"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870326
Đang truy cập:230

Gia Tể Đức Chúa Trời: 7, 8

cialis trial coupon

cialis coupons printable 9925.org

amlodipin

amlodipine patemery.azurewebsites.net

 CHƯƠNG BẢY

CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHẦN BÊN TRONG VÀ PHẦN ẨN GIẤU

Chúng ta cần tiếp tục xem xét các phần bên trong và phần ẩn giấu của con người chúng ta. Chúng ta phải nhớ hai từ ngữ này, đó là các phần bên trong và phần ẩn giấu. Các phần bên trong của con người chúng ta là các phần của hồn và phần ẩn giấu là linh chúng ta. Cả hồn lẫn linh của chúng ta đều có ba phần, trong khi tấm lòng gồm ba phần của hồn kết hợp với phần đầu tiên của linh. Chúng ta phải dành thì giờ xem xét tất cả các phần này một cách chi tiết. Trước hết, chúng ta cần nhận biết chức năng của tấm lòng và cách điều chỉnh nó. Kế đó, chúng ta cần xem xét linh và sau cùng là hồn. Chúng ta hãy ngửa trông Chúa, nhận lấy ân điển để thấy tất cả các điều này cách rõ ràng hầu cho có đủ ấn tượng để thôi thúc chúng ta học hỏi về tất cả các phần của con người chúng ta và rồi biết cách sử dụng linh và tấm lòng mình để kinh nghiệm Chúa. Trong chương này chúng ta cần nhận biết chức năng của tấm lòng, linh và hồn.

Theo Kinh-thánh, tấm lòng cần phải được điều chỉnh trước chứ không phải linh hoặc hồn. Bởi vì tấm lòng là sự kết hợp của tất cả các phần của hồn với phần quan trọng nhất của linh, là lương tâm. Mối liên hệ của chúng ta với Chúa phải bắt đầu từ lương tâm. Nếu lương tâm có gì sai trật, chúng ta có thể biết chắc mình đã sai quấy với cả Đức Chúa Trời lẫn với người khác. Do đó, vì lương tâm là phần chính của tấm lòng, nên lòng phải được xử lý trước hết để bảo đảm mối liên hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời.

TẤM LÒNG LÀ CƠ QUAN YÊU THƯƠNG

2Cô-rin-tô 3:16 chép: “Nhưng hễ khi nào lòng đó quay về Chúa, thì bấy giờ màn ấy mới được cất khỏi”. Trước hết tấm lòng phải quay về Chúa. Đây là sự ăn năn thật. Khi chúng ta sa ngã, lòng chúng ta xây khỏi Chúa. Nhưng khi chúng ta ăn năn, lòng chúng ta lại quay về Ngài. Không phải chỉ cần xoay lòng về Chúa một lần đủ cả, mà lòng chúng ta cần phải xoay về Chúa luôn luôn. Hằng ngày mỗi buổi sáng chúng ta lại phải xoay lòng mình về Chúa. Khi thức dậy, chúng ta nên đến với Chúa mà thưa với Ngài: “Chúa ơi, con đây. Nhờ sự thương xót và ân điển của Ngài mà hôm nay con ao ước xoay lòng về Ngài một cách tươi mới”.

Khi lòng chúng ta quay về Chúa, cái màn được cất khỏi. Nhiều người than: “Ôi, tại sao tôi không nhận được sự dẫn dắt của Chúa? Tại sao tôi không biết được ý Ngài? Nhưng vấn đề là lòng họ ở đâu và hướng về đâu? Lòng họ phải quay lại và được điều chỉnh để thích hợp với Chúa. Khi tôi còn trẻ, tôi thường cầu nguyện theo2Cô-rin-tô 3:16 hầu như mỗi ngày: “Chúa ơi, xin khiến lòng con quay về Ngài”. Ôi, điều này rất hiệu nghiệm! Anh em thử làm như vậy đi! Trước khi đọc Lời Chúa vào buổi sáng, trước hết anh em hãy xoay lòng mình về Ngài thì các bức màn sẽ được cất đi, rồi anh em sẽ được soi sáng. Bức màn giữa anh em với Chúa sẽ được cất đi khi lòng anh em quay lại với Ngài, khi ấy anh em sẽ thấy được ánh sáng.

Một khi lòng anh em đã quay lại với Chúa, anh em cần vận dụng đức tin ngay sau đó. Rô-ma 10:9-10 nói rằng: “tin trong lòng” và “lấy lòng tin”. Tin không phải là sự vận dụng linh, tâm trí, hay ý chí nhưng là sự vận dụng tấm lòng: “lấy lòng tin”. Để hợp tác với Linh ngự bên trong, chúng ta cần học cách vận dụng tấm lòng. Sau khi lòng chúng ta quay trở lại với Chúa, chúng ta nên vận dụng đức tin trong lòng mình ngay. Bất cứ điều gì Chúa nói trong Lời Ngài, chúng ta phải vận dụng lòng mình để tin. Bất cứ điều gì chúng ta cảm nhận được sâu xa từ bên trong, chúng ta phải tin bằng cách vận dụng tấm lòng. Chúng ta phải tin cậy Chúa trong mọi hoàn cảnh của mình. Trong mọi cảnh ngộ, chúng ta phải luôn vận dụng lòng mình để tin cậy Chúa. Vận dụng đức tin trong Chúa sẽ giữ gìn lòng chúng ta khỏi sự nghi ngờ. Cũng hãy cầu nguyện xin Chúa bảo vệ tấm lòng chúng ta khỏi sự nghi ngờ.

Thứ ba, tấm lòng phải được rưới khỏi lương tâm xấu (Hê-bơ-rơ 10:22). Tấm lòng tự nó không cần phải được rưới sạch, nhưng chính lương tâm xấu lại cần. Lương tâm chúng ta luôn luôn cần được sự rưới sạch nhờ huyết chuộc tội của Chúa Giê-su. Càng xoay lòng mình lại với Chúa và càng tin cậy Ngài qua việc vận dụng tấm lòng mình, chúng ta càng thấy mình có nhiều sai quấy trong lương tâm. Khi không xoay lòng về Chúa, chúng ta không bao giờ cảm biết lương tâm mình sai quấy. Khi lòng xây khỏi Chúa, chúng ta cảm thấy chỉ có mình là đúng đắn trong mọi sự; còn những người khác đều sai. Nhưng khi xoay lòng về Ngài, chúng ta chỉ thấy chính mình và không thể thấy ai khác. Càng tin cậy Ngài, chúng ta càng cảm thấy mình sai quấy trong rất nhiều điều. Chúng ta sai quấy với vợ, chồng mình, con cái mình, với cha mẹ và bạn học của mình. Những sự cáo trách trong lòng chúng ta là gì? Đó là những lời kết tội trong lương tâm chúng ta. Khi ấy chúng ta sẽ tức khắc xưng ra mọi điều theo sự cáo trách bên trong lương tâm. Càng xưng tội, chúng ta càng áp dụng huyết của Chúa Giê-su vào lương tâm mình. Lương tâm ấy sẽ được tẩy rửa, gội sạch và không còn lên án, đó là một lương tâm tinh sạch. Lòng được rưới sạch khỏi lương tâm xấu nghĩa là lương tâm đã được tẩy sạch để không còn một sự cáo trách nào trong lòng chúng ta. Lòng chúng ta được bình an và đầy sự vui mừng trong Chúa.

Hơn thế nữa, dựa theo Ê-xê-chi-ên 36:26, tấm lòng phải được đổi mới. Trong Ê-xê-chi-ên 36:25 Chúa phán: “Ta sẽ rưới nước trong trên các ngươi và các ngươi sẽ được tinh sạch khỏi sự ô uế của các ngươi; Ta sẽ làm sạch hết mọi thần tượng của các ngươi”. Nhưng đây chưa phải là tất cả. Gội sạch chúng ta khỏi mọi điều ô uế, mọi tội lỗi và ngay cả mọi thần tượng thì chỉ mới nói về mặt tiêu cực. Chúng ta cần những điều tích cực. Vì thế, câu kế tiếp nói rằng: “Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi”.Một tấm lòng mới là tấm lòng cũ được làm nên mới.

Vì thế, có bốn bước trong việc điều chỉnh tấm lòng. Những điều này không xảy ra một lần đủ cả khi chúng ta tin Chúa Giê-su và nhận Ngài làm Cứu Chúa của mình.Chúng ta là những người tìm kiếm Chúa, phải làm cho tấm lòng mình lại tươi mới mỗi ngày qua bốn bước này. Chúng ta phải xoay lòng mình về Chúa, vận dụng lòng mình tin cậy Ngài, để cho lòng chúng ta được rưới sạch khỏi lương tâm xấu và lòng mình cứ được đổi mới luôn. Sự đổi mới của tấm lòng không phải là vấn đề một lần đủ cả.Tôi tin rằng ngày nay nếu Sứ-đồ Phao-lô còn sống lòng ông vẫn cần được đổi mới luôn. Chúng ta phải thực tập ngay các bước này. Khi mới thức dậy buổi sáng, chúng ta phải cầu nguyện: “Chúa ơi, hôm nay xin Chúa làm cho lòng con quay trở lại với Ngài”. Rồi chúng ta cần phải vận dụng tấm lòng mình để tin cậy Chúa: “Chúa ơi, con tin Ngài và Lời Ngài. Con tin cậy sự xử lý của Ngài trong con và sự xử lý của Ngài trong mọi hoàn cảnh của con”. Khi ấy chúng ta sẽ cảm biết mình sai quấy như thế nào, bao nhiêu lỗi lầm chúng ta đã phạm và biết bao điều ô uế trong chúng ta. Vì thế chúng ta phải xưng tội để được tẩy rửa và rưới sạch khỏi lương tâm xấu. Như vậy tấm lòng chúng ta sẽ trở nên tươi mới.

Bốn bước này sẽ làm cho lòng chúng ta hoạt động đúng mức. Chức năng của tấm lòng là yêu Chúa vì đó là cơ quan yêu thương của con người chúng ta. Điều này được chứng minh trong Mác 12:30: “Ngươi phải hết lòng mà thương yêu Chúa”. Tấm lòng được tạo dựng với mục đích yêu mến Chúa. Không có tấm lòng, chúng ta không thể yêu thương. Chúng ta có thể nào nhìn mà không có mắt không? Chúng ta có thể nào nghe mà không có tai không? Chúng ta có thể nào suy nghĩ mà không có tâm trí không? Chắc chắn là không! Chúng ta cũng không thể yêu thương nếu không có tấm lòng. Nhiều Cơ-đốc-nhân không biết chức năng của tấm lòng. Họ biết chức năng của mắt, của tai, của lý trí nhưng họ không biết chức năng của tấm lòng.

Tình yêu là vấn đề của tấm lòng. Chúng ta không thể yêu bằng mũi hay bằng bàntay. Tấm lòng là cơ quan duy nhất biết yêu thương. Không ai có thể nói họ không yêu gì cả. Mọi người đều yêu thương một điều nào đó, hoặc chính Chúa, hoặc một điều gì khác. Càng xoay lòng trở về với Chúa chừng nào, chúng ta càng vận dụng lòng mình để tin Chúa chừng nấy, và lòng chúng ta càng được rưới sạch khỏi lương tâm xấu và càng được đổi mới. Khi ấy lòng chúng ta sẽ có khả năng yêu Chúa nhiều hơn. Đây là chức năng của một tấm lòng được đổi mới. Mỗi sáng chúng ta phải làm tươi mới lòng mình để chúng ta càng yêu Chúa hơn.

Tất cả kinh nghiệm thuộc linh đều bắt đầu từ tình yêu trong lòng. Không yêu Chúa, chúng ta không thể nhận được bất cứ kinh nghiệm thuộc linh nào. Thật vậy, kinh nghiệm đầu tiên của đời sống Cơ-đốc, tức là kinh nghiệm về sự cứu rỗi, liên hệ đến tấm lòng yêu Chúa Giê-su. Không một người nào thật sự ăn năn mà không yêu Chúa trong lòng. Có lẽ họ không đủ lời để diễn tả, nhưng họ cảm biết một tình yêu ngọt ngào bên trong. Họ không hiểu biết nhiều, nhưng kinh nghiệm đầu tiên của họ về sự cứu rỗi là một phản ứng hay là một sự phản chiếu tình yêu trong lòng họ đối với Chúa.

Tất cả chúng ta phải học cách quay lại, và vận dụng lòng mình liên tục để có tấm lòng được tẩy sạch khỏi lương tâm xấu và được làm cho mới lại để chúng ta có thể càng yêu Chúa hơn. Nguyên nhân làm cho Hội-thánh sa ngã và suy thoái là vì mất đi tình yêu ban đầu tươi mới đối với Chúa. Khi nào lòng chúng ta không còn yêu Chúa một cách tươi mới, chúng ta đã sa ngã. Chúng ta phải xoay lòng trở lại với Chúa luôn để nó được đổi mới liên tục và chúng ta có thể yêu Ngài một cách tươi mới.

LINH LÀ CƠ QUAN TIẾP NHẬN

Chúng ta đã thấy được chức năng của tấm lòng. Bây giờ chúng ta cần xem xét chức năng của linh. Trước hết, Kinh-thánh nói chúng ta đã chết, nhưng khi tin nhận Chúa Giê-su, chúng ta trở nên sống động. Chết nghĩa là gì? Khi còn trẻ, tôi không hiểu được điều này. Tôi tự nhủ “Sao họ nói tôi chết trong khi tôi vẫn đang sống?” Dĩ nhiên dần dần tôi hiểu tôi đã chết trong linh. Linh của tôi đã chết và không hoạt động.Chức năng của linh là tiếp xúc Đức Chúa Trời, tương giao với Đức Chúa Trời, tiếp nhận và thờ phượng Đức Chúa Trời. Nhưng vì sự sa ngã linh trở nên bất động và không thể hoạt động.

Khi chúng ta tin nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình, Thánh Linh vào trong linh chúng ta và đụng chạm linh ấy. Tại đây, chúng ta phải tự nhắc nhở mình: khi nào danh “Thánh Linh” được dùng đến là hàm ý chỉ về Linh tổng-bao-hàm. Chỉ cần sự “đụng chạm” của Linh như vậy, linh chúng ta sẽ được sống động. Chữ “làm cho sống động” không thể dịch cách chính xác trong ngôn ngữ của chúng ta. Trong tiếng Hy-lạp, chữ này có nghĩa “chỉ với một sự đụng chạm, sự sống được ban cho, đem đến và truyền đạt vào trong”.

Chúng ta có thể dùng điện để minh họa điều này: khi chúng ta đụng vào dòng điện, một điều gì đó từ điện truyền vào trong chúng ta. Chỉ với một sự đụng chạm đơn giản, điện đã truyền qua chúng ta. Tương tự như thế, Thánh Linh vào trong linh chúng ta, đụng chạm linh chúng ta và chỉ bởi sự đụng chạm ấy, sự sống, tức là Chúa, được truyền vào trong chúng ta. Linh đã chết và bất động của chúng ta liền trở nên sống động. Điều này còn hơn là một phép lạ. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng thật là tuyệt diệu và lạ lùng khi một người chết được sống lại. Nhưng chúng ta phải ý thức rằng việc Thánh Linh làm cho linh đã chết của chúng ta sống lại kỳ diệu hơn cả phép lạ. Lịch sử ghi nhận hàng ngàn và ngay cả hàng triệu người đã được thay đổi nhanh chóng bởi vì linh đã chết được trở nên sống động. Chỉ trong một giây, một người chết trong linh có thể trở nên sống động. Thánh Linh mạnh mẽ hơn và truyền dẫn nhanh chóng hơn điện lực.

Cô-lô-se 2:13 và Ê-phê-sô 2:1, 5 nói rằng linh đã chết và sau đó được làm cho sống động. Chúng ta đã chết trong tội lỗi và sau đó được làm cho sống động với Đấng Christ. Hai đoạn Kinh-thánh này chứng tỏ ban đầu chúng ta chết trong linh, nhưng khi chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa của mình, linh chết của chúng ta được làm sống lại và trở nên sống động. Khi linh của chúng ta trở nên sống động, nó cũng được tái sinh. Tiếp đầu ngữ “re” của chữ “re gen er a tion” (tái sinh) trong tiếng Anh có nghĩa là “một lần nữa”, “trở lại”. Điều này có nghĩa là linh của chúng ta không những được sống lại mà còn có một sự sống khác nữa thêm vào. Sự sống khác này là sự sống thần thượng và bất thọ tạo của Đức Chúa Trời. Sự sống ấy chính là Đấng Christ. Khi Thánh Linh nhờ công tác cứu chuộc của Đấng Christ vào trong chúng ta, Ngài không những làm cho linh đã chết của chúng ta sống động mà còn đem Đấng Christ vào trong linh của chúng ta. Sự sống mới này thêm vào trong linh của chúng ta là một điều trổi hơn điều Chúa đã ban cho chúng ta lúc sáng tạo.

Vì thế, không những linh chết của chúng ta được khôi phục và trở nên sống động, mà một tố chất khác đã được thêm vào trong linh chúng ta. Tố chất hoặc yếu thể tính mới được thêm vào này chính là Đấng Christ. Đây là sự sanh lại mới mẻ, tức là sự tái sinh. Giăng 3:6 chép: “Hễ chi sanh bởi Linh là linh”. Nhờ sự tân sinh, hay tái sinh, một điều gì khác hơn điều chúng ta có từ lúc đầu được thêm vào chúng ta. Chúng ta phải nói đi nói lại điều này: một điều nào đó đã được thêm vào. Không những điều cũ và chết được đổi mới và sống động, nhưng chính Đấng Christ, như là yếu thể tính của sự sống thần thượng đã được thêm vào trong chúng ta. Đây là sự tái sinh và sự sống mới. Nhờ tất cả những điều này mà bây giờ chúng ta có một linh mới (Êx. 36:26).

Tôi xin hỏi: Anh em đã nhận Đấng Christ làm sự sống mới của anh em chưa? Nếu anh em trả lời “rồi”, tôi xin hỏi tiếp: Vậy, tại sao anh em vẫn còn quá nghèo nàn? Cơ-đốc-nhân cần biết Đấng Christ này là một thực tại sống động. Năng lực nguyên tử không phải là một điều bên ngoài nhưng là một điều bên trong. Ngay cả bên trong của một tờ giấy cũng có năng lực nguyên tử. Nhưng khi anh em tiếp nhận Đấng Christ, một điều mạnh hơn năng lực nguyên tử được thêm vào trong linh anh em. Nếu tin điều này, anh em phải nhảy lên mà nói: “Ha-lê-lu-gia”. Anh em phải cảm ơn và ngợi khen Ngài vì Đấng Christ kỳ diệu, tổng-bao-hàm, vô hạn, không dò lường được, đã thực sự được thêm vào trong chúng ta. Chúng ta không đủ lời để diễn tả Đấng Christ là Đấng đã vào trong chúng ta. Cần cả cõi đời đời chúng ta mới có thể kể hết chuyện này.

Nhưng ngợi khen Ngài, điều này chưa phải là hết. Linh của chúng ta cũng đượcThánh Linh tổng-bao-hàm ngự bên trong. Khi chúng ta được cứu, Đức Chúa Trời không những làm cho lòng và linh của chúng ta mới lại, nhưng Ngài cũng đặt chính Linh của Ngài vào trong chúng ta (Êx. 36: 26, 27; Giăng 14:17). Linh kỳ diệu này ở trong (Rô-ma 8:11) linh của chúng ta (Rô-ma 8:16). Linh chúng ta là nơi ở của Thánh Linh. Hãy xét xem Linh này kỳ diệu dường nào. Lúc chúng ta được cứu rỗi, linh chết của chúng ta trở nên sống động, được tái sinh với Đấng Christ là sự sống thần thượng và được Thánh Linh tổng-bao-hàm ngự vào. Bây giờ chúng ta đã có được một linh như thế.

Nhưng ngay cả điều này vẫn chưa phải là tất cả. Linh của chúng ta bây giờ liên hiệp với chính Chúa làm một linh. Linh chúng ta và chính Chúa là Linh, cùng kết hiệp nhau thành một linh (1 Cô-rin-tô 6:17). Không ngôn ngữ nào của loài người có thể diễn tả thấu đáo huyền nhiệm này.

Mục đích và chức năng của linh là gì? Đó là để tiếp xúc Chúa, tiếp nhận Ngài, thờ phượng Đức Chúa Trời (Giăng 4:24) và tương giao với các Thân-vị thần thượng của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Tấm lòng là cơ quan để yêu thương, trong khi linh là cơ quan tiếp xúc và tiếp nhận. Chúng ta không thể nào yêu thương bằng linh mình, mà chúng ta phải yêu thương bằng lòng. Nhưng Đấng mà lòng chúng ta yêu thương phải được tiếp xúc và tiếp nhận bởi linh của chúng ta.

Tôi không bao giờ quên có một chị em đã bối rối khi nghe lời giảng tương tự như thế. Chị nghĩ rằng nếu lòng chúng ta yêu Chúa là tốt lắm rồi, không cần nói về linh.Chị ấy nghĩ linh và tấm lòng là hai từ đồng nghĩa. Có lẽ sau khi nghe sứ điệp, tối hôm đó, chị ngủ không ngon và sáng hôm sau khi ăn điểm tâm, chị hỏi : “Lòng chúng ta yêu Chúa không đủ sao? Tại sao chúng ta lại cần phải nói về linh nữa?” Tôi đáp: “Chị à, tôi có quyển Kinh-thánh rất đẹp ở đây. Chị có thích không?” Chị ấy trả lời: “Dĩ nhiên là tôi thích”. Tôi nói tiếp: “Chị nhận lấy quyển Kinh-thánh này đi”. Khi chị đưatay ra cầm, tôi nói rằng: “Đừng! Đừng sử dụng bàn tay của chị! Lòng chị thích quyển Kinh-thánh này là đủ rồi. Chị không cần dùng bàn tay để nhận”. Đó là một điều rõ ràng. Chúng ta không thể nói rằng lòng chúng ta yêu mến Chúa là đủ rồi. Chúng ta rất cần linh để tiếp nhận Đấng Christ.

Giả sử tôi thích bữa điểm tâm. Miễn là lòng tôi ưa thích thịt ba rọi, bánh mì nướng, sữa, nước trái cây... thì có đủ không? Chắc chắn là không! Nếu chỉ ưa thích các bữaăn là đủ, thì tôi e rằng vài ngày nữa người ta sẽ đem tôi đi chôn. Yêu thích là vấn đề của tấm lòng, nhưng để nhận lấy một điều thì cần phải sử dụng cơ quan khác. Cơ quan chúng ta cần sử dụng tùy thuộc vào điều chúng ta định tiếp nhận. Để nhận lấy thức ăn dĩ nhiên là chúng ta phải dùng đến miệng, để nghe một giọng nói, chúng ta phải dùng đến tai. Để nhìn một quang cảnh đầy màu sắc, chúng ta phải sử dụng mắt.Bây giờ, vì chúng ta yêu Chúa, chúng ta phải sử dụng cơ quan nào để tiếp nhận Ngài?Dùng mắt ư? Càng tìm kiếm Ngài, Ngài sẽ càng biến mất. Đức Chúa Trời chủ tâm chỉ tạo nên một cơ quan để tiếp nhận và tiếp xúc với Ngài. Đó là linh. Linh ở trong chúng ta có chức năng về mặt thuộc linh giống như bao tử có chức năng về mặt thuộc thể. Linh chúng ta được sáng tạo đặc biệt với mục đích tiếp nhận Đức Chúa Trời vào bên trong chúng ta.

Nhưng trước khi có thể tiếp nhận một điều gì, lòng chúng ta trước hết phải yêu mến điều ấy. Không ai nhận điều gì mà không yêu mến điều đó trước. Nếu anh em không thích bữa điểm tâm của mình, thì hơi khó cho anh em ăn bữa ấy. Đây là lý do vì sao trước hết anh em cần phải thấy thèm ăn thì lúc ấy anh em mới thưởng thức bữa điểm tâm của mình được. Khi chúng ta yêu Chúa, chúng ta sẽ tiếp nhận Ngài, tiếp xúc với Ngài, chuyện trò thân mật, tương giao với Ngài. Tấm lòng là để chúng ta yêu thương Ngài, nhưng linh để chúng ta tiếp nhận Ngài. Nhờ tấm lòng được đổi mới, chúng ta có một tình yêu mới và một nỗi ước ao mới để yêu Chúa. Với linh được đổi mới, chúng ta có một khả năng mới và năng lực mới để tiếp nhận Chúa. Vì thế, sau khi linh chúng ta sống động và Đấng Christ là sự sống đã vào trong chúng ta, và sau khi linh chúng ta được Thánh Linh ngự vào và liên kết với Chúa thành một linh thì linh chúng ta liền trở nên một cơ quan rất bén nhạy để đón nhận và tiếp xúc với Ngài.

HỒN LÀ CƠ QUAN PHẢN CHIẾU

Kế đến chúng ta phải xử lý phần hồn. Điều đầu tiên chúng ta phải học tập trong việc xử lý hồn là từ chối nó. Hai phân đoạn Kinh-thánh trong Ma-thi-ơ 16:24-26 và Lu-ca 9:23-35 nói rõ chúng ta cần phải từ chối hồn, tức là bản ngã. Trong chương trước chúng ta đã thấy hồn, chính là bản ngã của chúng ta, gồm có ba phần: tâm trí, ý chí và tình cảm. Vì thế chúng ta phải học từ chối tâm trí, ý chí và tình cảm thiên nhiên của mình.

Thứ hai là hồn chúng ta phải được tinh luyện (1 Phi-e-rơ 1:22).

Việc này được thực hiện chính yếu là do việc tiếp nhận Lời Chúa. Lời của Đức Chúa Trời có thể luyện lọc hồn của chúng ta khỏi nhiều điều xác thịt, thế gian và thiên nhiên.Hồn chúng ta là bản ngã của chúng ta, tức là chính bản thể chúng ta, đã bị các điều xác thịt, thế gian và thiên nhiên làm hư hoại và chiếm hữu rất nhiều. Vì thế, trước hết chúng ta phải từ chối hồn mình, rồi càng bị từ chối chừng nào, hồn chúng ta càng được tinh lọc qua Lời Đức Chúa Trời.

Thứ ba là hồn chúng ta phải được biến đổi (2Cô-rin-tô 3:18 và Rô-ma 12:2).2Cô-rin-tô 3:18 nói rằng chúng ta phải được biến đổi, nhưng không chỉ rõ phần nào của chúng ta sẽ được biến đổi. Tuy nhiên, Rô-ma 12:2 bày tỏ rằng chúng ta được biến đổi qua sự đổi mới của tâm trí. Vì thế sự biến đổi được thực hiện trong hồn của chúng ta vì tâm trí là phần quan trọng nhất của hồn. Sau khi linh chúng ta đã được tái sinh, hồn chúng ta cần được biến đổi.

Hồn cần phải bị từ chối, luyện lọc và được biến đổi theo hình ảnh của Đấng Christ, nhưng với mục đích gì? Chúng ta đã nêu rõ mục đích của tấm lòng là yêu Chúa, và mục đích của linh là để tiếp nhận và tiếp xúc với Chúa. Nhưng còn mục đích của hồn là gì? Ấy là để phản chiếu Chúa. Hầu hết các bản Kinh-thánh không dịch chữ “phản chiếu” trong 2Cô-rin-tô 3:18, nhưng trong nguyên văn có ý nghĩa này. “Phản chiếu” là chức năng của một cái gương để trần, thu hình ảnh và phản chiếu.Hồn, nhờ tinh lọc và biến đổi, trở nên một cơ quan giống như tấm gương để phản chiếu và bày tỏ Đấng Christ. Như thế, chúng ta yêu Ngài với tấm lòng chúng ta, nhận và tiếp xúc với Ngài bằng linh chúng ta, phản chiếu và bày tỏ Ngài qua hồn đã được biến đổi. Chúng ta phải thực tập tất cả những điều này trong cuộc sống hằng ngày.Rồi đời sống của chúng ta sẽ chứng tỏ những điều được giải bày ở đây là hoàn toàn thực tế và rất hiệu quả.

 

 

CHƯƠNG TÁM

ĐIỀU CHỈNH TẤM LÒNG VÀ NHÂN LINH

Chúng ta đã biết định nghĩa và chức năng của lòng, linh và hồn. Mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa luôn luôn được bắt đầu và duy trì bởi tấm lòng. Dĩ nhiên, tiếp xúc với Chúa là vấn đề của linh, nhưng điều này phải được khởi xướng và duy trì bởi tấm lòng, vì tấm lòng là lối vào của cả con người chúng ta. Một tòa nhà với nhiều căn phòng luôn luôn có lối vào và lối ra, người ta theo lối vào để bước vào tòa nhà và rồi ra khỏi nhà ấy bằng một lối ra. Khi lối vào đóng kín, mọi người phải ở bên ngoài, không thể vào các căn phòng bên trong nhà ấy được. Nhưng khi cửa được mở ra, người ta có thể vào trong nhà và hưởng tiện nghi trong từng phòng.

Tấm lòng không phải là một phần tách rời và biệt lập của con người chúng ta, nhưng được cấu tạo gồm tất cả các phần của hồn và một phần của linh. Vì thế, là một sự kết hợp như vậy, tấm lòng trở nên cánh cửa của toàn thể con người chúng ta. Nói cách khác tấm lòng vừa là lối vào vừa là lối ra của con người chúng ta. Bất cứ điều gì muốn vào trong chúng ta phải đi xuyên qua tấm lòng. Bất cứ điều gì muốn ra khỏi chúng ta cũng phải vượt qua tấm lòng.

Chẳng hạn nếu lòng chúng ta không tỉnh táo, khi lắng nghe một bài giảng, chúng ta sẽ không nhận được thực chất của bài giảng ấy. Hay khi đọc sách, chúng ta sẽ không nhận được gì cả nếu lòng chúng ta không hướng về nội dung của quyển sách ấy. Ngay cả khi ăn nếu chúng ta chẳng có lòng dạ nào để ăn thì chúng ta sẽ không thể biết được thức ăn đó có ngon hay không. Điều này chứng tỏ rằng tấm lòng là cơ quan kiểm soát. Để kiểm soát cả một dinh thự, chúng ta phải đóng hay mở cửa. Vì thế tấm lòng có năng lực để đóng hoặc mở cả con người chúng ta.

Vì lý do này việc rao truyền Phúc-âm phải được hướng dẫn bởi Thánh Linh để có thể đụng chạm lòng người. Cách giảng Phúc-âm hữu hiệu nhất là đụng chạm đến tấm lòng con người. Nếu chúng ta xuyên phá được lòng người, nhiều người sẽ được chinh phục. Đó là lý do tại sao nhiều người chưa tin cứng lòng và khép lòng họ trước sự truyền giảng Phúc-âm. Dầu chúng ta có giảng nhiều đến đâu, khi lòng họ đã khép kín, chúng ta không thể nào đụng chạm họ được. Chúng ta không thể truyền đạt bất cứ điều gì vào trong họ bởi vì lối vào của họ đã khép kín. Nếu muốn truyền giảng hiệu quả, chúng ta phải tìm cách xâm nhập qua cửa lòng của người nghe. Người giảng đạo hay nhất là người tìm được bí quyết để mở lòng người nghe.

Ngay cả Chúa Giê-su cũng thu hút chúng ta qua tấm lòng của mình. Ngài không khuấy động linh chúng ta trước. Người tìm kiếm Chúa trong sách Nhã-ca ngay từ đầu đã cầu xin Chúa thu hút mình bằng tình yêu của Ngài để có thể yêu Ngài. Chúa đến đụng chạm tấm lòng chúng ta bằng tình yêu của Ngài. Đây là lý do mà sau khi sống lại Chúa đến hỏi Phi-e-rơ: “Ngươi thương yêu Ta chăng?” (Giăng 21). Tình yêu của Chúa là cách tốt nhất để mở cánh cửa lòng. Vì thế cách mở cửa lòng hữu hiệu nhất là giảng về tình yêu của Đức Chúa Trời. Một khi lòng đã mở ra, Thánh Linh rất dễ đụng chạm đến linh và mọi phần bên trong con người. Điều này không những đúng trong việc truyền giảng Phúc-âm mà ngay cả trong chức vụ giảng dạy Cơ-đốc nữa.

ĐIỀU CHỈNH TẤM LÒNG

Vì lý do trên chúng ta phải điều chỉnh tấm lòng để chúng ta có thể có mối quan hệ đứng đắn với Chúa. Chúng ta điều chỉnh tấm lòng mình bằng cách nào? Một lần nữa, điều này rất đơn giản, Kinh-thánh chép rằng: “Phước cho kẻ có lòng tinh khiết”. Vài dịch giả đã đổi chữ “tinh khiết” thành “trong sạch”, nghĩa là “trong sạch trong lòng”. Nhưng chữ “trong sạch” không  đầy đủ ý nghĩa. Đây không phải là vấn đề của một tấm lòng trong sạch, nhưng là tấm lòng tinh khiết. Chúng ta có thể sạch, nhưng vẫn bịpha trộn, cho nên không được tinh khiết. Bị pha trộn không có nghĩa là trở nên dơ bẩn, nhưng là có nhiều hơn một mục tiêu và một đích nhắm.

Đây là nan đề của nhiều anh chị em. Họ nghĩ rằng mình không có điều gì sai quấy trong lòng, vì họ trong sạch và không bị cáo trách. Nhưng họ không thuần khiết vì đang nhắm vào nhiều điều hơn là một mục tiêu, một đích nhắm. Vâng, họ hướng về Đức Chúa Trời nhưng đồng thời họ cũng hướng về những điều khác. Họ có thể nhắm tới Đức Chúa Trời  bằng cấp tiến sĩ cùng một lúc. Khi có hai điều là đích nhắm của mình, họ bị pha trộn và trở nên phức tạp. Chẳng hạn như chúng ta không thể nhìn hai vật với cặp mắt của chúng ta cùng một lúc. Nếu chúng ta cố gắng nhìn vào hai vật cùng một lúc, cả hai đều sẽ trở nên lu mờ.

Tại sao có người nói rằng họ không biết rõ ý Chúa? Vì họ có hai mục tiêu, hai đích nhắm. Nhiều anh chị em có nhiều hơn hai đích nhắm. Họ đang nhắm tới nhiều điều. Vâng, họ đang tìm kiếm Chúa nhưng đồng thời họ cũng tìm kiếm những điều khác nữa như địa vị và nghề nghiệp. Làm sao họ tránh khỏi tình trạng bối rối và lúng túng được? Lòng họ cần phải được tinh luyện khỏi nhiều tham vọng để chính Chúa trở nên mục tiêu của họ.

Ngay cả nhiều người phục vụ Chúa cũng có rất nhiều mục tiêu. Một anh em làm chứng rằng anh ấy có một mục tiêu lớn: anh muốn trở thành nhà truyền giảng  đại nhất trong giáo phái của mình. Lòng của anh trong sạch, nhưng không tinh khiết. Lòng anh cần phải được tinh lọc cho đến khi chỉ còn lại một mục tiêu là chính Chúa. Nhiều Cơ-đốc-nhân phục vụ Chúa lấy chính Chúa  công việc Ngài làm mục tiêu của họ.Họ có hai mục tiêu. Họ cần phải tinh luyện lòng mình cho đến khi không còn tìm kiếm điều gì khác ngoại trừ chính Chúa là mục tiêu của họ. Đích nhắm, mục tiêu và sở thích của họ chỉ nên là chính Chúa mà thôi. Khi họ tuyệt đối tìm kiếm không gì khác hơn là Ngài thì “bầu trời thuộc linh” không những sẽ mở rộng mà còn rất trong sáng đối với họ. Đôi khi bầu trời mở rộng nhưng đầy mây mù. Tại sao bầu trời thuộc linh vẫn u ám? Vì tấm lòng còn bị pha trộn và không tinh khiết. Khi tấm lòng được tinh luyện khỏi nhiều mục tiêu khác nhau, bầu trời sẽ trong sáng.

Một từ ngữ khác mà Kinh-thánh dùng để diễn tả tấm lòng là “đơn thuần” — “sự đơn thuần của tấm lòng”. Nhiều bản Kinh-thánh dịch chữ đơn thuần là đơn sơ — “sự đơn  của tấm lòng”. Sự đơn thuần của tấm lòng nghĩa là đơn sơ. Đơn sơ theo một ý cũng có thể là ngu dại. Những người thực sự yêu Chúa và chỉ chuyên tâm hướng về Ngài, đều thuộc hạng người ngu dại. Chúng ta đều phải là những Cơ-đốc-nhân ngudại. Điều này có nghĩa là: “Tôi không biết gì ngoại trừ Chúa Giê-su. Bất cứ làm việc gì, tôi cũng chỉ biết Giê-su. Bất cứ đi nơi nào, tôi cũng chỉ biết Chúa Giê-su”. Chúng ta không nên cố gắng trở nên khôn lanh. Chúng ta chỉ có một con đường, đường hẹp của Chúa Giê-su. Người ta sẽ nói: “Anh thật là dại dột”, nhưng chúng ta nên mong ước trở thành ngu dại như vậy. Đó là sự đơn sơ.

Ba phân đoạn Kinh-thánh đề cập đến sự tinh khiết của tấm lòng là Thi-thiên 73:1, Ma-thi-ơ 5:8 và 2 Ti-mô-thê 2:22. Câu sau cùng bày tỏ khi các hội-thánh đang thoái hóa, suy đồi, chúng ta nên theo đuổi Chúa với một tấm lòng tinh khiết và cùng cầu nguyện với những người có đồng một tấm lòng tinh khiết. Có ít nhất ba câu Kinh-thánh đề cập đến sự đơn thuần của tấm lòng: Công-vụ 2:46, Ê-phê-sô 6:5 và Cô-lô-se 3:22. Nếu chúng ta tìm kiếm Chúa và phục vụ Ngài, chúng ta phải đối diện với hai vấn đề này: tấm lòng phải tinh khiết và đơn thuần.  Chúng ta phải học tập không những để có tấm lòng trong sạch và đúng đắn, mà phải có một tấm lòng tinh khiết và đơn thuần. Nếu chúng ta điều chỉnh lòng mình như thế thì cả con người chúng ta sẽ mở rộng với Chúa vì cửa đã mở. Đây không phải là một giáo lý, nhưng chỉ là lời hướng dẫn cách điều chỉnh tấm lòng để cho phép Chúa chiếm hữu trọn vẹn cả con người chúng ta.

ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG TÂM

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại: trước tiên, Chúa phải thu hút chúng ta bằng tình yêu của Ngài. Ngài đụng chạm lòng chúng ta với tình yêu của Ngài để mở lòng chúng ta ra. Sau khi điều chỉnh tấm lòng, lương tâm cần phải được điều chỉnh. Trong sự hiện diện của Chúa việc điều chỉnh bắt đầu với tấm lòng, kế đến là lương tâm. Nếu lòng chúng ta tinh khiết và đơn thuần, lập tức chức năng của lương tâm sẽ rất sâu sắc và nhạy bén. Trong khi đọc quyển sách này, chúng ta có thể không có cảm giác là mình sai quấy và đã lầm lỗi, nhưng khi chúng ta điều chỉnh tấm lòng và làm nó trở nên tinh khiết và đơn sơ, lương tâm sẽ hoạt động một cách hoàn toàn. Lương tâm của chúng ta sẽ bắt đầu buộc tội chúng ta, bắt buộc chúng ta xưng tội và xử lý tội lỗi. Điều này làm cho “lương tâm chúng ta không bị lên án” nữa. Phao-lô nói rằng ông đã luyện tập cho mình có một “lương tâm không bị trách móc đối với Đức Chúa Trời và người ta” (Công-vụ 24:16). Một lương tâm không chỗ trách được nghĩa là một lương tâm thoát khỏi mọi sự cáo trách và lên án.

Để có thể biết được sự khác nhau giữa hồn và linh, chúng ta cần có một lương tâm nhạy bén. Nhưng đây là một điều khó nếu chúng ta còn lý luận trong tâm trí mình.Anh em nói: “Vâng, tôi sai quấy mười phần trăm, nhưng anh em kia đối xử với tôi sai quấy một trăm phần trăm. Vì thế anh ấy thiếu tôi chín mươi phần trăm”. Điều nầy không gì khác hơn là một sự tính toán ở trong hồn. Khi chúng ta lý luận một cách hợp lý trong đầu óc của mình, một điều gì đó sâu kín hơn trong chúng ta sẽ nói rằng: “Dầu anh ấy nợ anh em đến đâu đi nữa, anh em vẫn phải giải quyết mười phần trăm ấy”.

Trương mục thuộc linh không giống như trương mục ngân hàng. Trương mục ngân hàng có mục tín dụng, khoản nợ và khoản dư, nhưng trương mục trong linh chỉ có một cột, là khoản nợ. Dù chúng ta có bao nhiêu tín dụng, nếu chúng ta có khoản nợ, chúng ta phải giải quyết nó. Ví dụ tôi ăn cắp cái đồng hồ của anh em và anh em lấy trộm chiếc xe của tôi. Và giả sử chúng ta biết rõ mình lấy trộm những gì của nhau.Nhưng một ngày kia, lương tâm hoạt động và lên tiếng: “Anh phải giải quyết món đồ ăn cắp ấy đi”. Dĩ nhiên nếu tính theo trương mục ngân hàng, tôi sẽ lý luận: “Chiếc đồng hồ này đáng giá 100 đô-la và chiếc xe kia trị giá 2.000 đô-la, như vậy người ấy thiếu tôi 1.900 đô-la. Tôi không cần phải xử lý với lương tâm của tôi, hơn nữa, tôi phải thu phần còn thiếu chứ”. Nhưng trương mục thuộc linh không làm việc theo cách đó. Trương mục thuộc linh đòi hỏi tôi phải quên người kia đã thiếu tôi bao nhiêu và giải quyết vấn đề 100 đô-la. Tôi phải xin lỗi người kia: “Thưa anh, tôi xin lỗi, tôi đã ăn trộm, đó là một điều tội lỗi. Đây là chiếc đồng hồ tôi đánh cắp, bây giờ tôi xin hoàn lại cho anh”.

Tôi không được nói một lời nào về chiếc xe hơi kia. Tôi không có quyền đề cập đến nó. Chỉ có Thánh Linh mới có quyền phán với anh ấy. Trương mục thiên thượng chỉ có một cột chứ không có hai cột.

Anh em có thấy điểm tôi muốn nói không? Nếu tranh cãi và lý luận, anh em ở trong tâm trí, chứ không ở trong linh.

Để minh họa rõ hơn nữa, giả sử Thánh Linh đang làm việc trong linh của anh em đòi hỏi anh em đáp ứng lời kêu gọi của Ngài. Nhưng nhiều lý lẽ tràn ngập đầu óc anh em: Còn vợ tôi thì sao? Con tôi ra sao? Việc học của chúng ra thể nào? Tôi còn bà mẹ già 80 tuổi. Tốt hơn là tôi nên đợi ít lâu nữa. Sau khi mẹ tôi mất, khi ấy sẽ là thời điểm tốt nhất để tôi đáp ứng lời kêu gọi của Chúa. Đó chỉ là sự tranh cãi và lý luận trong tâm trí của hồn. Nghe có vẻ rất hợp lý, rất phải lẽ, rất đúng đắn, nhưng sâu thẳm trong linh anh em vẫn còn nghe tiếng gọi của Chúa.

Sự khác biệt giữa hồn và linh rất dễ hiểu, nhưng nan đề là toàn bộ con người chúng ta vẫn bị khóa chặt, bởi vì lòng chúng ta chưa mở ra. Chúng tôi phải nhắc lại điều này nhiều lần: chúng ta phải mở lòng mình ra. Khi chúng ta điều chỉnh lòng mình để nó trở nên tinh khiết và đơn thuần, lương tâm chúng ta lúc đó sẽ rất nhạy bén cáo trách và bày tỏ cho chúng ta biết nhiều điều mình đã vi phạm. Chỉ khi ấy lương tâm chúng ta mới được điều chỉnh qua sự xưng tội và nhờ áp dụng sự rảy huyết và sự tẩy sạch của Huyết Chúa (Hêb. 9:14).

Khi lương tâm đã được tẩy sạch, chúng ta sẽ phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống.Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời hằng sống, nhưng Ngài không phải là Đức Chúa Trời hằng sống đối với chúng ta khi lương tâm chúng ta chứa đầy những vi phạm.Trong trường hợp đó, chúng ta chỉ có Đức Chúa Trời trên danh nghĩa mà thôi; nhưng khi lương tâm được huyết tẩy sạch, chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời là Đấng rất sống động. Đôi khi dường như là Đức Chúa Trời không có thật và đang sống động; Ngài chỉ là một danh hiệu, ĐỨC CHÚA TRỜI và chỉ có thế thôi. Khi ấy lương tâm chúng ta bị vẩn đục và đầy sự vi phạm, cần được điều chỉnh qua sự xưng tội và sự tẩy sạch.

Sau đó chúng ta sẽ có một lương tâm thanh sạch. Sứ đồ Phao-lô bảo Ti-mô-thê ông phục vụ Đức Chúa Trời với một lương tâm tinh khiết — không chỉ với một lương tâm được tẩy sạch nhưng còn là một lương tâm không pha trộn và không có bóng mờ (2 Ti-mô-thê 1:3). Một sự cáo trách cũng đủ làm cho lương tâm không còn tinh khiết và bị lu mờ đi, cản trở sự tương giao của chúng ta với Chúa.

Một lương tâm tinh khiết cũng là một lương tâm tốt (1 Tim. 1:5, 19 và 1 Phi. 3:16, 21). Một lương tâm tốt là một lương tâm đã được tẩy sạch và tinh luyện; đó là một lương tâm đúng đắn và trong sáng, không một bóng mờ. Một lương tâm trong tình trạng tốt như vậy sẽ đem chúng ta vào sự hiện diện của Chúa; do đó sẽ không có điều gì ngăn trở giữa chúng ta với Ngài vì lương tâm chúng ta đã được tẩy sạch và tinh luyện rồi.

ĐIỀU CHỈNH SỰ TƯƠNG GIAO

Tiếp theo việc điều chỉnh lương tâm, thì phần tương giao trong linh của chúng ta cần được điều chỉnh như đã thấy trong 1Giăng 1:1-7. Sự tương giao giữa chúng ta và Đức Chúa Trời được duy trì là nhờ một lương tâm tốt. Khi lương tâm bị cáo trách, nó trở nên một chướng ngại và làm tổn hại mối tương giao giữa chúng ta với Chúa; vì thế dựa theo 1Giăng 1:9, chúng ta phải xưng nhận lỗi lầm, những sự thất bại và các tội lỗi của mình để huyết Chúa Giê-su có thể tẩy sạch lương tâm chúng ta. Khi ấy, lương tâm chúng ta không còn bị cáo trách và sẽ không ngăn trở sự tương giao của chúng ta với Chúa. Nói một cách nghiêm túc, mối tương giao của chúng ta tùy thuộc vào việc chúng ta điều chỉnh lương tâm mình. Một lương tâm tinh khiết sẽ duy trì được mối tương giao với Chúa. Vì thế, hai sự xử lý này thực ra chỉ là một, bởi vì điều chỉnh lương tâm là điều chỉnh sự tương giao. Mối tương giao sẽ được duy trì nếu không có gì sai quấy trong lương tâm chúng ta. Nếu mối tương giao giữa chúng ta với Chúa bị gián đoạn thì có nghĩa là lương tâm chúng ta đã bị sai trật. Khi lương tâm chúng ta không tinh khiết và trong sáng, sự tương giao sẽ cắt đứt và chỉ có thể được nối lại khi lương tâm chúng ta được phục hồi.

ĐIỀU CHỈNH TRỰC GIÁC

Bây giờ chúng ta bàn đến trực giác. Cũng như sự tương giao theo sau lương tâm thì trực giác theo sau sự tương giao. Nếu chúng ta sai quấy trong lương tâm, sự tương giao sẽ bị gián đoạn và khi sự tương giao bị gián đoạn thì trực giác không làm việc. Vì vậy điều chỉnh lương tâm là một điều rất căn bản. Một lương tâm trong sáng sẽ đem chúng ta vào sự hiện diện của Chúa, kết quả sinh ra mối tương giao sống động với Ngài. Qua sự tương giao sống động này, linh chúng ta rất dễ cảm biết được ý Chúa một cách trực tiếp đây là chức năng của trực giác. Chức năng này hoàn toàn tùy thuộc vào sự tương giao hoàn hảo. Khi sự tương giao được hoàn hảo thì trực giác sẽ hoạt động một cách đúng đắn. Khi mối tương giao với Chúa bị gián đoạn thì tự động trực giác sẽ ngưng hoạt động và chỉ có thể được khôi phục khi sự tương giao được phục hồi.

1Giăng 2:27 là một câu rất quan trọng mà hầu hết chúng ta không để ý. Câu này nói rằng sự xức dầu ở trong chúng ta. Sự xức dầu là sự hành động của Thánh Linh trong linh chúng ta để cho chúng ta có một cảm nhận trực tiếp từ Đức Chúa Trời.Cảm nhận trực tiếp đó là trực giác. 1 Giăng, đoạn một, bày tỏ rằng sự tương giao được gìn giữ và duy trì nhờ huyết. Đoạn hai bày tỏ trực giác hoạt động qua sự xức dầu bên trong của Thánh Linh. Khi Thánh Linh xức dầu chúng ta bằng cách chuyển động trong linh chúng ta, chúng ta có được một cảm nhận trực tiếp của trực giác.

Qua trực giác trong linh mình, chúng ta có hiểu biết bên trong, không phải là sự hiểu biết của tâm trí. Sự hiểu biết bên trong ở trong linh chúng ta, trong khi kiến thức thì ở trong tâm trí và sự hiểu biết bên trong của linh chúng ta luôn luôn đi trước sự hiểu biết của tâm trí. Nói một cách khác, khi Thánh Linh xức dầu linh chúng ta, chúng ta sẽ cảm nhận trực tiếp trong trực giác. Qua trực giác trong linh, chúng ta có sự hiểu biết bên trong, cảm nhận được những điều thuộc về Đức Chúa Trời. Nhưng chúng ta vẫn cần đến tâm trí để hiểu biết điều chúng ta đã cảm nhận trong linh. Đôi khi có một điều chúng ta chỉ có thể hiểu trong linh nhưng không thể hiểu trong tâm trí. Điều này nghe có vẻ như ngôn ngữ thiên thượng và thế gian này không hiểu điều chúng ta đang nói đâu. Sự hiểu biết của tâm trí chỉ hoạt động để diễn dịch điều linh chúng ta đã cảm nhận như sự hiểu biết bên trong. Tâm trí đã đổi mới và được soi sáng sẽ diễn dịch điều chúng ta cảm nhận trong trực giác của linh mình.

Xin giải thích cụ thể như sau. Đôi khi vào buổi sáng đang đọc Lời Chúa và cầu nguyện, sâu thẳm trong linh chúng ta tự nhiên cảm thấy có một gánh nặng, thật nặng và sâu đến nỗi chúng ta không hiểu điều đó là gì. Chúng ta phải ngửa trông Chúa để tìm hiểu gánh nặng này. Thế rồi ngày hôm ấy, tâm trí chúng ta dần dần hiểu được điều đã có trong linh mình. Vào buổi sáng bởi trực giác trong linh, chúng ta cảm thấy một gánh nặng, hay có được sự hiểu biết bề trong, nhưng trong ngày hôm ấy chúng ta từ từ nhận được sự thông giải từ tâm trí mình.

Tóm lại, 1Giăng 1, mặc khải rằng sự tương giao phải được duy trì và trong đoạn 2, đặc biệt câu 27, bày tỏ rằng trực giác phải được Thánh Linh khuấy động và xức dầu. Nhưng cả sự tương giao lẫn trực giác đều tùy thuộc hoàn toàn vào việc chúng ta điều chỉnh lương tâm. Qua việc xử lý như vậy chúng ta có thể đạt được một lương tâm trong sáng và thuần khiết, đem chúng ta đến sự tương giao hoàn hảo với Chúa.Kết quả là chức năng của trực giác sẽ hoạt động vì khi ấy Thánh Linh sẽ có nền tảng để chuyển động và xức dầu cho linh chúng ta. Một lần nữa, chúng tôi xin nói rằng tất cả những điều này cần phải được thực tập hằng ngày. Mỗi ngày chúng ta phải điều chỉnh tấm lòng, lương tâm, sự tương giao và trực giác của mình.

Witness Lee

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2