generic name zofran
zofran generic
BÀI BA MƯƠI SÁU
Sự Sa Ngã Thứ Tư Của Con Người
F. Sự Sa Ngã Thứ Tư
Trong bài này, chúng ta đến với chương 11 của Sáng Thế Ký. Theo ký thuật thần thượng trong Sáng Thế Ký, nhân loại đã trải qua bốn cuộc sa ngã. Thứ nhứt là sự sa ngã của A-đam trong chương 1, thứ hai là sự sa ngã của Ca-in trong chương 4, và thứ ba là sự sa ngã của dòng dõi cong quẹo và ngoan cố trước nước lụt được ghi lại trong chương 6. Bây giờ, trong chương 11, chúng ta thấy sự sa ngã thứ tư của con người (c. 1-9). Bốn sự sa ngã đã liên tiếp xảy ra. Ở đây, trong sự sa ngã thứ tư, sự xảo quyệt của kẻ thù bị phơi bày. Sự sa ngã này xảy ra sau nước lụt, là điều xảy ra trên đất mới, sau khi sự sống con người được phục hồi dưới quyền lãnh đạo của Nô-ê. Như đã thấy, đời sống này là hình bóng về đời sống trong sự phục sinh. Sự sa ngã thứ tư của con người có một bối cảnh như vậy.
1. Nguyên Nhân
Phía sau mỗi cuộc sa ngã có một nguồn chung duy nhất là Sa-tan, kẻ thù của Đức Chúa Trời. Anh em có thể hỏi “Phải chăng Đức Chúa Trời không còn là Đấng Toàn Năng? Nếu là Đấng Toàn Năng, tại sao Ngài không hủy diệt kẻ thù này? Với Ngài, làm điều này thật quá dễ”. Nhưng ít ra kẻ thù của Đức Chúa Trời cũng phần nào có ích trong gia tể của Đức Chúa Trời. Mặc dầu gia tể Đức Chúa Trời có nhiều điều tích cực như màu trắng, nhưng cũng cần vài điều tiêu cực như vết đen để lộ ra sự trắng tinh của màu trắng ấy. Một trong những điều tiêu cực, đen tối đó là Sa-tan.
Nhiều triết gia đã viết nhiều sách nói về tình trạng loài người trên đất. Tất cả các tác phẩm của họ thật vô nghĩa; không một tác phẩm nào trong đó đạt mục đích này. Tuy nhiên, khi đến với Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng vấn đề này có đầy các sự kiện và sự khải thị thần thượng. Không một từ nào là uổng phí. Ví dụ, hai chương đầu của Sáng Thế Ký bày tỏ mục đích của Đức Chúa Trời và mối quan hệ giữa Đức Chúa Trời với con người. Trong tám chương rưỡi kế tiếp, từ Sáng Thế Ký chương 3 đến giữa chương 11, chúng ta thấy phần ký thuật về bốn sự sa ngã của con người. Trong sự sa ngã thứ tư, con người đã sa ngã đến cực điểm. Không sự sa ngã nào có thể vượt quá sự sa ngã này. Điều này có nghĩa là trong sự sa ngã thứ tư của con người, kẻ thù của Đức Chúa Trời, tức Sa-tan, đã thực hiện điều tồi tệ nhất của hắn. Hắn không thể làm gì hơn nữa.Hắn đã làm mọi sự trong giới hạn mà hắn có thể làm, dùng mọi phương tiện có sẵn để đưa đến sự sa ngã thứ tư.
a. Sự Xúi Giục Của Sa-tan
Sa-tan đã xúi giục một cuộc phản loạn chống lại Đức Chúa Trời ngay trong lòng người. Do đó, sự sa ngã thứ tư là một sự phản loạn hoàn toàn. Mặc dầu có một chút yếu tố phản loạn trong lần sa ngã đầu tiên nhưng sự sa ngã ấy không phải là một cuộc phản loạn; hầu như đó là một sự sa ngã. Nhưng sự sa ngã sau cùng của con người mới thực sự là một cuộc phản loạn do Sa-tan chủ mưu. Sự sa ngã thứ tư, với ba sự sa ngã trước đó, có hai yếu tố là Sa-tan và con người. Trong sự sa ngã này, Sa-tan là nguyên nhân thực sự vì hắn đã xúi giục một cuộc phản loạn chống lại Đức Chúa Trời bên trong con người. Trong một ý nghĩa, hắn đã tạo ra một cuộc phản loạn ngay trong lòng người.Trong tất cả những lần sa ngã của con người, con người đã sa ngã ít nhất ba mức độ, và bây giờ chúng ta cần xem xét từng mức độ ấy.
1) Con Người Sa Ngã Từ Sự Hiện Diện
Của Đức Chúa Trời Đến Lương Tâm Con Người
Mức độ thứ nhất là con người sa ngã từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời đến lương tâm con người. Điều này nghĩa là con người sa ngã từ sự quản trị thần thượng đến sự tự cai trị. Theo Sáng Thế Ký chương 2, sau khi tạo dựng con người, Đức Chúa Trời đặt con người trước chính Ngài. Con người sống trong hiện diện của Đức Chúa Trời và giữa Ngài với con người không có điều gì khác. Không có sự ngăn cách, cản trở hay hư hỏng. Con người trực tiếp ở trong hiện diện của Đức Chúa Trời. Trong một ý nghĩa tích cực và hết sức tốt đẹp, con người được hiện diện của Đức Chúa Trời cai trị trực tiếp.
Như đã thấy trong bài 10, Đức Chúa Trời tạo dựng con người có ba phần: linh, hồn và thân thể. Linh có liên hệ trực tiếp đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời, hồn ở dưới sự hướng dẫn của nhân linh, và thân thể ở dưới sự kiểm soát của hồn. Ban đầu, linh của con người ở dưới hiện diện của Đức Chúa Trời, hồn ở dưới linh, còn thân thể ở dưới hồn. Đó là tình trạng vào lúc ban đầu. Ban đầu, hiện diện của Đức Chúa Trời là thực chất chi phối. Chúng ta có thể gọi điều này là sự quản trị thần thượng. Trước khi sangã, con người thọ tạo, không sa ngã, trực tiếp sống dưới sự quản trị thần thượng này.Lúc đó, con người không bị điều gì khác kiểm soát ngoài Đức Chúa Trời. Con người được hiện diện của Đức Chúa Trời trực tiếp kiểm soát. Thật kỳ diệu biết bao! Tôi thích được hiện diện của ai đó kiểm soát. Nếu anh em chỉ để lại cho tôi một lời, bảo rằng hãy làm những điều đó, tôi sẽ cảm thấy không tốt. Tôi không thích lời nói của ai đó kiểm soát; tôi muốn ở dưới sự hướng dẫn của hiện diện họ. Chẳng hạn trong đời sống hôn nhân, vợ thường được hiện diện của chồng kiểm soát. Điều này rất ngọt ngào. Tôi thường quan sát điều này khi được mời đến dùng bữa tối với một gia đình. Người chồng không cần nói gì với vợ. Khi người vợ nhìn vào mắt chồng, chị biết chính xác phải làm gì tiếp theo. Chỉ nhìn thoáng qua nét mặt của chồng, chị đủ biết rằng đến lúc phải bưng trà ra. Thật tốt đẹp khi được chi phối và hướng dẫn bởi hiện diện của những người thân yêu.
Ban đầu, con người sống dưới hiện diện của Đức Chúa Trời rồi sa ngã để sống theo lương tâm. Vấn đề lương tâm là một nan đề cho hầu hết các học giả Kinh Thánh vì không ai có thể quyết định Đức Chúa Trời có tạo lương tâm cho con người vào lúc sáng tạo hay không. Không có lời ký thuật nào ghi lại điều này. Kết quả là nhiều học giả Kinh Thánh đã nghĩ rằng con người không có lương tâm trước sự sa ngã thứ nhất. Nhưng chúng ta phải tin rằng ngay từ ban đầu, bên trong con người đã có một yếu tố do Đức Chúa Trời tạo dựng mà cuối cùng trở thành lương tâm con người. Yếu tố lương tâm đã ở bên trong con người từ khi được tạo dựng, nhưng chức năng của lương tâm không phát triển cho đến thời điểm sa ngã, là khi A-đam và Ê-va ăn Cây Biết Điều Thiện–Ác và mắt họ mở ra. Ngay khi mắt họ mở ra, yếu tố lương tâm bắt đầu thực hiện chức năng. Đức Chúa Trời là tối cao. Ngài biết trước mọi sự. Trong sự tạo dựng con người, Đức Chúa Trời đã dự trù lương tâm. Yếu tố lương tâm đã hiện hữu trong con người, nhưng chức năng của nó không hoạt động cho đến khi con người bị Sa-tan cám dỗ và sa ngã. Vào thời điểm sa ngã, lương tâm bắt đầu hoạt động.
Hãy xem ví dụ về chuông báo trộm. Mặc dầu đã được lắp đặt trong tòa nhà, nhưng chuông không báo động trừ khi có kẻ trộm. Nếu không có kẻ trộm, chuông không báo động. Nhưng khi có kẻ trộm, chuông lập tức báo động. Điều này minh họa cho yếu tố lương tâm trong con người. Lương tâm đã được cài đặt trong con người khi được tạo dựng. Lương tâm đã được xây trong cấu trúc con người khi Đức Chúa Trời tạo nên con người. Nhưng lương tâm đã đặt trong con người phải chờ thời điểm hoạt động. Thời điểm ấy là sự sa ngã thứ nhứt của con người. Khi sự sa ngã xảy ra, lương tâm bắt đầu hoạt động ngay, nên A-đam và Ê-va đều biết họ lõa lồ (3:7). Họ cảm thấy xấu hổ.Đó là khởi đầu cho chức năng của lương tâm con người.
Thật tốt khi con người biết xấu hổ. Nếu tôi ăn cắp vật gì rồi khoe khoang việc đó thì thật kinh khủng. Nếu tôi ăn cắp, tôi nên cảm thấy xấu hổ về điều đó. Nhưng khá nhiều bạn trẻ ngày nay không có cảm xúc xấu hổ. Họ không xấu hổ về việc ác của mình. Xấu hổ là sự bảo vệ cho con người sa ngã; đó là một phần trong chức năng của lương tâm. Nếu chúng ta có một lương tâm tốt, thành thật, và trong sạch, nó sẽ khiến chúng ta luôn cảm thấy xấu hổ khi làm điều bất khiết hay vô đạo đức. Đó là một sự bảo vệ tuyệt vời.
Chức năng lương tâm đã bảo tồn nhân loại trải suốt lịch sử. Chỉ tin vào luật pháp, tòa án, và lực lượng công an sẽ không đủ hiệu quả. Cần có một hành động tinh vi, ở bên trong và sâu xa hơn: đó là chức năng của lương tâm. Chức năng của lương tâm không chỉ là định tội mà cũng làm chúng ta có cảm xúc hổ thẹn. Nhưng tình trạng của con người đã trở nên xấu hơn trong 50 năm qua là dường nào! Ngày nay có những hành vitrái đạo đức công khai. Thậm chí một số người còn khoe khoang sự trái đạo đức của họ mà không chút xấu hổ. Dường như thể họ không có lương tâm. Họ giống như thú vật. Sự khác nhau giữa con người và thú vật là gì? Con người có lương tâm khiến cho họ biết xấu hổ. Thú vật không có lương tâm. Đây là một phần thuộc sự tể trị của Đức Chúa Trời trong sự quản trị con người. Trong sự sa ngã thứ nhứt, con người đã lìa khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời để sống theo lương tâm. Lìa khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời thực sự là một chuyện buồn. Tuy nhiên, sa ngã xuống lương tâm con người vẫn còn là một sự bảo vệ.
2) Con Người Sa Ngã Từ Lương Tâm
Đến Sự Kiểm Soát Của Người Khác
Con người không sống dưới sự cai trị của lương tâm mình được lâu. Người thứ nhứt vi phạm luật của lương tâm là Ca-in. Sáng Thế Ký chương 4 khải thị rằng Ca-in đã không xấu hổ về việc nói dối và giết em mình là A-bên. Việc ông nói dối với Đức Chúa Trời về cái chết của A-bên là thể hiện công khai việc ông vi phạm lương tâm. Ông ngạo mạn và chẳng hổ thẹn chút nào về tội của mình. Vì con người đã vi phạm lương tâm nên bạo lực đầy dẫy khắp đất trước thời nước lụt (6:11). Như đã thấy trong các bài trước, trước nước lụt không hề có chế độ nhân trị. Điều đó chỉ có sau nước lụt khi Đức Chúa Trời thiết lập uy quyền đại diện. Con người bắt đầu thi hành uy quyền của Đức Chúa Trời để cai trị người khác. Đó là khởi đầu thời kỳ nhân trị. Do đó, lần thứ hai, con người đã sa ngã từ tự trị xuống nhân trị.
Trong chín chương đầu của Sáng Thế Ký, chúng ta thấy ba loại cai trị: thần trị, sự cai trị của lương tâm hay sự tự trị, và nhân trị. Tất cả các học giả Kinh Thánh đều đồng ý rằng các sự cai trị này tạo nên ba thời kỳ phân phát của Đức Chúa Trời, ba phương cách mà Đức Chúa Trời đối xử với con người. Thời kỳ phân phát thứ nhứt thuộc sự caitrị thần thượng của Đức Chúa Trời, thời kỳ thứ hai thuộc sự cai trị của lương tâm con người. Khi sa ngã khỏi sự cai trị của lương tâm, con người ở dưới thời kỳ phân phát thứ ba là thời kỳ nhân trị.
Tôi muốn nói vài lời với các bạn trẻ. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì chúng ta là tạo vật của Ngài. Là người, chúng ta ở dưới Ngài và Ngài là sự cai trị thật trên chúng ta. Chúng ta cũng có lương tâm mà Ngài đã ban cho. Đó là điều tốt. Hơn nữa, chúng ta có nhiều uy quyền đại diện: cha mẹ ở nhà, hiệu trưởng, các thầy cô tại trường, và chính quyền. Tất cả những người này là các uy quyền đại diện của Đức Chúa Trời. Nhờ ba loại cai trị này mà nhân loại đã được bảo tồn. Mặc dầu nhân loại không được cứu, nhưng nhờ ba loại cai trị này mà được bảo tồn. Về mặt con người, tất cả chúng ta đều phải kính sợ Đức Chúa Trời, phải nghe tiếng nói của lương tâm và phải tôn trọng uy quyền đại diện của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải tôn trọng cha mẹ, ban giám hiệu nhà trường, và chính quyền. Đức Chúa Trời dùng tất cả các uy quyền đại diện này để duy trì nhân loại hầu Ngài có thể hoàn thành mục đích của Ngài. Đừng bao giờ chống lại Đức Chúa Trời, chống lại lương tâm con người hay chống lại chính quyền loài người.
Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chuyển động ngược với hướng sa ngã của con người. Đầu tiên, con người sa ngã từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời đến lương tâm; thứ hai, từ lương tâm đến sự cai trị của con người, và cuối cùng từ sự cai trị của con người đến sự phản loạn dưới sự xúi giục của Sa-tan. Trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, trước hết chúng ta được cứu khỏi sự phản loạn của Sa-tan đến sự cai trị của loài người, từ sự cai trị của loài người đến lương tâm. Cuối cùng, chúng ta được cứu từ lương tâm đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong linh mình .
3) Con Người Sa Ngã Từ Sự Cai Trị Của Loài Người
Đến Sự Xúi Giục Của Sa-tan
Tuy nhiên, sự sa ngã từ sự tự trị đến nhân trị chưa phải là sự sa ngã sau cùng. Con người sa ngã thậm chí hơn cả điều này, sa ngã từ nhân trị đến sự xúi giục của Sa-tan.[Chế độ] nhân trị là sự cho phép của Đức Chúa Trời. Nhưng Sa-tan đã lạm dụng uy quyền mà Đức Chúa Trời ban cho con người để thành lập các nước và cùng với các nước xúi giục một cuộc phản loạn Đức Chúa Trời. Như vậy, con người đã sa vào cuộc phản loạn công khai chống nghịch Đức Chúa Trời. Phản loạn là gì? Là chối bỏ quyền hạn và uy quyền. Trong cuộc phản loạn tại Ba-bên, con người tuyên bố phủ nhận quyền hạn của Đức Chúa Trời và hoàn toàn thoát khỏi uy quyền của Ngài. Chúng ta thấy điều này trong thế giới ngày nay. Một số người nói “Đức Chúa Trời là ai? Đức Chúa Trời là gì?” Họ loại bỏ cảm xúc của lương tâm, phủ nhận quyền hạn và uy quyền của Đức Chúa Trời trên mình. Đây chính xác là những gì đã xảy ra tại Ba-bên. Trong sự phản loạn đó, nhân loại vứt bỏ quyền hạn và uy quyền của Đức Chúa Trời trên họ. Mặc dầu ngày nay có một khuynh hướng đi theo con đường này, nhưng vẫn có một phần nhân loại không vì điều này. Đó là lý do vì sao Đức Chúa Trời để cho nhân loại tồn tại trên đất. Nếu toàn thể nhân loại bất ngờ trở nên giống như một người tại Ba-bên, Đức Chúa Trời hẳn phải nói “Đây là lúc Ta phải ngự xuống để can thiệp”. Chúng ta đã thấy rằng vào lúc sa ngã tại Ba-bên, Đức Chúa Trời đã đích thân can thiệp và trực tiếp đoán phạt sự phản loạn đó.
Sự sa ngã thứ tư tại Ba-bên còn hơn cả một sự sa ngã; đó là sự phản loạn. Sự phản loạn đó là sự xúi giục của Sa-tan. Sự sa ngã thứ tư không phải là vấn đề vô đạo đức, giết người, hay bạo lực. Nếu đọc phần ký thuật về sự sa ngã thứ tư của con người trong Sáng Thế Ký chương 11, anh em sẽ thấy chương này không nói gì về sự vô đạo đức và bạo lực. Khi đọc phần Lời này lúc còn trẻ, tôi không nghĩ rằng nó tồi tệ đến thế. Tôi tự nhủ “Có gì sai khi con người xây thành và dựng một tháp cao? Với tôi, điều đó dường như thật tuyệt vời. Tại sao Đức Chúa Trời phải ngự xuống để xét xử? Không có ăn trộm, giết người hay những hành vi thiếu đạo đức nào cả. Lúc đó, tôi không thấy đằng sau sự việc đó là sự phản loạn. Đằng sau cuộc phản loạn đó là sự xúi giục của Sa-tan.Do đó, sự sa ngã thứ tư của con người phải gọi là sự phản loạn. Trong sự phản loạn đó, vấn đề không phải là đạo đức hay không đạo đức mà là ai sẽ có quyền hạn và uy quyền trong vũ trụ. Quyền hạn và uy quyền thuộc về Đức Chúa Trời hay con người?Quyền hạn và uy quyền này thuộc về Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Sáng Tạo, Chủ Nhân của tất cả. Mọi quyền hạn và uy quyền phải là của Ngài. Tại Ba-bên, các tạo vật của Đức Chúa Trời đã phản nghịch với Ngài, nói rằng họ không cần đến Ngài. Họ công bố họ là chủ nhân, và uy quyền là của họ, họ sẽ làm bất kỳ điều gì họ muốn. Vì vậy, đây không chỉ là sự sa ngã mà còn là một sự phản loạn do kẻ phản loạn là Sa-tan xúi giục.
Ban đầu, con người ở dưới Đức Chúa Trời; kế đến, con người sống dưới lương tâm; sau đó, ở dưới sự cai trị của loài người. Vậy con người ở đâu vào thời điểm Ba-bên?Họ ở dưới sự xúi giục của Sa-tan. Vào thời điểm đó, con người hoàn toàn ở dưới Sa-tan. Con người đã cộng tác với Sa-tan. Điều này đem chúng ta đến yếu tố thứ hai trong nguyên nhân của sự sa ngã thứ tư.
b. Sự Phản Loạn Của Loài Người
Yếu tố thứ hai trong nguyên nhân của sự sa ngã thứ tư là sự phản loạn của nhân loại. Cả nhân loại hiệp lực phản loạn chống lại quyền hạn và uy quyền của Đức Chúa Trời. Như đã thấy, vấn đề là ai sẽ có quyền hạn trong vũ trụ này, ai sẽ có uy quyền trên đất. Toàn thể nhân loại sau khi đã bị xúi giục phản loạn, đã bị khuấy động công bố rằng họ không quan tâm đến quyền hạn hay uy quyền của Đức Chúa Trời.
1) Con Người Không Vận Dụng Linh
Trong sự sa ngã thứ nhứt, con người đã không vận dụng linh. Nếu đọc Sáng Thế Ký chương 3, anh em sẽ thấy A-đam và Ê-va có lẽ đã quên linh của mình. Họ đã không sử dụng linh.
2) Con Người Hành Động Bởi Hồn
Trong sự sa ngã thứ hai, con người đã hành động bởi hồn. Nếu đọc câu chuyện về Ca-in trong Sáng Thế Ký chương 4, anh em sẽ thấy ông là người sống trong hồn một trăm phần trăm. Ông hoàn toàn ở ngoài linh.
3) Con Người Bước Theo Xác Thịt
Trong sự sa ngã thứ ba, con người đã bước theo xác thịt. Anh em có thấy ba bước này không? Trước hết, con người không quan tâm đến linh; kế đến, con người hành động bởi hồn; và sau đó, con người sống và bước đi hoàn toàn theo xác thịt. Vì thế, vào thời điểm Sáng Thế Ký chương 6, con người đã trở nên xác thịt (6:3). Đức Chúa Trời không thể dung nhượng xác thịt sa ngã được nữa, và Ngài đã sai nước lụt đến như sự đoán phạt của Ngài giáng trên nó.
4) Toàn Thể Nhân Loại Đứng Lên
Phản Nghịch Đức Chúa Trời Cách Tập Thể
Trong sự sa ngã thứ tư, con người đứng lên chống lại Đức Chúa Trời cách tập thể. Toàn bản thể con người bị Sa-tan khuấy động phản loạn với Đức Chúa Trời. Nếu xem xét kinh nghiệm của mình, anh em sẽ thấy bốn điều này có trong chính mình. Đôi khi chúng ta không vận dụng linh và đôi khi chúng ta hành động bởi hồn. Nhiều khi chúng ta thật xấu xa, cư xử theo xác thịt. Những lần khác, tình trạng thậm chí tồi tệ hơn vì sâu xa bên trong, có thể chúng ta nói “Tôi không quan tâm đến Đức Chúa Trời”. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đã nói như vậy. Nếu không nói nhiều lần thì ít ra cũng vài lần.Tôi tin rằng không có ai chưa hề nói như vậy. Mặc dầu bên ngoài có thể không nói ra những lời này, nhưng sâu xa bên trong, chúng ta đã nói “Tôi không quan tâm đến Đức Chúa Trời. Ngài rắc rối quá. Tôi là người tự do. Tôi không muốn bị Đức Chúa Trời quấy rầy”. Thậm chí sau khi bước vào nếp sống Hội Thánh, bên trong anh em vẫn còn có lời xúi giục như vậy của Sa-tan. Đó là công tác của Sa-tan nhằm xây dựng Ba-bên trong bản thể anh em một lần nữa. Hễ khi nào nói mình không quan tâm đến Đức Chúa Trời, có nghĩa là anh em có ý định xây một thành và dựng một tháp. Đó là sự phản loạn, sự phản loạn đến từ sự xúi giục của Sa-tan.
5) Con Người Sa Ngã Đến Cực Điểm
Trong sự sa ngã thứ tư, con người đã sa ngã đến cực điểm. Con người không thể sangã hơn nữa. Họ đã rơi xuống đáy. Sự sa ngã hoàn toàn này cuối cùng đã khiến Đức Chúa Trời từ bỏ dòng dõi A-đam. Đức Chúa Trời quyết định từ bỏ dòng dõi thọ tạo này. Dòng dõi thọ tạo này đã trở nên vô vọng. Nó đã đi đến chỗ mà ngay cả Đức Chúa Trời cũng không thể làm gì được. Mặc dầu từ bỏ dòng dõi thọ tạo này, nhưng Đức Chúa Trời không từ bỏ mục đích của Ngài đối với con người. Một mặt, Ngài từ bỏ dòng dõi A-đam; nhưng mặt khác, Ngài kêu gọi con người ra khỏi dòng dõi sa ngã đó để có một khởi đầu mới. Tên của người được kêu gọi đó là Áp-ra-ham. Theo Kinh Thánh, Áp-ra-ham đã trở nên người đứng đầu của dòng dõi mới. A-đam là đầu của dòng dõi thọ tạo, còn Áp-ra-ham là đầu của dòng dõi được kêu gọi. Trong các bài tiếp theo, chúng ta sẽ nói nhiều về sự kêu gọi Áp-ra-ham.
Chúa có một con đường để hoàn thành mục đích của Ngài. Bất kể sự xúi giục của Sa-tan và sự phản lọan của con người, Đức Chúa Trời vẫn là Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng Tối Cao. Đức Chúa Trời dường như nói “Được rồi, Ta sẽ bỏ dòng dõi A-đam này”. Nhưng, dưới sự tể trị của Ngài, Ngài đã chọn một người để làm đầu dòng dõi mới. Sự tuyển chọn này được thực hiện trước khi tạo lập thế giới. Đức Chúa Trời đã hoạch định cho dòng dõi này một con đường và đã thực hiện theo như kế hoạch. Đức Chúa Trời có một kế hoạch. Trong kế hoạch này, Ngài bỏ dòng dõi A-đam và kêu gọi Áp-ra-ham để làm đầu dòng dõi mới.
2. Tiến Trình
a. Âm Mưu Phản Nghịch Đức Chúa Trời
Bây giờ chúng ta hãy xem tiến trình, các bước thực hiện sự phản loạn này. Trong sự phản loạn này, có một âm mưu (11:3). Dưới sự xúi giục của Sa-tan, con người đến với nhau, âm mưu chống nghịch Đức Chúa Trời. Sự phản loạn chống lại Đức Chúa Trời do Sa-tan xúi giục luôn bắt đầu bằng một âm mưu. Trải suốt các thế hệ, một âm mưu như vậy đã nhiều lần xảy ra giữa nhân loại để chống lại Đức Chúa Trời. Lần thứ nhứt tại Ba-bên. Đó là khởi đầu sự phản loạn của con người nghịch cùng Đức Chúa Trời. Dưới sự xúi giục của Sa-tan, con người quyết định từ bỏ Đức Chúa Trời và phản nghịch Ngài cách tập thể.
b. Con Người Làm Gạch Bằng Đất Bởi Sức Lao Động
Con người làm gì khi hiệp lại để phản nghịch Đức Chúa Trời? Họ đã làm gạch và nung trong lửa (c. 3). Nhìn bên ngoài, đây là một câu chuyện đơn giản, ngay cả các em bé cũng quen thuộc. Tuy nhiên, ý nghĩa sâu xa của vấn đề này thật thâm thúy.
Theo toàn bộ sự khải thị của Kinh Thánh, trong sự xây dựng, Đức Chúa Trời không bao giờ dùng bất cứ loại gạch nào. Sự xây dựng của Đức Chúa Trời là bằng đá. Cuối cùng, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ được xây bằng đá quí (Khải. 21:18-20). Đá thì khác với gạch. Đá là thiên tạo, còn gạch là nhân tạo. Đá quí không những do Đức Chúa Trời làm nên mà cũng do Đức Chúa Trời biến đổi. Gạch do con người làm ra từ đất. Tại Ba-bên, con người đã nung đất bùn thành gạch để xây một thành và một tháp. Pha-ra-ôn cũng đã xây các kho lẫm bằng gạch (Xuất. 1:11,14a). Bây giờ chúng ta cần làm sáng tỏ phân đoạn Lời Thánh này để thấy câu chuyện đó nói lên điều gì.
Theo sự ghi chép của Kinh Thánh, đất là để sự sống lớn lên (1:11). Để sự sống lớn lên đòi hỏi những yếu tố nào đó. Đất chứa tất cả các yếu tố cần thiết cho sự sản sinh sự sống. Về mặt thể chất, ngay cả chúng ta cũng lớn lên bằng các yếu tố được tìm thấy trong đất. Thịt, rau quả và ngũ cốc mà chúng ta ăn đều xuất phát từ đất. Tất cả những yếu tố dinh dưỡng và làm cho lớn lên trong các thực phẩm này đều ra từ đất. Vì vậy, đất chứa đựng các yếu tố cần thiết để sự sống tăng trưởng. Việc làm gạch có ý nghĩa gì? Vì sự xây dựng của con người, điều đó làm cho mọi yếu tố trong đất mà làm cho sự sống lớn lên, bị chết, bị nung đốt. Nếu có cái nhìn sâu sắc, anh em sẽ thấy ngày nay mọi xã hội, mọi nền văn hóa của nhân loại đang nung đất thành gạch. Chẳng hạn, các trường học giết chết yếu tố làm cho sự sống lớn lên, nung nó để làm gạch.
Về hình bóng, đất tượng trưng cho nhân tính. Sự phản loạn do Sa-tan xúi giục giết chết yếu tố làm cho sự sống lớn lên ở bên trong con người bằng cách nung, và lạm dụng con người để xây dựng một điều gì đó chống nghịch Đức Chúa Trời. Điều này đã xảy ra tại Ba-bên, và cùng một nguyên tắc, điều đó đã xảy ra trong suốt lịch sử nhân loại.
Làm gạch đòi hỏi sức lao động của con người, thậm chí lao động cật lực. Vì chối bỏ Đức Chúa Trời, con người phải lao động để có thể xây dựng điều gì đó. Toàn bộ lịch sử loài người là bản ký thuật về sự xây dựng bởi sức lao động của con người với đất bị lạm dụng (nhân loại). Đó là cách mà Ba-bên được xây –bằng đất bị lạm dụng cộng với sứclao động của con người.
c. Xây Dựng Một Thành Có Sự Sống Nhân Tạo,
Không Có Đức Chúa Trời
Sự xây dựng bởi sức lao động con người với đất bị lạm dụng là chỉ để xây dựng sự sống nhân tạo, vô thần. Thành phố được xây tại Ba-bên không thể mọc lên điều gì. Đó là thành vô thần và không có sự sống. Hãy nhìn vào nền văn hóa nhân loại, vào xã hội và tình trạng trên khắp thế giới. Loài người đang làm gì? Họ đang nung đất thành gạch để xây một thành không có Đức Chúa Trời và không có sự sống. Đây là xã hội hôm nay. Mỗi xã hội là một Ba-bên. Xã hội ngày nay được xây dựng bằng gạch do con người làm ra, là những người đang đốt cháy yếu tố làm sự sống lớn lên từ đất mà Đức Chúa Trời đã tạo nên. Mọi tổ chức trong xã hội ngày nay đang nung đất thành gạch và xây dựng một Ba-bên vô thần, không có sự sống.
Anh em có bao giờ thấy xã hội nào không làm điều này không? Nếu đã thấy một xã hội như thế, đó phải là Hội Thánh. Hội Thánh không nung đất; Hội Thánh cày đất và gieo hạt. Hội Thánh không xây dựng một thành vô thần và không có sự sống; Hội Thánh đang xây dựng một thành kính sợ Đức Chúa Trời và đầy dẫy sự sống. Sự xây dựng trong Hội Thánh là bằng đá quí, không phải bằng gạch ra từ đất bị nung. Không chỉ trong xã hội thế tục mà ngay cả trong xã hội gọi là Cơ-đốc, trong Cơ-đốc Giáo, ở một mức độ nào đó, con người đang nung đất thành gạch. Họ đang nung chết yếu tố sản sinh sự sống để xây dựng một thành phố vô thần và không có sự sống. Tôi hi vọng mọi người trong Hội Thánh sẽ thấy sự khác biệt giữa Hội Thánh với bất kỳ loại xã hội nào. Hội Thánh là nơi duy nhất không có sự nung đất. Hội Thánh cày xới, gieo hạt và tưới đất. Hạt giống sự sống, tức là Đấng Christ, sẽ lớn lên và sản sinh các vật liệu cho sự xây dựng Thành Thánh của Đức Chúa Trời. Đó là điều mà Hội Thánh đang thực hiện ở đây. Tuy nhiên, mọi xã hội khác, kể cả nhiều nhóm gọi là Cơ-đốc, đang nung chết yếu tố làm sự sống lớn lên nhằm xây dựng một thành phố vô thần và không có sự sống. Nhưng ở đây, trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta không đang nung đất, mà đang tưới nước. Chúng ta đang làm công việc vun, trồng. Chúng ta đang cày, đang tưới và đang làm cho lớn lên; chúng ta không đốt cháy hay giết chết. Chúng ta đang có một sự xây dựng, sự xây dựng của Đức Chúa Trời, nhưng sự xây dựng đó không được xây bằng gạch nhân tạo hay bởi sức lao động con người; mà được xây bằng đá do Đức Chúa Trời làm nên, được biến đổi, và bởi công tác thần thượng.
d. Xây Một Cái Tháp Để Công Bố Từ Bỏ Đức Chúa Trời
Khi còn trẻ, tôi không hiểu tại sao những người tại Ba-bên xây tháp cũng như xây thành. Xây tháp nhằm mục đích gì? Nếu đọc phân đoạn Lời Thánh này, anh em sẽ thấy rằng cái tháp là lời tuyên bố với cả vũ trụ, đặc biệt với Đức Chúa Trời, rằng con người đã trở nên độc lập với Đức Chúa Trời và người khác.
Nguyên tắc về một thành với một tháp giống như trong xã hội loài người ngày nay.Cái tháp tượng trưng cho sự quảng cáo. Ngay cả trong công tác Cơ-đốc cũng có thể có sự xây dựng một cái tháp để quảng cáo. Một tiến sĩ nào đó có thể được quảng cáo như một nhà truyền giảng nổi tiếng trên thế giới. Sự quảng cáo đó là cái tháp. Trong trường hợp như vậy, Jesus Christ sẽ không lớn bằng danh tiếng của tiến sĩ nào đó, một nhà truyền giảng nổi tiếng thế giới nào đó. Người ta đến để nghe ông ấy, không phải để nghe Đấng Christ. Những biển hiệu lớn, các quảng cáo lớn –đó là xây tháp.
Ba-bên là cội nguồn của Ba-by-lôn vì từ Ba-by-lôn trong Hi-lạp tương đương với từBa-bên trong tiếng Hê-bơ-rơ. Cuối cùng, chúng ta không chỉ có Ba-bên trong Sáng Thế Ký chương 11 mà cũng có Ba-by-lôn trong Khải Thị chương 17. Ba-by-lôn được thấy trong Khải Thị 17 là thế giới Cơ-đốc ngày nay. Nhiều nhà lãnh đạo trong Cơ-đốc Giáo ngày nay biết rằng Ba-by-lôn trong Khải Thị 17 là thế giới Cơ-đốc. Tuy nhiên, họ tiếp tục xây Ba-by-lôn của riêng mình. Không những họ cứ ở trong Ba-by-lôn mà cũng đang xây dựng nó. Họ muốn xây những cái tháp của mình càng cao càng tốt.
Ngày nọ, khi tôi đang suy gẫm tình trạng này, Chúa tỏ cho tôi rằng thành Ba-bên giống như ngôi mộ và cái tháp giống như bia mộ. Một ngôi mộ nếu không có bia sẽ không đầy đủ. Khi người ta dựng lên một bảng hiệu quảng cáo, họ nên nhận thức rằng đó là bia mộ, dấu hiệu của người chết.
e. Tạo Một Danh Để Phủ Nhận Danh Của Đức Chúa Trời
Cái tháp được xây dựng nhằm mục đích làm chính họ nổi danh. Trong việc tìm kiếm để tạo cho chính mình có một danh thì họ đã phủ nhận danh Đức Chúa Trời, nghĩa là, họ phủ nhận chính Đức Chúa Trời. Điều làm xúc phạm Đức Chúa Trời nhất là mục đích của việc xây tháp Ba-bên, tức là làm cho con người rạng danh. Làm cho con người rạng danh thực ra là phủ nhận danh của Đức Chúa Trời. Nếu cẩn thận đọc chương kế tiếp của Sáng Thế Ký, chương 12, anh em sẽ thấy khi Áp-ra-ham bước vào miền đất tốt lành, ông đã không xây tháp để làm cho mình rạng danh mà xây một Bàn Thờ để có thể kêu cầu Danh Chúa (12:7-8). Ở đây, tại Ba-bên, con người phản loạn đã xây một thành với một tháp để làm rạng danh con người; nhưng Áp-ra-ham, trong miền đất tốt lành, đã dựng trại làm chỗ ở và xây một Bàn Thờ để kêu cầu Danh Chúa. Cái tháp nhân tạo tại Ba-bên chắc chắn là một điều xúc phạm Đức Chúa Trời. Dựng lên một cái tháp để làm rạng danh tương đương với việc chối bỏ danh của Đức Chúa Trời.Tốt hơn, chúng ta nên giấu danh mình. Nếu có ý định làm cho nổi danh, tốt hơn là hãy nhận lấy một danh xấu.
3. Hậu Quả
a. Bị Tản Lạc Trong Cuộc Sống
Hậu quả thứ nhất của sự sa ngã thứ tư là nhân loại bị tản lạc khắp nơi để sinh sống, không còn có thể sống chung một nơi với nhau (c. 8-9). Theo Kinh Thánh, Hội Thánh trong thế kỷ đầu tiên đã không tản lạc. Hội Thánh đang lan tràn. Cũng vậy, trong tất cả những sự di trú của mình, chúng ta đang lan tràn. Tản lạc mang ý nghĩa chia rẽ. Nhưng chúng ta không chia rẽ. Chúng ta là một và chúng ta đang lan tràn. Chúng ta mong đợi có nhiều Hội Thánh được dấy lên hơn vào những năm sắp đến. Nhưng đó không phải là sự tản lạc; mà là sự lan tràn kỳ diệu. Hội Thánh sẽ không bị tản lạc, nhưng sẽ lan tràn.
b. Bị Lộn Xộn Tiếng Nói
Thứ hai, hậu quả của sự sa ngã thứ tư là nhân loại bị lộn xộn tiếng nói, không nói cùng một thứ tiếng nữa (c. 7,9). Tại Ba-bên, tiếng nói bị làm cho lộn xộn và rối loạn.Như tôi đã lưu ý trong bài 34, ngôn ngữ là lời phát biểu, sự bày tỏ quan điểm của chúng ta. Trong Hội Thánh, chúng ta không nên có nhiều loại phát ngôn khác nhau vì trong Hội Thánh, chúng ta chỉ nên có một tâm trí. Trong La-mã 15:5-6, 1Cô-rin-tô 1:10 và Phi-líp 2:2, sứ đồ Phao-lô khuyên tín đồ nên có đồng một tâm trí. Chúng ta chỉ có một tâm trí. Một số người chỉ trích chúng ta nặng nề, nói rằng tất cả các Hội Thánh địa phương đều như nhau, nói cùng một điều và có cùng một quan điểm. Mặc dầu họ tuyên bố điều này là kinh khủng, nhưng tôi nói điều này là kỳ diệu. Đây là sự trái ngược với Ba-bên.
Rủa sả luôn luôn dẫn đến sự rối loạn. Nếu trong Hội Thánh tại Anaheim, chúng ta có các tư tưởng và ý kiến khác nhau, đó là dấu hiệu sự rủa sả đã giáng trên chúng ta. Suốt những năm trong công tác, tôi không bao giờ nói một lời bất đồng. Điều này không có nghĩa là trong mọi phương diện, tôi đều giống với các đồng công khác, nhưng tôi nhận thức rằng tôi không nên là người ở dưới sự rủa sả. Mọi người bất đồng sẽ ở dưới sự rủa sả. Hãy cẩn thận. Đừng bất đồng. Nếu bất đồng, anh em sẽ là người đầu tiên ở dưới sự rủa sả. Phước hạnh sẵn có về sự sống của Đức Chúa Trời mãi mãi ban xuống trên sự hiệp nhất (Thi. 133:3). Cảm tạ Chúa vì suốt nhiều năm, tôi đã không nhận sự rủa sả mà nhận phước hạnh vì tôi không bao giờ bất đồng với các anh em đồng công. Trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta phải cảnh giác để không nói những điều khác ý nhau. Đừng tìm cách phô trương sự thông minh hay sự sắc sảo của mình. Đừng tìm cách tỏ ra mình giỏi hơn, cao hơn người khác. Người sắc bén nhất là người nhận được phước hạnh, và sự nhận được phước hạnh ấy tùy thuộc vào việc anh em nói cùng một điều. Ngay cả La-mã 15:5-6 cũng nói đến việc có đồng một tâm trí và một miệng. Hội Thánh nên có một miệng vì Hội Thánh là một Thân Thể. Hãy nhìn vào chính mình. Anh em có bao nhiêu tâm trí và bao nhiêu cái miệng? Hiển nhiên, chỉ có một tâm trí và một miệng. Nếu có hai tâm trí, anh em sẽ ở trong nhiều sự rắc rối. Lý do Cơ-đốc Giáo ngày nay gặp nhiều rắc rối là vì có hàng ngàn ý kiến. Cơ-đốc Giáo ngày nay hầu như không có tayhay chân mà chỉ có nhiều ý kiến và nhiều miệng. Mỗi một bộ phận là một cái miệng.Khi ở trong hoàn cảnh đó, tôi không thể nghe điều gì ngoài những lời này “Tôi không đồng ý với điều đó”, hay “Tôi không nghĩ thế”, hay “Tôi không thích điều đó”. Thậm chí vợ cũng không đồng ý với chồng, con cái không đồng ý với cha mẹ. Đó là tình trạng đáng thương trong cái gọi là Cơ-đốc Giáo. Đó là lý do vì sao Cơ-đốc Giáo đầy dẫy sự rủa sả.
Thế thì, chúng ta có gì trong nếp sống Hội Thánh? Chúng ta có phước hạnh vì chỉ có một tâm trí và một miệng. Nếu hôm nay đến thăm Hội Thánh tại Hồng Kông và ngày mai đến Hội Thánh tại Tokyo, anh em sẽ ngạc nhiên khi nghe họ đều nói cùng một điều. Gần đây, tôi đã lưu lại Đài Bắc một tháng và sau đó ở Hàn Quốc và Nhật Bản vài ngày. Các tín đồ tại Hàn Quốc và Nhật Bản đã nói cùng một điều như những tín đồ tại Đài Bắc. Mặc dầu không thể hiểu tiếng Hàn hay tiếng Nhật nhưng tôi có thể hiểu môi miệng họ. Môi miệng họ không có sự lộn xộn. Đây không phải là Ba-bên –đây là Lễ Ngũ Tuần. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, tất cả những giống dân khác nhau với những ngôn ngữ khác nhau, đã hiểu nhau (Công. 2:7-11). Nếp sống Hội Thánh ngày nay là Lễ Ngũ Tuần đích thực. Chúng ta không có sự tản lạc; chúng ta có sự hiệp nhất. Chúng ta không có sự lộn xộn; chúng ta có một tiếng nói. Chúng ta thực sự là Lễ Ngũ Tuần.
BÀI BA MƯƠI BẢY
Ý Nghĩa Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời
V. Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời
Phần Giới Thiệu
Trong bài này, chúng ta đến với phần kỳ diệu nhất của Sáng Thế Ký, phần về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời (11:10_50:26). Sáng Thế Ký, một Sách gồm 50 chương, được chia làm ba phần. Phần một (1:1_2:25) đề cập đến sự sáng tạo của Đức Chúa Trời; phần hai (3:1_11:9) nói về việc con rắn làm cho nhân loại hư hoại; và phần ba đề cập đến sự kêu gọi của Đức Giê-hô-va. Mỗi phần bắt đầu bằng một cụm từ đặc biệt. Phần thứ nhứt bắt đầu với cụm từ “Ban đầu Đức Chúa Trời”. Phần hai bắt đầu bằng cụm từ “Bây giờ, con rắn”. Phần thứ ba bắt đầu với “Bây giờ, Đức Giê-hô-va” (12:1, Bản Hê-bơ-rơ). Trong ba phần này, chúng ta thấy ba danh –Đức Chúa Trời, con rắn và Đức Giê-hô-va. Ba danh này có ý nghĩa rất nhiều đối với chúng ta. Sau khi Đức Chúa Trời tạo dựng xong, con rắn đã lẻn vào để làm hư hỏng và Đức Giê-hô-va đã hiện đến để kêu gọi. Vì thế, Sáng Thế Ký chủ yếu liên quan đến ba điều chính yếu này.
Theo sự khải thị của Kinh Thánh, Ê-lô-him, từ Hê-bơ-rơ dùng cho Đức Chúa Trờitrong 1:1, là danh chủ yếu có liên quan đến sự sáng tạo của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, danh Giê-hô-va đặc biệt liên quan đến mối quan hệ của Đức Chúa Trời với con người trong vấn đề sự sống. Giê-hô-va là một phần, một yếu tố chính của danh kỳ diệu Jesus vì Jesus có nghĩa là “Giê-hô-va Cứu Chúa”. Vì danh Jesus bao hàm danh Giê-hô-va nên chúng ta có thể nói rằng Jesus là Giê-hô-va của Tân Ước và Giê-hô-va là Jesus của Cựu Ước.
Trong ba phần này của Sáng Thế Ký, chúng ta thấy Đức Chúa Trời sáng tạo, con rắn, tức Sa-tan làm hư hoại, và Giê-hô-va kêu gọi. Vì thế, trong ba phần này, chúng ta có sự sáng tạo, sự hư hoại, và sự kêu gọi. Trong những điều này, anh em thích điều nào nhất? Tôi thích sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Chúng ta không chỉ là những người được tạo dựng mà còn là những người được kêu gọi.
1. Sự Sáng Tạo Của Đức Chúa Trời
Bày Tỏ Mục Đích Và Tiến Trình Của Đức Chúa Trời
Sự sáng tạo của Đức Chúa Trời bày tỏ mục đích đời đời của Ngài. Mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là con người biểu lộ Ngài bằng hình ảnh của Ngài và đại diện Ngài với quyền quản trị của Ngài. Chúng ta, dòng dõi con người, được định là biểu lộ và đại diện Đức Chúa Trời. Điều này được bày tỏ rõ ràng trong Sáng Thế Ký chương 1.Trong chương 2, chúng ta thấy tiến trình Đức Chúa Trời hoàn thành mục đích thần thượng này. Tiến trình của Ngài là bằng sự sống thần thượng. Đức Chúa Trời phải đem chính Ngài vào trong chúng ta làm sự sống để chúng ta có thể hoàn thành mục đích đời đời của Ngài. Vì thế, trong chương 1, chúng ta thấy mục đích của Đức Chúa Trời, và trong chương 2 là tiến trình của Đức Chúa Trời để hoàn thành mục đích này.
2. Con Rắn Làm Cho Hư Hoại,
Gây Ra Sự Sa Ngã Của Con Người
Trong phần hai (3:1-11:9), chúng ta thấy con rắn, tức Sa-tan đã lẻn vào để gây ra sựsa ngã của con người. Con rắn đã làm hư hoại con người và làm cho con người sa ngã đến cực điểm. Con người sa ngã ngày càng tồi tệ hơn cho đến khi không thể sa ngã thêm nữa. Vào lúc đó, Sa-tan vui mừng và có thể ăn mừng thành công của hắn. Toàn thể nhân loại đã ở trong sự phản loạn chống lại Đức Chúa Trời. Trong một ý nghĩa, Đức Chúa Trời đã bị đuổi ra khỏi đất.
3. Sự Kêu Gọi Của Chúa (Giê-hô-va),
Hoàn Thành Mục Đích Của Đức Chúa Trời
Bằng Tiến Trình Của Ngài
Dầu, bởi hành động qua con người sa ngã, Sa-tan dường như đã đuổi Đức Chúa Trời khỏi trái đất, nhưng Đức Chúa Trời là tối cao và không thể bị đánh bại hay cản trở bởi bất kỳ loại tấn công nào. Toàn bộ công tác của Sa-tan hoàn toàn tạo cơ hội cho Ngài phô bày sự khôn ngoan của Ngài. Dầu đôi khi tôi lấy làm tiếc vì mình là một ngườisa ngã, nhưng phần lớn thời gian, tôi hân hoan vì đã được cứu chuộc, được tái sinh và được chiếm lại [cho Đức Chúa Trời]. Do sự sa ngã, mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời Cha ngọt ngào hơn và có ý nghĩa hơn so với không có sự sa ngã. Nếu dành một ít thời gian để nhìn lại đời sống mình, tôi tin rằng anh em sẽ khóc, không phải trong đau buồn, nhưng trong sự hồi tưởng ngọt ngào về công tác khôn ngoan và ân điển của Đức Chúa Trời. Khi bước vào cõi đời đời, chúng ta sẽ vận dụng linh và nhớ lại thời gian sống trên đất, và sự hồi tưởng đó sẽ thật ngọt ngào, ý vị và đầy ý nghĩa. Đức Chúa Trời khôn ngoan. Ngài cho phép con rắn bước vào. Đức Chúa Trời theo dõi con rắn và dường như Ngài phán “Con rắn nhỏ kia, ngươi đang làm gì? Hãy tiếp tục và làm nhiều hơn. Ngươi càng làm, Ta càng có cơ hội để bày tỏ sự khôn ngoan của Ta. Con rắn nhỏkia, hãy làm hết sức ngươi đi. Cứ tiếp tục cho đến khi ngươi thỏa mãn và không thể làm điều gì thêm nữa”. Cuối cùng, Sa-tan phải nói “Tôi đã làm tất cả những gì tôi có thể.Tôi đã kiệt sức trong việc làm cho loài người ngày càng sa ngã hơn. Tôi không thể làm họ sa ngã hơn nữa. Đây là tất cả những gì tôi có thể làm. Tôi đã xong rồi”. Khi đến điểm này, Đức Chúa Trời sẽ đến, không phải là Ê-lô-him, mà là Giê-hô-va, tức Dòng Dõi đã được hứa trong 3:15. Không điều gì có thể cản trở Đức Chúa Trời, đánh bại Ngài hay buộc Ngài phải từ bỏ mục đích đời đời của Ngài. Ngài sẽ hoàn thành điều Ngài đã quyết định. Không gì có thể làm thay đổi Ngài. Bất kỳ sự gián đoạn nào cũng chỉ tạo cho Ngài cơ hội bày tỏ mưu luận khôn ngoan của Ngài.
Nếu Đức Chúa Trời không khôn ngoan như vậy, Sáng Thế Ký sẽ rất ngắn. Nhưng vì Đức Chúa Trời bày tỏ sự khôn ngoan của Ngài nên Sách này có đến 50 chương. Ba mươi chín chương rưỡi cuối là bản tóm tắt của cả Tân Ước. Anh em biết Tân Ước bắt đầu như thế nào không? Bắt đầu bằng những từ “Sách về gia phổ của Jesus Christ, Con của Đa-vít, con của Áp-ra-ham” (Mat. 1:1) Theo gia phổ trong Ma-thi-ơ, Phúc Âm bắt đầu với Áp-ra-ham. Tân Ước bắt đầu với gia phổ của Áp-ra-ham. Điều này tương ứng với Sáng Thế Ký chương 12. Hầu như mọi điều được tìm thấy trong Tân Ước đều được gieo như hạt giống trong Sáng Thế Ký. Vì thế, ba mươi chín chương rưỡi của Sáng Thế Ký là bản tóm tắt của cả Tân Ước.
Như chúng tôi đã chỉ rõ trong những dịp khác, Tân Ước bắt đầu với việc rao giảng Phúc Âm Vương Quốc. Trong Sáng Thế Ký chương 12, khi Giê-hô-va hiện ra kêu gọi Áp-ra-ham, Ngài đã ban cho ông lời hứa và lời hứa đó là rao giảng Phúc Âm. Ga-la-ti 3:8 chứng minh điều này “Kinh Thánh cũng thấy trước rằng Đức Chúa Trời sẽ xưng các dân là công chính bởi đức tin, nên trước đã giảng Phúc Âm cho Áp-ra-ham rằng: Muôn dân đều sẽ nhờ ngươi mà được phước”. (Theo Hi-văn). Việc giảng Phúc Âm lần đầu tiên không phải trong Ma-thi-ơ chương 1 mà là trong Sáng Thế Ký chương 12.Trong việc rao giảng Phúc Âm cho Áp-ra-ham, điểm chính là các dân. Các dân là Vương Quốc. Trong bài kế tiếp, chúng ta sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời hứa làm cho Áp-ra-ham thành một dân lớn và dân này là Vương Quốc của Đức Chúa Trời bao gồm Ítx-ra-ên là Vương Quốc của Đức Chúa Trời thời Cựu Ước, Hội Thánh là Vương Quốc của Đức Chúa Trời thời Tân Ước, Vương Quốc Ngàn Năm trong thời hầu đến và Trời Mới Đất Mới. Đây là Vương Quốc và đây là Phúc Âm về Vương Quốc.
Ga-la-ti 3:14 nói về phước hạnh của Áp-ra-ham “Hầu cho hạnh phước của Áp-ra-ham nhờ Christ Jesus mà giáng trên các dân, để chúng ta cậy đức tin mà nhận lãnh Đấng đã hứa là Linh” (Theo Hi-văn). Phước hạnh này là gì? Đó là Linh. Linh là ai?Linh là Jesus (2Cô. 3:17). Linh là Jesus, Jesus là Giê-hô-va và Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Do đó, phước hạnh này là chính Đức Chúa Trời. Trong việc Đức Chúa Trời rao giảng Phúc Âm cho Áp-ra-ham, Ngài hứa với những người được kêu gọi rằng Ngài sẽ ban chính Ngài cho họ như một phước hạnh. Phước hạnh này là chính Giê-hô-va. Giê-hô-va là Jesus và Jesus là Linh mà chúng ta đã nhận qua đức tin nơi Christ. Đây là Phúc Âm. Xin nhớ rằng Sáng Thế Ký là Sách cho chúng ta bản tóm tắt của cả Tân Ước. Ô, chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời biết bao vì sự khôn ngoan tối thượng của Ngài!
Phần dài này của Sáng Thế Ký chỉ đề cập đến đời sống của ba người –Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho Môi-se, Ngài phán “Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi: Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp” (Xuất. 3:6). Như sẽ thấy về sau, điều này có liên quan rõ ràng đến Đức Chúa Trời Tam_Nhất. Tân Ước chỉ là bản tự truyện của Đức Chúa Trời Tam_Nhất – về Cha trong Áp-ra-ham, Con trong Y-sác và Linh trong Gia-cốp. Có lẽ một số người muốn biết về Giô-sép. Như sẽ thấy, Giô-sép không đứng một mình, ông là một phần của Gia-cốp. Toàn bộ tiểu sử của những người được kêu gọi trong Sáng Thế Ký là câu chuyện về ba nhân vật này, và cả Tân Ước là bản ký thuật về Đấng Tam_Nhất Thần Thượng, Cha, Con và Linh, được tất cả tín đồ Tân Ước kinh nghiệm.
A. Ý Nghĩa Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời
1. Sự Khởi Đầu Mới Của Đức Chúa Trời
Bây giờ chúng ta cần xem xét tầm quan trọng, ý nghĩa sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Trước hết, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là một khởi đầu mới. Khi Đức Chúa Trời tạo dựng con người, có một khởi đầu. Nhưng con người đó đã bị bại hoại và hư hỏng. Con người mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng cho chính Ngài đã sa ngã và từ bỏ Ngài. Vì thế, Đức Chúa Trời đã đến để kêu gọi con người hầu Ngài có thể có một khởi đầu mới với con người sa ngã. Ngay cả với chúng ta, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cũng là một khởi đầu mới. Tất cả chúng ta đều có một khởi đầu mới. Tôi cảm ơn Đức Chúa Trời vì sau hơn mười chín năm sống trong sáng tạo cũ, tôi đã nhận được một khởi đầu mới trước khi tôi hai mươi tuổi. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là một khởi đầu mới do chính Đức Chúa Trời thực hiện. Đức Chúa Trời không từ bỏ con người. Trái lai, Ngài đã đến để kêu gọi con người hầu có thể có một khởi đầu mới.
Người mà Đức Chúa Trời kêu gọi là Áp-ra-ham. Khi tạo dựng A-đam, Ngài đã không dựng nên một cá thể mà là một người tập thể. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham, thì trong một ý nghĩa, Ngài đã kêu gọi một con người tập thể; nhưng trong một ý nghĩa khác, Ngài kêu gọi một cá thể. Dù toàn thể hậu tự của A-đam đã được tạo dựng trong A-đam nhưng chúng ta không thể nói rằng tất cả hậu tự của Áp-ra-ham đều đã được kêu gọi trong Áp-ra-ham. Dù bề ngoài có vẻ như thế, nhưng thực ra không phải như vậy, vì La-mã 9:7-8 nói rằng không phải tất cả con cái của Áp-ra-ham đều là con cái của Đức Chúa Trời. Đơn giản là [dù] một người được sinh ra là người Do-thái, không có nghĩa là người đó có một khởi đầu mới với Đức Chúa Trời. Ngay cả những người được sanh ra là người Do-thái cũng phải cần một khởi đầu mới. Dù là người Do-thái hay người Ngoại Bang, hễ khi nào có một khởi đầu mới bởi đức tin nơi Đấng Christ, chúng ta là dòng dõi của Áp-ra-ham (Ga. 3:7). Hầu hết chúng ta không phải là người Do-thái, nhưng tất cả chúng ta đều là dòng dõi của Áp-ra-ham qua đức tin nơi Christ. Chúng ta là dòng dõi của Áp-ra-ham vì chúng ta đã có một khởi đầu mới. Vào thời điểm kêu gọi Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời bắt đầu có một khởi đầu mới, và bây giờ chúng ta đều đã bước vào sự khởi đầu mới này qua đức tin. Hễ khi nào nói về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, anh em phải nhận thức rằng sự kêu gọi của Ngài có nghĩa là một khởi đầu mới. Tôi không bao giờ quên một buổi chiều năm 1925 khi tôi được Đức Chúa Trời kêu gọi. Lập tức, tôi có một khởi đầu mới, và toàn bộ đời sống, bản thể, quan niệm của tôi đều đã thay đổi. Đây là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
2. Sự Chuyển Dời Dòng Dõi
Trong sự kêu gọi của Ngài, sự khởi đầu mới của Đức Chúa Trời với con người là sự chuyển dời dòng dõi. Việc Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham có nghĩa là Ngài đã từ bỏ dòng dõi của A-đam và đã chọn Áp-ra-ham với hậu tự của ông là dòng dõi mới để làm dân Ngài nhằm hoàn thành mục đích đời đời của Ngài. Đây là sự chuyển dời dòng dõi, sự chuyển dời từ dòng dõi A-đam thọ tạo sang dòng dõi Áp-ra-ham được kêu gọi (12:2-3; Ga. 3:7-9,14; La. 4:16-17). Khi nói rằng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là một khởi đầu mới, chúng ta phải hiểu rằng sự khởi đầu mới này là sự chuyển dời dòng dõi. Chúng ta đều đã được chuyển dời từ dòng dõi thọ tạo cũ sang dòng dõi mới, dòng dõi được kêu gọi. Dù được sanh ra trong một dòng dõi nào đó, nhưng vào lúc được kêu gọi, chúng ta đã được chuyển dời vào một dòng dõi khác, dòng dõi mới của những người được kêu gọi.
3. Sự Chuyển Dời Sự Sống
Sự chuyển dời dòng dõi trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời thực ra là sự chuyển dời sự sống. Dù có thể dạn dĩ công bố rằng anh em đã trải qua sự chuyển dời dòng dõi, nhưng anh em có thể nói rằng mình đã kinh nghiệm sự chuyển dời của sự sống không? Dù đã có sự chuyển dời về dòng dõi, chúng ta vẫn cần ở trong tiến trình chuyển dời sự sống. Tôi không dám nói rằng mình đã có sự chuyển dời trọn vẹn về sự sống. Tôi cũng không thể nói rằng mình không có sự chuyển dời sự sống. Tôi đã có một ít sự chuyển dời sự sống, nhưng tiến trình này vẫn chưa hoàn tất. Tất cả chúng ta đều đang trong tiến trình chuyển dời sự sống.
Chúng ta cần sự chuyển dời sự sống bên trong. Dù đã có sự chuyển dời về dòng dõi, nhưng sự sống bên trong chúng ta cũng phải được chuyển dời. Nếu không có sự chuyển dời sự sống ở bên trong, chúng ta sẽ mãi là dòng dõi sa ngã. Nếu chỉ được dời từ vị trí này qua vị trí khác thì thực ra trong sự sống, chúng ta vẫn như cũ. Chỉ chuyển dời về vị trí thì không thể hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời trong việc Ngài kêu gọi chúng ta. Cũng phải có sự chuyển dời sự sống.
Vì sự chuyển dời sự sống là từ sự sống A-đam qua sự sống của Đấng Christ, nên đó là sự chuyển dời từ sự sống của sáng tạo cũ qua sự sống của sáng tạo mới. Do sự sa ngã của con người, toàn cõi thọ tạo ban đầu của Đức Chúa Trời đã trở nên cũ và không còn có thể hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Vì thế, Đức Chúa Trời cần sự sáng tạo mới, một sáng tạo mới với sự sống mạnh hơn và tốt hơn nhiều so với sự sống thọ tạo của A-đam. Sự sống mạnh hơn này là sự sống phi thọ tạo của Đức Chúa Trời, sự sống của Christ. Sự chuyển dời sự sống trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là từ sự sống sa ngã của sáng tạo cũ qua sự sống mạnh hơn và tốt hơn của sáng tạo mới.
4. Như Được Thấy Trong Những Người Được Kêu Gọi
Ý nghĩa sự kêu gọi của Đức Chúa Trời được thấy rõ trong trong những người được kêu gọi của Đức Chúa Trời. Trong Áp-ra-ham, trong Y-sác, trong Gia-cốp, và trong tín đồ Tân Ước, chúng ta có thể thấy sự khởi đầu mới của Đức Chúa Trời, thấy sự chuyển dời dòng dõi, và sự chuyển dời sự sống. Cuộc sống của họ có thể được xem như những bức tranh rõ ràng về ý nghĩa sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
a. Trong Áp-ra-ham
Bức tranh được mô tả trong Áp-ra-ham rất rõ. Ông có sự khởi đầu mới, sự chuyển dời dòng dõi và sự chuyển dời sự sống; đó là vấn đề lớn cho cả ông và Đức Chúa Trời. Dù sự khởi đầu mới và sự chuyển dời về dòng dõi trong ông đã xảy ra ngay vào lúc được kêu gọi, nhưng sự chuyển dời sự sống trong ông phải mất nhiều năm. Phải mất hàng chục năm để ông có sự chuyển dời sự sống và thậm chí điều đó đã không hoàn thành cách đầy đủ.
1) Trước Hết, Tin Cậy Vào Ê-li-ê-se.
Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi vùng đất hư hoại, ông không có con, không người nối dõi. Đức Chúa Trời là Đấng tể trị. Trước khi Áp-ra-ham trải qua sự chuyển dời dòng dõi, Đức Chúa Trời đã để ông không có con. Vì Áp-ra-ham không có con, nên ông đã tin cậy vào Ê-li-ê-se, một tôi tớ trong nha, sẽ là người sở hữu cơ nghiệp của ông, khi ông nói với Chúa rằng “Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ cho tôi điều chi? Tôi sẽ chết không con, kẻ nối dõi nhà tôi là Ê-li-ê-se, người Đa-mách. Áp-ram lại nói rằng: Này, Chúa làm cho tôi tuyệt tự, một kẻ tôi tớ sanh ra tại nhà tôi sẽ là người kế nghiệp tôi” (15:2-3,Bản Hê-bơ-rơ). Áp-ra-ham đã gọi Ê-li-ê-se là con nối dõi nhà ông và nghĩ rằng Ê-li-ê-se sẽ là người thừa kế. Áp-ra-ham rất thiên nhiên, giống như chúng ta ngày nay. Dù đã nhận được lời hứa nhưng ông đã giải nghĩa theo cách thiên nhiên. Đức Chúa Trời khước từ Ê-li-ê-se và phán với Áp-ra-ham rằng “Kẻ đó chẳng phải là người nối dõi ngươi đâu, nhưng ai ở trong gan ruột ngươi ra, mới là người nối dõi ngươi” (15:4). Đức Chúa Trời đang phán với Áp-ra-ham rằng Ê-li-ê-se không phải là người thừa hưởng lời hứa mà Ngài đã ban cho ông. Một dòng dõi ra từ chính Áp-ra-ham, sanh bởi Sa-ra, mới là người nối dõi Áp-ra-ham.
2) Kế Đến, Sanh Ích-ma-ên Bởi Sức Mạnh Của Xác Thịt
Sau khi Đức Chúa Trời từ chối Ê-li-ê-se làm người nối dõi thì theo lời đề nghị của Sa-ra rằng ông nên có con bởi A-ga, Áp-ra-ham đã dùng sức mạnh của xác thịt để hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời. Ông đã sanh Ích-ma-ên. Người vợ là người đưa ra đề nghị này, cuối cùng đã gặp rắc rối do hậu quả của lời đề nghị đó. Chính bởi sự tể trị mà Sa-ra đã gặp rắc rối như thế. Một mặt, đề nghị của Sa-ra để Áp-ra-ham có con bởi A-ga là ra từ xác thịt. Mặt khác, việc bà ra lịnh đuổi Ích-ma-ên đi là theo sự tể trị của Đức Chúa Trời. Bà nói với Áp-ra-ham phải đuổi Ích-ma-ên, con của con đòi (21:9-10). Lời này làm Áp-ra-ham rất đau lòng, một sự đau đớn sâu xa. Sau đó, Đức Chúa Trời can thiệp và phán với ông “Ngươi chớ buồn bực về con trai và con đòi ngươi. Sa-ra nói thể nào, hãy nghe theo tiếng người nói; vì trong Y-sác, dòng dõi ngươi sẽ được gọi” (21:12). Điều này nghĩa là Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham hãy để cho Ích-ma-ên đi, vì đó không phải là người sẽ thừa hưởng lời hứa mà Đức Chúa Trời đã ban cho Áp-ra-ham. Y-sác sẽ là người thừa kế. Tất cả chúng ta phải nhận thức rằng trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, điều gì ra từ sự sống thiên nhiên không thể thắng thế. Chỉ có sự chuyển dời dòng dõi thì chưa đủ. Chúng ta cần một sự chuyển dời trọn vẹn về sự sống.
3) Tên Ông Được Đổi Và Xác Thịt Ông Phải Chịu Cắt Bì
Trước hết, Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham rằng ông sẽ có một dòng dõi để thừa hưởng đất hứa (12:7; 13:15-16). Sau đó, khi Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham rằng Ê-li-ê-se không phải là người kế nghiệp, rằng chính người được ông sinh ra mới là kẻ kế nghiệp thì Đức Chúa Trời đã mạnh mẽ xác quyết lời hứa của Ngài rằng Áp-ra-ham sẽ có một dòng dõi ra từ chính ông (15:2-5). Sau điều này, Áp-ra-ham đã cố gắng hoàn thành lời hứa của Đức Chúa Trời bằng cách dùng sức mạnh của xác thịt để sanh ra Ích-ma-ên. Hậu quả là, Đức Chúa Trời hiện đến và phán “Ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng, hãy bước đi trước mặt Ta làm một người trọn vẹn” (17:1). Dường như Đức Chúa Trời đang phán với Áp-ra-ham rằng “Những gì ngươi đã làm để sanh Ích-ma-ên là không trọn vẹn trước mặt Ta. Bây giờ Ta phải biến đổi ngươi. Tên ngươi từ Áp-ram, nghĩa là cha đáng tôn, sẽ được đổi thành Áp-ra-ham, nghĩa là cha của một quần chúng rất đông (17:5). Vì điều này, ngươi phải được cắt bì (17:10-14) để sức mạnh của xác thịt ngươi bị kết liễu hầu Ta có thể đến để hoàn thành lời hứa và để ngươi có thể kết quả vượt trội”. Ở đây Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham sẽ làm cho ông thành người cha lớn, cha của một quần chúng đông đảo. Điều này cho thấy rằng Áp-ra-ham sẽ là cha không chỉ của hậu tự ông theo xác thịt mà cũng là cha của tín đồ Tân Ước theo đức tin (La. 4:16-17). Chúng ta, Cơ-đốc nhân, đều đã trở nên dòng dõi của Áp-ra-ham bởi đức tin trong Christ. Dù đã được sanh bởi dòng dõi A-đam, nhưng chúng ta đã được sanh lại vào trong dòng dõi của Áp-ra-ham.
4) Cuối Cùng, Sanh Ra Y-sác
Bởi Sức Mạnh Của Ân Điển Đức Chúa Trời
Vào lúc đổi tên của Áp-ra-ham và truyền cho ông phải chịu cắt bì, Đức Chúa Trời phán với ông trong 17:21 rằng “…độ khoảng này năm tới, Sa-ra phải sanh Y-sác cho ngươi”. Ở đây chúng ta thấy Đức Chúa Trời lập một cuộc hẹn, định thì giờ khi nào Y-sác sẽ được sanh ra. Điều này liên quan đến 18:14, khi Chúa phán “Đến kỳ đã định, trong một năm nữa, Ta sẽ trở lại cùng ngươi, [tức là] vào thời điểm của sự sống, và Sa-ra sẽ có một con trai” (Bản Hê-bơ-rơ). Giờ đã định, thì giờ được định cho sự ra đời của Y-sác là “thời điểm sự sống”. Cụm từ này, “thời điểm sự sống”, rất có ý nghĩa. Từsự sống trong cụm từ này thì giống với từ Hê-bơ-rơ được dùng cho Cây Sự Sống trong 2:9. Thời điểm Y-sác được sanh ra là “thời điểm sự sống”. Điều này xảy ra sau khi Áp-ra-ham chịu cắt bì. Điều này cho thấy rằng “thời điểm sự sống”, tức thời điểm Christ sẽ là sự sống cho chúng ta, sẽ đến sau khi sức mạnh thiên nhiên của chúng ta đã bị xử lý.
a) Sau Khi Sức Mạnh Xác Thịt Của Ông Đã Chết
Trước khi Y-sác được sanh ra, Áp-ra-ham và Sa-ra hoàn toàn suy yếu. Tử cung của Sa-ra đã khô và thân thể của Áp-ra-ham dường như đã chết (La. 4:18-19). Điều ông có –Ê-li-ê-se– và điều ông muốn giữ –Ích-ma-ên– đều đã bị khước từ, và khả năng thiên nhiên của ông cũng đã bị kết liễu. Thế thì, ông có thể làm gì? Có lẽ Áp-ra-ham và Sa-ra đã có sự tương giao nào đó mà chẳng vui vẻ gì. Có thể Áp-ra-ham đã nói với vợ “Em yêu, hãy nhìn chính mình xem. Chức năng của nàng đã chết rồi”. Có thể Sa-ra đã nói với Áp-ra-ham “Anh yêu, hãy nhìn vào chính mình. Anh già lắm rồi!” Cả hai đều ở trong tình trạng chết. Có lẽ Sa-ra nói “Ê-li-ê-se thật tốt, nhưng Đức Chúa Trời đã khước từ ông ấy”. Có lẽ Áp-ra-ham đã đáp “Ích-ma-ên còn tốt hơn, nhưng Đức Chúa Trời cũng không chấp nhận. Vì Ê-li-ê-se đã bị loại và Ích-ma-ên đã bị khước từ, nên chúng ta đang ở trong tình trạng đáng thương như vầy. Chúng ta sẽ làm gì đây?” Nhưng khi “thời điểm sự sống” đến, Y-sác đã được sanh ra bởi hai người dường như đã chết này, như thể điều đó là bởi quyền năng của sự phục sinh. Thời điểm của sự ra đời đó là “thời điểm sự sống”. Nói cách thuộc linh, sự sanh Y-sác là sự sanh ra của sự sống.
b) Bởi Sự Thăm Viếng Của Giê-hô-va.
Sự ra đời của Y-sác là bởi sự thăm viếng của Giê-hô-va, bởi sự hiện đến của Chúa (18:14). Sự ra đời của Y-sác không chỉ là sự sanh ra của một người. Trong sự sanh ra đó có sự hiện đến của Đức Giê-hô-va, vì Chúa đã phán rằng vào giờ đã định, Ngài sẽ trở lại và Y-sác sẽ được sanh ra, và thời điểm đó sẽ là “thời điểm sự sống”. Khi sức mạnh thiên nhiên của Áp-ra-ham bị kết thúc, Giê-hô-va đến để đem Y-sác ra đời vào “thời điểm sự sống”. Đó là sự chuyển dời sự sống. Mọi điều thuộc sự sống thiên nhiên phải ra đi. Ngay cả khả năng sanh con cũng phải bị kết liễu. Không điều gì ra từ sự sống thiên nhiên hay từ bản ngã được dự phần vào gia tể Đức Chúa Trời. Mọi điều thiên nhiên phải bị kết liễu cho đến khi chúng ta bị chấm dứt, chết đi và trở nên không là gì. Chỉ khi ấy, tức khi chúng ta đến chỗ kết thúc, Đức Giê-hô-va sẽ đến. Sự đến của Đức Giê-hô-va nghĩa là sự sống. Đây là “Y-sác”. Do đó, việc sanh Y-sác ra là sự đến của Đức Giê-hô-va. Đây là sự sống, đây là sự khởi đầu mới, và đây là sự chuyển dời sự sống. Đây là ý nghĩa sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Thật rất tốt khi nhận thức rằng tất cả chúng ta đã được kêu gọi và đã có một khởi đầu mới và sự chuyển dời dòng dõi. Nhưng chúng ta đều đồng ý rằng mình vẫn đang trong tiến trình chuyển dời sự sống. Có lẽ một số trong chúng ta vẫn còn bám chặt Ê-li-ê-se, một số muốn nắm giữ Ích-ma-ên, và một số khác đã thất vọng hoàn toàn. Tuy nhiên, một số người khác giữa vòng chúng ta đã đến “thời điểm sự sống”. Trong trường hợp của họ, “Y-sác” đã được sanh ra. Sự đến, sự thăm viếng của Đức Giê-hô-va đã xảy ra với một số người trong chúng ta. Đây là sự chuyển dời sự sống. Tất cả chúng ta đều cần một sự chuyển dời như vậy.
Chúng ta cần quên những sự dạy dỗ nông cạn và thiên nhiên, như cải thiện và cư xử cho phải lẽ. Vấn đề không phải là về cư xử mà là chuyển dời sự sống. Tất cả chúng ta phải được chuyển dời không chỉ trong dòng dõi mà cũng trong sự sống nữa.
Khi Áp-ra-ham được kêu gọi ra khỏi xứ hư hoại đó, ông không có con. Ông ngày càng già yếu mà vẫn không có con. Do đó, ông đặt tin cậy vào Ê-li-ê-se, con kế nghiệp ông. Đức Chúa Trời khước từ Ê-li-ê-se. Sau đó, Áp-ra-ham dùng sức mạnh của xác thịt để sanh Ích-ma-ên. Áp-ra-ham thương yêu và muốn nắm giữ Ích-ma-ên, nhưng Đức Chúa Trời không chấp nhận Ích-ma-ên. Đứa con của lời hứa phải được sanh ra bởi sự hiện đến của Đức Giê-hô-va, bởi sức mạnh của ân điển Đức Chúa Trời vào thời điểm đã định. Khi thời điểm đã định đến, Giê-hô-va đến với Sa-ra và Y-sác được sanh ra. Trong một ý nghĩa, Giê-hô-va đã bước vào trong Sa-ra, và từ bà, Y-sác được sanh ra. Đó là “thời điểm sự sống”. Đó hoàn toàn là sự chuyển dời sự sống.
b. Trong Y-sác
Theo một ý nghĩa, trong Y-sác, sự chuyển dời sự sống đã được hoàn thành nhưng không trọn vẹn. Chúng ta biết điều này bởi sự kiện Y-sác vẫn sanh ra Ê-sau là kẻ Đức Chúa Trời ghét (La. 9:13). Điều này có nghĩa là bên trong Y-sác, sự sống thiên nhiên vẫn còn. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng trong Y-sác, sự chuyển dời sự sống đã không hoàn tất trọn vẹn. Điều đó đã được hoàn thành trong Gia-cốp.
c. Trong Gia-cốp
1) Đầu Tiên Là Gia-cốp, Kẻ Nắm Gót
Đầu tiên, Gia-cốp là một kẻ nắm gót. Tên ông của nghĩa là nắm gót. Nắm gót nghĩa là chiếm chỗ của người khác hay giành được một điều gì đó bằng phương tiện xảo quyệt. Gia-cốp là người ăn cắp cách kín giấu. Chẳng hạn, ông đã ăn cắp của La-ban, cậu ông. La-ban nghĩ rằng Gia-cốp đang giúp mình coi sóc bầy chiên, nhưng trong khi giúp cho La-ban, Gia-cốp đã tạo ra một bầy chiên cho chính mình. Đây là một ví dụ về hành động nắm gót của Gia-cốp. Ban đầu, chắc chắn Gia-cốp đã không có sự chuyển dời sự sống.
2) Cuối Cùng, Được Biến Đổi Thành Ítx-ra-ên,
Hoàng Tử Của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời có cách xử lý Gia-cốp. Ngài đã biến đổi Gia-cốp, kẻ nắm gót, thành hoàng tử của Đức Chúa Trời. Dù phải mất một thời gian dài để hoàn thành điều này, nhưng vào một thời điểm, Đức Chúa Trời đã phán với Gia-cốp rằng tên của ông được đổi từ Gia-cốp thành Ítx-ra-ên (32:27-28). Sau này, ông đã được gọi là Ítx-ra-ên. Đức Chúa Trời đã làm cho Gia-cốp cùng một điều như Ngài đã làm cho Áp-ra-ham: Ngài đã đổi tên ông và sức mạnh của ông. Khi Đức Chúa Trời đến để xử lý Gia-cốp, Gia-cốp thực sự là một kẻ nắm gót. Thậm chí ông đã vật lộn với Đức Chúa Trời. Ông mạnh mẽ theo cách thiên nhiên đến nỗi Đức Chúa Trời thấy rằng khó mà làm cho ông khuất phục. Chúng ta không nên cười Gia-cốp. Chúng ta cũng giống như ông. Chúng ta mạnh đến nỗi ngay cả Đức Chúa Trời cũng thấy rằng khó mà khuất phục được chúng ta. Khi Đức Chúa Trời đến để xử lý thì chúng ta vật lộn với Ngài. Dù thật khó làm chúng ta khuất phục, nhưng cuối cùng, chúng ta sẽ khuất phục Ngài. Sự vật lộn của Gia-cốp đã buộc Đức Chúa Trời phải đánh vào xương hông ông, đánh vào phần mạnh nhất của bản thể ông. Sau điều đó, ông trở nên khập khiễng. Từ ngày đó, hành động nắm gót của ông không còn. Kẻ nắm gót này đã trở thành hoàng tử của Đức Chúa Trời. Trong suốt quảng đời còn lại, Gia-cốp đã không còn ăn cắp nữa. Đôi tay nắm gót của ông đã trở thành đôi tay chúc phước. Ông không còn nắm giữ nữa mà chỉ có chúc phước. Ông đã giơ tay ra để chúc phước bất kỳ ai đến với mình. Thậm chí ông đã chúc phước cho Pha-ra-ôn, vua lớn nhất thế giới vào thời đó (47:7,10). Kẻ nắm gót đã trở thành người chúc phước. Đây là hoàng tử của Đức Chúa Trời. Ở đây, chúng ta có sự chuyển dời đầy đủ về dòng dõi cùng với sự chuyển dời trọn vẹn về sự sống. Đây là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đã bắt đầu ở Sáng Thế Ký 12:1 và sẽ tiếp tục cho đến sự hiện đến của Giê-ru-sa-lem Mới. Tất cả những kẻ nắm gót đều sẽ bị kết liễu và trở thành hoàng tử của Đức Chúa Trời. Giê-ru-sa-lem Mới sẽ hiện ra, không chỉ là sự chuyển dời dòng dõi mà còn là sự chuyển dời sự sống.
d. Trong Người Tin
1) Bắt Đầu Với Sự Tái Sinh
Về nguyên tắc, kinh nghiệm này tương tự với những người tin ngày nay. Với những người tin, sự chuyển dời sự sống bắt đầu với sự tái sinh (Giăng 3:3,5). Sau khi được tái sinh, chúng ta ở trong tiến trình chuyển dời sự sống.
2) Được Hoàn Thành
Bởi Kinh Nghiệm Về Sự Cắt Bì Thuộc Linh
Với người tin, sự chuyển dời sự sống được hoàn thành bởi kinh nghiệm về sự cắt bì, bởi việc lột bỏ xác thịt (Côl. 2:11; Ga. 5:24). Ngày nay, Đức Chúa Trời đang cắt bì chúng ta, và sự cắt bì này cần một thời gian dài. Tôi tin rằng nhiều người giữa vòng chúng ta vẫn đang ở dưới bàn tay cắt bì của Đức Chúa Trời. Có thể anh em vẫn còn bám lấy sức mạnh của xác thịt hay người thiên nhiên của mình. Điều này đòi hỏi Đức Chúa Trời đến và cắt bỏ, hay cắt bì phần đó của anh em. Do đó, tất cả chúng ta đều trong tiến trình được cắt bì. Nói cách khác, chúng ta đang trong tiến trình biến đổi.
3) Được Hoàn Tất Vào Lúc Cứu Chuộc
Và Biến Hóa Thân Thể Chúng Ta
Sự chuyển dời sự sống sẽ được hoàn tất trọn vẹn vào lúc Chúa trở lại. Khi đó, thân thể chúng ta sẽ được cứu chuộc và biến hóa hoàn toàn (La. 8:23; Phi. 3:21). Khi đó, chúng ta sẽ là những người được kêu gọi, không những trong sự chuyển dời dòng dõi mà cũng trong sự chuyển dời trọn vẹn về sự sống. Bấy giờ, chúng ta sẽ vui hưởng mọi phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta. Đây là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời không dành cho hậu tự thiên nhiên của Áp-ra-ham. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho những người theo Áp-ra-ham vận dụng đức tin đã nhận được, để sống bởi Đức Chúa Trời và trong Đức Chúa Trời, và để kinh nghiệm sự chuyển dời sự sống bởi sự hành động của Đức Chúa Trời. Kết quả của tiến trình này là chúng ta sẽ hoàn toàn là một dân khác, một dân thuộc về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Khi đó, chúng ta sẽ vui hưởng mọi phước hạnh của lời hứa Đức Chúa Trời. Tất cả những gì Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham sẽ là những phước hạnh của Phúc Âm Tân Ước, mà trong đó, tất cả chúng ta sẽ tham dự bởi đức tin nơi Christ.
BÀI BA MƯƠI TÁM
Bối Cảnh Và Nguồn Gốc
Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời
Và Kinh Nghiệm Của Người Được Gọi
Mặc dầu là một Sách dài, Sáng Thế Ký chỉ gồm ba phần: sự sáng tạo của Đức Chúa Trời (1:1-2:25), con rắn làm cho hư hoại (3:1-11:9) và sự kêu gọi của Đức Giê-hô-va (11:10-50:26). Trong bài vừa qua, chúng ta thấy ý nghĩa sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời có nghĩa là sự khởi đầu mới của Đức Chúa Trời, sự chuyển dời dòng dõi và sự chuyển dời sự sống. Về phía chúng ta, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là sự chuyển dời dòng dõi và sự sống, nhưng về phía Đức Chúa Trời đó là một khởi đầu mới. Đức Chúa Trời đã có một khởi đầu mới trong sự tạo dựng con người, nhưng con người đó đã bại hoại. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã đến để có một khởi đầu khác khi Ngài kêu gọi Áp-ra-ham. Sự khởi đầu mới này thực ra là sự chuyển dời từ dòng dõi A-đam sang dòng dõi Áp-ra-ham, một sự chuyển dời từ dòng dõi thọ tạo sang dòng dõi được kêu gọi. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời có nghĩa là chúng ta được kêu gọi ra khỏi dòng dõi thọ tạo ban đầu để bước vào dòng dõi được kêu gọi hiện tại. Sự chuyển dời dòng dõi này không chỉ là về vị trí mà cũng về tính khí vì thực ra đó là sự chuyển dời sự sống.
Áp-ra-ham đã kinh nghiệm sự chuyển dời cả về vị trí lẫn tính khí. Ông được chuyển dời từ miền đất cũ Canh-đê sang miền đất tốt lành Ca-na-an. Đó là sự chuyển dời về vị trí. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã hành động trên ông cả bên trong lẫn bên ngoài. Có một lần, Đức Chúa Trời hiện đến và bảo rằng ông phải được đổi tên (17:5). Theo Kinh Thánh, việc đổi tên luôn luôn ngụ ý đến sự thay đổi trong sự sống. Khi Áp-ra-ham được đổi tên, điều đó có nghĩa là tính khí, sự sống của ông đang được thay đổi. Dường như Đức Chúa Trời đang phán với Áp-ra-ham rằng “Ngươi vẫn còn ở trong người cũ.Ngươi sống trong sự sống thiên nhiên quá nhiều. Mặc dầu đã được kêu gọi ra khỏi dòng dõi cũ, nhưng bản chất và sự sống của dòng dõi cũ vẫn còn ở trong ngươi, ngươi vẫn còn sống bởi sự sống đó. Thật cần thiết để Ta xử lý ngươi. Ta phải cắt bỏ sự sống đó”.Việc cắt bỏ sự sống cũ được tượng trưng bởi sự cắt bì. Sự cắt bì của Áp-ra-ham xảy ra đồng thời với việc Đức Chúa Trời đổi tên ông. Về bên ngoài, tên ông đã được thay đổi; về bên trong, tính khí, bản chất, và sự sống ông đã được xử lý. Sau khi sức mạnh sự sống thiên nhiên của Áp-ra-ham đã bị cắt bỏ, Y-sác được sinh ra vào “thời điểm sự sống”. Trong một ý nghĩa rất thực, Y-sác không được sinh ra bởi sức mạnh thiên nhiên của Áp-ra-ham; ông được sinh bởi sự hiện đến của Đức Chúa Trời, vì Đức Chúa Trời có phán “Đến kỳ đã định, trong một năm nữa, Ta sẽ trở lại cùng ngươi, tức là vào thời điểm sự sống, và Sa-ra sẽ có một con trai” (18:14). Sự hiện đến của Chúa là sự ra đời của Y-sác. Điều này nghĩa là Y-sác không được sinh ra từ sức mạnh thiên nhiên của Áp-ra-ham mà ra từ sự sống đã được Đức Chúa Trời xử lý. Bởi đó, chúng ta thấy rằng Áp-ra-ham không chỉ được chuyển dời về vị trí mà cũng về tính khí nữa.
Nhìn bên ngoài, dường như Y-sác không cần sự chuyển dời sự sống. Tuy nhiên, Ê-sau, anh cả trong hai anh em sinh đôi do Y-sác và Rê-be-ca sinh ra, thì rất thiên nhiên.Đức Chúa Trời không bao giờ chấp nhận bất cứ điều gì thuộc thiên nhiên. Vì trong các con của Y-sác, con trưởng nam này rất thiên nhiên nên Đức Chúa Trời đã chọn con thứ. Con đầu lòng tượng trưng cho sự sống thiên nhiên. Vì cớ đó, Đức Chúa Trời diệt mạng sống của tất cả con đầu lòng của xứ Ai-cập trong đêm Vượt Qua. Trái lại, con thứ hai tượng trưng cho sự sống đã chuyển dời. Vì Gia-cốp là con thứ hai nên ông được chọn.
Cho dù đã được chọn, bản chất của Gia-cốp chưa được chuyển dời. Do đó một lần nọ, Đức Chúa Trời đã đến và đụng vào sức mạnh thiên nhiên của Gia-cốp. Khi ấy, tên ông được đổi từ Gia-cốp, kẻ nắm gót, thành Ítx-ra-ên, hoàng tử của Đức Chúa Trời. Kể từ đó, Gia-cốp đi khập khiễng. Sự khập khiễng của ông là một dấu hiệu cho thấy rằng ông đã được Đức Chúa Trời chạm đến, rằng sức mạnh thiên nhiên của ông đã bị xử lý, và ông đã trở nên hoàng tử của Đức Chúa Trời. Đây là ý nghĩa thật về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Anh em đã được kêu gọi chưa? Nếu nói đã được kêu gọi, thì anh em phải ra khỏi Canh-đê, Ba-bên, dòng dõi cũ và sự sống thiên nhiên của mình. Anh em phải ra khỏi sự sống thiên nhiên và phải để cho sự sống thiên nhiên ra khỏi anh em. Trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, cần có một khởi đầu mới, một sự chuyển dời dòng dõi và chuyển dời sự sống. Tất cả chúng ta cần được chuyển dời. Trong suốt những năm tôi ở đây với các thánh đồ, tôi luôn quan sát tiến trình chuyển dời này. Tôi vui mừng vì thấy nhiều thánh đồ đang trải qua sự chuyển dời sự sống. Dù nhiều khi tiến trình chuyển dời này không được thoải mái, nhưng sau một thời gian ngắn, anh em có thể thấy sự chuyển dời thực sự của sự sống trong các thánh đồ. Đây là ý nghĩa sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
B. Bối Cảnh Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời –Ba-bên
1. Lìa Bỏ Đức Chúa Trời
Bây giờ trong bài này, chúng ta cần thấy kinh nghiệm của những người được kêu gọi. Nhưng trước khi đến điểm này, chúng ta cần xem bối cảnh và nguồn gốc sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Khi Đức Chúa Trời hiện ra với Áp-ra-ham, ông đang sống trong bối cảnh đen tối nhất. Bối cảnh của ông cực kỳ mạnh mẽ. Khía cạnh đầu tiên trong bối cảnh này là con người đã lìa bỏ Đức Chúa Trời. Sự kiện con người lìa bỏ Đức Chúa Trời được tiêu biểu bởi việc xây thành. Chúng ta đã thấy điều này trong trường hợp của Ca-in ở chương 4.Con người xây thành vì họ đã mất Đức Chúa Trời là sự bảo vệ. Vì không có Đức Chúa Trời làm sự che chở nên con người đã xây một thành để bảo vệ chính mình. Do đó, việc xây thành là dấu hiệu cho thấy con người đã lìa bỏ Đức Chúa Trời. Dường như con người đang nói “Đức Chúa Trời hãy đi đi. Tôi sẽ xây một thành để tự bảo vệ”.Việc xây thành là lời tuyên bố rằng con người đã lìa bỏ Đức Chúa Trời.
2. Tôn Cao Con Người
Không chỉ lìa bỏ Đức Chúa Trời, con người đã xây một tháp để tôn cao chính mình.Tháp là dấu hiệu của sự tự tôn. Khi lìa bỏ Đức Chúa Trời, tự phát con người tôn cao chính mình. Hễ khi nào xây một thành, con người cũng sẽ xây một tháp để làm cho mình rạng danh.
3. Phủ Nhận Quyền Hạn Của Đức Chúa Trời
Hơn nữa, tại Ba-bên, con người cũng đã phủ nhận quyền hạn của Đức Chúa Trời trên cõi thọ tạo. Cả con người và trái đất đều là cõi thọ tạo của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, con người không nhận biết quyền hạn của Đức Chúa Trời, thay vào đó, đã thành lập các nước. Việc thành lập các nước có nghĩa là con người đã phủ nhận quyền hạn và uy quyền của Đức Chúa Trời. Như đã thấy, sau nước lụt, Đức Chúa Trời ban cho con người uy quyền để cai trị người khác, nhưng Sa-tan đã khiến con người lạm dụng uy quyền Đức Chúa Trời ban cho để thành lập các nước, hầu con người có quyền thống trị riêng, phủ nhận quyền hạn và uy quyền của Đức Chúa Trời trên con người.
4. Hầu Việc Hình Tượng
Cuối cùng, Giô-suê 24:2 bày tỏ rằng, tại Ba-bên, con người đã xoay khỏi Đức Chúa Trời để hướng về hình tượng khác, thần khác. Đằng sau tất cả hình tượng là các quỉ.Hễ khi nào một người thờ lạy hình tượng, người ấy đang thờ lạy các quỉ. Nhìn bên ngoài, người ấy thờ lạy hình tượng; nhưng thực ra, người ấy đang thờ lạy các quỉ.
Chúng ta có thành phố, tháp, các nước, và các quỉ là bối cảnh về sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Loài người đã từ bỏ Đức Chúa Trời, tự tôn cao chính mình, phủ nhận quyền hạn, uy quyền của Đức Chúa Trời, và lìa khỏi Đức Chúa Trời để hầu việc hình tượng. Anh em có tin rằng tình trạng ngày nay tốt hơn chút nào không? Tôi không tin như vậy. Nó tồi tệ bằng thời đó. Tình trạng ngày nay giống y như vậy.
C. Nguồn Gốc Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời
–Đức Chúa Trời
Ai đã khởi xướng sự kêu gọi này? Áp-ra-ham đã không khởi xướng. Mặc dầu ông là tổ phụ của dòng dõi được kêu gọi, nhưng sự kêu gọi này không được khởi xướng bởi ông. Tôi tin rằng Áp-ra-ham giống như chúng ta hôm nay. Ông không hề mơ thấy mình được Đức Chúa Trời kêu gọi. Đột nhiên, trong khi ông cùng thân tộc ở tại Canh-đê thờ lạy các thần khác (Giô. 24:2), thì Đức Chúa Trời hiện ra với ông. Đức Chúa Trời là Đấng khởi xướng sự kêu gọi này.
1. Sự Hiện Ra Của Đức Chúa Trời
Cho dù sự kêu gọi của Đức Chúa Trời được thực hiện đúng kỳ, nhưng vẫn có điều gì trước đó –sự lựa chọn của Đức Chúa Trời– đã xảy ra trong quá khứ đời đời. Đức Chúa Trời đã chọn Áp-ra-ham trong quá khứ đời đời. Sau đó, cũng trong quá khứ đời đời, Ngài đã tiền định, đánh dấu Áp-ra-ham trước. Trước khi Áp-ra-ham được sinh ra, ngay cả trước khi tạo lập thế giới, khi không có gì ngoài một mình Đức Chúa Trời hiện hữu, Ngài đã chọn Áp-ra-ham và đã tiền định ông. Ngày nọ, đúng kỳ, trong khi Áp-ra-ham đang thờ lạy các thần khác, không hề biết trước ông sẽ được Đức Chúa Trời kêu gọi, thì Ngài đã thăm viếng ông. Chính Đức Chúa Trời hiện ra là Đức Chúa Trời Vinh Hiển. Áp-ra-ham đầy kinh ngạc. Đức Chúa Trời Vinh Hiển không những đến với Áp-ra-ham, mà cũng hiện ra với ông.
Vì bối cảnh của Áp-ra-ham hết sức đen tối nên Đức Chúa Trời phải hiện ra với ôngtheo cách mạnh mẽ. Nhiều người trong chúng ta cũng kinh nghiệm một sự kêu gọi của Đức Chúa Trời mạnh mẽ như vậy. Tôi có thể làm chứng rằng, ngày nọ, khi còn là một thanh niên đầy tham vọng, Đức Chúa Trời đã đến với tôi theo cách mạnh mẽ. Đó là sự thăm viếng của Đức Chúa Trời trên tôi. Tôi không thể phủ nhận điều đó. Nhiều người trong chúng ta đã kinh nghiệm cùng điều này. Chúng ta cực kỳ sa ngã, sự rao giảng nhẹ nhàng và hời hợt không bao giờ tác động đến trường hợp chúng ta. Chúng ta cần Đức Chúa Trời hằng sống, tức Đức Chúa Trời Vinh Hiển thăm viếng. Tôi đã nghe nhiều lời chứng như vậy.
Đức Chúa Trời đã hiện ra với Áp-ra-ham hai lần. Lần thứ nhứt tại U-rơ thuộc xứ Canh đê (Công. 7:2; Sáng. 11:31). Nếu nghiên cứu Kinh Thánh cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng tại U-rơ thuộc Canh-đê, Đức Chúa Trời đã không hiện ra với cha của Áp-ra-ham nhưng với Áp-ra-ham. Tuy nhiên, Áp-ra-ham đã không tiếp nhận ngay sự kêu gọi đó, và Đức Chúa Trời, theo sự tể trị của Ngài, đã khiến cha ông là Tha-rê đem cả gia đình từ U-rơ đến Cha-ran. Họ đã ở đó cho đến khi Tha-rê qua đời. Sự lần lữa của Áp-ra-ham trong việc đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đã dẫn đến cái chết của cha ông. Đức Chúa Trời đã đem cha ông đi. Sau đó, tại Cha-ran, Đức Chúa Trời đã hiện ra với Áp-ra-ham lần thứ hai (12:1). Bởi điều này, chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Trời có một mục đích cụ thể trong cách đối xử với con người. Tôi không tin rằng bất cứ ai trong anh em đọc đến bài này sẽ lập tức đáp ứng nếu được Đức Chúa Trời thăm viếng. Tất cả chúng ta là con cái của Áp-ra-ham và con cái thì luôn giống với cha mẹ. Vì Áp-ra-ham lưỡng lự trong việc đi theo Đức Chúa Trời nên Ngài phải hiện ra với ông lần thứ hai.
2. Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời
Không chỉ hiện ra với Áp-ra-ham hai lần mà Đức Chúa Trời còn kêu gọi ông hai lần.Sự kêu gọi lần đầu là khi Áp-ra-ham ở tại U-rơ (Công. 7:2-4). Theo Công Vụ chương 7, Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi quê hương và vòng bà con ông. Nhưng trong sự kêu gọi lần thứ hai tại Cha-ran, Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi quê hương, vòng bà con và cũng ra khỏi nhà cha ông nữa (12:1). Như vậy, Đức Chúa Trời đã hiện ra với Áp-ra-ham hai lần và kêu gọi ông hai lần. Lần thứ nhứt, Đức Chúa Trời kêu gọi ông ra khỏi quê hương và vòng bà con, không đề cập gì đến nhà cha ông. Như vậy, gia đình của cha ông cũng ra khỏi U-rơ. Tuy nhiên, ở lần kêu gọi thứ hai của Đức Chúa Trời, Ngài bảo ông không chỉ ra khỏi quê hương và vòng bà con mà còn ra khỏi nhà cha ông. Áp-ra-ham có hai sự hiện ra và hai sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.Những sự hiện ra và sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cho thấy Đức Chúa Trời là nguồn sự kêu gọi của Ngài.
D. Kinh Nghiệm Của Người Được Kêu Gọi
1. Ba Nhưng Là Một
Khi đọc Sáng Thế Ký, anh em sẽ lưu ý thấy các lời chép về A-đam, A-bên, Ê-nót và Nô-ê thì hoàn toàn khác nhau. Lời chép về Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp thì gối lên nhau. Khi nói về họ, Sáng Thế Ký xem họ như một người tập thể. Câu chuyện cuộc đời của Y-sác bắt đầu ở chương 21 và câu chuyện cuộc đời của Áp-ra-ham kết thúc ở chương 25. Câu chuyện cuộc đời của Gia-cốp bắt đầu ở chương 25 và câu chuyện cuộc đời của Y-sác kết thúc ở chương 35. Câu chuyện của cuộc đời của Gia-cốp, được bổ sung bởi câu chuyện của Giô-sép, kết thúc ở chương 50. Ý nghĩa của sự gối lên nhau này là: theo kinh nghiệm sự sống, cả ba người này chỉ là một, một người tập thể. Khi Đức Chúa Trời tạo dựng con người, Ngài tạo dựng họ theo cách tập thể, vì A-đam là một người tập thể (5:2). Thấy được điều này không phải là chuyện nhỏ. Đừng nghĩ rằng, là một người được kêu gọi, anh em là trọn vẹn với tư cách cá nhân. Không một ai trong chúng ta là một đơn vị cá thể trọn vẹn. Tất cả chúng ta cần lẫn nhau. Anh em cần tôi và tôi cần anh em. Cũng vậy, Áp-ra-ham cần Y-sác với Gia-cốp, Y-sác cần Áp-ra-ham với Gia-cốp, và Gia-cốp cần Áp-ra-ham, Y-sác với Giô-sép. Hết thảy họ đều cần đến những người còn lại để có được sự trọn vẹn trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Khi một số người đọc điều này, họ có thể hỏi “anh em không tin Áp-ra-ham là một cá thể sao?” Tất nhiên tôi tin điều đó, giống như tôi tin anh em là một cá thể. Nhưng Kinh Thánh bảo rằng chúng ta là các Chi Thể (La. 12:5; 1Cô. 12:27). Một chi thể không bao giờ có thể là một đơn vị riêng lẻ tách rời mà trọn vẹn được. Khi một chi thể trở nên trọn vẹn cách cá nhân, điều đó có nghĩa là chết. Ví dụ, ngón tay cái tôi là một chi thể của thân thể tôi. Nó không thể trọn vẹn cách tách rời hoặc chỉ một mình nó, vì nếu như vậy, có nghĩa là chết.
a. Đức Chúa Trời Của Áp-ra-ham,
Đức Chúa Trời Của Y-sác,
Và Đức Chúa Trời Của Gia-cốp,
Là Một Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời, Đấng đã đến kêu gọi người tập thể này và là Đấng xử lý người tập thể này, là Đức Chúa Trời Tam_Nhất –Cha, Con và Linh. Khi Đức Chúa Trời phán với Môi-se từ bụi gai đang cháy, Ngài phán “Ta là Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp” (Xuất. 3:6). Trong Xuất Ai-cập Ký chương 3, chúng ta thấy Môi-se được kêu gọi bởi thiên sứ của Chúa, mà thiên sứ của Chúa là chính Chúa, và chính Chúa là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp (c. 2,4,6). Đức Chúa Trời không nói “Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, Giô-sép và Môi-se”. Không, Ngài phán rằng Ngài là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Đức Chúa Trời này, Đấng là Chúa, cũng là Thiên Sứ của Chúa. Anh em có thể hiểu được điều này không? Nếu đọc Xuất Ai-cập Ký chương 3, anh em sẽ thấy câu 2 nói về thiên sứ của Chúa và câu 4 nói về Chúa. Sau đó, ở câu 6, thiên sứ của Chúa, tức chính Chúa, đã phán cùng Môi-se “Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp”. Anh em có tin ba Đấng này là ba đức chúa trời không? Ở đây có ba cộng với hai vị khác là thiên sứ của Chúa và Chúa. Năm vị này là năm cá thể, năm đức chúa trời phải không? Thiên sứ của Chúa và Chúa chắc chắn là hai. Chúng ta có thể nói thiên sứ của Chúa là chính Chúa được không? Có thể, vì Kinh Thánh nói như vậy. Không ai có thể hiểu cặn kẽ Xuất Ai-cập Ký chương 3. Cuối cùng, trong Xuất Ai-cập Ký 3:14, Đức Chúa Trời phán với Môi-se “Ta là Đấng Ta Là”. Dường như Đức Chúa Trời đang phán “Ta là thiên sứ của Chúa. Ta là Chúa. Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham. Ta là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta là Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Ta là Đấng Ta Là. Ta không quan tâm các ngươi có hiểu điều này hay không –Ta là Đấng Ta Là. Ta không quan tâm việc các ngươi có đồng ý với điều này hay không –Ta là Đấng Ta Là”. Đây là Đức Chúa Trời của chúng ta, Đức Chúa Trời hành động trên người tập thể này. Đức Chúa Trời này là thiên sứ của Chúa, là chính Chúa, là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp và là Đấng Ta Là Vĩ Đại.
1) Đức Chúa Trời Của Áp-ra-ham –Cha
Việc Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham là công tác của Đức Chúa Trời Cha. Tên gọi ban đầu của Áp-ra-ham là Áp-ram nghĩa là “người cha cao quí”, và tên Áp-ra-ham thay cho tên này, có nghĩa là “cha của đông đảo quần chúng”. Cả hai tên gọi này chứa đựng ý tưởng cơ bản về người cha. Thân vị thứ nhứt trong Đức Chúa Trời Tam_Nhất là Cha và Áp-ra-ham là người đầu tiên trong những người được kêu gọi. Áp-ra-ham là cha của những người được kêu gọi, và Thân Vị thứ nhứt của Đức Chúa Trời Tam_Nhất cũng là Cha. Cha là nguồn sự sống. Ngài cũng là nguồn của kế hoạch và mục đích. Đức Chúa Trời Cha có một kế hoạch và một mục đích. Vì có một mục đích nên trong cõi đời đời, Ngài đã lựa chọn và tiền định. Cuối cùng, vào đúng kỳ, Cha hiện đến để kêu gọi, xưng công chính, thừa nhận và chăm sóc những người được kêu gọi. Công tác của Đức Chúa Trời Cha là tuyển chọn, dự định, kêu gọi, xưng công chính, thừa nhận và chăm sóc người được kêu gọi. Cả sự lựa chọn và tiền định đều có trước sự kêu gọi. Nếu đọc La-mã 9:10, anh em sẽ thấy hai điều này được tìm thấy ở Gia-cốp. Tuy nhiên, trong Áp-ra-ham, hầu như chúng ta thấy được toàn bộ các kinh nghiệm có liên quan đến Đức Chúa Trời Cha. Điều này rất có ý nghĩa.
2) Đức Chúa Trời Của Y-sác - Con
Y-sác là con. Thật rất thú vị khi thấy Thân Vị thứ hai của Đức Chúa Trời Tam_Nhất cũng là Con. Con là gì? Đó là người ra từ cha, là người thừa kế tất cả những gì cha là và có, và là người hoàn thành tất cả những gì mà cha khao khát. Nếu nhìn vào lịch sử của Y-sác, anh em sẽ thấy ông thật giống như vậy. Ông ra từ cha, thừa kế mọi sự của cha và đã làm việc để hoàn thành mục đích của cha. Đây là kinh nghiệm của Y-sác, kinh nghiệm phù hợp với Thân Vị thứ hai của Đức Chúa Trời Tam_Nhất, Đức Chúa Trời Con. Là Con Đức Chúa Trời, Chúa Jesus ra từ Cha (Giăng 16:28), thừa kế tất cả những gì Cha là và có (Giăng 16:15) và hoàn thành mọi ý chỉ của Cha (Giăng 6:38). Đời sống của Y-sác tương ứng với đời sống của Ngài.
3) Đức Chúa Trời Của Gia-cốp –Linh.
Bây giờ chúng ta đến với Gia-cốp. Gia-cốp, kẻ nắm gót khôn khéo, cần kinh nghiệm hơn nữa về sự kêu gọi và sự thừa kế. Chủ yếu là ông cần được xử lý để biến đổi từ người trong xác thịt thành một người trong Linh. Do đó, thật ý nghĩa vì thân vị thứ ba của Đức Chúa Trời Tam_Nhất là Linh, Đấng hành động trên một Gia-cốp xảo quyệt, tiếm vị để sửa phạt và biến đổi ông thành hoàng tử của Đức Chúa Trời. Ở đây, trong Gia-cốp, chúng ta thấy sự tái sanh, sự sửa phạt, sự biến đổi, sự lớn lên và trưởng thành trong sự sống. Toàn bộ điều này là công tác của Linh. Cho nên Đức Chúa Trời của Gia-cốp phải là Đức Chúa Trời Linh.
b. Các Kinh Nghiệm Riêng Biệt Của Áp-ra-ham,
Y-sác Và Gia-cốp Tương Ưng Với
Ba Phương Diện Của Một Kinh Nghiệm Trọn Vẹn
Vì sự chuyển dời dòng dõi bắt đầu với Áp-ra-ham, trải qua Y-sác, và hoàn tất với Gia-cốp nên các kinh nghiệm của họ được xem như một kinh nghiệm trọn vẹn. Điều này ngụ ý rằng ba là một. Đức Chúa Trời Tam_Nhất đã xem họ như các chi thể của một con người tập thể để Ngài xử lý họ và là Đức Chúa Trời của họ theo cách này. Ba mươi chín chương rưỡi sau của Sáng Thế Ký là tiểu sử của người tập thể này gồm ba cộng một. Nếu cộng lại tất cả các phương diện khác trong kinh nghiệm của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp kể cả Giô-sép, chúng ta sẽ thấy một bức tranh rõ nét về kinh nghiệm trọn vẹn của người được kêu gọi.
1) Kinh Nghiệm Của Áp-ra-ham
Áp-ra-ham có một khởi đầu tốt về việc được kêu gọi, nhưng không có lời chép về việc ông được chọn hay về việc ông đạt đến một kết cuộc trưởng thành. Để được trọn vẹn, Áp-ra-ham cần có sự lựa chọn và kết cuộc trưởng thành của Gia-cốp. Theo ký thuật trong Sáng Thế Ký, anh em có tin rằng Áp-ra-ham đã đạt đến sự trưởng thành hoàn toàn và cao nhất trong sự sống chưa? Chúng ta không thể tìm thấy lời ghi chép nào như vậy. Việc dâng Y-sác trên Bàn Thờ là đỉnh cao đời sống thuộc linh của Áp-ra-ham (chương 22). Tuy nhiên, ông chưa đạt đến sự trưởng thành. Trong chương 24, chúng ta thấy ông đã làm điều kỳ diệu trong việc kiếm vợ cho con trai là Y-sác. Nhưng sau đó, ông đã cưới một người vợ khác (25:1). Điều này cho thấy Áp-ra-ham chưa trưởng thành. Thế thì sự trưởng thành của Áp-ra-ham ở đâu? Sự trưởng thành của ông ở trong sự trưởng thành của Gia-cốp.
Chúng ta hãy dùng việc Áp-ra-ham và Gia-cốp xuống xứ Ai-cập để làm minh họa cho điều này. Cuộc hành trình xuống Ai-cập của Áp-ra-ham thật đáng hổ thẹn vì ông đã nói dối về vợ mình (12:10-20); nhưng Gia-cốp đã có một chuyến đi vinh quang (47:7). Ông không xuống Ai-cập để lợi dụng người khác. Ông đến đó với bàn tay chúc phước, ngay cả chúc phước cho Pha-ra-ôn, vua lớn nhất trên đất thời bấy giờ (47:10). Điều này cho thấy sự trưởng thành về sự sống ở nơi Gia-cốp, không ở nơi Áp-ra-ham. Theo Kinh Thánh, người trên luôn luôn chúc phước cho người dưới (Hê. 7:7). Không một người trẻ nào có thể chúc phước cho người lớn hơn mình. Để chúc phước cho người khác, anh em cần trưởng thành trong sự sống. Kinh Thánh có bao giờ nói Áp-ra-ham đã chúc phước cho người nào chưa? Chưa. Trái lại, Gia-cốp đã trưởng thành trong sự sống đến nỗi ông có thể ban phước cho người khác. Khi chúc phước cho cháu mình, ông đã chúc phước cách rõ ràng, không mù quáng như Y-sác. Khi Giô-sép tìm cách đổi chỗ tay ông, Gia-cốp đã không chịu và nói “Cha biết điều đó, con trai. Cha biết” (48:19). Gia-cốp đã trưởng thành hoàn toàn. Mặc dầu Áp-ra-ham cao hơn trong đời sống đức tin, nhưng nơi ông, chúng ta không thấy sự trưởng thành về sự sống như trong Gia-cốp. Về sự trưởng thành sự sống, Áp-ra-ham phải dựa vào Gia-cốp. Cho dù là ông nội, Áp-ra-ham vẫn cần đến cháu mình để được trọn vẹn. Bởi điều này, chúng ta có thể thấy rằng, theo kinh nghiệm, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp không phải là những cá thể mà là ba Chi Thể của cả Thân Thể. Cũng vậy, chúng ta là các Chi Thể của nhau (La. 12:5), và trong các phương diện nào đó của sự sống, chúng ta cần lệ thuộc vào nhau
2) Kinh Nghiệm Của Y-sác
Y-sác là một minh họa khác cho điều này. Kinh nghiệm của Y-sác thì không có khởi đầu hay kết thúc. Ông không hề được kêu gọi và cũng không hề được trưởng thành. Cho dù đã chúc phước cho các con nhưng ông đã làm điều này cách mù quáng (27:18-29), không minh mẫn như Gia-cốp đã chúc phước cho các cháu mình. Y-sác cần kinh nghiệm khởi đầu của Áp-ra-ham lẫn của Gia-cốp và cần kinh nghiệm phần cuối của kinh nghiệm Gia-cốp trong sự trọn vẹn. Y-sác nằm giữa. Ông chưa bao giờ được xử lý. Mặc dầu cha và con trai ông được xử lý, nhưng ông không cần sự xử lý nào. Ông được bao phủ hoàn toàn bởi hai đầu mút này trong vấn đề được Đức Chúa Trời xử lý. Nhiều khi việc chúng ta ở giữa các Chi Thể khác trong Thân thật tốt đẹp, vì những người đi trước và những người đi sau chúng ta đã trở nên sự trọn vẹn của chúng ta. Đây là sự phối hợp giữa các Chi Thể của Thân.
3) Kinh Nghiệm Của Gia-cốp
Trong kinh nghiệm, Gia-cốp đã có một kết cuộc tốt nhất, cao nhất và trưởng thành nhất. Mặc dầu khởi đầu là kẻ tiếm vị gian xảo, nhưng sau khi được Đức Chúa Trời xử lý, ông đã trưởng thành hoàn toàn. Dù có rất nhiều người tốt như A-bên, Ê-nót, Nô-ê và Áp-ra-ham, nhưng trong Sáng Thế Ký, không ai trưởng thành như Gia-cốp. Sau khi đã trưởng thành, bàn tay nắm gót của ông trở thành bàn tay chúc phước. Hễ khi nào một người đến dưới bàn tay ông thì không có sự định tội mà chỉ có sự chúc phước. Ông không chỉ chúc phước cho hậu tự của đức tin mà thậm chí cho người thế giới. Ông hết sức cao cả và trưởng thành.
Mặc dầu đã trưởng thành trong sự sống, Gia-cốp không có kinh nghiệm được kêu gọi cũng không có kinh nghiệm về đời sống đức tin. Ông cũng không có kinh nghiệm về sự thừa hưởng ân điển. Để được trọn vẹn, Gia-cốp cần có kinh nghiệm được kêu gọi và kinh nghiệm sống bởi đức tin của Áp-ra-ham, cũng như cần kinh nghiệm của Y-sác trong việc thừa hưởng ân điển. Gia-cốp thật kém thiếu trong đức tin. Ông không biết tin là thế nào nhưng biết tiếm vị là làm sao. Sau khi Áp-ra-ham giết các vua, được Mên-chi-xê-đéc chúc phước, ông đã gặp vua Sô-đôm. Vua Sô-đôm khích lệ Áp-ra-ham, người đã giành chiến thắng nhận lấy bổng lộc. Nhưng Áp-ra-ham đã từ chối không nhận, thậm chí một sợi dây giày vì ông tin vào sự cung ứng của Đức Chúa Trời Toàn Năng (14:19-23). Áp-ra-ham đã nhận sự chúc phước của Mên-chi-xê-đéc và không cần sự giúp đỡ từ vua Sô-đôm. Đó là kinh nghiệm của Áp-ra-ham về đức tin. Nhưng kinh nghiệm của Gia-cốp thì rất khác. Nơi nào ông đến, ông là kẻ tiếm vị đầu tiên. Trong đời sống tiếm vị đó, thậm chí Gia-cốp đã mặc cả với Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời hiện ra với ông trong giấc chiêm bao tại Bê-tên, Gia-cốp nói thẳng “Nếu Đức Chúa Trời ở cùng tôi, gìn giữ tôi trong lúc đi đường, cho bánh ăn, áo mặc… thì Đức Giê-hô-va sẽ là Đức Chúa Trời tôi… và tôi sẽ nộp lại cho Ngài một phần mười mọi của cải mà Ngài sẽ cho tôi” (28:20-22). Gia-cốp mặc cả với Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời quan tâm đến các nhu cầu ông, thì đổi lại, Gia-cốp sẽ nộp cho Ngài mười phần trăm. Gia-cốp dường như nói “Đức Chúa Trời ơi, nếu Ngài chăm sóc việc ăn uống, ăn mặc và mọi nhu cầu tôi, tôi sẽ có nhiệm vụ dâng cho Ngài mười phần trăm”. Theo sự sắp xếp đó, Gia-cốp nhận chín mươi phần trăm và Đức Chúa Trời chỉ mười phần trăm. Bởi điều này, chúng ta thấy Gia-cốp đã không có đức tin của Áp-ra-ham.
Tuy nhiên, cuối cùng, Gia-cốp đã được trưởng thành hoàn toàn. Ông đã đạt đến mức trưởng thành cao, đó là Giô-sép, một phần của Gia-cốp, đang cai trị cả thế giới. Lúc đó, thế giới ở dưới bàn tay của Pha-ra-ôn và uy quyền của Pha-ra-ôn hoàn toàn ở nơi Giô-sép. Trong một ý nghĩa rất thực, Giô-sép không cai trị cho Pha-ra-ôn mà cho Gia-cốp. Ở đây, chúng ta thấy Vương Quốc. Tân Ước kết thúc với Vương Quốc. Sau khi những người được gọi hoàn thành trọn vẹn các kinh nghiệm của họ với Đức Chúa Trời Tam_Nhất thì thời kỳ trị vì sẽ đến. Đó sẽ là Thiên Hi Niên. Giô-sép chỉ cai trị trong một số năm nhưng chúng ta sẽ cai trị trong Vương Quốc một ngàn năm
Nếu cộng tất cả các kinh nghiệm của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, chúng ta có một bức tranh rõ nét về kinh nghiệm trọn vẹn của một người được kêu gọi. Để hiểu rõ điều này, chúng ta hãy xem sơ đồ được in ở trang 665 sau đây. Là những người được kêu gọi của Đức Chúa Trời, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp đã được chọn trong quá khứ đời đời. Sau đó, vào đúng kỳ, sau khi ra đời, họ được kêu gọi. Nhiều năm sau khi Áp-ra-ham được kêu gọi, ông chịu cắt bì và được đổi tên. Điều này được biểu thị bằng một đường cong. Đây là một hướng hay một phương diện trong kinh nghiệm của những người được gọi. Từ sơ đồ này, chúng ta thấy kinh nghiệm của Y-sác là một đường thẳng. Nó giống như một ly nước trong, vô vị. Chúng ta thấy một đường cong khác khi đến với kinh nghiệm của Gia-cốp. Sau khi người tiếm vị này bị đụng đến và bị xử lý, ông trở nên hoàng tử của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, tất cả ba người được kêu gọi này trở thành một đường thẳng. Tất cả họ sẽ ở đó trong tương lai đời đời. Từ sơ đồ này, chúng ta thấy rằng Gia-cốp, hay Ítx-ra-ên, là bao gồm cả Giô-sép. Như đã thấy, lý do cho điều này là: Giô-sép là phần về sự cai trị của Gia-cốp. Trong khi Gia-cốp là hoàng tử của Đức Chúa Trời, thì Giô-sép là người cai trị khắp thế giới, trị vì khắp trái đất thay cho Gia-cốp. Giô-sép là con đang cai trị, còn Gia-cốp là cha đang cai trị.
Các kinh nghiệm của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là kinh nghiệm trọn vẹn của một người tập thể được kêu gọi. Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ quì xuống và thưa “Ô, Đức Chúa Trời Cha, chúng con cần Ngài. Chúng con cần kế hoạch, mục đích, sự lựa chon, sự tiền định, sự kêu gọi, sự xưng công chính, sự thừa nhận và sự chăm sóc của Ngài. Ô Đức Chúa Trời Con, chúng con cần Ngài. Chúng con cần Ngài cứu chuộc để có thể nhận được cơ nghiệp. Chúng con cần Ngài để hoàn thành tất cả những gì Cha đã hoạch định, tất cả những gì Cha có ý định thực hiện. Ô Đức Chúa Trời Linh, chúng con cần Ngài. Chúng con cần Ngài tái sinh, sửa trị, biến đổi và làm chúng con lớn lên hầu có thể trưởng thành trong sự sống. Chúng con cần Ngài làm chúng con trở thành những Ítx-ra-ên đích thực. Chúng con cần Ngài làm cho tất cả những gì Cha đã hoạch định, tất cả những gì Con đã hoàn thành trở nên thật đối với chúng con. Đức Chúa Trời Tam_Nhất của chúng con ơi, chúng con sấp mình trước Ngài, thờ lạy Ngài, ngợi khen Ngài, và cảm tạ Ngài về tất cả những gì Ngài đã làm cho chúng con và trong chúng con!
Sau khi thấy điều như vậy, chúng ta sẽ hạ xuống và nhận thức rằng toàn bộ kinh nghiệm của người tập thể được kêu gọi thì quá nhiều mà cá nhân chúng ta không thể có. Tôi không thể là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp cùng với Giô-sép. Vì tôi chỉ là một trong ba người này, tôi phải học tập dựa vào anh em tôi cho phần còn lại. Dù có trưởng thành như Ítx-ra-ên, tôi vẫn cần đến anh em nào đó là Áp-ra-ham và Y-sác của tôi. Tất cả chúng ta cần nhận thức rằng, tối đa chúng ta chỉ là một Chi Thể trong Thân. Chúng ta cần tất cả các Chi Thể khác. Theo bối cảnh truyền thống của chúng ta, mọi người đều xếp Áp-ra-ham ở trên đỉnh, cho rằng ông vượt trỗi hơn người khác. Nhưng Áp-ra-ham đã không trội hơn mọi người. Dù có vượt trỗi hơn người khác về vấn đề đức tin, nhưng ông không trội hơn họ về sự trưởng thành. Như đã thấy, Gia-cốp là người trưởng thành nhất.
Hiện tại, tất cả chúng ta đang ở trong tiến trình kinh nghiệm này của những người được kêu gọi của Đức Chúa Trời. Một số chúng ta là Áp-ra-ham, một số là Y-sác, và số khác là Gia-cốp. Bây giờ chúng ta đang vui hưởng Đức Chúa Trời Tam_Nhất trong kinh nghiệm, không trong giáo lý. Chúng ta không có Ngài như một quan niệm mang tính giáo lý mà như sự vui hưởng trong kinh nghiệm. Chúng ta đang vui hưởng Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Con và Đức Chúa Trời Linh. Thật tốt dường bao khi vui hưởng sự kêu gọi, sự xưng công chính, sự thừa nhận và sự chăm sóc của Cha trên chúng ta. Thật kỳ diệu biết bao khi nhận biết sự cứu chuộc, sự giải cứu, sự đem chúng ta vào cơ nghiệp và sự hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Thật tuyệt vời khi kinh nghiệm sự tái sinh, sự sửa trị, sự biến đổi của Linh để làm chúng ta lớn lên và trưởng thành. Chúng ta không chỉ đang bàn luận về Đức Chúa Trời Tam_Nhất mà đang kinh nghiệm Ngài, đang dự phần Cha, Con và Linh. Đức Chúa Trời Tam_Nhất ở cùng chúng ta theo kinh nghiệm. Trong nếp sống Hội Thánh, chúng ta là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp kể cả Giô-sép, đang kinh nghiệm Đức Chúa Trời Tam_Nhất. Chúng ta đang vui hưởng sự lựa chọn, sự tiền định, sự kêu gọi, sự xưng công chính, sự thừa nhận, sự chăm sóc, sự cứu chuộc, sự thừa hưởng cơ nghiệp, sự hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời, sự tái sinh, sự sửa trị, sự biến đổi, sự lớn lên, sự trưởng thành và cuối cùng là sự cai trị. Ngợi khen Chúa! Đây là Đức Chúa Trời Tam_Nhất với người tập thể được kêu gọi.
BÀI BA MƯƠI CHÍN
Động Cơ Và Sức Mạnh
Của Việc Được Kêu Gọi
Trong bài vừa qua, chúng ta thấy Đức Chúa Trời Tam_Nhất có liên quan đến Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, là một người tập thể trọn vẹn. Nếu muốn bước vào phần cuối của Sáng Thế Ký, chúng ta cần nhớ rằng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp không phải là ba đơn vị trọn vẹn và tách biệt mà, dưới sự phân phát của Đức Chúa Trời, là một người tập thể trọn vẹn. Đức Chúa Trời đối xử với mỗi người trong họ như một phần của một đơn vị trọn vẹn. Những kinh nghiệm của họ không phải là ba kinh nghiệm cá nhân riêng lẻ mà là các phương diện của một kinh nghiệm trọn vẹn.
2. Phương Diện Thứ Nhứt
–Kinh Nghiệm Của Áp-ra-ham
Trong bài này, chúng ta cần thấy phương diện thứ nhứt trong kinh nghiệm trọn vẹn của những người được Đức Chúa Trời kêu gọi. Phương diện này được thấy đầy đủ trong đời sống của Áp-ra-ham (11:10_25:18). Điều này là cơ bản. Đời sống của Áp-ra-ham là minh họa về phương diện thứ nhứt trong kinh nghiệm trọn vẹn của những người được Đức Chúa Trời kêu gọi. Kinh nghiệm của Áp-ra-ham đi từ chỗ được kêu gọi, qua việc sống bởi đức tin trong sự tương giao, đến sự nhận biết ân điển.
a. Được Kêu Gọi
Trong kinh nghiệm, Áp-ra-ham trước hết đã được Đức Chúa Trời kêu gọi. Như đã thấy, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời không bắt nguồn hay khởi xướng bởi người được kêu gọi. Điều đó được khởi xướng bởi Đức Chúa Trời là Đấng Kêu Gọi. Đức Chúa Trời là Đấng khởi xướng sự kêu gọi của Ngài.
1) Động Cơ Và Sức Mạnh
Vì sự kêu gọi của Đức Chúa Trời không bắt nguồn từ người được kêu gọi nhưng từ Đức Chúa Trời là Đấng Kêu Gọi, nên động cơ và sức mạnh để nhận được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời không bắt nguồn từ phía người được kêu gọi nhưng từ phía Đấng Kêu Gọi. Động cơ và sức mạnh mà bởi đó Áp-ra-ham có thể đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đến từ chính Đức Chúa Trời. Động cơ và sức mạnh này là gì? Nếu xem xét vấn đề cách chi tiết, chúng ta có thể thấy ba điều đã thúc đẩy Áp-ra-ham chấp nhận sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là: sự hiện ra của Đức Chúa Trời, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời ,và lời hứa của Đức Chúa Trời. Bây giờ, chúng ta cần xem xét từng điều trong những điều này.
a) Sự Hiện Ra Của Đức Chúa Trời
Phương diện đầu tiên của động cơ và sức mạnh để chấp nhận sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là sự hiện ra của Đức Chúa Trời. Nếu tôi đến với anh em, điều đó không có ý nghĩa gì vì tôi không là gì. Nếu Tổng Thống Mỹ đích thân đến thăm anh em, anh em sẽ rất phấn khởi. Có lẽ anh em sẽ không ngủ được suốt đêm đó. Nhưng ai đã đến thăm Áp-ra-ham? Đức Chúa Trời Vinh Hiển (Công. 7:2). Ngoài lời của Ê-tiên trong Công Vụ 7:2, tại đó ông nói với những người bắt bớ rằng Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra với Áp-ra-ham, tổ phụ họ, thì trong Kinh Thánh không có câu nào khác nói rằng Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra với Áp-ra-ham. Khi Ê-tiên đang nói, Chúa Jesus Vinh Hiển đã hiện ra với ông (Công. 7:55-56). Các từng trời mở ra và ông thấy Jesus trong sự vinh hiển đứng bên hữu Đức Chúa Trời. Ê-tiên đã mạnh dạn chết vì Jesus, vì trong khi họ chống đối ông, ông thấy Chúa Jesus. Những người này đã ném đá ông, nhưng Jesus đã mỉm cười với ông. Vì Chúa đã hiện ra với ông, nên thật dễ dàng, thậm chí là một niềm vui lớn, để ông chịu sự bắt bớ. Không có sự so sánh nào giữa sự bắt bớ đó với sự hiện ra của Jesus trong vinh hiển. Vì Ê-tiên đã ở trong một tình trạng như thế nên Jesus trong sự vinh hiển đã hiện ra với ông. Không có sự hiện ra đó, thật quá khó để một người chấp nhận hoàn cảnh của mình
Cùng một nguyên tắc, Đức Chúa Trời Vinh Hiển đã hiện ra với Áp-ra-ham, thăm viếng ông bằng sự hiện ra cá nhân của Ngài, vì lúc đó, Áp-ra-ham ở dưới ảnh hưởng của một bối cảnh nặng nề tại Canh-đê. Như sẽ thấy trong bài sau, Canh-đê theo tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là thuộc về quỉ. Canh-đê là một nơi thuộc về quỉ, nơi đầy các quỉ.Giô-suê 24:2 nói rằng Áp-ra-ham và gia đình ông đã hầu việc các thần khác. Họ đã thờ lạy hình tượng và đằng sau hình tượng là các quỉ.
Canh-đê ở trong xứ gọi là Mê-sô-bô-ta-mi. Từ Mê-sô-bô-ta-mi có nghĩa là “giữa những dòng sông”. Theo địa lý, miền đất Mê-sô-bô-ta-mi được bao quanh bởi hai con sông lớn: Ơ-phơ-rát (tiếng Hê-bơ-rơ là Perath) và sông Tigris (tiếng Hê-bơ-rơ là Hi-đê-ke). Giữa hai sông này là một đồng bằng lớn, xứ Mê-sô-bô-ta-mi. Canh-đê là một phần của Mê-sô-bô-ta-mi. Điều này nghĩa là nơi ở của Áp-ra-ham không chỉ là nơi đầy các quỉ mà còn là nơi được bao bọc bởi hai con sông lớn. Thật rất khó để ông hay bất kỳ ai khác rời khỏi một nơi như thế vì các quỉ nắm giữ và những sông lớn này bao lấy ông. Vì không có phương tiện giao thông hiện đại, nên người ta phải đi bộ. Làm thế nào Áp-ra-ham có thể ra khỏi Canh-đê? Vì bối cảnh của ông quá chặt chẽ, nên Đức Chúa Trời đã hiện ra với ông để ông có thể ra khỏi đó.
Đây là một bức tranh, một minh họa, về tình trạng của chúng ta trước khi được cứu. Tất cả chúng ta đều đã ở tại Canh-đê. Tất cả những người trẻ cần nhận thức rằng mỗi trường cấp II là một Canh-đê, nơi đầy các quỉ. Rất nhiều học sinh là những con quỉ nhỏ đang bán ma-túy và tìm cách giữ anh em lại, nói rằng “Làm thế nào bạn có thể khác với chúng tôi chứ? Nếu muốn khác với chúng tôi, bạn sẽ đi đâu? Hai con sông lớn giữ bạn ở đây. Bạn phải ở đây với chúng tôi!” Đôi khi chồng là quỉ đối với vợ và vợ là quỉ đối với chồng. Về những người thế giới, hễ khi nào một thanh niên lập gia đình, người đó bước vào vùng đất của quỉ. Điều này cũng đúng cho mọi thiếu nữ kết hôn. Hãy xem ví dụ về một thanh niên phải lòng một thiếu nữ nọ. Thiếu nữ này có một xuất xứ kinh khủng, bao gồm nhiều bà con, bạn bè, và tất cả những người đó đều thuộc về ma quỉ. Nếu thanh niên này muốn kết hôn với cô ấy, anh sẽ sa vào lãnh thổ của quỉ. Nếu anh đến với tôi, tôi sẽ nói “Đừng nghĩ rằng thiếu nữ đó rất dễ thương, xinh đẹp và tử tế. Anh phải nhìn vào bối cảnh của cô ấy. Anh không chỉ cưới cô ấy mà là cưới cô ấy với cả xuất xứ của cô ấy nữa. Sau khi cưới một cô gái có một xuất xứ thuộc về quỉ như vậy, anh sẽ thấy mình ở Canh-đê. Các quỉ ở đó sẽ nắm giữ anh”. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn người thanh niên này. Đừng nghĩ rằng sẽ dễ dàng để anh tin Chúa Jesus và được cứu. Đó không phải là vấn đề được cứu rồi chờ lên thiên đàng. Không, trong Kinh Thánh, được cứu là được kêu gọi ra khỏi bối cảnh, vùng đất và môi trường của anh em. Anh em cần đem chính mình ra khỏi đó.
Như chúng ta đã thấy, lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham là lời rao giảng Phúc Âm (Ga. 3:8). Là một phần của sự rao giảng này, Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham rằng hãy ra khỏi quê hương ông. Anh em sẽ làm gì nếu là Áp-ra-ham? Đằng sau Sa-ra có thể cũng có nhiều quỉ và những quỉ này sẽ không đồng ý để Áp-ra-ham ra khỏi Canh-đê. Đây là lý do vì sao Đức Chúa Trời Vinh Hiển đã hiện ra với Áp-ra-ham. Không phải thiên sứ, cũng không phải một người cao quí nào khác đã hiện ra với Áp-ra-ham mà là chính Đức Chúa Trời Vinh Hiển. Sự hiện ra này là một sự thu hút lớn, đã giục giã Áp-ra-ham nắm lấy sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
Trong Ma-thi-ơ, chúng ta được biết rằng khi Jesus đi dọc theo biển Ga-li-lê, Ngài đã gọi Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ và Giăng (Mat. 4:18-22). Chúa Jesus chỉ phán với họ “Hãy theo Ta”, và họ đã đi theo Ngài. Trong nhiều năm, tôi không thể hiểu điều này. Một Jesus nhỏ bé người Na-xa-rét chỉ nói một lời “Hãy theo Ta”, thì họ liền theo Ngài. Tôi không hiểu điều này cho đến một ngày kia, tôi thấy rằng Jesus, Người đi dọc theo mé biển Ga-li-lê đó, là Ánh Sáng Lớn (Mat. 4:16). Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ và Giăng đều đã bị thu hút bởi Ánh Sáng Lớn đó. Khi Jesus nhìn họ và gọi, họ được hấp dẫn đến với Ngài. Nhìn bên ngoài, Người kêu gọi họ là một người Na-xa-rét nghèo hèn; nhưng thực ra, Ngài là Đức Chúa Trời Vinh Hiển. Cũng vậy, Đức Chúa Trời Vinh Hiển đã hiện ra với Áp-ra-ham trong vùng đất thuộc quỉ, bị bao quanh bởi những dòng nước lớn. Tôi tin rằng, về nguyên tắc, tất cả chúng ta đều đã kinh nghiệm một sự hiện ra như vậy. Được cứu không chỉ là vấn đề nghe Phúc Âm, gật đầu, sau đó thừa nhận mình là tội nhân và tin Chúa Jesus. Mặc dầu điều này đúng, nhưng tôi phải nói rằng một người được cứu thực sự là người có sự hiện ra của Jesus.
Trong sự tin Chúa của mình, nhiều người trong chúng ta dường như đã thấy “sự vinh hiển của Đức Chúa Trời nơi mặt Jesus Christ” (2Cô. 4:6). Điều này trở nên một sự khích lệ lớn cho rất nhiều người trong chúng ta.
Chúng ta, những người được cứu, đều đã có sự hiện ra của Jesus. Điều này không xảy ra theo cách bên ngoài, nhưng sâu xa trong linh chúng ta. Dù có thể quên ngày hay thậm chí năm mình được cứu, nhưng chúng ta không bao giờ có thể quên thời điểm mà sâu xa bên trong, chúng ta đã thấy Jesus. Jesus đã hiện ra và chúng ta đã gặp Ngài. Đây là kinh nghiệm được cứu thật sự. Được cứu đơn giản là được kêu gọi. Trước khi Chúa Jesus hiện ra với anh em, anh em thấy khó mà trở thành một Cơ-đốc nhân thật sự. Bối cảnh và môi trường xung quanh không để cho anh em khác với người khác. Tuy nhiên, một ngày nọ, Ngài đã hiện ra với anh em. Ô, Jesus sống động trong sự vinh hiển đã hiện ra với anh em. Đó là sự kêu gọi của anh em. Đó cũng là sự biệt riêng và sự cứu của Ngài. Bởi hiện ra với anh em theo cách này, Ngài đã kêu gọi anh em, cứu anh em, và phân rẽ anh em. Áp-ra-ham đã có cùng một kinh nghiệm như vậy. Sự hiện ra của Đức Chúa Trời đã cuốn hút ông cách mạnh mẽ. Sự hiện ra này là động cơ và sức mạnh để ông chấp nhận sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Nếu xem xét bối cảnh và tình trạng của Áp-ra-ham, anh em sẽ nhận thức rằng nếu không có một sự thu hút và khích lệ như vậy thì ông không thể chấp nhận sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
b) Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời
Yếu tố thứ hai cho động cơ và sức mạnh là sự kêu gọi của Đức Chúa Trời (Công. 7:3-4; Sáng 12:1). Đức Chúa Trời đã không hiện ra với Áp-ra-ham mà không phán với ông. Khi Ngài đến với Áp-ra-ham, Ngài đã gọi ông. Đức Chúa Trời đã phán với Áp-ra-ham. Kêu gọi có nghĩa là phán. Nghe tiếng phán của Đức Chúa Trời không phải là điều nhỏ. Vào lúc được cứu, chúng ta đều đã kinh nghiệm sự hiện ra của Jesus. Đồng thời với sự hiện ra đó, Ngài cũng đã phán với chúng ta. Có sự phát ngôn thần thượng, một loại phát ngôn trong linh.
Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng rằng vào lúc được cứu, sâu xa bên trong, chúng ta ý thức rằng Jesus đang phán với mình. Có lẽ Chúa Jesus đã đến với anh em khi còn là một học sinh, Ngài hỏi “Con đang làm gì ở đây?”. Anh em đáp “Con đang học để có được bằng cấp”. Chúa hỏi “Để làm gì?”. Anh em trả lời “Để có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai”. Sau điều này, Chúa lại hỏi “Sau đó là điều gì? Tương lai con thể nào?” Với người khác, Chúa Jesus nói theo cách khác, rằng “Hãy nhìn kìa, con tội lỗi là thể nào, con xấu xa và hèn hạ làm sao!” Đáp lại, một số người đã thưa với Chúa “Đừng quấy rầy tôi”. Nhưng Chúa nói “Ta yêu con. Ta muốn cứu con. Con không biết Ta là Jesus sao. Ta muốn cứu con khỏi tình trạng đáng thương này. Con không muốn nhận Ta sao?” Với người khác nữa, Chúa Jesus nói “Con không biết rằng Ta là Đấng Hằng Sống sao. Ta là Đấng duy nhất có thể ban sự sống đời đời”. Nhiều người trong chúng ta đã nghe những lời như vậy, không phải từ miệng của người rao giảng nhưng từ miệng của Jesus hằng sống. Anh em có nhớ tiếng nói mà anh em đã nghe từ Jesus hằng sống này khi Ngài hiện ra vào lúc anh em được gọi và được cứu không? Những người không phải là Cơ-đốc nhân, bao gồm những người tự xưng là Cơ-đốc nhân, đã không có loại kinh nghiệm này, và họ xem điều đó là sự mê tín. Nhưng đây không phải là sự mê tín! Đức Chúa Trời vinh hiển đã đến với chúng ta và phán với chúng ta. Áp-ra-ham có thể nói “Đừng nói với tôi điều này là sự mê tín. Tôi thật sự đã nghe tiếng Ngài. Ngài phán rằng “Hãy ra khỏi quê hương ngươi!” Lời này không đến từ cha tôi hay từ vợ tôi. Lời này được phán bởi Đức Chúa Trời vinh hiển”. Hãy thành thật cho tôi biết, anh em không nghe tiếng của Jesus sao? Tôi không tin rằng người đã được cứu rồi lại sẽ hư mất. Dù một người được cứu có thể sa ngã, nhưng người đó không bao giờ có thể quên sự hiện ra và tiếng phán của Jesus. Thậm chí người đó có thể nói “Tôi không tin Jesus nữa”, nhưng sâu thẳm bên trong, Chúa phán “Làm thể nào con nói rằng con không tin Ta nữa”. Anh em không bao giờ có thể quên sự hiện ra và sự phát ngôn của Ngài với mình .
Nhiều người trẻ đã hỏi tôi sự khác nhau giữa Cơ-đốc nhân thật và Cơ-đốc nhân giả là gì. Tất cả họ đều tự nhận mình đã tin Jesus. Câu trả lời tốt nhất mà tôi có thể nói là một Cơ-đốc nhân thật có sự phát ngôn của Jesus, nhưng Cơ-đốc nhân tự xưng chỉ có sự rao giảng của giáo lý. Một Cơ-đốc nhân thật, ít ra đã một lần trực tiếp nghe tiếng của Jesus trong các chiều sâu của bản thể người đó bởi Linh Sống. Tiếng nói đó là sức mạnh giúp tất cả chúng ta chấp nhận sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.
c) Lời Hứa Của Đức Chúa Trời
Phương diện thứ ba của động cơ và sức mạnh để đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời là lời hứa của Đức Chúa Trời (12:2-3). Phần lớn sự phán ngôn của Đức Chúa Trời với chúng ta là lời hứa của Ngài. Nếu Đức Chúa Trời phán “Ta không muốn quấy rầy con; Ta muốn cứu con”, thì đó là một lời hứa. Nếu Ngài phán “Ta yêu con”, đó cũng là một lời hứa. Hầu hết những gì Ngài phán với chúng ta đều là lời hứa.
Đức Chúa Trời vinh hiển đã phán gì với Áp-ra-ham? Đầu tiên, Đức Chúa Trời vinh hiển phán rằng “Hãy ra khỏi quê hương và vòng bà con ngươi” (12:1). Anh em có thể cho rằng đây không phải là một lời hứa. Nhưng lời này hàm ý đến một lời hứa. Khi Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham ra khỏi quê hương, lời này hàm ý rằng Đức Chúa Trời đang hứa với Áp-ra-ham về một nơi nào đó. Bằng không, Áp-ra-ham hẳn đã nói “Nếu con ra khỏi quê hương,, con sẽ đi đâu?” Đức Chúa Trời đã có một nơi cho Áp-ra-ham. Ngay cả mạng lịnh ra khỏi quê hương cũng hàm ý đến một lời hứa, lời hứa về miền đất tốt lành. Áp-ra-ham có thể nói “Vì Đức Chúa Trời truyền cho tôi phải ra khỏi quê hương, nên chắc chắn điều này có nghĩa là Ngài có một nơi ở cho tôi”. Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ông để đến một miền đất mà Ngài sẽ chỉ cho ông. Chắc chắn rằng đó là một lời hứa. Lời hứa của Đức Chúa Trời là một sự khích lệ để ông lìa bỏ quê hương.
(1) Làm Cho Người Được Kêu Gọi Trở Thành “Một Dân Lớn”
Trong 12:2, Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham rằng “Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn”. Lời này tương phản với bối cảnh của Áp-ra-ham. Tại Ba-bên, có nhiều dân được hình thành từ các gia đình. Áp-ra-ham đã sống trong bầu không khí như vậy. Khi Đức Chúa Trời đến với Áp-ra-ham, bảo ông ra khỏi quê hương, có thể Áp-ra-ham đã tự nhủ “Còn vấn đề trở thành một dân thì sao?” Và Đức Chúa Trời đã hứa rằng Ngài sẽ làm cho ông nên một dân lớn. Đức Chúa Trời cũng phán “Ta sẽ ban phước cho ngươi, làm cho danh ngươi nên lớn”. Điều này cũng tương phản với Ba-bên. Khi người ta xây một tháp tại Ba-bên, họ tìm cách làm cho chính mình một danh. Nhưng Đức Chúa Trời, trong lời hứa của Ngài, dường như đang phán với Áp-ra-ham “Ngươi không cần làm một danh cho mình. Ta sẽ làm danh ngươi nên lớn. Ngươi không cần thành lập một dân. Ta sẽ làm nên một dân ra từ ngươi”.
Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ làm cho ông nên “một dân lớn”. “Dân lớn” này là Vương Quốc của Đức Chúa Trời, bao gồm quốc gia Ítx-ra-ên thời Cựu Ước, Hội Thánh thời Tân Ước, Vương Quốc Ngàn Năm trong thời đại sắp đến, (Trong Vương Quốc Ngàn Năm sẽ có hai phần –phần trên trời và phần dưới đất. Phần trên trời sẽ là Vương Quốc các từng trời. Người đắc thắng thuộc các thời đại trước đây và hiện nay sẽ ở trong phần trên trời của Vương Quốc Ngàn Năm như những vua đồng trị với Christ. Phần dưới đất là Vương Quốc của Đấng Mê-si,bao gồm quốc gia Do-thái tương lai) và Trời Mới Đất Mới trong cõi đời đời. Quốc gia Ítx-ra-ên trong thời Cựu Ước, Hội Thánh thời Tân Ước, Vương Quốc sắp đến trong thời kỳ ngàn năm và Trời Mới Đất Mới trong cõi đời đời –tất cả được bao gồm trong “dân lớn” này mà Đức Chúa Trời đã hứa làm thành cho Áp-ra-ham. Bằng cách này, danh của Áp-ra-ham đã trở thành một danh lớn. Ngoài Danh Chúa Jesus, không một danh nào trên đất này lớn hơn danh của Áp-ra-ham. Ông là cha của “một dân lớn”. Trong cõi đời đời, ông là cha của quốc gia Ítx-ra-ên, cha của Hội Thánh và ông sẽ là cha của Vương Quốc Ngàn Năm và của những người được chuộc. Ô đây thật là “một dân lớn” với một danh lớn như thế!
(2) Chúc Phước Cho Người Được Gọi
Đức Chúa Trời đã hứa ban phước cho Áp-ra-ham (12:2). Phước hạnh này là gì? Đó là phước hạnh của sự sáng tạo và sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời, gồm tất cả những gì Đức Chúa Trời muốn ban cho con người –tức là chính Đức Chúa Trời và tất cả những gì Ngài có trong thời đại này và thời đại hầu đến. Ga-la-ti 3:14 cho biết rằng phước hạnh này cuối cùng là lời hứa về Linh “Hầu cho hạnh phước của Áp-ra-ham nhờ Christ Jesus mà giáng trên dân Ngoại Bang, để chúng ta cậy đức tin mà nhận lãnh Đấng đã hứa là Linh” (Theo Hi-văn). Vì Linh là chính Đức Chúa Trời, nên điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời đã hứa rằng Ngài sẽ ban chính Ngài cho Áp-ra-ham như phước hạnh.
(3) Làm Cho Người Được Kêu Gọi
Trở Thành Phước Hạnh Cho Mọi Gia Tộc Trên Đất
Đức Chúa Trời không chỉ hứa rằng chính Ngài sẽ là phước hạnh cho Áp-ra-ham mà Áp-ra-ham cũng sẽ là phước hạnh cho mọi gia tộc, mọi dân trên đất (12:3). Trong sự kêu gọi của Ngài, Đức Chúa Trời đã chuyển từ A-đam đến Áp-ra-ham. Điều này có nghĩa là Ngài đã từ bỏ dòng dõi của A-đam. Nhưng trong lời hứa của Ngài, từ Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã quay trở lại với tất cả các gia tộc thuộc dòng dõi A-đam qua Đấng Christ, tức dòng dõi của Áp-ra-ham (Ga. 3:14). Điều này rất ý nghĩa. Trước hết, Đức Chúa Trời chuyển từ A-đam qua Áp-ra-ham, và cuối cùng, Ngài chuyển từ Áp-ra-ham trở lại với dòng dõi thọ tạo qua Đấng Christ. Bởi sự xoay chuyển mới này mà tất cả chúng ta đã được bắt lấy. Điều này như thể Đức Chúa Trời đã bỏ chúng ta và hướng về Áp-ra-ham. Sau đó, dường như Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham “Không những Ta sẽ ban chính mình Ta cho ngươi như một phước hạnh mà Ta sẽ còn làm cho ngươi thành một phước hạnh cho tất cả những con người đáng thương của dòng dõi A-đam. Hỡi Áp-ra-ham, chúng ta hãy trở lại”. Chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời đã thực hiện một khúc quanh 1800. Bởi khúc quanh này mà tất cả những người được gọi từ các dân đã được nhóm hiệp.
Cho tôi nói một lời về thái độ của chúng ta đối với dân Do-thái. Đừng bao giờ ngược đãi người Do-thái. Đức Chúa Trời phán rằng “Ta sẽ ban phước cho những ai chúc phước ngươi và rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi”. (Trong lời này, “những ai” và “kẻ nào” ngụ ý đến con người, ở cả số nhiều lẫn số ít). Nếu đọc lịch sử, anh em sẽ thấy rằng trong 25 thế kỷ qua, từ khi Nê-bu-cát-nết-sa hủy phá Thành Giê-ru-sa-lem cho đến nay, mọi nước, mọi dân, mọi chủng tộc hay cá nhân nào đã rủa sả người Do-thái đều đã bị rủa sả. Tuy nhiên, hễ ai chúc phước cho dân Do-thái đều nhận được phước hạnh. Trong lịch sử, không một nhà lãnh đạo nào đã chết một cách đáng khinh như Hít-le. Hít-le đã chết theo cách đó vì ông đã bị rủa sả bởi ông đã rủa sả dân Do-thái. Vì ngày nay nước Mỹ giúp đỡ cho quốc gia Ítx-ra-ên, nên chắc chắn rằng nước Mỹ đang ở dưới sự chúc phước của Đức Chúa Trời. Đây không phải là ý kiến tôi. Đây là theo lời hứa của Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký 12:3
( 4) Lời Hứa Của Đức Chúa Trời
Là Phúc Âm Được Rao Giảng Cho Áp-ra-ham
Khi tôi đọc 12:2-3 lúc còn trẻ, tôi không được dức dấy. Những câu này giống như xương khô. Tôi không hiểu Đức Chúa Trời đang nói gì khi Ngài bảo Áp-ra-ham rằng Ngài sẽ làm cho ông thành một dân lớn và Ngài sẽ ban phước cho ông, làm ông trở thành một phước hạnh. Cuối cùng, sau nhiều năm, tôi trở lại với những câu này với sự giúp đỡ của Ga-la-ti chương 3. Tôi đã đến chỗ nhận thức rằng lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham trong 12:2-3 là sự rao giảng Phúc Âm. Ba điều trong lời hứa của Đức Chúa Trời –làm cho Áp-ra-ham thành một dân lớn, ban phước cho ông, và làm cho ông trở thành một phước hạnh cho mọi gia tộc trên đất –là Phúc Âm được rao giảng cho Áp-ra-ham (Ga. 3:8). Nội dung lời hứa của Đức Chúa Trời giống chính xác với nội dung của Phúc Âm. Trước hết, sự rao giảng Phúc Âm mở đầu bằng những lời này “Hãy ăn năn vì Vương Quốc các từng trời đã đến gần” (Mat. 3:2). Như đã thấy, “dân lớn” chỉ về Vương Quốc. Thứ hai, phước hạnh mà Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ra-ham là Linh, tức chính Đức Chúa Trời. Trong Phúc Âm này, sau khi chúng ta ăn năn vì cớ Vương Quốc, cần tin rằng chúng ta có thể có sự sống đời đời là điều ở trong Linh. Phước hạnh được hứa cho Áp-ra-ham mà theo Ga-la-ti 3:14 là lời hứa về Linh, là chính phước hạnh của Phúc Âm. Phước hạnh này, là điều thứ ba, dành cho muôn dân vì có lời chép rằng “Trong ngươi, mọi gia tộc trên đất sẽ được phước”.
(5) Ngụ Ý Đến Mục Đích Đời Đời Của Đức Chúa Trời
Lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham ngụ ý đến mục đích đời đời của Ngài. Mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là con người biểu lộ Ngài và đại diện cho Ngài. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ làm cho Áp-ra-ham nên “một dân lớn” và Ngài sẽ ban phước cho ông. Dân tộc là vấn đề về sự cai trị để đại diện Đức Chúa Trời và phước hạnh là vấn đề về hình ảnh trong Linh để biểu lộ Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi nên giống hình ảnh Ngài bởi Chúa Linh (2Cô. 3:18). Điều này đòi hỏi chúng ta phải có linh tái sinh. Một số người có thể hỏi tại sao Sáng Thế Ký 1:26,28 trước hết đề cập đến việc bày tỏ Đức Chúa Trời bằng hình ảnh Ngài, rồi sau đó mới đề cập đến việc đại diện Ngài bằng sự cai trị của Ngài. Lý do cho điều này là ở đó chúng ta thấy mục đích ban đầu của Đức Chúa Trời. Nhưng vì con người đã sa ngã, nên trong Phúc Âm, con người phải ăn năn để trở lại với điều ban đầu. Vì thế, trong Phúc Âm, sự cai trị được đề cập trước rồi mới đến hình ảnh. Trong mục đích nguyên thủy của Đức Chúa Trời, đó là hình ảnh và sự cai trị, nhưng vì cớ sa ngã nên trong Phúc Âm thứ tự này đảo ngược lại.
(6) Các Nội Dung Trong Mục Đích Đời Đời, Lời Hứa, Phúc Âm
Và Sự Hoàn Thành Của Đức Chúa Trời Đều Giống Nhau
Trong mục đích đời đời, lời hứa, Phúc Âm và sự hoàn thành của Đức Chúa Trời, những nội dung này đều như nhau. Thật rất thú vị khi thấy điều này.
(a) Trong Mục Đích Đời Đời Của Đức Chúa Trời –Với A-đam
Trong mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, chúng ta có hai điều: hình ảnh để biểu lộ Đức Chúa Trời và sự cai trị để đại diện cho Đức Chúa Trời.
(b) Trong Lời Hứa Của Đức Chúa Trời –Với Áp-ra-ham
Như đã thấy, trong lời hứa của Đức Chúa Trời với Áp-ra-ham, dân tộc, là điều dành cho sự cai trị để đại diện Đức Chúa Trời, được đề cập trước, và phước hạnh, là điều vì hình ảnh để biểu lộ Đức Chúa Trời, được đề cập sau
(c) Trong Phúc Âm –Với Những Người Tin
Trong Phúc Âm (sự cứu rỗi) với những người tin, trước hết chúng ta có sự ăn năn vì Vương Quốc (Mat. 3:2). Sự ăn năn là vì sự quản trị để đại diện Đức Chúa Trời. Thứ hai, chúng ta có vấn đề tiếp nhận sự sống đời đời (Giăng 3:16). Việc tiếp nhận sự sống đời đời là vì hình ảnh để biểu lộ Đức Chúa Trời.
(d) Trong Sự Hoàn Thành –Trong Giê-ru-sa-lem Mới
Chúng ta cũng thấy những nội dung tương tự trong sự hoàn thành, tức trong Giê-ru-sa-lem Mới. Toàn bộ thành Giê-ru-sa-lem Mới sẽ mang dáng vẻ của Đức Chúa Trời. Dáng vẻ của Đức Chúa Trời giống như bích ngọc. Khải Thị 4:3 nói rằng Đức Chúa Trời, Đấng ngự trên ngai có dáng vẻ của bích ngọc. Trong Khải Thị 21:11,18b chúng ta thấy cả thành Giê-ru-sa-lem Mới chiếu sáng như bích ngọc. Dáng vẻ của tường thành và của toàn bộ thành Giê-ru-sa-lem Mới sẽ giống như dáng vẻ của Đức Chúa Trời –là bích ngọc. Điều này nghĩa là trong cõi đời đời, cả thành Giê-ru-sa-lem Mới sẽ biểu lộ Đức Chúa Trời. Hơn nữa, trong cõi đời đời, tất cả những người được cứu trong Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là các vua đồng trị với Đức Chúa Trời (Khải. 22:5). Đây sẽ là sự cai trị để đại diện Đức Chúa Trời.
Mặc dầu không quan tâm đến sự cai trị và hình ảnh của Đức Chúa Trời vào lúc chúng ta được kêu gọi và được cứu, nhưng sâu xa bên trong, trong sự kêu gọi và phát ngôn của Đức Chúa Trời, chúng ta nhận thức rằng những vấn đề này đã được ngụ ý đến. Sau khi được cứu, chúng ta nhận thức rằng chúng ta cần ở dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời. Đây là Vương Quốc, sự cai trị. Cũng vậy, sâu xa bên trong, chúng ta có cảm nhận rằng sau khi được cứu, chúng ta phải tôn vinh Đức Chúa Trời. Đây là vấn đề của hình ảnh để biểu lộ Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, sau khi đã được cứu, hầu hết chúng ta đã gặp một số người rao giảng sai, những người đã nói với chúng ta nhiều điều sai làm chúng ta lệch khỏi mục đích của Đức Chúa Trời. Ngợi khen Chúa vì trong sự khôi phục của Ngài, Ngài đã khôi phục chúng ta trở lại với mục đích ban đầu của Ngài và Ngài đã đem chúng ta trở lại với ban đầu. Chúng ta, những người được kêu gọi thật sự, là con cái của Áp-ra-ham đang nhận sự kêu gọi của Đức Chúa Trời với sự phát ngôn và lời hứa của Ngài, bây giờ đang ở trong Vương Quốc Ngài để đại diện Ngài và mang hình ảnh Ngài để biểu lộ Ngài.
BÀI BỐN MƯƠI
Diễn Tiến Trong Việc
Đáp Lại Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời
Như chúng ta đã chỉ ra nhiều lần, gần như mỗi vấn đề trong Sáng Thế Ký đều là một hạt giống. Trong bài này, chúng ta sẽ đến hạt giống về sự vượt sông, đến kinh nghiệm của người vượt sông đầu tiên. Vượt sông là gì? Đó là theo Chúa cách thật sự và thiết thực. Theo Chúa là vấn đề vượt sông. Dù rằng nói về sự vượt sông thì dễ, nhưng không dễ có sự vượt sông thực sự theo kinh nghiệm của Áp-ra-ham. Trong bài này, chúng ta cần thấy Áp-ra-ham đã vượt sông như thế nào. Kinh nghiệm của ông, một gương mẫu cho tất cả chúng ta, là một hạt giống khác được gieo trong Sáng Thế Ký. Hạt giống này bây giờ đang lớn lên trong rất nhiều người giữa vòng chúng ta.Chúng ta cần sự lớn lên của hạt giống này biết bao!
2) Diễn Tiến
a) Được Kêu Gọi Lần Thứ Nhất
Tại U-rơ Thuộc Canh-đê Ở Mê-sô-bô-ta-mi
Cách tốt nhất để nghiên cứu Lời là so sánh một phân đoạn này với một phân đoạn khác. Chúng ta có thể làm như vậy với sự kêu gọi của Áp-ra-ham, vì sự kêu gọi của ông được đề cập trong cả Sáng Thế Ký 12 (c. 1) và Công Vụ 7 (c. 2-3). Bởi sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta dễ dàng thấy sự so sánh trong hai phần Lời này. Từ hai phần Lời này, chúng ta có thể thấy rằng Đức Chúa Trời Vinh Hiển đã hiện ra với Áp-ra-ham hai lần. Đức Chúa Trời không đến với ông một lần đủ cả. Đây không phải là sự phỏng đoán của chúng ta, nhưng được minh chứng bởi Công Vụ 7:2 nói rằng Đức Chúa Trời Vinh Hiển đã hiện ra với Áp-ra-ham trước khi ông đến ở tại Cha-ran, tức khi ông vẫn còn ở tại Mê-sô-bô-ta-mi. Sáng Thế Ký 12:1 cho thấy rằng sau khi Áp-ra-ham ở tại Cha-ran một thời gian, Đức Chúa Trời đã hiện ra với ông một lần nữa. Qua hai câu này, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã hiện ra với Áp-ra-ham tại hai nơi khác nhau: Tại U-rơ thuộc Canh-đê và tại Cha-ran. Chắc chắn hai sự kêu gọi này không xảy ra cùng một lúc. Sự kêu gọi thứ nhứt xảy ra khi cha của Áp-ra-ham còn sống và sự kêu gọi lần hai xảy đến sau khi cha ông chết. Đây là một bằng chứng mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời đã hiện ra với Áp-ra-ham hai lần.
Có một sự khác biệt rất quan trọng giữa hai lần kêu gọi này của Đức Chúa Trời.Trong sự kêu gọi lần nhứt, Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham hãy ra khỏi quê hương và bà con ông (Công 7:3). Trong sự kêu gọi lần hai, Đức Chúa Trời bảo ông hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con, và nhà cha ông (Sáng Thế Ký 12:1). Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham lần hai, Ngài không những đề cập đến bà con ông cách chung chung, mà còn nói đến nhà cha ông cách cụ thể. Việc ông lìa bỏ bà con là chưa đủ, Áp-ra-ham phải lìa khỏi nhà cha mình. Về sau, chúng ta sẽ thấy lý do cho điều này. Nhưng bây giờ chúng ta có thể thấy Áp-ra-ham đã kinh nghiệm hai lần kêu gọi khác nhau tại hai nơi khác nhau. Trong lần kêu gọi thứ nhất, Đức Chúa Trời bảo ông hãy ra khỏi quê hương và vòng bà con; trong lần kêu gọi thứ nhì, Ngài bảo ông hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con, và nhà cha ông.
Một khi thấy vấn đề về hai lần kêu gọi này, mọi điều sẽ sáng tỏ. Khi còn trẻ, tôi được một số giáo sư dạy rằng Công Vụ chương 7 là phần trích dẫn của Sáng Thế Ký chương 12. Các giáo sư này không hề chỉ rõ rằng Đức Chúa Trời đã kêu gọi Áp-ra-ham hai lần. Có lẽ khi đọc bài này, một số anh em vẫn còn giữ quan niệm rằng Công Vụ chương 7 là phần trích dẫn của Sáng Thế Ký chương 12. Nhưng lần kêu gọi trong Công Vụ chương 7 xảy ra trước khi Áp-ra-ham đến Cha-ran, và lần kêu gọi trong Sáng Thế Ký chương 12 xảy ra sau khi ông đã sống ở đó một thời gian. Lần kêu gọi trong Công Vụ chương 7 xảy ra trước lần kêu gọi trong Sáng Thế Ký chương 12.
b) Không Vâng Phục Ngay Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời
Tại sao Đức Chúa Trời phải hiện ra với Áp-ra-ham hai lần và kêu gọi ông hai lần?Tại sao Đức Chúa Trời phải nhắc lại sự kêu gọi của Ngài? Về phần Đức Chúa Trời, Ngài không cần nhắc lại sự kêu gọi của Ngài. Chính Áp-ra-ham cần sự nhắc lại đó.Hầu như không có ai sau một lần được Đức Chúa Trời kêu gọi lập tức có thể vượt sông ngay. Không một ai giữa vòng chúng ta đáp lời kêu gọi của Đức Chúa Trời mà không lê chân mình qua bùn và nước. Hầu như không một ai đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời cách dứt khoát. Anh em có thể nói “Còn Phi-e-rơ và Giăng thì sao, khi Chúa gọi họ dọc mé biển Ga-li-lê? Chúa đã gọi và lập tức họ đi theo Ngài”. Nếu đọc những phần khác của Lời, anh em sẽ thấy ngay cả các môn đồ này cũng đã trù trừ. Thật khó có sự đáp ứng dứt khoát với sự kêu gọi của Đức Chúa Trời. Chúng ta luôn kéo lê chân mình qua bùn và nước. Những người thân của chúng ta có thể là bùn và chính chúng ta có thể là nước. Dù có thể đã nhận được sự kêu gọi từ Đức Chúa Trời, nhưng anh em đã để cho người thân của mình trở nên bùn lầy mà anh em lê chân mình đi qua. Còn chính anh em là nước, dòng nước đen và dơ bẩn. Anh em kéo lê chân mình qua nước bùn này.
Trong khi Áp-ra-ham sống tại U-rơ, Đức Chúa Trời vinh hiển đã bất ngờ hiện ra với ông. Sự hiện ra này đem đến ánh sáng. (Tên U-rơ nghĩa là ánh sáng). Trong một xứ thuộc về quỉ, vùng đất đầy các quỉ (Canh-đê có nghĩa thuộc về quỉ), Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra và đem ánh sáng đến. Điều này rất ý nghĩa. Hễ khi nào Đức Chúa Trời đến kêu gọi một người, luôn luôn có ánh sáng. Khi Sau-lơ người Tạt-sơ trên đường đến Đa-mách để bắt bớ các Cơ-đốc nhân ở đó, một luồng sáng từ trời đã chiếu trên ông (Công 9:1-3). Lúc đó, Sau-lơ ở tại U-rơ. Ông đã ở dưới ánh sáng. Khi được kêu gọi, anh em cũng ở dưới ánh sáng. Anh em thấy rằng nơi ở, hoàn cảnh và môi trường xung quanh anh em, không phải là nơi đúng đắn để mình ở lại nữa. Anh em đã được kêu gọi tại U-rơ, nơi của sự sáng.
c) Được Cha Đem Đến Cha-ran Sau Cái Chết Của Người Anh
Tôi tin rằng Áp-ra-ham đã nhận được sự kêu gọi của Đức Chúa Trời khi còn trẻ. Có thể ông đã nói với Tha-rê, cha mình ,và bà con rằng thể nào Đức Chúa Trời đã hiện ra với ông và bảo ông phải ra khỏi quê hương và bà con. Có lẽ Áp-ra-ham đã không đủ dạn dĩ để tự làm điều này. Trong 11:28, chúng ta được biết rằng “Ha-ran đã qua đời tại quê hương mình, tức U-rơ thuộc xứ Canh-đê, khi cha người là Tha-rê hãy còn sống”.Ha-ran có lẽ là anh của Áp-ra-ham và có thể ông đã chống lại sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đối với Áp-ra-ham. Có lẽ Đức Chúa Trời đã chờ một thời gian nào đó. Khi Áp-ra-ham vẫn không có hành động nào, Đức Chúa Trời bèn cất người chống đối Ha-ran đi. Ha-ran có lẽ là con trai trưởng của Tha-rê. Cái chết của con trai trưởng có lẽ là một lời cảnh báo cho người cha không được trù trừ lâu hơn. Tên của Tha-rê có nghĩa là trù trừ, trì hoãn, trễ nãi. Tha-rê đã đem cả gia đình ra khỏi U-rơ thuộc xứ Canh-đê và đến ở tại Cha-ran (Sáng. 11:31; Công 7:4a). Không phải Áp-ra-ham dẫn đầu rời khỏi U-rơ mà là cha ông.
Tha-rê và gia đình có lẽ đã đi về hướng Bắc dọc theo sông Ơ-phơ-rát. Cuối cùng sau cuộc hành trình dài, ít nhất 800 km, họ đã đến Cha-ran. Theo cách di chuyển thời xưa, để đi từ U-rơ đến Cha-ran phải mất hơn nửa tháng. Nhưng dù đã trải qua một cuộc hành trình dài như vậy, họ vẫn chưa vượt sông như điều Đức Chúa Trời muốn họ làm. Anh em đã trù trừ bao nhiêu năm dọc theo dòng sông mà không băng qua? Anh em có thể nói “Ngợi khen Chúa, tôi không còn ở tại U-rơ nữa”. Đúng, anh em không còn ở U-rơ nữa, nhưng anh em vẫn còn ở bờ bên kia của dòng sông. Ngay cả trong nếp sống Hội Thánh, anh em đang đi dọc theo dòng sông mà không vượt sông. Nhiều người trong anh em đã đi lên phía Bắc nhưng vẫn còn ở bờ bên nầy. Nhưng ngay cả hành trình về hướng Bắc này cũng bởi sự hành động của Đức Chúa Trời.
Tại U-rơ có một người tên Ha-ran, và bây giờ chúng ta thấy một thành phố có cùng tên như vậy. Điều này có nghĩa họ đã rời bỏ một Ha-ran và bước vào một Ha-ran (Cha-ran) khác. Trong mắt của Đức Chúa Trời, cả hai đều như nhau. Dù là một người hay một địa điểm, vẫn là Ha-ran. Tên Ha-ran có nghĩa là khô. Khi người anh cả chống lại sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, người ấy phải bị khô héo. Bất cứ người bà con nào tìm cách ngăn trở anh em tiếp nhận sự kêu gọi của Chúa đều là một ngươi khô hạn, và bất cứ nơi nào cản trở anh em đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, nơi đó khô hạn.Anh em không bao giờ có thể được tưới mát ở đó. Trong một nơi như vậy, anh em có cảm giác khô hạn. Nhiều người trong chúng ta đã kinh nghiệm điều này.
d) Được Kêu Gọi Lần Hai Ở Cha-ran Sau Khi Cha Chết
Cơ-đốc nhân thường tôn cao Áp-ra-ham. Ông được xem là rất cao cả. Nhưng Áp-ra-ham thật ra không cao cả như vậy, ông cũng thấp hèn như chúng ta. Khi Đức Chúa Trời đến với Áp-ra-ham, ông đã thiếu dạn dĩ để hành động. Cuối cùng cha ông đã hành động, đem cả gia đình đến Cha-ran và họ ở đó cho đến khi người cha chết (11:32). Sau đó, Đức Chúa Trời đã hiện ra với Áp-ra-ham và kêu gọi ông một lần nữa (Sáng 11:32_12:3; Công 7:4b). Sự trì hoãn của Áp-ra-ham trong việc đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời đã gây ra hai cái chết, cái chết của người anh ở U-rơ và cái chết của người cha tại Cha-ran. Áp-ra-ham đi được hai bước, và mỗi bước đều do cái chết của một người thân mình tạo ra.
Trong sự kêu gọi lần thứ hai, Đức Chúa Trời đã thêm một điều khác, bảo Áp-ra-ham không những ra khỏi quê hương, vòng bà con mà còn phải ra khỏi nhà cha (12:1).Điều này nghĩa là ông chỉ được phép đem vợ theo, không đem bất kỳ ai trong nhà cha ông. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời lần thứ hai nghiêm khắc hơn nhiều so với lần thứ nhất. Nếu xem xét ý nghĩa của tất cả các tên người, anh em sẽ thấy rằng ngoài tên Áp-ram nghĩa là cha cao quí, thì chỉ có một tên khác có ý nghĩa tích cực là Sa-rai, nghĩa là công chúa của tôi. Người cha cao quí này là chồng, và công chúa là vợ. Tại Cha-ran, Đức Chúa Trời chỉ kêu gọi hai người này. Nhưng một lần nữa, Áp-ra-ham đã kéo lê chân mình qua vũng bùn, vì ông đã đem cháu mình là Lót, đi theo.
Trong sự kêu gọi lần hai, Đức Chúa Trời không những nghiêm khắc hơn, mà cũng cho Áp-ra-ham lời hứa của Phúc Âm như một sự khích lệ để khích lệ ông đáp ứng sự kêu gọi của Ngài (12:2-3). Ông đã nhận một lời kêu gọi nghiêm khắc hơn nhưng với một sự khích lệ lớn.
e) Vâng Phục Sự Kêu Gọi Của Đức Chúa Trời Theo Cách Chần Chừ
Lần này Áp-ra-ham vâng theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời nhưng ông đã không thực hiện cách dứt khoát. Ông vẫn chần chừ. Chúng ta biết điều này vì ông không chỉ đem vợ là Sa-rai theo mà còn đem cháu là Lót nữa (12:4). Lót là một thành viên trong nhà cha ông. Có phải Áp-ra-ham đã không nghe khi Đức Chúa Trời bảo ông phải ra khỏi nhà cha? Vậy tại sao ông đem theo một thành viên trong nhà cha mình? Tôi tin tôi có thể cho anh em biết lý do. Vào lúc đó, Áp-ra-ham đã già. Ông đã 75 tuổi. Dù đã 75 tuổi nhưng ông vẫn không có một người con nào. Để trải qua một cuộc hành trình dài như vậy, chắc chắn ông cần một người trẻ giúp đỡ. Đó là sự biện hộ của ông. Áp-ra-ham có lẽ đã nói “Đức Chúa Trời kêu gọi tôi, nhưng tôi có nên bỏ cháu tôi không? Tôi không nên thương yêu nó sao?” Nói theo con người, ai cũng thấy Áp-ra-ham làm đúng khi đem Lót theo.
Tên Lót nghĩa là gì? Có nghĩa là một bức màn, một tấm vải quấn. Những bà con thân thiết của anh em, người mà mình rất thương yêu và sẽ đem theo trong sự đáp ứng lời kêu gọi của Đức Chúa Trời luôn luôn là những màn che. Hãy xem tình trạng của anh em. Nhiều người trong chúng ta đã đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời theo cách đem một màn che đi cùng. Lót đã không giúp được gì cho Áp-ra-ham; trái lại, đã gây rắc rối. Khi đến Sáng Thế Ký chương 13, chúng ta sẽ thấy Lót đã gây nhiều rắc rối cho Áp-ra-ham, và cuối cùng, ông phải lìa bỏ Áp-ra-ham. Nếu kiểm tra tình trạng của mình, anh em sẽ thấy rằng có lẽ tình trạng mình cũng giống của Áp-ra-ham.
Ngày nay, trong sự rao giảng Phúc Âm, hầu như người ta được bảo rằng nếu tin Chúa Jesus, họ sẽ được cứu khỏi địa ngục, và một ngày kia, sẽ được lên thiên đàng.Điều này đúng nhưng nông cạn. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, được cứu là được kêu gọi. Đức Chúa Trời không quan tâm đến địa ngục nhưng quan tâm đến quê hương, bà con và nhà cha của anh em. Đức Chúa Trời quan tâm đến mối quan hệ, bối cảnh của anh em. Được cứu có nghĩa là được gọi ra khỏi môi trường, tình trạng và hoàn cảnh hiện tại của anh em. Được cứu không chỉ là vấn đề được tha tội, được cứu khỏi địa ngục và có đủ điều kiện để lên thiên đàng. Được cứu có nghĩa là được gọi ra khỏi bối cảnh và môi trường của mình.
Được cứu cũng có nghĩa là thực hiện một cuộc hành trình, đi theo một con đường và chạy đua. “Thiên Lộ Lịch Trình”, một cuốn sách rất nổi tiếng của John Bunyan, nhấn mạnh một điểm là: sự cứu rỗi là một cuộc hành trình. Được cứu là được kêu gọi và đang thực hiện một cuộc hành trình. Nhiều người nói về sự xưng công chính bởi đức tin, thường lấy Áp-ra-ham làm gương mẫu. Nhưng trước khi Áp-ra-ham được xưng công chính, ông đã thực hiện một cuộc hành trình. Sự xưng công chính của ông xảy ra ở Sáng Thế Ký 15:6. Tuy nhiên trước Sáng Thế Ký chương 15, chúng ta có ít nhất ba chương nói rằng người được xưng công chính này đã thực hiện một cuộc hành trình .
Tôi hy vọng rằng tất cả các bạn trẻ sẽ thấy điều này. Nơi mà các bạn trẻ đang ở hôm nay thì tồi tệ hơn Canh-đê. Nhưng ngợi khen Chúa, U-rơ của anh em thì sáng hơn và có nhiều ánh sáng hơn. Ngày nay, sự kêu gọi của Đức Chúa Trời trên các bạn trẻ thì rõ ràng hơn và mạnh hơn của Áp-ra-ham. Hỡi các bạn trẻ, các bạn phải ra khỏi quê hương, dân tộc và vòng bà con của mình. Được cứu là thực hiện một cuộc hành trình để đạt đến mục đích của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đến kêu gọi Áp-ra-ham với một mục đích. Nếu được Đức Chúa Trời kêu gọi theo mục đích của Ngài, sự cứu rỗi của anh em được bảo đảm bởi sự kêu gọi đó. Anh em không cần quan tâm đến sự cứu rỗi của mình. Nếu anh em quan tâm đến mục đích của Đức Chúa Trời, chắc chắn Ngài sẽ quan tâm đến sự cứu rỗi của anh em.
Được cứu là được kêu gọi để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Trời đến kêu gọi Áp-ra-ham không phải với mục đích để Áp-ra-ham được cứu khỏi địa ngục hay được đầy sự vui mừng, mà là vì mục đích hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham để hoàn thành mục đích của Ngài.Tất cả chúng ta phải nghe sự kêu gọi này.
Đức Chúa Trời có một kế hoạch và một mục đích. Ngài có một miền đất tốt lành để chúng ta có thể bước vào. Áp-ra-ham đã bước vào miền đất tốt lành Ca-na-an (12:4-5).Miền đất tốt lành của chúng ta ngày nay là Christ, Hội Thánh và Vương Quốc. Hãy xem trường hợp của Sau-lơ người Tạt-sơ, là người sốt sắng bắt bớ Hội Thánh. Trong mắt của Đức Chúa Trời, khi Sau-lơ đang bắt bớ Hội Thánh, ông đang sống tại “Canh-đê”. Trên đường đến Đa-mách, Chúa đã hiện ra với ông, chiếu sáng trên ông, kêu gọi ông, và Canh-đê của Sau-lơ trở nên “U-rơ”, nơi của ánh sáng. Chúa không kêu gọi để cứu ông khỏi địa ngục lên thiên đàng, hay thậm chí để xưng công chính cho ông. Dù những điều này được bao gồm trong sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, nhưng Chúa đã kêu gọi ông ra khỏi Canh-đê của Do-thái Giáo. Chúa đã kêu gọi Sau-lơ ra khỏi tôn giáo đó để ông có thể bước vào trong Christ, gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, Hội Thánh, và Vương Quốc. Và Phao-lô đã bước vào trong Christ, vào trong gia tể Tân Ước, trong Hội Thánh, và trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời.
Nếu chúng ta đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, quan tâm đến mục đích của Ngài để bước vào trong Christ, gia tể Tân Ước, Hội Thánh, và Vương Quốc, Ngài sẽ không để chúng ta xuống địa ngục. Đừng quan tâm đến địa ngục, và cũng đừng suy nghĩ nhiều về thiên đàng. Chúng ta có điều tốt hơn thiên đàng. Đấng Christ không tốt hơn thiên đàng sao? Gia tể của Đức Chúa Trời, sự phân phát của Đức Chúa Trời Tam_Nhất vào trong con người không tốt hơn thiên đàng sao? Hội Thánh không tốt hơn thiên đàng sao? Trời sẽ bị rúng động. Hê-bơ-rơ 12:26 nói rằng Đức Chúa Trời sẽ làm rúng động không chỉ trái đất mà cả trời nữa. Chỉ chính mình Đức Chúa Trời là không thể bị rúng động. Chúng ta đã nhận một Vương Quốc không thể bị rúng động, là Christ với Hội Thánh. Đừng đánh giá thiên đàng quá cao. Trong hai chương cuối của Kinh Thánh, chúng ta thấy Giê-ru-sa-lem Mới sẽ từ trời mà xuống. Đức Chúa Trời sẽ rời trời cao đến cư trú trong Giê-ru-sa-lem Mới, là sự tổng kết của Hội Thánh, cho đến đời đời.
Tất cả chúng ta phải thấy rằng được cứu có nghĩa được kêu gọi để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Được cứu là được giải thoát khỏi nhiều tình trạng tiêu cực để có thể bước vào mục đích của Đức Chúa Trời. Nhiều Cơ-đốc nhân đã được cứu nhưng họ không hề bước vào mục đích của Đức Chúa Trời. Mục đích của Đức Chúa Trời trước hết là Christ. Chúng ta ở trong Christ. Chúng ta ở trong sự vui hưởng Christ.Đây là miền đất tốt lành của Đức Chúa Trời. Thứ hai, mục đích của Đức Chúa Trời là Hội Thánh. Cách đây nhiều năm tôi đã không nhận thức rằng, trong một ý nghĩa, Hội Thánh cũng là miền đất Ca-na-an tốt lành. Hơn nữa, gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, Vương Quốc và sự nghỉ ngơi Sa-bát, tất cả đều là miền đất tốt lành cho chúng ta hôm nay. Anh em có đang ở trong miền đất tốt lành Ca-na-an không? Nếu có, nghĩa là anh em đang ở trong Christ, trong các sự giàu có và sự vui hưởng Christ. Điều đó cũng có nghĩa là anh em đang ở trong sự phân phát Tân Ước của Đức Chúa Trời và trong nếp sống Hội Thánh. Nhiều người chúng ta đã được cứu nhiều năm trước khi vượt sông. Chúng ta đã không ở trong gia tể của Đức Chúa Trời cũng không ở trong Hội Thánh. Hơn nữa, chúng ta không ở trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Một số trong chúng ta có quan niệm rằng Vương Quốc đã bị hoãn lại, và rằng Vương Quốc Ngàn Năm sẽ đến trong tương lai, nhưng chúng ta không bao giờ bước vào thực tại của nếp sống Vương Quốc ngày nay.
Mặc dầu theo điều được mô tả trong Sáng Thế Ký chương 12, Áp-ra-ham vẫn đang trù trừ, nhưng Hê-bơ-rơ 11:8 nói rằng ông đã vâng theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời bởi đức tin và ông đã đi mà không biết mình đi đâu. Trong sự kêu gọi của Ngài, Đức Chúa Trời đã nói rõ ông phải lìa bỏ điều gì, nhưng Ngài không nói rõ ông phải đi đâu.Áp-ra-ham đã vâng theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời và ra đi bởi đức tin. Điều này thật lớn lao. Một mặt, ông đã trù trừ; mặt khác, ông đã thực hiện một bước lớn bởi đức tin. Việc không biết mình sẽ đi đâu đã khiến ông tin cậy Đức Chúa Trời và luôn luôn nhìn xem Chúa. Chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời hằng sống là bản đồ chỉ đường cho cuộc hành trình của ông.
f) Được Đức Chúa Trời Đem Vào Xứ Ca-na-an
Bất kể Áp-ra-ham trì trệ bao lâu trong việc đáp ứng sự kêu gọi của Đức Chúa Trời, ông vẫn không thể trì hoãn Đức Chúa Trời quá lâu. Theo cảm xúc của Đức Chúa Trời, ngàn năm như một ngày. Anh em có thể trì hoãn Đức Chúa Trời một ngàn năm không?Không ai có thể làm điều này. Chúng ta có thể trì hoãn Ngài tối đa là 50 năm, điều mà trong mắt của Đức Chúa Trời chỉ hơn một giờ. Đức Chúa Trời là tối cao và đầy kiên nhẫn. Ngài có thể phán với Ha-ran và Tha-rê rằng “Mọi điều các ngươi làm là vô ích.Sau khi các ngươi chết, Ta sẽ đem người được gọi của Ta đến xứ của Ta”. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời. Không ai có thể ngăn trở Ngài. Một khi Ngài đã chọn và gọi anh em, Ngài không bị bất kỳ điều gì ngăn lại. Sớm muộn gì, Ngài cũng sẽ làm trọn.Ngài sẽ đến với anh em nhiều lần. Nếu một cái chết không đủ để hoàn thành mục đích của Ngài, sẽ có một cái chết khác nữa. Ngài có cách. Ngài vĩ đại hơn anh em nhiều.Theo Công Vụ 7:4, không phải Áp-ra-ham bước vào miền đất tốt lành mà là Đức Chúa Trời đã đem ông vào đó. Mặc dầu Hê-bơ-rơ 11:8 nói rằng Áp-ra-ham ra đi bởi đức tin, nhưng Công Vụ 7:4 nói rằng Đức Chúa Trời đã đem ông từ Cha-ran vào Ca-na-an. Chúng ta chỉ có thể trì hoãn Chúa tối đa trong một thời gian ngắn. Nhưng cuối cùng, Ngài sẽ chiếm được chúng ta. Nếu trì hoãn, chúng ta chỉ làm phí thời giờ của mình.Đức Chúa Trời bảo Áp-ra-ham ra khỏi quê hương ông. Vì ông không hành động cách nhanh chóng và dứt khoát, nên Đức Chúa Trời đã đem ông vào xứ của Ngài.
g) Trải Qua Xứ Để Đến Nơi Đức Chúa Trời Đã Định
Tại Cha-ran, Áp-ra-ham đã vượt sông. Sau khi vượt sông, ông đã trải qua xứ, đi về hướng Nam cho đến khi ông đến một nơi gọi là Si-chem (12:6). Si-chem có nghĩa là một cái vai cung cấp sức mạnh. Tại Si-chem có cây dẻ bộp của Mô-rê. Tên Mô-rê có nghĩa là giáo sư cung cấp tri thức. Áp-ra-ham đã đi đến một nơi, tại đó ông có thể nhận được cả sức mạnh lẫn tri thức. Đó có phải là nơi Đức Chúa Trời dự định cho Áp-ra-ham ở không? Phải. Chúng ta biết điều này vì Đức Chúa Trời đã không hiện ra với Áp-ra-ham cho tới khi ông đến tại cây dẻ bộp của Mô-rê. Tại đó, Đức Chúa Trời lại hiện ra với ông (12:7).
Việc Đức Chúa Trời lại hiện ra với anh em xác nhận rằng anh em đã đến đúng nơi. Có lẽ anh em đã kinh nghiệm sự hiện ra của Đức Chúa Trời cách đây nhiều năm. Sau thời gian đó, anh em lang thang, đi từ nơi này sang nơi khác mà không có sự hiện ra nào khác của Đức Chúa Trời. Một ngày kia, sau khi đến cây dẻ bộp của Mô-rê, tức Hội Thánh, Chúa lại hiện ra với anh em. Sự hiện ra này xác nhận rằng anh em đã đến đúng nơi. Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng rằng sau khi được cứu, chúng ta đã hành trình qua Cơ-đốc Giáo mà không có sự tái hiện ra của Đức Chúa Trời. Mãi đến khi chúng ta đến Si-chem với cây dẻ bộp của Mô-rê ngày nay, tức nếp sống Hội Thánh, sự hiện ra ở bề trong lại xuất hiện một lần nữa. Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng rằng sau khi đến với Hội Thánh, chúng ta có cảm nhận rằng Đức Chúa Trời lại hiện ra với chúng ta một lần nữa, phán rằng “Đây là nơi đúng”.
Cây dẻ bộp –một cây cứng mạnh, tượng trưng cho sức mạnh. Cây dẻ bộp cũng tạo bóng che khỏi sức nóng của mặt trời. Điều này rất ý nghĩa. Tôi tin rằng về biểu tượng, điều này tượng trưng cho nếp sống Hội Thánh, cung cấp cho chúng ta sức mạnh và bóng mát. Nếp sống Hội Thánh làm chúng ta mạnh mẽ và che chúng ta khỏi sức nóng của mặt trời.
Khi Đức Chúa Trời hiện ra với Áp-ra-ham tại Mô-rê, Ngài phán rằng “Ta sẽ ban cho dòng dõi ngươi đất này” (12:7). Đây là lần đầu tiên mà lời hứa về miền đất được ban cho cách rõ ràng. Trong 12:1, Đức Chúa Trời chỉ phán với Áp-ra-ham rằng “Hãy đi đến xứ mà Ta sẽ chỉ cho ngươi”. Đức Chúa Trời không nói cho ông biết xứ này ở đâu hay Ngài sẽ ban cho ông miền đất nào. Nhưng ở đây, Đức Chúa Trời đã phán với ông cách rõ ràng xứ này ở đâu và Ngài hứa ban miền đất này cho dòng dõi ông. Khi đến nơi mà Đức Chúa Trời khẳng định bằng sự tái hiện ra của Ngài, chúng ta cũng sẽ nhận được lời hứa về miền đất tốt lành ngày nay -là Đấng Christ, Hội Thánh, và Vương Quốc.
Tại nơi Đức Chúa Trời tái hiện ra với ông, Áp-ra-ham đã xây một Bàn Thờ. Bàn Thờ này là chứng cớ chống lại sự xây dựng tháp Ba-bên. Tại Ba-bên, con người đã xây một tháp để tôn cao danh của mình. Tại Si-chem, Áp-ra-ham không xây bất kỳ điều gì để làm nổi danh, nhưng đã xây một Bàn Thờ để kêu cầu Danh Chúa (12:8). Điều này có nghĩa là khi chúng ta đến nơi Đức Chúa Trời chọn, Đức Chúa Trời lại hiện ra với chúng ta và chúng ta có một sự tương giao sâu xa hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn và mật thiết hơn với Ngài bằng sự kêu cầu danh Ngài. Tất cả chúng ta đều có thể làm chứng rằng chúng ta chưa bao giờ kêu cầu Danh Chúa nhiều như khi đến với nếp sống Hội Thánh. Kêu cầu Danh Chúa theo sau việc dựng một Bàn Thờ cho chính Đức Chúa Trời, Đấng đã hiện ra với chúng ta. Trong nếp sống Hội Thánh, ở dưới cây dẻ bộp của Mô-rê, chúng ta có sự hiện ra thân mật của Chúa. Chúng ta sẽ làm gì để đáp lại điều này? Chúng ta phải xây một Bàn Thờ cho Ngài và dâng mọi điều chúng ta là và có trên Bàn Thờ. Chúng ta cần nói với Chúa rằng mọi sự chúng ta là và có đều vì Ngài; sau đó, chúng ta cần kêu cầu Danh Chúa để duy trì sự tương giao sâu xa hơn, phong phú hơn và thân thiết hơn với Chúa.
Bây giờ chúng ta đã thấy kinh nghiệm của người Hê-bơ-rơ đầu tiên, người vượt sông đầu tiên. Áp-ra-ham là người vượt sông đầu tiên và đã đến nơi mà Đức Chúa Trời có thể tái hiện ra với ông, tại đó ông có thể xây một Bàn Thờ và kêu cầu Danh Chúa. Đây là nơi đúng đắn. Không phải tại U-rơ, Cha-ran hay bất cứ nơi nào khác hơn là cây dẻ bộp của Mô-rê. Ở đây chúng ta có sự hiện ra của Đức Chúa Trời và hiện diện của Đức Chúa Trời. Ở đây chúng ta nhận được lời hứa về miền đất tốt lành. Ở đây chúng ta có thể xây một Bàn Thờ cho Chúa, kêu cầu danh Ngài và có sự tương giao mật thiết với Ngài.
Winess Lee