"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870259
Đang truy cập:212

Gia Tể Của Đức Chúa Trời: 3, 4

arimidex

arimidex iammatt.co.uk

amlodipin bivirkninger

hvor hurtigt virker amlodipin

abortion pill online review

buy abortion pill kit online online

 CHƯƠNG BA

NƠI CƯ NGỤ CỦA LINH THẦN THƯỢNG

Xin đọc Giăng 3:6: “Điều gì sinh bởi Linh là linh”. Câu Kinh-thánh này đề cập đến hai chữ “linh”: một chữ được viết hoa còn một chữ thì viết thường. Chữ viết hoa chỉ về Thánh Linh của Đức Chúa Trời còn chữ kia chỉ về “nhân linh” của con người. Điều được sinh bởi Thánh Linh là nhân linh. Một câu Kinh-thánh khác cũng chỉ về hai “linh” ấy, đó là Giăng 4:24: “Đức Chúa Trời là Linh nên ai thờ phượng Ngài phải lấy linh mà thờ phượng”. Một lần nữa, chữ “Linh” đầu được viết hoa còn chữ “linh” kia thì viết thường. Chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời là “Linh” ở trong nhân “linh” của chúng ta. Rô-ma 8:16 xác quyết thêm về sự hiện hữu của hai “linh” này: “Chính Linh cùng làm chứng với linh của chúng ta rằng chúng ta là con cái của Đức Chúa Trời”. Sở hữu tính từ “của chúng ta” chắc chắn chỉ rõ linh ấy là nhân linh và loại bỏ mọi lý lẽ có ý nghi ngờ thực tại của Linh thần thượng và nhân linh.

Rô-ma 8:9, 10 chép: “... Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh em... Vậy nếu Đấng Christ ở trong anh em thì dù thân thể anh em... mà chết, nhưng linh nhơn sự công chính mà sống”. Bản dịch Anh-ngữ King James viết hoa chữ “linh” (spirit) trong câu 10, nhưng trong các bản dịch tốt hơn chẳng hạn như bản Amer ­i can Stan dard Ver sion thì chữ “linh” không viết hoa. Tại sao chúng tôi lại phải vạch rõ điểm này? Ấy là vì nhiều Cơ-đốc-nhân có sự hiểu biết rất hạn hẹp về nhân linh, tức là linh của con người. Thánh Linh được chú trọng đến nhiều nhưng nhân linh, tức là nơi cư ngụ của Thánh Linh, thì hầu như đã bị hoàn toàn quên lãng. Giả sử có một người nào đó muốn đến thăm tôi thì người ấy phải biết tôi đang ở đâu trước đã. Nếu không biết được chỗ tôi ở thì người ấy phải hủy bỏ chuyến thăm viếng. Dù Thánh Linh đã được đề cập đến nhiều nhưng chúng ta không biết Ngài ngự ở đâu. Rô-ma 8:9 chắc chắn chỉ về Thánh Linh nhưng câu 10 chắc chắn chỉ về nhân linh. “... thân thể chết... nhưng linhsống”. Dĩ nhiên, không thể so sánh “Thánh Linh” với “thân thể” chúng ta được. Chúng ta phải so sánh “thân thể” của con người với “linh” của con người, chứ không thể so sánh thân thể con người với Thánh Linh được.

Sứ đồ Phao-lô đã nói: “Vì Đức Chúa Trời mà tôi hầu việc trong linh  của tôi trong Phúc-âm của Con Ngài” (Rô-ma 1:9). Suy nghĩ thông thường của chúng ta là hầu việc Đức Chúa Trời trong Thánh Linh, nhưng câu Kinh-thánh trên lại nói là hầu việc Chúa trong nhân linh của chúng ta. Trong Ga-la-ti 5:16, theo bản dịch Anh Ngữ King James, nhóm từ “walk in the Spirit” (bước đi trong Linh) dùng mạo từ xác định “the” và viết hoa chữ “Spirit” (Linh); nhưng theo bản Kinh-thánh song ngữ Hy-Anh (The Greek Inter linear) thì không có mạo từ xác định “the” và chữ “linh” lại viết thường. Vì Bản King James dịch như vậy mà có lắm Cơ-đốc-nhân lầm tưởng câu Kinh-thánh trên có nghĩa là “bước đi trong Thánh Linh”. Tuy nhiên, theo nguyên bản tiếng Hy-lạp, câu này có nghĩa là “bước đi trong nhân linh” của chúng ta. So sánh các bản dịch để tìm ra ý nghĩa đúng đắn sẽ đem lại nhiều ích lợi. Trong nhiều câu Kinh-thánh từ ngữ “linh” không nên viết hoa.

Các dịch giả Kinh-thánh đã gặp nhiều khó khăn khi xác định chữ “linh” trong vài đoạn Kinh-thánh là chỉ về Thánh Linh hay nhân linh. Lý do là vì Thánh Linh và nhân linh được hòa lẫn lại với nhau như một linh trong mỗi tín đồ! “Còn ai liên hiệp với Chúa thì đồng một linh với Ngài” (I Cô-rin-tô 6:17). Chúng ta là một linh với Chúa mà linh ấy hiển nhiên là được hòa lẫn với Thánh Linh. Người ta khó có thể xác định một linh được hòa lẫn như vậy là Thánh Linh hay nhân linh. Cả hai linh này đã được hòa lẫn lại làm một. Chúng ta có thể cho rằng đó là Thánh Linh, nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng đó là nhân linh của các thánh đồ. Đôi khi chúng ta làm thức uống bằng cách pha lẫn hai loại nước trái cây với nhau, thí dụ như nước dứa và nước bưởi. Sau khi pha hai thứ với nhau thật khó nói đây là nước trái cây gì. Có phải là nước dứa không? Hay đây là nước bưởi? Ta phải gọi thứ thức uống này là “nước dứa bưởi” mới đúng. Thật tuyệt diệu khi thấy trong Tân-ước hai linh này thành một linh, tức Đức Thánh Linh hòa lẫn với nhân linh chúng ta!

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA NHÂN LINH

Trong chương đầu tiên chúng ta đã thấy Đức Chúa Cha ở trong chúng ta (Êph. 4:6), Đấng Christ ở trong chúng ta (2 Côr. 13:5) và Thánh Linh ở trong chúng ta (Rô. 8:11). Cả ba Thân-vị của Đức Chúa Trời Tam Nhất đều ở trong chúng ta. Nhưng Ngài ngự nơi nào bên trong chúng ta? Trong phần nào của chúng ta? Không cần phải bàn cãi, điều rất sáng tỏ là ngày nay Đấng Christ ngự ở trong [nhân] linh chúng ta và Kinh-thánh đã xác quyết sự kiện này. Chúng ta không nên quá mập mờ như một số người đã từng nói: “Ồ, Chúa ở trong anh em và Chúa ở trong tôi”. Câu cuối cùng của sách 2 Ti-mô-thê xác quyết rằng Đấng Christ ngự trong linh chúng ta. “Nguyện Chúa ở cùng linh của anh em” (4:22). Để Đấng Christ ngự trong linh chúng ta thì trước hết Ngài phải là Linh; kế đến, chúng ta phải có một [nhân] linh. Và sau cùng, hai linh này phải hòa lẫn với nhau thành một linh. Nếu Chúa không là Linh, làm thế nào Ngài có thể ở trong linh chúng ta, và làm sao chúng ta có thể nên một linh với Ngài được?

Để xác định được vị trí của nhân linh, chúng ta cần phải phân biệt hồn với linh. “Vì Lời Đức Chúa Trời là Lời sống và năng động, sắc hơn mọi gươm hai lưỡi, đâm thấu đến nỗi chia hồn và linh, khớp và tủy, biện biệt các tư tưởng và ý định của lòng” (Hê-bơ-rơ 4:12). Lời của Đức Chúa Trời là gươm hai lưỡi, đâm thấu vào bản thể chúng ta, chia phần hồn chúng ta khỏi phần linh chúng ta.

Thí dụ, 1 Cô-rin-tô 3 nói rằng chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời. Theo Cựu-ước, đền thờ của Đức Chúa Trời được mô tả gồm có ba phần: phần thứ nhất là hành lang (sân ngoài), phần thứ nhì là Nơi Thánh và phần thứ ba là Nơi Chí Thánh.

Chúng ta biết Đức Chúa Trời ngự trong đền thờ của Ngài nhưng Ngài ở trong phần nào? Ngài ở nơi hành lang hay tại Nơi Thánh? Không, Ngài không ở đó đâu. Ngài ngự trong Nơi Chí Thánh. Trong Nơi Chí Thánh ấy có sự hiện diện Sê-ki-na của Đức Chúa Trời. Tại hành lang có bàn thờ là biểu tượng của thập tự giá. Ngay sau bàn thờ là thùng rửa tượng trưng cho công tác của Thánh Linh. Nơi Thánh gồm có bàn bánh trần thiết (bàn trưng bày bánh), chân đèn và bàn thờ xông hương. Nhưng trong Nơi Chí Thánh thì có gì? Có hòm bảng chứng (rương chứng cớ). Hòm bảng chứng tiêu biểu cho Đấng Christ. Vì thế, Đấng Christ ở trong Nơi Chí Thánh và sự hiện diện của Đức Chúa Trời là vinh quang Sê-ki-na của Đức Chúa Trời cũng có ở đó.

Kinh-thánh bày tỏ rõ rằng chúng ta cũng là đền thờ của Đức Chúa Trời (1Côr. 3:16). Chúng ta là một bản thể ba phần, được cấu tạo bằng ba phần khác nhau, đó là thân, hồn và linh. Vậy, Đức Chúa Trời Tam Nhất ngự trong phần nào? 2 Ti-mô-thê 4:22 nói rõ Chúa ở trong linh chúng ta. Linh của chúng ta là Nơi Chí Thánh. Biểu tượng đền thờ trong Cựu- ước phác họa một bức tranh rất rõ ràng. Đấng Christ và sự hiện diện của Đức Chúa Trời ngự trong Nơi Chí Thánh. Ngày nay, biểu tượng của đền thờ Đức Chúa Trời được thực hiện trong chúng ta. Chúng ta gồm có ba phần: thân thể chúng ta tương ứng với hành lang của đền thờ; hồn chúng ta tương ứng với Nơi Thánh và linh chúng ta tương ứng với Nơi Chí Thánh, tức là chính nơi cư ngụ của Đấng Christ và sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Điều này được minh họa bằng hình vẽ dưới đây:

“Anh em ơi, vì chúng ta đã nhờ huyết của Chúa Giê-su mà được dạn dĩ vào Nơi Chí Thánh” (Hêb. 10:19). Khi còn sống trên đất, nơi nào là Nơi Chí Thánh để chúng ta bước vào? Xin xem hình vẽ trên. Nhân linh của chúng ta là Nơi Chí Thánh, là nơi Đức Chúa Trời cư ngụ, tức là căn phòng mà Đức Chúa Trời và Đấng Christ ở. Nếu muốn gặp Đức Chúa Trời và Đấng Christ, chúng ta không cần phải lên thiên đàng. Đức Chúa Trời trong Đấng Christ luôn luôn rất sẵn sàng vì Ngài đang ở trong linh chúng ta.

 

 

PHÂN CHIA PHẦN HỒN KHỎI NHÂN LINH

Vì lý do trên mà chúng ta cần phải phân chia phần hồn khỏi phần nhân linh của chúng ta (Hêb. 4:12). Nếu chúng ta không thể phân chia hồn ra khỏi linh thì chúng ta không thể nào tiếp xúc với Chúa được. Xin xem hình vẽ. Nếu thầy tế lễ thượng phẩm không thể định được vị trí của Nơi Chí Thánh thì mọi nỗ lực của thầy tế lễ ấy để tiếp xúc với Chúa cũng chỉ là vô ích mà thôi. Trước hết, thầy tế lễ phải vào trong hành lang, rồi từ hành lang mới vào Nơi Thánh và từ Nơi Thánh mới tiến vào Nơi Chí Thánh được. Tại đó, ông mới gặp được Đức Chúa Trời và nhìn xem vinh quang Sê-ki-na của sự hiện diện Đức Chúa Trời được.

Chúng ta phải học tập phân biệt linh và hồn của mình. Hồn che khuất và bao phủ linh giống như xương che khuất, bao phủ tủy xương. Thật dễ nhìn thấy xương nhưng phần tủy thì khó thấy vì bị che khuất bên trong. Nếu muốn lấy được tủy, chúng ta phải đập vỡ xương. Đôi khi chúng ta phải cạo mới lấy tủy ra khỏi xương được. Ôi! Linh của chúng ta bám chặt vào hồn biết bao! Linh của chúng ta bị che khuất và che phủ bên trong. Hồn thì rất dễ được nhận biết nhưng linh thì khó có thể biết được. Chúng ta biết chút ít về Thánh Linh nhưng chúng ta không biết gì về nhân linh. Tại sao vậy? Ấy là vì nhân linh bị che khuất trong hồn. Đó là lý do tại sao hồn cần bị phá vỡ. Như các khớp xương là phần cứng nhất của xương thì phần hồn chúng ta cũng cứng cỏi như thế. Chúng ta có một linh nhưng hồn chúng ta che khuất và bao phủ linh ấy. Lời của Chúa là gươm sắc bén, xuyên phá hồn chúng ta để tách rời hồn khỏi linh.

“Vậy thì còn lại một sự nghỉ ngơi Sa-bát cho dân Đức Chúa Trời... Thế thì, chúng ta hãy chuyên cần vào sự nghỉ ngơi đó... hầu cho chẳng người nào theo gương mẫu của kẻ chẳng tin kia mà sa ngã” (Hêb. 4:9, 11). Sự nghỉ ngơi hay yên nghỉ này là gì? Chúng ta cần phải xem xét một biểu tượng khác trong Cựu-ước để khám phá ra ý nghĩa của nó. Sau khi dân Y-sơ-ra-ên được giải phóng và được giải cứu ra khỏi xứ Ai-cập, Chúa đem họ vào đồng vắng với ý định đưa họ vào vùng đất Ca-na-an. Ca-na-an là vùng đất nghỉ ngơi của họ, là biểu tượng của Đấng Christ tổng-bao-hàm. Đấng Christ là miền đất Ca-na-an tốt lành và Ngài là Sự Yên Nghỉ của chúng ta. Nếu chúng ta muốn bước vào trong sự yên nghỉ, chúng ta phải vào trong Đấng Christ. Nhưng Đấng Christ hiện nay đang ở đâu? Câu trả lời là Ngài đang ở trong nhân linh chúng ta. Dân Y-sơ-ra-ên sau khi được giải phóng khỏi Ai-cập, thay vì tiến vào miền đất Ca-na-an thì họ lại đi lang thang nhiều năm trong đồng vắng. Sự kiện này tượng trưng cho điều gì? Nó có ý nghĩa là nhiều Cơ-đốc-nhân, sau khi được cứu, vẫn còn lẩn quẩn trong hồn của họ. Lý do sách Hê-bơ-rơ được viết ra là vì có nhiều Cơ-đốc-nhân người Do-thái lúc bấy giờ đã được cứu nhưng vẫn còn lang thang trong hồn của họ. Họ không kiên quyết ra khỏi đồng vắng để tiến vào miền đất tốt lành tức là vào trong Christ, là Đấng ngự trong linh của họ. Chúng ta không được tiếp tục đi lang thang trong hồn mình mà phải kiên quyết tiến vào linh, tức nơi mà Đấng Christ là sự yên nghỉ của chúng ta đang cư ngụ.

Chúng tôi xin minh họa thêm qua biểu đồ sau đây:

 

 

 

 

 

 

 

Thuở xưa, tất cả dân Y-sơ-ra-ên đều có quyền vào hành lang, tuy nhiên chỉ có các thầy tế lễ mới có thể vào trong Nơi Thánh được. Hơn nữa, chỉ có Thầy Tế-lễ Thượng-phẩm mới có thể vào Nơi Chí Thánh mỗi năm một lần. Hơn thế nữa, trong số dân Y-sơ-ra-ên đã được cứu và được đem ra khỏi Ai-cập vào trong đồng vắng, có rất ít người vào được miền đất Ca-na-an tốt lành.

Mặc dầu đã được cứu lâu năm, chúng ta cần phải tự hỏi rằng hiện giờ chúng ta là Cơ-đốc-nhân đang sống trong thân thể, trong hồn, hay trong linh. Bây giờ chúng ta đang sống tại Ai-cập, trong đồng vắng hay ở trong miền đất Ca-na-an tốt lành? Hãy cầu hỏi Chúa và tự xét xem mình hiện đang ở đâu. Thành thật mà nói có nhiều Cơ-đốc-nhân đang lang thang suốt ngày trong hồn, tức là trong đồng vắng. Họ tươi cười vào buổi sáng, nhưng đến chiều thì họ buồn rầu với gương mặt não nề. Chỉ mới hôm qua dường như họ ở trên các từng trời, nhưng đến hôm nay lại đã chán nản. Họ cứ lang thang trong hồn tức là trong đồng vắng, không có sự yên nghỉ, cứ quanh quẩn mãi trên con đường cũ từ ngày này qua ngày khác. Có thể đã từng theo Chúa hơn hai mươi năm, nhưng họ vẫn cứ đi lòng vòng, y như dân Y-sơ-ra-ên đi lang thang ba mươi tám năm mà tình trạng vẫn không cải thiện và tiến bộ chút nào. Tại sao vậy? Vì họ cứ ở trong hồn mình. Khi chúng ta ở trong hồn ấy là chúng ta ở trong đồng vắng.

Đó là lý do tại sao tác giả sách Hê-bơ-rơ đã nhấn mạnh đến nhu cầu phải phân chia hồn ra khỏi linh. Lời của Đức Chúa Trời phải đâm thấu chúng ta để chúng ta có thể biết cách đi ra khỏi hồn mình mà tiến vào miền đất tốt lành tức là Nơi Chí Thánh của nhân linh chúng ta. Một tín đồ thuộc hồn là người đang đi lang thang trong đồng vắng của hồn, là nơi không có sự yên nghỉ.

Thầy Tế-lễ Thượng-phẩm phải đi xuyên qua bức màn để vào trong Nơi Chí Thánh; vì thế bức màn tượng trưng cho xác thịt (Hêb. 10:20). Bức màn này phải bị xé rách ra. Hơn nữa, dân Y-sơ-ra-ên phải vượt qua sông Giô-đanh để bước vào miền đất tốt lành. Họ chôn mười hai hòn đá dưới dòng sông Giô-đanh, là những hòn đá tượng trưng cho 12 chi phái của dân Y-sơ-ra-ên, và 12 hòn đá khác tượng trưng cho dân Y-sơ-ra-ên phục sinh đã được đem vào miền đất tốt lành. Thế hệ cũ của dân Y-sơ-ra-ên đã bị chôn dưới “dòng-nước-sự-chết” của sông Giô-đanh. Tất cả những điều minh họa trên bày tỏ rằng con người thiên nhiên, sự sống thuộc hồn, hay bản tính cũ phải bị phá vỡ giống như bức màn bị xé rách và giống như con người cũ đã bị chôn vùi. Sau đó chúng ta mới có thể vào được Nơi Chí Thánh và miền đất tốt lành để vui hưởng Đấng Christ là sự yên nghỉ của chúng ta.

NHỮNG ĐIỀU CHI PHỐI
CHÚNG TA RA KHỎI NHÂN LINH

Các bức tranh trên sẽ giúp chúng ta nhận biết rằng gia tể của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Trời Tam Nhất ngự trong nhân linh chúng ta. Đức Chúa Trời Tam Nhất này ở trong một Linh đã chiếm hữu nhân linh chúng ta để làm nơi cư ngụ và chỗ ở của Ngài. Vì thế chúng ta phải học cách phân biệt linh chúng ta với hồn của mình. Nan đề là Cơ-đốc-nhân chúng ta đầy dẫy những tư tưởng thiên nhiên. Sau khi được cứu, chúng ta tưởng rằng mình phải làm người tốt và phải làm việc thiện. Nhưng trong gia tể của Đức Chúa Trời, Ngài có ý định hành động để ban phát chính Ngài vào trong chúng ta làm sự sống của chúng ta và là mọi sự cho chúng ta. Chúng ta phải quên đi mọi điều khác mà tập trung vào Đấng Christ là Đấng ngự bên trong linh mình. Chúng ta đừng để bị chi phối mà đi lệch khỏi đích nhắm, và trọng tâm là Đấng Christ ngự bên trong chúng ta. Hãy quên đi ý tưởng phải trở nên con người tốt và phải làm việc thiện. Hãy dẹp bỏ tất cả những điều thiện ấy đi và tiến vào Nơi Chí Thánh. Nhiều Cơ-đốc-nhân bận rộn làm việc nơi hành lang. Họ không biết rằng ý định của Đức Chúa Trời dành cho họ là bước vào Nơi Chí Thánh, là nơi họ có thể tiếp xúc với Đức Chúa Trời để được đầy dẫy Ngài, được chiếm hữu bởi Đức Chúa Trời, được hiệp một với Ngài trong mọi sự và có Đức Chúa Trời là mọi sự cho chính mình. Hãy nhận biết rõ linh của mình và tương giao với Đấng ngự bên trong. Hãy để Ngài chiếm hữu anh em.

Một điều khác có tính cách tôn giáo thường đánh lạc hướng chúng ta ấy là sau khi được cứu, chúng ta cảm thấy mình yếu đuối và cần sức mạnh cùng quyền năng. Vì thế chúng ta cầu nguyện xin Thánh Linh tuôn đổ trên chúng ta để chúng ta được trở nên mạnh mẽ và đầy năng quyền. Dầu chúng ta có lý do để làm như vậy, nhưng chiều hướng chính yếu của gia tể Đức Chúa Trời ấy là chúng ta đi theo Ngài, không phải trong việc ban quyền năng bề ngoài, nhưng theo Ngài trong linh của chúng ta tức là nơi Đức Chúa Trời Tam Nhất ngự. Vì vậy, điều quan trọng nhất đối với chúng ta ấy là nhận biết linh mình và từ chối hồn mình. Chúng ta cần phải từ khước phần hồn và bước theo linh của chúng ta vì Đức Chúa Trời Tam Nhất ở trong linh chúng ta. Trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời, như được trình bày, đã bị đa số các Cơ-đốc-nhân, ngay cả những người có lòng tìm kiếm Chúa bỏ qua!

Một lần nữa, chúng tôi xin hỏi: Đức Chúa Trời Tam Nhất hiện nay đang ở đâu? Ngợi khen Chúa, Đấng kỳ diệu này, tức là Đức Chúa Trời Tam Nhất, ngày hôm nay đang ở trong linh chúng ta! Chúng ta đang có Ngài! Vâng, chúng ta có Ngài trong linh chúng ta! Linh tổng-bao-hàm và kỳ diệu này đang ở trong chúng ta. Nếu là một tín đồ, chúng ta đã có Đức Chúa Trời Tam Nhất ở trong nhân linh của mình. Ngày hôm nay nhu cầu của chúng ta là phải phân biệt linh với hồn của mình. Khi biết cách đúng đắn để phân biệt linh với hồn, chúng ta sẽ đạt được trọng tâm là tiếp xúc được với Đức Chúa Trời Tam Nhất.

Trong những bộ phận của một máy phát thanh (ra-di-ô) có bộ phận thu sóng. Khi chúng ta điều chỉnh đúng tần số, làn sóng điện được phát ra trong không trung sẽ được bộ phận thu sóng tiếp nhận. Ngày nay Đức Chúa Trời Tam Nhất là điện thuộc linh. Ngài là làn sóng điện phát ra trong khắp vũ trụ và chúng ta là những máy phát thanh. Bộ phận thu sóng bên trong chúng ta là gì? Đó chính là nhân linh của chúng ta. Khi chúng ta có một linh tan vỡ và thống hối, khi ăn năn trước mặt Chúa và mở ra hướng về Ngài, ấy là chúng ta đã điều chỉnh nhân linh mình một cách đúng đắn. Nếu chúng ta có được một linh như vậy thì Đức Chúa Trời Tam Nhất, là Linh kỳ diệu và cũng là điện thuộc linh, sẽ lập tức đụng chạm linh chúng ta! Điều chúng ta cần là phải biết cách điều chỉnh bộ phận tiếp nhận, cách điều chỉnh nhân linh chúng ta, phân biệt linh với tất cả những điều khác, chẳng hạn như sự suy nghĩ, những cảm xúc và sự chọn lựa của chúng ta. Khi biết phân biệt linh mình khỏi tất cả những điều thuộc về phần hồn, chúng ta mới có thể biết cách tiếp xúc với Linh thần thượng, là Linh kỳ diệu tổng-bao-hàm của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Rồi chúng ta sẽ biết Lời Chúa là gươm sắc bén, đâm thấu để phân chia hồn với linh và chúng ta sẽ biết cách kinh nghiệm, vui thỏa và cùng vui hưởng Đấng Christ ngự bên trong chúng ta luôn luôn.

 

 

CHƯƠNG BỐN

BÍ QUYẾT VỀ LINH NGỰ BÊN TRONG

Trong hơn 20 bản dịch Kinh-thánh Tân-ước bằng tiếng Anh, từ ngữ “linh” được viết cách khác nhau. Trong một vài chỗ, có những bản dịch viết hoa chữ này, trong khi các bản khác lại không viết hoa. Thí dụ như các dịch giả của bản King James viết hoa chữ “linh” trong nhóm chữ “luật của Linh” (Rô. 8:2), nhưng trong chính nhóm chữ nầy của một bản Kinh-thánh song ngữ Hy-Anh, chữ “linh” này lại không được viết hoa. Trong câu 4 của bản King James: “người bước đi... theo Linh”, chữ “Linh” này được viết hoa trong khi cũng chữ “linh” ấy lại được viết thường trong bản Hy-Anh. Một lần nữa, trong câu 5, “những kẻ theo Linh”, bản dịch King James viết hoa chữ “linh”, trong khi bản song ngữ Hy-Anh lại không viết hoa chữ này.

Vì sao các bản dịch lại mâu thuẫn với nhau như thế? Bất cứ dịch giả nào cũng cảm thấy khó khăn khi muốn xác định chữ “linh” trong các đoạn Kinh-thánh đã được nêu trong các ví dụ trên là đề cập đến Thánh Linh hay nhân linh. Vì linh của chúng ta đã hòa lẫn với Thánh Linh nên hai linh này đã hòa lẫn thành một linh (1Côr. 6:17). Vì thế, người thì khẳng định rằng linh này là nhân linh, trong khi người khác lại nói linh này là Thánh Linh. Dĩ nhiên, văn mạch của vài phân đoạn giúp chúng ta hiểu rõ phân đoạn này đang đề cập đến Thánh Linh trong khi những phân đoạn kia nói về nhân linh.

“Nhưng nếu Đấng Christ ở trong anh em, dầu thân thể nhơn tội mà chết còn linhnhơn sự công chính mà sống”. Văn mạch của câu Kinh-thánh trong Rô-ma 8:10 này chỉ rõ rằng linh ở đây không phải là Thánh Linh vì nó được so sánh với thân thể. Chúng ta không thể nào so sánh Thánh Linh với thân thể chúng ta được vì sứ đồ đang so sánh nhân linh với thân thể của chúng ta. Vậy câu này có nghĩa gì? Ban đầu thân thể của chúng ta chết vì cớ tội. Nhưng bây giờ Đấng Christ ở trong chúng ta nên mặc dầu thân thể tội lỗi của chúng ta vẫn chết vì cớ tội nhưng linh của chúng ta sống động và đầy dẫy sự sống vì sự công chính. Vì vậy, “linh” được đề cập đến trong câu này không phải là Thánh Linh nhưng là nhân linh như đã được so sánh với thân thể con người.

Trong một câu khác là Rô-ma 8:11 rõ ràng chỉ về Linh của Đức Chúa Trời. Theo sau nhóm chữ “Linh của Ngài” chỉ rõ Linh là của ai. “Nhưng nếu Linh của Đấng đã khiến cho Giê-su từ kẻ chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã khiến cho Christ Giê-su từ kẻ chết sống lại cũng sẽ nhờ Linh Ngài ở trong anh em mà ban sự sống cho (làm cho sống) thân thể hay chết của anh em”. Câu 10 bảo chúng ta rằng dù Đấng Christ ở trong chúng ta nhưng thân thể của chúng ta vẫn chết vì cớ tội. Tuy nhiên, câu 11 tuyên bố rằng vì được Đấng Christ ngự bên trong mà thân thể yếu đuối và hay chết của chúng ta sẽ trở nên sống động, phục hưng và mạnh mẽ. Bởi vì Đấng Christ đang sống trong chúng ta, nên thân thể của chúng ta, vốn đã chết vì cớ tội, có thể trở nên sống động và phục hưng nhờ Linh thần thượng cư ngụ trong linh của chúng ta. Linh ngự bên trong không những làm cho linh chúng ta sống động mà kết quả cũng làm cho thân thể của chúng ta được sống động nữa.

NHÂN LINH LÀ BÍ QUYẾT

Tại sao chúng ta nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Thánh Linh và nhân linh? Bởi vì nan đề lớn nhất của chúng ta là chúng ta không biết Linh ngự bên trong hay chúng ta không ý thức rằng nhân linh chính là nơi cư ngụ của Thánh Linh; chúng ta cũng không biết rằng hai linh này được hòa lẫn thành một Linh. Thật đáng thương thay! Đây là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời và nhiều Cơ-đốc-nhân đã đi lệch trọng tâm này. Điều này cũng giống như chúng ta không thể nào vào một căn nhà được nếu chúng ta đánh mất chìa khóa nhà. Phải có chìa khóa chúng ta mới có thể mở cửa bước vào và hưởng được mọi điều bên trong căn nhà ấy. Qua nhiều thế kỷ kẻ thù đã dấu chiếc chìa khóa ấy. Chìa khóa ấy là gì? Đó chính là: nhân linh của chúng ta là nơi trú ngụ của Thánh Linh, và nhân linh của chúng ta hiệp một với Thánh Linh kỳ diệu.

Lời của Đức Chúa Trời thì sống động và sắc bén hơn thanh gươm có hai bề lưỡi, đâm thấu đến nỗi chia hồn và linh. Suốt hơn 30 năm, tôi cố gắng tìm hiểu lý do nào lời này đã được viết ra và tại sao lại được viết trong chương thứ tư của sách Hê-bơ-rơ và Chúa đã bày tỏ cho tôi lý do. Sách Hê-bơ-rơ khuyến khích chúng ta ra khỏi đồng vắng, tiến vào miền đất tốt lành, ra khỏi giai đoạn đi lang thang mà vào giai đoạn yên nghỉ trong Đấng tổng-bao-hàm. Vào thời đó, những Cơ-đốc-nhân người Do-thái đang mắc phải nguy cơ trôi dạt khỏi Đấng Christ mà trở về với Do-thái-giáo, cũng giống như quay trở về xứ Ai-cập. Họ đã được giải cứu khỏi Do-thái-giáo để đi vào miền đất an nghỉ tốt lành, nhưng họ đã đi lang thang giữa Do-thái-giáo và Đấng Christ. Thư Hê-bơ-rơ được viết ra để khuyến khích họ ra khỏi giai đoạn lẩn quẩn bằng cách nhận Đấng Christ làm sự sống bao-hàm-tất-cả và là sự yên nghỉ của họ.

Thư Hê-bơ-rơ cũng đề cập đến Nơi Chí Thánh. Một lần nữa, trải qua nhiều năm tôi không hiểu Nơi Chí Thánh là gì. Cuối cùng Chúa giúp tôi nhận biết Nơi Chí Thánh, theo một ý nghĩa, chính là linh của chúng ta. Ngày nay nhân linh của chúng ta là Nơi Chí Thánh. Ba phần của đền thờ tương ứng với ba phần của con người: thân, hồn và linh. Phần trong cùng của đền thờ là Nơi Chí Thánh, tượng trưng phần sâu thẳm nhất của chúng ta là nhân linh. Giống như hòm bảng chứng là biểu tượng của Đấng Christ trong Nơi Chí Thánh, thì ngày nay Đấng Christ cũng ở trong linh chúng ta như vậy. Vì thế nhân linh của chúng ta là Nơi Chí Thánh, tức nơi chúng ta có thể tiếp xúc với Đức Chúa Trời. Nếu không thể nhận biết linh của mình thì chúng ta không thể xác định được vị trí của Nơi Chí Thánh.

Hơn thế nữa, chúng ta cần phải thật sáng tỏ rằng ngày nay Đức Chúa Trời Tam Nhất đã hoàn tất mọi điều: sự sáng tạo, sự nhập thể, sự sống trên đất và những khổ đau nơi trần thế; Ngài đã bước vào sự chết và vượt qua sự chết; Ngài đã phục sinh, thăng thiên và đăng quang. Đức Chúa Trời Tam Nhất tuyệt diệu đã đạt được mọi điều và tất cả thực tại này đều ở trong Thánh Linh, là Đấng đã vào trong chúng ta. Điều quan trọng là Thánh Linh đã được ban phát vào nhân linh của chúng ta, là nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời ngày nay. Linh của chúng ta là cơ quan tiếp nhận Chúa và chứa đựng Ngài. Nếu muốn tiếp xúc với Linh kỳ diệu này, chúng ta phải biết về linh của mình. Nếu anh em muốn tiếp xúc với tôi, trước hết anh em phải biết nơi tôi ở. Hê-bơ-rơ 4:12 được viết để khuyến khích chúng ta tiến vào Nơi Chí Thánh, tức là linh của chúng ta. Nếu chúng ta không nhận biết rõ được linh của mình chúng ta không thể định được vị trí của Nơi Chí Thánh, tức là nơi Chúa ở ngày nay. Gia tể của Đức Chúa Trời là sự ban phát chính Ngài vào trong chúng ta, và nơi tiếp nhận sự ban phát của Ngài chính là linh chúng ta. Khi có thể nhận biết và vận dụng được linh mình để tiếp xúc với Chúa, chúng ta sẽ được dầm thấm, đầy dẫy Ngài và biến hóa theo hình ảnh của Ngài.

NHỮNG ĐIỀU LÀM LẠC MẤT BÍ QUYẾT

(1) Những Điều Tốt

Kẻ thù cố gắng ngăn trở chúng ta nhận biết linh mình. Hắn thực hiện điều này bằng cách, ngay sau khi chúng ta được cứu, hắn làm cho chúng ta quyết định làm điều tốt. Không một ai được miễn trừ khỏi những gợi ý quỷ quyệt này của hắn. Mới sáng nay có vài anh em cầu nguyện như vầy: “Chúa ôi, con muốn làm theo ý Ngài, con muốn làm vui lòng Ngài, con sẽ hết sức cố gắng làm những điều thỏa lòng Ngài”. Lời cầu nguyện này nghe có vẻ rất tốt, nhưng không phải đến từ Chúa mà đến từ kẻ thù. Bất cứ khi nào chúng ta có những ý định tốt như thế, chúng ta phải nhảy lên và đuổi Sa tan ra khỏi chúng ta. Trong tự điển Cơ-đốc của tôi không có chữ nào là “xấu” và cũng không có chữ nào là “tốt” cả. Từ đầu đến cuối, tự điển Cơ-đốc của tôi chỉ chứa đựng một chữ — “Christ!” Tôi không hiểu gì về tốt hay xấu. Tôi không muốn được giúp đỡ để làm điều thiện, điều tốt. Tôi chỉ muốn Đấng Christ.

Bây giờ anh em có thể hiểu lời Chúa nói: “Hãy cứ ở trong Ta và Ta cũng ở trong các ngươi; ai cứ ở trong Ta và Ta ở trong họ, thì được kết quả nhiều”. Trong câu này ta thấy không có điều gì thuộc nỗ lực riêng mà chỉ có vấn đề cứ ở trong Đấng đang ngự trong chúng ta và để cho Ngài cứ ở trong chúng ta mà thôi; rồi sau đó tất cả những sự phong phú của Đấng Christ sẽ được ban phát qua chúng ta. Việc kết quả chỉ là công tác bên ngoài của Đấng Christ ngự bên trong. Chúng ta nên nói rằng: “Tôi không biết điều này, tôi cũng không biết điều nọ. Tôi chỉ biết có một điều: tôi là một nhánh nho và Ngài là cây nho; tôi phải ở trong Ngài và để Ngài ở trong tôi”. Tự nhiên chúng ta sẽ kết quả. Đây là chìa khóa (bí quyết) đã bị lạc mất. Cố gắng làm điều tốt thật sự là một cám dỗ và là một điều chi phối lớn làm chúng ta rời khỏi việc kinh nghiệm Đấng Christ.

(2) Các Giáo Lý

Kẻ thù dùng các giáo lý tạo nên một mưu kế khác để làm cho những người có lòng tìm kiếm Chúa lạc xa khỏi Đấng Christ. Qua nhiều thế kỷ, các giáo lý như sự an ninh đời đời, các thời đại, tiền định, ân điển tuyệt đối v.v... đã bị kẻ thù dùng rất nhiều để chi phối các Cơ-đốc-nhân làm cho họ không quan tâm đến Đấng Christ hằng sống. Tôi biết có những Cơ-đốc-nhân quen thuộc với Kinh-thánh đến nỗi một người trong nhóm đó được gọi là “Kinh-thánh Phù-dẫn sống”. Nếu anh em không tìm được một khúc nào trong Kinh-thánh, họ có thể cho anh em biết nó ở sách nào, chương nào, câu nào ngay lập tức. Nhưng tôi có thể làm chứng rằng họ biết rất ít về việc tiếp xúc với Đấng Christ là sự sống của họ. Có kiến thức Kinh-thánh là một việc, nhưng biết Đấng hằng sống đã được khải thị trong Kinh-thánh thì lại là một việc khác. Chúng ta phải tiếp xúc Đấng Christ qua Kinh-thánh. Nhưng rất tiếc, nhiều Cơ-đốc-nhân chỉ có Kinh-thánh trong tay và trong trí nhớ nhưng họ có rất ít Đấng Christ trong linh. Luật pháp Môi-se là để người ta đến với Đấng Christ và giữ họ cho Đấng Christ, giúp người ta biết Đấng Christ, nhưng nhiều người chỉ giữ luật pháp và bỏ quên Đấng Christ. Vì thế, luật pháp đã bị dùng một cách sai trật. Ngày nay, nan đề đó vẫn không thay đổi. Nguyên tắc ấy cũng áp dụng cho mọi sự dạy dỗ và các giáo lý của Kinh-thánh. Các giáo lý là những phương tiện để kinh nghiệm Đấng Christ nhưng các Cơ-đốc-nhân dùng giáo lý và kiến thức để thay thế Ngài.

(3) Các Ân Tứ

Kẻ thù còn lợi dụng một điều nữa là các ân tứ thuộc linh. Chúng ta cần hiểu biết đúng đắn về ân tứ để có thể thấy mối liên hệ giữa ân tứ và gia tể của Đức Chúa Trời. Điều này áp dụng cho mọi ân tứ. Nhiều người có ân tứ đã để ý quá nhiều đến ân tứ của họ và phần nào họ bỏ quên Đấng Christ ngự bên trong. Đấng Christ ngự bên trong là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời. Tất cả các ân tứ đều dành cho mục đích này. Nhiều người biết nói các thứ tiếng và biết cách chữa bệnh nhưng họ không biết cách nhận biết linh và tiếp xúc Đấng Christ. Mặc dầu tôi không nói nghịch lại bất cứ ân tứ nào nhưng tôi chống lại một điều, ấy là chú tâm quá nhiều đến ân tứ mà bỏ quên việc nhận biết linh để tiếp xúc với Đấng Christ. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Sách Rô-ma dành rất ít chỗ cho ân tứ. Rô-ma là một bản phác họa tổng quát về đời sống và những bước đi của Cơ-đốc-nhân, và bản phác họa ấy không đề cập nhiều đến ân tứ. Trong 16 đoạn chỉ có đoạn 12 là nói một ít về các ân tứ, và nếu đọc hết đoạn 12 thì chúng ta sẽ thấy không những ơn nói tiên tri được đề cập mà ngay cả các ân tứ bày tỏ sự nhân từ và ban tặng của cải vật chất cũng đã được liệt kê (Rô-ma 12:5-8). Những ân tứ được đề cập ở đây là kết quả của Đấng Christ sống động được các tín đồ kinh nghiệm như ân điển bên trong. Không phải tất cả Cơ-đốc-nhân đều có ơn nói tiên tri. Đây chỉ là một trong nhiều ân tứ. Mặc dầu chúng ta không tìm cách chống đối bất cứ ân tứ nào, tuy nhiên, chúng ta phải đặt từng ân tứ vào mối tương quan đúng đắn với mọi ân tứ khác; nếu không, chúng ta sẽ mất quân bình.

Ân tứ cũng được đề cập trong 1 Cô-rin-tô 12 và 14. Tín hữu Cô-rin-tô có đủ tất cả các ân tứ và không thua kém ai về bất cứ ơn nào (1 Cô-rin-tô 1:7). Tuy nhiên, dầu người Cô-rin-tô có đủ mọi ân tứ, trình độ thuộc linh của họ được mô tả là xác thịt và chưa trưởng thành (1 Cô-rin-tô 3:1). Chúng ta có thể có các ân tứ nhưng vẫn còn non trẻ và xác thịt. Chắc chắn các ân tứ này có ích cho chúng ta nhưng chúng ta cũng cần phải biết đến những điều khác nữa. Dấu lạ và sự khôn ngoan là các ân tứ (1 Cô-rin-tô 1:22), nhưng vị Sứ đồ giảng về “Đấng Christ bị đóng đinh” và “Đấng Christ là quyền năng của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời”. Ý định duy nhất của vị Sứ đồ là cung ứng Đấng Christ là năng lực và sự khôn ngoan chứ không phải là sự bày tỏ các ân tứ và dấu lạ. Những ân tứ là một sự trợ giúp, nhưng không phải là cùng đích và trọng tâm. Đấng Christ ngự bên trong mới là trọng tâm. Các ân tứ chỉ để giúp chúng ta ý thức được trọng tâm này mà thôi.

1 Cô-rin-tô 12 đề cập đến các ân tứ thuộc linh, ngay cả việc nói các thứ tiếng, nhưng ở phần cuối của đoạn này Phao-lô nói về “con đường tối diệu hơn”. Văn bản Hy-lạp bày tỏ điều ấy một cách mạnh mẽ hơn: “con đường tối diệu nhất”. Con đường tối diệu nhất là gì? Chương 13 là sự nối tiếp của câu này: “Dầu tôi nói được các thứ tiếng của loài người và thiên sứ, nhưng không có tình thương yêu, thì tôi chỉ như đồng la kêu lên”. Chúng ta chỉ nghe một âm thanh nhưng chúng ta không thấy sự sống! Tình yêu là sự bày tỏ sự sống. Nói một cách chính xác, điều này chứng tỏ rằng nói tiếng lạ, tức nói các thứ tiếng, không phải là vấn đề thuộc sự sống. Nói các thứ tiếng mà không để ý đến sự sống thì chỉ giống như tiếng chập chõa vang lên mà thôi. Nhiều người thường xuyên nói các thứ tiếng nhưng vẫn rất nông cạn và thiếu trưởng thành trong đời sống Cơ-đốc của họ.

Trong chương 14, vị Sứ đồ khuyến khích chúng ta nên vận dụng linh mình vì ích lợi thuộc linh cho hội-thánh. Đây là phần kết luận của cả chương này. Mặc dầu Phao-lô vượt trỗi những người khác trong ân tứ nói các thứ tiếng nhưng ông thà nói năm lời dễ hiểu trong buổi nhóm hơn là 10.000 lời bằng các thứ tiếng (câu 18, 19). Trong những đoạn này, vị Sứ đồ có phần nào bày tỏ thái độ tiêu cực đối với việc nói các thứ tiếng. Thay vì khuyến khích việc thực tập các ân tứ, ông điều chỉnh người Cô-rin-tô bằng vài lời khuyên bảo có tính sửa sai. Vì thế chúng ta phải kết luận rằng tất cả các ân tứ là để kinh nghiệm Đấng Christ và phải được sử dụng một cách quân bình.

Bí quyết của gia tể Đức Chúa Trời ấy là Đấng Christ là mọi sự được đem vào linh của chúng ta. Dĩ nhiên chúng ta cần các lời dạy dỗ và các ân tứ để giúp chúng ta ý thức được trọng tâm. Nhưng chúng ta không được để các lời dạy dỗ và các ân tứ này thay thế trọng tâm ấy. Lời dạy dỗ hay các ân tứ không phải là trọng tâm, trọng tâm là chính Đấng Christ, là Linh sống động, đang ở trong linh chúng ta. Một số người cần ân tứ để giúp họ ý thức trọng tâm này. Không phải tất cả mọi người đều cần cùng một ân tứ giống nhau. Người này cần ơn nói tiên tri, người kia có thể cần ân tứ nói các thứ tiếng, người nọ có lẽ cần ơn chữa bệnh, trong khi người khác cần lời dạy dỗ. Nhiều người được lôi kéo đến Đấng Christ qua những sự dạy dỗ nào đó. Nhưng chúng ta cần phải được sáng tỏ rằng Đấng Christ ngự trong linh chúng ta là bí quyết của gia tể Đức Chúa Trời. Chúng ta phải hoàn toàn chú tâm vào bí quyết này. Thật ra không cần phải đặc biệt chú trọng vào sự dạy dỗ hay ân tứ nào cả nếu trong linh mình chúng ta đã nhận biết Đấng Christ ngự-bên-trong.

Người đầy tớ già của Áp-ra-ham được sai đi đem theo nhiều quà cáp để tìm vợ cho Y-sác. Tất cả các món quà này giúp Rê-bê-ca biết rằng nàng phải đi gặp Y-sác. Đây là vai trò đúng đắn của các món quà. Sau khi nhận được các món quà, Rê-bê-ca dường như quên chúng đi và nói: “Tôi phải đi gặp Y-sác! Tôi không thỏa lòng nếu cứ ở lại đây hưởng các món quà này mà quên mất Y-sác. Tôi phải đi gặp chàng rể của tôi!” Sau khi Rê-bê-ca lập gia đình với Y-sác, các món quà này không còn được nhắc đến nữa. Hằng ngày Rê-bê-ca chỉ vui thỏa chung sống với Y-sác. Đấng Christ quí báu hơn ân tứ nói các thứ tiếng, hơn ân tứ tiên tri, hơn tất cả mọi điều khác!

Có chìa khóa trong tay, tôi có thể mở mọi cánh cửa và vui hưởng cả căn nhà. Nếu không có chìa khóa, tôi phải tìm người thợ làm chìa khóa; nhưng nếu tôi có chìa khóa, tôi không cần người thợ ấy giúp tôi nữa. Nhu cầu thật sự của chúng ta là chiếc chìa khóa, chứ không phải người thợ làm chìa; cũng vậy, các ân tứ và các sự dạy dỗ không còn cần thiết nữa khi chúng ta nhận biết Đấng Christ ngự bên trong, là Đấng ở trong linh của chúng ta.

Một số người cần phải có những sự dạy dỗ hay các ân tứ nào đó để tìm thấy chìa khóa nhưng, ngợi khen Chúa, một khi chìa khóa nhận biết Đấng Christ ở trong tay chúng ta, chúng ta hãy quên hết mọi sự dạy dỗ và các ân tứ. Chúng ta hãy chú tâm trọn vẹn vào việc nhận biết linh, tiếp xúc với Đấng Christ hằng sống và tương giao với Ngài. Để giúp chúng ta nhận được chìa khóa hay bí quyết này, Đức Chúa Trời đã phân định một vài ân tứ và sự dạy dỗ nào đó. Chúng ta có thể ngợi khen Chúa về sự thương xót này nhưng chúng ta phải cẩn thận. Chúng ta không nên để ý quá nhiều đến người làm chìa khóa đến nỗi phải đến với người ấy hằng ngày. Hễ đã nhận được chìa khóa, chúng ta hãy cảm ơn người làm chìa khóa và lìa khỏi người ấy. Hãy dùng chìa khóa để bước vào căn nhà và khám phá những sự giàu có bên trong. Hằng ngày hãy học biết Đức Chúa Trời Tam Nhất tuyệt diệu này tức là Đấng Christ không dò lường được, là Thánh Linh tổng-bao-hàm, tức là Đấng đang ở trong linh chúng ta. Chúng ta có chìa khóa khi chúng ta nhận biết linh mình. Chúng ta đã có được bí quyết! Bất cứ điều gì chúng ta cần nơi Đấng Christ, chúng ta đều có được bằng cách vận dụng linh để tiếp xúc Ngài. Đây là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời. Mặc dầu Chúa ban cho chúng ta các sự dạy dỗ và các ân tứ nhưng chính Ngài là mục tiêu, là Đấng trọn vẹn và bao-hàm-tất-cả. Chúng ta đừng chấp nhận thỏa lòng với điều gì kém hơn Ngài. Đích nhắm của gia tể Đức Chúa Trời là để cho Đấng Christ tổng-bao-hàm cư ngụ trong linh chúng ta. Suốt ngày chúng ta phải tìm cách quay vào trong linh mình, nhận biết linh và tiếp xúc với Đấng Christ là mọi sự. Khi ấy chúng ta sẽ nắm được bí quyết để sống một đời sống Cơ-đốc bình thường và đúng đắn.

Witness Lee 

Watchman Nee

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2