"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6869478
Đang truy cập:80

SÁNG THẾ KÝ: 26, 27, 28, 29, 30

buy low dose naltrexone canada

naltrexone where to buy

buy abortion pill

buy abortion pill

buy generic naltrexone online

buy naltrexone online usa tradersbay.com

 

BÀI HAI MƯƠI SÁU

Cách Thoát Khỏi Hậu Quả Cuối Cùng 
Của S
 Sa Ngã Của Con Người

Trong bài này, chúng ta đến với Sáng Thế Ký chương 5. Nhiều người đọc Kinh Thánh cảm thấy chương này khô khan đến nỗi đã bỏ qua, có lẽ, cùng lắm là chỉ quan tâm đến 12 câu cuối. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng Sáng Thế Ký chương 5 là phần quan trọng nhất của Lời Thánh. Mặc dù nhiều tên người và số năm được nhắc đến trong chương này, nhưng đó không phải là lời ký thuật về lịch sử. Cả Kinh Thánh là Sách sự sống, và chương này, với tất cả tên người và số năm, cho chúng ta thấy con đường sự sống.

Như đã thấy trong bài vừa qua, cuối Sáng Thế Ký chương 4 có vấn đề kêu cầu Danh Chúa thật kỳ diệu (4:26). Sáng Thế Ký chương 5 nói đến việc đồng đi với Đức Chúa Trời (c. 22). Kêu cầu Chúa là một điều; đồng đi với Đức Chúa Trời là một điều khác. Tất cả chúng ta phải kêu cầu Chúa và tiếp theo điều này là đồng đi với Đức Chúa Trời. Chúng ta không nên bước theo thời đại, nhưng đồng đi với Đức Chúa Trời. Việc đồng đi với Đức Chúa Trời phải theo sau việc kêu cầu Chúa. Vì thế, chúng ta phải tiến từ Sáng Thế Ký chương 4 đến chương 5. Bây giờ chúng ta hãy xem nội dung của chương này.

C. Hậu Quả Cuối Cùng Của Sự Sa Ngã Của Con Người

Và Cách Thoát Khỏi

1. Gia Phổ Của Những Người Được Cứu

Trước hết, chương 5 cho biết nguồn gốc của con người. Nguồn gốc của con người là gì? Lời đáp được tìm thấy ở hai câu đầu của chương này, là những câu rất quan trọng và kỳ diệu. “Đây là sách chép về dòng dõi của A-đam. Vào ngày Đức Chúa Trời tạo dựng con người, Ngài làm nên con người giống như Đức Chúa Trời; Ngài tạo dựng người nam và người nữ; ban phước cho họ và đặt tên là A-đam, vào ngày họ được dựng nên”. Theo những câu này, nguồn gốc của con người không chỉ là Đức Chúa Trời mà còn là hình dạng, hình ảnh của Đức Chúa Trời. Hình ảnh của Đức Chúa Trời là nguồn gốc thực sự của A-đam vì A-đam được làm nên như hình ảnh của Đức Chúa Trời. Cho nên, nguồn gốc của chúng ta không phải là một chủng tộc hay quốc tịch nào đó mà là Đức Chúa Trời với hình ảnh Ngài. Tất cả chúng ta đã được Đức Chúa Trời tạo dựng như hình ảnh Ngài. Chúng ta là nam hay nữ đều không thành vấn đề; vì cả nam lẫn nữ, cả chồng lẫn vợ, đều được gọi là A-đam. Đức Chúa Trời đã ấn định điều này như một nguyên tắc thần thượng, và ngày nay, nguyên tắc này vẫn có hiệu lực. Chẳng hạn, ông và bà Taylor, cả hai đều mang tên Taylor. Ông Taylor là Taylor chồng và bà Taylor  Taylor vợ. Vì thế, cả chồng lẫn vợ đều là Taylor. Tương tự, cả A-đam và Ê-va đều được gọi là A-đam. Một khi Đức Chúa Trời đã thiết lập một nguyên tắc nào đó, nguyên tắc đó cứ còn mãi. Không ai có thể thay đổi được.

Sáng Thế Ký chương 5 là một chương kỳ diệu. Tôi chưa hề đọc phần ký thuật nào giống như vậy trong bất kỳ sách nào khác. Tôi không đọc thấy ở một nơi nào khác ghi rằng một người nào đó sống một số năm nào đó rồi sanh con; sau khi sanh, người ấy lại sống thêm một thời gian nữa, sanh con cái rồi chết. Và con của người ấy sống một số năm nào đó, sanh con, tiếp tục sống, sanh con, rồi chết. Đây là phần ký thuật của chương 5, lời chép dường như cứ lặp đi lặp lại. Sáng Thế Ký chương 5 đầy những tên người khó phát âm, với số năm người đó đã sống và với những từ như “sống”, “sanh con” và “chết”. Ba từ này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần suốt cả chương. Hơn nữa, có bao giờ anh em chú ý đến từ “sống” được dùng hai lần cho mỗi người không? Chẳng hạn, chúng ta được bảo rằng A-đam đã sống 130 tuổi rồi sanh Sết (5:3), và trọn những ngày A-đam đã sống là 930 năm (5:5). Sau A-đam, Sết sống 105 tuổi, sanh Ê-nót, rồi sống thêm 807 năm nữa (5:6-7). Chu trình sống, sanh con, sống thêm, sanh con rồi chết được lặp đi lặp lại tám lần trong chương này. Mặc dù 10 thế hệ được đề cập đến trong Sáng Thế Ký chương 5, nhưng chúng ta phải trừ Hê-nóc, là trường hợp ngoại lệ, và Nô-ê mà sự chết của ông không được ghi lại trong chương này. Vậy, chúng ta có tám thế hệ đã sống, sanh con, sống thêm, sanh con rồi chết.

Giữa phần ký thuật của Sáng Thế Ký chương 4 và 5 có khác biệt lớn. Sáng Thế Ký chương 4 nói đến những người nào đó đã sống nhưng không cho biết họ sống bao nhiêu tuổi. Trong một ý nghĩa, những người có tên trong Sáng Thế Ký chương 4 đã không sống trước mặt Đức Chúa Trời. Đời sống họ là hư không. Tuy nhiên, Sáng Thế Ký chương 4 cho biết nhiều điều mà họ đã phát minh –tôn giáo, kế hoạch xây thành, xây dựng thành, canh tác, âm nhạc và vũ khí. Chương này cũng nói đến những điều ác họ đã làm. Thật kỳ lạ vì Sáng Thế Ký chương 5 không nói gì về những việc làm và hoạt động của những người [trong chương này]. Những người đó đã sống một thời gian dài như vậy, phần lớn đã sống trên 900 tuổi. Thế thì, họ đã làm gì? Dù đã dành một thời gian đáng kể để nghiên cứu chương này nhưng tất cả những gì tôi có thể học được là những người này đã sống, sanh con, sống thêm, sanh con và chết. Ngoài điều này, không có một dấu vết nào cho thấy điều họ đã làm. Tất cả những gì họ làm là sống và sanh con.

Con người không những được Đức Chúa Trời tạo dựng như hình ảnh Đức Chúa Trời mà cũng cho Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đức Chúa Trời ấn định con người phải gia tăng. Mục đích đời đời của Đức Chúa Trời không bao giờ có thể được hoàn thành nếu không có sự gia tăng của con người. Nếu hỏi A-đam đang làm gì, có lẽ ông sẽ đáp “Anh em à, tôi đang sống cho mục đích của Đức Chúa Trời. Tôi đang sanh sản để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không cần công việc của tôi nhưng Ngài cần sự sanh sản của tôi”. Sanh sản là gì? Hãy dùng từ liệu Tân Ước, chúng ta có thể gọi đó là việc sanh bông trái. Sanh sản là sinh bông trái. Vì thế, A-đam đang sanh bông trái cho mục đích của Đức Chúa Trời. Ông rất sai quả. Tôi đã đề cập rằng từ “sống” được dùng hai lần cho mỗi người. Bây giờ tôi muốn chỉ ra rằng từ “sanh con” được dùng ba lần cho mỗi người. Chẳng hạn, A-đam đã sống 130 tuổi thì sanh Sết; sau khi sanh Sết rồi, ông sống 800 năm nữa và sanh con trai, con gái. Điều này cho thấy rằng những người trong Sáng Thế Ký chương 5 chỉ sống và sanh sản.

Ngày nay chúng ta đang làm điều tương tự. Đừng nói anh em đang dạy học hay đang làm thợ mộc. Anh em phải nói “Tôi đang sống trong hiện diện của Đức Chúa Trời và tôi đang sanh sản, đang kết quả để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời”. Như đã thấy, sự hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời tùy thuộc vào sự sanh sản của chúng ta. Càng sanh nhiều con, chúng ta càng hữu dụng trong tay Đức Chúa Trời. Với A-đam, đây là vấn đề thuộc thể; nhưng với chúng ta, đó là vấn đề thuộc linh. Chúng ta đang sống và sanh sản. Cách đây 50 năm, tôi là người độc thân. Bây giờ tôi có một gia đình lớn gồm nhiều con cháu. Tuy nhiên, tôi không vui với gia đình thuộc thể bằng vui với gia đình tôi trong các Hội Thánh. Dưới chức vụ nhỏ bé này, tôi vẫn đang sống và sanh ra một gia đình lớn gồm hằng ngàn người. Nếu anh em muốn hỏi tôi đã làm gì suốt 43 năm qua, tôi sẽ đáp rằng tôi không làm gì ngoài sống và sanh sản.

Nghề nghiệp của chúng ta thật độc đáo –đó là sống và sanh sản. Khi nói như vậy, người thế giới hoàn toàn không thể hiểu chúng ta đang nói gì. Tuy nhiên, điều này rất thật. Những điều được đề cập trong Sáng Thế Ký chương 4 đều hư không, nhưng không tìm thấy sự hư không trong Sáng Thế Ký chương 5. Nếu đọc Sáng Thế Ký chương 5 với Lu-ca chương 3, anh em sẽ thấy gia phổ trong Sáng Thế Ký chương 5 cuối cùng đã sinh ra Chúa Jesus. Gia phổ này bắt đầu với Đức Chúa Trời và dẫn đến Đấng Christ. Việc sống và sanh sản đã sinh ra Jesus. Khi kết hợp Sáng Thế Ký chương 5 với Lu-ca chương 3, chúng ta thấy tất cả những người yêu dấu trong Sáng Thế Ký chương 5 đã không sống trong sự hư không. Họ đã sống và sanh sản theo cách có ý nghĩa nhất để sản sinh Đấng Christ.

Lời chép về gia phổ trong Sáng Thế Ký chương 5 thật kỳ diệu về nếp sống và sự sanh sản của con người. Tuy nhiên, có một vết đen, đó là, sau khi những người đó đã sống và sanh sản, họ chết. Với họ, sống và sanh sản là điều kỳ diệu, nhưng chết là điều chẳng vui vẻ gì. Nếu so sánh gia phổ này với gia phổ trong Ma-thi-ơ chương 1, anh em sẽ thấy trong gia phổ của Đấng Christ, ở Ma-thi-ơ chương 1, không có sự chết. Sự chết ở trong gia phổ của A-đam vì Đấng Christ chưa đến. Từ khi Đấng Christ đến, trong gia phổ của Đấng Christ, sự chết ra đi. “Đấng Christ đã bãi bỏ sự chết, nhờ Phúc Âm mà phơi sáng sự sống và sự chẳng hay hư nát ra” (2Ti. 1:10).

2. Kết Quả Cuối Cùng Của Sự Sa Ngã Của Con Người

–Chết

Sáng Thế Ký chương 5 là phần ký thuật về những người được cứu đã sống với sự trông đợi Đấng Christ đến. Nhưng Đấng Christ đã không đến vào thời của họ. Vì thế, họ vẫn còn bị phục dưới sự chết, và trong gia phổ của họ, có đề cập đến sự chết là một vấn đề tiêu cực. Sống và sanh sản thì tốt; chết thì không tốt. Tôi không muốn chết. Tám trong mười thế hệ được đề cập trong Sáng Thế Ký chương 5 đã chết. Sự chết là kết quả cuối cùng của sự sa ngã của con người. Dù Sáng Thế Ký chương 5 là phần ký thuật kỳ diệu về những người sống và sanh bông trái nhưng chương này vẫn cho thấy họ ở dưới hậu quả cuối cùng của sự sa ngã của con người, tức sự chết. Có cách nào thoát khỏi sự chết này không? Đó là cách gì? Trong khi bày tỏ nếp sống và sự sanh sản của thánh đồ vào buổi ban đầu, chương này cũng tiết lộ phương cách thoát khỏi hậu quả cuối cùng của sự sa ngã của con người. Trong lời ký thuật về mười thế hệ, chúng ta thấy một thế hệ đã thoát khỏi sự chết. Hê-nóc đã sống, sanh con, đồng đi với Đức Chúa Trời, sanh con và không chết. Đức Chúa Trời đã cất Hê-nóc lên (Sáng. 5:24). Lý do Đức Chúa Trời cất Hê-nóc lên là để ông không thấy sự chết (Hê. 11:5). Việc ông được giữ khỏi sự chết là sự cứu rỗi chung cuộc của Đức Chúa Trời. Đây là sự cứu rỗi trọn vẹn. Tám thế hệ kia có lẽ đã vui hưởng 90% sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Họ đã sống và sanh sản vì mục đích của Đức Chúa Trời, nhưng không thoát khỏi hậu quả cuối cùng của sự sa ngã của con người. Chỉ có Hê-nóc đã vui hưởng và dự phần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời đến mức trọn vẹn nhất.

Ngày nay chúng ta đang sống và sanh sản, nhưng còn sự chết thì sao? Sự chết có ứng dụng kép. Sự chết đang hành động, giết chết liên tục, và hằng ngày chúng ta ở dưới sự đe dọa của nó. Về thuộc thể, thuộc tâm lý, và thuộc linh, chúng ta đang ở dưới sự giết chết của sự chết. Đây là ứng dụng thứ nhứt. Nếu Chúa trì hoãn sự trở lại của Ngài, tất cả chúng ta đều sẽ chết thuộc thể. Đó là ứng dụng thứ hai của sự chết. Sẽ không có ứng dụng thứ ba của sự chết cho chúng ta vì chúng ta sẽ không dự phần trong cái gọi là sự-chết-thứ-hai (Khải. 21:8). Tuy nhiên, trong hai ý nghĩa, chúng ta hiện nay đang ở dưới sự chết: trong ý nghĩa là sự chết đang liên tục làm thiệt hại chúng ta và đang thực hiện công tác giết chết bên trong và bên trên chúng ta; và trong một ý nghĩa khác, là quyền lực sự chết này có thể đem thân thể hay chết của chúng ta vào trong cái chết thực sự.

3. Cách Thoát Khỏi Sự Chết

Anh em có biết cách nào thoát khỏi sự chết không? Anh em có tin là có cách [như vậy] không? Thế hệ thứ bảy của nhân loại đã khám phá ra phương cách này. Kêu cầu Danh Chúa được thế hệ thứ ba khám phá, và sau đó bốn thế hệ, phương cách thoát khỏi hậu quả cuối cùng của sự sa ngã của con người đã được thế hệ thứ bảy, tức Hê-nóc, khám phá. Hê-nóc đã sống theo cách như vậy để rồi được thoát khỏi sự chết, cả theo nghĩa đen lẫn mọi phương diện. Trước khi Hê-nóc được Chúa cất lên, và trong khi đang sống và bước đi trên đất, sự chết đã không giết chết ông. Hê-nóc đã đắc thắng sự giết chết của sự chết.

Hê-nóc là người đầu tiên được cất lên. Ngày nay, nhiều Cơ-đốc nhân thích đề cập đến các lời tiên tri và sự cất lên. Nhiều người nói rằng Chúa Jesus sẽ sớm trở lại và tất cả chúng ta sẽ được cất lên không trung. Trong một ý nghĩa, điều này phù hợp với lời tiên tri trong Kinh Thánh (1Tê. 4:16-17). Nhưng, trong một ý nghĩa khác, tôi e rằng phần lớn Cơ-đốc nhân áp dụng lời tiên tri này theo trí hiểu phàm nhân của họ. Nếu đọc Kinh Thánh cẩn thận với ánh sáng thần thượng, anh em sẽ thấy sự cất lên được bày tỏ trong Kinh Thánh không theo cách như rất nhiều Cơ-đốc nhân tưởng tượng. Vì sự đề cập đầu tiên về một điều nào đó trong Kinh Thánh thiết lập nguyên tắc cho điều đó, nên trường hợp của Hê-nóc, sự đề cập đầu tiên về sự cất lên, đã thiết lập nguyên tắc về sự cất lên. Nguyên tắc của sự cất lên là gì? Đó là được trưởng thành trong sự sống bằng cách bước đi với Đức Chúa Trời. Hê-nóc đã bước đi với Đức Chúa Trời trong 300 năm và Đức Chúa Trời đã cất ông lên (Sáng. 5:22-24).

a. Bước Đi Với Đức Chúa Trời

Anh em có mong được cất lên không? Nếu muốn, anh em cần bước đi với Đức Chúa Trời. Chúng ta không những kêu cầu Chúa mà còn phải bước đi với Đức Chúa Trời. Bước đi theo sau việc kêu cầu. Bước đi với Đức Chúa Trời là không vượt qua Đức Chúa Trời, không tự phụ, không làm điều gì theo quan niệm và khao khát riêng, cũng không làm bất cứ điều gì không có Đức Chúa Trời. Bước đi với Đức Chúa Trời là nhận Ngài làm trung tâm và mọi sự của chúng ta, làm những điều theo sự khải thị và dẫn dắt của Chúa, và làm mọi sự với Ngài. Đó không chỉ là sống vì Đức Chúa Trời và làm những gì cho Đức Chúa Trời mà còn là sống và làm những gì theo Đức Chúa Trời và với Đức Chúa Trời. Hê-nóc đã bước đi với Đức Chúa Trời theo cách như thế, sống và làm những điều theo Đức Chúa Trời và với Đức Chúa Trời, không theo khao khát hay quan niệm riêng, cũng không theo dòng thời đại mà ông đang sống.

Không dễ gì bước đi với người khác. Khi tôi bước đi với anh em hay với những người trong gia đình tôi, ai nấy đều nói rằng tôi đi nhanh quá, họ không thể theo kịp. Họ yêu cầu tôi đi chậm hơn. Tuy nhiên, tôi đã đặt một câu hỏi cho họ rằng: anh em đi theo tôi hay tôi đi theo anh em? Trước hết, chúng ta hãy xác định là ai sẽ theo ai. Nếu muốn đi theo tôi, anh em phải theo kịp tôi. Đừng đổ lỗi tôi đi quá nhanh. Nếu anh em than tôi đi quá nhanh, hãy quên tôi đi và hãy đi với người chậm như anh em. Nhưng nếu có ý định đi với tôi, anh em phải bắt kịp tiêu chuẩn của tôi. Nếu ý định của tôi là đi với anh em, tôi phải chậm lại theo bước của anh em và chậm như anh em.

Hãy cho tôi biết Đức Chúa Trời đang đi với anh em hay anh em đang đi với Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời đang đi với Hê-nóc hay Hê-nóc đi với Đức Chúa Trời? Kinh Thánh không nói Đức Chúa Trời đi với Hê-nóc mà nói Hê-nóc đi với Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh thật khó tìm thấy chỗ nào nói rằng Đức Chúa Trời bước đi với người nào. Về trường hợp này, chúng ta tìm thấy trong Lu-ca chương 24. Vào ngày phục sinh, Chúa Jesus bước đi với hai môn đồ đang từ Giê-ru-sa-lem xuống Em-ma-út. Hai môn đồ này đã không bước đi với Chúa Jesus; nhưng Chúa Jesus bước đi với họ. Hễ khi nào Chúa bước đi với anh em, điều đó có nghĩa là anh em đang đi xuống. Anh em đang đi từ Giê-ru-sa-lem xuống Em-ma-út. Tuy nhiên, khi bước đi với Chúa, anh em đang đi lên, từ Em-ma-út trở lại Giê-ru-sa-lem. Anh em đang bước đi với Chúa hay Ngài đang bước đi với anh em? Nói cách khác, anh em đang đi xuống hay đi lên? Chẳng hạn, nếu anh em đi xuống rạp hát, Chúa sẽ đi đến đó với anh em. Nhiều lần Chúa Jesus đã đi xuống với các thánh đồ theo cách như vậy. Nhiều thánh đồ đã thưa với Chúa “Chúa ơi, con không thể ở với Ngài. Con muốn đi đến rạp hát”. Khi đó, Chúa phán “Con định đến rạp hát à? Ta sẽ đi đến đó với con; Ta sẽ đi xuống với con. Tại sao Ta sẽ đi với con đến đó? Vì Ta sẽ đem con trở lại. Con không nên đi xuống Em-ma-út. Ý định của Ta là tất cả các con đều ở lại Giê-ru-sa-lem. Vì con đi xuống nên Ta phải đi với con. Ta phải đi với con để đem con trở lại”.

Hê-nóc đã đi lên với Đức Chúa Trời. Đừng nghĩ rằng việc Hê-nóc được Đức Chúa Trời cất lên xảy ra thình lình. Đừng nghĩ rằng bây giờ ông ở trên đất, rồi lát sau ông đã ở trên trời. Hê-nóc đã không đi lên rồi đi xuống với Đức Chúa Trời, ông cũng không đi theo hình chữ chi. Ông đã đi lên cách liên tục cho đến khi chạm đến trời. Ở tuổi 365, khi sắp đụng trời, Đức Chúa Trời đã phán với ông “Con yêu, Ta ở đây. Hãy đến với Ta”. Và Hê-nóc đã được cất lên.

Anh em có tin rằng việc Hê-nóc bước đi với Đức Chúa Trời là đi lên rồi đi xuống không? Anh em có tin rằng Hê-nóc đã bước đi với Đức Chúa Trời cách không nhất quán, rồi Đức Chúa Trời phán với ông “Đứa con tội nghiệp, hãy lên đây nhanh” không? Tôi không tin rằng đó là cách Đức Chúa Trời cất Hê-nóc lên. Hê-nóc đã bước đi với Đức Chúa Trời cả ngày lẫn đêm trong ba thế kỷ, trong hơn một trăm ngàn ngày. Hê-nóc đã bước đi với Đức Chúa Trời từng ngày, mỗi ngày gần Đức Chúa Trời hơn ngày trước một chút. Hê-nóc đã nhìn hoàn cảnh, môi trường, con người và việc làm của họ, và thấy rằng mọi sự là không có Đức Chúa Trời. Nhưng ông đã liên tục bước đi với Đức Chúa Trời cách tin kính và thánh khiết, bước đi với Ngài như vậy trong ba trăm năm.

Để bước đi với Đức Chúa Trời, chúng ta phải ở với Ngài. Chúng ta phải là một với Ngài trong sự suy nghĩ, yêu thích, và chọn lựa. Như tôi đã bày tỏ, một người đồng đi với người khác thì không dễ. Giả sử, khi đang đi với anh em, tôi có một quan niệm khác và nói “anh à, tôi yêu anh và muốn bước đi với anh, nhưng đừng đi đường đó. Hãy đổi lại đi đường này. Tôi không muốn đi đường đó”. Nếu nói như vậy, tôi không đang bước đi với anh em mà đang tranh luận với anh em. Tuy nhiên, đây chính xác là điều mà rất nhiều người yêu Jesus đang làm. Họ nói “Chúa ơi, con yêu Ngài và thích đi theo Ngài. Con muốn đi với Ngài”. Tuy nhiên, khi thực tế xảy ra, nhiều người đã không đi với Ngài, mà tranh cãi với Ngài. Việc anh em bước đi với Chúa hàm ý đến nhiều điều như: từ chối chính mình, từ chối sự suy nghĩ, yêu thích và mọi điều ra từ anh em. Điều đó hàm ý rằng anh em đã dâng chính mình cho Ngài, rằng anh em giao nộp mình cho Ngài và để Ngài dẫn dắt. Bước đi với Chúa không phải là điều nhỏ. Bước đi với Ngài sẽ giết chết anh em. Vợ tôi đau khổ mỗi khi bà bước đi với tôi. Thế nên, nếu muốn đi với tôi, anh em phải từ chối mình. Mặt khác, nếu đi với anh em, tôi phải quên mình, kết án chính mình, từ bỏ chính mình, để có thể là một với anh em. Nếu không muốn làm như vậy, tôi không thể bước đi với anh em hay với bất cứ ai.

Vấn đề không chỉ là kêu cầu Danh Chúa. Thật kỳ diệu và thỏa thích khi kêu “Ô, Chúa Jesus”, nhưng tiếp theo việc kêu cầu là điều gì? Khi Chúa phán “Hãy theo Ta”, anh em có theo Ngài không? Anh em có bước đi với Ngài không? Đừng bao giờ quên rằng việc kêu cầu đã được tìm thấy trong Sáng Thế Ký chương 4, và việc bước đi được bày tỏ trong chương 5. Nếu việc bước đi không theo sau việc kêu cầu, thì sự kêu cầu của chúng ta sẽ không thật. Trong bài sau, chúng ta sẽ thấy rằng sau việc bước đi là sự xây dựng. Ê-nót đã kêu cầu, Hê-nóc đã bước đi, và Nô-ê đã bước đi và xây dựng. Chúng ta phải tiến lên từ Sáng Thế Ký chương 4, từ việc kêu cầu tiến đến sự bước đi. Kêu cầu có thể cung ứng cho anh em mà không giết chết anh em. Kêu cầu làm cho anh em sống động. Tuy nhiên, việc bước đi luôn luôn giết chết anh em, nhưng cũng sẽ làm anh em phục sinh. Bước đi trước hết giết chết anh em, sau đó làm anh em phục sinh, làm cho anh em hết sức sinh động trong sự vui hưởng hiện diện của Đức Chúa Trời. Anh em sẽ sinh động đến cực điểm, không theo cách thiên nhiên nhưng theo cách được phục sinh. Ô, tất cả chúng ta cần phải bước đi với Đức Chúa Trời là thể nào!

b. Tin Đức Chúa Trời

Dù Kinh Thánh nói rất ít về Hê-nóc, nhưng những gì được bày tỏ trong Sáng Thế Ký, Hê-bơ-rơ và Giu-đa thì khá đầy đủ để chúng ta đánh giá cao đời sống của ông. Hê-bơ-rơ 11:5-6 cho thấy rằng trước khi Hê-nóc được Đức Chúa Trời cất lên, ông đã tin Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy rằng Hê-nóc không chỉ bước đi với Đức Chúa Trời mà còn tin vào Ngài. “Bởi đức tin, Hê-nóc được cất lên để không thấy sự chết” (Hê. 11:5). Đức tin là gì? Theo ngữ cảnh của Hê-bơ-rơ chương 11, đức tin có nghĩa là tin rằng Đức Chúa Trời là (Hê. 11:6). Điều này nghĩa là chúng ta tin rằng có một Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời hiện hữu và có thật. Đức Chúa Trời đang sống, đang hiện diện và Ngài là Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta phải tin điều này. Chúng tôi hi vọng rằng không một ai đọc bài này gặp khó khăn về vấn đề này. Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời hiện hữu và Ngài đang sống hôm nay.

Hê-bơ-rơ 11:6 nói rằng nếu tin Đức Chúa Trời thì anh em cũng sẽ tin rằng Ngài là Đấng ban thưởng. Ngài không chỉ hiện hữu mà còn là Đấng ban thưởng. Tại sao Đức Chúa Trời ban thưởng cho con người? Vì Ngài khắc khoải có được những người sống cho mục đích của Ngài và hoàn thành mục đích của Ngài. Chúng ta không những tin rằng Đức Chúa Trời hiện hữu mà Ngài còn ban thưởng cho tất cả những ai tìm kiếm Ngài. Dầu Bản King James nói “siêng năng tìm kiếm Ngài”, nhưng nguyên bản Hi-lạp thực ra có nghĩa là “tìm thấy Ngài”. Đức Chúa Trời ở trong vũ trụ này và không ai có thể thấy Ngài, nhưng chúng ta phải tìm thấy Ngài. Anh em có tin rằng có Đức Chúa Trời và Ngài đang hiện hữu không? Thế thì, anh em nên làm gì? Anh em phải tìm thấy Ngài. Hê-nóc đã làm điều này. Ông tin có một Đức Chúa Trời, và đã tìm thấy Ngài bởi tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng ban thưởng. Chắc là việc ông tin Đức Chúa Trời và tìm kiếm Ngài đã thúc đẩy ông bước đi với Đức Chúa Trời. Hê-nóc là người tìm kiếm Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời là Đấng ban thưởng cho ông. Ông đã tìm kiếm Đức Chúa Trời và bước đi với Ngài, và Đức Chúa Trời đã ban thưởng cho ông.

Đức Chúa Trời đã ban cho Hê-nóc phần thưởng gì? Đức Chúa Trời đã ban cho ông mức độ sự sống cao nhất –thoát khỏi sự chết. “Hê-nóc đã được cất lên để không thấy sự chết”. Ô, thật là một phần thưởng [quý báu]! Trong nhiều năm, tôi đã nói với Chúa “Chúa ơi, con không muốn thấy sự chết. Ôi Chúa, xin đến mau chóng. Xin gìn giữ con cho đến khi Ngài trở lại. Con không muốn thấy sự chết, con muốn thấy Ngài”. Sự khao khát này đã làm cho tôi, và vẫn đang làm cho tôi, luôn luôn tìm cho thấy Chúa. Tôi không khoe khoang, nhưng thành thật mà nói, tôi là người tìm kiếm Chúa. Anh em không phải là một trong những người tìm kiếm Ngài sao? Bởi sự thương xót và ân điển Ngài, tất cả chúng ta đều là những người tìm kiếm Chúa.

Tại đất nước này, lần đầu tiên khi tôi bắt đầu dùng từ liệu “các thánh đồ tìm kiếm” trong sự tương giao và cầu nguyện của mình, nhiều người nghe từ liệu này đã ngạc nhiên. Về sau, tôi đã rút gọn từ liệu này thành “những người tìm kiếm”, những người tìm kiếm Chúa. Dầu một số thánh đồ đã từng do dự trong việc chấp nhận từ liệu này nhưng ngày nay, từ liệu này được dùng trong tất cả các Hội Thánh. Nhiều người cầu nguyện với Chúa rằng “Chúa ơi, Ngài có rất nhiều người tìm kiếm tại Quận Cam này. Ôi Chúa, xin bắt lấy tất cả những người tìm kiếm yêu dấu của Ngài”. Chúa là Đấng ban thưởng, còn chúng ta cần là những người tìm kiếm Ngài. Hê-nóc đã tin và thực hành điều này. Ông tin rằng Đức Chúa Trời là và Ngài sẽ là Đấng ban thưởng cho ông nếu ông tìm kiếm Ngài. Hê-nóc đã tìm kiếm Chúa và đã nhận được phần thưởng.

Giu-đa nói đến bối cảnh mà Hê-nóc đã sống, đã dùng từ “bất kỉnh” bốn lần để mô tả con người và việc làm của thời đại Hê-nóc (Giu-đa 15). Dầu vậy, Giu-đa cũng ghi lại một trong những lời tiên tri của Hê-nóc, trong đó Hê-nóc đã dùng một từ kỳ diệu –thánh đồ. “Ấy cũng vì họ mà Hê-nóc, cháu bảy đời của A-đam, đã dự ngôn rằng: Kìa, Chúa đến với muôn vàn thánh đồ” (Giu-đa 14). Hê-nóc đã không nói rằng Chúa sẽ đến với muôn vàn tội nhân hay những người bất kỉnh, thậm chí với những người tin hay đã được cứu. Hê-nóc nói rằng Chúa sẽ đến với muôn vàn thánh đồ Ngài. Như sự ghi chép của Giu-đa cho thấy, Hê-nóc đã nói tiên tri về những gì đã có trong lòng ông. Ông nhận thức rằng cả thế hệ ông đều bất kỉnh. Những người láng giềng, mọi người và mọi sự đều bất kỉnh. Tuy nhiên, ông đã tin kính và thánh khiết, dẫn đầu một đời sống thánh khiết. Bằng không, ông không thể nói tiên tri về sự đến của Chúa với muôn vàn thánh đồ để thi hành sự phán xét của Ngài trên những kẻ bất kỉnh. Các thánh đồ được đề cập trong Giu-đa 14 đối nghịch với kẻ bất kỉnh trong câu 15. Dầu thế hệ, thời đại, xã hội, môi trường, con người và mọi sự đều là bất kỉnh, nhưng Hê-nóc vẫn sống một đời sống tin kính và thánh khiết. Giữa vòng những người bất kỉnh trong một tình trạng bất kỉnh, ông đã sống một đời sống tin kính. Ông đã làm điều này trong đức tin, tin rằng Đức Chúa Trời là và Ngài là Đấng Ban Thưởng. Hê-nóc đã bước đi với Đức Chúa Trời trong đức tin.

c. Tin Lời Đức Chúa Trời

Khi Hê-nóc đã sống 65 năm, ông sanh một con trai và đặt tên là Mê-tu-sê-la (5:22). Tên Mê-tu-sê-la có ý nghĩa tiên tri. Tên này có nghĩa là “khi người này chết, điều đó sẽ xảy ra”. Đó là lời tiên tri về nước lụt. Bằng cách đặt tên con là Mê-tu-sê-la, Hê-nóc đã nói tiên tri về sự phán xét bằng nước lụt sắp đến. Chắc chắn ông đã làm điều này bởi Linh của Đức Chúa Trời. Ông nhận sự khải thị của Đức Chúa Trời và không gạt bỏ ý muốn của Ngài. Ông được cảm thúc bởi ý muốn thần thượng và nhìn biết sự phán xét sắp đến trên toàn thể dòng dõi bất kỉnh. Tôi tin rằng lời tiên tri do Giu-đa ghi lại được ứng nghiệm hai lần. Có lẽ Hê-nóc đã tin rằng sự phán xét bằng nước lụt là sự đến của Chúa với muôn vàn thánh đồ để thi hành sự phán xét trên kẻ bất kỉnh. Tuy nhiên, lời tiên tri này của ông, giống như những lời tiên tri khác trong Cựu Ước, có sự ứng nghiệm hai lần. Sự ứng nghiệm thứ nhứt bởi nước lụt đến là sự báo trước về sự ứng nghiệm thứ hai bởi sự đến lần thứ hai của Chúa như được nói đến trong Thư Giu-đa. Nếu Hê-nóc không nói tiên tri về sự đến lần thứ hai của Chúa, Giu-đa hẳn đã không đề cập đến. Bởi lời tiên tri của Hê-nóc, chúng ta có thể nhận ra rằng ông biết Đức Chúa Trời sẽ thi hành sự phán xét của Ngài trên dòng dõi bất kỉnh. Vì thế, ông đặt tên con là Mê-tu-sê-la; do đó, hàm ý rằng khi con ông chết, sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ xảy ra.

Hê-nóc sanh Mê-tu-sê-la khi ông 65 tuổi. Do đó, lời tiên tri của Hê-nóc về nước lụt đã được nói khi ông 65 tuổi. Sau đó, cả ngày lẫn đêm, Hê-nóc hằng trông đợi sự ứng nghiệm lời tiên tri đó và sự trông đợi đó đã làm cho ông bước đi với Đức Chúa Trời. Mặc dầu cả thời đại và mọi điều trong thời đại đó đều bất kỉnh, nhưng chính ông không dám sống bất kỉnh. Ông thánh khiết và bước đi với Đức Chúa Trời, hi vọng được cứu khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời. Hê-nóc nắm chặt mong ước này trong ba trăm năm. Tuy nhiên, sự phán xét đã không xảy ra trong suốt thời gian đó. Mãi cho đến khi Mê-tu-sê-la được 969 tuổi, điều đó mới xảy ra.

Nước lụt xảy ra vào năm Mê-tu-sê-la qua đời. Mê-tu-sê-la sanh Lê-méc khi ông 187 tuổi (5:25), và khi Lê-méc 182 tuổi thì sanh Nô-ê (5:28). Khi Nô-ê 600 tuổi, nước lụt xảy đến (7:11). Nếu cộng ba con số này với nhau, chúng ta có tổng số là 969 năm, tuổi Mê-tu-sê-la qua đời. Nước lụt xảy đến sau khi Hê-nóc nói tiên tri 969 năm. Nước lụt xảy ra, như đã được nói trước, vào năm Mê-tu-sê-la chết. Nếu Hê-nóc còn sống trên đất cho đến thời điểm nước lụt xảy ra, ông phải chờ 969 năm. Nhưng ông chỉ chờ 300 năm, vì Đức Chúa Trời dường như nói rằng “Hê-nóc ơi, đủ rồi. Ta sẽ không để con ở trên đất làm kiệt quệ sự nhẫn nại của con. Hãy đến và ở với Ta”. Và Hê-nóc đã được cất lên. Hê-bơ-rơ 11:5 cho thấy, sau khi ông được cất lên, người ta đã tìm kiếm ông nhưng không thể tìm thấy.

Trong một ý nghĩa, tôi yêu mến Mê-tu-sê-la. Trong một ý nghĩa khác, tôi không yêu ông vì ông sống quá lâu. Ông là người sống lâu nhất trong những người được ghi lại trong Kinh Thánh. Sống lâu như vậy chắc chắn sẽ làm kiệt quệ sự nhẫn nại của chúng ta. Vì thế, chúng ta hãy cầu nguyện “Chúa ôi, xin Ngài mau đến”. Dầu Chúa bảo rằng Ngài sẽ đến mau chóng (Khải. 22:7,12,20), nhưng hơn mười chín thế kỷ đã trôi qua, Ngài vẫn chưa đến. Ở đây có một nguyên tắc: đó là sự nhẫn nại thiên nhiên của chúng ta phải bị cạn kiệt. Nếu trông đợi sự đến của Chúa bằng sự nhẫn nại thiên nhiên, anh em sẽ thất vọng và kiệt sức. Hãy quên vấn đề thời gian đi; hãy đơn giản bước đi với Đức Chúa Trời. Với Ngài, ngàn năm như một ngày. Nếu anh em nói “Chúa Jesus ơi, quá lâu rồi”. Ngài sẽ đáp “Chưa tới hai ngày, con à. Với Ta, ngàn năm như một ngày. Tại sao con thiếu kiên nhẫn như thế. Con thiếu kiên nhẫn vì con không bước đi với Ta. Nếu con bước đi với Ta, nếu con có Ta ở với, con sẽ không quan tâm đến thời gian. Đất sẽ như trời vì khi con có Ta, con đang ở trên trời”.

 Vấn đề quan trọng nhất được bày tỏ trong Sáng Thế Ký chương 5 về nếp sống của chúng ta là chúng ta cần bước đi với Đức Chúa Trời. Để bước đi với Đức Chúa Trời, chúng ta phải tin rằng Ngài Là và Ngài là Đấng Ban Thưởng. Chúng ta cũng phải tin vào Lời Ngài. Sau đó, chúng ta cần tìm thấy Ngài, sống theo Lời Ngài, bước theo Ngài, và bước đi với Ngài bởi đức tin. Cuối cùng, chúng ta sẽ được cất lên. Chúng ta sẽ được cất lên để thoát khỏi sự chết –hậu quả sau cùng của sự sa ngã của con người. Ha-lê-lu-gia!

4. Sự Kết Thúc Của Gia Phổ Này

Gia phổ của những người được cứu được ghi lại trong Sáng Thế Ký chương 5 đã kết thúc cách đầy hứa hẹn. Nó kết thúc với tên của Nô-ê, nghĩa là “yên ủi” hay “nghỉ ngơi” (5:28-32). Với sự sanh ra của Nô-ê, gia đình của sự cứu rỗi tìm thấy sự yên ủi và nghỉ ngơi. Gia đình của những người được cứu không phải là gia đình không có hi vọng; đó là gia đình đầy sự yên ủi. Điều này có nghĩa là gia đình Nô-ê đầy sự mong đợi, yên ủi và nghỉ ngơi.

 

BÀI HAI MƯƠI BẢY

S Sa Ngã Thứ Ba Của Con Người

D. Sự Sa Ngã Thứ Ba

Trong bài này chúng ta đến với sự sa ngã thứ ba của con người được ghi lại trong Sáng Thế Ký chương 6. Nếu cẩn thận nghiên cứu Sáng Thế Ký, chúng ta sẽ nhận ra rằng ý định của Thánh Linh là bày tỏ sự suy thoái liên tục của con người. Con người sa ngã hết bước này đến bước khác, hết mức độ này đến mức độ khác. Phần ký thuật trong Sáng Thế Ký bày tỏ rằng trong sự sa ngã của con người, ít nhất có bốn bước. Chúng ta có thể gọi những bước này là bốn sự sa ngã của con người. Trong mỗi sự sa ngã, con người rơi xuống bước thấp hơn trước, sa xuống ngày càng thấp hơn cho đến điểm mà không thể sa ngã thêm nữa. Sự sa ngã thứ ba không phải là sự sa ngã thấp nhất của con người mà chỉ là một bước sa ngã thêm trong sự suy thoái của con người. Như sẽ thấy, sau sự sa ngã thứ ba, còn có sự sa ngã thứ tư. Con người đã sa ngã đến mức trầm trọng hơn chúng ta tưởng.

1. Nguyên Nhân

Trước hết, một lần nữa chúng ta cần suy xét nguyên nhân sự sa ngã thứ ba của con người. Chúng ta có thể tìm thấy lý do hay nguyên nhân cho mỗi sự sa ngã. Nguyên nhân sự sa ngã thứ ba của con người thì không đơn giản. Ngay cả trong sự sa ngã thứ nhứt, nguyên nhân đã không đơn giản, vì sự sa ngã đó không chỉ do con người mà còn do một nguồn khác –Con Rắn, tức Ma Quỉ, Sa-tan, kẻ thù của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã thấy rằng kẻ thù của Đức Chúa Trời, kẻ đã vào trong con người sa ngã, trở thành nguyên nhân chủ quan của sự sa ngã thứ hai. Cũng vậy, trong mỗi sự sa ngã, có một nguyên nhân khác ngoài chính con người. Tất nhiên, mỗi sự sa ngã là sự sa ngã của con người, nhưng trong mỗi sự sa ngã, nguyên nhân không đơn thuần do con người mà cũng do kẻ thù của Đức Chúa Trời. Trong sự sa ngã thứ nhứt, kẻ thù của Đức Chúa Trời ở bên ngoài con người. Trong sự sa ngã thứ hai, kẻ thù này đã vào trong con người. Bây giờ trong sự sa ngã thứ ba, kẻ thù bước một bước khác, thậm chí làm cho con người sa ngã nhiều hơn nữa. Chúng ta cần khám phá bước khác này là gì. Điều đó thật tồi tệ hơn là chúng ta tưởng. Dù có thể nghiên cứu Sáng Thế Ký nhiều lần nhưng có lẽ anh em chưa bao giờ để ý đến sự mầu nhiệm kín giấu trong mưu chước của Sa-tan. Khi suy xét mưu chước này của Sa-tan, cần nhìn xem Chúa để Ngài bao phủ chúng ta bằng huyết thắng thế của Ngài, vì bài này đụng đến quyền lực gian ác và phơi trần mưu chước quỉ quyệt của kẻ thù Đức Chúa Trời.

a. Ác Linh Pha Trộn Với Con Người
 –Các Thiên Sứ Sa Ngã Kết Hiệp Với Con Người 
Qua Hôn Nhân Bất Pháp

Trong sự sa ngã thứ nhứt, Sa-tan dụ dỗ con người ăn điều gì đó khác hơn Đức Chúa Trời. Trong sự sa ngã thứ hai, Sa-tan, kẻ đã ở trong bản chất con người, đã làm con người lệch khỏi con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Trong sự sa ngã thứ ba, Sa-tan làm cho những ác linh, tức các thiên sứ sa ngã, pha trộn và kết hiệp với con người qua hôn nhân bất pháp. Vào thời điểm sa ngã của Sa-tan, tức trước khi tạo dựng thế giới hiện tại, hắn đã chiếm giữ rất nhiều thiên sứ (Xem Nghiên Cứu Sự Sống Sáng Thế Ký, bài 2). Theo Khải Thị 12:4, có một phần ba thiên sứ đi theo Sa-tan trong sự phản loạn của hắn. Đây là lý do vì sao Ê-phê-sô 6:12 nói về những kẻ cai trị và các quyền lực trên không trung. Thậm chí Chúa Jesus cũng cho biết rằng Sa-tan có một vương quốc (Mat. 12:26). Trong vũ trụ này có một vương quốc gian ác của kẻ thù xảo quyệt của Đức Chúa Trời, đó là vương quốc của Sa-tan. Sa-tan có một vương quốc, nghĩa là hắn đặt vô số kẻ cai trị, quyền thống trị và các quyền lực dưới sự cai trị của hắn.

Theo toàn bộ sự khải thị của Lời Thánh, vào thời điểm sa ngã thứ ba của con người, các thiên sứ sa ngã ở dưới quyền kiểm soát của Sa-tan đã làm một điều gì đó gây ô nhiễm dòng dõi loài người, làm cho loài người trở nên tội lỗi kinh khủng và bị pha trộn. Loài người không còn thuần là loài người nữa mà trở thành một loài pha trộn với các thiên sứ sa ngã. Có lẽ từ liệu này nghe rất kỳ lạ đối với anh em. Rất ít Cơ-đốc nhân biết rằng loài người đã có lần bị ô nhiễm bởi sự pha trộn với các thiên sứ sa ngã, những linh sa ngã. Tuy nhiên, có một sự kiện như vậy được ghi lại trong Kinh Thánh. Vào thời điểm con người sa ngã lần thứ ba, một số thiên sứ sa ngã trong sự thống trị của Sa-tan đã xuống trái đất, mặc lấy thân thể con người, và dùng thân thể này để tạo nên những cuộc hôn nhân bất pháp với con gái loài người. Theo cách này, loài người đã bị pha trộn với các linh sa ngã.

1) Con Trai Của Đức Chúa Trời 
Là Các Thiên Sứ Sa Ngã

Cách giải thích này về Sáng Thế Ký chương 6 không phải là phát minh hay sự khám phá của tôi. Lần đầu tiên khi nghiên cứu Sáng Thế Ký 6:2 cách đây 50 năm, tôi hết sức bối rối. Tôi không gặp khó khăn với 6:1, nhưng câu 2 cho thấy một nan đề. Các con trai của Đức Chúa Trời được đề cập ở đó là ai? Sau đó, tôi biết rằng một số giáo sư của Hội anh Em đã nói rằng trong Sáng Thế Ký chương 4 có hai dòng dõi –một dòng dõi là hậu tự của Sết, tức dòng dõi của những người tin kính, và một dòng dõi của Ca-in. Họ nói rằng các con trai của Đức Chúa Trời là hậu tự của Sết. Vì hậu tự của Sết thuộc về Đức Chúa Trời, nên họ là các con trai của Đức Chúa Trời. Họ cũng nói rằng con gái loài người là các con gái của dòng dõi Ca-in. Tôi không thỏa lòng với cách giải thích này. Nó không lô-gíc. Làm thế nào anh em có thể nói rằng các con trai của Đức Chúa Trời là hậu tự của Sết và các con gái của loài người là hậu tự của Ca-in? Hậu tự của Sết không phải là con người sao? Tôi không thể chấp nhận cách giải thích này. Cuối cùng, tôi tìm thấy sự giải thích đúng đắn trong văn phẩm của anh Nghê Thác Thanh. Trong đó, anh Nghê nói rằng các con trai của Đức Chúa Trời trong 6:2 là các thiên sứ. Anh chỉ ra rằng trong Cựu Ước có nói rõ rằng các thiên sứ được gọi là các con trai của Đức Chúa Trời (Gióp 1:6; 2:1). Dầu điều này rất lô-gíc, nhưng tôi thấy khó tin. Tôi tự hỏi làm thế nào các thiên sứ có thể kết hôn với con người. Anh Nghê tiếp tục nói rằng Bản Cựu Ước Syriac dịch “các con trai của Đức Chúa Trời” là “các thiên sứ” và một vài bản viết tay thời xưa cũng dùng từ “các thiên sứ” thay vì “các con trai của Đức Chúa Trời” trong Sáng Thế Ký 6:2. Sau đó, anh Nghê lập luận rằng chúng ta không thể nói chỉ có các con gái của Ca-in là hậu tự của con người, còn các con trai của Sết thì không phải. Về điểm này, tôi đã đồng ý rồi. Anh Nghê tiếp tục nói rằng trong Giu-đa câu 6 và 7 có một bằng chứng mạnh mẽ rằng các con trai của Đức Chúa Trời được đề cập trong Sáng Thế Ký chương 6 là các thiên sứ sa ngã. Chắc chắn anh Nghê đã nghiên cứu quyển Các Thời Đại Sớm Nhất Của Trái Đất của G.H. Pember. Trong sách đó, Pember chứng minh rõ rằng các con trai của Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký chương 6 là các thiên sứ sa ngã. Vì thế, sau khi nghiên cứu nhiều, tôi hoàn toàn được thuyết phục rằng các con trai của Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký chương 6 là các thiên sứ sa ngã.

2) Các Thiên Sứ Sa Ngã 
Phạm Tội Gian Dâm Với Những Người Khác Thường

Các thiên sứ sa ngã đã phạm tội gian dâm với những người khác thường, tạo một gương mà Sô-đôm và Gô-mô-rơ noi theo. Ơ điểm này, chúng ta cần đọc cẩn thận Giu-đa câu 6 và 7. “Còn các thiên sứ không giữ lãnh địa mà lìa bỏ chỗ ở riêng mình, thì Ngài đã dùng xiềng xích đời đời mà giam cầm chúng trong nơi tối tăm cho đến cuộc xét đoán của ngày lớn kia. Lại như Sô-đôm và Gô-mô-rơ cùng các thành xung quanh, cũng theo cách như những người này mà buông mình vào sự dâm loạn, đuổi theo xác thịt khác (sắc lạ), đều đương phơi gương, chịu hình phạt bằng lửa đời đời”. Khi Phi-e-rơ và Giu-đa viết về sự suy thoái, họ viết với những sự kiện được ghi lại trong Sáng Thế Ký làm nền tảng. Trong câu 6, Giu-đa nói rằng các thiên sứ đã không giữ lãnh địa của họ. Lãnh địa ở đây có nghĩa là lãnh vực hay sự cai trị của các thiên sứ, chỉ về phạm vi cai trị của họ. Sự cai trị hay lĩnh vực của các thiên sứ là gì? Theo Ê-phê-sô 2:2 và 6:12 lãnh địa của họ là không trung. Nơi ngự của Đức Chúa Trời là từng trời thứ ba, nơi ở của con người là trái đất và nơi ở của Sa-tan và các sứ giả của hắn là không trung. Khi Giu-đa câu 6 nói rằng các thiên sứ đã không giữ lãnh địa, bỏ chỗ ở mình thì điều đó có nghĩa là họ đã rời bỏ không trung, xuống trái đất và bước vào hôn nhân bất pháp với loài người. Đức Chúa Trời đã dùng xiềng xích đời đời mà giam cầm các thiên sứ sa ngã này trong nơi tối tăm cho đến sự phán xét của ngày lớn.

Các thiên sứ này đã bỏ lãnh địa của họ khi nào? Các thiên sứ sa ngã này đã lìa bỏ chốn không trung (nơi họ cai trị), xuống trái đất và làm điều gì đó khiến Đức Chúa Trời phải dùng xiềng xích giam cầm cho đến sự phán xét của ngày lớn kia, là khi nào? Chắc chắn họ đã làm điều gì đó rất nghiêm trọng đến nỗi Đức Chúa Trời phải hành động như vậy. Điều này đã xảy ra khi nào? Chắc chắn đó là suốt thời gian được đề cập trong Sáng Thế Ký chương 6.

Những từ “như” trong Giu-đa câu 7 cho thấy câu 7 nối tiếp câu 6. Vì chủ từ của câu này không chỉ là Sô-đôm và Gô-mô-rơ mà còn là “các thành xung quanh chúng” nên chúng ta cần một dấu phẩy sau từ “chúng”. Vì thế, Sô-đôm, Gô-mô-rơ và các thành xung quanh chúng là chủ từ của câu này. Vị ngữ là “treo gương”. Sô-đôm, Gô-mô-rơ và các thành xung quanh chúng được nêu ra để làm gương. Giữa chủ ngữ và vị ngữ, chúng ta có các bổ ngữ “theo như cách những người nầy đã phạm tội gian dâm, buông theo xác thịt khác”. “Những người này” chỉ về ai? Chỉ về các thiên sứ sa ngã được đề cập trong câu trước. “Theo như cách” nghĩa là gì? Nghĩa là theo cách “buông theo xác thịt khác”. Các thiên sứ sa ngã đã buông mình theo xác thịt con người. Sô-đôm, Gô-mô-rơ và các thành xung quanh chúng cũng đã “buông theo xác thịt khác”. Điều này nghĩa là những thành này đã theo gương của các thiên sứ sa ngã. Họ không phát minh loại gian dâm đó, nhưng đi theo các thiên sứ sa ngã là kẻ đã phát minh. Sô-đôm, Gô-mô-rơ và các thành khác là những kẻ đi theo, còn các thiên sứ là những kẻ phát minh.

Về điểm này, tôi phải nói một lời đặc biệt với những người trẻ. Hôn nhân là điều thánh. Đức Chúa Trời đã thiết lập hôn nhân để duy trì dòng dõi con người mà Ngài đã tạo dựng cho mục đích của Ngài. Đừng ai xem vấn đề hôn nhân cách khinh suất. Tất cả chúng ta phải xem vấn đề này như điều thánh khiết nhất. Hê-bơ-rơ 13:4 khuyên chúng ta tôn trọng hôn nhân là điều thánh khiết. Có một nguyên tắc nghiêm nhặt về hôn nhân –nguyên tắc một chồng một vợ. Đức Chúa Trời đã ấn định nguyên tắc thánh khiết này để gìn giữ dòng dõi loài người trong tình trạng đúng đắn để hoàn thành mục đích Ngài. Tuy nhiên, vào thời điểm sa ngã thứ ba của con người, kẻ thù xảo quyệt đã đến phá vỡ nguyên tắc thánh khiết về hôn nhân con người qua việc các thiên sứ sa ngã mặc lấy hình thể con người để kết hôn với con gái loài người. Điều này vi phạm nguyên tắc hôn nhân là nguyên tắc bảo vệ sự thuần khiết của dòng dõi loài người. Cuộc hôn nhân bất pháp của các thiên sứ sa ngã với dòng dõi loài người không những phá vỡ nguyên tắc hôn nhân mà còn làm ô uế dòng dõi loài người. Ý định của Kẻ Ác là gì khi làm điều này? Ý định của hắn là không những làm hư hoại mà còn làm ô uế dòng dõi loài người đến mức trở thành sự pha trộn của nhân tính với các linh sa ngã. Các thiên sứ, những kẻ sa ngã, đã treo gương vi phạm nguyên tắc hôn nhân. Sô-đôm, Gô-mô-rơ và các thành xung quanh chúng đi theo gương này, vi phạm nguyên tắc cai trị mà Đức Chúa Trời đã ấn định.

Bây giờ chúng ta có thể hiểu tại sao Đức Chúa Trời quyết định làm ngập lụt dòng dõi loài người và định tội hết thảy phải chết. Đức Chúa Trời quyết định làm điều này vì dòng dõi loài người đã trở nên pha trộn. Bây giờ chúng ta cũng có thể hiểu tại sao Đức Chúa Trời thiêu đốt Sô-đôm, Gô-mô-rơ và các thành xung quanh. Khi còn trẻ, lúc đọc về nước lụt, sự hủy diệt Sô-đôm và Gô-mô-rơ, và việc giết dân Ca-na-an, tôi không đồng ý với Đức Chúa Trời. Tôi nói “Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời thương yêu sao? Làm thế nào một Đức Chúa Trời thương yêu có thể làm điều như vậy? Làm sao một Đức Chúa Trời thương yêu lai có thể làm ngập lụt con người, thiêu đốt các thành, và dùng tay người Ítx-ra-ên tàn sát dân Ca-na-an?” Tôi nói với Ngài rằng “Đức Chúa Trời ơi, Ngài không công bằng. Ngài không nghĩ rằng dân Ítx-ra-ên cũng phạm tội sao? Tại sao Ngài hủy diệt hết thảy dân Ca-na-an? Làm thế nào Ngài có thể nói rằng Ngài là Đức Chúa Trời yêu thương?” Cuối cùng, Đức Chúa Trời phán với tôi “Con ơi, trước nước lụt, dòng dõi loài người đã trở thành một sự pha trộn, con không thấy sao? Ta không thể để một dòng dõi pha trộn như thế trên đất này. Ta phải loại trừ. Con không thấy có người Nê-phi-lim giữa vòng dân Ca-na-an, là điều chứng tỏ rằng dân Ca-na-an không còn là dòng dõi loài người thuần khiết nữa, mà đã pha trộn với các thiên sứ sa ngã sao? Ta phải hủy diệt chúng”. Khi đó, tôi sấp mình và thưa “Chúa ơi, Ngài là Đức Chúa Trời. Con thờ phượng Ngài. Ngài đã làm đúng”.

Nếu đọc Giu-đa câu 6 và 7, anh em sẽ thấy các thiên sứ sa ngã đã phát minh hôn nhân bất pháp, vi phạm nguyên tắc chủ đạo về hôn nhân do Đức Chúa Trời ấn định, và buông “theo xác thịt khác”, theo loài người. Phát minh đó đã tạo ra một gương mà Sô-đôm, Gô-mô-rơ và các thành xung quanh đã làm theo. Theo như cách của các thiên sứ, những thành đó đã phạm tội gian dâm và đuổi theo “xác thịt khác”. Vào một thời điểm nào đó đã có một số thiên sứ sa ngã đến mức Đức Chúa Trời phải can thiệp để xét xử. Điều này đã xảy ra khi nào? Chúng ta phải áp dụng điều này cho Sáng Thế Ký chương 6.

3) Tạo Một Sự Pha Trộn Giữa Dòng Dõi Loài Người 
Với Các Linh Sa Ngã Và Sản Sinh Nê-phi-lim

Cuộc hôn nhân bất pháp này giữa các thiên sứ sa ngã với dòng dõi loài người đã sản sinh Nê-phi-lim. Trong 6:4, “Những người mạnh dạn ngày xưa là những người danh tiếng” là sản phẩm của các linh sa ngã pha trộn với dòng dõi loài người (so với Dân. 13:33). Dầu Bản King James dùng từ “những người khổng lồ”, nhưng trong Sáng Thế Ký 6:4 và Dân Số Ký 13:33, từ liệu Hê-bơ-rơ này nên được dịch là “Nê-phi-lim”. Từ này được dịch như vậy trong Bản Tiêu Chuẩn Mỹ (Bản ASV). Từ Nê-phi-lim có nghĩa là “những người sa ngã”. Trong quyển Các Thời Đại Sớm Nhất Của Trái Đất, G. H. Pember nói rằng có lẽ từ này chỉ về các thiên sứ sa ngã. Tuy nhiên, người Nê-phi-lim không phải thuần là các thiên sứ mà là sản phẩm pha trộn giữa thiên sứ sa ngã với con gái loài người. Họ là sản phẩm của sự pha trộn của dòng dõi loài người, tức huyết khí con người, với các linh thiên sứ.

Theo Kinh Thánh, Nê-phi-lim là “những người có hình vóc cao lớn” (Dân. 13:32). Nếu nhìn thấy họ, họ sẽ đe dọa, và anh em sẽ sợ hãi. Điều đó chính xác là những gì đã xảy ra với mười trong mười hai thám tử mà Môi-se sai đi do thám xứ Ca-na-an. Họ thấy người Nê-phi-lim thì lấy làm kinh hãi (Dân. 13:33). Họ nói với dân Ítx-ra-ên rằng “Chúng ta không nên bước vào xứ đó, vì chúng tôi thấy người Nê-phi-lim ở đó”. Người Nê-phi-lim mà họ đã thấy chắc chắn là hậu tự của các thiên sứ sa ngã đã pha trộn với con gái loài người. Người Nê-phi-lim là những người khổng lồ, những người đầy năng lực, những người nổi danh.

Đức Chúa Trời đã sai nước lụt đến để hủy diệt dòng dõi thời Nô-ê vì huyết khí của dòng dõi đó đã trở nên pha tạp. Cũng vậy, Đức Chúa Trời đã tiêu diệt tất cả dân Ca-na-an vì người Nê-phi-lim ở giữa vòng họ, và huyết của dòng dõi đó đã lại không còn thuần khiết. Đức Chúa Trời không thể dung thứ tình trạng đó. Vì sự hoàn thành mục đích của Ngài, Đức Chúa Trời không thể để một dòng dõi loài người như vậy tồn tại.

Từ điều này, tất cả chúng ta phải học một bài học: gian dâm là một điều nghiêm trọng. Trong toàn bộ Kinh Thánh, đặc biệt trong sự dạy dỗ của Chúa Jesus (Mat. 19:9), sự gian dâm được xem là vấn đề nghiêm trọng. Khi đọc Các Thư Tín trong Tân Ước, anh em có thể thấy các sứ đồ rất nghiêm khắc, không dung thứ sự gian dâm trong nếp sống Hội Thánh (1Cô. 6:9-10,18; Êph. 5:5). Tại sao họ nghiêm khắc như vậy? Nếu đọc Kinh Thánh, anh em sẽ khám phá rằng sự gian dâm có liên quan đến sự thờ lạy hình tượng (Khải. 2:14,20). Thờ lạy hình tượng dẫn đến sự gian dâm. Trong Phật Giáo, tất cả những người thờ hình tượng đều bất cẩn về sự gian dâm. Sự thờ lạy hình tượng dẫn họ vào sự gian dâm. Tại Trung Quốc, trước các đền thờ hình tượng, nơi người ta thờ lạy hình tượng, thường trình diễn nhạc kịch với những câu chuyện về sự gian dâm. Nếu đọc Dân Số Ký, anh em sẽ thấy khi dân Ítx-ra-ên thờ lạy hình tượng, họ đã phạm tội gian dâm (25:1-2). Thờ lạy hình tượng đem sự gian dâm đến và sự gian dâm dẫn đến thờ lạy hình tượng. Nhưng đây là điều không đúng trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời cách chân thật. Sự thờ phượng Đức Chúa Trời cách đúng đắn giữ chúng ta thuần khiết về hôn nhân, duy trì nguyên tắc chủ đạo này do Đức Chúa Trời ấn định. Cách đây nhiều năm, một nhóm người trẻ sống với nhau tại San Francisco đã vướng vào sự gian dâm. Sự gian dâm đó cuối cùng đã đem họ vào ma thuật. Sự gian dâm dẫn con người vào sự tiếp xúc với các quỉ. Tại sao? Vì các quỉ, những linh sa ngã, đang tìm kiếm thân thể con người. Nếu anh em là người vận dụng sự hiểu biết và lý trí đúng đắn thì sẽ không cho phép ác linh vào trong mình. Tuy nhiên, khi con người miệt mài với sự gian dâm, họ không quan tâm đến lý trí. Họ mất lý trí và mở cửa ra cho các quỉ bước vào và chiếm hữu họ hoàn toàn. Không ai trong những người phạm tội gian dâm quan tâm đến sự hiều biết hoặc lý trí. Họ không còn lành mạnh hay bình thường nữa. Nếu là một người lành mạnh và bình thường, anh em sẽ quan tâm đến sự hiểu biết và lý trí. Anh em sẽ không làm bất cứ điều gì vi phạm nguyên tắc quản trị của Đức Chúa Trời. Sa vào sự gian dâm là một điều đáng sợ.

Theo ký thuật của Kinh Thánh, vào thời điểm sa ngã thứ ba, con người đã trở thành xác thịt. Họ đầy tham dục. Vì ở trong tình trạng như vậy, con người đã mở cửa cho các thiên sứ, những linh sa ngã, bước vào. Khi đó, con người không những có Kẻ Ác trong bản chất ác của mình, mà một số người còn bị chiếm hữu bởi các thiên sứ sa ngã, là kẻ sử dụng thân thể họ để tạo ra những cuộc hôn nhân bất pháp, và sản sinh một sự pha trộn. Đó là điều gớm ghiếc nhất trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, và Ngài không thể dung thứ điều đó.

b. Con Người Trở Thành Xác Thịt –Con Người Sa Ngã

Chúng ta đã thấy nguyên nhân đầu tiên trong sự sa ngã thứ ba của con người là sự pha trộn của ác linh với nhân tính. Bây giờ, hãy xem nguyên nhân thứ hai. Nguyên nhân thứ hai của sự sa ngã này là con người đã trở nên xác thịt. Sáng Thế Ký 6:3 nói “Chúa phán rằng: Linh Ta sẽ không tranh đấu đời đời với con người, vì con người chỉ là xác thịt” (Theo Bản Hê-bơ-rơ). Trong sự sa ngã đầu tiên, con người đã không vận dụng linh. Trong sự sa ngã thứ hai, con người vận dụng hồn quá mức. Ca-in không biết gì về linh mình, nhưng sử dụng hồn quá nhiều, phát minh một tôn giáo mới. Trong sự sa ngã thứ ba, con người lạm dụng thân thể sa ngã và trở thành xác thịt. Con người không những không quan tâm đến linh mà thậm chí không quan tâm đến hồn. Con người bỏ mặc sự hiểu biết và lý trí trong hồn mình.

Ngày nay, nhiều người cũng có cùng tình trạng như vậy. Họ không quan tâm đến linh, đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời, mà cũng không quan tâm đến hồn, đến hiểu biết và lý trí. Họ chỉ sợ công an. Nếu loại bỏ Bộ Nội Vụ hay Bộ Công An, xác thịt sẽ lộ ra, không có sự quan tâm gì đến linh, đến hiểu biết hay lý trí của con người. Con người hoàn toàn lạm dụng xác thịt và hành động giống như thú vật. Khi ở trong tình trạng này, con người hầu như sa ngã đến tận cùng. Sự sa ngã thứ nhứt phơi bày việc con người không sử dụng linh, và sự sa ngã thứ hai vạch trần sự lạm dụng hồn. Do việc sử dụng hồn quá nhiều, con người sa ngã hơn nữa, và bắt đầu lạm dụng thân thể. Vì thế, con người hoàn toàn trở nên xác thịt.

Kinh Thánh bày tỏ rằng kẻ thù mạnh nhất và gian ác nhất của Đức Chúa Trời là xác thịt. Chúng ta thấy điều này được bày tỏ trong Sách La-mã, đặc biệt trong các chương 7 và 8. Xác thịt bị Đức Chúa Trời ghét bỏ triệt để và hoàn toàn. Đức Chúa Trời không dung thứ xác thịt. Trong một ý nghĩa, Đức Chúa Trời có thể dung thứ những lầm lỗi và các sự quá phạm của chúng ta, nhưng Ngài không bao giờ dung thứ xác thịt. Bất cứ điều gì ra từ xác thịt là xúc phạm Ngài. Vào thời điểm sa ngã thứ ba, toàn thể nhân loại đã trở thành xác thịt. Vì thế, Đức Chúa Trời hiện đến và phán với Nô-ê, tôi tớ Ngài, rằng Ngài sẽ hủy diệt toàn thể dòng dõi đó.

2. Tiến Trình

Tiến trình này không khó hiểu. Bước thứ nhứt trong tiến trình này là làm trọn ưa muốn của xác thịt. Khi một người trở nên xác thịt, người đó không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc làm trọn những ưa muốn của xác thịt. Hậu quả của việc làm trọn những ưa muốn của xác thịt là người đó trở nên gian ác và bại hoại đến cực điểm (6:5,11-13). Dầu Kinh Thánh rất súc tích, không một lời nào là lãng phí, nhưng Sáng Thế Ký chương 6 nhiều lần nói rằng trái đất bại hoại và đầy sự hung ác (c. 11-13). Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, trái đất đã bại hoại. Trái đất không chỉ gian ác mà còn hư hoại đến mức Đức Chúa Trời không thể dung thứ nữa.

3. Hậu Quả

a. Thánh Linh Lìa Khỏi 
–Tượng Trưng Cho Việc Đức Chúa Trời Từ Bỏ

Hậu quả đầu tiên của sự sa ngã thứ ba của con người là Thánh Linh lìa khỏi, tượng trưng cho việc Đức Chúa Trời từ bỏ con người. Chúa phán “Linh Ta sẽ không mãi mãi tranh đấu với con người” (Theo Bản Hê-bơ-rơ). Từ này cho thấy công tác đầy ân điển của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Đây là một lời chứng tỏ rằng trước thời điểm đó, Linh của Đức Chúa Trời đã liên tục hành động và tranh đấu với con người. Đây là lần đề cập thứ hai về Linh trong Sáng Thế Ký. Sự đề cập đầu tiên là trong 1:3, nói rằng Linh của Đức Chúa Trời đang ấp ủ tình trạng chết để sự sống xuất hiện. Khi Linh được đề cập lần thứ hai, thì bảo rằng Đức Chúa Trời Linh sẽ không tranh đấu với con người nữa, chứng tỏ rằng trước thời điểm này, Linh đã liên tục tranh đấu và hành động. Đức Chúa Trời đầy ân điển. Đừng nghĩ rằng tự A-bên là tốt đẹp. Điều này là không thể. Tất cả thánh đồ yêu dấu được đề cập trong Sáng Thế Ký chương 5 đã được Linh của Đức Chúa Trời vùa giúp. Anh em có cho rằng tự Hê-nóc có thể bước đi với Đức Chúa Trời không? Tôi không tin điều này. Hê-nóc đã được Linh của Đức Chúa Trời giúp đỡ, làm cho mạnh mẽ, và chuyển động. Linh của Đức Chúa Trời đang tranh đấu chống lại sự phản loạn của con người. Tuy nhiên, Sáng Thế Ký chương 6 đã đạt đến một điểm là Linh của Đức Chúa Trời không còn tranh đấu với con người nữa. Điều này thật đáng sợ làm sao! Nếu Linh của Đức Chúa Trời có ý định lìa khỏi chúng ta thì thật là kinh khủng!

b. Cơn Đại Hồng Thủy Đến

Hậu quả thứ hai của sự sa ngã thứ ba của con người là cơn đại hồng thủy đến, dẫn đến sự phán xét hủy diệt (6:17; 7:10-12). Hậu quả sự sa ngã thứ ba của con người là: điều tốt đẹp, tức Thánh Linh, đã rút khỏi [con người]; và điều gì đó rất kinh khủng, tức sự phán xét của đại hồng thủy, đã đến để thi hành án tử hình trên con người sa ngã.

4. Tiên Báo Về Thời Đại Hiện Nay

Sự sa ngã thứ ba của con người là lời tiên báo về thời đại hiện nay. Chúa Jesus đã ví thời đại hiện nay với thời đại sa ngã thứ ba (Mat. 24:37-39). Chúa phán rằng trước khi nước lụt đến, họ ăn, uống, cưới gả cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến cuốn đi tất cả. Người ta không biết gì ngoài ăn, uống và cưới gả. Vào thời điểm của sự sa ngã thứ ba, con người sa ngã đã lạm dụng hôn nhân. Tình trạng đó giống chính xác như ngày nay –ăn, uống và lạm dụng hôn nhân. Kết hôn không phải là sai; đó là điều thánh. Nhưng đừng lạm dụng hôn nhân. Hôn nhân của anh em phải theo nguyên tắc của Đức Chúa Trời. Điều này sẽ đem ân điển và phước hạnh của Đức Chúa Trời đến trên anh em và gia đình anh em. Nhưng lạm dụng hôn nhân sẽ khiến sự phán xét giáng trên con người. Hãy nhìn tình trạng hiện nay, thật giống như thời đại trước nước lụt. Người ta chỉ biết ăn, uống và cưới gả nhưng không biết gì về sự phán xét sắp đến. Đối với họ, dường như không có Đức Chúa Trời trong vũ trụ. Họ không quan tâm về sự phán xét sắp đến. Tuy nhiên, Kinh Thánh quả quyết rằng Đức Chúa Trời vẫn đang ngự trên ngai và trái đất thuộc về Ngài. Một ngày kia, Ngài sẽ can thiệp và thi hành sự phán xét của Ngài trên thời đại bất kỉnh này. Thế thì, chúng ta nên làm gì? Chúng ta phải đến với Nô-ê và xem ông đã làm gì. Chúng ta sẽ đề cập đến Nô-ê trong bài sau.

 

BÀI HAI MƯƠI TÁM

Cách Được Cứu Khỏi 
S
 Sa Ngã Thứ Ba Của Con Người
(1)

Trong bài này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu về sự sa ngã thứ ba của con người. Dù không ai thích nghe từ “sa ngã”, nhưng chúng ta phải nhận thức rằng những sự sa ngã được mô tả trong Sáng Thế Ký là bối cảnh của một bức tranh rất tích cực, cho thấy những gì Đức Chúa Trời đã làm với con người sa ngã. Mục đích chính của phần ghi chép trong Sáng Thế Ký không phải là bày tỏ sự sa ngã, mà cho thấy ân điển của Đức Chúa Trời có thể hành động bao nhiêu cho con người sa ngã. Sự sa ngã là một nền đen giúp chúng ta thấy một bức tranh trắng. Không có nền đen thì bức tranh trắng sẽ không tạo được ấn tượng như vậy. Sáng Thế Ký chương 3 cho thấy sự sa ngã thứ nhất của con người và những gì Đức Chúa Trời đã làm cho con người sa ngã. Sáng Thế Ký chương 4 cho thấy sự sa ngã thứ hai của con người và những gì đó hơn nữa mà Đức Chúa Trời đã làm cho con người sa ngã. Trong bài này, chúng ta sẽ thấy những gì Đức Chúa Trời đã làm như là hậu quả cho sự sa ngã thứ ba của con người.

5. Cách Được Cứu Khỏi Sự Sa Ngã Thứ Ba

Khi xem xét sự sa ngã thứ ba của con người, chúng ta sẽ thấy hơn nữa những gì Đức Chúa Trời đã làm cho con người sa ngã. Sau sự sa ngã thứ nhất, A-đam và Ê-va đã được cứu. Được cứu không phải là một điều nhỏ. Dầu A-đam và Ê-va sa ngã nhưng họ đã được cứu. A-đam công bố “Sống”, còn Ê-va nói “Tôi đã đạt được”. A-đam và Ê-va được cứu không bởi chính họ, nhưng bởi Đấng Christ là Chiên Con của Đức Chúa Trời và là Dòng Dõi Của Người Nữ. Sau khi thấy cách Đức Chúa Trời đối xử với A-đam và Ê-va, chúng ta thấy A-bên đã dâng sinh tế và lễ vật cho Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 11:4). Sinh tế được dâng vì các tội phạm của ông, còn lễ vật là vì niềm vui thỏa của Đức Chúa Trời. Một người sa ngã có thể làm vui lòng Đức Chúa Trời không? A-bên là một người sa ngã, nhưng ông đã làm vui lòng Đức Chúa Trời. Ông không chỉ được cứu mà còn làm vui lòng Đức Chúa Trời. A-bên làm vui lòng Đức Chúa Trời không bởi và với chính mình; nhưng ông làm vui lòng Đức Chúa Trời bởi và với Đấng Christ. Chúng ta đi từ A-đam đến A-bên và từ A-bên đến Ê-nót. Ê-nót bắt đầu việc kêu cầu Danh Chúa để vui hưởng mọi sự giàu có của Ngài. Với Ê-nót, không chỉ là vấn đề được cứu hay làm vui lòng Đức Chúa Trời, mà là kêu cầu Chúa để con người có thể vui hưởng tất cả những gì Ngài là. Khi tiến từ Sáng Thế Ký chương 4 đến chương 5, chúng ta thấy phong phú hơn. Trong chương 5, chúng ta biết rằng những người được cứu đã sống, sinh sản và bước đi với Đức Chúa Trời. Sau mọi điều này, vẫn còn nhiều điều hơn nữa trong chương 6. Trong Sáng Thế Ký chương 6, chúng ta thấy Nô-ê chắc chắn đã được cứu, làm vui lòng Đức Chúa Trời, kêu cầu Danh Chúa và vui hưởng tất cả những gì Ngài là. Nô-ê cũng đã sống và sinh sản vì ông sinh 3 con trai. Cùng với tất cả các phương diện tích cực này trong đời sống của người được cứu, Sáng Thế Ký chương 6 còn bày tỏ cho chúng ta nhiều điều hơn.

a. Bước Đi Với Đức Chúa Trời

Sáng Thế Ký 6:9 nói rằng Nô-ê đã bước đi với Đức Chúa Trời. Không nghi ngờ gì, Nô-ê đã thừa hưởng mọi phước hạnh thuộc linh từ tổ phụ như A-đam, A-bên, Ê-nót, Hê-nóc… và ông đã noi theo Hê-nóc, ông nội mình, bước đi với Đức Chúa Trời giữa một dòng dõi cong quẹo, ngoan cố và gian dâm. Tôi tin rằng ông đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi nghe về cách ăn ở tin kính của Hê-nóc, ông nội vĩ đại của mình. Nô-ê tiêu biểu cho một sự nối tiếp vững chắc của con đường sự sống và ông đã thực hiện điều này càng hơn với sự phát triển càng hơn.

1) Tìm Được Ân Điển Trong Cách Nhìn Của Chúa

Sáng Thế Ký 6:8 nói “Nhưng Nô-ê tìm được ân điển trong cách nhìn của Chúa”. Tìm được ân điển trong cách nhìn của Chúa không phải là điều nhỏ. Tìm được ân điển có nghĩa là gì? Xin chú ý rằng câu này không nói Đức Chúa Trời ân điển với Nô-ê hay Chúa ban ân điển cho ông. Không, câu này nói rằng Nô-ê tìm được ân điển. Hãy nhớ Sáng Thế Ký là Sách đầy dẫy các hạt giống thuộc linh. Ở đây, trong 6:8, chúng ta có sự đề cập lần đầu tiên về ân điển trong Kinh Thánh. Nô-ê đã có thể là điều ông là vì ông đã tìm được ân điển trong cách nhìn của Chúa.

Hê-bơ-rơ 4:16 nói rằng chúng ta hãy dạn dĩ đến trước ngai ân điển hầu có thể tìm được ân điển và sự thương xót trong thì giờ có cần. Khi còn trẻ, hầu như mỗi ngày trong sự cầu nguyện, tôi đều nói “Chúa ơi, con đang đến ngai ân điển đây. Tại ngai ân điển của Ngài, con tìm thấy ân điển cho nhu cầu đúng lúc của con. Ôi Chúa, con cần ân điển của Ngài từng giây phút. Không những cần ân điển Ngài hằng năm, hằng tuần, hằng ngày, hằng giờ mà còn hằng giây phút. Không có ân điển Ngài, con không thể chịu nổi điều gì”. Ngày nay, tôi vẫn cần ân điển Ngài từng giây phút. Có thể trong vài phút, người thân của tôi gây khó khăn cho tôi hay một anh em nào đó đến quấy rầy. Có thể tôi sẽ nhận được một cuộc gọi từ một chị em. Vì vậy, tôi cứ nói với Chúa “Chúa ơi, con cần ân điển Ngài từng giây phút. Con biết Ngài đầy ân điển, và Ngài có ân điển sẵn cho con. Ôi Chúa, vì ân điển cần sự phối hợp của con nên con quỳ trước ngai ân điển để tìm được ân điển đáp ứng cho nhu cầu của con”. Nhiều lần, chúng ta không thể đứng vững trước hoàn cảnh và không thể đối diện với điều đang xảy ra. Tuy nhiên, có một chỗ gọi là ngai ân điển. Hãy dạn dĩ đến trước ngai ân điển hầu cho anh em có thể tìm được ân điển và sự thương xót trong lúc có cần.

Anh em có tin rằng tự Nô-ê có thể tìm được ân điển trước mặt Chúa không? Tôi không tin rằng ông làm điều này bởi chính mình. Nước lụt xảy ra sau khi A-đam được dựng nên 1656 năm. A-đam đã sống 930 năm. Từ khi A-đam chết cho đến năm xảy ra đại hồng thủy là 726 năm. Khi A-đam 622 tuổi, Hê-nóc được sinh ra và ông đã sống đồng thời với A-đam 308 năm. Sau khi A-đam mất, Hê-nóc còn tiếp tục sống 57 năm trước khi ông được Đức Chúa Trời cất lên. 69 năm sau, Nô-ê được sinh ra. Như vậy, Nô-ê được sinh ra sau khi A-đam chết chỉ 126 năm. Khi Hê-nóc 65 tuổi, ông sanh Mê-tu-sê-la và sống tiếp 300 năm trước khi được cất đi. Mê-tu-sê-la sống 969 năm. Khi Mê-tu-sê-la chết thì Nô-ê được 600 tuổi, là năm nước lụt xảy ra. Chắc chắn rằng Hê-nóc đã học nhiều điều về Đức Chúa Trời từ tổ phụ, ngay cả học trực tiếp từ A-đam. Sự kiện Hê-nóc đặt tên con là Mê-tu-sê-la có nghĩa là “khi người này chết, điều đó sẽ xảy ra” chứng tỏ rằng ông đã dạy con mình về Đức Chúa Trời. Mê-tu-sê-la chắc chắn đã dạy Lê-méc, con trai mình, và Lê-méc cũng đã dạy Nô-ê, con trai mình. Nô-ê xuất thân từ một gia đình kính sợ Đức Chúa Trời và đã học mọi điều tin kính từ tổ phụ. Do đó, Nô-ê đến chỗ nhận thức mình cần ân điển. Thế hệ của ông đã bại hoại và đầy hung ác. Loài người đã trở nên xác thịt. Dầu vậy, cha mẹ và ông bà của Nô-ê đã dạy cho ông những điều của Đức Chúa Trời và ông nhận thức rằng mình cần ân điển của Đức Chúa Trời.

Bây giờ chúng ta có thể thấy tại sao Nô-ê tìm được ân điển. Sáng Thế Ký 6:3 bày tỏ rằng Đức Chúa Trời sẵn sàng ban ân điển cho con người sa ngã, vì Linh Ngài tranh đấu với con người, sẵn sàng ban ân điển cho những ai cần đến. Tuy nhiên, ân điển này cần sự hợp tác của con người. Nô-ê đã có sự hợp tác cần thiết và ông đã tìm được ân điển.

Ân điển là gì? Phần lớn Cơ-đốc nhân cho rằng ân điển hoàn toàn là điều gì đó được Đức Chúa Trời ban cho. Nếu tôi cho anh em quyển Kinh Thánh như một món quà, đó là ân điển. Dầu sự hiểu biết này là đúng nhưng trong Kinh Thánh, ân điển còn có ý nghĩa nhiều hơn điều đó. Ân điển không chỉ là điều gì đó được Đức Chúa Trời ban cho, mà còn là chính Đức Chúa Trời thực hiện nhiều điều cho chúng ta. Ân điển không chỉ là điều gì đó khách quan được Đức Chúa Trời ban cho. Ân điển là chính Đức Chúa Trời đến với chúng ta và thực hiện nhiều điều cho chúng ta. Anh em yếu đuối ư? Đức Chúa Trời sẽ đến để là sức mạnh của anh em, và sự đến như vậy của Đức Chúa Trời chính là ân điển. Anh em không thể đối diện với hoàn cảnh của mình sao? Điều đó không là nan đề vì Đức Chúa Trời sẽ đến, đứng với anh em, và đối diện với hoàn cảnh đó cho và trong anh em. Đây là ân điển. Nếu đọc cẩn thận Sáng Thế Ký chương 6, anh em sẽ thấy ân điển ở đây không có nghĩa là Đức Chúa Trời ban cho Nô-ê nhiều điều; mà có nghĩa là Đức Chúa Trời đến với Nô-ê và ở cùng ông. Hiện diện của Đức Chúa Trời là quyền năng và sức mạnh của Nô-ê. Nô-ê không những vui hưởng điều gì đó Đức Chúa Trời ban cho cách khách quan mà còn vui hưởng chính Đức Chúa Trời. Ở giữa dòng dõi cong quẹo, ngoan cố, và gian dâm đó, một thời đại mà không ai có thể đứng nổi, thì Nô-ê đã tìm được ân điển trước mặt Chúa. Đức Chúa Trời đã đến làm mạnh mẽ Nô-ê hầu Ngài có thể đứng với ông và nâng đỡ ông. Đó là ân điển mà Nô-ê đã tìm được và đó là điều chúng ta cần ngày nay.

Hãy xem tình trạng xã hội hiện nay. Thậm chí tôi không dám xem báo vì chứa quá nhiều sự cám dỗ. Trong khi đi đường, tôi không dám nhìn vào các cửa hàng. Đây là lý do tôi không thích bước vào cửa hàng. Trong cửa hàng đầy những điều gian ác và tất cả những sự trưng bày và thể hiện trong đó đều đến từ địa ngục. Các câu chuyện anh em nghe trên đài, nơi công sở và trường học đều gian ác, hư hoại, và thuộc về ma quỉ. Thật khó cho bất cứ ai là người sa ngã đứng vững trong hoàn cảnh đó. Thời đại này thực sự cong quẹo, ngoan cố và gian dâm; thời đại này đầy sự gian dâm và đồi bại. Người ta không chút xấu hổ khi nói đến sự đồi bại. Ai có thể đứng vững trong một thời đại như vậy? Không một ai trong chúng ta có thể đứng vững. Tất cả chúng ta đều có bản chất sa ngã bên trong, một bản chất gian ác mà mọi người đều có. Chúng ta cần ân điển. Chúng ta phải dạn dĩ đến ngai ân điển và nói “Chúa ơi, con đây! Con cần ân điển Ngài. Con đến không phải để xin Ngài cho con điều tốt. Con đến để tìm được ân điển thỏa đáp nhu cầu của con. Ôi Chúa, con không thể đi làm hay đến trường mà không có sự hiện diện của Ngài. Chúa ơi, con không thể đi đến cửa hàng mà không có hiện diện của Ngài. Ôi Chúa, con cần Ngài đứng với con. Hãy đến để là sức mạnh của con. Chúa ơi, xin nâng đỡ và gìn giữ con”.

Vấn đề ly dị là một cám dỗ lớn đối với người trẻ ngày nay. Bên ngoài đầy cám dỗ, còn bên trong là tham muốn. Ai có thể đứng vững trong một thời đại như vậy. Vì không một ai trong chúng ta có thể đứng vững nên chúng ta cần ân điển để trở nên Nô-ê ngày nay. Chỉ ân điển mới có thể giúp anh em là một với vợ hay với chồng mình. Chỉ ân điển mới có thể giúp chúng ta yêu vợ hay chồng mình cách chung thủy. Vì có quá nhiều cám dỗ nên không ai trong chúng ta có thể làm điều này nếu không có ân điển. Trào lưu, dòng chảy và xu hướng của thời đại nầy quá mạnh. Dường như người ta cho rằng nếu không ly dị, anh em không hợp thời; và để hợp thời, phải ly dị. Chúng ta cần ân điển biết bao! Chúng ta cần Đức Chúa Trời đến để là sức mạnh và mọi sự chúng ta cần. Đây là ân điển. Đây là điều Nô-ê cần và cũng là điều chúng ta cần ngày nay. Nô-ê đã tìm được ân điển và chúng ta cũng phải tìm được. Vì đã tìm được ân điển nên Nô-ê dễ dàng bước đi với Đức Chúa Trời.

Cha mẹ thường lo lắng về con cái khi chúng ở trường. Cám dỗ lớn nhất mà các em đối diện ngày nay trong trường học là vấn đề ma túy. Ngay cả trường tiểu học cũng có ma túy. Điều này thật đáng thương! Các em không thể chống cự loại cám dỗ này. Các em cần ân điển. Không anh em nào có thể tự thắng hơn nghiện ngập. Anh em cần đến ngai ân điển và tìm được ân điển. Nô-ê đã tìm được ân điển và bước đi với Đức Chúa Trời. Ân điển đã giúp ông bước đi với Đức Chúa Trời.

2) Bởi Đức Tin

Nô-ê bước đi với Đức Chúa Trời bởi đức tin (Hê. 11:7). Như đã chỉ ra trong các bàiNghiên Cứu Sự Sống Sách La-mã, đức tin không phải là điều ra từ chính chúng ta. Đức tin là điều gì đó của Đức Chúa Trời được truyền vào bản thể chúng ta. Càng chạm ngai Đức Chúa Trời và càng nhìn xem Chúa, chúng ta càng được truyền dẫn và lan tỏa tất cả những gì Ngài là. Khi Ngài được truyền dẫn và thấm vào bản thể chúng ta thì chính yếu tố thần thượng của Ngài được truyền vào trong chúng ta trở thành đức tin của chúng ta. Khi chạm đến ngai ân điển và được truyền Đức Chúa Trời vào, tự phát anh em sẽ tin Ngài. Anh em không cần cố gắng tin Ngài. Một khi yếu tố của Đức Chúa Trời được truyền vào trong thì điều gì đó bên trong anh em trào lên để tin Ngài. Đó là chính Đức Chúa Trời đã được truyền vào anh em, tin thay cho anh em. Chúng ta không biết làm thế nào để tin, và chúng ta cũng không thể tin. Tuy nhiên, nếu đơn sơ đến trước ngai ân điển, nhìn xem Ngài, tiếp xúc Ngài, và tìm được ân điển, thì anh em sẽ được truyền Đức Chúa Trời Tin. Ngài sẽ tin trong và thay cho anh em. Đức tin đến từ nguồn này.

3) Được Xưng Công Chính Bởi Đức Chúa Trời

Nô-ê tin Đức Chúa Trời, và kết quả là, ông trở thành người công chính. Ông đúng đắn với Đức Chúa Trời, với người khác, và với chính mình. Không một người thế gian nào là đúng đắn với Đức Chúa Trời, với người khác, hay với chính họ. Tuy nhiên, Nô-ê là một người công chính (Êxc. 14:14) và Hê-bơ-rơ 11:7 nói rằng ông “đã trở nên kẻ thừa thọ sự công chính bởi đức tin”.

Trước hết, Nô-ê tìm được ân điển. Kế đến, vì Đức Chúa Trời được truyền vào trong nên ông tin Ngài. Vì yếu tố tin của Đức Chúa Trời đã được truyền vào trong nên Nô-ê có khả năng tin. Ông đã tin Đức Chúa Trời và lập tức việc tin của ông được Đức Chúa Trời kể là công chính như Ngài đã làm với Áp-ra-ham (La. 4:3,9). Hơn nữa, vì ông đã tìm được ân điển trong cách nhìn của Chúa nên ân điển này làm ông mạnh mẽ và giúp ông sống một đời sống công chính. Trong bước đi hằng ngày, sự công chính đã được ông sống biểu lộ ra. Loại công chính này không chỉ khách quan mà còn chủ quan. Trước hết, ông tiếp nhận sự công chính khách quan; cuối cùng, ông sống ra sự công chính chủ quan. Do đó, trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, Nô-ê đã thừa hưởng sự công chính.

Trong Sáng Thế Ký chương 6, chúng ta thấy ba hạt giống quan trọng: xác thịt, ân điển, và sự công chính. Vấn đề xác thịt được phát triển trọn vẹn trong Tân Ước, đặc biệt trong Các Thư Tín, nhất là trong La-mã chương 7&8. Vì đã xem xét điều này trong Nghiên Cứu Sự Sống Sách La-mã nên bây giờ chúng ta không cần lặp lại.

Anh em có nhận thức rằng ân điển của Đức Chúa Trời đã đến vì cớ xác thịt không? “Lời đã trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta, đầy ân điển…” (Gi. 1:14). Theo một nghĩa tốt, ở đâu có xác thịt, ở đó có ân điển. Xác thịt là gì? Xác thịt là kiệt tác của Sa-tan. Anh em có biết ngày nay Sa-tan ở đâu không? Trong xác thịt chúng ta; xác thịt là phòng họp của Sa-tan, tội lỗi và sự chết. Ba kẻ thù lớn này liên tục họp với nhau trong xác thịt chúng ta và buổi họp của chúng không bao giờ chấm dứt. Tôi không thể nói với anh em buổi họp này đã diễn ra bao nhiêu ngàn năm. Xác thịt là một điều xấu xí như thế.

Thế thì ân điển là gì? Ân điển là chính Đức Chúa Trời được chúng ta vui hưởng và giúp chúng ta đương đầu với tình trạng xác thịt. Trong một ý nghĩa, nếu không có xác thịt, sẽ không cần nhiều ân điển như thế. Nếu không vì xác thịt, có lẽ Đức Chúa Trời sẽ không cần ban cho chúng ta nhiều ân điển như thế. Chúng ta đã thấy rằng, theo Hê-bơ-rơ 4:16, phải tìm được ân điển cho mình trong thì giờ cần dùng. Yếu tố nào khiến chúng ta cần ân điển? Chủ yếu là xác thịt. Tôi cảm thông với người trẻ vì chính tôi từng là một người trẻ. Vì đã trải qua mọi kinh nghiệm của con người, tôi đến chỗ nhận thức rằng chúng ta ở trong xác thịt nhiều dường nào. Dù tôi không thích ở trong xác thịt, nhưng xác thịt có ở đây. Lần nọ, tôi giận Chúa và nói “Ôi Chúa, sao Ngài không cất đi xác thịt của con?” Cuối cùng, Chúa tỏ cho tôi rằng, trong một ý nghĩa, tôi cần xác thịt vì xác thịt là chính nhân tố thúc đẩy tôi đến trước ngai ân điển. Tôi không thể làm bất cứ điều gì với xác thịt này. Tất cả những gì tôi có thể làm là đến trước ngai ân điển. Dù rằng chúng ta không thể làm gì, nhưng có một nơi chúng ta có thể đến –đó là ngai ân điển.

Nếu đọc Tân Ước cẩn thận, anh em sẽ thấy rằng ở đâu có xác thịt ở đó cũng có ân điển. Điều này đặc biệt đúng trong Sách Ga-la-ti. Ga-la-ti 5:4 nói rằng nếu cố gắng để được xưng công chính bởi Kinh Luật, chúng ta đã lạc mất ân điển. Chúng ta đang ở trong xác thịt. Ga-la-ti xử lý vấn đề xác thịt và cũng nói nhiều về ân điển. Đừng nói rằng anh em không có xác thịt. Anh em xác thịt rất nhiều. Ngay cả khi đọc bài này, anh em cũng đang tranh chiến với xác thịt. Chúng ta sẽ làm gì? Hãy đến gần ngai ân điển để xác thịt được xử lý. Vì xác thịt ở đây với chúng ta nên chúng ta cần ân điển.

Xác thịt là chính hiện diện của Ma Quỉ, và ân điển là chính hiện diện của Đức Chúa Trời. Để đương đầu với Sa-tan, chúng ta cần hiện diện của Đức Chúa Trời. Sa-tan ở đâu? Đừng nghĩ rằng nó ở xa anh em. Sa-tan ở trong anh em. Mỗi phút, ngay cả khi anh em đang cầu nguyện, Sa-tan cũng ở trong xác thịt anh em. Nhiều lần, lời cầu nguyện của tôi bị cản trở do xác thịt. Ngay cả trong thì giờ thánh khiết nhất -giờ cầu nguyện- thì xác thịt cũng là một cản trở. Sự cản trở của xác thịt buộc chúng ta đến với ngai ân điển. Dù xác thịt là hiện diện của Sa-tan nhưng chúng ta có ân điển là chính hiện diện của Đức Chúa Trời ở trên điều đó và chống lại điều đó. Anh em mạnh như thế nào? Anh em có mạnh đủ để đắc thắng Sa-tan không? Anh em cho mình có thể xử lý Sa-tan không? Hãy quên những ý tưởng đo đi. Sa-tan lớn hơn chúng ta nhiều. Dù Sa-tan lớn hơn chúng ta, nhưng Đức Chúa Trời còn lớn hơn Sa-tan. Đức Chúa Trời là lớn nhất. Vì Sa-tan ở đây với chúng ta nên chúng ta cần Đức Chúa Trời hiện diện. Chúng ta phải nói “Chúa ơi, Ngài biết kẻ thù của Ngài ở ngay đây. Ngài phải đến và đứng với con để chống lại nó”. Khi Đức Chúa Trời đến và đứng với chúng ta, đó là ân điển.

Đức Chúa Trời là tối cao và khôn ngoan. Ngài biết rằng nếu Ngài cất xác thịt đi, có thể rất ít người trong chúng ta khẩn thiết tìm kiếm ân điển Ngài. Trong sự tể trị và khôn ngoan của Ngài, Ngài để xác thịt ở đây vì biết rằng trong một ý nghĩa, xác thịt hữu dụng cho chúng ta. Ngày đêm xác thịt giúp chúng ta hướng về ngai ân điển. Khi chúng ta trưởng thành, tức là khi được cất lên, chúng ta sẽ xoay qua xác thịt và nói “Xác thịt nhỏ bé ơi, giờ của ngươi đã hết rồi. Bây giờ, ngươi có thể lìa khỏi đây”. Trước khi sự sống trưởng thành, trong một ý nghĩa, chúng ta cần xác thịt, không phải để làm thiệt hại, mà để thúc đẩy chúng ta đến ngai ân điển.

Nơi nào có xác thịt, nơi đó có ân điển. Và nơi nào có ân điển, nơi đó có hiệu quả của ân điển là sự công chính. La-mã 5:17 đặt ân điển và sự công chính chung với nhau. Câu này nói “những kẻ nhận lãnh ân điển và sự ban tứ của sự công chính cách dư dật, lại sẽ do một người là Jesus Christ mà cai trị trong sự sống càng hơn là dường nào”. Sự công chính luôn đồng hành với ân điển. Không một người chồng nào có thể đúng đắn với vợ mà không có ân điển, và không một người vợ nào có thể đúng đắn với chồng mà không có ân điển. Chỉ có một loại vợ hay chồng đúng đắn là người vợ hay người chồng đó tìm được ân điển. Một khi tìm được ân điển, ân điển sẽ làm chúng ta đúng đắn với vợ hay chồng mình. Hãy xem trường hợp một người chồng nọ trong nhiều năm đã được anh em khuyên phải đối xử với vợ tốt hơn. Dầu vậy, anh đã không nghe. Một đêm nọ, anh tìm được ân điển, và ân điển dẫn đến sự công chính. Ngay lập tức, thái độ của anh thay đổi.

Chính bởi quyền năng của ân điển, sức mạnh của ân điển, và sự sống của ân điển mà chúng ta có thể đúng đắn với Đức Chúa Trời, với nhau và thậm chí với chính mình. Ân điển sản sinh sự công chính. Sự công chính là sản phẩm cao nhất của ân điển. Do đó, La-mã 5:21 nói rằng “Ân điển cũng nhơn sự công chính mà cai trị thể ấy, để dẫn đến sự sống đời đời”. Do đó, sự công chính và ân điển luôn đi với nhau. Nơi nào có xác thịt, nơi đó có ân điển. Và nơi nào có ân điển, nơi đó sản sinh sự công chính.

Chúng ta, những người tìm được ân điển, là công chính. Bởi ân điển, chúng ta công chính hơn người khác. Chúng ta công chính không bởi chính mình nhưng bởi ân điển. Thậm chí chúng ta có thể khoe rằng các thành viên của Hội Thánh công chính hơn người khác. Họ công chính vì họ đã tìm thấy ân điển. Sự công chính không những trở nên sự khoe khoang của Nô-ê mà còn là sự khoe khoang của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có thể khoe với kẻ thù của Ngài. Đức Chúa Trời đã có thể khoe sự công chính của Nô-ê với dòng dõi cong quẹo và bại hoại đó. Sự công chính của Nô-ê làm mạnh mẽ vị thế của Đức Chúa Trời để thi hành sự phán xét của Ngài trên dòng dõi bất kỉnh đó.

b. Đóng Tàu

Vì Nô-ê đã tìm được ân điển, bước đi với Đức Chúa Trời bởi đức tin và thừa thọ sự công chính, nên Đức Chúa Trời đã rất vui thỏa với ông. Đức Chúa Trời luôn luôn mỉm cười với Nô-ê. Hễ khi nào Nô-ê ở với Đức Chúa Trời, Ngài thường mỉm cười với ông. Còn anh em thì sao? Đức Chúa Trời có đang mỉm cười với anh em không? Ngài có vui với anh em không? Nếu có, anh em nên đáp “A-men” cách kín giấu với Ngài. Vì Đức Chúa Trời vui với Nô-ê nên Ngài đã mở chính Ngài cho ông. Vì thế, Nô-ê không những là người bước đi với Đức Chúa Trời mà còn là người đóng tàu. Chiếc tàu là vì sự cứu rỗi. Thời đó, chiếc tàu cứu rỗi đã được Nô-ê đóng. A-bên dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, Ê-nót kêu cầu Danh Chúa, Hê-nóc đồng đi với Đức Chúa Trời, nhưng Nô-ê, ngoài việc làm tất cả những điều này, đã làm một điều gì đó hơn nữa -ông đã đóng tàu.

1) Nhận Sự Khải Thị

Trước hết, Nô-ê đóng tàu bởi nhận được sự khải thị (6:14-16). Trong khi Nô-ê bước đi với Đức Chúa Trời và được Đức Chúa Trời hài lòng thì Ngài đã mở lòng với Nô-ê và khải thị cho ông những điều bí ẩn của Ngài. Không một ai khác biết được tình trạng thật. Người thế gian bấy giờ đã mê muội, đui mù, bị che mắt và “mê mẩn”. Họ không biết mình đang ở đâu hay điều gì sẽ xảy đến. Họ đui mù và bị ru ngủ bởi tư dục. Hãy xem tình trạng ngày nay. Thật giống như vậy. Mọi người đều yêu tiền bạc, yêu bản ngã và thú vui, giống những người Phao-lô đã mô tả trong 2Ti-mô-thê 3:1-3. Mặc dầu người thế gian yêu mến tiền bạc, thú vui, và chính mình, nhưng không yêu mến Đức Chúa Trời. Ai nấy đã bị “mê mẩn” bởi tư dục, thú vui, sự giàu có, và những điều thế tục khác. Họ không biết mình ở đâu, sẽ đi đâu, hay điều gì sẽ xảy ra cho mình. Đó chính xác là điều giống với thời xưa. Nhưng Nô-ê ở với Đức Chúa Trời. Ông thấy tình trạng thật vì Đức Chúa Trời đã bày tỏ tất cả những điều kín giấu của Ngài cho ông. Đức Chúa Trời phán với Nô-ê rằng trái đất đầy bạo lực, rằng sự cuối cùng của mọi xác thịt đã đến, và rằng Ngài sẽ hủy diệt họ cùng với trái đất (6:13). Hơn nữa, Đức Chúa Trời bảo Nô-ê điều phải làm: đóng một con tàu. Nô-ê đã đóng tàu theo sự khải thị của Đức Chúa Trời.

Trong một ý nghĩa, chúng ta cũng đang có cùng một sự khải thị. Anh em không biết tình trạng thật ngày nay sao? Anh em không biết điều gì sẽ xảy ra và mình sẽ đi đâu sao? Tôi có thể khoe với anh em rằng tôi biết tất cả những điều này. Tôi biết tôi đang ở đâu. Tôi biết tình trạng thế giới. Tôi biết điều gì sẽ đến. Tôi biết nơi tôi sẽ đến và nơi Hội Thánh sẽ ở. Chúng ta không phải là người bị che mắt hay mù bởi các thú vui tân thời. Người thế giới bị che hết lớp màn này đến lớp màn khác. Họ đến rạp hát, hộp đêm, vũ trường, đến mọi loại giải trí, thú vui, và thể thao. Họ chỉ biết những điều đó. Nhưng tất cả những điều đó là “thuốc mê”. Người thế giới đã bị “mê muội” và mù lòa. Phải chăng anh em là loại người đó? Ngợi khen Chúa, chúng ta đã được khải thị. Chúng ta biết mình ở đâu, biết tình trạng thế giới, và biết điều gì sẽ xảy đến. Chúng ta biết Chúa sẽ làm gì với dòng dõi bất kỉnh này, và biết chúng ta sẽ ở đâu. Chúng ta sáng tỏ về mọi điều này. Chúng ta đang đóng tàu không chỉ vì sự cứu rỗi của riêng mình mà cũng vì sự cứu rỗi của người khác. Anh chị em ơi, chúng ta đang làm gì ở đây? Chúng ta đang đóng con tàu cứu rỗi để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Khi nhóm với nhau, chúng ta đang đóng tàu. Chúng ta không chỉ dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, kêu cầu Danh Chúa để vui hưởng mọi sự phong phú của Ngài, không chỉ sống, sinh sản, và bước đi với Đức Chúa Trời mà còn tìm kiếm ân điển, nhận sự khải thị, và đóng tàu. Ngợi khen Chúa, chúng ta đang đóng tàu.

2) Tin Lời Đức Chúa Trời

Sau khi nhận được sự khải thị, ngay lập tức Nô-ê tin Lời Đức Chúa Trời (Hê. 11:7). Theo Kinh Thánh, tin luôn luôn có nghĩa là tin qua Lời. Trong La-mã 10:14, Phao-lô hỏi “Họ chưa nghe đến Ngài thì tin thể nào?” Không có sự rao giảng Lời, người ta thật khó tin. Đức tin đến bởi việc nghe Lời. Do đó, La-mã 10:17 nói “Vì vậy, đức tin đến bởi sự nghe và sự nghe là qua Lời của Đấng Christ”. Chắc chắn Nô-ê đã nghe Lời của Đức Chúa Trời và tin Lời đã được nghe. Đừng nói rằng anh em không có đức tin. Đừng nói rằng anh em không thể tin. Về phần chúng ta, chúng ta không có đức tin, nhưng đức tin là chính Đức Chúa Trời tin trong chúng ta. Chúng ta cần đến với Ngài và để Ngài truyền vào bản thể chúng ta. Chúng ta cần được truyền tất cả những gì Đức Chúa Trời là. Đức Chúa Trời là đức tin của chúng ta. Khi đến với Ngài, anh em được truyền Ngài vào và lắng nghe Lời Ngài, tự nhiên chính Đức Chúa Trời mà đã được truyền vào trong anh em sẽ tin trong và cho anh em. Đây là ý nghĩa của việc tin Lời Ngài.

3) Rao Giảng Sự Công Chính

Nô-ê đã rao giảng điều ông tin và thực hành. Ông là người rao giảng sự công chính (2Phi. 2:5). Tại sao Nô-ê rao giảng sự công chính? Vì thế hệ ông không có gì là công chính. Trái đất đầy bạo lực, và bạo lực đó bao gồm: trộm cướp, giết người, gian dâm, và bất pháp. Nô-ê đã rao giảng sự công chính, khuyên mọi người hãy đúng đắn với Đức Chúa Trời, với người khác và với chính mình; nếu không, sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên họ. Nô-ê đã rao giảng loại công chính này có lẽ trong thời gian 120 năm (6:3). Có lẽ mọi người cho rằng ông điên, và nói “Nô-ê ơi, ông đang nói gì vậy? Ông muốn nói rằng nước lụt sẽ xảy ra ư? Hãy nhìn bầu trời. Kìa, bầu trời vẫn bình thường như trước nay”. Tôi tin rằng Nô-ê đã chịu nhiều lời nhạo báng trong suốt 120 năm đó.

4) Chuẩn Bị Con Tàu

Trong khi rao giảng sự công chính, Nô-ê cũng đóng và chuẩn bị con tàu (1Phi. 3:20). Có lẽ người ta đã nói với ông rằng “Nô-ê ơi, có phải ông đang xây nhà cho cháu ông không? Ông đã điên khi cho rằng nước lụt sẽ xảy đến. Tại sao ông đóng một con tàu như thế chứ -dài 300 bộ, rộng 50 bộ và cao 30 bộ, với 3 từng, 1 cửa bên hông và một cửa hướng lên trời? Thật buồn cười!”. Nếu là Nô-ê, anh em có đóng một con tàu như vậy không? Có lẽ ngay cả vợ yêu dấu của anh em cũng chống đối. Thật không dễ cho Nô-ê trong suốt những năm đó.

5) Vào Tàu Với Gia Đình Và Tất Cả Các Sinh Vật Khác

Sau khi đã chuẩn bị con tàu, một ngày nọ, có lẽ trong khi bầu trời vẫn trong xanh thì Đức Chúa Trời bảo Nô-ê vào tàu cùng với vợ, các con trai và các nàng dâu (7:13-16). Vợ, các con trai, các nàng dâu của Nô-ê đều rất vâng phục. Họ vào trong tàu cùng với tất cả các sinh vật. Nếu là vợ của Nô-ê, có lẽ tôi sẽ do dự. Nhưng tất cả họ đã vào tàu.

6) Được Chúa Nhốt Trong Tàu

Sau khi Nô-ê vào tàu, Đức Chúa Trời đã nhốt ông trong đó (7:16). Việc Nô-ê bước vào tàu là hình bóng về việc chúng ta bước vào trong Đấng Christ. Mặc dầu được tự do bước vào, nhưng một khi đã vào rồi, không cách gì bước ra. Một khi tin Chúa Jesus, anh em không bao giờ có thể ra khỏi Ngài. Việc bước vào tùy thuộc vào anh em, nhưng việc bước ra thì không. Tôi có thể làm chứng mạnh mẽ rằng, trong 50 năm qua, tôi đã nhiều lần tìm cách ra khỏi Đấng Christ. Tôi cố gắng nhưng sau đó khám phá ra rằng tôi đã bị nhốt trong đó. Một khi đã vào trong Đấng Christ, anh em bị nhốt trong Ngài.

Khi Nô-ê, gia đình ông, và các sinh vật vào trong tàu, có lẽ người ta nói rằng “Hãy xem những tên khùng này. Họ đang làm gì vậy? Họ không quan tâm đến nhà cửa hay bất cứ điều gì. Họ đã bỏ mọi sự chỉ để vào trong con tàu đó”. Chúa Jesus nói rằng “Trong ngày Nô-ê thể nào, thì sự hiện đến của Con Người cũng thể ấy” (Ma. 24:37-39). Người ta sẽ ăn, uống, cưới gả. Thình lình, Chúa sẽ đến giống như nước lụt tràn đến trong thời Nô-ê. Khi nước lụt đến, Nô-ê và gia đình ông đều ở trong tàu, được bảo vệ, được gìn giữ và được cứu.

Tất cả chúng ta phải là những Nô-ê ngày nay. Hãy theo dấu chân của Nô-ê để tìm được ân điển, bước đi với Đức Chúa Trời bởi đức tin, nhận được sự khải thị, tin Lời Đức Chúa Trời, làm chứng với mọi người điều chúng ta tin, làm theo điều chúng ta tin và bước vào điều chúng ta tin. Cuối cùng, Đức Chúa Trời sẽ nhốt chúng ta trong tàu, chúng ta sẽ được gìn giữ và được cứu.

 

BÀI HAI MƯƠI CHÍN

Đời Sống Và Công Tác 
Làm Thay Đổi Thời Đại

Trong bài này, phần mở ngoặc trong Nghiên Cứu Sự Sống Sáng Thế Ký, tôi có gánh nặng là chúng ta phải thấy điểm trọng yếu về đời sống Nô-ê – rằng đời sống và công tác của Nô-ê đã làm thay đổi thời đại. Dầu đã thấy điều này trước đây khi nghiên cứu Sáng Thế Ký, nhưng tôi chưa bao giờ thấy thật ấn tượng như những ngày này. Làm thay đổi thời đại không phải là điều nhỏ.

Có một sự tương phản lớn giữa Sáng Thế Ký chương 1 và chương 6. Nếu đọc phần sau của Sáng Thế Ký chương 1, anh em sẽ thấy Đức Chúa Trời tạo dựng con người như hình Ngài vì mục đích biểu lộ chính Ngài (1:26). Đức Chúa Trời định rằng con người là sự biểu lộ của Ngài. Con người đã được làm nên theo hình của Đức Chúa Trời để không biểu lộ điều gì kém hơn chính Đức Chúa Trời. Con người giống như một tấm ảnh, được làm nên như hình của Đức Chúa Trời để biểu lộ Ngài. Hơn nữa, con người cũng đã được giao cho uy quyền của Đức Chúa Trời để có thể thi hành uy quyền này vì sự cai trị của Đức Chúa Trời trên đất. Chúng ta phải thấy đây là nhiệm vụ lớn dường nào. Con người đã được dựng nên theo hình của Đức Chúa Trời để có thể biểu lộ Ngài, được giao cho uy quyền của Đức Chúa Trời để có thể đại diện Ngài và thiết lập sự quản trị trên tất cả tạo vật của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã không truyền cho con người làm việc hay lập ra một đoàn truyền giáo. Không, ý định của Đức Chúa Trời là con người nên biểu lộ Ngài với hình ảnh Ngài, và đại diện Ngài bằng uy quyền của Ngài.

Sau khi tạo nên con người và ngắm nhìn người cách kỹ lưỡng, Đức Chúa Trời phán “Rất tốt” (1:31). Sau khi tạo dựng điều gì đó trong sáu ngày, Đức Chúa Trời chỉ phán “Tốt”. Vào ngày thứ hai, Đức Chúa Trời không phán điều gì vì ngày đó có các thiên sứ sa ngã trên không trung và các quỉ dưới nước. Đức Chúa Trời không thể phán “Tốt” vào ngày đó. Đức Chúa Trời không phán gì về ngày thứ hai. Vào ngày thứ sáu, ngày Đức Chúa Trời tạo dựng con người, Đức Chúa Trời ngắm nhìn công việc Ngài, đặc biệt ngắm nhìn con người, và phán “Rất tốt!”. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, con người rất tốt.

Sau đó năm chương, trong Sáng Thế Ký chương 6, Đức Chúa Trời nhìn xem loài người. Khi Đức Chúa Trời lần đầu tiên ngắm nhìn con người trong Sáng Thế Ký chương 1, Ngài vui thỏa với con người. Khi Đức Chúa Trời lại ngắm xem con người trong Sáng Thế Ký chương 6, Ngài thấy rằng con người đã trở nên hung ác, bại hoại cực điểm; và điều đó làm Ngài đau lòng vì đã dựng nên con người. Thật là một sự thay đổi so với Sáng Thế Ký chương 1! Ban đầu, con người ở trên một bình diện cao như thế, nhưng bắt đầu từ chương 3, con người đã sa xuống ngày càng thấp dần. Anh em sẽ làm gì nếu là Đức Chúa Trời? Có lẽ anh em sẽ nói “Hãy quên chuyện đó đi”. Nhưng mục đích đời đời của Đức Chúa Trời thì sao? Phải chăng Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời Đời Đời? Đức Chúa Trời Đời Đời có thể thay đổi không? Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời nhất thời, mà là Đức Chúa Trời đời đời. Trong Ngài không có bóng của sự dời đổi (Gia. 1:17). Một khi Ngài đã đưa ra quyết định, quyết định ấy đứng vững cho đến đời đời. Nếu Đức Chúa Trời quên mục đích đời đời của Ngài, kẻ thù sẽ nhạo cười Ngài rằng “Ngài có ý định tạo dựng con người để đánh bại tôi, nhưng thay vì Ngài đánh bại tôi, tôi đã đánh bại Ngài”. Đức Chúa Trời sẽ bị đánh bại phải không? Không bao giờ! Thế thì, Đức Chúa Trời sẽ làm gì? Trải suốt các thế kỷ, về nguyên tắc vẫn như vậy. Câu trả lời được tìm thấy trong Sáng Thế Ký 6:8 “Nhưng Nô-ê đã tìm được ân điển trong cách nhìn của Chúa”.

Hãy đọc từ câu 5 đến câu 8. “Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều và mọi sự tưởng tượng của các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn”. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, cụm từ “mọi sự tưởng tượng” không chỉ có nghĩa là sự tưởng tượng mà còn là mục đích và niềm ao ước. “Và Chúa tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất và lấy làm đau buồn trong lòng. Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà Ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì Ta tự trách đã dựng nên các loài đó”. Nếu tất cả chỉ có thế thì sẽ không có hi vọng. Nhưng Ha-lê-lu-gia về câu 8! Câu này bắt đầu bằng từ “Nhưng” lớn. “Nhưng Nô-ê đã tìm được ân điển trong cách nhìn của Chúa”. Đây là một trong những câu quan trọng nhất trong Sáng Thế Ký. Sa-tan vui mừng khi nghe rằng Đức Chúa Trời sẽ hủy diệt con người khỏi mặt đất, nhưng Nô-ê đã tìm được ân điển trong cách nhìn của Chúa. Điều này đã làm xoay chuyển tình thế và thay đổi thời đại. Ha-lê-lu-gia! Đức Chúa Trời không bị đánh bại! Ở giữa điều tưởng chừng như thất bại thì có sự đác thắng qua một người đã tìm được ân điển trong mắt Chúa. Đó là bước ngoặc. Nếu đọc lịch sử cùng với Kinh Thánh, anh em sẽ thấy rằng trong mỗi thế hệ, khi Sa-tan cố hết sức làm cho tình trạng đó hư hoại đến cùng cực, thì luôn luôn có một người hay một số người tìm được ân điển trong cách nhìn của Đức Chúa Trời và trở thành những người làm chuyển đổi thời đại. Hãy nhớ lại lịch sử của Ítx-ra-ên. Dầu họ ngày càng sa bại xuống đáy sâu, nhưng trước sự kinh ngạc của kẻ thù, có một thanh niên tên là Đa-ni-ên. Đa-ni-ên 1:8 nói “Nhưng Đa-ni-ên quyết định trong lòng rằng ông không chịu ô uế bởi thức ngon vua ăn và rượu vua uống”. Trong Sách Đa-ni-ên có chép “Nhưng Đa-ni-ên”; ở đây trong Sáng Thế Ký 6:8 nói rằng “Nhưng Nô-ê”. Ở tận cùng sự sa ngã của con người, luôn luôn có từ “nhưng”.

Nếu nhìn vào đời sống Nô-ê, chúng ta thấy rằng đó không chỉ là vấn đề bước đi với Đức Chúa Trời hay đóng tàu. Điểm cơ bản và trọng yếu là Đức Chúa Trời dùng Nô-ê để thay đổi thời đại. Kẻ thù đã đẩy tình trạng xuống đáy sâu và ngay cả Đức Chúa Trời cũng tự trách đã dựng nên con người. Dường như không có hi vọng. Nhưng Nô-ê đã tìm được ân điển. Đời sống Nô-ê là đời sống làm thay đổi thời đại.

Hãy xem tình trạng ngày nay. Nếu đọc các Sách Phúc Âm và nhìn thấy mục đích của Đức Chúa Trời đối với Hội Thánh, anh em sẽ nhận thức rằng Hội Thánh có một nhiệm vụ cao trọng như thế. Hội Thánh đã được sản sinh bởi sự sống của Đức Chúa Trời để biểu lộ Ngài trong thời đại Tân Ước này. Hội Thánh đã được giao cho một nhiệm vụ vinh hiển như thế. Chúng ta không cần nhìn lại quá khứ. Tình trạng hiện nay đủ để chúng ta thấy rằng Hội Thánh đã sa ngã và lệch khỏi mục tiêu đúng đắn của Đức Chúa Trời nhiều dường nào. Nhưng đừng thất vọng. Dù Sa-tan đã làm hết sức, Đức Chúa Trời vẫn có một cách để thực hiện mục đích ban đầu của Ngài. Giữa tất cả những thất bại, ngày nay Đức Chúa Trời đã dấy lên các Hội Thánh địa phương để thay đổi thời đại này.

I. ĐỜI SỐNG

Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào đời sống làm thay đổi thời đại. Đó là loại đời sống nào? Tôi có một gánh nặng về điều này. Tôi sợ sệt và run rẩy là tôi có thể quên Đức Chúa Trời trong sự khải thị của Ngài. Tôi không cố gắng cho anh em một bài giảng tốt. Tôi muốn tuôn đổ gánh nặng của tôi cho anh em, truyền lại gánh nặng mà Chúa đã ban cho tôi. Chúng ta cần thấy loại đời sống mà Đức Chúa Trời có thể sử dụng để thay đổi thời đại này là dường nào!

A. Thừa Hưởng Đường Lối Tin kính Của Tổ Phụ

Đời sống này luôn thừa hưởng đường lối tin kính của tổ phụ. Cảm tạ Đức Chúa Trời vì Nô-ê, thế hệ thứ mười kể từ A-đam, đã có nhiều tổ phụ tốt. Hê-nóc là thế hệ thứ bảy, Mê-tu-sê-la thứ tám, Lê-méc thứ chín, và Nô-ê thứ mười. Tất cả chín tổ phụ của Nô-ê từ A-đam đến Lê-méc đều là người tin kính. Mặc dầu Sáng Thế Ký có ghi lại sự sa ngã của con người, nhưng đó chỉ là cái nền để chúng ta thấy bức tranh thật về những đường lối tin kính.

1. Đường Lối Cứu Rỗi Của A-đam.

Nô-ê đã thừa hưởng đường lối cứu rỗi của A-đam (3:20-21). Trong A-đam, chúng ta thấy con đường cứu rỗi. Dầu đã sa ngã, nhưng A-đam đã được ban cho con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Nếu chưa bao giờ sa ngã, anh em sẽ không bao giờ có thể nếm biết sự ngọt ngào trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vì đã sa ngã và được cứu, chúng ta có thể làm chứng vị ngọt trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Hãy vui vẻ đến múc nước từ các giếng cứu rỗi của Đức Chúa Trời (Ês. 12:3). A-đam là người tiên phong trong việc múc nước từ các giếng cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Ông hân hoan đến nỗi đã gọi vợ mình là “Sống” (3:20 –Ê-va có nghĩa là “sống”). Anh em không nghĩ rằng ông đã rất vui khi gọi vợ mình là “Sống” sao? Tôi tin chắc rằng ông đã múc nước từ các giếng cứu rỗi cách vui vẻ. Tôi tin chắc rằng Nô-ê đã thừa hưởng đường lối cứu rỗi này.

2. Cách Dâng Của Lễ Của A-bên.

Nô-ê cũng đã thừa hưởng cách dâng của lễ của A-bên (4:4). Cách của A-đam là làm cho ông được cứu, nhưng cách của A-bên là làm vui lòng Đức Chúa Trời bằng việc dâng lễ vật cho Ngài (Hê. 11:4). Anh em có tưởng tượng rằng một người sa ngã có thể làm vui lòng Đức Chúa Trời không? A-bên là người sa ngã đã làm vui lòng Đức Chúa Trời. Ông làm vui lòng Đức Chúa Trời bằng cách dâng hình bóng của Đấng Christ cho Đức Chúa Trời. Tôi có thể làm Đức Chúa Trời vui thỏa theo cùng một cách này. Dầu là người sa ngã và có bản chất sa ngã, nhưng tôi có thể làm Đức Chúa Trời vui thỏa bằng cách dâng Đấng Christ cho Đức Chúa Trời như một lễ vật. Tôi không khoe khoang, nhưng có thể công bố với anh em rằng tôi đã làm cho Đức Chúa Trời vui thỏa rất nhiều trong những ngày gần đây. Tôi biết Đức Chúa Trời vui thỏa với tôi. Ngay cả sáng nay và chiều nay, tôi rất vui vì Đức Chúa Trời của tôi vui thỏa. Đức Chúa Trời của tôi vui và tôi cũng vui. Phương cách nào làm vui lòng Đức Chúa Trời? Đó là cách của A-bên, là dâng Đấng Christ cho Đức Chúa Trời không chỉ như sinh tế vì các tội phạm của chúng ta mà còn như của lễ làm Đức Chúa Trời vui thỏa. Hễ khi nào anh em tặng ai đó một món quà, người ấy sẽ rất vui. Cũng vậy, hễ khi nào chúng ta dâng Đấng Christ cho Đức Chúa Trời, Ngài sẽ rất vui với của lễ của chúng ta. Đức Chúa Trời vui thỏa với Đấng Christ. Chắc chắn Nô-ê đã tiếp nhận phương cách của A-bên.

3. Đường Lối Kêu Cầu Của Ê-nót

Đường lối tin kính thứ ba Nô-ê được thừa hưởng là sự kêu cầu Danh Chúa của Ê-nót để vui hưởng tất cả những gì Ngài là (4:26). Đây là điều thêm vào hai con đường tin kính đầu tiên. Đó không chỉ là vấn đề được cứu hay làm vui lòng Đức Chúa Trời mà còn là tham dự và vui hưởng những gì Đức Chúa Trời là bằng cách kêu cầu danh Ngài. Chúng ta có thể dự phần các sự giàu có của Đức Chúa Trời bằng cách kêu cầu Danh Chúa. Chắc chắn Nô-ê đã thực hành điều này.

4. Đường Lối Sống Và Sinh Sản Của Tổ Phụ

Nô-ê cũng đã thừa hưởng cách sống và sinh sản (5:3-28). Giống như tổ phụ, Nô-ê không ở dưng nhưng sống với mục đích vì Đức Chúa Trời và sanh con cái vì sự gia tăng đúng đắn của con người hầu cho mục đích của Đức Chúa Trời qua nhân loại có thể được hoàn thành trên đất này.

5. Đường Lối Bước Đi Với Đức Chúa Trời Của Hê-nóc

Nô-ê cũng thừa hưởng đường lối thứ năm là bước đi với Đức Chúa Trời (5:22,24). Thật tốt đẹp dường bao khi con người sa ngã có thể bước đi với Đức Chúa Trời! Dầu thấy rằng con người sa ngã có thể được cứu là diệu kỳ nhưng chúng ta phải nhận thức hơn nữa rằng một người như thế còn có thể bước đi với Đức Chúa Trời. Trong thế hệ thứ bảy của nhân loại, Hê-nóc đã khám phá cách bước đi với Đức Chúa Trời.

Chúng ta có thể được cứu, làm Đức Chúa Trời vui thỏa, kêu cầu danh Ngài, sống, sanh sản, và bước đi với Đức Chúa Trời. Vậy, chúng ta còn muốn điều gì khác nữa? Dường như chúng ta đã hoàn toàn thỏa mãn. Chúng ta được cứu, có thể làm vui lòng Đức Chúa Trời, có thể kêu cầu danh Ngài để vui hưởng tất cả những gì Ngài là cho mình; có thể sống có mục đích và sanh sản, tức sanh bông trái vì sự nhân rộng của Đức Chúa Trời; và có thể bước đi với Ngài. Chúng ta còn thiếu gì nữa? Không thiếu gì. Chúng ta hài lòng và thỏa nguyện. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời chưa thỏa lòng. Đây là gánh nặng mà Chúa đã tỏ cho tôi. Chỉ thấy rằng Nô-ê đã thừa hưởng tất cả con đường tin kính của tổ phụ thì chưa đủ. Nếu chức vụ này chỉ giúp anh em thấy những điều này thôi, thì chức vụ này đã thiếu Đức Chúa Trời. Chúng ta phải thấy điều gì đó hơn nữa.

B. Nhận Nhiều Sự Khải Thị Hơn

Đức Chúa Trời đã ban cho Nô-ê điều gần giống như một sự khải-thị-bao-hàm-tất-cả , sự khải thị thêm nữa mà không một tổ phụ nào trước ông đã thấy. Dầu Hê-nóc đã nói tiên tri rằng khi con ông là Mê-tu-sê-la qua đời, cơn đại hồng thủy sẽ đến (là ý nghĩa của tên Mê-tu-sê-la), rằng sự phán xét của Đức Chúa Trời sẽ được thi hành trên đất bại hoại này, và thậm chí dầu ông đã nói tiên tri về sự hiện đến của Chúa (Giu-đa 14), thì Hê-nóc cũng chưa bao giờ nhận được khải tượng về cách Đức Chúa Trời kết liễu dòng dõi bại hoại này và đem đến một thời đại mới. Không một ai trong tổ phụ của Nô-ê thấy sự khải thị này. Rồi một ngày, Đức Chúa Trời đã đến với Nô-ê và bày tỏ điều đó cho ông. Kết quả là quan điểm của Nô-ê về những điều tin kính được mở rộng rất nhiều và ông đã thấy nhiều hơn những gì mà tất cả tổ phụ ông đã thấy. Ông đã thấy khải tượng và nhận được một sự khải thị rõ ràng từ Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều cần một sự khải thị như thế.

Về nguyên tắc, tình trạng của chúng ta giống chính xác như của Nô-ê. Dòng dõi ngày nay bại hoại và trái đất đầy sự xấu xa, hung ác. Theo quan niệm của con người, dường như Đức Chúa Trời đã bị đánh bại và bị đuổi khỏi trái đất. Tuy vậy, anh em không nhận thức rằng ngày nay có một từ “nhưng” lớn sao? Một số thánh đồ yêu dấu đã thừa hưởng tất cả con đường tin kính của các thánh đồ từ thế kỷ đầu tiên của kỷ nguyên Cơ-đốc đến nay. Chúng ta đã thừa hưởng tất cả con đường tin kính đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng chúng ta có nên dừng ở đây không? Có nên nói rằng “Hãy xem những gì chúng tôi đang có” không? Không. Dầu chúng ta đã thừa hưởng rất nhiều điều tin kính, được thỏa lòng và mãn nguyện, nhưng Đức Chúa Trời thì sao? Mục đích của Đức Chúa Trời sẽ thế nào? Đức Chúa Trời cần kết thúc thời đại này. Ngài cần sự thay đổi thời đại. Ngài cần một con tàu có thể đem dân Ngài ra khỏi thời đại này và bắt đầu một thời đại mới. Đức Chúa Trời cần một con tàu. Tôi đã thấy điều này và kêu la cho điều này.

Anh em đã được cứu chưa? Ngợi khen Chúa! Anh em có cách làm vui lòng Đức Chúa Trời không? Cảm tạ Chúa về điều này. Anh em có thể kêu cầu danh Ngài để dự phần sự giàu có của Ngài không? Kể từ năm 1967, chúng ta đã thực hành việc kêu cầu Danh Chúa. Anh em có đang sống và sanh sản không? Vâng, hằng ngày, chúng ta đang sống cho Chúa và sanh sản vì sự nhân rộng của Chúa. Anh em có thỏa lòng không? Ha-lê-lu-gia! Chúng ta thỏa lòng. Nhưng Đức Chúa Trời và mục đích Ngài thì sao? Anh em có nhận thức rằng Đức Chúa Trời có ý định chấm dứt thời đại này và mở ra một thời đại khác không? Để làm điều này, Ngài phải có một con tàu. Chúng ta không thể đóng tàu bằng trí tưởng tượng. Giống như Nô-ê, chúng ta phải nhận được sự khải thị về việc Đức Chúa Trời cần một con tàu

1. Về Thế Hệ

Đức Chúa Trời không những bày tỏ cho Nô-ê nhu cầu của Ngài về một con tàu mà còn cho thấy tình trạng thật của thế hệ ông. Thế hệ đó đã bị phơi bày hoàn toàn trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, và cũng được phơi bày cho Nô-ê qua sự khải thị của Ngài. Anh em có nhận thức rằng hầu hết mọi người, bao gồm Cơ-đốc nhân, đã không sáng tỏ về thế hệ mà chúng ta đang sống không? Nhân loại đã bị che mắt, “bị mê mẫn”, mê muội bởi mọi tư dục và thú vui xấu xa của mình. Ngay cả cái gọi là các Hội Thánh Cơ-đốc cũng bị “mê mẫn” với trào lưu của thời đại này. Chúng ta cần sự khải thị. Chúng ta cần Đức Chúa Trời đến với mình và bày tỏ tình trạng thật của thế hệ gian ác này. Chúng ta cần thấy điều này. Tôi đã nhận sự khải thị này cách đây gần năm mươi năm. Đức Chúa Trời đã cho tôi thấy thế hệ gian ác này.

2. Về Ý Định Của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời không những cho Nô-ê thấy thế hệ gian ác đó mà còn bày tỏ ý định của Ngài cho ông. Đức Chúa Trời đã và vẫn là Đức Chúa Trời có mục đích và Ngài không bao giờ bị đánh bại trong mục đích của Ngài. Cách đây nhiều năm, Đức Chúa Trời đã cho chúng ta thấy mục đích của Ngài. Nhiều người trong anh em đã đọc lời chứng của anh Nghê, trong đó anh nói rằng một lần nọ anh thấy chiêm bao, nghĩa là sự khải thị, trong đó anh thấy các Hội Thánh địa phương được dấy lên khắp Trung Quốc. Anh thấy các Hội Thánh được Đức Chúa Trời dấy lên. Điều anh gọi là chiêm bao thực ra là sự khải thị. Cách đây nhiều năm, qua anh, Đức Chúa Trời đã cho chúng ta thấy nhu cầu của Ngài về các Hội Thánh. Trước khi Chúa trở lại, Ngài cần các Hội Thánh được dấy lên. Nếu không, sẽ không cách gì để Ngài trở lại. Con tàu ngày nay là gì? Đường lối Đức Chúa Trời kết thúc thế hệ gian ác này và đem đến thời đại mới là gì? Đó là các Hội Thánh. Đức Chúa Trời bày tỏ cho Nô-ê con tàu và tôi phải làm chứng rằng Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho chúng ta nhu cầu về nếp sống Hội Thánh đúng đắn. Nếp sống Hội Thánh đúng đắn là con tàu mà ngày nay Đức Chúa Trời cần. Nếp sống Hội Thánh là cần thiết để kết thúc thế hệ này và đem thời đại mới đến.

Kể từ ngày nhận và đứng lên công bố sự khải thị này, chúng ta đã bị chống đối, bị khước từ và bị lên án. Trong khi Nô-ê nói với mọi người những gì Đức Chúa Trời đã tỏ cho ông, và trong khi ông đóng tàu, thì 120 năm đã trôi qua. Suốt thời gian đó, Nô-ê đã phải chịu đựng nhiều sự chế giễu. Có lẽ họ nói “Nô-ê à, ông đang làm gì vậy? Không lẽ chúng tôi đều sai cả mà chỉ có ông là đúng thôi sao? Mọi điều chúng tôi làm sẽ bị phán xét và chỉ con tàu đáng thương do ông đóng là còn lại sao?” Có lẽ Nô-ê đáp “Thời gian sẽ trả lời. Chỉ hãy chờ đợi. Nếu sau mười năm nước lụt chẳng xảy ra, có lẽ 50 sẽ xảy ra. Nếu sau 50 năm nữa không có, có lẽ sau 80 năm sẽ có, hoặc 100 năm, hay 119 năm nữa. Hãy chờ một thời gian nữa, nước lụt sẽ xảy đến. Khi đó, các ông sẽ thấy mình cần con tàu, nhưng đã quá trễ”.

Tôi cảm nhận mạnh mẽ rằng ngày nay chúng ta đang ở trong cùng một tình trạng như vậy. Vì lời chứng quả quyết của chúng ta về Hội Thánh theo sự khải thị của Đức Chúa Trời nên có nhiều sự chỉ trích và chống đối đã lộ ra chống lại chúng ta. Thậm chí một số người nói rằng chúng ta là “dị giáo”. Làm thế nào chúng ta là dị giáo? Thành thật mà nói, chúng ta tin Lời Thánh theo cách thuần khiết hơn ai khác trong thời đại này. Chúng ta không khoe khoang, nhưng hoàn toàn nói sự thật. Ít ra chúng ta cũng giống như người khác trong việc tin Lời Thánh, nhưng không theo cách pha men. Trong lương tâm những người chỉ trích yêu dấu này, họ có chắc chắn rằng chúng ta là dị giáo hay không? Mỗi Cơ-đốc nhân đều có lương tâm. Họ nên nghe tiếng nói của lương tâm mình trước mặt Chúa. Xin lắng nghe lương tâm của anh em và lắng nghe điều Chúa phán với anh em trong lương tâm.

Tôi đã xin các anh em ở Mỹ cho biết làm thế nào một người nhỏ bé từ Trung Quốc đến quốc gia hàng đầu thế giới này lại có thể nhận được nhiều sự quan tâm đến thế. Tại sao họ quan tâm đến tôi? Họ nên quên hoàn toàn con người nhỏ bé này. Bây giờ, từ bờ tây đến bờ đông, có tin đồn rằng Lý Thường Thụ là tà giáo. Thậm chí năm 1964, khi tôi đến Texas, một số Cơ-đốc nhân, như những thám tử, đã bám sát tôi, theo tôi từ nơi này đến nơi khác. Họ ghi lại những gì tôi nói trong các bài giảng, và sau khi làm méo mó, họ cho xuất bản. Vì thế, trong mười năm, con người nhỏ bé này đã nhận nhiều sự quan tâm không đáng. Tai sao có quá nhiều người quan tâm đến con người nhỏ bé này? Vì người này đã đem điều gì đó đến quốc gia này làm khuấy động kẻ thù và đe dọa vương quốc tối tăm. Lời chứng này đang đụng đến lãnh thổ của sự tối tăm.

Tôi là một con người nhỏ bé. Tuy nhiên, từ các chiều sâu của bản thể và lương tâm thuần khiết của mình, tôi hoàn toàn tin chắc rằng chức vụ này đang nói với dân Đức Chúa Trời sự khải thị ngày nay là gì. Mỹ là quốc gia Cơ-đốc Giáo. Không cần có một người từ đông phương đến đây và nói với người dân [ở đây] về Cơ-đốc Giáo. Nhưng ngày nay, nhiều thánh đồ yêu dấu trong quốc gia này cần nhìn thấy sự khải thị của Đức Chúa Trời. Ngày nay Chúa muốn làm điều gì? Ngài không chỉ muốn cứu con người, làm họ sống đẹp lòng Đức Chúa Trời, dạy họ kêu cầu Danh Chúa, giúp họ sống, sanh sản và bước đi với Đức Chúa Trời. Những gì Đức Chúa Trời muốn thực hiện ngày nay thì nhiều hơn tất cả những điều này. Ngài cần các Hội Thánh được dấy lên. Ý định của Ngài là thu hút những người yêu và tìm kiếm Ngài, nhóm hiệp họ lại để thực hành nếp sống Hội Thánh đúng đắn như một chứng cớ nghịch lại vương quốc tối tăm của kẻ thù, và dọn đường cho sự trở lại của Ngài. Đây là ý định của Ngài ngày nay. Tất cả chúng ta cần thấy điều này và đóng “tàu” để làm những Nô-ê ngày nay, hầu có thể kết thúc thời đại này và đem thời đại Vương Quốc mới mẻ đến.

3. Về Khát Vọng Của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời không những có ý định mà còn có một khát vọng. Đức Chúa Trời có ý định thực hiện điều gì đó và Ngài cũng khao khát về điều này. Ngài khao khát có nếp sống Hội Thánh. Năm 1933, một mục sư tốt đã đến với tôi. Ông không gọi tôi là anh Lý nhưng gọi là Ông Lý. Ông nói “Ông Lý, nếu ông chỉ cung ứng Lời và đừng [nói về] Hội Thánh, tất cả chúng tôi đều sẽ mời ông đến giảng trong các Hội Thánh của chúng tôi. Chúng tôi sẽ sắp xếp để ông luân phiên đến các Hội Thánh trong năm. Nếu ông đóng cửa nơi nhóm, giải tán những người nhóm với ông và chỉ rao giảng Lời thôi, tất cả chúng tôi đều sẽ mở cửa tiếp đón ông”. Tôi nói “Cám ơn ông. Tôi có gánh nặng của tôi và tôi [chỉ] làm điều đó là đủ”.

Khi tôi đến Đài-Loan, một giáo sĩ nọ đã đến gặp tôi. Trước hết, ông ca ngợi tôi rất nhiều rằng “anh Lý ơi, chúng tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì Ngài đã dùng anh. Cám ơn Ngài biết bao vì Ngài đã dấy lên một công tác kỳ diệu như thế trên đảo Đài Loan này”. Trong khi ông khen ngợi tôi, tôi biết ông sẽ nói điều gì tiếp theo. Ông đã tiếp tục bằng cách nói điều gì đó về Hội Thánh theo cách bất đồng quan điểm. Một số giáo sĩ ở Viễn Đông đã xem sự thực hành Hội Thánh của chúng tôi là “con sâu làm rầu nồi canh”. Một số đã nói với tôi “Nếu anh đừng nói về Hội Thánh nữa, tất cả Cơ-đốc nhân sẽ chào đón anh”. Tôi nói “Thật đáng tiếc, điều đó không tùy thuộc nơi tôi. Chúa đã ban cho tôi gánh nặng như vậy”. Tôi thường nói với họ rằng “Chúng tôi biết ơn anh em từ các quốc gia xa xôi đến đây vì Phúc Âm, đặc biệt là cách đây một thế kỷ, những người tiên phong đã đến Trung Quốc sau cuộc hải hành sáu tháng. Chúng tôi đánh giá cao sự kiện anh em đã từ bỏ quê hương, gia đình, nhà cửa và mọi điều để đến đây rao giảng Phúc Âm. Nhưng gánh nặng của chúng tôi không chỉ vì Phúc Âm mà còn vì Hội Thánh. Đức Chúa Trời cần có Hội Thánh. Sự rao giảng Phúc Âm nên vì Hội Thánh. Như anh em biết, chúng tôi cũng rao giảng Phúc Âm nhưng mục tiêu của chúng tôi khi làm điều này là xây dựng Hội Thánh. Rất tiếc mà nói, dường như anh em không quan tâm đến mục tiêu này, là điều Đức Chúa Trời đã tỏ cho chúng tôi”.

Tôi đã được mời đến thăm Luân-đôn và Đan-mạch năm 1958. Tôi không thể nói hết với anh em về việc họ đã mở lòng chào đón tôi nồng nhiệt ở cả hai nơi này là như thế nào. Cuối cùng, hầu hết những người lãnh đạo đã tỏ ra không vui với tôi về vấn đề Hội Thánh. Tôi là vì Hội Thánh. Tình thân hữu sâu xa trong Chúa đã bị cắt đứt cũng chỉ vì điều này.

Vì tôi đứng cho nếp sống Hội Thánh theo những gì Chúa đã tỏ cho chúng tôi nên nhiều thánh đồ mà tôi biết đã lìa bỏ tôi. Tôi không có một chút hồ nghi nào rằng thời gian sẽ cho chúng ta biết nếp sống Hội Thánh là điều Chúa khao khát có được ngày nay. Tôi đã đến Los Angeles năm 1962 để ở với các anh em vì sự khôi phục của Chúa. Lúc đó, tôi đã nói với nhóm nhỏ anh em đó rằng hãy chờ năm hay mười năm nữa thì họ sẽ thấy một điều gì đó. Ngày nay, tôi cũng nói như vậy. Tôi hi vọng Chúa sẽ sớm trở lại. Trong trường hợp Ngài trì hoãn, tôi xin anh em hãy chờ thêm mười năm nữa và sẽ thấy điều gì xảy ra. Chúa muốn chiếm lấy quốc gia này và các quốc gia hàng đầu khác cho sự khôi phục của Ngài.

Tất cả chúng ta cần thấy khải tượng. Tất cả chúng ta phải có sự khải thị của hôm nay để thấy khát vọng của lòng Đức Chúa Trời là gì. Anh em có muốn làm Nô-ê ngày nay không? Nếu muốn, phải thấy điều Nô-ê đã thấy. Khát vọng của Đức Chúa Trời không chỉ là hàng ngàn người được cứu, mà còn phải có nếp sống Hội Thánh kỳ diệu.

Chúng ta cảm tạ Đức Chúa Trời biết bao về tất cả những thánh đồ mà Ngài đã dùng trong quá khứ. Chúng ta đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ bởi đời sống và công tác của họ. Nhưng chúng ta tin rằng trong thời đại này, Chúa đã tỏ điều gì đó hơn nữa cho chúng ta. Chúng ta đi theo những con đường tin kính của tất cả tổ phụ trong Chúa, nhưng sự khải thị của Chúa đã đem chúng ta đi xa hơn trong chuyển động của Ngài trên đất. Chắc chắn sự khải thị này của Chúa đã làm chúng ta khác với các thánh đồ yêu dấu còn ở trong truyền thống. Nguyện Chúa thương xót chúng ta để chúng ta trung tín với sự khải thị của Ngài, không quan tâm đến việc mình khác với người khác.

C. Tin Và Thực Hành Sự Khải Thị Đã Thấy

Sau khi nhận được sự khải thị, Nô-ê đã tin và thực hành (6:22). Ông đã thực hành khải thị theo cách không quan tâm đến [sự thực hành đó] là khác với các tổ phụ và thế hệ của mình. Có thể người ta đã nói với ông “Nô-ê à, ông đang làm gì vậy? A-đam không hề nói đến phương cách này. A-bên hay Ê-nót cũng không. Tất cả tổ phụ đã sống, sanh sản và đã chết, nhưng không ai trong họ nói đến cách mà ông đang làm. Ông là ai? Ông có lớn hơn A-đam hay Hê-nóc không? Chúng tôi ngưỡng mộ Hê-nóc vì ông ấy đã bước đi với Đức Chúa Trời. Còn ông thì nói gì, ông bảo rằng một trận lụt sẽ xảy ra ư? Ông ngụ ý gì khi đóng một con tàu?”

Ngày nay, nguyên tắc cũng giống như vậy. Chúng ta đang đi theo sự khải thị của Đức Chúa Trời, là điều phù hợp với Kinh Thánh, để thực hành nếp sống Hội Thánh; tuy nhiên, phần lớn Cơ-đốc nhân đều thiếu sự khải thị này. Sự khải thị của Đức Chúa Trời sẽ luôn làm cho anh em khác hẳn. Đa-ni-ên và ba bạn của ông thật khác hẳn vì họ từ chối ăn thức ngon của vua. Phao-lô thật khác và Martin Luther cũng vậy. Mọi người đã thấy sự khải thị của Đức Chúa Trời đều khác hẳn. Sự khải thị làm cho người ấy khác hẳn. Chúng ta phải khác với thân thuộc, bạn bè, láng giềng và thậm chí với các Cơ-đốc nhân khác. Chỉ những ai không có sự khải thị của Đức Chúa Trời mới thật tầm thường. Hễ khi nào thấy điều gì đó, điều đó sẽ làm chúng ta khác hẳn. Thật tốt khi chúng ta khác hẳn với người khác.

II. CÔNG TÁC

A. Rao Giảng Sự Công Chính

Bây giờ hãy xem công tác của Nô-ê. Trước hết, Nô-ê đã rao giảng sự công chính (2Phi. 2:5). Nếu đọc toàn bộ văn mạch Kinh Thánh, anh em sẽ thấy trong thời của Nô-ê, việc rao giảng sự công chính là chống lại thế hệ gian ác đó. Thế hệ ông thật tội lỗi và đầy sự hung ác, nhưng Nô-ê là người đã rao giảng sự công chính và nghịch lại mọi sự bất nghĩa, xấu xa và hung ác. Ông đã làm chứng về đường lối công chính của Đức Chúa Trời.

B. Đóng Tàu

1. Theo Sự Khải Thị Của Đức Chúa Trời Bởi Đức Tin

Trong khi rao giảng sự công chính, Nô-ê cũng đang đóng tàu. Về nguyên tắc, chúng ta cũng đang làm giống như vậy. Chúng ta đang rao giảng sự công chính và đang chống lại thời đại gian ác này. Trong khi rao giảng, chúng ta cũng đang đóng con tàu tập thể. Bởi đức tin, Nô-ê đã đóng tàu theo sự khải thị của Đức Chúa Trời (Hê. 11:7). Ông không đóng tàu theo truyền thống hay quan niệm và phát minh của riêng mình, mà tuyệt đối theo sự khải thị của Đức Chúa Trời. Đây là lý do vì sao trong mọi sự, chúng ta phải trở lại với sự khải thị của Đức Chúa Trời trong Lời Thánh của Ngài. Chúng ta phải trở lại với Lời thuần khiết của Đức Chúa Trời.

2. Chống Lại Trào Lưu Của Thời Đại

Việc đóng tàu đã hoàn toàn chống lại trào lưu của thời đại Nô-ê. Ông đã chống lại xu thế của thời đại đó và “đã định tội thế giới đó” (Hê. 11:7). Ngoài gia đình Nô-ê, không một ai đánh giá cao công tác này. Công tác của Nô-ê và gia đình ông là duy nhất, khác thường, và kỳ lạ. Trong mắt con người, điều này là điều không thực tế. Điều này là theo sự khải thị của Đức Chúa Trời, và do đó, chống lại trào lưu và xu hướng của thời đại. Anh em không nghĩ rằng ngày nay nguyên tắc này cũng như vậy sao? Điều chúng ta đang rao giảng và thực hiện hoàn toàn chống lại trào lưu của thời đại này. Nhưng ngợi khen Chúa, vì đang ở trong dòng chảy của Ngài, chúng ta không ở trong trào lưu của đời này mà đang ở trong dòng chảy từ ngai, theo sự khải thị của Ngài. Ngợi khen Ngài!

 

BÀI BA MƯƠI

Cách Được Cứu Khỏi 
SỰ 
Sa Ngã Thứ Ba Của Con Người
(2)

 

c. Con Tàu

Trong bài này, chúng ta đến với con tàu (Sáng. 6:14-16). Chúng ta đã thấy Sáng Thế Ký là Sách chứa nhiều hạt giống thuộc linh. Con tàu thật sự là một hạt giống lớn. Chúa đã cho chúng ta thấy điều gì đó về sự sâu nhiệm của hình bóng lớn này.

1. Kích Thước

Trước hết, tôi muốn nói về chiều kích của con tàu. Chiều dài con tàu là 300 cu-bít, chiều rộng 50 cu-bít và chiều cao 30 cu-bít (6:15). Con tàu có 3 tầng (6:16). Vì chiều cao của con tàu là 30 cu-bít, mỗi tầng phải là 10 cu-bít. Các chiều kích này rất có ý nghĩa. Tại sao con tàu không dài 800 cu-bít, rộng 70 cu-bít và cao 20 hay 40 cu-bít? Tại sao nó dài 300 cu-bít, rộng 50 cu-bít và cao 30 cu-bít? Câu trả lời là: những con số cơ bản trong sự xây dựng của Đức Chúa Trời là 3 và 5.

Xuất Ai-cập Ký 25:10 nói về một con tàu khác, tức Hòm Chứng Cớ của Đức Chúa Trời. Vì thế, trong Kinh Thánh có hai con tàu –con tàu của Nô-ê và Hòm Chứng Cớ của Đức Chúa Trời. Con tàu thứ nhứt có hai số 3 và 5. Nhưng các chiều kích của Hòm Chứng Cớ là dài 2,5 cu-bít, rộng 1,5 cu-bít và cao 1,5 cu-bít. Khi so sánh hai con tàu này, chúng ta thấy 2,5 cu-bít là phân nửa của 5, và 1,5 cu-bít là phân nửa của 3. Con tàu đầu tiên có các con số đầy đủ, và con tàu thứ hai có các con số phân nửa. Kinh Thánh là Lời thần thượng và từng điểm trong đó có một ý nghĩa đặc biệt. Tại sao kích thước của Hòm Chứng Cớ ở dạng một nửa? Khi thấy một nửa, anh em nhận thức rằng còn một nửa khác và hai nửa này ráp với nhau tạo thành chứng cớ. Hai nửa tạo thành một đơn vị trọn vẹn. Đó là chứng cớ của Đức Chúa Trời. Con tàu thứ hai là chứng cớ của Đức Chúa Trời. Làm thế nào chứng cớ này được tiêu biểu bằng một con số? Mặc dầu người ta khó thấy con số và nhận ra chứng cớ, nhưng khi nhìn các chiều kích của Hòm Chứng Cớ và thấy chúng là một nửa, lập tức họ nhận thức rằng cần có một nửa khác. Họ sẽ biết đây là chứng cớ vì số 2 là con số của chứng cớ. Các chiều kích của con tàu làm chứng về điều gì? Chúng là chứng cớ về một đơn vị trọn vẹn trong các con số cơ bản là 3 và 5.

Ý nghĩa của những con số 3 và 5 là gì? Trong Kinh Thánh, số 3 tượng trưng cho Đức Chúa Trời Tam–Nhất –Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Con và Đức Chúa Trời Linh (Mat. 28:19). Tại sao phải là Đức Chúa Trời trong ba Thân Vị? Chúng ta có một hay ba Đức Chúa Trời? Phải nói cách dứt khoát rằng chúng ta có một Đức Chúa Trời. Tuy nhiên một số Cơ-đốc nhân, do hiểu Đấng Tam–Nhất theo sự hiểu biết của tâm trí, nên đã tin rằng có 3 đức chúa trời. Lần nọ, một người kia bảo tôi rằng Cha, Con và Linh là ba đức chúa trời. Khi nghe điều này, tôi nói “Xin đừng nói điều này nữa. Đó thực sự là tà giáo. Kinh Thánh không bao giờ bảo rằng có ba đức chúa trời. Kinh Thánh luôn luôn nói rằng có một Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Trời của chúng ta là một (Phục. 6:4; Ês. 45:5; 1Cô. 8:4). Tại sao và làm thế nào Đức Chúa Trời duy nhất này có ba Thân Vị? Từ liệu “Thân Vị” không được tìm thấy trong Kinh Thánh mà từ sự giải thích của con người. Griffith Thomas, tác giả cuốn chú giải hay nhất về Thư La-mã, đã nói trong cuốn sách Những Nguyên Tắc Thần Học, rằng “Từ liệu Thân Vị đôi khi bị phản đối. Chắc chắn không được nhấn mạnh quá xa, nếu không, sẽ dẫn đến Tam Thần Thuyết… Trong khi bị buộc phải dùng những từ như ‘bản chất’ và ‘Thân Vị’, chúng tôi không cho rằng những từ liệu đó đồng nhất với những gì chúng ta hiểu là bản chất và nhân tính của con người… Lẽ thật về sự kinh nghiệm Đấng Tam–Nhất không tùy thuộc vào thuật ngữ thần học”. Griffith Thomas cũng nói rằng ngôn ngữ con người không đủ giải thích sự mầu nhiệm thần thượng này. Chúng ta thiếu ngôn ngữ, cách diễn đạt và các thuật ngữ. Chúng ta cũng thiếu sự hiểu biết đúng đắn về sự mầu nhiệm thần thượng này. Chúng ta nên dùng thuật ngữ nào? Chúng ta không biết. Những thuật ngữ [diễn tả] đầy đủ thì không có. Đấng Tam–Nhất là một sự huyền nhiệm và chúng ta không có từ để chuyển đạt, không có phương tiện để diễn tả điều đó. Khi Phi-líp xin Chúa chỉ Cha cho ông và các môn đồ khác thì Chúa phán “Phi-líp ơi, Ta ở với ngươi lâu dường này mà ngươi không biết Ta sao? Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi?” (Gi. 14:9).

Tôi đã bị người ta buộc tội vì nói rằng Chúa Jesus là Linh. Dù không thích tranh luận hay trả lời, tôi muốn hỏi các anh em yêu dấu đó, là những người buộc tội tôi, rằng họ giải thích như thế nào 2Cô-rin-tô 3:17, rằng “Ngày nay Chúa là Linh”. Đừng hỏi “Vậy, Chúa và Linh là một phải không?” Chúng tôi không có kỹ năng hay cách thức để giải thích điều này đầy đủ. Dầu không thể giải thích đầy đủ, nhưng chúng ta có một câu trong Kinh Thánh nói rằng “Ngày nay Chúa là Linh”. Anh em đặt câu này ở đâu? Anh em sẽ cắt bỏ câu này khỏi Kinh Thánh của mình sao? Tôi cũng nêu cho các anh em đó Ê-sai 9:6, nói rằng “Tức là một Con Trai ban cho chúng ta …và danh Ngài sẽ được gọi là… Cha Đời Đời…”. Vậy, Ngài là Con hay là Cha? Một lần nữa, dầu không thể giải thích câu này cách đầy đủ, nhưng câu này nói rằng Con sẽ được gọi là Cha. 2Cô-rin-tô 3:17 nói rằng ngày nay Chúa là Linh, và Ê-sai 9:6 nói rằng Con được gọi là Cha. Đây là huyền nhiệm của Đấng Tam–Nhất. Chúng ta có Cha, Con và Linh; tuy nhiên, Con được gọi là Cha và Con là Linh. Cả ba vẫn là một Đức Chúa Trời.

Chúng ta đều biết Giăng 1:1 “Ban đầu là Lời và Lời ở cùng Đức Chúa Trời”. Rõ ràng Lời và Đức Chúa Trời là khác biệt. Tuy nhiên, mệnh đề tiếp theo của Giăng 1:1 nói “Và Lời là Đức Chúa Trời”. Mệnh đề này tạo ra một nan đề. Ban đầu là Lời của Đức Chúa Trời, Lời ở cùng Đức Chúa Trời và Lời là Đức Chúa Trời. Đó là một hay hai? Đây là một huyền nhiệm, huyền nhiệm của Đức Chúa Trời Tam–Nhất.

Ê-phê-sô 4:6 nói rằng Cha ở trong chúng ta, Cô-lô-se 1:27 nói Đấng Christ, Con Ngài, ở trong chúng ta, và Giăng 14:17 nói rằng Thánh Linh ở trong chúng ta. Cha, Con và Thánh Linh tất cả đều ở trong chúng ta. Lần nọ, tôi trình bày những câu này cho một người kia; tôi hỏi rằng ông có sáng tỏ và có tin những gì các câu này nói không. Tôi hỏi “Ông có tin tất cả những sự kiện này –Cha, Con và Linh đều ở trong ông không? Khi ông ấy nói tin, tôi hỏi “Hãy cho tôi biết có bao nhiêu [Đức Chúa Trời] ở trong ông bây giờ?” Ông đáp “Một”. Sau đó, tôi nói “Ông không thừa nhận rằng Kinh Thánh nói rằng Cha, Con và Linh tất cả đều ở trong ông sao? Làm thế nào ông nói rằng chỉ có một Đấng ở trong ông?” Ông ấy không thể trả lời. Kinh Thánh nói Cha, Con và Linh, cả ba đều ở trong chúng ta; nhưng theo kinh nghiệm, chỉ có một Đấng ở trong chúng ta mà chúng ta gọi là Linh hay Chúa. Đây là sự huyền nhiệm về tính Tam–Nhất của Đức Chúa Trời chúng ta. Ngài là một Đức Chúa Trời duy nhất; tuy nhiên, Ngài là Cha, Con và Linh.

Tính Tam–Nhất của Đức Chúa Trời là để Ngài được ban phát vào trong chúng ta. Thức ăn không thể vào trong chúng ta nếu không được nấu chín hay không chế biến. Nếu thức ăn không được nấu chín, thì ít ra phải trải qua quá trình được nhai, nuốt, tiêu hóa và đồng hóa. Không có quá trình này, không điều gì có thể vào trong chúng ta. Đức Chúa Trời Tam–Nhất là chính Đức Chúa Trời đang ban phát chính Ngài vào trong bản thể chúng ta. Ma-thi-ơ 28:19 nói “Báp-têm họ vào trong danh Cha, Con và Thánh Linh”. Chúng ta báp-têm con người vào trong Cha, Con và Linh vì mục đích gì? Vì mục đích đem họ vào trong Đức Chúa Trời, và đem Đức Chúa Trời vào trong họ. Đức Chúa Trời Tam–Nhất, Đấng Tam–Nhất, không phải là lý thuyết hay sự dạy dỗ thần học. Đó là sự phân phát của Đức Chúa Trời.

Số 3 tượng trưng cho Đức Chúa Trời trong sự phân phát của Ngài. Số 3 chỉ về Đức Chúa Trời phân phát, tức là chính Đức Chúa Trời, Đấng đang phân phát chính Ngài vào trong con người. Hễ khi nào nói về Đức Chúa Trời hòa lẫn với con người, về Đức Chúa Trời vào trong con người, hay về Đức Chúa Trời được phân phát vào trong con người, Kinh Thánh luôn nói đến vấn đề Đấng Tam–Nhất. Chẳng hạn, hãy suy gẫm 2Cô-rin-tô 13:14 “Nguyện ân điển của Chúa Jesus Christ, sự thương yêu của Đức Chúa Trời và sự tương giao của Thánh Linh, ở với anh em hết thảy”. Đây không phải là giáo lý về ba đức chúa trời; mà là Đức Chúa Trời Tam—Nhất trong tiến trình phân phát, đem chính Ngài vào trong chúng ta và đem chúng ta vào trong các sự phong phú của Ngài. Đây là ý nghĩa của số 3.

Số 5 tượng trưng cho điều gì? Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Mười điều răn được chia thành hai bảng, mỗi bảng chứa 5 điều răn. Trong Ma-thi-ơ chương 25, chúng ta có 10 trinh nữ được chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 5 người. Nếu nhìn chính mình sẽ thấy anh em có mười ngón tay và mười ngón chân, tất cả được xếp thành những nhóm 5. 5 ngón tay trên mỗi bàn tay gồm 4 cộng 1. Nếu anh em có 2 ngón cái và 3 ngón khác, thì thật bất tiện để làm bất kỳ điều gì. Nhưng với 1 ngón cái và 4 ngón khác, chúng ta dễ dàng làm bất cứ điều gì. Ngón cái là số 1, đại diện cho một Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Số 4 chỉ về tạo vật của Đức Chúa Trời, giống như 4 sinh vật (Khải. 4:6). Do đó, 4 cộng 1 có nghĩa là con người, tạo vật của Đức Chúa Trời, cộng với Đức Chúa Trời. Như được tượng trưng bởi con số 3 và 5, ý tưởng ở đây là sự hòa lẫn của Đức Chúa Trời Tam–Nhất với con người. Sự xây dựng của Đức Chúa Trời là gì? Sự xây dựng của Đức Chúa Trời đơn giản là xây dựng chính Ngài vào trong chúng ta và chúng ta vào trong Ngài, làm Ngài nên một với chúng ta và làm chúng ta nên một với Ngài. Vì thế, trong con tàu, những con số cơ bản 3 và 5 có nghĩa là sự xây dựng này là sự hòa lẫn của Đức Chúa Trời với con người.

Tại sao chiều dài con tàu là 300 cu-bít, chiều rộng 50 cu-bít và chiều cao 30 cu-bít? Rõ ràng là số 300 là 100 lần của 3, còn 50 là 10 lần của 5 và 30 là 10 lần của 3. Những số cơ bản là 3 và 5 và những số 300, với 50 và 30 là bội số của những số cơ bản này. Số 100 chỉ về sự đầy đủ. Chúa Jesus phán rằng kết quả tốt nhất là gấp trăm lần (Mat. 13:23). Vì thế, số 100 trong Kinh Thánh là con số của sự đầy đủ. Số 10 có nghĩa là sự trọn vẹn (Đa. 1:12,20). Nếu thiếu một ngón cái, anh em không trọn vẹn. Vì số 10 tượng trưng cho sự trọn vẹn và số 100 hàm ý đến sự đầy đủ nên con tàu là sự hòa lẫn của Đức Chúa Trời Tam–Nhất với con người trong sự trọn vẹn và đầy đủ.

Nếu đọc Xuất Ai-cập Ký chương 27, anh em sẽ thấy những số 3 và 5 cũng là những số cơ bản của Đền Tạm. Cả hành lang phía nam lẫn phía bắc của Đền Tạm đều dài 100 cu-bít (Xuất. 27:9,11). Cả chiều rộng phía đông lẫn phía tây của hành lang đều dài 50 cu-bít (Xuất. 27:12-13). Hàng rào hay những bức màn của hành lang cao 5 cu-bít (Xuất. 27:18). Những bức màn trên mỗi cạnh dài 15 cu-bít (Xuất. 27:14-15). Những bức màn này được chống đỡ bởi 3 cây trụ ở mỗi phía, tạo nên 3 phần mỗi phần 5 cu-bít. Không điều gì trong Kinh Thánh là vô ích. Các chiều kích của toàn bộ hành lang của Đền Tạm gồm những số cơ bản là 3 và 5. Hơn nữa, toàn bộ Đền Tạm gồm 3 phần: Sân Ngoài, Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Trong Nơi Thánh có 3 vật: Bàn Bày Bánh Trần Thiết, Chân Đèn và Bàn Thờ Xông Hương. Điều này hoàn toàn có ý nghĩa. Những số 3 và 5 là số cơ bản trong sự xây dựng của Đức Chúa Trời.

Tôi hi vọng anh em nhận lấy Lời này vào trong bản thể mình và nhận thức rằng bất cứ điều gì anh em dự phần trong sự xây dựng Hội Thánh phải ra từ số 3 và 5; đó phải là Đức Chúa Trời Tam–Nhất hòa lẫn với con người. Bất kỳ điều gì anh em làm vì sự xây dựng Hội Thánh phải ở trong sự hòa lẫn của Đức Chúa Trời Tam–Nhất với anh em và người khác. Ý tưởng này thật sâu sắc.

2. Ba Tầng

Con tàu gồm 3 tầng: tầng dưới, tầng giữa và tầng trên (6:16). Những tầng một, hai và ba biểu thị cho chiều cao của con tàu. Ba phần của Đền Tạm tượng trưng cho những chiều sâu (điều sâu nhiệm) mà tất cả chúng ta phải bước vào. Ba tầng của con tàu biểu thị cho chiều cao mà tất cả chúng ta phải đạt đến. Trong một ý nghĩa, chúng ta ngày càng sâu hơn, và trong một ý nghĩa khác, chúng ta ngày càng cao hơn. Chắc chắn ba tầng của con tàu tượng trưng cho Đức Chúa Trời Tam–Nhất. Trong tính Tam–Nhất của Đấng Tam–Nhất, chúng ta luôn nói Cha, Con và Linh. Thân Vị nào trong Đấng Tam–Nhất này là tầng một? Thật dễ để nói ai là tầng hai vì tất cả chúng ta đều biết Con ở giữa. Nhưng tầng một là Đức Chúa Trời Cha hay Đức Chúa Trời Linh? Trong Lu-ca chương 15, chúng ta có ba dụ ngôn: người chăn tìm được con chiên lạc mất, người đàn bà tìm thấy đồng bạc lạc mất và người cha tiếp nhận đứa con hoang đàng trở về. Dụ ngôn thứ nhứt liên quan đến Con, dụ ngôn thứ hai liên quan đến Linh và dụ ngôn thứ ba liên quan đến Cha. Theo kinh nghiệm của chúng ta, trước hết Linh đến với chúng ta, tìm thấy chúng ta, đem chúng ta đến với Con và dức dấy chúng ta để tin Con. Sau khi tin Con, chúng ta kêu “Cha ơi”. Linh đem chúng ta đến với Con, và Con đem chúng ta đến với Cha. Khi đến với Cha, chúng ta ở tầng thứ ba.

Phúc Âm Giăng là Sách về Con, còn Thư Tín 1Giăng là Sách về Cha. Trong Sách về Con, chúng ta có ân điển; nhưng trong Sách về Cha, chúng ta có tình yêu. Tình yêu cao hơn ân điển. Trong Phúc Âm Giăng, chúng ta có lẽ thật, nhưng trong Thư Tín 1Giăng, chúng ta có sự sáng. Sự sáng cao hơn lẽ thật. Phúc Âm Giăng tốt vì đem chúng ta đến với Con. Tuy nhiên, Thư 1Giăng đem chúng ta đến với Cha. Tất cả chúng ta phải tiến từ Con đến Cha.

Tầng một của con tàu chỉ về Linh. Nhiều Cơ-đốc nhân thích nói về cái gọi là báp-têm trong Thánh Linh và về những điều thuộc linh ân, nhưng điều này đều ở tầng một. Tất cả chúng ta phải đến với Linh để nhận biết Con, Đấng Christ. Nhận biết Đấng Christ thì khác; cao hơn. Một ngày kia, tất cả chúng ta đều sẽ đến tầng của Cha. Đây là điều cao trọng nhất, vĩ đại nhất và huyền nhiệm nhất.

Giả sử tôi có một dinh thự ba tầng. Nếu anh em không phải là bạn đặc biệt, tôi chỉ cho anh em vào tầng một. Tôi không cho phép anh em vào tầng hai. Nếu anh em là bạn tốt, tôi sẽ đưa anh em vào tầng hai. Tuy nhiên, chỉ khi nào anh em có liên hệ rất mật thiết với tôi, tôi mới dẫn anh em vào tầng ba để cho thấy đôi điều trong những sự kín nhiệm, điều bí ẩn, và những của báu kín giấu của tôi. Tôi sẽ không dám bày tỏ cho anh em những điều bí ẩn và tài sản của tôi. Ai sẽ được phép vào tầng ba? Chắc chắn là vợ tôi sẽ ở đó. Người ngoài không bao giờ có thể vào tầng ba này.

Giả sử bây giờ anh em đang ở trong con tàu. Anh em thích ở tầng một, tầng hai hay tầng ba? Chắc chắn Nô-ê, các con trai và các nàng dâu của ông đều ở tầng ba. Những thú vật cấp thấp và loài bò sát có lẽ ở tầng một, và những động vật cao hơn ở tầng hai. Tôi có thể làm chứng rằng tôi đã trải qua tầng một. Tôi muốn càng ngày càng lên cao hơn.

3. Một Cửa Sổ Hướng Về Trời 
Để Tiếp Nhận Ánh Sáng

Tiếp theo điều này, chúng ta đến với vấn đề sự sáng. Trong tàu có một cửa sổ hướng về trời (6:16) Đó là cửa sổ trên mái tàu. Từ cửa sổ trong tiếng Hê-bơ-rơ có cùng gốc với từ buổi trưa. Điều này nghĩa là khi ở dưới cửa sổ này, anh em đang ở vào buổi trưa. Anh em ở dưới ánh nắng và đầy sự sáng. Việc anh em ở tầng một, tầng hai hay tầng ba được chứng minh bởi mức độ ánh sáng anh em nhận được. Tôi đã thấy rất nhiều Cơ-đốc nhân nhiệt thành. Trong một ý nghĩa, họ đang cháy, nhưng họ không ở trong sự sáng nhiều. Tôi cũng gặp một số thánh đồ yêu dấu khác mà sự hiện diện của họ làm cho mọi điều trở nên sáng tỏ. Tôi đã nhiều lần ở với anh Nghê. Hễ khi nào một ai đó ngồi với anh, thì bóng tối đều tan biến và mọi sự trở nên sáng tỏ. Trong sự hiện diện của anh là buổi trưa. Anh em đang ở tầng nào? Tầng anh em đang ở sẽ được bày tỏ bởi mức lượng ánh sáng anh em có. Càng có nhiều ánh sáng, anh em càng ở trên cao; càng có ít ánh sáng, anh em càng ở dưới thấp.

Chỉ có một cửa sổ trên tàu. Ngày nay người ta tranh cãi rất nhiều về các chức vụ khác nhau. Tôi không quan tâm đến số lượng chức vụ. Chỉ có một cửa sổ và chỉ có một sự sáng. Sứ đồ Phao-lô nói rằng chúng ta phải khước từ các giáo lý khác với những gì ông đã rao giảng và dạy dỗ (Ga. 1:6-9; La. 16:17; 1Ti. 1:3). Trong gia tể Đức Chúa Trời và trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời chỉ nên có một cửa sổ. Ánh sáng không nên đến từ phía bắc, phía nam, phía đông hay phía tây, nhưng đến từ trời. Trong sự xây dựng của Đức Chúa Trời, chỉ nên có một cửa sổ, một sự khải thị và một khải tượng. Ánh sáng đến từ trên cao.

4. Một Cửa Bên Hông

Con tàu có một cửa bên hông (6:16). Không ai rơi vào tàu từ trên trời. Tất cả chúng ta đều bước vào từ bên hông. Chỉ có một cửa, một con đường để bước vào. Một số người có thể tranh luận rằng trong Giê-ru-sa-lem Mới có mười hai cổng, mỗi phía trong bốn phía của thành đều có ba cổng. Nhưng anh em không biết rằng ba ở trong một sao? Ba là gì? Đó là sự ban phát của Thần Cách. Trong con tàu, có một cửa mở ra cho sự sáng vào và một lối cho tất cả mọi người bước vào. Tất cả chúng ta, bao gồm sứ đồ Phao-lô, đã bước vào qua cùng một cửa. Cửa này là Đấng Christ.

5. Vật Liệu –Gỗ Gô-phe

Con tàu được làm bằng gỗ gô-phe (6:14). Gỗ gô-phe là gì? Đó là cây bách rất nhiều nhựa; một loại gỗ đầy nhựa. Nó có thể chống lại sự tấn công của nước. Gỗ không có nhựa không thể chịu nỗi sự tấn công của nước. Gỗ gô-phe có khả năng chịu đựng sự tấn công của nước lụt. Nhã Ca 1:17 nói về cây tùng và thông. Thông rất giống với cây bách. Gần như tất cả các bản dịch tốt nhất đã dịch từ ‘cây thông, cây linh sam’ theo tiếng Hê-bơ-rơ là ‘cây bách’. Theo hình bóng, đặc biệt trong Nhã Ca, gỗ tùng tượng trưng cho Đấng Christ Phục Sinh. Đấng Christ Phục Sinh được tượng trưng bởi cây tùng mọc trên đỉnh núi Li-ban. Cây bách là hình ảnh của Đấng Christ bị đóng đinh. Đấng Christ bị đóng đinh này có thể chống lại những dòng nước của sự chết. Ngài đã nếm sự chết, và sự chết không thể làm gì được Ngài. Con tàu được làm bằng gỗ gô-phe đã trải qua nước lụt, và nước lụt đã liên tục tấn công nhưng nó chẳng bị thiệt hại gì. Điều này hàm ý đến sự vững chắc của Đấng Christ là Đấng Chịu Đóng Đinh. Đấng Christ là gỗ Gô-phe Thật. Ngài là Cây Bách Thật, đầy nhựa sống và mạnh mẽ chống lại bất kỳ trận lụt nào. Những dòng nước lụt của sự chết không thể làm tổn hại Ngài.

6. Được Trét Chai Bên Trong Và Bên Ngoài

Đấng Christ không những là Đấng bị đóng đinh mà còn là Đấng đổ huyết Ngài để che phủ chúng ta khỏi án phạt của tội lỗi. Vì thế, con tàu đã được trét chai bên trong và bên ngoài (6:14). Từ “chai, hắc ín” trong tiếng Hê-bơ-rơ có cùng gốc với từ “sự chuộc tội”. Nghĩa chính của từ gốc Hê-bơ-rơ này là “che phủ”. Từ liệu về sự che phủ Hòm Chứng Cớ, tức ngai thương xót cũng ra từ cùng một từ gốc này. Điều này nghĩa là trong Đấng Christ, chúng ta có sự che phủ hoàn toàn. Tất cả chúng ta đều được che phủ bằng sự cứu chuộc của Ngài. Sự chết không thể làm Ngài thiệt hại, và vì thế, không một sự định tội hay đoán phạt nào có thể đụng đến chúng ta vì chúng ta ở dưới sự che phủ của sự cứu chuộc của Đấng Christ. Chai tượng trưng cho sự cứu chuộc của Đấng Christ che phủ sự xây dựng của Đức Chúa Trời bên trong và bên ngoài. Sự che phủ bên trong là để chúng ta nhìn thấy, sự che phủ bên ngoài là để Đức Chúa Trời nhìn thấy. Có lẽ khi nước lụt tấn công con tàu, những người bên trong tàu đã sợ hãi. Nhưng hễ khi nhìn thấy lớp chai được trét bên trong, họ có thể bình an. Lớp chai bên trong tàu là để họ bình an. Lớp chai ở bên ngoài tàu là để Đức Chúa Trời thỏa mãn. Lớp chai bên ngoài này cũng vì Sa-tan và các thiên sứ. Đây là bức tranh về huyết. Hễ khi nào nhìn thấy huyết, chúng ta có sự bình an. Hễ khi nào Đức Chúa Trời nhìn thấy huyết, Ngài thỏa lòng. Hễ khi nào Sa-tan nhìn thấy huyết, hắn không thể tấn công. Hễ khi nào các thiên sứ nhìn thấy huyết, họ hân hoan.

7. Hình Bóng Về Đấng Christ

Cả con tàu là hình bóng về Đấng Christ (1Phi. 3:20-21). Đấng Christ không phải là chiếc xuồng mà là con tàu. Xuồng là một tấm ván được uốn cong; còn tàu gồm nhiều tấm ván được lắp ghép với nhau cách đúng đắn. Con tàu là một sự xây dựng. Chiếc xuồng là cá nhân, nhưng con tàu là một thực thể tập thể. Đấng Christ của tôi là một Con Tàu. Chúng ta không bao giờ được an toàn trong chiếc xuồng. Tuy nhiên, dù bão tố có thể kinh khủng như thể nào, khi ở trong con tàu, tôi có thể ngủ ngon. Chúng ta đang ở trong tàu. Một số Cơ-đốc nhân có thể có Đấng Christ như Chiếc Xuồng, nhưng Đấng Christ của chúng ta là Con Tàu.

Vì con tàu là hình bóng về Đấng Christ nên làm thế nào Nô-ê có thể đóng tàu? Tuy nhiên, con tàu này đã được đóng bởi Nô-ê. Nhiều Cơ-đốc nhân chỉ rao giảng Phúc Âm, mong rằng một ngày kia Đức Chúa Trời từ trời sẽ gởi con tàu xuống. Nếu nói rằng chúng ta phải làm công việc đóng tàu, tức sự cứu rỗi, thì người ta sẽ kết án rằng “Chúng ta được cứu bởi ân điển, không bởi việc làm”. Nô-ê đã được cứu bởi con tàu mà ông đã đóng. Phi-líp 2:12-16 nói “Hãy lấy lòng sợ sệt run rẩy mà làm nên sự cứu rỗi của anh em. Vì ấy là Đức Chúa Trời hành động trong anh em, để vừa muốn vừa làm nên sự đẹp lòng Ngài… hầu cho anh em không chỗ trách được, song thành thực, làm con cái Đức Chúa Trời không tì vít ở giữa dòng dõi cong quẹo ngoan cố này; giữa họ anh em được tỏ ra như vì sáng trên thế gian, biểu minh Lời Sự Sống ra”. “Làm nên sự cứu rỗi của anh em” nghĩa là gì? Nghĩa là bày tỏ Lời Sự Sống, chiếu sáng, soi sáng, sống Đấng Christ ra. Điều này là qua sự hành động của Đức Chúa Trời bên trong chúng ta cả về ý muốn lẫn việc làm. Vì Đức Chúa Trời hành động bên trong nên chúng ta phải làm nên sự cứu rỗi mình. Dầu chúng ta đã được cứu, Đức Chúa Trời vẫn đang hành động bên trong để chúng ta có thể làm nên sự cứu rỗi của mình. Hàng ngàn người đã được cứu, nhưng bao nhiêu người có đời sống được mô tả trong Phi-líp 2:15? Nhiều người không đang làm nên sự cứu rỗi của họ.

Ngay lúc này, chúng ta có đang làm nên sự cứu rỗi của mình không? Nô-ê đã đóng con tàu để cuối cùng cứu ông, không những khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời mà còn khỏi dòng dõi cong quẹo và bại hoại đó. Chúng ta phải làm nên loại cứu rỗi này. Chắc chắn chúng ta đã được cứu khỏi sự hủy diệt đời đời. Nhưng Nô-ê không những được cứu khỏi sự hủy diệt mà cũng được cứu khỏi thời đại gian ác đó để bước vào một thời đại mới. Con tàu ông đóng đã kết liễu thời đại cũ và dẫn đến một thời đại mới. Đó là loại cứu rỗi mà Nô-ê đang xây dựng. Đó không chỉ là cứu khỏi sự hủy diệt đời đời, mà còn là cứu khỏi thời đại cong quẹo và ngoan cố đó. Loại cứu rỗi này không những được Đức Chúa Trời chuẩn bị cho mà còn được xây dựng qua sự phối hợp tập thể của những người được cứu.

Không ai đã được cứu rồi lại bị hư mất. Tuy nhiên, anh em cần sự cứu rỗi cao hơn và xa hơn, để sự cứu rỗi đó sẽ cứu anh em khỏi dòng dõi cong quẹo và bại hoại này. Anh em đã được cứu chưa? Còn thời đại sắp đến thì sao? Anh em sẽ được dự phần trong đó không? Khi Đấng Christ trở lại để chiếm hữu cả đất và thi hành quyền cai trị của Ngài trên đất thì anh em có được ở đó không? Anh em có dự phần trong sự cai trị của Ngài không? Dầu tất cả chúng ta đều đã được cứu khỏi sự hủy diệt đời đời, nhưng nhiều người trong chúng ta không đang tiến hành điều gì đó để đem mình ra khỏi thời đại gian ác này. Con tàu Nô-ê đóng là sự cứu rỗi, không những đã cứu ông khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời mà còn phân rẽ ông khỏi dòng dõi cong quẹo, ngoan cố đó, và đem ông vào thời đại mới. Về sự đoán phạt của Đức Chúa Trời, tất cả chúng ta đều đã được cứu, nhưng về gia tể Đức Chúa Trời, chúng ta đang kém thiếu. Đức Chúa Trời đã kết án thế giới, mà anh em vẫn còn yêu mến thế giới. Đức Chúa Trời đã cảnh báo phải thoát khỏi đời này, nhưng anh em vẫn còn bám chặt trong đó. Anh em thiếu sự cứu rỗi cao hơn và thêm nữa. Sự cứu rỗi được đề cập trong Phi-líp chương 2 không phải là sự cứu rỗi khỏi bị hủy diệt, mà là khỏi dòng dõi cong quẹo và ngoan cố này.

Trong khi các sứ-đồ đang rao giảng Phúc Âm, họ cũng đang đóng tàu để có thể vui hưởng sự cứu rỗi trọn vẹn trong đó. Con tàu đó là gì? Đó là Đấng Christ tập thể. Trong khi các sứ-đồ đang rao giảng Đấng Christ cá thể thì họ cũng đang xây dựng Đấng Christ tập thể. Qua Đấng Christ tập thể đó, hàng ngàn người không những được cứu khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời mà còn được cứu khỏi dòng dõi cong quẹo, ngoan cố này.

Ngày nay, nếu trung tín với Đức Chúa Trời, chúng ta phải làm cùng một điều như vậy. Một mặt, chúng ta rao giảng Phúc Âm; mặt khác, chúng ta đóng tàu. Điều chúng ta rao giảng là điều chúng ta xây dựng. Điều chúng ta rao giảng không phải là lý thuyết hay giáo lý. Chúng ta rao giảng điều chúng ta đang xây dựng. Bởi đời sống và công tác của mình, chúng ta xây dựng chính điều mà chúng ta đang rao giảng cho người khác. Cuối cùng, chúng ta sẽ bước vào điều chúng ta đang xây dựng, và người khác cũng có thể bước vào. Con tàu đóng xong sẽ cứu chúng ta khỏi dòng dõi bị kết án này. Anh em không tin rằng chúng ta đang đóng tàu sao? Tôi rất vui mừng vì chúng ta đang đóng tàu. Bạn bè và thân thuộc của tôi luôn hỏi “anh đang làm gì vậy?” Tôi đáp “Tôi đang làm điều mà anh em khó mà hiểu được. Cách duy nhất để hiểu là chính anh em hãy bước vào đó”. Chúng ta không chỉ đang rao giảng, mà cũng đang xây dựng điều chúng ta rao giảng. Chúng ta có rao giảng Đấng Christ không? Chúng ta đang xây dựng Đấng Christ cũng như đang rao giảng Đấng Christ. Điều này nghĩa là chúng ta đang sống bởi Đấng Christ và với Đấng Christ. Chúng ta đang sống Đấng Christ ra. Chúng ta bám chặt vào Đấng Christ và sống Ngài ra. Đây là công tác xây dựng của chúng ta.

Đồng thời, chúng ta đang xây dựng Hội Thánh. Hội Thánh là Đấng Christ Tập Thể (1Cô. 12:12) mà trong một ý nghĩa, là Con Tàu hôm nay. Hàng ngàn người đã được cứu bởi việc bước vào nếp sống Hội Thánh. Nhiều người có thể làm chứng rằng họ đã được cứu như thế nào bằng cách bước vào Hội Thánh. Dầu có thể đã được cứu trong nhiều năm, nhưng anh em vẫn chưa phân rẽ khỏi thế giới cong quẹo này cho đến khi bước vào Hội Thánh. Con tàu tập thể đó đã phân rẽ anh em. Một khi đã bước vào Hội Thánh, không cần ai bảo chúng ta hãy ra khỏi thế giới. Chúng ta đơn sơ bắt đầu nếp sống “Hội Thánh”, một nếp sống cứ đến với các buổi nhóm. Cuối cùng, mái tóc dài và nhiều điều khác của đời này sẽ biến mất. Bằng cách đến với Hội Thánh, mọi điều của đời cong quẹo này sẽ biến mất. Điều gì có thể cứu chúng ta khỏi đời cong quẹo này? Nếp sống Hội Thánh có thể cứu chúng ta. Chúng ta đang đóng tàu là điều có thể cứu chúng ta cũng như người khác khỏi thời đại bị Đức Chúa Trời kết án này.

8. Không Chỉ Vì Loài Người 
Mà Cũng Vì Mọi Loài Sống

Con tàu không những để cứu con người mà cũng cứu mọi sinh vật. Điều này nghĩa là gì? Hê-bơ-rơ 2:9 nói rằng Đấng Christ đã nếm sự chết không chỉ vì mọi người, mà, như từ Hi-lạp cho thấy, cũng vì mọi điều. Cũng vậy, Cô-lô-se 1:20 nói rằng Đức Chúa Trời đã làm cho muôn vật phục hòa với chính Ngài qua Đấng Christ. Những tạo vật cũng như con người đều đã ở trong tàu. Đấng Christ đã hoàn thành sự chết bao hàm tất cả cho mọi tạo vật, cho muôn vật. Vì thế, con tàu không chỉ để cứu con người mà cũng để cứu mọi sinh vật.

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2