"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870223
Đang truy cập:187

Uy Quyền và Thuận Phục 5, 6

lav dosis naltrexone

dosis

am i pregnant online quiz

am i pregnant or stressed quiz online

serevent inhaler how to use

serevent

 CHƯƠNG NĂM

SỰ THUẬN PHỤC CỦA CON

Kinh Thánh: Phil. 2:5-11; Hê. 5:7-9

CHÚA TẠO RA SỰ THUẬN PHỤC

Lời của Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng Chúa Giê-su và Cha là một. Ban đầu có Lời cũng như ban đầu có Đức Chúa Trời. Lời là Đức Chúa Trời, và Lời ấy dựng nên các từng trời và trái đất. Với Đức Chúa Trời, ban đầu có vinh quang. Đó là một vinh quang không thể đến gần được, là vinh quang của Con. Cha và Con thì bình đẳng, có quyền lực như nhau, đồng hiện hữu và tồn tại cùng một lúc. Nhưng trong thân-vị thì có một sự khác biệt giữa Cha và Con. Đó không phải là một sự khác biệt trong bản chất nội tại mà theo sự sắp đặt trong Đức Chúa Trời Tam Nhất. Kinh Thánh nói rằng Chúa không xem sự bình đẳng với Đức Chúa Trời là điều quí trọng nên nắm giữ (Phil. 2:6). Nắm giữ có nghĩa là dùng sức mạnh mà đoạt lấy. Sự bình đẳng của Chúa với Đức Chúa Trời không phải là điều gì đó Ngài đạt được bằng sức mạnh. Đó không phải là tự đề bạt hay tiếm đoạt vì từ đầu Chúa đã có hình ảnh của Đức Chúa Trời.

Phi-líp 2:5-7 tạo nên một phân đoạn, trong khi các câu 8-11 tạo nên một phân đoạn khác. Phân đoạn thứ nhất nói về việc Đấng Christ tự làm cho mình trống không. Phân đoạn thứ hai nói về việc Đấng Christ tự hạ mình xuống. Chúa tự hạ mình xuống hai lần, thứ nhất là tự làm cho mình trống không trong thần cách của Ngài, rồi sau đó tự hạ mình xuống trong nhân tính của Ngài. Khi Chúa xuống trên đất, Ngài tự làm cho mình trống không về mặt vinh quang, uy quyền, địa vị và hình ảnh trong thần cách của Ngài.Kết quả việc Ngài tự làm cho mình trống không là những người không có khải thị không thể nhận biết Ngài và nhìn nhận Ngài là Đức Chúa Trời, mà chỉ xem Ngài là một người bình thường. Trong Đức Chúa Trời Tam Nhất, Chúa tự nguyện làm Con, tự thuận phục uy quyền của Cha. Do đó, Ngài phán rằng Cha lớn hơn Ngài (Giăng 14:28). Địa vị của Con là một sự lựa chọn tự nguyện của Chúa chúng ta. Trong Đức Chúa Trời Tam Nhất có sự hài hòa trọn vẹn. Trong Đức Chúa Trời Tam Nhất có sự bình đẳng, nhưng vui lòng sắp xếp là Cha cần phải làm Đầu và Con cần phải thuận phục. Cha trở nên đại diện cho uy quyền, và Con trở nên đại diện cho sự thuận phục.

Chúng ta là con người. Sự thuận phục đối với chúng ta là điều đơn giản. Hễ tự hạ mình xuống thì chúng ta có thể thuận phục. Nhưng sự thuận phục của Chúa không phải là một vấn đề đơn giản. Việc Chúa thuận phục còn khó hơn việc Ngài dựng nên các từng trời và trái đất. Để thuận phục, Ngài phải tự làm cho mình trống không khỏi mọi vinh quang, quyền năng, địa vị và hình ảnh trong thần cách của Ngài. Ngài cũng phải nhận lấy hình thái nô lệ. Chỉ khi ấy Ngài mới có thể đạt đến tiêu chuẩn thuận phục. Vậy nên, sự thuận phục là một điều được Con Đức Chúa Trời tạo nên.

Trước kia, Cha và Con chia sẻ cùng một vinh quang. Khi Chúa giáng thế, một mặt Ngài từ bỏ uy quyền, mặt khác Ngài nhận lấy sự thuận phục. Ngài quyết tâm trở thành một nô lệ, làm một con người bị giới hạn trong thời gian và không gian. Nhưng không chỉ có vậy. Chúa tự hạ mình xuống, vâng phục. Sự vâng phục trong Đức Chúa Trời Tam Nhất là điều kỳ diệu nhất trong cả vũ trụ. Ngài vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá, một cái chết đau đớn và nhục nhã. Cuối cùng, Đức Chúa Trời tôn cao Ngài đến tột đỉnh. Ai tự hạ mình xuống sẽ được tôn cao. Đó là nguyên tắc của Đức Chúa Trời.

NHỮNG NGƯỜI ĐẦY DẪY ĐẤNG CHRIST
SẼ ĐẦY DẪY SỰ THUẬN PHỤC

Trong Đức Chúa Trời Tam Nhất vốn không cần đến sự thuận phục. Vì Chúa tạo ra sự thuận phục nên Cha trở thành Đầu đối với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời Tam Nhất. Cả uy quyền lẫn sự thuận phục đều được Đức Chúa Trời thiết lập. Hai điều ấy đã có từ ban đầu. Vì vậy, những người biết đến Chúa sẽ tự phát thuận phục. Những người không biết đến Đức Chúa Trời hay Đấng Christ cũng không biết đến uy quyền hay sự thuận phục. Với Đấng Christ thì có nguyên tắc thuận phục. Những người chấp nhận sự thuận phục chấp nhận nguyên tắc của Đấng Christ. Vậy nên, những người đầy dẫy Đấng Christ cũng đầy dẫy sự thuận phục.

Nhiều người hỏi: “Tại sao tôi phải thuận phục?” Họ cũng hỏi: “Tại sao tôi phải thuận phục anh? Tôi là một anh em, và anh cũng là một anh em”. Thật ra, con người không có quyền nói những lời như vậy. Chỉ Chúa mới có đủ tư cách nói như vậy, nhưng Ngài chưa từng nói những lời ấy. Thậm chí trong Ngài cũng không có ý tưởng nào như vậy.Đấng Christ tiêu biểu cho sự thuận phục, một sự thuận phục hoàn toàn, cũng như uy quyền của Đức Chúa Trời là uy quyền tuyệt đối. Ngày nay, một số người nghĩ rằng mình nhận biết uy quyền, nhưng họ không biết đến sự thuận phục. Chúng ta chỉ có thể cầu xin Đức Chúa Trời thương xót những người như vậy.

CÁCH CHÚA RA KHỎI HÌNH THÁI THẦN THƯỢNG VÀ CÁCH NGÀI TRỞ LẠI

Về mặt thần cách của Ngài, Chúa bình đẳng với Đức Chúa Trời. Nhưng việc Ngài làm Chúa là điều được Đức Chúa Trời ban cho Ngài. Làm Chúa là điều xảy ra sau khi Ngài tự làm cho mình trống không về mặt thần cách của Ngài. Thần cách của Chúa Giê-su được đặt nền tảng trên những gì Ngài “là”. Làm Đức Chúa Trời là địa vị nguyên thủy của Ngài. Nhưng việc Ngài đạt đến địa vị làm Chúa là căn cứ vào những gì Ngài đã thực hiện. Khi Ngài từ bỏ hình thái thần thượng của mình để duy trì nguyên tắc thuận phục một cách trọn vẹn và sau đó thăng thiên lên các từng trời, thì Đức Chúa Trời ban cho Ngài địa vị làm Chúa. Căn cứ trên chính Ngài thì Ngài là Đức Chúa Trời. Căn cứ trên sự thành đạt của Ngài thì Ngài là Chúa. Quyền làm Chúa ấy vốn không có trong Đức Chúa Trời Tam Nhất.

Phân đoạn này trong Phi-líp chương 2 rất khó giải thích và rất dễ gây ra tranh luận, nhưng cũng là một phân đoạn thần thượng nhất. Ngày nay, chúng ta phải đến với phân đoạn này với đôi chân không, đứng trên đất thánh. Dường như ban đầu có một cuộc hội nghị trong Đức Chúa Trời Tam Nhất mà trong đó một kế hoạch được lập ra để tạo dựng vũ trụ. Trong kế hoạch ấy, các Thân-vị thần thượng của Đức Chúa Trời Tam Nhất đồng ý với nhau và đi đến nhận thức rằng Cha đại diện cho uy quyền. Nhưng nếu chỉ có uy quyền mà thiếu sự thuận phục thì uy quyền không thể được thiết lập vì uy quyền không phải là điều gì đó cô lập. Do đó phải có sự thuận phục trong vũ trụ. Ban đầu, hai loại tạo vật được dựng nên. Loại thứ nhất là thiên sứ, tức các linh. Loại thứ hai là con người, tức các hồn. Bởi sự biết trước của Ngài, Đức Chúa Trời thấy trước sự nổi loạn của Sa-tan và thất bại của con người. Uy quyền của Đức Chúa Trời không thể thiết lập trên các thiên sứ hay trên dòng dõi của A-đam. Khi ấy, trong Đức Chúa Trời Tam Nhất có chung một quyết định đồng ý rằng trước hết uy quyền phải được thiết lập ở bên trong Đức Chúa Trời Tam Nhất. Từ đó trở đi, nói đến việc hành động thì có một sự khác biệt giữa Cha và Con. Một ngày kia, Con bằng lòng tự làm cho chính mình trống không để trở nên một con người thọ tạo đại diện cho sự thuận phục uy quyền. Chính tạo vật này đã phản loạn. Vì vậy, chỉ có sự thuận phục của một tạo vật mới có thể thiết lập uy quyền của Đức Chúa Trời. Chính con người đã phạm tội và phản loạn. Vì vậy, chỉ qua sự thuận phục của một con người mà uy quyền của Đức Chúa Trời mới có thể được thiết lập. Đó là lý do tại sao Chúa đã phải đến thế gian để trở nên con người và để trở nên giống như một tạo vật về mọi mặt.

Sự ra đời của Chúa là sự đến của Đức Chúa Trời. Ngài đã không giữ lại uy quyền của Ngài bằng cách làm Đức Chúa Trời. Trái lại, Ngài tiếp nhận những giới hạn của con người bằng cách trở nên một người, thậm chí là sự giới hạn của một nô lệ. Đây là một vấn đề rất mạo hiểm đối với Chúa. Một khi Chúa ra khỏi hình thái của Đức Chúa Trời thì với tư cách là một con người có thể Ngài không thể trở lại. Nếu không thuận phục thì Ngài chỉ có thể đòi lại hình thái thần thượng của thần cách Ngài trong địa vị của Ngài với tư cách là Con. Tuy nhiên, như vậy thì nguyên tắc thuận phục ắt phải bị hủy bỏ mãi mãi.Khi Chúa đi ra, thì chỉ có hai cách để Ngài trở lại. Cách thứ nhất là làm một người đúng đắn, tuyệt đối và hoàn toàn thuận phục mà không có chút dấu vết phản loạn nào cả, vâng phục từng bước một, và để Đức Chúa Trời đem Ngài trở lại và lập Ngài lên làm Chúa. Nếu việc làm một nô lệ là quá khó đối với Ngài, nếu sự yếu đuối và những giới hạn của xác thịt trở nên quá nặng nề cho Ngài, và nếu sự thuận phục đã vượt quá sức của Ngài, thì cách duy nhất để trở lại là Ngài buộc phải trở về bằng cách vận dụng uy quyền cùng vinh quang của thần cách Ngài. Nhưng Chúa chúng ta đã khước từ cách ấy, một cách mà Ngài không có ý tiếp nhận. Ngài quyết tâm tự khuất phục chính mình theo đường lối thuận phục thậm chí cho đến chết. Vì Ngài tự làm cho mình trống không nên Ngài không thể tự làm đầy chính mình lại. Ngài không dao động trong tâm trí mình. Vì Ngài tự làm cho mình trống không đối với mọi vinh quang cùng uy quyền thần thượng và bước tới làm một nô lệ, Ngài không muốn trở lại bằng cách nào khác hơn là cách thuận phục.Trước khi trở về, Ngài đã hoàn tất cuộc chạy của mình bằng cách vâng phục cho đến chết với tư cách là một con người. Ngài có thể trở lại vì Ngài đã hoàn thành một sự thuận phục trọn vẹn và thuần khiết. Hết nỗi khổ này đến nỗi khổ khác chồng chất trên Ngài, nhưng Ngài vẫn cứ tuyệt đối thuận phục. Không có một chút phản ứng hay phản loạn nào cả. Vì vậy, Đức Chúa Trời tôn cao Ngài và đưa Ngài trở lại với tư cách là Chúa trong Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đây không chỉ là đổ đầy lại những gì đã bị làm cho trống không, mà đây là Cha đem một CON NGƯỜI vào trong Đức Chúa Trời Tam Nhất. Con trở nên Giê-su (Con Người), và được đón nhận lại trong Đức Chúa Trời Tam Nhất. Bây giờ chúng ta biết đến sự quí báu của danh Giê-su. Trong cả vũ trụ không có một ai như Ngài. Khi Chúa tuyên bố: “Xong rồi” trên thập tự giá, Ngài không chỉ có ý nói rằng sự cứu rỗi đã đạt được rồi, mà mọi sự Ngài phán đều đã được thực hiện. Do đó, Ngài có được một danh vượt trên hết mọi danh. Nghe đến danh Giê-su mọi đầu gối phải quì xuống và mọi lưỡi phải công khai xưng nhận Giê-su Christ là Chúa. Từ thời điểm ấy trở đi, Ngài không những là Đức Chúa Trời mà còn là Chúa nữa. Quyền làm Chúa của Ngài nói lên mối quan hệ của Ngài với Đức Chúa Trời, nói lên những gì Ngài đã đạt được trước mặt Đức Chúa Trời. Sự kiện Ngài là Đấng Christ nói lên mối liên hệ của Ngài với hội-thánh.

Tóm lại, khi Chúa “ra đi” từ Đức Chúa Trời, Ngài không có ý định trở lại bằng thần cách của mình. Trái lại, Ngài có ý định trở lại qua việc Ngài được tôn cao với tư cách là một con người. Đó là cách Đức Chúa Trời duy trì nguyên tắc thuận phục. Đối với chúng ta chỉ một chút dấu vết phản loạn cũng đã là sai trật. Chúng ta phải hoàn toàn thuận phục uy quyền. Đây là một vấn đề lớn lao. Việc Chúa Giê-su về trời là do Ngài làm một con người và thuận phục trong hình thái của một con người. Kết quả là Ngài được Đức Chúa Trời tôn cao. Chúng ta phải đối diện với vấn đề này. Trong cả Kinh Thánh gần như không có phân đoạn nào huyền nhiệm như phân đoạn này. Chúa đã tạm biệt hình thái thần thượng của Ngài. Ngài đã không trở lại chỉ trong hình thái thần thượng của Ngài vì Ngài đã mặc vào xác thịt. Trong Ngài không có một dấu vết gì liên quan đến sự không vâng phục; do đó, Ngài được Đức Chúa Trời tôn cao trong nhân tính Ngài. Ngài ra đi từ bỏ vinh quang của mình. Ngài trở về lấy lại vinh quang của mình. Tất cả những điều này đều được Đức Chúa Trời thực hiện. Chúng ta cần có trong mình tâm trí từng ở trong Christ Giê-su. Tất cả chúng ta đều cần phải theo con đường của Chúa chúng ta, tiếp nhận nguyên tắc thuận phục của Ngài làm nguyên tắc của mình để đạt đến sự thuận phục và học tập thuận phục lẫn nhau. Người nào biết đến nguyên tắc này đều sẽ nhận thức rằng không tội lỗi nào xấu xa hơn nổi loạn và không điều gì quan trọng hơn sự thuận phục. Chỉ khi nào nhìn thấy nguyên tắc thuận phục thì chúng ta mới có thể hầu việc Đức Chúa Trời. Nguyên tắc của Đức Chúa Trời có thể chỉ được duy trì bằng cách thuận phục theo như Chúa đã thuận phục. Một khi có sự nổi loạn thì chúng ta ở trong nguyên tắc của Sa-tan.

HỌC TẬP VÂNG PHỤC QUA VIỆC CHỊU KHỔ

Hê-bơ-rơ 5:8 nói với chúng ta rằng Chúa học tập vâng phục qua việc chịu khổ. Việc chịu khổ mang Ngài đến chỗ vâng phục. Sự thuận phục thật được tìm thấy khi một người vẫn vâng phục cho dầu phải chịu khổ. Sự hữu dụng của một người không nằm trong việc người ấy có chịu khổ hay không, mà nằm trong việc người ấy có học tập vâng phục trong việc chịu khổ hay không. Chỉ những người vâng phục Đức Chúa Trời mới hữu dụng. Nếu lòng không mềm lại thì nỗi khổ sở sẽ không bỏ đi. Con đường của chúng ta là con đường đau khổ mọi mặt. Một người ao ước được thoải mái và hưởng thụ thì không mấy hữu dụng. Chúng ta đều phải học tập vâng phục trong những nỗi khổ. Khi Chúa đến trên đất, Ngài không mang theo Ngài sự vâng phục; mà Ngài học tập vâng phục qua những nỗi khổ.

Sự cứu rỗi không những mang đến niềm vui mà còn mang đến sự thuận phục. Nếu một người chỉ muốn niềm vui thì những kinh nghiệm của người ấy sẽ không được dồi dào. Chỉ những người thuận phục mới kinh nghiệm được sự đầy trọn của sự cứu rỗi.Nếu không thì chúng ta thay đổi tính chất của sự cứu rỗi. Chúng ta cần phải thuận phục thậm chí như Chúa đã thuận phục. Chúa trở nên nguồn cứu rỗi của chúng ta qua sự vâng phục. Đức Chúa Trời cứu chúng ta với hi vọng chúng ta sẽ thuận phục ý chỉ của Ngài. Khi một người gặp uy quyền của Đức Chúa Trời, sự thuận phục là một vấn đề đơn giản và nhận biết ý chỉ của Đức Chúa Trời cũng là một vấn đề đơn giản, vì Chúa là Đấng thuận phục trong suốt cuộc đời mình đã ban cho chúng ta sự sống thuận phục của Ngài.

 

CHƯƠNG SÁU

LÀM THẾ NÀO ĐỨC CHÚA TRỜI THIẾT LẬP VƯƠNG QUỐC CỦA NGÀI?

 

Kinh Thánh: Hê. 5:8-9; Công 5:32; Rô. 10:16; 2 Tê 1:8; 1 Phi 1:22

CHÚA HỌC BIẾT VÂNG PHỤC NHỜ CHỊU KHỔ

Đức Chúa Trời lập nên nguyên tắc thuận phục trong Chúa. Kết quả là Đức Chúa Trời thiết lập uy quyền của Ngài qua Chúa. Trong chương này chúng ta muốn nhìn thấy làm thế nào Đức Chúa Trời thiết lập vương quốc của Ngài qua sự thuận phục. Khi Chúa đến thế gian, Ngài đến với hai bàn tay trắng; Ngài không mang theo sự vâng phục. Ngài học biết vâng phục nhờ những nỗi khổ Ngài đã trải qua, và Ngài trở nên nguyên nhân sự cứu rỗi đời đời cho tất cả những người vâng phục. Sự vâng phục của Ngài trên trần thế, thậm chí sự chết của Ngài trên thập tự giá, đã được [Ngài] học qua những lúc chịu khổ. Qua tất cả những nỗi khổ này, Ngài làm cho việc học tập của mình được hoàn hảo. Chúa ra đi từ sự tự do trong Bản Thể Đức Chúa Trời Tam Nhất để trở thành một con người, và Ngài đã làm một người yếu đuối và đau khổ. Mọi đau khổ mà Chúa đã trải qua sinh ra bông trái vâng phục. Tất cả những nỗi khổ của Chúa không sinh ra những lời lằm bằm hay than phiền nào cả. Tuy nhiên, nhiều Cơ-đốc-nhân trải qua nhiều năm tháng mà vẫn chưa học biết vâng phục. Tuy nỗi khổ của họ gia tăng, nhưng sự vâng phục của họ lại không gia tăng. Khi trải qua những nỗi khổ, miệng họ thường thốt ra những lời nói bực dọc. Đó là dấu hiệu của tình trạng chưa học biết vâng phục. Chúa đã trải qua mọi loại đau khổ. Sự thuận phục của Ngài được biểu lộ trong mọi sự. Kết quả là sự thuận phục của Ngài trở nên nguyên nhân sự cứu rỗi chúng ta. Nhờ một người vâng phục mà nhiều người nhận được ân điển. Sự vâng phục của Chúa là vì vương quốc của Đức Chúa Trời. Mục tiêu của sự cứu chuộc là mở mang vương quốc của Đức Chúa Trời.

ĐỨC CHÚA TRỜI MONG MUỐN THIẾT LẬP VƯƠNG QUỐC CỦA NGÀI

Anh em có bao giờ nhận thức được mức độ vũ trụ bị ảnh hưởng bởi sự sa ngã của các thiên sứ và con người, và đối với Đức Chúa Trời nan đề này lớn lao thế nào không? Đức Chúa Trời mong muốn mọi tạo vật của Ngài đều chấp nhận uy quyền của Ngài; tuy nhiên, cả hai loại tạo vật đều khước từ uy quyền của Ngài. Đức Chúa Trời đã không thể thiết lập uy quyền của Ngài trên các tạo vật. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không thu hồi lại uy quyền của Ngài. Đức Chúa Trời có thể lấy lại sự hiện diện của Ngài, nhưng sẽ không bao giờ thu hồi lại hệ thống uy quyền của Ngài. Nơi nào có uy quyền của Đức Chúa Trời thì Đức Chúa Trời có được một địa vị quan trọng. Một mặt, Đức Chúa Trời duy trì hệ thống uy quyền của Ngài, và mặt khác, Ngài thiết lập vương quốc của Ngài. Dù Sa-tan phản loạn chống lại uy quyền của Đức Chúa Trời, và dù hằng ngày con người xúc phạm đến uy quyền của Ngài bằng cách phản loạn chống lại Ngài, Đức Chúa Trời sẽ không để tình trạng phản loạn ấy tiếp tục. Ngài sẽ thiết lập vương quốc của chính Ngài. Kinh Thánh gọi vương quốc của Đức Chúa Trời là vương quốc các từng trời vì sự phản loạn không chỉ giới hạn ở phạm vi thế gian (Math. 4:17; Mác 1:15). Các thiên sứ trên các từng trời cũng phản loạn nữa.

Làm thế nào Chúa thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời? Ngài thực hiện điều đó qua sự thuận phục. Bất cứ điều gì Chúa thực hiện trên đất đều hoàn toàn căn cứ trên sự thuận phục. Ngài không làm gì chống lại uy quyền của Đức Chúa Trời. Mọi sự đều ở trong sự thuận phục, ở trong sự hợp tác hoàn toàn với uy quyền của Đức Chúa Trời. Trong lãnh vực này, Chúa thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời và thi hành uy quyền của Ngài. Ngày nay hội-thánh cũng phải để uy quyền của Đức Chúa Trời tự do hành động và biểu hiện vương quốc Ngài qua sự thuận phục.

ĐỨC CHÚA TRỜI MONG MUỐN HỘI-THÁNH LÀM VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Sau khi A-đam sa ngã, Đức Chúa Trời đã chọn Nô-ê và gia đình ông trong thế hệ ấy. Sau trận lụt, gia đình ấy cũng sa ngã, và Đức Chúa Trời chọn Áp-ra-ham làm cha của nhiều dân tộc. Vương quốc của Đức Chúa Trời được xây dựng trên ông. Sau đó Ngài chọn Y-sác và Gia-cốp. Về sau, dòng dõi của Gia-cốp chịu khổ tại Ai-cập. Trong những nỗi khổ ấy, dân số của họ gia tăng bội phần. Rồi Đức Chúa Trời sai Môi-se đến dẫn dắt họ ra khỏi Ai-cập để thiết lập một vương quốc. Vì những kẻ phản loạn giữa vòng họ, Đức Chúa Trời dẫn đưa họ qua đồng hoang để dạy họ vâng phục trước khi Ngài thiết lập vương quốc (Phục 8:3). Nhưng họ vẫn phản loạn chống lại Đức Chúa Trời trong đồng hoang. Hậu quả là tất cả đều bị phơi thây trong đồng hoang. Mặc dầu thế hệ thứ hai bước vào, họ vẫn chưa hoàn toàn vâng phục; họ đã không triệt để trục xuất người Ca-na-an. Sau-lơ là vị vua đầu tiên của họ đã không thể thiết lập vương quốc vì phản loạn. Mãi đến khi Đa-vít được chọn và thuận phục uy quyền của Đức Chúa Trời, chúng ta mới thấy vị vua đầu tiên theo lòng của Đức Chúa Trời. Nhưng ở bên trong vương quốc vẫn còn sự phản loạn. Mạng lịnh Đức Chúa Trời truyền là Giê-ru-sa-lem phải là nơi danh Ngài được thiết lập, nhưng dân chúng lại chọn Ga-ba-ôn và lập các bàn thờ tại đó. Vì thiếu sự thuận phục nên dẫu đã có một vị vua, vương quốc vẫn không có nội dung. Trước thời Đa-vít thì có vương quốc mà không có dân chúng. Trong thời Đa-vít thì có dân chúng cùng với vương quốc nhưng lại thiếu nội dung của vương quốc. Do đó, vương quốc của Đức Chúa Trời vẫn chưa được thiết lập.

Chúa đến thế gian để thiết lập vương quốc của Đức Chúa Trời. Phúc-âm có hai phương diện. Một mặt là phương diện cá nhân. Mặt kia là phương diện tập thể. Về phương diện cá nhân thì phúc-âm ban sự sống đời đời cho những ai tin. Về phương diện tập thể thì phúc-âm kêu gọi người ta ăn năn để bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Mắt của Đức Chúa Trời nhìn vào vương quốc. Trong lời cầu nguyện của Chúa ở Ma-thi-ơ 6:9-13, vương quốc được nói đến ở phần đầu và phần cuối. Câu 10 nói: “Vương quốc Ngài đến; ý chỉ Ngài được thực hiện ở trên trời thể nào thì ở dưới đất cũng vậy”. Vương quốc của Đức Chúa Trời là phạm vi mà tại đó ý chỉ của Ngài được hoàn thành một cách thông suốt. Câu 13 nói: “Vương quốc, quyền năng và vinh quang đều thuộc về Ngài mãi mãi. A-men”. Vương quốc, quyền năng và vinh quang được đề cập đến. Khải-thị 12:10 nói: “Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng, vương quốc của Đức Chúa Trời chúng ta, và uy quyền của Đấng Christ của Ngài đã đến”. Vương quốc là phạm vi của uy quyền. Trong Lu-ca 17:21, Chúa nói: “Vì này, vương quốc của Đức Chúa Trời ở giữa vòng các ngươi”. (Ngài không nói vương quốc ở trong các ngươi). Lời này cho thấy Chúa Giê-su là vương quốc của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su ở giữa vòng anh em là vương quốc của Đức Chúa Trời ở giữa vòng anh em, vì uy quyền của Đức Chúa Trời hoàn toàn được thi hành trong Ngài. Vương quốc của Đức Chúa Trời ở trên Chúa, và cũng ở trên hội-thánh. Vì sự sống của Chúa đã được tuôn đổ ra cho hội-thánh nên vương quốc Ngài cũng phải được lan rộng và thiết lập qua hội-thánh. Từ thời Nô-ê, Đức Chúa Trời đã thiết lập một vương quốc. Nhưng đó chỉ là một vương quốc của loài người chứ không phải là vương quốc của Đức Chúa Trời. Vương quốc của Đức Chúa Trời bắt đầu với Chúa Giê-su, nhưng phạm vi của vương quốc ấy nhỏ biết bao! Ngày nay một hạt lúa mì đã sinh ra nhiều hạt lúa. Ngày nay phạm vi của vương quốc Đức Chúa Trời không giới hạn trong một mình Chúa, mà còn ở trong nhiều tín đồ.

Mục đích của Đức Chúa Trời không chỉ là để chúng ta trở thành hội-thánh, mà còn để hội-thánh trở nên vương quốc của Đức Chúa Trời. Hội-thánh phải làm lãnh vực của vương quốc Đức Chúa Trời, tức là nơi Đức Chúa Trời thi hành uy quyền của Ngài. Vậy nên, nỗi ao ước của Đức Chúa Trời không những là có được chỗ đứng trong một ít người, mà còn sở hữu được toàn thể hội-thánh [mà trong đó] không có sự nổi loạn. Phải có sự thuận phục triệt để và một vị trí tuyệt đối dành cho Đức Chúa Trời để uy quyền của Ngài có thể được thi hành một cách hoàn toàn. Nhờ đó, uy quyền được thiết lập giữa vòng những tạo vật của Đức Chúa Trời. Không những Đức Chúa Trời muốn con người thuận phục uy quyền trực tiếp của Ngài, mà Ngài còn muốn con người thuận phục mọi uy quyền đại diện được Ngài chỉ định nữa. Không phải Đức Chúa Trời chỉ yêu cầu một chút thuận phục, mà Ngài đòi hỏi phải thuận phục triệt để.

PHÚC-ÂM KHÔNG NHỮNG ĐỂ CON NGƯỜI TIN
MÀ CÒN ĐỂ CON NGƯỜI PHỤC TÙNG

Kinh Thánh không những nói đến đức tin mà còn đề cập đến sự vâng phục nữa. Chúng ta không những là các tội nhân mà còn là con cái của sự không vâng phục. Trong Rô-ma 10:16, chúng ta thấy sự vâng phục đối với phúc-âm. Theo nguyên tắc, tin phúc-âm là vâng phục phúc-âm. 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8 nói: “Để báo ứng những người không nhận biết Đức Chúa Trời, và những người không vâng phục phúc-âm của Chúa Giê-su Christ chúng ta”. Những người không vâng phục là những người nổi loạn. Rô-ma 2:8 nói đến những người không vâng phục lẽ thật. Đó cũng là sự nổi loạn nữa, và Đức Chúa Trời sẽ báo trả sự thạnh nộ và giận dữ cho những ai nổi loạn nghịch cùng lẽ thật. 1 Phi-e-rơ 1:22 nói: “Vì anh em đã tẩy sạch hồn mình do vâng phục lẽ thật...” Bởi vậy, chúng ta thấy sự cứu rỗi đến là nhờ vâng phục. Tin là vâng phục. Một môn đồ trong đức tin cần phải thật sự là một môn đồ trong sự vâng phục. Không những phải có đức tin mà còn phải có sự vâng phục uy quyền của Chúa. Khi được soi sáng, Phao-lô nói: “Thưa Chúa, tôi phải làm chi?” (Công 22:10). Ông không những tin Chúa mà còn vâng phục Chúa. Việc Phao-lô được hoán cải không những làm cho ông nhận thức được ân điển mà còn làm cho ông thuận phục uy quyền. Khi được Thánh Linh cảm động để nhận thấy uy quyền của phúc-âm, ông thừa nhận Giê-su là Chúa.

Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta không những tiếp nhận sự sống qua đức tin, mà còn duy trì uy quyền của Ngài nhờ vâng phục. Trong hội-thánh, kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta là thuận phục uy quyền của Ngài và mọi uy quyền Ngài đã thiết lập. Điều này bao gồm gia đình, chính quyền, trường học của chúng ta, và hội-thánh v.v... Ngài không muốn chỉ rõ một cách cụ thể ai là người chúng ta cần phải thuận phục. Hễ đã gặp uy quyền của Đức Chúa Trời trong Chúa thì chúng ta cần phải học biết thuận phục uy quyền.

Nhiều người có thể thuận phục và vâng phục nếu họ ở dưới quyền những người nào đó, nhưng đối với những người khác họ không thể thuận phục. Đó là vì [họ đã] không nhìn thấy được uy quyền. Thuận phục con người thì thật là vô ích. Điều cần thiết là phải nhìn thấy uy quyền. Mọi loại hệ thống đều để chúng ta học biết thuận phục. Sau khi một người đã chạm đến uy quyền, một sự không vâng phục nhỏ cũng làm cho người ấy có một cảm nhận về sự nổi loạn ở bên trong. Những người không biết đến uy quyền không nhận thức được mình nổi loạn thế nào. Trước khi được soi sáng, Phao-lô không biết mình đang đá vào gậy nhọn (26:14). Sau khi được soi sáng, điều trước tiên một người nhận thấy là uy quyền. Sau đó, người ấy sẽ nhìn thấy nhiều uy quyền. Khi gặp người anh em nhỏ bé A-na-nia, Phao-lô không chỉ nhìn thấy một người. Ông không hỏi A-na-nia là ai hay có học thức không. Ông nhận biết A-na-nia là một uy quyền được sai đến, một uy quyền đại diện. Vì vậy, Phao-lô thuận phục anh em ấy (9:17-18). Khi một người đã gặp uy quyền, thì thuận phục là điều dễ dàng biết bao!

ĐỨC CHÚA TRỜI MONG MUỐN LÀM CHO CÁC QUỐC GIA
TRỞ NÊN VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
QUA HỘI-THÁNH

Nếu hội-thánh không tiếp nhận uy quyền của Đức Chúa Trời thì Ngài không có cách nào thiết lập vương quốc của Ngài. Trước hết, Đức Chúa Trời có được vương quốc trong Chúa Giê-su. Sau đó, Ngài thiết lập vương quốc của Ngài trong hội-thánh. Cuối cùng, vương quốc của Ngài sẽ được thiết lập trên khắp trái đất. Một ngày kia sẽ có lời tuyên bố rằng: “Vương quốc của thế gian đã trở nên vương quốc của Chúa chúng ta và của Đấng Christ Ngài” (Khải 11:15). Trong khoảng thời gian từ lúc vương quốc ở trong Chúa Giê-su một cách cá thể cho đến khi vương quốc của thế gian trở nên vương quốc của Chúa chúng ta và của Đấng Christ Ngài, thì có hội-thánh. Chỉ khi nào vương quốc được thiết lập trong Chúa Giê-su thì vương quốc mới có thể được thiết lập trong hội-thánh. Chỉ khi nào vương quốc được thiết lập trong hội-thánh thì vương quốc của thế gian mới có thể trở nên vương quốc của Đức Chúa Trời. Nếu không có Chúa Giê-su thì không có hội-thánh. Nếu không có hội-thánh thì không có sự mở rộng của vương quốc Đức Chúa Trời.

Khi ở trên đất, Chúa vâng phục thậm chí đối với việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn, Ngài không lơ là đối với vấn đề trả thuế đền thờ. Thậm chí khi không có tiền, thì một đồng được tìm thấy trong miệng một con cá để trả thuế (Math. 17:24-27). Ngài cũng nói: “Hãy nộp những gì của Sê-sa cho Sê-sa, những gì của Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Trời” (22:21). Tuy Sê-sa nổi loạn, nhưng ông được Đức Chúa Trời lập nên, và như vậy, người ta phải vâng phục Sê-sa. Khi sự vâng phục của chúng ta hoàn toàn, thì Chúa sẽ khiển trách những người không vâng phục. Khi chúng ta thuận phục, thì vương quốc có thể được mở rộng khắp đất. Nhiều người cảm nhận mạnh mẽ về tội lỗi, nhưng không cảm nhận gì cả đối với sự nổi loạn. Con người không những phải ý thức về tội, mà còn phải ý thức về uy quyền. Nếu không ý thức về tội thì một người không thể làm môn đồ của Đấng Christ. Nếu không ý thức về uy quyền thì một người không thể làm môn đồ thuận phục.

HỘI-THÁNH PHẢI THUẬN PHỤC UY QUYỀN
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Chúng ta phải biết làm thế nào để thuận phục trong hội-thánh. Trong hội-thánh không có một uy quyền nào mà chúng ta có thể bỏ qua. Đức Chúa Trời muốn nhìn thấy vương quốc sinh ra từ hội-thánh. Ngài muốn mọi uy quyền đều được thi hành qua hội-thánh. Khi hội-thánh thuận phục như vậy, thì cả trái đất sẽ thuận phục uy quyền của Đức Chúa Trời. Nếu hội-thánh không để vương quốc của Đức Chúa Trời tự do hành động, thì vương quốc của Đức Chúa Trời không có cách nào ở giữa vòng các quốc gia. Do đó, hội-thánh là con đường dẫn đến vương quốc. Nếu không được như vậy thì hội-thánh sẽ biến thành một trở ngại cho vương quốc.

Ngày nay, nếu vì một ít khó khăn mà hội-thánh không thể thuận phục Đức Chúa Trời được, thì làm sao vương quốc của Đức Chúa Trời có thể được biểu hiện? Khi người ta tranh luận và cãi cọ với nhau, thì làm thế nào vương quốc của Đức Chúa Trời có thể đến? Chúng ta đã làm trì hoãn Đức Chúa Trời. Chúng ta phải giũ sạch khỏi chính mình mọi sự không vâng phục để Đức Chúa Trời tự do hành động. Khi hội-thánh thuận phục, các quốc gia sẽ thuận phục. Do đó, hội-thánh gánh vác một trách nhiệm to lớn và nặng nề. Khi sự sống, ý chỉ và mạng lịnh của Đức Chúa Trời được thi hành trong hội-thánh thì vương quốc sẽ đến.

 

Watchman Nee

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2