"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6941013
Đang truy cập:111

Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp: 1, 2

venlafaxine alcohol interaction

venlafaxine and alcohol uk go

tadalafil

cialis pillola gialla

 

CHƯƠNG MỘT

PHẦN GIỚI THIỆU

Kinh-thánh: Xuất 3:6, 15-16; Math. 22:31-32

MỘT

1 Cô-rin-tô 10:11 chép: “Bây giờ, những điều này đã xảy ra cho họ như một tấm gương...” Kinh-thánh ghi lại lịch sử dân Y-sơ-ra-ên để nêu gương cho chúng ta, nhằm mục đích gây dựng chúng ta. Mặc dầu có sự khác biệt bên ngoài giữa công tác của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước và Tân Ước, nhưng về nguyên tắc, cả hai đều giống như nhau. Nguyên tắc công tác của Đức Chúa Trời ngày nay cũng giống như trong quá khứ.

Đức Chúa Trời lựa chọn dân Y-sơ-ra-ên làm dân Ngài, và Ngài cũng lựa chọn những con người giữa vòng người Ngoại-bang làm dân Ngài (Công 15:14). Kinh-thánh nói rằng chúng ta là người đồng quốc và là người nhà của Đức Chúa Trời (Êph. 2:19). Kinh-thánh cũng nói chúng ta là người Do-thái thật (Rô 2:29). Như vậy, lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên là một kiểu mẫu cho chúng ta. Trong sách này, chúng ta sẽ xem xét cách Đức Chúa Trời đối xử với dân Ngài, hay nói cách khác, cách Đức Chúa Trời gây dựng dân Ngài. Nói cách khác, sách này bày tỏ những kinh nghiệm nào chúng ta cần phải đạt được trước khi có thể trở nên dân của Đức Chúa Trời. Chúng ta sẽ thảo luận đề tài này qua việc xem xét lịch sử của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, vì trong ba người này, mỗi người đều chiếm một chỗ đặc biệt trong Kinh-thánh.

HAI

Kinh-thánh cho chúng ta thấy dân của Đức Chúa Trời có hai sự khởi đầu. Sự khởi đầu thứ nhất là với Áp-ra-ham vì sự tuyển chọn và kêu gọi của Đức Chúa Trời khởi đầu với Áp-ra-ham. Sự khởi đầu thứ hai là với quốc gia Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời bảo dân Y-sơ-ra-ên rằng họ sẽ làm một dân tộc cho Ngài giữa mọi quốc gia. Họ sẽ là một vương quốc các thầy tế lễ và một quốc gia thánh (Xuất 19:5-6). Vì vậy, Áp-ra-ham là một sự khởi đầu rõ rệt cho dân của Đức Chúa Trời, và quốc gia Y-sơ-ra-ên cũng là một bước khởi đầu rõ rệt cho dân của Đức Chúa Trời. Giữa hai sự khởi đầu này, Đức Chúa Trời đã chiếm được ba con người, là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Trước hết có Áp-ra-ham, sau đó có Y-sác, rồi đến Gia-cốp, và kế tiếp là quốc gia Y-sơ-ra-ên. Từ đó về sau, quốc gia Y-sơ-ra-ên trở nên dân của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời có một dân tộc của riêng Ngài. Như vậy, chúng ta có thể nói Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là nền móng của quốc gia Y-sơ-ra-ên. Không có Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, sẽ không có quốc gia Y-sơ-ra-ên, và không có Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, sẽ không có dân của Đức Chúa Trời. Dân của Đức Chúa Trời đã trở nên dân của Ngài qua kinh nghiệm của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp.

BA

Thật thú vị khi chúng ta thấy Đức Chúa Trời phán: “Ta là… Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp” (Xuất 3:6). Ngài nói điều này trong Cựu Ước, và Chúa Giê-su trích dẫn lời này trong Tân Ước. “Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác và Đức Chúa Trời của Gia-cốp” được trích dẫn trong các sách Phúc-âm của Ma-thi-ơ, Mác, và Lu-ca (Math. 22:32; Mác 12:26; Lu 20:37). Hơn nữa, Chúa Giê-su phán rằng chúng ta sẽ thấy “Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp... trong vương quốc Đức Chúa Trời” (Lu 13:28), và “sẽ có nhiều người từ đông, tây đến mà ngồi đồng bàn với Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp trong vương quốc của các từng trời” (Math. 8:11). Ở đây, Ngài không đề cập tên của một ai khác, mà chỉ nói đến tên của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Điều này cho thấy Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp đều chiếm một vị trí đặc biệt trong Kinh-thánh.

BỐN

Vì sao Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp lại chiếm một vị trí đặc biệt như vậy trong Kinh-thánh? Ấy là vì Đức Chúa Trời muốn tuyển chọn một nhóm người đến ở dưới danh Ngài và Ngài muốn làm cho họ trở nên dân Ngài. Với Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời bắt đầu có được một dân tộc. Đức Chúa Trời có một khởi đầu thuộc linh với Áp-ra-ham, và Ngài làm một điều gì đó trong Áp-ra-ham với mục đích bày tỏ cho chúng ta kinh nghiệm cần thiết mà dân của Đức Chúa Trời phải trải qua. Toàn thể dân của Đức Chúa Trời đều phải trải qua cùng một loại kinh nghiệm. Trước hết Ngài làm một điều gì đó trong Áp-ra-ham, ban cho ông những kinh nghiệm đặc biệt, và qua ông, Ngài chuyển những kinh nghiệm này cho toàn thể dân Ngài. Quốc gia Y-sơ-ra-ên lập nền trên Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Như vậy, Đức Chúa Trời không những đã hành động trên Áp-ra-ham, mà còn hành động trong Y-sác, ban cho ông những kinh nghiệm đặc biệt, và qua ông, Ngài cũng chuyển những kinh nghiệm này cho toàn thể dân Ngài. Tương tự như vậy, Đức Chúa Trời cũng hành động một số điều trong Gia-cốp, ban cho ông những kinh nghiệm đặc biệt, và qua ông chuyển đạt các kinh nghiệm ấy cho toàn thể dân Ngài. Những cách đối xử mà ba người này nhận được trước mặt Đức Chúa Trời và các kinh nghiệm mà họ trải qua cuối cùng đã dẫn đến một dân tộc của Đức Chúa Trời. Như vậy, toàn bộ kinh nghiệm của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là những kinh nghiệm mà toàn thể dân của Đức Chúa Trời nên có. Những gì ba người này đạt được là những điều mà toàn thể dân của Đức Chúa Trời nên đạt được. Nếu chúng ta chỉ có kinh nghiệm của Áp-ra-ham thì điều đó không đủ làm cho chúng ta trở nên dân của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta chỉ có kinh nghiệm của Y-sác thì điều đó cũng không đủ làm cho chúng ta trở nên dân của Đức Chúa Trời, và nếu chúng ta chỉ có kinh nghiệm của Gia-cốp thì điều đó cũng không đủ làm cho chúng ta trở nên dân của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải có những thành tựu của Áp-ra-ham cộng với của Y-sác, cộng với của Gia-cốp trước khi chúng ta có thể trở nên dân của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời phán cùng Y-sác: “Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, cha ngươi... Ta ở cùng ngươi, sẽ ban phước và gia tăng dòng dõi ngươi bội phần, vì cớ Áp-ra-ham là tôi tớ Ta” (Sáng 26:24). Ngài phán với Gia-cốp: “Ta là Chúa, Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, và Đức Chúa Trời của Y-sác: Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đang nằm đây” (Sáng 28:13). Ngài cũng bảo dân Y-sơ-ra-ên: “Ta sẽ đem các ngươi vào xứ mà Ta đã thề ban cho Áp-ra-ham, cho Y-sác, cho Gia-cốp; và Ta sẽ ban cho các ngươi xứ đó làm cơ nghiệp” (Xuất 6:8). Điều này cho thấy dân Y-sơ-ra-ên bước vào trong cơ nghiệp của ba người — Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Họ không có cơ nghiệp riêng của mình. Thay vào đó, họ đã bước vào trong cơ nghiệp của ba người này — Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Mỗi người trong ba nhân vật này chiếm một vị trí đặc biệt trước mặt Đức Chúa Trời. Những kinh nghiệm thuộc linh khác nhau của họ tượng trưng cho ba loại nguyên tắc thuộc linh khác nhau. Nói cách khác, toàn thể dân của Đức Chúa Trời nên có yếu tố của Áp-ra-ham, yếu tố của Y-sác và yếu tố của Gia-cốp trong họ. Không có những yếu tố này, chúng ta không thể trở nên dân của Đức Chúa Trời. Dân của Đức Chúa Trời phải có yếu tố của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Mọi người Y-sơ-ra-ên thật và tất cả những người thật sự thuộc về Đức Chúa Trời phải nói rằng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là tổ phụ của họ. Nói rằng Áp-ra-ham là tổ phụ của chúng ta thì chưa đủ, vì Ích-ma-ên và dòng dõi của ông cũng có thể nói tổ phụ của họ là Áp-ra-ham. Nói rằng cả Áp-ra-ham lẫn Y-sác đều là tổ phụ của chúng ta vẫn không đủ, vì Ê-sau và dòng dõi của ông cũng có thể nói như vậy. Dân của Đức Chúa Trời phải nói rằng tổ phụ của mình là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Gia-cốp phải được bao hàm để chúng ta hội đủ điều kiện. Phải có đủ cả ba trước khi chúng ta có thể làm dân của Đức Chúa Trời một cách chính đáng.

NĂM

Áp-ra-ham vốn tên là Áp-ram. Về sau Đức Chúa Trời đổi tên ông thành ra Áp-ra-ham (Sáng 17:5). Cả hai tên này đều có gốc chữ Abra, trong nguyên ngữ có nghĩa là “cha”. Chính Áp-ra-ham là cha, và bài học ông đã học là nhận biết Đức Chúa Trời là Cha. Suốt cả cuộc đời mình, ông học một bài này, ấy là nhận biết Đức Chúa Trời là Cha.

Nhận biết Đức Chúa Trời là Cha có nghĩa là gì? Có nghĩa là mọi sự đến từ Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su phán: “Cha Ta làm việc cho đến bây giờ, và Ta cũng đang làm việc” (Giăng 5:17). Ngài không nói: “Đức Chúa Trời của Ta làm việc cho đến bây giờ”, nhưng nói: “Cha Ta làm việc cho đến bây giờ”. Vì Đức Chúa Trời là Cha nghĩa là Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, là Đấng Khởi Đầu duy nhất. Con được sai đến từ Cha. “Con chẳng có thể tự mình làm gì được, duy làm điều Con thấy Cha làm, vì bất cứ điều gì Đấng ấy làm, Con cũng làm những điều như vậy” (c. 19). Đây phải là kinh nghiệm của chúng ta. Chúng ta phải nhận lãnh ân điển từ Đức Chúa Trời để nhận thức rằng mình không thể khởi Đầu điều gì cả. Chúng ta không xứng đáng để khởi Đầu một điều nào. Sáng-thế Ký chương một bắt đầu với lời này: “Ban đầu, Đức Chúa Trời...” Ban đầu không phải chúng ta mà là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Cha, và mọi sự bắt nguồn từ Ngài.

Ngày Đức Chúa Trời bày tỏ cho anh em Ngài là Cha sẽ là một ngày phước hạnh. Vào ngày ấy, anh em sẽ nhận biết mình không thể làm gì được và mình là bất lực. Anh em không cần phải cố gắng giữ mình đừng làm điều này, điều nọ. Thay vào đó, anh em sẽ hỏi: “Đức Chúa Trời có khởi đầu điều này không?” Đó là kinh nghiệm của Áp-ra-ham. Kinh nghiệm của ông cho chúng ta thấy ông không có ý tưởng gì về việc trở nên dân của Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham không bắt đầu điều gì cả. Đức Chúa Trời mới là Đấng Khởi Đầu. Đức Chúa Trời là Đấng đem ông từ bên kia bờ sông Ơ-phơ-rát (Sáng 12:1-5). Đức Chúa Trời cần ông và Ngài gọi ông ra. Áp-ra-ham không bao giờ nghĩ đến điều đó. Ha-lê-lu-gia! Đức Chúa Trời cần ông, và Đức Chúa Trời thực hiện công tác.

Đức Chúa Trời là Cha. Áp-ra-ham không tình nguyện đi đến miền đất đượm sữa và mật. Đức Chúa Trời phán điều này trước, rồi sau đó Áp-ra-ham ra đi, chiếm hữu miền đất ấy. Trước đó, ông không biết gì về điều này cả. Khi được kêu gọi ra khỏi, ông không biết mình đang đi đâu (Hê 11:8). Ông lìa khỏi quê hương của cha mình mà không biết mình đi đâu. Đó là Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời là Đấng Khởi Đầu mọi sự cho ông; ông không liên hệ gì đến điều đó cả. Nếu nhận biết Đức Chúa Trời là Cha, anh em sẽ không tự tin như vậy và sẽ không nói rằng mình có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Anh em sẽ chỉ nói: “Nếu Chúa muốn, tôi sẽ làm điều này, điều kia. Bất cứ điều gì Chúa muốn, tôi sẽ làm”. Điều này không có nghĩa là anh em sẽ trở nên người bất nhất, mà có nghĩa là anh em thật sự không biết mình phải làm gì, và anh em chỉ biết sau khi Cha đã bày tỏ ý muốn của Ngài.

Như vậy chưa phải là hết. Áp-ra-ham không biết rằng mình sẽ sinh một đứa con trai. Thậm chí ông phải nhận lấy con của mình từ Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham không thể khởi đầu điều gì cả. Ông được Đức Chúa Trời ban cho đứa con trai của mình. Đó là Áp-ra-ham.

Áp-ra-ham biết Đức Chúa Trời là Cha. Loại hiểu biết này không phải là hiểu biết thuộc giáo lý. Đó là sự hiểu biết mà trong đó một người được đem đến chỗ thừa nhận rằng : “Đức Chúa Trời ôi, con không phải là nguồn. Ngài là nguồn mọi sự, và Ngài là nguồn của con. Không có Ngài, con không thể bắt đầu điều gì cả”. Đó là Áp-ra-ham. Nếu không có nhận thức của Áp-ra-ham, chúng ta không thể làm dân của Đức Chúa Trời. Bài học đầu tiên chúng ta phải học là nhận biết mình không thể làm gì cả và mọi sự đều tùy thuộc vào Đức Chúa Trời. Ngài là Cha và là Đấng Khởi Đầu mọi sự.

SÁU

Chúng ta học được gì từ Y-sác? Ga-la-ti chương 4 nói rằng Y-sác là con của lời hứa (c. 23). Trong Y-sác, chúng ta thấy mọi sự đều đến từ Cha. Lịch sử của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp trong Sáng-thế Ký chương 11 đến chương 50 cho thấy Y-sác là một con người bình thường và không có gì ngoại lệ. Ông không giống Áp-ra-ham, cũng không giống Gia-cốp. Áp-ra-ham đến từ phía bên kia dòng sông lớn; ông là người tiên phong. Y-sác không giống như vậy. Y-sác cũng không giống Gia-cốp là người có một cuộc đời đầy dẫy những khó khăn và là người chịu đựng nhiều sự xử lý. Cả cuộc đời Y-sác là một chuỗi ngày vui hưởng cơ nghiệp của cha mình. Đúng là Y-sác có đào một vài giếng nước. Nhưng thậm chí những giếng ấy cũng do cha ông đã đào trước kia. “Và Y-sác đào lại mấy cái giếng người ta đã đào trong thời Áp-ra-ham, cha mình, vì dân Phi-li-tin lấp đất lại khi Áp-ra-ham qua đời, và đặt tên mấy giếng đó như tên của cha mình đã đặt” (Sáng 26:18). Bài học Y-sác dạy chúng ta là chúng ta không có gì khác hơn những điều mình thừa hưởng từ Cha. Phao-lô hỏi chúng ta: “Anh em có điều gì mà đã không nhận lãnh?” (1 Côr. 4:7). Nói cách khác, không một điều gì chúng ta có mà không do nhận lãnh. Mọi sự chúng ta có đều đến từ Cha. Đó là Y-sác.

Nhiều người không thể ở trong địa vị của Áp-ra-ham vì họ không thể ở trong địa vị của Y-sác. Nhiều người không thể trở thành Áp-ra-ham vì họ không trở nên Y-sác được. Không thể nào có kinh nghiệm của Áp-ra-ham mà thiếu kinh nghiệm của Y-sác. Chúng ta cũng không thể có kinh nghiệm của Y-sác mà thiếu kinh nghiệm của Áp-ra-ham. Chúng ta phải thấy rằng Đức Chúa Trời là Cha và mọi sự ra từ Ngài. Chúng ta cũng phải thấy mình là các con của Ngài và mọi sự chúng ta có đều đến từ Ngài. Theo mắt Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ là những người nhận lãnh. Chúng ta nhận lãnh sự cứu rỗi, nhận lãnh sự đắc thắng, nhận lãnh sự xưng công chính, nhận lãnh sự thánh hóa, nhận lãnh sự tha thứ, và nhận lãnh sự tự do. Nguyên tắc nhận lãnh là nguyên tắc của Y-sác. Chúng ta phải nói Ha-lê-lu-gia! Ha-lê-lu-gia! Mọi sự chúng ta có đều đến từ Đức Chúa Trời. Qua Lời Đức Chúa Trời, chúng ta thấy mọi sự Ngài hứa ban cho Áp-ra-ham, Ngài cũng hứa với Y-sác. Đức Chúa Trời không ban thêm một điều nào cho Y-sác; Ngài ban cho Y-sác những gì Ngài ban cho cha của ông. Đó là sự cứu rỗi của chúng ta, đó là sự tự do của chúng ta.

BẢY

Bây giờ chúng ta đến với Gia-cốp. Nhiều Cơ-đốc-nhân thấy Đức Chúa Trời là nguồn của mọi sự. Họ cũng thấy rằng mọi sự họ có đều do nhận lãnh. Nhưng có một nan đề: Nhiều Cơ-đốc-nhân không nhận lãnh. Chúng ta biết mọi sự mình có đều do nhận lãnh, và nếu không nhận lãnh, chúng ta sẽ cứ ở trong tình trạng hư không và trống rỗng. Nhưng chúng ta vẫn không nhận lãnh, và vẫn cố gắng tự mình làm nhiều điều. Vì sao? Chúng ta không đắc thắng bởi luật sự sống; thay vào đó, chúng ta cố gắng đắc thắng bởi ý chí của mình. Vì sao? Lý do duy nhất là vì nguyên tắc Gia-cốp vẫn còn ở trong chúng ta. Hoạt động của xác thịt vẫn hiện diện, quyền lực của hồn vẫn hiện diện và sự sống thiên nhiên vẫn hiện diện. Về mặt giáo lý, chúng ta biết Đức Chúa Trời là Đấng Khởi Đầu mọi sự, tuy nhiên trên thực tế chúng ta là người khởi đầu nhiều điều. Chúng ta ghi nhớ một giáo lý nào đó trong vòng hai tuần, nhưng đến tuần thứ ba, chúng ta quên mất. Sau đó, chúng ta cố gắng bắt đầu lại. Chúng ta làm như vậy vì Gia-cốp vẫn hiện diện trong mình. Nếu giáo lý về sự đắc thắng hay sự dạy dỗ về sự thánh hóa cho chúng ta biết mọi sự đến từ Đức Chúa Trời và mọi sự đều do nhận lãnh, mà không cho chúng ta biết rằng sự sống thiên nhiên cần được xử-lý, thì giáo lý về sự đắc thắng và sự dạy dỗ về sự thánh hóa ấy không đầy đủ và không thực tế. Nếu một sự dạy dỗ không đụng chạm đến sự sống của hồn, nó chỉ làm cho chúng ta vui vẻ vài ngày. Sau đó mọi sự sẽ qua đi. Chúng ta phải thấy Đức Chúa Trời là Đầu của mọi sự. Chúng ta phải thấy mình là những người nhận lãnh. Đồng thời, chúng ta phải thấy sự sống thiên nhiên của mình cần được kiểm chế. Chỉ khi ấy, chúng ta mới thấy sự tốt lành của Con và con đường đầu phục Cha. Chúng ta có nhận được lời hứa của Con, và nhận lấy đường lối của Cha hay không tùy thuộc vào việc chúng ta có chấp nhận kỷ luật của Thánh Linh hay không, và có bằng lòng để sự sống thiên nhiên của mình bị đụng đến hay không. Chúng ta có thể thấy điều này qua cuộc đời của Gia-cốp.

Cấu tạo thiên nhiên của Gia-cốp có một đặc tính nổi bật, đó là mưu trí của ông. Ông là một con người mưu trí khác thường. Ông có thể lừa gạt bất cứ ai. Ông lừa anh mình, cha mình, cậu mình. Ông có thể nghĩ ra mọi sự, làm mọi sự và đạt được mọi sự. Ông không giống cha mình, tức người vốn chỉ là một đứa con. Ông ra đi đến nhà cậu mình với hai bàn tay trắng và trở về với hai tay đầy dẫy. Đó là Gia-cốp.

Chúng ta học được bài học gì nơi Gia-cốp? Áp-ra-ham nói cho chúng ta về Cha, Y-sác nói cho chúng ta về Con, và Gia-cốp nói cho chúng ta về Thánh Linh. Điều ấy không có nghĩa là Gia-cốp tượng trưng cho Thánh Linh, nhưng kinh nghiệm của ông tượng trưng cho công tác của Thánh Linh. Lịch sử của Gia-cốp tượng trưng cho kỷ luật của Thánh Linh. Chúng ta thấy một con người gian xảo, đầy dẫy mưu kế và sự lừa dối. Nhưng đồng thời, chúng ta thấy một con người bị Thánh Linh kỷ luật từng bước một. Ông nắm gót của anh mình, nhưng cuối cùng ông cũng vẫn là em. Ông chiếm chỗ của anh với món canh đậu và chiếm đoạt quyền trưởng nam, nhưng rồi cuối cùng chính ông, chứ không phải anh của ông, đã phải chạy trốn khỏi nhà. Ông nhận được phước hạnh của cha, nhưng ông, chứ không phải anh của ông, đã trở nên một kẻ lang thang. Khi đến ở nhà cậu mình, ông muốn cưới Ra-chên, nhưng La-ban lại trao cho ông Lê-a, chứ không phải Ra-chên trước. Suốt hai mươi năm, ban ngày nắng hạn thiêu đốt, ban đêm sương giá làm kiệt sức ông (Sáng 31:40). Thật vậy, ông sống một cuộc đời vất vả và nhọc nhằn. Tất cả những kinh nghiệm này là kỷ luật của Thánh Linh; đó là những thử nghiệm mà một con người mưu trí phải trải qua. Những người lắm mưu mô và giỏi xoay xở sẽ thấy bàn tay của Đức Chúa Trời ở trên mình. Sự sống thiên nhiên phải bị vắt sạch. Lịch sử của Gia-cốp là một bức tranh về kỷ luật của Thánh Linh.

Một số anh chị em mưu trí khác thường, họ rất sâu sắc, lanh lợi, tính toán, tháo vát và giỏi xoay xở. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng mình không bước đi trong sự khôn ngoan của xác thịt nhưng trong ân điển của Đức Chúa Trời (2 Côr. 1:12). Gia-cốp liên tục kinh nghiệm kỷ luật của Thánh Linh. Kết quả là mưu trí của ông không bao giờ có thể giải quyết được gì cả. Trong đêm tại Phê-ni-ên, Gia-cốp học bài học lớn lao nhất; đó thật sự là đêm tốt nhất của cuộc đời ông! Ông nghĩ rằng mình có thể có cách giải quyết với bất cứ ai, và tương tự như vậy, ông có thể có cách giải quyết với Đức Chúa Trời. Nhưng khi Gia-cốp đến đối diện với Đức Chúa Trời, Ngài chạm vào chỗ trũng của bắp vế ông, và ông trở nên một người què (Sáng 32:25). Gân chỗ trũng bắp vế của Gia-cốp là gân mạnh nhất trong toàn cơ thể. Đức Chúa Trời chạm đến chỗ ấy của Gia-cốp nghĩa là Đức Chúa Trời đã chạm vào phần mạnh nhất của sự sống thiên nhiên của ông. Từ đó về sau, ông bị què! Trước khi bị què, ông là Gia-cốp. Sau khi ông bị què, Y-sơ-ra-ên xuất hiện (c. 28)! Từ ngày đó về sau, ông không còn là một người chiếm chỗ nhưng ông là người bị chiếm chỗ. Trước đó, ông lừa gạt cha mình. Sau ngày đó, ông bị các con mình lừa gạt (37:28-35). Gia-cốp mưu trí trước đây lẽ ra không bao giờ bị cuốn theo sự lừa dối của các con mình, vì chính ông là một người lừa gạt; lẽ ra ông không bao giờ tin người khác. Người nào càng lừa dối sẽ càng không tin người khác, vì người ấy “suy bụng ta ra bụng người”. Nhưng bây giờ sự việc khác hẳn. Gia-cốp sau này đã khác với Gia-cốp trước đây. Ông không còn tin cậy vào mưu trí của mình. Đó là lý do vì sao các con ông có thể lừa dối ông. Ông đổ biết bao nhiêu là nước mắt, và Đức Chúa Trời đã xử lý và tước mất năng lực thiên nhiên của ông. Đó là loại kinh nghiệm làm cho chúng ta trở nên dân của Đức Chúa Trời. Một ngày kia Đức Chúa Trời soi sáng trên anh em và sẽ cho anh em thấy mình xấu xa, gian ác và quỉ quyệt dường nào. Khi Đức Chúa Trời bày tỏ cho anh em thấy mình là ai, anh em không thể nào ngước đầu lên được. Ánh sáng của Đức Chúa Trời kết liễu anh em và buộc anh em thừa nhận rằng mình đã bị chấm dứt. Anh em sẽ nhận thấy mình không dám hầu việc Đức Chúa Trời nữa và mình không còn xứng đáng hầu việc Ngài! Từ đó về sau, anh em không còn tin cậy chính mình. Đó là kỷ luật của Thánh Linh.

TÁM

Tóm lại, Áp-ra-ham cho chúng ta thấy mọi sự thuộc về Đức Chúa Trời; chúng ta không thể tự mình có gì được. Y-sác cho chúng ta thấy mọi sự đến từ Đức Chúa Trời, và vị trí của chúng ta là nhận lãnh. Nhưng nếu chúng ta chỉ nhận lãnh mà không có kỷ luật của Thánh Linh thì sẽ có điều gì đó sai trật. Đó là những gì Gia-cốp bày tỏ cho chúng ta. Một ngày kia Chúa sẽ đến với chúng ta, chạm vào chúng ta và bẻ vặn trũng của bắp vế chúng ta; Ngài sẽ xử-lý sự sống thiên nhiên của chúng ta. Khi ấy chúng ta sẽ khiêm nhường và sợ sệt, run rẩy đi theo Chúa. Khi ấy chúng ta sẽ không còn cẩu thả và không còn hấp tấp đề nghị nữa. Chúng ta dễ đề nghị biết bao, và chúng ta rất dễ hành động mà không cầu nguyện. Chúng ta dễ phát triển một lòng tin tách rời khỏi Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phải đụng đến sự sống thiên nhiên của chúng ta một cách mãnh liệt; Ngài phải bẻ rời sự sống thiên nhiên của chúng ta ra và cho chúng ta thấy mình không thể tự làm gì được. Từ ngày đó về sau, chúng ta sẽ là những người què. Bị què không có nghĩa là không đi được; trái lại, điều ấy có nghĩa là mỗi khi bước đi, chúng ta nhận biết sự yếu đuối và què quặt của mình. Đó là đặc điểm chung của tất cả những người biết Đức Chúa Trời. Trước khi Đức Chúa Trời đem một người đến chỗ đó, người ấy không có kinh nghiệm về Phê-ni-ên. Tất cả những ai vẫn còn giỏi xoay xở, tự tin, và đầy năng lực đều chưa kinh nghiệm kỷ luật của Thánh Linh.

Nguyện Đức Chúa Trời mở mắt chúng ta để thấy mối liên hệ giữa ba loại kinh nghiệm này. Cả ba kinh nghiệm này đều là những kinh nghiệm đặc thù, tuy nhiên trong sự thành tựu cả ba đều liên quan đến nhau. Chúng ta không thể chỉ có một hoặc hai trong số ba kinh nghiệm này. Chúng ta phải sáng tỏ về cả ba kinh nghiệm này trước khi có thể tiến tới trên con đường của Chúa.

 

 

 

CHƯƠNG HAI



SỰ KÊU GỌI CỦA ÁP-RA-HAM

Kinh-thánh: Hê 11:8-10; Công 7:2-5; Ga 3:8; 
Sáng 11:31-12:3, 7a; 13:14-17; 14:21-23

Trong phần trước, chúng ta đã nói rằng Đức Chúa Trời muốn có được một nhóm người được kêu gọi bởi danh Ngài, và là dân Ngài. Ngài muốn có được một nhóm người, là những người có thể nói rằng họ thuộc về Đức Chúa Trời và họ là dân của Đức Chúa Trời. Để đạt được mục tiêu này, trước hết Ngài hành động trên Áp-ra-ham, sau đó trên Y-sác, và cuối cùng trên Gia-cốp. Những kinh nghiệm của Áp-ra-ham cộng với của Y-sác, và cộng với của Gia-cốp là những kinh nghiệm cơ bản của tất cả những ai muốn làm dân của Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là làm dân của Đức Chúa Trời không phải chỉ là một điều ngẫu nhiên. Để làm dân của Đức Chúa Trời, chúng ta phải có những kinh nghiệm nhất định trong Ngài. Chúng ta phải trải qua những sự xử-lý và những sự huấn luyện nào đó trước khi có thể trở nên dân của Đức Chúa Trời và trước khi có thể thật sự sống cho Đức Chúa Trời trên trái đất này. Những kinh nghiệm cơ bản để làm dân của Đức Chúa Trời là những kinh nghiệm của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Nói cách khác, mặc dầu nhiều người được gọi bằng danh của Đức Chúa Trời và bề ngoài được biết đến như là dân của Đức Chúa Trời, nhưng họ không đủ điều kiện để làm dân của Đức Chúa Trời trừ khi họ nhìn thấy mọi sự họ có đều đến từ Đức Chúa Trời, đều đã được nhận lãnh, và mọi sự thuộc về sự sống thiên nhiên phải được Đức Chúa Trời gạt qua một bên. Nếu họ không phải là những con người như vậy, Đức Chúa Trời không thể sử dụng họ nhiều.

ÁP-RA-HAM LÀ SỰ KHỞI ĐẦU CHO CÔNG TÁC KHÔI PHỤC 
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Chúng ta đến câu chuyện về Áp-ra-ham. Mọi người đọc Kinh-thánh đều không thể không nhận thấy tầm quan trọng của Áp-ra-ham. Tên của ông được nhắc đến ở đầu Tân Ước. Chúa Giê-su nói về Áp-ra-ham nhiều lần trong những bài giảng của Ngài; Ngài không đề cập đến A-đam. Ngài nói: “Trước khi Áp-ra-ham hiện hữu, đã có Ta” (Giăng 8:58). Ngài không nói: “Trước khi A-đam hiện hữu, đã có Ta”. Ngài không nói với người Do-thái: “Tổ phụ các ngươi là A-đam”, nhưng Ngài nói: “Tổ phụ các ngươi là Áp-ra-ham” (c. 56). Ngài lấy Áp-ra-ham làm khởi điểm.

Nguyện Chúa mở mắt chúng ta để thấy Áp-ra-ham là khởi điểm trong kế hoạch cứu chuộc của Đức Chúa Trời và trong công tác khôi phục của Ngài. Rô-ma chương 4 nói rằng Áp-ra-ham là Cha của mọi người tin (c. 17). Mọi người tin đều khởi đầu trong Áp-ra-ham. Khởi điểm là Áp-ra-ham, không phải A-đam. A-đam là khởi điểm của tội; tội vào trong thế gian qua một người (5:12). Sự khởi đầu ấy là một khởi đầu bại hoại. Mặc dầu A-bên đã dâng sinh tế cho Đức Chúa Trời bởi đức tin, ông chỉ là một người tốt cách cá nhân; chúng ta không thể nhận lãnh ơn phước gì từ ông; vì vậy, ông không phải là bước khởi đầu cho công tác khôi phục của Đức Chúa Trời. Mặc dầu Hê-nóc đi cùng Đức Chúa Trời, ông cũng chỉ là một người tốt cách cá nhân; chúng ta không thể nhận được ơn phước từ ông; vì vậy, ông cũng không thể là bước khởi đầu cho công tác khôi phục của Đức Chúa Trời. Nô-ê kính sợ Đức Chúa Trời, và gia đình ông đã vào tàu, nhưng ông lại cũng chỉ là một người tốt cách cá nhân, chúng ta không thể nhận được ơn phước từ ông; vì vậy, ông không thể là bước khởi đầu cho công tác khôi phục của Đức Chúa Trời. Cả ba người này đều tốt, nhưng họ chỉ tốt cách cá nhân. A-bên, Hê-nóc, Nô-ê và Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời. Nhưng có một sự khác biệt giữa Áp-ra-ham và A-bên, Ê-nóc và Nô-ê. Áp-ra-ham chiếm một chỗ quan trọng hơn nhiều trong chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời so với A-bên, Hê-nóc và Nô-ê, vì công tác khôi phục của Đức Chúa Trời bắt đầu qua chính ông.

Chúng ta phải thấy rằng Áp-ra-ham khác hẳn những người kia. Từ khi A-đam phạm tội, có một đường dây tội lỗi. Mặc dầu A-bên là một người tốt, ông không thể giải quyết đường dây tội lỗi này; mặc dầu Hê-nóc là một người tốt, ông cũng không thể giải quyết cơn thủy triều tội lỗi, và mặc dầu Nô-ê là một người tốt, ông không thể thay đổi tình trạng tội lỗi. Con người đã sa ngã và thất bại. Mặc dầu ba người này tốt lành, họ chỉ tốt như những cá nhân mà thôi, họ không thể thay đổi tình trạng tội lỗi. Có một sự khác biệt lớn lao giữa sự tốt lành cá nhân với việc thay đổi tình hình. Lần đầu tiên Đức Chúa Trời sử dụng một con người để thay đổi tình trạng tội lỗi, thì Ngài đã dùng Áp-ra-ham. Trước Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã thực hiện một vài công tác với các cá nhân, nhưng Ngài không làm gì để khôi phục tình trạng tội lỗi. Lần đầu tiên Đức Chúa Trời chuyển động cánh tay Ngài để xoay chuyển tình trạng tội lỗi là lúc Ngài lựa chọn Áp-ra-ham. Nói cách khác, công tác khôi phục bắt đầu với Áp-ra-ham. Thủy triều tội lỗi đã cuồn cuộn chảy, và A-bên, Hê-nóc, Nô-ê chỉ là ba tảng đá tốt ở giữa dòng thác tội lỗi này. Áp-ra-ham là con người đầu tiên qua đó Đức Chúa Trời đã xoay chuyển dòng thủy triều tội lỗi. Đức Chúa Trời dấy Áp-ra-ham lên, và qua ông, Ngài đem công tác giải cứu đến. Qua ông, Cứu Chúa đến và sự cứu chuộc đến. Đó là lý do vì sao Phúc-âm trong Tân Ước bắt đầu với Áp-ra-ham. Nguyện Chúa thương xót chúng ta để chúng ta không chỉ tham gia vào việc giảng giải Kinh-thánh hay giúp đỡ người khác hiểu một vài kiến thức Kinh-thánh. Chúng ta ngưỡng trông sự thương xót của Đức Chúa Trời để bày tỏ cho chúng ta biết Đức Chúa Trời đang làm gì.

Sự cứu chuộc được hoàn tất bởi Chúa Giê-su, tuy nhiên công tác này khởi đầu với Áp-ra-ham. Công tác khôi phục của Đức Chúa Trời đã tiếp diễn trải qua các thời đại cho đến ngày nay, và sẽ tiếp diễn cho đến thời đại một ngàn năm. Tuy nhiên, khởi điểm là với Áp-ra-ham. Nói cách khác, trung tâm của sự cứu chuộc là Chúa Giê-su, và sự hoàn thành công tác cứu chuộc sẽ là lúc kết thúc vương quốc một ngàn năm, vào lúc bắt đầu trời mới đất mới. Tuy nhiên, sự cứu chuộc khởi đầu với Áp-ra-ham. Từ thời Áp-ra-ham cho đến cuối vương quốc một ngàn năm, Đức Chúa Trời đã liên tục tiến hành công tác khôi phục. Trong tiến trình dài của công tác khôi phục này, Chúa Giê-su Christ là trung tâm, nhưng chúng ta đừng quên rằng khởi điểm là Áp-ra-ham.

Đó là một điểm đặc biệt về Áp-ra-ham. Sự việc Đức Chúa Trời lựa chọn Áp-ra-ham rất khác với những sự đối xử có tính cách ân điển của Ngài với A-bên, Hê-nóc và Nô-ê. Khi Đức Chúa Trời có được Hê-nóc, Ngài chỉ có Hê-nóc mà thôi. Khi Đức Chúa Trời có được Nô-ê, Ngài chỉ có Nô-ê mà thôi. Nhưng khi Đức Chúa Trời lựa chọn Áp-ra-ham, Ngài không chỉ có Áp-ra-ham. Khi Áp-ra-ham được kêu gọi, Đức Chúa Trời nói rõ với ông vì sao Ngài kêu gọi ông. Đức Chúa Trời bảo ông lìa xứ sở, bà con và nhà cha ông để đi đến đất Ca-na-an; Ngài hứa làm cho ông trở nên một dân lớn mà qua đó mọi gia đình trên đất đều được phước (Sáng 12:1-3). Nói cách khác, sự kêu gọi và lựa chọn Áp-ra-ham là vì mục đích phục hồi khỏi tình trạng tội lỗi; điều ấy không phải chỉ vì Áp-ra-ham với tư cách là một cá nhân. Áp-ra-ham được kêu gọi vì Đức Chúa Trời muốn dùng ông. Ông được kêu gọi để làm một chiếc bình và được kêu gọi cho một công tác. Ông không chỉ được kêu gọi để nhận lãnh ân điển. Một người được kêu gọi để nhận lãnh ân điển là một việc. Còn một người được kêu gọi để truyền ân điển là một việc khác. Sự kêu gọi của Áp-ra-ham không phải chỉ để ông nhận lãnh ân điển, nhưng còn để ông làm một người truyền ân điển.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI ÁP-RA-HAM

Mục đích Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham là để phục hồi con người khỏi tình trạng tội lỗi. Chúng ta không nên xem việc Áp-ra-ham được lựa chọn là vấn đề cá nhân. Áp-ra-ham được Đức Chúa Trời lựa chọn là vì mục đích phục hồi con người khỏi tình trạng tội lỗi. Chúng ta nên cẩn thận xem xét những gì bao hàm trong sự kêu gọi Áp-ra-ham và những gì mà sự kêu gọi ấy đem đến. Trong sự kêu gọi của Áp-ra-ham, chúng ta thấy mục đích, kế hoạch, và sự định trước của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng thấy giải pháp cho những nan đề về tội lỗi và ma quỉ. Nguyện Chúa mở mắt chúng ta để thấy những điều này.

Sáng-thế Ký 12:1 nói: “Lúc ấy Chúa phán cùng Áp-ram: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, họ hàng, cùng nhà cha ngươi, mà đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho”. Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham với mục đích để ông ra khỏi quê hương, bà con, nhà cha ông. Đó là vấn đề thừa kế. Câu 2 chép: “Và Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn, Ta sẽ ban phước cho ngươi, làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước”. “Một dân lớn” chỉ về một dân tộc. Câu 3 nói: “Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả người nào rủa sả ngươi: và mọi gia đình trên đất sẽ qua ngươi mà được phước”. “Mọi gia đình trên đất đều qua ngươi mà được phước”, đây là mục tiêu sau cùng của việc Đức Chúa Trời lựa chọn Áp-ra-ham. Việc Đức Chúa Trời lựa chọn Áp-ra-ham bao hàm ba điều: (1) đem ông đến đất mà Ngài sẽ chỉ cho, (2) làm cho ông trở nên một dân lớn, là dân của Đức Chúa Trời, và (3) qua ông, Ngài ban phước cho mọi gia đình trên đất.

“Đến Xứ Ta Sẽ Chỉ Cho Ngươi”

Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham lìa khỏi quê hương, họ hàng và nhà cha ông để đi đến một xứ Ngài sẽ chỉ cho ông. Áp-ra-ham là người xứ U-rơ thuộc Canh-đê, là một xứ thờ hình tượng. Cha ông là Tha-rê ở tại đó và thờ hình tượng (Giô 24:2). Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi xứ này. Về mặt tiêu cực, ấy là nhằm mục đích đem ông ra khỏi xứ sở, họ hàng, và nhà cha ông và lìa bỏ sự thờ hình tượng. Về mặt tích cực, ấy là nhằm mục đích đem ông vào miền đất Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho ông, là xứ Ca-na-an, và hầu việc Đức Chúa Trời chí cao, là Đấng sở hữu trời và đất.

Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham để ông đi vào xứ Ca-na-an, sống ở đó, bày tỏ Đức Chúa Trời và thi hành uy quyền của các từng trời. Đức Chúa Trời có ý định ban miền đất ấy cho con cháu ông. Qua ông và con cháu ông, Đức Chúa Trời có ý định tuyên bố miền đất ấy thuộc về Ngài và thi hành uy quyền của Ngài, bày tỏ vinh quang Ngài tại miền đất ấy. Đó là lý do đầu tiên Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham.

Trong Ma-thi-ơ chương 6, Chúa Giê-su dạy các môn đồ cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời, danh Cha được tôn thánh; vương quốc Cha được đến, ý muốn Cha được nên, ở đất như trời” (cc. 9-10). Ý định của Đức Chúa Trời là để dân Ngài đem uy quyền và ý muốn Ngài đến trên đất. Ngày nay, hội-thánh phải là nơi vinh quang của Đức Chúa Trời được bày tỏ, và là nơi uy quyền và ý muốn của Ngài được thực hiện. Bất cứ nơi nào dân của Đức Chúa Trời vâng theo ý muốn Ngài và để cho uy quyền của Ngài lan rộng giữa vòng họ, thì đó là nơi uy quyền và ý muốn của Ngài được thi hành. Đức Chúa Trời muốn có được một nhóm người trên đất này làm dân Ngài. Điều này có nghĩa là Ngài muốn có một đường lối giữa vòng loài người để uy quyền và ý muốn Ngài được thực hiện trên đất như trên trời. Đó là mục tiêu của Đức Chúa Trời khi Ngài kêu gọi Áp-ra-ham. Đó cũng là mục tiêu của Ngài khi kêu gọi chúng ta làm dân Ngài.

“Ta Sẽ Làm Cho Ngươi Nên Một Dân Lớn”

Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham không những với mục đích đem ông đến miền đất mà Ngài sẽ chỉ cho, nhưng cũng vì mục đích làm cho ông nên một dân lớn. Mục tiêu của Đức Chúa Trời là có được một nhóm người làm dân Ngài. Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham với mục đích làm cho ông và con cháu ông thành dân của Ngài. Nói cách khác, việc Đức Chúa Trời lựa chọn dân Ngài bắt đầu từ Áp-ra-ham. Ngài gọi một người từ giữa vòng nhiều người. Từ đó về sau, Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho con người này, và sự cứu rỗi của Ngài phải được hoàn tất qua con người này. Sự cứu rỗi của Ngài sẽ ra từ con người này. Đức Chúa Trời sẽ đạt đến mục tiêu qua con người mà Ngài đã tuyển chọn và kêu gọi.

Áp-ra-ham được tuyển chọn. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời kêu gọi một người cho chính Ngài từ giữa vòng nhiều người. Đức Chúa Trời muốn có được một nhóm người dành cho chính Ngài. Trong Cựu Ước, có một dân tộc là Y-sơ-ra-ên, vì Đức Chúa Trời muốn có một dân tộc trên trái đất này, tức là Ngài muốn có một nhóm người biệt riêng ra cho Ngài, là những người dành cho vinh quang Ngài, và là những người thuộc về Ngài.

Mặc dầu Đức Chúa Trời để dân Y-sơ-ra-ên yên khi họ vướng mắc tội lỗi mà họ đã phạm, nhưng Ngài không để họ yên khi họ phạm tội thờ lạy hình tượng. Thờ lạy hình tượng là một tội rất nghiêm trọng đối với dân của Đức Chúa Trời. Chỗ của Đức Chúa Trời không bao giờ có thể bị hình tượng chiếm đoạt. Mục đích của Đức Chúa Trời trong việc tuyển chọn một dân tộc là để họ trở nên chứng cớ của Ngài trên đất. Họ nên làm chứng về điều gì? Họ nên làm chứng về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã đặt chính Ngài giữa dân Ngài. Nói cách khác, dân của Đức Chúa Trời là chiếc bình chứa đựng Đức Chúa Trời. Bất cứ nơi nào có dân của Đức Chúa Trời, thì ở đó có chứng cớ của Đức Chúa Trời. Ráp-sa-kê, đại tướng của vua Sy-ri, tức kẻ thù của con dân Y-sơ-ra-ên, nói rằng: “Thần của Ha-mát và thần của Ạt-bát ở đâu? Thần của Sê-phạt-va-im, thần của Hê-na và thần của Y-va ở đâu?... Trong những thần của muôn nước, có thần nào đã giải cứu xứ họ khỏi tay ta chăng? Đức Giê-hô-va có thể giải cứu Giê-ru-sa-lem sao?” (2 Vua 18:34-35). Lời này cho chúng ta thấy trước khi các kẻ thù của dân Y-sơ-ra-ên xử lý họ thì trước hết, họ phải đương đầu với Đức Giê-hô-va vì dân Y-sơ-ra-ên là một với Ngài. Đức Chúa Trời đã đặt chính Ngài ở giữa dân Ngài. Ngài đã đặt chính Ngài, vinh quang Ngài, uy quyền Ngài và quyền năng Ngài ở giữa dân Ngài.

Công-vụ 15:14 nói: “Đức Chúa Trời đã thăm viếng người Ngoại-bang để từ trong họ lấy ra một dân cho danh Ngài”. Đó là bức tranh của Tân Ước. Trong Tân Ước, hội-thánh cấu tạo bởi dân của Đức Chúa Trời. Tất cả chứng cớ, công tác và ý muốn của Đức Chúa Trời đều được tìm thấy trong hội-thánh ngày nay.

Mục tiêu của Đức Chúa Trời là có được một nhóm người dành cho Ngài. Mục tiêu của Ngài là có được một nhóm người, tức là những người tuyên bố rằng: “Tôi thuộc về Đức Giê-hô-va. Tôi thuộc về Chúa”. Đó là lý do vì sao Kinh-thánh chú ý rất nhiều đến việc một người xưng nhận Đấng Christ. Chúa phán: “Ai xưng nhận Ta trước mặt người ta, thì Con Người cũng sẽ xưng nhận họ trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời; nhưng ai chối Ta trước mặt người ta, thì cũng sẽ bị chối trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời” (Lu 12:8-9). Chúa muốn có được những người xưng nhận danh Ngài. Nhiều lúc, xưng nhận Đấng Christ không chỉ là rao giảng phúc-âm, nhưng là tuyên bố: “Tôi thuộc về Chúa. Tôi thuộc về Đức Chúa Trời!” Đó là chứng cớ của Đức Chúa Trời. Bằng cách này, Đức Chúa Trời sẽ có được một điều gì đó. Đức Chúa Trời muốn có được một nhóm người, là những người xưng nhận: “Tôi thuộc về Đức Chúa Trời, và tôi dành cho Ngài”.

“Mọi Gia Tộc Trên Đất Sẽ Nhờ Ngươi Mà Được Phước”

Đức Chúa Trời cũng phán với Áp-ra-ham: “Mọi gia tộc trên đất sẽ nhờ ngươi mà được phước” (Sáng 12:3). Điều này bày tỏ rằng Đức Chúa Trời không quên các dân tộc. Đức Chúa Trời không ban phước cho các dân tộc trên đất cách trực tiếp. Nhưng Ngài ban phước cho họ qua Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời lựa chọn một người và con người ấy trở nên một “chiếc bình”. Từ con người ấy ra một gia tộc, từ gia tộc ấy ra một dân tộc, và từ dân tộc ấy mọi gia tộc trên đất đều được phước. Đức Chúa Trời không ban phước cho các dân tộc cách trực tiếp, nhưng trước hết Ngài hành động nơi một người, và qua người ấy mọi dân tộc trên đất đều được phước. Đức Chúa Trời hoàn toàn ký thác ân điển, quyền năng và uy quyền của Ngài trong người ấy, và rồi qua người ấy, Ngài ban phát mọi điều kể trên cho mọi người. Đó là nguyên tắc của việc lựa chọn Áp-ra-ham. Nguyên tắc này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất đối với Đức Chúa Trời là việc lựa chọn chiếc bình của Ngài. Thật vậy, những người được lựa chọn làm những chiếc bình cần phải biết Ngài! Các gia tộc trên đất có được phước hay không hoàn toàn tùy thuộc vào Áp-ra-ham. Nói cách khác, mục đích đời đời của Đức Chúa Trời và kế hoạch của Ngài liên kết với những con người mà Ngài đã chọn lựa. Sự việc những con người được lựa chọn của Đức Chúa Trời đứng hay ngã sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của mục đích và kế hoạch của Đức Chúa Trời.

Đó là lý do vì sao Áp-ra-ham phải trải qua nhiều kinh nghiệm và phải nhận lãnh rất nhiều từ Đức Chúa Trời trước khi ông có thể ban phát những gì mình nhận được cho người khác. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Áp-ra-ham phải trải qua rất nhiều cuộc thử nghiệm và đương đầu với nhiều nan đề. Đó là cách duy nhất để những người khác có thể nhận được sự giúp đỡ và ích lợi từ ông. Áp-ra-ham biết Đức Chúa Trời; vì vậy, ông là cha của những người tin. Những con người có đức tin là các con của Áp-ra-ham (Ga 3:7); họ do Áp-ra-ham sinh ra. Chúng ta biết mọi công tác thuộc linh đều dựa trên nguyên tắc sinh sản, không dựa trên nguyên tắc rao giảng. Con cái được sinh ra; họ không được sinh ra do nghe rao giảng. Đường lối khôi phục của Đức Chúa Trời đòi hỏi người ta phải tin. Chỉ những người tin mới được xưng công chính. Đức Chúa Trời đã làm gì? Trước hết Ngài đem một người đến chỗ tin để người ấy có thể trở nên một tín đồ, từ người tín đồ này, nhiều tín đồ khác sẽ được sinh ra.

Chúng ta phải nhớ rằng rao giảng mà không sinh sản là điều vô ích. Loại rao giảng ấy chỉ làm cho người ta hiểu giáo lý, và các giáo lý được truyền từ miệng người này qua người kia. Sau khi đi vòng quanh thế giới, chúng trở về với người nói và sẽ không là gì khác hơn là những giáo lý. Có ích lợi gì khi một người nhiệt thành rao giảng giáo lý về sự cứu rỗi nếu chính người ấy không biết Đức Chúa Trời và không sanh bởi Đức Chúa Trời? Nhưng nếu một người không những chỉ rao giảng giáo lý về sự cứu rỗi bằng môi miệng, mà còn làm chứng về sự cứu rỗi của mình và thế nào mình đã gặp Đức Chúa Trời,thì những người khác sẽ đụng chạm được một điều gì thực tiễn. Chỉ có loại người này mới sinh ra người khác. Nguyên tắc hành động của Đức Chúa Trời là trước hết làm một điều gì đó trong một người rồi sinh những người khác qua người ấy. Công tác của Đức Chúa Trời rất sống động, và khi Ngài gieo hạt giống sống vào trong một người, hạt giống ấy sẽ mọc lên. Phao-lô nói với người Cô-rin-tô: “Tôi viết những điều này không phải để làm hổ thẹn anh em, nhưng để khuyên bảo anh em như con cái yêu dấu của tôi vậy...vì trong Christ Giê-su, tôi đã nhờ phúc-âm mà sinh anh em ra”. (1 Côr. 4:14-15). Sinh sản là một nguyên tắc quan trọng trong công tác thuộc linh. Nguyên tắc của công tác thuộc linh là nguyên tắc sinh sản, chứ không phải rao giảng.

Nguyện Đức Chúa Trời mở mắt chúng ta thấy sự hư không của việc rao giảng. Rao giảng cho người khác điều gì mà chính mình không có thì thật là vô ích. Nếu có hạt giống, chúng ta sẽ có sự tăng trưởng. Không có hạt giống thì không thể nào có sự tăng trưởng. Công tác của Đức Chúa Trời liên quan đến sự sống, không phải là giáo lý suông. Một khi anh em trải qua con đường do Đức Chúa Trời chỉ định, anh em sẽ có khả năng sinh sản. Nếu không thì chẳng ích lợi gì. Để có thể ban phước cho mọi gia tộc trên đất, trước hết Đức Chúa Trời phải hành động trên Áp-ra-ham. Để có được một nhóm tín đồ, trước hết Đức Chúa Trời phải chiếm hữu được một tín đồ. Áp-ra-ham là người đầu tiên đã tin. Sau đó nhiều tín đồ khác được sinh ra qua ông. Mọi gia tộc trên đất được ban phước không phải nhờ một bài giảng họ nghe, nhưng nhờ sự sống họ nhận được. Trước hết Đức Chúa Trời hành động trên Áp-ra-ham, và sau đó, qua ông, Ngài mở rộng công tác của Ngài cho nhiều người. Một ngày kia, khi thành phố Áp-ra-ham náo nức mong đợi sẽ từ trên mà xuống, tức thành phố mà Kiến-Trúc-Sư và Người-Thợ-Xây của thành ấy là Đức Chúa Trời (Hê 11:10), mọi gia tộc trên đất sẽ được phước cách đầy trọn, và kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời sẽ hoàn tất cách trọn vẹn. Công tác cứu chuộc của Đức Chúa Trời đã bắt đầu vào thời Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời hành động trong Áp-ra-ham để làm cho ông trở nên một chiếc bình, không phải chỉ vì cá nhân ông, mà qua Áp-ra-ham Đức Chúa Trời có thể đến với những người khác.

ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI ÁP-RA-HAM HAI LẦN

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét Áp-ra-ham đã được kêu gọi bước theo Đức Chúa Trời như thế nào. Khi đọc Giô-suê chương 24, chúng ta thấy Áp-ra-ham ra đời trong một gia đình thờ hình tượng. Vì vậy, thật thú vị khi nhận thấy công tác khôi phục của Đức Chúa Trời bắt đầu từ Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời cố tình lựa chọn một con người như vậy. Điều này bày tỏ rằng “điều đó chẳng phải bởi kẻ mong muốn, cũng chẳng phải bởi kẻ bôn ba, nhưng bởi Đức Chúa Trời thương xót” (Rô 9:16). Áp-ra-ham không bao giờ có thể nghĩ rằng Đức Chúa Trời sẽ kêu gọi mình. Ông không có gì để khoe khoang trong chính mình. Ông là một người bình thường, không có gì khác hơn mọi người. Không phải Áp-ra-ham, mà là chính Đức Chúa Trời đã làm cho ông khác hơn mọi người. Đức Chúa Trời kêu gọi ông và làm cho ông khác biệt. Vì vậy, chúng ta phải biết quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời. Nếu Đức Chúa Trời muốn làm một điều gì, Ngài sẽ làm điều đó. Áp-ra-ham cũng giống như mọi người khác. Đức Chúa Trời không có lý do gì để chọn lựa ông, nhưng Ngài đã chọn lựa ông. Bài học đầu tiên Áp-ra-ham phải học ấy là nhận biết Đức Chúa Trời là Đấng khởi xướng mọi sự. Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham hai lần. Chúng ta hãy xem xét cách Đức Chúa Trời kêu gọi ông lần đầu, và ông đã đáp ứng sự kêu gọi ấy như thế nào.

Lần Kêu Gọi Thứ Nhất Tại U-rơ

Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham lần đầu tại Mê-sô-bô-ta-mi, trong xứ U-rơ thuộc về Canh-đê. Ê-tiên nói: “Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra cùng tổ phụ chúng ta là Áp-ra-ham, lúc người còn ở tại Mê-sô-bô-ta-mi, trước khi đến ở tại Cha-ran” (Công 7:2). Qua điều này, chúng ta thấy Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham trước khi ông rời khỏi U-rơ. Chính Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra cùng Áp-ra-ham, và kêu gọi ông ra khỏi quê hương, họ hàng và nhà cha mình, để đi đến một xứ mà Ngài sẽ chỉ cho ông. Áp-ra-ham có tin không? Hê-bơ-rơ chương 11 nói rằng Áp-ra-ham tin. Thật vậy, khi một người thấy vinh quang của Đức Chúa Trời, người ấy không thể nào không tin. Áp-ra-ham là một con người bình thường cũng như chúng ta. Ông tin vì Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra với ông. Đức Chúa Trời là lý do và nguyên nhân khiến Áp-ra-ham trở nên một người tin. Đức Chúa Trời là Đấng đã khởi xướng, và Đức Chúa Trời là Đấng đã làm cho ông tin.

Đức tin của Áp-ra-ham có vĩ đại ngay từ đầu không? Không. Ông làm gì sau khi nghe Đức Chúa Trời kêu gọi? “Tha-rê dẫn Áp-ram, con trai mình, và cháu nội mình là Lót tức con trai Ha-ran, và Sa-rai, vợ Áp-ram, tức dâu mình, cùng ra khỏi U-rơ, thuộc về xứ Canh-đê, để qua xứ Ca-na-an. Khi đến Ha-ran thì ở tại đó” (Sáng 11:31). Công-vụ 7:2 nói rằng Áp-ra-ham nghe Chúa kêu gọi tại Mê-sô-bô-ta-mi. Hê-bơ-rơ 11:8 nói rằng Áp-ra-ham cũng tin. Sự kiện trong Sáng-thế Ký 11:31 đến sau sự kiện trong Công-vụ 7:2 và Hê-bơ-rơ 11:8. Chúng ta nên lưu ý lời này: “Tha-rê dẫn Áp-ram, con trai mình, và cháu nội mình là Lót tức con trai Ha-ran, và Sa-rai, vợ Áp-ram, tức dâu mình, cùng ra khỏi U-rơ, thuộc về xứ Canh-đê”. Đó là sự bày tỏ đầu tiên của đức tin Áp-ra-ham. Ông không tốt hơn chúng ta bao nhiêu. Đức Chúa Trời bảo ông hãy lìa khỏi quê hương mình. Ông có lìa khỏi quê hương không? Có, ông đã ra đi; nhưng Đức Chúa Trời bảo ông hãy lìa họ hàng mình. Ông có làm điều này không? Ông chỉ làm một nửa, Lót vẫn còn theo ông. Đức Chúa Trời bảo ông hãy lìa nhà cha mình, nhưng ông vẫn đem nhà cha đi theo. Sự ra đi của Áp-ra-ham không phải là quyết định của riêng ông, nhưng là của cha ông — “Tha-redẫn Áp-ram, con trai mình”. Chúng ta không biết tại sao Tha-rê lại muốn đi. Có lẽ Áp-ra-ham nói với cha: “Đức Chúa Trời kêu gọi con. Con phải đi”. Có lẽ Tha-rê đi theo vì thương yêu con mình. Chúng ta không thể biết chắc sự việc có xảy ra như vậy không. Nhưng chúng ta có thể nói rằng người không nhận được sự kêu gọi lại trở nên kẻ khởi xướng, trong khi người nhận được sự kêu gọi lại thành ra kẻ đi theo! Có lẽ sẽ có người nói: “Cả nhà được cứu không tốt hơn sao?” Chúng tôi công nhận rằng cả nhà được cứu là điều tốt. Tuy nhiên, sự kêu gọi của Áp-ra-ham không phải là vấn đề cứu rỗi, mà là vấn đề chức vụ. Nô-ê được gọi vào tàu là vấn đề cứu rỗi, nhưng Áp-ra-ham được gọi vào đất Ca-na-an là vấn đề chức vụ. Đó là vấn đề hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời. Có một sự khác biệt giữa Áp-ra-ham và Nô-ê. Nô-ê đem cả nhà vào tàu là điều đúng, nhưng Áp-ra-ham đem cả nhà cha mình vào Ca-na-an là điều sai. Nếu có ai trong gia đình chúng ta chưa được cứu, thì đem họ đến sự cứu rỗi là điều đúng. Nhưng nếu Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta làm người phụng sự Ngài và làm chiếc bình của Ngài, chúng ta không thể đem những người không có sự kêu gọi đi theo.

Áp-ra-ham khởi đầu một cách rất bình thường. Ông được kêu gọi, và ông tin. Nhưng ông không tin một cách phi thường, ông chỉ tin. Ông muốn đi theo, nhưng ông không hoàn toàn sẵn lòng. Ông muốn vâng lời, và ông cảm thấy bất ổn nếu không vâng lời. Ông muốn ra đi, nhưng ông không ra đi một cách sáng tỏ. Ông không khác chúng ta bao nhiêu. Vì vậy, không ai trong chúng ta nên nản lòng, và không ai nên nghĩ rằng mình đã đến đường cùng hay vô vọng. Chúng ta phải biết rằng hi vọng của mình đặt nơi Đức Chúa Trời.

Điều gì xảy ra sau khi Áp-ra-ham theo cha mình ra đi? Họ dừng ở giữa đường. Đức Chúa Trời muốn ông đi đến Ca-na-an, nhưng ông dừng tại Ha-ran và cư ngụ ở đó. Ông không nhận biết rằng Đức Chúa Trời phải thực hiện một công tác kỹ lưỡng trong ông trước khi ông có thể trở nên một chiếc bình của Ngài. Ông không sáng tỏ về sứ mạng và chức vụ Đức Chúa Trời dành cho mình. Ông vẫn không hiểu vì sao mình phải trả một giá đắt như vậy. Điều này cũng đúng đối với chúng ta. Vì không hiểu tâm trí của Đức Chúa Trời, chúng ta hỏi: “Vì sao Đức Chúa Trời đối xử với tôi như vậy? Sao Ngài không đối xử với tôi như Ngài đối xử với Nô-ê? Nô-ê có thể ở với cả gia đình ông, nhưng tôi phải lìa nhà cha tôi!” Chúng ta phải nhớ rằng một chiếc bình rẻ tiền thì giá của nó cũng rẻ, trong khi một chiếc bình đắt tiền thì giá của nó cũng đắt. Đức Chúa Trời muốn Áp-ra-ham làm một chiếc bình được tôn trọng, cho nên Ngài đòi hỏi ông nhiều hơn là đòi hỏi những người khác. Chúng ta đừng bao giờ hiểu lầm cách Đức Chúa Trời đối xử với mình. Chúng ta không biết Ngài sẽ dùng mình như thế nào. Tất cả những kinh nghiệm của chúng ta đều vì sự phục vụ của mình trong tương lai. Chúng ta đừng bao giờ nói: “Người khác có thể làm thế này, thế kia. Tại sao tôi không được làm như vậy?” Chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời huấn luyện mỗi người một cách đặc biệt vì Ngài muốn dùng họ cách đặc biệt. Chúng ta được hữu dụng cách đặc biệt vì được huấn luyện đặc biệt. Vì vậy, chúng ta không nên bất mãn hay không vâng lời. Chống lại cánh tay của Đức Chúa Trời hoặc hỏi vì sao Ngài làm thế này, thế kia là điều ngu dại hơn hết.

Công tác của Đức Chúa Trời trên đời sống Áp-ra-ham bày tỏ ý định của Ngài dành cho ông, nhưng Áp-ra-ham không hiểu điều đó. Ông không biết tại sao Đức Chúa Trời muốn ông lìa quê hương, bà con và nhà cha mình. Ông chỉ đi khỏi quê hương một quãng ngắn. Ông muốn lìa họ hàng, nhưng vẫn đem Lót theo mình. Ông muốn lìa nhà cha, nhưng điều đó quá khó khăn cho ông, và cuối cùng ông đem nhà cha của ông theo mình. Ông không thấy chức vụ của mình và không biết Đức Chúa Trời đang làm gì. Kết quả là những ngày ông ở tại Ha-ran là những ngày lãng phí, trì hoãn và vô ích.

Sau đó, cha ông qua đời. Nhưng ông vẫn không muốn bỏ cháu mình ở lại. Ông lại đem Lót theo. Tha-rê chỉ gây trở ngại cho Áp-ra-ham khi ông còn sống, nhưng Lót trở nên gánh nặng cho dân của Đức Chúa Trời ngay cả sau khi ông đã chết. Vì hậu quả hành động của Lót mà đã sinh ra hai đứa con trai. Một là Mô-áp, tổ phụ của dân Mô-áp, hai là Bên-am-mi, tổ phụ của dân A-môn. Cả dân Mô-áp và dân Am-môn cuối cùng đều trở nên những nan đề cho dân Y-sơ-ra-ên.

Lần Kêu Gọi Thứ Hai Tại Ha-ran

Trong Sáng-thế Ký chương 12, Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham lần thứ hai. Lần đầu tại U-rơ, trong khi lần thứ hai tại Ha-ran. Đức Chúa Trời phán: “Ngươi hãy ra khỏi quê hương, họ hàng ngươi, và nhà cha ngươi để đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn,... và mọi gia tộc trên đất đều sẽ nhờ ngươi mà được phước” (cc. 1-3). Sự kêu gọi này giống như sự kêu gọi ban đầu. Ông lại nghe Chúa kêu gọi mình tại Ha-ran. Sự kêu gọi lần đầu chỉ dắt ông đi được nửa đường. Lần kêu gọi thứ hai đưa ông đi trọn con đường đến Ca-na-an. Chúng ta phải liên tục cảm tạ Chúa vì Ngài không bao giờ bỏ cuộc! Sự kiên trì của Đức Chúa Trời là điều quí báu hơn hết. Chúng ta trở nên Cơ-đốc-nhân vì sự kiên trì của Đức Chúa Trời, chứ không phải vì chúng ta bám chắc lấy Ngài. Nếu điều này tùy thuộc vào mình, thì chúng ta đã buông từ lâu rồi. Áp-ra-ham có thể đến Ca-na-an vì Đức Chúa Trời rất kiên trì. Chúng ta có thể làm Cơ-đốc-nhân vì Đức Chúa Trời nắm chúng ta thật chặt. Cảm tạ Chúa vì Ngài là Đức Chúa Trời không chịu bỏ cuộc.

Trong việc Ngài hiện ra và kêu gọi Áp-ra-ham, chúng ta thấy Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời không bao giờ bị đánh bại. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời vinh hiển! Từ sự sa ngã của A-đam cho đến khi Ngài hiện ra với Áp-ra-ham, Kinh-thánh ghi lại nhiều lần Đức Chúa Trời phán với con người, nhưng Kinh-thánh không ghi rằng Ngài hiện ra với con người. Lần đầu tiên Kinh-thánh ghi lại Đức Chúa Trời hiện ra với con người là tại Mê-bô-sô-ta-mi, khi Ngài hiện ra với Áp-ra-ham. Đó là lý do vì sao chúng ta nói công tác khôi phục của Đức Chúa Trời bắt đầu với Áp-ra-ham. Trước đó, Đức Chúa Trời không bao giờ hiện ra với con người. Nhưng vào lúc ấy, Ngài đã hiện ra cho Áp-ra-ham. Mặc dầu hai ngàn năm đã trôi qua kể từ khi con người sa ngã, và mặc dầu nói về phương diện loài người, Đức Chúa Trời dường như là đã thất bại, sự hiện ra của Ngài cho chúng ta biết thật sự Ngài không thất bại. Ngài vẫn không mất mục tiêu vì Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra với Áp-ra-ham! Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời vinh hiển! Ngài là An-pha và Ô-mê-ga. Ngài vẫn là Đức Chúa Trời vinh hiển. Không một điều nào có thể chắc chắn hơn Đức Chúa Trời vinh hiển, và không một điều nào có thể bền vững hơn vinh quang của Ngài. Từ A-đam đến Áp-ra-ham, hai ngàn năm đã trôi qua, không phải hai mươi năm hay hai trăm năm. Mặc dầu đã lâu, Đức Chúa Trời không hiện ra cho con người, Ngài vẫn không thất bại, vì Ngài là Đức Chúa Trời vinh hiển.

Đức Chúa Trời vinh hiển hiện ra cho Áp-ra-ham và bảo ông những gì ông cần phải làm. Áp-ra-ham không những tiếp nhận sự hiện ra của Đức Chúa Trời mà còn được Ngài phó thác ý muốn của Ngài cho ông. Ông biết những gì Ngài muốn ông làm. Đức Chúa Trời bảo ông: “Hãy đi đến xứ Ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn... và các gia tộc trên đất sẽ nhờ ngươi mà được phước”. Đức Chúa Trời phán điều này để bày tỏ với Áp-ra-ham rằng mặc dầu con người đã thất bại hai ngàn năm, và mặc dầu tội lỗi của con người đã gia tăng bội phần, bây giờ Đức Chúa Trời vẫn đến để phục hồi họ. Đức Chúa Trời đem công tác khôi phục đến qua Áp-ra-ham.

Áp-ra-ham nghe và tin sự kêu gọi lần đầu của Đức Chúa Trời, ông lìa khỏi U-rơ thuộc xứ Canh-đê. Nhưng ông theo cha mình ở lại tại Ha-ran; ông chỉ đi được nửa đường. Chúng ta rất khó quên câu chuyện cứu rỗi của mình, nhưng chúng ta lại dễ quên khải tượng về sự kêu gọi đến chức vụ. Chúng ta dễ bỏ sự kêu gọi của mình. Những giây phút hơi bận rộn với sự hầu việc Chúa, chúng ta dễ quên chức vụ của mình và mục đích của Đức Chúa Trời. Áp-ra-ham quên rằng Đức Chúa Trời kêu gọi mình. Vì vậy, ông cần Đức Chúa Trời phán với ông một lần nữa, và Đức Chúa Trời đã phán với ông những lời tương tự tại Ha-ran. Tạ ơn Chúa vì Ngài phán với chúng ta nhiều lần để bảo đảm rằng chúng ta biết Ngài muốn mình làm gì.

Áp-ra-ham nghe Chúa kêu gọi mình. Đức tin dấy lên trong ông khi Ngài kêu gọi ông lần đầu bây giờ đã trở lại. Đức tin của ông được phục hồi, và ông lại có thể ra đi một lần nữa.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2