"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6869510
Đang truy cập:88

SÁNG THẾ KÝ: 21, 22, 23, 24, 25

clomid uk

buy clomid tablets

tamoxifen shortage uk

tamoxifen citrate

buy naltrexone online usa

buy naltrexone

zovirax

zovirax

abortion clinics il

abortion clinics il

abortion pill online order

buy abortion pill uk redirect

 

 

BÀI HAI MƯƠI MỐT 

Đức Chúa Trời Xử Lý 
Sự Sa Ngã Thứ Nhứt Của Con Người

(2)

Trong bài này, chúng ta cần xem thêm một số điểm về cách Đức Chúa Trời xử lý sự sa ngã thứ nhứt của con người.

d. Kỷ Luật Con Người Bằng Sự Đau Khổ

Như đã thấy, sau khi con người sa ngã, Đức Chúa Trời đã đến không phải để định tội, nhưng để tìm con người và phán xét Con Rắn. Trong sự kết án Con Rắn, Đức Chúa Trời tuyên bố lời hứa về dòng dõi người nữ (Sáng. 3:15). Tuy nhiên, đó chưa phải là kết thúc. Dầu Đức Chúa Trời tuyên bố lời hứa về sự cứu rỗi của Ngài, nhưng con người vẫn còn trong tình trạng rắc rối. Không những con người ở trong tình trạng khó khăn, mà còn bị yếu tố tội tiêm vào bản chất. Do đó, con người vừa có tội bên ngoài, vừa hư hoại bên trong. Đức Chúa Trời không có ý định kết tội con người. Tất cả những gì có trong lòng Đức Chúa Trời đối với con người là tình yêu, và con người hoàn toàn ở dưới sự chăm sóc thương yêu của Đức Chúa Trời. Thế nên, Ngài đã ấn định một số đau khổ nào đó vì lợi ích cho con người. Dầu chúng ta không thích đau khổ nhưng đó là điều Đức Chúa Trời đã ấn định.

1) Mục Đích

Những đau khổ mà Đức Chúa Trời ấn định nhằm mục đích gì? Mục đích chính là để hạn chế con người. Những đau khổ mà Đức Chúa Trời ấn định thực ra là sự an ninh và bảo vệ cho chúng ta. Đừng bao giờ quên rằng hậu quả của sự sa ngã là con người có yếu tố bại hoại và gây bại hoại trong bản chất. Đức Chúa Trời thương yêu và thể hiện sự quan tâm yêu thương đối với con người, nhưng con người vẫn còn yếu tố Sa-tan trong bản chất. Ngay sau sự sa ngã, có lẽ con người không nhận thức tình trạng thật của mình; tuy nhiên, Đức Chúa Trời hiểu nan đề, và vì thế, Ngài đã ấn định những đau khổ nhằm mục đích hạn chế con người sa ngã. Giới trẻ khắp thế giới đều muốn tự do; họ khao khát có quyền tự do. Tuy nhiên, phải nhận thức rằng nếu quá tự do sẽ làm mất đi những hạn chế mà Đức Chúa Trời, trong sự thương yêu của Ngài, đã đặt trên chúng ta. Là con người sa ngã có bản chất bại hoại, rõ ràng chúng ta cần những hạn chế như một sự bảo vệ và an toàn. Giả sử, một người mẹ có một đứa con ngỗ nghịch. Nếu bà không dùng bất kỳ sự hạn chế nào trên nó, đứa bé đó sẽ không sống được ba ngày. Hậu quả của việc quá tự do như vậy là nó sẽ tự giết mình. Không một người mẹ nào dại dột đến mức cho đứa con ngỗ nghịch tự do hoàn toàn. Tất cả trẻ em cần có những hạn chế. Những hạn chế thật có ích cho chúng ta.

Là người lớn tuổi hơn, tôi cần được hạn chế và muốn được hạn chế bởi các anh em yêu dấu trong Chúa. Thậm chí tôi được hạn chế nhiều hơn bởi các chị em. Thật sự tôi rất ít được tự do. Nếu anh em cho tôi sự tự do, tôi sẽ nói “Không, cám ơn anh em. Anh em hãy đem sự tự do về nhà đi. Tôi cần được hạn chế”. Cám ơn Chúa biết bao vì suốt những năm qua, tôi đã được bảo vệ bởi những sự hạn chế. Tôi không đau khổ dưới sự hạn chế của các thánh đồ, trái lại, tôi đã vui hưởng điều đó. Tất cả những giới hạn đem đến cho tôi bởi các anh chị em trong Chúa là sự bảo vệ cho tôi. Dù hiện nay, có thể anh em không nghĩ rằng những hạn chế đó là thoải mái, nhưng sau nhiều năm, tôi tin rằng anh em sẽ thờ phượng Chúa và nói “Cám ơn Chúa vì sự hạn chế!”

Cho tôi nói đôi lời với những người làm chồng, làm vợ. Không một phụ nữ nào thích bị hạn chế. Các chị em yêu dấu có thể thánh khiết và theo đuổi sự thuộc linh, nhưng tôi không tin rằng họ thích bị hạn chế. Người vợ không thích chấp nhận bất kỳ sự gò bó nào từ chồng hay mẹ chồng. Từ lịch sử và kinh nghiệm, tôi biết rằng không có nhiều nàng dâu thích mẹ chồng. Dường như điều này đến từ sự sắp đặt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời sắp đặt rằng mẹ chồng là sự hạn chế cho nàng dâu, và nàng dâu là một nan đề cho mẹ chồng. Nói theo con người, điều này nghe chẳng thoải mái gì, nhưng thực ra điều đó rất có ích. Bất kỳ chị em nào sẵn sàng chấp nhận những hạn chế đến từ chồng, con cái và mẹ chồng đều sẽ được bảo vệ.

Bây giờ tôi muốn nói với những người làm chồng. Là anh em, chắc chắn chúng ta cần những hạn chế đến từ vợ. Tôi cám ơn Chúa về người vợ yêu dấu của tôi. Tôi có thể làm chứng rằng sự giúp đỡ tốt nhất mà bà đem đến cho tôi là những sự hạn chế của bà. Thậm chí bà ấy hạn chế việc ăn của tôi. Dầu dạ dày tôi là của tôi, nhưng bà quyết định tôi phải ăn bao nhiêu. Hằng ngày, tôi nói với bà ấy “Tôi vẫn còn đói”, nhưng bà đáp “Đủ rồi. Không có nữa đâu”. Dầu vậy, cuối cùng, kết quả của việc chấp nhận những giới hạn của bà ấy là chứng đau dạ dày của tôi đã được chữa lành. Tôi học được rằng nếu bị đau hay loét dạ dày, cách tốt nhất để xử lý là hạn chế ăn uống. Vì thế, bất kỳ sự hạn chế nào cũng thực sự là một ích lợi lớn. Tất cả chúng ta đều cần được hạn chế. Vậy nên, Đức Chúa Trời đã ấn định sự đau khổ cho con người để hạn chế họ, để giải cứu họ bằng kỷ luật và để bảo vệ họ.

2) Về Người Nữ

a) Đau Đớn Khi Sanh Con

Về người nữ, Đức Chúa Trời ấn định sự đau khổ hay phải đau đớn khi sanh con (Sáng. 3:16; 1Ti. 2:15). Sự đau đớn khi sanh con bao gồm cả việc mang thai và sanh nở. Toàn bộ việc sanh con, bao gồm mang thai và sanh nở, là vấn đề đau đớn. Ban đầu, Đức Chúa Trời không định cách này trước khi con người sa ngã; tuy nhiên, do sự sa ngã, Đức Chúa Trời đã ấn định một phần đau khổ cho người nữ, kẻ dẫn đầu trong sự sa ngã. Anh em có thể hỏi vì sao Đức Chúa Trời ấn định sự đau khổ cho người nữ trước rồi mới đến người nam. Đức Chúa Trời làm như vậy vì người nữ đã dẫn đầu trong việc vi phạm điều Đức Chúa Trời ngăn cấm. Vì thế, Đức Chúa Trời đến với người nữ trước. Điều đó là công bằng. Nếu Đức Chúa Trời đến với A-đam, hẳn A-đam sẽ nói “Chúa ơi, đừng đến với con. Con không phải là người dẫn đầu trong sự sa ngã. Ngài phải đến với người dẫn đầu”. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã đến với Ê-va trước.

Tại sao một số phụ nữ hạn chế sinh con? Vì họ muốn vui hưởng cuộc sống tự do. Điều đó nghịch lại với cách của Đức Chúa Trời. Chúng ta đều biết rằng sinh con thật là khó nhọc, phiền phức nhưng điều đó đã được Đức Chúa Trời ấn định như một sự hạn chế. Sự bảo vệ tốt nhất cho một thiếu nữ thích tự do là có một số đứa con. Dù cha mẹ ruột, chồng, hay cha mẹ chồng không thể hạn chế người nữ đó, nhưng ngay khi có vài đứa con, thì chúng sẽ giới hạn sự tự do thái quá của cô ấy. Con cái là sự hạn chế và sự bảo vệ cho người mẹ. Vì thế, Phao-lô muốn những chị em trẻ lập gia đình và sanh con để họ không thể ở dưng hay xen vào việc của người khác (1Ti. 5:13-14).

b) Chồng Cai Trị

Chúa cũng phán với Ê-va rằng chồng sẽ cai trị bà. Theo lời này, mỗi chị em nên ở dưới sự cai trị của chồng. Tại sao Ê-va sa ngã? Vì bà không quan tâm đến chồng và nắm quyền làm đầu. Vì thế, dường như Đức Chúa Trời phán với bà “Ê-va, từ nay trở đi, Ta lập A-đam cai trị con”. Dù đây là một lời khó chấp nhận, nhưng Kinh Thánh bảo rằng người vợ phải được chồng cai trị. Tất cả chúng ta phải nhận lấy lời này như một sự an toàn và bảo vệ. Sự cai trị của chồng là một sự bảo vệ thật sự cho người vợ. Do đó, trong 1Ti-mô-thê 2:11-12, Phao-lô nói “Đàn bà phải học tập trong sự yên lặng bằng mọi sự thuận phục. Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ hoặc chiếm quyền trên đàn ông”. Sự dạy dỗ của Phao-lô về vấn đề này dựa trên sự ấn định của Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký 3:16. Tôi hi vọng chị em sẽ chú ý đến Lời thần thượng này của Kinh Thánh.

3) Về Người Nam

a) Đất Sanh Gai Gốc Và Tật Lê

Về người nam, đất sanh gai gốc và tật lê (Sáng. 3:17-18). Nhiều anh em không phải là nông dân có thể nghĩ rằng mình có thể thoát khỏi đất. Tuy nhiên, bất kể loại công việc hay nghề nghiệp của anh em là gì, thì công việc hay nghề nghiệp đó vẵn là đất. Trên khắp thế gian, không một công việc hay nghề nghiệp nào mà không gian khổ. Trong mọi nghề nghiệp, đất đều sanh gai gốc và tật lê. Một số người có thể nói “Tôi sẽ không bao giờ làm thuê cho ai nữa. Tôi sẽ tự mình kinh doanh”. Nếu nói như vậy, vài năm sau, anh em sẽ không còn muốn kinh doanh nữa. Anh em cảm thấy muốn bỏ công việc đó, [bởi lẽ] thay vì kiếm được nhiều tiền, thì công việc đó lại sanh ra gai gốc và tật lê. Trong mọi loại nghề nghiệp –ở học đường, nhà máy, chợ búa và văn phòng– dường như dễ dàng cho đất sanh gai gốc và tật lê. Cách đây nhiều năm, tôi gặp một anh em nọ là nhà vườn. Tôi nghĩ rằng là một nhà vườn thì thật là tuyệt vời, nhưng anh ấy đã kể tôi nghe nhiều điều gian khó trong nghề vườn. Những gian khó đó do Đức Chúa Trời ấn định. Thưa các bạn trẻ, anh em phải nhận thức rằng đây là sự ấn định của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời phán với A-đam rằng đất sẽ sanh gai gốc và tật lê, và ông phải chịu khổ nhọc.

b) Buồn Phiền, Đổ Mồ Hôi Và Lao Khổ Trọn Đời

Đức Chúa Trời phán rằng người nam phải chịu buồn phiền (đau đớn), đổ mồ hôi, và lao khổ trọn đời (Sáng. 3:19). Vì thế, người nam phải lao động, đổ mồ hôi, và chịu khổ. Dầu vậy, lao động và đau khổ là một sự bảo vệ cho con người sa ngã. Nếu không bận rộn với một công việc nào đó, con người dễ sa vào tội. Tất cả mọi người cần bận rộn bởi một hình thức lao động nào đó để có thể được gìn giữ không làm những điều tội lỗi. Đối với nhiều người, chỉ làm việc thì không đủ an toàn, họ cần có những nỗi khổ nào đó. Vì thế, lao động cùng với những nỗi khổ thường giữ con người không làm điều ác.

c) Trở Về Với Đất

Sau sự sa ngã, Đức Chúa Trời cũng ấn định rằng con người sẽ không sống đời đời, mà sẽ chết, trở về với đất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con người phải hư mất, vì trong việc xử lý con người, Đức Chúa Trời đã cung ứng cho họ con đường cứu rỗi. Trong việc Đức Chúa Trời xử lý cả người nam lẫn người nữ, có những nỗi khổ, nhưng không cần có sự diệt vong. Tuy nhiên, nếu con người không tiếp nhận con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời, chắc chắn họ sẽ hư mất sau khi chết. Chết cũng là một sự hạn chế mà Đức Chúa Trời đã đặt trên con người sa ngã.

Cách đây nhiều năm, tôi đã giảng một bài đề cập đến ba chủ đề: đau khổ, ngủ và chết. Dường như không một điều nào trong ba điều nầy là tốt, và tôi không quan tâm đến bất cứ điều nào. Tôi muốn là một người không bao giờ đau khổ, không cần ngủ và sống đời đời. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng đau khổ, ngủ và chết là những hạn chế đặt trên con người có tội. Nếu Hít-le còn sống và tiếp tục sống năm trăm năm nữa, ông ta sẽ là kẻ gian ác nhất mà người trên trái đất từng thấy. Khi tôi ở Ma-ni-la cách đây hơn 20 năm, người ta nói với tôi về một kẻ gian ác nọ. Tôi bảo họ “Đừng lo lắng. Hãy để ông ta ác như ông ta có thể. Tôi cam đoan với anh em rằng ông ta không thể cứ như vậy trong 10 năm nữa. Tôi không mong ông ta thay đổi thành người tốt, nhưng tôi tin chắc rằng sau mười năm, ông ta sẽ chết”. Không lâu sau đó, tôi đọc báo thấy rằng người này đã chết. Sự đau khổ làm hạn chế con người, ngủ nghỉ làm họ dừng lại, và cái chết kết liễu họ. Nếu đến Hồng-kông, anh em sẽ nghe về việc đánh mạt chược. Không người chơi mạt chược nào thích ngủ cả, họ thích chơi cả ngày đêm, suốt bảy mươi hai tiếng không nghỉ. Tuy nhiên, sau bảy mươi hai tiếng đó, vợ của họ không cần bảo họ ngưng vì giấc ngủ đã chinh phục họ. Vì thế, dù một người tệ hại đến đâu, trước hết người đó sẽ bị giấc ngủ làm cho ngừng lại, và sau đó, bị sự chết kết liễu. Ngủ là cái chết ngắn còn chết là giấc ngủ dài hơn. Ngày nay trên đất này, không một kẻ gian ác nào sống tới 150 tuổi. Tất cả những kẻ gian ác trong 150 năm qua đều đã chết và bị chôn. Đức Chúa Trời đã dùng sự chết để dọn sạch trái đất. Trong một ý nghĩa, sự chết là một đau khổ cho con người; tuy nhiên, con người không nhận thức rằng thật ra đó là phương cách Đức Chúa Trời bảo vệ con người.

e. Sự Cứu Chuộc Được Báo Trước

Cùng với những đau khổ mà Đức Chúa Trời ấn định, A-đam cũng đã kinh nghiệm sự cứu chuộc được báo trước. Tại sao chúng ta nói đó là sự cứu chuộc được báo trước? Vì vào thời điểm của Sáng Thế Ký chương 3, sự cứu chuộc thực sự chưa hoàn thành. Trong Sáng Thế Ký 3:21, chúng ta thấy sự báo trước về sự cứu chuộc là điều mà 4000 năm sau mới được hoàn thành. Cả người nam lẫn người nữ đều ở trong tình trạng cần được cứu chuộc. Dù Đức Chúa Trời không kết án họ, dù Ngài đã tìm kiếm và ấn định sự đau khổ cho họ như một sự hạn chế và bảo vệ họ, và dù Đức Chúa Trời đã công bố với họ lời hứa về dòng dõi sắp đến, nhưng khi A-đam và Ê-va nhìn vào chính mình, hầu như họ vẫn còn lõa lồ. Tôi nói rằng họ hầu như lõa lồ vì họ che phủ mình sơ sài bằng cái khố tự làm từ lá vả (Sáng. 3:7). Cái khố bằng lá vả tượng trưng cho việc làm của con người để che tội mình.

A-đam và Ê-va đã phạm tội, mắt họ mở ra biết điều thiện, ác. Một tôi tớ Chúa nói rằng không cần làm điều ác mà chỉ biết điều ác cũng đã là ác rồi. Trước đây, A-đam và Ê-va vô tội, không ác. Tuy nhiên, khi thấy mình lõa lồ, họ trở thành ác vì biết điều ác là ác. Không ai có thể tránh điều ác nếu biết điều ác. Ngay khi biết điều ác, anh em sẽ dính dấp đến điều ác. Cách tốt nhất để tránh xa điều ác là không biết đến. A-đam, Ê-va đã phạm tội và biết mình có tội. Vì thế, họ cố gắng tự giúp mình bằng cách làm những chiếc khố bằng lá vả để che sự lõa lồ của mình. Đó là công tác của tay họ từ những chiếc lá vả. Sau sự sa ngã, bất kỳ điều gì con người làm nên từ sự sống thực vật đều tượng trưng cho việc làm không có huyết cứu chuộc. Trước khi sa ngã, con người không cần huyết để cứu chuộc, nhưng sau khi sa ngã, con người cần đến huyết. Do đó, nỗ lực che phủ sự lõa lồ của mình bằng sự sống thực vật không bao giờ công hiệu. Người có tội cần huyết của động vật; họ cần sinh tế có đổ huyết để được cứu chuộc (Hê. 9:22). Do đó, những chiếc khố mà A-đam và Ê-va đã làm từ lá vả không che được sự lõa lồ của họ theo cách nhìn của Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, đừng quên Sáng Thế Ký 3:20. Sau khi nghe tin mừng, A-đam lập tức đặt tên vợ là Ê-va, nghĩa là “Sống”. A-đam và Ê-va đang run rẩy trong nỗi sợ hãi bị kết tội chết, nhưng thật bất ngờ, A-đam nghe được tin mừng, mà đáp ứng bằng cách tin và nói với Ê-va “Ê-va ơi, em sẽ sống. Em sẽ không chết; em sẽ sống”. Câu 20 có ý nghĩa là A-đam tin vào tin mừng này. Lần đầu tiên Kinh Thánh đề cập đến vấn đề tin là trong Sáng Thế Ký 3:20, và người đầu tiên tin vào tin mừng này là A-đam. Khi A-đam nghe tin vui này, ông tin rằng ông và Ê-va sẽ sống, không phải chết.

Tiếp theo câu 20, trong đó chúng ta thấy đức tin của A-đam, chúng ta đến với câu 21 để thấy sự xưng công chính của Đức Chúa Trời. Sau khi A-đam tin vào tin mừng của Đức Chúa Trời, Ngài đã làm cho vợ chồng ông những tấm áo bằng da thú rồi mặc cho. Những tấm áo này đã che phủ họ hoàn toàn. Hãy suy nghĩ một chút về những chiếc khố được làm bằng lá vả. Sau vài ngày, những chiếc lá ấy bị khô và nát vụn. Cuối cùng, họ phải vứt bỏ, và rồi, cả người nam lẫn người nữ sẽ lại hoàn toàn lõa lồ. Vì thế, anh em đừng bao giờ cố gắng che phủ mình bằng việc làm của chính mình. Anh em đầy tội và lõa lồ trong cách nhìn của Đức Chúa Trời. Bất kỳ điều gì anh em làm ra để tự che phủ đều giống như chiếc khố làm bằng lá vả khô thuộc sự sống thực vật. Anh em cần tấm da từ sự sống động vật để được che phủ. Những chiếc áo bằng da thú mà Đức Chúa Trời làm cho A-đam và Ê-va đã che phủ họ hằng ngày.

Xin nhớ rằng hầu như mọi điều được đề cập trong ba chương đầu của Sáng Thế Ký đều là hạt giống. Ở đây, trong Sáng Thế Ký 3:20-21, chúng ta có hạt giống tin Phúc Âm và hạt giống về sự xưng công chính bởi Đức Chúa Trời. Hạt giống tin Phúc Âm của Đức Chúa Trời được tìm thấy trong Sáng Thế Ký 3:20, tại đó A-đam công bố tên của Ê-va là “Sống”. Khi Đức Chúa Trời công bố Phúc Âm và A-đam đáp ứng bằng cách nói rằng “Sống”, đó là hạt giống tin Phúc Âm. Sau điều này, Đức Chúa Trời đã đến để xưng công chính. A-đam và Ê-va lõa lồ và họ đã tự làm những chiếc khố như một sự che phủ. Những chiếc khố này đã không che đủ thân thể họ. Sau khi Đức Chúa Trời đến giảng Phúc Âm và A-đam hưởng ứng bằng cách tin, Ngài đã khoác áo trên người nam và người nữ. Điều này nghĩa là Đức Chúa Trời đã xưng công chính cho họ. Được xưng công chính là được che phủ bằng sự công chính của Đức Chúa Trời, tức là chính Đấng Christ, không phải bằng bất kỳ điều gì con người tạo ra. Việc A-đam và Ê-va mặc những chiếc áo này có nghĩa là họ ở trong Đấng Christ. Ga-la-ti 3:27 nói “Vì hễ bao nhiêu người trong anh em đã chịu báp-têm trong Đấng Christ, đều đã mặc lấy Đấng Christ”. Chiếc áo là hình bóng rõ nét nhất về Đấng Christ là sự công chính của Đức Chúa Trời, sự công chính che phủ chúng ta. Vì thế, nói theo nghĩa bóng, A-đam và Ê-va đã ở trong Đấng Christ. Do đó, cả việc tin của con người lẫn việc Đức Chúa Trời xưng công chính người tin đã được gieo trong Sáng Thế Ký 3:20-21 như những hạt giống. Những hạt giống này được phát triển trong các Thư Tín Tân Ước.

Mặc dầu Kinh Thánh không nói rõ những tấm da thú này lấy từ chiên con, nhưng tôi với nhiều người khác tin rằng đó là những tấm da chiên, vì những tấm da này được làm thành áo. Một số bản dịch nói là “áo dài” và một số khác gọi là “quần áo”. Dù sao đi nữa, những tấm da này cũng được làm thành y phục. Chắc chắn đó không phải là tấm da bò; mà phải là tấm da chiên mềm mại, rất thích hợp để làm y phục.

Sau khi được mặc những chiếc áo bằng da, A-đam và Ê-va có dáng vẻ bên ngoài của một chiên con. A-đam là người hay là chiên con? Tất cả những gì có thể thấy được là lông chiên, vì A-đam được che phủ hoàn toàn bởi chiên con. Dầu là người, ông đã trở thành chiên con trong cách nhìn của Đức Chúa Trời. Con người luôn trở thành chính điều che phủ họ. Vì tất cả chúng ta đều được Đấng Christ che phủ nên sẽ biểu lộ Đấng Christ và giống như Đấng Christ. Khi A-đam và Ê-va được che phủ bằng những chiếc khố lá vả tự làm, chắc hẳn trông họ giống như những người xấu xí, lõa lồ và tội lỗi. Tuy nhiên, sau khi mặc chiếc áo làm bằng da chiên, chắc hẳn trông họ giống như chiên con. Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta trong Đấng Christ (1Cô. 1:30), và chúng ta đã mặc lấy Đấng Christ (Ga. 3:27). Vì thế, chúng ta có thể biểu lộ Đấng Christ. Thậm chí Phao-lô có thể nói “Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ” (Phi. 1:21). Phao-lô đã trở nên sự biểu lộ của Đấng Christ qua việc là một với Ngài. Ý tưởng về sự biểu lộ Đấng Christ đã được gieo trong hình bóng về những chiếc áo bằng da thú mặc cho A-đam, Ê-va và trở nên sự biểu lộ của họ.

1) Sinh Tế Có Đổ Huyết –Vật Thay Thế

Trước khi lấy được những tấm da thú, chắc chắn những chiên con phải bị giết. Chúng bị giết và huyết đã đổ ra. Tôi tin rằng có lẽ Đức Chúa Trời đã giết những chiên con nầy trước hiện diện của A-đam, Ê-va, và họ đã chứng kiến sự hi sinh này. Điều đó chắc chắn đã tạo một ấn tượng sâu xa trong họ. Có lẽ A-đam đã nói với Ê-va rằng “Ê-va ơi, em không biết rằng đó là số phận của chúng ta sao? Đáng lẽ chúng ta đã bị giết. Huyết của chúng ta đáng lẽ phải bị đổ ra vì mình đã sa ngã, phạm tội và phạm điều Đức Chúa Trời cấm. Theo sự ngăn cấm của Đức Chúa Trời, lẽ ra chúng ta đã bị giết. Nhưng Đức Chúa Trời đã không giết chúng ta, Ê-va à. Đức Chúa Trời giết những chiên con này thay chúng ta. Chúng ta cám tạ và biết ơn những chiên con này dường nào. Chúng là vật thay thế chúng ta”.

Một ngày nọ, Chúa Jesus đến và Giăng Báp-tít đã nói về Ngài rằng “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời” (Gi. 1:29). Giăng 1:29 là sự phát triển của Sáng Thế Ký 3:21. Theo hình bóng, khi các chiên con bị giết, Đấng Christ cũng đã bị giết trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, vì Ngài đã bị giết từ khi sáng lập thế giới (Khải. 13:8). Hê-bơ-rơ 9:22 nói “Không có sự đổ huyết, thì không có sự tha thứ”. Vì thế, vấn đề đổ huyết cũng đã được gieo trong Sáng Thế Ký 3:21 như hạt giống và được phát triển trong Giăng 1:29 và Hê-bơ-rơ 9:22. Nếu đọc các Thư Tín trong Tân Ước, anh em sẽ nhận thấy huyết được đề cập rất nhiều lần. Chúng ta đã được cứu chuộc bởi huyết báu của Chiên Con Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Trời đã ấn định cho chúng ta trước khi sáng lập thế giới (1Phi. 1:18-20). Đấng Christ đã được định trước khi A-đam sa ngã. Chúng ta có thể thấy bức tranh về sự đổ huyết của Đấng Christ trong vườn [Ê-đen]. Không có sự đổ huyết, làm thế nào Đức Chúa Trời công chính có thể xưng công chính cho con người có tội? Không có sự đổ huyết thì việc Đức Chúa Trời mặc sự che phủ trên con người sẽ không hợp pháp, không đúng luật, không công chính hay không công bằng. Tuy nhiên, trước khi che phủ con người có tội bằng những chiếc áo da thú, Đức Chúa Trời đã phán xét và giết con người trong sinh tế này. Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ giết chúng ta vì Ngài đã giết chúng ta trong Đấng Christ rồi. Trên thập tự giá, Đấng Christ đã bị giết bởi Đức Chúa Trời công chính. Do đó, hễ khi nào chúng ta đáp ứng với Phúc Âm và nói “Sống”, Đức Chúa Trời lập tức đến và che phủ chúng ta bằng Đấng Christ là sự công chính của chúng ta. Điều này nghĩa là sự xưng công chính của Đức Chúa Trời dựa trên sự cứu chuộc. Việc mặc những chiếc áo bằng da thú dựa trên sự đổ huyết của con sinh vì chiên con làm sinh tế thực ra là vật thay thế cho con người có tội.

2) Những Tấm Da Che Phủ –Sự Liên Hiệp

Dầu nhiều Cơ-đốc nhân nói về sự thay thế, về Đấng Christ đã chết thế chúng ta, nhưng không nhiều người nhận thức về vấn đề liên hiệp. Tuy nhiên, sự thay thế thật sự dựa trên sự liên hiệp. A-đam và Ê-va đã phạm tội, những chiên con đã bị giết và huyết chúng đã đổ ra vì các tội phạm của họ. Làm thế nào việc giết chiên con là việc giết chết họ? Nếu những chiên con đó và A-đam, Ê-va không có quan hệ gì với nhau thì chúng không thể thay thế họ. Một khi A-đam tin vào tin mừng thì Đức Chúa Trời che phủ ông bằng chiếc áo da chiên và ông trở nên một với chiên con. Tội nhân đã trở nên một với vật thay thế. Đây là sự liên hiệp. Sự liên hiệp dẫn đến hiệu lực của sự thay thế vì không có sự liên hiệp thì sự thay thế không có ý nghĩa gì cả. Sự thay thế không có quan hệ gì với chúng ta cho đến khi chúng ta bước vào sự liên hiệp đó. Một khi tham dự vào sự liên hiệp đó thì bất kỳ điều gì vật thay thế đã hoàn thành đều thuộc về chúng ta. Đấng Christ đã làm mọi sự cho chúng ta trên thập tự giá, nhưng nếu không có sự liên hiệp thì tất cả những gì Ngài đã hoàn thành trên thập tự giá sẽ chẳng quan hệ gì với chúng ta. Nhưng nếu chúng ta đáp “A-men, Chúa ôi”, Đấng Christ sẽ được mặc trên chúng ta và chúng ta sẽ được đặt vào trong Đấng Christ. Vì chúng ta là một với Đấng Christ nên bất kỳ điều gì Đấng Christ đã hoàn thành trên thập tự giá đều trở thành của chúng ta; đó là phần hưởng của chúng ta. Sự liên hiệp đem đến hiệu lực của sự thay thế và sự thay thế dựa trên sự liên hiệp.

Khi chúng tôi giảng Phúc Âm, một số người thường hỏi “Nếu Đấng Christ đã chết thay chúng ta trên thập tự giá, tại sao chúng ta cần phải tin? Các anh vừa bảo với chúng tôi rằng Ngài đã hoàn thành sự cứu chuộc trọn vẹn cho chúng tôi. Thế thì, tại sao chúng tôi phải tin?” Anh em cần sự liên hiệp. Nếu không tin Đấng Christ, anh em không có sự liên hiệp này. Nếu không có sự liên hiệp với Ngài thì bất kỳ điều gì Ngài đã thực hiện trên thập tự giá, anh em không thể chiếm hữu hay áp dụng. Chúng ta cần tin Đấng Christ. Hễ khi nào nói đến việc tin để được cứu rỗi, Kinh Thánh đều dùng giới từ “trong”. Chúng ta phải tin “trong” Ngài. Từ liệu “trong” nhỏ bé này chỉ về sự liên hiệp. Tin Jesus Christ là làm một với Ngài, có sự liên hiệp với Ngài. Nếu tôi là một người nghèo và anh em là một tỉ phú, anh em có thể sợ liên hiệp với tôi, nhưng tôi thì vui mừng được liên hiệp với anh em, vì một khi tôi liên hiệp với anh em thì mọi điều anh em có đều là của tôi. Đây là lý do vì sao nhiều thiếu nữ muốn kết hôn với những người giàu có. Theo luật pháp của bang California, bởi sự liên hiệp giữa chồng và vợ nên hễ điều gì chồng có trên danh nghĩa của chồng, cũng đều thuộc về vợ. Chúng ta có cuộc hôn nhân tốt nhất. Chúng ta, những kẻ ăn xin nghèo khó, đã được kết hôn với Đấng Christ, tỉ phú vĩ đại nhất. Bất cứ điều gì Ngài có, bất cứ điều gì Ngài là, bất cứ điều gì Ngài đã và sẽ thực hiện, bất cứ điều gì Ngài đã đạt được và nhận được –mọi sự đó đều là của chúng ta. Bây giờ chúng ta đang ở trong Đấng Christ. Vấn đề liên hiệp này cũng được gieo như một hạt giống trong Sáng Thế Ký, đã được phát triển đầy đủ trong các Thư Tín Tân Ước và sẽ chín rộ thành mùa gặt trong Khải Thị chương 21.

f. Con Đường Đến Cây Sự Sống Bị Đóng Lại

1) Nguyên Nhân

Dầu đã thấy rằng việc ấn định những nỗi khổ là để hạn chế, giải cứu và bảo vệ chúng ta, và mặc dù chúng ta cũng đã thấy sự cứu chuộc được báo trước, thì vẫn còn một nan đề thiết thực: Cây Sự Sống thì sao? Con đường dẫn đến Cây Sự Sống còn được mở ra cho con người sa ngã và tội lỗi không?

Dầu A-đam và Ê-va có sự cứu chuộc được báo trước, nhưng lúc đó họ không có sự cứu chuộc thực tế. Họ vẫn đầy tội trong bản chất. Nếu bản chất bị hư hoại như thế mà họ lại ăn Cây Sự Sống trong tình trạng đó, hẳn họ sẽ sống đời đời với bản chất tội lỗi. Đức Chúa Trời không cho phép điều đó. Tội nhân không được phép chạm đến Cây Sự Sống tiêu biểu cho Đức Chúa Trời. Vì thế, trước khi sự cứu chuộc thực sự được hoàn thành, Đức Chúa Trời phải đóng con đường dẫn đến Cây Sự Sống. Một khi sự cứu chuộc thực sự được hoàn thành, con đường dẫn đến Cây Sự Sống sẽ lại mở ra. Vậy nên, Sáng Thế Ký nói rằng sau khi đã chuẩn bị sự cứu chuộc được báo trước cho con người, Ngài đã đóng con đường dẫn đến Cây Sự Sống.

2) Phương Tiện

Xem xét cách Đức Chúa Trời chặn con đường đến Cây Sự Sống rất có ý nghĩa. Theo hình bóng, Đức Chúa Trời đã đóng con đường này bằng chê-ru-bim, và một thanh gươm cháy rực. Ở đây, chúng ta có ba điều: chê-ru-bim, sự cháy rực và gươm. Như trước đây chúng tôi đã nói về những điều khác trong các chương này của Sáng Thế Ký, chúng ta phải hình bóng hóa tất cả những hình ảnh trong Sáng Thế Ký chương 3. Hình bóng hóa Cựu Ước là hoàn toàn đúng vì cả Chúa Jesus lẫn sứ đồ Phao-lô đều làm như vậy.

a) Chê-ru-bim –Sự Vinh Hiển Của Đức Chúa Trời

Nếu đọc Ê-xê-chi-ên chương 9–10 và Hê-bơ-rơ chương 9, chúng ta sẽ thấy chê-ru-bim là biểu tượng về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Ê-xê-chi-ên 9:3 bày tỏ rằng sự vinh hiển của Đức Chúa Trời ở với chê-ru-bim, và Hê-bơ-rơ 9:5 thậm chí nói đến “chê-ru-bim vinh hiển” vì chê-ru-bim được Đức Chúa Trời dùng để biểu thị, bày tỏ, và nói lên sự vinh hiển của Ngài. Vì thế, con đường dẫn đến Cây Sự Sống bị đóng lại bởi chê-ru-bim có nghĩa là bị đóng lại bởi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không cho phép tội nhân chạm đến Ngài trước khi sự cứu chuộc thực sự được hoàn thành. Trong La-mã 3:23, Phao-lô nói rằng hết thảy mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Vì thế, chính sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đã đóng con đường đến Cây Sự Sống. Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời không cho phép bất kỳ tội nhân nào thiếu sự vinh hiển của Ngài được tiếp xúc Ngài.

b) Cháy Rực –Sự Thánh Khiết Của Đức Chúa Trời

Cháy rực nghĩa là lửa, và theo hình bóng, lửa tượng trưng cho sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là lửa tiêu diệt (Phục. 4:24; 9:3; Hê. 12:29). Bất cứ điều gì phàm tục, không tinh sạch hay tội lỗi đều bị Ngài thiêu rụi. Lửa thiêu cháy này tiêu biểu cho sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, và nếu không thánh khiết, không một người nào được thấy Ngài (Hê. 12:14). Vì thế, điều thứ hai đóng con đường đến Cây Sự Sống là sự thánh khiết của Đức Chúa Trời.

c) Gươm –Sự Công Chính Của Đức Chúa Trời

Gươm tiêu biểu cho sự giết chết. Trong Sáng Thế Ký chương 3, sự giết chết của gươm ngụ ý đến sự công chính của Đức Chúa Trời (so với Ca. 3:42-43; La. 2:5). Nếu Đức Chúa Trời giết ai đó mà không liên quan đến tội thì Ngài bị lên án là đã hành động bất chính. Tuy nhiên, vì có liên quan đến tội, nên theo sự công chính của Đức Chúa Trời, cần phải có sự giết chết. Do đó, gươm để giết chết tượng trưng cho những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời. Vì thế, sự vinh hiển, sự thánh khiết và sự công chính của Đức Chúa Trời đã đóng con đường đến Cây Sự Sống, cho thấy rằng hễ con người còn có tội, sẽ không được phép tiếp xúc Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống.

3) Những Ví Dụ

a) Đức Chúa Trời Trên Núi Si-nai

Bây giờ chúng ta cần xem hai hình ảnh minh họa về việc Đức Chúa Trời đã đóng con đường đến Cây Sự Sống. Trên núi Si-nai, Đức Chúa Trời đã đến thăm dân Ngài (Xuất. 19:10–20:21). Tuy nhiên, dường như Ngài phán với Môi-se rằng “Hỡi Môi-se, hãy nói với tuyển dân rằng Ta phải có một ranh giới chung quanh núi và không một ai có thể vượt qua ranh giới này. Ta vốn thánh khiết, công chính và đầy vinh hiển. Không một ai trong các ngươi là những người có tội, lại đủ phẩm chất để bước qua ranh giới này. Nếu làm vậy, các ngươi sẽ chết”. Núi Si-nai bị bao phủ bởi đám mây, trong đó là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Xuất. 24:16-17). Sự vinh hiển đó đòi hỏi rất khắt khe, phân rẽ tất cả mọi người có tội ra khỏi hiện diện của Đức Chúa Trời và đóng con đường đến Cây Sự Sống. Cũng vậy, trên núi là lửa thiêu rụi (Xuất. 19:18). Dân Ítx-ra-ên kinh sợ đến nỗi họ phải nói với Môi-se rằng “Ôi, đừng đòi chúng tôi đến với Đức Chúa Trời. Ông hãy đến gần Ngài thay chúng tôi. Hãy nhìn những gì trên núi kìa –ngọn lửa thiêu nuốt. Chúng tôi không dám đến gần hơn”. Đó là sự đòi hỏi của sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, suốt trong thời gian gặp Môi-se trên núi Si-nai, Đức Chúa Trời đã ban luật pháp, mười điều răn công chính (Xuất. 20:1-17). Những điều răn này cũng rất nghiêm khắc. Vì thế, trên núi Si-nai, chúng ta thấy một bức tranh gồm ba điều: sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời và sự công chính của Đức Chúa Trời. Những thuộc tính thần thượng này đặt yêu cầu và các sự đòi hỏi trên con người có tội. Do đó, con người bị cách xa Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống bởi sự vinh hiển, sự thánh khiết và sự công chính của Đức Chúa Trời.

b) Đức Chúa Trời Trong Nơi Chí Thánh Của Đền Tạm

Một minh họa thứ hai là Đền Tạm mà trung tâm là Nơi Chí Thánh (Lê. 16:1-2). Đức Chúa Trời ngự trong Nơi Chí Thánh và vinh quang sê-ki-na của Ngài luôn luôn đầy dẫy nơi đó. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai lúc nào cũng có thể bước vào Nơi Chí Thánh, vì chê-ru-bim ở trên Hòm (Xuất. 25:18-20) đang dò xét xem có tội nhân nào hoàn thành những đòi hỏi công chính của Đức Chúa Trời không. Điều này nghĩa là sự vinh hiển của Đức Chúa Trời đang ở đó để quan sát. Cũng vậy, chê-ru-bim được thêu trên bức màn ngăn cách (Xuất. 26:31-34). Hơn nữa, khi hai con trai của A-rôn là Na-đáp và A-bi-hu vào trong Nơi Thánh với lửa lạ, họ đã bị thiêu cháy cho đến chết (Lê. 10:1-3). Lửa, chỉ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, ra từ Nơi Chí Thánh, đã thiêu nuốt họ. Hơn nữa, trong Hòm trong Nơi Chí Thánh có luật pháp của Đức Chúa Trời (Xuất. 40:20-21; Hê. 9:3-4). Luật này tiêu biểu cho sự công chính của Đức Chúa Trời. Do đó, một lần nữa chúng ta thấy sự vinh hiển, sự thánh khiết và sự công chính của Đức Chúa Trời đặt trên người có tội nhiều đòi hỏi và ngăn cản họ tiếp xúc Đức Chúa Trời.

4) Giới Hạn Thời Gian

a) Cho Đến Khi Chúa Jesus Hoàn Thành Sự Cứu Chuộc
 Trên Thập Tự Giá

Việc đến gần Cây Sự Sống đã bị giới hạn trong khoảng thời gian trước khi Chúa Jesus hoàn thành sự cứu chuộc. Bởi sự chết bao hàm tất cả của Ngài trên thập tự giá, Đấng Christ đã làm trọn tất cả những đòi hỏi về sự vinh hiển, thánh khiết và công chính của Đức Chúa Trời.

(1) Sự Đòi Hỏi Của Sự Vinh Hiển Đức Chúa Trời

Sự chết cứu chuộc của Ngài đã làm thỏa mãn những đòi hỏi của sự vinh hiển Đức Chúa Trời. Khi Ngài chết, bức màn thêu hình chê-ru-bim bị xé ra từ trên chí dưới (Mat. 27:50-51). Sự kiện bức màn bị xé ra từ trên chí dưới chứng tỏ rằng đó là công tác đã được Đức Chúa Trời hoàn tất, và sự ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và con người đã được cất bỏ. Con người hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, nhưng bây giờ qua sự cứu chuộc ở trong Đấng Christ, con người có thể được Đức Chúa Trời xưng công chính (La. 3:23-24).

(2) Sự Đòi Hỏi Của Sự Thánh Khiết Đức Chúa Trời

Trong sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đã được thỏa mãn. Chúng ta được thánh hóa, được làm nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đấng Christ một lần đủ cả (Hê. 10:10). Bởi sự dâng một lần đủ cả của Ngài, Đấng Christ đã hoàn hảo chúng ta trong sự thánh hóa, trong sự thánh khiết (Hê. 10:14). Ngài đã thánh hóa chúng ta bằng huyết Ngài (Hê. 13:12). Qua sự chết của Đấng Christ, sự thánh khiết của Đức Chúa Trời là của chúng ta, và đòi hỏi của sự thánh khiết Ngài không còn là nan đề cho chúng ta nữa.

(3) Sự Đòi Hỏi Của Sự Công Chính Đức Chúa Trời

Sự chết của Đấng Christ cũng đã tôn trọng sự công chính của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng Christ trở nên tội vì chúng ta để chúng ta có thể được làm nên sự công chính của Đức Chúa Trời trong Ngài (2Cô. 5:21). Là Đấng Công Chính, Ngài đã vì tội mà chịu khổ hại thay cho kẻ bất nghĩa (1Phi. 3:18). Qua sự chết của Đấng Christ, sự công chính của Đức Chúa Trời đã trở nên sự công chính của chúng ta và điều đó không thể ngăn cản chúng ta đến với Đức Chúa Trời công chính là Cây Sự Sống. Vì thế, con đường đến Cây Sự Sống một lần nữa đã được mở ra hoàn toàn cho chúng ta qua việc Đấng Christ hoàn thành sự cứu chuộc.

b) Một Con Đường Mới Và Sống Được Mở Ra

Vì Đấng Christ đã làm trọn những đòi hỏi của sự công chính, thánh khiết, và vinh hiển của Đức Chúa Trời nên huyết Ngài đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống (Hê. 10:10-20,22). Từ “mới” trong Hê-bơ-rơ 10:20 có nghĩa là “tươi mới”, “mới được làm”. Chúng ta có một con đường tươi mới như vậy, một con đường vừa mới được làm. Bởi đường mới, tươi mới, và sống này, chúng ta được dạn dĩ bước vào nơi kín nhiệm là nơi có Cây Sự Sống.

Đừng sợ bản chất tội của anh em. Nó đã bị đóng đinh trên thập tự giá rồi. Bản chất tội, người cũ, hồn, bản thể, “cái tôi” xấu xa –đều đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Do đó, Đức Chúa Trời quả quyết cho phép chúng ta có sự sống đời đời. Ngài không sợ chúng ta sẽ sống đời đời với bản chất sa ngã vì nó đã bị kết liễu bởi sự chết bao hàm tất cả của Đấng Christ.

c) Con Người Được Phép 
Đến Gần Đức Chúa Trời Và Vui Hưởng Ngài Là Sự Sống

Bây giờ chúng ta có thể đến gần Đức Chúa Trời (Gia. 4:8; Hê. 4:16; 10:19,22). Qua sự cứu chuộc của Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã vào trong linh chúng ta. Chúng ta cần xoay vào linh và bước vào Nơi Chí Thánh qua huyết của Jesus để chạm đến Cây Sự Sống. Điều này thật kỳ diệu. Ngày nay, chúng ta không còn ở dưới sự cứu chuộc báo trước; chúng ta đang vui hưởng sự cứu chuộc đã hoàn tất. Sự cứu chuộc này đã mở ra một con đường mới và sống để chúng ta bước vào Nơi Chí Thánh. Con đường này trước đây không có trong khu vườn, nhưng bây giờ có ở trong linh chúng ta. Vì thế, bây giờ chúng ta được dạn dĩ tiếp xúc Đức Chúa Trời hằng sống là chính Cây Sự Sống. Vì áo đã được giặt sạch, nên chúng ta có quyền đến với Cây Sự Sống và vui hưởng các sự phong phú của Cây Sự Sống (Khải. 22:14).

 

 

BÀI HAI MƯƠI HAI

Sự Sa Ngã Thứ Hai Của Con Người
(1)

Sau khi thấy sự sa ngã thứ nhứt của con người và việc Đức Chúa Trời công bố tin mừng, như được chép trong Sáng Thế Ký chương 3, bây giờ chúng ta đến với Sáng Thế Ký chương 4. Nhìn bên ngoài, dường như chúng ta đang nghiên cứu sự sa ngã; nhưng thật ra, chúng ta đang xem xét tin mừng. Nếu không có sự sa ngã, hẳn không có tin mừng. Ngợi khen Chúa vì sự sa ngã. Sự sa ngã của con người đã đem Phúc Âm của Đức Chúa Trời đến. Trong bài này, chúng ta đến một bước xa hơn trong sự sa ngã của con người và cũng đến một bước xa hơn trong sự công bố tin mừng của Đức Chúa Trời.

B. Sự Sa Ngã Thứ Hai

1. Bối Cảnh

Vào thời điểm của Sáng Thế Ký chương 4, con người đã sa ngã rồi (Sáng. 3:6-8,22-24). Tuy nhiên, con người cũng đã tiếp nhận lời hứa cứu rỗi của Đức Chúa Trời (3:15) và đã nhận lấy con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời (3:21). Khi Đức Chúa Trời hứa với A-đam rằng dòng dõi người nữ sẽ đạp đầu Con Rắn, A-đam tin và hưởng ứng bằng cách gọi vợ là “Sống”. A-đam và Ê-va đang chờ án tử hình. Vì thế, khi nghe tin mừng này, A-đam không gọi vợ mình là “Chết”, nhưng là “Sống”. Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài 19, toàn thể nhân loại đang chờ chết; không một ai sống. Tuy nhiên, sau khi nghe và tiếp nhận Phúc Âm của Đức Chúa Trời, con người trở nên sống. Ha-lê-lu-gia! Chúng ta đang sống!

Dầu sự hưởng ứng của A-đam trong Sáng Thế Ký 3:20 chứng minh rằng ông đã tin Phúc Âm, nhưng chúng ta không tìm thấy một ẩn ý nào trong chương này cho thấy rằng Ê-va cũng tin. Tuy nhiên, Sáng Thế Ký 4:1 cho biết Ê-va đã tin Phúc Âm. “A-đam ăn ở với Ê-va, vợ mình; người thọ thai sanh Ca-in, và nói rằng: ‘Tôi đã đạt được một người, Giê-hô-va’” (Nguyên văn Hê-bơ-rơ). Ê-va sanh một con trai đặt tên là Ca-in, nghĩa là “đạt được, có được”. Dầu Ca-in, con người này là gian ác, nhưng tên ông rất có ý nghĩa. Khi sanh ra ông, Ê-va đã công bố “Tôi đã đạt được”. Ê-va không đạt được một ngôi nhà hay một ít đất; bà đã đạt được một người. Theo quan niệm của bà, Ca-in là dòng dõi của người nữ được hứa trong Sáng Thế Ký 3:15. Đức Chúa Trời đã hứa với Ê-va rằng dòng dõi bà sẽ đạp đầu Con Rắn, tức Kẻ Ác. Lời của Ê-va trong Sáng Thế Ký 4:1 chứng tỏ rằng bà đã tin lời hứa đó  mong đợi có được dòng dõi đó. Khi con đầu lòng ra đời, bà đã công bố “Tôi đã có được một người, Giê-hô-va”. Nếu nghĩ rằng cách dịch này quá táo bạo, tôi xin anh em tham khảo nguyên bản Hê-bơ-rơ. Trong bản Hê-bơ-rơ của Sáng Thế Ký 4:1, không có giới từ giữa từ “người” và “Giê-hô-va”. Mặc dầu một số dịch giả có thể thêm những giới từ như “từ” hay “với”, nhưng theo nguyên bản Hê-bơ-rơ, không có một giới từ như vậy trong phần Lời này. Nguyên bản Hê-bơ-rơ đơn giản là “Tôi đã đạt được một người, Giê-hô-va”. Bản Concordant của Sáng Thế Ký dịch câu này như vậy trong phần kinh văn và bản New American Standard (NAS) có chú cách dịch này ở phần lề. Vì thế, theo cách hiểu của Ê-va, đứa con bà sanh ra trong 4:1 là sự ứng nghiệm lời hứa về dòng dõi người nữ trong 3:15. Do đó, bà gọi con mình là Giê-hô-va, Chúa.

Tuy nhiên, một lời công bố như vậy là quá sớm. Thực ra, Ê-va đã không sanh [một người như vậy], tức Giê-hô-va. Bốn ngàn năm sau, trinh nữ Ma-ri đã sanh một Con Trẻ, danh Ngài được gọi là Đức Chúa Trời Toàn Năng (Ês. 9:6). Con Trẻ được sanh ra trong máng cỏ tại Bết-lê-hem là Đức Giê-hô-va. Danh Ngài được gọi là Jesus, nghĩa là “Giê-hô-va–Cứu Chúa” (Mat. 1:21). Dầu bản thân Ê-va không sanh ra một người như vậy, tức Đức Giê-hô-va; nhưng bà tượng trưng cho trinh nữ Ma-ri, người đã sanh ra Ngài. Cuối cùng, dòng dõi thật của người nữ đã đến qua trinh nữ Ma-ri. Do đó, Jesus, Giê-hô-va–Cứu Chúa, thực ra mới là người này, tức Giê-hô-va mà Ê-va cho rằng bà đã sanh ra, như được đề cập trong Sáng Thế Ký 4:1. Bằng cách đặt tên con là Ca-in, Ê-va đã chứng tỏ rằng bà đã tin Phúc Âm được Đức Chúa Trời công bố trong Sáng Thế Ký 3:15. Dầu phải mất bốn ngàn năm, nhưng cuối cùng thì người này, tức Giê-hô-va, cũng đã đến qua trinh nữ Ma-ri.

Cả A-đam và Ê-va đều đã tin Phúc Âm. A-đam đã tin và đặt tên vợ là “Sống”; Ê-va đã tin và đặt tên con là “đạt được, có được” [vì] nghĩ rằng bà đã có được điều Đức Chúa Trời hứa. Chắc chắn A-đam và Ê-va phải rao giảng Phúc Âm cho con cái, kể cho Ca-in và A-bên nghe rằng họ đã được Đức Chúa Trời tạo dựng như thế nào, được Đức Chúa Trời căn dặn đừng ăn Cây Tri Thức là thể nào, rồi họ không vâng phục Đức Chúa Trời và đã ăn cây đó, đã ở trong sự sợ hãi, run rẩy ra sao khi chờ án tử hình, và Đức Chúa Trời đã đến để giảng Phúc Âm bằng cách hứa với họ rằng dòng dõi người nữ sẽ giày đạp đầu Con Rắn là như thể nào. Hơn nữa, A-đam và Ê-va chắc cũng đã kể với con cái rằng họ đã lõa lồ trong hiện diện của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Trời đã giết những chiên con làm sinh tế, lấy da thú làm thành áo dài để che sự lõa lồ của họ hầu họ có thể đứng trước Đức Chúa Trời và được tương giao với Ngài là thể nào. Tôi được thuyết phục rằng A-đam và Ê-va đã giảng Phúc Âm như vậy cho các con. Bằng chứng về điều này được thấy trong Hê-bơ-rơ 11:4, rằng “Bởi đức tin, A-bên đã dâng cho Đức Chúa Trời một sinh tế tốt hơn của Ca-in”. Theo Kinh Thánh, đức tin đến từ sự nghe Lời được rao ra (La. 10:17,14). Vì A-bên đã có một đức tin như vậy, đã vận dụng đức tin này và dâng cho Đức Chúa Trời một sinh tế theo đức tin này, nên chắc chắn ông đã nghe sự rao giảng tin mừng từ cha mẹ mình. Bởi lời đó, ông đã nhận được đức tin. Ông đã không dâng sinh tế theo ý kiến riêng hay sự học hỏi của mình, và việc dâng sinh tế không phải là phát minh của ông. Ông đã dâng của lễ bởi đức tin theo lời cha mẹ rao giảng.

Cha A-đam, mẹ Ê-va và con thứ hai A-bên, đã tin Phúc Âm. Là những người được cứu, chúng ta không phải là con đầu lòng. Con đầu lòng bị hư mất (Xuất. 12:29) và con thứ hai được cứu bởi đức tin. Chúng ta, tức người tin, là con thứ. Ngợi khen Chúa vì chúng ta là con trai thứ, con thứ hai. A-đam là người cha tốt, đi đầu trong việc tin Phúc Âm. Tôi hi vọng tất cả những người cha đang đọc bài này sẽ là những người đi đầu trong việc tin Phúc Âm. Ê-va, người vợ và người mẹ tốt, cũng là một người tin, đã bước theo người chồng tin kính và mở đường để con cái tin. Do đó, trong Sáng Thế Ký chương 4, chúng ta có người cha tin, người mẹ tin, và người con tin. Hãy nhìn gia đình này –tất cả họ đều đã tin cùng một Phúc Âm. Khi người ta hỏi tôi rằng A-đam và Ê-va có được cứu không, tôi đáp “Tại sao không? Nếu anh em được cứu, thì chắc chắn họ cũng được cứu. Thực ra, họ đã được cứu sớm hơn anh em”. A-đam và Ê-va là những người tiên phong trong việc tin Phúc Âm. A-đam mở đường, Ê-va lát đường và A-bên bước đi trên con đường đó. Bây giờ chúng ta là những người nối gót A-bên. Tôi ao ước rằng mỗi người cha sẽ là một A-đam, mỗi người mẹ là một Ê-va, và tất cả con cái là những A-bên. Gia đình đầu tiên trên đất là một gia đình Phúc Âm, gia đình của những người tin.

Chính A-bên là một người tin đặc biệt. Dù đã đọc Kinh Thánh nhiều năm, có lẽ anh em chưa bao giờ chú ý đến nghề nghiệp của A-bên. Ông là một “người cho chiên ăn” (Sáng. 4:2, theo nguyên văn Hê-bơ-rơ). Vào thời A-bên, người ta không nuôi chiên để lấy thịt, vì trước nước lụt, con người chỉ được phép ăn rau quả (Sáng. 1:29). Chỉ sau nước lụt, Đức Chúa Trời mới ấn định cho con người ăn thịt cũng như rau quả (Sáng. 9:3). Do đó, khi A-bên nuôi chiên, ông không làm việc để có thức ăn sinh sống. Dường như Ca-in thông minh hơn, thực dụng hơn A-bên, và “là một người phục vụ đất” (Sáng. 4:2, Hêb) . Có lẽ Ca-in đã nói với em rằng “A-bên à, điều em đang làm chẳng thực tế chút nào. Nuôi chiên để dùng vào việc gì? Hãy nhìn những gì anh đang làm đây. Anh đang phục vụ đất vì đất sẽ sản sinh thực phẩm cho cuộc sống mình. Làm thế nào em có thể kiếm sống chỉ bằng cách nuôi chiên? Tất cả những gì em có thể nhận được là da chiên để che phủ, nhưng chẳng có gì để sống”. Nếu đi vào ý tưởng của Sáng Thế Ký 4:2, chúng ta sẽ thấy A-bên đã không làm việc để kiếm sống mà để thỏa mãn Đức Chúa Trời. A-bên không quan tâm đến sự thỏa mãn của riêng mình; ông quan tâm đến sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời. Trái lại, Ca-in đã không quan tâm đến sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời; ông chỉ quan tâm đến việc kiếm sống cho chính mình.

Sáng Thế Ký 4:2 cho biết về hai anh em ruột: người anh cả phục vụ đất, còn người em thứ nuôi chiên. Đất sản sinh thực phẩm cho con người, trong khi chiên chủ yếu dùng làm của lễ cho Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta thấy rằng Ca-in đã phục vụ đất, còn A-bên phục sự Đức Chúa Trời. Tôi có một câu hỏi đặt ra cho tất cả những ai đang đọc bài này: anh em đang nuôi chiên hay đang phục vụ đất, thế giới? Nếu đang sống cho Chúa, mọi điều chúng ta làm là nuôi chiên. Tuy nhiên, nếu không hầu việc Chúa, mọi điều chúng ta làm là phục vụ đất. Chỉ có hai loại người –những người phục vụ thế giới và những người nuôi chiên cho Đức Chúa Trời. Anh em là loại người nào? Tất cả người thế giới đều siêng năng, thiết tha phục vụ đất, không chút quan tâm đến Đức Chúa Trời. Toàn thể nhân loại sa ngã là những người phục vụ đất và là nô lệ cho đất. Có phải anh em là một người phục vụ, một nô lệ như vậy không? Những người phục vụ đất thường nghĩ rằng chúng ta, những người nuôi chiên cho Đức Chúa Trời, là cuồng. Khi họ biết chúng ta nhóm liên tục, khi họ thấy chúng ta đọc Kinh Thánh và tương giao với nhau, khi họ nghe chúng ta lúc nào cũng hát và ngợi khen Chúa, họ tự hỏi không biết chúng ta là loại người gì. Chúng ta là những người nuôi chiên. Cả ngày lẫn đêm, chúng ta đều đang nuôi chiên. Đừng nói rằng anh em dạy học ở trường hay làm việc tại công sở. Anh em đang nuôi chiên cho Đức Chúa Trời. Chúng ta là những A-bên, người quan tâm đến việc nuôi chiên cho Đức Chúa Trời hơn là chỉ kiếm sống. Đừng nói rằng các anh em dẫn dắt trong Hội Thánh là những người duy nhất nuôi chiên còn những anh chị em khác phải quan tâm đến việc làm, nghề nghiệp và kinh doanh. Bề ngoài, anh em đang làm việc hay đang học tại trường; nhưng thực ra, anh em đang nuôi chiên cho Đức Chúa Trời. Nghề nghiệp hay học vấn của anh em là thứ yếu; nuôi chiên là chính yếu. Phương diện chính của nếp sống chúng ta là quan tâm đến sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời. Chúng ta không phải là người phục vụ đất mà là người nuôi chiên cho Đức Chúa Trời.

A-bên đã nuôi chiên với mục đích duy nhất là cung cấp của lễ cho Đức Chúa Trời. Vì thế, A-bên phụng sự Đức Chúa Trời cách tuyệt đối. Mọi điều anh em làm nên vì mục đích phụng sự Đức Chúa Trời. Anh em không nên làm bất kỳ điều gì vì bất kỳ nguyên do nào khác. Chúng ta đang hầu việc Đức Chúa Trời, đang nuôi chiên, để có thể có những của lễ dâng lên cho Ngài. Mọi điều phải vì mục đích này. Vì là người như vậy nên A-bên là một tín đồ đặc biệt. Ông không chỉ tin Phúc Âm mà còn thực hành Phúc Âm và sống cho Phúc Âm.

Khi Ê-va sanh Ca-in, bà rất phấn khởi và đã công bố “Tôi đã đạt được một người, Giê-hô-va”. Có lẽ sau đó không lâu, bà đã thất vọng, và nói “Đó không phải là Giê-hô-va mà chỉ là một thằng bé ngỗ nghịch”. Hơn nữa, Ca-in đã không nghe lời bà. Vì thế, khi sanh đứa thứ hai, bà đặt tên là A-bên, nghĩa là “hư không”, giống như sự tan biến của hơi thở. Khi sanh đứa thứ nhứt, bà thật hăng hái và reo mừng “Tôi đã đạt được”; vào lúc sanh đứa thứ hai, bà thất vọng và nói “Hư không”. Khi A-bên ra đời, Ê-va chỉ nói “Đó là sự hư không”. Ý tưởng ở đây rất có ý nghĩa. Chúng ta là hư không; dầu vậy, chúng ta là người nuôi chiên cho Đức Chúa Trời. Chúng ta không là gì và không là ai cả nhưng là những người nuôi chiên cho Đức Chúa Trời. Tôi thấy thật khó trả lời khi người ta hỏi về nghề nghiệp của tôi. Nhiều lần tôi đáp “Thật khó nói. Trong một ý nghĩa, tôi không là ai. Trong một ý nghĩa khác, tôi thật kỳ diệu”. Một mặt, tôi không là ai, [chỉ là] sự hư không; mặt khác, tôi là người kỳ diệu, làm công việc kỳ diệu là nuôi chiên cho Đức Chúa Trời. Không gì kỳ diệu hơn công việc nuôi chiên cho Đức Chúa Trời. Đây là A-bên. Khi sanh ra, chúng ta là nhưng người hư không. Nếu không nuôi chiên cho Đức Chúa Trời, tất cả những gì chúng ta là và làm đều là “hư không của các sự hư không” (Truyền đạo 1:2). Ngợi khen Chúa vì giữa những sự hư không đó, chúng ta đang nuôi chiên để Đức Chúa Trời thỏa mãn. Do đó, chúng ta không còn hư không nữa; chúng ta đang làm công việc kỳ diệu để Đức Chúa Trời thỏa mãn.

2. Nguyên Nhân

Trong Sáng Thế Ký chương 4, chúng ta thấy hai loại gương mẫu. A-bên là gương mẫu tuyệt vời về việc tin Phúc Âm, thực hành Phúc Âm và sống vì Phúc Âm. Ca-in, con trưởng của thế hệ thứ hai của loài người, là gương về việc liên tục sa ngã và xoay khỏi con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Với A-đam và Ê-va, có hai vấn đề chính: sự sa ngã họ đã gây ra và Phúc Âm họ đã tiếp nhận và rao giảng. A-đam và Ê-va đã được cứu và rao truyền lời cứu rỗi cho thế hệ tiếp theo. Chúng ta cũng phải chia sẻ những điều này với con cái, kể cho chúng câu chuyện buồn về sự sa ngã của con người và công bố cho chúng tin mừng về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Ca-in đã không đi theo con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời, nhưng tiếp tục sa ngã. Đời sống ông là sự tiếp nối và đẩy mạnh sự sa ngã của con người. Cho nên, chúng ta có thể nói rằng, với Ca-in, nhân loại trải qua sự sa ngã thứ hai. Cha mẹ ông đã gây ra sự sa ngã thứ nhứt, ông tiếp tục điều đó và dẫn đến sự sa ngã thứ hai.

Ở đây tôi muốn nói một lời cảnh báo: Đừng bao giờ tiếp nối sự sa ngã. Chúng ta phải tách mình khỏi sự sa ngã và nói rằng “Ớ sự sa ngã, ta không hợp tác với ngươi. Hãy lìa khỏi ta. Ta sẽ không để cho ngươi tiếp tục. Ta sẽ chạy đến với sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời”. Ca-in đã duy trì sự sa ngã của con người, nhưng A-bên theo đuổi con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Ngày nay, chúng ta cũng đối diện với một sự chọn lựa giống như vậy. Anh em muốn cứ ở trong sự sa ngã và tiếp tục sa ngã hay đi đến với Đức Chúa Trời để được cứu rỗi? Đừng dại dột mà tiếp tục sa ngã. Chúng ta phải tiếp nhận sự cung ứng của Đức Chúa Trời để được cứu rỗi. Tuy nhiên, Ca-in đã dại dột, cứ ở trong sự sa ngã, và đã thực sự thúc đẩy nó phát triển.

a. Sự Chiếm Đoạt Của Ma Quỉ

Chúng ta cần hiểu nguyên nhân sự sa ngã thứ hai của con người. Một lý do để Ca-in tiếp tục sa ngã là ma quỉ đã chiếm hữu bên trong ông. Nhìn bên ngoài, chính Ca-in khước từ tin mừng của Đức Chúa Trời; nhưng thực ra, chính Sa-tan đã ngăn ông khỏi con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Sa-tan biết rằng nếu Ca-in tiếp nhận tin mừng, hắn sẽ không có cách gì chiếm được ông. Vì thế, hắn đã xảo quyệt làm cho Ca-in thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách riêng. Bằng cách này, hắn đã nắm Ca-in trong tay, thậm chí làm cho ông sa ngã hơn. Vì thế, sự sa ngã thứ hai của con người là do kẻ xảo quyệt xúi giục, kẻ đã chiếm đoạt Ca-in và hành động bên trong ông.

b. Sự Ngạo Mạn Của Con Người

Trong Việc Từ Bỏ Con Đường Cứu Rỗi Của Đức Chúa Trời

Vào thời điểm của Sáng Thế Ký chương 4, Ma Quỉ đã tiêm chính hắn vào trong con người, và Đức Chúa Trời đã bày tỏ con đường cứu rỗi của Ngài cho con người. Tuy nhiên, Ca-in đã tự ý từ bỏ con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Điều này nghĩa là ông đi theo Ma Quỉ và gạt bỏ ý muốn của Đức Chúa Trời. Đây là nguyên nhân nữa của sự sa ngã thứ hai. Ca-in đã không quan tâm đến Lời Đức Chúa Trời, Phúc Âm của Đức Chúa Trời, và không nghe theo sự rao giảng của cha mẹ. Một lần nữa, tôi mạnh mẽ tin rằng cha mẹ ông đã giảng Phúc Âm cho ông và em ông, bảo rằng họ cần sự che phủ được làm từ những tấm da của chiên con đã hi sinh. Tôi tin rằng điều này giải thích cho việc A-bên ước muốn làm người nuôi chiên. Tuy nhiên, Ca-in đã không quan tâm đến điều này, tự ý từ bỏ phương cách của Đức Chúa Trời và phát minh cách riêng của ông.

3. Tiến trình

a. Sự Ngạo Mạn Của Con Người 
Khi Dâng “Hoa Quả Của Đất” Cho Đức Chúa Trời

Ca-in đã ngạo mạn và phục sự Đức Chúa Trời theo quan niệm riêng. “Ca-in dùng thổ sản làm của lễ dâng cho Đức Giê-hô-va” (Sáng. 4:3). Ca-in phục sự Đức Chúa Trời theo ý mình. Ông đã phát minh một tôn giáo theo quan niệm con người. Trong Sáng Thế Ký chương 3, không có một lời nào về việc dâng hoa quả của đất cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời quan tâm đến sinh tế trong đó huyết được đổ ra để thỏa đáp sự đòi hỏi công chính của Ngài, và Ngài quan tâm đến những tấm da của chiên con hi sinh để có thể che phủ những người sa ngã, lõa lồ. Khi A-đam và Ê-va khám phá thấy mình lõa lồ, họ đã che phủ mình bằng những cái khố làm bằng lá vả, nhưng Đức Chúa Trời không quan tâm đến loại che phủ đó. Đức Chúa Trời đã giết một số chiên con để làm của lễ chuộc tội, và từ tấm da của những chiên con này, Ngài đã làm thành những chiếc áo dài che phủ cho người nam lẫn người nữ. Chúng ta đã thấy rằng A-đam và Ê-va chắc đã kể cho Ca-in và A-bên điều này, và A-bên đã nhận lấy những lời đó và làm theo. Tuy nhiên, Ca-in tự cho mình thông minh hơn, không màng đến sự quan tâm của Đức Chúa Trời, và đã khước từ phương cách của Ngài. Ông đã không vâng theo Phúc Âm của Đức Chúa Trời mà phát minh phương cách riêng, một tôn giáo theo quan niệm của ông. Ai đã bảo ông dâng hoa quả của đất? Ông đã tự bảo mình làm như vậy do kẻ xảo quyệt thúc đẩy. Sự thực hành này bắt nguồn từ ý tưởng riêng của ông.

Trải qua nhiều thế kỷ và nhiều thế hệ, đã có vô số người đi theo Ca-in, những người mà ở mọi nơi và mọi lúc, đã phát minh tôn giáo riêng của họ. Họ đã không dạy người ta phạm tội, nhưng dạy người ta hầu việc Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài. Trong sự ngạo mạn, những người này nghĩ rằng họ đang hầu việc Đức Chúa Trời. Họ nói “Có điều gì sai với sự hầu việc Đức Chúa Trời theo cách này? Chúng tôi không đánh bài, ăn cắp hay giết người. Chúng tôi đang hầu việc Đức Chúa Trời”. Tuy nhiên, tôi sẽ nói với họ “Các anh hầu việc Đức Chúa Trời theo quan niệm của các anh. Rốt cuộc, các anh không hầu việc Đức Chúa Trời nhưng đang hầu việc chính mình. Các anh phục vụ cho quan niệm riêng của mình và không quan tâm đến sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của các anh; quan niệm, tư tưởng của các anh là Đức Chúa Trời của các anh”.

Nếu đọc Sáng Thế Ký chương 4 cách vội vàng, anh em có thể có cùng một nan đề mà tôi đã có khi đọc phần Lời này lúc còn trẻ. Tôi nói “Đức Chúa Trời không công bằng. Cả hai anh em đều dâng của lễ cho Đức Chúa Trời. Có điều gì sai với của lễ của Ca-in? Ông không đánh bài hay ăn cắp. Ông thật ngoan đạo. Nếu không ngoan đạo, hẳn ông sẽ không dâng của lễ. Ông đã lao nhọc trên đất cho đến khi đất sản sinh hoa quả và đã giữ lại một số để làm của lễ cho Đức Chúa Trời. Điều đó không tốt sao? Làm thế nào Đức Chúa Trời có thể định tội ông vì đã làm điều đó? Tuy nhiên, Kinh Thánh nói “Nhưng Đức Giê-hô-va chẳng ngó ngàng đến Ca-in, cũng chẳng ngó ngàng đến lễ vật của người” (Sáng. 4:5, Nguyên văn Hê-bơ-rơ) Dường như Đức Chúa Trời phán với Ca-in rằng “Ca-in, ngươi đã làm điều mang tính tôn giáo, nhưng Ta thậm chí sẽ không ngó ngàng đến điều đó. Đây không phải là phụng sự Ta. Ngươi đang phụng sự quan niệm của ngươi. Ta không chút quan tâm đến lễ vật của ngươi”. Khi còn trẻ, tôi không thể hiểu lý do vì sao Đức Chúa Trời phản ứng như vậy, tôn trọng lễ vật của A-bên và khước từ lễ vật của Ca-in. Tôi đã cho rằng Đức Chúa Trời không công bằng.

Năm tháng trôi qua, tôi đã đến chỗ nhận thức rằng dầu Ca-in dâng một của lễ cho Đức Chúa Trời, nhưng ông đã không dâng theo cách của Đức Chúa Trời, mà theo ý riêng. Do quan niệm và tham muốn riêng, ông đã phát minh một phương cách mới để thờ phượng Đức Chúa Trời. Trong Cơ-đốc Giáo ngày nay, có nhiều phát minh mới để thờ phượng Đức Chúa Trời. Tất cả những phát minh đó đầy tính tự phụ.

Theo bản thể thiên nhiên của mình, Ca-in đã không còn thuần khiết. Dầu A-đam thuần khiết khi được Đức Chúa Trời dựng nên, nhưng do hậu quả của sự sa ngã, Sa-tan, Kẻ Ác, đã tiêm chính hắn vào trong con người. Do đó, hễ khi nào con người tự ý hành động, người đó đang liên hiệp với Ma Quỉ. Vì thế, con người không nên tự ý hành động mà nên từ chối mình và lệ thuộc Đức Chúa Trời. Tôi phải liên tục nhận thức rằng tôi là một người sa ngã và Sa-tan ở bên trong tôi, trong bản chất, trong suy nghĩ, ước muốn và ý chí của tôi. Sa-tan đã hoàn toàn là một với tôi. Tôi không dám tự ý hành động. Tôi phải nói “Chúa ơi, con từ bỏ mình và đặt tin cậy nơi Ngài. Ô Chúa, xin Ngài dẫn đầu. Xin Ngài khởi xướng. Chúa ơi, con muốn đi theo Ngài và nhận lấy phương cách của Ngài”. Chúng ta không chỉ có tội mà chính bản ngã chúng ta đã trở nên thuộc ma quỉ vì Sa-tan ở bên trong. Mọi điều chúng ta nghĩ ra theo bản chất của mình thực ra là một phát minh của Kẻ Ác. Ca-in với vô số người ngày nay, đã không nhận thức được điều này. Ông nghĩ rằng ngay khi làm điều gì đó cho Đức Chúa Trời, phục sự và thờ phượng Ngài, thì mọi sự là tốt đẹp. Đừng nghĩ theo cách như vậy. Anh em phải biết mình đứng ở đâu và là gì. Là người sa ngã, chúng ta là một với Ma Quỉ. Hắn không chỉ ở xung quanh, ở bên trên mà còn ở bên trong chúng ta, trong bản chất, trong tâm trí, tình cảm và ý chí chúng ta. Hễ khi anh em nổi nóng, Sa-tan có mặt. Hễ khi anh em tự ý bày tỏ cảm xúc, Sa-tan đang năng động trong anh em. Đừng nói rằng chỉ có một mình anh em cư xử như vậy vì Sa-tan đang ở với và ở trong anh em. Điều này không chỉ đúng trong những điều xấu, mà ngay cả trong những điều tốt. Khi Ca-in dâng hoa quả của đất làm của lễ cho Đức Chúa Trời, Sa-tan có liên quan đến hành động này. Trong Ca-in, Sa-tan dâng của lễ cho Đức Chúa Trời. Đó là lý do Đức Chúa Trời không ngó ngàng đến. Dường như Đức Chúa Trời phán “Ca-in, lễ vật của ngươi là ác. Đó là một sự xúc phạm Ta. Đó là một vật gớm ghiếc trước mắt Ta. Ta không chấp nhận”.

b. Sự Nóng Giận Của Con Người

Khi biết rằng Đức Chúa Trời không màng đến lễ vật của mình, “Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt” (Sáng. 4:5). Với những người tôn giáo ngày nay cũng giống như vậy. Nếu không đánh giá cao những việc làm của họ, họ sẽ giận anh em và nói “Thế chúng tôi không đang phụng sự Đức Chúa Trời sao? Tại sao các anh không đồng ý với tôi?” Khi những người tôn giáo thấy người khác phụng sự Đức Chúa Trời theo cách của Ngài, và bởi đó, nhận được sự tôn trọng của Ngài, họ sẽ lại càng phẫn nộ hơn. Ca-in là người đi đầu trong điều này. Nếu hầu việc Đức Chúa Trời, đi theo con đường của A-bên, nghĩa là đi theo phương cách của Đức Chúa Trời, thì những người gọi là tôn giáo sẽ giận anh em và nói “Sao anh em không nghĩ rằng chúng tôi cũng đang hầu việc Đức Chúa Trời? Tại sao Đức Chúa Trời chấp nhận anh em mà không chấp nhận chúng tôi?” Chúng ta đã nghe những lời như vậy khá thường. Tôi xin anh em cẩn thận. Dầu đang hầu việc Đức Chúa Trời nhưng anh em đang hầu việc Ngài theo cách của ai –cách của anh em hay của Ngài? Anh em hầu việc Đức Chúa Trời theo sự khải thị của Ngài hay theo quan niệm và sự phát minh của mình? Chỉ nói rằng đang hầu việc Đức Chúa Trời thì chưa đủ, nhưng phải xác định cách mà anh em đang hầu việc Ngài. Sự hầu việc của anh em là theo Lời Đức Chúa Trời hay theo ý kiến của mình?

Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đầy thương xót với Ca-in và vẫn còn nói chuyện với ông. Ca-in không cầu nguyện với Đức Chúa Trời, cũng không hỏi Ngài “Đức Chúa Trời ơi, con có điều gì sai?” Dầu ông không cầu nguyện, nhưng Đức Chúa Trời, Đấng giàu lòng thương xót, đã đến và phán với ông. “Chúa phán hỏi Ca-in rằng: Cớ sao ngươi giận và cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống?” (Sáng. 4:6). Đức Chúa Trời đang hỏi Ca-in tại sao ông giận như thế và tại sao nét mặt ông gằm xuống. Những người đi theo cách của Đức Chúa Trời đều ngẩng mặt lên. Họ ngước mặt lên và nói “Ngợi khen Chúa! A-men, Ha-lê-lu-gia! Jesus là Chúa!” Theo Bản King James, Đức Chúa Trời phán với Ca-in “Nếu ngươi làm đúng, cớ sao ngươi không được chấp nhận?” Bản Hê-bơ-rơ cũng có thể dịch là “Nếu ngươi làm đúng, há chẳng ngước mặt lên sao?”. Nếu đúng theo cách của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ ngẩng mặt lên. Dầu nhiều người tôn giáo hầu việc Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài nhưng Đức Chúa Trời không ngó ngàng đến họ. Kết quả là họ giận dữ và nói “Phải chăng tôi không đang hầu việc Đức Chúa Trời? Phải chăng tôi không đang làm nhiều điều cho Ngài?” Những lời giận dữ như vậy là ngụ ý đến một nét mặt gằm xuống. Khi Ca-in giận dữ, dường như Đức Chúa Trời phán với ông rằng “Hỡi Ca-in, ngươi không nên giận dữ. Ngươi là tội nhân. Ngươi chưa nghe tin mừng từ cha mẹ ngươi sao? Ta có cách của Ta. Tại sao ngươi trở thành một người có nét mặt gằm xuống? Trông ngươi như vậy vì ngươi đã bỏ cách của Ta, vì ngươi đã không nghe lời giảng dạy của cha mẹ và vì ngươi đã không tin Phúc Âm. Nếu tiếp nhận phương cách của Ta và tin Phúc Âm, mặt ngươi sẽ ngẩng lên. Này Ca-in, bây giờ vẫn chưa trễ. Nhưng hãy cẩn thận. Nếu ngươi cứ theo con đường này, tội lỗi đang rình trước cửa, tìm cách nuốt ngươi”.

Trong Sáng Thế Ký 4:7, Đức Chúa Trời cảnh cáo Ca-in “Và nếu ngươi làm không đúng thì tội lỗi đang rình trước cửa” (Nguyên văn Hê-bơ-rơ). Phần sau của câu này rất khó dịch. Bản King James dịch “Thèm muốn của hắn sẽ hướng về ngươi, và ngươi phải cai trị hắn”. Những Bản Dịch khác dịch đại từ “của hắn” và “hắn” là “của nó” và “nó”, nghĩa là sự thèm muốn của tội lỗi hướng về ngươi nhưng ngươi phải đắc thắng nó. Bản King James thì đúng, dùng đại từ “của hắn” và “hắn”. “Hắn” được đề cập trong câu này là ai? Câu trả lời được tìm thấy trong Giăng 8:44 và 1Giăng 3:12. Với sự giúp đỡ của những câu này, chúng ta có thể biết rằng “hắn” trong Sáng Thế Ký 4:7 là Ma Quỉ. Do đó, Đức Chúa Trời phán với Ca-in rằng tội lỗi đang rình trước cửa và sự thèm muốn của hắn, tức thèm muốn của Sa-tan hướng Ca-in, nhưng ông phải đắc thắng thèm muốn đó. Tội lỗi và Sa-tan là một. Hãy cẩn thận. Nếu khước từ con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời, tội lỗi đang rình trước cửa để bắt lấy anh em. Thèm muốn của tội, tức thèm muốn của Sa-tan hướng về anh em nhưng anh em phải đắc thắng nó. Cách đắc thắng Sa-tan tốt nhất là trốn khỏi quan niệm của mình và ẩn nấp trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là Jesus như Sinh Tế. Jesus đã đổ huyết Ngài vì các tội phạm chúng ta và đã ban chính Ngài là Sự Công chính để che phủ sự lõa lồ của chúng ta. Đây là cách để chúng ta chạy trốn Sa-tan và thoát khỏi tội lỗi đang rình trước cửa. Nếu một ai trong anh em đang đọc bài này không nhận Jesus làm Cứu Chúa thì tôi phải nói với anh em đó rằng tội lỗi đang rình trước cửa giống như một con thú háu ăn, đang chờ cơ hội để bắt lấy và ăn nuốt anh em. Tội lỗi này là Sa-tan, kẻ xảo quyệt, đứa nói dối, là kẻ giết người từ ban đầu.

            c. Con Người Giết Em Mình

“Và Ca-in thuật lại cùng A-bên, em mình: và khi hai người đang ở ngoài đồng, Ca-in xông đến A-bên, em mình, và giết đi” (Sáng. 4:8). Khi so sánh câu này với Giăng 8:44, chúng ta thấy rằng Ca-in không phải là kẻ giết người duy nhất; Sa-tan cũng là kẻ giết người. Trong phần Lời này, Chúa Jesus nói về Ma Quỉ rằng “Từ ban đầu nó là kẻ giết người”. Dầu A-bên đã bị Ca-in giết nhưng Sa-tan cũng đã phạm tội giết người trong hành động giết người của Ca-in. Vì Ca-in đã khước từ phương cách của Đức Chúa Trời và lời cảnh báo của Ngài nên ông đã bị Sa-tan, kẻ giết người, bắt lấy, và trở thành một kẻ giết người cùng với Sa-tan. Do đó, hai kẻ giết người đã phạm cùng một tội ác. Bởi giết em mình, Ca-in đã hoàn toàn bị Ma Quỉ chiếm hữu vì Ma Quỉ đã giết A-bên bởi tay và với sự hợp tác của Ca-in. Ca-in đã khinh thường sự rao giảng của cha mẹ và từ bỏ lời cảnh báo của Đức Chúa Trời. Vì thế, do Sa-tan xúi giục, ông đã phục sự Đức Chúa Trời theo phát minh của mình; cuối cùng, bị Sa-tan chiếm hữu hoàn toàn và trở thành kẻ giết người. Đó là sự sa ngã thứ hai của con người.

Sự sa ngã thứ hai của con người bắt đầu với sự phát minh của con người về tôn giáo. Nó không bắt đầu bằng sự ăn cắp mà bắt đầu bằng sự thờ phượng Đức Chúa Trời theo quan niệm con người. Thờ phượng Đức Chúa Trời theo tôn giáo do con người tạo ra không phải là một sự giải cứu khỏi sự sa ngã thứ nhứt, mà là tiếp nối sự sa ngã. Sự sa ngã thứ hai, bắt đầu với tôn giáo tự tạo, đã được hoàn thành bằng hành động giết người. Anh em có tin rằng phạm tội giết người là điều có thể xảy ra với người tôn giáo không? Nếu đọc lịch sử, anh em sẽ khám phá thấy Giáo Hội Công Giáo La-mã đã giết nhiều Cơ-đốc nhân thật hơn cả Đế Quốc La-mã. Hàng ngàn Cơ-đốc nhân đã bị giết bởi Đế Quốc La-mã, còn Giáo Hội Công Giáo La-mã đã tiếp tục sự bắt bớ này, thậm chí đã giết tín đồ thật nhiều hơn. Nếu cố làm một Cơ-đốc nhân thuần khiết và đích thực tại Bồ-đào-nha hay Tây-ban-nha, anh em phải cẩn thận vì những người tôn giáo ở đó sẽ tìm cách lấy mạng sống anh em. Tôn giáo loài người luôn luôn như vậy: bắt đầu bằng sự hầu việc Đức Chúa Trời và kết thúc với sự giết người. Điều này chính xác tương ứng với Lời Chúa Jesus trong Giăng 16:2 “Và giờ đến, hễ ai giết các ngươi tưởng rằng thế là phụng sự Đức Chúa Trời”.

Sự sa ngã thứ nhứt của con người là gì? Sự sa ngã thứ nhứt của con người là việc con người nhận vào trong mình điều gì đó khác hơn Đức Chúa Trời. Con người đã không làm điều gì ác mà chỉ hấp thụ vào trong chính mình một yếu tố khác hơn là Đức Chúa Trời. Sự sa ngã thứ hai của con người là gì? Sự sa ngã thứ hai của con người là phát minh tôn giáo là điều dẫn đến hành động giết người. Sự sa ngã thứ hai xảy ra do sự tự phụ của con người. Tự phụ có nghĩa là con người không quan tâm đến gia tể Đức Chúa Trời, không quan tâm đến phương cách của Đức Chúa Trời mà chỉ quan tâm đến ý muốn và quan niệm riêng. Khi một người từ chối theo phương cách của Đức Chúa Trời, thay vào đó phát minh tôn giáo riêng, cuối cùng người đó sẽ trở thành kẻ giết dân Đức Chúa Trời. Đó là sự sa ngã thứ hai của con người.

Sáng tỏ về sự sa ngã là điều rất ích lợi vì kết quả là chúng ta có thể thấy nhiều hơn về sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tôi hi vọng rằng không một ai đọc bài này sẽ trở thành Ca-in. Tất cả chúng ta nên là những A-bên công chính. Tất cả chúng ta hãy giống như A-bên, tin Phúc Âm, thực hành Phúc Âm và sống vì Phúc Âm.

 

 

BÀI HAI MƯƠI BA

Ca-In Và A-Bên

Trong bài này, một mở ngoặc trong sự nghiên cứu Sáng Thế Ký chương 4, chúng ta cần xem thêm về Ca-in và A-bên. Trong Nghiên Cứu Sự Sống Sáng Thế Ký, chúng tôi đã nhiều lần chỉ ra rằng hầu như mỗi điểm được tìm thấy trong ba chương đầu của Sáng Thế Ký là một hạt giống, sẽ phát triển trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh, đặc biệt là trong Tân Ước. Điều này cũng đúng trong trường hợp của Ca-in và A-bên. Theo sự khải thị của Lời thần thượng, hai anh em này nên được xem như hai hạt giống quan trọng được gieo trong Sáng Thế Ký chương 4. Điều này được chứng minh bởi sự kiện Tân Ước cũng nói về Ca-in và A-bên (Giu. 11; 1Gi. 3:12; Mat. 23:35; Hê. 11:4; 12:24). Trong Giăng 8:44, Chúa Jesus đã ám chỉ đến Ca-in khi phán rằng Ma Quỉ “từ ban đầu là kẻ giết người”. Như chúng ta đã thấy trong bài trước, Ca-in đã trở nên một với Ma Quỉ, và do đó, cả Ca-in lẫn Ma Quỉ đều là kẻ giết A-bên. Trong Giăng 8:44, Chúa Jesus cũng nói rằng Ma Quỉ là kẻ nói dối “Khi nó nói dối, thì tự mình nó nói, vì nó vốn là kẻ nói dối, cũng là cha của kẻ nói dối”. Tôi tin rằng đây cũng là lời ám chỉ về Ca-in, liên quan đến lời nói dối mà ông đã nói với Đức Chúa Trời khi Ngài hỏi về em ông (Sáng. 4:9). Ca-in nói dối Đức Chúa Trời trong hiện diện Ngài. Vì thế, Ca-in không chỉ là kẻ giết người mà cũng là kẻ nói dối. Do đó, Lời Chúa trong Giăng 8:44 là bằng chứng cho thấy câu chuyện về Ca-in trong Sáng Thế Ký chương 4 là một hạt giống.

Chúng ta đã thấy rằng từ ban đầu, con người được đặt trước hai cây, Cây Sự Sống và và Cây Tri Thức (Sáng. 2:8-9). Hai cây này đại diện cho hai nguồn, từ đó ra hai con đường liên tục trải suốt Kinh Thánh: con đường của Cây Sự Sống và con đường của Cây Tri Thức. Rõ ràng, Ca-in ở trên con đường của Cây Tri Thức còn A-bên ở trên con đường của Cây Sự Sống.

Chắc chắn A-đam và Ê-va đã sanh nhiều con cái hơn là chỉ có hai người được đề cập ở đây. Tuy nhiên, ở đây Kinh Thánh chỉ đề cập đến Ca-in và A-bên. Tại sao Kinh Thánh chỉ đề cập đến hai người này ở đây? Vì ý định của Lời Thánh là cho chúng ta thấy hai loại người đã hiện hữu từ lúc bắt đầu thế hệ thứ hai của con người: Ca-in, đại diện cho con đường của Cây Tri Thức, còn A-bên, đại diện con đường của Cây Sự Sống.

Kinh Thánh kết thúc như lúc bắt đầu. Kinh Thánh bắt đầu với hai cây chỉ về hai nguồn và kết thúc với hai thành –Ba-by-lôn Lớn và Giê-ru-sa-lem Mới– chỉ về hai sự tổng kết. Một Thành thì lớn còn Thành kia thì thánh. Ba-by-lôn Lớn sẽ là sự tổng kết chung cuộc của cả con đường của Cây Tri Thức lẫn của hạt giống Ca-in. Hạt giống về Ca-in được gieo trong Sáng Thế Ký chương 4, đã phát triển trải suốt Cựu Ước lẫn Tân Ước và sẽ tổng kết trong Ba-by-lôn Lớn được bày tỏ trong Khải Thị chương 17 và 18. Cũng vậy, Giê-ru-sa-lem Mới không chỉ là sự tổng kết chung cuộc của con đường Cây Sự Sống, mà cũng là của hạt giống A-bên. Mỗi người, mà sẽ là một phần trong Giê-ru-sa-lem Mới, đều là một A-bên. Mỗi viên đá quí trong Thành đó sẽ là một A-bên cho đến đời đời. Trái lại, đa số người trong Ba-by-lôn Lớn sẽ là Ca-in. Vì thế, Ba-by-lôn Lớn là sự tổng kết chung cuộc của rất nhiều Ca-in, và Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là toàn bộ A-bên. Anh em là gì –A-bên hay Ca-in? Tôi hi vọng rằng không một ai đang đọc bài này là Ca-in cả.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét hai anh em này kỹ lưỡng hơn, xem xét họ trong ánh sáng của các Sách tiếp theo của Kinh Thánh. Chúng ta bắt đầu với Ca-in.

I. CA-IN

A. Làm Việc Và Sống Vì Chính Mình 
–”Một Người Phục Vụ Đất”

Trong bài trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng Ca-in là người phục vụ đất để kiếm sống. Ở đây, ông được gọi là “người phục vụ đất” (c. 2. Nguyên văn Hê-bơ-rơ) Điều này nghĩa là ông sống và làm việc vì mình. Ông không chỉ làm việc và sống vì chính mình mà cũng bởi chính mình. Xin nhớ rằng sau sự sa ngã, bản ngã của con người đã trở thành sự nhục hóa của Sa-tan. Do đó, sống bởi bản ngã con người thật ra là sống bởi Sa-tan. Ca-in đã sống là một người như vậy.

B. Thờ Phượng Đức Chúa Trời Theo Quan Niệm Riêng

Là Điều Bắt Nguồn Từ Sa-tan

Ca-in đã có điều gì sai? Nói theo con người, ban đầu, ông không có gì sai. Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ, tôi đã hành động như một luật sư của Ca-in, thay mặt ông để tranh cãi trước tòa án thiên thượng. Tôi cảm thấy không có gì sai với Ca-in. Ông là người đầu tiên dâng của lễ cho Đức Chúa Trời. A-bên là người thứ hai. Có lẽ A-bên đã học điều này từ Ca-in. Với tôi, dường như việc Ca-in dâng của lễ cho Đức Chúa Trời là không sai; việc này không giống như đánh bài, nói dối hay giết người. Vì thế, tôi tranh luận với Đức Chúa Trời rằng “Đức Chúa Trời ơi, Ngài không công bằng với Ca-in. Sự không công bằng của Ngài đã khiêu khích ông giết em mình. Nếu Ngài công bằng, có lẽ Ca-in đã yêu em mình nhiều hơn”. Tôi nói như một luật sư vô học, như một cậu bé quê mùa trước tòa án. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời thật nhân từ với Ca-in, không thi hành án phạt trên ông. Đức Chúa Trời cũng thương xót tôi, không đặt tôi vào chỗ chết. Cuối cùng, qua nhiều năm, tôi đã đến chỗ hiểu được lý do Đức Chúa Trời không chấp nhận hay không ngó ngàng đến Ca-in và lễ vật của ông.

Tôi xin nói với anh em lý do. Ca-in và A-bên được sanh ra bởi cha mẹ sa ngã. A-đam và Ê-va không những đã sai phạm với Đức Chúa Trời mà còn bị tiêm bản chất gian ác của Sa-tan vào bên trong. Bản chất của Sa-tan đã dầm thấm bản chất, tâm trí và quan niệm của họ. A-đam và Ê-va biết tình trạng của mình, nhận biết rằng họ đã sai trong hiện diện Đức Chúa Trời. Thực vậy, họ cũng đầy yếu tố gian ác của Sa-tan. Họ nhận thức rằng Đức Chúa Trời đầy thương xót và ân điển đối với mình, đã hứa ban sự cứu rỗi và cung cấp cho họ những chiếc áo dài làm bằng da thú để che phủ sự lõa lồ của họ, tượng trưng cho Đấng Christ là sự công chính đích thực sẽ đến. Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài trước, A-đam và Ê-va đã kể cho con cái họ về điều này, công bố con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Vì thế, Ca-in và A-bên không được sanh bởi cha mẹ thuần khiết; họ là dòng dõi của cha mẹ đã bị ô nhiễm, hư hoại, ô uế và hư nát.

Giả sử chúng ta có một ly nước tinh khiết và một ly nước đã nhiễm bẩn. Nếu đưa cho tôi ly nước tinh khiết, tôi sẽ rất cảm kích và uống cho đã khát. Tuy nhiên, nếu anh em đưa cho tôi ly nước bẩn, tôi sẽ bị xúc phạm. Dầu có thể rất khát nhưng tôi sẽ từ chối ly nước bẩn đó. Nếu hiểu ví dụ này, anh em sẽ không nói rằng Đức Chúa Trời là không công bằng khi khước từ của lễ của Ca-in. Đơn giản là Đức Chúa Trời không thể chấp nhận ly nước bẩn đó, nghĩa là của lễ ô uế. Ca-in được sanh bởi cha mẹ ô uế, và bẩm sinh, ông đã không tinh sạch và nhiễm bẩn. Trái lại, Đức Chúa Trời là thánh khiết, công chính và thuần khiết. Không những Ca-in và A-bên hư hoại và tội lỗi, mà bên trong họ là kẻ thù của Đức Chúa Trời. Vì Sa-tan, kẻ thù của Đức Chúa Trời, đã sống và hành động trong họ, xúi giục họ làm nhiều điều, nên mọi điều họ làm là ra từ hành động của kẻ thù Đức Chúa Trời. Nếu anh em là Đức Chúa Trời và nhận thức rằng bên trong Ca-in là Ma Quỉ, kẻ thù của mình, thì anh em có chấp nhận hành động thờ phượng của ông không. Sự thờ phượng như vậy là điều xúc phạm Đức Chúa Trời.

Nhìn bên ngoài, chúng ta không thấy Ma Quỉ trong Sáng Thế Ký chương 4; chúng ta chỉ thấy Ca-in giết người và nói dối. Tuy nhiên, trong Giăng 8:44, Chúa Jesus phán rằng đó là Ma Quỉ giết người và nói dối. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, đó không chỉ là Ca-in, mà còn là Ma Quỉ. Hơn nữa, 1Giăng 3:12 bảo rằng Ca-in “thuộc về Kẻ Ác”. Từ Hi-lạp được dịch là “thuộc về” thực ra có nghĩa là “ra từ”. Do đó, Ca-in ra từ Ma Quỉ, Kẻ Ác. Nguồn của Ca-in là Sa-tan. Hai câu này cho thấy rõ ràng và tường tận rằng Ca-in và Ma Quỉ, Ma Quỉ và Ca-in, là một.

Có lẽ anh em sẽ tranh luận, tự hỏi làm thế nào Ma Quỉ có thể xúi giục người ta thờ phượng Đức Chúa Trời. Hãy xem minh họa về Phi-e-rơ trong Ma-thi-ơ 16:21-23. Sau khi nhận được khải thị thiên thượng về Đấng Christ, Phi-e-rơ đã bị Sa-tan xúi giục nói với Chúa Jesus, Đấng vừa mới bày tỏ sự chịu khổ và sự chết sắp đến của Ngài, rằng hãy thương chính Ngài. Chúa xoay lại và quở Phi-e-rơ rằng “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đàng sau Ta!” Xin chú ý rằng Chúa không nói “Phi-e-rơ, hãy lui ra đàng sau Ta”. Vì thế, người vừa nhận được sự khải thị từ Cha đã trở thành Sa-tan. Ông không trở thành Sa-tan về điều ác, nhưng về vấn đề quan tâm đến Chúa.

Khi được bảo phải thờ phượng Đức Chúa Trời hay khi đến gần Chúa, cố gắng quan tâm đến Ngài, thì Sa-tan, kẻ xảo quyệt, thường sẽ không bảo chúng ta đừng làm điều đó, mà sẽ đề nghị một cách nào đó khác với sự khải thị của Đức Chúa Trời trong nỗ lực ngăn chúng ta khỏi gia tể Đức Chúa Trời. Thậm chí Sa-tan sẽ xúi giục chúng ta làm nhiều điều cho Đức Chúa Trời miễn là hắn có thể ngăn chúng ta khỏi đường lối của Đức Chúa Trời và cản trở chúng ta hoàn thành mục đích của Ngài. Đây là cách hắn hành động trong Ca-in.

Chúng ta nên cẩn thận. Điều tương tự có thể xảy ra với chúng ta. Phải nhận thức rằng vấn đề không phải là chúng ta làm gì mà là chúng ta là gì. Kết quả thật không phải là chúng ta có thờ phượng Đức Chúa Trời hay không mà chúng ta có là một với Ma Quỉ trong bất kỳ điều gì chúng ta làm hay không. Nếu anh em thương yêu người khác bởi là một với Ma Quỉ thì loại tình yêu đó là điều xúc phạm Đức Chúa Trời, vì Sa-tan, kẻ thù của Đức Chúa Trời, đang hành động trong điều đó. Vì thế, Ca-in là người dâng của lễ, nhưng Ma Quỉ là kẻ xúi giục, kẻ khởi xướng hành động thờ phượng của Ca-in. Giả sử có một kẻ thù từ chối không chịu làm hòa với anh em, dầu vậy, kẻ đó sai một người khác đến thờ phượng anh em. Anh em không coi sự thờ phượng đó là một điều xúc phạm sao? Bây giờ, chúng ta có thể thấy sự sai trái ở Ca-in là gì rồi.

Ca-in đã dâng hoa quả của sức lao động cho Đức Chúa Trời (Sáng. 4:3). Ông dâng hoa quả của đất không có huyết đổ ra. Điều này nghĩa là ông đã khước từ phương cách cứu chuộc của Đức Chúa Trời mà ông đã nghe từ cha mẹ. Phương cách cứu chuộc của Đức Chúa Trời như được khải thị cho cha mẹ Ca-in là phương cách về một sinh tế có huyết đổ ra, vì không có sự đổ huyết thì không có sự tha tội (Hê. 9:22). Con người đã sa ngã, hư hoại, tội lỗi và bị ô uế trong cách nhìn của Đức Chúa Trời. Con người cần có huyết đổ ra để được tha tội. Dầu chắc chắn cha mẹ Ca-in đã nói với ông phương cách cứu chuộc của Đức Chúa Trời, nhưng ông đã khước từ, gạt bỏ điều đó. Ca-in không quan tâm đến phương cách của Đức Chúa Trời; ông đã phát minh ra phương cách riêng theo quan niệm của mình.

Quan niệm là gì? Quan niệm con người thuộc về Cây Tri Thức. Bởi nhận lấy con đường của Cây Tri Thức, Ca-in đã mở bản thể mình cho Ma Quỉ. Bởi làm điều này, ông đã bị Kẻ Ác bắt lấy hoàn toàn. Ca-in là người đầu tiên phát minh ra tôn giáo. Anh em có thể tranh luận rằng “Ca-in phát minh tôn giáo để thờ phượng Đức Chúa Trời. Ông không phát minh ra sòng bài”. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không quan tâm điều anh em phát minh; Ngài quan tâm đến nguồn gốc. Bất kỳ điều gì con người phát minh đều không bắt nguồn từ Đức Chúa Trời và không bởi linh con người, mà bởi tâm trí. Nếu phát minh của anh em bắt nguồn từ chính mình trong tâm trí, phát minh đó dù tốt đến đâu, đều có nguồn gốc trong Sa-tan, vì Sa-tan, kẻ xảo quyệt, đang ở trong tâm trí anh em. Khi Ca-in nghĩ ra cách thờ phượng Đức Chúa Trời, ông hoàn toàn là một với Sa-tan. Ông đã bị Ma Quỉ đầy dẫy, dầm thấm và tràn ngập. Vì thế, trong Giăng 8:44, Chúa Jesus đã ám chỉ ông là Sa-tan. Một người như vậy mới cả gan dâng cho Đức Chúa Trời một của lễ không có sự đổ huyết!

Bây giờ chúng ta có thể hiểu lý do vì sao Đức Chúa Trời không chấp nhận lễ vật của Ca-in. Dầu có thể Ca-in đã nhận thức rằng điều Đức Chúa Trời muốn là một sinh tế có đổ huyết, nhưng ông không làm theo. Ông thờ phượng Đức Chúa Trời theo quan niệm riêng, không có sự đổ huyết và không có những tấm da che phủ của con sinh. Điều này nghĩa là ông đã khước từ phương cách của Đức Chúa Trời là tiếp nhận Đấng Christ là Sự Công chính của Đức Chúa Trời để được che phủ như đã bày tỏ trong Phi-líp 3:9 và 1Cô-rin-tô 1:30. Giống như những người Do-thái tôn giáo, ông đã tìm cách lập sự công chính riêng, không biết đến và không thuận phục sự công chính của Đức Chúa Trời như được bày tỏ trong La-mã 10:3. Do đó, lễ vật của ông là điều xúc phạm Đức Chúa Trời; một vật gớm ghiếc trong mắt Ngài và Ngài đã khước từ.

C. Đi Đường Riêng

 Giu-đa câu 11 nói về những người “đã đi theo đường của Ca-in”. Đường của Ca-in là gì? Đó là làm lành để đẹp lòng Đức Chúa Trời và ngạo mạn thờ phượng Đức Chúa Trời bởi nỗ lực của con người và theo phát minh riêng của con người dưới sự xúi giục của Ma Quỉ. Con đường của Ca-in là thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách tôn giáo không có Đấng Christ. Theo ý nghĩa của con người, đường của Ca-in không xấu vì tôn giáo là phát minh tốt nhất của văn hóa loài người. Thực ra, theo Kinh Thánh, tôn giáo là phát minh đầu tiên và tốt nhất của nền văn hóa loài người. Tuy nhiên, chúng ta phải đặt câu hỏi: Ai đã phát minh tôn giáo? Đó không phải là chính Ca-in mà là Sa-tan, kẻ thúc đẩy bên trong ông. Sa-tan đã chiếm đoạt thế hệ đầu tiên của nhân loại bằng cách cám dỗ họ ăn Cây Tri Thức. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã can thiệp để cứu họ và khôi phục họ bởi phương cách cứu chuộc của Ngài. Mặc dầu, trong một ý nghĩa, cả A-đam và Ê-va đã hư mất, nhưng Đức Chúa Trời đã đến để đem họ trở lại với chính Ngài, mở ra con đường cứu chuộc của Ngài, con đường đổ huyết. Đó là cách giải cứu, cách cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy A-đam và Ê-va đã truyền phương cách này cho các con, và Ca-in, con đầu lòng, đã khước từ mà đi theo cách của ông, trở nên một với Ma Quỉ. Sự khước từ đó, tức là đi theo đường riêng của mình, là khước từ Đức Chúa Trời và đi theo Sa-tan. Đây là đường ác của Ca-in.

Đức Chúa Trời đã ban sự khải thị đầy đủ về đường lối của Ngài cho chúng ta. Dù A-đam, Ê-va đã giảng cho con cái họ bao nhiêu đi nữa, thì họ cũng không có Kinh Thánh như chúng ta có. Chúng ta có Kinh Thánh với 66 Sách cho biết đầy đủ về con đường cứu rỗi, con đường sự sống, con đường đổ huyết, và con đường của Đấng Christ. Chúng ta có con đường. Tuy nhiên, nhiều người đã nghe về con đường này, nghĩa là, đã nghe rao giảng Phúc Âm, nhưng đã xoay mặt đi và tiếp nhận con đường riêng của họ, nỗ lực thờ phượng Đức Chúa Trời theo quan niệm riêng và cố gắng làm lành để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời theo ý riêng của họ. Rất nhiều người đang nhận lấy đường của Ca-in. Con đường của Ca-in không phải là chơi bài trong các sòng bạc mà là nghĩ ra một tôn giáo thuộc con người, một cách thờ phượng Đức Chúa Trời không theo sự khải thị của Ngài, nhưng theo phát minh của con người. Nhìn bên ngoài, điều này tốt nhưng thực ra điều đó thật kinh khủng, vì do phát minh ra tôn giáo, thế hệ thứ hai của nhân loại đã bị Sa-tan bắt lấy hoàn toàn. Sa-tan chiếm được thế hệ thứ nhứt bằng cách cám dỗ con người ăn Cây Tri Thức, và bắt giữ thế hệ thứ hai bằng cách xoay con người khỏi đường lối của Đức Chúa Trời mà hướng về đướng lối do con người phát minh.

Đường lối của Đức Chúa Trời tương phản với cả điều tốt lẫn điều xấu. Nhiều người nghĩ rằng miễn là không làm điều gì xấu là ổn rồi. Tuy nhiên, dù đứng về phía xấu hay tốt, anh em vẫn đang ở ngoài đường lối của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không quan tâm anh em đứng về phía tốt hay xấu; Ngài chỉ quan tâm anh em có đang ở trên con đường cứu chuộc của Ngài hay không. Anh em có thể cho mình cao và đường lối của anh em cao hơn đường lối của Đức Chúa Trời. Nhiều người tôn giáo, những người đã phát minh tôn giáo riêng, tự cho mình cao hơn những người đi theo con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Có lẽ họ cao hơn chúng ta, nhưng chúng ta ở trong đường lối của Đức Chúa Trời. Con đường của Ca-in không phải là đường ác tỏ tường; đó là đường thiện. Tuy nhiên, nó làm con người lệch khỏi Đức Chúa Trời. Sa-tan đứng cả hai phía thiện và ác. Xin nhớ rằng Cây Sự Sống chỉ có một yếu tố –sự sống. Tuy nhiên, Cây Tri Thức có hai yếu tố –thiện và ác. Do đó, hễ không ở trên đường của Đức Chúa Trời, anh em đang đi theo đường của Sa-tan, bất kể đang làm thiện hoặc ác.

Tôi có một lời để nói với bất kỳ ai đang đọc bài này, là người có lẽ chưa được cứu. Bạn cần con đường cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Bất kể bạn đã làm hay có thể làm điều tốt nào, phải nhận thức rằng bạn đã sanh ra trong tội lỗi, bản chất Ma Quỉ ở trong xác thịt bạn và yếu tố của Sa-tan ở trong tâm trí bạn. Bạn cần sự đổ huyết của Jesus, vì không có sự đổ huyết thì không có sự tha tội.

Cảm tạ Đức Chúa Trời vì sự đổ huyết của Jesus! Bởi sự đổ huyết, chúng ta có sự tha tội. Vợ tôi có thể làm chứng rằng hầu như mỗi lần chúng tôi cầu nguyện với nhau, lời đầu tiên của tôi thường là “Chúa ơi, chúng con đến với Ngài bởi huyết Ngài. Ôi Chúa, xin tẩy sạch chúng con bằng huyết Ngài. Chúng con cần sự che phủ của huyết Ngài biết bao!” Đang khi ở trong sáng tạo cũ, chúng ta vẫn còn yếu tố dơ bẩn, ô uế bên trong. Vì thế, chúng ta cần sự tẩy sạch của huyết Jesus. Nhiều lần tôi đã nói với Chúa trong lời cầu nguyện rằng “Chúa ơi, chúng con phải đi qua Bàn Thờ. Chúng con cần Ngài là các của lễ. Chúa ơi, chúng con nhận Ngài là Của Lễ Chuộc Tội và dâng mỡ cho Ngài”. Ca-in đã lệch mục tiêu. Ông đã khước từ phương cách đổ huyết và nhận lấy cách của Sa-tan.

Khi sứ đồ Phao-lô ở trong Do-thái Giáo, ông đã trỗi hơn nhiều người ngang hàng với ông (Ga. 1:14). Tuy nhiên, lúc đó ông không nhận được sự công chính của Đức Chúa Trời. Trong Phi-líp 3:9, ông đã nói một lời sâu nhiệm và tuyệt diệu “Và được người khác thấy là ở trong Ngài, chẳng phải nhờ công chính riêng là công chính ra từ Kinh Luật, mà là nhờ công chính do đức tin đến Đấng Christ, tức là công chính từ Đức Chúa Trời dựa trên đức tin mà được”. Phao-lô không muốn được người khác tìm thấy trong chính mình, có sự công chính riêng; nhưng muốn được tìm thấy trong Đấng Christ, có sự công chính ra từ Đức Chúa Trời. Giống như Phao-lô, chúng ta cần được tìm thấy trong Đấng Christ. Việc Ngài là sự công chính của chúng ta được bày tỏ qua lời của một Thánh Ca nổi tiếng “Đấng Christ của Đức Chúa Trời là sự công chính tôi, vẻ đẹp của tôi, chiếc áo vinh hiển của tôi”. Là sự công chính của Đức Chúa Trời, Đấng Christ là sự che phủ mà chúng ta đang nương náu. Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta vào trong Đấng Christ và làm cho Ngài thành sự công chính của chúng ta (1Cô. 1:30). Chúng ta ở dưới sự che phủ của Ngài. Chúng ta là một với Ngài. Ngài. Chính Ngài, chính Thân Vị Ngài, chứ không phải một thuộc tính nào của Ngài, là sự công chính của chúng ta.

Trong La-mã 10:3, Phao-lô nói về những người Do-thái không tin rằng “Bởi họ không biết sự công chính của Đức Chúa Trời, và tìm cách lập sự công chính riêng của mình, nên họ không chịu thuận phục sự công chính của Đức Chúa Trời”. Những người Do-thái đó là những kẻ thật sự đi theo Ca-in. Ca-in là kẻ tiên phong của họ, đi đầu trong việc cố gắng lập sự công chính riêng và không chịu phục phương cách của Đức Chúa Trời tức tiếp nhận Đấng Christ làm sự công chính của mình. Một lần nữa, tôi nói rằng đây là con đường của Ca-in. Hễ khi nào chúng ta ở ngoài Đấng Christ, tìm cách làm lành để đẹp lòng Đức Chúa Trời, thì trong cách nhìn của Ngài, chúng ta đang theo dấu chân của Ca-in. Đừng bao giờ làm điều đó. Theo sự khải thị của Đức Chúa Trời, chúng ta phải thừa nhận rằng thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách riêng là một sự xúc phạm Ngài.

D. Bị Ma Quỉ Chiếm Đoạt

Dầu Đức Chúa Trời thương xót Ca-in, nhưng ông đã không ăn năn. Đức Chúa Trời có cơ sở pháp lý để kết án tử hình Ca-in, nhưng Ngài không làm điều đó. Thay vào đó, Ngài cảnh báo ông rằng tội đang rình trước cửa, chờ cơ hội để bắt lấy và ăn nuốt ông (Sáng. 4:7). Trong lời cảnh báo đó, Đức Chúa Trời hàm ý rằng tội là một thân vị, tức Sa-tan, rằng ý muốn của nó là chiếm lấy Ca-in, và rằng Ca-in phải đắc thắng nó. Ca-in phớt lờ lời cảnh báo của Đức Chúa Trời, chỉ quan tâm đến đường riêng của mình. Ông đã không ăn năn, trở lại hay thay đổi. Ông cứ nhất định đi đường riêng cho đến cùng, thậm chí đến chết. Vậy nên, ông đã bị Sa-tan chiếm lấy hoàn toàn và trở nên một với Ma Quỉ (Gi. 8:44). Do đó, 1Giăng 3:12 nói rằng ông “ra từ Kẻ Ác”.

E. Bắt Bớ Những Người 
Thật Sự Thờ Phượng Đức Chúa Trời

Khi Ca-in thấy Đức Chúa Trời đẹp lòng A-bên, người thờ phượng thật, thì lấy làm ghen tức. Tại sao Ca-in giết em mình? Trong nhiều năm, tôi cố tìm lời đáp cho câu hỏi này. Tôi tin rằng Ca-in đã giết A-bên vì nét mặt của A-bên ngẩng lên trong khi nét mặt của Ca-in lại gằm xuống. Bản King James dịch Sáng Thế Ký 4:7 là “Nếu ngươi làm đúng, cớ sao ngươi không được chấp nhận?” Tuy nhiên, bản Hê-bơ-rơ ở đây dịch là “Nếu ngươi làm đúng, cớ sao ngươi không ngẩng mặt lên?” Ca-in xông đánh A-bên vì gương mặt A-bên đang mỉm cười và chiếu sáng. Vẻ mặt ngẩng cao của A-bên chọc Ca-in ghen tức. Ngày nay cũng vậy. Nếu đang vui mừng và vui hưởng Chúa, anh em sẽ chọc người khác trong tôn giáo ghen tức. Nhiều người sẽ nói “Tại sao các anh vui thế? Đức Chúa Trời chỉ ở với các anh thôi sao? Ngài không ở với chúng tôi sao?” Kết quả là họ sẽ bắt bớ anh em. Tôi tin đây là lý do khiến Ca-in tấn công A-bên. Ông khó chịu bởi gương mặt chiếu sáng, vẻ mặt ngẩng cao và giọng nói vui vẻ của A-bên. Ở vài nơi, nhiều người cảnh báo chúng tôi “Đừng làm điều này nữa. Nếu các anh tiếp tục, chúng tôi sẽ đuổi các anh ra ngoài”. Sự ghen tức của tôn giáo thật kinh khủng. Không một sự ghen tức nào đáng sợ bằng sự ghen tức trong tôn giáo. Điều này giải thích cho sự kiện Giáo Hội Công Giáo La-mã đã giết hại Cơ-đốc nhân chân thật nhiều hơn cả đế quốc La-mã.

Hãy nghe điều Chúa Jesus phán với người Pha-ri-si “Hầu cho hết cả huyết công chính bị đổ ra trên đất đều đổ lại trên các ngươi, kể từ huyết A-bên, là người công chính, cho đến huyết Xa-cha-ri, là con Ba-ra-chi, mà các ngươi đã giết ở giữa Đền Thờ và Bàn Thờ”. (Mat. 23:35) Những người tôn giáo đã giết Xa-cha-ri ở đâu? Không phải trong rạp hát mà là giữa Đền Thờ và Bàn Thờ, nơi dân tôn giáo thờ phượng Đức Chúa Trời. Những người thờ phượng Đức Chúa Trời theo phương cách của Ngài không theo phương cách của họ đã bị người tôn giáo giết tại chính nơi họ dâng sự thờ phượng cho Đức Chúa Trời theo cách của họ. Một mặt, họ thờ phượng; mặt khác, họ phạm tội giết người. Đó là sự ghen tức của tôn giáo. Thật kinh khủng biết bao!

II. A-BÊN

A. Làm Việc Và Sống Cho Đức Chúa Trời 
–“Một Người Nuôi Chiên”

Bây giờ chúng ta đến với A-bên, hạt giống sẽ được tổng kết trong Giê-ru-sa-lem Mới. A-bên đã làm việc và sống cho Đức Chúa Trời. Ông cũng đã sống bởi Đức Chúa Trời. Hằng ngày, A-bên đã sống cho Đức Chúa Trời và bởi Đức Chúa Trời; ông là “người nuôi chiên” cho Đức Chúa Trời. Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài trước, vào thời của A-bên, chiên chủ yếu dành cho Đức Chúa Trời. Ông đã không làm việc và sống cho chính mình như Ca-in, nhưng vì sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời như Ngài khao khát. Dường như mục đích và mối quan tâm của đời sống ông là làm thỏa mãn Đức Chúa Trời theo cách của Ngài.

B. Thờ Phượng Đức Chúa Trời 
Theo Sự Khải Thị Của Ngài

A-bên đã không dâng sinh tế theo quan niệm, ý tưởng hay phương cách của mình nhưng theo phương cách cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Ông thờ phượng Đức Chúa Trời theo sự khải thị của Ngài (Hê. 11:4). Không như Ca-in, ông đã dâng con đầu lòng trong bầy của mình, có lẽ là chiên. Kinh Thánh nói rằng ông “đã dâng con đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó” (Sáng. 4:4). Khi ông dâng mỡ thì sinh tế phải bị giết và huyết đổ ra, vì nếu chiên không bị giết thì không thể có mỡ để dâng cho Đức Chúa Trời. A-bên nhận thức rằng ông cần một của lễ có sự đổ huyết. Ông biết rằng mình đã được sanh ra bởi cha mẹ sa ngã, rằng mình vốn xấu xa, tội lỗi và ô uế trong cách nhìn của Đức Chúa Trời. Do đó, ông đã dâng một số con đầu lòng trong bầy mình, đổ huyết ra để được cứu chuộc và xông mỡ để Đức Chúa Trời thỏa mãn. Ai đã dạy ông dâng chiên đầu lòng của bầy? Chắc chắn ông đã làm điều này theo sự chỉ dẫn của cha mẹ. Những gì A-bên đã làm tương ứng chính xác với những đòi hỏi của Kinh Luật được Môi-se ban hành sau này. Điều này chứng tỏ rằng cách ông thờ phượng Đức Chúa Trời là theo sự khải thị thần thượng của Đức Chúa Trời, không theo quan niệm của ông.

Là người sa ngã, mọi điều chúng ta suy nghĩ đều là tội. Dù nghĩ đến những điều tốt nhất thì những ý tưởng đó vẫn là tội. Hơn nữa, bất cứ điều gì chúng ta thấy và nói đều là tội. Thánh đồ Augustine nói rằng ngay cả những giọt nước mắt ăn năn của chúng ta cũng cần sự tẩy sạch của huyết. Chúng ta tội lỗi đến nỗi ngay cả phải ăn năn về sự ăn năn của mình. Chúng ta là hiện thân của tội. Do đó, bất cứ điều gì ra từ chúng ta, từ suy nghĩ, lời nói, việc nghe và cảm xúc của chúng ta đều là tội. Chúng ta phải từ bỏ mình. Từ bỏ mình thực ra có nghĩa là gạt bỏ Ma Quỉ, vì Ma Quỉ ở trong bản ngã chúng ta. Nếu gạt bỏ chính mình, chúng ta cũng đồng thời khước từ Sa-tan hoàn toàn. Đừng nói “Cách của tôi là tốt. Những ý tưởng của tôi là tuyệt vời”. Dù ý tưởng của anh em tuyệt vời đến đâu, Sa-tan cũng đang ở trong đó và anh em phải khước từ chúng mà nhận lấy phương cách của Đức Chúa Trời theo sự khải thị của Ngài.

Lễ vật của A-bên là hình bóng về Đấng Christ. Theo Dân Số Ký 18:17, con đầu lòng của bò hay chiên, tức là hình bóng về Đấng Christ, thì người Ítx-ra-ên không được phép ăn, mà phải được dâng cho Đức Chúa Trời. Do đó, theo hình bóng, A-bên đã dâng Đấng Christ cho Đức Chúa Trời. Việc dâng con đầu lòng của bò hay chiên có hai yếu tố: huyết, được rảy trên Bàn Thờ vì sự cứu chuộc, và mỡ, được đốt trên Bàn Thờ như một của lễ, như một hương thơm cho Chúa vì sự thỏa mãn của Ngài. Chúa Jesus Christ đã có hai yếu tố này. Ngài có huyết đổ ra vì chúng ta và mỡ làm thỏa mãn khát vọng của Đức Chúa Trời. Theo lời dạy của cha mẹ về con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời, A-bên đã dâng một của lễ như vậy cho Đức Chúa Trời. Vì thế, A-bên đã nhận Đấng Christ làm sự che phủ của ông và đã được Đức Chúa Trời xưng công chính (Hê. 11:4; Mat. 23:35). Chúng ta cần huyết của Đấng Christ tẩy sạch và cần chính Đấng Christ che phủ để có thể được Đức Chúa Trời chấp nhận và có thể làm thỏa lòng Ngài.

Tôi xin chia sẻ với anh em một vài kinh nghiệm. Khi còn là một thanh niên năng động, tôi nghĩ rằng mình có thể và nên làm nhiều điều cho Đức Chúa Trời. Tôi nghĩ mình khá thông minh, có sáng kiến đáng kể và đầy năng lực. Vì thế, tôi mơ tưởng nhiều điều tôi sẽ làm cho Đức Chúa Trời và Hội Thánh. Không bao lâu sau, ánh sáng thiên thượng bắt đầu chiếu trên tôi. Dù lúc đầu, tôi không thấy nhiều lắm, nhưng ánh sáng đó tiếp tục chiếu cả ngày đêm, ngay cả khi tôi ngủ. Cuối cùng, tôi được soi sáng đến mức phải quì trước mặt Chúa và nói “Chúa ơi, con không dám thấy hay nghĩ về chính mình. Tất cả những gì con là chỉ là một sự xấu hổ. Mọi phần của bản thể con đều xấu xa”. Tôi thực sự đã thấy chính mình theo cách như vậy. Đó là lúc tôi bắt đầu nhận thức sự quí báu của huyết Chúa. Tôi cầu nguyện “Ôi Chúa, con không có gì để nói. Xin tẩy sạch con. Hãy tẩy sạch con bằng huyết Ngài. Tẩy sạch mắt con, tẩy sạch ý tưởng con, tẩy sạch mọi phần của bản thể con. Chúa ôi, xin tẩy sạch mọi điều”. Một ngày nọ, tôi xưng tội với Chúa lâu đến nửa ngày. Dù cứ xưng tội không dứt, nhưng cuối cùng, tôi cảm thấy sự xưng tội đó chưa triệt để. Bên trong tôi, có một sự thuyết phục sâu xa rằng tôi không dám làm bất cứ việc gì. Tôi chỉ có thể nói “Chúa ơi, con không nên khởi xướng bất cứ điều gì. Toàn bản thể con cần sự tẩy sạch của Ngài, không chỉ việc làm của con. Ôi Chúa, con chỉ muốn áp dụng huyết Ngài. Ôi Chúa, xin hãy khởi xướng. Nếu Ngài không làm gì, con cũng sẽ không làm”. Tôi đã bị khải tượng thiên thượng này bắt lấy. Tôi thấy toàn bản thể mình hoàn toàn tội lỗi, rằng tôi không nên phát minh hay khởi xướng điều gì, rằng mọi điều ra từ tôi đều ô uế trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, ngay cả những giọt nước mắt ăn năn của tôi cũng cần được huyết Ngài rửa sạch, rằng trong sự ăn năn của tôi có yếu tố của bản ngã làm cho sự ăn năn đó không thuần khiết. Vì thế, tôi phải ăn năn sự ăn năn đó. Đây là ý nghĩa của việc áp dụng huyết của Jesus và mặc lấy Đấng Christ làm sự công chính, sự che phủ của anh em. Tôi đã đến chỗ nhận biết nhu cầu của mình về huyết của Đấng Christ. Tôi đã đến chỗ nhận thức rằng mọi điều tôi làm đơn giản là sống Đấng Christ là sự che phủ tôi. “Không còn là tôi nữa, mà là Đấng Christ sống trong tôi”. Đây là ý nghĩa của việc dâng con đầu lòng và mỡ cho Chúa. Tôi có thể làm chứng rằng chưa bao giờ tôi vui nhiều như lúc đó. Tôi được đổ đầy sự ngọt ngào của Chúa. Tôi đang ở trên các từng trời. Đây là kinh nghiệm của A-bên. Tôi biết nhiều người trong anh em đang đọc bài này đã có loại kinh nghiệm đó.

Những gì A-bên đã làm hoàn toàn phù hợp với Phúc Âm trong Tân Ước, bảo chúng ta tiếp nhận sự tẩy sạch của huyết, từ chối mình, gạt bỏ mình và nhận lấy Đấng Christ là sự che phủ. Chúng ta cần xưng ra các tội phạm và từ chối mình. Chúng ta cần dâng Đấng Christ là Con Đầu Lòng của Bầy Chiên Đức Chúa Trời và dâng Mỡ Ngài như sự ngọt ngào, làm Đức Chúa Trời thỏa mãn, quên mình, từ chối mình, từ bỏ mình, gạt bỏ mình và nhận Ngài làm sự che phủ. Nếu làm điều này, chúng ta không những sống cho Ngài mà còn sống bởi Ngài. Đấng Christ không những là sinh tế được dâng cho Đức Chúa Trời, mà còn là con đường của Đức Chúa Trời, con đường cứu chuộc và con đường sự sống. Hê-bơ-rơ 11:4 nói rằng bởi sinh tế mà A-bên đã dâng như hình bóng về Đấng Christ trong đức tin, nên A-bên đã được chứng rằng ông là công chính. Bởi loại đức tin này, ngày nay ông vẫn nói.

C. Thầy Tế Lễ Đầu Tiên Của Đức Chúa Trời

A-bên là thầy tế lễ đầu tiên. Ông đã không mướn một thầy tế lễ để dâng sinh tế thay mình; chính ông đã làm điều đó. Mỗi A-bên là một thầy tế lễ. Đừng nhờ người khác dâng sinh tế của anh em. Đừng đi đến một linh mục trong nhà thờ Công Giáo, hay đến với thầy tế lễ trong Anh Giáo hoặc đến với một mục sư. Anh em phải là thầy tế lễ dâng sinh tế. Mọi người trong nếp sống Hội Thánh đều là thầy tế lễ. Chúng ta phải dâng Đấng Christ cho Đức Chúa Trời cách liên tục.

D. Bị Những Người Thờ Phượng Trong Xác Thịt 
Bắt Bớ

A-bên bị Ca-in bắt bớ và giết đi vì đã thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách của Ngài, không như Ca-in đã thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách riêng. Ca-in ở trong xác thịt, tin cậy vào thành quả lao động của mình, nhưng A-bên không tin cậy chính mình. Ông đã để lòng tin cậy vào của lễ. Nói theo hình bóng, A-bên đã tin cậy và khoe khoang trong Đấng Christ, không tin cậy xác thịt (Phi. 3:3). Những người thờ phượng trong xác thịt luôn luôn chống đối và bắt bớ những người thờ phượng bởi Linh (Ga. 4:29).

E. Hình Bóng Về Đấng Christ

A-bên là hình bóng về Đấng Christ (Hê. 12:24). Hình bóng là gì? Hình bóng là cái bóng hay bức tranh. Dầu A-bên không phải là Đấng Christ, nhưng ông là bức tranh về Đấng Christ, cho thấy một số phương diện của Đấng Christ. Chẳng hạn, A-bên là người nuôi chiên. Chúa Jesus là Đấng Nuôi Chiên Thật, Đấng Chăn Thật dân của Đức Chúa Trời (Gi. 10:11,14; Hê. 13:20). Mặc dầu trong Kinh Thánh, không có nhiều người được gọi là công chính, nhưng Chúa Jesus lẫn A-bên đều được gọi là công chính. Trong Ma-thi-ơ 23:35, A-bên đã được gọi là “A-bên, người công chính”; trong Công Vụ 7:52 và 22:14, Chúa Jesus được gọi là Đấng Công chính. A-bên đã bị anh ruột giết chết. Jesus cũng đã bị những anh em Do-thái của Ngài giết đi. Hơn nữa, cả huyết của A-bên và huyết của Jesus đều là huyết biết nói. Sáng Thế Ký 4:10 nói rằng tiếng của máu A-bên từ đất kêu đến Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, tiếng của huyết A-bên chỉ là hình bóng về tiếng của huyết Đấng Christ. Trong Hê-bơ-rơ 12:24, sự ứng nghiệm hình bóng trong Sáng Thế Ký 4:10, chúng ta được bảo rằng huyết của Jesus là “huyết rảy ra nói những điều tốt hơn huyết của A-bên”. Cảm tạ Chúa. Chúng ta có huyết nói. Chúng ta không những có huyết cứu chuộc, huyết tẩy sạch và huyết che phủ, mà cũng có huyết nói. Huyết của A-bên nói từ đất; huyết của Jesus nói từ trời. Huyết này nói những điều tốt hơn huyết của A-bên. Ngợi khen Chúa!

 

 

BÀI HAI MƯƠI BỐN

S Sa Ngã Thứ Hai Của Con Người
(2)

Trong bài này, chúng ta tiếp tục nghiên cứu sự sa ngã thứ hai của con người. Như đã thấy trong các bài trước, trong sự sa ngã thứ nhứt, con người đã ăn thức ăn sai. Theo quan niệm con người, điều này không nghiêm trọng lắm. Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ, tôi đã cố tranh luận với Đức Chúa Trời, hỏi rằng có gì sai với việc ăn một miếng trái cây. Tôi đã gặp những Cơ-đốc nhân khác có cùng quan niệm. Tuy nhiên, nếu đi tiếp từ Sáng Thế Ký chương 3 đến chương 4, chúng ta sẽ thấy những điều ác ra từ hạt giống nhỏ đó.

Hạt giống đã vào trong con người trong Sáng Thế Ký chương 3, được Phao-lô gọi là tội trong La-mã chương 7. Trong La-mã 7:19-20, Phao-lô nói “Cho nên điều thiện tôi muốn thì tôi không làm, còn điều ác tôi không muốn thì tôi lại làm. Song nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì chẳng còn phải tôi làm điều đó nữa, mà là tội ở trong tôi”. Dù phần lớn Cơ-đốc nhân đều biết Ga-la-ti 2:20 nói rằng không còn tôi sống nữa mà là Đấng Christ sống trong tôi, nhưng không nhiều người quan tâm đến La-mã 7:20 nói rằng ấy chẳng phải tôi, mà là tội ở trong tôi. Bởi Ga-la-ti 2:20, chúng ta có thể thấy rằng Đấng Christ ở trong chúng ta là một Thân Vị. Đấng Christ, chính Hiện Thân của Đức Chúa Trời, ở trong chúng ta như một Thân Vị. Cùng một nguyên tắc, chúng ta có thể nói rằng tội ở trong chúng ta cũng phải là một thân vị sống. Tôi chắc chắn rằng tội là hiện thân của Sa-tan. Đấng Christ là hiện thân của Đức Chúa Trời cư ngụ trong linh chúng ta, và tội là hiện thân của Sa-tan đang ở trong xác thịt chúng ta. Sa-tan, Kẻ Ác, đã tiêm chính nó vào trong bản chất chúng ta. Điều này xảy ra trong Sáng Thế Ký chương 3, nhưng hậu quả của sự tiêm nhiễm này xuất hiện trong con người sa ngã ở Sáng Thế Ký chương 4.

Hạt giống ác này đầu tiên đã biểu lộ chính nó theo cách tôn giáo, theo cách thờ phượng Đức Chúa Trời. Anh em có thể nào tưởng tượng rằng hạt giống Sa-tan ở trong con người sa ngã sẽ làm cho con người thờ phượng Đức Chúa Trời không? Tuy nhiên, như đã thấy, hạt giống này trong Ca-in đã làm cho ông thờ phượng Đức Chúa Trời, không theo phương cách hoặc sự khải thị của Đức Chúa Trời, nhưng theo quan niệm của ông, là quan niệm của con người sa ngã. Quan niệm của một người sa ngã là gì? Đó là sự biểu lộ Sa-tan trong người đó. Đừng bao giờ quên sự kiện được ghi lại trong Ma-thi-ơ 16:20-23, trong đó, Phi-e-rơ biểu lộ sự quan tâm đến Chúa. Phi-e-rơ không nhận thức rằng Sa-tan hiện diện trong quan niệm của mình, nhưng Chúa đã nhận ra điều đó và gọi Phi-e-rơ là “Sa-tan”. Vì thế, quan niệm của con người sa ngã hoàn toàn là sự biểu lộ Sa-tan cư ngụ bên trong.

d. Sự Nói Dối Và Ngạo Mạn Của Con Người

Trong Sáng Thế Ký chương 4, chúng ta thấy rằng hạt giống ác mà đã tiêm nhiễm vào trong con người ở Sáng Thế Ký chương 3, trước hết đã biểu lộ chính nó trong những gì có vẻ như tốt –thờ phượng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chương này cho thấy sự phát triển thêm của hạt giống này: trước hết thành sự ganh ghét, rồi giận dữ, hận thù, giết người và nói dối. Không chỉ giết em, Ca-in cũng nói dối với chính Đức Chúa Trời. Hãy tưởng tượng đến một người lại dám nói dối Đức Chúa Trời như vậy! Sau khi Ca-in giết A-bên, Đức Chúa Trời đã đến với ông cách nhân từ và đầy thương xót. Trong một ý nghĩa, Ngài không đến để phán xét hay thi hành án tử hình trên Ca-in. Đức Chúa Trời hỏi Ca-in rằng em ngươi ở đâu. Câu hỏi này cho thấy cánh cửa ăn năn vẫn đang mở. Nếu là Ca-in, tôi sẽ nói “Ôi Chúa, xin tha thứ vì con đã giết em con. Con đã làm điều tội ác như vậy”. Dưới sự soi sáng của Phúc Âm, tôi sẽ xưng tội và xin Chúa tha thứ. Nhưng hãy nghe lời đáp của Ca-in “Tôi không biết; tôi là người giữ em tôi sao?” (Sáng. 4:9). Câu trả lời này là một lời nói dối lớn, lời dối trá đầu tiên trong lịch sử loài người. Giăng 8:44 nói rõ rằng không chỉ Ca-in là người nói dối mà Ma Quỉ từ ban đầu cũng đã nói dối. Ca-in là một với Kẻ Nói Dối, tức Ma Quỉ. Sa-tan, Ma Quỉ, là Kẻ Nói Dối, và Ca-in đã hợp tác với hắn để nói một lời dối lớn. Lời nói dối đầu tiên trên đất không phải được nói với con người mà với Đức Chúa Trời. Bây giờ hãy chú ý xem sự phát triển của hạt giống ấy trong Sáng Thế Ký chương 4; hạt giống nầy bắt đầu với sự thờ phượng Đức Chúa Trời và phát triển thành sự nói dối Đức Chúa Trời. Hơn nữa, Ca-in thật ngạo mạn. Lời ông nói “Tôi là người giữ em tôi sao?” cho thấy sự ngạo mạn của ông. Bây giờ chúng ta có thể thấy con người đã sa ngã đến mức nào. Mọi điều ác được tìm thấy trong Sáng Thế Ký chương 4 đều xuất phát từ hạt giống nhỏ là điều đã tiêm vào con người trong Sáng Thế Ký chương 3.

Hạt giống ác này vẫn còn trong bản chất chúng ta. Nhìn bên ngoài, anh em có thể dịu dàng, dễ thương, nhân từ và tốt đẹp; thực ra, hạt giống ác của Sa-tan đang ở trong bản chất anh em. Vì thế, chúng ta phải nhận con đường cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã khải thị. Dòng dõi người nữ sẽ đạp đầu Con Rắn, Kẻ Ác, là nguồn của mọi điều ác (Sáng. 3:15). Dòng dõi người nữ, tức Chúa Jesus Christ, đã đạp đầu Con Rắn cách khách quan trên thập tự giá, và từng ngày, Ngài tiếp tục đạp đầu Con Rắn cách chủ quan bên trong chúng ta. Dưới sự che phủ của huyết đắc thắng của Chúa, tôi có thể làm chứng rằng ngày nay dòng dõi của người nữ cư ngụ bên trong tôi đã đạp đầu Con Rắn nhiều lần. Hễ khi nào không quan tâm đến Dòng Dõi Người Nữ bên trong mình, Sa-tan vẫn còn điều khiển chúng ta. Chúng ta không cách gì trốn thoát ngoại trừ tin rằng Jesus là Dòng Dõi Người Nữ đang hằng ngày, hằng giờ, đạp đầu Kẻ Ác bên trong chúng ta.

Không cần phải phạm tội để trở thành người có tội. Hễ là người, chúng ta đều có tội. Chúng ta có tội bẩm sinh. Thực ra, chúng ta đã là tội trước khi được sanh ra. Vì thế, chúng ta là một khối tội. Nếu anh em hỏi tôi là gì theo thiên nhiên, tôi sẽ nói rằng tôi không là gì ngoài một khối tội. Tôi bị ô uế, nhiễm bẩn và hư hỏng. Tôi cần huyết của Chiên Con Đức Chúa Trời tẩy sạch. Tôi cần Đấng Christ là Dòng Dõi Người Nữ giày đạp Con Rắn bên trong tôi. Tuy nhiên, nếu tôi thờ phượng Đức Chúa Trời theo quan niệm của mình thay vì nhận lấy con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời, lập tức tôi sẽ ở dưới sự kiểm soát của Kẻ Ác. Dù hắn có thể thúc đẩy tôi thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng khi làm như vậy, hắn sẽ nắm giữ tôi hoàn toàn. Sau khi khiến tôi thờ phượng Đức Chúa Trời, hắn có thể phát triển trong tôi đến mức khiến tôi trở thành kẻ nói dối và ngạo mạn trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta phải thấy rằng hạt giống của mọi điều ác đang nằm bên trong chúng ta.

Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ, tôi đã nói “Vì Sa-tan đã ở trong Ca-in, và Ca-in gian ác đến như vậy, tại sao Đức Chúa Trời không trừ khử ông đi? Nếu là Đức Chúa Trời, tôi sẽ kết án tử hình Ca-in”. Nhưng Đức Chúa Trời vốn nhân từ và đầy thương xót, còn để một cánh cửa ăn năn mở ra cho Ca-in và cho mọi người sa ngã.

4. Hậu Quả

a. Sự Rủa Sả Lớn Hơn

Hậu quả của sự sa ngã thứ hai của con người là Đức Chúa Trời đã công bố một sự rủa sả lớn hơn. “Bây giờ, ngươi sẽ bị đất rủa sả, là đất đã hả miệng chịu hút máu của em ngươi bởi chính tay ngươi làm đổ ra. Khi ngươi trồng tỉa, đất chẳng sanh hoa lợi cho ngươi nữa; ngươi sẽ lưu lạc và trốn tránh trên mặt đất” (4:11-12). Đây là lời cảnh báo cho Ca-in. Dường như Đức Chúa Trời đang phán “Vì ngươi đã làm những điều ác như vậy đất bị rủa sả nhiều hơn trước. [Trước đây,] đất đã bị rủa sả do sự sa ngã của cha mẹ ngươi, do đó, đã sanh gai gốc và tật lê (3:17-18). Bây giờ vì sự sa ngã hơn nữa của ngươi, đất sẽ bị rủa sả nhiều hơn. Đất bị rủa sả đến mức bất kể ngươi lao tác trên đất bao nhiêu đất cũng không đem sức mạnh phục ngươi”.

b. Sự Lưu Lạc

Hơn nữa, Đức Chúa Trời phán với Ca-in rằng “Ngươi sẽ là kẻ trốn tránh và lưu lạc trên mặt đất” (4:12). Thế nào là một kẻ lưu lạc? Kẻ lưu lạc hay kẻ lang thang là một người không mục tiêu, không nhà, không sự thỏa mãn và không an nghỉ. Kẻ lưu lạc không có nơi cư ngụ, và không có sự an ủi; người ấy cứ mãi lang thang trên đất, hết nơi này đến nơi khác. Đức Chúa Trời bảo Ca-in rằng ông sẽ trở thành một kẻ lưu lạc như vậy.

Tuy nhiên, câu này là một câu đầy thương xót. Nếu bất cứ lúc nào Ca-in ăn năn và tìm kiếm sự tha thứ của Đức Chúa Trời, Chúa sẽ vui mà tha thứ cho ông. Giả sử Ca-in nói rằng “Ôi Chúa, con đã sai. Con đã không nhận lấy phương cách mà Ngài đã tỏ cho cha mẹ con, phương cách mà cha mẹ con đã chỉ dạy. Bây giờ con ăn năn và tiếp nhận phương cách này. Chúa ơi, xin tha tội cho con”. Nếu Ca-in cầu nguyện theo cách như vậy, chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho. Nhưng hãy nghe lời đáp của Ca-in đối với lời thương xót của Đức Chúa Trời: “Này, ngày nay Chúa đã đuổi tôi ra khỏi mặt đất, tôi sẽ lánh mặt Chúa, sẽ đi lưu lạc trốn tránh trên đất; rồi, xảy có ai gặp tôi, họ sẽ giết đi” (4:14). Không một chút ăn năn nào cả. Ca-in chỉ đang mặc cả với Đức Chúa Trời, nói rằng ông sẽ bị đuổi khỏi mặt đất.

Bị đuổi khỏi mặt đất nghĩa là gì? Thật khó cho bất kỳ ai đọc Kinh Thánh hiểu được lời này. Anh em hiểu lời này có nghĩa gì? Nhìn bên ngoài, Ca-in không bị đuổi khỏi mặt đất. Làm thế nào ông có thể bị đuổi khỏi mặt đất mà vẫn tiếp tục sống? Xin nhớ rằng Đức Chúa Trời không phán lời này vì Ngài chỉ phán rằng Ca-in sẽ là kẻ trốn tránh và lang thang, Ngài không phán rằng ông sẽ bị đuổi khỏi mặt đất. Tuy nhiên, Ca-in đã hiểu lời Đức Chúa Trời theo cách như vậy, nhận ra rằng ông sắp bị đuổi khỏi mặt đất. Lời này nghĩa là gì? Tôi sẽ trả lời câu hỏi này sau, trong bài này.

Ca-in đã không ăn năn. Ông đã tranh luận cách đáng sợ. Ông không sợ Đức Chúa Trời nhưng sợ bị người khác giết. Tại sao ông có nỗi sợ này? Vì ông đã giết em mình. Nhiều lần anh Nghê Thác Thanh đã nói với tôi “Nếu một người nào đó nghĩ rằng anh em có thể ăn cắp của họ thì người đó phải là một tên ăn cắp. Chỉ có kẻ cắp mới sợ người khác ăn cắp của mình. Nếu không bao giờ ăn cắp của người khác, anh em sẽ không nghĩ người khác sẽ ăn cắp của anh em”. Nếu không biết gì về chuyện ăn cắp, anh em sẽ không bao giờ ấp ủ tư tưởng rằng ai đó có thể ăn cắp của mình. Tuy nhiên, nếu anh em ăn cắp của người khác, anh em sẽ cảnh giác với nguy cơ bị ăn cắp. Ca-in đã sợ bị giết vì ông đã giết em mình. Cho nên, ông đã không ăn năn mà lại tranh luận với Đức Chúa Trời rằng “Rồi xảy có ai gặp tôi, họ sẽ giết đi”. Ca-in biết rằng ông không an toàn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời vốn nhân từ. Đức Chúa Trời luôn nhân từ theo những gì chúng ta có thể tiếp nhận. “Và Chúa phán với ông, bởi cớ ấy, nếu ai giết Ca-in sẽ bị báo thù bảy lần. Đức Giê-hô-va mà đánh dấu trên mình Ca-in, hầu cho ai gặp Ca-in thì chẳng giết” (4:15). Chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã đánh dấu trên Ca-in. Đừng hỏi tôi con dấu này là gì vì tôi không biết. Tôi chỉ biết rằng Đức Chúa Trời đã đánh dấu Ca-in như là một sự an toàn cho ông.

c. Bị Đuổi Khỏi Hiện Diện Của Đức Chúa Trời

Bởi không ăn năn, Ca-in đã đi con đường của mình. Con đường của ông là lìa khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời. “Vả Ca-in mà lui ra khỏi sự hiện diện của Chúa và ở tại xứ Nốt, về phía đông của Ê-đen” (4:16). A-đam đã bị đuổi khỏi Pa-ra-đi, khỏi vườn Ê-đen, nhưng Ca-in đã ra khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Dù đã thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng cuối cùng ông đã lìa bỏ sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đó là loại thờ phượng gì? Tôi ghét bất cứ sự thờ phượng nào ngăn con người khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Đừng nói “Có gì sai với cách mà chúng tôi đang thờ phượng Đức Chúa Trời đây?” Nếu sự thờ phượng đó ngăn anh em khỏi hiện diện của Đức Chúa Trời thì sự thờ phượng đó là sai. Thật kinh khủng biết bao khi làm một người trên đất không có hiện diện của Đức Chúa Trời.

Bây giờ chúng ta trở lại với câu hỏi về việc bị đuổi khỏi mặt đất nghĩa là gì. Nếu là người không sống trong hiện diện của Đức Chúa Trời, anh em không có chỗ để sống trên đất này. Trái đất đã được dựng nên cho những người sống trong hiện diện của Đức Chúa Trời. Trong Sáng Thế Ký 4:14, mặt đất tương đương với mặt Đức Chúa Trời. Dù những từ “mặt” và “sự hiện diện” trong các câu 14 và 16 là những cách dịch của cùng một từ Hê-bơ-rơ, nhưng bản King James có chủ ý khi dùng từ tiếng anh “mặt” trong câu 14 để ghép “mặt đất” với “mặt Ngài” tức mặt của Đức Chúa Trời. Ca-in nói “Ngày nay, Ngài đã đuổi tôi khỏi mặt đất và tôi sẽ lánh khỏi mặt Ngài”. Vì thế, nếu là người không sống trước mặt Đức Chúa Trời, anh em không đang sống cách đúng đắn trên đất này. Nếu không sống trong hiện diện của Đức Chúa Trời, anh em đang cướp đoạt trái đất. Trái đất này không được dựng nên cho những người chống nghịch Đức Chúa Trời; nó được dựng nên cho những người sống vì Đức Chúa Trời. Do đó, nếu không có chỗ đứng trước mặt Đức Chúa Trời, anh em không có chỗ trên đất này. Vì thế, bị đuổi khỏi mặt Đức Chúa Trời tương đương với bị đuổi khỏi mặt đất. Nói theo cách lô-gíc, có thể lời này nghe không đúng; nhưng nói theo cách thuộc linh, điều đó thật chính xác. Nếu không ở trong hiện diện của Đức Chúa Trời, anh em sẽ nhận thức rằng không có nơi nào để anh em đi. Anh em sẽ có cảm nhận sâu xa bên trong rằng mình là một kẻ lang thang. Thậm chí anh em sẽ nói “Không có chỗ cho tôi trên đất này”. Tuy nhiên, khi ở trong hiện diện của Đức Chúa Trời, mọi nơi đều là trời. Mọi nơi đều hết sức vui thỏa. Không ai sống trong hiện diện của Đức Chúa Trời mà muốn tự tử cả. Chỉ những ai đánh mất hoàn toàn sự hiện diện của Đức Chúa Trời và những ai trở thành kẻ lang thang trên đất, những người không có nơi ở, mới có ý định tự tử. Nơi ở thật của chúng ta là hiện diện của Đức Chúa Trời.

Trong suốt Thế Chiến II, vì công tác Hội Thánh, tôi đã bị quân đội Nhật giam giữ khi họ xâm lăng Trung Quốc. Mọi thứ trong tù thật dơ bẩn. Sự giam cầm đó là một đau khổ thật sự đối với tôi. Nhưng Chúa có ở đó và tôi đã ở trong hiện diện Ngài. Chưa bao giờ tôi vui hưởng hiện diện Chúa nhiều bằng suốt thời gian bị tù đó. Một đêm nọ, tôi đã có một sự xử lý triệt để với Chúa. Theo cảm xúc của tôi, dường như Chúa đang ở trước mặt. Nước mắt tôi chảy xuống và tôi nói “Chúa ơi, điều này quá tốt”. Đó là kinh nghiệm của tôi trong tù. Nhà tù đó đã trở thành các từng trời đối với tôi, và tôi đã ở với Chúa trên các từng trời.

d. Tạo Ra Một Nền Văn Hóa Không Có Đức Chúa Trời

Ca-in lìa khỏi hiện diện của Đức Chúa Trời và đi đường riêng. Điều đầu tiên ông đã làm là xây một thành. Ông đã tạo nên một nền văn hóa không có Đức Chúa Trời (4:16-24). Trong Kinh Thánh, khái niệm về một thành rất có ý nghĩa, và hoàn toàn có thể lần về [nguồn gốc] các thành trải suốt Kinh Thánh, bắt đầu với Hê-nóc, thành do Ca-in xây dựng, và kết thúc với Giê-ru-sa-lem Mới, Thành do Đức Chúa Trời xây dựng. Thành do Ca-in xây sẽ được tổng kết trong Ba-by-lôn Lớn. Thành Hê-nóc là một sự giả mạo về sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Nó không ra từ Đức Chúa Trời, nhưng được khởi xướng bởi Sa-tan bên trong Ca-in.

1) Nguyên Nhân

Chúng ta phải nhận thức về nguồn gốc và nguyên nhân phát triển của nền văn hóa loài người. Nền văn hóa loài người phát triển vì nhân loại đã mất Đức Chúa Trời. Ban đầu, Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng con người, là mọi sự cho con người. Đức Chúa Trời là sự bảo vệ, sự duy trì, sự cung ứng, niềm vui, sự giải trí và sự che chở của con người. Đức Chúa Trời là mọi sự. Trong khu vườn, con người không cần làm bất cứ điều gì ngoài việc cày đất để hợp tác với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là mọi sự của con người trong khu vườn đó. Tuy nhiên, khi con người đánh mất Đức Chúa Trời, con người mất tất cả. Con người mất sự bảo vệ, sự an toàn, sự duy trì, sự cung ứng và sự giải trí. Sự đánh mất Đức Chúa Trời đã buộc con người phát minh nền văn hóa loài người. Vì đã mất mọi sự nên con người phải phát minh ra điều gì đó.

2) Tiến Trình

a) Xây Dựng Một Thành Để Tự Tồn Tại

Sa-tan, hành động từ bên trong Ca-in, đã gợi ý cho ông xây một thành. Có lẽ Sa-tan đã nói “Này Ca-in, ngươi sợ người khác sẽ giết ngươi. Để tồn tại, ngươi cần xây một thành để được bảo vệ”. Vì đánh mất Đức Chúa Trời, Ca-in đã lo sợ. Ông đã mất Đức Chúa Trời là sự cung ứng, niềm vui và sự che chở cho mình. Mục đích chính của các thành vào thời xưa là để bảo vệ. Do đó, Ca-in đã xây dựng một thành như vậy để tự bảo vệ. Trong nền văn hóa vô thần, con người buộc phải tự lo liệu cho mình. Ca-in đã không đặt tên thành là Giê-hô-va mà là Hê-nóc, theo tên của con trai mình. Ông đã đặt cùng một tên cho con và cho thành của mình, vì trong một ý nghĩa, thành của ông là con của ông, và ông yêu nó như yêu con. Thật đầy ý nghĩa khi thấy rằng tên Hê-nóc có nghĩa là “khởi đầu”, chỉ về điều gì đó đã được Ca-in khởi đầu. Ca-in là người đầu tiên xây thành, người đầu tiên thiết kế thành và là kiến trúc sư đầu tiên. Ca-in là nhà phát minh, người khởi xướng. Tuy nhiên, điều đầu tiên trong sự phát minh của ông không phải là thành; mà là tôn giáo. Trước hết, ông đã phát minh tôn giáo; kế đến, ông phát minh việc xây thành.

Một trong những hậu tự của ông là Lê-méc. Tên Lê-méc theo tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “mạnh mẽ”, “đầy sức mạnh”. Lê-méc, thế hệ thứ bảy của loài người, là một người rất mạnh mẽ. Bởi có hai vợ, ông đã thực hành chế độ đa thê (4:19). Vì thế, chế độ đa thê đã bắt đầu trong thành Hê-nóc xứ Nốt, có nghĩa là “lang thang”. Lê-méc đã thực hành chế độ đa thê để thỏa mãn những tham dục của mình. Chế độ đa thê là sự vi phạm luật tự nhiên do Đức Chúa Trời ấn định cho sự tồn tại của con người. Hôn nhân là điều cần thiết cho sự hiện hữu của con người. Tuy nhiên, hôn nhân phải được giới hạn theo nguyên tắc một vợ một chồng. Nguyên tắc này do Đức Chúa Trời ấn định để duy trì sự hiện hữu của con người. Lê-méc là kẻ đầu tiên phá vỡ nguyên tắc thần thượng trong hôn nhân. Vợ cả của ông tên là A-đa nghĩa là “trang điểm”. Bà là người trang điểm và làm cho mình xinh đẹp. A-đa là người vợ trang điểm. Bởi có hai vợ, sự tham muốn của Lê-méc đã bị phơi trần. Một ngày nọ, Lê-méc đã khoe với các vợ mình “Hỡi A-đa và Si-la! Hãy nghe tiếng ta; này vợ Lê-méc hãy lắng tai nghe lời ta: ừ, ta đã giết một người vì làm thương ta, và một người trẻ vì đã đánh sưng bầm ta. Nếu Ca-in được bảy lần báo thù, Lê-méc sẽ được bảy mươi bảy lần báo oán” (4:23-24). Lê-méc thậm chí ngạo mạn hơn cả Ca-in, tổ phụ mình, khoe rằng ông đã giết một người vì đã làm thương mình và đã giết một người trẻ vì đã xúc phạm mình. Vì thế, Lê-méc không chỉ là người có nhiều vợ mà còn là kẻ giết người và là kẻ khoe khoang ngạo mạn. Bởi đọc một phần Lời ngắn này, chúng ta có thể thấy nền văn hóa đầu tiên của loài người là đáng sợ làm sao, một nền văn hóa không có Đức Chúa Trời. Tất cả những điều ác này chắc chắn đã xảy ra trong thành Hê-nóc do Ca-in xây dựng. Điều này có thể được gọi là cuộc sống của thành, là cuộc sống gian ác như thường thấy trong các thành phố lớn ngày nay.

b) Phát Minh Việc Nuôi Gia Súc Để Kiếm Sống

A-đa, vợ cả của Lê-méc sanh Gia-banh và Giu-banh. Gia-banh là tổ phụ của việc nuôi gia súc (4:20). Ông đã nghĩ ra việc nuôi gia súc vì mục đích kiếm sống. Ông trở thành người du cư, lang thang hết nơi này đến nơi khác, vì đất không đem sức mạnh của nó phục ông. Ở Mỹ, không ai muốn làm kẻ du cư vì đất đai ở nước này rất phì nhiêu. Vì thế, không một người nào ở đây cần phải du cư. Tuy nhiên, Gia-banh thấy đất không đem sức mạnh của nó phục ông; điều này buộc ông phải làm một kẻ lang thang và phải chăn giữ bầy gia súc để có thể sinh sống. Vấn đề sinh sống đối với bản thân một người là phương diện chính của nền văn hóa loài người. Thành phố đã được phát minh vì sự tồn tại của con người, và việc nuôi gia súc được phát minh vì sự sinh sống của con người.

c) Phát Minh Âm Nhạc Để Giải Trí

Giu-banh đã phát minh ra âm nhạc (4:21). Ông đã phát minh thụ cầm và ống sáo. Thực ra, chính tên của Giu-banh có nghĩa là “hân hỉ” hay “tiếng vui mừng” hay “âm nhạc”. Âm nhạc là gì? Đó là một loại giải trí làm cho con người vui vẻ. Tại sao con người cần sự giải trí như vậy? Vì con người đã mất Đức Chúa Trời là niềm vui của mình. Đức Chúa Trời là sự vui hưởng thật của con người. Trong quá khư, nhiều lần bạn tôi mời tôi đi xem phim, tôi đã nói với họ rằng “Tôi không cần điều đó. Tôi có điều tốt hơn nhiều so với bộ phim của các bạn”. Thậm chí tôi không cần xem truyền hình vì tôi có một truyền hình thiên thượng. Mọi điều trong Giê-ru-sa-lem Mới đã được truyền hình đến tôi. Tôi không bao giờ có thể quên kinh nghiệm khi đến thăm thành phố Houston. Một người bạn đưa tôi đi tham quan thành phố đó. Tuy nhiên, tôi nói với anh “Vì tôi đã thấy Giê-ru-sa-lem Mới, tôi không cần thấy bất kỳ thành phố nào thuộc đất”. Tôi không nói vô nghĩa. Tôi thực sự hiểu được ý nghĩa của điều đó.

Một ngày nọ, vào năm 1937, tôi đang giảng Phúc Âm trong thủ phủ Nam Kinh. Thật là một kỳ rao giảng tốt đẹp, và Phúc Âm đã thắng thế. Sau một buổi nhóm, một thiếu phụ trẻ, thông minh, ăn mặc rất thời trang và thế giới, đã đến với tôi và nói “Ông Lý à, tôi đã bị thuyết phục bởi lời giảng của ông. Thậm chí tôi đã quyết định tin Chúa Jesus của ông. Nhưng quyết định này tùy thuộc vào một điều. Tôi là người rất thích xem hát. Hãy cho biết, sau khi trở thành một Cơ-đốc nhân, tôi có còn được phép đi xem hát nữa không?” Câu hỏi đó làm tôi rất bối rối. Tôi nhận thức rằng bà ấy đã được thuyết phục và sẵn sàng tin Chúa Jesus. Tuy nhiên, nếu tôi trả lời theo cách tiêu cực, bà sẽ quyết định không tin Chúa nữa. Dầu vậy, là một người giảng Phúc Âm, làm thế nào tôi có thể trả lời bà ấy là được phép? Khi đang nghĩ cách trả lời, tôi hướng về Chúa xin Ngài cho câu trả lời đầy khôn ngoan, và Ngài đã cho tôi một lời. Tôi nói với thiếu phụ này rằng “Chị có một con trai nhỏ. Giả sử một ngày kia, nó chơi một con dao bén mà chị cảm thấy điều đó thật nguy hiểm cho nó. Chị sẽ giải quyết như thế nào? Chị sẽ buộc nó bỏ con dao hay sẽ giựt lấy con dao khỏi tay nó?” Chị đáp “Không, tôi chỉ cần thảy cho nó vài cục kẹo hay trái táo trên sàn nhà. Chắc chắn nó sẽ bỏ dao để lượm kẹo và lấy trái táo đó. Con dao sẽ rớt khỏi nó vì tay nó đầy những điều tốt hơn”. Khi đó, tôi nói “Điều này chính xác với việc chị đi xem hát. Nếu chị tiếp nhận Jesus, Ngài sẽ đổ đầy chị và chị không còn chỗ cho bất kỳ điều gì khác”. Chị đáp “Thật kỳ diệu, tôi sẽ tin”. Sau đó, tôi bảo “Chị phải làm điều đó ngay bây giờ”. Chị đáp “Vâng, tôi sẽ làm ngay. Tôi tin Chúa Jesus”. Chị đã được cứu.

Tại sao người ta xem phim hay đi khiêu vũ? Vì họ trống rỗng. Họ không có Đức Chúa Trời làm niềm vui. Lý do tôi không đi xem phim không phải vì Hội Thánh có qui định cấm điều đó. Hội Thánh không có một bản liệt kê răn cấm những việc như vậy. Tuy không có sự cấm đoán như vậy, tôi vẫn không đi xem phim, dù có trả cho tôi hàng ngàn đô-la. Tôi có điều tốt hơn. Tôi được đổ đầy Đấng Christ và không có chỗ cho bất cứ điều gì khác.

Giu-banh đã phát minh âm nhạc vì vào thời đó con người thật trống rỗng. Con người ở trong sự hư không và không điều gì có thể làm thỏa mãn họ. Vì không điều gì có thể làm cho vui thỏa nên con người phải nghĩ ra một sự giải trí nào đó cho mình. Nguyên tắc tương tự với mọi loại giải trí ngày nay. Con người cần giải trí vì họ không có Đức Chúa Trời.

Một số anh em đã quen thuộc với câu chuyện cuộc phục hưng xứ Wales xảy ra cách đây gần 70 năm. Suốt thời gian đó, trong cả đảo Wales, tất cả rạp hát và những nơi giải trí đều đóng cửa vì mọi người đều đã được cứu. Họ có điều gì đó tốt hơn sự giải trí thuộc thế giới. Họ có Đấng Christ.

Lê-méc đầy những tham dục, còn A-đa thì trang điểm, làm cho mình xinh đẹp với những trang sức. Từ người cha, người mẹ này mà Giu-banh, người phát minh ra âm nhạc, đã ra đời. Ở đây, chúng ta thấy một gia đình bao gồm sự tham dục, trang sức và giải trí. Thật là một gia đình [kinh khủng]! Ngày nay, nhiều gia đình cũng giống như vậy: người cha thỏa mãn tham muốn, người mẹ quan tâm đến quần áo và trang sức, còn con cái đuổi theo các thú vui. Đây không phải là một gia đình hiện đại sao?

Trong Sáng Thế Ký chương 4, chúng ta có thể thấy hai gia đình tương phản nhau. Gia đình của A-đam là gia đình tin Phúc Âm. Người cha mở đường tin Phúc Âm, người mẹ lát đường, và người con, A-bên, đã đi trên con đường này. Nhưng gia đình của Lê-méc là gia đình theo đuổi thế giới. Người cha thỏa mãn tham muốn, người mẹ quan tâm đến trang điểm, và người con, Giu-banh, chạy theo giải trí. Thật là tương phản! Tôi không thích làm thành viên trong gia đình Lê-méc. Ngợi khen Chúa, chúng ta là thành viên của gia đình tin Phúc Âm!

Hạt giống được gieo trong Sáng Thế Ký chương 4 sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi trở thành mùa gặt trong Ba-by-lôn Lớn. Khải Thị chương 18 liệt kê nhiều thứ hàng hóa, mà tất cả đều vì ba điều: thỏa mãn tham dục, trang điểm cho con người, và làm cho con người được giải trí. Nếu lấy đi những điều này khỏi xã hội loài người, tất cả cửa hàng bách hóa sẽ đóng cửa. Các cửa hàng này bán những gì? Bán những thứ nhằm thỏa mãn tham dục cho người nam, trang điểm cho người nữ, và giải trí cho người trẻ. Đó là lý do hễ khi nào bước vào một cửa hàng bách hóa, tôi đều có sự thuyết phục sâu xa rằng mình sắp vào địa ngục. Vợ tôi có thể làm chứng rằng hơn ba năm nay, tôi đã không bước đến một cửa hàng bách hóa nào. Do đó, xã hội hiện đại là sự mở rộng của phần ký thuật trong Sáng Thế Ký chương 4. Nguyên tắc như nhau cho từng điều.

d) Phát Minh Vũ Khí Để Phòng Vệ

Si-la, một vợ khác của Lê-méc đã sanh Tu-banh Ca-in, là “người rèn đủ thứ khí giới bén bằng đồng và bằng sắt” (4:22), nghĩa là ông là người phát minh vũ khí. Vũ khí do ông sản xuất đều nhằm mục đích giết người. Kho vũ khí hiện đại là mùa gặt đầy đủ gồm những vũ khí được tìm thấy trong Sáng Thế Ký chương 4. Tất nhiên, tất cả vũ khí này đều nhằm bảo vệ con người.

Tên Si-la có nghĩa là “bóng che”, “sự che chở”. Từ này chỉ về loại che chở nào? Sự che chở bởi vũ khí. Trong những người vợ của Lê-méc, một người dành cho trang điểm, và người kia là để che chở, bóng che. Bà được dùng như một cái bóng để che chở ông.

Do đó, chúng ta thấy có bốn điều được phát minh bởi nền văn hóa đầu tiên của con người, một nền văn hóa không có Đức Chúa Trời: một thành để tồn tại, nuôi gia súc để kiếm sống, âm nhạc để giải trí và vũ khí để phòng vệ. Bốn điều này cũng là bốn phương diện chính của nền văn hóa hiện đại của loài người. Tất cả được hình thành do con người đã đánh mất Đức Chúa Trời.

Nếu phân tích tình hình thế giới hiện nay trong ánh sáng lịch sử, anh em sẽ thấy đó chỉ là sự phát triển thêm của nền văn hóa loài người được phát minh trong Sáng Thế Ký chương 4. Tình hình thế giới hiện nay, giống như nền văn hóa được phát minh trong Sáng Thế Ký chương 4, bao gồm bốn yếu tố: những thành phố vì sự tồn tại của con người, đủ mọi phương tiện kiếm sống, các sự giải trí và phòng vệ.

Nền văn hóa không có Đức Chúa Trời đã bắt đầu phát triển trong Sáng Thế Ký chương 4 và sẽ tiếp tục cho đến khi đạt đến đỉnh điểm trong Ba-by-lôn Lớn. Cảm tạ Chúa vì chúng ta không ở trong nền văn hóa đó.

3) Hậu Quả

Chúng ta thấy con người đã tạo ra một nền văn hóa không có Đức Chúa Trời. Hậu quả của nền văn hóa này là thỏa mãn tư dục, phạm tội ngoại tình, đánh nhau và giết hại lẫn nhau. Chúng ta đã thấy cả hai điều này được minh họa như một ví dụ trong con người Lê-méc. Vì thế, từ Lời Thánh trong Sáng Thế Ký chương 3, chúng ta thấy rằng hạt giống nhỏ mà đã được tiêm vào bản chất con người, đã phát triển đến mức như vậy. Thêm vào mọi điều ác của Ca-in là sự thỏa mãn tư dục và đánh nhau giữa con người. Biết bao điều ác đã phát triển từ một hạt giống nhỏ đã gieo vào bản chất con người!

Si-la không chỉ sanh Tu-banh Ca-in mà cũng sanh một con gái tên là Na-a-ma (4:22). Tên Na-a-ma có nghĩa là “làm cho mình đáng yêu và dịu dàng”. Na-a-ma đã làm cho mình hấp dẫn như vậy với mục đích gì? Vì tham dục của người nam. Đây cũng là một phương diện của xã hội hiện đại. Thiếu nữ thích làm cho mình dịu dàng và đáng yêu. Do đó, từng điều của nền văn hóa đương thời đều đã có trong Sáng Thế Ký chương 4 dưới hình thức hạt giống. Bây giờ chúng ta biết nguồn gốc của nền văn hóa loài người. Nó được hình thành do con người đánh mất Đức Chúa Trời.

Nếu đọc Sáng Thế Ký chương 5, anh em sẽ khám phá rằng chương này liệt kê tuổi của tất cả những người được nêu tên. Chẳng hạn, chúng ta biết A-đam sống đến 930 tuổi. Tuy nhiên, gia phổ trong Sáng Thế Ký chương 4 không liệt kê tuổi của bất kỳ người nào. Tại sao? Vì gia phổ này là gia phổ của những người hư mất. Tất cả những người trong Sáng Thế Ký chương 5 đều đã được cứu. Vì thế, đó là gia phổ của những người được cứu. Những người được cứu bước đi trong đường lối của Đức Chúa Trời, và kết quả là, các ngày và các năm của họ được kể đến trong mắt Ngài. Trái lại, những người hư mất đều chấm dứt trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, và các ngày, các năm của họ không được kể đến trước mặt Ngài. Gia-banh, Giu-banh và Tu-banh Ca-in đã sống bao lâu? Không ai biết. Nhưng chúng ta được biết rõ rằng A-đam và Mê-tu-sê-la đã sống bao lâu –930 năm và 969 năm. Sáng Thế Ký chương 5 cũng nói về Hê-nóc –khác với Hê-nóc được thấy trong Sáng Thế Ký chương 4– rằng ông đã sống 365 năm. Các ngày và các năm của ông đều được kể đến trong cách nhìn của Đức Chúa Trời.

 

                                         BÀI HAI MƯƠI LĂM

S Sa Ngã Thứ Hai Của Con Người
(3)

Trong bài này, chúng ta đến với hai câu Kinh Thánh sau cùng của Sáng Thế Ký chương 4. Chúng ta đã thấy rằng hầu như từng điều được tìm thấy trong các chương đầu của Sáng Thế Ký là hạt giống sẽ được phát triển trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh. Mặc dầu Sáng Thế Ký 4:25-26 là một phần Lời, nhưng chứa đựng một hạt giống rất quan trọng. Tuy nhiên, trước khi xem xét hạt giống này, chúng ta cần đề cập đến vài vấn đề khác.

5. Cách Thoát Khỏi

Sự sa ngã thứ nhất của con người đã xảy ra trong Sáng Thế Ký chương 3, và sự sa ngã thứ hai trong Sáng Thế Ký chương 4. Chúng ta đã thấy cách thoát khỏi sự sa ngã thứ nhất là tin vào dòng dõi của người nữ, đó là Chúa Jesus và nhận lấy con đường cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, do hậu quả của sự sa ngã, Sa-tan đã ở trong bản chất của chúng ta. Đó là nguyên nhân chính của sự sa ngã thứ hai. Vậy, cách thoát khỏi sự sa ngã thứ hai là gì?

 a. Không Tự Phụ Theo Quan Niệm Riêng

Để thoát khỏi sự sa ngã thứ hai của con người, chúng ta phải cẩn thận về tính tự phụ. Tự phụ nghĩa là gì? Nghĩa là làm điều tốt, thờ phượng Đức Chúa Trời và phụng sự Đức Chúa Trời theo quan niệm của con người, không theo sự khải thị của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã thấy điều này được minh họa trong trường hợp của Ca-in (4:3). Làm bất cứ điều gì bởi chính mình, dù tốt đến đâu, đều là theo quan niệm của chúng ta, đó là tự phụ, và là một với ma quỉ. Là con người sa ngã có Sa-tan trong bản chất, chúng ta phải khước từ bất cứ điều gì ra từ chính mình. Chúng ta phải làm mọi điều theo cách Đức Chúa Trời bày tỏ để có thể được giữ khỏi Ma Quỉ, và khỏi sự sa ngã hơn nữa.

 b. Sống Cho Đức Chúa Trời Và Thờ Phượng Ngài 
Theo Đường Lối Của Ngài

Hơn nữa, nếu muốn tránh khỏi sự sa ngã thứ hai của con người, chúng ta phải sống cho Đức Chúa Trời và thờ phượng Đức Chúa Trời theo đường lối của Ngài như A-bên đã làm (4:2,4; ss. với 3:21; Hê. 11:4). Về mặt tiêu cực, chúng ta không nên tự phụ; về mặt tích cực, chúng ta nên sống cho Đức Chúa Trời, thờ phượng Ngài theo sự khải thị của Ngài và trong đường lối của Ngài. Không những sống cho Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài mà còn phải làm theo đường lối Đức Chúa Trời khải thị. Chúng ta phải cứ ở trong đường lối của Đức Chúa Trời để được gìn giữ khỏi sự sa ngã hơn nữa.

 c. Nhận Thức Sự Hư Không Của Đời Sống Con Người

Trong Sáng Thế Ký chương 4, chúng ta thấy có hai tên gọi, đặc biệt có nhiều ý nghĩa. Tên thứ nhứt là A-bên, nghĩa là “sự hư không”. Là hậu quả của sự sa ngã, đời sống con người trở nên hư không. Hãy nhìn loài người ngày nay. Dù rất bận rộn, nhưng bên trong họ có một khoảng trống, một sự trống rỗng. Sâu xa bên trong họ là cảm nhận về sự trống rỗng. Bất kể địa vị xã hội là gì, hoặc anh em giàu đến đâu hay thành công bao nhiêu, nhưng khi ngồi một mình trong đêm tối tĩnh lặng hay sáng sớm, anh em cảm biết có một khoảng trống bên trong mình. Sự trống vắng ấy là sự hư không mà tôi đang nói đến. Đó chính xác là điều mà vua Sa-lô-môn khôn ngoan muốn nói đến “Hư không của sự hư không, mọi điều dưới mặt trời đều hư không” (Truyền. 1:2-3). Để thoát khỏi sự sa ngã thứ hai của con người, chúng ta phải nhận thức rằng, là người sa ngã không có Đức Chúa Trời, mọi điều chúng ta là, chúng ta có, và chúng ta thực hiện, đều là trống rỗng. Chúng ta không là gì ngoài sự hư không.

 d. Nhận Thức Sự Mong Manh Của Con Người

Tên thứ hai đặc biệt đầy ý nghĩa là Ê-nót, nghĩa là “người mong manh, hay chết”. Sau sự sa ngã, không những cuộc sống con người trở nên hư không mà con người cũng trở nên mong manh, phải chết. Phải nhìn nhận rằng chúng ta mong manh, yếu đuối và dễ vỡ. Chúng ta dễ thất bại dường nào! Con người là phải chết. Không ai có thể khoe rằng mình sẽ sống một tuần nữa. Không ai biết được ngày mai của mình. Để thoát khỏi sự sa ngã thứ hai của con người, chúng ta cần nhận thức về sự hư không của cuộc sống và sự mong manh của con người. Nếu có nhận thức này, chúng ta sẽ không tin cậy chính mình, và do đó, sẽ không tự phụ mà lìa khỏi con đường của Đức Chúa Trời.

 e. Kêu Cầu Danh Đức Giê-hô-va –Đấng “Ta Là”

Khi biết mình không nên tự phụ mà nên sống cho Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài theo cách của Ngài, cũng như khi nhận thức sự hư không của cuộc sống và sự mong manh của con người, chúng ta sẽ thưa “Chúa ôi, con không được tự phụ. Con phải sống cho Ngài và thờ phượng Ngài theo cách của Ngài. Chúa ôi, cuộc sống của con là hư không. Con rất mong manh và hay chết”. Khi thấy cuộc sống mình là hư không và chính mình thì mong manh, tự phát chúng ta sẽ kêu cầu Danh Chúa. Đó là nguyên do vì sao Sáng Thế Ký 4:26 nói “Từ đây, người ta bắt đầu kêu cầu danh Đức Giê-hô-va”. Từ thời Ê-nót, thế hệ thứ ba của nhân loại, con người đã bắt đầu kêu cầu Danh Chúa, nhận thức sự yếu đuối, mong manh và hay chết của họ.

Theo tiếng Hê-bơ-rơ, từ “Chúa” là Giê-hô-va (4:26; so với Xuất. 3:14). Danh “Đức Chúa Trời” chủ yếu được dùng để chỉ mối quan hệ của Đức Chúa Trời với tạo vật của Ngài trong Sáng Thế Ký chương 1. Danh Giê-hô-va chủ yếu được dùng cho Đức Chúa Trời trong mối quan hệ với con người, bắt đầu từ Sáng Thế Ký chương 2. Giê-hô-va là danh chỉ về Đức Chúa Trời bước vào mối quan hệ mật thiết với con người. Do đó, Sáng Thế Ký 4:26 không nói rằng con người bắt đầu kêu cầu danh Đức Chúa Trời mà là kêu cầu danh Giê-hô-va. Con người không kêu cầu Đấng đã tạo dựng muôn vật, mà kêu cầu Đấng rất gần với họ, Đấng có liên hệ mật thiết với họ. Danh Giê-hô-va có nghĩa là “Ta Là Đấng Ta Là”, nghĩa là, Ngài là Đấng hiện hữu từ cõi đời đời cho đến cõi đời đời. Ngài là Đấng đã có trong quá khứ, đang có trong hiện tại và mãi mãi hiện hữu trong tương lai. Ngài là Đấng Đời Đời. Khi con người nhận thức mình mong manh và hay chết, họ bắt đầu kêu cầu danh Giê-hô-va, Đấng Đời Đời. Đó là việc kêu cầu Danh Chúa. Sự kêu cầu này đã bắt đầu ngay cả với thế hệ thứ ba của nhân loại.

Khi không quan tâm đến Đức Chúa Trời, chúng ta không kêu cầu danh Ngài. Tuy nhiên, khi nhận thức rằng chúng ta phải sống cho Ngài và thờ phượng Ngài theo cách của Ngài, và khi nhận thức rằng chúng ta là mong manh và hay chết, cuộc sống chúng ta không là gì ngoài sự hư không, thì từ sâu thẳm bên trong, tự phát chúng ta không những cầu nguyện mà còn kêu cầu Danh Chúa. Do đó, chúng ta phải xem xét hạt giống quan trọng nhất là kêu cầu Danh Chúa. Đó là vấn đề quan trọng trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước.

1) Định Nghĩa Về Sự Kêu Cầu Danh Chúa

Trước hết, chúng ta cần biết ý nghĩa của việc kêu cầu Danh Chúa. Một số Cơ-đốc nhân nghĩ rằng kêu cầu Danh Chúa cũng giống như cầu nguyện với Ngài. Trước đây, tôi có cùng quan niệm như vậy. Tuy nhiên, một ngày nọ, Chúa bày tỏ cho tôi rằng kêu cầu Danh Chúa khác với cầu nguyện. Đúng vậy, kêu cầu là một loại cầu nguyện, vì đó là một phần trong lời cầu nguyện của chúng ta, nhưng kêu cầu không chỉ là cầu nguyện. Từ Hê-bơ-rơ của kêu cầu có nghĩa là “gọi to”, “kêu lớn “, nghĩa là kêu to lên. Từ Hi-lạp của kêu cầu nghĩa là “gọi một người đến”, “kêu một người bằng cách gọi tên”. Nói cách khác, đó là gọi một người bằng cách kêu tên người ấy rõ ràng. Dù lời cầu nguyện có thể thầm lặng, nhưng lời kêu cầu cần phải nghe được.

Kêu cầu Danh Chúa cũng có nghĩa là kêu lên với Ngài và kinh nghiệm hơi thở thuộc linh. “Hỡi Đức Giê-hô-va, từ ngục sâu, tôi kêu cầu danh Ngài. Ngài chắc đã nghe tiếng tôi, xin đừng bịt tai khỏi hơi thở và lời kêu van tôi” (Ca. 3:55-56). Những câu này cho thấy rằng kêu cầu cũng là kêu van và thở. Kêu lên là cách thở tốt nhất. Tôi được bảo rằng kêu la là sự tập luyện tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Hễ khi nào kêu to, tự động anh em thở sâu. Bằng cách kêu lên và thở, chúng ta vừa thở ra vừa hít vào. Hít vào luôn theo sau thở ra. Bằng cách thở ra, chúng ta thở ra tất cả những điều tiêu cực. Hễ khi nào anh em thở ra những điều tiêu cực, những điều tích cực của Chúa sẽ tràn vào anh em. Tôi xin cho một ví dụ về việc nổi nóng của anh em. Khi sắp nổi nóng, đừng tìm cách dằn lại, nhưng hãy kêu “Ô, Chúa Jesus”. Rồi thêm một lời cầu nguyện ngắn “Chúa Jesus ơi, con sắp nổi nóng”. Hãy làm điều này và xem anh em còn nổi nóng không. Bằng cách kêu cầu Danh Chúa, anh em sẽ thở ra tính nóng giận của mình và sẽ hít Chúa Jesus vào. Anh em sẽ thở ra tính nóng giận và hít Chúa vào. Anh em có muốn thánh khiết không? Phương cách được thánh khiết là kêu cầu Danh Chúa Jesus. Bởi kêu cầu danh Ngài, tất cả những điều tội lỗi, gian ác, bất khiết sẽ được thải ra và tất cả những điều tích cực –những sự phong phú của Chúa– sẽ được truyền vào anh em.

A.B Simpson có viết một bài Thánh Ca về sự hô hấp Chúa. Chúng ta hãy đọc vài phiên khúc ấy:

Chúa ơi, xin hà Linh Ngài trên con,
Hãy dạy con cách hít Ngài vào;
Giúp con thổ lộ cùng Ngài,
Trọn cuộc đời đầy bản ngã và tội ô.
Con đang thở ra mọi ưu phiền,
Thở ra các tội con phạm ;
Con đang hít, hít, hít vào thật sâu,
Tất cả sự đầy đủ của Ngài.
Thở ra hết bản chất tội của con,
Ngài đã gánh hết thay cho con rồi;
Hít vào trọn vẹn sự tẩy sạch của Ngài.
Đời con nay tìm được mọi sự trong Ngài.

Năm 1963, tôi giới thiệu Thánh Ca này cho một số thánh đồ tại Mỹ. Ngày nọ, sau khi chúng tôi hát xong Thánh Ca ấy, một thánh đồ yêu dấu đến nói với tôi “Tôi không thể hiểu Thánh Ca này. Hít, hít, hít -hít cái gì?” Anh ấy hơi bực mình. Vài năm sau, khi chúng tôi phát hành cuốn Thánh Ca, thì cũng chính thánh đồ này nói với tôi “Anh ơi, bài Thánh Ca mà tôi ưa thích trong cuốn Thánh Ca này là bài về sự hô hấp Chúa”.

Làm thế nào chúng ta hô hấp Chúa? Chúng ta hô hấp Chúa bằng cách mở chính mình ra với Chúa và kêu cầu danh Ngài. Chúng ta cần kêu to với Ngài, thậm chí kêu lớn tiếng với Ngài, vì như Giê-rê-mi có nói, kêu cầu Danh Chúa là kêu van với Ngài. Ông đã làm điều này từ ngục sâu tăm tối. Hễ khi nào ở chỗ thấp, nghĩa là ở trong “ngục tối”, chúng ta phải kêu cầu Chúa bằng cách kêu to với Ngài hầu có thể được giải thoát khỏi sự giam cầm và nhận được Chúa vào trong càng hơn.

Ê-sai cũng nói rằng việc chúng ta kêu cầu Chúa là đang kêu to với Ngài. “Này, Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi tôi; tôi sẽ tin cậy và không sợ hãi. Vì Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va, là sức mạnh của tôi, bài ca của tôi; Ngài đã nên sự cứu rỗi tôi. Vậy nên, các ngươi sẽ vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn sự cứu rỗi. Và trong ngày đó, các ngươi sẽ nói rằng: Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, hãy kêu cầu danh Ngài, hay rao mọi việc của tay Ngài ra trong các dân tộc! Hãy ca tụng Đức Giê-hô-va… Hỡi dân cư Si-ôn, hãy kêu lên to tiếng! Vì Đấng Thánh của Ítx-ra-ên là tôn trọng giữa ngươi” (Ês. 12:2-6). Trong các câu này, Ê-sai bảo chúng ta ngợi khen, hát, kêu lên, và nói lớn tiếng. Tất cả những điều này tương ứng với sự kêu cầu được đề cập trong câu 4. Trong câu 2, ông nói Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi và là sức mạnh của chúng ta. Đức Chúa Trời là mọi sự cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần múc nước nơi các nguồn cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Làm thế nào chúng ta vui vẻ mà múc nước nơi các nguồn sự cứu? Phương cách là kêu cầu danh Ngài, ngợi khen Chúa, hát thi ca và kêu lên to tiếng. Trong câu 4, chúng ta thấy rằng ngợi khen và kêu cầu được đặt chung với nhau, và trong câu 6, chúng ta thấy kêu lên và nói lớn tiếng được đặt chung với nhau. Điều này chứng tỏ rằng kêu cầu Danh Chúa là kêu lên và nói lớn tiếng với Ngài. Nhiều Cơ-đốc nhân không bao giờ nói lớn. Nếu chưa bao giờ nói lớn tiếng trước mặt Chúa, tôi không tin rằng anh em đã vui hưởng Chúa cách phong phú. Hãy thử nói lớn tiếng trước mặt Ngài. Nếu chưa bao giờ nói lớn tiếng về những gì Chúa là cho anh em, tôi khích lệ anh em hãy thử đi. Càng nói lớn tiếng “Ô, Chúa Jesus. Ngài hết sức tốt đẹp đối với tôi”, anh em sẽ càng được giải phóng khỏi bản ngã, và càng được đổ đầy Chúa. Anh em sẽ ở trên từng trời thứ ba. Vì vậy, ngay cả trong thời Cựu Ước, Ê-sai đã bảo mọi người hãy ngợi khen Chúa, kêu cầu danh Ngài, kêu lên và nói lớn tiếng.

Tôi xin chia sẻ với anh em đôi điều trong lời chứng của tôi về việc kêu cầu Danh Chúa. Tôi được nuôi dưỡng trong Giáo Hội Báp-tít Miền Nam. Sau khi được cứu, do sự tìm kiếm Lời, nên tôi đã ở với Hội anh Em rất nghiêm nhặt trong nhiều năm. Cách thực hành của họ là luôn giữ im lặng. Không hề phóng đại khi nói rằng ngay cả một cây kim rơi trên sàn nhà trong buổi nhóm, ai cũng có thể nghe. Chúng tôi được huấn luyện theo cách ấy. Tôi ngồi dưới chân của các giáo sư thuộc Hội anh Em này, lắng nghe các sự dạy dỗ của họ. Tôi cảm ơn Chúa về điều đó. Mặc dầu yêu Chúa và Lời Ngài, tôi đã không nhận được sự giúp đỡ đúng đắn về sự sống. Sự giúp đỡ duy nhất mà tôi nhận được là hiểu biết văn tự của Kinh Thánh.

Một ngày nọ, vào tháng 8 năm 1931, khi đang đi trên đường, Linh phán bên trong tôi “Con hãy nhìn vào chính mình xem. Con có quá nhiều tri thức. Con biết các lời tiên tri và các hình bóng, nhưng hãy xem con chết chóc là dường nào”. Lập tức từ sâu thẳm bên trong, tôi ý thức một sự đói khát. Điều gì đó bên trong tôi muốn bật ra. Tuy nhiên, do bối cảnh tôn giáo của mình, tôi không làm điều đó trên đường phố. Tôi tự kiềm lại chịu đựng cho đến trưa, chiều, rồi tối, chờ đến sáng là lúc tôi sẽ bày tỏ chính mình trước mặt Chúa. Nhà tôi ở dưới chân một quả núi nhỏ. Khi trời sáng, tôi chạy lên đỉnh núi và giải bày điều của lòng mình. Tôi không có ý định nói lớn, nhưng điều gì đó trong tôi bật mạnh ra, kêu lên “Ô, Chúa Jesus”. Tự nhiên tôi kêu cầu Chúa. Không ai dạy tôi kêu cầu Chúa và tôi chưa thấy gì về việc ấy trong Kinh Thánh. Tôi đơn sơ làm điều đó cách tự phát. Mặc dầu không có những từ liệu như “vui hưởng Chúa” và “giải phóng linh”, nhưng tôi đã có thực tại của cả hai. Tôi vận dụng và giải phóng linh, và chắc chắn tôi đã vui hưởng Chúa. Sau đó, hầu như mỗi sáng tôi đều lên đỉnh núi, cứ mỗi lần như vậy tôi kêu cầu Chúa. Bằng cách kêu cầu Chúa, tôi được đầy dẫy Ngài. Mỗi sáng, khi từ đỉnh núi xuống, tôi tràn đầy niềm vui. Tôi đã ở trên các từng trời, còn cả thế giới với mọi sự trong đó ở dưới chân tôi.

Tuy nhiên, do bối cảnh của mình, tôi không bao giờ đem vấn đề này vào trong sự dạy dỗ. Tôi đã không dạy người khác thực hành điều này. Sau mười hai năm, tức năm 1943 tôi bị giam do quân đội Nhật xâm lăng Trung Quốc. Ngày nọ, họ bắt bớ và đánh đập tôi, tôi không thể làm gì. Tự nhiên tôi kêu lên “Ô, Chúa Jesus”, và họ ngưng đánh tôi. Tuy nhiên, do bối cảnh tôn giáo của mình, tôi vẫn không đem điều này vào thực hành hằng ngày. Tôi không biết là chúng ta có thể thực hiện điều này trong đời sống hằng ngày.

Sau đó 24 năm, năm 1967, vấn đề kêu cầu Chúa xuất hiện tại Los Angeles. Lúc đó, tôi cảm thấy cần phải xác minh vấn đề này bằng cách nghiên cứu Lời. Kết quả của việc dành nhiều thì giờ trong Lời về sự kêu cầu Chúa, tôi khám phá rằng đó là sự thực hành của các thánh đồ thời xưa. Điều đó đã bắt đầu cách đây hàng ngàn năm. Dùng Bản Kê Chỉ, tôi tìm thấy rất nhiều câu Kinh Thánh liên quan đến việc kêu cầu Chúa và tôi đã ghi lại các phương diện khác nhau của sự kêu cầu. Lúc đó, tôi đã được xác quyết và vững vàng không chỉ để thực hành kêu cầu Chúa mà cũng để dạy người khác và giúp họ kêu cầu Ngài. Kể từ 1967, sự kêu cầu Chúa là một trong những điều thuộc về sự khôi phục của Chúa. Chúng ta khám phá ra rằng đó là cách tốt nhất để chạm được Chúa. Cũng năm đó, tôi đến thăm Viễn Đông và đem điều này đến với thánh đồ. Tôi có thể làm chứng rằng hàng ngàn thánh đồ đã được giải phóng và được làm cho phong phú qua việc kêu cầu Danh Chúa.

2) Lịch Sử Của Việc Kêu Cầu Chúa

Đừng nghĩ rằng việc kêu cầu Chúa là do chúng tôi phát minh. Đó không phải là một phát minh mới. Cao lắm thì chỉ có thể gọi điều đó là một khám phá mới hay một phần của sự khôi phục của Chúa. Như chúng ta đã thấy, sự kêu cầu Danh Chúa đã bắt đầu với thế hệ thứ ba. Ê-va đặt tên con thứ hai của mình là A-bên, nghĩa là hư không. Sau đó, Sết, em của A-bên, đã đặt tên con là Ê-nót, ngụ ý rằng Sết nhận thức đời sống con người là yếu đuối, mong manh và hay chết. Bằng cách đặt tên con là Ê-nót, có lẽ Sết đã dạy con rằng con là yếu đuối và mong manh. Vì Ê-nót nhận thức sự mong manh của đời sống con người nên ông bắt đầu kêu cầu danh của Chúa Đời Đời. Do đó, khi nhận thức rằng chúng ta không là gì, rằng chúng ta yếu đuối và mong manh, thì chúng ta nên làm gì? Nên đơn sơ kêu “Ô, Chúa Jesus”.

Lịch sử của việc kêu cầu Danh Chúa tiếp tục trải suốt Kinh Thánh, và chúng ta có thể liệt kê tên của những người đã kêu cầu danh Ngài: Áp-ra-ham (Sáng. 12:8), Y-sác (Sáng. 26:25), Môi-se (Phục. 4:7); Gióp (Gióp 12:4), Gia-bê (1Sử. 4:10), Sam-sôn (Quan, 16:28), Sa-mu-ên (1Sa. 12:10), Đa-vít (2Sa. 22:4); Giô-na (Giô-na 1:6), Ê-li (1Vua 18:24), Ê-li-sê (2Vua 5:11), Giê-rê-mi (Ca. 3:55). Không những thánh đồ Cựu Ước kêu cầu Chúa, thậm chí họ còn nói tiên tri rằng người ta sẽ kêu cầu danh Ngài (Giô-ên 2:32; Sô. 3:9; Xa. 13:9). Mặc dầu nhiều người quen thuộc với lời tiên tri của Giô-ên về Thánh Linh, nhưng không nhiều người chú tâm đến sự kiện để nhận được Thánh Linh đổ ra đòi hỏi chúng ta phải kêu cầu Danh Chúa. Một mặt, Giô-ên nói tiên tri rằng Đức Chúa Trời sẽ đổ Linh của Ngài ra; mặt khác, ông nói tiên tri rằng người ta sẽ kêu cầu Danh Chúa. Việc Đức Chúa Trời đổ ra cần có sự hợp tác của chúng ta bằng sự kêu cầu Ngài. Lời tiên tri của Giô-ên đã được ứng nghiệm vào ngày Lễ Ngũ Tuần.

Việc kêu cầu Danh Chúa cũng được thánh đồ Tân Ước thực hành. Điều này bắt đầu vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Công. 2:21). Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Đức Chúa Trời đổ Linh của Ngài ra và các thánh đồ đầu tiên đã nhận được Linh bởi kêu cầu Danh Chúa. Sự kêu cầu của họ là đáp ứng với việc Đức Chúa Trời đổ Linh của Ngài ra. Ê-tiên cũng kêu cầu Danh Chúa. Trong khi bị ném đá đến chết, ông vẫn đang kêu cầu Danh Chúa (Công. 7:59). Ông đã chết khi đang kêu cầu Danh Chúa. Nếu Chúa trì hoãn sự hiện đến của Ngài và nếu chúng ta chết, tôi hi vọng rằng chúng ta chết khi đang kêu cầu danh Ngài.

Tất cả thánh đồ Tân Ước đã thực hành việc kêu cầu Danh Chúa (Công. 9:14; 22:16; 1Cô. 1:2; 2Ti. 2:22). Khi Phao-lô còn là Sau-lơ người Tạt-sơ, ông đã nhận uy quyền từ các thầy tế lễ thượng phẩm để bắt trói tất cả những người kêu cầu Danh Chúa (Công. 9:14). Điều này cho thấy tất cả thánh đồ đầu tiên là những người kêu cầu danh Jesus. Việc họ kêu cầu Danh Chúa là một dấu hiệu, một bằng chứng rằng họ là Cơ-đốc nhân. Vì thế, Sau-lơ người Tạt-sơ, cảm thấy thật dễ dàng nhận ra các Cơ-đốc nhân tại thành Đa-mách qua sự kiện họ kêu cầu Danh Chúa. Không những cầu nguyện với Chúa mà họ còn kêu cầu Ngài. Có nhiều Cơ-đốc nhân thật là những người cầu nguyện với Chúa hằng ngày, nhưng những người hàng xóm, bạn bè, bạn cùng lớp không biết họ là Cơ-đốc nhân. Chúng ta có thể mô tả họ là những Cơ-đốc nhân thầm lặng. Tuy nhiên, nếu họ trở thành những Cơ-đốc nhân kêu cầu Danh Chúa, sự kêu cầu này sẽ đánh dấu họ là Cơ-đốc nhân. Đây là cách mà Cơ-đốc nhân đầu tiên đã thực hiện.

Anh em có biết điều gì đã xảy ra cho Sau-lơ khi ông trên đường đến Đa-mách với ý định bắt trói tất cả những ai kêu cầu Danh Chúa không? Ông đã bị Chúa bắt lấy và cột trói. Chúa sai một môn đồ nhỏ bé tên là A-na-nia đến thăm Sau-lơ và nói Lời Chúa cho ông. Hãy nghe điều A-na-nia nói “Nay anh còn dần dà làm chi? Hãy chờ dậy, kêu cầu danh Ngài mà chịu báp-têm, và rửa tội anh đi” (Công. 22:16). Theo văn phạm tiếng Anh, từ “kêu cầu” bổ nghĩa cho động từ “rửa”. Phao-lô cần được rửa sạch tội gì? Tội bắt trói những người kêu cầu danh Jesus. Ông đã làm điều này tại Giê-ru-sa-lem và định làm tại Đa-mách. Tất cả Cơ-đốc nhân đều biết rằng ông là một người ác. Trong cách nhìn của họ, Sau-lơ đã phạm tội bằng cách bắt bớ thánh đồ và bắt trói những người kêu cầu Jesus. Do đó, cách tốt nhất để ông rửa sạch các tội phạm của mình là kêu cầu danh Jesus. Bởi làm điều này, việc ông đã thực sự hoán cải trở nên rõ ràng đối với tất cả tín đồ. Ông, người mà trước kia đã bắt trói những ai kêu cầu Danh Chúa, bây giờ lại đang kêu cầu danh này.

Một số Cơ-đốc nhân hiểu sai Công Vụ 22:16, cho rằng “rửa sạch các tội phạm anh” bổ nghĩa cho “chịu báp-têm”. Theo văn phạm, điều đó không có nghĩa. Trong câu này có hai điều được đề cập: “chịu báp-têm” và “rửa sạch các tội phạm anh” –và từ Hi-lạp là kai, được dịch là “và” theo tiếng Anh, để nối chúng với nhau. Do đó, chịu báp-têm là một điều và rửa sạch các tội phạm của anh là một điều khác. Phân từ “chỗi dậy” bổ nghĩa cho “chịu báp-têm” và phân từ “kêu cầu” bổ nghĩa cho “rửa”. Sau-lơ người Tạt-sơ là người đã bắt bớ rất nhiều người kêu cầu Danh Chúa, đã được Chúa bắt lấy. Sau đó, A-na-nia, người được Chúa sai đến, đã nói với Sau-lơ rằng hãy chịu báp-têm và rửa sạch các tội phạm của ông bằng cách kêu cầu Danh Chúa. Nếu Sau-lơ chỉ chịu báp-têm, nhiều tín đồ sẽ hồ nghi, không biết rằng ông đã thực sự hoán cải chưa. Họ có thể nói “A-na-nia ơi, lẽ ra anh không nên làm báp-têm cho một tín đồ thầm lặng như thế”. Tuy nhiên, khi A-na-nia sắp làm báp-têm cho Sau-lơ, dường như ông nói với Sau-lơ rằng: “Anh ơi, hãy rửa sạch các tội phạm của anh bằng cách kêu cầu Danh Chúa Jesus. Anh Sau-lơ, anh đã bắt trói nhiều Cơ-đốc nhân. Anh là kẻ ác trong cách nhìn của các thánh đồ. Anh đã tìm cách bắt trói tất cả những người kêu cầu Jesus. Bây giờ, trong cách nhìn của họ, cách tốt nhất để anh rửa sạch tội là kêu “Ô, Chúa Jesus”. Một khi Sau-lơ kêu cầu Danh Chúa, tất cả Cơ-đốc nhân có thể thấy rằng người bắt bớ họ bây giờ đã trở nên một trong các anh em của họ. Việc ông kêu cầu Danh Chúa là bằng chứng rằng ông đã được hoán cải.

Chính Phao-lô đã nhấn mạnh đến vấn đề kêu cầu khi viết Sách La-mã. Ông nói “Vì giữa người Do thái và người Hi-lạp chẳng có sự phân biệt gì hết, vì chính Chúa chung của hết thảy vẫn giàu có đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài. Vì hễ ai kêu cầu Danh Chúa thì sẽ được cứu” (La. 10:12-13). Trong La-mã 10:12, Phao-lô nói rằng Chúa vốn giàu có đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài, và trong câu 13, ông trích dẫn lời tiên tri của Giô-ên nói rằng hễ ai kêu cầu Danh Chúa sẽ được cứu. Phao-lô cũng nói đến sự kêu cầu Danh Chúa trong 1Cô-rin-tô khi ông viết những lời này “…cùng hết thảy những người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn Danh Chúa chúng ta là Jesus Christ, tức là Chúa của họ và cũng là của chúng ta nữa” (1Cô. 1:2). Hơn nữa, trong 2Ti-mô-thê, ông bảo Ti-mô-thê hãy theo đuổi những điều thuộc linh cùng với những người lấy lòng trong sạch mà kêu cầu Chúa (2Ti. 2:22). Bởi tất cả những câu này, chúng ta có thể thấy rằng trong thế kỷ đầu tiên, Cơ-đốc nhân đã thực hành việc kêu cầu Danh Chúa rất nhiều. Do đó, trải suốt Cựu Ước cũng như vào những ngày đầu của thời đại Cơ-đốc, thánh đồ đã kêu cầu Danh Chúa. Thật đáng tiếc dường nào khi phần lớn Cơ-đốc nhân đã bỏ qua điều này trong một thời gian dài. Tôi tin rằng ngày nay Chúa muốn khôi phục vấn đề này, và muốn chúng ta thực hành để có thể vui hưởng những sự giàu có của sự sống Ngài.

3) Mục Đích Của Việc Kêu Cầu Chúa

(a) Để Được Cứu

Tại sao chúng ta cần kêu cầu Danh Chúa? Con người cần kêu cầu Danh Chúa để được cứu (La. 10:13). Giả sử một người nào đó nghe Phúc Âm và bắt đầu tin Chúa. Anh em có thể giúp người ấy được cứu bằng cách để người ấy cầu nguyện với Chúa cách rất yên lặng, và tôi đã thấy nhiều người được cứu theo cách này. Tuy nhiên, nếu anh em không những giúp người ấy cầu nguyện mà cũng biết kêu cầu Danh Chúa thì kinh nghiệm về sự cứu rỗi của người ấy sẽ mạnh mẽ hơn nhiều. Cách thứ nhứt, cách cầu nguyện yên lặng, giúp người khác được cứu, nhưng không phong phú lắm. Cách thứ hai, cách kêu cầu lớn tiếng, giúp người khác được cứu cách phong phú hơn và triệt để hơn. Do đó, cần khích lệ người khác mở ra và kêu cầu Danh Chúa Jesus.

b) Để Được Thoát Khỏi 
Sự Khốn Cùng, Rắc Rối, Buồn Rầu Và Đau Đớn

Một lý do khác cho việc kêu cầu Danh Chúa là để được thoát khỏi sự khốn cùng (Thi. 18:6; 118:5), khỏi sự rắc rối (Thi. 50:15; 86:7; 81:7) và khỏi sự buồn rầu, đau đớn (Thi. 116:3-4). Những người tranh luận về việc kêu cầu Danh Chúa đã thấy chính họ kêu cầu Ngài khi họ gặp rắc rối hay bệnh tật nào đó. Khi cuộc sống không gặp rắc rối, chúng ta sẽ tranh luận về sự kêu cầu Danh Chúa. Tuy nhiên, khi sự rắc rối đến, không cần ai bảo anh em hãy kêu cầu Ngài. Tự phát anh em sẽ kêu cầu Ngài. Sự kêu cầu Chúa giải thoát chúng ta, và cứu chúng ta. Chúng ta cần kêu cầu Chúa khi lâm vào cảnh khốn cùng và rắc rối. Hơn nữa, Thi Thiên 116:3-4 bảo rằng kêu cầu Danh Chúa giải cứu chúng ta khỏi nhiều điều tiêu cực như đau đớn, buồn rầu, sự chết và âm phủ. Nếu muốn được giải cứu khỏi những điều như thế, anh em cần kêu cầu Danh Chúa.

c) Để Dự Phần Sự Thương Xót Của Chúa

Thi Thiên 86:5 nói rằng Chúa là thiện, sẵn sàng tha thứ và ban sự nhân từ dư dật cho người kêu cầu Ngài. Cách để được dự phần trong sự thương xót dư dật của Chúa là kêu cầu Ngài. Càng kêu cầu Ngài, chúng ta càng vui hưởng sự thương xót của Ngài.

d) Cùng Tham Dự Sự Cứu Rỗi Của Chúa

Thi Thiên 116 cũng nói rằng chúng ta có thể cùng tham dự vào sự cứu rỗi của Chúa bằng cách kêu cầu Ngài. “Tôi sẽ cầm cái chén cứu rỗi, mà cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va” (c. 13). Trong cùng một Thi Thiên này, việc kêu cầu Danh Chúa được nhắc đến bốn lần (c. 2,4,13,17). Sự kêu cầu ở đây là vì mục đích cùng tham dự vào sự cứu rỗi của Chúa. Như đã thấy trước đó, cách múc nước nơi các nguồn sự cứu là kêu cầu Danh Chúa (Ês. 12:2-4).

e) Để Nhận Lãnh Linh

Một lý do khác cho việc kêu cầu Danh Chúa là để nhận được Linh (Công. 2:17,21). Cách tốt nhất và dễ dàng nhất để được đầy dẫy Thánh Linh là kêu cầu Danh Chúa Jesus. Linh đã được đổ ra rồi. Chúng ta chỉ cần nhận lãnh Linh bằng cách kêu cầu Chúa. Chúng ta có thể kêu cầu bất cứ lúc nào. Nếu kêu cầu Danh Chúa nhiều lần, anh em sẽ được đầy dẫy Linh.

f) Uống Nước Thuộc Linh Và Ăn Thức Ăn Thuộc Linh Để Thỏa Mãn

Ê-sai 55:1 nói “Hỡi những kẻ nào khát, hãy đến suối nước! Và người nào không có tiền bạc, hãy đến, mua mà ăn! Hãy đến, mua rượu và sữa mà không cần tiền, không đòi giá”. Cách ăn và uống Chúa là gì? Ê-sai đã cho phương cách trong câu 6 của cùng chương là “Hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va đang khi mình gặp được; hãy kêu cầu đang khi Ngài ở gần”. Do đó, cách uống nước thuộc linh và ăn thức ăn thuộc linh để thỏa mãn là tìm kiếm Chúa và kêu cầu danh Ngài.

g) Để Vui Hưởng Những Sự Phong Phú Của Chúa

La-mã 10:12 nói rằng Chúa chung của hết thảy vốn giàu có đối với mọi kẻ kêu cầu Ngài. Chúa vốn giàu có và giàu có đối với tất cả những ai kêu cầu Ngài. Cách vui hưởng những sự giàu có của Chúa là kêu cầu Ngài. Chúa không những giàu có mà còn ở gần và sẵn sàng như được đề cập trong câu 8 của cùng chương, vì Ngài là Linh Ban Sự Sống. Là Linh, Ngài hiện diện khắp nơi. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, chúng ta đều có thể kêu cầu danh Ngài. Khi kêu cầu Ngài, Ngài đến với chúng ta như là Linh, và chúng ta vui hưởng những sự giàu có của Ngài. Khi anh em kêu cầu Jesus, thì Linh đến.

1Cô-rin-tô là Sách nói về sự vui hưởng Đấng Christ. Trong chương 12, Phao-lô cho chúng ta biết làm thế nào để vui hưởng Ngài. Cách vui hưởng Chúa là kêu cầu danh Ngài (12:3; 1:2). Hễ khi nào nói “Chúa Jesus ơi” thì chúng ta uống Ngài là Linh Ban Sự Sống (c. 13). Trong 15:45, chúng ta được bảo rằng Chúa ngày nay là Linh Ban Sự Sống. Hễ khi nào chúng ta kêu “Ô, Chúa Jesus” thì Ngài đến như Linh. Nếu tôi gọi tên một người nào đó và nếu người ấy thực hữu, sống động và có mặt, thì người ấy sẽ đến với tôi. Chúa Jesus vốn thực hữu, sống động và có mặt. Ngài luôn luôn có sẵn. Hễ khi nào chúng ta kêu cầu Ngài thì Ngài đến. Ngay cả trong thời Cựu Ước, Môi-se đã thưa với Chúa “Vả chăng, há có dân lớn nào mà có các thần mình gần như chúng ta có Giê-hô-va Đức Chúa Trời gần chúng ta mỗi khi chúng ta kêu cầu Ngài chăng?” (Phục. 4:7). Hễ khi nào chúng ta kêu cầu danh Ngài, Ngài thật gần (Thi. 145:18). Anh em có muốn vui hưởng sự hiện diện của Chúa với tất cả sự giàu có của Ngài không? Cách tốt nhất để kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài với tất cả sự giàu có của Ngài là kêu cầu danh Ngài. Hãy kêu cầu Ngài đang khi chúng ta lái xe trên đường hay khi đang làm việc. Bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào anh em kêu cầu thì Chúa đều thật gần và giàu có đối với anh em.

h) Để Được Dứt Dấy

Bằng cách kêu cầu Danh Chúa, chúng ta có thể làm cho mình được dứt dấy. Ê-sai 64:7 chép “Chẳng có ai kêu cầu danh Ngài; hay là gắng sức đặng nắm lấy Ngài”. Khi cảm thấy mình chùn xuống hay tầm thường, chúng ta có thể nâng mình lên và làm cho mình dứt dấy bằng cách kêu cầu Danh Chúa Jesus.

4) Kêu Cầu Danh Chúa Như Thế Nào

Bây giờ chúng ta cần xem kêu cầu Danh Chúa là như thế nào. Trước hết, phải kêu cầu Ngài với một lòng thuần khiết (2Ti. 2:22). Tấm lòng chúng ta là nguồn, phải thuần khiết, không tìm kiếm điều gì ngoài chính Chúa. Thứ hai, phải kêu cầu với môi thuần khiết (Sô. 3:9). Chúng ta cần canh giữ lời nói vì không điều gì làm ô nhiễm môi miệng hơn sự nói năng cẩu thả. Nếu môi miệng bất khiết do nói năng cẩu thả, chúng ta sẽ khó mà kêu cầu Danh Chúa. Cùng với lòng và môi thuần khiết, chúng ta cần mở miệng ra (Thi. 81:10; so với c. 7). Cần hả hoác miệng mình để kêu cầu Danh Chúa. Hơn nữa, cần kêu cầu Danh Chúa cách tập thể. 2Ti-mô-thê 2:22 chép:” Cũng hãy trốn chạy tư dục trai trẻ, hiệp với kẻ lấy lòng trong sạch kêu cầu Danh Chúa mà đuổi theo sự công chính, đức tin, thương yêu, hòa bình”. Chúng ta cần đến với nhau với mục đích kêu cầu Danh Chúa. Thi Thiên 88:9 nói “Đức Giê-hô-va ơi, hằng ngày tôi kêu cầu Ngài”. Vì vậy, chúng ta nên kêu cầu danh Ngài hằng ngày. Việc kêu cầu Danh Chúa không phải là giáo lý, nhưng rất thực tế. Cần thực hành kêu cầu Danh Chúa hằng ngày, hằng giờ. Đừng bao giờ ngưng thở. Tất cả chúng ta đều biết điều gì sẽ xảy ra khi ngưng thở. Hơn nữa, Thi Thiên 116:2 chép “Vì thế, tôi sẽ kêu cầu Ngài trọn đời tôi”. Chừng nào còn sống, chúng ta còn kêu cầu Danh Chúa. Tôi hi vọng càng có nhiều người trong dân Chúa, đặc biệt những người mới, sẽ bắt đầu thực hành kêu cầu Danh Chúa. Nếu làm như vậy, anh em sẽ thấy đó là cách tốt nhất để vui hưởng những sự giàu có của Chúa.

Kể từ khi việc kêu cầu Danh Chúa trở nên một điều trong sự khôi phục của Chúa, một số người đã kiểm tra tôi “Vậy Chúa không ở trong chúng tôi sao? Tại sao anh cần phải nói rằng Chúa ở gần anh khi anh kêu cầu?”. Tôi có một câu hỏi đặt ra với những người cho rằng chúng ta không cần kêu cầu Danh Chúa vì Ngài đã ở bên trong chúng ta rồi. Anh em không có hơi thở bên trong mình sao? Vì đã có hơi thở bên trong rồi, tại sao anh em vẫn cần phải thở? Lô-gic của câu hỏi này giống như câu hỏi về việc kêu cầu Danh Chúa khi Ngài đã ở bên trong chúng ta rồi. Mặc dầu nghe có vẻ lô-gic khi nói rằng không cần kêu cầu Ngài vì Ngài đã cư ngụ bên trong chúng ta rồi, nhưng lời đó không thực tế. Không ai muốn thực hành điều này đối với vấn đề thở. Không ai nói rằng vì đã có hơi thở ở bên trong rồi nên không cần phải thở nữa. Chúng ta phải cứ hít thở để tồn tại. Cũng vậy, Chúa đang ở trong chúng ta, nhưng chúng ta vẫn cần kêu cầu Ngài, và hít Ngài vào càng hơn.

Người khác có thể hỏi “Tại sao anh kêu cầu lớn như thế? Đức Chúa Trời của chúng ta có điếc không? Ngài không thể nghe lời thầm nguyện của chúng ta sao?”. Họ tranh luận rằng vì Đức Chúa Trời không hề điếc, nên chúng ta không cần cầu nguyện lớn tiếng bằng cách kêu cầu Ngài. Tuy nhiên, hãy xem cách Chúa cầu nguyện như được bày tỏ trong Hê-bơ-rơ 5:7 “Đấng ấy khi còn trong xác thịt, đã lớn tiếng khóc than tuôn lụy mà dâng lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng kính sợ của Ngài nên được dũ nghe”. Cụm từ “lớn tiếng khóc than” trong câu này chắc chắn không phải là lời thầm nguyện. Nếu than phiền về những người kêu cầu Danh Chúa lớn tiếng, anh em cần hỏi Chúa Jesus lý do vì sao Ngài đã cầu nguyện với tiếng kêu khóc lớn như vậy. Vì Đức Chúa Trời Cha không điếc, vậy tại sao Chúa cầu nguyện theo cách như vậy? Hơn nữa, ít nhất hai lần trong Phúc Âm Giăng, Chúa Jesus phán rằng Ngài không ở một mình, rằng Cha hằng ở cùng Ngài (16:32; 8:29). Vì Cha thường xuyên ở với Ngài, tại sao Ngài cần kêu lớn tiếng khi cầu nguyện với Cha?

Hơn nữa, nhiều lần trong Thi Thiên, chúng ta được bảo rằng hãy tạo ra sự ồn ào vui vẻ cho Chúa (66:1; 81:1; 95:1,2; 98:4,6; 100:1). Xin lưu ý rằng ở đây không nói là tiếng nói vui vẻ mà là sự ồn ào vui vẻ. Tất cả chúng ta đều biết sự khác nhau giữa một tiếng nói với sự ồn ào. Chúng ta cần tạo ra sự ồn ào đầy vui vẻ cho Chúa vì Ngài thích nghe sự ồn ào như thế.

Tuy nhiên, kết quả thật sự không phải là Đức Chúa Trời có nghe chúng ta hay không. Vấn đề ở đây là chúng ta cần vận dụng linh, giải phóng những gì trong linh và trong lòng ra hầu cho Chúa là Linh Ban Sự Sống có thể bước vào bên trong chúng ta. Đó không phải là vấn đề được nghe mà là vấn đề vui hưởng Chúa và dự phần trong tất cả những sự giàu có của Ngài. Gánh nặng và ý định của tôi trong bài này đơn giản là trình bày những ghi chép của Kinh Thánh về vấn đề kêu cầu Danh Chúa. Nếu suy xét những gì Kinh Thánh nói về việc kêu cầu Chúa, anh em sẽ được thuyết phục rằng kêu cầu danh Ngài không phải là một phát minh gần đây. Đó là sự khôi phục về một trong những điều thánh trong Kinh Thánh. Như chúng ta đã thấy trong Sáng Thế Ký 4:26, việc kêu cầu Danh Chúa đã bắt đầu cách đây hàng ngàn năm, thậm chí từ thế hệ thứ ba của nhân loại.

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2