albuterol inhaler for cough
buy
albuterol inhaler
abortion pill online
usa buy abortion pill
read here abortion pill kit
where to buy abortion pill
how to buy abortion pill
msahin.net
CHƯƠNG MỘT
GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TAM NHẤT
Trong tất cả các bài giảng sau đây, gánh nặng của tôi là chia sẻ về gia tể của Đức Chúa Trời. Xin chúng ta đọc 1 Ti-mô-thê, đoạn 1, từ câu 3 đến câu 7: “... để răn bảo những người kia đừng dạy các điều khác, cũng đừng nghe theo chuyện hoang đường và gia phả bất tận, là những sự gây nên tranh luận hơn là giúp đỡ gia tể của Đức Chúa Trời trong đức tin. Nhưng cùng đích của mạng lịnh này là tình yêu thương ra từ lòng trong sạch, lương tâm tốt và một đức tin không giả dối. Có mấy kẻ đã sai lệch (nguyên văn Hy-lạp: trật mục tiêu hay lệch trọng tâm) mà xây bỏ những sự ấy hướng về chuyện hư không, muốn làm thầy dạy luật pháp...”*
(* Những đoạn Kinh-thánh trong sách này được dịch từ bản American Standard Version, ngoại trừ những câu được chú thích khác).
Những câu Kinh-thánh trên chứa đựng hai nhóm chữ rất quan trọng, ấy là “gia tể của Đức Chúa Trời” và “trật mục tiêu” như đã được viết trong Tân-ước bằng nguyên ngữ Hy-lạp. Sứ đồ Phao-lô đã được Đức Chúa Trời tuyển chọn để gánh lấy trách nhiệm về gia tể Đức Chúa Trời và chính ông cũng đã huấn luyện người con trai thuộc linh mình là Ti-mô-thê theo đường lối gia tể này. Thật đáng chú ý khi ghi nhận là Phao-lô viết thư tín này cho Ti-mô-thê vào thời điểm nhiều Cơ-đốc-nhân đã trôi giạt khỏi đường lối ban đầu. Những Cơ-đốc-nhân này đã đi lệch trọng tâm chính yếu của gia tể Đức Chúa Trời mà chú trọng đến nhiều điều khác.
NHỮNG ĐIỀU LÀM LỆCH KHỎI
GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Theo quá trình lịch sử, Do-thái-giáo và Trí-huệ-giáo là hai yếu tố chính đã chi phối các Cơ-đốc-nhân đầu tiên làm cho họ đi lệch con đường đúng đắn. Những người theo Do-thái giáo với những giáo lý và hình thức tôn giáo của họ, và những người theo Trí-huệ-giáo với các triết lý của họ đã ngăn trở các Cơ-đốc-nhân bước theo Chúa trong đường lối gia tể của Ngài. Hiển nhiên chính các yếu tố tốt đẹp của Do-thái-giáo và Trí-huệ-giáo đã đánh lạc hướng các Cơ-đốc-nhân đầu tiên. Nếu các yếu tố này tương đối không tốt thì chắc đã không đủ sức lôi kéo các tín đồ ấy đi lệch trọng tâm gia tể của Đức Chúa Trời. Ví dụ như người theo Do-thái-giáo nhấn mạnh đến Luật Pháp Môi-se như đã được chép trong Cựu-ước. Luật Pháp chẳng có gì sai trật cả, mà ngược lại chắc chắn Luật Pháp rất đúng đắn và tốt đẹp vì do Đức Chúa Trời trực tiếp ban bố. Tuy nhiên, Luật Pháp tự nó không liên hệ gì đến trọng tâm gia tể của Đức Chúa Trời. Còn Trí-huệ-giáo, theo nhãn quan loài người, cũng có những nguyên tắc tốt đẹp riêng của nó. Thật thế, Trí-huệ-giáo là một trong những phát kiến tốt nhất của nền văn minh nhân loại và đã giúp ích phần nào cho những người ngoại đạo. Nhưng những người theo Trí-huệ-giáo cố gắng mang triết lý của họ vào hội-thánh làm cho các Cơ-đốc-nhân bị lệch khỏi trọng tâm gia tể của Đức Chúa Trời.
Ngày nay, dầu không có những người theo Do-thái-giáo hay Trí-huệ-giáo quấy nhiễu, nhưng vẫn còn có nhiều điều khác đánh lạc hướng chúng ta. Trải qua gần hai mươi thế kỷ, kẻ thù quỷ quyệt đã không ngừng lợi dụng những điều xem dường như tốt lành để đánh lạc hướng các tín đồ khiến họ không đi theo Chúa trong đường lối đúng đắn nữa. Nếu dành riêng thì giờ ở với Chúa, chúng ta sẽ nhận thức rằng kẻ thù vẫn đang kiên trì lợi dụng ngay cả những điều tốt đẹp của Cơ-đốc-giáo để đánh lạc hướng con dân Chúa làm họ đi lệch khỏi trọng tâm gia tể của Đức Chúa Trời. Có dịp lui tới nhiều nơi trên đất nước này, tôi nhận thấy có nhiều điều liên hệ đến tôn giáo, ngay cả những điều thuộc về Kinh-thánh, đã bị kẻ thù quỷ quyệt lợi dụng gây ảnh hưởng trên các Cơ-đốc-nhân đang tìm kiếm Chúa để lôi cuốn họ ra khỏi đường lối gia tể của Đức Chúa Trời.
ĐỊNH NGHĨA VỀ GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Thế nào là gia tể của Đức Chúa Trời? Kinh-thánh bao gồm sáu mươi sáu sách, chứa đựng rất nhiều sự dạy dỗ khác nhau. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu Kinh-thánh cẩn thận và kỹ lưỡng với sự thông hiểu thuộc linh, chúng ta sẽ thấy gia tể của Đức Chúa Trời chỉ là một kế hoạch ban phát chính mình Ngài vào trong nhân tính. Gia tể của Đức Chúa Trời là sự ban phát của Đức Chúa Trời. Gia tể này không có một ý nghĩa nào khác hơn là Đức Chúa Trời ban phát chính mình Ngài vào trong nhân loại. Thật đáng tiếc từ ngữ “ban phát” (tiếng Anh: dispensation) đã bị Cơ-đốc-giáo dùng sai. Ý nghĩa của từ ngữ này tương tự như chữ “gia tể” trong tiếng Hy-lạp (oikonomia). Từ ngữ này có nghĩa là sự sắp xếp hành chính, sự quản lý để cai trị hoặc là sự quản gia (gia tể) để phân phát, phân phối theo kế hoạch của Đức Chúa Trời. Trong sự phân phát hay ban phát thần thượng này, Đức Chúa Trời là Đấng đầy quyền năng, Đấng tổng-bao-hàm, có ý định ban phát không gì khác hơn là chính mình Ngài cho chúng ta. Điều này cần được nhắc đi nhắc lại nhiều lần để chúng ta có nhận thức sâu xa.
Đức Chúa Trời là Đấng phong phú tột bậc. Ngài giống như một thương gia thành công có một vốn liếng khổng lồ. Đức Chúa Trời đang có một sự nghiệp kinh doanh rất lớn lao trong vũ trụ này, và sự giàu có vô hạn của Ngài chính là số vốn của Ngài. Chúng ta không thể nào biết nổi số vốn hàng tỷ, tỷ tỷ, tỷ tỷ tỷ... mà Ngài đang có. Tất cả vốn liếng này chỉ là chính Ngài và với số vốn này, Ngài định sản xuất hàng loạtchính mình Ngài. Chính Đức Chúa Trời là “Thương gia”, là “Vốn” và cũng là “Sản phẩm” nữa. Ý định của Ngài là ban phát chính mình Ngài cho nhiều người bằng cách sản xuất hàng loạt và tặng không. Vì vậy, Đức Chúa Trời cần phải có một sự xếp đặt thần thượng, một sự quản lý thần thượng, một sự ban phát thần thượng, một gia tể thần thượng với mục đích đem chính mình Ngài vào trong nhân tính.
Chúng ta hãy nói cách cụ thể hơn. Bây giờ khi đã biết mục đích của Đức Chúa Trời là ban phát chính mình Ngài, chúng ta cần phải tìm hiểu xem Đức Chúa Trời là gì rồi chúng ta mới có thể biết được Đức Chúa Trời muốn ban phát điều gì cho chúng ta. Nói một cách khác, tố chất của Đức Chúa Trời là gì? Khi người thương gia dự trù sản xuất một sản phẩm thì trước hết ông phải biết rõ tố chất hay chất liệu căn bản cấu tạo nên sản phẩm đó. Tố chất của Đức Chúa Trời là Linh (Giăng 4:24). Đức Chúa Trời, tức là Đấng quyền năng, Đấng tổng-bao-hàm, là Chúa hoàn vũ, có yếu thể tính là Linh. Đức Chúa Trời là Nhà Sản Xuất, và Ngài muốn tái sản xuất chính Ngài như một Sản Phẩm; vì vậy, những gì Ngài tái sản xuất phải là Linh, tức là chính tố chất của Ngài vậy.
CÁC GIAI ĐOẠN TRONG GIA TỂ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Đã thấy được mục đích của Đức Chúa Trời và điều Ngài muốn ban phát, bây giờ chúng ta cần phải nhận biết bằng cách nào Ngài có thể được ban phát cho con người qua gia tể của Ngài. Nói cách khác, Đức Chúa Trời muốn ban phát Linh vào trong con người nhưng chúng ta cần biết Ngài thực hiện điều đó bằng cách nào. Ấy là nhờ Đấng Tam Nhất. Đức Chúa Trời Tam Nhất — Cha, Con và Linh — chính là gia tể của Đức Chúa Trời Tam Nhất (God head). Qua hai mươi thế kỷ, Cơ-đốc-giáo đã có nhiều giáo lý về Đấng Tam Nhất (Đức Chúa Trời Ba Ngôi), nhưng không bao giờ có thể hiểu đúng mức được Đấng Tam Nhất trừ phi liên hệ Ngài với gia tể thần thượng. Tại sao cả ba Thân-vị của Đức Chúa Trời Tam Nhất lại cần thiết để khai triển gia tể của Ngài? Chúng ta đã biết Cha, Con và Linh không phải là ba Đức Chúa Trời khác nhau, nhưng chỉ là một Đức Chúa Trời duy nhất mà thôi, tức là một Đức Chúa Trời được bày tỏ qua ba Thân-vị. Nhưng mục đích có ba Thân-vị trong Đức Chúa Trời Tam Nhất là gì? Tại sao lại có Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh? Ấy là vì chỉ có Đấng Tam Nhất mới có thể cung ứng phương tiện thiết yếu để nhờ đó Linh Ngài có thể được ban phát vào trong chúng ta.
2Cô-rin-tô 13:14 trình bày các giai đoạn trong gia tể của Đức Chúa Trời qua Đấng Tam Nhất. “Nguyện ân điển của Chúa Giê-su Christ và tình yêu thương của Đức Chúa Trời và sự tương giao của Thánh Linh ở cùng tất cả anh em”. Trong câu Kinh-thánh này, chúng ta có ân điển của Con, tình yêu thương của Cha và sự tương giao của Thánh Linh. Những điều này có ý nghĩa gì? Phải chăng có ba Đức Chúa Trời khác nhau? Có phải tình yêu thương, ân điển và sự tương giao là ba điều khác nhau không? Không phải như vậy đâu! Tình yêu thương, ân điển và sự tương giao chỉ là một yếu tố trong ba giai đoạn khác nhau: tình yêu thương là nguồn, ân điển là sự bày tỏ của tình yêu thương và sự tương giao là sự truyền đạt tình yêu thương trong ân điển. Cũng vậy, Đức Chúa Trời, Đấng Christ và Thánh Linh chỉ là một Đức Chúa Trời nhưng được bày tỏ qua ba Thân-vị: Đức Chúa Trời là nguồn, Đấng Christ là sự bày tỏ Đức Chúa Trời và Thánh Linh là sự truyền đạt Đức Chúa Trời trong Đấng Christ vào bên trong con người. Vì thế, ba Thân-vị của Đấng Tam Nhất trở nên ba giai đoạn nối tiếp nhau trong tiến trình của gia tể Đức Chúa Trời. Nếu không có ba giai đoạn này thì yếu thể tính của Đức Chúa Trời không thể nào được ban phát vào trong con người. Gia tể của Đức Chúa Trời được khai triển từ Cha, trong Con và qua Linh.
(1) Từ Cha
Đức Chúa Cha là nguồn chung của mọi sự. Ngài vô hình và không ai có thể đến gần được. Làm thế nào Đức Chúa Cha, là Đấng ở trong sự sáng mà con người không thể đến gần (1Ti-mô-thê 6:16) lại có thể ở trong chúng ta được? Làm sao chúng ta có thể thấy được Cha là Đấng vô hình? Nếu Đức Chúa Trời chỉ là Cha thì không ai có thể tiếp xúc với Ngài và Ngài cũng không thể ban phát chính Ngài vào trong con người. Nhưng qua sự sắp đặt thần thượng trong gia tể của Ngài, Ngài đã đặt chính mình Ngài vào trong Con Ngài, là Thân-vị thứ hai của Đấng Tam Nhất, để làm cho Ngài trở nên thích ứng sẵn sàng cho con người tiếp nhận. Mọi sự đầy đủ của Cha ở trong Con (Côl. 1:19; 2:9) và được bày tỏ qua Con (Giăng 1:18). Cha, là nguồn vô tận của mọi sự, được hiện thân trong Con. Đức Chúa Trời mà ta không thể nào hiểu được bây giờ được bày tỏ trong Đấng Christ, là Lời của Đức Chúa Trời (Giăng 1:1). Đức Chúa Trời vô hình ấy được mặc khải trong Đấng Christ, là Hình Ảnh của Đức Chúa Trời (Côl. 1:15). Vậy, Con và Cha là một (Giăng 10:30) và ngay cả Con cũng được gọi là Cha (Ê-sai 9:6).
Trước kia, con người không thể tiếp xúc với Cha được. Chỉ riêng một mình Ngài là Đức Chúa Trời và chỉ riêng một mình Ngài có bản chất thần thượng. Không có điều gì trong Cha có thể nối liền khoảng cách giữa Đức Chúa Trời và con người. Nhưng ngày nay, chẳng những chính Ngài hiện thân trong Con mà lại nhập thể trong bản chất con người. Cha rất thỏa lòng để kết hợp thần tính của riêng mình với nhân tính trong Con. Nhờ sự nhập thể của Con mà bây giờ con người có thể đến gần Cha, là Đấng mà trước kia không ai có thể đến gần được. Nhờ đó, qua Con mà con người có thể thấy được Cha, đụng chạm Cha và tương giao với Cha.
Chúng ta có thể minh họa sự liên hệ này bằng cách nhúng một chiếc khăn tay màu trắng vào thuốc nhuộm màu xanh. Thần tính của Cha có thể ví như chiếc khăn trắng này. Chiếc khăn này được nhúng vào thuốc nhuộm xanh tượng trưng cho Cha trong Con đã trở thành thân xác trong nhân tính. Chiếc khăn màu trắng bây giờ đã trở thành màu xanh. Y như màu xanh thấm vào chiếc khăn tay thì cũng vậy nhân tính đã được thêm vào thần tính và hai bản chất trước kia vốn riêng biệt nhưng bây giờ đã trở nên một. Vậy, giai đoạn đầu tiên để Đức Chúa Trời ban phát chính mình Ngài vào trong con người là qua sự hiện thân và nhập thể của chính Ngài trong Con với tư cách là một con người, Đức Chúa Trời sinh sản chính Ngài vào trong nhân loại.
(2) Trong Con
Giai đoạn thứ hai để đem Đức Chúa Trời vào trong con người ấy là nhờ Thân-vị thứ nhì của Đấng Tam Nhất, tức là Con của Đức Chúa Trời. Để hiểu được giai đoạn thứ nhì của gia tể Đức Chúa Trời, chúng ta cần phải biết Đấng Christ là ai. Yếu tố nào đã cấu tạo nên Đấng Christ? Những thành phần nào đã được kết hợp với nhau để tạo thành Đấng Christ?
Có bảy yếu tố căn bản đã được đem vào trong Thân-vị kỳ diệu này, là những yếu tố đã được thêm vào trong lịch sử của Ngài. Trước hết, Đấng Christ là hiện thân thần thượng của Đức Chúa Trời. Yếu tố đầu tiên ở trong Đấng Christ là yếu thể tính và bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời.
Yếu tố thứ hai, tức sự nhập thể của Ngài, là sự hòa lẫn giữa bản chất thần thượng của Ngài với bản chất con người. Qua sự nhập thể, Ngài đã đem Đức Chúa Trời vào trong con người và hòa lẫn yếu thể tính thần thượng của Đức Chúa Trời với nhân tính. Trong Đấng Christ không những chỉ có Đức Chúa Trời mà thôi nhưng còn có con người nữa.
Yếu tố thứ ba là cuộc sống làm người của Ngài, tức là yếu tố đã được thêm vào bản chất thần thượng và con người của Ngài. Đấng Thần-nhân đầy vinh hiển này sống ba mươi ba năm rưỡi trên đất và đã kinh nghiệm tất cả mọi điều thông thường trong cuộc sống hằng ngày của con người. Phúc-âm Giăng là sách nhấn mạnh Ngài là Con của Đức Chúa Trời cũng cho chúng ta biết Ngài mệt mỏi, đói khát và có lúc Ngài khóc nữa. Sự đau khổ của con người cũng là một phần trong cuộc sống hằng ngày của Ngài, trong đó bao gồm nhiều nỗi ưu phiền của trần thế, những nan đề, thử thách và sự bắt bớ trên đất.
Yếu tố thứ tư là kinh nghiệm về sự chết Ngài. Ngài đã đi vào sự chết. Không những Ngài bước vào sự chết, mà Ngài còn vượt qua sự chết. Kết quả là sự chết Ngài rất linh nghiệm. Sự chết của A-đam thật là kinh khủng và hỗn loạn, nhưng sự chết của Đấng Christ thì kỳ diệu và linh nghiệm. Sự chết của A-đam làm cho chúng ta trở thành nô lệ cho sự chết, trong khi sự chết của Đấng Christ giải phóng chúng ta ra khỏi sự chết. Dầu sự sa ngã của A-đam đem nhiều yếu tố gian ác vào trong chúng ta nhưng sự chết linh nghiệm của Đấng Christ, là quyền năng tiêu trừ bên trong chúng ta, trừ khử mọi yếu tố thuộc bản chất A-đam.
Vì vậy, trong Đấng Christ có bản chất thần thượng, có bản chất con người, có cuộc sống hằng ngày của con người với những nỗi đau khổ hằng ngày của cuộc sống ấy và cũng có sự hiệu nghiệm của sự chết Ngài. Nhưng trong Đấng Christ còn có thêm ba yếu tố nữa. Yếu tố thứ năm là sự phục sinh của Ngài. Sau khi phục sinh, Đấng Christ không lột bỏ nhân tính để trở thành một Đức Chúa Trời đơn độc như trước. Đấng Christ vẫn còn là một con người! Và với tư cách là một con người, Ngài có thêm yếu tố của sự sống phục sinh hòa lẫn với nhân tính của Ngài.
Yếu tố thứ sáu trong Đấng Christ là sự thăng thiên. Bởi thăng thiên lên các từng trời mà Ngài trở nên siêu việt, vượt trỗi hơn tất cả những kẻ thù, tất cả các chấp chánh, quyền lực, quyền thế và các bậc cầm quyền. Tất cả đều ở dưới chân Ngài. Vì vậy, năng quyền siêu việt của sự thăng thiên đã được hòa lẫn với Ngài.
Sau cùng, yếu tố thứ bảy trong Đấng Christ là sự đăng quang của Ngài. Là con người với bản chất thần thượng, Đấng Christ được lên ngai làm Vua tại từng trời thứ ba với tư cách là Đấng Nguyên Thủ được tôn cao trên toàn cõi vũ trụ. Ngài ở trên các từng trời, là Chúa của các chúa và Vua của các vua.
Vậy, chúng ta cần nhớ bảy yếu tố kỳ diệu ở trong Ngài là: bản chất thần thượng, bản chất con người, cuộc sống hằng ngày của con người với mọi đau khổ hằng ngày trên đất, sự hiệu nghiệm của sự chết Ngài, năng quyền phục sinh, quyền năng siêu việt của sự thăng thiên và sự đăng quang của Ngài. Tất cả mọi yếu tố này đều đã được hòa lẫn trong chính Đấng Christ kỳ diệu này.
(3) Qua Linh
Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không thể nào nhờ Con mà vào trong linh chúng ta được. Theo như các giai đoạn đầu trong gia tể của Ngài, Cha đã đặt chính Ngài vào trong Con và Con có bảy yếu tố được hòa lẫn trong chính Ngài. Nhưng chúng ta cũng cần phải có thêm một giai đoạn nữa, là giai đoạn thứ ba và cũng là giai đoạn cuối cùng, để Đức Chúa Trời có thể ban phát chính Ngài vào trong con người. Giai đoạn thứ nhất là chính Cha được hiện thân trong Con. Giai đoạn thứ hai là Con đã nhập thể trong nhân tính để có được bảy yếu tố kỳ diệu hòa lẫn trong Ngài. Giai đoạn thứ ba là ngày nay cả Cha và Con đang ở trong Thánh Linh. Tất cả những gì có trong Cha đều ở trong Con. Cả Cha lẫn Con, chứa đựng mọi yếu tố trong Đấng Christ, đều được đem vào trong Thánh Linh.
Sau khi Chúa thăng thiên, Đức Thánh Linh không còn giống như Linh của Đức Chúa Trời vào thời Cựu-ước nữa. Linh của Đức Chúa Trời trong Cựu-ước chỉ có một yếu tố duy nhất, ấy là bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Là Linh thần thượng, Ngài không có những yếu tố của bản chất loài người, cuộc sống hằng ngày của con người, sự hiệu nghiệm của sự chết, sự phục sinh, sự thăng thiên và sự đăng quang. Tuy nhiên, ngày nay, dưới gia tể Tân-ước, tất cả bảy yếu tố của Đấng Christ đã được đặt vào trong Linh và Linh tổng-bao-hàm này đã vào trong chúng ta và ở trên chúng ta. Nói cách khác, Ngài ở trong chúng ta và chúng ta ở trong Ngài. Đây là sự hòa lẫn thật sự giữa Đức Chúa Trời và con người mà chúng ta có thể kinh nghiệm được bất cứ lúc nào. Chúng ta được hòa lẫn với Thánh Linh cả bên trong lẫn bên ngoài.
Đức Thánh Linh là ai? Ngài là Linh Sự Thật (Giăng 15:26). Nhưng sự thật là gì? Ý nghĩa của chữ “sự thật” trong tiếng Hy-lạp là “thực tại”. Vì thế, Thánh Linh là Linh Thực tại tức là thực tại trọn vẹn của Đấng Christ. Như Đức Chúa Trời hiện thân trong Đấng Christ thì Đấng Christ cũng được nhận biết trong Thân-vị kỳ diệu của Thánh Linh. Đấng Christ không thể tách rời khỏi Đức Chúa Trời và Thánh Linh không thể tách rời khỏi Đấng Christ. Đấng Christ là Đức Chúa Trời đã được biểu lộ và Thánh Linh là Đấng Christ được nhận biết trong thực tại.
“Bây giờ Chúa là Linh” (2Cô-rin-tô 3:17). Câu này chứng tỏ rằng Thánh Linh không thể bị tách rời khỏi Đấng Christ. Chúa chính là Đấng Christ và Ngài đã được đề cập đến là Linh. “A-đam sau cùng đã trở nên Linh ban sự sống” (1 Cô-rin-tô 15:45). Một lần nữa, Kinh-thánh bày tỏ rằng Đấng Christ, tức A-đam sau cùng, là Linh. Chúng ta phải thừa nhận rằng Linh ban-sự-sống đây chính là Thánh Linh.
Hơn thế nữa, Đức Chúa Cha cũng là Linh (Giăng 4:24). Vì vậy, cả ba Thân-vị của Đức Chúa Trời Tam Nhất đều là Linh. Nếu Đức Chúa Cha không phải là Linh thì làm sao Ngài có thể ở trong chúng ta và làm thế nào chúng ta có thể tiếp xúc Ngài được? Hơn nữa, nếu Đức Chúa Con không phải là Linh, làm sao Ngài có thể ở trong chúng ta và làm thế nào chúng ta có thể kinh nghiệm Ngài được? Vì Cha và Con, cả hai đều là Linh nên chúng ta có thể dễ dàng tiếp xúc với Đức Chúa Trời và kinh nghiệm được Đấng Christ.
Xin chú ý đến các câu Kinh-thánh sau đây: “Một Đức Chúa Trời và Cha... là Đấngở trong mọi người” (Ê-phê-sô 4:6). “Chúa Giê-su Christ ở trong anh em” (2Cô-rin-tô 13:5). “... Linh Ngài ở trong anh em” (Rô-ma 8:11). Ba câu này mặc khải rằng Đức Chúa Cha, Con và Linh, tất cả đều ở trong chúng ta. Vậy có bao nhiêu Thân-vị ở trong chúng ta? Ba Đấng hay một Đấng? Chúng ta không nên nói rằng có ba Thân-vị khác nhau ở trong chúng ta và cũng không nên nói rằng chỉ có một Thân-vị ở trong mình mà chúng ta phải nói rằng trong chúng ta có Đấng “Ba trong Một” đang ngự. Ba Thân-vị của Đức Chúa Trời Tam Nhất không phải là ba Linh nhưng là một Linh mà thôi. Cha ở trong Con và Con cùng với bảy yếu tố kỳ diệu đều ở trong Linh. Khi Thánh Linh kỳ diệu này ngự vào trong chúng ta thì Đức Chúa Trời Tam Nhất được ban phát vào trong chúng ta. Vì cả Ba Thân-vị đều ở trong một Linh nên chúng ta có Cha, Con và Thánh Linh ở bên trong mình. Sau đó, chúng ta sẽ thấy rằng Đức Chúa Trời Tam Nhất ở trong nhân linh chúng ta là sự sống thuộc linh bề trong. Đó chính là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời và đó mới là phương cách mà Đức Chúa Trời Tam Nhất được ban phát vào trong chúng ta. Trọng tâm của gia tể thần thượng là ban phát Đức Chúa Trời Tam Nhất, là Đấng ở trong một Linh vào trong nhân linh chúng ta. Vì vậy, bây giờ chúng ta phải hoàn toàn chú tâm vào việc sống bởi Đức Chúa Trời Tam Nhất, là Đấng cư ngụ bên trong nhân linh con người. Nếu chúng ta đi lệch điều này, dầu những điều khác có tốt đẹp và đúng Kinh-thánh đến đâu đi nữa, chắc chắn chúng ta sẽ lệch trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời. Ngày nay, Chúa đang khôi phục con cái Ngài bằng cách làm cho họ chú tâm vào trọng tâm gia tể thần thượng của Ngài.
Chúa ơi, Ngài ở trong con là sự sống,
Và là mọi sự của con đây!
Sự sống Ngài mật thiết với bản thân con,
Và luôn sẵn sàng cho con,
Để con có thể kinh nghiệm được Ngài.
Điệp khúc
Chúa ơi, Ngài là Linh,
Gần gũi và thân thiết với con biết bao!
Con ngưỡng mộ sự sẵn sàng kỳ diệu của Ngài dường nào!
Ngài là sự cung ứng phong phú,
Đáp ứng tất cả những nhu cầu lớn nhỏ của con,
Ngài rất sẵn sàng và đầy đủ,
Để bây giờ có thể áp dụng cho con.
Sự xức dầu ngọt ngào với quyền năng của Ngài,
Đã nâng đỡ con trong khi yếu đuối;
Nhờ Ngài cung ứng năng lực,
Duy trì sức mạnh con đêm ngày.
Luật sự sống của Ngài ở trong lòng và tâm trí
Điều chỉnh cách cư xử của con.
Sự phong phú của thực tại Ngài
Dầm thấm toàn bản thể con.
Ôi, Ngài hiệp một với con mãi mãi,
Sự hiệp một không gì so sánh được!
Ngài luôn luôn hiệp với con trong một linh,
Cho đến đời đời vô cùng!
(Dịch lời Thánh Ca 539)
CHƯƠNG HAI
LINH TỔNG-BAO-HÀM CUNG-ỨNG
LINH LÀ SỰ TRUYỀN ĐẠT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Trong chương một chúng ta đã thấy gia tể của Đức Chúa Trời là ban phát chính mình Ngài vào trong chúng ta qua ba Thân-vị của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Chúng ta có thể dùng điện để minh họa gia tể của Đấng Tam Nhất. Điện gồm có nguồn điện, dòng điện và sự truyền điện. Dường như đây là ba điều khác nhau của điện nhưng trong thực tế thì chúng chỉ là một. Nguồn, dòng và sự truyền dẫn đều chính là điện. Nếu không có điện thì nguồn, dòng và sự truyền dẫn không thể nào có được. Như cũng chỉ là điện nhưng ở trong ba giai đoạn khác nhau thì cũng vậy, chỉ có một Đức Chúa Trời với ba Thân-vị. Đầu này là nguồn điện tức là nơi dự trữ điện, trong khi đầu kia là điện được truyền vào nhà của chúng ta. Nối liền giữa hai đầu này là dòng điện. Đây là thí dụ về ba giai đoạn của một điều và chỉ là một điều. Đức Chúa Trời trong cương vị làm Cha là “nguồn”. Đức Chúa Trời trong cương vị làm Con là “dòng” hay “đường dẫn” và chính là sự bày tỏ của Cha. Đức Chúa Trời trong cương vị là Linh, tức là sự truyền đạt Đức Chúa Trời, vào trong con người. Vì vậy, Cha là Linh, Con cũng là Linh và Thánh Linh đương nhiên là Linh. Cha ở trong Con, Con ở trong Linh và Linh ở trong chúng ta là sự truyền đạt Đức Chúa Trời. Ngài dẫn truyền một cách liên tục tất cả những gì mà Đức Chúa Trời là và tất cả những gì Đức Chúa Trời có trong Đấng Christ cho chúng ta.
LINH LÀ LIỀU THUỐC BAO-HÀM-TẤT-CẢ
Trong thời đại tân tiến này con người đã chế tạo được nhiều loại thuốc trong lãnh vực y khoa. Một số thuốc được bào chế bằng nhiều chất khác nhau và được bao gồm trong cùng một liều. Một liều thuốc có thể chứa đựng vài yếu tố tiêu diệt vi trùng, trong khi có những yếu tố khác làm dịu thần kinh và có những yếu tố khác nữa làm khỏe khoắn và bồi bổ cơ thể. Đây là một liều thuốc bao-hàm-tất-cả. Anh em có bao giờ ý thức rằng Thánh Linh là “liều thuốc” tốt nhất thế giới không? Chỉ cần một “liều” này thôi cũng đủ đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta rồi. Tất cả mọi sự mà Cha và Con là và tất cả mọi điều Cha và Con có đều ở trong Linh diệu kỳ này. Chúng ta hãy xem có bao nhiêu yếu tố trong “liều thuốc” này: thần tính của Đức Chúa Trời, nhân tính của Ngài, cuộc sống làm người của Ngài với những đau khổ trên trần thế, sự hiệu nghiệm tuyệt diệu của sự chết Ngài, sự phục sinh, sự thăng thiên và sự đăng quang của Ngài. Ôi, chúng ta không thể tưởng tượng có một liều thuốc như vậy! Tuy nhiên, ngợi khen Chúa, mỗi ngày chúng ta có thể vui hưởng liều thuốc này. Không một khoa học gia hay một bác sĩ y khoa nào trên mặt đất có thể phân tích được liều thuốc kỳ diệu ấy. Đây chính là gia tể của Đức Chúa Trời và gia tể này không gì khác hơn là Đức Chúa Trời ban phát chính Ngài vào trong chúng ta.
Đây không phải là vấn đề học hỏi giáo lý. Khi còn trẻ, tôi đã được học tất cả giáo lý về các thời đại khác nhau. Tôi được dạy dỗ là có ít nhất bảy thời đại. Nhưng nói một cách chính xác, chỉ có một thời đại mà chúng ta cần ấy là thời đại ban phát chính Đức Chúa Trời vào trong chúng ta. Sáu mươi sáu sách trong Kinh-thánh là sự ghi nhận đầy đủ về chính sự ban phát này tức là sự ban phát chính Đức Chúa Trời vào trong chúng ta. Ôi, nguyện chúng ta nhận lấy Ngài suốt ngày như liều thuốc bao-hàm-tất-cả trong Linh kỳ diệu này! Chúng ta hãy vui hưởng chính Ngài, chứ đừng vui hưởng các giáo lý về các thời đại.
Anh em là một người yếu đuối chăng? Đây là liều thuốc, một liều thuốc kỳ diệu, sẽ làm cho anh em mạnh mẽ bằngsức lực và quyền năng thần thượng. Anh em đang bối rối chăng? Cách chữa trị căn bịnh của anh em nằm trong liều thuốc này. Chỉ một “liều” của Thánh Linh sẽ chữa trị mọi nan đề của anh em.
Khi còn trẻ, tôi được dạy rằng chúng ta đã bị đóng đinh với Đấng Christ và tôi phải kể tôi đã chết. Vì vậy, từ sáng đến tối, tôi luôn cảnh giác để cố nhận biết là mình đã “chết”. Nhưng càng làm như vậy, tôi càng trở nên “sống động” hơn. Thực tập như thế không hiệu quả gì cả vì công thức vốn đã sai lầm rồi. Sau nhiều năm, một ngày kia, Chúa mở mắt tôi để thấy thực tại của sự chết Ngài không nằm trong việc tôi kể hay tính mình đã chết nhưng nằm trong việc tôi vui hưởng Thánh Linh. Điều này đã được khải thị trong Rô-ma chương 8. Rô-ma chương 6 chỉ định nghĩa nhưng Rô-ma chương 8 cho thấy thực tại sự chết của Đấng Christ, vì hiệu lực của sự chết Đấng Christ là ở trong Thánh Linh. Càng tương giao với Đấng Christ trong Thánh Linh, chúng ta càng bị giết chết. Liều thuốc Thánh Linh tổng-bao-hàm này chứa đựng yếu tố giết chết. Khi ở trong Thánh Linh chúng ta không cần phải kể rằng mình đã chết vì khi chúng ta vui hưởng Ngài như liều thuốc kỳ diệu này thì những vi trùng trong chúng ta sẽ tự động bị tiêu trừ, hủy diệt.
Trước kia, khi ghét một anh em nào đó, tôi được dạy rằng “cái tôi hay ghét người khác” đã bị đóng đinh rồi và thay vì ghét tôi phải thương anh em ấy. Vì thế tôi cố gắng kể mình đã chết nhưng điều này không hiệu quả. Càng kể mình đã chết, tôi lại càng ghét anh em ấy. Rồi một ngày kia, trong khi tương giao với Chúa, tôi được đầy dẫy Thánh Linh. Nước mắt tôi tuôn trào, tôi biết quyền năng tiêu trừ ở trong tôi đang diệt trừ tính ghen ghét và sự kiêu ngạo của tôi. Tự nhiên tình yêu đối với anh em này chan hòa trong lòng và tôi không cầm được nước mắt. Điều này có ý nghĩa gì? Đây là yếu tố tiêu trừ trong liều thuốc kỳ diệu, tức là sự hiệu nghiệm của sự chết Đấng Christ trong Thánh Linh.
Trong Linh của Chúa Giê-su có sự cung cấp đầy đủ tất cả. Từ ngữ “cung cấp” trong sách Phi-líp 1:19 là một từ ngữ Hy-lạp đặc biệt có nghĩa “sự cung cấp dồi dào” hay “sự cung cấp bao-hàm-tất-cả”. Linh của Chúa Giê-su là sự cung cấp bao-hàm-tất-cả để đáp ứng mọi nhu cầu cho chúng ta. Chúng ta cần những gì? Có phải chúng ta cần sự yên ủi? Không một người nào có thể thực sự yên ủi chúng ta. Không ai hết, kể cả con cái, cha mẹ hay vợ chồng yêu dấu của chúng ta. Sự yên ủi thật sự phải đến từ Linh của Chúa Giê-su là Đấng ngự bên trong chúng ta. Khi tương giao với Chúa Giê-su trong Linh này và khi chúng ta sống trong Linh diệu kỳ ấy thì tự nhiên chúng ta có sự yên ủi từ bên trong. Dầu hoàn cảnh bên ngoài có ra sao đi nữa chúng ta vẫn có sự yên nghỉ và yên ủi từ bên trong.
Có lẽ chúng ta nói: “Tôi không biết phải làm gì. Tôi cần được hướng dẫn”. Sự hướng dẫn sống động ở trong Thánh Linh. Khi chúng ta tương giao với Chúa và bước đi trong Thánh Linh, tự nhiên chúng ta có sự sáng hướng dẫn ở bên trong. Hiện tại Ngài đang ở trong chúng ta như một liều thuốc bao-hàm-tất-cả. Chúng ta không cần phải đòi hỏi hay khóc lóc. Chúng ta chỉ cần tiếp nhận Ngài vào, vui hưởng Ngài và ngợi khen Ngài.
Chẳng hạn có một chị em đang buồn phiền và không biết phải làm gì. Mặc dầu chị ấy không được hướng dẫn rõ ràng, chị đến thưa với Chúa: “Chúa ơi con ngợi khen Ngài vì con không có sự hướng dẫn nào cả. Con ngợi khen Ngài vì con không biết phải làm gì. Con ngợi khen Ngài khi con đang ở trong tối tăm”. Kết quả càng ngợi khen Chúa chừng nào, chị ấy càng ở trong sự sáng chừng ấy. Chúng ta nên làm như vậy. Nếu bị yếu đuối chúng ta nên đến với Chúa và thưa: “Chúa ơi, con ngợi khen Chúa trong tình trạng yếu đuối của con”. Nhờ tiếp xúc với Ngài, chúng ta sẽ thấy Ngài là Linh rất kỳ diệu. Ngài đang ngự trong chúng ta để làm nguồn cung cấp dồi dào và cung-ứng-tất-cả!
Cơ-đốc-giáo có quá nhiều giáo lý làm cho con dân Chúa bị chi phối, đi lệch khỏi chính mình Ngài, khiến họ lệch trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời. Trọng tâm này là gì? Là chính Thánh Linh tổng-bao-hàm, là Đấng ngự trong linh chúng ta. Suốt cả ngày chúng ta hãy học tiếp xúc và bước theo Thánh Linh. Hãy học cách tương giao và đối xử với Ngài luôn luôn. Cơ-đốc-giáo dạy chúng ta chú trọng về hình thức, luật lệ và giáo lý. Ngay cả Kinh-thánh cũng bị đọc một cách sai lầm vì Cơ-đốc-nhân rất ít tiếp xúc với Thánh Linh, thậm chí không tiếp xúc với Thánh Linh trong khi đọc Kinh-thánh. Chúng ta thường chỉ học hỏi các giáo lý trên giấy trắng mực đen mà thôi. Chúng ta phải đọc Kinh-thánh bằng cách vận dụng linh để tiếp xúc với Thánh Linh, không phải chỉ dùng mắt để nhìn thấy chữ và chỉ vận dụng tâm trí để hiểu sự dạy dỗ của Kinh-thánh. Từ sáng đến tối, chúng ta phải tiếp xúc, tương giao với Đấng ngự trong chúng ta vì Ngài là Đấng cung ứng Chúa Giê-su dồi dào cho chúng ta.
THÁNH LINH LÀ NƠI CƯ NGỤ CHUNG
Giăng 14:23 nói rằng Cha và Con sẽ đến, cùng lập chỗ ở của Họ trong chúng ta. Lời Ngài nói có nghĩa gì? Anh em có bao giờ kinh nghiệm Cha và Con đến lập chỗ ở trong anh em không? Đây là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời mà chúng ta đang suy gẫm. Chỗ ở này có hai phương diện: Cha và Con sẽ là nơi ở của chúng ta và chúng ta sẽ là nơi ở của Cha và Con. Đây là chỗ cư ngụ chung. Làm sao có thể có một chỗ ở chung như vậy được? Chỉ khi nào chúng ta ở trong Linh, giống như Cha và Con ở trong Linh, thì chúng ta mới có thể kinh nghiệm được sự cư ngụ chung này. Khi chúng ta ở trong Linh thì chúng ta ở trong Con và Cha cùng lúc ấy Cha và Con cũng cư ngụ trong chúng ta. Chỉ khi đó chúng ta mới có sự tương giao và thông công mật thiết với Cha và Con được. Chúng ta sẽ “chuyện trò” từ bên trong. Chúng ta sẽ thưa chuyện với Chúa và Chúa sẽ trò chuyện với chúng ta. Đây là kinh nghiệm thực tiễn về sự cư ngụ chung.
LINH LÀ SỰ SỐNG BÊN TRONG
VÀ Y PHỤC BÊN NGOÀI
Chúa cũng là Linh sự sống bên trong chúng ta như nước giải khát thuộc linh làm cho chúng ta mạnh mẽ và đổ đầy chúng ta với sự sống bên trong (Giăng 7:37-39).
Là Thánh Linh, Chúa cũng giống như “y phục” của chúng ta (Trong Lu-ca 24:49 của bản dịch King James, từ ngữ “ban cho” thật sự trong nguyên ngữ Hy-lạp là “mặc vào” như đã được dịch trong bản Amer i can Stan dard Ver sion). Y phục biểu lộ quyền năng và uy quyền. Ngày nay, khi một người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ chính thức, người ấy cần mặc một bộ đồng phục. Nếu một cảnh sát viên đứng trên đường mặc thường phục mà không mặc đồng phục của cảnh sát chắc chắn không ai tôn trọng ông như một cảnh sát viên cả. Ông ấy mất uy quyền vì thiếu bộ đồng phục. Trái lại, đang khi lái xe, nếu chúng ta thấy một cảnh sát viên mặc đồng phục, chắc chắn chúng ta sẽ rất thận trọng. Chỉ khi nào một cảnh sát viên mặc đồng phục ông ta mới “mặc lấy” uy quyền. Thánh Linh bên trong là nguồn cung cấp sự sống và Thánh Linh bên ngoài là “y phục” của uy quyền. Khi chúng ta được mặc lấy Ngài, chúng ta có uy quyền cao trọng nhất trong vũ trụ.
Sau phục sinh, Chúa đến với các môn đồ và thở trên họ (Giăng 20:21, 22). Ngài gọi hơi thở đó là “Thánh Linh” vì chính Ngài là Thánh Linh. Bất cứ điều gì ra từ Ngài đều phải là Thánh Linh. Chúng ta biết rằng hơi thở thuộc về sự sống và dành cho sự sống. Sự kiện Chúa thở Thánh Linh vào trong môn đồ là truyền đạt Linh sự sống của Ngài cho họ. Từ ngày Phục-sinh ấy, tất cả môn đồ đều đã nhận được Linh sự sống vào trong họ. Họ đã được uống nước sự sống ở bên trong.
Tuy nhiên, vào lúc đó họ vẫn chưa có quyền năng vì họ chưa nhận được bộ đồng phục. Vì thế, Chúa bảo họ phải chờ đợi (Lu-ca 24:29) cho đến khi Ngài thăng thiên và được đăng quang làm Đầu và là Uy Quyền của vũ trụ. Bởi sự thăng thiên và đăng quang, Ngài có vị thế để tuôn đổ chính mình Ngài trong Thánh Linh như uy quyền xuống cho các môn đồ Ngài. Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Linh tuôn đổ không như sự sống mà là quyền năng (Công-vụ 1:8).
Vì vậy, vào ngày Phục-sinh, là ngày của sự sống, Thánh Linh ra từ Chúa vào trong các môn đồ như hơi thở sự sống. Nhưng vào ngày lễ Ngũ Tuần, tức là ngày của quyền năng, Thánh Linh đến từ Đầu là Đấng đã thăng thiên và đăng quang để trang bị cho các môn đồ uy quyền phục vụ. Đây là Thánh Linh quyền năng như bộ đồng phục.
Giả sử một cảnh sát viên đang chuẩn bị thi hành nhiệm vụ. Ông thường làm gì trước khi đi làm? Sáng sớm ông dùng điểm tâm hoặc uống vài ly sữa để cơ thể được khỏe khoắn và mạnh mẽ. Nhưng sau khi ăn uống đầy đủ rồi, ông đã đủ điều kiện để thi hành nhiệm vụ của một nhân viên cảnh sát chưa? Nếu ông ra đường, không mặc sắc phục, mà tuyên bố: “Tôi đã no rồi, bây giờ tôi là nhân viên cảnh sát”, không một ai sẽ tôn trọng ông. Họ sẽ bảo ông ấy là điên. Mặc dầu là cảnh sát viên thật nhưng nếu không mặc đồng phục, ông sẽ thiếu uy quyền ngay. Nhưng nếu mặc đồng phục, ông ấy sẽ được trang bị uy quyền. Rồi khi ông đi ra đường, mọi người sẽ kính trọng ông là một người có thẩm quyền của cảnh sát địa phương. Chúng ta không thể xem thường bộ đồng phục này được vì nó tiêu biểu cho quyền lực của chính phủ. Nói cách khác, nếu không ăn uống gì vào buổi sáng, ông ấy sẽ bị bạc nhược. Ông có thể mặc đồng phục và thi hành uy quyền của mình nhưng ông không được mạnh mẽ và khỏe khoắn bên trong.
Nhiều Cơ-đốc-nhân được đầy dẫy bên trong nhưng không có bộ đồng phục, trong khi những Cơ-đốc-nhân khác mặc sắc phục chỉnh tề mà lại trống rỗng bên trong. Chúng ta cần được đổ đầy bên trong và được trang bị bên ngoài. Chúng ta cần Thánh Linh của Ngày Phục-sinh như sự sống “bên trong” và Thánh Linh của Ngày Ngũ Tuần như quyền năng “phủ trên” chúng ta. Đầy dẫy Thánh Linh cần thiết cho bề trong và mặc lấy Thánh Linh cần thiết cho bên ngoài. Nếu có đủ hai phương diện, chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự chan hòa đầy phước hạnh của Thánh Linh cả bên trong lẫn bên ngoài. Thế thì Linh là ai? Xin nhớ rằng Linh là thực tại của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Nếu chúng ta đầy dẫy và được mặc lấy Thánh Linh, chúng ta được hòa lẫn với Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đây là trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời.
Ôi, xin chúng ta lưu ý đến trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời chứ đừng chú tâm đến lý thuyết suông! Có một số người ra sức tranh luận về các giáo lý. Họ bảo rằng: “Còn sự cất lên thì sao?” Nhiều Cơ-đốc-nhân bối rối về việc được cất lên trước cơn đại nạn hay sau cơn đại nạn hay chỉ một số người được cất lên mà thôi hoặc như thế nào khác. Có lần tôi bảo một anh em yêu dấu: “Miễn là anh yêu mến Chúa và sống bởi Ngài thì khi Ngài đến anh sẽ được cất lên, như vậy là đủ rồi!” Chúng ta hãy quên đi giáo lý và học tập yêu mến Ngài. Hãy nhắm vào trọng tâm gia tể của Chúa, tiếp xúc với Đấng Christ hằng sống trong Thánh Linh, cũng hãy đầy dẫy và mặc lấy Ngài.
Một số người tranh luận về sự an ninh đời đời, nhưng sự an ninh thật chỉ là chính Đấng Christ chứ không phải là lời dạy dỗ về sự an ninh đời đời. Hễ chúng ta có Đấng Christ, chúng ta có sự an ninh. Nếu chúng ta không có Đấng Christ, chúng ta không được an ninh. Giáo lý về sự an ninh đời đời không phải là Đấng Christ. Giáo lý chỉ làm chia rẽ con dân Chúa mà thôi. Nếu chúng ta yêu Đấng Christ, bước đi bằng Linh hằng sống mà không nhấn mạnh giáo lý, chúng ta sẽ hiệp một với mọi tín đồ. Càng nói nhiều về giáo lý, chúng ta càng cãi nhau. Hôm nay, khi nói về Thánh Linh là liều thuốc diệu kỳ, tất cả chúng ta đều nói “A-men! Ha-lê-lu-gia!” Nhưng ngày mai, nếu chúng ta nói về sự an ninh đời đời, một số người sẽ nói “Xin lỗi, tôi không thể đồng ý”. Ngay lập tức, chúng ta sẽ chia rẽ và như vậy có nghĩa là chúng ta đã đi lệch khỏi trọng tâm. Thế rồi chúng ta sẽ dạy về những điều làm nảy sinh ra nghi vấn hơn là chú tâm vào trọng tâm của gia tể của Đức Chúa Trời. Trọng tâm của gia tể là gì? Đó là Cha ở trong Con, Con ở trong Thánh Linh và Thánh Linh ở trong chúng ta.
Một số người khác tranh luận về báp-têm. Chẳng hạn như, có người sẽ cố thuyết phục người khác nhất thiết phải làm báp-têm bằng cách rẩy nước. Một lần nữa, đây lại là nan đề về giáo lý chứ không phải vấn đề Linh của Đấng Christ hằng sống. Chúng ta cần nắm chặt và cần được nắm chặt chỉ bởi một điều, ấy là chính Đấng Christ. Chúng ta phải học cách nắm chặt lấy Đấng Christ trong Thánh Linh và được nắm chặt bởi Thánh Linh. Mặc dầu chắc chắn các giáo lý có giúp đỡ chúng ta nhưng trọng tâm của gia tể Đức Chúa Trời không phải là giáo lý mà là Đấng hằng sống ở trong Thánh Linh.
LINH LÀ LINH BAN-SỰ-SỐNG, GIẢI-PHÓNG VÀ BIẾN-ĐỔI
Nếu suốt ngày chúng ta tiếp xúc với Đấng hằng sống trong Thánh Linh kỳ diệu thì sẽ có ba điều xảy ra bên trong. Thứ nhất, Linh ban-sự-sống sẽ truyền đạt cho chúng ta sự sống (2Cô-rin-tô 3:6). Bất cứ khi nào chúng ta tiếp xúc với Linh kỳ diệu này, chúng ta sẽ được tươi mới, mạnh mẽ, thỏa mãn và được soi sáng ở bên trong. Những điều này là dấu hiệu cho thấy Đấng Christ, là sự sống, được truyền đạt vào chúng ta mỗi ngày một nhiều hơn. Có thể chúng ta đã là một Cơ-đốc-nhân hơn 80 năm nhưng chúng ta vẫn cần Đấng Christ của Đức Chúa Trời là Linh ban-sự-sống truyền đạt chính Ngài vào bên trong để làm cho chúng ta được tươi mới, mạnh mẽ, thỏa mãn, soi sáng và được đổ đầy. Linh kỳ diệu này ở trong chúng ta để truyền đạt Đấng Christ như là sự cung ứng dồi dào của chúng ta.
Kế đến, Thánh Linh sẽ tiếp tục giải phóng chúng ta (2 Côr. 3:17). Nhiều áp lực và những nỗi chán chường cuộc sống dễ làm chúng ta yếu đuối. Đôi lúc nét mặt nặng nề của ai đó cũng đủ làm cho chúng ta chán nản. Đôi khi người vợ cảm thấy không được khỏe và tỏ vẻ không vui lúc anh em đi làm về. Sau đó nếu phải đi nhóm, anh em sẽ xuất hiện với một bộ mặt thật thảm não. Mọi người sẽ hỏi: “Có chuyện gì vậy anh?” Có thể anh em sẽ trả lời: “Dạ không có gì!” Anh em không dám kể cho họ nghe thái độ khó chịu của vợ mình đã gây cho mình bực bội. Chỉ một chuyện nhỏ như vậy cũng đủ làm cho người ta nặng nề và chán nản. Tuy nhiên, nếu anh em tiếp xúc với Đấng Christ hằng sống ở bên trong, Ngài sẽ giải phóng anh em ngay lập tức. Anh em sẽ vượt lên trên tất cả mọi thái độ của vợ mình và mọi nỗi chán chường sẽ ở dưới chân anh em. Anh em sẽ được tự do lên đến tận ngai của Cứu Chúa ở từng trời thứ ba. Nhiều lần tôi đang chuẩn bị đến buổi nhóm để giảng Lời Chúa thì có chuyện xảy ra. Nhưng vì đã học được bài học này nên tôi nói: “Chúa ơi, con đang ở trên các từng trời, con sẽ không để những điều này quấy rầy con”. Nếu ở trong Thánh Linh, chúng ta sẽ vượt lên trên mọi sự vì trong Linh kỳ diệu này có đủ mọi yếu tố của sự thăng thiên và khả năng vượt trên mọi sự. Khi chúng ta ở trong Ngài thì những yếu tố trong Thánh Linh sẽ giải phóng chúng ta suốt ngày.
Sau cùng, trong khi Ngài truyền đạt sự sống và giải phóng chúng ta thì Thánh Linh cũng biến đổi chúng ta. 2Cô-rin-tô 3:18, theo một bản dịch chính xác, là: “Tất cả chúng ta, đều để mặt trần (không bị che khuất) mà ngắm xem và phản chiếu vinh quang của Chúa như một tấm gương, được biến đổi nên cùng một hình ảnh của Ngài, từ vinh quang đến vinh quang, như bởi Chúa là Linh vậy”. Trong câu này, chữ “biến đổi” (transformed) được dịch là “thay đổi” (changed) trong bản Anh ngữ King James; nhưng trong tiếng Hy-lạp từ ngữ này giống như từ ngữ được dùng trong Rô-ma 12:2: “Hãy biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí anh em”. Được biến đổi không phải chỉ có nghĩa là thay đổi bên ngoài, nhưng là được thay đổi cả bản chất bên trong lẫn hình thức bên ngoài. Khi ngắm xem và phản chiếu vinh quang Chúa như một tấm gương, chúng ta được biến đổi theo hình ảnh Chúa từ giai đoạn vinh quang này đến giai đoạn vinh quang kia. Khi tấm gương thu hình một đối tượng nào đó nó sẽ phản chiếu lại tất cả những hình ảnh mà nó thu vào. Nhưng nếu tấm gương bị phủ màn, mặt gương sẽ bị che lại; khi ấy dầu tấm gương ấy có hướng về một đối tượng nào đi nữa, nó sẽ không thể phản chiếu. Nếu chúng ta là một tấm gương không bị che phủ, chúng ta sẽ phản chiếu Đấng Christ bằng cách ngắm xem Ngài. Đây là một tiến trình biến đổi. Chúa là Linh, là Đấng biến đổi chúng ta từ bên trong. Dù chúng ta có bản chất thiên nhiên và tội lỗi nhưng Thánh Linh biến đổi chúng ta từ hình ảnh thiên nhiên của mình đến hình ảnh vinh hiển của Ngài. Nếu chúng ta sống trong Linh suốt ngày, Ngài sẽ biến đổi chúng ta bằng cách đổi mới tâm trí, tình cảm và ý chí chúng ta. Bởi dầm thấm tâm trí, tình cảm và ý chí chúng ta bằng chính mình Ngài, Ngài sẽ chiếm hữu các phần bên trong của con người chúng ta. Tình yêu, sự ganh ghét, nỗi ước ao, sự chọn lựa và những quyết định của chúng ta đều sẽ mang hình ảnh Ngài. Chúng ta sẽ được biến đổi theo hình ảnh Ngài từ vinh quang đến vinh quang. Điều ấy có nghĩa là ngày hôm nay chúng ta được biến đổi trong giai đoạn thứ nhất của vinh quang, ngày mai chúng ta sẽ được biến đổi sang giai đoạn thứ nhì của vinh quang và ngày kế tiếp trong giai đoạn thứ ba của vinh quang. Mỗi ngày vinh quang sẽ càng gia tăng.
Gia tể của Đức Chúa Trời và đích nhắm của gia tể Ngài là Đức Chúa Trời sẽ ban phát chính Ngài vào trong chúng ta và hòa lẫn chúng ta với chính Ngài trong vinh quang của Ngài. Sau đó chúng ta có thể bày tỏ Ngài. Chúng ta hãy trung tín với đích nhắm này. Chúng ta hãy giữ vững trọng tâm trên và tiếp tục vươn tới để đạt được mục tiêu đó.