ông: “Nầy, Ta ở cùng ngươi”, và Gia-cốp nói với Ngài: “Nếu Đức Chúa Trời ở cùng tôi”. Đức Chúa Trời phán: “Ngươi đi đâu, [Ta] sẽ theo gìn giữ đó”, và Gia-cốp nói: “Nếu Đức Chúa Trời... gìn giữ tôi trong lúc đi đường”. Đó là sự hiểu biết của Gia-cốp về Đức Chúa Trời.

Chúng ta hãy xem xét lời khẩn cầu của Gia-cốp. Lời khẩn cầu của ông bày tỏ điều ông theo đuổi. Ông nói: “Nếu Đức Chúa Trời... cho [tôi] bánh ăn, áo mặc...” Ông quan tâm đến những điều liên hệ đến cái ăn cái mặc. Ông không thấy chương trình của Đức Chúa Trời. Lời này cũng cho chúng ta thấy loại kỷ luật ông đã nhận lãnh từ cha mẹ ông. Ông là một đứa con hư trong gia đình. Ông lìa gia đình chỉ vì kỷ luật của Đức Chúa Trời. Đó là đêm đầu tiên trong đời ông cắm trại ngoài trời, và lấy đá gối đầu. Từ nay trở đi, ông không biết thức ăn và áo quần của mình đến từ đâu. Vì vậy, ông suy nghĩ đến thức ăn và y phục. Ông bị kỷ luật trong vấn đề thức ăn và y phục. Ông thấy rằng trong khi cố gắng giành lấy ơn phước bằng cách lừa gạt, rốt cuộc ông không có cơm ăn áo mặc, và ông mất nhà cha mình. Vì vậy, ông nói: “Nếu Đức Chúa Trời ở cùng tôi, gìn giữ tôi trong lúc đi đường, cho bánh ăn, áo mặc, và nếu tôi trở về bình an đến nhà cha tôi...” Ông hi vọng có cơm ăn, áo mặc và có thể trở về nhà cha. Nếu Đức Chúa Trời làm những điều này cho ông, ông sẽ làm những điều sau: “Tảng đá đã dựng làm trụ đây sẽ là nhà Đức Chúa Trời: và tôi sẽ nộp lại cho Ngài một phần mười mọi của cải mà Ngài sẽ cho tôi”. Đó là Gia-cốp. Đó là mức độ Gia-cốp hiểu biết Đức Chúa Trời lúc đầu. Bất cứ điều gì Đức Chúa Trời ban cho ông, ông sẽ cho lại Ngài một phần mười. Ý tưởng của ông có tính cách rất thương mại. Sự trò chuyện của ông với Chúa là một loại mặc cả. Nếu Đức Chúa Trời ở với ông, gìn giữ ông, ban cho ông thức ăn, áo mặc, và hướng dẫn ông an toàn trở về nhà cha ông trong sự bình an, ông sẽ thưởng cho Ngài một phần mười tài sản ông có được.

Đó là lần đầu tiên Gia-cốp gặp Đức Chúa Trời. Bê-tên là nơi Đức Chúa Trời nói chuyện với Gia-cốp lần đầu. Từ đó về sau, khi Đức Chúa Trời nói chuyện với Gia-cốp, Ngài luôn luôn nói: “Ta là Đức Chúa Trời của Bê-tên” (31:13). Mặc dầu Gia-cốp không biết rõ Đức Chúa Trời lúc ấy, Ngài đã để một ấn tượng sâu đậm trong ông tại Bê-tên. Đó là lần đầu tiên Đức Chúa Trời đối xử với ông. Hai mươi năm sau, sau nhiều kỷ luật, ông đã trở nên một con người hữu dụng.

Kỷ Luật Gia-cốp Kinh Nghiệm tại Cha-ran

Sáng-thế Ký chương 29 cho chúng ta biết Gia-cốp đi đến đất của người phương đông và thấy những người chăn chiên đến từ Cha-ran. “Đang lúc người còn nói chuyện cùng bọn đó, thì Ra-chên dắt bầy chiên của cha nàng đến, vì nàng vốn là người chăn chiên. Khi vừa thấy Ra-chên, con gái La-ban, cậu mình, và bầy chiên của La-ban, cậu mình, thì người liền lại gần lăn hòn đá ra khỏi miệng giếng, cho bầy chiên của La-ban, cậu mình, uống nước. Gia-cốp hôn Ra-chên và cất tiếng lên khóc” (cc. 9-11). Khi ông gặp Đức Chúa Trời trên đường, ông lo lắng về cơm ăn, áo mặc. Khi đến miền đất ở phương đông và gặp bà con mình, điều đầu tiên ông làm là khóc. Sự việc Gia-cốp khóc cho chúng ta thấy những gì ông kinh nghiệm trên đường đi và những gì ông biết trước phải đối diện trong tương lai. Một con người mưu mô và tính toán thường không khóc. Ông chỉ khóc khi thấy mình không thể làm gì được nữa. Lúc ấy Gia-cốp đã khóc.

Đức Chúa Trời cũng đã bắt đầu một công tác khác trong ông. Khi ông đến nhà La-ban, cậu mình, cậu ông nói: “Thật vậy, cháu là cốt nhục của cậu”, và Gia-cốp ở với cậu một tháng (c. 14). Sau khi làm khách của cậu một tháng, cậu La-ban nói có vẻ tử tế: “Vì cháu là bà con của cậu, cháu giúp công không cho cậu thôi sao? Tiền công bao nhiêu, hãy nói cho cậu biết?” (c. 15). Qua lời này chúng ta thấy đầu óc của La-ban cũng là đầu óc của một thương gia. Thì ra ông và Gia-cốp cũng cùng là một hạng người! Khi Ê-sau ở với Gia-cốp, ông không thể đối phó với Gia-cốp. Nhưng khi Gia-cốp gặp La-ban, Gia-cốp khám phá ra rằng không dễ gì đương đầu với La-ban. Người nóng nảy có lẽ thường gặp phải người nóng nảy. Người keo kiệt có lẽ thường gặp phải người keo kiệt. Người kiêu ngạo có lẽ thường gặp phải một người kiêu ngạo. Một người thích lợi dụng người khác có lẽ thường gặp phải một người thích lợi dụng người khác y như mình. Đó là những thử thách đầy chông gai. Đó là điều Gia-cốp phải đối diện lúc ấy. Kỷ luật của Đức Chúa Trời đã đặt ông trước một người như La-ban. “Vì cháu là bà con của cậu, cháu giúp công không cho cậu thôi sao? Tiền công bao nhiêu hãy nói cho cậu biết?” Rõ ràng lời này nghe có vẻ tử tế. Thật ra, La-ban đang nói rằng Gia-cốp không nên ăn dưng của ông ta, mà nên làm việc một ít, và sẽ được cho chút tiền. La-ban chỉ diễn tả ý đó một cách tử tế. Trong quá khứ, Gia-cốp là con trong gia đình. Bây giờ ông là một người làm mướn! Đó là kỷ luật của Đức Chúa Trời qua hoàn cảnh.

Ông đã phục vụ La-ban, và tiền công ông muốn nhận là Ra-chên. Vì Ra-chên, ông phục vụ La-ban bảy năm. Cuối cùng ông bị La-ban lừa gạt và trao cho ông Lê-a thay vì Ra-chên. Trước đây, ông đã lừa gạt người khác, bây giờ ông bị lừa gạt! Vì vậy ông phục vụ La-ban thêm bảy năm nữa vì cớ Ra-chên. Suốt mười bốn năm ấy, ông phục vụ La-ban vì hai con gái của cậu mình. Ông đã phục vụ người cậu tổng cộng hai mươi năm. Trong thời gian này, cậu ông lừa gạt ông và mười lần thay đổi tiền công. Ban đầu họ thỏa thuận ông sẽ nhận được một số tiền nào đó sau khi ông hoàn tất công việc. Nhưng sau khi làm xong công việc, người ta bảo ông rằng có điều gì đó trục trặc, và tiền công của ông bị thay đổi. La-ban thay đổi tiền công của Gia-cốp mười lần. Trung bình, cứ mỗi hai năm thì tiền công của ông bị thay đổi một lần. Gia-cốp thật bị thử thách.

Nhưng tạ ơn Chúa vì đó là bàn tay Đức Chúa Trời trên đời sống ông. Tại Bê-tên, Đức Chúa Trời phán Ngài sẽ đem ông trở về xứ. Đức Chúa Trời hứa rằng ông sẽ trở về. Tuy nhiên, trước khi đem ông về, Ngài muốn ông biết nhà của Đức Chúa Trời trước đã. Đức Chúa Trời đang nắm giữ Gia-cốp. Ngài đặt ông trong nhà La-ban, một con người xảo quyệt, mưu trí và khôn lanh y như Gia-cốp, để Gia-cốp được xử lý. Trong thời gian này, Gia-cốp bắt đầu học tập đầu phục dưới tay quyền năng của Đức Chúa Trời. Nhưng điều này không có nghĩa Gia-cốp là một người đã thay đổi. Ông vẫn nghĩ ra những phương pháp để làm cho chiên con có đốm, có vết để chúng thuộc về mình. Gia-cốp vẫn là Gia-cốp cũ kỹ. Ngay cả La-ban cũng không thể đối phó với ông. Mặc dầu La-ban thay đổi tiền công của ông mười lần, Gia-cốp vẫn có cách qua mặt La-ban.

Đức Chúa Trời có mục đích nơi Gia-cốp. Để hoàn thành mục đích này, Ngài kỷ luật ông nhiều cách. Ngài muốn xử lý những điểm mạnh mẽ trong Gia-cốp. Đó là công tác của Đức Chúa Trời mà Ngài muốn đạt được nơi Gia-cốp. Ngài xử lý Gia-cốp từng bước một. Trong hai mươi năm, Gia-cốp bị thương nhiều lần và phải khổ sở nhiều lần. Một mặt, Đức Chúa Trời đang hành động trong ông để kỷ luật ông. Mặt khác, xác thịt của ông vẫn hiện hữu, ông vẫn xảo quyệt và mánh khóe như trước. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không bỏ cuộc mà tiếp tục hành động nơi Gia-cốp. Qua tất cả những nghịch cảnh, cuối cùng ông đến chỗ nhận biết bàn tay của Đức Chúa Trời.

Sau khi Ra-chên sanh Giô-sép, Gia-cốp nghĩ đến việc trở về nhà. Nhưng những ngày tháng kỷ luật của ông chưa hoàn tất, ông vẫn phải đầu phục dưới tay La-ban. Ông không thể ra đi sớm hơn một ngày.

Chúng ta nên tin rằng mọi sự trải qua dưới bàn tay của Đức Chúa Trời đều tốt lành. Hoàn cảnh của chúng ta được Đức Chúa Trời sắp đặt và chúng có ở đó để chúng ta được ích lợi. Mỗi một sự sắp đặt trong hoàn cảnh đều vì lợi ích của chúng ta, để xử lý những điểm mạnh mẽ trong sự sống thiên nhiên của chúng ta. Chúng ta hi vọng rằng Đức Chúa Trời không cần phải dùng đến hai mươi năm để xử lý chúng ta. Nhưng tiếc thay, sau hai mươi năm, một số người vẫn không học được bài học. Mặc dầu đã bị thử nghiệm và kỷ luật, họ không bao giờ tiến bộ. Thật đáng thương khi xác thịt của họ không bao giờ bị đụng đến hay bị suy yếu, chúng vẫn mưu mô và chiếm chỗ. Các anh chị em ơi, chúng ta không nên phàn nàn sao bàn tay của Đức Chúa Trời quá nặng nề. Đức Chúa Trời biết điều Ngài đang làm. Ban đầu, Gia-cốp là một người không thương xót, nhưng sau khi bị Đức Chúa Trời kỷ luật, lúc về già ông trở nên một người nhân từ và yêu thương. Nguyện chúng ta thấy rằng tất cả những kinh nghiệm trong hoàn cảnh của chúng ta đã được Thánh Linh cân nhắc từng điều một theo nhu cầu của mình. Không một kinh nghiệm nào tình cờ đến với chúng ta. Tất cả những kinh nghiệm chúng ta gặp phải đều được Thánh Linh sắp đặt để gây dựng chúng ta. Trong khi trải qua những kỷ luật và thử thách này, có thể chúng ta không cảm thấy vui mừng hay thoải mái, nhưng chúng đều là một phần của công tác Đức Chúa Trời trong chúng ta. Về sau, chúng ta sẽ nhận thức rằng tất cả những kinh nghiệm này đều ích lợi cho chúng ta.

 

 

CHƯƠNG MƯỜI

PHÁ VỠ SỰ SỐNG THIÊN NHIÊN CỦA GIA-CỐP

Kinh-thánh: Sáng 31—35

Theo nguyên ngữ, tên Gia-cốp có vài ý nghĩa. Một trong các ý nghĩa ấy là “nắm lấy”, và một ý nghĩa khác là “chiếm chỗ”. Trong phần trước, chúng tôi đã nói Gia-cốp thường xuyên ở dưới kỷ luật của Đức Chúa Trời vì sự xảo quyệt của ông. Đức Chúa Trời không cho phép ông được tự do. Ngài làm cho ông phải lìa gia đình. Suốt hai mươi năm, Đức Chúa Trời cho phép ông bị cậu mình lừa gạt tại Pha-đan-a-ram, tiền công của ông bị thay đổi mười lần. Đó là một giai đoạn rất khó khăn đối với ông. Kinh nghiệm của Gia-cốp hoàn toàn khác với kinh nghiệm của Y-sác. Y-sác có đặc điểm là một người nhận lãnh. Nhận lãnh sự phong phú của Đức Chúa Trời là một điều nhanh chóng và dễ dàng đối với chúng ta. Để một Cơ-đốc-nhân bước vào sự phong phú của Đấng Christ, nhận thức những sự thật trong Đấng Christ và sự sống của Đấng Christ thuộc về mình thì chỉ mất một thời gian ngắn. Giây phút nhìn thấy như vậy, người ấy bước vào đó và mọi nan đề đều được giải quyết. Nhưng kinh nghiệm của Gia-cốp thì khác, kinh nghiệm của ông kéo dài cả một đời người. Sự sống thiên nhiên là điều kéo dài cả đời người. Chúng ta còn sống trên đất này bao lâu thì hoạt động của xác thịt kéo dài bấy lâu. Điều này có nghĩa là chúng ta cần sự xử lý liên tục, lâu dài của Đức Chúa Trời. Ngài phải xử lý chúng ta từng bước một. Chúng ta cảm tạ Chúa vì công tác này sẽ không bị bỏ dở, sẽ không bị bỏ qua một bên khi chưa được thực hiện. Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất công tác này. Đức Chúa Trời đặt tay Ngài trên sức mạnh thiên nhiên của Gia-cốp, và ông trở nên yếu đuối. Chúng ta hãy xem xét phần thứ ba trong tiểu sử của Gia-cốp, là phần tường thuật chặng đường sự sống thiên nhiên của ông bị phá vỡ qua sự xử lý của Đức Chúa Trời.

TIẾN BỘ

Đức Chúa Trời dùng những năm Gia-cốp ở tại nhà La-ban để xử lý, kỷ luật, và bắt phục ông. Nhưng Gia-cốp vẫn là Gia-cốp. Cho dầu La-ban có khôn khéo đến đâu, Gia-cốp vẫn trồi lên vị trí cao nhất. Mặc dầu bị áp bức nhiều cách, ông vẫn rất khéo xoay xở, ngay cả bầy gia súc của ông cũng phải đi theo kế hoạch của ông. Sau hai mươi năm, đã đến lúc Đức Chúa Trời phán với ông. Ông đã có mười một người con, nhưng đó là lần đầu tiên Đức Chúa Trời phán với ông kể từ lúc Ngài phán với ông trong giấc chiêm bao tại Bê-tên.

Đức Chúa Trời Buông Tha Gia-cốp Trở Về Ca-na-an

Sáng-thế Ký 31:3 nói: “Chúa phán cùng Gia-cốp rằng: Hãy trở về miền đất của tổ phụ ngươi, chốn bà con ngươi, Ta sẽ ở cùng ngươi”. Câu 13 nói: “Ta là Đức Chúa Trời của Bê-tên, tức nơi ngươi đã thoa dầu đầu cây trụ và đã thề nguyền cùng Ta. Bây giờ hãy đứng dậy, ra khỏi xứ này và trở về xứ của bà con ngươi”. Đức Chúa Trời đã kêu gọi Gia-cốp trở về quê hương mình. Sau đó, Gia-cốp chuẩn bị trở về chốn bà con mình. Tuy nhiên, La-ban không muốn để Gia-cốp đi. Mặc dầu Gia-cốp đã có phần lợi dụng La-ban, Đức Chúa Trời vẫn ban phước cho La-ban vì cớ Gia-cốp. Gia-cốp phục vụ La-ban vẫn tốt hơn là La-ban tự chăn bầy của mình. Vì vậy, La-ban không muốn để Gia-cốp đi. Sau khi Gia-cốp cho Ra-chên và Lê-a biết ý định của mình và được họ đồng ý, ông đem vợ con và tất cả gia súc, của cải ông có được tại Pha-đan-a-ram rồi bí mật ra đi không cho La-ban biết.

Đến ngày thứ ba, La-ban biết được điều này và đuổi theo Gia-cốp. Vào đêm trước khi ông theo kịp Gia-cốp, Đức Chúa Trời phán với La-ban trong một giấc chiêm bao: “Dầu lành, dầu dữ, ngươi hãy giữ mình, đừng nói gì với Gia-cốp hết” (c. 24). Đức Chúa Trời không cho La-ban nói gì cả, vì Ngài đang dẫn Gia-cốp ra khỏi nơi thử thách và đưa ông về nhà. Giờ đã đến và Đức Chúa Trời muốn buông tha ông. Mỗi một thử thách chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn. Khi đã đạt được mục tiêu của việc thử thách Gia-cốp, Đức Chúa Trời buông tha ông, và La-ban không thể làm gì để ngăn cản Ngài. La-ban nghe lời Đức Chúa Trời và không dám nói nhiều khi theo kịp Gia-cốp. Cuối cùng, họ lập một giao ước. Đó là một giao ước đầy ý nghĩa. “La-ban lại nói cùng Gia-cốp: Kìa đống đá, và kìa cây trụ mà cậu đã dựng lên giữa cậu và cháu. Đống đá này và cây trụ này làm chứng rằng cậu chẳng qua khỏi đây, đi đến nơi cháu, và cháu cũng chẳng vượt khỏi đây, đi đến nơi cậu, trong khi có ý muốn làm hại nhau. Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Na-cô...” (cc 51-53a). La-ban là cháu nội của Na-cô, anh em của Áp-ra-ham. Do đó, La-ban nói: “Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, và Đức Chúa Trời của Na-cô...” Nhưng Đức Chúa Trời không nhìn nhận lời này, cho nên “Gia-cốp chỉ Đấng của Y-sác, cha mình, kính sợ mà thề (c. 53b). La-ban có thể nói cách lịch sự: “Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và Đức Chúa Trời của Na-cô”, nhưng Gia-cốp không thể nói như vậy. Ông chỉ có thể thề bởi Đức Chúa Trời của cha mình, là Y-sác. Điều này có nghĩa là dòng dõi theo lời hứa của Đức Chúa Trời bắt đầu từ sự chọn lựa của Ngài. Đức Chúa Trời đã lựa chọn cha của Gia-cốp, là Y-sác và ông nội của Gia-cốp, là Áp-ra-ham. Một mình Đức Chúa Trời làm điều đó, không ai khác có thể xen vào. Dầu Na-cô cũng không thể xen vào.

Sự việc theo sau điều này thậm chí còn quí báu hơn nữa: “Đoạn, người dâng một sinh tế tại trên núi” (c. 54). La-ban không dâng một sinh tế nào cả, chỉ có Gia-cốp dâng sinh tế mà thôi. Gia-cốp nghe tiếng Đức Chúa Trời và bắt đầu đến gần Ngài. Ông đã tiến bộ phần nào. Ông đến Pha-đan-a-ram vì mẹ ông thuyết phục ông đến đó, ông đã không ra đi vì lời Đức Chúa Trời. Khi gặp Đức Chúa Trời tại Bê-tên, ông không làm gì ngoài ra một lời thề nguyện với Ngài. Trong sự trở về của ông, Đức Chúa Trời đã bảo ông hãy trở về và ông vâng lời Ngài. Mối quan hệ giữa ông với Đức Chúa Trời tốt hơn trước. Đó là lần đầu tiên ông vâng lời Đức Chúa Trời. Đó là lần đầu tiên ông đầu phục Đức Chúa Trời và lần đầu tiên ông dâng sinh tế cho Ngài. Mặc dầu hai mươi năm kỷ luật không làm cho Gia-cốp thành một con người khác, bây giờ ông tỏ ra phần nào khao khát Đức Chúa Trời. Ông đã có tiến bộ. Khi Gia-cốp nắm lấy gót chân anh mình, tham muốn quyền trưởng nam và phước lành, ông không theo đuổi Đức Chúa Trời, nhưng theo đuổi sự tốt lành ra từ Ngài. Nói cách khác, ông muốn sự ban cho chứ không phải Đấng Ban cho. Ông mong muốn những gì thuộc về Đức Chúa Trời chứ không phải chính Ngài. Nhưng sau hai mươi năm kỷ luật dưới tay Đức Chúa Trời, ông đã xu hướng phần nào về Ngài và có phần chuyển hướng. Vì vậy, khi họ lập giao ước với nhau, chỉ có Gia-cốp dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời, La-ban không dâng sinh tế nào cả. Sau khi Gia-cốp dâng sinh tế, ông chia tay với La-ban ngày hôm sau và bắt đầu cuộc hành trình trở về Ca-na-an.

Qua Ma-ha-na-im

Sáng-thế Ký 32:1-2 nói: “Gia-cốp cứ đi đường, có thiên sứ Đức Chúa Trời gặp người. Khi thấy các vị này, Gia-cốp nói rằng: Ấy là trại quân của Đức Chúa Trời! Nên người đặt tên chỗ đó là Ma-ha-na-im”. Địa danh Ma-ha-na-im có nghĩa là “hai trại quân”. Đó là một từ ngữ quí báu. Đức Chúa Trời đã mở mắt Gia-cốp để thấy khi ông vâng lời Đức Chúa Trời lìa khỏi Pha-đan-a-ram, kết quả là Ngài đã giải cứu ông khỏi tay La-ban và sẽ giải cứu ông khỏi tay những người khác. Đức Chúa Trời mở mắt ông cho ông thấy đoàn người của ông trên đất là một trại quân, trong khi quân đội của Đức Chúa Trời là một trại quân khác, vì vậy, có “hai trại quân”. Đức Chúa Trời mở mắt ông cho ông thấy sứ giả của Đức Chúa Trời ở với họ. Trước hết, Đức Chúa Trời đến với một mình ông và nói: “Hãy trở về xứ ngươi và nơi bà con ngươi, rồi Ta sẽ ở cùng ngươi”. Trong khi ông đi đường, La-ban đến với một toán người, nhưng Đức Chúa Trời bảo vệ Gia-cốp. Điều này chứng minh cho Gia-cốp thấy Đức Chúa Trời ở cùng ông. Sau khi La-ban ra đi, Đức Chúa Trời ban cho ông một khải tượng và cho ông thấy không những có một trại trên đất, mà còn có một trại khác gồm quân đội trên trời đi theo ông. Tất cả những sự việc này dạy ông tin cậy Đức Chúa Trời.

Lập Mưu Trong Khi Cầu Nguyện

Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh ấy, Gia-cốp vẫn là Gia-cốp. Xác thịt vẫn là xác thịt, xác thịt không bao giờ được sửa đổi bởi ân điển của Đức Chúa Trời. Thật đáng thương khi mặc dầu nhìn thấy khải tượng, Gia-cốp vẫn sử dụng thủ đoạn. Chúng ta hãy đọc từ câu 3 đến câu 5: “Gia-cốp sai sứ giả đến trước cùng Ê-sau, anh mình, ở trong xứ Sê-i-rơ thuộc về địa phận Ê-đôm; người dặn rằng: Các ngươi hãy thưa cùng Ê-sau, chúa ta như vầy: Gia-cốp, kẻ tôi tớ chúa, có nói như vầy: Tôi đã ngụ tại nhà La-ban đến ngày nay; có bò, lừa, chiên, tôi trai, tớ gái; vậy, xin sai đi nói cho chúa hay trước, hầu được ơn trước mặt chúa tôi”. Phân đoạn này cho chúng ta thấy Gia-cốp là một người có thể dùng đến thủ đoạn ở bất cứ mức độ nào và nói bất cứ lời ti tiện nào. Ông làm mọi sự để cứu mình khỏi điều bất lợi. Ông nghĩ rằng lời nói của ông có thể thay đổi lòng anh mình, nhưng ông quên mất sự kêu gọi và sự bảo vệ của Đức Chúa Trời. Ông quên mất các thiên sứ của Đức Chúa Trời!

Câu 6 nói: “Các sứ giả trở về nói cùng Gia-cốp rằng: Chúng tôi đã đi đến Ê-sau, anh của chủ; nầy, người đang đem bốn trăm người đến để rước chủ”. Một lần nữa Gia-cốp lại bối rối. Ông tự hỏi không biết lời này ra từ ý tốt hay ý xấu. Ê-sau đến với bốn trăm người. Anh ấy có ý định gì? Câu 7 nói: “Gia-cốp rất sợ hãi và sầu não”. Điều này cho thấy những người hoạch định nhiều nhất là những người lo lắng nhất. Một người càng lo lắng bao nhiêu thì càng sợ hãi bấy nhiêu. Gia-cốp chỉ có thể suy nghĩ nhưng không thể tin cậy. Ông chỉ có thể mưu tính nhưng không thể tin. Ông sống những ngày sợ hãi và sầu khổ. Đó là Gia-cốp. Những người xác thịt chưa bị xử lý chỉ có thể tin cậy vào kế hoạch riêng và mưu tính riêng; họ không thể phó thác nơi Đức Chúa Trời hay tin cậy Ngài. Vì vậy, họ chỉ có thể sợ hãi và lo lắng.

Sự suy xét của Gia-cốp là bất tận, và sự mưu tính của ông là vô hạn. Ông vẫn lập những chương trình riêng. Ông biết rằng Đức Chúa Trời muốn ông trở về, và ông không thể ở Mê-sô-bô-ta-mi lâu hơn nữa. Ông phải tìm cách trở về. Ông có thể vâng lời Đức Chúa Trời nhưng không thể tin cậy Ngài. Ông không thể để Đức Chúa Trời chịu trách nhiệm về những hậu quả do ông vâng lời Ngài. Ông tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu ông gặp phải những rắc rối do vâng lời Đức Chúa Trời. Đó là kinh nghiệm của nhiều Cơ-đốc-nhân. Họ thường vâng lời Đức Chúa Trời “ở cửa trước”, nhưng đồng thời chuẩn bị một lối thoát “qua cửa sau”. Gia-cốp thật là giỏi xoay xở. Ông nảy ra một ý kiến. “Gia-cốp... chia các dân đi theo, cùng các bầy chiên, bò, lạc đà ra làm hai đội” (c. 7). “Hai đội” trong câu này giống như địa danh Ma-ha-na-im trong câu trước. Gia-cốp phân chia người và súc vật ra thành Ma-ha-na-im. Ông dùng Ma-ha-na-im này để thay thế cho Ma-ha-na-imkia. Ban đầu, Gia-cốp có một đội trên đất và Đức Chúa Trời có một đội trên trời, nhưng bây giờ ông chia đội của mình ra làm hai. Ông nói: “Nếu Ê-sau đến hãm đánh một trong hai đội, thì đội còn lại sẽ thoát được” (c. 8). Mục tiêu Gia-cốp trù tính là để có đường tẩu thoát.

Đương nhiên, ông vẫn biết ít nhiều về Đức Chúa Trời. Trước đây, Đức Chúa Trời đã tìm kiếm ông, bây giờ ông tìm kiếm Ngài. “Gia-cốp cầu rằng: Hỡi Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham tổ phụ tôi, Đức Chúa Trời của Y-sác cha tôi, tức là Đức Giê-hô-va! Ngài có phán dặn tôi rằng: Hãy trở về xứ ngươi và nơi bà con ngươi, rồi Ta sẽ làm ơn cho ngươi! Tôi lấy làm hèn mọn không đáng chịu các ân huệ và các điều chân thật mà Ngài đã làm cho kẻ tôi tớ Ngài; vì lúc trước khi qua sông Giô-đanh chỉ có cây gậy tôi, mà ngày nay tôi lại trở nên hai đội quân này. Vậy cầu xin Đức Chúa Trời giải cứu tôi khỏi tay Ê-sau, anh tôi, vì e người đến đánh tôi và đánh luôn mẹ với con nữa. Vả, Ngài có nói rằng: Quả thật vậy, Ta sẽ làm ơn cho ngươi, và làm cho dòng dõi ngươi đông như cát bãi biển, sẽ không thể đếm được, vì đông đúc quá” (cc. 9-12). Đó là lời cầu nguyện của Gia-cốp. Đó không phải là một lời cầu nguyện cao trọng, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng lời cầu nguyện này tốt hơn trước rất nhiều. Trong quá khứ, ông chỉ hoạch định, chứ không cầu nguyện. Bây giờ ông vừa hoạch định vừa cầu nguyện. Một mặt, Gia-cốp hoạch định, mặt khác, ông cầu nguyện. Về một phương diện, ông có hoạt động riêng của mình, về phương diện khác, ông ngưỡng trông Đức Chúa Trời. Gia-cốp có phải là con người duy nhất làm như vậy không? Đó không phải là tình trạng của nhiều Cơ-đốc-nhân sao? Tuy nhiên, tình trạng của Gia-cốp đã tốt hơn trước. Lời cầu nguyện và vị trí ông đứng khá đúng đắn. Ông kêu cầu “Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham tổ phụ tôi, Đức Chúa Trời của Y-sác cha tôi”. Ông biết rằng Đức Chúa Trời muốn ông trở về xứ mình và nơi bà con mình, và Ngài muốn chúc phước cho ông. Ông nói rõ với Đức Chúa Trời rằng ông sợ anh ông đến giết ông. Ông thành thật nói với Chúa: “Ngài có nói rằng: Quả thật vậy, Ta sẽ làm... cho dòng dõi ngươi đông như cát bãi biển, sẽ không thể nào đếm được, vì đông đúc quá”. Gia-cốp nhớ lời hứa của Đức Chúa Trời và nhắc nhở Ngài về lời hứa ấy.

Tuy nhiên, đồng thời ông không thể tin cậy Đức Chúa Trời. Ông sợ những điều sẽ xảy ra nếu lời Đức Chúa Trời thất bại. Ông không thể quăng bỏ lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, vì Ngài đã phán với ông, nhưng ông cho rằng hoàn toàn tin cậy Ngài là điều quá liều lĩnh. Ông muốn tin cậy Đức Chúa Trời, tuy nhiên không liều lĩnh. Vì vậy, ông tự nghĩ theo cách như mình: “Người ở ban đêm tại đó, lấy các vật hiện có trong tay để làm một của lễ dâng cho Ê-sau, anh mình, là hai trăm dê cái và hai chục dê đực; hai trăm chiên cái và hai chục chiên đực; ba chục lạc đà cái có con đương bú, bốn chục bò cái và mười bò đực; hai chục lừa cái và mười lừa con. Rồi người giao mỗi bầy riêng ra nơi tay đầy tớ mình và dặn rằng: Các ngươi hãy đi trước ta và dẫn bầy này cách một khoảng đến bầy kia. Người dặn tên dẫn bầy đi trước hết như vầy: Khi Ê-sau, anh ta, gặp và hỏi ngươi rằng: Ngươi ở với ai, đi đâu, và bầy súc vật trước mặt ngươi đó thuộc về ai? thì hãy thưa rằng: Của Gia-cốp, kẻ tôi tớ chúa; ấy là một lễ gởi dâng cho Ê-sau, chúa tôi; và nầy, chính mình người đang theo sau. Gia-cốp cũng dặn y lời cho tên dẫn bầy thứ nhì, thứ ba và mọi người theo coi chừng các bầy, và lại nói: Khi gặp Ê-sau, các ngươi hãy nhớ lời đó, và nói như vầy: Nầy, Gia-cốp, kẻ tôi tớ chúa đang theo sau chúng tôi. Vì người thầm nghĩ rằng: Mình đem lễ này dâng trước để Ê-sau nguôi giận đã, rồi mình sẽ giáp mặt sau; có lẽ người sẽ tiếp rước mình một cách thuận hiệp đó. Vậy, lễ vật đi trước, còn người đêm đó ở lại trại” (cc. 13-21). Đó là kế hoạch xuất sắc của Gia-cốp! Ông đang đối diện với hiểm họa của cuộc đời mình, đó là giây phút sống chết. Gia-cốp đã trải qua nhiều điều, nhưng ông chưa bao giờ đương đầu với một tình huống hiểm nghèo như vậy. Ông biết tính khí của anh mình, và ông biết anh mình là một tay thợ săn không thương xót loài vật. Ông e ngại rằng anh ấy cũng sẽ không thương xót con người. Đó là giờ phút nguy kịch nhất của Gia-cốp. Ông chưa bao giờ cầu nguyện như ông đã cầu nguyện lúc ấy, và ông chưa bao giờ sợ hãi, lo âu như ngày hôm ấy. Tại Bê-tên, Đức Chúa Trời đã tìm ra ông. Bây giờ ông kêu cầu Ngài. Nếu anh em nói ông không kính sợ Đức Chúa Trời, thì hãy nhớ rằng ông đã cầu nguyện. Nhưng nếu anh em nói ông tin cậy Đức Chúa Trời, thì hãy nhớ rằng ông đã nghĩ ra tất cả những mưu toan và phương pháp này! Dường như ông đã quên mất lời hứa của Đức Chúa Trời, và đồng thời dường như ông không hoàn toàn quên chúng. Đức Chúa Trời đã giải cứu ông khỏi tay La-ban và cho ông thấy đạo quân thiên sứ của Ngài đi cùng ông. Tuy nhiên, ông vẫn sợ hãi và lo lắng, và vẫn định chương trình và mưu toan. Suốt hai mươi năm, Đức Chúa Trời đã bắt phục và kỷ luật Gia-cốp, nhưng sau hai mươi năm, Gia-cốp vẫn là Gia-cốp. Tự mình, ông vẫn rất tài năng. Ông vẫn có tài hùng biện, và vẫn có đủ mọi loại kế hoạch. Tại đây, ông đã tìm ra kế hoạch tốt nhất. Đêm đó, Gia-cốp đem vợ con và các tớ gái qua sông trước. Kế đến, ông đưa mọi vật khác qua sông. Ông ở lại bên này sông một mình.

KINH NGHIỆM PHÊ-NI-ÊN

Đêm hôm đó, Đức Chúa Trời đã gặp ông. “Một mình Gia-cốp ở lại; thì có một người vật lộn với mình đến rạng đông. Khi người đó thấy mình không thắng nổi, thì đánh vào chỗ trũng của bắp vế Gia-cốp; chỗ trũng của bắp vế liền trặc trong khi vật lộn” (cc. 24-25). Nơi này được gọi là Phê-ni-ên. Đó là nơi sự sống xác thịt của Gia-cốp bị kiệt quệ và xử lý.

Đức Chúa Trời Vật Lộn Với Gia-cốp

Tại nơi này, Gia-cốp không làm gì cả; ông không cầu nguyện hay vật lộn với Đức Chúa Trời. Trái lại, Đức Chúa Trời đến và vật lộn với ông; Đức Chúa Trời đến và bắt phục ông.

Vật lộn có nghĩa là gì? Vật lộn nghĩa là đè bẹp một người xuống. Đức Chúa Trời vật lộn với Gia-cốp để bắt phục ông, lấy đi sức mạnh của ông, và giữ chặt ông để ông không thể chiến đấu được nữa. Ý nghĩa của sự vật lộn là làm cho một người mất hết sức mạnh, hạ người ấy xuống, và giữ chặt người ấy xuống. Điều này có nghĩa là bắt phục một người và sau đó giữ chặt người ấy bằng sức mạnh. Kinh-thánh cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời vật lộn với Gia-cốp và không thắng hơn được. Gia-cốp thật là mạnh mẽ!

Việc Đức Chúa Trời không thể thắng hơn Gia-cốp có ý nghĩa gì? Khi chúng ta không tin cậy Đức Chúa Trời và khi chúng ta xoay xở và tự mãn, chúng ta phải nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời không thể thắng hơn mình được. Khi cố gắng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời bởi năng lực riêng và cố gắng tự giải cứu mình bằng mọi loại phương tiện thiên nhiên, chúng ta phải nói rằng Đức Chúa Trời không thể thắng hơn mình. Nhiều anh chị em đã tin Chúa nhiều năm, nhưng họ phải nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời chưa bao giờ thắng hơn họ. Họ vẫn rất mưu trí, mạnh mẽ, tài năng, và tháo vát. Đức Chúa Trời không thể thắng hơn họ được. Họ chưa bao giờ bị Đức Chúa Trời bắt phục và chưa bao giờ bị Ngài đánh bại. Nếu đã bị Đức Chúa Trời đánh bại, họ đã nói: “Đức Chúa Trời ôi, con xin thua! Con xin đầu hàng!” Thật đáng tiếc vì nhiều anh chị em bị Đức Chúa Trời kỷ luật nhiều lần mà vẫn không bị đánh bại. Họ nghĩ rằng lần đầu tiên họ chưa hoạch định tốt lắm, và lần thứ hai, hoặc lần thứ ba, họ phải phác họa một kế hoạch tốt hơn. Những người như vậy chưa từng bị Đức Chúa Trời đánh bại.

Gia-cốp là một người không bao giờ chịu đánh bại. Ông biết đó là giờ phút quyết định của mình, nhưng ông vẫn có những phương cách riêng. Có lẽ ông suy nghĩ: “Ta biết rõ Ê-sau. Nếu ta làm như vầy, chín mươi chín phần trăm ta sẽ thành công”. Mặc dầu sợ hãi trong lòng, ông vẫn khéo xoay xở.

 Nhiều người liên tiếp kinh nghiệm kỷ luật của Đức Chúa Trời, nhưng sự sống thiên nhiên của họ chưa bao giờ bị xử lý một cách triệt để. Kết quả là họ khoe khoang về kỷ luật của Đức Chúa Trời một cách thiên nhiên. Họ nghĩ rằng bằng cách kinh nghiệm kỷ luật của Đức Chúa Trời thường xuyên, họ đang tích lũy một lịch sử thuộc linh phong phú cho chính mình. Nếu chưa bao giờ bị Chúa xử lý, họ sẽ không có gì để nói cả. Họ không thể kiêu hãnh về một điều thuộc linh nào cả. Họ chỉ có thể kiêu hãnh về những điều thế gian. Nhưng khi họ có một chút kinh nghiệm tương giao với Đức Chúa Trời và nhận được một vài sự xử lý, họ lấy những sự xử lý chắp vá ấy làm đồ trang sức cho mình và dùng chúng làm nền tảng để kiêu hãnh thuộc linh rồi tuyên bố rằng mình biết Đức Chúa Trời.

Các anh chị em ơi, có lẽ Đức Chúa Trời đã vật lộn với anh chị em năm hay mười năm nhưng Ngài chưa thắng anh chị em được. Anh chị em chưa được đem đến chỗ nói rằng: “Tôi bị kết liễu rồi. Tôi không thể đứng được nữa. Tôi chịu thua rồi”. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời chưa thắng hơn anh chị em được.

Đức Chúa Trời Đụng Đến Chỗ Trũng Của Bắp Vế Gia-cốp.

Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài có một phương cách! Đúng là Gia-cốp rất tài năng, sự sống xác thịt và năng lực thiên nhiên của ông mạnh mẽ hơn bất cứ người nào khác. Nhưng cuối cùng Đức Chúa Trời đã thắng hơn ông. Nếu Đức Chúa Trời vật lộn với ông cách bình thường, cuộc vật lộn có lẽ phải kéo dài hai mươi năm. Nhưng Đức Chúa Trời biết rằng giờ đã đến. Khi Ngài thấy không thể hạ Gia-cốp được, Ngài đụng đến chỗ trũng của bắp vế Gia-cốp. Một khi Đức Chúa Trời đụng đến chỗ trũng của bắp vế ông, thì nó bị trật khớp.

Gân của chỗ trũng bắp vế là gân mạnh nhất trong cơ thể. Nó tượng trưng cho phần mạnh nhất của một người, là chỗ tập trung năng lực thiên nhiên một người. Đức Chúa Trời đụng đến chỗ tập trung năng lực thiên nhiên Gia-cốp.

Đức Chúa Trời đụng đến chỗ trũng của bắp vế Gia-cốp vì vào ngày ấy, gân của nó bị lộ và phơi bày ra. Vào ngày ấy, ông sợ rằng Ê-sau sẽ đến và giết mình đi. Ông sợ rằng vợ con cũng bị anh mình giết. Vì vậy, ông trình diễn màn hay nhất của đời mình. Ông chuẩn bị các món quà, sắp đặt một số con của mỗi loài từng toán một, bảo các đầy tớ đi phía trước và mỗi toán cách xa nhau ra. Ông cũng dặn họ nói những lời lành khi gặp Ê-sau. Ông nghĩ ra phương cách khéo léo này nhằm xoa dịu lòng hận thù của Ê-sau, để Ê-sau cảm thấy bắt buộc phải tha thứ. Gia-cốp đem hết tài năng của mình ra, gân của trũng bắp vế ông đã bị phơi bày. Nhưng ngày ấy, Đức Chúa Trời đụng đến trũng bắp vế của ông.

Năng lực thiên nhiên của con người luôn luôn biểu lộ một số đặc tính. Năng lực thiên nhiên luôn luôn tự phơi bày chính nó ra trong một số lãnh vực. Luôn luôn có một số điểm đặc biệt mạnh mẽ. Đức Chúa Trời có ý định phơi bày những điểm mạnh mẽ này. Đáng tiếc thay, nhiều Cơ-đốc-nhân không biết những chiếc xe chở năng lực thiên nhiên của mình. Những người đáng thương nhất không phải là những người yếu đuối, mà là những người không biết mình yếu đuối. Những người nghèo nàn nhất không phải là những người sai lầm, mà là những người không biết mình sai lầm. Họ không những lầm lẫn mà còn tăm tối nữa. Họ không sống trong ánh sáng. Kết quả là họ không biết mình sai lầm. Một số Cơ-đốc-nhân có thể nói rằng họ sai lầm về điều này, điều kia, nhưng những sai lầm họ đề cập thật sự không phải là điểm then chốt của vấn đề. Có thể có những vấn đề sâu xa hơn chưa được bộc lộ, và Đức Chúa Trời chưa tạo cơ hội để phơi bày chúng. Đức Chúa Trời cho phép Gia-cốp gặp Ê-sau với bốn trăm người để tất cả sức mạnh của Gia-cốp phơi bày ra và những đặc tính của ông được bộc lộ.

Kinh Nghiệm Thiết Yếu Của Một Cơ-Đốc-Nhân

Để một Cơ-đốc-nhân tiếp lấy đường lối của Đức Chúa Trời, người ấy phải nhận lãnh mọi sự từ Đấng Christ. Tuy nhiên, chúng ta chỉ giống như Y-sác thì chưa đủ. Chúng ta là những Y-sác, nhưng đồng thời chúng ta cũng là các Gia-cốp. Chúng ta cần Đức Chúa Trời đụng đến chỗ trũng của bắp vế mình, để làm cho chúng ta suy yếu đi, và bị trật khớp. Sẽ có một ngày Đức Chúa Trời đụng vào trũng của bắp vế chúng ta. Chúng ta không thể cứ tiến lên một cách chậm chạp. Nếu chúng ta tiến tới chậm chạp như hiện nay, e rằng phải mất hai mươi năm nữa chúng ta cũng chưa đến được Bê-tên. Đức Chúa Trời đã kỷ luật chúng ta suốt hai mươi năm, nhưng bây giờ chúng ta cần bị làm trật khớp trũng của bắp vế để không còn có thể đứng thẳng trước mặt Chúa. Đó là một kinh nghiệm đặc biệt, đặc biệt như kinh nghiệm cứu rỗi của chúng ta. Y như chúng ta cần được cứu một cách dứt khoát, và y như mắt chúng ta cần được mở ra để thấy sự giàu có của Đấng Christ một cách rõ rệt, chỗ tập trung của năng lực chúng ta cũng cần được đụng đến một cách rõ ràng để sự sống thiên nhiên của chúng ta bị đánh bật ra.

Mỗi một Cơ-đốc-nhân đều có chỗ trũng của bắp vế mình. Đối với một vài người, sức mạnh thiên nhiên của họ nằm ở chỗ giả bộ làm ngơ của họ. Đối với những người khác, sức mạnh thiên nhiên của họ nằm ở tài năng họ. Sức mạnh thiên nhiên của một vài Cơ-đốc-nhân nằm ở cảm xúc của họ, trong khi đối với những người khác thì sức mạnh ấy là lòng yêu chính mình. Mỗi Cơ-đốc-nhân đều có điểm mạnh đặc biệt của mình. Sức mạnh thiên nhiên của họ nằm tại đó. Một khi nơi đó bị đụng đến, ấy là Đức Chúa Trời đã đụng đến sức mạnh thiên nhiên của người đó. Tôi không thể nói sức mạnh thiên nhiên của anh em nằm ở chỗ nào, nhưng tôi có thể nói rằng mỗi một Cơ-đốc-nhân đều có điểm đặc biệt riêng của mình. Mỗi một phương diện của sự sống người ấy đều chịu ảnh hưởng của điểm này, và điểm đó được kể là trũng của bắp vế người ấy.

Sự sống thiên nhiên của một vài Cơ-đốc-nhân được biểu lộ qua lòng ưa thích phô trương. Họ thích phô trương mỗi một điều thuộc linh nhỏ nhặt nào mình có được. Cái gọi là “lời chứng” của họ thật sự không phải là làm chứng cho Chúa, nhưng là một loại khoe khoang chính mình và tự bày tỏ mình. Tất cả những hành vi của họ, đời sống và việc làm của họ phát xuất từ lòng muốn bày tỏ chính mình. Cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ đụng đến lòng yêu thích phô trương của họ.

Sức mạnh thiên nhiên của một vài Cơ-đốc-nhân nằm ở lòng yêu mình. Mỗi một điều họ làm đều phát xuất từ lòng yêu mình. Những người từng trải có thể nói ngay rằng họ đang làm điều này, điều kia và đang nói này, nói nọ chỉ vì họ yêu mình. Qua mọi thái độ cư xử của họ, người ta có thể tìm ra một chỗ trũng của bắp vế, đó là lòng yêu mình. Sự sống thiên nhiên của chúng ta luôn luôn có một trung tâm thần kinh trong đó ẩn giấu năng lực mạnh mẽ. Cuối cùng, Chúa sẽ phải trừ bỏ điều này trước khi chúng ta có thể mang bông trái của Thánh Linh. Nếu không, mọi sự sẽ ra từ bản ngã chúng ta.

Sự sống thiên nhiên của một vài Cơ-đốc-nhân ẩn tàng trong tâm trí mạnh mẽ của họ. Họ luôn luôn suy nghĩ và lý luận khi người khác nói chuyện với họ; họ luôn luôn đánh giá xem một điều nào đó có hợp lý hay đúng đắn không. Họ phân tích mọi điều đến với họ. Tâm trí của họ hoạt động quá nhiều và đầu óc họ quá to. Họ sống trong tâm trí mình. Nếu không suy nghĩ và phân tích, họ không thể sống được. Tâm trí họ trở thành sự sống họ. Có thể họ có khả năng làm nhiều điều, nhưng họ vô dụng trong tay Chúa. Cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ phải đụng đến tâm trí những người ấy trước khi Ngài hoàn thành mục đích của Ngài trong họ.

Những điều khác cũng có thể làm nơi trú ẩn của sự sống thiên nhiên chúng ta. Khi Đức Chúa Trời đụng đến điểm này, có nghĩa là Ngài đang hành động trong chúng ta. Điều này không có nghĩa chúng ta đã trở nên trọn vẹn, nhưng đó là một khúc quanh trong đời sống chúng ta.

Nhiều Cơ-đốc-nhân dường như đã vi phạm những lỗi lầm không liên quan gì với nhau. Họ phạm những lầm lỗi nhỏ nhặt này, hay lầm lỗi nhỏ nhặt khác. Những biểu hiện bề ngoài của những lỗi lầm này có thể khác nhau, nhưng gốc rễ cũng y như nhau. Gốc rễ này là chỗ trũng của bắp vế mà chúng tôi đã đề cập trước đó; đó là chỗ trú ẩn sự sống thiên nhiên của họ. Đức Chúa Trời sẽ không buông tha điều này. Ngài sẽ luôn luôn trở lại để xử lý nó. Điều Đức Chúa Trời lưu tâm không phải là nhiều điều nhỏ nhặt, bề ngoài. Ý định của Ngài là đụng đến “trung tâm thần kinh” của sự sống thiên nhiên và đem lại một sự thay đổi cơ bản trong họ.

Cảm tạ Chúa vì Ngài đụng đến trũng của bắp vế Gia-cốp. Sau sự đụng chạm này, Gia-cốp bị què. Ông trở nên yếu đuối, bị đánh bại và không còn có thể vật lộn được nữa.

Ý Nghĩa Của Phê-ni-ên

Có lẽ một số người sẽ hỏi: “Ý nghĩa của Phê-ni-ên là gì? Làm thế nào để áp dụng Phê-ni-ên của Gia-cốp cho chúng ta?” Chúng ta có thể trả lời như thế này: Anh em có thể có một tính khí ngoan cố thống trị đời sống mình. Tính khí ấy đã trở nên nguyên tắc của sự sống anh em, và là nơi trú ẩn cho sự sống thiên nhiên của anh em. Vào những lúc bình thường, anh em không nhận thấy nó. Nhưng Đức Chúa Trời tạo nhiều cơ hội để sự sống thiên nhiên ấy phơi bày ra một lần, hai lần, mười lần, hay thậm chí hàng trăm lần. Tuy nhiên, anh em vẫn không nhận biết nó. Một ngày kia, khi đi qua Gia-bốc, khả năng của anh em sẽ kiệt quệ, và chính chỗ tập trung năng lực thiên nhiên của anh em sẽ bị phơi bày. Khi ấy, tay của Đức Chúa Trời sẽ đụng đến anh em và cho anh em thấy năng lực thiên nhiên của anh em nằm ở đâu. Anh em sẽ nhận thấy tính khí xấu xa, gian ác và ô uế nhất của mình. Những gì lâu nay anh em khoe khoang, lấy làm tự hào và thỏa mãn, những gì bấy lâu anh em cho là xuất sắc và siêu đẳng bây giờ đang ở dưới ánh sáng chiếu rọi của Đức Chúa Trời và được nhìn thấy không gì khác là hơn sự sống xác thịt, là những gì ô uế, bại hoại và đê tồi. Ánh sáng ấy giết chết anh em. Đó là ý nghĩa của Phê-ni-ên. Đức Chúa Trời bày tỏ cho anh em rằng chính những điều anh em từng khoe khoang, cho là đáng ngưỡng mộ, đáng hãnh diện và làm cho anh em hơn người, chính là những biểu hiện của sự sống xác thịt. Khi Đức Chúa Trời đụng đến sự sống của anh em như vậy, anh em trở nên yếu đuối. Đó là ý nghĩa của Phê-ni-ên.

Sức mạnh thiên nhiên của anh em cần được Chúa xử lý. Nhưng trước khi thấy ánh sáng, anh em cho sức mạnh ấy là điều quí báu và đáng khoe khoang. Các anh chị em ơi, hãy cẩn thận về những gì mình khoe khoang. Sức mạnh thiên nhiên ẩn nấp trong những gì nhiều Cơ-đốc-nhân khoe khoang. Khó tìm thấy một Cơ-đốc-nhân nào không có sự sống thiên nhiên ẩn nấp sau những điều người ấy khoe khoang. Vì vậy, anh em phải đặc biệt cẩn thận về những gì mình khoe khoang. Những điều anh em khoe khoang thường chính là những gì Đức Chúa Trời sẽ xử lý. Có lẽ chính những điều này là trũng của bắp vế anh em. Đức Chúa Trời sẽ soi sáng anh em và đụng vào trũng của bắp vế anh em. Khi Ngài đụng đến điểm này, anh em sẽ rất xấu hổ và nói: “Sao tôi lại có thể lấy điều xấu hổ nhất làm sự tự hào của mình?” Tất cả những ai biết chút ít về kinh nghiệm Phê-ni-ên có thể làm chứng rằng khi Đức Chúa Trời đụng đến chỗ trũng của bắp vế mình, họ không những trở nên yếu đuối mà còn xấu hổ nữa. Họ kêu lên: “Tại sao lâu nay tôi lại có thể ngu muội đến như vậy? Tôi nghĩ rằng điều này, điều kia là tốt. Thật ra, chúng chỉ là những điều đáng hổ thẹn!” Họ cảm thấy họ là những người xấu xa nhất trước mặt Chúa. Các anh chị em ơi, một khi Đức Chúa Trời đụng đến mình, anh chị em sẽ thấy rằng mọi điều mình làm trước đây là xấu xa. Anh chị em sẽ tự hỏi sao mình lại có thể kể chúng là vinh quang và những mỹ đức của mình, và sao mình lại có thể cho người khác là thấp kém hơn mình! Khi điều này xảy ra, Đức Chúa Trời đã đụng đến anh em.

Trong nguyên ngữ, địa danh Phê-ni-ên có nghĩa là “mặt Đức Chúa Trời”. Mặt Đức Chúa Trời có nghĩa là ánh sáng của Đức Chúa Trời. Trong quá khứ, Đức Chúa Trời đụng đến chỗ trũng của bắp vế Gia-cốp bằng bàn tay Ngài. Ngày nay, Ngài đang đụng đến sự sống thiên nhiên của chúng ta bằng ánh sáng Ngài. Một khi được soi sáng bởi ánh sáng Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ nhận thức rằng những gì mình từng cho là tốt lành, vinh hiển và xuất sắc chỉ là đáng hổ thẹn và ngu dại. Ánh sáng này sẽ cho chúng ta một cú đấm chí tử và làm kiệt quệ tất cả sức mạnh của chúng ta.

Các anh chị em ơi, một ngày kia chúng ta sẽ phải trải qua Phê-ni-ên. Đức Chúa Trời phải đụng đến sự sống thiên nhiên của chúng ta trước khi chúng ta có thể trở nên những người hữu dụng trong tay Ngài. Sẽ đến ngày chúng ta trải qua một kinh nghiệm như vậy. Đương nhiên, chúng ta không thể làm cho ngày ấy mau đến bởi sự nôn nóng của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể phó thác mình cho Đấng Tạo Hóa thành tín, cầu xin Ngài hành động trong hoàn cảnh và dẫn chúng ta đến chỗ nhận thức rằng những gì chúng ta khoe khoang chỉ là những điều ngu dại và đáng hổ thẹn. Nguyện Chúa thương xót ban ánh sáng cho chúng ta để công tác Ngài được hoàn thành trong chúng ta qua sự soi sáng của Phê-ni-ên, là mặt của Đức Chúa Trời.

Không Có Tình Trạng Giả Vờ Trong Sự Xử Lý Sự Sống Thiên Nhiên

Sự sống thiên nhiên phải được xử lý. Tuy nhiên, chúng ta không thể giả vờ được. Sự giả vờ không phải là Đạo Đấng Christ. Đạo Đấng Christ không làm cho chúng ta trở thành những con người mà chúng ta không thật sự là như vậy. Nếu chúng ta là người lớn, tự nhiên chúng ta có diện mạo của người lớn. Nếu chúng ta là trẻ con, tự nhiên chúng ta có diện mạo của trẻ con. Công tác của Đức Chúa Trời cũng giống như vậy. Ngài là Đấng đụng đến sự sống thiên nhiên của chúng ta và cất bỏ sức mạnh của nó. Kết quả là chúng ta không bao giờ còn có thể tự mình làm điều gì. Chúng ta phải để cho Thánh Linh bày tỏ Đấng Christ trong chúng ta. Chúng ta không muốn thiên nhiên, tuy nhiên, chúng ta cũng không muốn làm bộ bề ngoài. Con cái của Đức Chúa Trời giả bộ ra vẻ thuộc linh là điều không thích đáng, điều đó ngăn trở việc xử lý sự sống thiên nhiên. Nhiều Cơ-đốc-nhân giả bộ khiêm nhường. Càng tỏ ra khiêm nhường, họ càng làm cho người khác cảm thấy khó chịu. Đối với nhiều Cơ-đốc-nhân, thà họ nói những chuyện thế gian còn tốt hơn vì dầu sao cũng còn có phần thành thật. Nhưng ngay khi họ nói những điều thuộc linh thì những người khác không thể không cầu nguyện: “Chúa ơi, xin thương xót anh ấy. Anh đang nói về những điều không có chút thực tại nào trong đó”. Nhiều Cơ-đốc-nhân có vẻ rất nhu mì, nhưng người khác không thể không cầu nguyện: “Chúa ôi, xin tha thứ cho sự nhu mì của người này; chúng con không biết sự nhu mì này đến từ đâu”. Thật vậy, không có gì cản trở đời sống Cơ-đốc-nhân cho bằng sự giả bộ. Chúng ta phải chân thật, không chút giả bộ. Nếu chúng ta muốn mỉm cười, thì nên mỉm cười. Nếu muốn cười lớn tiếng, thì nên cười lớn tiếng. Chúng ta đừng bao giờ trình diễn và đừng bao giờ giả bộ. Chúa xử lý sự sống thiên nhiên, và Thánh Linh hoàn thành công tác này. Chúng ta đừng bao giờ khuyên người khác hãy “là” những gì họ “không thật có”. Một người khiêm nhường sẽ khiêm nhường. Nếu anh ấy giả bộ khiêm nhường, sự giả bộ ấy không có giá trị gì cả. Nếu một Cơ-đốc-nhân giả bộ thuộc linh, sự sống thiên nhiên của người ấy thậm chí lại càng khó được xử lý. Đức Chúa Trời không cần loại người này, vì sự giả bộ của người ấy chỉ ngăn trở công tác Ngài.

Trong thế kỷ vừa qua, có một anh em được Chúa sử dụng cách kỳ diệu. Một ngày kia, anh đến thăm tại nhà một người nọ. Một chị em trẻ tuổi cũng được mời đến. Chị ngạc nhiên khi thấy anh ấy cũng là khách tại đó. Chị tự hỏi không biết anh ấy có phết bơ lên bánh mì không. Chị nghĩ rằng người thuộc linh chắc chắn phải khác với mọi người. Nhưng chị thật thất vọng khi thấy anh ấy không giống như những gì chị mong đợi nơi một người thuộc linh. Anh có vẻ chỉ là một người bình thường! Chị thất vọng vì anh chỉ là một con người! Chị quan sát thấy anh phết bơ lên bánh mì y như mọi người khác và trò chuyện trong khi ăn. Chị không thấy anh có gì khác biệt bao nhiêu. Chị tự hỏi tại sao một người thuộc linh như vậy lại giống như những người khác. Chị không thấy rằng sự khác biệt của anh không nằm ở chỗ ăn bánh mì không bơ hoặc không nói chuyện trong giờ ăn, nhưng ở chỗ anh hiểu biết đặc biệt về Đức Chúa Trời. Điều đặc biệt nơi người này là kinh nghiệm trong sự sống của Đức Chúa Trời.

Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng sự xử lý sự sống thiên nhiên là giả bộ làm một người đặc biệt, một người không thể tìm thấy trên trời hay dưới đất. Chúng ta không cần phải giả vờ hay bắt chước. Đức Chúa Trời là Đấng đụng đến sự sống thiên nhiên của chúng ta và là Đấng xử lý chúng ta. Đức Chúa Trời đụng đến chỗ tập trung năng lực thiên nhiên của chúng ta. Ngài lấy đi những phương cách riêng của chúng ta để chúng ta không thể nào vật lộn được nữa.

Phê-ni-ên là công tác của Đức Chúa Trời, đó không phải là một điều gì chúng ta tạo ra. Chúa muốn chúng ta chân thật. Chúng ta không nên phấn đấu để trở nên chân thật hay “đóng kịch” chân thật. Một chị em nọ có vẻ rất chân thật trước mặt người khác. Nhưng trong khi tỏ ra “chân thật” như vậy, lòng chị thầm nhủ: “Thấy chưa! Tôi chân thật biết bao!” Loại “chân thật” này không có giá trị gì trước mặt Chúa. Chị đang bày tỏ sự chân thật giả tạo của mình; đó là một sự chân thật phô trương. Chúng ta phải nhớ rằng sự sống thiên nhiên không thể bị đụng đến khi chúng ta giả vờ làm điều mà mình không có. Chỉ một mình Đức Chúa Trời có thể xử lý sự sống thiên nhiên của chúng ta, chúng ta không thể làm điều đó. Chúng ta cần phải không giả vờ gì hết. Chúng ta phải là con người thật của mình. Đức Chúa Trời sẽ xử lý sự sống thiên nhiên của chúng ta. Các anh chị em ơi, chúng ta phải hoàn toàn sáng tỏ rằng có một sự khác biệt lớn lao giữa những gì đến từ chúng ta và những gì đến từ Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì đến từ Đức Chúa Trời đều là đáng kể, trong khi những gì ra từ chúng ta là vô giá trị. Bất cứ điều gì ra từ chúng ta chỉ làm cho chúng ta thành một người không phải là chính chúng ta. Chỉ có điều gì ra từ Đức Chúa Trời mới làm cho chúng ta trở thành Y-sơ-ra-ên.

Một Dấu Hiệu — Sự Què Quặt

Gia-cốp bị Đức Chúa Trời đụng đến chỗ trũng bắp vế tại Phê-ni-ên, và chân ông bị què. Nhiều Cơ-đốc-nhân có kinh nghiệm này. Nhưng khi kinh nghiệm điều đó, họ không biết nó là gì. Sau một vài tháng hay vài năm, Đức Chúa Trời có thể cho họ thấy Ngài đang xử lý sự sống thiên nhiên của họ. Sau đó, họ nhận thức rằng mình đã trải qua một kinh nghiệm như vậy. Đừng nghĩ rằng chỉ vì mình sôi nổi trong khi cầu nguyện mà sự sống thiên nhiên của mình đã được Chúa xử lý. Suy nghĩ như vậy là sai lầm. Kinh nghiệm cho thấy chúng ta không biết Đức Chúa Trời xử lý sự sống thiên nhiên của mình khi nào. Nhưng có một điều chúng ta biết: Bất cứ khi nào được Chúa đụng đến, chúng ta không còn tự do bước đi nữa, chúng ta không còn bước đi dễ dàng như trước. Có một dấu hiệu lớn trong chúng ta, đó là sự què quặt. Què quặt là dấu hiệu sự sống thiên nhiên của chúng ta đã được Chúa đụng đến. Làm chứng tại một buổi nhóm rằng Đức Chúa Trời đã xử lý sự sống thiên nhiên của mình vào một ngày nào đó thì không thành vấn đề. Vấn đề là chân của chúng ta có bị què qua một kinh nghiệm nào đó không. Ban đầu, càng xoay xở, chúng ta càng vui thỏa với sự xoay xở của mình. Nhưng một khi đã được đụng đến, một điều gì đó dao động trong chúng ta khi chúng ta lại xoay xở. Chúng ta không thể xoay xở được nữa. Ngay giây phút thử xoay xở, chúng ta mất sự bình an. Ban đầu, chúng ta rất có tài nói điều này, điều kia; chúng ta có những từ ngữ vĩ đại và lối nói rất kêu. Nhưng bây giờ khi các từ ngữ ra khỏi miệng mình, chúng ta cảm thấy ghê sợ chúng. Chúng ta không thể nói liến thoắng như trước nữa. Ban đầu chúng ta rất lanh lợi và giỏi xoay xở, chúng ta biết những gì phải làm đối với người này và những gì phải làm đối với người kia. Chúng ta không cần tin cậy Đức Chúa Trời. Nhưng sau khi Đức Chúa Trời đụng đến sự sống thiên nhiên của mình, chúng ta sẽ cảm thấy một điều gì đó ra đi khi mình chiếm chỗ người khác, một điều gì đó trong chúng ta bị tàn úa đi. Chúng tôi không nói rằng chúng ta không nên đối xử cách khôn ngoan. Đức Chúa Trời thường dẫn dắt chúng ta làm những điều khôn ngoan. Nhưng nếu cố gắng sử dụng thủ đoạn của mình, chúng ta sẽ cảm thấy một điều gì đó sụp đổ bên trong mình. Chúng ta sẽ cảm thấy như vậy ngay cả trước khi cố gắng làm bất cứ điều gì. Điều này có nghĩa là chỗ trũng của bắp vế chúng ta đã bị đụng đến.

Những ai đã trải qua sự xử lý của Đức Chúa Trời biết sự khác biệt giữa sức mạnh thiên nhiên và năng lực thuộc linh. Sau khi sức mạnh thiên nhiên của một người bị tước đoạt hoàn toàn, người ấy sẽ sợ sức mạnh thiên nhiên ấy hồi sinh bất cứ khi nào làm việc cho Chúa. Chúng ta biết nếu nói một lời nào, mình sẽ nhận được một loại hậu quả nào đó, nhưng chúng ta sợ phải gặt hậu quả ấy. Nếu tiến bước theo sức mạnh thiên nhiên của mình, chúng ta sẽ cảm thấy lạnh lẽo bên trong, và một điều gì đó trong chúng ta sẽ từ chối cùng đi với chúng ta. Đó là ý nghĩa của sự què quặt.

Mỗi người được Đức Chúa Trời đụng đến ở mỗi mức độ khác nhau. Người thì được Đức Chúa Trời đụng đến chỉ tới một mức độ lương tâm họ bị quấy nhiễu. Người thì được Đức Chúa Trời đụng đến cách triệt để hơn, gân của trũng bắp vế họ đã được đụng chạm. Họ thật là những người què. Đức Chúa Trời phải thực hiện một công tác triệt để trong chúng ta cho đến khi để lại trên chúng ta một vết thương in hằn suốt đời, đó là dấu vết què quặt. Sau khi trở nên què quặt, một điều gì đó sẽ làm tổn thương và ngăn cản chúng ta mỗi khi mình cố gắng chuyển động hay làm điều gì. Đó là vết thương vì được Đức Chúa Trời đụng đến.

Gia-cốp Nắm Lấy Đức Chúa Trời

Chỗ trũng của bắp vế Gia-cốp đã bị trật khớp khi ông vật lộn với Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta thấy có một điều lạ lùng trong câu 26: “Người đó nói: Trời đã rạng đông rồi, thôi để cho Ta đi. Nhưng Gia-cốp đáp rằng: Tôi chẳng cho người đi đâu, nếu người không ban phước cho tôi”. Theo suy nghĩ của chúng ta, trũng bắp vế của Gia-cốp đã bị trật khớp rồi, và ông đã mất hết mọi sức mạnh. Làm sao ông có thể không cho Đức Chúa Trời đi? Tuy nhiên, người đó nói: “Trời đã rạng đông rồi, thôi để cho Ta đi”. Điều này cho thấy khi chỗ trũng của bắp vế mình bị chạm đến, chúng ta nắm lấy Đức Chúa Trời mạnh nhất. Khi bị thua, chúng ta quay qua nắm lấy Đức Chúa Trời. Khi yếu đuối, chúng ta trở nên mạnh, khi bị què, chúng ta quay về Đức Chúa Trời và nói: “Tôi chẳng cho Ngài đi đâu”. Đối với chúng ta, dường như chúng ta không thể làm điều này, nhưng đó là một sự thật. Khi sức mạnh của chúng ta mất hết, chúng ta thấy mình nắm lấy Đức Chúa Trời. Chúng ta thật sự nắm lấy Đức Chúa Trời khi sức mạnh của mình không còn nữa. Những ai nắm lấy Đức Chúa Trời không cần sức mạnh riêng của mình. Đức tin hoàn thành nhiều điều là đức tin nhỏ như hạt cải. Một đức tin nhỏ như hạt cải có thể dời được núi (Math. 17:20). Nhiều lúc, những lời cầu nguyện nóng cháy và đức tin nóng cháy chỉ là sự nhiệt thành, chúng không đem đến kết quả nào cả. Nhưng thường thường, khi không có sức mạnh trong chính mình để tìm kiếm Đức Chúa Trời, khi thậm chí không thể cầu nguyện được với Ngài hoặc cầu xin Ngài, và ngay cả khi chúng ta không thể tin, thì chúng ta lại thấy mình tin! Điều kỳ diệu là đức tin yếu đuối này, đức tin nhỏ bé này, đã đem lại kết quả. Khi Gia-cốp quá mạnh mẽ, ông vô dụng trong tay Chúa. Nhưng khi chỗ trũng của bắp vế ông bị đụng đến, Đức Chúa Trời nắm lấy ông.

Người này ban phước cho Gia-cốp và nói: “Tên ngươi sẽ chẳng là Gia-cốp nữa, nhưng là Y-sơ-ra-ên” (Sáng 32:28). Tên Y-sơ-ra-ên có nghĩa là “cai trị với Đức Chúa Trời” hay “trị vì với Đức Chúa Trời”. Đó là khúc quanh trong đời sống Gia-cốp. Kinh nghiệm tại Phê-ni-ên cho thấy Gia-cốp bị tay Đức Chúa Trời đánh bại; gân của chỗ trũng bắp vế ông bị đụng đến, và ông trở nên què suốt đời. Tuy nhiên, sau đó, Đức Chúa Trời phán: “Là một hoàng tử, ngươi có quyền năng với Đức Chúa Trời và loài người, và đã thắng”. Đó là sự đắc thắng thật. Khi bị Đức Chúa Trời đánh bại, chúng ta thật sự thắng và thật sự mất lòng tự tin. Bất cứ khi nào thấy mình thua, đó là lúc chúng ta thật sự thắng.

Không Biết Danh Đức Chúa Trời

Chúng ta hãy đọc câu 29: “Gia-cốp hỏi: Xin cho tôi biết tên Người. Và Người nói rằng: Làm sao ngươi hỏi tên Ta? Rồi Người này ban phước cho Gia-cốp tại đó”. Gia-cốp muốn biết Người ấy là ai và tên Người là gì. Nhưng Người ấy không muốn cho Gia-cốp biết tên mình. Người ấy chỉ cho Gia-cốp biết tên sau khi ông đã đến Bê-tên (35:10-11). Gia-cốp không biết người ấy. Ông không biết lúc người ấy đến cũng như khi người ấy đi. Gia-cốp chỉ biết tên mình đã được đổi thành Y-sơ-ra-ên, chứ ông không biết người ấy là ai. Tất cả những người trũng bắp vế bị Đức Chúa Trời đụng đến đều không sáng tỏ lắm về những gì mình kinh nghiệm. Đó là điều tất cả chúng ta phải nhận biết.

Sau khi nghe câu chuyện Gia-cốp tại Phê-ni-ên, một anh em nói: “Tối thứ sáu vừa qua, Đức Chúa Trời đụng đến chỗ trũng của bắp vế tôi, và Ngài xử lý sức mạnh thiên nhiên của tôi”. Một anh em khác hỏi: “Điều gì xảy ra vậy?” Người đó trả lời: “Khi Đức Chúa Trời mở mắt tôi hôm ấy, tôi bị kết liễu. Tôi rất vui mừng và vô cùng cảm tạ Chúa vì Ngài đã đụng đến chỗ trũng của bắp vế tôi”. Một người biết rõ về kinh nghiệm của mình như vậy thật đáng ngờ. Câu chuyện Gia-cốp cho chúng ta thấy khi sự sống thiên nhiên của ông bị đụng đến, ông vẫn không sáng tỏ về những gì đã xảy ra. Nếu Đức Chúa Trời đụng đến sự sống thiên nhiên của mình, có lẽ chúng ta không biết điều đó ngay lúc ấy. Có lẽ chúng ta chỉ biết điều đó sau một vài tuần hay vài tháng. Một số anh em không biết điều gì xảy đến cho mình khi sự sống thiên nhiên của họ bị đụng đến. Họ chỉ biết rằng mình không dám làm một điều gì đó và không còn tài năng, mạnh mẽ và khéo léo như trước. Trước đây, họ rất tự tin, nhưng bây giờ lòng tự tin đã ra đi. Chỉ đến một ngày kia, khi quay qua Lời Đức Chúa Trời, họ mới nhận biết rằng Đức Chúa Trời đã đụng đến sự sống thiên nhiên của mình.

Vì vậy, chúng ta không nên chờ đợi một kinh nghiệm như vậy xảy đến cho mình. Nếu chăm nhìn vào kinh nghiệm, có thể chúng ta chờ đợi vài năm mà vẫn không nhận được. Đức Chúa Trời không cho phép mắt chúng ta chăm xem kinh nghiệm. Ngài chỉ cho phép chúng ta nhìn xem Ngài. Những ai tìm kiếm kinh nghiệm sẽ không tìm được, nhưng ai ngưỡng trông Đức Chúa Trời sẽ tìm được kinh nghiệm. Nhiều người được cứu mà không biết. Cũng vậy, nhiều Cơ-đốc-nhân có sự sống thiên nhiên đã được đụng đến mà không hay. Đó là kinh nghiệm của Gia-cốp. Ban đầu ông không sáng tỏ lắm. Ông chỉ biết rằng mình gặp Đức Chúa Trời ngày hôm ấy. Vào ngày ấy, ông đã đến đối diện với Đức Chúa Trời.

Những ai đã trải qua kinh nghiệm về Phê-ni-ên sẽ không thể nói với người khác một cách thật sáng tỏ về giáo lý của kinh nghiệm này. Tất cả những gì họ biết chỉ là mình đã gặp Đức Chúa Trời và trở nên què quặt. Họ chỉ có thể nói rằng họ không còn mạnh mẽ như trước, và không còn tự tin như trước. Mỗi khi họ cố gắng định mưu tính hay xoay xở điều gì, họ thấy mình không còn làm như vậy được nữa. Mỗi khi họ cố gắng chứng tỏ khả năng của mình, họ bị chận lại. Sự què quặt là bằng cớ chỗ trũng bắp vế đã được đụng đến. Không phải vì la lên: “Tôi què rồi!” mà một người trở nên què. Nếu vẫn hành động cách tự tin, nói năng đầy sức thuyết phục, chuyển động cách độc lập, khăng khăng về những đề nghị của mình, không chờ đợi Đức Chúa Trời và không ngưỡng trông Ngài khi các sự việc xảy ra, thì một người chưa “bị què”, và Đức Chúa Trời chưa đụng đến người ấy. Gia-cốp không biết danh của Đức Chúa Trời; tất cả những gì ông biết là một dấu vết hằn trên ông, dấu vết của sự què quặt. “Bị què” có nghĩa là gì? Nghĩa là không còn sống bởi mình, trông cậy mình, tin chính mình. Một người không dám cho mình là khéo léo hay tài năng thì không dám sử dụng những mưu toan của mình. Tất cả những gì người ấy có thể làm là nhìn xem Đức Chúa Trời và tin cậy Ngài. Người ấy sợ hãi, run rẩy và ở trong sự yếu đuối. Đó là “bị què”, và đó là người có gân của trũng bắp vế đã được đụng đến. Không cần để thì giờ xem xét khi nào điều đó xảy ra hay đã xảy ra như thế nào. Tất cả những gì chúng ta phải làm là ngưỡng trông Chúa và tin rằng một ngày kia gân của chỗ trũng bắp vế chúng ta sẽ được đụng đến mà chúng ta không biết.

Tuy nhiên, chỉ riêng kinh nghiệm Phê-ni-ên thì không đủ. Phê-ni-ên nghĩa là bước khởi đầu của Đức Chúa Trời. Đó là nơi mà lần đầu tiên Đức Chúa Trời nói với Gia-cốp rằng ông sẽ được gọi là Y-sơ-ra-ên. Sau Phê-ni-ên, chúng ta khó tìm thấy Y-sơ-ra-ên trong Gia-cốp. Chúng ta vẫn thấy Gia-cốp. Tại Phê-ni-ên, Gia-cốp chỉ biết rằng tên mình sẽ được gọi là Y-sơ-ra-ên, ông không biết tên của Đức Chúa Trời. Gia-cốp không biết Đức Chúa Trời là ai cho đến Sáng-thế Ký chương 35. Như vậy, Phê-ni-ên chỉ là bước ngoặc. Mãi khi đến Bê-tên, chúng ta mới tìm thấy sự trọn vẹn. Cần phải trải qua một thời gian nữa trước khi công tác của Đức Chúa Trời được trọn vẹn trong Gia-cốp.

CÁCH CƯ XỬ CŨ KỸ TIẾP TỤC DIỄN RA

Sau biến cố Phê-ni-ên, Gia-cốp trở nên què quặt, nhưng ông vẫn không biết mình đã kinh nghiệm điều gì. Khi bình minh đến, ông vẫn hành động theo kế hoạch ban đầu.

Nhiều người định tội Gia-cốp và lên án ông. Họ nghĩ lẽ ra Gia-cốp phải ngừng các hoạt động của mình vì ông đã được Đức Chúa Trời đụng chạm. Vì ông đã được Đức Chúa Trời đụng chạm, mỗi một nan đề lẽ ra đã được giải quyết. Đó là tâm trí của những người chưa biết chính mình. Họ nghĩ rằng mọi sự đều dứt khoát và tất cả những nan đề của họ có thể được giải quyết trong phút chốc. Thật ra, sự việc không đơn giản như vậy. Chúng ta cần phải nhận biết rằng kinh nghiệm ấy không phải là một tư tưởng thoáng qua. Gia-cốp không thể trở nên Y-sơ-ra-ên trong giây lát. Vì ông đã sắp đặt mọi sự từ hôm trước nên ông thực hiện kế hoạch như đã định. Nhưng chúng ta cần phải nhận biết một điều: Sau khi Đức Chúa Trời đụng đến chỗ trũng của bắp vế ông, ông đã đổi khác khi gặp Ê-sau. Chúng ta có thể thấy Gia-cốp bắt đầu thay đổi.

Chúng ta hãy đọc Sáng-thế Ký 33:1-3: “Gia-cốp ngước mắt lên và nhìn, kìa, Ê-sau dẫn bốn trăm người đi đến. Người bèn chia các con cho Lê-a, Ra-chên và cho hai đầy tớ gái; sắp hai đầy tớ gái và con họ ở trước; kế đến Lê-a và con cái nàng; Ra-chên cùng Giô-sép ở sau chót. Còn người thì đi trước họ và sấp mình xuống đất bảy lần cho đến khi tới gần anh mình”. Ông vẫn xảo quyệt như trước. Thậm chí ông còn cúi đầu bảy lần trước mặt anh. Câu 4 nói: “Nhưng Ê-sau chạy đến trước mặt người, ôm choàng cổ mà hôn, rồi hai anh em đều khóc”. Gia-cốp không nghĩ rằng các mưu toan của mình là không cần thiết và mọi kế hoạch của mình đều vô ích. Sự bảo vệ của Đức Chúa Trời là thật. Tất cả những gì ông cần chỉ là một chút đức tin và lẽ ra ông có thể thoát khỏi mọi lo âu và sợ hãi! Ê-sau không tìm cách giết ông; trái lại, Ê-sau đến mừng đón ông. Ông ôm Gia-cốp, gục đầu nơi cổ Gia-cốp, và hôn em mình. Mọi sự lanh lợi và kế hoạch của Gia-cốp đều chẳng là gì cả! Khi lìa anh mình và gặp Ra-chên, ông đã khóc. Bây giờ khi trở về gặp Ê-sau, ông lại khóc. Một số người khóc theo bản chất họ thích khóc. Nhưng Gia-cốp là một con người giỏi xoay xở, ông không dễ gì khóc. Tuy nhiên, khi trông thấy anh mình, ông khóc. Đó là một trường hợp hiếm có. Điều này có nghĩa là kinh nghiệm Phê-ni-ên đã làm cho Gia-cốp thành một con người mềm mại.

Các câu từ 6 đến 8 chép: “Hai người tớ gái và con cái họ lại gần người, sấp mình xuống. Lê-a và các con cái nàng cũng lại gần, sấp mình xuống; kế đến, Ra-chên và Giô-sép lại gần và sấp mình xuống. Ê-sau hỏi: Toán quân anh đã gặp đi trước đó, em tính làm chi? Đáp rằng: Ấy để nhờ được ơn trước mặt chúa tôi”. Ông vẫn đọc bài diễn văn mình đã soạn hôm trước. Hôm trước ông đã chuẩn bị gọi Ê-sau là “chúa tôi”. Ông đi theo chương trình đã vạch ra từ đầu và gọi Ê-sau là “chúa tôi”. Một người có thể được Đức Chúa Trời xử lý sự sống thiên nhiên và lấy đi năng lực riêng, nhưng cách cư xử bề ngoài có thể mất vài tuần hay thậm chí vài tháng mới thay đổi.

Các câu 9 và 10 chép: “Ê-sau nói: Em ơi! Anh đã được đủ rồi; vậy, hãy giữ tài vật mà em có. Thưa rằng: Xin anh, không. Nếu em được ơn trước mặt anh, hãy nhận quà do tay em làm ra; vì em thấy được mặt anh khác nào thấy được mặt Đức Chúa Trời, và anh đã đẹp lòng tiếp rước em”. Chúng ta không nên cho đây là lời nói giả vờ của Gia-cốp. Ông nói: “Em thấy được mặt anh khác nào thấy được mặt Đức Chúa Trời”. Gia-cốp không tìm cách tỏ ra khiêm nhường khi nói lời này. Dĩ nhiên Gia-cốp giả vờ rất giỏi, nhưng lời này không phải giả vờ. Có một ý nghĩa sâu xa trong lời nói này của ông. Lời này nghĩa là đối với ông, thấy mặt Ê-sau là đối diện với Phê-ni-ên. Điều này nghĩa là gì? Ấy nghĩa là khi một người thấy mặt những ai mình đã gây tổn thương và phạm tội nghịch với họ, người ấy thấy mặt của Đức Chúa Trời. Bất cứ khi nào gặp những người mình đã phạm tội nghịch cùng họ, ấy là chúng ta gặp Đức Chúa Trời. Bất cứ khi nào tình cờ gặp những người mình đã xúc phạm, ấy là chúng ta gặp sự phán xét. Nếu nợ ai điều gì, nếu ngược đãi ai hay nếu làm hại ai, chúng ta sẽ thấy Đức Chúa Trời mỗi khi chúng ta gặp họ nếu chưa giải quyết vấn đề cách ổn thỏa. Họ sẽ đáng sợ như Đức Chúa Trời. Mỗi khi thấy mặt họ chúng ta sẽ được nhắc nhở về Đức Chúa Trời, và mỗi khi tình cờ gặp họ chúng ta tình cờ gặp sự phán xét. Gia-cốp đang trình bày một sự thật. Đối với Gia-cốp, thấy mặt Ê-sau thật là “khác nào thấy mặt Đức Chúa Trời”.

TRỞ VỀ CA-NA-AN

Ê-sau trở về Sê-i-rơ, và Gia-cốp bắt đầu đi đến Su-cốt. “Gia-cốp ở xứ Pha-đam-a-ram đến Sa-lem, một thành thuộc Si-chem, ở xứ Ca-na-an, người đóng trại trước thành” (18).

Lưu Lại Tại Si-chem

Đức Chúa Trời muốn Gia-cốp trở về quê cha, nhưng ông ở lại tại Si-chem. Si-chem chỉ là nơi dừng chân đầu tiên trên đường về Ca-na-an, nhưng Gia-cốp lại ở Si-chem. Trước hết, ông xây nhà tại Su-cốt (c. 17). Sau đó ông mua một miếng ruộng, giăng lều, và dựng một bàn thờ tại Si-chem, gọi bàn thờ ấy là “Ên-Ên-ô-hê-Y-sơ-ra-ên”, nghĩa là “Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên” (cc. 19-20). Ông chưa đi đến Bê-tên hay Hếp-rôn mà chỉ mới đến Si-chem và ở tại đó. Không những ông ở đó, mà còn mua đất tại đó nữa. Điều này cho thấy Gia-cốp chưa mạnh mẽ đủ và chưa học bài học ấy cách đúng mức. Ông chưa đến tình trạng trọn vẹn. Đức Chúa Trời xử lý Gia-cốp dần dần. Kỷ luật của Đức Chúa Trời và sự cấu tạo của Đức Thánh Linh được thực hiện từng bước một.

Mặc dầu ở tại Si-chem là một sự thất bại cho Gia-cốp, nhưng ông vẫn xây dựng một bàn thờ tại đó, kêu cầu danh Đức Chúa Trời và công bố rằng Ngài là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Đó là một bước tiến. Đức Chúa Trời bây giờ không những là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham và Đức Chúa Trời của Y-sác, nhưng là “Ên-Ên-ô-hê-Y-sơ-ra-ên”. “Ên” là Đức Chúa Trời, và “Ên-ô-hê” cũng là Đức Chúa Trời. Ý nghĩa của cả chữ là “Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên thật là Đức Chúa Trời”, hay “Đức Chúa Trời thật là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên”. Bây giờ ông đã có thể nói một lời như vậy. Ông thật đã tiến bộ trước mặt Chúa.

Trong chương ba mươi bốn, con gái của Gia-cốp bị làm nhục tại xứ ấy, hai con trai ông âm mưu giết Si-chem và mọi người nam trong thành. Điều này đặt Gia-cốp vào một tình huống rất khó khăn. Đó là lúc Đức Chúa Trời gọi ông đến Bê-tên (35:1). Đức Chúa Trời kỷ luật ông và dẫn dắt ông. Ông muốn sống tại Si-chem, nhưng Đức Chúa Trời không muốn ông ở đó quá lâu.

Chúng tôi đã đề cập rằng Áp-ra-ham sống tại ba nơi trong xứ Ca-na-an đó là Si-chem, Bê-tên và Hếp-rôn. Ông xây dựng bàn thờ ở cả ba nơi ấy. Ba nơi này mang các đặc tính của Ca-na-an, chúng thật đại diện cho miền đất Ca-na-an. Sau Phê-ni-ên, Đức Chúa Trời dự định đem Gia-cốp vào con đường của Áp-ra-ham, trước hết là Si-chem, sau đó đến Bê-tên và cuối cùng là Hếp-rôn. Áp-ra-ham trải qua ba nơi này, và Đức Chúa Trời cũng dẫn Gia-cốp qua ba nơi này. Sau Phê-ni-ên, Đức Chúa Trời dẫn ông vào Si-chem và rồi đến Bê-tên. Phê-ni-ên và Bê-tên tương xứng với nhau. Tại Phê-ni-ên, Đức Chúa Trời phán: “Tên ngươi sẽ chẳng gọi là Gia-cốp nữa, nhưng là Y-sơ-ra-ên” (32:28), và tại Bê-tên, Ngài cũng nói: “Tên ngươi là Gia-cốp: sau này sẽ chẳng gọi là Gia-cốp nữa” (35:10). Nói cách khác, Phê-ni-ên là bước đầu, trong khi Bê-tên là sự trọn vẹn.

Đi Đến Bê-tên

Sáng-thế Ký 35:1 nói: “Đức Chúa Trời phán cùng Gia-cốp rằng: Hãy chỗi dậy, đi lên Bê-tên mà ở, và hãy lập nơi đó một bàn thờ cho Đức Chúa Trời, là Đấng hiện ra cùng ngươi đương lúc chạy trốn khỏi Ê-sau, anh mình”. Đức Chúa Trời bảo ông hãy đi lên Bê-tên. Bê-tên là nơi đặc biệt đụng đến lòng Gia-cốp vì ông đã nằm mơ và Đức Chúa Trời đã hiện ra với ông tại đó. Như chúng tôi đã đề cập, Bê-tên là nhà của Đức Chúa Trời, nghĩa là uy quyền của Đấng Christ, tức là Đấng Christ đang cai trị nhà Ngài. Cũng có nghĩa là sự sống tập thể, tức là Thân Thể của Đấng Christ. Trong nhà này, không nên có sự ô uế, tội lỗi, hay bất cứ điều nào trái với ý muốn của Đức Chúa Trời. Đó là lý do vì sao Gia-cốp nói với người nhà mình và những người ở với mình “Hãy dẹp các tượng thần Ngoại-bang khỏi giữa các ngươi, làm cho mình được thanh sạch, và thay áo xống đi” khi họ đi lên Bê-tên (c. 2). Nói cách khác, họ phải bỏ tất cả những gì có liên hệ đến thần tượng ở phía sau trước khi họ có thể đi lên Bê-tên (c. 2). Tại Si-chem, Gia-cốp chôn các thần lạ và tất cả bông tai dưới gốc cây sồi (c. 4). Ý nghĩa của Si-chem là “sức mạnh của đôi vai”. Nói cách khác, Đấng Christ xử lý các thần tượng và tội lỗi của chúng ta, Đấng Christ xử lý tất cả những gì mà chúng ta không thể xử lý. Cây sồi của Si-chem nói về sự giàu có của Y-sác, điều này cho thấy mọi điều trái nghịch với chúng ta đều bị xử lý tại đó. Tại Si-chem, Đấng Christ có đủ quyền năng để xử lý mọi điều này. Vai của Ngài đủ rộng để mang mọi trách nhiệm này. Bê-tên là nhà của Đức Chúa Trời. Trong nhà Đức Chúa Trời, chỉ nên có những hành vi và nếp sống tinh sạch mà thôi, tất cả những điều ô uế cần phải được giải quyết trước khi chúng ta đến Bê-tên. Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta không những phải có nếp sống cá nhân tinh sạch, mà còn phải có nếp sống Thân Thể tinh sạch nữa. Bê-tên không thể chịu được những điều ô uế. Thân Thể của Đấng Christ là Đấng Christ, và chỉ có Đấng Christ mới có thể ở trong Thân Thể của Ngài; mọi điều khác phải bị bỏ lại phía sau ở Si-chem.

Câu 5 nói: “Rồi họ lên đường”. Sau khi Gia-cốp tin cậy quyền năng Chúa và cất bỏ tất cả những điều không tôn vinh Ngài, ông bắt đầu cuộc hành trình.

Câu 6 và 7 nói: “Gia-cốp cùng mọi người đi theo đến tại Lu-xơ (là thành Bê-tên) thuộc về xứ Ca-na-an, người lập tại đó một bàn thờ, đặt tên chốn này Ên-Bê-tên, vì là nơi Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng người trong lúc chạy trốn khỏi anh mình”. Vào thời điểm ấy, Gia-cốp đã tiến thêm một bước. Tại Si-chem, ông đặt tên cho nơi ấy là “Ên-Ên-ô-hê-Y-sơ-ra-ên”. Ông gọi nơi này là “Ên-bê-Tên”. Tại Si-chem, ông gọi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, trong khi ở đây, ông gọi Ngài là Đức Chúa Trời của Bê-tên. Ông tiến lên từ kinh nghiệm cá nhân đến kinh nghiệm tập thể. Tại Si-chem, ông biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Khi đến Bê-tên, ông biết Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của nhà Ngài. Khi đến Bê-tên, ông nhận thức rằng chiếc bình mà Đức Chúa Trời theo đuổi là một ngôi nhà, một chiếc bình tập thể. Đức Chúa Trời không những là Đức Chúa Trời của ông, nhưng còn là Đức Chúa Trời của nhà Ngài. Ông đã được đem đến một nơi rộng rãi.

Cảm tạ và ngợi khen Chúa vì Đức Chúa Trời không chất một đống đá gồm những viên đá rời rạc. Ngài đang xây một ngôi nhà, mà ngôi nhà ấy bày tỏ Ngài. Cần phải có một chứng cớ tập thể rồi mới có thể đạt được mục tiêu của Đức Chúa Trời. Các cá nhân không thể làm thỏa lòng Đức Chúa Trời. Ngay cả nhiều cá nhân làm việc cho Chúa cũng sẽ không thỏa mãn lòng Đức Chúa Trời được. Cần có một chiếc bình tập thể để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời và làm thỏa lòng Ngài. Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời của Bê-tên, Đức Chúa Trời của Hội-thánh.

Ở đây, Đức Chúa Trời hiện ra cho Gia-cốp một lần nữa. Đức Chúa Trời hiện ra tại Bê-tên lần này khác với lần Ngài hiện ra trước đó cũng tại nơi này. Lần trước Đức Chúa Trời hiện ra trong một giấc mơ. Lần này, Ngài hiện ra trực tiếp. Chúng ta hãy đọc các câu 9 và 10: “Khi ở xứ Pha-đan-a-ram đến, Đức Chúa Trời lại hiện ra cùng Gia-cốp nữa, ban phước cho người, và phán rằng: Tên ngươi là Gia-cốp, sau này sẽ chẳng gọi là Gia-cốp nữa, nhưng Y-sơ-ra-ên sẽ là tên ngươi. Rồi Ngài đặt tên người là Y-sơ-ra-ên”. Tại Phê-ni-ên, Đức Chúa Trời bắt đầu đổi tên Gia-cốp của ông thành Y-sơ-ra-ên. Tại Bê-tên, việc đổi tên ông mới thật sự được tiến hành. Điều gì bắt đầu tại Phê-ni-ên được hoàn thành trong nhà của Đức Chúa Trời. Tại Phê-ni-ên, Đức Chúa Trời xử lý sự sống thiên nhiên của Gia-cốp. Đức Chúa Trời hành động trong ông và cho ông một cú đấm chí tử. Sau Phê-ni-ên, sự sống thiên nhiên của ông chỉ còn lại một chút mà thôi, nó không còn mạnh như trước nữa. Khi đến Bê-tên, những gì ông bắt đầu được soi sáng tại Phê-ni-ên thì được thành toàn trong nhà của Đức Chúa Trời. Sự sống thiên nhiên của chúng ta được đụng đến cách cá nhân là điểm khởi đầu của Y-sơ-ra-ên, trong khi nhận biết Thân Thể của Đấng Christ trong nhà của Đức Chúa Trời là sự trọn vẹn của Y-sơ-ra-ên. Bước khởi đầu của kinh nghiệm Phê-ni-ên là sự soi sáng và lột bỏ sự sống thiên nhiên, trong khi sự trọn vẹn của kinh nghiệm Phê-ni-ên là Bê-tên, là nhà của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời phán với Gia-cốp: “Ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng” (c. 11). Gia-cốp đã nghe được điều ông chưa từng nghe tại Phê-ni-ên. Tại Phê-ni-ên, Gia-cốp hỏi Đức Chúa Trời về danh Ngài, nhưng Ngài không cho ông biết. Tại đây, Đức Chúa Trời cho ông biết danh Ngài. “Ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng!” Đó là một trong các danh Đức Chúa Trời bày tỏ cho Áp-ra-ham khi Ngài hiện ra cho ông (17:1). Đức Chúa Trời phán điều này cho Gia-cốp để tỏ cho ông thấy sự bất năng của ông và sự toàn năng của Ngài. Không những chúng ta phải biết sự nghèo nàn của mình, mà còn phải biết sự giàu có của Ngài. “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Ngươi hãy sanh sản và gia tăng bội phần; một dân và một tập hợp của các dân đều sẽ do nơi ngươi mà ra, cùng các vua sẽ ra từ ngươi. Xứ Ta đã cho Áp-ra-ham và Y-sác thì Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi” (35:11-12). Điều này cho thấy Đức Chúa Trời đã có được một chiếc bình mới nơi Gia-cốp. Bây giờ có một dân có thể hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời trên đất. Sau khi phán điều này, Đức Chúa Trời từ nơi Gia-cốp ngự lên (c. 13). Khi Gia-cốp gặp Đức Chúa Trời trước đây, ông dựng một tảng đá làm một trụ, đổ dầu lên đó, và gọi nơi ấy là nhà của Đức Chúa Trời. Vào lúc đó, ông sợ hãi và cảm thấy nơi đó rất kinh khủng. Sau khi gặp Đức Chúa Trời lần này, ông dựng một trụ đá, đổ dầu lên cũng như một lễ quán (c. 14). Lễ quán là một của lễ bằng rượu; trong Kinh-thánh, của tế lễ này chỉ về sự vui mừng. Bây giờ Gia-cốp không còn sợ hãi nhưng vui mừng. Trước đây, ông cảm thấy rất sợ hãi khi gặp Đức Chúa Trời. Bây giờ ông vui mừng khi được gặp Ngài. Điều này cho thấy khi chúng ta được cứu, có một hương vị nào đó trong sự ngợi khen Chúa, khi xác thịt chúng ta bị xử lý, có một hương vị khác trong sự ngợi khen Chúa. Hương vị của sự ngợi khen sau khi xác thịt bị xử lý là một điều mà không ai kinh nghiệm được trước khi bị xử lý.

Cư Ngụ Tại Hếp-rôn

Câu 16 nói: “Và từ Bê-tên họ lên đường”. Câu 27 nói: “Gia-cốp đến cùng Y-sác, cha mình, ở Mam-rê, tại thành Ki-ri-át A-ra-ba, tức là Hếp-rôn, nơi Áp-ra-ham và Y-sác đã kiều ngụ”. Gia-cốp đã đến Hếp-rôn. Một khi ông đến nơi này, công tác Đức Chúa Trời trong ông đã hoàn tất. Từ đó về sau, ông cư ngụ tại Hếp-rôn, là nơi Áp-ra-ham và Y-sác từng cư ngụ. Ý nghĩa của Hếp-rôn là cứ ở trong sự tương giao. Đó không phải là sự tương giao với Đức Chúa Trời nhưng là sự tương giao với các chi thể của Thân Thể Đấng Christ.

Bê-tên không phải là nơi định cư cho Gia-cốp. Chỉ có Hếp-rôn là nơi định cư của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Điều này có nghĩa là chúng ta cần biết Bê-tên là nhà của Đức Chúa Trời y như chúng ta cần biết Si-chem là quyền năng của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chúng ta không sống trong sự hiểu biết về nhà của Đức Chúa Trời mà sống trong sự tương giao của nhà ấy.

Từ đó về sau, Gia-cốp nhận thức rằng ông không thể tự mình làm gì được. Mọi sự cần được thực hiện trong sự tương giao, ngoài sự tương giao, không điều gì được thực hiện cả. Nếu xác thịt chưa bị xử lý, nó sẽ không bao giờ thấy tầm quan trọng của sự tương giao. Nhiều Cơ-đốc-nhân dường như không cần sự tương giao. Họ không cần tương giao với Đức Chúa Trời, và họ không cần tương giao với những con cái khác của Ngài. Sở dĩ họ ở trong tình trạng này là vì xác thịt của họ chưa bị xử lý. Xác thịt phải bị xử lý, và một người cần phải biết sự sống của Bê-tên trước khi người ấy nhận thức rằng mình không thể sống ngoài Hếp-rôn, và mình không thể tồn tại nếu thiếu sự tương giao. Sự tương giao chúng tôi đang đề cập chỉ về nguồn cung ứng sự sống của Đấng Christ đến từ các chi thể khác. Khi những anh em và chị em khác cung ứng Đấng Christ cư ngụ bên trong cho chúng ta và chúng ta tiến tới nhờ sự cung ứng của những chi thể này, chúng ta có Hếp-rôn và sự tương giao. Các con cái của Đức Chúa Trời rất cần điều này.

Nếu các con cái của Đức Chúa Trời chưa được xử lý xác thịt, họ không thể biết sự sống của Thân Thể Đấng Christ. Có lẽ họ hiểu giáo lý về Thân Thể Đấng Christ, và thậm chí họ có thể trình bày một cách rõ ràng. Nhưng nếu xác thịt của họ chưa được xử lý, họ sẽ không biết sự sống của Thân Thể. Một khi xác thịt được xử lý, họ sẽ biết sự sống của Thân Thể Đấng Christ. Họ sẽ thấy tầm quan trọng của sự tương giao, và không thể sống xa rời sự tương giao. Họ hoàn toàn không thể làm một Cơ-đốc-nhân nếu thiếu những con cái khác của Đức Chúa Trời, và họ sẽ không thể nhận được một nguồn cung ứng sự sống nào ngoài sự giúp đỡ của con cái Đức Chúa Trời. Các anh chị em ơi, Thân Thể của Đấng Christ là một sự thật, đó không phải là một giáo lý. Chúng ta không thể sống thiếu Đấng Christ, và chúng ta không thể sống thiếu các Cơ-đốc-nhân khác.

Chúng ta phải cầu xin Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể làm Cơ-đốc-nhân một mình. Chúng ta phải sống trong sự tương giao với Đức Chúa Trời, và phải sống trong sự tương giao với Thân Thể của Đấng Christ. Nguyện Đức Chúa Trời tiếp tục dẫn dắt chúng ta để chúng ta có thể thật sự tôn vinh danh Ngài. Nguyện Đức Chúa Trời không những có được một chiếc bình trong Gia-cốp, nhưng cũng có được một chiếc bình trong chúng ta nữa.

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2