buy amitriptyline uk
amitriptyline for
anxiety clomid manchester
clomid
uk to buy
abortion pill
buy abortion pill
go where to buy abortion pill in usa
buy abortion pill online
buy abortion pill online
dearteaga.es
BÀI MƯỜI SÁU
Con Đường Tri Thức Trải Suốt Kinh Thánh
Chúng ta đã thấy Kinh Thánh mở ra với Hai Cây: Cây Sự Sống dẫn đến sự sống và Cây Tri Thức dẫn đến sự hiểu biết. Tuy nhiên, tri thức là sự lừa dối vì Cây Tri Thức thực ra là Cây Sự Chết và dẫn đến sự chết. Vì thế, ngay từ khởi đầu Kinh Thánh, chúng ta thấy hai con đường nầy cứ tiếp diễn suốt cả Kinh Thánh. Con đường thứ nhất là đường sự sống, bắt đầu với Cây Sự Sống và tiếp tục trải suốt Kinh Thánh cho đến khi kết thúc với Thành Giê-ru-sa-lem Mới, nơi chúng ta cũng thấy Cây Sự Sống (Khải. 22:1-2,14). Con đường thứ hai là đường tri thức, bắt đầu với Cây Tri Thức, và tiếp tục trải suốt Kinh Thánh cho đến khi kết thúc tại Hồ Lửa. Trong bài này, chúng ta xem xét con đường tri thức trải suốt Kinh Thánh. Trong mỗi Sách của Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy tri thức gây rắc rối, làm thiệt hại, giết chết và hủy diệt. Bây giờ chúng ta sẽ xem nhiều trường hợp của những người đã sống, làm việc, chuyển động, và hành động bởi tri thức, không bởi sự sống.
I. Ca-In
Ca-in, con đầu lòng của A-đam và là thế hệ thứ hai của nhân loại, là người đầu tiên đã sống theo tri thức. Ca-in đem hoa quả của đất dâng cho Chúa như một của lễ (Sáng. 4:3). Mặc dầu điều này dường như rất tốt, nhưng là sai vì Ca-in đã dâng của lễ cho Đức Chúa Trời theo cách riêng, không theo cách của Đức Chúa Trời. Cách của Đức Chúa Trời đòi hỏi con người sa ngã phải dâng một sinh tế chuộc tội để tiếp xúc Ngài. Tuy nhiên, Ca-in chỉ dâng hoa quả của đất mà không có huyết cứu chuộc. Ca-in đã dâng của lễ theo suy nghĩ của tâm trí mình. Ông đã dâng của lễ theo cách riêng của mình. Mọi phương cách như vậy đều bắt nguồn từ tâm trí con người. Chúng ta phải hết sức cẩn thận. Như chúng tôi đã lưu ý, nguyên tắc Cây Tri Thức là độc lập với Đức Chúa Trời, có nghĩa là chúng ta thực hiện những quyết định của mình cách độc lập. Dầu Ca-in làm điều tốt, nhưng độc lập với Đức Chúa Trời. Mọi điều tốt mà độc lập với Đức Chúa Trời, đều dẫn đến sự chết. Điều này giống như chất cách điện làm ngắt dòng điện. Bất kể chất liệu được dùng làm chất cách điện là gì –ngay cả là kim cương– thì dòng điện cũng bị cắt. Vấn đề không phải là chất liệu đó tốt hay xấu mà là đã tạo nên sự cách điện. Cũng vậy, nếu một điều nào đó ngăn cách chúng ta đến gần Đức Chúa Trời, sẽ dẫn đến sự chết dù có tốt đến đâu.
Hậu quả của hành động độc lập là Ca-in đã rời khỏi hiện diện Chúa (Sáng. 4:16). Điều này thật kinh khủng. Vấn đề không phải là chúng ta tốt bao nhiêu, vì nếu xa cách hiện diện Đức Chúa Trời thì thật kinh khủng. Chúng ta có thể tốt hoặc xấu, nhưng bất cứ khi nào rời khỏi hiện diện của Chúa thì kết quả đều như nhau.
Một khi con người hành động theo cách riêng và rời khỏi hiện diện của Đức Chúa Trời, họ đều muốn dựng lên một cái thành cho chính mình. Ca-in đã xây một thành và đặt tên là Hê-nóc, theo tên con trai mình (Sáng. 4:17). Ca-in đã không đặt tên thành theo danh của Đức Chúa Trời nhưng đã đặt tên theo con người. Đây là lời tuyên bố rằng con người độc lập với Đức Chúa Trời.
II. Nim-Rốt
Nim-rốt là một thợ săn mạnh mẽ trước mặt Chúa (Sáng. 10;8-11). Ông là người mạnh mẽ trên đất, một người hoàn toàn độc lập với Đức Chúa Trời. Ông xây dựng một vương quốc cho chính mình và khởi đầu của vương quốc đó là Ba-bên. Mặc dầu nhiều Cơ-đốc nhân biết rằng nhân loại đã xây dựng tháp và thành Ba-bên, nhưng chỉ một ít người biết vương quốc Ba-bên là do Nim-rốt thành lập. Vương quốc đầu tiên trong lịch sử nhân loại có lẽ là vương quốc Ba-bên do Nim-rốt thành lập, ông cũng là người đã xây thành lớn Ni-ni-ve tại A-si-ri. Sự xây dựng của ông là một dấu hiệu cho thấy nhân loại đã hoàn toàn độc lập với Đức Chúa Trời. Trái lại, Áp-ra-ham đã không xây bất cứ điều gì ngoài một bàn thờ nhỏ. Ông đã ở trong trại. Nô-ê cũng vậy, ông đã không xây bất kỳ điều gì ngoài con tàu và bàn thờ. Những người đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời không liên quan nhiều đến hoạt động xây dựng. Càng đặt lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ càng ít có sự xây dựng độc lập. Chỉ những công nhân khổng lồ –những người độc lập với Đức Chúa Trời– mới xây dựng những tháp cao của họ.
III. Người Dân Tại Ba-Bên
Người dân tại Ba-bên đã tổ chức một hội đồng (Sáng. 11:3). Họ đã không cầu nguyện hay hỏi Chúa rằng họ nên làm gì hay đi đâu. Lịch sử loài người là lịch sử của những hội đồng. Sau Thế Chiến Thứ Nhứt, Hội Quốc Liên được thành lập và Hội này thực ra là một hội đồng. Sau khi kết thúc Thế Chiến Thứ Hai, Hội Quốc Liên được đổi thành Liên Hiệp Quốc, có một tòa nhà lớn tại Nữu Ước, nơi hội đồng được tổ chức hầu như mỗi ngày. Những hội đồng như vậy của con người hoàn toàn độc lập với Đức Chúa Trời. Hậu quả của hội đồng tại Ba-bên là sự xây dựng một tháp cao để rạng danh con người và lập một thành làm di sản của họ (Sáng. 11:4).
IV. Lót
Dầu Lót là người đã được cứu ông đã trôi giạt khỏi đường sự sống bởi chọn lựa theo cách nhìn của mình (Sáng. 13:10-11 so với 14-15). Khi Lót tự phân rẽ khỏi Áp-ra-ham, ông nhướng mắt lên, nhìn thấy đồng bằng sông Giô-đanh và quyết định theo mắt mình. Ông đã không cầu nguyện: “Chúa ơi, con không biết con nên làm gì. Con nên làm gì? Xin thương xót con. Xin bày tỏ sự chọn lựa của Ngài. Con muốn chọn điều Ngài chọn”. Lót đã không cầu nguyện như vậy, nhưng đã chọn lựa theo cách nhìn của ông. Hậu quả là ông đã chuyển đến thành Sô-đôm gian ác (Sáng. 13:12-13; so với c. 18). Hễ khi nào anh em đi theo con đường độc lập với Đức Chúa Trời, hãy biết chắc rằng con đường của anh em sẽ đi xuống. Con đường của anh em sẽ hướng đến thành Sô-đôm tội lỗi.
V. Ê-Sau
Nếu đọc lịch sử của Ê-sau, chúng ta sẽ thấy, nói về đạo đức, ông đã không làm gì sai cả. Gia-cốp dường như xấu hơn nhiều. Tuy nhiên, Ê-sau, là một thợ săn, săn bắn vì sự thỏa mãn riêng (Sáng. 25:27,29). Ê-sau đã săn bắn cách độc lập với Đức Chúa Trời. Cuối cùng, vì mục đích thỏa mãn sự thèm ăn của mình, ông đã bán quyền trưởng nam (Sáng. 25:30-34). Tất cả những ai độc lập với Đức Chúa Trời đều bán quyền trưởng nam của họ, tức sự vui hưởng Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời đã tạo nên con người như hình ảnh Ngài để làm sự biểu lộ Ngài nên điều này nghĩa là, bẩm sinh con người đã có quyền biểu lộ Đức Chúa Trời. Vì thế, mỗi con người đều có quyền trưởng nam, tức quyền biểu lộ Đức Chúa Trời bẩm sinh. Tuy nhiên, hầu như mọi người đã bán quyền trưởng nam do sự độc lập của họ. Ăn năn và tin Chúa Jesus nghĩa là gì? Ăn năn là có sự thay đổi trong suy nghĩ, trong tâm trí. Trước đây, tôi đi theo một hướng nào đó, xoay lưng với Đức Chúa Trời. Sau khi nghe Phúc Âm, tôi xoay về Ngài. Đây là ý nghĩa của sự ăn năn. Tin Chúa Jesus có nghĩa là trở lại với quyền trưởng nam của chúng ta, trở lại với sự vui hưởng Đức Chúa Trời và sự biểu lộ Đức Chúa Trời. Đây là ý nghĩa của sự ăn năn và tin Chúa Jesus. Ê-sau đã không làm điều này, nhưng đi theo hướng ngược lại.
VI. Pha-Ra-Ôn
Trong Xuất Ai-cập Ký từ chương 1 đến 12, chúng ta thấy Pha-ra-ôn thật là độc lập. Ông không những độc lập mà còn chống nghịch Đức Chúa Trời, thậm chí có lần đã hỏi: “Đức Chúa Trời là ai?” (Xuất. 5:2). Pha-ra-ôn không quan tâm đến Đức Chúa Trời và cũng chẳng muốn biết Ngài. Vì thế, lòng của Pha-ra-ôn trở nên cứng cỏi. Ông làm cho lòng mình cứng lại, và thậm chí Đức Chúa Trời đã làm cứng lòng ông (Xuất. 7:13,22; 8:15,19,32; 9:34-35). Rất nhiều lần lòng của Pha-ra-ôn bị làm cứng lại. Con người trên thế giới ngày nay cứng lòng vì họ không quan tâm đến Đức Chúa Trời. Họ quan tâm đến những hội đồng, kế hoạch, và mưu chước của mình mà không quan tâm đến Đức Chúa Trời. Vì thế, Đức Chúa Trời để mặc họ, và lòng họ đã trở nên cứng cỏi.
VII. A-Rôn
Tên của A-rôn là một tên gọi tốt. Mặc dầu là thầy tế lễ thượng phẩm và ở trên đường sự sống nhưng A-rôn đã hành động theo đường tri thức. Trong khi Môi-se ở trên núi vui hưởng Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống, A-rôn và dân Ítx-ra-ên ở dưới chân núi. Họ không cầu nguyện cũng không ngửa trông Chúa. Khi dân Itx-ra-ên đề nghị A-rôn lấy vàng đúc cho họ những vị thần, ông đã nghe theo (Xuất. 32:1,4,24). Có những lúc chúng ta không nên nghe theo người khác vì hội chúng có thể đưa ra một đề nghị chống lại Đức Chúa Trời. A-rôn đã chú ý đến lời khuyên của họ, hành động cách độc lập để làm ra một hình tượng bằng vàng. Hình tượng này rất thu hút; nó không làm bằng đất sét mà bằng vàng. Khi Môi-se trên núi xuống, ông hỏi A-rôn đã xảy ra điều gì. A-rôn đáp rằng ông đã nấu vàng và tạo nên một bò con bằng vàng (Xuất. 32:24). Dường như A-rôn đang biện hộ cho mình, cầu xin Môi-se đừng định tội ông, và dường như ông cho rằng ông không làm gì nhiều. Tuy nhiên, ngay khi chúng ta độc lập với Đức Chúa Trời thì vấn đề không phải là chúng ta làm hay không làm bao nhiêu. Ngay khi độc lập với Đức Chúa Trời, thì bò con vàng xuất hiện. Không cần chúng ta làm gì nhiều; chỉ độc lập với Đức Chúa Trời thôi thì hậu quả sẽ là một bò con vàng.
VIII. Na-Đáp Và A-Bi-Hu
Na-đáp và A-bi-hu đã dâng cho Đức Chúa Trời “lửa lạ” với hương của họ (Lêv. 10:1-2). Mặc dầu hương là điều tốt, nhưng lửa thì “lạ”. Đây không phải là lửa lấy từ bàn thờ dâng sinh tế chuộc tội. Lửa họ dùng có thể chấp nhận được theo quan niệm của họ, nhưng đó là lửa “lạ” đối với Đức Chúa Trời. “Lửa lạ” này được dùng theo cách riêng của họ, không theo sự khải thị của Đức Chúa Trời, đã khiến họ phải chết.
IX. Mi-Ri-Am Và A-Rôn
Mi-ri-am và A-rôn nói nghịch với Môi-se vì Môi-se đã cưới một người vợ ngoại bang (Dân. 12:1-2). Chắc chắn trong điều này, Môi-se đã sai. Tuy nhiên, Mi-ri-am và A-rôn chống nghịch Môi-se, không phải là kết quả của việc họ tiếp xúc Đức Chúa Trời, mà vì động cơ riêng. Việc họ chống nghịch Môi-se không bắt nguồn từ Đức Chúa Trời, mà từ trong chính họ, trong sự hiểu biết của họ. Điều này làm cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên họ, khiến Mi-ri-am bị phung, và bị đuổi khỏi trại quân bảy ngày (Dân. 12:9-15).
Sự ghi chép của Kinh Thánh cho biết rằng chỉ có một sự lãnh đạo là hoàn thiện –sự lãnh đạo của Chúa Jesus. Mọi sự lãnh đạo khác đều có những khuyết điểm nào đó. Vì thế, với bất kỳ sự lãnh đạo nào khác hơn sự lãnh đạo của Chúa Jesus, đều luôn có những lầm lỗi. Tuy nhiên, chúng ta phải hết sức cẩn thận về sự công kích của mình cho dù sự lãnh đạo đó có sai lầm.
X. Mười Thám Tử
Sự thất bại của mười thám tử là nhìn hoàn cảnh trong xứ theo mắt của mình (Dân. 13:28,32-33). Khi đi do thám xứ, họ thấy những người khổng lồ và những thành có tường bao quanh thì lấy làm kinh sợ. Không như Giô-suê và Ca-lép, họ đã không nhìn lên Đức Chúa Trời. Họ thất bại vì đã cậy vào sự hiểu biết của mình và không tin cậy Chúa (so với Dân. 13:30; 14:6-9). Hễ khi nào ở trong hoàn cảnh khó khăn, đừng nhìn hoàn cảnh theo mắt mình. Nếu làm như vậy, anh em sẽ xoay khỏi Đức Chúa Trời. Trong hoàn cảnh khó khăn, anh em cần nhắm mắt lại, xoay về Đức Chúa Trời trong linh và cầu nguyện với Ngài. Khi đó, anh em sẽ được giải cứu. Vì mười thám tử nhìn hoàn cảnh theo mắt mình nên họ không tin cậy Chúa như Giô-suê và Ca-lép đã làm. Giô-suê và Ca-lép nói với người dân rằng: “Hãy quên tình trạng này đi và tin cậy Chúa. Chúa cao hơn những tường thành đó và Ngài lớn hơn mọi kẻ giềnh giàng đó”. Sự khác biệt giữa mười thám tử với Giô-suê và Ca-lép là hai người này tin cậy Chúa, còn mười người kia đã nhìn hoàn cảnh theo sự hiểu biết của mình, tức theo tri thức của họ.
XI. Cô-Rê Và Đồng Bọn
Cô-rê và đồng bọn đã tấn công uy quyền đại diện của Đức Chúa Trời (Dân. 16:1-3). Bất kỳ sự tấn công nào nghịch lại uy quyền của Đức Chúa Trời, dù hợp lý hay bất hợp lý, đều bắt nguồn từ tâm trí. Nguyên tắc tương tự với Hội Thánh ngày nay. Anh em có thể tấn công các trưởng lão vì cảm thấy họ “đã nắm quá nhiều điều” nhưng nếu sự tấn công này xuất phát từ tâm trí, sẽ dẫn anh em đến sự chết thuộc linh. Cô-rê và đồng bọn đã phải chịu sự chết hủy diệt vì họ đã tấn công uy quyền của Đức Chúa Trời. Anh em có thể cho rằng mình đúng trong việc tấn công những trưởng lão trong Hội Thánh, nhưng anh em phải kiểm tra hậu quả –sự chết hay sự sống? Nếu hoàn toàn đúng, kết quả sự tấn công của anh em phải là sự sống. Tuy nhiên, tôi có thể làm chứng với anh em rằng trước đây, tôi thấy nhiều sự tấn công nghịch lại quyền lãnh đạo trong Hội Thánh, và mỗi cuộc tấn công đó đã đem đến sự chết hủy diệt cho kẻ tấn công. Điều này thật nghiêm trọng! Anh em cần tự hỏi: “Sự công kích của tôi ra từ linh, từ ngai của Đức Chúa Trời, hay xuất phát từ tâm trí tôi?” Sự công kích nghịch lại uy quyền đại diện của Đức Chúa Trời, bất kể lý do gì, đều ở trên con đường tri thức dẫn đến sự chết.
Cuộc tấn công của Cô-rê và đồng bọn là do sự kiện họ đã lơ là sự hiện diện của Đức Chúa Trời (Dân. 16:19). Nếu quan tâm đến hiện diện của Đức Chúa Trời, hẳn họ đã được giải cứu khỏi sự tấn công nghịch lại Môi-se và A-rôn, hẳn họ đã xoay khỏi đường tri thức mà hướng đến đường sự sống.
XII. Sau-Lơ
Sau-lơ không hành động trái đạo đức như Đa-vít. Tuy nhiên, ông đã xử lý kẻ thù theo ý thích riêng (1Sa. 15:8). Đức Chúa Trời đã truyền cho ông phải đánh và giết hết mọi kẻ thù, nhưng Sau-lơ đã dung thứ một số vì những điều đó tốt theo cách nhìn của ông. Vì thế, Sau-lơ đã hành động cách độc lập và không làm theo ý Chúa (1Sa. 15:11,22-23). Hậu quả của sự độc lập này là Sau-lơ bị truất phế và mất vương quốc.
XIII. Áp-Sa-Lôm
Áp-sa-lôm phản nghịch cha là vua Đa-vít (2Sa. 15:10-13). Theo sự ghi chép của 2Sa-mu-ên chương 13 đến chương 18, ông là người hoàn toàn tự ý hành động và theo tri thức. Ông không tin cậy Đức Chúa Trời và hậu quả không là gì ngoài sự chết.
XIV. A-Háp
A-háp là vị vua độc ác. Ông lấy Giê-sa-bên, một người vợ hiểm độc và thờ hình tượng, và xây đền thờ cho Ba-anh, hình tượng nổi tiếng nhất thời đó (1Vua. 16:30-32). Mặc dầu A-háp được sanh ra trong nước của Đức Chúa Trời nhưng ông độc lập với Đức Chúa Trời hơn cả. Ông không có một ý tưởng nào hướng về Đức Chúa Trời. Ông hoàn toàn độc lập với Ngài.
XV. Những Thầy TẾ LỄ Thượng Phẩm
Và Các Kinh Luật Gia
Bây giờ chúng ta đến với Tân Ước. Những thầy tế lễ thượng phẩm và các Kinh Luật gia đều thông biết Kinh Thánh. Khi vua Hê-rốt tra hỏi Đấng Christ sanh ra ở đâu, họ trả lời ngay (Mat. 2:4-6). Dầu không có gì sai với sự hiểu biết Kinh Thánh, nhưng thật nguy hiểm nếu chỉ nắm giữ tri thức như những thầy tế lễ thượng phẩm và các Kinh Luật gia. Dầu họ biết Đấng Christ sẽ sanh ra tại Bết-lê-hem, nhưng không một ai trong họ đi gặp Chúa cho chính mình. Điều này chứng tỏ họ ở trên đường tri thức, không ở trên đường sự sống. Những nhà thông thái từ Phương Đông không có sự hiểu biết Kinh Thánh nhưng đã ở trên đường sự sống. Theo ngôi sao thiên thượng, họ đến chỗ Đấng Christ ở và thờ phượng Ngài. Chắc chắn những nhà thông thái Ngoại bang này có sự sống, trong khi những thầy tế lễ thượng phẩm và các Kinh Luật gia có sự chết. Dầu những thầy tế lễ và các Kinh Luật gia có tri thức Kinh Thánh nhưng hậu quả của tri thức đó là sự chết. Tri thức không thể ban sự sống.
XVI. Ni-Cô-Đem
Ni-cô-đem là người tốt. Tuy nhiên, lần đầu đến với Chúa, ông ở trên đường tri thức (Gi. 3:1-2). Ông nói với Chúa: “Thưa Thầy, chắc chắn Thầy là Giáo Sư từ Đức Chúa Trời đến”. Trong lời đáp của Ngài, Chúa hướng Ni-cô-đem từ giáo lý và tri thức qua đường sự sống (Gi. 3:3). Chúa bảo Ni-cô-đem rằng: “Ngươi không cần giáo lý. Ngươi cần một sự sanh lại và một sự sống mới. Ni-cô-đem, ngươi không cần thêm tri thức nào nữa. Là giáo sư về Luật của Môi-se, ngươi có đủ tri thức rồi. Điều ngươi cần bây giờ là sự sống mới”.
XVII. Người Đàn Bà Sa-Ma-Ri
Dầu người đàn bà Sa-ma-ri là người thiếu đạo đức, nhưng vẫn mang tính tôn giáo. Bà có sự hiểu biết truyền thống về tôn giáo, nhưng đã sống trong tội lỗi, không có sự thỏa mãn (Gi. 4:15-20). Điều này chứng tỏ tôn giáo không thể giúp ích chúng ta. Người đàn bà Sa-ma-ri ở trên đường tri thức. Chúa Jesus đã hướng bà đến Đức Chúa Trời, đến Linh, là Nước Sống, để làm bà thỏa mãn (Gi. 4:21-24,14). Dầu bà ở trên đường tri thức nhưng Chúa đã hướng bà đến đường sự sống.
XVIII. Những Người Do-Thái Giáo
Bây giờ chúng ta đến với những người theo Do-thái Giáo. Theo Giăng chương 5, Chúa Jesus đã phục hồi một người mắc bệnh đã ba mươi tám năm. Điều này xảy ra vào ngày sa-bát và người theo Do-thái Giáo bị xúc phạm (Gi. 5:1-16). Họ chỉ quan tâm đến ngày sa-bát, không quan tâm đến sự nghỉ ngơi thật của con người. Người bại liệt này không có sự nghỉ ngơi, thậm chí vào ngày sa-bát, trong ba mươi tám năm. Khi được Chúa Jesus phục hồi, ông đã kinh nghiệm sự nghỉ ngơi thật. Những người Do-thái Giáo định tội Chúa Jesus và Ngài phán với họ rằng: “Các ngươi tra xét Kinh Thánh vì các ngươi tưởng rằng trong đó có sự sống đời đời… thế mà các ngươi không khứng đến cùng Ta để được sự sống”. Nói cách khác, Chúa bảo họ rằng họ tra cứu Kinh Thánh vì tưởng rằng trong đó họ có sự sống đời đời, thế nhưng họ không đến với Chúa để được chính sự sống.
Ngày nay, về nguyên tắc, điều tương tự đang xảy ra với con người. Nhiều Cơ-đốc nhân tra xem Kinh Thánh với suy nghĩ rằng trong đó họ có sự sống đời đời, nhưng họ không đến để tiếp xúc chính Chúa sống. Chúng ta có thể đọc nhiều câu, nhiều chương trong Kinh Thánh mà không tiếp xúc Chúa. Hai điều này phải là một. Hễ khi nào đọc một dòng Kinh Thánh, chúng ta phải nói “Chúa Jesus ơi, xin giúp con tiếp xúc Ngài trong Lời thần thượng này. Ô Chúa, Ngài là Lời Sống. Không có Ngài là Lời Sống, con không thể nhận điều gì là sự sống từ Lời văn tự này. Chúa ơi, con phải tiếp xúc Ngài. Dầu Ngài rất huyền nhiệm nhưng con ngợi khen Ngài vì đã ban cho con một Lời rõ ràng như vậy. Lời này là vững bền, cụ thể và thực tế. Cám ơn Ngài về Lời con đã đọc và cầu nguyện. Dầu vậy, Chúa ơi, điều con cần không phải là lời văn tự trên giấy trắng mực đen, mà là Ngài, Linh sống”. Đây là cách dùng Kinh Thánh đúng đắn. Đừng bao giờ tiếp xúc Kinh Thánh cách độc lập với Chúa. Anh em không cần đọc tiểu thuyết đồi trụy để kinh nghiệm sự chết. Nhưng nếu đọc Kinh Thánh mà không ở trong linh, anh em cũng sẽ kinh nghiệm sự chết. Vì thế, ngay cả việc đọc Kinh Thánh cũng có thể ở trên đường tri thức dẫn đến sự chết.
XIX. Các Kinh Luật Gia Và Người Pha-Ri-Si
Các Kinh Luật gia và người Pha-ri-si nắm vững tri thức về Kinh Luật nhưng vẫn còn ở dưới ách nô lệ của tội lỗi (Gi. 8:5,9,34). Họ đem một người đàn bà phạm tội đến với Chúa và, theo sự hiểu biết của họ, đòi Chúa trả lời phải hay không về cách nên đối xử người đàn bà này. Họ nói Môi-se truyền rằng người như vậy phải bị ném đá. Mặc dầu Sách Giăng bày tỏ rằng Chúa Jesus nhiều lần đã bị thách thức để phải trả lời phải hay không, nhưng Ngài luôn từ chối làm điều như vậy. Ngài chần chừ trả lời những câu như vậy không phải vì Ngài không khôn ngoan mà vì Ngài quan tâm đến sự sống. Phúc Âm Giăng là Sách về sự sống. Sự sống đơn giản là sự sống, không phải là hiểu biết về phải hay không; tốt hay xấu. Phải và không, tốt và xấu đều thuộc về Cây Tri Thức. Vì thế, Chúa đã không trả lời họ theo cách đó. Ngài cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. Sau đó, Ngài đáp: “Ai trong các ngươi là vô tội, hãy ném đá nàng trước đi”. Khi Chúa phán như vậy, Lời Ngài chạm đến lương tâm họ, và bắt đầu từ người già nhất, họ đã lần lượt bỏ đi. Không một ai trong họ là không có tội. Người duy nhất không có tội là Chúa Jesus. Do đó, câu trả lời của Chúa chỉ ra chính Ngài là Cây Sự Sống.
XX. Các Môn ĐỒ
Đừng nghĩ vì là môn đồ nên chắc chắn là chúng ta đang ở trên đường sự sống. Các môn đồ, những người từng ở với Chúa, vẫn còn nắm giữ sự hiểu biết truyền thống về tôn giáo khi thấy một người mù từ lúc mới sinh (Gi. 9:1-3). Dựa trên sự hiểu biết tôn giáo, họ hỏi: “Vậy thì ai đã phạm tội, người này hay cha mẹ người, để người sanh ra phải bị mù?” Chúa đáp: “Người này không phạm tội, cha mẹ người cũng không, nhưng ấy để cho công việc của Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người”. Chúa Jesus không cho họ câu trả lời phải hay không, nhưng hướng họ đến Đức Chúa Trời. Phải hay không thuộc về Cây Biết Điều Thiện–Ác, nhưng Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống. Vì thế, Chúa đã hướng các môn đồ ra khỏi con đường tri thức đến với con đường sự sống.
XXI. Ma-Thê
Ma-thê là một môn đồ của Chúa. Tuy nhiên, bà đã bị con đường tri thức chiếm lĩnh, hiểu biết những sự dạy dỗ đúng đắn về sự sống lại vào ngày sau rốt (Gi. 11:24). Ma-thê phiền trách Chúa rằng nếu Ngài có mặt khi đó thì La-xa-rơ đã không chết. Khi Chúa phán rằng anh của bà sẽ sống lại, Ma-thê lập tức giải thích Lời Ngài, nói rằng bà biết rằng La-xa-rơ sẽ sống lại trong sự phục sinh vào ngày sau rốt (Gi. 11:23-24). Bà đã làm cho sự sống phục sinh hiện tại bị hoãn lại đến hai ngàn năm sau. Trong câu trả lời của Ngài, Chúa đang muốn nói đến sự sống phục sinh hiện tại, nhưng Ma-thê, bởi tri thức tôn giáo và sự giải thích Lời Chúa của bà, đã làm sự phục sinh đó bị hoãn lại đến một tương lai xa. Điều này thật kinh khủng. Ma-thê đưa ra lời giải thích tốt, có nền tảng về Kinh Thánh. Tuy nhiên, Chúa đã hướng bà đến sự phục sinh hiện tại bằng cách nói “Ta là sự sống lại và sự sống” (Gi. 11:25). Dường như Chúa đang bảo Ma-thê rằng: “Không cần phải chờ hai ngàn năm nữa. Ngươi không cần chờ đến ngày sau rốt. Ngay bây giờ Ta là Sự Sống Lại. Đừng thay đổi Lời Ta bằng cách giải thích mang tính tôn giáo, chính thống của ngươi. Bây giờ Ta là Sự Sống Lại”.
XXII. Phi-E-Rơ
Ngay sau khi nhận được sự khải thị từ Cha thiên thượng (Mat. 16:17), Phi-e-rơ xoay về tâm trí và bị Sa-tan lợi dụng để cản trở Chúa chịu đóng đinh (Mat. 16:21-23). Chúa quở trách ông rằng: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta… vì tâm ý ngươi không nghĩ về việc của Đức Chúa Trời, nhưng nghĩ về việc loài người”. Suy nghĩ là vấn đề của tâm trí và thuộc về sự hiểu biết. Thật dễ bị Sa-tan chiếm đoạt và sử dụng khi chúng ta vận dụng tâm trí trong đường tri thức để suy nghĩ độc lập với Chúa. Dầu Phi-e-rơ ở trên đường sự sống, nhưng bởi không ý thức, ông đã rơi vào vào đường tri thức. Tất cả chúng ta phải cẩn thận về sự suy nghĩ của mình! Bằng không, chúng ta sẽ bị Sa-tan là nguồn sự chết, chiếm giữ.
XXIII. Giu-Đa
Giu-đa là một trong mười hai sứ đồ, nhưng ông luôn nghĩ đến chuyện tính toán tiền bạc (Gi. 12:4-6). Dù từng ở với Chúa là Cây Sự Sống nhưng ông hoàn toàn ở trên đường tri thức chết và không ở trên đường sự sống,. Vì tâm trí bị những ý tưởng về tiền bạc chiếm lĩnh, ông đã mở chính mình ra cho Kẻ Ác là kẻ đã đặt ý tưởng phản Chúa vào lòng ông (Gi. 13:2). Cuối cùng, Sa-tan đã vào trong ông (Gi. 13:27) và ông đã phản bội Chúa để lấy ba mươi miếng bạc (Mat. 26:15). Tuy nhiên, hậu quả là ông không được ích lợi gì từ tiền bạc, mà đã làm mất mạng sống mình bằng cách treo cổ (Mat. 27:5)
XXIV. Dân Do-Thái
Dân Do-thái giữ Kinh Luật và họ đã tử hình Chúa Jesus theo Kinh Luật (Gi. 19:7). Họ nói “Chúng tôi có luật, chiếu luật đó, hắn phải chết vì đã tự cho mình là Con Đức Chúa Trời”. Theo luật của họ, Chúa đã phạm thượng Đức Chúa Trời khi nói rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời. Vì thế, họ đã kết án tử hình Ngài theo luật của họ. Chúng ta phải cẩn thận trong việc sử dụng và trích dẫn Kinh Thánh. Rất nhiều điều tùy thuộc vào việc chúng ta dùng Kinh Thánh theo cách sự sống hay theo cách tri thức. Kinh Thánh nên là Cây Sự Sống dẫn chúng ta đến sự sống, nhưng Kinh Thánh cũng có thể là Cây Tri Thức dẫn chúng ta đến sự chết. Ngay cả trong việc dùng Kinh Thánh, chúng ta phải hết sức cẩn thận.
XXV. Sau-Lơ, Người Tạt-Sơ
Sau-lơ người Tạt-sơ là người sốt sắng hàng đầu về tôn giáo. Ông sốt sắng quá đỗi về truyền thống của tổ phụ và trỗi hơn nhiều người đồng thời của ông trong Do-thái Giáo. Hậu quả là ông đã bắt bớ Hội Thánh (Gal. 1:13-14). Tôn giáo với tri thức truyền thống luôn luôn là kẻ bắt bớ Hội Thánh sống. Đức Chúa Trời đã chuyển Sau-lơ, người Tạt-sơ, qua đường sự sống như thế nào? Khi Sau-lơ đang bắt bớ các Hội Thánh, Đức Chúa Trời đã bày tỏ Con Đức Chúa Trời vào trong ông và ông đi đến chỗ sống bởi Ngài (Gal. 1:16; 2:20). Sau-lơ cực kỳ tôn giáo. Dầu không một ai cho rằng tôn giáo là sai, nhưng tôn giáo hoàn toàn ở trên đường tri thức. Chỉ khi nào xoay về Đấng Christ sống động, anh em mới được chuyển từ đường tri thức qua đường sự sống.
XXVI. Người Cô-Rin-Tô
Tín đồ Cô-rin-tô đã được giàu có trong mọi tri thức, nhưng đã lên mặt và vẫn còn là con đỏ trong Đấng Christ (1Cô. 1:5; 8:1; 3:1). Tri thức không giúp anh em lớn lên một phân nào, mà chỉ giữ anh em trong sự non trẻ thuộc linh. Càng bám vào tri thức, anh em cứ là con đỏ trong Đấng Christ lâu hơn. Trong Thư Tín Thứ Nhứt gởi cho người Cô-rin-tô, Phao-lô đã xoay họ khỏi tri thức, hướng họ đến sự lớn lên trong sự sống, để bởi đó, họ có thể kinh nghiệm sự biến đổi cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời (1Cô. 3:6-12). Phao-lô nói “Tôi đã trồng, A-bô-lô đã tưới, nhưng Đức Chúa Trời đã làm cho lớn lên”. Dường như ông nói với người Cô-rin-tô rằng: “Anh em không cần tri thức nữa. Điều anh em cần là lớn lên trong sự sống. Sự lớn lên để biến đổi này là điều sản sinh các vật liệu quí cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Anh em cần lớn lên trong sự sống để được biến đổi từ tình trạng xác thịt qua tình trạng thuộc linh thật sự để có thể trở thành đá quí cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời”.
XXVII. Trí Huệ Giáo
Trong thời các sứ đồ, có một triết lý gọi là Trí Huệ Giáo. Trí Huệ Giáo là sự kết hợp các tư tưởng của Ai-cập, Ba-by-lôn, Do-thái và Hi-lạp. Triết lý chiết trung này đã lẻn vào nếp sống Hội Thánh, và trong Cô-lô-se 2:8, nó được mô tả là triết lý, mánh khóe hư không, truyền thống của loài người, và những nguyên tắc sơ đẳng của thế gian. Triết lý này đã gây hư hỏng và làm nhiều tín đồ lệch khỏi Đấng Christ là sự sống của họ. Vào thời đó, chính trị của La-mã không làm cho tín đồ thiệt hại nhiều bằng tôn giáo của người Hê-bơ-rơ và triết học Hi-lạp. Vì thế, Phao-lô đã viết Thư cho người Cô-lô-se, hướng dẫn họ trở lại với Đấng Christ mà họ đã tiếp nhận. Vì đã tiếp nhận Đấng Christ, họ cũng nên bước đi trong Ngài (Côl. 2:6), không theo triết lý, những quan niệm loài người, hay những nguyên tắc sơ đẳng của thế gian.
XXVII I. Những Người Bất Đồng Ý Kiến
Trong Hội Thánh
Tân Ước nói đến những người bất đồng ý kiến trong Hội Thánh. Trong La-mã 16:17, Phao-lô cảnh báo rằng hãy để ý những kẻ bất đồng. Họ giữ những sự dạy dỗ bất đồng, tạo ra các sự chia rẽ và gây nên sự sa ngã. Họ dùng những lời tôn tặng, dẫn dụ và giả vờ là có ích. Nếu họ không dùng lời lẽ trau chuốt để nói, không ai nghe họ. Phao-lô khuyên hãy để ý những kẻ gây bất đồng vì họ thích dạy khác đi và tranh đấu cho những giáo lý trái nghịch. Tuy nhiên, sự thử nghiệm mà chúng ta cần áp dụng cho bất kỳ lời lẽ gây bất đồng nào, không phải là tiêu chuẩn tốt hay xấu, đúng hay sai. Thay vì thế, chúng ta phải hỏi: “Điều này xây dựng hay phá đổ? Điều này duy trì sự liên kết và hiệp nhất, hay tạo chia rẽ? Nó giúp anh em tiến lên hay làm anh em sa bại?” Trước khi nghe những lời lẽ gây bất đồng này, anh em sống động; nhưng sau khi nghe một giờ, anh em sẽ chết; vì thế, điều nầy chứng tỏ rằng sự bất đồng đã lan tràn sự chết. Đừng kiểm nghiệm những kẻ gây bất đồng theo tri thức đúng, sai; vì nếu làm như vậy, anh em đang nếm Cây Biết Điều Thiện–Ác. Anh em phải kiểm nghiệm mọi ý kiến gây bất đồng theo sự chết hay sự sống. Sau khi nghe lời nói bất đồng, anh em sống hay chết? Nếu thực sự còn sống, hãy nghe càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu kinh nghiệm sự chết, anh em phải đến với Chúa, xin Ngài tẩy sạch và cứu anh em khỏi sự chết đó. Trong những thập niên qua, chúng tôi đã thấy nhiều người gây bất đồng. Chúng ta cần nhận thức rằng không có Hội Thánh nào mà tình trạng luôn luôn đúng. Tuy nhiên, vấn đề không phải là đúng hay sai, mà là sự chết hay sự sống. Đừng bao giờ kiểm nghiệm lời nói bất đồng bằng tiêu chuẩn đúng hay sai. Hãy luôn đo lường điều đó bằng sự chết hay sự sống. Bất kỳ điều gì làm sống động và ban sự sống cho anh em, anh em có thể tiếp nhận. Bất kỳ điều gì làm mê muội và giết chết anh em, phải từ bỏ.
Phao-lô khuyên Ti-mô-thê ở lại Ê-phê-sô để làm một điều: răn bảo những kẻ bất đồng đừng dạy khác đi, nhưng hãy quan tâm đến sự ban phát của Đức Chúa Trời, sự ban phát Đức Chúa Trời là sự sống (1Ti. 1:3-4). Một lần nữa, chúng ta thấy rằng sự sống là sự kiểm nghiệm. Nếu cuộc chuyện trò của ai đó phân phát Đức Chúa Trời vào trong anh em như sự sống, điều này tốt. Nhưng nếu không ban cho anh em sự sống, thay vào đó là chết chóc, chắc chắn nó ở trên đường tri thức.
XXIX. Ba-La-Am, Ni-Cô-La Và Giê-Sa-Bên
Khải Thị chương 2 đề cập đến giáo lý Ba-la-am, giáo lý của đảng Ni-cô-la, sự dạy dỗ của Giê-sa-bên, và các điều sâu nhiệm của Sa-tan (Khải. 2:14,15,20,24). Các Hội Thánh đầu tiên đã bị lừa dối bởi những sự dạy dỗ như vậy và đã bỏ đi việc ăn Chúa và dự tiệc với Ngài. Do đó, để đem các Hội Thánh trở lại vui hưởng chính Ngài, Chúa đã ban lời hứa cho các Hội Thánh rằng nếu họ lánh xa loại giáo lý này, Ngài sẽ cho họ ăn chính Ngài. Trong Khải Thị 2:7, Chúa hứa cho họ ăn Cây Sự Sống. Trong Khải Thị 2:17, Chúa hứa ban cho họ Ma-na giấu kín. Trong hai câu này, chúng ta thấy Cây mà trước đây ở trong vườn Ê-đen và Ma-na ở trong đồng vắng, đều là chính Đấng Christ. Chúa không nói rằng Ngài sẽ ban cho họ các sự dạy dỗ hay cung ứng một giáo lý cao hơn. Trong khi Ba-la-am và đảng Ni-cô-la có giáo lý của họ, Giê-sa-bên có sự dạy dỗ của bà, và Sa-tan có những điều sâu nhiệm của hắn, thì Chúa Jesus có Cây Sự Sống và Ma-na giấu kín. Theo Khải Thị 3:20, Chúa hứa một bữa tiệc cho người nào mở ra cho Ngài khi Ngài gõ cửa. Ăn Cây Sự Sống, dự phần Ma-na giấu kín và dự tiệc với Chúa Jesus nghĩa là gì? Đó là chúng ta liên tục ở trên đường sự sống để vui hưởng Chúa. Nếu giữa những hỗn loạn và chia rẽ ngày nay mà đi theo các sự dạy dỗ này, chúng ta sẽ bị chết. Tuy nhiên, nếu quan tâm đến sự vui hưởng Chúa, tức là ở trên đường sự sống, chúng ta sẽ tiếp nhận sự sống và sẽ sống.
XXX. Anti-Đấng Christ
Anti-Đấng Christ là người hoàn toàn ở trong tâm trí với một ý chí mạnh mẽ, độc lập. Vì thế, hắn sẽ bị Sa-tan chiếm hữu hoàn toàn, thậm chí trở nên sự nhục hóa của Sa-tan (Khải. 13:5-8). Hắn được gọi là “người bất pháp”, “con của sự hư mất”, vì hắn sẽ tự tôn mình là Đức Chúa Trời (2Tês. 2:3-4). Hắn sẽ là kẻ khổng lồ trên đường tri thức trong Kinh Thánh, không biết và không quan tâm điều gì trên đường sự sống. Phần định của hắn sẽ là sự chết đời đời với Sa-tan, nguồn sự chết (Khải. 19:20; 20:10).
XXXI. Tóm Lược
Để kết luận, tôi muốn nhắc đến 2Cô-rin-tô 3:6 nói rằng: “Văn tự làm cho chết, nhưng Linh ban sự sống”. Văn tự ở đây chỉ về Cựu Ước và cùng một từ Hi-lạp đó được dịch là các “văn phẩm” trong 2Ti-mô-thê 3:15, nơi Phao-lô nói rằng Ti-mô-thê đã biết các văn phẩm thánh từ khi còn thơ ấu. Nhưng Kinh Thánh bằng văn tự chết, là điều thuộc về Cây Tri Thức, sẽ làm cho chết; trong khi Linh, Đấng thuộc về Cây Sự Sống, thì ban sự sống. Vì thế, chúng ta có một sự chọn lựa. Ngợi khen Chúa vì sự chọn lựa này! Lựa chọn sự sống! Ngoài con đường tri thức, có con đường sự sống. Chúng ta phải chọn lựa giữa sự sống và tri thức. Chúng ta phải chọn lựa giữa sự chết và sự sống.
BÀI MƯỜI BẢY
Đem Đức Chúa Trời
Vào Trong Con Người Làm Sự Sống
Trong bài này, chúng ta đến với phần cuối của Sáng Thế Ký chương 2. Mặc dầu Sáng Thế Ký chương 1 và 2 khá ngắn, nhưng lại chứa nhiều điều căn bản. Trước đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng hầu như mọi điều trong hai chương này là hạt giống lẽ thật thần thượng, những hạt giống này đòi hỏi cả Kinh Thánh để giải thích và phát triển. Sự khải thị thần thượng trong Kinh Thánh bày tỏ những điều thuộc linh, và những điều thuộc linh này thì huyền nhiệm, trừu tượng, nói theo con người, thì không có thật. Do khả năng hiểu biết của chúng ta về những điều đó còn giới hạn nên Đức Chúa Trời buộc phải mở sự khải thị thần thượng của Ngài theo cách dùng hình ảnh và nói bóng. Sáng Thế Ký chương 2 được viết theo cách hình bóng, và mọi điều được tìm thấy ở đó là những hình ảnh. Chúng ta không nên hiểu chỉ theo văn tự bên ngoài, nhưng cần suy xét kỹ ý nghĩa bên trong của những hình ảnh này. Cả Cây Sự Sống lẫn Cây Biết Điều Thiện–Ác đều là những hình bóng. Cây Sự Sống là gì? Con người khó mà hiểu được. Tuy nhiên, đó là Cây Sự Sống. Trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta cũng tìm thấy một con sông và tại dòng chảy của con sông này, chúng ta có vàng, ngọc châu và mã não. Những điều này tượng trưng cho điều gì? Có ý nghĩa gì? Như đã thấy trong các bài trước, chúng đều là những hình ảnh và tạo thành một cách nói bóng.
Nói theo con người, phần cuối của Sáng Thế Ký chương 2 thì dễ hiểu vì liên quan đến chuyện hôn nhân. A-đam đã được dựng nên nhưng không có vợ. Vì thế, Đức Chúa Trời đã ban cho ông một người vợ. Điều này nghe không có vẻ gì là hình bóng cả. Nếu chỉ đọc Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta sẽ không nhận ra đó là một cách nói bóng. Tuy nhiên, nếu đọc qua cả Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhận thức rằng hôn nhân được thấy trong Sáng Thế Ký chương 2 thực ra là một cách nói bóng. Tại sao chúng tôi nói như vậy? Vì sau này, trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã phán với dân Ngài rằng: “Vì Đấng tạo thành ngươi là Chồng ngươi” (Ês. 54:5). Đấng tạo nên con người là Chồng, nghĩa là trong vũ trụ này, người nam duy nhất là chính Đức Chúa Trời. Người nam được Đức Chúa Trời tạo nên thực ra không phải là người nam, mà là một người nữ. Tôi có một câu xin hỏi tất cả người nam đang đọc bài này: anh em là nam hay nữ? Tôi là người nữ. Tôi là người nữ vì tôi là một phần của Người Vợ. Ban đầu, Đức Chúa Trời là Đấng tạo nên tôi. Kế đến, Ngài trở nên Đấng cứu chuộc tôi. Bây giờ, Ngài là Chồng tôi.
Khái niệm này được phát triển và giải thích đầy đủ trong Tân Ước. Mặc dầu nhiều người nghĩ rằng Chúa Jesus là một giáo sư lớn và một số khác xem Ngài là Cứu Chúa của họ nhưng bốn Sách Phúc Âm cũng bày tỏ Ngài là Chàng Rể. Không nghi ngờ gì, Ngài là Giáo Sư và Cứu Chúa. Tuy nhiên, Ngài cũng là Chàng Rể đến để cưới Cô Dâu (Gi. 3:29). Một ngày nọ, các môn đồ của Giăng đến với Chúa Jesus, hỏi Ngài vì sao các môn đồ Ngài không kiêng ăn (Mat. 9:14-15). Trong câu trả Lời của Ngài, Chúa Jesus bày tỏ chính Ngài là Chàng Rể. Chúa hỏi họ: “Những bạn trai của phòng hoa chúc có thể buồn thảm đương khi Tân Lang còn ở với họ được sao?” Hơn nữa, Phao-lô, một sứ đồ lớn, cũng cho chúng ta biết rõ rằng Hội Thánh là Vợ và Đấng Christ là Chồng. Trong 2Cô-rin-tô 11:2, ông nói “Vì tôi lấy sự ghen tức của Đức Chúa Trời mà ghen tức anh em, bởi tôi đã gả anh em cho một Chồng mà thôi, hầu trình diện anh em như một đồng nữ trinh khiết, cho Đấng Christ”. Vì thế, chúng ta là Vợ đối với Đấng Christ. Hơn nữa, trong Ê-phê-sô chương 5, Phao-lô nói về hôn nhân, rằng khi một người nam keo kết với vợ mình, cả hai trở nên một thịt. Trong Ê-phê-sô 5:32, Phao-lô nói rằng hôn nhân tượng trưng cho sự huyền nhiệm lớn về Đấng Christ và Hội Thánh.
A-đam trong Sáng Thế Ký chương 2 là một hình bóng, là hình ảnh báo trước về Đấng Christ. Nói theo nghĩa bóng, chúng ta có thể nói rằng A-đam là Đấng Christ. Khi thấy A-đam trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta thấy Đấng Christ. Thế thì Ê-va tiêu biểu cho điều gì? Nhìn bên ngoài, bà chỉ là một người nữ, vợ của A-đam. Tuy nhiên, nếu có khải tượng thuộc linh từ Ê-phê-sô chương 5, chúng ta sẽ thấy Ê-va trong khu vườn là điều báo trước về Hội Thánh. Nếu có cách nhìn này, chúng ta sẽ nhận thức rằng bất kỳ điều gì xảy ra cho A-đam trong Sáng Thế Ký chương 2 đều là kinh nghiệm của Đấng Christ, và bất kỳ điều gì xảy ra cho Ê-va đều liên quan đến Hội Thánh. Chúng ta phải hiểu Sáng Thế Ký chương 2 theo cách này. Theo hình bóng, A-đam là Đấng Christ và Ê-va là Hội Thánh.
Điều này giống như tấm ảnh của một người. Giả sử tôi có tấm ảnh của anh John. Nếu tôi chỉ cho anh em tấm ảnh đó và hỏi anh em đó là ai, anh em sẽ đúng nếu nói rằng đó là anh John. Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận, vì dù đó là tấm ảnh của anh John, nhưng đó không phải là con người thật của anh John. Đó chỉ là tấm ảnh của anh John, mô tả diện mạo của anh và cho anh em một ý niệm nào đó rằng anh ấy là người như thế nào. Cũng vậy, trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta thấy hình ảnh hay bức tranh về Đấng Christ và Hội Thánh theo hình bóng của A-đam và Ê-va. Khi xem xét hình ảnh của A-đam và Ê-va, chúng ta hiểu cách Hội Thánh được thành hình là thế nào. Thật khó hiểu nếu chỉ nói về Đấng Christ và Hội Thánh; tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh, chúng ta sẽ rất sáng tỏ. Bức tranh đáng giá hơn ngàn lời nói. Nếu tôi chỉ dùng nhiều lời để mô tả anh John, anh em sẽ rất khó tưởng tượng anh ấy như thế nào. Tuy nhiên, nếu tôi cho anh em thấy tấm ảnh của anh ấy, lập tức anh em sẽ biết rõ. Mặc dầu tấm ảnh không phải là người thật, nhưng có thể cung cấp cho anh em một số hiểu biết về con người này, không cần phải ước đoán nhiều. Đức Chúa Trời dùng hình ảnh A-đam và Ê-va trong Sáng Thế Ký chương 2 để chúng ta có sự khải thị rõ ràng về Đấng Christ và Hội Thánh. Không có chương này, chúng ta không bao giờ có thể hiểu mối quan hệ giữa Đấng Christ và Hội Thánh cách chính xác như vậy. Bức tranh này cho thấy cách Hội Thánh hình thành là như thế nào.
Xin nhớ rằng Sáng Thế Ký chương 1 và 2 bày tỏ hai điều chính. Sáng Thế Ký chương 1 bày tỏ mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, đó là biểu lộ chính Ngài qua con người và thi hành quyền cai trị của Ngài với con người. Con người đã được tạo nên để biểu lộ Đức Chúa Trời và đại diện Ngài. Sáng Thế Ký chương 2 tiếp tục bằng cách cho thấy phương cách hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Mặc dầu Đức Chúa Trời có một mục đích, nhưng Ngài phải có phương cách để hoàn thành mục đích đó. Phương cách thần thượng của Đức Chúa Trời để hoàn thành mục đích của Ngài là gì? Như đã thấy, phương cách của Ngài là sự sống. Đức Chúa Trời khao khát vào trong chúng ta như sự sống. Để hoàn thành mục đích này, Đức Chúa Trời muốn vào trong con người để làm sự sống và sự cung ứng sự sống của con người. Hơn nữa, Sáng Thế Ký chương 2 bày tỏ rằng thủ tục của Đức Chúa Trời gồm ba bước. Bước thứ nhứt là Đức Chúa Trời tạo nên con người như một chiếc bình để chứa đựng Ngài là sự sống. Vì con người được làm nên như một chiếc bình chứa đựng Đức Chúa Trời, nên con người có thể sống bởi Ngài, biểu lộ Ngài và đại diện Ngài. Bước thứ hai, Đức Chúa Trời đặt con người trước Cây Sự Sống. Chúng ta đã thấy rằng Cây Sự Sống tiêu biểu cho chính Đức Chúa Trời. Khi đặt con người trước Cây Sự Sống, Đức Chúa Trời hàm ý rằng Ngài muốn con người tiếp nhận Ngài vào trong bản thể để có thể được biến đổi thành những vật liệu quí cho sự xây dựng Hội Thánh
4. Bước Thứ Ba –Đem Đức Chúa Trời
Vào Trong Con Người Làm Sự Sống –2:18-25
Bây giờ chúng ta đến bước thứ ba. Bước thứ nhứt là làm nên chiếc bình, bước thứ hai là đặt chiếc bình này trước Cây Sự Sống, và bước thứ ba là đem Đức Chúa Trời vào trong con người làm sự sống. Làm thế nào Đức Chúa Trời có thể đem chính Ngài vào trong con người làm sự sống? Ngợi khen Chúa vì ẩn dụ giúp chúng ta hiểu được. Chúng ta cần có cái nhìn sáng tỏ về ẩn dụ này. Dù đã quen thuộc với câu chuyện hôn nhân của A-đam, có lẽ chưa bao giờ anh em được ấn tượng về ý nghĩa của hôn nhân này.
a. Bối Cảnh –2:18-20.
Đức Chúa Trời tạo nên các từng trời, là điều dành cho đất, và trái đất là dành cho con người. Sau đó, Đức Chúa Trời tạo nên con người, con người này dành cho Đức Chúa Trời, có một linh để tiếp nhận Ngài. Người nam tiêu biểu cho Đức Chúa Trời là Người Chồng thật, Người Chồng hoàn vũ đang tìm một Người Vợ cho chính Ngài.
1) Đức Chúa Trời Ở Một Mình Thì Không Tốt
Sau khi con người được dựng nên, Đức Chúa Trời phán với con người: “Con người ở một mình thì không tốt; Ta sẽ làm nên một người giúp đỡ làm phần bổ sung cho nó” (Sáng. 2:18, theo Bản Hê-bơ-rơ). Mặc dầu người nam là hoàn hảo nhưng chưa trọn vẹn. Chẳng hạn, đầu người thì hoàn hảo nhưng nếu không có thân thì chưa trọn vẹn. Một người thì giống như nửa quả dưa hấu. Vì chỉ là nửa quả dưa, nên người ấy chưa trọn vẹn. Dù hoàn hảo, người ấy vẫn cần người phối ngẫu để làm cho mình trọn vẹn. Phải có hai nửa quả dưa để làm nên một quả dưa trọn vẹn. Cũng vậy, người đàn ông và vợ giống như hai nửa của một quả dưa, cùng làm nên một đơn vị trọn vẹn. Đó là lý do vì sao tôi thường bảo người trẻ lập gia đình. Nếu chưa kết hôn, dù anh em có thể là một người hoàn hảo nhưng chưa trọn vẹn. Vì thế, khi Đức Chúa Trời nhìn A-đam, dường như Ngài nói “A-đam à, con thật hoàn hảo, nhưng chỉ là nửa đơn vị. Con quá cô đơn. Ta sẽ làm cho con phần bổ sung. Ta sẽ làm cho con một người phối ngẫu”.
Người nam là hình bóng về Đức Chúa Trời là Người Chồng thật, hoàn vũ. Trước khi Đức Chúa Trời tìm được một người đúng đắn, Ngài ở một mình. Đức Chúa Trời ở một mình thì không tốt. Mặc dầu Đức Chúa Trời tuyệt đối hoàn hảo và hoàn hảo đời đời, Ngài chưa trọn vẹn. Nói rằng Đức Chúa Trời không hoàn hảo là phạm thượng. Đức Chúa Trời là hoàn hảo đời đời. Tuy nhiên, không có Hội Thánh thì Ngài chưa trọn vẹn. Không có Hội Thánh, Ngài giống như người chồng không có vợ hay đầu không có thân thể. Do đó, khi Đức Chúa Trời phán rằng A-đam ở một mình thì không tốt, có nghĩa là chính Đức Chúa Trời chưa trọn vẹn và Ngài ở một mình thì không tốt. Nhu cầu của A-đam về người vợ tượng trưng và mô tả sinh động nhu cầu của Đức Chúa Trời là có được phần bổ sung. Nếu thấy điều này, mọi phương diện của Sáng Thế Ký chương 2 sẽ sáng tỏ.
2) Không Có Ai Giống Như Đức Chúa Trời
Để Làm Phần Bổ Sung Của Ngài
Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên mọi loài thú đồng và chim trời rồi dẫn đến A-đam (Sáng. 2:19). Khi Đức Chúa Trời đem con ngựa đến, có lẽ A-đam nói “Đây là con ngựa. Con vật này không bao giờ tương xứng với con vì nó bốn chân, còn con có hai chân”. Khi Đức Chúa Trời đem con bò đến trước A-đam, có lẽ A-đam nói “Đây là con bò. Nó có hai sừng. Nó không giống con và không thể là sự bổ sung cho con được”. Đức Chúa Trời đem từng con đến với A-đam, và A-đam đặt tên cho mọi gia súc, mọi loài chim trời và thú đồng, nhưng giữa vòng chúng, ông không tìm được phần bổ sung cho mình (Sáng. 2:20), phần có thể tương xứng với mình. Dầu A-đam có sự khôn ngoan đặt tên cho mọi tạo vật nhưng dường như ông nói “Tất cả chúng đều khác biệt với tôi. Trông chúng không giống tôi. Làm thế nào tôi có thể nhận một con vật trong số đó làm người phối ngẫu của mình chứ?” Sau khi hoàn thành công việc đặt tên cho mọi tạo vật, A-đam, trong một ý nghĩa, đã thất vọng. Giữa cả cõi thọ tạo, ông không tìm được một ai tương xứng để bổ sung cho mình. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời biết chính xác điều Ngài sắp làm.
Thế rồi từ bên hông A-đam, Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy một xương sườn làm nên một người nữ, rồi đưa đến A-đam (Sáng. 2:22). Khi ngủ dậy, nhìn thấy Ê-va thì A-đam nói “Lần này chính là xương của xương tôi và thịt của thịt tôi” (Sáng. 2:23, theo Bản Hê-bơ-rơ). Dường như A-đam nói “Lần này không như những lần trước. Trước kia là sư tử, ngựa, bồ câu, hay rùa… Lần này chính là xương của xương tôi và thịt của thịt tôi. Chắc chắn đây là một phần khác của tôi, phần thứ hai của tôi. Đây thật là người phối ngẫu hoàn toàn tương xứng với tôi”. Khi ông và Ê-va, hai phần kết hiệp nhau, họ trở nên một thịt, một đơn vị trọn vẹn. Bởi điều này, chúng ta có thể thấy rằng người vợ, tức Ê-va, là phần bổ sung cho người chồng, A-đam. Không có Ê-va, A-đam không trọn vẹn. Ê-va ra từ A-đam và trở về với A-đam để cả hai có thể trở nên một thịt. Nếu thấy điều này, chúng ta có sự hiểu biết căn bản về ý nghĩa của phần nói bóng trong Sáng Thế Ký chương 2.
Cùng một cách như Ê-va là phần bổ sung của A-đam, Hội Thánh cũng là phần bổ sung của Đấng Christ. Nói theo nghĩa bóng, trong Cơ-đốc Giáo có rất nhiều điều giống như “ngựa, gia súc, rùa, bồ câu” vì chúng không ra từ Đấng Christ và không thể tương xứng với Đấng Christ. Chỉ những ai được tái sinh bởi Đấng Christ và sống bởi Đấng Christ, tức Hội Thánh, mới có thể tương xứng với Đấng Christ và bổ sung cho Ngài. Khi Đấng Christ thấy điều này, chắc chắn Ngài sẽ phán: “Lần này, chính là xương của xương Ta và thịt của thịt Ta” (Êph. 5:30).
b. Tiến Trình –2:21-24
Bây giờ chúng ta cần xem xét tiến trình. Đức Chúa Trời đã làm gì để sản sinh phần bổ sung cho chính Ngài?
1) Trở Nên Một Người –A-đam Được Tạo Nên
Một ngày nọ, Đức Chúa Trời đã trở thành người (Gi. 1:14). Người này được sanh bởi một trinh nữ ở xứ Bết-lê-hem và được đặt tên là Jesus. Vấn đề Đức Chúa Trời trở thành người được tiêu biểu bởi sự tạo nên con người. Trước sự tạo nên, không có con người. Bởi sự tạo nên mang tính tể trị của Đức Chúa Trời, một con người thình lình hiện hữu. Cũng vậy, trước khi Jesus được sanh ra trong máng cỏ ỏ Bết-lê-hem, Đức Chúa Trời chỉ là Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, qua sự nhục hóa, Đức Chúa Trời đã trở thành một người. Người này là A-đam đích thực. A-đam trong Sáng Thế Ký chương 2 chỉ là bức hình (La. 5:14); với sự sanh ra của Đấng Christ trong xác thịt, A-đam thật đã xuất hiện. Theo Kinh Thánh, A-đam trong vườn Ê-đen được gọi là A-đam đầu tiên, và Chúa Jesus là A-đam thật, được gọi là A-đam Sau Hết (1Cô. 15:45). Là A-đam Sau Hết, Ngài là A-đam thật.
2) Trải Qua Sự Chết – A-đam Ngủ
Một ngày nọ, A-đam thật được đem vào giấc ngủ trên thập tự giá, nơi Ngài đã ngủ trong sáu tiếng, từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều (Mác 15:25,33). Điều này được nói rõ bởi cụm từ trong Sáng Thế Ký chương 2, rằng: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời khiến A-đam ngủ sâu” và “Ngài lấy một xương sườn của ông” để làm cho ông một người vợ (Sáng. 2:21). Giấc ngủ đó của A-đam là hình bóng về sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá để sản sinh Hội Thánh. Đây là sự chết giải phóng sự sống, truyền sự sống, lan rộng sự sống, nhân bội sự sống, và tái sản sinh sự sống của Đấng Christ, được tiêu biểu bởi hạt lúa mì gieo xuống đất, chết đi rồi lớn lên để sản sinh nhiều hạt (Gi. 12:24) hầu làm thành một Ổ Bánh, là Thân Thể, Hội Thánh (1Cô. 10:17). Bởi sản sinh Hội Thánh theo cách này, Đức Chúa Trời trong Đấng Christ đã được đem vào con người làm sự sống. Trước hết, Đức Chúa Trời trở thành một người. Sau đó người này, với sự sống và bản chất thần thượng, đã được tăng thêm nhiều qua sự chết và phục sinh thành nhiều người tin, tức những người sẽ trở thành nhiều Chi Thể tạo nên Ê-va thật để tương xứng với Ngài và bổ sung cho Ngài. Chính bởi tiến trình này mà Đức Chúa Trời trong Đấng Christ đã được đem vào trong con người với sự sống và bản chất của Ngài để con người có thể giống như Ngài trong sự sống và bản chất hầu tương xứng với Ngài như phần bổ sung của Ngài.
3) Tuôn Tràn Sự Sống Của Ngài
–Một Xương Sườn Của A-đam Bị Lấy Ra
Vào cuối sự đóng đinh Đấng Christ, người Do-thái không muốn thi hài của những phạm nhân bị đóng đinh còn ở trên thập tự giá vào ngày sa-bát, nên xin Phi-lát cho họ đánh gãy ống chân của những phạm nhân đó (Gi. 19:31). Khi quân lính đến với Jesus để đánh gãy ống chân Ngài thì thấy Ngài đã chết rồi và họ không cần đánh gãy xương Ngài nữa. Điều này ứng nghiệm lời Kinh Thánh chép: “Chẳng một cái xương nào của Ngài bị đánh gãy” (Gi. 19:32-33,36; Xuất. 12:46; Dân. 9:12; Thi. 34:20). Tuy nhiên, những tên lính lấy giáo đâm ngang sườn Ngài, tức thì huyết và nước chảy ra (Gi. 19:34). Huyết là để cứu chuộc (Hêb. 9:22; 1Phi. 1:18-19). Nước tượng trưng cho điều gì? Trong Xuất Ai-cập Ký 17:6, chúng ta thấy hình bóng vầng đá bị đập (1Cô. 10:4). Sau khi vầng đá bị đập, nó bị chẻ ra và nước sống tuôn tràn. Jesus trên thập tự giá đã bị đập bằng cây gậy của Môi-se, nghĩa là bởi Luật Pháp của Đức Chúa Trời. Ngài đã bị chẻ ra. Hông Ngài bị đâm và tuôn tràn nước sống. Nước này là dòng chảy sự sống thần thượng của Ngài, tượng trưng cho sự sống sản sinh Hội Thánh.
Sự sống này được tiêu biểu bởi xương sườn, một cái xương được lấy ra từ cạnh sườn mở ra của A-đam, mà từ đó, Ê-va được sản sinh và xây dựng. Vì thế, xương tiêu biểu cho sự sống thần thượng được tượng trưng bởi nước từ hông Đấng Christ chảy ra. Không một cái xương nào của Ngài bị gãy. Điều này nghĩa là sự sống thần thượng của Ngài không thể bị phá vỡ. Sự sống vật lý của Ngài bị giết chết. Nhưng không điều gì có thể phá vỡ sự sống thần thượng của Ngài là sự sống tuôn trào để sản sinh Hội Thánh.
4) Được Sống Lại –A-đam Thức Dậy
Sau khi Đức Chúa Trời hoàn thành công tác sản sinh Ê-va trong giấc ngủ của A-đam, A-đam thức dậy. Như giấc ngủ của A-đam tiêu biểu cho sự chết của Đấng Christ thì việc ông thức dậy tiêu biểu cho sự phục sinh của Đấng Christ. Sau khi thức dậy, với Ê-va được sản sinh từ ông, A-đam trở thành một người khác. Sau khi phục sinh, với Hội Thánh được sản sinh từ Ngài, Đấng Christ cũng trở thành một Đấng khác. Cuối cùng, như A-đam tỉnh dậy để tiếp nhận Ê-va làm người tương xứng của mình, thì Đấng Christ cũng được sống lại từ kẻ chết để tiếp nhận Hội Thánh làm phần bổ sung của Ngài.
5) Sản Sinh Hội Thánh –Ê-va Được Xây Dựng
Khi thức dậy sau giấc ngủ, lập tức A-đam khám phá ra Ê-va, người được dựng nên bởi xương sườn của ông, ở trước mặt. Cũng vậy, khi Đấng Christ phục sinh từ kẻ chết (1Cô. 15:20), Hội Thánh được sinh ra bằng sự sống thần thượng của Ngài. Qua sự chết, sự sống thần thượng bên trong Ngài được giải phóng, và qua sự phục sinh, sự sống thần thượng được giải phóng này được truyền vào trong chúng ta là những người tin Ngài. Vì thế, Kinh Thánh nói rằng qua sự phục sinh của Ngài mà chúng ta đã được tái sinh (1Phi. 1:3). Ngài là Hạt Lúa Mì đã gieo xuống đất, chết đi, và sản sinh nên nhiều hạt (Gi. 12:24). Chúng ta là nhiều hạt, tức những người đã được tái sinh bằng sự sống phục sinh của Ngài. Là những người đã được sanh lại, có Ngài là sự sống và sống bởi Ngài, chúng ta tạo nên Hội Thánh, tức Ê-va thật trong sự phục sinh.
Khi thấy Ê-va, A-đam nói “Lần này đúng là xương của xương tôi, thịt của thịt tôi” (Sáng. 2:23, theo Bản Hê-bơ-rơ). Khi Đấng Christ thấy Hội Thánh, có lẽ Ngài nói “Ta đã thấy gia súc, sư tử, rùa, cá và chim, nhưng không một điều nào tương xứng với Ta. Lần này chính là xương của xương Ta, thịt của thịt Ta, vì Hội Thánh được sản sinh bởi sự chết và phục sinh của Ta. Hội Thánh ra từ Ta. Hội Thánh và Ta có thể là một”.
Nhiều Cơ-đốc nhân đang nói về Hội Thánh. Một số người nói rằng Hội Thánh là một tòa nhà vật chất và họ phải đi đến đó. Sau khi thấy ý nghĩa về hình bóng của A-đam và Ê-va trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta không bao giờ lại có thể xem một toà nhà vật chất là Hội Thánh. Một tòa nhà vật chất không phải là Hội Thánh, đó là một toà nhà được xây bằng gỗ và gạch. Một số khác, có phần tiến bộ hơn, nói rằng Hội Thánh là một nhóm Cơ-đốc nhân thật. Tuy nhiên, một nhóm Cơ-đốc nhân thật cũng không thể cấu thành Hội Thánh. Có thể họ vẫn còn là người thiên nhiên, rất nhiều người Mỹ, người Hoa, người Nhật, và người Mễ-tây-cơ. Một sự nhóm hiệp như vậy của người thiên nhiên thì không phải là Hội Thánh.
Vậy, Hội Thánh là gì? Hội Thánh là một phần của Đấng Christ; Hội Thánh không gì khác hơn là chính Đấng Christ. Hội Thánh là yếu tố Đấng Christ trong những người tin. Khi yếu tố này trong rất nhiều người tin được cộng lại với nhau thì tương đương với Hội Thánh. Hội Thánh không phải là sự kết hợp người Mỹ, người Mễ-tây-cơ, người Nhật và người Hoa lại với nhau. Hội Thánh là toàn bộ Đấng Christ trong tất cả người tin. Dù là những người đã được tái sinh, nhưng nếu sống và hành động theo bản chất thiên nhiên, thì trên thực tế, chúng ta không phải là Chi Thể của Thân Thể Đấng Christ. Chúng ta có thể nói mình là Chi Thể của Thân Thể Ngài chỉ trong ý nghĩa cạn cợt. Khi cư xử theo bản chất thiên nhiên, chúng ta có thể là người Mỹ, người Do-thái hay người Hoa điển hình, nhưng thực tế, chúng ta không phải là Chi Thể của Đấng Christ. Vậy, điều gì mới thực sự là Chi Thể Đấng Christ? Đó là người được sinh ra bằng yếu tố Đấng Christ, là Linh Ban Sự Sống, trong linh chúng ta. Là Linh Ban Sự Sống, Đấng Christ đang nội cư trong tín đồ. Khi Đấng Christ trong người tin cộng lại với nhau, tổng số là Hội Thánh. Vì thế, tất cả chúng ta phải lột bỏ người cũ. Chúng ta cần lột bỏ toàn bộ sự sống thiên nhiên cho đến khi Đấng Christ sống động có thể được biểu lộ từ bên trong linh chúng ta. Khi đó, chúng ta sẽ là Hội Thánh trong thực tế. Trong Hội Thánh, tức Người Mới, không có người Do-thái, người Hi-lạp, hay người tôi mọi, nhưng Đấng Christ là tất cả và trong tất cả (Côl. 3:11). Sống bày tỏ ra bất kỳ điều gì khác hơn Đấng Christ thì không phải là Hội Thánh. “Nay không còn là tôi sống nữa, bèn là Đấng Christ sống trong tôi” (Gal. 2:20). “Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ” (Phi. 1:21). Đây là Hội Thánh! “Lần này chính là” xương của xương Ngài! Tất cả những gì ra từ sự sống thiên nhiên của con người, chẳng hạn như tất cả tổ chức của con người, và đủ mọi hoạt động của con người trong Cơ-đốc Giáo, đều không phải là Hội Thánh và không thể là phần bổ sung của Đấng Christ để tương xứng với Ngài. Nói theo nghĩa bóng, những điều này không được xem là Ê-va mà là những điều khác đã được A-đam đặt tên cho.
Hãy xem bức tranh được mô tả sinh động trong bốn Sách Phúc Âm. Khi Chúa Jesus đến như A-đam Sau Hết, và nhìn những người theo Do-thái Giáo, dường như Ngài phán với họ: “Đây là ngựa và kia là rùa”. Trong Ma-thi-ơ chương 16, Ngài xoay về phía Phi-e-rơ và nói “Ớ Sa-tan!”. Dường như Chúa đang phán: “Đây không phải là Người Phối Ngẫu của Ta. Họ không xứng với Ta. Họ không bao giờ có thể làm phần bổ sung của Ta”. Vì thế, Chúa Jesus phải chết. Ngài phải ngủ trên thập tự giá để có thể giải phóng sự sống của Ngài hầu sản sinh phần bổ sung thật của Ngài, tương xứng với Ngài. Sau khi thức dậy từ sự chết trong sự phục sinh, Ngài đã thấy Hội Thánh. Vào lúc đó, đặc biệt vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Ngài có thể nói “Lần này chính là xương của xương Ta và thịt của thịt Ta”.
Chỉ những gì ra từ Đấng Christ mới được Đấng Christ công nhận. Chỉ những gì ra từ Đấng Christ mới trở về với Đấng Christ, và tương xứng với Ngài. Chỉ những gì ra từ sự sống phục sinh của Đấng Christ mới có thể là phần bổ sung và Người Phối Ngẫu của Ngài, tức Thân Thể Đấng Christ. Chỉ những gì ra từ Đấng Christ và là chính Đấng Christ mới có thể là một với Đấng Christ.
Các Thư Tín bày tỏ rằng sau ngày Lễ Ngũ Tuần, nhiều điều tiêu cực đã lẻn vào. Những loài thú như ngựa, rùa lại xuất hiện một lần nữa. Vì thế, Chúa Jesus phải nói lại: “Điều này không phải, điều kia không phải”. Bây giờ, Ngài đang chờ hôn lễ sắp đến. Vào ngày hôn lễ đó, Ngài sẽ nhìn những người đắc thắng và nói “Lần này, đúng là xương của xương Ta và thịt của thịt Ta”.
Vì đang trên đường hướng về Tiệc Cưới đó, nên chúng ta phải ném bỏ tất cả những điều thiên nhiên, những điều của con người thiên nhiên, những điều khác hơn Đấng Christ. Tôi đã trải qua nhiều điều. Tôi được sanh ra và lớn lên trong Cơ-đốc Giáo. Khi tôi trải qua và xem xét nhiều điều, sự sống phục sinh bên trong tôi nói về chúng rằng: “Điều này không phải và điều kia cũng không”. Một ngày nọ, tôi chạm đến điều đúng đắn, thì sự sống phục sinh bên trong tôi nói “Lần này mới đúng!” Nhiều khi, ngay cả giữa vòng chúng ta, sự sống phục sinh bên trong nói “Điều này không phải,” nhưng lại có nhiều lần hơn, sự sống phục sinh nói rằng: “Đúng là điều này!”. Chúng ta cần nghe tiếng nói của Đấng Christ, sự sống phục sinh bên trong, và đồng hành với sự sống đó luôn luôn.
6) Là Một Với Con Người
– A-đam Và Ê-va Trở Nên Một Thịt
Theo hình bóng, A-đam và Ê-va đã trở nên một thịt (Sáng. 2:23-24). Trên thực tế, Đấng Christ và Hội Thánh là một linh vì ai liên hiệp với Chúa là một linh (1Cô. 6:17). Nói theo nghĩa bóng, tất cả những người tin Đấng Christ là “những Chi Thể của Thân Ngài, ra từ thịt Ngài, từ xương Ngài”. Sự kết hiệp hôn nhân giữa chồng và vợ là “lẽ huyền nhiệm lớn về Đấng Christ và Hội Thánh” (Êph. 5:29-32).
Nếu có một khải tượng như vậy khi đọc Kinh Thánh, chúng ta sẽ hiểu Sách Nhã Ca: Đấng Christ là tình yêu của chúng ta và chúng ta là tình yêu của Ngài. Cũng vậy, chúng ta sẽ hiểu toàn bộ Kinh Thánh theo cách sự sống, không theo cách thiên nhiên hay tri thức. Chúng ta sẽ nhận thức rằng tất cả chúng ta đều đã được sanh lại và được tái tạo bằng Đấng Christ, rằng bây giờ chúng ta là một linh với Ngài và với nhau, rằng ngày nay, trên đất, chúng ta đang sống đời sống hôn nhân với Chồng chúng ta, là Đấng Christ. Không chỉ chờ đợi đến tương lai mà ngày nay, chúng ta cũng đang sống đời sống hôn nhân tập thể. Trong một ý nghĩa, chúng ta đã có đời sống hôn nhân rồi và đang sống với Chồng chúng ta. Trong một ý nghĩa khác, đầy đủ hơn, ngày nay chúng ta chỉ nếm tiền vị và đang chờ được nếm trọn vẹn khẩu vị của cuộc hôn nhân sắp đến. Hôn nhân này sẽ được thực hiện trong Khải Thị chương 19. Sau đó, Hội Thánh sẽ được tổng kết là Giê-ru-sa-lem Mới, mà sẽ là Cô Dâu trọn vẹn của Đấng Christ cho đến đời đời. Đấng Christ và Người Vợ trọn vẹn này sẽ vui hưởng đời sống hôn nhân cho đến đời đời. Tất nhiên, Người Vợ này không phải là cá nhân mà là một sự biểu lộ tập thể, được xây dựng, tức Giê-ru-sa-lem Mới.
Trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta thấy sự tạo nên con người, và Cây Sự Sống là điều chỉ về Đức Chúa Trời là Sự Sống và Sự Cung Ưng Sự Sống của con người. Khi Đức Chúa Trời đem chính Ngài vào trong con người, con người bắt đầu kinh nghiệm dòng chảy sự sống, và tại dòng chảy sự sống này, có những vật liệu quí –vàng, ngọc châu, và mã não. Vào cuối Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta thấy sự xây dựng một người nữ. Tất cả những vật liệu quí được đề cập trước đó trong chương 2 đều vì sự xây dựng người nữ này. Nếu chỉ có Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta không thể hiểu vấn đề này cách đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, vào cuối Kinh Thánh, chúng ta cũng tìm thấy một người nữ, Giê-ru-sa-lem Mới. Người nữ này là Thành được xây dựng bằng vàng, ngọc châu, và đá quí. Trong Sáng Thế Ký chương 2, những vật liệu này được tìm thấy tại dòng chảy sự sống, nhưng chưa được xây dựng. Vào cuối Kinh Thánh, tất cả những vật liệu này đã được xây dựng thành một Thành, tức Người Nữ chung cuộc và đời đời. Trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta có thể thấy Giê-ru-sa-lem Mới được báo trước qua Ê-va, và trong Khải Thị chương 21, chúng ta có thể thấy Ê-va được tổng kết trong Giê-ru-sa-lem Mới, Cô Dâu tập thể của Chiên Con, được xây dựng bằng ba loại vật liệu quí. Vì thế, một lần nữa, chúng ta thấy rằng hầu như mọi điều được tìm thấy trong Sáng Thế Ký chương 1 và 2 là hạt giống, lớn lên trải suốt Kinh Thánh, chín và trở nên mùa gặt trong Sách Khải Thị.
Ngày nay, chúng ta không ở giai đoạn đầu cũng không ở giai đoạn tổng kết mà đang tiến trên đường. Thậm chí tôi không thỏa lòng ở trong Ê-phê-sô chương 5. Tôi muốn ở trong Khải Thị 19:1-6, ở Tiệc Cưới của Đấng Christ. Để đến đó, chúng ta phải lột bỏ mọi điều thiên nhiên –gia súc, rùa, ngựa,v.v… Có lẽ bản chất thiên nhiên của chúng ta giống như con ngựa mạnh. Chúng ta phải lột bỏ sự sống thiên nhiên này. Ngợi khen Chúa vì bên trong chúng ta có một sự sống khác, một yếu tố khác –Đấng Christ là Linh Ban Sự Sống. Chúng ta phải sống bởi sự sống này, lột bỏ người cũ và mặc lấy người mới cả ngày lẫn đêm. Theo cách này, chúng ta sẽ được biến đổi và đồng hóa theo hình ảnh Ngài, chuẩn bị cho Tiệc Cưới khi Ngài trở lại. Cuối cùng, chúng ta sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới và mục đích đời đời của Đức Chúa Trời sẽ được hoàn thành trọn vẹn.
c. Kết Quả
1) Có Được Cô Dâu – A-đam Có Được Ê-va
Kết quả của giấc ngủ A-đam, mà trong đó hông của ông được mở ra để lấy một xương sườn, là có được Ê-va như phần bổ sung tương xứng với A-đam. Điều này nghĩa là kết quả sự chết của Đấng Christ, với hông Ngài bị đâm để giải phóng sự sống thần thượng, là Ngài nhận được Hội Thánh như phần bổ sung của Ngài. Do đó, Đức Chúa Trời không còn một mình nữa. Đấng Christ đã có được Cô Dâu tương thích với Ngài. Khải Thị chương 21–22 bày tỏ rằng trong cõi đời đời, Giê-ru-sa-lem Mới, tức sự tổng kết của Hội Thánh, sẽ là Cô Dâu của Đấng Christ, làm phần bổ sung trọn vẹn của Đức Chúa Trời để tương thích với Ngài đến đời đời.
2) Là Một Với Con Người
–A-đam Và Ê-va Trở Nên Một Thịt
A-đam và Ê-va cuối cùng trở nên một thịt, một đơn vị trọn vẹn. Đây là hình bóng về Đức Chúa Trời và con người được kết hiệp làm một. Khát vọng của Đức Chúa Trời là làm một với con người. Ngài đã đạt đến mục tiêu này qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ là điều sản sinh Hội Thánh, đại diện cho nhân tính đúng đắn để tương thích với Ngài là Chồng. Trong sự liên hiệp này, nhân tính là một với thần tính; sự liên hiệp này sẽ kéo dài đến đời đời. Giê-ru-sa-lem Mới sắp đến sẽ là sự liên hiệp của Đức Chúa Trời với con người, một đơn vị sống, trọn vẹn gồm thần tính và nhân tính.
3) Sống Với Con Người – A-đam Sống Với Ê-va
A-đam và Ê-va là một, chung sống với nhau. Điều này mô tả rằng Đức Chúa Trời, Người Chồng Hoàn Vũ, sẽ sống với nhân tính được tái sinh đến đời đời. Đời sống hôn nhân hoàn vũ của Đức Chúa Trời và con người được bày tỏ đầy đủ trong Khải Thị chương 21. Trong cõi đời đời, Đức Chúa Trời trong Đấng Christ sẽ là trung tâm, thực tại và sự sống của nếp sống con người, và con người sẽ sống bởi Đức Chúa Trời trong Đấng Christ là Sự Sống. Con người sẽ biểu lộ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và sẽ thi hành uy quyền của Đức Chúa Trời trên đất mới. Đức Chúa Trời và con người, con người và Đức Chúa Trời sẽ chung sống với nhau trong đời sống hôn nhân cho đến đời đời.
Vì thế, Sáng Thế Ký 1:1–2:3 là bức tranh về mục đích của Đức Chúa Trời, và 2:4-25 là sự mô tả về phương cách hoàn thành mục đích của Ngài. Hai phần này có thể được xem như bản vẽ của một kế hoạch xây dựng. Sáng Thế Ký chương 3 đến Khải Thị chương 20 có thể được xem như tiến trình xây dựng, và Khải Thị chương 21–22 là bức hình về toà nhà đã hoàn thành.
BÀI MƯỜI TÁM
Sự Sa Ngã Thứ Nhứt Của Con Người
Tôi yêu thích Sáng Thế Ký và Khải Thị, vì trong đó, chúng ta có thể thấy mục đích của Đức Chúa Trời và sự hoàn thành mục đích ấy. Hai Sách này cũng cho thấy kẻ thù, tên xảo quyệt, đã xuất hiện và bị ném ra là như thế nào. Cái gọi là những nhà phê bình hiện đại, tức những người không tin Kinh Thánh, chủ yếu tấn công trực tiếp vào hai sách: Sáng Thế Ký và Khải Thị. Khi chúng tôi còn trẻ, Thuyết Phê Bình Thượng Tầng này kháthắng thế, và chúng tôi đã chiến đấu chống lại. Những nhà phê bình thượng tầng tấn công Sáng Thế Ký và Khải Thị vì Con Rắn xảo quyệt bên trong họ biết rằng không có Sách nào vạch trần hắn nhiều như vậy. Nếu muốn biết Con Rắn xuất hiện như thế nào, và phần định của nó ra sao, anh em cần đọc những chương đầu của Sáng Thế Ký và những chương cuối của Sách Khải Thị. Khải Thị 12:9 nói đến “Con Rắn Xưa, gọi là Ma Quỉ và Sa-tan”. Từ “xưa” mô tả Con Rắn vào thời điểm của Sáng Thế Ký chương 3. Vì thế, nếu chúng ta không có Sáng Thế Ký và Khải Thị, Con Rắn quỉ quyệt này sẽ không bị vạch trần hoàn toàn. Do đó, Con Rắn này đã sáng chế cái gọi là Thuyết Phê Bình Hiện Đại trong nỗ lực gieo nghi ngờ vào hai Sách này.
Trong Sáng Thế Ký chương 1 và 2, chúng ta thấy khu vườn; và trong Khải Thị chương 21 và 22, chúng ta thấy một Thành. Bởi sự biến đổi và xây dựng, Vườn này trở nên một Thành. Giữa Sáng Thế Ký chương 2 và Khải Thị 21, có nhiều thời đại hay các thời kỳ phân phát. Đầu tiên, Con Rắn xuất hiện trong Sáng Thế Ký chương 3, và từ đó, nó luôn năng động, không hề ngủ. Trải qua mọi thời đại kể từ Sáng Thế Ký chương 3, Con Rắn không ngừng hành động. Nếu đọc suốt Kinh Thánh cách cẩn thận, anh em sẽ thấy Con Rắn xuất hiện trong Sáng Thế Ký chương 3, và đến Khải Thị 20:10, nó bị ném vào Hồ Lửa. Dù ở thời đại hay thời kỳ phân phát nào, Sa-tan đều luôn hoạt động.Trong thời kỳ phân phát thứ nhứt, tức là phương cách đầu tiên mà Đức Chúa Trời đối xử với con người, thì Sa-tan đã có ở đó. Hắn không chỉ làm hư hoại cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại mà còn làm bại hoại con người trong từng thời kỳ phân phát tiếp theo. Khi Đức Chúa Trời khởi đầu một thời đại hay một thời kỳ phân phát khác, Sa-tan đã ở đó để làm hại con người. Hết thời đại này sang thời đại khác, hết thời kỳ phân phát này đến thời kỳ phân phát khác, Sa-tan luôn có mặt, làm cho thời đại đó trở nên như thể Đức Chúa Trời không thể điều khiển được tình thế. Nhưng không phải vậy. Đức Chúa Trời thật vĩ đại. Chúng ta chỉ cần dành cho Ngài một ít thời gian. Vì đối với Đức Chúa Trời, ngàn năm như một ngày. Khoảng thời gian từ khi tạo nên A-đam đến nay thực ra chưa đầy sáu ngày đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta cần kiên nhẫn với Ngài.
Khi đến với thời kỳ phân phát Hội Thánh, chúng ta thấy cuộc xung đột mãnh liệt nhất giữa Sa-tan và con người. Thật là một cuộc chiến dữ dội! Sách Khải Thị cho thấy rằng trong các Hội Thánh, Đức Chúa Trời đã chiếm được một nhóm người đắc thắng sẽ đánh bại Sa-tan. Vào cuối thời kỳ phân phát này, Chúa Jesus sẽ trở lại trong chiến thắng. Chúa Jesus không thể trở lại vì chưa có căn cứ đắc thắng để Ngài có thể đặt chân. Ngài đang chờ điều này. Những người đắc thắng sẽ tạo nên một bàn đạp để Đấng Christ Vinh Hiển trở lại cách đắc thắng. Theo Khải Thị 12, trước hết, Sa-tan sẽ bị những người đắc thắng đánh bại. Sau đó, lúc Chúa trở lại, Sa-tan sẽ bị xiềng, và bị ném vào vực sâu không đáy (Khải. 20:1-3). Cuối cùng, hắn sẽ bị quăng vào Hồ Lửa (Khải. 20:10).
Trong Sáng Thế Ký chương 3, Sa-tan đã xuất hiện; còn trong Khải Thị chương 20, hắn bị ném ra ngoài. Ngay sau hai chương đầu của Sáng Thế Ký, Sa-tan đã xuất hiện, và ngay trước hai chương cuối của Sách Khải Thị, hắn bị ném ra ngoài. Do đó, trong cả Kinh Thánh chỉ có bốn chương, trong đó, chúng ta không thấy dấu chân của kẻ thù ô uế. Ngoài bốn chương này, hắn đã làm ô nhiễm mọi thời đại và không gian. Chỉ Sáng Thế Ký chương 1–2 và Khải Thị chương 21–22 được thoát khỏi sự ô nhiễm của Sa-tan. Giữa Sáng Thế Ký chương 2 và Khải Thị chương 21, chúng ta thấy tất cả hoạt động của Con Rắn quỉ quyệt này. Có bao giờ anh em để ý thấy Sa-tan xuất hiện ngay sau hai chương đầu của Sáng Thế Ký và hắn sẽ bị quăng vào Hồ Lửa trước hai chương cuối của Sách Khải Thị không? Trong bài này, chúng ta muốn xem xét kẻ xảo quyệt này đã xuất hiện lần đầu tiên như thế nào.
Như đã thấy, Sáng Thế Ký chương 1 bày tỏ mục đích đời đời của Đức Chúa Trời và khát vọng của lòng Ngài; và Sáng Thế Ký chương 2 bày tỏ phương cách Đức Chúa Trời hoàn thành mục đích Ngài. Tuy nhiên, trước khi Đức Chúa Trời có thể hoàn thành mục đích, Sa-tan đã xuất hiện. Trong mọi sự, Sa-tan luôn tìm cách đi đầu. Bất cứ điều gì là thật thì xảy đến tương đối chậm, nhưng điều gì là giả thì luôn diễn tiến nhanh chóng. Vì thế, trong nhiều điều, tốt hơn là chúng ta không nên khởi động ngay ban đầu. Giả sử một đứa bé đến với cha nó và nói “Cha ơi, con muốn mua đồ chơi mới”. Người cha nên trả lời: “Con trai à, hãy đợi hai ngày nữa. Để chúng ta xem Chúa sẽ nói gì”. Có lẽ tốt hơn là chờ thêm hai ngày nữa. Vì Sa-tan luôn hành động gấp rút, nên chúng ta đừng bao giờ chấp nhận đề nghị đầu tiên. Nếu có anh em đến với mình tìm kiếm lời đáp cho một vấn đề nào đó, đừng trả lời ngay. Có lẽ câu hỏi đó là một trường hợp trong hoạt động vội vàng của Sa-tan. Anh em cần chờ một lát. Sau vài ngày, người anh em đó có thể đổi ý. Tôi đã thấy điều này xảy ra nhiều lần. Tính khí của anh chị em trẻ rất nhanh nhẩu; họ có khí chất nóng vội. Họ thích hành động nhanh và được trả lời tức khắc. Sự vội vàng này có nguồn gốc từ Con Rắn quỉ quyệt. Nếu anh em chờ đợi, Đức Chúa Trời sẽ đến. Trong phần lớn sự việc, Đức Chúa Trời không hiện diện vào lúc đầu.Con Rắn sẽ luôn luôn hành động trước Đức Chúa Trời trong nỗ lực đánh bại Ngài.
Theo Sáng Thế Ký chương 3, Sa-tan xuất hiện trước. Trong Kinh Thánh, chúng ta có nguyên tắc về điều được đề cập đầu tiên. Bất kỳ điều gì được đề cập đầu tiên trong lĩnh vực cụ thể nào đó, đều thiết lập nguyên tắc cho tất cả những điều tiếp theo trong lĩnh vực đó. Vì thế, Sáng Thế Ký chương 3, sự đề cập đầu tiên về hoạt động của Sa-tan, bày tỏ nguyên tắc là Sa-tan bước vào trước Đức Chúa Trời.
IV. Sự Sa Ngã Của Con Người –3:1–11:9
Theo Sáng Thế Ký chương 3 đến chương 11, nhân loại có 4 sự sa ngã. Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập đến sự sa ngã thứ nhứt.
A. Sự Sa Ngã Thứ Nhứt
Hầu hết mọi người đều có ít nhất một số kiến thức nào đó về Kinh Thánh. Ngay cả một số người không phải là Cơ-đốc nhân cũng biết câu chuyện A-đam và Ê-va ăn trái Cây Tri Thức. Tuy nhiên, không nhiều người, kể cả Cơ-đốc nhân, biết ý nghĩa của sự sa ngã đầu tiên của con người. Vì thế, chúng ta cần tiếp cận vấn đề này từ ba hướng. Thứ nhứt, phải xác định nguyên nhân của sự sa ngã. Nguyên nhân, yếu tố cơ bản của sự sangã đầu tiên của con người là gì? Thứ hai, phải biết tiến trình, phương cách mà sự sangã thứ nhứt xảy ra. Thứ ba, cần thấy hậu quả của sự sa ngã này. Đây là gánh nặng của tôi trong bài này. Tôi nhận thức rằng đây là một bài khó cung ứng vì cuộc chiến này đang diễn ra ác liệt. Kẻ thù ở bên trong chúng ta. Ngay cả sự hiểu biết mà chúng ta đã có về Sáng Thế Ký chương 3 có thể cản trở chúng ta bước vào các chiều sâu của chương này. Chúng ta cần thăm dò các chiều sâu về ý nghĩa của sự sa ngã thứ nhứt của con người, chứ không nhìn theo cách hời hợt.
1. Nguyên Nhân
a. Sự Cám Dỗ Của Con Rắn
Nếu tôi hỏi anh em nguyên nhân sự sa ngã thứ nhứt của con người, chắc anh em sẽ nói đó là Sa-tan. Điều này đúng. Tuy nhiên, chúng ta không nên đổ lỗi hoàn toàn cho Sa-tan. Như sẽ thấy, nguyên nhân sự sa ngã thứ nhứt của con người chủ yếu không về phía Sa-tan, mà về phía con người. Chúng ta có thể dùng minh họa về việc bị cảm lạnh.Bị cảm lạnh là do anh em bị nhiễm không khí lạnh. Tuy nhiên, chỉ có không khí lạnh thì không đủ gây bịnh cảm lạnh. Anh em phải có vi trùng cảm lạnh. Một cái ghế không thể bị cảm lạnh dù bị phơi ngoài trời lạnh giá vì nó không bị vi trùng cảm ảnh hưởng. Con người rất dễ bị cảm vì chúng ta có vi trùng gây cảm. Chúng ta không nên đổ lỗi hoàn toàn cho không khí lạnh vì phần lớn lỗi đó thuộc về vi trùng gây cảm. Cũng vậy, chúng ta không nên đổ lỗi cho Sa-tan về sự sa ngã, vì phần lớn trách nhiệm nằm ở con người. Tuy nhiên, tôi đã đặt Sa-tan là nguyên nhân đầu tiên trong sự sa ngã của con người. Sa-tan là yếu tố khởi xướng trong sự sa ngã này. Sa-tan đơn giản là Sa-tan. Chúng ta đừng bao giờ mong hắn tốt hơn hay khác đi.
1) “Kẻ Cám Dỗ”
Sa-tan có biệt danh là “Kẻ Cám Dỗ” (Mat. 4:3). Nơi nào hắn đến, hắn đều hành động như kẻ cám dỗ vì hắn là như vậy do bản chất và cấu tạo của hắn. Chúa Jesus nói Sa-tan là kẻ nói dối rằng: “Khi nó nói dối, thì tự mình nó nói, vì nó vốn là kẻ nói dối, cũng là cha của sự ấy” (Gi. 8:44). Bất kỳ điều gì ra từ Sa-tan đều là sự dối trá. Đừng bao giờ mong hắn cải thiện. Chúng ta phải tránh xa hắn.
a) Chính “Ma Quỉ”
Trong Kinh Thánh, Sa-tan được gọi là “Ma Quỉ “ (Khải. 12:9; 20:2) nghĩa là “kẻ vu cáo”. Hắn vu cáo Đức Chúa Trời với con người và cũng vu cáo con người với Đức Chúa Trời. Lời hắn nói với Ê-va hàm ý đến sự vu cáo Đức Chúa Trời (c. 5). Sự vu cáo của hắn luôn luôn là lời nói dối. Chính bởi những lời vu cáo đó mà hắn cám dỗ con người và theo cách này đã cám dỗ Ê-va.
b) “Con Rắn,” Sự Nhục Hóa Của Ma Quỉ
Khi Sa-tan đến gần Ê-va, hắn rất quỉ quyệt, giả vờ là một điều gì đó mà không phải là hắn, và xuất hiện theo cách nhục hóa. Khi Chúa Jesus nhục hóa, Ngài là Đức Chúa Trời trở thành người. Dù mọi người đều có thể nhìn thấy Người này, nhưng chỉ một ít người nhận thức rằng Người này là Đức Chúa Trời. Trước khi chính Đức Chúa Trời được nhục hóa, thì Sa-tan đã hành động trước để chính hắn được nhục hóa. Đức Chúa Trời nhục hóa trong Giăng chương 1; Sa-tan nhục hóa trong Sáng Thế Ký chương 3.Với nhiều điều mà Đức Chúa Trời có ý định thực hiện thì Sa-tan đã hành động trước và cũng theo một cách giống như vậy. Vì thế, trước khi Đức Chúa Trời nhục hóa, Sa-tan đã nhục hóa làm một Con Rắn đầy khôn khéo (“quỉ quyệt” KJV).
Con Rắn rất xảo quyệt, mánh khóe, nghĩa là rất lanh lợi, khôn khéo, và tinh vi. Hắn giả vờ là một điều gì đó không phải là hắn để lừa dối Ê-va. Chúng ta cần cảnh giác với bất cứ điều gì đầy quỉ quyệt. Chúng ta nên thận trọng với bất kỳ ai khéo léo vì người khéo léo rất dễ bị Sa-tan thao túng. Sa-tan không khoác lấy hình thể của con rùa vì rùa thật dại dột. Chúng ta cần ghi nhớ để cẩn thận với bất cứ điều gì khéo léo và xảo quyệt, vì Sa-tan có thể ẩn náu trong những gì như thế.
Vì thế, nói về bề ngoài, nguyên nhân sự sa ngã thứ nhứt của con người là Sa-tan. Như chúng ta sẽ thấy sau này, nguyên nhân bên trong của sự sa ngã là chính con người.
2) Cách Cám Dỗ
Tôi mong anh em, đặc biệt là người trẻ, nhận lấy những điểm này cách nghiêm túc.Những điểm này là những nguyên tắc căn bản.
Cách Sa-tan cám dỗ trước hết là đưa ra lời đề nghị với con người (c. 1,4), một đề nghị luôn luôn gieo nghi vấn về Lời Đức Chúa Trời. Sa-tan luôn tìm cách cám dỗ, xúi giục, và gài bẫy anh em bằng cách đưa ra đề nghị gieo nghi vấn về Lời Đức Chúa Trời.Hễ khi nào nghi ngờ Lời Đức Chúa Trời, phải nhận thức rằng sự nghi ngờ đó không bắt nguồn từ anh em mà đến từ Con Rắn. Cách đây nhiều năm, tôi có đọc một bài báo của một mục sư Báp-tít ở Mỹ, trong đó nói rằng: “Dấu hỏi có hình dạng như Con Rắn ngóc đầu lên và hỏi: Đức Chúa Trời há có phán…?”. Chúng ta không nên nghi ngờ bất kỳ lời nào trong Kinh Thánh, mà nên đáp “A-men” với mọi Lời. Thật an toàn khi đáp “A-men”; thật nguy hiểm khi đưa ra những nghi vấn. Một nghi vấn về Lời Đức Chúa Trời là một đề nghị bắt nguồn từ kẻ cám dỗ.
Lời đề nghị của Sa-tan luôn khiến con người nghi ngờ Lời Đức Chúa Trời và lòng của Ngài. Kẻ xảo quyệt giống như bọ cạp và những câu hỏi của nó giống như nọc độc ở đuôi bọ cạp. Con Rắn bảo Ê-va: “Chắc chắn ngươi sẽ không chết đâu”. Thực ra, Con Rắn nói với Ê-va: “Tại sao Đức Chúa Trời cấm ngươi ăn Cây Tri Thức? Vì Đức Chúa Trời biết rằng một khi ngươi ăn, ngươi sẽ giống như Ngài. Ngươi sẽ khôn ngoan như Đức Chúa Trời”. Những lời này là nọc độc, và nọc độc này là từ đuôi bó cạp. Ê-va đã bị chích và chất độc đã bị tiêm vào bà. Vậy nên, bà nhìn Cây Tri Thức và thấy trái nó bộ ăn ngon và đẹp mắt (c. 6). Đó là cách Sa-tan cám dỗ Ê-va.
b. Người Nữ Chiếm Quyền Làm Đầu
Bây giờ chúng ta phải thấy nguyên nhân bên trong của sự sa ngã thứ nhứt của con người. Tôi mạnh dạn nói về điểm này. Nguyên nhân bên trong của sự sa ngã của con người là do người nữ chiếm quyền làm đầu (c. 2-3,6). Ê-va đã mắc bẫy của Con Rắn vì bà quên chồng mình. Ma Quỉ thật xảo quyệt, biết rằng người nữ yếu hơn người nam (1Phi. 3:7), và đã chọn bà làm mục tiêu. Bất kể người nữ này nói gì với Con Rắn, chỉ cần bà đứng gần và nói chuyện với hắn là đã sai rồi, vì điều này cho thấy rằng bà đã chiếm quyền làm đầu rồi. Cách an toàn nhất cho bà không phải là nói chuyện với Con Rắn, mà là xoay về chồng và núp sau ông. Nếu Ê-va làm như vậy, kẻ xảo quyệt hẳn sẽ bị cản trở. Vì thế, nguyên nhân căn bản của sự sa ngã thứ nhứt của con người là do người vợ chiếm quyền làm đầu. Dù đã có chồng, nhưng bà đã dựa vào chính mình.
1) Ý Nghĩa Về Người Nữ
Ý nghĩa về người nữ là người nữ đại diện người nam trước mặt Đức Chúa Trời.Trong bài Nghiên Cứu Sự Sống Sách La-mã chương 7, chúng tôi đã chỉ ra rằng Ê-sai 54:5 có nói “Vì Đấng tạo thành ngươi là Chồng của ngươi”. Đức Chúa Trời là người nam duy nhất, hoàn vũ. Dù là nam hay nữ, tất cả chúng ta đều là một phần của Vợ Ngài. Vị trí của người nam không phải là vị trí của người chồng mà là vị trí của người vợ. Đức Chúa Trời là Chồng của chúng ta. Quyền làm Đầu ở nơi Đức Chúa Trời, không ở nơi người nam. Trước mặt Đức Chúa Trời, vị trí của anh em giống như vị trí của chị em. Cả chị em lẫn anh em đều là những người nữ trong cách nhìn của Đức Chúa Trời.
2) Vị Trí Của Người Nữ
Đức Chúa Trời là Chồng và là Đầu của chúng ta, và chúng ta phải luôn giữ mình dưới sự che phủ của Ngài. Người nữ phải trùm đầu và đừng bao giờ nắm quyền làm đầu (1Cô. 11:3,5,14-15). Vì Đức Chúa Trời là Đầu của chúng ta nên chúng ta nên luôn hướng về Ngài. Bởi sự thương xót của Chúa, tôi đã học biết Ngài. Nếu tôi là Ê-va trong khu vườn đó và nếu Ma Quỉ đến với tôi, thậm chí, tôi sẽ không nhìn hắn. Tôi sẽ hướng về chồng tôi và giấu mình sau người. Tôi sẽ để A-đam làm đầu và để ông thi hành quyền làm đầu. Khi ấy, sẽ không có nan đề gì.
3) Thất Bại Của Người Nữ
Thất bại của người nữ là do đã ở trên người nam và nắm quyền làm đầu (so với 1Ti. 2:14). Sự thất bại này về phía Ê-va tiêu biểu cho việc con người nắm quyền làm đầu, vàcho thấy việc con người đã ở trên Đức Chúa Trời và gạt bỏ Ngài. Ngày nay, nguyên tắc cũng như vậy. Hễ khi nào tự ý hành động, gạt Chúa qua một bên, chúng ta bị đánh bại. Nếu cố gắng chiến thắng bởi sức mình, sự nỗ lực đó chỉ là thất bại vì nó ngăn cách chúng ta với Chồng, tức Đầu của chúng ta. Đừng bao giờ tự mình làm bất kỳ điều gì.Cố gắng làm bất cứ điều gì bởi sức mình có nghĩa là anh em đang nắm quyền làm đầu và quên vị trí làm vợ của mình. Chúng ta nên khôn ngoan và đừng bao giờ chiếm vị trí của chồng.
Ê-va trong khu vườn là đại diện của chúng ta. Hầu như tất cả chúng ta đôi khi đã hành động theo cách của bà. Chúng ta đã trở thành Ê-va. Bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra, chúng ta đều tự đối phó. Dù đã cầu nguyện nhiều, nhưng khi nan đề đến, chúng ta quên mất Chồng, và hành động như thể không có Chồng. Tại sao anh em không xoay về Chồng? Tại sao anh em luôn đối diện với cám dỗ một mình? Hễ khi nào tự mình đối diện với hoàn cảnh, anh em đang xa cách Chồng. Đó là nguyên nhân căn bản của sự sangã thứ nhứt của con người. Là người cung ứng Lời, tôi phải học bài học không tự mình nói. Đang khi nói, tôi phải nương dựa Chồng. Tôi phải giấu mình trong Ngài và là một với Ngài. Nếu không làm điều này, tôi sẽ trở thành một Ê-va khác, và sẽ bị đánh bại.
Bây giờ chúng ta có thể thấy mình không nên đổ lỗi cho Sa-tan quá nhiều. Tất cả chúng ta phải trách chính mình vì đã chiếm quyền làm Đầu và không tôn trọng Chồng. Chúng ta chiếm quyền làm Đầu, quên rằng chúng ta là Vợ. Khi những người mẹ đối xử với con nhỏ của mình, họ có thể đối xử với chúng cách độc lập. Họ có thể nói “Tôi biết cách chăm sóc con cái. Tôi đã làm mẹ nhiều năm rồi. Tôi biết điều gì phải làm và làm như thế nào”. Nếu tiếp nhận thái độ này, lập tức anh em trở thành Ê-va. Dù làm một công việc tốt nhưng thực ra anh em đã bị đánh bại. Chúng ta phải nhớ nguyên tắc của sự sa ngã thứ nhứt của con người: con người bỏ vị trí của người vợ và chiếm vị trí của người chồng, làm mình thành đầu và trở nên người chồng. Những nỗ lực của anh em dù thành công hoặc thất bại đều không có gì khác biệt. Hễ khi lìa xa Đức Chúa Trời và cho rằng mình có thể hành động ngoài Ngài, chúng ta đã bị đánh bại rồi. Chúng ta phải thấy điều này.
Chúng ta có thể kinh nghiệm điều này khi xử lý tính nóng giận của mình. Bị thất bại bởi tính nóng giận là chuyện nhỏ. Tuy nhiên, nếu cố gắng bởi sức mình để đắc thắng tính nóng giận, chúng ta phạm tội. Cố gắng tự nó là một tội lớn. Nỗ lực đánh bại tính nóng giận của mình nghĩa là anh em đang chiếm quyền làm đầu. Anh em phải học nói rằng: “Chúa ơi, con không quan tâm là con có thể đánh bại tính nóng giận của mình hay không. Ôi Chúa, con tin cậy Ngài về điều này. Xử lý tính nóng giận không phải là trách nhiệm của con. Chúa ơi, con không phải là Chồng. Ngài mới là Chồng. Con chỉ biết nương dựa Ngài. Con không cho mình có quyền làm đầu. Chúa ơi, Ngài là Đầu của con. Chúa ơi, Ngài xử lý tính nóng giận của con”. Nếu tất cả chúng ta học được bài học này và cứ bền đỗ như vậy trước mặt Chúa, tính nóng giận của chúng ta sẽ biến mất. Ma Quỉ sẽ bị đánh bại. Chúng ta phải học nguyên tắc căn bản này.
2. Tiến Trình
a. Không Vận Dụng Linh
A-đam và Ê-va thất bại vì đã không vận dụng linh. Nếu Ê-va xoay về linh, sẽ không có nan đề. Chồng chúng ta ở với linh chúng ta. Tuy nhiên, nếu cứ ở trong tâm trí, nghĩa là chúng ta đang chiếm quyền làm đầu, để tâm trí cư xử cách độc lập. Điều này thật đáng sợ và là tội lỗi. Phải nhận thức rằng Chồng đang ở với linh chúng ta, và vì vậy, chúng ta phải vận dụng linh. Ngay cả khi tính nóng giận nổi dậy bên trong, anh em cũng cần xoay về linh. Dù anh em có thể nói rằng xoay về linh trong tình huống như vậy rất khó, nhưng tôi xin nói rằng trong lúc khó khăn như vậy, xoay về linh là điều cần thiết hơn. Đừng xử lý tính nóng giận của mình, hãy xoay về linh. Hãy học tập vận dụng linh.Tất cả Cơ-đốc nhân đều biết cách cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời giúp họ, nhưng chỉ một ít người biết rằng họ có một linh mà họ có thể xoay về đó. Chúng ta có một cơ quan như thế, và cơ quan này có một chức năng kỳ diệu. Vì Đức Chúa Trời ở với linh chúng ta nên chúng ta cần xoay về đó. Nếu học tập xoay về linh và vận dụng linh trong mọi hoàn cảnh, kết quả sẽ thật kỳ diệu.
Làm sao biết khi nào anh em vận dụng linh? Rất dễ. Hễ khi nào làm một điều gì hay tiếp xúc với ai mà không ở với Đức Chúa Trời, điều đó chứng tỏ anh em không đang vận dụng linh. Nếu độc lập với Đức Chúa Trời và không tiếp xúc với Ngài đang khi làm bất cứ việc gì, điều đó chứng tỏ rằng anh em không đang ở trong linh. Chắc chắn trong trường hợp đó, anh em sẽ bị mất mát. Tất cả chúng ta phải học tập tiếp xúc Đức Chúa Trời trong mọi sự. Ngay khi tiếp xúc Ngài, chúng ta ở trong linh. Khi đi, tôi vận dụng đôi chân; khi nhìn, tôi vận dụng đôi mắt; và hễ khi tiếp xúc Đức Chúa Trời, tôi vận dụng linh, vì linh là cơ quan mà bởi đó tôi tiếp xúc Ngài (Gi. 4:24). Nếu nhìn, có nghĩa là tôi đang vận dụng đôi mắt. Cũng vậy, nếu tiếp xúc Đức Chúa Trời, tôi phải vận dụng linh.Điều này rất quí giá trong bước đi hằng ngày và tất cả chúng ta phải học tập thực hành.
Do đó, bước thứ nhứt trong tiến trình sa ngã của con người là không sử dụng linh. A-đam và Ê-va đã không tiếp xúc Đức Chúa Trời trong việc ăn Cây Tri Thức, nhưng thay vào đó, họ đã quan tâm đến những điều khác hơn Đức Chúa Trời, không nhận Ngài là Đầu.
b. Vận Dụng Hồn
Mặc dầu không vận dụng linh, nhưng con người đã vận dụng hồn, có nghĩa là con người, mà đại diện là hồn, đã chiếm quyền làm đầu. Nhiều khi, nhiều người không chịu cầu nguyện hay vận dụng linh; thay vào đó, họ suy nghĩ, xem xét và nghiên cứu. Họ thấy khó cầu nguyện vì tâm trí họ quá năng động, đầy dẫy những ý tưởng. Họ không thể lắng đọng tâm trí. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với tình trạng này. Nhiều người vợ Cơ-đốc thấy rằng nói chuyện thì dễ. Họ nói chuyện với chồng, bạn bè và người thân.Tuy nhiên, nếu anh em yêu cầu họ cầu nguyện, họ thấy khó vì họ đã vận dụng hồn quá nhiều. Bài học tốt nhất để tất cả chúng ta học là lắng đọng trong sự suy nghĩ. Nếu có thể, đừng suy nghĩ nữa và xoay qua cầu nguyện, điều đó chứng tỏ rằng chúng ta là người đang bước đi với Chúa và sống trong hiện diện Ngài. Tuy nhiên, nếu là người hay nói, rất năng động và mạnh mẽ trong tâm trí, thật khó cho anh em trầm tĩnh lại để cầu nguyện vài phút. Người như thế liên tục vận dụng hồn.
Trong tiến trình sa ngã, Ê-va đã vận dụng hồn. Khi nói chuyện với Con Rắn, tâm trí bà cũng đang suy luận (c. 2-3). Rồi tình cảm bà vui thích với Cây Tri Thức (c. 6). Cuối cùng, ý chí bà thực hiện quyết định, quyết định hái trái và ăn (c. 6). Kinh nghiệm của chúng ta cũng như vậy. Khi bị cám dỗ bởi một vấn đề nào đó, tâm trí chúng ta suy luận và cân nhắc, tình cảm chúng ta được khơi dậy đến chỗ thích điều đó, và ý chí chúng ta thực hiện quyết định. Tâm trí, tình cảm, và ý chí, là những phần của hồn. Chúng ta không nên tin cậy bất kỳ phần nào. Đừng tin cậy tâm trí, tình cảm hay ý chí; nhưng hãy xoay toàn bản thể anh em vào linh. Khi đang suy luận về những vấn đề nào đó, anh em phải xoay về linh.
Chúng ta có thể dùng ví dụ về việc mua sắm. Khi nhiều anh chị em đi mua sắm, thấy một món hàng mình ưa thích, họ tự lập luận rằng: “Tôi cần món hàng này. Bây giờ, người ta bán với giá tương đối rẻ. Đây là cơ hội duy nhất để tôi mua với giá này”. Càng lập luận về món hàng đó, món hàng càng trở nên quí giá. Chúng ta đều đã kinh nghiệm điều này. Tuy nhiên, sau khi mua và đem về nhà, món hàng đó chẳng mấy chốc không còn hấp dẫn nữa, và chúng ta ăn năn. Đang khi lập luận, Con Rắn nhỏ cũng có mặt, khuấy động tình cảm, làm mạnh mẽ ý chí anh em bằng cách nói “Hãy mua đi”. Hễ khi nào ở trong tình trạng này, phải nhận thức rằng anh em đang lặp lại lịch sử của Ê-va.Đừng cười Ê-va vì nhà riêng của chúng ta là vườn Ê-đen và chính chúng ta nhiều lần là Ê-va. Nhiều chị em không phải là Ma-thê, Ma-ri hay Ru-tơ –mà là Ê-va. Dù một số chị em chọn tên Ma-ri, nhưng dường như không ai chọn đặt tên Ê-va. Ma-ri có đặc điểm gì? Đó là bà trầm tĩnh và yên lặng trong hiện diện Chúa, không lý luận quá nhiều trong tâm trí. Tất cả chúng ta phải học bài học căn bản này.
c. Thân Thể Hành Động
Bước thứ ba trong tiến trình sa ngã là sự hành động của thân thể. Khi linh bị bỏ qua và hồn được vận dụng, thân thể trở thành nô lệ phục vụ cho mục đích chúng ta. Mắt thấy, tay hái và miệng ăn. Nếu trong vấn đề mua sắm, chúng ta từ bỏ linh và vận dụng hồn, thân thể sẽ dẫn chúng ta đến cửa hàng bách hóa.
3. Hậu Quả
Hiểu được hậu quả sự sa ngã thứ nhứt của con người là điều hết sức quan trọng.Nếu biết hậu quả, chúng ta sẽ hiểu ngày nay chúng ta đang ở đâu và là gì.
a. Hồn Bị Hư Hoại
Hậu quả thứ nhứt của sự sa ngã là hồn con người bị hư hoại, ô uế và hư nát. Hồn bị ô uế vì đã chấp nhận, tiếp nhận ý tưởng và lời nói của Ma Quỉ (c. 7). Lẽ ra Ê-va đừng nói với Kẻ Ác, vì trong khi nói với hắn, ý tưởng độc ác của hắn đã truyền vào tâm trí bà. Vì thế, ngay trước khi Ê-va ăn Cây Tri Thức, tâm trí bà đã bị ô nhiễm bởi quan niệm của kẻ thù rồi. Đừng nghĩ rằng trước khi Ê-va ăn Cây Tri Thức, bà chưa bị ô uế.Trong khi nói chuyện với Con Rắn, quan niệm của Con Rắn đã xâm nhập tâm trí bà và làm tâm trí ô uế. Vì vậy, tâm trí bà đã bị hư hỏng. Cuối cùng, tâm trí bà bị hư hoại hoàn toàn sau khi ăn trái Cây Tri Thức.
b. Thân Thể Thay Đổi Về Bản Chất
Bởi đó, thân thể đã thay đổi về bản chất, có yếu tố của Cây Tri Thức, tức yếu tố Sa-tan thêm vào, làm cho thân thể thành xác thịt (c. 7). Ban đầu, khi được Đức Chúa Trời tạo nên, thân thể con người là một chiếc bình thuần khiết chứa một thể yếu, yếu tố do Đức Chúa Trời tạo nên. Hậu quả của việc ăn Cây Tri Thức là yếu tố lạ đã tiêm vào thân thể con người, biến nó thành xác thịt. Thân thể mà trước đây là thuần khiết và vô tội, bây giờ chứa đựng yếu tố gian ác của Sa-tan. Theo La-mã chương 7, yếu tố này là tội đang ở bên trong, lập nhà trong xác thịt con người. Trong La-mã 7:17, Phao-lô nói “Vậy, nay chẳng còn phải là tôi làm điều đó nữa mà là tội ở trong tôi”. Chất liệu gian ác này, bản chất tội lỗi đã làm ô uế thân thể chúng ta, vẫn còn ở trong xác thịt chúng ta.Do đó, chúng ta đừng tin cậy xác thịt vì xác thịt đã hoàn toàn bị chiếm lĩnh và dầm thấm tội lỗi của Sa-tan.
Có thể dùng một dụ ngôn để minh họa. Một cậu bé được mẹ căn dặn đừng đụng đến một cái chai nọ vì có chứa chất độc. Một ngày nọ, trong khi mẹ đi vắng, đứa bé lấy chai đó và uống chất độc bên trong. Nó đã phạm điều mẹ cấm, nhưng thực ra đó là chuyện nhỏ. Điều thực sự nghiêm trọng là chất độc đã vào trong người nó. Cũng vậy, vào ngày con người ăn Cây Tri Thức, chất độc đã vào trong thân thể con người. Vì thế, đó không chỉ là vấn đề quá phạm, mà còn là vấn đề yếu tố độc hại, tức tội lỗi, bản chất của Kẻ Ác, đã vào trong thân thể con người. Không ai có thể phủ nhận hay tranh cãi sự thật là: dù đã được cứu nhiều năm, chúng ta vẫn còn yếu tố gian ác này trong xác thịt. Ngay khi anh em đọc bài này, bản chất tội lỗi gian ác vẫn đang ở trong thân thể anh em.
c. Linh Đã Chết
Là hậu quả của sự sa ngã, linh của con người đã chết, trở nên xa cách Đức Chúa Trời, và mất chức năng đối với Đức Chúa Trời (c. 8,10). Mặc dầu linh đã chết, nhưng tội lỗi cũng như Sa-tan đều không thể bước vào linh con người. Chúng ta cám ơn Đức Chúa Trời về điều này. Tuy nhiên, linh con người đã chết. Ê-phê-sô chương 2 nói rằng trước khi được cứu, chúng ta đã chết (c. 1,5). Chúng ta đã chết ở phần nào trong bản thể mình? Chúng ta đã không chết trong thân thể hay trong hồn mà trong linh. Chết có nghĩa là gì? Chết đơn giản nghĩa là không còn chức năng hay sự cảm nhận. Nếu tay tôi không có chức năng, đó là bàn tay chết. Bởi Đức Chúa Trời tạo nên, tất cả chúng ta đều có nhân linh (Xa. 12:1) nhờ đó, có thể cảm nhận và tiếp xúc với Đức Chúa Trời.Tuy nhiên, là hậu quả của sự sa ngã, linh con người bị chết, mất chức năng và không có sự cảm nhận, không còn khả năng tiếp xúc Đức Chúa Trời. Chức năng tiếp xúc Đức Chúa Trời của nhân linh đã chết. Khi ăn năn và áp dụng huyết cứu chuộc tẩy sạch lương tâm mình, linh đã chết của chúng ta được làm cho sống lại. Khi ấy, linh chúng ta bắt đầu cảm nhận và tiếp xúc với Đức Chúa Trời. Bây giờ càng nói “Chúa ơi, con yêu Ngài”, linh chúng ta càng trở nên sống động. Càng nói “Ôi Chúa, xin tẩy sạch con, rửa con, và bao phủ con bằng huyết thắng thế của Ngài”, càng xưng tội và ngợi khen Chúa, linh chúng ta càng sống động.
Do sự sa ngã, hồn của con người đã bị hư hoại, thân thể thay đổi bản chất, và linh đã chết, mất chức năng đối với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nhận thức rằng đây không chỉ là vấn đề quá phạm bên ngoài; đó là sự thiệt hại bên trong đối với bản thể con người. Mỗi phần trong ba phần của con người –thân thể, hồn và linh– đã bị ảnh hưởng bởi sự sa ngã. Thân thể thay đổi bản chất, hồn bị ô uế, và linh phải chết. Chúng ta đều là những người như thế. Nếu không được cứu, anh em vẫn giống như vậy. Thân thể anh em có tội ở bên trong, tâm trí bị hư hoại, hồn bị ô uế, và linh bị chết. Cảm tạ Chúa biết bao vì chúng ta đã được chuộc và được rửa sạch trong huyết của Đấng Christ, rằng linh chúng ta đã được làm cho sống lại, hồn chúng ta ở dưới tiến trình đổi mới, biến đổi, và thân thể chúng ta sẽ được đem vào dưới sự điều khiển của linh.
d. Bị Cấu Tạo Là Tội Nhân
Con người sa ngã bị cấu tạo thành tội nhân (La. 5:19). Có một sự cấu tạo nào đó bên trong bản thể con người sa ngã, và yếu tố chính của sự cấu tạo này là bản chất Sa-tan. Chính bản chất Sa-tan đã vào trong bản thể con người, trở thành yếu tố cấu tạo con người nên tội nhân. Đừng nghĩ rằng anh em là tội nhân chỉ vì sai phạm hay đầy tội trong những việc làm bên ngoài, trong hành vi của mình. Trước khi làm bất kỳ điều gì tội lỗi, chúng ta đã là tội nhân rồi. Nếu cây tốt thì không thể sanh trái xấu (Mat. 7:17-18). Cũng vậy, nếu không phải là tội nhân, anh em không thể phạm tội. Một cây không bị hư do sanh ra trái xấu mà sanh trái xấu do cây đã bị hư rồi. Cũng vậy, chúng ta không phải là tội nhân do phạm tội mà phạm tội do chúng ta đã bị cấu tạo là tội nhân rồi.Vì là tội nhân, chúng ta có chức năng phạm tội.
Là tội nhân trong cấu tạo, chúng ta có sự sống gian ác của Sa-tan bên trong. Điều này được Phao-lô mô tả là “tội ở trong tôi” và “điều ác cặp theo tôi” (La. 7:17,20-21).Phao-lô khám phá thấy có một yếu tố ác bên trong mình và ông gọi là “tội ở trong tôi”.Phao-lô biết rằng hễ khi nào cố gắng làm điều thiện thì điều ác cặp theo mình. Từ Hi-lạp được dịch là “ác” trong La-mã 7:21 là kakos, là từ chỉ về một điều có đặc điểm ác.Điều này chắc hẳn chỉ về đặc điểm ác của chính Sa-tan. Hễ khi nào cố gắng làm điều thiện, thì Kẻ Ác này, Sa-tan, hiện diện với chúng ta. Chúng ta có sự sống tội lỗi này bên trong, và hậu quả là chúng ta bị cấu tạo thành tội nhân.
e. Bị Định Tội
Vì vi phạm điều Đức Chúa Trời ngăn cấm nên chúng ta không những có yếu tố tội lỗi bên trong, mà cũng có một bản án bên ngoài (La. 5:18). Có một bản án tại Tòa Án Thiên Thượng, bản án do A-đam gây ra, không do chúng ta. Chúng ta đều ở trong A-đam; vì thế, bản án này không chỉ liên quan đến A-đam, mà cũng liên quan đến tất cả chúng ta.
f. Dẫn Đến Sự Rủa Sả
Sự sa ngã thứ nhứt của con người dẫn đến sự rủa sả (c. 17-19). Chúng ta có thể liệt kê những điều rủa sả là: sự rủa sả, nỗi đau đớn, gai gốc, tật lê và mồ hôi. Đây là những điều của sự rủa sả. Mặc dầu là Cơ-đốc nhân, chúng ta thường đối diện với những hoàn cảnh gian khổ trong nỗ lực kiếm sống. Trong công việc đồng áng, hoa màu không lớn nhanh, nhưng cỏ dại lớn rất nhanh. Điều gì thúc đẩy cỏ dại phát triển nhanh như vậy?Nhổ chúng một ngày, thì chẳng mấy chốc, chúng lại mọc lên. Đó là dấu hiệu đất đã bị rủa sả cách đây hàng ngàn năm rồi. Hơn nữa, hầu như trong tất cả chúng ta, ai cũng phải đổ mồ hôi. Không đổ mồ hôi, dường như chúng ta không thể hoàn thành điều gì.Mồ hôi là dấu hiệu cho thấy con người ở dưới sự rủa sả.
g. Bị Đuổi Ra Khỏi Pa-ra-đi
Là hậu quả của sự sa ngã, con người cũng bị đuổi ra khỏi Pa-ra-đi, ra khỏi lĩnh vực sự sống (c. 23-24). Pa-ra-đi là lĩnh vực sự sống, bao gồm Cây Sự Sống và lĩnh vực, mà trong đó, con người có thể nhận được sự sống. Vì thế, bị đuổi ra khỏi Pa-ra-đi nghĩa là bị đuổi khỏi lĩnh vực sự sống.
Theo Sáng Thế Ký 3:23-24, chúng ta thấy khi con người bị đuổi khỏi vườn, Đức Chúa Trời đã đặt chê-ru-bim và gươm chói lòa để canh giữ Cây Sự Sống. Chê-ru-bim tượng trưng cho vinh hiển của Đức Chúa Trời, gươm tượng trưng cho sự công chính của Đức Chúa Trời, và ngọn lửa là sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Điều này nghĩa là sự vinh hiển, sự công chính và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đã canh giữ lĩnh vực sự sống khỏi con người tội lỗi cho đến khi Chúa Jesus đến. Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá để hoàn thành mọi đòi hỏi về sự vinh hiển, sự công chính và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, mở một con đường để chúng ta bước vào lĩnh vực sự sống một lần nữa. Bây giờ, chúng ta có con đường mới và sống để bước vào Nơi Chí Thánh hầu tiếp xúc Cây Sự Sống sống động (Hê. 10:19-20).
h. Đem Sự Chết Vào
Hậu quả sau cùng của sự sa ngã thứ nhứt của con người là sự chết (Sáng. 3:19; 5:5;La. 5:12). Trước hết, linh của con người bị chết, và cuối cùng, thân thể con người sẽ chết. Do sự quá phạm của A-đam, tội lỗi đã vào trong thế gian và do tội lỗi mà có sựchết. Sự chết cai trị trên mọi người (La. 5:14,17). Vì thế, “trong A-đam, mọi người đều chết” (1Cô. 15:22).
BÀI MƯỜI CHÍN
Đức Chúa Trời Xử Lý
Sự Sa Ngã Thứ Nhứt Của Con Người
(1)
Trong bài trước, chúng ta đã nghiên cứu sự sa ngã thứ nhứt của con người, đề cập đến nguyên nhân, tiến trình và hậu quả. Chúng ta đã thấy nguyên nhân là xấu xa dường nào, một tiến trình đáng sợ làm sao, và hậu quả thì kinh hoàng thể nào. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Sáng Thế Ký chương 3 không dừng ở đây! Sáng Thế Ký chương 3 không chỉ bày tỏ nguyên nhân, tiến trình và hậu quả của sự sa ngã thứ nhứt của con người mà còn bày tỏ phương cách Đức Chúa Trời sử dụng để xử lý sự sa ngã này. Phương cách ấy là con đường cứu rỗi, và sứ điệp hoặc Lời về con đường này là Phúc Âm. Chúng ta đang giảng Phúc Âm cho tất cả những ai đọc bài này. Sự kiện đầu tiên về Phúc Âm được rao giảng cho toàn vũ trụ đã được ghi lại trong chương 3 của Sáng Thế Ký. Đừng nghĩ rằng Sáng Thế Ký chương 3 là một chương tiêu cực; chương nầy rất tích cực. Mặc dầu chương này bắt đầu với Kẻ Ác, Con Rắn xảo quyệt, khôn khéo; nhưng chương này cũng mở ra con đường để dòng dõi người nữ xuất hiện. Điều này thật kỳ diệu!
Dòng dõi người nữ là ai? Đó là Jesus. Jesus được sinh bởi người nữ, không bởi người nam. Những người gọi là nhà phê bình thượng tầng, những người công kích Sáng Thế Ký và Khải Thị, đã tuyên bố rằng Jesus không được sinh bởi một trinh nữ, viện lý rằng Ngài được sinh bởi Giô-sép, thợ mộc. Sự khẳng định như vậy là lời phạm thượng lớn nhất chống lại Chúa Jesus. Chúa không phải là con của thợ mộc, là người về sau trở thành chồng của trinh nữ Ma-ri, là trinh nữ đã sinh ra Jesus. Vì thế, Jesus không phải là dòng dõi của bất kỳ người nam nào; Ngài là dòng dõi của người nữ, một trinh nữ, như được nói tiên tri trong Ê-sai (7:14), được ứng nghiệm trong Ma-thi-ơ (1:23) và được khẳng định bởi Phao-lô (Gal. 4:4). Trong Ga-la-ti 4:4, Phao-lô nói rằng Đấng Christ được sinh bởi người nữ. Do đó, Jesus không phải là dòng dõi của người nam. Ngài là dòng dõi của người nữ, đã được sinh ra để hoàn thành lời hứa được Đức Chúa Trời ban cho như Phúc Âm trong Sáng Thế Ký 3:15. Sự sa ngã đầu tiên của con người mở ra con đường để dòng dõi người nữ xuất hiện. Đây là Phúc Âm.
4. Phương Cách Đức Chúa Trời Xử Lý
Sự Sa Ngã Đầu Tiên Của Con Người
Bây giờ chúng ta cần xem xét phương cách Đức Chúa Trời xử lý sự sa ngã đầu tiên của con người. Đức Chúa Trời không xét xử con người. Ngay sau khi sa ngã, cả A-đam và Ê-va đều biết rõ rằng họ không tốt. Họ tự kết án, tự giấu mình và dùng lá vả để che phủ chính mình (Sáng. 3:7-8). A-đam và Ê-va đã lẫn trốn khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Họ biết rằng đã vi phạm điều Đức Chúa Trời ngăn cấm, đã ăn trái của Cây Tri Thức, và hậu quả của sự vi phạm đó là sự chết. Vì vậy, họ trốn khỏi hiện diện của Đức Chúa Trời, chờ đợi án tử hình. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã đến, không tuyên án tử hình mà lại rao giảng Phúc Âm. Đức Chúa Trời không tuyên án tử hình; Ngài nói Lời Phúc Âm.
a. Tìm Kiếm Con Người
Anh em có biết Lời Phúc Âm đầu tiên được rao giảng là gì không? Đó là câu hỏi được tìm thấy trong Sáng Thế Ký 3:9 “Ngươi ở đâu?” Vào những năm đầu của chức vụ, khi rao giảng Phúc Âm, tôi thường dùng câu hỏi này nhiều lần để làm chủ đề. Tôi hỏi mọi người: “Quí vị đang ở đâu? Thưa quí ông, quí ông đang ở đâu? Thưa quí bà, quí bà đang ở đâu? Thưa những người trẻ, các bác sĩ, các giáo sư –các bạn đang ở đâu? Các bạn phải biết mình đang ở đâu”. Câu hỏi này không phải là lời tuyên bố một phán quyết mà là lời tuyên bố mở đầu một tin vui. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm con người, bằng cách hỏi rằng: “Ngươi ở đâu?”
Sau sự sa ngã, con người không còn chân thật và trung thực nữa. Nếu A-đam trung thực thì khi Đức Chúa Trời hỏi ông ở đâu, lập tức ông sẽ thừa nhận sự vi phạm của mình, nhưng ông đã không làm như vậy. Tuy nhiên, trong câu trả lời, ông thừa nhận mình lõa lồ (c. 10). Sau đó, Đức Chúa Trời hỏi: “Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái của Cây mà Ta đã dặn không nên ăn đó chăng?” Lẽ ra A-đam thành thật thừa nhận rằng: “Thưa Đức Chúa Trời, có ạ. Tôi đã ăn. Xin tha thứ cho tôi”. Tuy nhiên, thay vì thừa nhận cách ngay thẳng sự vi phạm, ông đã đổ trách nhiệm cho người nữ. A-đam nói “Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái Cây đó và tôi đã ăn rồi” (c. 12). Câu trả lời của ông hàm ý rằng ông đổ lỗi cho Đức Chúa Trời vì đã ban người nữ này cho ông, là người đã cho ông ăn trái Cây đó. Chỉ khi đó ông mới thừa nhận đã ăn. Dường như A-đam nói “Đó không phải là lỗi của tôi. Thưa Đức Chúa Trời, Ngài phải chịu trách nhiệm về sự rắc rối do người nữ, mà Ngài đã ban cho tôi, gây ra. Nếu Ngài không ban cho tôi người nữ này, tôi sẽ không bao giờ ăn trái Cây đó. Ngài đã ban người nữ này cho tôi, cô ấy đã cho tôi ăn và tôi đã ăn”. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không quở trách ông vì Ngài không đến để xét xử mà để cứu. Cách Đức Chúa Trời đến với con người trong khu vườn giống với cách Con Ngài đến nhiều thế kỷ sau đó: Ngài đến để cứu, không phải để xét xử (Gi. 3:17).
Sau đó, Đức Chúa Trời quay sang người nữ và hỏi: “Ngươi đã làm điều chi vậy?” Giống như A-đam, Ê-va cũng không thẳng thắn thừa nhận lỗi mình. Bà nói “Con Rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi”. Kể từ lần sa ngã đầu tiên, con người đã hành động theo cách này. Hễ khi nào cư xử không đúng, những đứa bé cũng không bao giờ nhận lỗi mà luôn đổ lỗi cho người khác hay điều khác. Thậm chí một đứa bé có thể đổ trách nhiệm cho con mèo như vầy: “Mẹ ơi, nếu mẹ không nuôi mèo, con sẽ không bao giờ làm chuyện như thế. Đó không phải là lỗi của con. Đó là lỗi của mẹ vì đã có con mèo”.
Điều rất sáng tỏ là khi Đức Chúa Trời xử lý sự sa ngã đầu tiên của con người, Ngài tìm kiếm con người hư mất giống như Con Ngài đã thực hiện nhiều năm sau đó trong việc tìm kiếm để cứu con người (Lu. 19:10). Đức Chúa Trời không tìm kiếm con người để kết án nhưng để giảng Phúc Âm.
b. Xét Xử Con Rắn
Khi Đức Chúa Trời đến với A-đam và Ê-va, Ngài đã hỏi họ nhiều câu, nhưng khi quay sang Con Rắn, Ngài không hỏi câu nào. Ngài lập tức kết án Con Rắn. Đức Chúa Trời không hỏi Con Rắn: “Rắn kia, ngươi có làm điều này không?” Khi Đức Chúa Trời đến với A-đam, Ngài hỏi ông: “Ngươi ở đâu?”. Ngài cũng hỏi: “Ai đã chỉ cho ngươi biết mình lõa lồ?” và “Ngươi có ăn trái Cây Ta đã dặn không nên ăn đó chăng?” Đức Chúa Trời cũng hỏi người nữ: “Ngươi đã làm điều chi vậy?” Đức Chúa Trời đã không hỏi A-đam và Ê-va tất cả những câu này với ý định kết án họ. Đức Chúa Trời hỏi những câu này để dẫn họ đến chỗ nhận tội. Tuy nhiên, khi quay sang Con Rắn, Đức Chúa Trời không hỏi nó điều gì. Thay vì thế, Ngài phán với Con Rắn: “Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời”. Đó là sự phán xét của Đức Chúa Trời trên Con Rắn.
1) Bò Bằng Bụng –Bị Giới Hạn Chuyển Động Trên Đất
Bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời chắc chắn là một sự rủa sả đối với Con Rắn. Trong lời rủa sả được tuyên án trên Con Rắn, có điều gì đó ẩn giấu và ngụ ý. Khi Đức Chúa Trời đoán phạt Con Rắn, Ngài giới hạn hoạt động và sự chuyển động của Sa-tan trên đất. Một chú chim thì tự do và có thể bay liệng trên không bất cứ khi nào thích. Trái lại, Con Rắn, không tự do như thế mà bị giới hạn trên đất. Hễ khi nào chúng ta vượt lên khỏi đất, thì Con Rắn, Ma Quỉ, Sa-tan không thể đụng đến chúng ta. Khi vượt lên cao, chúng ta ở trên hắn. Tuy nhiên, nếu cũng bò trên đất, chúng ta sẽ ở chỗ của hắn. Chúng ta sẽ trở thành bầu bạn, cùng bò với hắn và mọi loài bò sát khác. Nhưng chúng ta không bò trên đất này –chúng ta ở trên cao.
2) Ăn Bụi Đất –Bị Giới Hạn Chỉ Ăn Những Gì Thuộc Đất
Phương diện thứ hai của sự rủa sả được tuyên án trên Con Rắn là bị giới hạn chỉ ăn bụi đất. Bụi đất là thức ăn của rắn. Chúng ta được làm từ bụi đất. Nếu thuộc về đất, sống theo lối sống của đất, chúng ta trở thành thức ăn của Con Rắn, và nó sẽ ăn nuốt chúng ta (1Phi. 5:8). Nếu là người thuộc đất, cư xử với vợ hay sống với chồng theo cách thuộc đất, lập tức anh em sẽ trở thành thức ăn cho Ma Quỉ. Nhiều gia đình bị Ma Quỉ nuốt chửng hoàn toàn vì họ quá thuộc đất. Vì sao dường như cuộc sống hôn nhân của anh em đang bị Ma Quỉ ăn nuốt? Vì cuộc sống đó thuộc đất và đầy bụi đất.
Trong sự kết án của Đức Chúa Trời trên Con Rắn, Ngài cho Sa-tan một giới hạn: Con Rắn không thể di chuyển bên trên trái đất và không thể ăn bất cứ thứ gì ngoài bụi đất. Đức Chúa Trời đã tạo nên con người với một linh, một hồn, và một thân thể. Mặc dầu thân thể và hồn thuộc đất, nhưng linh thì không. Vì linh chúng ta không thuộc về đất, chắc chắn không phải là thức ăn của Sa-tan. Con Rắn chỉ được phép ăn bụi đất. Thân thể và hồn sa ngã của chúng ta là thức ăn của Sa-tan, nhưng linh thì khác hẳn. Linh con người không thuộc về đất; vì thế, không phải là thức ăn của Sa-tan. Hễ khi nào bước đi trong xác thịt, chúng ta trở thành món ăn ngon cho Sa-tan, và hễ khi nào ở trong hồn, chúng ta trở thành bữa ăn cho Ma Quỉ. Tuy nhiên, khi chúng ta xoay về linh, quên đi thân thể và hồn, Sa-tan không có gì để ăn. Khi chúng tahướng về linh, Sa-tan bị giới hạn. Ngợi khen Chúa vì sự giới hạn mà trong sự phán xét, Đức Chúa Trời đã tuyên trên Sa-tan.
Chúng ta không cần bò trên đất và không phải ở trên đất. Thưa chị em, khi chồng, con tạo cho chị em khốn khó, chị em không cần ở trên đất. Chị em có thể vận dụng linh và lập tức bay vút lên các từng trời, và Ma Quỉ sẽ không thể đụng đến chị em. “Con Rắn” bị giới hạn chỉ ở trên đất và chỉ được phép ăn những điều thuộc đất. Nếu chị em bay vút lên đến từng trời thứ ba, chị em sẽ nói “Ớ Sa-tan, ngươi đang làm gì ở đó? Ngươi chỉ đang đùa giỡn với chồng và những đứa con bướng bỉnh của ta. Này Sa-tan, ta ở đây trên từng trời thứ ba, và ngươi không thể đụng đến ta. Ngươi không thể ăn nuốt ta. Ta có thể đè bẹp ngươi dưới chân ta”. “Bây giờ Đức Chúa Trời của sự bình an sẽ kíp chà nát Sa-tan dưới chân anh em” (La. 16:20). Để chà nát Sa-tan, chúng ta phải ở trên hắn. Nếu ở dưới hắn, làm thế nào Đức Chúa Trời có thể chà nát hắn dưới chân chúng ta? Vì “Con Rắn” đã bị giới hạn chỉ trên đất này, nên chúng ta dễ dàng chà đạp nó. Ngợi khen Chúa vì trong sự phán xét “Con Rắn”, Đức Chúa Trời đã giảng Phúc Âm. Đức Chúa Trời đã giới hạn sự chuyển động và thức ăn của Sa-tan. Sau khi tuyên bố phán quyết này trên Con Rắn, Đức Chúa Trời loan báo tin vui được tìm thấy trong Sáng Thế Ký 3:15.
c. Lời Hứa Với Con Người
Trong Sáng Thế Ký 3:15, chúng ta thấy lời hứa kỳ diệu mà Đức Chúa Trời hứa với con người sau khi sa ngã. “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người”. Lời hứa này chắc chắn là tin tốt lành.
1) Bối Cảnh
Bối cảnh lời hứa của Đức Chúa Trời là con người đã bị Con Rắn cám dỗ và đã sa vào tội lỗi (c. 13). Khi đó con người trong tâm trạng sợ hãi Đức Chúa Trời, chờ đợi án tử hình (c. 8,10). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không kết án con người. Ngài đã phán xét Con Rắn (c. 14).
2) Nội dung
a) Tạo Ra Sự Thù Nghịch Giữa Con Rắn Và Người Nữ
Trong Sáng Thế Ký 3:15, Đức Chúa Trời phán cùng Con Rắn: “Ta sẽ đặt sự thù nghịch giữa mầy và người nữ…” Chúng ta không thích từ thù nghịch vì không muốn liên hệ với sự đánh nhau hay chiến trận, nhưng Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ đặt sự thù nghịch giữa Con Rắn và người nữ. Đức Chúa Trời không từ bỏ quyền kiểm soát tình hình, và cũng không để cho người nữ cùng Con Rắn tự giải quyết. Dường như Đức Chúa Trời phán rằng: “Ta sẽ điều khiển tình thế này. Ta sẽ duy trì quyền kiểm soát trên mọi sự. Ta sẽ đặt sự thù nghịch giữa ngươi và người nữ”. Chẳng bao lâu, chúng ta sẽ thấy người nữ này là ai. Trong Sáng Thế Ký 3:15, Đức Chúa Trời tiếp tục phán rằng Ngài sẽ đặt sự thù nghịch giữa dòng dõi Con Rắn và dòng dõi người nữ, rằng dòng dõi người nữ sẽ giày đạp đầu Con Rắn, còn rắn sẽ cắn gót chân người nữ. Điều này cho thấy dòng dõi Con Rắn và dòng dõi người nữ sẽ là kẻ thù của nhau, rằng dòng dõi người nữ sẽ giày đạp đầu Con Rắn và Con Rắn sẽ cắn gót chân người. Giày đạp đầu Con Rắn có nghĩa là hủy diệt và giết chết hắn. Theo Sáng Thế Ký 3:15, dòng dõi người nữ sẽ hủy diệt Con Rắn nhưng Con Rắn chỉ có thể gây thương tích cho gót chân của dòng dõi người nữ.
Như hầu hết những điều đã được đề cập trong Sáng Thế Ký chương 1 đến 3, Sáng Thế Ký 3:15 là hạt giống, một hạt giống Phúc Âm có ý nghĩa rất lớn. Trong Sáng Thế Ký 3:15, lần đầu tiên Đức Chúa Trời công bố Phúc Âm trọn vẹn của Ngài. Do đó, chúng ta cần dành nhiều thì giờ cho câu 15 để thấy người nữ này là ai, dòng dõi Con Rắn, dòng dõi người nữ là ai. Chúng ta phải quen thuộc với ba loại người này: người nữ, dòng dõi Con Rắn, và dòng dõi người nữ. Trước hết, chúng ta hãy xem người nữ này là ai.
Như tôi đã đề cập trước đó, hầu như mọi điều trong Sáng Thế Ký chương 1–3 là hạt giống cũng như là dấu hiệu hay biểu tượng. Vì vậy, chúng ta cần hiểu nghĩa bóng phân đoạn này của Lời Thánh. Sau khi đọc bài trước, chúng ta cần nhận thức rằng vị trí đúng đắn của nhân loại là vị trí của người nữ. Dù là nam hay nữ, trước mặt Đức Chúa Trời, tất cả chúng ta đều có vị trí của người nữ. Nếu tuyên bố rằng chúng ta là người nam trước mặt Ngài, lập tức chúng ta sẽ bị Sa-tan nuốt mất. Chắc chắn người nữ được đề cập trong Sáng Thế Ký 3:15 là Ê-va, và Ê-va này tượng trưng cho toàn thể dân Đức Chúa Trời, tức là những người nhận lấy vị trí của người nữ tin cậy Đức Chúa Trời. Hễ khi nào tin cậy Đức Chúa Trời, chúng ta là dân Ngài, Vợ Ngài. Cho nên, người nữ trong Sáng Thế Ký 3:15 trước hết là Ê-va, và sau đó là tất cả những người nương dựa và để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời. Tóm lại, toàn thể dân Đức Chúa Trời đều là người nữ. Do đó, sự thù nghịch giữa Con Rắn và người nữ là sự thù nghịch giữa Sa-tan và Ê-va, giữa Sa-tan và tất cả những người thuộc về Đức Chúa Trời. Ê-va tượng trưng cho toàn thể dân của Đức Chúa Trời.
Trong Khải Thị 12:1, chúng ta thấy dấu lạ về người đàn bà hoàn vũ. Người đàn bà này, một dấu lạ lớn, mình mặc mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội vương miện bằng mười hai ngôi sao. Vì vậy, người đàn bà này không phải là người đàn bà cá thể, đơn độc, và địa phương mà là người đàn bà hoàn vũ, một dấu lạ biểu trưng cho toàn thể dân Đức Chúa Trời từ A-đam đến Áp-ra-ham, từ Y-sác đến Môi-se, từ Môi-se đến các sứ đồ, và từ các sứ đồ đến thời kỳ hiện nay. Toàn thể dân Đức Chúa Trời cấu thành nên người đàn bà này và được bao hàm trong bà. Mười hai ngôi sao đại diện cho các tổ phụ như A-đam, A-bên, Hê-nóc, Áp-ra-ham và Gia-cốp. Các tổ phụ này là các ngôi sao, nhưng chưa hình thành như một đơn vị. Sau họ, chúng ta có dân Ítx-ra-ên. Vì đã sống trong suốt đêm tối nên họ được tượng trưng bởi mặt trăng. Tuy nhiên, khi Chúa Jesus đến, ban ngày lộ ra và mặt trời chiếu sáng rực rỡ. Do đó, dân thuộc Hội Thánh được tượng trưng bởi mặt trời. Vậy, toàn thể dân Đức Chúa Trời –các tổ phụ, Ítx-ra-ên của Cựu Ước, và Hội Thánh thời Tân Ước, bao gồm mọi người tin– cấu thành nên người đàn bà hoàn vũ này. Người đàn bà hoàn vũ của Khải Thị chương 12 được biểu tượng bởi người đàn bà cá thể, là Ê-va trong Sáng Thế Ký 3:15. Ê-va trong Sáng chương 3 là biểu tượng của người đàn bà hoàn vũ này.
Trong tin vui được công bố trong Sáng Thế Ký 3:15, Đức Chúa Trời phán rằng Ngài sẽ đặt sự thù nghịch giữa Con Rắn và người nữ. Điều này có nghĩa là suốt các thế kỷ, Sa-tan, Ma Quỉ đã chống nghịch tất cả những người thuộc về Đức Chúa Trời. Con Rắn không chỉ chống lại Ê-va mà còn chống lại những người thuộc về Đức Chúa Trời trong mọi thế hệ. Một minh họa cho điều này là việc A-bên bị giết do anh mình là Ca-in. Theo 1Giăng 3:12, hành động giết người này không chỉ là tội ác do Ca-in gây ra mà còn là công việc được thực hiện bởi kẻ độc ác, là Con Rắn. Con Rắn đã dùng Ca-in để giết A-bên. Nếu không để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời thì chúng ta cùng một loại như Sa-tan và hắn sẽ không chống nghịch chúng ta. Tuy nhiên, một khi anh em xoay về Đức Chúa Trời và trở thành người tin cậy Đức Chúa Trời, thì lập tức Con Rắn sẽ tấn công anh em. Đó là sự thù nghịch giữa Con Rắn và người nữ.
b) Tạo Ra Sự Thù Nghịch
Giữa Dòng Dõi Con Rắn Và Dòng Dõi Người Nữ
A-đam và Ê-va đang chờ đợi cái chết, nghĩ rằng mình phải chịu tử hình. Do đó, việc đề cập đến một dòng dõi xuất hiện là một tin vui cho họ. Họ nghĩ rằng họ không thể có một dòng dõi vì họ phải chết ngay lập tức. Khi A-đam nghe rằng người nữ sẽ có một dòng dõi, ông đã đặt tên vợ là Ê-va, tiếng Hê-bơ-rơ nghĩa là “sống”. Khi A-đam và Ê-va đang chờ án tử hình trong nỗi lo sợ và run rẩy, thì bất ngờ một tin vui đến, nói rằng người nữ sẽ có một dòng dõi, nên tự phát A-đam nói “Sống. Em không chết đâu, em sẽ sống. Tên của em là Ê-va. Em là sống”. Như đã thấy trong bài 17, trong Sáng Thế Ký chương 2, khi A-đam thấy Ê-va thì đầy phấn khởi, thốt lên: “Lần này mới là xương của xương tôi và thịt của thịt tôi”. Tuy nhiên, trong Sáng Thế Ký chương 3, A-đam cũng đã phấn khởi. Thay vì nhận án phạt, ông đã nghe Phúc Âm. Do đó, A-đam đã gọi vợ mình là “Sống”. Tất cả chúng ta đã nghe tin vui này và tất cả chúng ta sẽ tự gọi mình là “Sống”. Nếu anh em hỏi tôi tên gì, tôi sẽ nói rằng tên tôi là “Sống”
Đức Chúa Trời đã giảng Phúc Âm trong câu 15, và A-đam đã hưởng ứng Phúc Âm ấy trong câu 20. Nếu A-đam không hưởng ứng Phúc Âm đó, hẳn ông sẽ gọi vợ mình là “chết”, rằng: “Hỡi người nữ đáng thương, em không biết em là nguyên nhân của sự chết sao? Tên em sẽ là Chết”. Trái lại, sau khi A-đam nghe Đức Chúa Trời giảng Phúc Âm, ông đã vui mừng và đặt tên vợ là Ê-va, nghĩa là “Sống”. Cả thế giới ngày nay đang ở dưới án tử hình, chúng ta phải đến với họ để công bố Sáng Thế Ký 3:15. Khi mọi người nghe tin vui của Sáng Thế Ký 3:15, tiếp nhận Phúc Âm và đáp ứng với Phúc Âm, họ sẽ reo lên: “Bây giờ, chúng tôi sống. Ngợi khen Chúa!”
(1) Sự Thù Nghịch Giữa Dòng Dõi Con Rắn Và Dòng Dõi Người Nữ
Dòng dõi của Con Rắn là những người đi theo Sa-tan. Kinh Thánh dùng nhiều từ liệu khác nhau để mô tả họ. Trong Ma-thi-ơ 3:7, họ được gọi là “dòng dõi rắn độc”. Trong Ma-thi-ơ 13:38, họ được gọi là “các con trai của Kẻ Ác”. Trong Giăng 8:44, Chúa Jesus nói họ là kẻ thuộc về cha họ là Ma Quỉ. Trong 1Giăng chương 3, sứ đồ Giăng nói rằng hễ ai phạm tội là thuộc về Ma Quỉ (c. 8), ông cũng dùng cụm từ “con cái của Ma Quỉ” (c. 10). Tất cả những tên gọi này cho thấy rằng những người theo Sa-tan là dòng dõi của Con Rắn. Dù được gọi là dòng dõi rắn độc, các con trai của Kẻ Ác, hay con cái của Ma Quỉ, thì đều có nghĩa như nhau: họ là dòng dõi của Con Rắn, họ bắt bớ và chống nghịch Chúa Jesus và những người đắc thắng.
Dòng dõi của người nữ là Chúa Jesus. Ngài được sinh bởi trinh nữ tên là Ma-ri (Ês. 7:13; Mat. 1:23; Gal. 4:4). Do đó, Ngài thực sự là Dòng Dõi Người Nữ. Ngài là chính dòng dõi được nói tiên tri trong tin vui do chính Đức Chúa Trời công bố trong Sáng Thế Ký 3:15. Ngài là Đấng giày đạp đầu Con Rắn. Có một sự thù nghịch rất lớn giữa những người đi theo Sa-tan và Chúa Jesus.
(2) Dòng Dõi Người Nữ Giày Đạp Đầu Con Rắn
Chúa Jesus, tức dòng dõi của người nữ, đã giày đạp đầu Con Rắn. Chúa Jesus đã diệt trừ Sa-tan, kẻ cầm quyền sự chết. Điều này được bày tỏ đầy đủ trong Hê-bơ-rơ 2:14 và 1Giăng 3:8.
(3) Con Rắn Cắn Gót Chân Của Dòng Dõi Người Nữ
Đang khi Chúa Jesus diệt trừ Con Rắn trên thập tự giá thì nó cắn gót chân Ngài. Điều này có nghĩa là Sa-tan gây thương tích cho Chúa Jesus bằng cách đóng đinh chân Ngài trên thập tự giá (Thi. 22:16).
(4) Sự Thù Nghịch Giữa Con Rắn Và Những Người Đắc Thắng
Những người đắc thắng là ai? Như chúng ta đã thấy người nữ trong Sáng Thế Ký 3:15 trước hết là Ê-va, kế đến là toàn thể dân Đức Chúa Trời, bao gồm trinh nữ Ma-ri, như được biểu trưng bởi Ê-va. Do đó, dòng dõi người nữ chủ yếu là Chúa Jesus -người được sinh bởi Ma-ri. Tuy nhiên, về dòng dõi người nữ có thể được thấy nhiều hơn trong Khải Thị chương 12. Người đàn bà được mô tả trong Khải Thị chương 12 và được tượng trưng trong Sáng Thế Ký 3:15 là người đàn bà hoàn vũ, bên trong bà có một phần được gọi là Người Con Trai (Khải. 12:1, 2, 5) Trong ý nghĩa của Kinh Thánh, người nữ tiêu biểu cho sự yếu đuối, vì người nữ là chiếc bình mong manh hơn. (1Phi. 3:7). Người nam, đặc biệt là Người Con Trai, tiêu biểu cho sức mạnh. Người đàn bà hoàn vũ trong Khải Thị chương 12 có hai phần: phần bên ngoài là chính bà, và phần bên trong, tức Người Con Trai, là phần mạnh hơn. Toàn thể dân của Đức Chúa Trời là người nữ thì tương đối yếu, nhưng giữa vòng dân của Đức Chúa Trời có một phần mạnh hơn: đó là Người Con Trai, tức những người đắc thắng. Trong các Hội Thánh, một số thánh đồ có thể tương đối yếu, là phần của người nữ, nhưng các thánh đồ khác có thể khá mạnh mẽ, là một phần của Người Con Trai. Người Con Trai là phần mạnh hơn giữa vòng dân Đức Chúa Trời. Toàn thể dân Đức Chúa Trời là người nữ, và phần mạnh mẽ hơn của dân Đức Chúa Trời là Người Con Trai. Vì vậy, Người Con Trai cũng là một phần của dòng dõi người nữ.
Tôi thích so sánh Khải Thị chương 12 với Sáng Thế Ký chương 3. Trong Sáng Thế Ký 3:15, chúng ta có ba điều chính: Con Rắn, người nữ và dòng dõi người nữ. Chúng ta cũng tìm thấy ba điều này trong Khải Thị chương 12, trong đó có Con Rắn Xưa, người đàn bà hoàn vũ và Người Con Trai. Anh em có thấy hai chương này tương ứng với nhau như thế nào không? “Con Rắn Xưa” trong Khải Thị 12:9 là Con Rắn trong Sáng Thế Ký 3, người đàn bà hoàn vũ trong Khải Thị 12:1 là người nữ trong Sáng Thế Ký 3:15, và Người Con Trai trong Khải Thị 12:5 là một phần của dòng dõi người nữ được đề cập trong Sáng Thế Ký 3:15. Nếu không hiểu Khải Thị chương 12, anh em sẽ không sáng tỏ đầy đủ về Sáng Thế Ký 3:15. Trong câu Kinh Thánh ngắn ngủi này có ba điều chính được bày tỏ: Con Rắn, người nữ và dòng dõi người nữ. Chúng ta thật khó hiểu được ba điều này nếu không đọc xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh, Từ Sáng Thế Ký cho đến Khải Thị. Khi đọc đến Khải Thị chương 12, chúng ta khám phá rằng Con Rắn trong Sáng Thế Ký 3:15 là Ma Quỉ vì Khải Thị 12:9 nói “Con Rắn Xưa, được gọi là Ma Quỉ và Sa-tan”. Người nữ không chỉ là Ê-va mà còn là tất cả những người để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, bao gồm trinh nữ Ma-ri, vì dân Đức Chúa Trời là vị trí người nữ trước mặt Ngài. Hơn nữa, chúng ta thấy bên trong người đàn bà này có một phần mạnh mẽ hơn gọi là Người Con Trai. Do đó, Người Con Trai trong Khải Thị chương 12 là một phần của dòng dõi người nữ được đề cập trong Sáng Thế Ký 3:15.
Một số người có thể hỏi Người Con Trai này là ai. Trong Cơ-đốc Giáo, có những trường phái khác nhau nói về điều này. Một số nói rằng Người Con Trai này là Chúa Jesus. Trong một ý nghĩa, tôi đồng ý với điều này vì Chúa Jesus là Đầu, trung tâm, thực tại, sự sống và bản chất của Người Con Trai. Tuy nhiên, Người Con Trai này không mang tính cá thể mà là tập thể. Vì bản thân người đàn bà không phải là cá nhân nhưng là hoàn vũ và tập thể nên con của bà cũng phải hoàn vũ và tập thể. Người Con Trai tập thể này bao gồm Chúa Jesus là Đầu, trung tâm, thực tại, sự sống và bản chất của Người Con Trai. Điều này có thể được chứng minh từ Kinh Thánh. Thi Thiên 2:8-9 nói tiên tri rằng Chúa Jesus, Đấng Chịu Xức Dầu của Đức Chúa Trời, sẽ cai trị các dân bằng cây gậy sắt. Khải Thị 2:26-27 nói rằng những người đắc thắng trong các Hội Thánh sẽ cai trị các dân bằng cây gậy sắt. Bây giờ trong Khải Thị 12:5 bảo rằng Người Con Trai sẽ cai trị các dân bằng cây gậy sắt. Do đó, theo sự ghi chép của Kinh Thánh, cả Chúa Jesus và những người đắc thắng của Ngài sẽ cai trị các dân bằng cây gậy sắt. Vậy, Người Con Trai trong Khải Thị 12:5 bao gồm Chúa Jesus và những người đắc thắng trong các Hội Thánh. Hơn nữa, Khải Thị 20:4 nói rằng Đấng Christ và những người đắc thắng phục sinh sẽ trị vì như các vua trong một ngàn năm. Do đó, Người Con Trai trong Khải Thị chương 12 không phải chỉ là cá nhân Chúa Jesus, cũng không phải chỉ là những người đắc thắng, mà là cả Chúa Jesus cùng với những người đắc thắng của Ngài. Chính Đấng Christ là Người Đắc Thắng trước nhất (Khải. 3:21). Là Người Đắc Thắng hàng đầu, Ngài là Đầu, trung tâm, thực tại, sự sống và bản chất của những người đắc thắng. Giữa vòng dân của Đức Chúa Trời trên đất, có một phần mạnh mẽ hơn là phần bao gồm Chúa Jesus và những người đắc thắng. Vì thế, Chúa Jesus và những người đắc thắng của Ngài cấu thành Người Con Trai.
Sự thù nghịch giữa Con Rắn và dòng dõi người nữ được đề cập trong Sáng Thế Ký 3:15 được thể hiện đầy đủ trong Khải Thị chương 12. Trong Khải Thị chương 12, chúng ta thấy Con Rắn Xưa cố hết sức gây tổn hại cho Người Con Trai và người nữ (c. 4, 13-17). Vì thế, sự thù nghịch trong Sáng Thế Ký 3:15 được ứng nghiệm hoàn toàn.
Mặc dầu Chúa Jesus là Người Con Trai, nhưng Ngài được sanh bởi người nữ. Điều này có nghĩa gì? Ý nghĩa thuộc linh của điều này là Chúa Jesus được sinh bởi một nguồn tin cậy Đức Chúa Trời. Người nữ là nguồn của dòng dõi; và một phần của dòng dõi này là Người Con Trai đánh bại kẻ thù, thì mạnh hơn người nữ. Nguồn của Người Con Trai là người nữ, không phải người nam. Nguồn của Người Con Trai là người tin cậy Đức Chúa Trời, không phải là người tuyên bố độc lập với Đức Chúa Trời. Người Con Trai là dòng dõi của người nữ, là người tin cậy và lệ thuộc Đức Chúa Trời. Chúa Jesus là dòng dõi ra từ một nguồn như thế.
Cũng vậy, tất cả chúng ta cần là dòng dõi của người nữ, dòng dõi ra từ một nguồn lệ thuộc Đức Chúa Trời. Nếu trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta tuyên bố là một người nam, thì chúng ta chấm dứt mối quan hệ với Đức Chúa Trời và không còn thuộc về Ngài nữa. Bất cứ ai thuộc về Đức Chúa Trời đều phải là người nữ trước mặt Ngài. Nếu những người dẫn dắt trong các Hội Thánh nói rằng: “Chúng ta biết cách thực hiện nhiều công việc” thì họ không còn là người nữ trước mặt Đức Chúa Trời nữa mà đã mặc lấy vị trí người nam. Các anh em dẫn dắt nên nói như vầy: “Chúa ơi, Ngài biết chúng con yếu đuối dường nào. Chúng con lệ thuộc Ngài. Ngoài Ngài, chúng con không thể làm gì được. Chúng con tin cậy Ngài trong mọi sự”. Nếu các anh em dẫn dắt có thái độ này, họ thực sự là người nữ trước mặt Đức Chúa Trời. Sáng Thế Ký 3:15 không đề cập đến dòng dõi của người nam, vì chỉ có dòng dõi người nữ, không phải dòng dõi người nam, mới có vị trí trước mặt Đức Chúa Trời.
Một mặt, chúng ta là người nữ; mặt khác, chúng ta là dòng dõi của người nữ. Chúng ta là những người tin cậy Đức Chúa Trời: đó là nguồn của chúng ta. Chúng ta cũng là dòng dõi ra từ nguồn này, là nguồn tin cậy Đức Chúa Trời. Vì thế, chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ. Chỉ có dòng dõi ra từ nguồn tin cậy Đức Chúa Trời mới có thể mạnh mẽ, không mạnh mẽ trong chính họ, nhưng trong Đức Chúa Trời. Chính Chúa Jesus đã đi đầu làm một người như thế. Ngài là Đầu của Người Con Trai. Bây giờ Ngài cũng là trung tâm, thực tại, sự sống và bản chất của Người Con Trai. Làm thế nào Kẻ Thù, Sa-tan, chống lại được Người Con Trai như vậy!
3) Trung Tâm
Tiêu điểm, trung tâm của Sáng Thế Ký 3:15 là dòng dõi người nữ, tức Chúa Jesus sẽ đến để diệt trừ Sa-tan trên thập tự giá. Đó là lời tuyên bố mạnh mẽ nhất trong sự rao giảng Phúc Âm. Một lần nữa tôi nói rằng A-đam và Ê-va đang run rẩy dưới án tử hình sắp đến, nhưng Đức Chúa Trời, thay vì kết án họ, đã làm họ ngạc nhiên bằng cách giảng Phúc Âm cho. Với Đức Chúa Trời, A-đam và Ê-va sợ hãi, nhưng với Con Rắn, họ căm ghét nó. Do đó, trong tin vui của Ngài, Đức Chúa Trời đã tuyên bố rằng một Người có danh là “dòng dõi người nữ” sẽ đến để diệt trừ Con Rắn. Đó là Phúc Âm. Lời hứa về dòng dõi người nữ và sự hủy diệt Con Rắn hầu đến là tin vui đã được công bố cho thế hệ tội nhân đầu tiên.
4) Sự Hoàn Thành
a) Trong Dân Của Đức Chúa Trời
Lời hứa trong Sáng Thế Ký 3:15 đã được hoàn thành trải qua nhiều thế hệ. Trước hết, lời hứa này đã được hoàn thành trong tất cả dân của Đức Chúa Trời. Từ khi lời hứa này lần đầu tiên được ban cho thì Sa-tan đã là kẻ thù của dân Đức Chúa Trời. Hắn sẽ tiếp tục là kẻ thù của họ cho đến khi bị quăng xuống vực sâu (Khải. 20:1-3) và cuối cùng bị ném vào Hồ Lửa (Khải. 20:7-10). Sa-tan mãi mãi là kẻ thù của dân Đức Chúa Trời cho đến khi bị quăng vào Hồ Lửa.
b) Trong Tất Cả Những Người Đắc Thắng
Hơn nữa, lời hứa này được hoàn thành trong tất cả những người đắc thắng cho đến kỳ được cất lên. Điều này được bày tỏ trong Khải Thị chương 12.
c) Trong Chúa Jesus
Lời hứa này được hoàn thành trọn vẹn trong Chúa Jesus. Trước hết, được hoàn tất khi Ngài sinh ra (Mat. 2:13-22). Khi Chúa Jesus được sinh ra, Con Rắn đã dấy lên nhiều sự thù nghịch, khiến cho nhiều con trẻ phải thiệt mạng. Kế đến, lời hứa này được hoàn tất trong suốt cuộc sống trên đất của Chúa. Nếu đọc bốn Sách Phúc Âm, chúng ta sẽ thấy Sa-tan liên tục gây rắc rối cho Chúa Jesus, theo đuổi Ngài và chống đối Ngài. Cuối cùng, Sa-tan đã cắn gót chân Ngài trên thập tự giá như được nói tiên tri trong Thi Thiên 22:16.
Lời hứa trong Sáng Thế Ký 3:15 bày tỏ rằng Sa-tan là kẻ thù của dân Đức Chúa Trời. Cuối cùng, Chúa đã đến như dòng dõi người nữ để diệt trừ kẻ thù này. Ngày nay chúng ta đang vui hưởng sự hoàn thành của lời hứa này.
BÀI HAI MƯƠI
Con Rắn, Người Nữ
Và Dòng Dõi Của Người NỮ
Trong bài này, tôi có gánh nặng muốn trình bày thêm, như phần mở ngoặc, về Sáng Thế Ký 3:15. Như đã thấy trong bài vừa qua, Sáng Thế Ký 3:15 là Phúc Âm. Sáng Thế Ký 3:15 là sự kiện đầu tiên về sự công bố Phúc Âm trong cả Kinh Thánh. Trong câu này, chính Đức Chúa Trời đã rao tin vui cho con người sa ngã khi phán xét Con Rắn. Vì thế, chúng ta cần dành nhiều thì giờ hơn cho câu này.
Tôi đã đề cập nhiều lần trong những bài trước rằng hầu như mọi điều được tìm thấy trong Sáng Thế Ký chương 1 đến 3 là hạt giống, sẽ lớn lên xuyên suốt các Sách tiếp theo của Kinh Thánh, xuất hiện như mùa vụ trong các Thư Tín Tân Ước, và chín rộ như mùa gặt trong Sách Khải Thị. Chúng ta đã thấy nguyên tắc này được áp dụng cho nhiều điều. Trong bài này, tôi muốn lưu ý nguyên tắc này một lần nữa khi xem xét ba điều chính được tìm thấy trong Sáng Thế Ký 3:15 là: Con Rắn, người nữ và dòng dõi người nữ.
I. CON RẮN
Khi đọc xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta thấy Con Rắn không những được đề cập trong Sáng Thế Ký mà còn được đề cập trong các Sách khác của Kinh Thánh. Cả Khải Thị 12:9 và 20:2 đều nói đến Con Rắn. Trong Khải Thị chương 12 và 20, chúng ta thấy Sa-tan có nhiều tên gọi khác nhau –Con Rồng, Con Rắn Xưa, Ma Quỉ và Sa-tan. Trong những tên gọi này, chúng ta thấy tên “Con Rắn Xưa (Già)”. Giăng sử dụng từ liệu này vì vào lúc ông viết Sách Khải Thị, Con Rắn đã trở nên rất già, trên thực tế, ít ra là bốn ngàn tuổi. “Con Rắn Xưa (Già)” này là ai? Cách duy nhất để trả lời câu hỏi này là tham khảo Sáng Thế Ký chương 3, nơi Con Rắn được đề cập lần đầu tiên.
Trong Giăng 3:14, chúng ta thấy một sự đề cập nữa về Con Rắn. Khi Ni-cô-đem, người thượng lưu có học thức rộng, đến với Chúa Jesus cách tích cực, Chúa bảo ông cần phải sanh lại bằng sự sống mới (Gi. 3:3,5). Chúa nói linh của ông cần được tái sanh bởi Thánh Linh, vì “điều chi ra từ Linh là linh” (Gi. 3:6). Tuy nhiên, không nhiều Cơ-đốc nhân thấy rằng trong cuộc đàm luận của Ngài với Ni-cô-đem, Chúa chỉ ra rằng người thượng lưu này là Con Rắn (Gi. 3:14). Dầu Ni-cô-đem là người thượng lưu, giáo sư và “thầy của Ítx-ra-ên”, nhưng Chúa vẫn ngụ ý rằng ông là con rắn.
Vào một thời điểm trong cuộc đàm luận của Ngài với Ni-cô-đem, Chúa Jesus phán: “Ví như Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con Loài Người cũng cần phải chịu treo lên thể ấy”. Điều này nghĩa là gì? Đó là lời đáp của Chúa cho câu hỏi của Ni-cô-đem. Ông đã hỏi: “Làm thế nào người đã già lại có thể được sanh ra lần nữa?” và “những điều này thể nào có được?”. Ni-cô-đem hỏi làm sao ông có thể được sanh lại. Chúa đáp: “Ngươi là thầy của Ítx-ra-ên mà không biết điều đó sao?” Mặc dầu Ni-cô-đem dạy Cựu Ước cho người khác, nhưng ông lại không biết ý nghĩa của việc được sanh lại. Vì thế, Chúa nhắc đến hình bóng con rắn bằng đồng mà Môi-se đã treo trên cây sào (Dân. 29:9). Dường như Chúa nói với ông rằng: “Tổ phụ ngươi đều đã bị rắn độc cắn, và nọc độc của nó đã truyền vào trong họ. Tổ phụ ngươi đã trở thành rắn trong cái nhìn của Đức Chúa Trời. Vì họ sắp chết nên Môi-se đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời thay cho họ, và Đức Chúa Trời bảo Môi-se treo một con rắn bằng đồng trên cây sào để mang sự đoán phạt của Ngài trên dân Ítx-ra-ên bị nhiễm độc. Hễ ai bị nhiễm nọc độc của rắn mà nhìn lên con rắn bằng đồng treo trên cây sào, thì sẽ được sống”. Nhiều người Ítx-ra-ên đã làm theo và được cứu sống. Đây là hình bóng về sự tái sinh. Dường như Chúa nói với Ni-cô-đem rằng: “Đừng cho mình là người thượng lưu. Ngươi phải nhận thức rằng ngươi là một trong những người đã bị nhiễm nọc độc của rắn và ngươi đã có bản chất của rắn bên trong. Nhìn bề ngoài, ngươi là người nhưng thực ra, ngươi là rắn. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, ngươi là rắn. Dầu ngươi là rắn nhưng Ta đã đến để chết cho ngươi. Ta sẽ chết trên thập tự giá trong hình trạng con rắn. Khi Ta ở trên thập tự giá, trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, Ta không những là vật thay thế cho tội nhân, mà còn bị Đức Chúa Trời phán xét tại đó trong hình trạng con rắn. Sự khác biệt duy nhất là con rắn thật có chất độc, nhưng Ta chỉ ở trong hình trạng của nó. Ta không có bản chất và chất độc của rắn. Ta đã đến trong hình trạng của xác thịt tội lỗi, trong hình thể của con rắn, để chết cho tất cả các ngươi, những người đã bị nhiễm nọc độc của rắn”.
Sự đề cập đầu tiên về Con Rắn trong Sáng Thế Ký chương 3 là hạt giống mà sẽ được phát triển trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh. Chúng ta thấy Con Rắn trong Sáng Thế Ký chương 3 và cũng thấy trong Giăng 3:14. Hầu như mọi Cơ-đốc nhân đều thấy sự sống đời đời trong Giăng 3:16, nhưng không nhiều người thấy con rắn trong Giăng 3:14. Tuy nhiên, nếu hiểu sự sống đời đời là gì, chúng ta cũng phải hiểu Con Rắn là gì. Chúng ta phải thấy Con Rắn. Con Rắn này không chỉ ở trong Sáng Thế Ký và Phúc Âm Giăng mà còn bị vạch trần hoàn toàn trong Sách Khải Thị. Trong Sáng Thế Ký 3:15, Con Rắn là một hạt giống nhỏ; trong Phúc Âm Giăng, hạt giống này lớn lên; và trong Sách Khải Thị, hạt giống này trở thành mùa gặt. Bằng cách đọc xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy rằng trong mỗi thế hệ, công tác thần thượng của Đức Chúa Trời đều có một mục tiêu: xây dựng Thân Thể để biểu lộ Con Ngài, tức Đấng Christ, và cũng để loại trừ Con Rắn. Đức Chúa Trời có ý định trục xuất Con Rắn. Vì thế, tất cả chúng ta phải biết ngày nay Con Rắn này đang ở đâu.
A. Tiêm Chính Hắn Vào Trong Nhân Loại
Do sự sa ngã của con người, Con Rắn đã tiêm chính hắn vào trong nhân loại. Con Rắn này bây giờ ở đâu? Ở trong xác thịt chúng ta. Trong khu vườn, trước khi con người sa ngã, Con Rắn ở bên ngoài con người. Tuy nhiên, vì cớ sa ngã, Con Rắn xảo quyệt, khôn khéo này đã ở trong con người, trong xác thịt con người.
Một ngày nọ, Chúa Jesus hỏi các môn đồ: “Các ngươi nói Ta là ai?” Phi-e-rơ lập tức đáp: “Ngài là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (Mat. 16:15-16). Sau đó không lâu, Chúa đã quở Phi-e-rơ, gọi ông là “Sa-tan” (Mat. 16:23). Anh em có tin rằng một phút trước đó, ông là Phi-e-rơ thánh khiết, và không lâu sau, ông đã trở thành Sa-tan không? Nếu tôi là Anh-rê, em của Phi-e-rơ, hẳn tôi sẽ hỏi Chúa: “Sa-tan ở đâu? Con là Anh-rê còn Phi-e-rơ là anh con, nhưng Sa-tan ở đâu?” Có lẽ Chúa Jesus sẽ đáp: “Sa-tan đang ở trong anh con. Sa-tan ở trong Phi-e-rơ”. Khi nói năng cách xấu xa thì anh em là ai? Anh em là Sa-tan. Khi hành động cách hèn hạ với vợ hay chồng mình, anh em là ai? Sa-tan. Vào lúc đó, Chúa Jesus có thể quở anh em là “Sa-tan!” Sa-tan ở đâu? Hắn ở trong nhân loại sa ngã. Sa-tan ngày nay đang ở trong xác thịt con người. Tất cả chúng ta phải cảnh giác vì Sa-tan, kẻ đã cám dỗ và làm hư hoại thế hệ đầu tiên của nhân loại, bây giờ đang ở trong chúng ta.
B. Con Người Đã Trở Thành “Rắn”
Vì Sa-tan đã tiêm chính hắn vào trong con người nên toàn thể nhân loại đã trở thành rắn trong cách nhìn của Đức Chúa Trời. Dầu anh em có thể cho mình là người, nhưng trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, anh em là rắn. Theo Ma-thi-ơ 3:7, Giăng Báp-tít đã gọi những người Do-thái Giáo là “dòng dõi rắn độc”. Họ là những Con Rắn. Dường như Giăng đang nói với họ: “Các ngươi tự cho mình là dân tôn giáo. Các ngươi rất tôn giáo, nhưng các ngươi không nhận thức rằng các ngươi là dòng dõi rắn độc”. Trong lời giải thích dụ ngôn về người gieo giống, Chúa Jesus dùng từ liệu “các con trai của Kẻ Ác”. Kẻ Ác là ai? Con Rắn, Sa-tan, Kẻ Ác –hắn là Kẻ Ác, và tất cả những ai theo hắn là các con của hắn. Những kẻ theo Sa-tan không phải là con nuôi mà là các con do Sa-tan sanh ra. Vì thế, trong Giăng 8:44, Chúa Jesus phán: “Các ngươi thuộc về cha các ngươi là Ma Quỉ”. Dường như Chuá phán: “Cha các ngươi là Ma Quỉ vì các ngươi có sự sống của Ma Quỉ. Sự sống và bản chất của Ma Quỉ đang ở trong các ngươi. Các ngươi do cha các ngươi sanh ra và bây giờ các ngươi có sự sống và bản chất của cha các ngươi”. Sứ đồ Giăng nói đến “con cái của Ma Quỉ” và nói rằng: “Kẻ nào phạm tội là thuộc về Ma Quỉ” (1Gi. 3:10,8). Vì thế, Phao-lô gọi thuật sĩ Ê-li-ma là “con của Ma Quỉ” (Công. 13:10). Ngay cả một người quí phái như Ni-cô-đem, có vẻ như người thượng lưu, cũng là rắn trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, có bản chất của rắn. Đó là lý do vì sao mọi người đều cần Chúa Jesus làm vật thay thế trong hình trạng Con Rắn.
C. Con Người Có Bản Chất Và Sự Sống Của Rắn
Là con cái của Ma Quỉ, con người do rắn sanh ra, tất cả chúng ta đều có bản chất và sự sống của rắn (1Gi. 3:12). Không ai có thể phủ nhận hay tranh cãi điều này vì chúng ta thấy bản chất và sự sống của Sa-tan trong con cái mình. Những đứa bé, nhìn bề ngoài trông thật dễ thương; nhưng khi càng lớn, bản chất rắn bên trong chúng càng lộ liễu. Mặc dầu không ai dạy chúng phô bày bản chất và sự sống của rắn, nhưng chúng đã thể hiện cách tự phát. Tôi đã quan sát điều này ở nhiều trẻ em, kể cả con cháu tôi. Phải nhớ rằng tất cả chúng ta đều giống như vậy. Không chỉ giống mà còn là điều đó nữa! Chúng ta có bản chất và sự sống của rắn bên trong mình.
D. Là Ác Linh Hành Động Trong Con Người Sa Ngã
Sa-tan, Con Rắn, là ác linh hành động trong con người sa ngã (Êph. 2:2). Ác linh này không nằm bất động, nhưng tích cực hành động trong con cái bất phục. Chẳng hạn, hãy xem cách Sa-tan hành động trong Giu-đa, kẻ phản Chúa Jesus (Gi. 13:2,27; 6:70). Sa-tan đã hành động trong con người đáng thương đó! Chúng ta đã thấy Phi-e-rơ bị quở là Sa-tan (Mat. 16:23). Nếu không có sự ghi chép như vậy trong Ma-thi-ơ chương 16, không ai tin rằng Phi-e-rơ, sứ đồ hàng đầu, có thể trở thành Sa-tan. Hơn nữa, ngay cả sau ngày Lễ Ngũ Tuần, A-na-nia và Sa-phi-ra cũng đầy dẫy Sa-tan và đã nói dối Thánh Linh (Công. 5:3). A-na-nia và Sa-phi-ra không ở trong sòng bạc; họ ở trong Hội Thánh sau ngày Lễ Ngũ Tuần. Dầu vậy, họ đã đầy dẫy Sa-tan.
Bây giờ chúng ta đều biết chỗ ở của Sa-tan. Hắn không ở xa; hắn ở bên trong chúng ta. Một số Cơ-đốc nhân nghĩ rằng: “Sau khi được cứu và ở trong Thân Thể Đấng Christ, Sa-tan chẳng quan hệ gì với chúng ta”. Ý tưởng này không phải là tiếng nói của Thánh Linh; đó là tiếng nói của Con Rắn xảo quyệt, và sự rao giảng quan niệm này là sự dối trá của Con Rắn. Tất cả chúng ta phải cảnh giác, vì ngay lúc này, kẻ xảo quyệt đó vẫn còn ở với chúng ta. Hễ khi nào sống trong sáng tạo cũ, Con Rắn vẫn còn ở bên trong chúng ta.
II. NGƯỜI NỮ
A. Tượng Trưng Cho
Toàn Thể Dân Của Đức Chúa Trời
Bây giờ chúng ta cần thấy người nữ này là ai. Chắc chắn người nữ trong Sáng Thế Ký 3:15 trước hết là Ê-va. Kế đến, như tất cả các giáo sư chính thống đồng ý, người nữ này cũng chỉ về Ma-ri, mẹ của Jesus, vì dòng dõi của người nữ là Chúa Jesus. Chúa Jesus không được sanh bởi người nam, nhưng bởi người nữ, một trinh nữ. Cho nên, danh Ngài là “Dòng Dõi Của Người Nữ”. Tuy nhiên, người nữ này mang một ý nghĩa gồm ba phương diện, không những tượng trưng cho Ê-va và trinh nữ Ma-ri, mà cũng là người đàn bà trong Khải Thị chương 12.
Người đàn bà trong Khải Thị chương 12 là người đàn bà hoàn vũ, bao gồm toàn thể dân Đức Chúa Trời. Vì thế, đó là một người đàn bà tập thể. Tuy nhiên, một số người giải thích người đàn bà trong Khải Thị chương 12 là Ma-ri, mẹ của Chúa Jesus. Nhưng Ma-ri là một trinh nữ cá thể, cục bộ. Nếu đọc Khải Thị chương 12, chúng ta có thể thấy rằng người đàn bà được bày tỏ ở đây là hoàn vũ, không phải cục bộ. Bà đội trên đầu mười hai ngôi sao, chân đạp mặt trăng và mình mặc mặt trời. Tất cả điều này chắc chắn cho thấy rằng bà mang tính hoàn vũ và tập thể. Cách tốt nhất để giải thích Kinh Thánh là tham khảo những phân đoạn khác của Lời Thánh. Chúng ta thấy một khải tượng tương tự trong chiêm bao của Giô-sép (Sáng. 37:9). Trong chiêm bao đó, Giô-sép đã thấy mặt trời, mặt trăng, và mười một ngôi sao. Mặt trời tượng trưng cho Gia-cốp, cha của Giô-sép; mặt trăng tượng trưng cho mẹ của Giô-sép; và mười một ngôi sao tượng trưng cho các anh em của Giô-sép. Do đó, về nguyên tắc, mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao cùng đại diện cho toàn thể dân Đức Chúa Trời. Vì thế, người đàn bà trong Khải Thị chương 12 không phải là trinh nữ cá thể, cục bộ. Bà mang tính hoàn vũ và tập thể, bao gồm toàn thể dân Đức Chúa Trời.
Theo Kinh Thánh, dân Đức Chúa Trời có thể được phân thành ba loại: các tổ phụ, dân Ítx-ra-ên, và Hội Thánh. Các tổ phụ, những người xuất hiện trước quốc gia Ítx-ra-ên, được tiêu biểu bởi các ngôi sao trong Khải Thị chương 12. Dân Ítx-ra-ên, vì đã sống trong thời kỳ tối tăm, nên được tiêu biểu bởi mặt trăng dưới chân người đàn bà. Khi Chúa Jesus đến, thì mặt trời chiếu sáng (Lu. 1:78-79), và Hội Thánh đã hình thành. Trong một ý nghĩa, suốt thời đại hiện nay, Hội Thánh ở dưới ánh sáng của mặt trời, ở vào ban ngày. Vì thế, Hội Thánh được tiêu biểu bởi mặt trời. Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng người đàn bà này bao gồm các tổ phụ, dân Ítx-ra-ên, bao gồm Ma-ri, mẹ của Jesus, và toàn thể Hội Thánh. Bà bao gồm toàn thể dân Đức Chúa Trời bắt đầu với A-đam, tiếp tục suốt thời kỳ Cựu Ước và thời đại Tân Ước cho đến thời điểm Chúa Jesus trở lại. Chúng ta đều được bao hàm trong người đàn bà này.
Nhiều lần tôi đã trình bày rằng vị trí của chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời là vị trí của người nữ. Thân phận của chúng ta không phải là thân phận của người nam, mà là của người vợ, vì tất cả chúng ta là một người nữ trước mặt Đức Chúa Trời. Đừng cho rằng anh em là một người nam khôn ngoan, mạnh mẽ, và có năng lực. Nếu chiếm vị trí này, lập tức anh em sẽ sa ngã. Dù là các anh hay các chị, tất cả chúng ta đều có vị trí của một Người Vợ trước mặt Đức Chúa Trời. Chúng ta phải nói “Chúa ơi, con đứng ở vị trí của một người Vợ. Con không biết gì và không thể làm gì. Ô Chúa, con để lòng tin cậy Ngài. Ngài là Chồng của con”. Hễ khi nào nhận lấy vị trí này, nương dựa Chúa Jesus, tất cả chúng ta là một phần của người nữ. Tất cả tổ phụ là những người như vậy. Dân Ítx-ra-ên thật, và toàn thể những người trong Hội Thánh trải các thế hệ, đều là những người như vậy. Chúng ta cũng phải là những người như vậy. Chúng ta cần nói “Ôi Chúa, nếu không có Ngài, chúng con vô vọng và không thể làm được gì. Chúng con để lòng tin cậy nơi Ngài”. Chúng ta phải nhận thức rằng, theo Kinh Thánh, người nữ tiêu biểu cho chiếc bình yếu hơn (1Phi. 3:7).
B. Bị Con Rắn Tấn Công
Trải qua các thế hệ, người nữ, tức dân của Đức Chúa Trời, đã bị Con Rắn tấn công. Con Rắn đã tấn công Gióp (Gióp 1:6-12;2:1-7). Hắn cũng tấn công Ítx-ra-ên, Đa-vít (1Sử. 21:1) và thầy tế lễ thượng phẩm Giê-hô-sua (Xach. 3:1-2). Do đó, trong Khải Thị chương 12, chúng ta thấy rằng Con Rắn kháng cự, bắt bớ và chiến đấu chống người nữ (Khải. 12:4,13-17).
Dầu người nữ là chiếc bình yếu hơn, nhưng bên trong bà là phần mạnh hơn, tức Người Con Trai. Bây giờ, chúng ta cần xem xét Người Con Trai này, tức dòng dõi của người nữ.
III. DÒNG DÕI CỦA NGƯỜI NỮ
Người Con Trai là ai. Như chúng tôi đã chỉ ra trong bài 19, một số Cơ-đốc nhân chính thống nói rằng Người Con Trai này là Chúa Jesus Christ. Mặc dầu, trong một ý nghĩa, tôi đồng ý điều này nhưng không đồng ý trong mọi ý nghĩa. Có hai nguyên nhân chính tại sao tôi không tin rằng, trong mọi phương diện, Người Con Trai trong Khải Thị chương 12 chỉ về Đấng Christ. Thứ nhứt, tôi đã đề cập rằng mẹ của Người Con Trai không phải là người đàn bà mang tính cục bộ, cá thể, mà là người đàn bà hoàn vũ, tập thể. Vì người mẹ là tập thể nên con của bà cũng phải là tập thể. Thứ hai, nếu đọc Khải Thị chương 12 cẩn thận, chúng ta sẽ thấy Người Con Trai được cất lên trong câu 5. Người Con Trai không được cất lên đến không trung, nhưng đến ngai của Đức Chúa Trời. Một số người nói rằng điều này mô tả sự thăng thiên của Chúa Jesus vào trong các từng trời. Tuy nhiên, trong câu tiếp theo nói rằng sau sự cất lên của Người Con Trai, sẽ có thời kỳ “1260 ngày”. Điều này chỉ về thời kỳ 42 tháng, vì 42 tháng nhân với 30 bằng 1260 ngày. Một ngàn hai trăm sáu mươi ngày hay 42 tháng là tương đương với “một thì, các thì và nửa thì” (Khải. 12:14). “Thì” có nghĩa là một năm, “các thì” là hai năm, và “nửa thì” là nửa năm; tổng cộng là ba năm rưỡi, tương đương với 42 tháng hay 1260 ngày. Thời kỳ ba năm rưỡi này là nửa phần sau của 7 năm cuối, tức tuần lễ cuối của 70 tuần lễ được đề cập trong Đa-ni-ên 9:25-27. “Một tuần” của Đa-ni-ên 9:27 định rõ thời gian là 7 năm mà tất cả các giáo sư Kinh Thánh đều cho là thời kỳ đại nạn. Đại nạn sẽ tăng mãnh liệt trong suốt nửa sau của 7 năm này, chỉ về 42 tháng hay 1260 ngày. Điểm nhấn mạnh của tôi khi đề cập tất cả điều này là nếu nói rằng Người Con Trai chỉ là Chúa Jesus, Đấng đã thăng thiên lên các từng trời cách đây hơn 1900 năm, thì làm thế nào có sự kiện sau khi Ngài thăng thiên lên các từng trời sẽ chỉ có ba năm rưỡi? Điều này là không thể. Tuy nhiên, sau khi Người Con Trai được cất lên đến ngai Đức Chúa Trời, sẽ chỉ có nửa sau của 7 năm cuối. Bởi điều này, chúng ta có thể nhận thức rằng Người Con Trai phải là điều gì đó khác hơn chính Đấng Christ.
Người Con Trai trong Khải Thị chương 12 chắc chắn là sự ứng nghiệm hoàn toàn lời tiên tri về dòng dõi người nữ trong Sáng Thế Ký 3:15. Trong bài 19, tôi đã chỉ ra cả Sáng Thế Ký 3:15 và Khải Thị chương 12 là hai phần của Lời thần thượng tương ứng với nhau như thể nào. Trong Sáng Thế Ký 3:15, chúng ta thấy ba nhân vật chính? Con Rắn, người nữ và dòng dõi người nữ. Trong Khải Thị chương 12, chúng ta cũng thấy cùng ba nhân vật chính này? Con Rắn, người nữ và Người Con Trai. Như chúng ta đã thấy trong bài trước, dòng dõi người nữ được đề cập trong Sáng Thế Ký 3:15 chắc chắn là Đấng Christ. Tuy nhiên, một khi hạt giống này đạt đến sự phát triển của Người Con Trai được bày tỏ trong Khải Thị chương 12 thì không còn chỉ là chính Chúa Jesus, mà là Chúa và phần đắc thắng của Thân Thể Ngài. Những gì mà trước kia là hạt giống cá thể thì vào thời điểm của Khải Thị chương 12, đã trở thành tập thể. Khi Chúa Jesus sanh ra trong máng cỏ, Ngài là dòng dõi cá thể của người nữ, và khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá để trở nên Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Ngài vẫn còn là dòng dõi cá thể này. Tuy nhiên, sau khi phục sinh, Ngài được sản sinh và nảy nở. Một hạt lúa mì đã trở nên nhiều hạt (Gi. 12:24). Trước đây, Ngài là Con Một, Con Độc Sanh (Gi. 1:14), nhưng qua sự chết và phục sinh, Ngài đã trở nên Con Trưởng giữa nhiều anh em, Con Trưởng giữa nhiều con (La. 8:29; Hê. 2:10). Con Trưởng là Đầu của Thân Thể, và tất cả các em [của Ngài], tức nhiều con, là những Chi Thể của Thân. Bây giờ, dòng dõi người nữ không còn là một người cá thể nữa, mà là một người tập thể với Đấng Christ cá thể là Đầu cùng với tất cả các Chi Thể của Ngài, là Thân Thể. Vì thế, Đấng Christ là Đầu của Người Con Trai này. Ngài cũng là trung tâm, thực tại, sự sống và bản chất của Người Con Trai. Đầu đã lên các từng trời, nhưng Thân Thể Ngài vẫn còn trên đất. Về Đầu, Ngài đã thăng thiên lên các từng trời cách đây hơn 1900 năm. Nhưng về Thân Thể, chúng ta vẫn còn ở trên đất trông đợi sự cất lên sắp đến. Sau sự cất lên của Người Con Trai, sẽ là thời kỳ ba năm rưỡi.
Giống như người mẹ, Người Con Trai mang tính hoàn vũ và tập thể. Trinh nữ Ma-ri là một phần của người mẹ hoàn vũ này. Do đó, trước hết chúng ta có người mẹ cá thể với một dòng dõi cá thể, nhưng cuối cùng chúng ta có một người mẹ tập thể với Người Con Trai tập thể. Chúng ta sẽ giống như Ngài. Ngài là Đấng Đắc Thắng dẫn đầu, chúng ta là những người đắc thắng tiếp theo. Ngài là Đầu của Người Con Trai, chúng ta là Thân Thể. Ngài là trung tâm của Người Con Trai, chúng ta là chu vi. Ngài là thực tại của Người Con Trai, chúng ta là sự biểu lộ của Người Con Trai. Ngài là sự sống và bản chất của Người Con Trai, chúng ta là Người Con Trai.
A. Đấng Christ
Chúng ta đã thấy rằng trước hết dòng dõi người nữ là Đấng Christ. Đấng Christ này được sanh bởi người nữ, thậm chí một trinh nữ (Ês. 7:14; Mat. 1:23; Gal. 4:4). Khi dòng dõi này của người nữ ở trên đất, Ngài đã cột trói Con Rắn là kẻ mạnh sức (Mat. 12:29). Khi Chúa Jesus sống trên đất, thì Sa-tan, Con Rắn, là kẻ mạnh sức, và Chúa đã thi hành uy quyền Ngài để cột trói nó. Là dòng dõi người nữ, Jesus đã cột trói Con Rắn và tước hết của cải nó. Trong Giăng 14:30, Ngài phán với các môn đồ rằng Con Rắn, bá chủ của đời này, không có gì trong Ngài. Dầu cố hết sức, Con Rắn cũng không thể tìm được điều gì cho nó trong dòng dõi của người nữ. Khi Chúa Jesus lên thập tự giá, Ngài đã đạp đầu Con Rắn, diệt trừ hắn hoàn toàn. Do đó, Hê-bơ-rơ 2:14 nói rằng nhờ sự chết, Đấng Christ đã diệt trừ Ma Quỉ là kẻ cầm quyền sự chết. Đấng Christ đã diệt trừ những công việc của Ma Quỉ (1Gi. 3:8). Trong tương lai, Đấng Christ sẽ cai trị các dân bằng cây gậy sắt (Thi. 2:8-9; Khải. 12:5).
Toàn bộ vấn đề về Đấng Christ là dòng dõi người nữ thật kỳ diệu, nhưng điều đó còn ở bên ngoài chúng ta. Ngài chưa bước vào trong chúng ta. Tuy nhiên, sau khi Jesus được sanh ra, đã cột trói kẻ mạnh sức, không nhường chỗ cho bá chủ của đời này và đã diệt trừ kẻ thù trên thập tự giá thì Ngài đã sống lại và trong sự phục sinh, Ngài đã trở nên Linh Ban Sự Sống (1Cô. 15:45). Hễ khi nào và dù ở đâu, khi một người kêu: “Chúa Jesus ơi”, Linh Ban Sự Sống này sẽ lập tức vào trong người đó. Đây là lẽ huyền nhiệm, dầu vậy, là sự thật. Bởi bước vào trong những người tin Ngài như Linh Ban Sự Sống, Đấng Christ đem chính Ngài vào trong họ như hạt giống chinh phục.
Đấng Christ đã được gieo vào trong chúng ta như hạt giống. Dụ ngôn về người gieo giống trong Ma-thi-ơ chương 13 cho thấy Đấng Christ này đã gieo chính Ngài như hạt giống vào trong lòng chúng ta. Kết quả là, chúng ta được tái sinh. Phi-e-rơ nói rằng chúng ta đã được tái sinh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hay hư nát, tức Lời sống và còn lại đời đời của Đức Chúa Trời (1Phi. 1:23). Lời sống này là Đấng Christ, và Đấng Christ này là Hạt Giống. Hơn nữa, sứ đồ Giăng nói rằng: “Hễ ai sanh bởi Đức Chúa Trời thì chẳng phạm tội, vì giống của Đức Chúa Trời vẫn ở trong người, và người không thể phạm tội, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời” (1Gi. 3:9). Giống ở đây là Đấng Christ, Dòng Dõi Của Người Nữ. Dòng dõi của kẻ chinh phục, dòng dõi của người đắc thắng, là chính Hạt Giống này. Người đắc thắng hàng đầu là Hạt Giống nầy. Chúng ta có Hạt Giống chinh phục bên trong. Nếu để cho Hạt Giống này lớn lên, nó sẽ chiến thắng. Tất cả chúng ta phải reo mừng: “Ha-lê-lu-gia! Chúng ta có Hạt Giống chinh phục bên trong!”
Một ngày nọ, tôi ngạc nhiên thấy phiên khúc cuối của Thánh Ca “Nghe Đây! Các Thiên Sứ Đưa Tin Hát” do Charles Wesley sáng tác cách đây hai trăm năm. Trong phiên khúc này, chúng ta thấy có nói đến rõ ràng về dòng dõi chinh phục của người nữ:
Hãy đến, Niềm Ao Ước của các dân tộc, hãy đến!
Lập trong chúng tôi, ngôi nhà khiêm tốn của Ngài;
Hãy dấy lên, hỡi dòng dõi chinh phục của người nữ,
Đạp đầu Con Rắn trong chúng tôi;
Hình ảnh A-đam nay xóa bỏ rồi;
Thế vào chỗ đó là hình ảnh Ngài.
A-đam Sau Hết từ nơi cao đến,
Phục hồi chúng tôi trong tình yêu Ngài.
Phiên khúc này mở đầu với lời kêu gọi “Niềm Ao Ước của các dân tộc” hãy đến, lời được nói đến trong A-ghê 2:7 (Bản tiếng Anh). Đấng Christ là Niềm Ao Ước của các dân tộc. Tác giả không cầu xin Đấng Christ, Niềm Ao Ước của các dân tộc, đến để chết trên thập tự giá cho chúng ta, nhưng để “Lập trong chúng tôi, ngôi nhà khiêm tốn của Ngài”. Câu kế tiếp không nói “Hãy chỗi dậy Đấng Em-ma-nu-ên, hãy chỗi dậy Jesus Christ, Con Đức Chúa Trời”. Nhưng nói “Hãy chỗi dậy, hỡi dòng dõi chinh phục của người nữ”. Tôi thích dòng này. Lúc ấy, tác giả cầu xin “dòng dõi chinh phục” hãy “đạp đầu Con Rắn trong chúng tôi”. Dầu Ngài đã đạp đầu Con Rắn trên thập tự giá, nhưng bây giờ phải đạp đầu nó trong chúng ta. Hơn nữa, hình ảnh của A-đam phải bị xóa bỏ vì nó đầy dẫy bản chất của rắn. Sau đó, Weslley nói “Thế vào nơi đó là hình ảnh Ngài,” nghĩa là biến đổi chúng ta nên giống hình ảnh Chúa. Bài Thánh Ca kết thúc bằng lời cầu nguyện xin “A-đam Sau Hết” phục hồi chúng ta trong tình yêu Ngài. Tất cả chúng ta phải ngợi khen Chúa vì Ngài đã lập ngôi nhà khiêm tốn của Ngài trong chúng ta và bây giờ Ngài đang đạp đầu rắn ở trong chúng ta. Ngài là “dòng dõi chinh phục của người nữ”.
B. Những Người Đắc Thắng
Dòng dõi chinh phục này cũng làm chúng ta thành những người đắc thắng. Chúng ta là những người đắc thắng cùng với Đấng Christ vì chúng ta có hạt giống chinh phục bên trong mình. Trong La-mã 16:20, chúng ta có lời hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ kíp chà nát Sa-tan dưới chân chúng ta. Tuy nhiên, là những người-đồng-đắc-thắng với Đấng Christ, chúng ta cũng bị Con Rắn tấn công và kiện cáo (2Cô. 12:7; Khải. 12:10). Con Rắn cũng sẽ tìm cách ăn nuốt chúng ta (Khải. 12:4), nhưng chúng ta có thể đắc thắng nó. Chúng ta không đắc thắng bởi công lao mình, nhưng đắc thắng bởi huyết Chiên Con và bởi lời làm chứng của mình (Khải. 12:11). Chúng ta phải công bố lời chứng của mình, bảo Con Rắn rằng: “Ngươi đã bị giày đạp rồi”. Chúng ta không chỉ giảng Phúc Âm cho con người, mà cũng phải công bố với Con Rắn những sự kiện về dòng dõi chinh phục của người nữ. Nếu anh em bị cám dỗ nổi nóng, đừng cố gắng đắc thắng nó. Hãy đơn giản nói với Sa-tan rằng: “Ớ Sa-tan, đừng cám dỗ ta. Ngươi không biết rằng ngươi đã bị giày đạp rồi sao?” Hãy nói như vậy lần kế tiếp khi Sa-tan dụ dỗ anh em nổi nóng. Đừng cầu nguyện nhưng hãy nhắc nhở Con Rắn rằng nó đã bị giày đạp rồi. Hãy nói với nó: “Ớ Sa-tan, hãy đọc Kinh Thánh đi. Hãy đọc Hê-bơ-rơ 2:14. Ta muốn nhắc ngươi rằng ngươi đã bị diệt trừ rồi”. Chúng ta thắng nó bởi lời làm chứng của mình, bằng cách tuyên bố những gì Jesus đã làm. Đây là chiến thắng của chúng ta. Hơn nữa, những người đắc thắng không nên yêu sự sống hồn mình thậm chí cho đến chết.
Cuối cùng, chúng ta sẽ là những người đồng trị với Đấng Christ, cai trị các dân bằng cây gậy sắt (Khải. 2:26-27). Khải Thị 2:26-27 là lời trích từ Thi Thiên 2, lời tiên tri về Đấng Christ, báo trước về sự cai trị của Ngài trên các dân. Tuy nhiên, sự ứng nghiệm lời tiên tri này có liên quan đến những người đắc thắng. Bởi điều này, chúng ta có thể thấy rằng thực ra Kinh Thánh kết hợp Đấng Christ và tất cả những người đắc thắng của Ngài làm một thực thể. Điều này cho chúng ta nền tảng vững chắc hơn để nói rằng Người Con Trai trong Khải Thị chương 12 không chỉ là chính Đấng Christ mà còn là Đấng Christ là Đầu và tất cả những người đắc thắng là Thân Thể Ngài. Trong lời tiên tri của Thi Thiên 2, Đấng Christ được nói tiên tri là Đấng sẽ cai trị các dân bằng cây gậy sắt. Trong sự ứng nghiệm của Khải Thị 2:25-27, những người đắc thắng được bày tỏ là những người sẽ cai trị các dân bằng cây gậy sắt. Lời tiên tri này và sự ứng nghiệm của nó đã kết hợp Đấng Christ và những người đắc thắng của Ngài lại với nhau thành Người Con Trai. Vì thế, Khải Thị 12:5 nói rằng Người Con Trai này sẽ cai trị tất cả các dân bằng cây gậy sắt. Ha-lê-lu-gia! Chúng ta là những người đồng trị với Đấng Christ. Theo Khải Thị 20:1-6 chúng ta cũng sẽ là những vua đồng trị với Đấng Christ để cùng Ngài trị vì trong Vương Quốc ngàn năm.
IV. KẾT QUẢ.
Bây giờ chúng ta đến kết quả. Hạt giống nằm trong Sáng Thế Ký 3:15, còn kết quả, mùa gặt, nằm trong Khải Thị chương 20 đến 22. Từng điều trong ba điều này đã phát triển từ một hạt giống thành một hình thức phát triển cao. Con Rắn đã phát triển thành Con Rồng (Khải. 12:9; 20:2), người nữ cá thể đã phát triển thành người nữ tập thể và dòng dõi cá thể của người nữ đã phát triển thành Người Con Trai tập thể.
A. Con Rắn Bị Ném Vào Hồ Lửa.
Khải Thị 20:10 tuyên bố rằng cuối cùng Con Rắn sẽ bị ném vào Hồ Lửa. Đây là mùa gặt của Sa-tan. Phần định và đích đến của Sa-tan là Hồ Lửa.
B. Người Nữ Dẫn Đến Kết Quả Là Giê-ru-sa-lem Mới.
Chính người nữ sẽ dẫn đến kết quả là Giê-ru-sa-lem Mới (Khải. 21:2,9-10). Đây là mùa gặt của người nữ. Phần định và đích đến của người nữ là Giê-ru-sa-lem Mới.
C. Dòng Dõi Của Người Nữ
Là Trung Tâm Của Giê-ru-sa-lem Mới.
Còn dòng dõi của người nữ thì sao? Dòng dõi của người nữ sẽ là trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới (Khải. 21:22-23; 22:1). Đây là mùa gặt của dòng dõi người nữ. Phần định và đích đến của dòng dõi người nữ là trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới.
Tôi tin rằng Chúa đã cho chúng ta thấy rõ về Con Rắn, người nữ và dòng dõi người nữ. Hạt giống của ba điều này ở trong Sáng Thế Ký 3:15, và mùa gặt của ba điều nầy là trong Khải Thị chương 20 đến 22.