prednisolone london
buy prednisolone
amoxil without prescription
buy amoxicillin
online buy naltrexone 3mg
buy naltrexone
online india
Bài Năm Mươi Sáu
Sống Trong Mối Tương Giao
Với Đức Chúa Trời
Sự Ra Đời Và Lớn Lên Của Y-Sác
Trong những bài trước, chúng ta đã đề cập đến gần 10 chương trong Sáng Thế Ký về kinh nghiệm của Áp-ra-ham với Đức Chúa Trời. Trong những chương đó, chúng ta thấy Áp-ra-ham, người được Đức Chúa Trời kêu gọi, đã đến nhiều trạm dừng và đã trải qua nhiều giai đoạn. Bây giờ, trong Sáng Thế Ký chương 21, chúng ta đến với một trạm dừng kỳ diệu và lạ lùng. Tại đây Y-sác đã ra đời.
7) Sự Ra Đời Và Lớn Lên Của Y-sác
Mục tiêu Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham là sản sinh một dòng dõi. Vấn đề về dòng dõi này được đề cập đầu tiên trong Sáng Thế Ký 12:7 và được nói đến nhiều lần trong các chương tiếp theo. Hầu như trong mỗi chương, Đức Chúa Trời đều chạm đến Áp-ra-ham về dòng dõi. Tại sao với Áp-ra-ham có được một dòng dõi là điều hết sức khó khăn? Ông đã được kêu gọi muộn nhất là ở tuổi 75, nhưng 25 năm sau, ông vẫn không có dòng dõi mặc dầu Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông cho chính mục đích này. Vì gặp khó khăn trong việc sản sinh dòng dõi nên trước hết Áp-ra-ham đã nương cậy Ê-li-ê-se, là người bị Đức Chúa Trời khước từ. Sau đó, nghe theo lời đề nghị của vợ, Áp-ra-ham đã sanh Ích-ma-ên bởi A-ga. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cũng khước từ Ích-ma-ên, Ngài phán rằng Ngài không muốn một dòng dõi ra từ một nàng hầu Ai-cập mà ra từ Sa-ra. Dường như Đức Chúa Trời đang phán với Áp-ra-ham rằng: “Đúng, ngươi đã sanh ra một dòng dõi, nhưng nó ra từ một nguồn sai. Ta không bao giờ chấp nhận nguồn đó. Ta không có quan hệ gì với nó. Ngươi có thể thương yêu và chăm sóc Ích-ma-ên, nhưng Ta thì không”. Sau sự ra đời của Ích-ma-ên, Đức Chúa Trời hiện ra phán với Áp-ra-ham rằng ông phải chịu cắt bì. Lúc đó, Đức Chúa Trời cũng củng cố và xác quyết lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham. Sau khi đã chịu cắt bì, Áp-ra-ham có mối tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời, vui hưởng kinh nghiệm cao nhất với Đức Chúa Trời mà trong lịch sử trước đó chưa ai từng có.
Vào thời điểm của chương 20, khi dòng dõi vẫn chưa đến, ngay cả một người khổng lồ đức tin như Áp-ra-ham cũng không thể chịu nổi trước sự thử nghiệm. Như chúng ta đã thấy trong bài vừa qua, dường như ông đã buồn chán trong kinh nghiệm với Đức Chúa Trời và muốn đi nghỉ mát. Có lẽ Áp-ra-ham đã nói với Đức Chúa Trời: “Đức Chúa Trời ơi, Ngài đã nhiều lần hứa ban cho con một dòng dõi. Ngài đã xử lý con về điều này và cho đến khi con không còn gì. Ngài đã nói không với mọi điều con đã làm. Bây giờ con buồn chán và muốn có một sự thay đổi. Con muốn đi nghỉ”. Áp-ra-ham đã đi đến phương nam, nghĩa là, đi xuống. Như những người đi nghỉ mát sau khi làm việc vất vả, Áp-ra-ham cũng đang đi tìm sự thoải mái. Vì điều này, ông đã lặp lại thất bại trước đây. Nhưng Đức Chúa Trời đã gìn giữ ông, tạo ra một tình huống mà trong đó, dầu ông đã thất bại, dầu hoàn cảnh và môi trường có như thế nào, ông vẫn phải cầu thay cho A-bi-mê-léc và người nhà của A-bi-mê-léc. Trong vấn đề này, Không có điều gì là khích lệ cho Áp-ra-ham. Dầu vậy, là một người khổng lồ đức tin, ông đã cầu thay, không phải với sự dạn dĩ hay giải phóng linh, nhưng theo cách đáng xấu hổ. Tuy nhiên, lời cầu thay đáng xấu hổ của ông đã được đáp. Không những vợ và các nàng hầu của A-bi-mê-léc đã sanh con, mà Sa-ra cũng sanh ra Y-sác. Một lời cầu thay đã nhận được hai lời đáp . Khi đến với Sáng Thế Ký chương 21, chúng ta thấy Áp-ra-ham đã trở về sau chuyến đi nghỉ và trở lại với công việc. Trong chương 20, ông đã thử đi nghỉ và né tránh công việc thần thượng, nhưng ông đã không thành công và Đức Chúa Trời buộc ông dâng lời cầu thay. Lời cầu thay đó đã đem ông trở về với công việc thần thượng từ chuyến đi nghỉ đó. Bây giờ trong chương 21, Áp-ra-ham đã trở lại “văn phòng” của ông.
Sáng Thế Ký chương 21 có hai phần. Phần đầu, các câu từ 1 đến 13, được sứ đồ Phao-lô đề cập kỹ lưỡng trong Ga-la-ti 4:22-31, tại đó ông giải thích hình bóng của phần lời này trong Sáng Thế Ký. Nhờ sự giải thích hình bóng về Phao-lô, những Cơ-đốc nhân tìm kiếm trải suốt các thế kỷ đã có thể biết được ý nghĩa thật của phần đầu Sáng Thế Ký chương 21. Tôi ước gì Phao-lô cũng giải thích hình bóng phần còn lại của chương này, nhưng ông đã im lặng. Hầu hết Cơ-đốc nhân chỉ xem Sáng Thế Ký 21:14-34 là câu chuyện về việc Ích-ma-ên ở trong đồng vắng và trở thành một người bắn cung, và chuyện Áp-ra-ham cư xử với A-bi-mê-léc về cái giếng tại Bê-e-sê-ba, chứ không nghĩ rằng phần Lời này có nhiều ý nghĩa thuộc linh. Nhưng nếu phần đầu của Sáng Thế Ký chương 21 có một ý nghĩa thuộc linh nào đó thì phần sau cũng phải có ý nghĩa thuộc linh. Trong bài này, chúng ta cần đề cập đến ý nghĩa của cả hai phần này.
a) Y-sác Ra Đời –Đấng Christ Được Sanh Ra Qua Chúng Ta
Trong phần thứ nhất, chúng ta thấy sự ra đời của Y-sác (c. 1-7). Y-sác, có nghĩa là “người cười” hay “nó sẽ cười” (c. 3,6) đã được sanh ra theo lời hứa của Đức Chúa Trời (c. 1) vào thời điểm ấn định, thời điểm của sự sống (c. 2; 17:21; 18:10,14). Về phần Áp-ra-ham và Sa-ra, sự ra đời của Y-sác là một vấn đề lớn. Ý nghĩa thuộc linh của việc Y-sác ra đời là gì? Điều này được thấy dễ dàng trong lời giải thích hình bóng của Phao-lô trong Ga-la-ti chương 4. Như Áp-ra-ham đã được Đức Chúa Trời kêu gọi, chúng ta cũng là những người được Đức Chúa Trời kêu gọi ngày nay. Trong sự kêu gọi chúng ta, Đức Chúa Trời có một mục tiêu; với sự kêu gọi Áp-ra-ham, Ngài cũng có cùng một mục tiêu –sản sinh một dòng dõi. Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta để sản sinh Đấng Christ. Nếu xem xét kinh nghiệm của Áp-ra-ham như được ghi lại trong các chương từ 11 đến 20 và so sánh điều đó với kinh nghiệm của mình, anh em có thể ngạc nhiên vì thấy kinh nghiệm của ông giống như kinh nghiệm của anh em và đời sống của ông là tiểu sử của anh em. Tiểu sử của chúng ta đã được viết khá dài trước khi chúng ta được sanh ra. Dầu tuổi tác hay thế hệ chúng ta là gì, tất cả chúng ta đều có cùng một tiểu sử. Như Áp-ra-ham đã được kêu gọi để sản sinh Y-sác thì chúng ta cũng đã được kêu gọi để sản sinh Đấng Christ. Chúng ta đã không được kêu gọi để tạo ra hànhvi tốt. Mục tiêu của Đức Chúa Trời là chúng ta sanh ra Đấng Christ.
Tất cả những khó khăn Áp-ra-ham đã gặp trong việc sinh ra Y-sác là về phía ông, không về phía Y-sác. Cũng vậy, thật dễ để Đấng Christ đến qua chúng ta và từ chúng ta, nhưng chúng ta có nhiều nan đề. Thực ra, chính chúng ta là nan đề. Đơn giản là chúng ta không phải là những người đúng đắn để sản sinh Đấng Christ. Dầu chúng ta có thể sản sinh nhiều điều và đã làm như vậy kể từ khi được cứu nhưng để sinh ra Đấng Christ thì rất khó. Dù là một Cơ-đốc nhân lâu năm, nhưng tôi vẫn không biết cách làm thế nào để sinh ra Đấng Christ. Thậm chí tôi đã không biết sinh ra Đấng Christ nghĩa là gì. Tôi e rằng rất nhiều người trong chúng ta cũng không có ý tưởng về việc sản sinh Đấng Christ. Thậm chí một số người có thể hỏi: “Đấng Christ chẳng phải đã được sanh ra rồi sao? Tại sao chúng ta phải sanh Ngài ra nữa?” Đúng vậy, Đấng Christ đã được sanh ra, nhưng mỗi người được cứu cũng phải sanh Ngài ra nữa.
Để sanh ra Đấng Christ, chúng ta phải được cắt bì. Sự sống thiên nhiên, sức mạnh thiên nhiên và bản ngã của chúng ta phải bị kết liễu. Sự kết liễu này mở đường cho chính El-Shaddai, Đấng Toàn Túc, bước vào trong bản thể chúng ta như ân điển toàn túc để sản sinh Đấng Christ. Áp-ra-ham đã kinh nghiệm điều này. Trong Sáng Thế Ký chương 21, Áp-ra-ham đã đạt mục tiêu này và Y-sác đã ra đời, đã được sinh qua Áp-ra-ham. Ngày nay Đấng Christ, tức Y-sác thật, cần chúng ta sanh Ngài ra. Cả đời sống Cơ-đốc lẫn nếp sống Hội Thánh đơn giản là sự sanh ra Đấng Christ. Chúng ta phải sản sinh Đấng Christ trong các buổi nhóm, trong đời sống hằng ngày, đời sống gia đình và trong công việc.
Sự ra đời của Y-sác không bởi sức mạnh thiên nhiên cũng không theo thời điểm của Áp-ra-ham. Đó là công tác của ân điển và theo thời điểm của Đức Chúa Trời, thời điểm của sự sống được Đức Chúa Trời ấn định. Áp-ra-ham đã bị thử nghiệm bởi điều này. Sức mạnh thiên nhiên của ông đã đi trước Đức Chúa Trời, cố gắng sản sinh dòng dõi mà Đức Chúa Trời đã hứa. Theo sức mạnh thiên nhiên, ông có thời gian mong đợi.Nhưng toàn bộ sức mạnh thiên nhiên đó đã bị Đức Chúa Trời khước từ. Trước khi sức mạnh thiên nhiên của Áp-ra-ham bị xử lý và kết liễu, Đức Chúa Trời không và không thể làm bất kỳ điều gì để qua ông, sản sinh chính dòng dõi mà Ngài khao khát có được hầu hoàn thành mục đích của Ngài. Vì thế, Đức Chúa Trời phải chờ đợi. Trong khi Đức Chúa Trời chờ đợi, Áp-ra-ham bị thử nghiệm. Điều này cũng giống với chúng ta trong vấn đề sản sinh Đấng Christ. Sức mạnh thiên nhiên của chúng ta luôn luôn làm cho Đức Chúa Trời phải chờ đợi. Đường lối và thời điểm của Đức Chúa Trời luôn luôn là một thử nghiệm gay go cho sự sống thiên nhiên của chúng ta. Ân điển của Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ làm bất kỳ điều gì để giúp sự sống thiên nhiên của chúng ta sản sinh Đấng Christ. Ngài phải chờ đợi cho đến khi sự sống thiên nhiên của chúng ta bị xử lý và kết liễu. Sau đó, theo thời điểm quyết định của Ngài, Ngài sẽ hiện đến như sức mạnh của ân điển để qua chúng ta, sản sinh điều Ngài khao khát có được. Nếu muốn hoàn thành mục đích thần thượng trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, tất cả chúng ta phải học được bài học căn bản này. Đừng bao giờ cố gắng hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời bởi sức mạnh thiên nhiên của anh em và theo thời điểm anh em mong đợi. Đức Chúa Trời có phương cách và thời điểm của Ngài. Chỉ bởi phương cách của Ngài và vào thời điểm của Ngài chúng ta mới có thể sản sinh Đấng Christ để hoàn thành mục đích của Ngài.
b) Y-sác Lớn Lên –Đấng Christ Thành Hình Trong Chúng Ta
Sau khi được sanh ra, cần có sự lớn lên. Câu 8 nói rằng: “Đứa trẻ lớn lên thì thôi bú. Chính ngày Y-sác thôi bú, Áp-ra-ham bày một tiệc lớn ăn mừng”. Chỉ sản sinh Đấng Christ thì chưa đủ. Chính Đấng Christ mà chúng ta sanh ra cần phải lớn lên. Trước đây vài năm, nhiều người trong chúng ta đã sản sinh Đấng Christ, nhưng tôi tự hỏi Đấng Christ này có lớn lên không? Đã đến lúc thôi bú chưa? Y-sác đã lớn lên và dứt sữa mẹ có nghĩa là cậu không còn là một em bé nữa mà đã trở thành một cậu bé. Vào ngày cậu thôi bú, Áp-ra-ham đã đãi một bữa tiệc lớn. Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của điều này theo kinh nghiệm. Trong nếp sống Hội Thánh, khi chúng ta thấy Đấng Christ lớn lên trong anh em, chị em nào đó, chúng ta đều sẽ vui mừng và đãi một bữa tiệc lớn, tức là có một sự vui hưởng lớn.
Sự ra đời cũng như sự lớn lên của Y-sác đều không dễ. Cũng vậy, để Đấng Christ được sanh ra hay lớn lên là điều không dễ. Trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta cần có sự sanh ra lẫn sự lớn lên của Đấng Christ. Tôi cảm ơn Đức Chúa Trời vì Đấng Christ đã được sanh ra giữa vòng chúng ta, nhưng tôi dè dặt khi nói rằng chúng ta đã có nhiều sự lớn lên của Đấng Christ. Thật kỳ diệu khi thấy rằng Đấng Christ đã được sanh ra trong một anh em trẻ nào đó, nhưng chúng ta vẫn đang chờ đợi để thấy sự lớn lên của Đấng Christ trong anh. Chúng tôi muốn thấy Đấng Christ trong anh đã được thôi bú và không còn là một em bé nữa. Dầu Đấng Christ trong anh em đó có thể chưa là một người trưởng thành, nhưng chúng ta muốn thấy Ngài như một cậu bé mạnh mẽ. Đấng Christ phải được hình thành không những trong chúng ta mà còn giữa vòng chúng ta (Gal. 4:19). Trong cả đời sống hằng ngày lẫn nếp sống Hội Thánh, chúng ta cần sự biểu lộ của một Đấng Christ đã được hình thành. Khi đó, chúng ta có thể có một bữa tiệc lớn để vui hưởng ân điển của Đức Chúa Trời.
c) Ích-ma-ên Nhạo Báng Y-sác
Theo Sáng Thế Ký chương 21, không phải sự ra đời của Y-sác khuấy động rắc rối mà là sự lớn lên của cậu. Khi Y-sác ra đời, A-ga và con là Ích-ma-ên không khó chịu nhiều. Nhưng sau khi Y-sác lớn lên, Ích-ma-ên bắt đầu nhạo báng cậu (c. 9). Theo ý nghĩa Kinh Thánh, điều này nghĩa là Ích-ma-ên đang bắt bớ Y-sác. Thậm chí Đức Chúa Trời xem việc Ích-ma-ên bắt bớ Y-sác là khởi đầu cho sự bắt bớ [kéo dài] bốn trăm năm của dân Ngài (15:13; Công. 7:6). Việc nhạo báng của Ích-ma-ên là một điều nghiêm trọng vì Y-sác là dòng dõi được chỉ định của Đức Chúa Trời, còn Ích-ma-ên là điều giả mạo. Người giả mạo luôn luôn ghét người được chỉ định. Chúng ta, dòng dõi được chỉ định, bị dòng dõi giả mạo ganh ghét. Như Phao-lô nói trong Ga-la-ti 4:29 “Nhưng trước kia, kẻ sanh ra theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh ra theo Linh thì hiện nay cũng vậy”. Sự lớn lên của Y-sác đã khuấy động sự bắt bớ đó.
d) A-ga Và Ích-ma-ên Bị Đuổi
Không chịu được việc Ích-ma-ên nhạo báng Y-sác, Sa-ra, người đại diện cho ân điển, đã nói: “Hãy đuổi con đòi với con nó đi đi vì đứa trai của con đòi này sẽ chẳng được kế nghiệp cùng con trai tôi là Y-sác đâu” (c. 10). Lúc còn trẻ, khi đọc câu này, tôi không đồng ý với Sa-ra, nghĩ rằng bà ghen tị và không công bằng. Chính bà là người đã đề nghị Áp-ra-ham có con bởi A-ga mà bây giờ lại bảo ông đuổi A-ga và Ích-ma-ên đi. Theo sự hiểu biết còn non trẻ, tôi muốn đuổi Sa-ra đi. Nhưng một ngày nọ, đang khi suy nghĩ như vậy, Đức Chúa Trời đã quở trách tôi. Hôm đó, tôi tranh luận vì quí mến A-ga và Ích-ma-ên cũng như cảm thông với Áp-ra-ham vì “lời này làm buồn lòng Áp-ra-ham lắm vì cớ con trai mình” (c. 11). Mặc dầu tôi nghĩ rằng Áp-ra-ham nên trả lời Sa-ra, bảo rằng bà thật tàn nhẫn, nhưng ông chẳng nói gì. Trái lại, Đức Chúa Trời hiện đến và phán với Áp-ra-ham: “Ngươi chớ buồn bực theo mắt ngươi thấy vì con trai và con đòi ngươi. Sa-ra nói thể nào, hãy nghe theo tiếng người nói; vì trong Y-sác sẽ được gọi là dòng dõi ngươi” (c. 12). Vị Thẩm Phán Thiên Thượng đã đưa ra quyết định cuối cùng, bảo ông hãy làm điều Sa-ra yêu cầu. Chỉ Y-sác, không phải Ích-ma-ên, mới được kể là dòng dõi. Dầu Áp-ra-ham đã quên Đức Chúa Trời trong chương 20, nhưng trong chương 21, ông đã nhanh chóng vâng lời Ngài. Câu 14 nói rằng Áp-ra-ham dậy sớm, đuổi A-ga và Ích-ma-ên đi.
Chúng ta cần thấy ý nghĩa thuộc linh của việc đuổi A-ga và Ích-ma-ên. Như tất cả các Cơ-đốc nhân, anh em vẫn đang cố gắng làm điều tốt kể từ ngày được cứu. Nhưng Đức Chúa Trời đã xử lý anh em, nhiều lần anh em đã bị sửa phạt và bị cắt bỏ. Nếu là một anh em đã lập gia đình, chắc chắn Đức Chúa Trời đã dùng vợ anh em như con dao để cắt sự sống thiên nhiên của anh em. Mỗi người vợ giống như một con dao bén trong bàn tay thần thượng. Nhiều người chồng Cơ-đốc chỉ có thể được xử lý và được sửa phạt cách triệt để bởi vết cắt của con dao là vợ mình. Không một người chồng nào có thể thoát khỏi điều đó. Tôi vui mừng khi thấy trong các Hội Thánh địa phương, Đức Chúa Trời đã dùng những con dao là người vợ để xử lý sự sống thiên nhiên của các anh. Bằng cách này, các anh học được bài học ghét sự sống thiên nhiên và tất cả những việc lành mà chúng ta có thể sản sinh từ chính mình.
Dầu có thể ghét sự sống thiên nhiên và mọi điều nó sản sinh, nhưng chúng ta không tuyệt đối ghét nó. Sâu xa bên trong, chúng ta vẫn còn đánh giá cao điều đó và nói: “Ích-ma-ên mà tôi đã sanh ra thì khá tốt. Nó do tôi sinh ra đấy”. Một quan niệm như vậy luôn luôn làm trì hoãn sự sinh ra Y-sác. Chỉ sau khi Áp-ra-ham đã trải qua hết xử lý này đến xử lý khác, hết thất bại này đến thất bại khác thì cuối cùng, Y-sác mới được sanh ra.
Đấng Christ đã được sanh ra trong đời sống Cơ-đốc của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn còn giữ Ích-ma-ên của mình, chần chừ từ bỏ hành vi tốt của mình. Nhiều người trong chúng ta vẫn còn khoe khoang về sự tốt đẹp thiên nhiên của mình rằng: “Tôi không kiêu ngạo như những anh chị em kia. Cảm ơn Đức Chúa Trời vì tôi bẩm sinh là khiêm nhường”. Chị em có thể chỉ trích người khác rằng: “Tôi sẽ không bao giờ nói tầm phào như chị nọ chị kia đâu. Tôi được sanh ra không phải như vậy”. Thậm chí một số trưởng lão và những người cung ứng Lời nào đó cũng không thể không khoe khoang về những thuộc tính thiên nhiên của mình. Có lẽ họ tự nhủ: “Anh kia mau nổi nóng quá. Nhưng tôi cảm ơn Đức Chúa Trời vì bẩm sinh tôi tốt hơn anh ta nhiều”. Dầu có thể anh em không nói như vậy, nhưng sâu kín bên trong, anh em là như vậy.
Khi Đấng Christ, Đấng được sanh ra trong đời sống Cơ-đốc của chúng ta, bắt đầu lớn lên, sự tốt đẹp thiên nhiên của chúng ta sẽ nhạo báng Ngài. Khi đó, ân điển bên trong chúng ta sẽ nói: “Hãy đuổi Kinh Luật đi! Hãy đuổi con đòi và những gì anh em đã sản sinh với Kinh Luật bởi nỗ lực của xác thịt anh em”. Anh em sẽ làm điều này chứ? Bên ngoài anh em có thể làm điều này, nhưng sâu kín bên trong, anh em vẫn còn nắm giữ A-ga và Ích-ma-ên, tức Kinh Luật và những thuộc tính, sự tốt đẹp thiên nhiên của mình. Không nhiều Cơ-đốc nhân ngày nay dạn dĩ nói như Sa-ra rằng: “Hãy đuổi con đòi và con trai nó đi đi”. Không nhiều người muốn nói: “Hãy đuổi Kinh Luật, nỗ lực của xác thịt, và mọi thành công của nỗ lực tôi đi đi”. Trái lại, chúng ta vẫn bám víu vào sự thành công và nắm giữ sự tốt đẹp thiên nhiên của mình. Nhưng không sớm thì muộn, Đức Chúa Trời sẽ buộc chúng ta phải bỏ Kinh Luật, nỗ lực cá nhân, và mọi điều chúng ta sản sinh. Khi đó, anh chị em sẽ bắt đầu chỗi dậy và nói: “Từ nay về sau sẽ không còn A-ga và Ích-ma-ên nữa. Họ phải ra đi”. Như Áp-ra-ham, họ sẽ đuổi A-ga và Ích-ma-ên đi với một ít bánh và nước (c. 14). Không sớm thì muộn, tất cả chúng ta phải làm điều này. Chúng ta phải dậy sớm, đưa cho Kinh Luật một bầu nước và nói: “Này Kinh Luật, hãy đi đường ngươi và đem theo những gì mà ngươi đã giúp ta sản sinh. Đừng để nó ở với ta vì ta không muốn nó nữa. Trước đây, ta thương yêu Ích-ma-ên nhưng bây giờ ta từ bỏ nó”. Kinh Luật và kết quả của nỗ lực xác thịt phải bị từ bỏ hoàn toàn.
e) Hai Cái Giếng –Hai Nguồn Sống
Trong phần thứ nhất của chương này, chúng ta có hai hạt giống, hai loại người và hai đời sống. Tuy nhiên, nếu không có phần thứ hai, chúng ta không thể thấy nguồn cũng không thể thấy kết quả nếp sống của hai nguồn. Trong phần thứ hai, chúng ta có hai cái giếng, một cho Ích-ma-ên (c. 14-21) và một cho Y-sác (c. 22-34). Vì Kinh Thánh không lãng phí một lời nào nên phần ký thuật về hai giếng nước cho hai loại đời sống phải rất ý nghĩa và có tầm quan trọng thuộc linh.
(1) Cái Giếng Của Ích-ma-ên
(a) Trong Đồng Vắng Gần Ai-cập
Cái giếng của Ích-ma-ên, nguồn sống của ông, ở trong đồng vắng gần với Ai-cập (c. 19-21; 25:12,18), Trong Kinh Thánh, đồng vắng luôn luôn tiêu biểu cho một nơi bị Đức Chúa Trời khước từ. Đức Chúa Trời không bao giờ chấp nhận đồng vắng. Hễ khi nào ở trong đồng vắng, chúng ta bị Ngài khước từ. Minh họa tốt nhất cho điều này là việc con cái Ítx-ra-ên lang thang trong đồng vắng. Theo hình bóng, đồng vắng cũng tượng trưng cho hồn chúng ta. Nếu sống trong hồn, chúng ta đang lưu lạc trong đồng vắng –nơi bị Đức Chúa Trời khước từ. Đồng vắng, nơi có cái giếng của Ích-ma-ên, rất gần với Ai-cập. Từ đó, ông có thể dễ dàng trôi giạt vào trong Ai-cập. Điều này nghĩa là khi ở trong hồn, trong bản thể thiên nhiên, chúng ta đang lang thang trong đồng vắng và có thể dễ dàng trôi giạt vào thế giới.
(b) Làm Cho Ích-ma-ên Thành Người Bắn Cung
Nguồn sống của Ích-ma-ên làm cho ông thành người bắn cung (c. 20). Sự khác nhau giữa người bắn cung và người trồng trọt là người trồng trọt làm cho sự sống lớn lên trong khi người bắn cung thì giết chết sự sống. Người bắn cung là kẻ săn bắn hoang dại giống như Nim-rốt trong 10:8-12, một kẻ giết chết sự sống trong đồng vắng. Phần Lời này thậm chí dùng từ “tầm xa của một mũi tên” để mô tả khoảng cách từ chỗ A-ga đang ngồi và chỗ bà thả con mình (c. 15-16). Vì thế, phần Lời này bày tỏ rằng nếu ở trong đồng vắng của hồn và uống nước từ cái giếng của Ích-ma-ên, nguồn sống của ông, chúng ta sẽ bị làm cho trở nên kẻ bắn cung, dùng cây cung của mình giết chết sự sống để xây dựng vương quốc riêng, không phải là người trồng trọt làm cho sự sống lớn lên để xây dựng Vương Quốc của Đức Chúa Trời.
c) Dẫn Đến Sự Kết Hiệp Với Ai-cập
Cuối cùng, nguồn sống của Ích-ma-ên kết hiệp ông với Ai-cập, tức với thế giới (c. 21). Khi cưới vợ cho Ích-ma-ên, A-ga đã cưới cho ông một người vợ từ Ai-cập, theonguồn của bà. Là một người Ai-cập, bà muốn có một con dâu người Ai-cập. Bởi việc cưới cho Ích-ma-ên một người vợ xứ Ai-cập, A-ga đóng ấn ông bằng những điều thuộc Ai-cập. Từ mọi điều này, chúng ta thấy rằng có một cái giếng, tức nguồn sống, làm cho chúng ta thành kẻ săn bắn hoang dại giết chết sự sống và kết hiệp chúng ta với thế giới.
(2) Cái Giếng Của Y-sác
Ngợi khen Chúa vì có một cái giếng khác –cái giếng của Y-sác (c. 22-34). Trong Kinh Thánh có nhiều câu nói về cái giếng tích cực này. Thi Thiên 36:8 nói: “Chúa sẽ làm cho họ uống nước sông vui thỏa của Ngài”. Chúa thích làm cho chúng ta uống nước sông vui thỏa của Ngài. Trong Giăng 4:14, Chúa Jesus phán “Hễ ai uống nước Ta cho thì đời đời hẳn chẳng hề khát nữa; vì nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, phun lên vào trong sự sống đời đời”. Điều này nghĩa là chính Đức Chúa Trời sẽ là sự sống của chúng ta. Trong Giăng 7:37 và 38, Chúa Jesus cũng nói về việc uống “Nếu người nào khát, hãy đến cùng Ta mà uống. Kẻ nào tin Ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng người ấy, y như Kinh Thánh đã chép vậy”. Hơn nữa, trong 1Cô-rin-tô 12:13, sứ đồ Phao-lô nói rằng chúng ta thảy đều đã được làm nên để uống một Linh, nghĩa là, uống một giếng nước. Ngay cả chương cuối của Kinh Thánh cũng chứa đựng một lời về việc uống: “Linh và Tân Phụ cùng nói: Hãy đến. Ai khát cũng hãy đến. Kẻ nào muốn, hãy nhận lấy nước sự sống nhưng không” (Khải. 22:17). Giếng nước thần thượng này phải là nguồn sống của chúng ta.
Dù Đấng Christ đã được sản sinh và lớn lên, nhưng trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta vẫn phải học biết rằng có hai nguồn hay hay hai loại nếp sống. Anh em có loại nếp sống nào –nếp sống của Ích-ma-ên hay của Y-sác? Chỉ nói rằng anh em có nếp sống của Y-sác chì chưa đủ. Anh em phải xem xét loại nước mình đang uống hằng ngày. Anh em có đang uống nước giếng của Ích-ma-ên không? Nếu có, giếng đó sẽ làm anh em thành một Ích-ma-ên và sẽ làm anh em trôi giạt vào trong thế giới. Anh em có đang uống nước giếng của Y-sác, giếng tiêu biểu cho Giếng Thần Thượng, Giếng của Đấng Christ, Giếng của Linh không? Nếu anh em đang uống nước Giếng này, nước thần thượng từ đó tuôn ra sẽ hoàn thành nhiều điều.
(a) Ở Bê-e-sê-ba Gần Xứ Của Dân Phi-li-tin
Cái giếng dành cho Y-sác ở tại Bê-e-sê-ba, gần xứ của dân Phi-li-tin (c. 25-32).Không như giếng của Ích-ma-ên, giếng này không gần xứ Ai-cập nhưng gần ranh giới xứ Phi-li-tin và miền đất tốt lành Ca-na-an. Bê-e-sê-ba ở trong xứ của dân Phi-li-tin và sau này đã trở thành vùng cực nam của Đất Thánh. Khi mô tả về địa lý của Đất Thánh, Kinh Thánh cũng dùng cụm từ “từ Đan cho đến Bê-e-sê-ba” (1Sa. 3:20) vì khoảng cách từ Đan ở miền bắc đến Bê-e-sê-ba ở miền nam bao gồm cả xứ Ca-na-an. Trong Kinh Thánh, xứ của dân Phi-li-tin có một ý nghĩa đặc biệt. Đó không phải là nơi khước từ Đức Chúa Trời hoàn toàn; đó là nơi chấp nhận Đức Chúa Trời nhưng sử dụng những điều của Đức Chúa Trời theo sự tài giỏi của con người, không theo gia tể của Đức Chúa Trời. Hãy xem một minh họa về cách dân Phi-li-tin đối xử với Hòm Giao Ước (1Sa. 6:1-9). Họ không khước từ Hòm Giao Ước mà tiếp nhận, nhưng đối xử với Hòm theo cách thiên nhiên, theo sự tài giỏi của họ. Cũng vậy, trong Sáng Thế Ký chương 20 và 21, chúng ta thấy A-bi-mê-léc, vua Phi-li-tin, đã không khước từ Đức Chúa Trời nhưng chấp nhận Ngài theo cách thông minh của ông. Áp-ra-ham đã tiếp nhận Đức Chúa Trời theo gia tể Ngài; A-bi-mê-léc tiếp nhận Ngài theo cách tài giỏi của con người. Đây là ý nghĩa của xứ Phi-li-tin.
(b) Với Giá Là Bảy Con Chiên Tơ
–Sự Cứu Chuộc Trọn Vẹn Của Đấng Christ
Cái giếng dành cho Y-sác là giếng được chuộc (c. 28-30). Giếng này Áp-ra-ham đào nhưng đã bị mất do các người đầy tớ của A-bi-mê-léc dùng bạo lực cướp lấy (c. 25). Sau đó, Áp-ra-ham đã chuộc lại với giá 7 con chiên tơ. Theo hình bóng, những con chiên này tượng trưng cho sự cứu chuộc trọn vẹn của Đấng Christ, ngụ ý rằng nước sống thần thượng này đã được chuộc, được mua lại bởi sự cứu chuộc trọn vẹn của Đấng Christ. Ngày nay, trong khi toàn thể nhân loại đang sống bởi một nguồn mà không có sự cứu chuộc thì chúng ta đang sống bởi một nguồn đã được cứu chuộc. Nước sống chúng ta đang uống hôm nay không phải tự nhiên mà có; nó đã được chuộc bằng giá cứu chuộc trọn vẹn của Đấng Christ.
(c) Bởi Một Giao Ước –Giao Ước Mới
Cái giếng dành cho Y-sác cũng cần một giao ước (c. 31-32). Giao ước ở đây là hạt giống về giao ước mới. Nước sống của chúng ta ngày nay không những là nước đã được chuộc mà còn là nước của giao ước. Ích-ma-ên đã uống nước hoang dã, nước không có có sự cứu chuộc và giao ước. Nhưng toàn bộ nước mà Y-sác đã uống là nước đã được chuộc, nước của giao ước. Vì chúng ta đã bắt đầu nhận biết Đấng Christ nên nguồn sống của chúng ta cũng là nước được chuộc và được kết ước.
(d) Để Trồng Trọt
Tại Bê-e-sê-ba, Áp-ra-ham đã trồng một cây thánh liễu (c. 33, theo Hê-bơ-rơ). Cây thánh liễu, thuộc họ cây liễu, có lá mềm mượt, thường mọc gần nước và tạo một ấn tượng về sự tuôn chảy các sự phong phú của sự sống. Việc Áp-ra-ham trồng cây thánh liễu sau khi kết ước về cái giếng tại Bê-e-sê-ba cho thấy nước mà ông đã uống đang tuôn chảy cách phong phú. Chúa Jesus phán rằng hễ ai tin Ngài sẽ có những sông nước sống tuôn chảy từ bản thể sâu kín nhất của người ấy.
Nếp sống Hội Thánh ngày nay là bên cạnh cái giếng tại Bê-e-sê-ba. Khi uống nước giếng này và sống bởi đó, anh em sẽ giống như cây thánh liễu tuôn tràn các sự phong phú của sự sống. Hễ khi nào người khác đến với anh em, họ sẽ không hề cảm nhận sự khô hạn nhưng sẽ được tươi mới bởi nước sự sống. Bê-e-sê-ba có nghĩa là “cái giếng thề nguyện”, là nơi Hội Thánh nên ở. Hội Thánh nên ở tại cái giếng thề nguyện với một giao ước và cũng nên mọc đầy những cây thánh liễu. Tất cả chúng ta cần là những cây thánh liễu tuôn tràn [sự sống]. Nếu nhìn các nhánh của cây thánh liễu, chúng sẽ gợi cho anh em về sự tuôn tràn các sự phong phú của sự sống. Ngợi khen Chúa vì có một số cây thánh liễu thật trong các Hội Thánh địa phương!
Ở đây, tại Bê-e-sê-ba, có sự trồng trọt, nhưng với Ích-ma-ên trong đồng vắng, có sự hoang dại. Nhiều nhóm Cơ-đốc nhân ngày nay giống như một đồng vắng. Họ chỉ làm cho nhiều người trở thành hoang dại. Nhưng nếp sống Hội Thánh đúng đắn làm cho nhiều người được vun trồng. Anh em đã được vun trồng chưa? Một khi đã được vun trồng, anh em không còn hoang dại nữa.
Trong phần Lời này, điều được bày tỏ rõ ràng là có hai nguồn sống. Một là nguồn thiên nhiên trong đồng vắng của hồn, trong khi nguồn kia là nguồn được chuộc trong khu vườn là linh chúng ta. Tại Bê-e-sê-ba, Áp-ra-ham chiến đấu cho cái giếng đã bị cướp bởi bạo lực. Ngày nay, chúng ta cũng cần chiến đấu cho Giếng Thần Thượng để chúng ta có được Giếng này cho cả đời sống Cơ-đốc lẫn nếp sống Hội Thánh đúng đắn.
(e) Với Sự Kêu Cầu Danh Đức Giê-hô-va, Đấng Quyền Năng Đời Đời
Câu 33 nói rằng Áp-ra-ham đã trồng một cây thánh liễu tại Bê-e-sê-ba, cũng nói rằng tại đó ông “đã kêu cầu danh Chúa, là Đức Chúa Trời Đời Đời” (theo tiếng Hê-bơ-rơ). Ở đây chúng ta thấy một danh đặc biệt khác của Đức Chúa Trời –Giê-hô-va, El Olam. Trong chương 17, chúng ta thấy El-Shaddai, Đấng Toàn Năng Toàn Túc. Ở đây chúng ta thấy El Olam. Từ Hê-bơ-rơ olam có nghĩa là đời đời. Tuy nhiên, ngữ căn của từ Hê-bơ-rơ này có nghĩa là che giấu, giữ kín hay che khuất. Bất kỳ điều gì bị che khuất, tự nhiên trở thành bí mật. Cuối cùng Áp-ra-ham đã kinh nghiệm Đức Chúa Trời là Đấng Đời Đời, Đấng Bí Mật và Huyền Nhiệm. Chúng ta không thể thấy hay rờ chạm Ngài, dầu vậy Ngài rất thật. Sự hiện hữu của Ngài là đời đời vì Ngài không có khởi đầu hay kết thúc. Ngài là Đức Chúa Trời Đời Đời (Thi. 90:2; Ês. 40:28).
Ở đây chúng ta thấy một hạt giống khác được phát triển trong Tân Ước. Đức Chúa Trời mà Áp-ra-ham đã kinh nghiệm trong chương 21, cũng là Đấng được khải thị trong Giăng 1:1,4: “Ban đầu có Lời … và Lời là Đức Chúa Trời … trong Ngài là Sự Sống”.Sự Sống này là chính El Olam. Đức Chúa Trời huyền nhiệm trong cõi đời đời là sự sống đời đời của chúng ta. Sự Sống Đời Đời là một Thân Vị thần thượng, Đấng hết sức kín giấu, bị che khuất, giữ kín, huyền nhiệm, bí mật; dầu vậy [Ngài] rất thật, hằng hữu và hằng sống, không có khởi đầu hay kết thúc. Danh El Olam hàm ý đến sự sống đời đời.Ở đây, Đức Chúa Trời không được bày tỏ cho Áp-ra-ham mà đã được ông kinh nghiệm như là Đấng hằng sống, ẩn mật, huyền nhiệm, Đấng là sự sống đời đời. Nói cách khác, trong Sáng Thế Ký chương 21, Áp-ra-ham đã kinh nghiệm Đức Chúa Trời là sự sống đời đời. Bởi cây thánh liễu ở Bê-e-sê-ba, Áp-ra-ham có thể làm chứng trước cả vũ trụ rằng ông đang kinh nghiệm Đấng hằng sống, ẩn giấu là sự sống huyền nhiệm của ông. Ở đó, tại Bê-e-sê-ba, ông đã kêu cầu danh Đức Giê-hô-va, El Olam. Trong chương 20, ông chỉ kêu cầu danh Đức Giê-hô-va, nhưng chưa kinh nghiệm Ngài là Đức Chúa Trời –Đấng Hằng Sống, Huyền Nhiệm. Nhưng ở đây, trong chương 21, sau khi đã có quá nhiều kinh nghiệm cùng với Y-sác tại Bê-e-sê-ba dưới cây thánh liễu, ông đã kinh nghiệm Đấng Hằng Sống, Huyền Nhiệm này là sự sống bên trong của ông, và ông đã kêu: “Ô Đức Giê-hô-va, El Olam!” Dầu không ai có thể thấy Đấng Huyền Nhiệm này, nhưng Ngài là thật đối với Áp-ra-ham trong kinh nghiệm. Đấng mà chúng ta có bên trong ngày nay chính là El Olam, Đấng kín giấu, ẩn mật, che khuất, huyền nhiệm, hằng sống. Ngài là sự sống của chúng ta. Chúng ta có thể có cùng một sự vui hưởng mà Áp-ra-ham đã có bằng cách đơn sơ kêu: “Ô, Chúa Jesus”.
Trong khi Áp-ra-ham đang kiều ngụ ở Bê-e-sê-ba, hẳn ông đã làm nhiều điều.Nhưng ở đây, Kinh Thánh chỉ cho chúng ta biết một điều là Áp-ra-ham đã trồng một cây thánh liễu ở Bê-e-sê-ba và kêu cầu danh Đức Giê-hô-va, El Olam. Bởi lời ký thuật ngắn gọn này, chúng ta có thể thấy hai điều. Một là, việc trồng cây thánh liễu hẳn là rất ý nghĩa; hai là, việc trồng cây thánh liễu được kết nối với việc kêu cầu danh Giê-hô-va, El Olam. Như chúng tôi đã chỉ ra, Sáng Thế Ký chương 1 và 2 không chỉ là phần ghi lại sự sáng tạo của Đức Chúa Trời mà còn là phần ghi lại về sự sống, với Cây Sự Sống làm trung tâm. Cũng vậy, phần lời này không chỉ ghi lại tiểu sử của Áp-ra-ham mà còn là ghi lại về sự sống, cho thấy Áp-ra-ham đang sống bởi nguồn nào. Ông sống bởi kêu cầu danh Giê-hô-va, El Olam, bởi kinh nghiệm Đức Chúa Trời đời đời, ẩn mình là sự sống của ông. Theo ngôn từ của Tân Ước, ông đang kinh nghiệm sự sống đời đời tuôn chảy với tất cả sự phong phú giống như cây thánh liễu bày tỏ các sự phong phú của giếng nước mà nó sống nhờ. Như Cây Sự Sống là trung tâm của lời ký thuật trong chương 1 và 2 thì cây thánh liễu là trung tâm của lời ký thuật ở đây. Có thể nói rằng cây thánh liễu là Cây Sự Sống được chúng ta kinh nghiệm. Đó là sự biểu lộ của Cây Sự Sống. Đời sống Cơ-đốc và nếp sống Hội Thánh đúng đắn của chúng ta đều là cây thánh liễu, biểu lộ Cây Sự Sống mà chúng ta sống bởi. Điều này đi đôi với sự kêu cầu Chúa là Sự Sống Đời Đời, Giê-hô-va, El Olam của chúng ta.
(f) Làm Cho Y-sác Thành Của Lễ Thiêu
Nguồn nước sống này làm cho Y-sác thành của lễ thiêu (22:2,9). Nguồn mà Ích-ma-ên uống đã làm cho ông thành kẻ bắn cung, người sống cách hoang dại cho chính mình.Nhưng nguồn sống của Y-sác làm cho ông thành của lễ thiêu, người được dâng cho Đức Chúa Trời để thỏa lòng Ngài.
(g) Dẫn Đến Việc Được Dâng Hiến Cho Đức Chúa Trời
Trên Núi Mô-ri-a
Nguồn sống này đã dẫn Y-sác lên núi Mô-ri-a, chứ không đi xuống Ai-cập (22:2).Nguồn sống của Ích-ma-ên dẫn người ta đi xuống, nhưng nguồn của Y-sác dẫn người ta đi lên núi Mô-ri-a, nơi mà sau này Giê-ru-sa-lem được xây dựng. Việc đi lên núi Mô-ri-a đã gìn giữ dân Đức Chúa Trời khỏi người Phi-li-tin. Chúng ta cũng cần đi từ Bê-e-sê-ba lên Giê-ru-sa-lem, không những có nếp sống Hội Thánh tại Bê-e-sê-ba mà cũng ở trong Giê-ru-sa-lem. Cuối cùng, nguồn sự sống đúng đắn này sẽ làm tất cả chúng ta thành Y-sác và sẽ dẫn chúng ta đến Giê-ru-sa-lem Mới.
Ở đây chúng ta có một hạt giống khác của sự khải thị thần thượng. Ích-ma-ên đã sống trong đồng vắng và được kết hiệp với Ai-cập, nhưng Y-sác đã sống trong nơi trồng trọt và được dẫn đến Mô-ri-a. Cuối cùng, núi ở Mô-ri-a đã trở thành núi Si-ôn, trên đó đền thờ của Đức Chúa Trời được xây dựng (2Sử. 3:1), vì thế, núi này trở thành trung tâm của miền đất tốt lành mà Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi ông. Sau khi dòng dõi ông đi theo con đường của Ích-ma-ên và xuống Ai-cập, Đức Chúa Trời đã đem họ ra khỏi xứ đó với ý định đem họ vào trong miền đất tốt lành Ca-na-an. Nhưng sự vô tín của họ đã giữ họ lang thang trong đồng vắng, nơi Ích-ma-ên đã sống. Cuối cùng, Đức Chúa Trời đã đem con cái họ vào trong miền đất tốt lành và chọn Giê-ru-sa-lem, được xây dựng trên núi Mô-ri-a, làm trung tâm duy nhất để họ thờ phượng Ngài. Kết quả của điều này là cứ một năm 3 lần toàn thể con cái Ítx-ra-ên được đem đến chính núi Mô-ri-a này là nơi Y-sác đã được đem đến. Vì thế, việc Y-sác được đem đến núi Mô-ri-a là một hạt giống được phát triển trong việc đi lên Núi Si-ôn của toàn thể con cái Ítx-ra-ên.
Từ Áp-ra-ham có hai loại người xuất hiện. Một được đại diện bởi Ích-ma-ên, người sống trong đồng vắng và kết hiệp với Ai-cập; một được đại diện bởi Y-sác, người sống ở Bê-e-sê-ba và đã được đem đến núi Mô-ri-a. Ngày nay, cũng có hai loại Cơ-đốc nhân. Một loại giống như Ích-ma-ên, sống cho chính mình trong đồng vắng của hồn và kết hiệp với thế giới. Loại còn lại giống như Y-sác, sống cho Đức Chúa Trời trong linh, trong Hội Thánh và được đem đến Si-ôn. Ngay cả chúng ta, những Cơ-đốc nhân thật, cũng có thể giống như Ích-ma-ên, sống trong và cho chính mình, kết hiệp với thế giới, trừ phi, như được tiêu biểu bởi Y-sác, chúng ta sống trong linh và trong Hội Thánh để có thể đạt đến mục tiêu của Đức Chúa Trời.
Bài Năm Mươi Bảy
Sống Trong Mối Tương Giao
Với Đức Chúa Trời
Dâng Y-Sác
(1)
Trong bài này, chúng ta đến với Sáng Thế Ký chương 22, ở đó chúng ta thấy đỉnh điểm kinh nghiệm của Áp-ra-ham với Đức Chúa Trời. Chương này tiếp nối chương 21. Hai chương này ghi lại sự ra đời và việc dâng Y-sác, bao gồm một khoảng thời gian ít nhất là 20 năm. Một số học giả tin rằng khi Y-sác được dâng, ít nhất cậu đã được hai mươi tuổi. Vì thế, lúc bấy giờ, cậu đã là một người trưởng thành.
Mọi điều được ghi lại trong 2 chương này rất có ý nghĩa. Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài vừa qua, trong 21:33: “Áp-ra-ham trồng một cây thánh liễu tại Bê-e-Sê-ba, và ở đó người kêu cầu danh Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời Đời Đời” ( Nguyên văn Hê-bơ-rơ). Việc trồng cây thánh liễu không phải vô nghĩa. Mặc dầu Áp-ra-ham chắc đã làm nhiều điều trong khi sống ở Bê-e-Sê-ba nhưng Kinh Thánh chỉ ghi lại rằng ông đã đấu tranh vì cái giếng, mua lại bằng một giá, trồng một cây thánh liễu và kêu cầu danh Chúa, tức Đức Chúa Trời Đời Đời. Nếu đây là những điều vô nghĩa thì sự ghi lại của Kinh Thánh, vốn rất cô đọng, sẽ không kể những điều đónhư là một phần của sự khải thị thần thượng. Việc sự khải thị thần thượng loại trừ nhiều điều khác nhưng lại chứa đựng phần ghi chép về việc trồng cây thánh liễu cho thấy tầm quan trọng của nó.
Trọng tâm của sự khải thị trong Sáng Thế Ký chương 2 là Cây Sự Sống. Cũng vậy, trọng tâm của sự khải thị ở phần hai của Sáng Thế Ký chương 21 là cây thánh liễu. Nếu có sự nhận thức thuộc linh với ánh sáng thần thượng, chúng ta sẽ thấy rằng cây thánh liễu ở đây là Cây Sự Sống được kinh nghiệm và biểu lộ. Khi Cây Sự Sống không được chúng ta kinh nghiệm hay biểu lộ, nó chỉ là Cây Sự Sống. Nhưng một khi chúng ta kinh nghiệm và biểu lộ, nó trở thành cây thánh liễu. Cây thánh liễu có nhánh mảnh và lá rất mịn cho thấy sự tuôn tràn các sự phong phú của sự sống. Vì thế, cây thánh liễu trồng gần giếng thề nguyện ở Bê-e-Sê-ba mô tả sự tuôn đổ các sự phong phú của sự sống, kết quả của việc kinh nghiệm Cây Sự Sống. Cây Sự Sống có là cây thánh liễu trong kinh nghiệm của anh em không? Hễ khi nào đến các buổi nhóm, Cây Sự Sống phải trở thành cây thánh liễu.
Với Ích-ma-ên, không có cây tuôn tràn các sự phong phú của sự sống, nhưng có cây cung. Trong khi biểu tượng cho sự sống Ích-ma-ên là cây cung-tiêu-diệt-sự-sống thì biểu tượng của sự sống Y-sác là một cây tuôn-đổ-sự-sống. Là một Cơ-đốc nhân, tức con Đức Chúa Trời và hậu tự của Áp-ra-ham, biểu tượng của anh em là gì –cây cung hay cây thánh liễu? Anh em có đời sống giết chết hay đời sống với tất cả sự phong phú đang tuôn tràn bên trong?
Nếu Cây Sự Sống trong Sáng Thế Ký chương 2 là quan trọng thì cây thánh liễu trong Sáng Thế Ký chương 21 cũng phải quan trọng. Rất ít Cơ-đốc nhân, nếu không nói là không có ai, thấy tầm quan trọng của cây thánh liễu tại Bê-e-Sê-ba. Dầu một số người có sự quan tâm chút ít đến Cây Sự Sống, nhưng họ không quan tâm đến cây thánh liễu. Trong quá khứ, chúng ta đã thấy Cây Sự Sống, nhưng không thấy cây thánh liễu. Cảm tạ Chúa vì trong những ngày này, Ngài đã ban cho chúng ta khải tượng về cây thánh liễu. Một ngày nọ, sự khuấy động bên trong bảo tôi rằng tôi phải biết ý nghĩa của cây thánh liễu trong chương 21. Dầu chương này không lãng phí một lời nào, không ghi lại những điều khác mà chắc chắn Áp-ra-ham đã làm, nhưng lại đặc biệt nói rằng ông đã trồng một cây thánh liễu tại Bê-e-Sê-ba. Theo ý kiến của chúng ta, việc trồng một cây thánh liễu có thể là điều vô nghĩa, có thể đó chỉ là một loại cây cảnh thời xưa. Nhưng Kinh Thánh nối kết việc trồng cây thánh liễu với việc kêu cầu danh mới của Chúa, tức Đức Chúa Trời Đời Đời. Xin lưu ý cách liên từ “và” được dùng để nối hai sự việc này trong 21:33. Áp-ra-ham đã trồng một cây thánh liễu, và ở đó, ông đã kêu cầu danh Giê-hô-va, El Olam. Theo ý tưởng con người chúng ta, việc trồng một cây nào đó không có liên hệ đến việc kêu cầu danh Chúa, đặc biệt đối với danh mới, được bày tỏ gần đây. Nhưng trong Kinh Thánh, ở đây cho chúng ta nền tảng của việc kêu cầu Chúa cách đúng đắn. Nếu muốn kêu cầu danh Chúa, chúng ta cần cây thánh liễu. Nếu không có kinh nghiệm cây thánh liễu này, chúng ta chỉ có thể kêu cầu danh cũ của Đức Chúa Trời, tức Giê-hô-va, chứ không phải danh mới được Ngài khải thị là El Olam.
Trong chương 21, Áp-ra-ham đã kêu cầu danh mới của Đức Chúa Trời –El Olam, tức Đức Chúa Trời huyền nhiệm, kín giấu, ẩn mình, nhưng rất thật, rất sống động và hằng hữu. Danh này của Đức Chúa Trời hàm ý đến từ liệu sự sống đời đời vì Đức Chúa Trời Đời Đời có nghĩa là sự sống đời đời. Áp-ra-ham đã kinh nghiệm sự sống đời đời, nhưng ông không có từ liệu này. Thời xưa, con người đã ăn sinh tố (vitamin), nhưng họ không có sự hiểu biết mang tính khoa học về sinh tố cũng không có từ liệu khoa học để mô tả sinh tố. Vì được sanh ra sau khi Tân Ước được viết nên chúng ta có từ liệu sự sống đời đời. Nhưng đối với Áp-ra-ham, người sống vào thời xưa, không có một từ liệu thần thượng như thế. Tuy nhiên, khi ông kêu cầu danh Giê-hô-va, El Olam, điều này hàm ý rằng ông đã kinh nghiệm Đức Chúa Trời là sự sống hằng hữu và hằng sống, Đấng có thật và đang sống, dầu vậy, Ngài hết sức huyền nhiệm và bí mật.
Chúng ta cần xem xét kinh nghiệm của mình. Hễ khi nào có sự tuôn đổ các sự phong phú của sự sống thần thượng, đó là lúc chúng ta kêu cầu danh Chúa Jesus với một nhận thức mới. Chúng ta kêu cầu cùng một Chúa, nhưng trong sự kêu cầu đó, chúng ta có một cảm nhận tươi mới. Anh em có nghĩ rằng nếu cầm cung-giết-chết-sự-sống trong tay, anh em có thể kêu cầu danh Chúa không? Không, trái lại, anh em sẽ đi tìm một người vợ Ai-cập.
8) Dâng Y-sác
a) Áp-ra-ham Được Đức Chúa Trời Thử Nghiệm
Theo nguyên văn Kinh Thánh, không có các chương, các câu hay các phân đoạn. Chương 22 là sự tiếp nối của chương 21. Sau khi đề cập việc Áp-ra-ham trồng cây thánh liễu và kêu cầu danh Chúa, Đức Chúa Trời đã hiện ra để thử nghiệm ông (c. 1, nguyên văn Hê-bơ-rơ). Không như Sa-tan, Đức Chúa Trời không bao giờ cám dỗ ai. Nhưng Ngài thử nghiệm chúng ta giống như Ngài đã thử nghiệm Áp-ra-ham. Một lần nữa, tôi nói rằng sau khi chuộc lại cái giếng ở Bê-e-Sê-ba, chắc chắn Áp-ra-ham đã làm nhiều điều, nhưng, ngoài việc trồng cây thánh liễu và kêu cầu danh Chúa, Kinh Thánh không đề cập đến những điều đó. Đúng ra, Kinh Thánh lập tức nói đến việc Đức Chúa Trời thử nghiệm Áp-ra-ham.
(1) Dâng Cho Đức Chúa Trời
Điều Ngài Đã Ban Cho Ông Trong Ân Điển
Thường thì sau khi chúng ta có sự vui hưởng Chúa tốt nhất, Ngài sẽ không yêu cầu chúng ta làm gì cho Ngài; đúng ra, Ngài sẽ bảo chúng ta dâng lại cho Ngài điều Ngài đã ban cho. Lúc đó, có thể Chúa phán: “Con đã nhận được món quà từ Ta và của Ta. Bây giờ Ta yêu cầu con trao nó lại”. Chúng ta luôn mong rằng sau khi có thời gian tốt đẹp với Chúa, Ngài sẽ truyền cho chúng ta làm điều gì đó cho Ngài. Chúng ta không hề tưởng tượng rằng Ngài có thể yêu cầu chúng ta dâng lại cho Ngài điều Ngài đã ban cho. Khi Áp-ra-ham vui hưởng sự tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời, ông không được truyền phải làm việc cho Ngài. Ông đã nhận mạng lệnh cao nhất từ Đức Chúa Trời là dâng lại cho Đức Chúa Trời điều Ngài đã ban cho ông. Ngay từ đầu , Đức Chúa Trời không hề chấp nhận bất cứ điều gì Áp-ra-ham có. Ngài không quan tâm đến Lót, khước từ Ê-li-ê-se, và bảo ông phải đuổi Ích-ma-ên đi. Bây giờ, sau khi Ê-li-ê-se, Lót và Ích-ma-ên đều đã bị khước từ, Áp-ra-ham có được Y-sác, dòng dõi được Đức Chúa Trời hứa, và ông được bình an. Mọi điều liên quan đến Y-sác đều thuộc Đức Chúa Trời và bởi Đức Chúa Trời. Một lần nữa, Đức Chúa Trời không bao giờ nói không với những gì Áp-ra-ham có. Nhưng bất ngờ Đức Chúa Trời hiện đến và dường như phán rằng: “Ta sẽ không bao giờ từ chối Y-sác. Nó được sanh bởi Ta và do Ta. Nhưng hỡi Áp-ra-ham, bây giờ ngươi phải dâng nó lại cho Ta”.
Áp-ra-ham thật tuyệt vời. Nếu là ông tôi sẽ nói: “Chúa ơi, Ngài đang làm gì vậy? Ngài đã không quan tâm đến Lót, đã khước từ Ê-li-ê-se và Ích-ma-ên. Bây giờ Ngài muốn Y-sác, đứa con ra từ Ngài, phải dâng lại cho Ngài. Ngài tước đoạt con đến mức như thế sao?” Nếu là Áp-ra-ham, hẳn tôi sẽ không dâng Y-sác. Tôi sẽ lắc đầu và nói: “Không, chắc chắn điều này không thuộc về Chúa. Thật hợp lí khi Ngài muốn Ê-li-ê-se và cũng hợp lí khi Ngài đòi Ích-ma-ên. Nhưng làm thế nào Đức Chúa Trời lại muốn con dâng Y-sác cho Ngài? Đức Chúa Trời không phải là không có mục đích. Ngài đã hứa ban cho con một dòng dõi, và lời hứa của Ngài đã được xác quyết và được hoàn thành. Tại sao bây giờ Ngài bỏ đi tất cả những gì Ngài đã làm cho con?” Đúng vậy, Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời có mục đích và chắc chắn Ngài đã có mục đích khi yêu cầu Áp-ra-ham dâng Y-sác lại cho Ngài.
Nhiều Cơ-đốc nhân, kể cả một số công nhân Cơ-đốc, đã không hề học được bài học dâng lại cho Đức Chúa Trời điều Ngài đã ban cho họ. Anh em đã nhận một ân tứ phải không? Đừng nắm giữ. Không sớm thì muộn, Đức Chúa Trời sẽ đến và phán: “Hãy dâng lại cho Ta ân tứ mà Ta đã ban cho con”. Đức Chúa Trời đã ban cho anh em một công tác thành công phải không? Vào một thời điểm nào đó, có thể Đức Chúa Trời sẽ phán: “Công tác này là Y-sác mà Ta đã ban cho con. Bây giờ Ta muốn con dâng lại cho Ta”. Tuy nhiên, nhiều công nhân Cơ-đốc sẽ không rút tay khỏi công tác mà Đức Chúa Trời đã ban cho họ. Tuy nhiên, tất cả những gì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta dù đó là điều Ngài đã làm trong và qua chúng ta, chúng ta đều phải dâng lại cho Ngài.
(2) Dâng Cho Đức Chúa Trời Con Duy Nhất Mà Ông Yêu Mến
Trong câu 2, Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham: “Hãy bắt đứa con một ngươi yêu mến và đi đến xứ Mô-ri-a, nơi đó dâng đứa con làm của lễ thiêu ở trên một hòn núi kia mà Ta sẽ chỉ cho”. Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham phải dâng Y-sác, con một yêu dấu của ông. Thật khó cho Áp-ra-ham khi làm điều này! Nếu là ông, hẳn chúng ta sẽ nói: “Chúa ơi, con đã hơn 120 tuổi, còn Sa-ra thì sắp qua đời. Làm thế nào Ngài có thể bảo con dâng lại cho Ngài điều Ngài đã ban cho con?” Nếu chưa có kinh nghiệm này, một ngày nào đó anh em sẽ có. Chúng ta có thể làm chứng rằng nhiều lần trước đây, Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta dâng lại cho Ngài điều Ngài đã ban cho chúng ta. Các ân tứ, quyền năng, công tác và sự thành công mà Ngài ban cho chúng ta phải được dâng lại cho Ngài. Đây là sự thử nghiệm thật. Áp-ra-ham thật dễ dàng từ bỏ Lót hay Ê-li-ê-se. Ngay cả việc đuổi Ích-ma-ên cũng là điều chẳng khó khăn gì. Nhưng để ông dâng đứa con một yêu dấu quả là một điều hết sức khó khăn. Một ngày nọ, sau khi vui hưởng Chúa cách vui thỏa, Ngài sẽ bảo chúng ta dâng lại cho Ngài ân tứ, công tác hay sự thành công mà Ngài đã ban cho chúng ta. Ngài có thể phán: “Bây giờ là lúc để Ta đòi hỏi con một điều gì đó. Ta không đòi con làm việc cho Ta hay đi đến cánh đồng truyền giáo. Ta đòi con dâng lại điều Ta đã ban cho con”. Đây là con đường mà ngày nay tất cả chúng ta phải đi.
(a) Một Đời Sống Trưởng Thành Bên Giếng Thề Nguyện
Với Sự Kêu Cầu Danh Đức Chúa Trời Đời Đời
Đức Chúa Trời không bảo Áp-ra-ham dâng một em bé hay một cậu bé nhưng là một người trưởng thành. Đời sống của Y-sác là đời sống được trưởng thành bên cái giếng thề nguyện cùng với sự kêu cầu danh Đức Chúa Trời Đời Đời (21:33-34). Sáng Thế Ký 21:34, câu cuối của chương 21, nói rằng: “Áp-ra-ham kiều cư lâu ngày tại xứ Phi-li-tin”. Điều này nghĩa là Áp-ra-ham đã ở đó trong nhiều năm. Suốt thời gian đó, Y-sác đã lớn lên bên cái giếng Bê-e-Sê-ba, lớn lên bởi đời sống gieo trồng và kêu cầu danh Chúa, tức Đức Chúa Trời Đời Đời. Người con mà Áp-ra-ham được đòi hỏi phải dâng là một thanh niên trưởng thành, người đã sống với ông trong đời sống gieo trồng và kêu cầu. Cuộc sống ở Bê-e-Sê-ba đã xây dựng Y-sác thành một của lễ thiêu, không phải là kẻ bắn cung.
(b) Được Dâng Cho Đức Chúa Trời Trên Núi Mô-ri-a,
Nơi Đền Thờ Của Đức Chúa Trời Được Xây Dựng
Khi Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham dâng Y-sác, Ngài bảo ông đi đến xứ Mô-ri-a và dâng Y-sác trên một trong những ngọn núi ở đó (c. 2). Xứ Mô-ri-a cách Bê-e-Sê-ba 2 ngày đường. Núi mà trên đó Y-sác được dâng sau này được gọi là núi Mô-ri-a, cuối cùng, trở nên núi Si-ôn, nơi Đền Thờ được xây dựng (2Sử. 3:1).
Lúc còn trẻ, khi đọc Sáng Thế Ký 22:2, tôi bị bối rối. Tôi tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời rắc rối như vậy, rằng: “Chúa ơi, Ngài đã ban cho Áp-ra-ham một con trai, rồi đòi ông dâng nó lại cho Ngài. Điều đó cũng được, nhưng bảo ông đi đến một nơi xa như thế là không hợp lý . Ngài không phải là Đấng Toàn Tại sao? Ngài không hiện diện ở Bê-e-Sê-ba sao? Tại sao Ngài đòi Áp-ra-ham phải đi đến một ngọn núi xa như vậy?” Lúc đầu, Đức Chúa Trời thậm chí không nói với Áp-ra-ham phải dâng Y-sác trên núi nào, chỉ nói đó sẽ là “một trong những núi mà Ta sẽ chỉ cho ngươi”. Trong việc đòi Áp-ra-ham phải đi xa để dâng Y-sác, Đức Chúa Trời không gây rắc rối. Ngài không hề gây rắc rối, Ngài luôn luôn có lý. Cuối cùng, Núi Mô-ri-a trở nên trung tâm của miền đất tốt lành, và hậu tự của Áp-ra-ham phải đến núi đó một năm 3 lần để dâng của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời (Phục. 16:16; Thi. 132:13). Do đó, chúng ta thấy rằng Sáng Thế Ký chương 22 là một hạt giống.
Chúng ta không thể và không nên dâng cho Đức Chúa Trời của lễ thiêu Ngài muốn tại nơi mình chọn. Chúng ta phải rời bỏ nơi của mình và đi đến nơi Đức Chúa Trời chọn. Ích-ma-ên, kẻ bắn cung, đã đi về phía nam, hướng về Ai-cập và cưới một người nữ Ai-cập. Nhưng Y-sác, của lễ thiêu, là một loại người khác. Ông không đi xuống Ai-cập, nhưng đi lên Mô-ri-a. Nếu xem bản đồ, anh em sẽ thấy Mô-ri-a ở phía bắc của Bê-e-Sê-ba. Ở đây chúng ta thấy một bức tranh về hai loại người –kẻ bắn cung và của lễ thiêu. Anh em là loại người nào?
(c) Của Lễ Thiêu Để Đức Chúa Trời Thỏa Mãn
Bức tranh trong Sáng Thế Ký chương 22 rất sống động. Áp-ra-ham cầm trong tay lửa và con dao. Trong khi đang vác củi dùng về của lễ thiêu, Y-sác hỏi: “Lửa đây, củi đây, nhưng chiên con dùng về của lễ thiêu thì ở đâu?” Cậu không biết rằng chính cậu sẽ là của lễ thiêu.
Anh em có biết phần định của anh em sẽ là của lễ thiêu không? Làm của lễ thiêu là bị giết và đem thiêu. Việc lớn lên, sống và kêu cầu danh El Olam tại Bê-e-Sê-ba đều để xây dựng một của lễ thiêu hầu cho chúng ta có thể được đốt trên bàn thờ tại Núi Mô-ri-a. Nước ở Bê-e-Sê-ba là vì lửa trên Núi Mô-ri-a. Càng uống nước từ giếng của Bê-e-Sê-ba, chúng ta sẽ càng lớn lên, và càng lớn lên, chúng ta sẽ càng được chuẩn bị cho ngọn lửa trên Núi Mô-ri-a. Vì điều này, sự khôi phục của Chúa sẽ không bao giờ là một phong trào quần chúng mà là đường hẹp. Vào thời điểm của Sáng Thế Ký chương 22, Y-sác là người duy nhất sống và bước đi trên đường hẹp này. Đừng mong đợi nhiều người sẽ đi đường lối Hội Thánh. Nhiều người vui mừng được trở nên kẻ bắn cung vì đó là một môn thể thao. Nhưng trong một ý nghĩa, sống ở Bê-e-Sê-ba và kêu cầu danh Chúa có thể dường như nhàm chán. Cuối cùng, sau khi chúng ta vui hưởng thời gian vui thỏa với Chúa, Ngài sẽ đòi chúng ta dâng Y-sác cho Ngài. Ngài sẽ không để chúng ta dâng Y-sác tại Bê-e-Sê-ba. Chúng ta sẽ phải đi một quảng đường dài và leo Núi Mô-ri-a. Nếp sống Hội Thánh đúng đắn không sản sinh những người bắn cung nhưng sản sinh những của lễ thiêu. Tất cả chúng ta phải trở thành một của lễ thiêu. Dầu đây là đường hẹp, nhưng đầy thắng thế.
Dù từ Bê-e-Sê-ba đến Núi Mô-ri-a là cuộc hành trình dài và dù cuộc hành trình này gây ra sự đau khổ nào đó, nhưng sẽ dẫn đến phước hạnh. Trong bài sau, chúng ta sẽ thấy phước hạnh đến từ đời sống trưởng thành bên giếng nước tại Bê-e-Sê-ba và được dâng cho Đức Chúa Trời trên Núi Mô-ri-a. Tôi biết nhiều anh em trẻ rất thông minh đã bước vào nếp sống Hội Thánh với lòng chân thật. Dầu lòng chân thật, nhưng họ mong rằng một ngày kia, sau khi có những kinh nghiệm cần thiết và nhận được tất cả các khải tượng, họ sẽ trở thành điều gì đó trong sự khôi phục của Chúa. Nói cách khác, họ mong đợi trở thành những người khổng lồ thuộc linh. Dần dần, khi năm tháng trôi qua, tôi biết được điều có trong lòng họ vì họ đến với tôi và kể cho tôi chuyện của họ. Một anh em nói: “Khi bước vào nếp sống Hội Thánh, tôi đã đến trong sự chân thật, nhưng tôi mong rằng một ngày kia, sau khi được hoàn hảo, được trang bị, có đủ phẩm chất, được kinh nghiệm và thấy tất cả các khải tượng, tôi sẽ hữu dụng trong tay Chúa. Nhưng bây giờ Chúa bảo tôi rằng Ngài có ý định thiêu đốt tôi”. Anh em có mong đợi một ngày nào đó mình sẽ trở thành một tay bắn cung giỏi không? Nếu có, sẽ đến ngày Chúa phán với anh em rằng: “Ta không muốn Ích-ma-ên, một tay bắn cung. Ta muốn Y-sác, một của lễ thiêu. Đừng cố gắng làm bất kỳ điều gì cho Ta. Ta có thể làm bất cứ điều gì Ta muốn. Ta chỉ muốn con là của thiêu”. Đời sống ở Bê-e-Sê-ba chỉ sản sinh của lễ thiêu. Càng cứ ở trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta sẽ càng được đem từ Bê-e-Sê-ba đến Mô-ri-a, từ nước làm cho lớn lên đến ngọn lửa thiêu đốt. Anh em đang lớn phải không? Cảm tạ Đức Chúa Trời về điều này. Nhưng sự lớn lên của anh em là một sự chuẩn bị để anh em được đốt cháy. Một ngày kia, tất cả chúng ta phải trải qua tiến trình bị đốt cháy như một của lễ thiêu.
Theo tiếng Hê-bơ-rơ, của lễ thiêu có nghĩa là của lễ dâng lên. Sau khi của lễ thiêu đã được đốt cháy, hương thơm ngọt ngào của nó bay lên Đức Chúa Trời làm Ngài vui thỏa. Hương thơm đó bay lên chứ không lan tỏa. Là của lễ thiêu, chúng ta không phải lan ra nhưng bay lên đến Đức Chúa Trời bởi bị đốt cháy.
Kinh nghiệm của Sáng Thế Ký chương 22 không thể đến ngay sau kinh nghiệm của Sáng Thế Ký chương 12. Phải có cuộc hành trình dài từ Sáng Thế Ký chương 12 đến chương 21. Khi nhiều người trong chúng ta bước vào nếp sống Hội Thánh, đó là chương 12, không phải chương 22. Áp-ra-ham đã phải trải qua sự phân rẽ với Lót, sự khước từ Ê-li-ê-se, đuổi Ích-ma-ên và sanh ra Y-sác. Dầu Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham một dòng dõi, nhưng Ngài không ban cho ông điều đó, mãi đến khi ông hoàn toàn bị tước bỏ khỏi Lót, Ê-li-ê-se và Ích-ma-ên. Chỉ khi đó Y-sác mới được sanh ra. Nhưng ngay cả sự ra đời của Y-sác cũng chưa phải là kết thúc. Y-sác cần được lớn lên và được dâng.
Như chúng ta đã thấy, Y-sác đã không lớn lên trong đồng vắng nhưng tại Bê-e-Sê-ba, lớn lên cách đúng đắn bởi đời sống kêu cầu Chúa. Vào một lúc nào đó, Đức Chúa Trời đã hiện ra và yêu cầu Áp-ra-ham dâng Y-sác. Điều này dường như Đức Chúa Trời hơi rắc rối. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không hề gây rắc rối cho Áp-ra-ham theo cách đó nếu Áp-ra-ham chưa đủ phẩm chất. Khi Đức Chúa Trời đến để gây rắc rối cho anh em như vậy, đó là một điều vinh dự vì điều đó chứng tỏ anh em có đủ phẩm chất. Đức Chúa Trời không đòi Áp-ra-ham phải dâng Lót làm của lễ thiêu. Ngài cũng không yêu cầu Áp-ra-ham dâng Ê-li-ê-se hay Ích-ma-ên. Trái lại, Ngài bảo Áp-ra-ham đuổi Ích-ma-ên đi. Chỉ có dòng dõi được Đức Chúa Trời hứa, xác quyết và sản sinh mới là người đúng đắn. Đó là người đã trưởng thành bên giếng nước ở Bê-e-Sê-ba và là người kêu cầu danh Chúa. Dường như Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham rằng: “Ta yêu Y-sác, và Ta cũng yêu ngươi. Bây giờ, ngươi phải dâng nó cho Ta”. Cuối cùng, Y-sác đã trở thành tổ phụ của toàn thể dòng dõi được chọn. Ông cũng trở thành tổ phụ của Đấng Christ. Mục đích đời đời của Đức Chúa Trời không bao giờ có thể được hoàn thành bởi bất cứ ai khác ngoài Y-sác, là người đã được trưỡng dưỡng dưới sự chăm sóc của Áp-ra-ham và được dâng cho Đức Chúa Trời.
(d) Được Trả Lại Trong Sự Phục Sinh
Để Hoàn Thành Mục Đích Đời Đời Của Đức Chúa Trời
Sau khi được dâng, Y-sác đã được trả lại trong sự phục sinh để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời (c. 4,12-13,16,18). Sau khi được trả lại trong sự phục sinh, Y-sác là một người khác. Ông không còn là một Y-sác thiên nhiên, nhưng là một Y-sác phục sinh. Điều này hết sức khích lệ. Sau khi chúng ta dâng cho Đức Chúa Trời điều mình nhận được từ Ngài, Ngài sẽ trả điều đó lại cho chúng ta trong sự phục sinh. Mọi ân tứ, phước hạnh thuộc linh, công tác và sự thành công chúng ta nhận được từ Đức Chúa Trời phải trải qua sự thử nghiệm của sự chết. Cuối cùng, điều đó sẽ trở về với chúng ta trong sự phục sinh. Chúa Jesus phán: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, nếu hạt lúa mì chẳng rơi xuống đất mà chết thì cứ chỉ một mình; nhưng nếu chết đi thì kết quả nhiều” (Gi. 12:24). Giả sử Đức Chúa Trời ban cho anh em một năng khiếu tự nhiên nào đó. Đó là một hạt lúa mì. Nếu anh em khư khư giữ năng khiếu này, không hề dâng cho Đức Chúa Trời, nó cứ mãi là một hạt lúa mì. Nhưng nếu anh em dâng nó cho Đức Chúa Trời, sau khi trải qua sự chết, nó sẽ được trở về với anh em trong sự phục sinh và trở thành một phước hạnh. Điều đó không tùy thuộc vào những gì chúng ta làm hay định làm cho Đức Chúa Trời. Nó hoàn toàn tùy thuộc vào việc chúng ta được lớn lên để được dâng cho Đức Chúa Trời như một của lễ thiêu, và sau đó, được sống lại từ kẻ chết để là một ân tứ phục sinh. Đó không phải là vấn đề được hữu dụng cho Đức Chúa Trời nhưng là ở dưới phước hạnh của Ngài. Phước hạnh của Đức Chúa Trời luôn luôn đến trong sự phục sinh. Một hạt lúa mì được nhân lên thành một trăm hạt là sự ban phước của Đức Chúa Trời. Nếu anh em dâng hạt lúa mì của mình cho Đức Chúa Trời và để Ngài đặt vào chỗ chết, nó sẽ được trả lại cho anh em trong sự phục sinh. Khi đó, anh em sẽ thấy sự nhân rộng và phước hạnh lớn. Đó là phương cách của Đức Chúa Trời.
b) Sự Vâng Phục Của Áp-ra-ham Bởi Đức Tin
Trong Sáng Thế Ký chương 22, chúng ta thấy sự vâng phục của Áp-ra-ham bởi đức tin. Lúc còn trẻ, khi đọc chương này, tôi không thể hiểu làm thế nào Áp-ra-ham là con người và là người cha lại có thể mạnh dạn như thế. Khi Đức Chúa Trời đòi hỏi ông dâng cho Ngài Y-sác, con yêu dấu của mình, ông đã lập tức làm theo. Trong chương này không đề cập đến vợ của Áp-ra-ham. Theo phần ghi chép ở đây, chúng ta không được cho biết rằng Áp-ra-ham đã nói chuyện với vợ về việc dâng Y-sác. Chúng ta chỉ được bày tỏ rằng ông nhanh chóng và mạnh dạn đáp ứng mạng lịnh của Đức Chúa Trời, dậy sớm và đi đến nơi Đức Chúa Trời đã phán.
(1) Tin Đức Chúa Trời Phục Sinh
Trong Cựu Ước, chúng ta không thể thấy tại sao Áp-ra-ham vâng lời Đức Chúa Trời cách nhanh chóng và mạnh dạn như thế. Nhưng trong Tân Ước, chúng ta thấy rằng Áp-ra-ham đã tin Đức Chúa Trời Phục Sinh (Hê. 11:17-19; Gia. 2:21-22). Ông có đức tin với hy vọng rằng Đức Chúa Trời [là Đấng] sẽ làm cho chính Y-sác mà ông sắp giết, được sống lại. Ông đã tiếp nhận lời hứa chắc chắn và thậm chí được xác quyết rằng giao ước của Đức Chúa Trời sẽ được vững lập với Y-sác và Y-sác sẽ là một dân lớn (17:19-21). Nếu Áp-ra-ham đã dâng Y-sác trên bàn thờ, giết và thiêu đốt con mình làm của lễ thiêu cho Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời không làm cho con ông sống lại từ kẻ chết, thì lời Đức Chúa Trời sẽ vô hiệu. Đức tin của Áp-ra-ham được lập trên lời hứa được xác quyết của Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham có thể nói: “Nếu Đức Chúa Trời muốn Y-sác, con sẽ giết nó. Đức Chúa Trời sẽ khiến nó sống lại để hoàn thành lời hứa Ncủa gài”.
Nói về Áp-ra-ham, La-mã 4:17 bảo rằng Đức Chúa Trời, Đấng mà ông tin là Đấng “ban sự sống cho kẻ chết và gọi những sự không có là có”. Ở đây, chúng ta thấy Áp-ra-ham đã tin Đức Chúa Trời về hai điều: ban sự sống cho kẻ chết và gọi những sự không có như đã có. Sự ra đời của Y-sác có liên quan đến việc Đức Chúa Trời gọi những sự không có như đã có và việc ông [nhận lại được con mình] có liên quan đến việc Đức Chúa Trời ban sự sống cho kẻ chết. Vì Áp-ra-ham có đức tin như vậy nên ông đã vâng lời Đức Chúa Trời ngay. Hê-bơ-rơ 11:17-19 nói rằng khi Áp-ra-ham chịu thử thách, ông đã dâng Y-sác bởi đức tin, [vì] “kể rằng Đức Chúa Trời thậm chí có thể khiến kẻ chết sống lại; người cũng ví như từ trong chỗ ấy mà nhận lại được con mình”.
(2) Hành Động Theo Sự Khải Thị Của Đức Chúa Trời
Trong sự vâng lời Đức Chúa Trời bởi đức tin, Áp-ra-ham đã hành động theo sự khải thị của Đức Chúa Trời (c. 3-4,9-10). Mọi điều Áp-ra-ham làm trong chương này hoàn toàn bởi Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham đã không khởi xướng hay làm bất cứ điều gì theo quan niệm của ông. Đức Chúa Trời đã bảo Áp-ra-ham phải làm gì, làm như thế nào và làm ở đâu. Trong mọi phương diện của hành động dâng Y-sác, Áp-ra-ham đã làm theo sự khải thị và lời chỉ dẫn của Đức Chúa Trời.
(a) Đi Đến Mô-ri-a, Nơi Đức Chúa Trời Chọn
Áp-ra-ham đã đi đến Núi Mô-ri-a là nơi Đức Chúa Trời chọn. Trong câu 2, Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham hãy đi đến xứ Mô-ri-a và dâng Y-sác trên một trong những ngọn núi mà Ngài sẽ chỉ cho ông. Trong câu kế tiếp, chúng ta được biết rằng Áp-ra-ham “đã dậy sớm và đi đến nơi Đức Chúa Trời đã dặn bảo”. Trước khi Áp-ra-ham bắt đầu cuộc hành trình, Đức Chúa Trời chắc đã tỏ cho ông núi mà Ngài đã chọn. Trong câu 4, chúng ta được biết rằng: “Đến ngày thứ ba, Áp-ra-ham nhướng mắt lên thấy nơi đó ở lối đằng xa”. Áp-ra-ham đã không làm điều gì theo quan niệm và sự chọn lựa của mình; ông đã làm mọi điều theo sự khải thị của Đức Chúa Trời.
Điều Áp-ra-ham đã làm trong Sáng Thế Ký chương 22 là một hạt giống quan trọng trong Kinh Thánh. Như tôi đã chỉ ra, hậu tự của Áp-ra-ham, con cái Ítx-ra-ên, đã được Đức Chúa Trời truyền phải đi đến Mô-ri-a một năm 3 lần để thờ phượng Đức Chúa Trời và dâng cho Ngài của lễ thiêu tại đó. Chúng ta đã thấy rằng Mô-ri-a đã trở thành núi Si-ôn, tức trung tâm của miền đất tốt lành. Áp-ra-ham là người đầu tiên thờ phượng Đức Chúa Trời với việc dâng của lễ thiêu trên núi Si-ôn. Cuối cùng, tất cả chúng ta sẽ thờ phượng Đức Chúa Trời trên núi Si-ôn. Một mặt, trong nếp sống Hội Thánh ngày nay, là hậu tự thật của Áp-ra-ham, chúng ta đang ở trên núi Si-ôn; mặt khác, chúng ta đang trên đường đến đó. Điều Áp-ra-ham đã làm trong chương 22 là một hạt giống. Hậu tự của ông, dân Ítx-ra-ên, là sự phát triển của hạt giống này và chúng ta ngày nay là sự phát triển hơn nữa của hạt giống này. Tất cả chúng ta, kể cả Áp-ra-ham, sẽ ở trong mùa gặt của hạt giống này. Có lẽ một ngày kia, chúng ta sẽ bắt tay với Áp-ra-ham trên núi Si-ôn đời đời và nói với ông: “Ông đã ở trên núi Si-ôn thời xưa, chúng tôi đã ở trên núi Si-ôn [thời] Tân Ước, và bây giờ chúng ta đều đang ở đây, trên núi Si-ôn đời đời”.
(b) Cuộc Hành Trình Trong Ba Ngày
Câu 4 ngụ ý rằng Áp-ra-ham đã đi trong 3 ngày, vì chúng ta được bảo rằng vào ngày thứ ba, ông thấy nơi được chỉ định đó ở đằng xa. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời và theo cảm xúc của Áp-ra-ham, trong 3 ngày đó, Y-sác đã bị giết rồi. Vào ngày thứ ba, Áp-ra-ham không những dâng Y-sác mà cũng nhận lại Y-sác. Do đó, ngày thứ ba chắc chắn là dấu hiệu của sự phục sinh. Thật đầy ý nghĩa khi Kinh Thánh không gọi đó là ngày thứ hai hay thứ tư. Nếu xem bản đồ, anh em sẽ thấy quảng đường từ Bê-e-Sê-ba đến Núi Mô-ri-a khoảng chừng 55 dặm. Theo cách di chuyển thời xưa, hẳn phải mất hai ngày từ Bê-e-Sê-ba đến Núi Mô-ri-a. Vào ngày thứ ba, Áp-ra-ham đặt Y-sác lên bàn thờ và sau đó, điều ông dâng cho Đức Chúa Trời đã được trả lại cho ông trong sự phục sinh. Điều này thật kỳ diệu. Tất cả chúng ta phải thấy được hạt giống ở đây. Ngợi khen Chúa vì ngày nay chúng ta là Y-sác, không phải Ích-ma-ên. Chúng ta không đang đi xuống phía nam hướng về Ai-cập, nhưng đi về phía bắc hướng đến núi Si-ôn.
Để thấy điều này, chúng ta phải có đời sống ở Bê-e-Sê-ba vì chỉ có đời sống này mới xây dựng và làm chúng ta đủ phẩm chất để làm của lễ thiêu nhằm thỏa lòng Đức Chúa Trời và để nhận được khải tượng. Tên gọi Mô-ri-a có nghĩa là “khải tượng về Jah”, nghĩa là khải tượng về Đức Giê-hô-va, khải tượng về Chúa. Từ này có hai nghĩa –đó là chúng ta thấy Chúa và Chúa thấy chúng ta. Trên Núi Mô-ri-a, chắc chắn rằng Áp-ra-ham đã thấy Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đã thấy ông. Cũng vậy, trên núi Si-ôn ngày nay, chúng ta có một khải tượng. Ở đây không có mây. Chúng ta không ở trong bóng tối nhưng ở trong khải tượng. Nếp sống Hội Thánh là một khải tượng trong đó chúng ta thấy Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời thấy chúng ta.
Các dịch giả đã bối rối, không biết dịch câu 14 thể nào, không biết câu này nên dịch là “trên núi của Chúa, [điều đó] sẽ được thấy” hay “[điều đó] sẽ được cung cấp”. Theo Bản King James, câu 14 nói: “và Áp-ra-ham gọi chỗ đó là Giê-hô-va Di-rê; như ngày nay có tục ngữ rằng: Trên núi của Chúa [điều đó] sẽ được thấy”. Một bản dịch khác nói: “Trên núi của Chúa, [điều đó] sẽ được cung cấp”. Thậm chí một số bản dịch khác nói: “Trên núi của Chúa, ông sẽ thấy”. Dầu câu này khó dịch, nhưng thật dễ hiểu theo kinh nghiệm. Sự cung ứng của Đức Chúa Trời luôn là khải tượng của Ngài. Hễ khi nào tham dự và vui hưởng sự cung ứng của Đức Chúa Trời, chúng ta có khải tượng. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời và Ngài thấy chúng ta. Vì chúng ta ở trong sự cung ứng của Ngài và có khải tượng nên mọi điều thật sáng tỏ, không chút vẫn đục và không có sự phân cách giữa chúng ta với Ngài.
Sự cung ứng của Đức Chúa Trời ngày nay ở đâu? Ở trong nếp sống Hội Thánh trên Núi Si-ôn. Tất cả chúng ta có thể làm chứng về sự cung ứng có trong nếp sống Hội Thánh là gì. Vì đang vui hưởng sự cung ứng đó, chúng ta có khải tượng! Chúng ta thấy Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy sự đời đời. Ở đây trong nếp sống Hội Thánh, trong cách nhìn của Đức Chúa Trời và của chúng ta, mọi sự đều rõ ràng trong suốt như pha lê không có gì vẫn đục. Chúng ta không có kinh nghiệm này trong Cơ-đốc Giáo. Khi ở đó, chúng ta ở trong ngục sâu, tối tăm từ mọi phía. Nhưng ngày nay, trong nếp sống Hội Thánh trên Núi Si-ôn, chúng ta có sự cung ứng đầy đủ cùng với khải tượng trọn vẹn. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời và được Ngài thấy; Đức Chúa Trời thấy chúng ta và được chúng ta nhìn thấy. Trong sự cung ứng của Đức Chúa Trời, mọi sự đều trong suốt.
(c) Dựng Một Bàn Thờ Và Dâng Y-sác
Áp-ra-ham đã đi đến một vùng đất sơ khai, dựng một bàn thờ trên núi và dâng Y-sác, con một mình tại đó (c. 9-10). Dựng một bàn thờ ở đó không dễ, và dâng con một bằng cách giết nó thậm chí khó hơn nhiều. Nhưng ông đã làm điều này. Ông đã thật sự nghiêm túc với Chúa. Chúng ta cũng phải dựng một bàn thờ và dâng những gì Đức Chúa Trời truyền phán. Chắc chắn điều này sẽ làm chúng ta mất mát điều gì đó.
Chúng ta đã xem phần thuật lại về sự vâng phục của Áp-ra-ham bởi đức tin. Đức tin mà ông đã được Đức Chúa Trời truyền vào cách trọn vẹn đã tạo cho ông sự vâng phục này. Chính đức tin được truyền đạt này đã đem ông đến Núi Mô-ri-a, tại đó ông vui hưởng sự cung ứng của Đức Chúa Trời và có một khải tượng hoàn toàn trong suốt từ Đức Chúa Trời. Vào thời đó, không một ai trên đất hay trong cả vũ trụ sáng tỏ về những điều thần thượng như Áp-ra-ham. Tại đó, tức trên Núi Mô-ri-a, Áp-ra-ham đã kinh nghiệm sự cung ứng của Đức Chúa Trời và nhận được một khải tượng rõ ràng. Mọi điều thật sáng tỏ trong cách nhìn của Ngài. Chúng ta không nên đọc Sáng Thế Ký chương 22 chỉ như một câu chuyện. Chúng ta phải nhận được ánh sáng thần thượng từ đó và thấy rằng kinh nghiệm của Áp-ra-ham đang được lặp lại trong chúng ta ngày nay. Ngợi khen Chúa vì chúng ta có Bê-e-Sê-ba và Núi Mô-ri-a. Chúng ta không đang đi xuống Ai-cập, mà đang đi lên Núi Mô-ri-a, nơi chúng ta sẽ vui hưởng sự cung ứng của Đức Chúa Trời và có được một khải tượng trong suốt.
Bài Năm Mươi Tám
Sống Trong Mối Tương Giao
Với Đức Chúa Trời
Dâng Y-Sác
(2)
Trong bài vừa qua, chúng ta đã thấy việcÁp-ra-ham dâng con là Y-sác theo sự đòi hỏi của Đức Chúa Trời là như thế nào. Câu chuyện này, được ghi lại trong Sáng Thế Ký chương 22, không những là một sự kiện đầy ý nghĩa mà còn có một tầm quan trọng ẩn ý vì đó là một bức tranh sống động về Đấng Christ trong nhiều phương diện. Mặc dầu không thể tìm thấy danh Đấng Christ hay danh Jesus trong chương này, nhưng nhiều phương diện của Đấng Christ được biểu hiện theo cách hàm ý. Trong bài này, chúng ta cần thấy các phương diện của Đấng Christ được mô tả trong chương Kinh Thánh này.
c) Y-sác Tiêu Biểu Cho Đấng Christ.
Y-sác tiêu biểu cho Đấng Christ. Chúng ta đã thấy Áp-ra-ham đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là đi đến núi Mô-ri-a để dâng Y-sác. Đây là sự kiện. Tuy nhiên, nếu nhìn vấn đề này từ quan điểm là sự khải thị của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy điều Áp-ra-ham đã làm cho Y-sác là một bức tranh sống động về điều Cha làm cho Con Yêu Dấu của Ngài. Khi Áp-ra-ham đi đến núi Mô-ri-a với Y-sác, có hai người đầy tớ trẻ cùng đi với ông. Vào ngày thứ ba, Áp-ra-ham để hai người đầy tớ ở lại và nói: “Ta và đứa trẻ sẽ đi đến chốn kia để thờ phượng, rồi sẽ trở lại với hai ngươi” (c. 5) Từ lúc đó, câu chuyện khác đi, không còn là câu chuyện giữa bốn người –cha, con và hai người đầy tớ nữa mà là câu chuyện giữa Áp-ra-ham và con trai mình là Y-sác. Áp-ra-ham lấy củi dùng về của lễ thiêu, chất trên Y-sác để đem đến đỉnh núi Mô-ri-a. Hãy so sánh điều này với Giăng 19:17. Ở đó nói rằng: “Vậy, chúng đem Jesus đi, Ngài vác thập tự giá ra đến nơi gọi là Chỗ Cái Sọ, tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Gô-gô-tha. “. Y-sác đã đi con đường đến núi Mô-ri-a, và sau này, Chúa Jesus cũng đi con đường đến Gô-gô-tha. Trước khi Đấng Christ vác thập tự giá đến Đồi Calvary, tức Gô-gô-tha thì Y-sác đã vác củi dùng về của lễ thiêu, đi cùng con đường ấy. Và Jesus đã bị đóng đinh trên cùng ngọn núi mà Y-sác đã bị đặt trên bàn thờ. Do đó, chúng ta thấy rằng Áp-ra-ham là hình bóng về Cha, còn Y-sác với bó củi trên người, là hình bóng về Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời. Y-sác bị đem đến bàn thờ như một chiên con. Jesus cũng bị “dắt đến hàng làm thịt như một chiên con” (Ê-sai 53:7).
Khi Áp-ra-ham và Y-sác đi lên núi Mô-ri-a, Y-sác hỏi: “Thưa cha, này củi đây, lửa đây, nhưng chiên con dùng làm của lễ thiêu ở đâu?” (c. 7) Áp-ra-ham nói: “Con ơi, chính Đức Chúa Trời sẽ sắm sẵn chiên con dùng làm của lễ thiêu” (c. 8). Ở đây chúng ta thấy người con tương giao với người cha. Anh em có tin rằng Jesus đã tương giao với Cha trong khi Ngài vác thập tự giá trên con đường đến Đồi Calvary không? Anh em không tin rằng Cha đã nói chuyện với Con Ngài sao? Tôi tin. Nếu anh em nói rằng Kinh Thánh không bảo điều này, tôi sẽ nói rằng Sáng Thế Ký chương 22 cho chúng ta biết như vậy. Chúng ta cần có thị lực và lỗ tai lắng nghe để nghe được cuộc đối thoại thiên thượng trên con đường đến núi Mô-ri-a. Áp-ra-ham và Y-sác tiêu biểu cho Cha và Con, và sự tương giao của họ trên đường đến núi Mô-ri-a là một bức tranh sinh động mô tả Jesus, là Con, đã tương giao với Cha như thế nào khi Ngài vác thập tự giá đến Đồi Calvary. Mặc dầu trong Tân Ước không có sự giải thích rõ ràng về điều này bằng lời lẽ, nhưng chúng ta có bức tranh trong Cựu Ước, và một bức tranh thì đáng giá hơn ngàn lời nói. Bức tranh trong Sáng Thế Ký chương 22 mô tả điều gì đó mà ngôn từ không thể giải thích. Mặc dầu các tác giả Tân Ước không mô tả mối tương giao đầy thương yêu này giữa Cha và Con trên đường đến Đồi Calvary, nhưng điều đó được miêu tả rõ ràng trong bức tranh ở Sáng Thế Ký chương 22. Tất cả chúng ta cần nhìn thấy bức tranh này biết bao. Như chúng ta sẽ thấy, hầu như mọi điểm về hình bóng trong Sáng Thế Ký chương 22 đều được đề cập đến trong Giăng chương 1.
Bây giờ chúng ta hãy xem vài chi tiết về Y-sác là hình bóng của Đấng Christ. Y-sác là con một của Áp-ra-ham (c. 2,12,16). Điều này tiêu biểu cho Đấng Christ là Con Một của Đức Chúa Trời (Gi. 3:16). Y-sác là con yêu dấu của Áp-ra-ham (c. 2) và Đấng Christ là Con Yêu Dấu của Cha, người mà Cha đẹp lòng (Mat. 3:17). Trong Sáng Thế Ký 22:5, chúng ta thấy Y-sác nhận lấy ý muốn của cha, và trong Ma-thi-ơ 26:39, chúng ta thấy Đấng Christ đã chọn ý chỉ của Cha. Trong bức tranh ở Sáng Thế Ký chương 22, chúng ta thấy Y-sác, một người trưởng thành, đã vâng phục đến chết (c. 9-10). Theo lời ghi lại của chương này, trong vấn đề dâng Y-sác, Áp-ra-ham đã không hội ý với Sa-ra, vợ ông, cũng không bàn bạc với Y-sác, con ông. Áp-ra-ham đem con theo, chất củi trên con, dẫn lên núi, trói con lại và đặt trên bàn thờ. Ông không cho Y-sác cơ hội để nói bất cứ điều gì. Nhưng Y-sác đã nhận lấy ý muốn của cha và vâng phục đến chết. Cũng vậy, khi sắp chết, Chúa Jesus phán: “Không theo ý Con, nhưng theo ý Cha” (Mat. 26:39). Trong Phi-líp 2:8, chứng ta được biết rằng Đấng Christ đã vâng phục cho đến chết. Hãy nhìn bức tranh này một lần nữa: Y-sác đã vâng phục để đến bàn thờ. Ông không chỉ theo cha đi đến chân núi mà còn vâng lời cha vác củi và chịu trói. Ông đã không kháng cự. Ngay cả khi bị cha đặt trên bàn thờ, giơ tay cầm dao giết, ông đã không chống lại. Ông đã vâng phục cho đến chết. Nếu xem tất cả các phương diện này của Y-sác là hình bóng về Đấng Christ như được miêu tả trong Cựu Ước, chúng ta sẽ thấy những điều ấy được sắp xếp cách có tể trị, tương ứng với lời rõ ràng của sự khải thị trong Tân Ước.
Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, Y-sác đã bị giết. Ngay khi Áp-ra-ham sắp giết con, thiên sứ của Chúa từ trời ngăn lại mà rằng: “Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó”. Thiên sứ của Chúa ở đây thực ra là chính Đức Chúa Trời. Điều này được chứng minh bởi câu 12, tại đó thiên sứ của Chúa phán cùng Áp-ra-ham: “Ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời bởi cớ không tiếc với Ta con ngươi, tức con một ngươi”. Từ “Ta” ở đây là chính Đức Chúa Trời. Xin lưu ý rằng thiên sứ của Chúa không nói: “với Đấng ấy”, nhưng là “với Ta”. Áp-ra-ham, người cha, đã đặt con mình vào chỗ chết nhưng thiên sứ của Chúa đã khiến Y-sác sống lại từ kẻ chết. Cũng vậy, Công Vụ 2:24 nói rằng Đức Chúa Trời đã khiến Đấng Christ sống lại từ kẻ chết.
d) Một Chiên Đực Thay Cho Y-sác.
Y-sác được thay thế bằng một chiên đực, một chiên con. Câu 13 chép: “Áp-ra-ham nhướng mắt lên, thấy sau lưng một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây, bèn bắt con chiên đực đó dâng làm của lễ thiêu thay cho con mình”. Ở đây chúng ta thấy người con đã không bị giết mà là một chiên đực, chiên con. Ai đã bị giết trên thập tự giá –Con Đức Chúa Trời hay Chiên Con của Đức Chúa Trời? Chính là Chiên Con của Đức Chúa Trời đã bị giết. Đấng Christ là Con Đức Chúa Trời, nhưng khi bị giết trên thập tự giá, Ngài được thay thế bằng Chiên Con của Đức Chúa Trời. Giăng 1:14 nói về Con của Đức Chúa Trời rằng: “Chúng ta đã ngắm xem vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con Độc Sanh của Cha”. Nhưng Giăng 1:29 nói: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi”. Ở đây chúng ta thấy Con Đức Chúa Trời được thay bằng Chiên Con của Đức Chúa Trời. Chiên Con của Đức Chúa Trời đã bị đóng đinh, chứ không phải Con của Đức Chúa Trời. Trong sự đóng đinh, Con đã được thay bằng một Chiên Đực.
Trong 22:8, Áp-ra-ham nói tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ cung cấp chiên con dùng làm của lễ thiêu. Chiên Con Đời Đời đã được Đức Chúa Trời chỉ định từ cõi đời đời (1Phi. 1:19-20). Trong 22:13, chúng ta thấy “một con chiên đực, sừng mắc trong bụi cây”. Trong Kinh Thánh, sừng tượng trưng cho sức mạnh chiến đấu. Đấng Christ có sức mạnh chiến đấu, nhưng sức mạnh ấy bị mắc ket trong bụi cây. Bụi cây tượng trưng cho nhân tính. Chúng ta là bụi cây, và Đấng Christ, Chiên Con của Đức Chúa Trời, đã bị vướng mắc trong chúng ta và không thể thoát khỏi. Do bản chất con người của Ngài, Ngài đã bị vướng mắc để Ngài có thể được dâng như vật thay thế chúng ta. Là Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng Christ sẵn sàng chịu để các sừng của Ngài bị vướng mắc bởi nhân tính. Khi nhìn thấy bức tranh rõ ràng này, tất cả chúng ta đều phải nói: “Chúa ôi, cảm ơn Ngài. Ngài đã sẵn lòng chịu vướng mắc bởi chúng con”.
Trên thập tự giá, Con Đức Chúa Trời đã được thay thế bằng Chiên Con của Đức Chúa Trời. Trong ý nghĩa tích cực, thần thượng, Con của Đức Chúa Trời không bao giờ bị đóng đinh. Chiên Con của Đức Chúa Trời đã bị đóng đinh. Không ai có thể đóng đinh Con Đức Chúa Trời. Ngợi khen Chúa, Ngài sẵn sàng làm một Chiên Con nhỏ bé chịu để sừng mình ở giữa loài người và bị vướng mắc bởi chúng ta. Do đó, chúng ta thấy rằng không những Con Đức Chúa Trời đã trở nên Chiên Con của Đức Chúa Trời mà Ngài còn được thay thế bằng Chiên Con của Đức Chúa Trời. Mặc dầu trong Tân Ước không có một bức tranh như thế, nhưng chúng ta thấy điều đó trong Cựu Ước. Cùng với những lời rõ ràng trong bốn Sách Phúc âm, chúng ta cần những bức tranh trong Cựu Ước.
(1) Được Cung Cấp Bởi Giê-hô-va Di-rê.
Chiên đực mà đã thay cho người con trên bàn thờ, được Giê-hô-va Di-rê cung cấp (c. 14). Danh xưng Giê-hô-va Di-rê có hai ý nghĩa: Giê-hô-va sẽ cung cấp và Giê-hô-va sẽ xem thấy. Không chỉ có sự cung ứng mà còn có khải tượng. Trong sự cung ứng, chúng ta có khải tượng. Hãy nhìn vào thập tự giá: tại đó, chúng ta có sự cung cấp và khải tượng gì. Tôi có thể làm chứng rằng tại thập tự giá, tôi đã nhận được cả sự cung cấp lẫn khải tượng. Phía trước thập tự giá, tôi thiếu hụt, nhưng tại thập tự giá, tôi nhận được sự cung cấp thần thượng. Phía trước thập tự giá, tôi đui mù, không có khải tượng; nhưng tại thập tự giá, qua sự cung cấp, tôi có thể nhìn thấy. Bây giờ, thị lực của tôi thật tỏ tường. Không những tôi được cung cấp mà còn được soi sáng. Ngay cả nhiều người trẻ cũng có thể làm chứng rằng trước khi đến với thập tự giá, họ thật nghèo nàn và đui mù. Nhưng một ngày nọ, họ đến với thập tự giá và tìm thấy sự cung cấp và khải tượng. Nguyện Linh khôn ngoan giúp chúng ta nhận thức ý nghĩa sâu xa trong sự kiện Con Đức Chúa Trời được thay bằng Chiên Con của Đức Chúa Trời, có sừng bị vướng mắc bởi nhân tính.
(2) Tiêu Biểu Cho Đấng Christ Là Sự thay thế Của Chúng Ta.
Chiên Con của Đức Chúa Trời mà đã thay cho Con Đức Chúa Trời, là sự thay thế cho chúng ta (1Phi. 3:18). Giống như chiên đực đã bị giết thay cho Y-sác thì cũng vậy, Chiên Con của Đức Chúa Trời đã chịu đóng đinh thay cho chúng ta. Khi còn là một đứa trẻ, tôi đã nghe phúc âm được giảng rằng Đấng Christ đã chịu chết vì chúng ta, tôi không thể hiểu điều này cách đầy đủ. Chỉ khi nhìn thấy bức tranh rõ ràng trong Sáng Thế Ký chương 22, tôi mới có thể hiểu thể nào Đấng Christ là sự thay thế của chúng ta. Chiên đực đã bị giết thay cho Y-sác. Đây là bức tranh cho thấy rằng Đấng Christ, Chiên Con của Đức Chúa Trời, đã bị đóng đinh trên thập tự giá thay cho chúng ta. Lẽ ra tất cả chúng ta phải đi đến thập tự giá, nhưng Đức Chúa Trời đã dùng Chiên Con của Đức Chúa Trời thay cho chúng ta. Về điều này, tất cả chúng ta cần phải nói: “Ngợi khen Chúa! Chiên Con của Đức Chúa Trời, vốn là Con Đức Chúa Trời, đã là sự thay thế cho chúng con”.
Vì Chiên Con của Đức Chúa Trời là sự thay thế cho chúng ta nên Ngài thật vĩ đại và đầy ý nghĩa. Trong Sách Khải Thị, danh xưng duy nhất của Đấng Christ là Chiên Con. Trong Khải Thị chương 5, khi sứ đồ Giăng thấy Quyển Sách mà không ai ở trên trời hay dưới đất xứng đáng để mở, ông đã khóc. Khi ấy, một trong các trưởng lão nói với ông: “Chớ khóc, kìa, Sư Tử thuộc chi phái Giu-đa, Cội Gốc của Đa-vít, đã đắc thắng để mở Sách và tháo bảy ấn ấy”. Lập tức sau đó, Giăng thấy Chiên Con. “Tôi bèn thấy chính giữa ngai và bốn sanh vật, cùng chính giữa các trưởng lão, có một Chiên Con đứng”. Trong Sáng Thế Ký chương 22, chúng ta có hạt giống về Chiên Con đó. Hạt giống này lớn lên trong Giăng 1:29 và được thu hoạch trong Sách Khải Thị. Cuối cùng, ngai của Đức Chúa Trời trở nên ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên Con, từ ngai ấy tuôn ra sông nước sự sống với Cây Sự Sống lớn lên trong đó (Khải. 22:1-2). Toàn bộ điều này chứng tỏ rằng Kinh Thánh không phải là Sách nhân tạo. Chắc chắn Kinh Thánh là sự khải thị thần thượng. Thật là một bức tranh về Đấng Christ được khải thị trong Sáng Thế Ký chương 22!
e) Áp-ra-ham Được Đức Chúa Trời Ban Phước.
(1) Với Một Dòng Dõi Được Nhân Rộng
Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời ban phước. Phước hạnh ở đây không phải là những điều vật chất. Trước đây, nhiều người trong chúng ta đã có ấn tượng sai, nói rằng có được một việc làm tốt hay lợi lộc vật chất nghĩa là được Chúa ban phước. Tất cả chúng ta đã được dạy rằng hãy đếm các phước hạnh từng điều một, chẳng hạn bằng cấp, sự thăng chức, vợ con, nhà cửa. Mặc dầu tôi không nói rằng những điều như vậy không phải là phước hạnh, nhưng tôi nói rằng chúng không phải là phước hạnh bằng vàng mà chỉ là phước hạnh bằng bùn đất. Trong Sáng Thế Ký chương 22, Đức Chúa Trời không ban phước cho Áp-ra-ham theo cách này. Đúng ra, Ngài ban phước cho ông bằng một dòng dõi gia tăng, rằng: “Về sự chúc phước, Ta sẽ chúc phước cho ngươi; về sự nảy nở, Ta sẽ làm cho dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, như cát bãi biển” (c. 17). Tôi không quan tâm đến phước hạnh vật chất, mà quan tâm đến sự nhân rộng. Trước hết, tôi muốn nhìn thấy 50 Hội Thánh tại nước Mỹ, rồi lên 100, và 1000. Tôi cũng muốn nhìn thấy rằng từ nước Mỹ, sự nhân rộng sẽ lan tràn đến châu Phi, châu Úc, châu Âu và thậm chí trở lại Giê-ru-sa-lem. Đây là phước hạnh mà tôi muốn nhìn thấy.
Áp-ra-ham được ban phước với hai loại dân, một được ví như những ngôi sao trên trời (c. 17; 15:5), và loại kia được ví như cát bãi biển (c. 17), cũng được ví như bụi trên đất (13:16). Nếu biết lịch sử và các lời tiên tri về hậu tự của Áp-ra-ham, anh em sẽ thấy họ thuộc về hai loại: một thuộc trời và một thuộc đất. Là Cơ-đốc nhân, chúng ta là những vì sao, hậu tự thuộc trời của Áp-ra-ham; còn người Do-thái đích thực, dân thuộc đất của Đức Chúa Trời, là cát, bụi. Cuối cùng, dân Do-thái sẽ là các thầy tế lễ của Đức Chúa Trời trên đất và sẽ dạy dỗ cho mọi dân tộc. Điều này được nói tiên tri rõ ràng trong Ê-xê-chi-ên 8:20-23. Tại sao dân Do-thái được miêu tả là cát bãi biển và bụi đất? Biển tượng trưng cho thế giới bị hư hoại bởi Sa-tan, còn bụi đất thì được tạo dựng bởi Đức Chúa Trời. Người Do-thái đã được phục hồi cho sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Do đó, họ được tượng trưng bởi cát tức là bụi ở bãi biển. Mặc dầu họ là dân thuộc đất, nhưng họ không phải là bụi dưới biển mà là bụi, cát ở bãi biển…. Họ được tách rời khỏi biển hư hoại, tức thế giới bị hư hoại của Sa-tan. Tuy nhiên, các vì sao không những được tách rời khỏi thế giới hư hoại mà còn thuộc về trời.
Theo Khải Thị 20:8,9, vào cuối thời kỳ ngàn năm, Gót và Ma-gót sẽ chiến đấu chống lại Trại của các thánh đồ và Thành yêu dấu. Trại của các thánh đồ là Trại của toàn thể những ngôi sao thiên thượng, còn Thành yêu dấu, Giê-ru-sa-lem là Thành của cát đã được phân rẽ khỏi biển. Hai loại hậu tự này của Áp-ra-ham, tức là những người quan tâm đến lợi ích của Đức Chúa Trời trong vũ tru vào lúc ấy, sẽ bị Gót và Ma-gót tấn công dưới sự xúi giục của Sa-tan. Đó sẽ là cuộc chiến sau cùng trong vũ trụ, một cuộc chiến giữa những người thuộc ma quỉ và hậu tự của Áp-ra-ham.
Ngôi sao được gieo như hạt giống trong Sáng Thế Ký chương 22 và sẽ được gặt trong Khải Thị chương 20-21. Giê-ru-sa-lem Mới bao gồm 12 chi phái Ítx-ra-ên, đại diện cho các thánh đồ Cựu Ước, và 12sứ đồ, đại diện cho tín đồ Tân Ước. Những người được các sứ đồ đại diện là những ngôi sao thiên thượng, còn những người được mười hai chi phái đại diện là cát bãi biển. Cuối cùng, hai loại người này sẽ cùng được xây dựng nên Giê-ru-sa-lem Mới đời đời. Do đó, Giê-ru-sa-lem Mới đời đời sẽ là sự hoàn thành tối hậu của dòng dõi Áp-ra-ham. Đây là phước hạnh của Đức Chúa Trời ban cho Áp-ra-ham.
Sau khi thấy điều này, chúng ta cần nói: “Ngợi khen Chúa, phước hạnh của Đức Chúa Trời không phải là nhà cửa, xe hơi, bằng cấp, sự thăng chức, vợ con. Đó là sự sinh sôi nảy nở của các thánh đồ trong sự khôi phục của Chúa và là sự nhân rộng của các Hội Thánh”. Tôi hi vọng rằng một ngày kia, một phần của Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là sự sinh sôi nảy nở của chúng ta như phước hạnh của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Bấy giờ, tất cả xe hơi và nhà cửa sẽ qua đi. Chỉ có sự nhân rộng trong phước hạnh của Đức Chúa Trời mới còn lại đời đời. Chúng ta sẽ thấy phước hạnh này trong sự nhân rộng của Đức Chúa Trời trong Giê-ru-sa-lem Mới cho đến đời đời.
Ở đây, trong Sáng Thế Ký chương 22, chúng ta thấy một nguyên tắc căn bản, đó là, hễ điều gì Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sẽ được nhân rộng. Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham một Y-sác, và Áp-ra-ham đã dâng Y-sác cho Đức Chúa Trời. Khi ấy, một Y-sác duy nhất này được nhân rộng thành vô số các vì sao và cát. Nếu Áp-ra-ham không dâng lại Y-sác cho Đức Chúa Trời, hẳn ông chỉ có một Y-sác duy nhất. Nhưng sau khi Áp-ra-ham đã dâng lại cho Đức Chúa Trời, Y-sác được nhân rộng nên Giê-ru-sa-lem Mới. Đây là phương cách để sự ban tứ của Đức Chúa Trời được nhân rộng trong chúng ta –đó là dâng lại cho Đức Chúa Trời những gì Ngài đã ban cho chúng ta.
( 2) Với Đấng Christ Là Dòng Dõi Duy Nhất Của Ông
Việc Đức Chúa Trời ban phước cho Áp-ra-ham cuối cùng dẫn đến Đấng Christ như là dòng dõi duy nhất mà trong Ngài, muôn dân trên đất sẽ được ban phước (c. 18; Gal. 3:16). Trong Ga-la-ti 3:16, Phao-lô nói về chỉ một dòng dõi duy nhất –là Đấng Christ. Tất cả chúng ta đều được bao gồm trong dòng dõi duy nhất này. Tất cả chúng ta không đang ở trong Đấng Christ sao? Anh em có biết ý nghĩa thật của cụm từ ngắn ngủi “trong Đấng Christ” này không? Cụm từ này được dùng rất nhiều lần trong Tân Ước. Trong Đấng Christ, chúng ta đã được xưng công chính. Trong Đấng Christ, chúng ta đã được nên thánh. Trong Đấng Christ, chúng ta có quyền làm con. Mọi sự liên quan đến chúng ta đều ở trong Đấng Christ. Ha-lê-lu-gia! Chúng ta đang ở trong Đấng Christ! Thực ra, chúng ta là một phần của Đấng Christ. Cuối cùng, tất cả những vì sao trên trời và cát dưới đất đều sẽ ở trong Đấng Christ. Như chúng tôi đã chỉ ra trước đây, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là Đấng Christ vĩ đại, tập thể. Trong bốn Sách Phúc âm, chúng ta có Đấng Christ cá thể, nhưng ở cuối Sách Khải Thị, chúng ta có Đấng Christ tập thể bao gồm tất cả những người tin đích thực.
Trong dòng dõi duy nhất này, tức Đấng Christ, toàn thể các dân trên đất sẽ được ban phước. Không phải Mỹ, Đức, Nhật, Trung Hoa và Anh Quốc là những nước được ban phước sao? Đây là phước hạnh của Đức Chúa Trời. Nguyện tất cả chúng ta đều mong đợi phước hạnh mình sẽ nhận được từ Đức Chúa Trời là sự nhân rộng mà sẽ dẫn đến Đấng Christ, Dòng Dõi Duy Nhất. Sự nhân rộng mà sẽ lan tràn đến Châu Âu, Châu Phi và khắp trái đất phải là chính Đấng Christ. Tất cả các Hội Thánh trên đất sẽ chính là sự nhân rộng của Đấng Christ.
f) Đấng Christ Được Khải Thị Theo Ba Phương Diện
Trong Sáng Thế Ký chương 22, Đấng Christ được bày tỏ theo ba phương diện: là Thiên Sứ Của Chúa (c. 11-12,15-18; Xuất. 3:2-6), là Chiên Đực (c. 13; Giăng 1:29), và là Dòng Dõi Của Áp-ra-ham (c. 18; Gal. 3:16). Khi Áp-ra-ham giơ tay ra giết Y-sác, thiên sứ của Chúa đã ngăn cản. Rồi Áp-ra-ham thấy một con chiên đực và giết, dâng nó thay cho Y-sác. Sau đó, con chiên đực trở nên một phước hạnh trong sự nhân rộng. Sự nhân rộng này dẫn đến Đấng Christ là dòng dõi duy nhất. Ở đây, chúng ta có thiên sứ của Chúa ngăn chặn, chiên đực thay thế và dòng dõi đem đến phước hạnh. Cả ba điều này là Đấng Christ. Điều này thật quá huyền nhiệm vì Đấng Christ là mọi sự. Đấng Christ là Đấng đã phán cùng Áp-ra-ham đừng giết con mình. Và Ngài lập tức trở nên chiên đực bị mắc trong bụi cây để thay cho con ông. Sau sự đóng đinh, Ngài trở nên dòng dõi duy nhất trong phước hạnh của Đức Chúa Trời. Thiên sứ của Chúa là Đấng Christ, đã cung cấp chiên đực, hình bóng về Đấng Christ, mà cuối cùng dẫn đến dòng dõi, cũng là Đấng Christ. Đấng Christ là mọi sự. Chúng ta không có một Đấng Christ nhỏ bé, giới hạn. Chúng ta có một Đấng Christ vĩ đại và vô hạn, Đấng là mọi sự. Ngợi khen Chúa!
Bài Năm Mươi Chín
Sống Trong Mối Tương Giao
Với Đức Chúa Trời
Sự Qua Đời Và Việc Chôn Sa-Ra
9) Sự Qua Đời Và Việc Chôn Sa-ra
Trong bài này, chúng ta đến với Sáng Thế Ký chương 23, chương ghi lại sự qua đời và việc chôn Sa-ra. Khi còn trẻ, tôi không biết tại sao chương này lại có trong Sáng Thế Ký. Tôi không thể hiểu tại sao chắc chắn có nhiều điều lớn lao Áp-ra-ham đã làm lại không được ghi chép trong khi có đến 20 câu để mô tả thể nào ông đã dùng thời giờ, sức lực, tiền bạc, thậm chí sự lịch sự để có được một nơi chôn cất. Không một lời nào trong Kinh Thánh là lãng phí cả. Vì từng lời Kinh Thánh là hơi thở của Đức Chúa Trời nên Sáng Thế Ký chương 23 phải rất có ý nghĩa. Nếu xem Sáng Thế Ký chương 1 và 2 là quan trọng, chúng ta cũng phải xem Sáng Thế Ký chương 23 là quan trọng. Mọi Cơ-đốc nhân đều đánh giá cao Sáng Thế Ký chương 1 vì cho chúng ta lời ký thuật về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Chúng ta đánh giá cao Sáng Thế Ký chương 1 không chỉ vì là lời ký thuật về sự sáng tạo mà còn là lời ký thuật về sự sống. Chương này nói về hình ảnh và sự quản trị của Đức Chúa Trời có liên quan đến con người mà Ngài đã tạo dựng. Chúng ta cũng đánh giá cao Sáng Thế Ký chương 2 vì đã cho chúng ta biết về Cây Sự Sống. Tuy nhiên, ít người trong chúng ta đánh giá cao ngôi mộ. Nhưng Sáng Thế Ký chương 23 tập trung vào vấn đề nơi chôn cất và thuật lại chi tiết việc mua ngôi mộ này. Trong câu chuyện này có nhiều chi tiết hơn bất cứ phần ký thuật nào khác trong Sách Sáng Thế Ký. Trong khi mọi phần ký thuật khác khá ngắn thì chương này cho chúng ta lời ký thuật đầy đủ và sáng tỏ về địa điểm ngôi mộ, ai là chủ, được mua như thế nào và số tiền Áp-ra-ham đã mua. Ngôi mộ này được đề cập theo cách rất ý nghĩa vì chúng ta được biết rằng không chỉ Sa-ra được chôn ở đó mà Áp-ra-ham, Y-sác, Rê-bê-ca, Gia-cốp và Lê-a cũng được chôn ở đó. Thật đầy ý nghĩa vì tên Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là những thành phần của danh thần thượng của Đức Chúa Trời, tức là Đức Chúa Trời của sự phục sinh (Mat. 22:32).
Sáng Thế Ký chương 23 là một cửa sổ mà qua đó chúng ta có thể thấy Giê-ru-sa-lem Mới. Giê-ru-sa-lem Mới không được tìm thấy trong chương này, nhưng có thể được thấy qua chương này. Chương này giống như một viễn vọng kính, qua đó chúng ta có thể thấy Đền Tạm Đời Đời đến tận tương lai.
Sáng Thế Ký chương 21 ghi lại ra đời của Y-sác. Chắc chắn đây là điều đáng đề cập. Tiếp theo điều này, trong cùng chương, chúng ta được bảo rằng Áp-ra-ham đã chuộc lại cái giếng, trồng một cây thánh liễu và kêu cầu danh Giê-hô-va, El Olam. Như đã thấy, trong chương 22, chúng ta có việc dâng Y-sác. Sau đó, trong chương 23, chúng ta có sự qua đời và việc chôn Sa-ra. Ba chương này kéo dài ít nhất là 37 năm. Mặc dù chắc chắn là rất nhiều điều đã xảy ra với Áp-ra-ham trong suốt 37 năm này, nhưng chỉ bốn điều được đề cập: sự sinh ra Y-sác, cuộc sống ở Bê-e-sê-ba, việc dâng Y-sác, và sự qua đời và việc chôn Sa-ra. Ba chương này không ghi lại nhiều điều mà theo quan niệm con người cho là quan trọng, nhưng ghi lại chi tiết về sự qua đời và việc chôn Sa-ra. Vì cớ đó, chúng ta phải quan tâm đến Sáng Thế Ký chương 23.
a) Ở Hếp-rôn –Nơi Tương Giao Với Đức Chúa Trời
Vào cuối chương 22, Áp-ra-ham, Sa-ra và Y-sác đang ở tại Bê-e-sê-ba, chắc chắn là họ đang sống gần cái giếng kết ước và cây thánh liễu. Đây là bức tranh thu nhỏ về nếp sống Hội Thánh vì nếp sống này luôn ở gần giếng nước sống và cây thánh liễu. Bất ngờ, đầu chương 23 nói đến sự chết của Sa-ra. Mặc dù Áp-ra-ham, Sa-ra, và Y-sác đang sống tại Bê-e-sê-ba, nhưng bà đã chết và được chôn ở Hếp-rôn, nơi tương giao với Đức Chúa Trời. Sa-ra đã đi từ Bê-e-sê-ba đến Hếp-rôn. Cũng vậy, nếu Chúa trì hoãn sự trở lại của Ngài, tôi muốn sống trong nếp sống Hội Thánh và chết trong sự tương giao với Đức Chúa Trời.
Theo bản đồ, Hếp-rôn ở giữa Bê-e-sê-ba về phía nam và Giê-ru-sa-lem về phía bắc. Nó nằm trên con đường từ Bê-e-sê-ba đến Mô-ri-a, nơi có Giê-ru-sa-lem. Nếu Chúa trì hoãn sự trở lại của Ngài, tôi muốn được chôn ở nơi nằm trên đường đến Giê-ru-sa-lem Mới. Hôm nay anh em đang sống ở đâu? Tất cả chúng ta phải trả lời rằng chúng ta đang sống ở Bê-e-sê-ba, trong Hội Thánh, gần giếng nước sống và cây thánh liễu. Nếp sống Hội Thánh của chúng ta là Bê-e-sê-ba hôm nay. Trước khi Chúa trở lại, một số thánh đồ lớn tuổi có thể rời khỏi Bê-e-sê-ba, tức nếp sống Hội Thánh, chết ở Hếp-rôn, và ở đó trông đợi Giê-ru-sa-lem Mới. Hếp-rôn không những là nơi tương giao với Đức Chúa Trời mà còn là con đường đến Giê-ru-sa-lem. Hang đá Mặc-bê-la ở Hếp-rôn là cửa ngõ vào Giê-ru-sa-lem Mới. Có lẽ một ngày kia, chúng ta sẽ nghe Sa-ra làm chứng: “Khi bước vào hang đá Mặc-bê-la, tôi đã bước qua cổng dẫn vào Giê-ru-sa-lem Mới”. Sa-ra không chỉ được chôn trong hang đá Mặc-bê-la; bây giờ bà đang ngủ ở đó, chờ ngày thức dậy và thấy mìnhđã ở trong Giê-ru-sa-lem Mới”.
b) Sự Qua Đởi Sớm Của Sa-ra
Sa-ra qua đời ở tuổi 127 (c. 1-2). Mặc dù ngày nay độ tuổi này dường như rất thọ, nhưng vào thời đó là chết trước tuổi. Áp-ra-ham sống đến 175 tuổi (25:7), tức 38 năm nữa sau khi Sa-ra qua đời. Lẽ ra Sa-ra đã không chết sớm như vậy. Sự qua đời của bà sau khi sanh Y-sác 37 năm, (17:1,17; 21:5) là không bình thường.
c) Sự Đau Khổ Của Áp-ra-ham
Áp-ra-ham và Sa-ra là cặp vợ chồng đẹp đôi nhất trong cả vũ trụ. Họ thực sự yêu nhau, không hề nghĩ đến ly dị hay chia lìa. Khi Áp-ra-ham mất vợ, đó là sự mất mát lớn đối với Áp-ra-ham lẫn Y-sác. Y-sác là con yêu dấu của Sa-ra và chắc chắn bà thương yêu ông rất nhiều. Ở tuổi 37, ông vẫn chưa lập gia đình và sống với mẹ. Khi lập gia đình ở tuổi 40 (25:20), Kinh Thánh còn cho chúng ta biết rằng Y-sác cưới vợ trong trại của mẹ mình (24:67). Bất ngờ, tình yêu giữa Áp-ra-ham và Sa-ra, giữa Sa-ra và Y-sác, tan vỡ vì Sa-ra, người vợ và người mẹ, đã bị cất đi bởi một cái chết không bình thường. Vì điều này, Áp-ra-ham rất đau khổ.
Nếu đọc tiểu sử của Áp-ra-ham, anh em sẽ thấy Đức Chúa Trời liên tục cất đi khỏi ông nhiều điều. Lót đã phân rẽ ông, Ê-li-e-se bị khước từ, Ích-ma-ên bị đuổi đi và Y-sác được dâng trên bàn thờ cho Đức Chúa Trời. Sau đó, vợ yêu dấu của ông được cất đi qua sự chết. Thật là những thử thách và nhiều nỗi khổ mà Áp-ra-ham đã trải qua! Theo quan niệm thiên nhiên của chúng ta, Áp-ra-ham, người rất tốt với Đức Chúa Trời, không nên gánh chịu tất cả những điều này. Trong chương 22, Y-sác được dâng cho Đức Chúa Trời và rồi được trả lại cho Áp-ra-ham trong sự phục sinh. Đột nhiên, đang khi Áp-ra-ham vui hưởng cuộc sống hạnh phúc với vợ Sa-ra và con trai Y-sác thì Sa-ra, nhân tố hạnh phúc của ông, bị cất đi. Hạnh phúc trong gia đình này tùy thuộc vào Sa-ra, người vợ và người mẹ. Khi Sa-ra qua đời, bầu không khí, cuộc sống và niềm hạnh phúc của gia đình này không còn nữa, và chính gia đình này cũng tiêu tan. Thật là một sự đau khổ đối với Áp-ra-ham!
Là những người được Đức Chúa Trời kêu gọi, chúng ta không nên mong có một cuộc sống vui thỏa trên đất. Chúng ta phải theo các bước của Áp-ra-ham, trông đợi một quê hương tốt hơn, một thành có các nền tảng (Hê. 11:10,16). Cuộc sống tạm thời trên đất là cuộc sống của lữ khách. Vì thế, Áp-ra-ham ít chú ý đến nơi ở của ông mà chỉ cần dựng một căn lều. Ông là một lữ khách, kiều dân, người đang trông đợi một nơi ở đời đời.
Áp-ra-ham đã sống 38 năm mà không có sự giúp đỡ của Sa-ra (25:8). Trong Kinh Thánh, số 38 là con số của những nỗi khổ, thử thách và thử nghiệm. Con cái Ítx-ra-ên đã trải qua những thử thách và thử nghiệm trong đồng vắng trong thời gian 38 năm. Như chúng ta đã thấy, Y-sác cưới vợ ở tuổi 40. Trong Kinh Thánh, số 40 cũng có nghĩa là những thử thách, cám dỗ và thử nghiệm. Chúng ta cũng có một con số khác trong chương này –400– tức 10 lần 40. Con số 400 lần đầu tiên được dùng trong Kinh Thánh là trong Sáng Thế Ký 15:13, tại đó Áp-ra-ham được bảo rằng dòng dõi ông sẽ bị hoạn nạn trong 400 năm. Ở đây, trong 23:16, chúng ta đọc thấy Áp-ra-ham đã mua hang đá đó với giá 400 siếc-lơ bạc. Điều này cho thấy rằng đó là một sự thử nghiệm, thử thách và đau khổ.
Trước đây, khi đọc chương này, có lẽ anh em không có cảm xúc rằng Áp-ra-ham đang đau khổ. Nhưng xin chú ý hai từ trong câu 2 –”chịu tang” và “than khóc”. Áp-ra-ham đã chịu tang và than khóc cho Sa-ra vì ông đã mất sự hạnh phúc và đời sống gia đình. Từ Hê-bơ-rơ được dịch là “chịu tang” và “than khóc” hàm ý nhiều điều hơn là chỉ chịu tang và than khóc. Sau khi đau khổ cùng cực về việc mất vợ trong tuổi già, ông đau đớn sâu xa. Sự đau khổ lớn của ông được cho thấy bởi các con số 38, 40 và 400.
d) Chứng Cớ Của Áp-ra-ham
Áp-ra-ham, người phải chịu khổ vì mất vợ yêu dấu, có một chứng cớ rất mạnh mẽ. Dân Hếch xưng ông là chúa và gọi ông là “hoàng tử hùng mạnh” (c. 6). Từ Hê-bơ-rơ được dịch là “hoàng tử hùng mạnh” cũng có thể dịch là “hoàng tử của Đức Chúa Trời”. Theo tiếng Hê-bơ-rơ, từ “hùng mạnh” là từ dùng cho Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham đã biểu lộ Đức Chúa Trời như hoàng tử của Ngài và được tôn trọng như một hoàng tử hùng mạnh. Trong cách nhìn của ông, ông là một khách lạ, nhưng trong cách nhìn của những người này, ông là một hoàng tử hùng mạnh và hoàng tử của Đức Chúa Trời. Ông thật sự là một người có trọng lượng.
Tất cả chúng ta cần trở nên có trọng lượng và có cùng loại chứng cớ như Áp-ra-ham. Giữa những người lân cận, đồng nghiệp và trường học, chúng ta không được phóng túng và để người khác coi thường. Chúng ta phải có trọng lượng để người khác phải đánh giá chúng ta rất cao. Dù không nên tự đánh giá mình cao như vậy, nhưng chúng ta phải có trọng lượng trong cách nhìn của người khác. Tôi hi vọng các giáo viên trong các trường trung học cơ sở sẽ nói rằng những bạn trẻ đến từ Hội Thánh là những học sinh của lớp họ đều là những hoàng tử hùng mạnh. Thưa các bạn trẻ, đừng chỉ cầu nguyện dạn dĩ trong các buổi nhóm. Các bạn cũng phải có trọng lượng trong trường. Chỉ có cách cư xử tốt thì không có ý nghĩa nhiều. Chúng ta phải có trọng lượng. Vàng và kim cương thì nặng, nhưng bắp nổ và kẹo bông thì rất nhẹ. Nếu là vàng và kim cương, anh em sẽ có trọng lượng. Là những người được Đức Chúa Trời kêu gọi, Cơ-đốc nhân chúng ta nên có trọng lượng để người ta ngạc nhiên và nói: “Vì sao người trẻ này có trọng lượng như thế? Bạn ấy không bình thường mà cũng không bất thường. Mặc dù là một bạn trẻ bình thường, nhưng bạn ấy không tầm thường. Bạn ấy hẳn phải là hoàng tử”.
Chúng ta có trọng lượng vì chúng ta có Đức Chúa Trời bên trong. Những người được kêu gọi cần kêu cầu danh Giê-hô-va, El Olam. Áp-ra-ham càng kêu cầu danh xưng của Bản Thể Thần Thượng này, ông càng trở nên có trọng lượng. Đức Chúa Trời là vàng. Nếu kêu cầu Ngài, chúng ta sẽ trở nên vàng. Càng kêu cầu Đức Chúa Trời bằng vàng, yếu tố vàng của Ngài sẽ được truyền vào bản thể chúng ta. Hãy xem sự khác nhau giữa gỗ và gỗ hóa thạch. Gỗ thì nhẹ, nhưng gỗ hóa thạch thì rất nặng. Thậm chí nó nặng hơn đá vì những khoáng chất nặng đã được truyền vào trong nó. Tất cả chúng ta được sanh ra là nhẹ, nhưng đã được sanh lại thì nặng. Ngoài sự tái sanh, chúng ta còn có tiến trình biến đổi. Cách để gỗ hóa thạch là qua sự tuôn chảy liên tục của dòng nước. Dòng nước này cuốn trôi yếu tố gỗ và thay vào yếu tố của những khoáng chất khác, biến đổi gỗ thành đá quí, có trọng lượng.
Với chúng ta, chỉ làm người láng giềng tốt thì không đủ. Chúng ta phải là con cái có trọng lượng của Đức Chúa Trời. Là những người được Đức Chúa Trời kêu gọi, bây giờ chúng ta đang ở dưới sự truyền dẫn của Ngài. Chúng ta phải mạnh mẽ và có trọng lượng đến nỗi người ta sẽ nói rằng chúng ta là hoàng tử hùng mạnh, hoàng tử của Đức Chúa Trời.
Là hoàng tử hùng mạnh, Áp-ra-ham thật đáng kính (c. 6). Ông tôn trọng người khác và ngược lại, nhận được sự tôn trọng của họ. Ông cũng khôn ngoan (c. 3-13). Trong chương này, chúng ta thấy Áp-ra-ham có cách giao tiếp với người khác thật khôn ngoan, trò chuyện với họ rất nhã nhặn và khôn ngoan. Hơn nữa, Áp-ra-ham chân thật và không lợi dụng ai (c. 14-16). Ý định của ông là mua thạch mộ. Khi [dân của xứ] lịch sự dâng cho ông hang đá đó như một tặng vật thì Áp-ra-ham, sau khi biết giá là 400 siếc-lơ bạc, đã đồng ý trả đủ số tiền đó. Ông không nắm lấy cơ hội để lợi dụng người khác và cũng không mặc cả. Ông trao cho Ếp-rôn theo giá tiền đã nói, trả đủ số tiền. Cũng vậy, chúng ta không nên tạo cho người khác ấn tượng về sự thiếu thốn mà phải bày tỏ sự giàu có của mình. Đây là chứng cớ của chúng ta. Tôi cảm thấy tồi tệ về mức đạo đức thấp trong Cơ-đốc Giáo ngày nay. Thật là một tiêu chuẩn cư xử đáng thương! Chúng ta phải biểu lộ Đức Chúa Trời, cho thấy rằng chúng ta, con cái của Đức Chúa Trời, là cao trọng, đáng tôn và chân thật. Chúng ta nên sẵn sàng chịu mất mát, nhưng không lợi dụng người khác. Dù chúng ta mất hay được đều chẳng ý nghĩa gì. Nếu mất, chúng ta vẫn sống; nếu được, chúng ta không thể sống lâu hơn. Chúng ta phải học tập chân thật và đáng trọng, biểu lộ Đức Chúa Trời theo cách cao trọng biết bao.
e) Thạch Mộ Tốt Hơn Hết
Câu 6 nói về thạch mộ “tốt hơn hết”, chỉ về ngôi mộ tốt nhất. Khi Chúa Jesus sống trên đất, Ngài không có một nơi ở tốt. Nhưng sau khi chết, Ngài được đặt trong thạch mộ rất tốt (Mat. 27:57-60). Ngài đã sống trong một gia đình nghèo nhưng [khi chết] lại được chôn trong ngôi mộ của nhà giàu. Trong Kinh Thánh, đây là một nguyên tắc. Chúng ta không nên sống trong gia đình khá giả, nhưng nên chuẩn bị ngôi mộ tốt nhất. Áp-ra-ham quan tâm nhiều đến thạch mộ hơn lều trại. Sáng Thế Ký không nói một lời nào về việc Áp-ra-ham dựng lều, không nói ông tốn bao nhiêu để mua trại hay dựng trại chính xác ở đâu. Ông đã dựng lều giống như ai đó đi cắm trại trên núi vài ngày. Là người cắm trại thật sự, Áp-ra-ham đã cắm trại suốt đời sống mình. Mặc dù không quan tâm nhiều đến lều trại nhưng ông lại rất quan tâm đến thạch mộ. Trong chương này, chúng ta thấy sự mô tả đầy đủ đến chi tiết hang đá Mặc-bê-la trong cánh đồng của Ếp-rôn. Ngay cả thành Giê-ru-sa-lem trong Cựu Ước cũng không được mô tả chi tiết như vậy.
Bây giờ chúng ta hãy xem ý nghĩa của điều này. Trong ánh sáng của Tân Ước, chúng ta có thể thấy rằng Áp-ra-ham đã được Đức Chúa Trời kêu gọi và đã nhận thức rằng ông là một khách lạ, kiều dân đang tìm kiếm một thành bền vững và một quê hương tốt hơn (Hê. 11:9-10,16). Khi đang tìm kiếm quê hương tốt hơn này, bất ngờ người vợ yêu dấu của ông qua đời. Nhưng Áp-ra-ham đã không bỏ đức tin. Ông cũng không nói với Y-sác rằng: “Y-sác à, mẹ con và cha vẫn đang tìm kiếm một thành có nền tảng và một quê hương tốt hơn mà Đức Chúa Trời đã hứa với chúng ta. Chúng ta luôn có sự trông đợi này. Bây giờ mẹ con qua đời rồi. Làm thế nào bà ấy đến nơi đó? Chúng ta nên làm gì đây? Có lẽ Đức Chúa Trời của chúng ta không đáng tin cậy và chúng ta không nên tin Ngài nữa”. Áp-ra-ham đã không nói như vậy. Khi nghiên cứu phần ký thuật này theo tiếng Hê-bơ-rơ, chúng tôi thấy Áp-ra-ham đã không thất vọng và không mất đức tin. Trái lại, ông đã có đức tin mạnh mẽ vào Đức Chúa Trời của sự phục sinh, tin rằng người vợ yêu dấu của ông sẽ ở trong thành đó và trong quê hương tốt hơn đó. Niềm tin này hàm ý đến sự phục sinh.
Sáng Thế Ký chương 23 không phải là chương về sự phục sinh; đó là chương nói về cổng vào trong sự phục sinh. Trong Sáng Thế Ký chương 23, Sa-ra đã không bước vào trong sự phục sinh; bà mới bước vào cổng. Theo nhận thức của Áp-ra-ham, sự qua đời của Sa-ra là hành động bước vào cổng của sự phục sinh. Áp-ra-ham đã không xem nhẹ điều này. Mặc dù có lẽ ông có phần hời hợt về lều trại, nhưng lại không hời hợt về nơi chôn cất vợ mình. Ý định của ông trong việc mua hang đá Mặc-bê-la không chỉ để chôn Sa-ra ở đó mà cũng để chôn chính ông tại đó. Từ Mặc-bê-la theo tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là đôi hay từng đôi. Hễ ai được chôn trong hang đá này đều đã được chôn như một cặp vợ chồng: Áp-ra-ham và Sa-ra, Y-sác và Rê-bê-ca, Gia-cốp và Lê-a (c. 19; 25:9; 49:29-32; 50:13). Sâu xa bên trong, Áp-ra-ham đầy hy vọng rằng một ngày kia, vợ ông sẽ ở trong thành có các nền tảng. Điều này hàm ý đến sự phục sinh. Không lâu trước khi chết, Gia-cốp đã truyền cho các con trai phải chôn ông trong hang đá Mặc-bê-la. Mặc dù thời xưa, việc đem Gia-cốp từ Ai-cập đến Ca-na-an để chôn không phải là chuyện nhỏ, nhưng các con trai của Gia-cốp đã thực hiện điều đó cho ông (50:13). Bởi điều này, chúng ta có thể nhận ra rằng khi thấy mình gần chết, Gia-cốp đã không coi sự chết như một sự kết liễu mà là một trạm dừng, là cổng vào trong quê hương tốt hơn.
Áp-ra-ham đầy hi vọng về sự phục sinh. Có lẽ ông thương yêu thi thể của vợ hơn là thương yêu Sa-ra khi bà còn sống. Nếu có thể nói với Áp-ra-ham, hẳn Sa-ra sẽ nói: “Áp-ra-ham ơi, sao ông quá tốt với tôi sau khi tôi đã qua đời? Khi tôi còn sống, chưa bao giờ ông chuẩn bị một căn lều tốt cho tôi. Bây giờ tôi chết rồi, ông lại trả rất nhiều tiền mua hang đá để chôn tôi. Sao ông lại mua một hang đá với một cánh đồng và nhiều cây như vậy? Anh định làm gì vậy?” Có lẽ Áp-ra-ham đã nói: “Sa-ra à, phải biết rằng bà sẽ không được chôn ở đây. Bà chỉ nằm nghỉ ở đây. Tôi đã chuẩn bị một phòng ngủ tốt nhất cho bà trong đó bà có thể yên nghỉ để chờ ngày đó. Nếu ngày đó còn xa, tôi sẽ đến để là một với bà và chúng ta sẽ cùng nghỉ ngơi. Đây là lý do vì sao tôi mua cánh đồng cũng như hang đá này. Hãy nhìn sự sống trong cánh đồng. Đó không phải là chỗ chết chóc –đó là nơi của sự sống”.
Trong Kinh Thánh, cánh đồng tượng trưng cho sự lớn lên của sự sống, tức là sự phục sinh. Điều này đúng ngay cả hôm nay. Nếu không tin vào sự phục sinh, tôi xin anh em hãy nhìn cánh đồng lúa mì. Không lâu sau khi những hạt lúa mì được gieo, chúng sẽ lại mọc lên. Vào năm 1936, tôi đang rao giảng Phúc Âm cho một nhóm sinh viên tại đại học Ching-Hua ở Trung Quốc. Một buổi chiều nọ, sau khi giảng xong, một sinh viên đến gặp tôi và muốn tôi giải thích về vấn đề phục sinh; cậu ấy nói rằng: “Em không có nan đề với Cơ-đốc Giáo, nhưng em không thể tin sự phục sinh. Làm thế nào chúng ta, trong thời khoa học hiện đại này lại có thể tin một điều mê tín như sự phục sinh? Làm thế nào người chết có thể sống lại? Tuy nhiên, đây lại là một trong những sự dạy dỗ chính yếu trong Kinh Thánh”. Tôi nói với em rằng điều này dễ giải thích. Qua cửa sổ căn phòng đang ngồi, chúng tôi có thể nhìn thấy những cánh đồng lúa mì. Tôi nói: “Hãy nhìn những cánh đồng lúa mì. Em có thấy lúa mì đang lớn lên ở đó không? Em không thấy sự phục sinh trong những cánh đồng này sao? Hạt giống được gieo vào trong đất, chết đi và cuối cùng, lúa mì được sản sinh. Đây là sự phục sinh”. Sự minh họa đơn sơ này đã thuyết phục em và em được cứu. Bây giờ, em là một trong những đồng công hàng đầu trên Đảo Quốc Đài Loan.
Một cánh đồng đang lớn lên tượng trưng cho sự phục sinh nhưng một khúc củi tượng trưng cho sự chết. Áp-ra-ham không đặt Sa-ra vào trong chỗ của sự chết, nhưng là nơi của sự sống, nơi đầy dẫy sự phục sinh. Hang đá chôn bà nằm ở cuối cánh đồng (c. 9) và có nhiều cây cối gần đó (c. 17). Giả sử hang đá Mặc-bê-la được bao quanh bởi những đống củi. Hễ khi thấy điều này, lập tức người ta có cảm nhận rằng đó là nơi của sự chết, nơi của sự kết liễu. Nhưng hang đá Mặc-bê-la không phải là nơi kết liễu; đó là nơi đầy hy vọng về sự phục sinh. Nó ở trên con đường đi đến sự phục sinh. Trong nơi này, Sa-ra có thể ngủ yên trong khi chờ ngày ấy đến. Nếu có thể nói, hẳn bà sẽ nói: “Tôi không đang chờ trong nơi của sự chết. Tôi đang ở trong nơi sống. Hãy nhìn cánh đồng và cây cối. Một ngày nào đó, tôi sẽ ở trong sự phục sinh”. Sự qua đời của Sa-ra không làm Áp-ra-ham thất vọng trong việc tìm kiếm một quê hương tốt hơn và một thành có các nền tảng. Trái lại, nó khơi dậy hy vọng của ông về ngày sắp đến. Vì thế, ông đã hết sức quan tâm và chi một số tiền lớn để mua nơi chôn cất cho Sa-ra, cho chính ông và con cháu ông. Nếu có ánh sáng từ Tân Ước, chúng ta sẽ nhận thức rằng điều này ngụ ý đến niềm hy vọng về sự phục sinh. Một lần nữa, tôi nói rằng thạch mộ đó là cửa ngõ, lối vào trong thành phố được mong đợi là Giê-ru-sa-lem Mới. Ha-lê-lu-gia! Hang đá Mặc-bê-la nằm trên con đường đến Giê-ru-sa-lem!
Chúng ta biết rằng Sáng Thế Ký chương 23 hàm ý đến niềm hy vọng về sự phục sinh vì Chúa Jesus phán rằng Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp không phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết nhưng của kẻ sống (Mat. 22:31-32). Trong cách nhìn của chúng ta, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp đã chết; nhưng trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, họ đang sống.
Tổ phụ của chúng ta, Áp-ra-ham, người được kêu gọi của Đức Chúa Trời, đã khôn5ch mộ tốt nhấtg quan tâm nhiều đến hiện tại nhưng quan tâm nhiều đến tương lai. Tha là vì tương lai. Về nguyên tắc, chúng ta cũng không nên chuẩn bị một ngôi nhà tốt hơn cho hiện tại mà là chuẩn bị tốt một lối vào cho tương lai. Chúng ta ở đây không vì hôm nay nhưng vì ngày mai. Nếu Chúa trì hoãn sự trở lại của Ngài, tất cả chúng ta sẽ bước vào cổng vào này. Chúng ta không nên chú tâm quá nhiều đến hiện tại nhưng cho tương lai. Chúng ta nên sống trong lều trại trông đợi một thành có các nền tảng.
Bài Sáu Mươi
Sống Trong Mối Tương Giao
Với Đức Chúa Trời
Hôn Nhân Của Y-Sác
–Một Nếp Sống Thiết Thực
Trong Sự Hiệp Nhất Với Chúa
Kinh Thánh bày tỏ rằng mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là biểu lộ chính Ngài qua một Thân Thể Tập Thể, và mục đích này được hoàn thành bởi sự sống thần thượng. Nếu muốn thăm dò chiều sâu của Sách Sáng Thế Ký, chúng ta phải thấy hai điều này. Trong Sáng Thế Ký 1:26, chúng ta thấy con người đã được tạo dựng như hình ảnh của Đức Chúa Trời. Con người ở đây không phải là con người cá thể mà là một người tập thể. Chúng ta có thể nói rằng loài người, một thân thể tập thể, mới có thể biểu lộ hình ảnh của Đức Chúa Trời. Trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta thấy rằng để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời chúng ta phải có sự sống thần thượng được tượng trưng bởi Cây Sự Sống. Trong hai chương này, chúng ta có hai từ trọng yếu –hình ảnh và sự sống. Hình ảnh bày tỏ mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, còn sự sống bày tỏ phương cách hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Đừng bao giờ xem Sáng Thế Ký chỉ là sự ghi lại về công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời và lịch sử của một số tổ phụ. Quan niệm này rất nông cạn. Khi đi vào chiều sâu của Sách này, chúng ta thấy rằng đó không chỉ là lời ghi lại công cuộc sáng tạo và lịch sử, mà còn là sự khải thị về mục đích đời đời của Đức Chúa Trời và đường lối để Ngài hoàn thành mục đích đó.
10) Hôn Nhân Của Y-sác
Với hai điểm này trong trí, bây giờ chúng ta hãy đến với Sáng Thế Ký chương 24.Khi đọc Sáng Thế Ký, ai cũng nghĩ rằng chương này thuật lại một cuộc hôn nhân. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây không phải là cuộc hôn nhân mà là những gì cuộc hôn nhân này nói lên, hàm ý và tiêu biểu. Khi xem xét Sáng Thế Ký chương 1 và 2, chúng ta thấy rằng các chương này không những thuật lại công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời mà còn ghi chép về sự sống. Mọi điều được tìm thấy trong các chương này đều có liên hệ đến sự sống. Bất cứ điều gì không liên hệ đến sự sống đều bị loại trừ. Nếu đọc cẩn thận các chương này, anh em sẽ thấy nhiều phương diện trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời bị bỏ qua vì chúng không liên hệ đến sự sống. Cùng một nguyên tắc, chỉ những phương diện nào trong tiểu sử của Áp-ra-ham có liên hệ đến sự sống mới được ghi lại trong các chương từ 21 đến 24.
Toàn bộ Sách Sáng Thế Ký –một Sách gồm 50 chương– bao trùm một khoảng thời gian hơn 2.300 năm, tức 23 thế kỷ đầu tiên của lịch sử nhân loại. Nếu Sáng Thế Ký là sách lịch sử, phải cần hàng trăm chương mới ghi chép hết khoảng thời gian này. Sự kiện một khoảng thời gian dài như vậy được nói đến chỉ trong 50 chương chứng tỏ rằng Sáng Thế Ký không phải là sách lịch sử. Một lần nữa, tôi xin lặp lại rằng dù Sáng Thế Ký có vẻ là sách ghi lại lịch sử, nhưng thực ra đó là lờighi chép bày tỏ mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, và phương cách hoàn thành mục đích đó là bởi sự sống. Bất cứ điều gì không liên quan đến mục đích của Đức Chúa Trời và sự hoàn thành mục đích đó bởi sự sống đều không được chép trong Sách này
Các chương 21 đến 24 bao trùm 40 năm (25:20) đề cập đến 5 điểm chính: Sự sinh ra Y-sác, sự lớn lên của Y-sác, việc dâng Y-sác, sự qua đời và việc chôn Sa-ra, và cuộc hôn nhân của Y-sác. Dù phần ghi chép này ngắn nhưng rất có ý nghĩa. Ở đây chúng ta thấy một sự sinh ra đúng đắn và sự lớn lên đúng đắn. Sự sinh ra và lớn lên này sản sinh một của lễ thiêu để Đức Chúa Trời thỏa mãn. Sau sự sinh ra và lớn lên trong chương 21, chúng ta có của lễ thiêu trong chương 22. Và như chúng ta đã thấy, trong chương 23, chúng ta có sự chết của Sa-ra và lời ký thuật chi tiết về sự chôn cất bà. Tiếp theo điều này, trong chương 24, chúng ta thấy một cuộc hôn nhân kỳ diệu.Nhưng chương này không chỉ là ký thuật về một cuộc hôn nhân, đó là câu chuyện mang ý nghĩa sâu xa và quan trọng trong sự sống.
a) Nếp Sống Thực Tế Trong Sự Hiệp Một Với Chúa
Theo sự hiểu biết thông thường của đa số Cơ-đốc nhân, điểm chính trong chương này là: Y-sác là hình bóng về Đấng Christ như Chàng Rể, và Rê-bê-ca là hình bóng về Hội Thánh như Cô Dâu. Tuy nhiên, đây không phải là điểm chính. Điểm chính là nếp sống thực tế trong sự hiệp một với Chúa để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời.Chúng ta không nên hiểu Kinh Thánh theo kiến thức thông thường hay truyền thống, mà phải trở về với Lời thuần khiết. Hễ khi nào đọc bất kỳ phân đoạn Kinh Thánh nào, chúng ta phải quên tất cả những gì mình đã biết trong quá khứ, và ngửa trông Chúa để có điều gì đó mới mẻ. Năm mươi năm trước tôi đã đọc Sáng Thế Ký 24 cách cẩn thận, cố hết sức để nhớ từng điểm. Dầu vậy, bây giờ khi đọc đến chương này, tôi không quan tâm đến những gì mình đã có trước đây. Tôi muốn đến với phần Lời này như thể mới đọc lần đầu. Tôi có thể làm chứng rằng gần đây tôi đã thấy điều gì đó mới mẻ trong chương này.
Có bao giờ anh em nhận thức rằng trong Sáng Thế Ký chương 24 chúng ta có thể thấy nếp sống thực tế trong sự hiệp một với Chúa không? Như chúng ta đã thấy, Đức Chúa Trời có một mục đích, và phương cách để hoàn thành mục đích của Ngài là bởi sự sống. Đây là hai điểm chủ yếu trong việc hiểu Kinh Thánh. Nếu muốn hiểu Sáng Thế Ký chương 24, chúng ta phải áp dụng hai điểm chủ yếu này. Tại sao Sáng Thế Ký chương 24 cho chúng ta phần ký thuật như vậy về cuộc hôn nhân của Y-sác? Nếu chỉ đọc chương 24, chúng ta không thể thấy mục đích của phần ký thuật này. Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải đọc 3 chương trước đó. Sáng Thế Ký 21:12 nói: “Trong Y-sác sẽ được gọi là dòng dõi ngươi”. Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham với một mục đích. Để hoàn thành mục đích này, Đức Chúa Trời hứa ban cho Áp-ra-ham miền đất tốt lành và dòng dõi thừa hưởng miền đất. Mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là biểu lộ chính Ngài theo cách tập thể. Để có sự biểu lộ tập thể này, Đức Chúa Trời phải có một dân. Dân này là dòng dõi của Áp-ra-ham. Hơn nữa, để có một dân biểu lộ Đức Chúa Trời cách tập thể, cần phải có miền đất. Thế thì, mục đích của hôn nhân trong Sáng Thế Ký chương 24 là gì? Có phải chỉ là một người độc thân vui hưởng đời sống hạnh phúc, thoải mái không? Không, nếu xem xét toàn bộ Kinh Thánh, anh em sẽ thấy hôn nhân của Y-sác hoàn toàn là để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời.Không có hôn nhân, làm thế nào Y-sác có thể sản sinh dòng dõi? Nếu người độc thân này muốn có dòng dõi để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, ông phải cưới vợ. Sau khi Áp-ra-ham được thử nghiệm trong chương 22, Đức Chúa Trời phán: “Về sự chúc phước, Ta sẽ chúc phước cho ngươi, về sự gia tăng, Ta sẽ gia tăng dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, đông như cát bờ biển, và dòng dõi đó sẽ chiếm được cửa thành quân nghịch. Vì ngươi đã vâng theo lời dặn Ta nên các dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước” (22:17-18). Ở đây chúng ta cũng có dòng dõi để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Do đó, hôn nhân của Y-sác không phải là thông thường cũng không chỉ vì cuộc sống con người của ông mà còn để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời.
(1) Áp-ra-ham
Nếp sống của Áp-ra-ham là nếp sống thực tế trong sự hiệp một với Chúa. Áp-ra-ham không đột nhiên có khải tượng, trong đó Đức Chúa Trời bảo ông rằng Ngài có một mục đích cao cả cần thực hiện trên đất, rằng Ngài cần ông, và rằng Y-sác phải lập gia đình để mục đích của Đức Chúa Trời được hoàn thành. Không có khải tượng như vậy trong chương 24. Đúng ra, lời ký thuật trong Sáng Thế Ký thật bình thường và đầy tính người. Theo phần ghi chép này, có một người sanh một con trai trong lúc tuổi già. Khi người con trai này 37 tuổi, người mẹ qua đời và người cha đã chôn bà, tức vợ mình,theo cách rất có ý nghĩa. Người cha và người con trai, cả hai bây giờ đều độc thân, không có vợ, sống với nhau trong tình trạng buồn bã đó suốt 3 năm. Có lẽ người con trai đã nói: “Cha ơi, mẹ con đâu?” và người cha có thể hỏi lại: “Con ơi, vợ con đâu?” Người cha có gánh nặng chăm sóc con trai. Có lẽ ông nói: “Ta đã mất vợ và bây giờ con trai ta đã 40 tuổi. Chắc chắn đây đúng là lúc để nó lập gia đình. Nhưng chungquanh chúng ta toàn là người Ca-na-an, không một ai trong họ được Đức Chúa Trời chấp nhận”. Không có lời ghi lại nào nói rằng Đức Chúa Trời phán: “Hỡi Áp-ra-ham, Ta truyền cho ngươi hãy sai người đi đến quê hương của ngươi để kiếm một người vợ cho Y-sác. Ta không bao giờ cho phép ngươi cưới người Ca-na-an làm vợ cho con trai ngươi”. Mặc dù không có lời ghi lại nào cho thấy Đức Chúa Trời phán điều này, nhưng Áp-ra-ham đã nhận thức như vậy. Ông đã nhận điều này từ đâu? Từ nếp sống của ông trong sự hòa hợp với quan niệm của Đức Chúa Trời.
Áp-ra-ham là người đã sống trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời. Nếu hằng ngày tôi sống trong sự hiệp một với một anh em nào đó, anh ấy không cần nói với tôi nhiều điều. Tôi sẽ biết rõ điều gì anh thích, điều gì anh không thích; điều gì làm anh hài lòng và điều gì xúc phạm anh. Nếu tôi yêu mến và sống trong sự hiệp một với anh, bất cứ điều gì tôi nói và làm sẽ hòa hợp với điều anh thích hoặc không thích. Đáng tiếc mà nói, nhiều Cơ-đốc nhân không sống trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời. Khi có những việc quan trọng, họ quì gối cầu nguyện: “Chúa ơi, ý muốn của Ngài là gì?” Cuối cùng, họ không đi theo ý muốn của Đức Chúa Trời nhưng theo quan niệm của họ. Chúng ta không biết ý muốn của Đức Chúa Trời bởi cầu nguyện theo cách như vậy. Nếu muốn biết ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta phải sống trong sự hiệp một với Ngài. Nếu sống trong sự hiệp một với Ngài, Ngài sẽ không cần nói với chúng ta điều Ngài muốn vì chúng ta đã biết rồi bởi là một với Ngài.
Mặc dù Áp-ra-ham hết sức quan tâm đến hôn nhân của con trai mình, nhưng ông không chấp nhận người Ca-na-an làm vợ của Y-sác. Nếu là Áp-ra-ham, có lẽ chúng ta đã chọn con đường dễ dãi, rằng: “Ở xứ Ca-na-an này có nhiều cô gái. Tại sao ta lại không thể chọn một người trong họ làm vợ cho con trai ta? Có thể có một cô bên cạnh”. Áp-ra-ham đã không nghĩ như vậy, nhưng sai người đầy tớ già nhất của mình trở về quê hương tìm một người vợ cho Y-sác. Dù Đức Chúa Trời không bao giờ bảo Áp-ra-ham làm điều này, nhưng điều Áp-ra-ham đã làm là theo ý muốn và quan niệm bên trong của Đức Chúa Trời. Như chúng ta đã thấy, Áp-ra-ham biết ý muốn và tâm trí của Đức Chúa Trời vì ông đang sống trong sự hiệp một thực tế với Ngài.
Áp-ra-ham không phải là người duy nhất có nếp sống như vậy. Tất cả những người được đề cập trong chương này đã sống trong bầu không khí hiệp một với Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham, người đầy tớ già nhất, Rê-bê-ca, La-ban, Bê-tu-ên và Y-sác, tất cả đều đang sống trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời. Tôi hy vọng rằng mọi người trong các Hội Thánh sẽ thấy rằng ngày nay chúng ta cần một nếp sống như vậy để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Chúng ta không cần cầu nguyện và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời nhưng cần sống trong sự hiêp một với Ngài. Khi sống trong sự hiệp một với Ngài, chúng ta sẽ chia sẻ quan niệm của Ngài, và bất cứ điều gì chúng ta nghĩ và làm sẽ hòa hợp với cảm xúc của Ngài. Đức Chúa Trời sẽ không cần nói gì vì chúng ta sẽ cảm nhận điều Ngài cảm nhận, biết cảm xúc bề trong của Ngài vì chúng ta sống trong sự hiệp một với Ngài.
(a) Chuyển Động Trong Sự Hòa Hợp Với Gia Tể Của Đức Chúa Trời
Áp-ra-ham đã chuyển động phù hợp với gia tể của Đức Chúa Trời (c. 3-8). Những gì ông làm trong việc kiếm vợ cho Y-sác là để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Chúng ta mong thấy tất cả các cuộc hôn nhân trong Hội Thánh đều sẽ vì sự hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Loại hôn nhân này đòi hỏi một nếp sống hằng ngày trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời. Thưa các anh em trẻ, nếu mọi điều anh em làm đều phù hợp với gia tể của Đức Chúa Trời thì ngay cả hôn nhân của anh em cũng là thực hiện gia tể của Ngài. Anh em cần nói: “Chúa ơi, những gì hôm nay con đang làm ở đây phải phù hợp với gia tể Ngài. Bây giờ con độc thân, nhưng một ngày kia con sẽ lập gia đình. Nguyện hôn nhân của con là vì gia tể Ngài”. Đây là sự khải thị chính yếu trong Sáng Thế Ký chương 24. Điểm chính trong chương này không phải là Y-sác là hình bóng về Đấng Christ như Chàng Rể và Rê-bê-ca là hình bóng về Hội Thánh như Cô Dâu. Một lần nữa, tôi lặp lại rằng điểm chính yếu được khải thị ở đây là nếp sống thực tế phù hợp với gia tể của Đức Chúa Trời để thực hiện mục đích đời đời của Ngài.Chúng ta cần một đời sống giống như đời sống của Áp-ra-ham. Động cơ, hành động và mọi điều ông làm đều ở trong sự hòa hợp với gia tể của Đức Chúa Trời.
Tôi không chắc rằng Áp-ra-ham đã sáng tỏ về gia tể của Đức Chúa Trời như chúng ta ngày nay. Dầu vậy, ông đã nói với người đầy tớ của mình rằng Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông, hứa ban miền đất cho dòng dõi ông và người đầy tớ phải đi về quê hương của ông để tìm một người vợ cho Y-sác. Trong ánh sáng của toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy rằng đây là sự thực hiện gia tể của Đức Chúa Trời. Ngày nay, chúng ta cần một nếp sống như vậy biết bao! Động cơ, hành động và mọi điều chúng ta làm phải là thực hiện gia tể của Đức Chúa Trời. Điều này không chỉ đòi hỏi chúng ta phải biết ý muốn của Đức Chúa Trời và sau đó, làm những điều nào đó. Không, chúng ta cần một nếp sống hàng ngày ở trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải là loại người này. Nếu là một người như vậy, bất cứ điều gì chúng ta nói sẽ là sự biểu lộ của Đức Chúa Trời và bất cứ điều gì chúng ta làm đều sẽ vì sự hoàn thành mục đích của Ngài. Đây là đời sống mà chúng ta cần cho nếp sống Hội Thánh ngày nay. Đừng nói: “Ôi, tôi không biết ý muốn của Chúa về hôn nhân hay việc học của tôi. Tôi phải kiêng ăn cầu nguyện trong ba ngày đêm”. Tôi thành thật nói với anh em rằng dù tôi đã cố gắng làm điều này trong nhiều năm, nhưng chẳng công hiệu gì.
Hãy suy xét gương của Áp-ra-ham –người đầu tiên trong số những người được Đức Chúa Trời kêu gọi. Vì là người đầu tiên được kêu gọi nên trong ông, chúng ta thấy nguyên tắc về sự đề cập đầu tiên. Áp-ra-ham đã không hành động theo cách truyền thống, tôn giáo ngày nay, là kiêng ăn và cầu nguyện để tìm kiếm ý Chúa. Ông không đột nhiên có một chiêm bao thấy Rê-bê-ca ở trong xứ Canh-đê đang chờ người đầy tớ của Áp-ra-ham. Như câu 40 cho thấy, Áp-ra-ham đã bước đi trước mặt Chúa. Là một người bước đi trong sự hiện diện Chúa, ông không cần kiêng ăn hay cầu nguyện để biết ý chỉ của Đức Chúa Trời. Vì ông đã bước đi trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời nên bất cứ điều gì ông làm là ý chỉ của Đức Chúa Trời và theo gia tể của Ngài.
(b) Giao Thác Người Đầy Tớ Của Mình Cho Chúa
Áp-ra-ham không truyền cho người đầy tớ của mình phải trung tín, thành thật hay là làm việc tốt. Ông đã giao thác người đầy tớ cho Chúa và bởi Chúa (c. 2-3, 9, 40-41). Ở đây chúng ta thấy bầu không khí mà Áp-ra-ham sống là chính Chúa. Bằng cách giao thác người đầy tớ cho Chúa, ông đã đem người đầy tớ này vào sâu trong Chúa. Cũng vậy, chúng ta không giao thác người khác bằng sự khôn ngoan hay tình yêu của mình mà bằng chính Chúa.
(c) Tin Nơi Chúa Tối Cao
Áp-ra-ham tin nơi Chúa Tối Cao, ông nói với người đầy tớ rằng Chúa sẽ sai thiên sứ của Ngài đi với ông và làm thành công việc của ông (c. 40). Dường như Áp-ra-ham nói rằng: “Đức Chúa Trời sẽ sai thiên sứ của Ngài đi trước ngươi. Dù ta sai ngươi đi làm công việc này nhưng ta tin cậy Đức Chúa Trời. Trong một ý nghĩa, ta không tin rằng ngươi có thể hoàn thành công việc này, nhưng ta tin cậy nơi Đức Chúa Trời Hằng Sống. Ngươi không cần phải nặng lòng hay lo lắng. Chỉ hãy đi và làm việc vì Đức Chúa Trời của ta sẽ sai thiên sứ của Ngài làm công việc này cho ngươi”. Thật là một đời sống mà Áp-ra-ham đã có! Nếu là Áp-ra-ham, có lẽ chúng ta đã nói: “Hỡi tôi tớ của ta, ngươi phải biết rằng ta đã trải qua nhiều kinh nghiệm. Bây giờ ta cho ngươi một bản đồ và cho ngươi biết về dân tộc đó và phong tục của họ”. Áp-ra-ham đã không làm như vậy. Đúng ra, ông chỉ truyền cho người đầy tớ hãy nhờ Chúa mà làm, bảo đảm với người đầy tớ rằng Đức Chúa Trời sẽ sai thiên sứ Ngài đi trước và làm thành công việc của ông. Ở đây chúng ta thấy đức tin sống động của Áp-ra-ham.
(2) Người Đầy Tớ Già Nhất
(a) Trung Tín Trong Trách Nhiệm
Người đầy tớ già nhất của Áp-ra-ham đã trung tín trong trách nhiệm (c. 5, 9, 33, 54, 56). Ông đã theo dấu chân của Áp-ra-ham trong việc trung tín. Tôi tin rằng ông đã được dầm thấm bởi và với đời sống của Áp-ra-ham, đã thấy Áp-ra-ham làm mọi điều bằng cách tin cậy Chúa là thế nào. Kết quả là người đầy tớ này cũng tin cậy Ngài.
(b) Tin cậy Chúa trong trách nhiệm
Người đầy tớ của Áp-ra-ham đã tin cậy Chúa cho trách nhiệm của mình (c. 12, 21, 42). Ông cầu nguyện với Chúa cách khiêm nhường, rõ ràng và đơn sơ. Mọi người thật sự tin vào Đức Chúa Trời đều đơn sơ. Khi đến giếng nước gần thành Na-cô, ông cầu nguyện rằng: “Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi ơi! Xin ngày nay cho tôi gặp điều mà tôi tìm kiếm và hãy làm ơn cho chủ Áp-ra-ham tôi. Nầy tôi đứng gần bên giếng này, các con gái của dân trong thành sẽ đi ra xách nước, xin cho người gái trẻ nào mà tôi nói như vầy: “Xin nàng hãy nghiêng bình cho tôi uống nhờ hớp nước” mà nàng trả lời rằng: “Hãy uống đi, rồi tôi sẽ cho lạc đà người uống nữa” là chính người mà Chúa đã định cho Y-sác, kẻ người đầy tớ Ngài; và nhờ đó, tôi sẽ biết rằng Chúa đã làm ơn cho chủ tôi vậy” (c. 12-14). Lời cầu nguyện của ông đã được đáp ngay lập tức.Trước khi ông dứt lời, Rê-bê-ca đến với chiếc bình trên vai. Khi ông xin cô gái ấy nước uống, cô gái không những cho ông uống mà cũng múc nước cho tất cả lạc đà của ông nữa. Sau khi cô gái làm điều này, người đầy tớ biết rõ rằng Rê-bê-ca là người được chọn và ông đã cho cô một chiếc nhẫn và đôi bông tai.
(c) Tìm Kiếm Sự Dẫn Dắt Của Chúa Trong Hoàn Cảnh
Người đầy tớ biết ý muốn của Chúa bởi tìm kiếm sự dẫn dắt của Ngài trong hoàn cảnh (c. 13-21, 26-27, 48-49). Chúng ta cũng có thể thấy sự tể trị của Đức Chúa Trời trong hoàn cảnh. Không ai bảo người đầy tớ đi đến thành Na-cô, thành của anh trai Áp-ra-ham. Ông vừa đi đến đó thì đã gặp Rê-bê-ca, cháu gái của Na-cô bên giếng.Không điều gì là ngẫu nhiên cả; mọi sự đã được sắp xếp trước khi lập nền thế gian và đã được thực hiện qua người đầy tớ của Áp-ra-ham, một người tin cậy Đức Chúa Trời.
(3) Rê-bê-ca
(a) Trinh Bạch, Tử Tế Và Siêng Năng
Trong câu 16 chúng ta được biết rằng “Rê-bê-ca trông rất đẹp, còn đồng trinh”. Rê-bê-ca trinh bạch và thuần khiết. Cô cũng tử tế và siêng năng (c. 18-20). Khi người đầy tớ của Áp-ra-ham xin nước uống, cô cho ông nước ngay lập tức. Cô cũng múc nước cho lạc đà của ông. Thật là một công việc nặng nhọc cho một cô gái trẻ khi phải múc nước từ giếng đổ vào máng cho 10 con lạc đà uống, nhưng cô đã làm điều đó. Nếu các chị em trẻ muốn ở dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời, đặc biệt về hôn nhân, họ cần tử tế và siêng năng. Bất cứ cô gái trẻ nào không tử tế và lười biếng nên cứ ở độc thân. Khi người khác yêu cầu chị em làm một điều, chị em nên làm hai điều cho họ. Và điều thứ hai nên vượt trỗi hơn điều thứ nhất. Chị em không những cho một người uống nước mà cũng phải múc nước cho 10 con lạc đà của họ. Nếu làm điều này, chị em sẽ đủ điều kiện để có được người chồng, Y-sác của chị em. Đây là lời khuyên cho tất cả những chị em trẻ còn độc thân.
(b) Tuyệt Đối
Rê-bê-ca rất tuyệt đối (c. 57-58, 61). Dù chưa bao giờ thấy Y-sác, nhưng Rê-bê-ca vẫn sẵn lòng đến với Y-sác không chút do dự. Cô không nói với mẹ: “Mẹ ơi, con chưa bao giờ gặp Y-sác. Có lẽ con nên viết thư cho anh ấy trước, sau đó để anh ấy đến thăm chúng ta. Khi đó, con mới có thể quyết định lập gia đình với anh ấy hay không”.Rê-bê-ca đã không nói như vậy. Dù mẹ và anh của cô do dự muốn cô ở lại ít nhất 10 ngày, nhưng cô nói: “Con sẽ đi”. Cô thật tuyệt đối.
Suốt 40 năm qua, tôi đã thấy nhiều chị em trẻ gặp những rắc rối về tâm thần, là hậu quả của việc suy nghĩ về hôn nhân. Một số người đã dành nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm để suy xét xem một anh em nào đó có phải là người mà Đức Chúa Trời sắm sẵn cho họ không. Khi các chị em đó đến với tôi, tôi nói: “Nếu chị em cảm thấy anh ta là một anh em, hãy cưới anh ta cách mù quáng. Nhưng nếu anh ta không phải là một anh em, hãy quên anh ta đi và đừng nói về điều đó nữa. Càng quan tâm, chị em càng quấy rầy Đức Chúa Trời, quấy rầy chính mình và tôi. Làm thế nào tôi có thể nói với chị em được hay không? Nếu tôi nói được, chị em sẽ nói rằng tôi không biết rõ anh ta. Nếu tôi nói không, chị em sẽ cảm thấy không vui vì chị em đã lở yêu anh ta rồi. Đừng suy nghĩ về điều đó nữa. Hoặc cưới hoặc là quên anh ta đi”. Tôi đã nói với họ điều này cách nghiêm túc. Thưa các chị em trẻ, nếu muốn lập gia đình, chị em phải học tập tử tế, siêng năng và tuyệt đối.
(c) Thuận Phục
Rê-bê-ca cũng thuận phục (c. 64-65). Khi thấy Y-sác và biết ông là ai, “cô đã lấy lúp che mặt lại”. Thưa chị em, đừng đặt miếng vải trên đầu như một sự trang sức hay làm đẹp. Nó phải là dấu hiệu về sự thuận phục của chị em. Khi lập gia đình, chị em không còn là đầu của mình nữa. Chồng là đầu của chị em, và đầu của các chị phải được trùm lại. Đây là ý nghĩa thật của hôn nhân.
(4) La-ban và Bê-tu-ên
La-ban và Bê-tu-ên ở trong sự kính sợ Chúa (c. 29-31). Họ cũng rất hiếu khách (c. 31-33). Sự hiếu khách thường đem lại phước hạnh lớn nhất. Để Rê-bê-ca, con gái của Bê-tu-ên và là em của La-ban, trở nên vợ của Y-sác, là một phước lớn. Phước hạnh đó được vững lập bởi sự hiếu khách của họ. Nếu họ không hiếu khách mà trái lại, khước từ người đầy tớ của Áp-ra-ham thì cuộc hôn nhân kỳ diệu đó sẽ không bao giờ xảy ra.Hơn nữa, họ chấp nhận sự tể trị của Chúa và nói: “Điều đó do nơi Đức Giê-hô-va mà ra, chúng tôi đâu nói được cùng người rằng xấu hay là tốt” (c. 50-51, 55-60). La-ban và Bê-tu-ên nhận thức rằng điều này là việc của Chúa và họ không có quyền nói gì về điều đó. Ở đây chúng ta thấy bầu không khí của đời sống họ, đời sống trong sự hiệp một với Đức Chúa Trời.
(5) Y-sác
Y-sác không phải là người năng động vì ông không làm bất cứ điều gì. Ông chỉ ở bên cái giếng, nơi có nước sống. Câu 63 nói: “Y-sác đi ra ngoài đồng đặng suy gẫm vào buổi chiều”. Các dịch giả Kinh Thánh bối rối về việc dịch từ Hê-bơ-rơ trong câu này. Một số bản dịch giải thích rằng câu này có nghĩa là Y-sác đi ra đồng để cầu nguyện, một số bản khác nói rằng ông ra đồng để thờ phượng. Có thể là Y-sác đang suy gẫm trong sự hiện diện của Chúa, có thể đang suy gẫm về hôn nhân. Ông đã mất mẹ, chưa có vợ, còn người đầy tớ tin cậy nhất đang đi xa. Y-sác không biết người đầy tớ có trở về hay không. Gia đình không có sự an toàn hay bảo đảm, và ông đang ở trong một tình trạng tuyệt vọng. Vì thế, ông đi ra ngoài đồng để tìm kiếm Chúa và suy gẫm trước mặt Đức Chúa Trời. Trong khi ông đang suy gẫm thì Rê-bê-ca xuất hiện.Sau khi người đầy tớ nói cho Y-sác tất cả mọi việc đã xảy ra, Y-sác tiếp nhận điều mà cha ông đã làm cho ông và cưới Rê-bê-ca (c. 66-67). Hôn nhân của ông là một sự thừa hưởng, không phải tranh đấu. Ông không tranh đấu để có một người vợ; ông thừa hưởng điều cha của ông đã làm cho ông. Ông không làm gì để có vợ. Ông chỉ nhận lấy điều cha đã chuẩn bị cho mình. Bởi hành động như vậy. ông là một với Chúa hầu cho mục đích của Đức Chúa Trời có thể hoàn thành trong ông. Ông đã có một cuộc hôn nhân đích thực và vững chắc mà không có một lễ cưới.
(6) Hoàn Thành Mục Đích Của Đức Chúa Trời
Cuối cùng, hôn nhân của Y-sác đã hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời (21:12b; 22:17-18). Đời sống của những người trong chương này không chỉ vì cuộc sống con người của họ; đó là đời sống dẫn đến sự hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, một đời sống sản sinh Đấng Christ và sản sinh Vương Quốc của Đức Chúa Trời vì gia tể của Ngài.
Witness Lee