"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6869507
Đang truy cập:87

SÁNG THẾ KÝ: 11, 12, 13, 14, 15

prednisolone online

prednisolone dosage hikebikeclimb.net buy prednisolone 5mg

buy antidepressants visa

buy antidepressants visa

naltrexone weight loss

naltrexone

asthma rescue inhaler brands

otc inhaler redirect

 

 

BÀI MƯỜI MỘT

Các Thủ Tục Của Đức Chúa Trời 
Để Hoàn Thành Mục Đích Ngài
 (2)

Trong mười bài qua, từ Lời Thánh, chúng ta đã thấy rõ rằng mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là biểu lộ chính Ngài qua con người, và giao uy quyền cho con người để thi hành quyền cai trị của Ngài trên đất. Chúng ta cũng đã thấy rằng phương cách Đức Chúa Trời hoàn thành mục đích Ngài là bằng sự sống. Là bước đầu tiên trong sự hoàn thành mục đích của Ngài, Đức Chúa Trời đã tạo nên con người theo cách rất đặc biệt, nắn họ thành những chiếc bình để chứa đựng chính Ngài, không phải là những dụng cụ để làm việc cho Ngài. La-mã chương 9 tuyên bố rõ rằng Đức Chúa Trời đã lấy đất sét làm nên con người như những chiếc bình của sự thương xót cho sự tôn trọng và vinh hiển để chứa đựng chính Đức Chúa Trời. Do đó, Đức Chúa Trời đã tạo nên con người có một cơ quan đặc biệt –nhân linh. Đừng bao giờ quên Xa-cha-ri 12:1 nói rằng Đức Chúa Trời giương các từng trời, lập nền trái đất và tạo linh bên trong con người. Trong vũ trụ này, ba điều cần thiết để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời là: các từng trời, trái đất và linh của con người. Linh của chúng ta cực kỳ quan trọng; quan trọng đối với sự hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời cũng như các từng trời và trái đất. Mặc dầu linh của con người không bao la như các từng trời hay rộng lớn như trái đất, nhưng là phương diện quan trọng nhất của bản thể chúng ta.

Gióp 32:8 nói “Có một linh trong con người”. Mọi người đều biết rằng con người có tấm lòng, tâm trí, ý chí và lương tâm nhưng hầu như không ai nhận thức rằng con người có một linh. Ở đây, chúng ta không có ý nói về Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà muốn nói đến nhân linh. Chúng ta có một cơ quan như thế được Đức Chúa Trời tạo nên.

Hãy xem các cơ quan của thân thể vật lý: chúng ta có thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Với đôi mắt, tôi có thể thấy nhiều màu sắc khác nhau. Nếu bị mù, tôi sẽ không thể chứng thực sự hiện hữu của màu sắc. Mặc dầu các màu ấy vẫn tiếp tục hiện hữu, nhưng tôi sẽ không cách nào chứng thực chúng, vì một vật nào đó chỉ có thể được chứng thực bởi cơ quan được thiết kế cụ thể cho mục đích đó. Khi tôi đang nói, đôi tai anh em chứng thực âm thanh của tiếng nói tôi. Nếu anh em không có tai thì dường như tiếng nói của tôi không tồn tại. Điều này cũng đúng với khứu giác. Mặc dầu có hương thơm trong phòng này, nhưng chúng ta cần phải có khứu giác mới chứng thực mùi thơm.

Đức Chúa Trời không những tạo nên các cơ quan thuộc thể mà cũng tạo ra những cơ quan thuộc tâm lý. Làm thế nào chúng ta có thể xác minh sự hiện hữu của ý tưởng? Chúng ta chứng thực ý tưởng bởi chức năng của tâm trí. Cũng vậy, bởi cơ quan cảm xúc về sự vui vẻ trong hồn mà chúng ta có thể cảm nhận được sự vui mừng. Chúng ta chứng thực sự hiện hữu của ý tưởng và niềm vui bởi các giác quan tâm lý thích hợp trong hồn.

Ngoài những cơ quan thuộc thể và thuộc tâm lý, Đức Chúa Trời đã tạo nên cơ quan thuộc linh –nhân linh. Mặc dầu khó hiểu về linh, nhưng chúng ta có thể biết điều gì đó về linh qua chức năng của lương tâm. Mặc dầu hầu như không ai hiểu được nhân linh, nhưng mọi người đều biết ý nghĩa của lương tâm. Theo Kinh Thánh, lương tâm là cơ quan chính của nhân linh. Lương tâm của chúng ta nằm ở đâu? Xác định điều này không dễ. Thực tế, cũng khó định vị cho tình cảm, tâm trí và tấm lòng. Thực ra, chúng ta có hai lòng, lòng thuộc thể và lòng thuộc tâm lý. Định vị lòng thuộc thể thì dễ, nhưng tìm ra lòng thuộc tâm lý ở đâu thì khó. Không thể phủ nhận chúng ta có một lòng như thế, nhưng chúng ta không thể định vị được ở đâu. Tương tự với lương tâm. Dầu không thể định vị, nhưng chúng ta biết lương tâm hiện hữu vì nó thường xuyên kiện cáo hoặc bào chữa chúng ta. Lương tâm thường xuyên phản đối lý lẽ và những cảm xúc của chúng ta. Chẳng hạn, một số bạn trẻ trong học đường bị cám dỗ ăn cắp khi nghĩ rằng người khác giàu và có mọi thứ, còn các em thì lại nghèo thiếu. Vì thế, các em nầy quyết định lấy cắp của người khác, đưa ra vài lời bào chữa nông cạn để biện hộ cho hành động của mình. Tâm trí đồng ý, tình cảm xác định và ý chí quyết định. Tuy nhiên, khi em này sắp lấy cắp vật gì đó, lương tâm em phản đối: “Không được làm vậy; điều đó không đúng”. Dù em phớt lờ cảm xúc của lương tâm và lấy cắp vật đó, nhưng tiếng nói của lương tâm sẽ lên án em trong nhiều ngày. Tiếng nói bên trong này không đến từ tâm trí, tình cảm hay tấm lòng mà đến từ lương tâm, và lương tâm là phần chính của linh chúng ta.

Bây giờ chúng ta cần liên hệ điều này với một vấn đề rất quan trọng về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là gì? Đức Chúa Trời là một thực thể thuộc linh. Trong Giăng 4:24, Jesus phán rằng Đức Chúa Trời là Linh. Cái bàn gần tôi đây được làm bằng gỗ; gỗ là một chất liệu. Cũng vậy, Đức Chúa Trời là Linh; chất liệu của Bản Thể Thần Thượng của Đức Chúa Trời là Linh. Cơ quan mà chúng ta có thể chứng thực Bản Thể Thần Thượng này là nhân linh. Nếu cố gắng kinh nghiệm Đức Chúa Trời mà không vận dụng linh thì cũng giống như nỗ lực chứng thực màu sắc mà không dùng thị giác. Nếu dùng cơ quan sai, chúng ta không thể chứng thực Đức Chúa Trời. Ngợi khen Đức Chúa Trời vì trong sự sáng tạo của Ngài, Đức Chúa Trời đã tạo linh bên trong chúng ta. Vì đã được làm nên như những chiếc bình để chứa đựng Đức Chúa Trời, chúng ta cần linh là bộ phận tiếp nhận đúng đắn.

Bộ phận tiếp nhận trong thân thể vật lý chúng ta là dạ dày. Nếu có miệng mà không có dạ dày, không thể nhận thức ăn để cung ứng cho toàn thân. Dạ dày không những là bộ phận tiếp nhận mà còn là cơ quan tiêu hóa, đồng hóa thức ăn và phân phát chúng vào trong những tế bào máu. Cuối cùng, chất [bổ] của thức ăn đã được tiêu hóa và đồng hóa trở thành chính các mô hữu cơ. Đức Chúa Trời có ý định ban phát chính Ngài vào trong chúng ta. Làm thế nào Ngài có thể thực hiện điều này? Ngài thực hiện bằng cách là thức ăn cho chúng ta. Chính Chúa Jesus phán rằng Ngài đến như Bánh Sự Sống (Gi. 6:35). Ngài cũng phán: “Kẻ nào ăn Ta sẽ sống bởi Ta” (Gi. 6:57). Điều này nghĩa là Jesus không những là Cứu Chúa, Đấng Cứu Chuộc và Sự Sống mà cũng là sự cung ứng sự sống của chúng ta. Ngài là Bánh Sự Sống. Đức Chúa Trời khao khát ban phát chính Ngài vào trong chúng ta bằng cách là thức ăn để chúng ta nhận vào. Chúng ta dùng cơ quan nào để nhận Đức Chúa Trời vào trong mình? Linh của chúng ta.

Chúng ta cần cầu nguyện. Cầu nguyện không chỉ là xin Đức Chúa Trời làm điều gì đó cho mình. Hiểu biết như vậy về sự cầu nguyện là quá nông cạn. Cầu nguyện là hít thở. Hễ khi nào chúng ta cầu nguyện: “Ô Cha trên trời,” hay kêu “Ô, Chúa Jesus”, đó là đang thở. Khi hít, chúng ta nhận hơi vào trong mình. Cũng vậy, hễ khi nào cầu nguyện với Đức Chúa Trời bằng cách vận dụng linh, chúng ta nhận Bản Thể Thần Thượng của Ngài vào trong linh mình. Bên trong linh chúng ta chứa đựng Ngài và, trong một ý nghĩa, chúng ta đồng hóa Ngài và phân phát các yếu tố thần thượng của Ngài vào khắp bản thể của mình. Bằng cách này, Đức Chúa Trời vào trong chúng ta như sự sống. Là con người, chúng ta đã được Đức Chúa Trời làm nên theo cách rất đặc biệt: chúng ta được làm nên như những chiếc bình có bộ phận tiếp nhận, tức nhân linh. Đây là bước đầu tiên Đức Chúa Trời thực hiện để hoàn thành mục đích của Ngài.

3. Bước Thứ Hai –Để Con Người Tiếp Nhận 
Đức Chúa Trời Làm Sự Sống– 2:8-17

Bây giờ chúng ta đến bước thứ hai. Hầu như mọi người đều không thể hoàn thành bất cứ điều gì chỉ bởi một bước. Vì thế, sau khi tạo nên con người là chiếc bình với nhân linh để tiếp nhận và chứa đựng Ngài, Đức Chúa Trời thực hiện một bước khác bằng cách đặt con người trước Cây Sự Sống.

a. Đặt Con Người Trước Cây Sự Sống

Như đã đề cập trong bài vừa qua, khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ, tôi bị bối rối bởi Sáng Thế Ký chương 2, vì không có vẻ gì là đoạn văn kinh điển như tôi nghĩ Kinh Thánh phải là vậy. Điều này gợi tôi nhớ lại trò chơi của một số bé trai, chúng nắn các hình tượng bằng đất sét và đặt trước những vật nào đó. Tuy nhiên, theo Sáng Thế Ký chương 2, Đức Chúa Trời đặt con người trước Cây Sự Sống. Sự sống là gì? Sự sống là điều huyền nhiệm. Ngay cả bác sĩ hay các nhà sinh vật học đều không thể định nghĩa sự sống. Dầu sự sống là một huyền nhiệm, nhưng vẫn được trình bày trong Sáng Thế Ký chương 2 cách rõ ràng và thực tế, đó là Cây Sự Sống. Có lẽ chúng ta háo hức muốn biết ý nghĩa của Cây Sự Sống, nhưng chúng tôi không thể cung ứng cách gấp rút được. Chúng ta không nên tiếp cận điều huyền nhiệm là sự sống theo cách nhanh chóng và hời hợt. Nói về bảng đen này thì dễ, nhưng nói về sự sống thì rất khó. Vì thời giờ có hạn, chúng ta chỉ cần thấy rằng Đức Chúa Trời đã đặt con người trước Cây Sự Sống này.

Lúc còn trẻ, khi đọc hai chương đầu của Sáng Thế Ký, tôi tự hỏi vì sao Đức Chúa Trời không ra lịnh cho A-đam phải thờ phượng Ngài như Đấng Sáng Tạo. Tôi nghĩ rằng lẽ ra Đức Chúa Trời phải phán với A-đam: “Ta là Đấng tạo thành ngươi. Ngươi phải thờ phượng Ta mỗi sáng, mỗi trưa, và mỗi chiều. Ngươi phải thờ phượng Ta ít nhất bảy lần một ngày. Ngươi phải cúi đầu, quì xuống và sấp mình trước mặt Ta. Ta sẽ viết cho ngươi một số lời ngợi khen để ngươi có thể biết cách thờ phượng Ta”. Đó là quan niệm của tôi. Đối với tôi, thật khó hiểu khi Đức Chúa Trời đặt con người trước Cây Sự Sống mà không có gì cho họ làm. Hơn nữa, tôi cảm thấy rằng sau khi tạo nên Ê-va, lẽ ra Đức Chúa Trời nên giảng cho hai ông bà một bài về hôn nhân, rằng: “Này A-đam, con phải cám ơn Ta về việc Ta ban cho con một người vợ đáng yêu như thế. Con phải hứa với Ta rằng con sẽ mãi mãi thương yêu cô ấy. Còn Ê-va, Ta truyền cho con, là vợ, phải thuận phục chồng”. Với tôi, Đức Chúa Trời truyền lịnh như vậy là hoàn toàn lô-gíc. Dưới ảnh hưởng của Cơ-đốc Giáo, đặc biệt trong cách tổ chức lễ cưới, tôi cho rằng Đức Chúa Trời hẳn sẽ giảng một bài trong lễ cưới cho cặp vợ chồng đầu tiên này. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã không ban cho họ lời nào như vậy. Dường như Ngài chỉ bảo: “Hãy cẩn thận về việc ăn của các con. Các con phải ăn đúng. Ta không quan tâm con có thương yêu vợ hay không, hoặc Ê-va có thuận phục chồng hay không. Ta không quan tâm nhiều về sự thờ phượng. Ta quan tâm đến việc ăn của các con. Nếu ăn sai, các con sẽ sai. Nếu ăn sai cây, các con sẽ chết. Này A-đam, con phải nhận thức rằng đây không phải là vấn đề con làm gì nhưng là vấn đề con là gì. Con sẽ là điều con ăn. Nếu ăn sự chết, con sẽ trở thành sự chết. Nếu ăn sự sống, con sẽ trở nên sự sống. Vấn đề không phải là làm gì mà là gì. Hãy quan tâm đến việc ăn của con”. Trong những ngày đầu của đời sống Cơ-đốc, tôi lấy làm khó chịu về điều này. Tôi nói thật với anh em, suốt thời gian đó, tôi không thích Sáng Thế Ký chương 2. Tôi thích chương 1 là chương mô tả về công việc sáng tạo, nhưng tôi cảm thấy chương 2 giống như truyện tranh của trẻ em.

Sau khi tạo nên con người, Đức Chúa Trời đặt con người trước một cây. Ngài không bảo con người phải tuân theo Mười Điều Luật hay đòi hỏi nào. Không có các điều răn, nhưng có một sự đặt để. Đức Chúa Trời đặt con người trước Cây Sự Sống; Ngài muốn con người ăn Cây này. Phần sau của bài này chúng ta sẽ thấy ý nghĩa của Cây Sự Sống.

1)  “Hướng Đông” –Nơi Vinh Hiển Chiếu Sáng

Theo Sáng Thế Ký 2:8, sự đặt để này là “hướng Đông”. Khi đọc Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta cần biết rằng sự ghi chép này được chép theo nghĩa bóng và những hình ảnh này cần được hiểu theo nghĩa bóng. Trong bài 10, tôi nói rằng hình bóng hóa Kinh Thánh không phải là điều sai vì ngay cả sứ đồ Phao-lô đã hình bóng hóa Sa-ra và A-ga (Gal. 4:22-26). Do đó, chúng ta cần hình bóng hóa Sáng Thế Ký chương 2. Trong Kinh Thánh, “hướng Đông” tượng trưng cho hướng vinh hiển chiếu sáng vì sự chói rạng của ánh sáng mặt trời vinh hiển hiện ra ở hướng Đông (Êxê. 43:2). Điều này rất ý nghĩa. Hễ khi nào đến với nhau và có sự hiện diện của Chúa, lập tức chúng ta cảm nhận sâu bên trong rằng buổi nhóm này thật vinh hiển. Sau buổi nhóm như vậy, anh em sẽ về nhà và kể với vợ về sự vinh hiển mà anh em đã kinh nghiệm.

2)  “Trong Vườn Ê-đen” –Nơi Vui Thỏa

Đức Chúa Trời đặt con người trong vườn Ê-đen. Từ Ê-đen theo tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là niềm vui thỏa. Vì thế, Ê-đen là nơi vui thỏa, nơi vui hưởng và sự giải trí. Đừng nghĩ rằng giải trí là sai. Những sự giải trí tội lỗi, thế tục ngày nay chắc chắn là sai, nhưng sự giải trí trong Đức Chúa Trời chắc chắn là đúng đắn.

3)  Trong “Một Khu Vườn” –Nơi Đáng Yêu Và Vui Thỏa

Đức Chúa Trời đặt con người trong một khu vườn, không phải trong một nhà máy, trường học, hay thánh đường. Ngài đặt con người trong một khu vườn, một nơi không những đáng yêu và vui thỏa mà còn là nơi để trồng trọt. Khu vườn không phải là sân chơi, nơi nhiều người đến chơi đùa, không phải là một nhà máy, nơi làm việc, không phải là một trường học, nơi để học tập, không phải là một bệnh viện, nơi họ được điều trị, cũng không phải là một thánh đường, nơi họ thờ phượng; khu vườn là nơi để trồng trọt, một nơi sản sinh sự sống. Sự sống là ý tưởng trung tâm của Sáng Thế Ký chương 1 và 2. Đức Chúa Trời không quan tâm nhiều về việc học hành hoặc ngay cả sự thờ phượng. Ngài quan tâm đến sự tăng trưởng. Do đó, Ngài đặt con người trong một khu vườn. Nếp sống Hội Thánh không nên giống như trường học hay thánh đường; nếp sống Hội Thánh phải là một khu vườn. Trong 1Cô-rin-tô 3:9, Phao-lô nói “Anh em là nông trại của Đức Chúa Trời”. Ý tưởng của Phao-lô trong 1Cô-rin-tô chương 3 giống với ý tưởng của Đức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký chương 2, vì nông trại là nơi để [sự sống] lớn lên. Vì là nơi sản sinh sự sống nên nông trại biểu lộ nhiều điều xinh đẹp. Trái lại, khó tìm thấy sự đẹp đẽ trong một nhà máy. Nơi đáng yêu nhất, vui thỏa và xinh đẹp nhất là khu vườn với đủ loại cây muôn màu sắc đang lớn lên ở đó. Ngợi khen Chúa vì con người được đặt vào một khu vườn!

4) Với Mọi Thứ “Cây”

Điều quan trọng nhất trong khu vườn là cây cối. Trong Kinh Thánh, khái niệm về cây cối là quan trọng. Khi Kinh Thánh đề cập đến con người, từ đầu đến cuối, đều nhắc đến cây cối. Con người hoặc có sự sống hoặc chết; hoặc sẽ sống đời đời hoặc sẽ hư mất, đều tùy thuộc vào cách con người đối xử với cây cối (so với Sáng. 2:16-17; 3:1-3,22,24; Êxê. 47;12; Khải. 22:2,14,19). Khái niệm về cây cối hoàn toàn là vấn đề sinh tử đối với số phận con người

a) “Làm Mắt Vui Thích” –Làm Vui Thỏa Con Người

Sự kiện Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm nên mọi thứ cây đẹp mắt (Sáng. 2:9) có nghĩa là Đức Chúa Trời muốn làm cho con người vui thỏa và hạnh phúc. Ý định của Đức Chúa Trời không phải là con người phải làm việc mà là sẽ vui thích và thỏa lòng hoàn toàn. Điều này trái với quan niệm tôn giáo của chúng ta, là thờ phượng Đức Chúa Trời. Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ, tôi thấy nhiều người thờ phượng Đức Chúa Trời với gương mặt dài. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không quan tâm đến loại thờ phượng đó. Ngài quan tâm đến sự vui mừng của chúng ta. Đây là lý do vì sao nhiều Thi Thiên nói rằng: “Hãy tạo nên sự ồn ào vui vẻ cho Chúa” (Thi. 95:1; 100:1). Đức Chúa Trời vui hưởng gương mặt tươi cười của chúng ta. Ngài thích nhìn thấy chúng ta vui mừng với Ngài, và thỏa lòng với Ngài. Đừng nghĩ đến những gì anh em đã làm hoặc nên làm cho Đức Chúa Trời. Anh em cần quan tâm đến việc mình có đầy sự vui vẻ trong Chúa hay không. La-mã 14:17 nói rằng Vương Quốc của Đức Chúa Trời là sự công chính, bình an và vui vẻ trong Thánh Linh. Anh em nên vui mừng, hân hoan trong hiện diện của Đức Chúa Trời. Nếu không vui vẻ trong hiện diện Ngài và nếu không mừng rỡ, có nghĩa là anh em đang sai với Đức Chúa Trời. Mọi điều anh em làm cho Đức Chúa Trời sẽ trở nên nặng nề nếu anh em không có niềm vui. Anh em không cần nặng nề như vậy; anh em cần sự vui vẻ. Anh em cần vui vẻ, thỏa thích, và hoàn toàn thỏa lòng bởi Đức Chúa Trời và với Đức Chúa Trời.

b) “Tốt Để Làm Thức Ăn” –Làm Thỏa Mãn Con Người

Sáng Thế Ký 2:9 nói rằng các cây trong vườn thật tốt để làm thức ăn. Xin lưu ý rằng Kinh Thánh không nói các cây ấy rất tốt để sản xuất vật liệu, vì quan niệm của Sáng Thế Ký không phải là quan niệm lao động hay thành quả của con người. Vì thế, không một vật liệu sản xuất nào được đề cập đến. Quan niệm của Sáng Thế Ký chương 2 hoàn toàn tập trung vào sự sống. Vì thế, chương này nói rằng các cây ấy thật tốt để làm thức ăn vì thức ăn có quan hệ đến sự sống. Không có thức ăn, chúng ta không thể sống. Thức ăn duy trì sự sống và làm thỏa mãn chúng ta.

c ) Với “Cây Sự Sống” Là Trung Tâm

Cây Sự Sống ở giữa khu vườn. Nếu nghiên cứu phần ký thuật của Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta sẽ nhận thức rằng ngoài Cây Biết Điều Thiện–Ác và Cây Sự Sống, thì không nhắc đến tên một cây nào. Chúng ta không biết tên của những cây khác, nhưng biết rằng có một cây gọi là Cây Sự Sống. Điều này cho thấy Cây Sự Sống là trung tâm.

(1) Trung Tâm Của Vũ Trụ

Cây Sự Sống là trung tâm của vũ trụ. Theo mục đích của Đức Chúa Trời, trái đất là trung tâm của vũ trụ, vườn Ê-đen là trung tâm của trái đất, và Cây Sự Sống là trung tâm của vườn Ê-đen. Chúng ta phải nhận thức rằng toàn thể vũ trụ tập trung vào Cây Sự Sống này; không một điều gì là trung tâm và quan trọng đối với cả Đức Chúa Trời lẫn con người hơn là Cây Sự Sống. Thật đầy ý nghĩa khi thấy con người trong khu vườn, đang đứng trước Cây Sự Sống.

(2) Làm Con Người Có Khả Năng Tiếp Nhận Đức Chúa Trời Là Sự Sống.

Cây này giúp con người có thể tiếp nhận Đức Chúa Trời là Sự Sống. Làm thế nào chúng ta có thể chứng minh điều này? Các Sách tiếp theo của Kinh Thánh bày tỏ rằng Đức Chúa Trời là Sự Sống. Vì thế, Cây Sự Sống trong vườn là dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời có ý định trở thành sự sống của chúng ta dưới hình thức thực phẩm. Có một ngày, theo Phúc Âm Giăng, Đức Chúa Trời đã đến trong xác thịt (Gi. 1:1,14). Trong Ngài là Sự Sống (Gi. 1:4). Sự Sống được biểu thị bởi Cây Sự Sống trong Sáng Thế Ký chương 2, chính là sự sống được nhục hóa trong Jesus, tức Đức Chúa Trời trong xác thịt. Jesus bảo rằng chính Ngài là Sự Sống (Gi. 14:6). Hơn nữa, Giăng chương 15 nói rằng Đấng Christ là Cây, Cây Nho. Một mặt, Ngài là Cây; mặt khác, Ngài là Sự Sống. Khi đặt tất cả những phân đoạn Lời này của Giăng lại với nhau, chúng ta thấy rằng Jesus là Cây Sự Sống. Jesus phán rằng Ngài là Bánh Sự Sống, nghĩa là Ngài đã đến với chúng ta như Cây Sự Sống dưới hình thức thực phẩm.

Hiểu Kinh Thánh không dễ. Cho tôi hỏi anh em một câu: Cây Sự Sống cao bao nhiêu? Nếu anh em hỏi lại tôi, tôi sẽ trả lời rằng nó không cao hơn tôi. Tôi trả lời như vậy vì A-đam, người được đặt trước Cây Sự Sống, có lẽ không cao hơn tôi bao nhiêu. Nếu Cây Sự Sống này rất cao, trái của nó sẽ vượt tầm với. A-đam và Ê-va không có thang hay dụng cụ nào khác để hái. Vì thế, tôi tin rằng Cây Sự Sống này không cao lắm.

Là Đức Chúa Trời Toàn Năng, Jesus rất cao; nhưng khi đến với chúng ta như thực phẩm, Ngài thật thấp bé. Ngài là một Ổ Bánh, thậm chí Ngài là những Mẫu Bánh Vụn ở dưới bàn (Mat. 15:21-27). Chính Jesus, Đấng đã đến với chúng ta như sự sống dưới hình thức thực phẩm, thì không cao lắm hay lớn quá; Ngài thật nhỏ và thấp. Bất cứ điều gì chúng ta ăn phải nhỏ hơn chúng ta; nếu không, chúng ta không thể nhận vào trong mình. Nếu thức ăn lớn hơn chúng ta, thì phải được cắt thành những miếng nhỏ vừa đủ ăn. Vì thế, Chúa Jesus đến với chúng ta như Sự Sống dưới hình thức thực phẩm. Ngài phán: “Ta là Bánh Sự Sống,” và “Người nào ăn Ta, sẽ sống bởi Ta vậy”. Đức Chúa Trời trong Con, là Cây Sự Sống, thật tốt để làm thức ăn. Hằng ngày, chúng ta có thể sống nhờ vào Ngài. Chúng ta có thể ăn Ngài.

(3) Tiêu Biểu Cho Đấng Christ

Cây Sự Sống tiêu biểu cho Đấng Christ –Đấng truyền sự sống cho con người, cũng là Đấng làm cho con người vui thích và thỏa mãn (so với Gi. 15:1; Xuất. 15:25). Đấng Christ truyền sự sống thần thượng vào trong chúng ta, làm chúng ta vui thích và thỏa lòng. Nhiều người trong chúng ta có thể làm chứng điều này. Chúng ta có thể nói “Ha-lê-lu-gia! Jesus đã truyền sự sống cho tôi. Ngài làm tôi thỏa lòng luôn luôn”. Đó là Cây Sự Sống.

5) Với Một “Con Sông”

Cùng với Cây Sự Sống có một con sông (Sáng. 2:10). Vì Cây này là Cây Sự Sống, nên con sông này chắc chắn có quan hệ đến sự sống. Ở cuối Kinh Thánh, chúng ta cũng thấy một con sông sự sống tuôn chảy và một Cây Sự Sống lớn lên (Khải. 22:1-2). Ở đầu và cuối Kinh Thánh, chúng ta thấy Cây Sự Sống và một con sông tuôn chảy với dòng nước sống. Trong Kinh Thánh, khái niệm về con sông cũng rất quan trọng. Khi Kinh Thánh đề cập đến con người, thì từ đầu đến cuối, đều đề cập đến con sông. Để con người tiếp nhận Đức Chúa Trời là Sự Sống, vui hưởng sự màu mỡ của Đức Chúa Trời, được thỏa cơn khát, được tưới mát, lớn lên và vui mừng, tất cả đều tùy thuộc vào con sông này (so với Thi. 36:8-9; 46:4; 65:9; Xuất. 17:1-7; Giô-ên 3:18; Xach. 14:8; Gi. 4:14; 7:37-38; Khải. 22:1-2).

Nếu nhận Chúa Jesus vào trong, lập tức anh em có cảm nhận sâu xa về điều gì đó đang tưới mát từ bên trong. Điều gì đó đang tuôn chảy bên trong. Anh em đã có kinh nghiệm như vậy chưa? Hễ khi nào nói “Chúa Jesus ơi, con yêu Ngài” hoặc khi nào cầu nguyện với Chúa –nghĩa là nhận Ngài vào bên trong một lần nữa– thì anh em cảm nhận điều gì đó đang tuôn chảy bên trong. Mỗi sáng, anh em nên tiếp nhận Đấng Christ là Bữa Ăn Sáng của mình, mỗi trưa anh em nên nhận Ngài là Bữa Ăn Trưa của mình, và mỗi tối anh em nên ăn Ngài là Bữa ĂnTối của mình. Anh em cần nuôi mình bởi Đấng Christ ít nhất ba lần trong ngày. Nếu làm như vậy, nước sự sống sẽ tưới mát anh em bên trong. Anh em sẽ không bao giờ khô hạn. Có lẽ, anh em làm việc ở công sở cả ngày và trở về nhà với sự mệt mỏi, khô hạn. Nếu nhận Jesus là Bữa Ăn Tối, nước sống sẽ tuôn chảy bên trong anh em. “Một con sông từ Ê-đen chảy ra để tưới vườn”. Sự tuôn chảy này sẽ đào thải nhiều điều cũ kỹ ra khỏi bản thể anh em. Cả kinh nghiệm của chúng ta lẫn sự ghi chép thần thượng trong Kinh Thánh đều nói rằng con sông này thật cần thiết

Mặc dầu Sáng Thế Ký chương 2 có vẻ như sự ghi chép về sự sáng tạo, nhưng thực ra đã được viết theo kinh nghiệm sự sống. Cây Sự Sống và con sông tuôn chảy cho thấy điều này: hễ khi nào nhận Jesus vào bên trong như thức ăn, thức ăn này sẽ truyền cho chúng ta sự sống thần thượng, một sự sống tưới mát và tuôn chảy. Trong Khải Thị 22:1-2, chúng ta thấy con sông sự sống với Cây Sự Sống đều từ ngai Đức Chúa Trời tuôn chảy ra. Bức tranh này là một bằng chứng thêm nữa cho thấy Cây Sự Sống và con sông sự sống tiêu biểu cho kinh nghiệm đích thực về sự sống. Hễ khi nào nhận Đức Chúa Trời trong Đấng Christ làm sự sống, chúng ta sẽ có con sông này tuôn chảy bên trong để tưới mát và làm nhiều điều bên trong chúng ta.

a) Tưới Mát, Làm Đã Khát Và Tuôn Tràn Sự Sống.

Con sông này được tạo nên để tưới vườn hầu cho khu vườn có thể mọc lên những điều của sự sống. Chắc chắn dòng sông đó cũng làm thỏa cơn khát của con người để con người có thể sống còn. Toàn bộ điều này có nghĩa là con sông này làm cho sự sống tuôn chảy. Trong sự sống thuộc thể, chúng ta phải uống đủ nước để duy trì sự tuần hoàn máu. Dòng chảy của sự sống thân thể chúng ta tùy thuộc vào nước. Cũng vậy, từng ngày chúng ta phải uống nước sự sống để duy trì dòng chảy sự sống thần thượng bên trong. Điều này làm chúng ta ở trong sự tuần hoàn thuộc linh của sự sống thần thượng.

b) Từ Ê-đen Chảy Ra

Con sông này từ Ê-đen chảy ra, có nghĩa là lưu xuất từ Đức Chúa Trời. Trong Khải Thị chương 22, sông nước sự sống từ ngai Đức Chúa Trời chảy ra. Đó cũng là sự tuôn chảy của chính Đức Chúa Trời. Là Sự Sống, Đức Chúa Trời là Nguồn Nước Sống chảy vào trong chúng ta để chúng ta vui hưởng

c) Một Con Sông Trở Thành Bốn Nhánh

Con sông này là con sông duy nhất. Anh em có hai con sông không? Mặc dầu số người tin ở đây có thể là một ngàn, nhưng chúng ta vẫn chỉ có một con sông vì tất cả chúng ta đều ra cùng một nguồn –Đức Chúa Trời Sáng Tạo. Vì chỉ có một nguồn nên dòng chảy cũng phải là một.

Con sông này được rẽ ra và trở thành bốn nhánh (Sáng. 2:10-14). Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là con sông phát nguyên từ Đức Chúa Trời là nguồn và trung tâm chảy đến con người ở mọi hướng. Trong Kinh Thánh, số 1 là số của Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo, vì Ngài là duy nhất. Số 4 tượng trưng cho con người, tạo vật. Vì con người sống ở bốn hướng [của đất], một con sông từ Đức Chúa Trời chảy đến mọi hướng để đến với con người.

(1) Nhánh Thứ Nhứt

Tên của nhánh thứ nhứt là Bi-sôn, nghĩa là “chảy miễn phí” (so với Ês. 55:1; Khải. 22:17). Con sông này chảy không đòi trả giá; miễn phí. Nó chảy đến xứ Ha-vi-la, có nghĩa là “làm cho lớn lên”. Nhánh sông này chảy miễn phí để làm cho mọi điều thuộc sự sống lớn lên (so với Êxê. 47:9,12).

Dòng chảy này cũng đem đến vàng, tiêu biểu cho bản chất thần thượng (so với 2Phi. 1:4). Nếu chưa có kinh nghiệm, anh em sẽ không thể hiểu điều này nghĩa là gì; nhưng nếu có một vài kinh nghiệm, anh em sẽ nói “A-men”. Hễ khi nào sự sống của Đức Chúa Trời tuôn chảy bên trong chúng ta, sự sống ấy sẽ đem vàng đến, tức là bản chất thần thượng. Trong bài trước, tôi có nói rằng tôi không thích là một người được làm bằng vàng mà là một người được làm từ bụi đất vì vàng không làm cho sự sống lớn lên. Trong ý nghĩa về sự sống lớn lên, làm một người ra từ bụi đất là điều rất tốt. Tuy nhiên, chúng ta cần yếu tố của vàng thêm vào trong mình. Cuối cùng, chúng ta sẽ là một người bằng vàng. Trong 1Cô-rin-tô chương 3, Phao-lô cảnh báo chúng ta phải cẩn thận về công tác xây dựng của mình, ông bảo rằng phải dùng những vật liệu đúng mà vật liệu thứ nhất là vàng. Hơn nữa, Khải Thị chương 1 bảo rằng các Hội Thánh là những Giá Đèn bằng vàng. Những Giá Đèn này không được làm bằng đất sét, nhưng bằng vàng. Trong La-mã chương 9, chúng ta là bụi đất; trong Khải Thị chương 1, chúng ta là vàng. Làm thế nào bụi đất có thể được thay bằng vàng? Sự sống thần thượng phải tuôn chảy bên trong để đem vàng vào trong chúng ta. Vàng vật lý thường được tìm thấy trong dòng sông. Trước khi kinh nghiệm Đấng Christ là sự sống tuôn chảy, chúng ta không có bản chất thần thượng, không có vàng. Nhưng qua sự tuôn chảy của sự sống thần thượng, chúng ta có một số vàng bên trong. Điều gì đó thật quí giá và cao trọng, tức chính bản chất thần thượng, đã được đem vào trong chúng ta.

Sự tuôn chảy của con sông cũng sản sinh ngọc châu. Bây giờ, chúng ta không có thời gian định nghĩa về ngọc châu, ngoại trừ nói rằng ngọc châu là một chất liệu được biến đổi. Ngọc châu tiêu biểu cho người mới đã được tái sinh (so với Mat. 13:45) vì ngọc châu không phải là yếu tố thọ tạo mà là một chất liệu được biến đổi.

Hơn nữa, sự tuôn chảy của con sông cũng sản sinh mã não, tượng trưng cho người được biến đổi biểu lộ hình ảnh vinh hiển của Đức Chúa Trời (so với Khải. 4:3; 2Cô. 3:18). Chúng ta sẽ thấy nhiều hơn về điều này trong bài sau.

Nhánh thứ nhứt, Bi-sôn, có nghĩa là dòng sông sự sống tuôn chảy miễn phí, làm cho mọi vật lớn lên và đem đến ba loại vật liệu quí –vàng, ngọc châu, và đá quí. Nếu đọc cả Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy những vật liệu này, tất cả đều được tìm thấy trong Tòa Nhà Giê-ru-sa-lem Mới. Những vật liệu này có được do sự tuôn chảy của dòng sông sự sống để xây dựng nơi cư trú của Đức Chúa Trời. Chúng chỉ có thể được sản sinh bởi sự tuôn chảy của sự sống thần thượng. Nói cách khác, sự sống thần thượng tuôn chảy bên trong chúng ta làm chúng ta thành những vật liệu dành cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Đây là ý nghĩa và tầm quan trọng của nhánh sông thứ nhứt.

(2) Nhánh Thứ Hai

Tên của nhánh thứ hai là Ghi-hôn, nghĩa là sự ồ ạt của các dòng nước. Sự ồ ạt hàm ý đến sự đầy đủ (so với Gi. 4:14; 7:38). Con sông này ồ ạt như thủy triều hùng mạnh. Giả sử chúng ta có vài giọt nước. Lượng nước đó không thể tạo nên sự ồ ạt. Để có sự ồ ạt như thác Niagara, chúng ta cần một lượng nước rất lớn. Sự ồ ạt của con sông cho thấy sự đầy đủ của nó.

 Con sông này chảy đến Cút. Cút, theo tiếng Hê-bơ-rơ cổ, là tên cho Ê-thi-ô-bi-a, có nghĩa là gương mặt đen, tiêu biểu cho bản chất gian ác không thể thay đổi của tội nhân (so với Giê. 13:23; La. 7:18). Tôi là người Cút trước khi được cứu: đen đúa, tội lỗi, và xấu xa. Thực vậy, tất cả chúng ta đều là người Cút, chúng ta đen hơn người da đen, và bản chất của chúng ta thật gian ác. Nói theo con người, một bản chất như thế không bao giờ có thể thay đổi. Ngợi khen Chúa, vì sự ồ ạt của những dòng nước thần thượng sẽ tái sinh chúng ta và biến đổi chúng ta thành một người khác. Sự tuôn chảy của con sông thần thượng phong phú và mạnh mẽ đến nỗi có thể làm thay đổi bản chất gian ác của chúng ta, thậm chí làm chúng ta được vinh hiển. Dầu người Cút không thể thay đổi màu da, nhưng chúng ta có cách, mà bởi cách đó, da đen, tức bản chất gian ác của chúng ta, có thể được biến đổi hoàn toàn: đó là bởi sự ồ ạt, dồn dập của dòng chảy sự sống thần thượng.

(3) Nhánh Thứ Ba

Nhánh thứ ba là Hi-đê-ke (tên Hê-bơ-rơ là Tigris) nghĩa là dồn dập, hàm ý đến sức mạnh (so với Phi. 3:10; Êph. 1:19-20). Khi nước chảy dồn dập (nhanh) sẽ tạo nên sức mạnh. Hi-đê-ke chảy về hướng A-si-ri, nghĩa là đồng bằng, nơi có dân ở. Điều này cho biết rằng sự tuôn chảy của nước sống này chảy đến nơi có con người ở (so với Gi. 10:10b; 7:37).

4) Nhánh Thứ Tư

Nhánh thứ tư được gọi là Perath (tên Hê-bơ-rơ là Ơ-phơ-rát) nghĩa là ngọt ngào, làm cho màu mỡ hay kết quả (so với 2Cô. 2:14; 2Phi. 1:3-8,11; Gal. 5:22-23). Ngợi khen Chúa! Nhánh cuối cùng của dòng nước sống này làm chúng ta ngọt ngào, tươi tốt, và kết quả. Gần đây, chúng ta nói về sự kết quả. Làm thế nào chúng ta có thể kết quả? Chúng ta có thể kết quả chỉ bởi sự tuôn chảy của dòng sông sự sống bên trong. Hễ khi nào sự sống tuôn chảy bên trong, sẽ làm chúng ta ngọt ngào, tươi tốt, và kết quả. Điều này thật kỳ diệu!

Nếu đặt bốn nhánh của dòng sông này lại với nhau, chúng ta có một bức tranh đầy đủ về Tân Ước. Chúng ta cần cả Tân Ước để xác định rõ tính chất của bốn nhánh của con sông sự sống thần thượng duy nhất này.

Một lần nữa tôi nói rằng mọi điều được tìm thấy trong Sáng Thế Ký là một hạt giống, sự phát triển của hạt giống này ở trong Tân Ước, và mùa gặt ở trong Sách Khải Thị. Hạt giống về con sông tuôn chảy được gieo trong Sáng Thế Ký chương 2, sự tăng trưởng diễn ra trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh, và mùa gặt ở trong Sách Khải Thị. Chúng ta cần cả Kinh Thánh để có ý nghĩa đúng của bức tranh trong Sáng Thế Ký chương 2. Đức Chúa Trời trong Con Ngài là Jesus Christ, là Sự Sống cho chúng ta dưới hình thức thực phẩm. Nếu nhận Ngài vào, không những chúng ta có sự thỏa mãn, mà sự sống này còn trở thành một dòng sông tưới mát bên trong. Dòng nước này sẽ là dòng chảy xiết bên trong chúng ta để tái sinh, biến đổi, làm chúng ta trở nên ngọt ngào và kết quả. Bởi dòng chảy này, chúng ta sẽ trở thành vàng, ngọc châu, và đá quí để xây dựng nơi cư trú của Đức Chúa Trời, tức Giê-ru-sa-lem Mới. Ngợi khen Chúa! Đây là phương cách Đức Chúa Trời hoàn thành mục đích đời đời của Ngài. Tuy nhiên, đây chỉ là bước thứ hai. Chúng ta tiếp tục bước thứ ba trong bài sau.

 

 

BÀI MƯỜI HAI

Biến Đổi Để Xây Dựng 
Trong Sự Tuôn Chảy Của Sự Sống

Trong bài này, như phần mở ngoặc, tôi muốn suy xét những vật liệu quí được bày tỏ trong những phân đoạn khác nhau của Kinh Thánh. Sáng Thế Ký 2:10-12, đề cập đến ba loại vật liệu quí –vàng, ngọc châu và mã não. Khải Thị chương 21 nói về vàng, ngọc châu và nhiều loại đá quí (c. 11-14, 18-21). Nếu đọc Xuất Ai-cập Ký 28:6-21, chúng biết những viên mã não được đính vào những sợi chuyền vàng được gắn trên hai đai vai của ê-phót và mười hai viên đá quí được khảm vào khuôn vàng trên bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm. Những vật liệu quí cũng được đề cập trong 1Cô-rin-tô 3:12. Phao-lô nói rằng phải hết sức chú ý đến cách chúng ta xây dựng Hội Thánh, nên xây dựng bằng vàng, bạc, và đá quí. Mặc dầu Phao-lô thay ngọc châu bằng bạc, hai chất liệu còn lại vẫn như trước. Chúa Jesus nói về đá khi Ngài bảo Phi-e-rơ là đá cho sự xây dựng Hội Thánh (Mat. 16:18). Sau đó, trong Thư Tín Thứ Nhứt của mình, Phi-e-rơ đã nói rằng tất cả chúng ta là đá sống để xây nên nhà thuộc linh (1Phi. 2:5).

Cũng cần chú ý đến một từ rất quan trọng trong Tân Ước –sự biến đổi. Từ này được dịch chính xác từ tiếng Hi-lạp trong La-mã 12:2, nói rằng chúng ta cần được biến đổi bởi sự đổi mới của tâm trí. Tuy nhiên, cũng chính từ Hi-lạp này được thấy trong 2Cô-rin-tô 3:18, tại đó, được Bản King James dịch là “thay đổi”. Theo cách dịch đúng, từ này nên dịch là “được biến đổi nên cùng một hình ảnh”. Vì thế, từ Hi-lạp cho từ sự biến đổi được tìm thấy ít nhất hai lần trong Tân Ước. Một từ tiếng Anh tương đương với từ Hi-lạp này là từ “sự thay đổi mang tính trao đổi chất”. Sự biến đổi không chỉ là sự thay đổi bên ngoài; đó là một sự thay đổi có tính hữu cơ, sự thay đổi mang tính trao đổi chất. Sự biến đổi có nghĩa là thay đổi một chất từ hình thể và yếu tố này sang một hình thể và yếu tố khác. Đá quí được sản sinh bởi một tiến trình biến đổi như thế. Đó là ý nghĩa của sự biến đổi.

Nhiều Cơ-đốc nhân không biết rằng Kinh Thánh có nói đến sự biến đổi. Vì thế, toàn bộ bài này là dành cho vấn đề đó . Trong các bài trước, chúng ta đã thấy mục đích đời đời của Đức Chúa Trời là biểu lộ chính Ngài và thi hành quyền quản trị của Ngài qua con người. Vì sự hoàn thành mục đích này, Đức Chúa Trời đã tạo nên con người theo cách đặc biệt: là một chiếc bình để chứa đựng chính Đức Chúa Trời là Sự Sống. Do đó, Đức Chúa Trời đã tạo nên con người với một nhân linh để có thể tiếp xúc, tiếp nhận, chứa đựng và đồng hóa Đức Chúa Trời vào toàn bản thể mình. Sau khi tạo nên con người theo cách này, Đức Chúa Trời đặt con người trong một khu vườn với Cây Sự Sống là trung tâm. Gần Cây Sự Sống là một con sông tuôn chảy nước sống và tại dòng chảy của con sông này có vàng, ngọc châu và mã não. Sáng Thế Ký chương 2 trình bày một bức tranh sống động như vậy.

Bức tranh này nói lên điều gì? Chúng ta biết rằng Kinh Thánh không lãng phí: không một chương nào, câu nào, hay một từ nào, là thừa. Mỗi một từ đều được Đức Chúa Trời hà hơi. Do đó, chúng ta phải tìm hiểu lý do vì sao Đức Chúa Trời dùng gần như trọn một chương để mô tả một khu vườn, một Cây, một con người, một dòng sông và ba vật liệu quí. Tất cả điều này có ý nghĩa gì?

Toàn bộ Kinh Thánh là sự khải thị của Đức Chúa Trời, và phần lớn các hạt giống của sự khải thị này đã được gieo trong Sáng Thế Ký chương 1 và 2. Chẳng hạn, Đức Chúa Trời, con người và sự sống, là những hạt giống được gieo trong Sáng Thế Ký chương 1, và được phát triển suốt cả Kinh Thánh. Những hạt giống được gieo trong Sáng Thế Ký mọc lên trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh, đặc biệt trong Tân Ước, sản sinh một vụ mùa trong các Thư Tín, và một mùa gặt trong Sách Khải Thị. Hầu như mọi điều được gieo trong Sáng Thế Ký chương 1 và 2 đều được thu hoạch như một mùa gặt lớn trong Sách Khải Thị.

Dựa trên nguyên tắc này, chúng ta hãy chú trọng một số điểm được tìm thấy trong cả Sáng Thế Ký và Khải Thị. Trong Sáng Thế Ký chương 2, có Cây Sự Sống ở giữa vườn. Kế đến, có một dòng sông tuôn chảy gần bên Cây này và sản sinh vàng, ngọc châu và mã não. Khung cảnh cho toàn bộ điều này là một khu vườn, và khu vườn này tượng trưng cho những điều tự nhiên mà Đức Chúa Trời đã tạo nên. Trong khu vườn, chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng của những tạo vật này.

Khi đến với Khải Thị chương 21 và 22, chúng ta không thấy khu vườn, nhưng thấy một Thành. Thành này không được tạo nên mà được xây dựng. Trong Sáng Thế Ký chương 2 có sự sáng tạo; trong Khải Thị chương 21 và 22 có sự xây dựng. Trong Thành này cũng có Cây Sự Sống. Vì thế, Kinh Thánh bắt đầu và kết thúc với sự sống. Hơn nữa, trong Thành chúng ta thấy một sông nước sự sống tuôn chảy từ ngai Đức Chúa Trời. Điều này tương ứng với dòng sông trong khu vườn. Hơn nữa, trong Khải Thị, chúng ta tìm thấy ba loại vật liệu quí, không trong trạng thái tự nhiên mà đã được xây dựng nên một Thành bằng vàng, ngọc châu, và đá quí. Do đó, những gì được gieo trong Sáng Thế Ký như hạt giống thì được gặt trong Sách Khải Thị như mùa gặt. Sự lớn lên của hạt giống và sự phát triển của vụ mùa được tìm thấy ở các Sách nằm giữa Sáng Thế Ký và Khải Thị. Đây không phải là quan niệm con người; đó là sự khải thị của Lời thần thượng được tìm thấy trong các chương đầu và cuối của Kinh Thánh.

Ở đầu Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy một khu vườn. Vào cuối Kinh Thánh, chúng ta thấy một Thành. Giữa khu vườn và Thành là một tiến trình dài phải diễn ra, và rất nhiều công việc phải được hoàn tất. Tuy nhiên, hạt giống được gieo trong khu vườn đã trở nên mùa gặt trong Thành. Hạt giống này bao gồm Cây Sự Sống, sông nước sự sống, và ba vật liệu quí. Vào thời điểm mùa gặt trong Sách Khải Thị, những vật liệu không còn ở trong tình trạng thiên nhiên mà đã trở nên một Tòa Nhà, được liên kết ăn khớp với nhau. Giê-ru-sa-lem Mới là một Toà Nhà bằng vàng, ngọc châu, và đá quí.

Nếu đọc Khải Thị chương 21 và 22 cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy toàn bộ Thành Giê-ru-sa-lem Mới là một núi bằng vàng. Đó không phải là một dinh thự bằng đất sét. Núi bằng vàng này cũng là Thành bằng vàng. Vì thế, vàng là vị trí, nền tảng cho sự xây dựng Thành. Đá quí được xây thành tường của Giê-ru-sa-lem Mới và mỗi cổng của tường thành này là một viên ngọc châu lớn. Vị trí của Giê-ru-sa-lem Mới là vàng, tường thành được xây bằng đá quí, và mỗi cổng thành là một viên ngọc châu. Do đó, Thành này là kết cấu của những vật liệu quí được tìm thấy trong tình trạng tự nhiên trong khu vườn. Trong Sáng Thế Ký, những vật quí này nằm trong khu vườn; trong Sách Khải Thị chúng được xây dựng nên một Thành.

Đây không phải là sự giải thích của tôi. Giữa Sáng Thế Ký và Khải Thị, chúng ta có 1Cô-rin-tô. Trong 1Cô-rin-tô chương 3, Phao-lô nói rằng ông là một thợ xây dựng thành thạo đã lập một nền duy nhất là Jesus Christ, và tất cả chúng ta phải hết sức chú ý đến cách mình xây trên đó. Chúng ta đang dùng những vật liệu nào để xây dựng Hội Thánh? Phao-lô bảo rằng phải xây dựng bằng vàng, bạc, và đá quí. (Sau này chúng ta sẽ biết vì sao ông thay thế ngọc châu bằng bạc). Do đó có thể thấy rằng không những Giê-ru-sa-lem Mới được xây bằng vàng, ngọc châu, và đá quí, mà ngay cả Hội Thánh trong thời đại này cũng phải được xây dựng bằng vàng, bạc, và đá quí, không phải bằng gỗ, cỏ khô, và rơm rạ. Như sẽ thấy, vàng tương phản với gỗ, bạc với cỏ, và đá quí với rơm rạ.

Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ và được thấy điều này, tôi thật phấn khởi. Tôi thấy một khu vườn trong Sáng Thế Ký chương 2 với những vật liệu quí. Tôi thấy một Thành trong Sách Khải Thị được xây dựng cũng với các vật liệu này. Giữa Sáng Thế Ký và Khải Thị, tôi thấy một Hội Thánh được xây dựng bằng vàng, bạc, và đá quí. Tôi thấy Hội Thánh là sự kết hợp tất cả những người được chuộc và sự kết hợp này là một tòa nhà. Ai là vàng, bạc, và đá quí? Chính anh em và tôi. Chúng ta, những người được chuộc của Đức Chúa Trời, là vật liệu cho sự xây dựng thuộc linh của Ngài.

Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời có một dân, tức con cái Ítx-ra-ên. Người nổi bật nhất giữa vòng họ là thầy tế lễ thượng phẩm, đại diện họ trước mặt Đức Chúa Trời. Hễ khi nào thay mặt dân chúng bước vào hiện diện của Đức Chúa Trời, thầy tế lễ phải mang hai đai vai và bảng đeo ngực. Trên hai đai vai là hai viên mã não lớn có khắc tên mười hai chi phái Ítx-ra-ên. Trên bảng đeo ngực là một khung dẹp bằng vàng khảm tinh vi, bên trong khung này đính 12 viên đá quí theo 4 hàng, mỗi hàng 3 viên. Mười hai viên đá trên bảng đeo ngực tương ứng với số 12 trong Giê-ru-sa-lem Mới. Số 12 cả trong Thành lẫn trên bảng đeo ngực là 4 lần 3. Chẳng hạn, bảng đeo ngực có 4 hàng và mỗi hàng có 3 viên đá, thì Thành cũng có 4 hướng, mỗi hướng có 3 cổng, tạo nên một tổng số là 12 ở cả bảng đeo ngực lẫn Thành. Vì thế, số viên đá trên bảng đeo ngực của thầy tế lễ thượng phẩm là con số của Giê-ru-sa-lem Mới. Hơn nữa, trên mười hai viên đá này khắc tên mười hai chi phái Ítx-ra-ên. Trong Khải Thị chương 21, chúng ta thấy tên của mười hai chi phái này trên mười hai cổng của Thành. Điều này rất có ý nghĩa.

Hãy xem ý nghĩa của điều này. Trong Tân Ước, chúng ta có Hội Thánh được xây bằng vàng, bạc, và đá quí. Trong Cựu Ước, chúng ta có dân Đức Chúa Trời được tạo nên bằng vàng và đá quí để trở nên một thực thể tập thể. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, bảng đeo ngực của thầy tế lễ là một phần mô hình thu nhỏ của Giê-ru-sa-lem Mới sắp đến. Cũng vậy, Hội Thánh được xây bằng vàng, bạc, và đá quí, cũng là một phần mô hình thu nhỏ của Giê-ru-sa-lem Mới. Trong Cựu Ước, chúng ta có dân Ítx-ra-ên với mười hai chi phái. Trong Tân Ước, chúng ta có Hội Thánh với mười hai sứ đồ. Do đó, dân Ítx-ra-ên cộng với Hội Thánh bằng Giê-ru-sa-lem Mới. Tên của mười hai chi phái Ítx-ra-ên được khắc trên mười hai cổng Giê-ru-sa-lem Mới và tên mười hai sứ đồ của Hội Thánh ở trên mười hai đá nền của Thành. Sự xây dựng này bao trùm toàn bộ Kinh Thánh, từ ban đầu với khu vườn trong Sáng Thế Ký đến kết cuộc với một Thành trong Sách Khải Thị. Giữa khu vườn và Thành này là hai dân: Ítx-ra-ên và Hội Thánh. Cả Ítx-ra-ên lẫn Hội Thánh đều có mười hai tên. Cuối cùng, tất cả những tên này đã được biến đổi thành vàng, bạc hay ngọc châu, và đá quí. Vì thế, khu vườn, Thành, và hai dân đều có liên quan đến ba loại vật liệu quí

Trong Kinh Thánh, giữa khu vườn và Thành, không những có hai dân, tức Ítx-ra-ên và Hội Thánh, được tiêu biểu bởi vàng và đá quí, được xây dựng với nhau thành nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời, mà cũng có sự sống và dòng sông được hai dân này vui hưởng. Thi Thiên 36:8-9 nói rằng con cái Ítx-ra-ên vui hưởng suối nước sống và dòng sông phước lạc trong Đức Chúa Trời. Giăng chương 6 và 7 cho thấy rằng những người ở trong Hội Thánh vui hưởng Bánh Sự Sống và những sông nước sống. Vì vậy, Kinh Thánh không những thường xuyên đề cập đến những vật liệu quí mà cũng nói đến sự sống và dòng sông như được nhắc đến ở phần đầu và phần cuối Kinh Thánh.

Tại sao ngọc châu được tìm thấy trong Sáng Thế Ký chương 2 và Khải Thị chương 21, còn bạc được thấy trong 1Cô-rin-tô chương 3? Trong 1Cô-rin-tô chương 3, chúng ta có bạc vì, theo hình bóng, bạc tượng trưng cho sự cứu chuộc. Ý nghĩa của sự cứu chuộc là xử lý tội lỗi. Nếu không có tội lỗi, hẳn sẽ không cần sự cứu chuộc. Trong khu vườn của Sáng Thế Ký chương 2, không có tội lỗi, và cả cõi đời đời trong Giê-ru-sa-lem Mới của Khải Thị chương 21, tội lỗi cũng bị trục xuất. Tội lỗi xuất hiện từ Sáng Thế Ký chương 3 và bị kết liễu hoàn toàn trong Khải Thị chương 20. Vì thế, trong Sáng Thế Ký chương 2 cũng như Khải Thị chương 21, chúng ta không tìm thấy tội lỗi. Do đó, trong những tình trạng này không cần có sự cứu chuộc, tức là bạc. Nhu cầu ở đó không phải là bạc cho sự cứu chuộc, mà là ngọc châu cho sự tái sinh. Sự cứu chuộc cất tội lỗi đi, sự tái sinh đem sự sống thần thượng đến. Bạc tiêu biểu cho sự cứu chuộc giữa Sáng Thế Ký chương 2 và Khải Thị chương 21 vì cớ nan đề lớn là tội lỗi nên cần phải có sự cứu chuộc. Trong thời đại hiện tại, chúng ta cần bạc.

Với toàn bộ điều này làm nền tảng, chúng ta đến với chủ đề sự biến đổi. Chúng ta đã thấy Đức Chúa Trời có một mục đích và để hoàn thành mục đích này, Ngài đã tạo nên con người là một chiếc bình để chứa đựng Ngài, làm nên con người có một nhân linh. Chúa Jesus phán với người đàn bà Sa-ma-ri rằng Đức Chúa Trời là Linh và những ai thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong linh (Gi. 4:24). Nếu muốn thờ phượng Đức Chúa Trời, chúng ta phải dùng cơ quan đúng. Chẳng hạn, không thể dùng đôi tai để uống nước mà phải dùng miệng. Đức Chúa Trời là Nước Sống. Nếu muốn uống Ngài là Nước Sống, chúng ta phải dùng linh để tiếp xúc Ngài. Khi vận dụng linh để tiếp xúc Đức Chúa Trời Linh, chúng ta thực sự đang uống Đức Chúa Trời là Nước Sống (Gi. 4:24,14). Do đó, Đức Chúa Trời đã làm nên con người có một linh để tiếp xúc và thờ phượng Ngài.

Đức Chúa Trời là Sự Sống. Chính Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống. Khi Ngài đến trong xác thịt, Ngài đã bày tỏ chính Ngài là Sự Sống và Sự Cung Ứng Sự Sống. Đấng Christ là Bánh Sự Sống (Gi. 6:35). Bất cứ điều gì chúng ta nhận vào bên trong như thức ăn sẽ được đồng hóa thành bản thể chúng ta. Điều này rất ý nghĩa và quan trọng. Đức Chúa Trời là Sự Sống cho chúng ta dưới hình thức thực phẩm. Chúng ta cần tiếp nhận Ngài bằng cách ăn Ngài. Một khi Đức Chúa Trời vào trong chúng ta, Ngài trở nên dòng chảy sự sống bên trong chúng ta. Để ăn đúng, chúng ta cần thức ăn và thức uống. Giăng chương 6 nói đến bánh sự sống để chúng ta ăn và Giăng chương 7 nói đến nước sống để chúng ta uống. Nếu có thức ăn mà không có nước uống, thật khó ăn. Làm thế nào có thể tiêu hóa và đồng hóa thức ăn mà không có nước? Chúng ta cần sự tuôn đổ của sự sống. Trong Sáng Thế Ký chương 2 có Cây Sự Sống làm thức ăn và con sông tuôn chảy làm thức uống. Thức ăn có trước, thức uống có sau. Khi nhận Chúa Jesus là Thức Ăn, chúng ta cũng có Ngài là nước tuôn chảy bên trong mình.

I. Làm Cho Con Người Có Bản Chất Thần Thượng

-vàng.

Trong bài 11, chúng ta thấy dòng chảy của nước sống này sản sinh ba loại vật liệu. Thứ nhứt là vàng, tượng trưng cho bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Tất cả học giả Kinh Thánh đều đồng ý rằng, theo hình bóng, vàng tượng trưng cho bản chất thần thượng. Bản thân vàng không phải là vật được biến đổi; mà là một nguyên tố. Không như vàng, ngọc châu, và đá quí là những vật liệu được biến đổi, vì chúng đã thay đổi từ hình thể này sang hình thể khác. Vàng là yếu tố được tạo nên và không bao giờ bị biến đổi hay thay đổi. Điều này rất ý nghĩa. Sắt hay thép có thể thay đổi qua nhiều năm nhưng vàng vẫn y nguyên. Đó là yếu tố không thay đổi và vững bền nhất. Vì thế, vàng thật quí, đắt tiền, và có giá trị. Do đó, theo hình bóng, Đức Chúa Trời dùng vàng để tiêu biểu cho bản chất thần thượng của Ngài. Bản chất thần thượng này đã được đem vào bản thể chúng ta. Yếu tố vàng đã được thêm vào chúng ta (2Phi. 1:4; 1Cô. 3:12; Khải. 21:18,21).

Hễ khi nào thờ phượng Đức Chúa Trời hay cầu nguyện với Ngài trong một thời gian nào đó, anh em sẽ có cảm nhận rằng mình đang có vàng. Anh em sẽ cảm nhận rằng mình đang chiếu sáng, quí giá, và cao trọng. Vàng có giá trị lớn. Trước khi cầu nguyện theo cách như vậy, anh em hời hợt và phóng túng, nhưng sau khi cầu nguyện hai giờ, trong anh em có một yếu tố quí giá, chiếu sáng, và cao trọng. Anh em đã kinh nghiệm điều này chưa? Khi cầu nguyện với Đức Chúa Trời Cha hay kêu cầu danh Chúa Jesus, sự sống thần thượng bên trong anh em sẽ sản sinh ra vàng

Lúc này, tôi muốn nói với các chị về việc mua sắm. Giả sử các chị cầu nguyện trong hai giờ. Sau khi cầu nguyện, các chị cảm nhận rằng mình thật quí báu và cao trọng. Sau đó, chị em đến cửa hàng bách hóa và mua sắm một cách bất cẩn, không quan tâm đến vàng bên trong. Nếu mua sắm theo cách phóng túng như vậy, chị em sẽ cảm nhận rằng vàng của mình đã ra đi, đã biến mất. Dầu vàng vẫn còn bên trong chị em, nhưng sự cảm nhận của vàng thì đã biến mất. Trái lại, giả sử chị em có ý định đi mua sắm sau khi đã cầu nguyện hai giờ, và cảm nhận bên trong của vàng thần thượng là không đồng ý. Nếu nói “A-men. Chúa ơi, con sẽ không đi”, chị em sẽ có cảm nhận rằng vàng bên trong chị em gia tăng trọng lượng. Nếu thường xuyên bước đi trong linh, chúng ta sẽ cảm nhận rằng vàng bên trong gia tăng liên tục. Bản chất thần thượng sẽ gia tăng bên trong chúng ta.

Anh em có bao nhiêu “vàng” bên trong? Có lẽ một số sẽ phải thừa nhận rằng chỉ có một ít. Nếu cầu nguyện và bước đi trong linh, vàng bên trong sẽ gia tăng hằng ngày. Dòng chảy của sự sống thần thượng sẽ thêm nhiều bản chất thần thượng hơn cho chúng ta. Dầu chúng ta được làm nên từ đất sét, nhưng ý định của Đức Chúa Trời là truyền vàng của Ngài vào trong chúng ta bởi dòng chảy sự sống của Ngài. Bằng cách này, tiến trình biến đổi bắt đầu

Sự biến đổi đòi hỏi yếu tố mới phải được thêm vào yếu tố ban đầu. Giả sử tôi là một người có nước da xanh xao. Nếu tôi đánh phấn hay trang điểm mặt mày, đó là sự tô điểm bề ngoài, không phải là sự biến đổi bên trong. Nếu tôi có một sự thay đổi thật, yếu tố mới phải được thêm vào trong tôi. Nhưng thêm vào bằng cách nào? Bằng cách ăn. Nếu hằng ngày tôi có những bữa ăn bổ dưỡng, bên trong tôi sẽ trải qua sự biến đổi, sự thay đổi mang tính trao đổi chất bên trong bằng sự sống. Khi sự thay đổi mang tính trao đổi chất xảy ra, những yếu tố mới được thêm vào và những yếu tố cũ bị đào thải. Đó là sự biến đổi.

II. Làm Cho Con Người Được Tái Sinh 
Ngọc Châu

Ngọc châu tượng trưng cho điều gì? Mặc dầu ngọc châu được thay bằng bạc trong Sách 1Cô-rin-tô vì nhu cầu cứu chuộc, nhưng ngọc châu là quan niệm ban đầu của Đức Chúa Trời. Khi còn trẻ, tôi không biết Kinh Thánh ngụ ý gì qua ngọc châu. Tuy nhiên, sau khi trải qua nhiều kinh nghiệm với Chúa, bây giờ chúng tôi hiểu ý nghĩa của ngọc châu.

Hãy xem ngọc châu được hình thành như thế nào. Khi một con trai sống dưới biển bị thương bởi một hạt cát, con trai này tiết ra dịch sống bao phủ hạt cát cho đến khi hạt cát đó trở thành ngọc châu. Đấng Christ là Con Trai đã sống trong đại dương của thế giới này. Chúng ta là những hạt cát đã làm Ngài bị thương; sau khi gây thương tích cho Ngài, chúng ta cứ ở chỗ vết thương đó. Sự sống Ngài tiết ra thể yếu sự sống của Ngài bao phủ chúng ta hết lớp này đến lớp khác. Cuối cùng, sau khi đã được bao phủ hoàn toàn bởi dịch-sự-sống này, chúng ta trở thành ngọc châu (Mat. 13:46). Đây là kinh nghiệm về sự tái sinh. Ban đầu, chúng ta là những hạt cát nhỏ, nhưng được trở thành ngọc châu khi dịch-sự-sống của Đấng Christ bao phủ bản thể chúng ta. Mỗi cổng của Giê-ru-sa-lem Mới là một ngọc châu, tượng trưng cho lối vào Vương Quốc Đức Chúa Trời (Khải. 21:21). Chúa Jesus phán rằng nếu không được sanh lại, chúng ta không thể bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời (Gi. 3:5; so với Tít 3:5). Tất cả chúng ta đều đã được sanh lại và có thể bước vào Vương Quốc. Hơn nữa, bởi trở nên ngọc châu, chúng ta lại còn trở nên lối vào.

Sau khi bước vào Giê-ru-sa-lem Mới qua cổng bằng ngọc châu, chúng ta thấy chính mình ở trên con đường vàng (Khải. 21:21). Điều này nghĩa là chúng ta bước đi theo bản chất thần thượng và bản chất thần thượng trở nên con đường của chúng ta. Sự tái sinh là cổng và bản chất thần thượng là con đường của chúng ta. Đừng đến với người khác để hỏi họ anh em nên làm điều gì. Chúa Jesus là Con Đường của chúng ta (Gi. 14:6). Anh em chỉ cần bước đi theo con đường bằng vàng, tức bản chất thần thượng bên trong mình. Thưa anh em, anh em có hớt tóc theo bản chất thần thượng không? Thưa chị em, chị em có mua sắm theo bản chất thần thượng không? Tôi hoàn toàn biết chắc rằng con đường bằng vàng không bao giờ dẫn chúng ta đến rạp hát. Khi đi về hướng có rạp hát, anh em sẽ thấy mình đang đi trên con đường bằng đất sét. Tất cả chúng ta cần bước đi trên con đường bằng vàng. Ở trên con đường bằng vàng là chạm đến bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời.

III. Làm Cho Con Người Được Biến Đổi 
Nên Hình Ảnh Của Đấng Christ Đá Quí

Mặc dầu có cổng bằng ngọc châu và con đường vàng, nhưng chúng ta chưa có bức tường được xây dựng để biểu lộ hình ảnh của Đức Chúa Trời. Bức tường của Giê-ru-sa-lem Mới không những là ranh giới được dựng lên để phân rẽ sự thánh với điều phàm, mà còn là một Toà Nhà để biểu lộ hình ảnh của Đức Chúa Trời. Trong Khải Thị 4:2-3, Đức Chúa Trời ngự trên ngai có dáng vẻ của bích ngọc. Bức tường Giê-ru-sa-lem Mới và đá nền thứ nhất của bức tường này cũng được xây bằng bích ngọc (Khải. 21:18-19), mang cùng một dáng vẻ của Đức Chúa Trời. Mặc dầu chúng ta đã trải qua cổng bằng ngọc châu và đang bước đi trên con đường vàng, tôi còn mong ước thấy một bức tường được xây dựng bao quanh chúng ta để bao bọc mọi điều tin kính, loại bỏ mọi điều thế giới, và để biểu lộ hình ảnh của Đức Chúa Trời. Bức tường này được xây dựng bằng sự biến đổi (2Cô. 3:18; La-mã. 12:2a; 1Cô. 3:12a). Những vật liệu của bức tường này đều là những đá quí được biến đổi (Khải. 21:11,18a,19-20). Chỉ những ai được biến đổi mới có thể xây dựng với nhau.

Đá quí này do đâu mà có? Một viên đá quí là một điều gì đó được biến đổi nên. Tất cả đá quí ban đầu vốn là những vật liệu khác. Một số đã trở thành nham thạch do sức ép và độ nóng. Một số đã trở thành trầm tích do sức ép và dòng nước chảy. Tất cả đã trở thành đá quí. Kim cương (Xuất. 28:18) được hình thành từ than đá do độ nóng và sức ép. Dưới sức ép cực mạnh và sức nóng cao độ, than đá này trở nên kim cương. Đây là những nguyên tắc biến đổi của đá quí. Ô, chúng ta cần được đốt cháy biết bao, chúng ta cần sự tuôn chảy của nước sống, và chúng ta cần sức ép nhiều dường nào!

Sau khi bước vào cổng ngọc châu và đi trên con đường vàng, anh em có thể nghĩ rằng mình đúng đắn với Chúa trong mọi phương diện. Về phần cổng và con đường, anh em đúng đắn với Ngài. Vì bước đi trên con đường vàng, có thể anh em không có nan đề với Chúa, nhưng những khó khăn khác sẽ phát sinh. Chẳng hạn, là một người trẻ, anh em có thể mong đợi cưới được một chị em thật tốt làm vợ. Cũng vậy, các chị em cũng ước ao tìm được một anh em trẻ tốt làm chồng. Tuy nhiên, những ai đã lập gia đình đều có thể làm chứng rằng, trong hôn nhân, có sự vui hưởng mà cũng tạo nên nhiều đau khổ. Mỗi người chồng là một nguồn đau khổ cho vợ, và mỗi người vợ là một nguồn đau khổ cho chồng. Dầu có thể đem đến sự vui thỏa cho người phối ngẫu, nhưng anh em cũng đem đến những đau khổ nào đó. Dù cố hết sức làm cho người phối ngẫu được hạnh phúc, nhưng chúng ta cũng không thể tránh khỏi việc làm cho họ đau khổ. Mặc dầu hôn nhân là nguyên nhân của sự đau khổ, nhưng chúng ta không thể không có hôn nhân. Hôn nhân của chúng ta không nằm trong tay mình mà do chính Chúa tối cao tể trị theo gia tể Ngài. Ngoài sự đau khổ do hôn nhân tạo ra, có nhiều nỗi khổ khác. Dọc theo con đường vàng có nhiều sự đau đớn và gai nhọn.

Trong nhà bếp có thể có nhiều vật dụng. Trong số đó có một cái bếp với một cái lò. Nếu không có bếp và lò, khó có thể nấu ăn đúng cách được. Trong một ý nghĩa, Hội Thánh là một khu vườn. Trong một ý nghĩa khác, Hội Thánh là một phòng ăn và nhà bếp. Không có nhà bếp, phòng ăn trống rỗng. Nhà bếp của Hội Thánh có một lò lớn với nhiều ngăn. Trong lò đó có một chỗ cho mỗi chúng ta. Từ kinh nghiệm, tôi có thể làm chứng rằng trong Hội Thánh, chúng ta thực sự bị thiêu đốt nhằm mục đích được biến đổi. Những anh em dẫn dắt liên tục thiêu đốt lẫn nhau. Chồng thiêu đốt vợ, vợ thiêu đốt chồng. Đó là sự thiêu đốt của Đức Chúa Trời nhằm biến đổi chúng ta.

Chúng ta được làm nên là những bình bằng đất. Dầu những bình này hữu dụng, nhưng chất liệu của nó là đất sét, không tương thích với Giê-ru-sa-lem Mới. Trong Giê-ru-sa-lem Mới không có gạch, chỉ có đá đã được biến đổi. Chúng ta cần một sức ép rất lớn, sự đốt cháy và sự tuôn chảy của sự sống trước khi có thể được biến đổi thành đá quí. Càng kinh nghiệm sức ép, sự đốt cháy, và sự tuôn đổ càng nhiều, chúng ta càng trở nên quí báu.

IV. ĐỂ Xây Dựng Dân Được Chuộc 
Của Đức Chúa Trời

Phao-lô khuyến cáo chúng ta xây dựng Hội Thánh theo cách đúng đắn. Phần lớn công tác giữa vòng Cơ-đốc nhân không phải bằng vàng, bạc hay ngọc châu và đá quí, mà bằng gỗ, cỏ khô và rơm rạ. Vì vàng, theo hình bóng, tượng trưng cho bản chất thần thượng, và gỗ tiêu biểu cho bản chất con người, vì thế, gỗ tương phản với vàng. Chúng ta thích nói rằng chúng ta đều là con người, đặc biệt khi phạm sai lầm. Tuy nhiên, chúng ta không nên lấy nhân tính mình làm lời biện hộ. Nhân tính chúng ta phải là nhân tính được phục sinh, vì nhân tính thiên nhiên không đủ điều kiện cho sự xây dựng Hội Thánh của Đức Chúa Trời. Sự xây dựng Hội Thánh đòi hỏi một nhân tính được biến đổi, không phải là nhân tính bằng gỗ.

Cỏ tương phản với bạc. Kinh Thánh nói rằng mọi xác thịt đều là cỏ (Ês. 40:6; 1Phi. 1:24). Cỏ tượng trưng cho con người đã trở nên xác thịt. Cỏ không cứng chắc như gỗ mà yếu ớt và mong manh. Vì thế, cỏ tiêu biểu cho bản chất sa ngã của con người.

Điểm cuối cùng Phao-lô đề cập trong 1Cô-rin-tô 3:12 là rơm rạ. Rơm rạ là thân hay cọng của một loại hoa màu nào đó còn lại sau khi người ta đã đập để lấy hạt. Rơm rạ ra từ đất, tương phản với đá quí, là vật liệu đã được biến đổi. 1Cô-rin-tô 3:12 trình bày một sự tương phản sống động. Gỗ là cây không có trái, và rơm rạ là hoa màu không có hạt. Chúng ta không nên là gỗ hay rơm rạ, là những vật liệu sẽ bị cháy rụi và vô dụng cho sự xây dựng Hội Thánh của Đức Chúa Trời.

Vì sự xây dựng của Chúa, chúng ta cần là vàng thần thượng, ngọc châu được tái sinh, và đá quí được biến đổi. Càng có nhiều vật liệu này, tự nhiên chúng ta càng dễ dàng được xây dựng với nhau. Nếu kinh nghiệm vàng, ngọc châu, và đá quí, chúng ta sẽ không những là vật liệu quí mà còn là một Tòa Nhà được kết hiệp với nhau cách thích hợp để tạo nên chỗ cư ngụ của Đức Chúa Trời trong linh chúng ta (Êph. 2:22). Do đó, sự biến đổi là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần cầu nguyện và tương giao về các vấn đề này để Chúa có thể đem tất cả chúng ta vào trong thực tại của sự biến đổi cho sự xây dựng của Ngài.

 

 

 BÀI MƯỜI BA

Hai Cây

(1)

Trong các bài trước, chúng ta đã đề cập đến mục đích đời đời của Đức Chúa Trời và một số điểm về cách Đức Chúa Trời hoàn thành mục đích của Ngài. Phương cách Đức Chúa Trời hoàn thành mục đích của Ngài trước hết là tạo nên con người như một chiếc bình để chứa đựng chính Ngài là Sự Sống; sau đó, đặt con người vào một khu vườn trước Cây Sự Sống, hàm ý rằng ý định của Đức Chúa Trời là để con người ăn trái Cây này. Tuy nhiên, cùng với Cây Sự Sống, Sáng Thế Ký 2:9,17 cũng đề cập đến Cây Biết Điều Thiện–Ác. Do đó, chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng ý nghĩa của Hai Cây này.

b. Cho Phép Con Người Có Sự Tự Do Lựa Chọn –2:16-17

Mặc dầu Đức Chúa Trời muốn con người ăn Cây Sự Sống, nhưng Ngài không ép họ làm điều đó. Đức Chúa Trời cũng không đặt Cây Sự Sống vào trong con người. Thay vào đó, Ngài ban cho con người ý chí tự do. Ngài cho con người được tự do lựa chọn. Khi người mẹ cho con ăn, dường như họ ép chúng ăn. Tuy nhiên, đứa bé vẫn có ý chí tự do vì nó thường không chịu ăn khi thức ăn được mớm vào miệng. Người mẹ muốn con mình ăn, nhưng bà phải biết rằng đứa bé ấy có một ý chí tự do.

Đức Chúa Trời tạo nên con người có sự tự do lựa chọn. Tại sao Ngài làm như vậy? Đức Chúa Trời rất vĩ đại. Ngài không nhỏ mọn. Chỉ có người nhỏ mọn mới ép người khác chấp nhận ý kiến của mình. Nếu ép buộc người khác nhận lấy cách của anh em, điều đó chứng tỏ anh em là người nhỏ mọn. Nếu là người rộng lượng (vĩ đại), anh em không bao giờ ép người khác phải chấp nhận mình. Anh em luôn luôn cho họ lựa chọn, bằng cách nói “Nếu yêu tôi, anh có thể tiếp nhận tôi. Nếu không thích tôi, anh được tự do quên tôi đi”. Không một người rộng lượng hay cao trọng nào lại ép buộc người khác. Cũng vậy, Đức Chúa Trời thật vĩ đại. Ngài đầy sức thu hút vì Ngài là Đức Chúa Trời vinh hiển. Đức Chúa Trời không đặt con người trước mặt Ngài cách độc quyền để ép con người phải chọn Ngài. Ngài đặt con người trước Hai Cây, đặt con người trước một sự chọn lựa.

Khi còn là một Cơ-đốc nhân trẻ, tôi bị bối rối bởi điều này. Tôi nói “Tại sao Đức Chúa Trời đặt con người trong hoàn cảnh nguy hiểm như vậy? Nếu là Đức Chúa Trời, tôi sẽ dời Cây Biết Điều Thiện–Ác đi. Tôi chỉ để lại Cây Sự Sống, đặt con người trước Cây này rồi xây một bức tường cao bảo vệ để giữ an toàn cho con người. Sao Đức Chúa Trời không làm như vậy? Sao Ngài lại đặt Cây Biết Điều Thiện–Ác trong vườn như một sự cám dỗ? Mọi nan đề đều bắt nguồn từ đây. Vì sao Đức Chúa Trời không cất bỏ cây đó đi? Nếu Ngài dời cây này đi, chắc chúng ta được cứu khỏi nhiều rắc rối rồi”. Không phải tôi là người duy nhất có những câu hỏi này. Nhiều người trẻ đã hỏi tôi cùng một điều như vậy. Tuy nhiên, nếu Đức Chúa Trời không cho con người sự lựa chọn, hẳn Ngài đã ép con người nhận lấy Cây Sự Sống. Đức Chúa Trời quá vĩ đại nên không làm như thế. Đức Chúa Trời thật cao trọng và đầy thu hút. Để phô bày sự vĩ đại và chứng tỏ sự thu hút của Ngài, Ngài cần có cây thứ hai.

Theo Sách Gióp, Sa-tan, kẻ nội thù của Đức Chúa Trời, đã kiện cáo Gióp trước mặt Ngài. Dường như hắn nói “Lý do nào Gióp thờ phượng Ngài? Gióp thờ phượng Ngài chỉ vì Ngài ban phước cho. Nếu Ngài cất hết mọi phước hạnh đi, Gióp chắc sẽ từ bỏ Ngài và không thừa nhận Ngài trước mặt Ngài” (Gióp 1:9-11). Nói cách khác, Sa-tan nói với Chúa rằng Ngài đang hối lộ Gióp để ông thờ phượng Ngài; nếu Ngài không hối lộ Gióp, ông sẽ từ bỏ Ngài. Do đó, Sa-tan đang phỉ báng Đức Chúa Trời cũng như phỉ báng Gióp. Dường như Đức Chúa Trời nói với Sa-tan rằng: “Hãy làm những gì ngươi có thể. Chỉ đừng đụng đến mạng sống Gióp. Ta sẽ chứng tỏ cho ngươi rằng Gióp không bị hối lộ mà được Ta thu hút. Gióp thờ phượng Ta bởi ý chí tự do”.

Ngày nay, Đức Chúa Trời vẫn như vậy. Ngài không bao giờ bắt ai phải chấp nhận Ngài. Khi Chúa Jesus đến, Ngài không bắt con người phải theo Ngài. Ngài dâng chính Ngài cho mọi người, nhưng luôn tôn trọng sự tự do lựa chọn của họ. Dường như Chúa nói “Nếu thích Ta, các ngươi có thể tiếp nhận Ta. Nếu không thích Ta, các ngươi có thể quên Ta đi”. Một số người trong chúng ta có thể cảm thấy đã bị lòng thương xót của Chúa ép buộc phải tin Ngài. Trong mức độ nào đó, tôi cảm thấy giống như vậy. Sự thương xót của Ngài đã chinh phục chúng ta, thuyết phục chúng ta tiếp nhận Ngài. Tuy nhiên, tôi có thể làm chứng mạnh mẽ rằng nếu anh em buộc tôi khước từ Ngài, tôi vẫn cứ tiếp nhận Ngài. Tôi không bao giờ từ bỏ Ngài. Tại sao qua nhiều thế kỷ vẫn luôn có rất nhiều người tuận đạo? Chúa, Đức Chúa Trời, đã ẩn mặt đi để dân Ngài tự lựa chọn hầu cho hoàn cảnh thực tế đó được chứng minh cho kẻ thù. Đức Chúa Trời dường như nói rằng: “Hỡi Sa-tan, hãy cố hết sức đi. Dân Ta vẫn lựa chọn Ta”. Anh Nghê Thác Thanh của chúng ta đã bị giam trong 20 năm, từ 1952 cho đến khi anh qua đời năm 1972, tại đó, anh đã bị thử thách và bị cám dỗ. Anh đã không hề thay đổi sự lựa chọn của mình vì Chúa của anh rất đáng yêu và quá thu hút. Chúng ta đã tiếp nhận Chúa Jesus, không phải vì bị bắt buộc hay cưỡng ép, nhưng vì chúng ta đã được kêu gọi bởi sự vinh hiển Ngài và bị thu hút bởi mỹ đức của Ngài (2Phi. 1:3). Tất cả chúng ta đều có thể thừa nhận rằng dù người ta ban cho chúng ta bất cứ điều gì, chúng ta cũng không bao giờ chối bỏ Chúa Jesus. Chúa chúng ta thật vô cùng đáng yêu, tôn quí và thu hút. Chúng ta chọn Ngài là sự lựa chọn duy nhất của mình.

Cùng một nguyên tắc như vậy trong vườn Ê-đen, khi Đức Chúa Trời đặt A-đam trước Hai Cây, chỉ về hai nguồn. Đức Chúa Trời muốn con người chọn Ngài là Cây Sự Sống.

1) Cây Sự Sống.

a) Tượng Trưng Cho Đức Chúa Trời.

Cây Sự Sống là một biểu tượng, tượng trưng cho Đức Chúa Trời là Nguồn đúng đắn (ss. với Thi. 36:9; Gi. 1:4; 10:10b; 11:25; 14:6; 1Gi. 5:12; Côl. 3:4). Nếu chỉ đọc Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta sẽ không thể hiểu ý nghĩa của Cây Sự Sống. Tuy nhiên, Phúc Âm Giăng bày tỏ cụ thể sự sống mà đã được biểu thị bởi Cây Sự Sống. Giăng 1:4 chép: “Trong Ngài là sự sống,” và Giăng 15:5 nói rằng Chúa Jesus là Cây Nho thật. Nếu đặt hai câu này với nhau, chúng ta sẽ thấy Đấng Christ là Cây Sự Sống. Jesus, Hiện Thân của Đức Chúa Trời, là Cây Sự Sống. Do đó, Cây Sự Sống trong Sáng Thế Ký chương 2 là biểu tượng về Đức Chúa Trời là Nguồn Sự Sống.

Ngoài nguồn này, có một cây khác, một nguồn khác trong vũ trụ: đó là sự chết. Tuy nhiên, Cây này không được gọi là Cây Sự Chết mà được gọi là Cây Biết Điều Thiện–Ác. Có một Cây như thế trong vũ trụ này. Hai Cây này tương phản nhau; Cây Sự Sống chỉ về Đức Chúa Trời là Nguồn Sự Sống, còn Cây Tri Thức, tượng trưng cho Sa-tan, là nguồn sự chết. Vì Đức Chúa Trời là Nguồn Sự Sống nên Sa-tan là nguồn sự chết. Do đó, trong Sáng Thế Ký chương 2, chúng ta thấy hai nguồn được tượng trưng bởi Hai Cây.

Suốt quá trình Nghiên Cứu Sự Sống này, chúng tôi đã nhiều lần lưu ý rằng hầu như mọi điều trong Sáng Thế Ký chương 1 và 2 đều là hạt giống của sự khải thị thần thượng. Hai Cây là những hạt giống đó. Cùng với tất cả các hạt giống khác được gieo trong Sáng Thế Ký chương 1 và 2, các hạt giống này lớn lên trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh và được thu hoạch như mùa gặt trong Sách Khải Thị. Trong Khải Thị 20:10,14, chúng ta thấy sự chết bị quăng vào Hồ Lửa. Trong Khải Thị 22:2, chúng ta thấy sự sống vẫn còn trong Giê-ru-sa-lem Mới. Ở phần đầu của Kinh Thánh, chúng ta thấy sự chết và sự sống, và ở phần cuối của Kinh Thánh, chúng ta cũng lại thấy sự chết và sự sống. Giữa hai đầu mút này của Kinh Thánh, có hai con đường: con đường sự chết và con đường sự sống. Cả hai con đường nầy đều bắt đầu trong Sáng Thế Ký và kết thúc trong Sách Khải Thị. Sự chết bắt đầu với Cây Biết Điều Thiện–Ác và kết thúc với Hồ Lửa. Sự sống bắt đầu với Cây Sự Sống và kết thúc với Giê-ru-sa-lem Mới. Trước khi được cứu, chúng ta ở trên con đường sự chết. Sau khi được cứu, chúng ta được đặt trên con đường sự sống.

b) Nội Dung, Bản Chất Và Kết Quả Của Cây Sự Sống

Điều thứ nhứt trong hai điều lựa chọn này là Cây Sự Sống biểu thị cho chính Đức Chúa Trời là Sự Sống. Nội dung của Cây Sự Sống là sự sống. Đó là sự sống duy nhất, thuần khiết và tuyệt đối. Bản chất và kết quả của Cây này cũng là sự sống. Sự sống là nội dung, bản chất và kết quả. Mọi sự là sự sống.

c) Nguyên Tắc Của Cây Sự Sống: Lệ Thuộc

Nguyên tắc của Cây Sự Sống là lệ thuộc. Có lẽ nhiều người trong anh em không sáng tỏ về nguyên tắc lệ thuộc này. Cho phép tôi dùng minh họa về sự tốt nghiệp. Hầu như mọi người đọc bài này đều đã tốt nghiệp một trường nào đó, hoặc tiểu học, trung học, cao đẳng hay đại học. Mặc dầu đã tốt nghiệp các trường như vậy, chúng ta không bao giờ có thể tốt nghiệp việc ăn uống. Chúng ta có thể tốt nghiệp việc học hành nhưng không bao giờ tốt nghiệp việc ăn. Hơn thế nữa, chúng ta không thể tốt nghiệp việc uống nước hay hít thở không khí. Tôi khuyến khích anh em học giỏi và tốt nghiệp các trường càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tôi không bao giờ khuyến khích anh em tốt nghiệp việc hít thở vì nếu làm như vậy, anh em sẽ chết. Thế thì, ý nghĩa của điều này là gì? Có nghĩa là tri thức tạo ra sự độc lập trong khi sự sống đòi hỏi sự lệ thuộc. Đạt được một hệ thống kiến thức nào đó cho phép chúng ta tốt nghiệp và hành động cách độc lập. Chẳng hạn, có thể tôi không biết cách nấu ăn. Sau khi học nghệ thuật nấu ăn từ một đầu bếp chuyên môn, sau cùng tôi trở nên hiểu biết, tự mình có thể nấu ăn mà không cần sự trợ giúp của người hướng dẫn. Tuy nhiên, trong những điều liên quan đến sự sống, chúng ta không thể độc lập. Chúng ta luôn luôn lệ thuộc sự sống. Tôi đã, đang, và sẽ tiếp tục thở kể từ ngày tôi được sinh ra, và liên tục thở 24 giờ một ngày. Tôi không bao giờ tốt nghiệp việc thở, tôi không thể không thở mà vẫn còn sống. Tôi không nên nói “Tôi đã thực hành thở đủ rồi. Bây giờ tôi là một chuyên gia. Tôi có thể dạy anh em thở, nhưng chính tôi không cần thở nữa”. Bất kể tuổi tác bao nhiêu, chúng ta luôn luôn phải lệ thuộc vào việc hít thở vì hít thở là vấn đề sự sống.

Khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham lìa khỏi U-rơ thuộc xứ Canh-đê, Ngài không cho ông một bản đồ. Đức Chúa Trời đã không phán: “Áp-ra-ham, đây là bản đồ cho cuộc hành trình của ngươi. Ta muốn đem ngươi ra khỏi U-rơ thuộc xứ Canh-đê để bước vào miền đất tốt lành. Bản đồ này rất rõ ràng. Nếu bước theo chỗ rẽ cách chính xác, ngươi sẽ đến nơi”. Đức Chúa Trời chỉ bảo với Áp-ra-ham hãy lìa khỏi xứ sở, vòng bà con và nhà cha ông. Đức Chúa Trời không bảo Áp-ra-ham nơi ông sẽ đến. Tại sao Đức Chúa Trời cư xử với Áp-ra-ham như vậy? Đức Chúa Trời dẫn dắt ông như vậy vì trước khi có sự kêu gọi Áp-ra-ham, nhân loại đã sa ngã, cách xa Đức Chúa Trời. Con người đã lìa khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời và hoàn toàn sống theo sự hiểu biết, không theo Đức Chúa Trời là sự sống. Đức Chúa Trời đến để kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi tình trạng đó, và đem ông trở lại với chính Ngài. Đức Chúa Trời không cho Áp-ra-ham một bản đồ hay sự chỉ dẫn vì ý định của Ngài là Áp-ra-ham phải sống và chuyển động liên tục trong sự hiện diện của Ngài. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời là bản đồ. Sự hiện diện của Đức Chúa Trời là phương hướng, sự lãnh đạo, và sự dẫn dắt. Nếu Áp-ra-ham xin Đức Chúa Trời: “Chúa ôi, hãy nói cho con biết ngày mai con sẽ đi đâu”, Ngài sẽ đáp: “Con ơi, hãy ngủ ngon và bình an. Chớ bối rối. Ngày mai, Ta sẽ là sự hướng dẫn của con. Ta sẽ là bản đồ sống của con”.

Không một tài xế ô tô nào thích làm tài-ngồi-ở-sau. Tuy nhiên, nếu là tài xế ô tô thiên thượng, anh em cần một người-cùng-lái. Nếu có Đức Chúa Trời hằng sống làm người-cùng-lái, anh em sẽ không cần bản đồ. Ngài là bản đồ sống và là sự hướng dẫn sống của anh em. Thực ra, anh em sẽ ngưng làm tài xế và để cho Ngài lái. Anh em sẽ ngồi bên Ngài và vui hưởng Ngài lái xe, và nói “Tại sao con phải vất vả chú ý đến mọi chỗ rẽ? Chúa Jesus ôi, xin Ngài làm điều này. Chúa ôi, Ngài lái thế cho con. Hãy để con vui hưởng tài lái xe của Ngài”. Đó là ý nghĩa của việc lệ thuộc vào sự sống.

Trái lại, giả sử tôi học được mọi giáo lý, mọi Sách trong Kinh Thánh, và soạn ra hàng trăm bài giảng để hỗ trợ cho tôi trong suốt cuộc đời chức vụ. Nếu là một người như vậy, tôi chỉ có thể cho anh em Cây Tri Thức. Tri thức không đòi hỏi sự lệ thuộc của chúng ta. Một khi anh em đạt được tri thức, ghi nhớ trong ký ức hay trong sổ tay, anh em có thể xa cách sự hiện diện của Chúa mà vẫn làm việc cho Ngài. Khi có tri thức, anh em không cần lệ thuộc Chúa Jesus. Chúa có thể ở trên từng trời thứ ba, còn anh em ở trong một miền xa xôi của trái đất và anh em vẫn có thể thi hành chức vụ của mình

Con đường của sự sống thì hoàn toàn khác với điều này. Nhiều khi tôi có gánh mặng về điều mà tôi sẽ nói trong buổi nhóm sắp đến. Chẳng hạn, lần nọ tôi đã cầu nguyện suốt buổi trưa và buổi chiều rằng: “Chúa ôi, xin ban cho con một lời. Ô Chúa, gánh nặng của Ngài là gì?” Mặc dầu tôi có gánh nặng, nhưng tôi không có sự hướng dẫn rõ ràng liên quan đến nội dung của gánh nặng mà tôi phải nói tối hôm đó. Khi bước vào phòng nhóm, tôi không có một lời. Khi mọi người đang hát và cầu nguyện, tôi có gánh nặng nhưng vẫn không có lời. Tôi tiếp tục cầu nguyện: “Chúa ôi, gánh nặng của Ngài là gì? Sứ điệp của Ngài là gì? Ôi Chúa, Ngài muốn con nói điều gì?”. Mặc dầu đã đến lúc phải giảng, tôi vẫn không biết nói điều gì. Tôi bước lên bục giảng và nói “Chúng ta hãy mở Kinh Thánh…”. Thậm chí ngay lúc đó, tôi vẫn không biết Sách nào. Khi đó tôi nói “…và đọc Sáng Thế Ký” dầu tôi không biết chương nào. Kế đến, tôi nói “chương 3,” nhưng tôi không biết là câu nào. Chỉ khi đó tôi mới sáng tỏ là bắt đầu bài giảng về Sáng Thế Ký 3:15, nói rằng dòng dõi của người nữ sẽ đạp đầu con rắn. Một bài giảng sống động đã tuôn đổ. Từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc, tôi luôn lệ thuộc. Tôi không có tri thức. Tất cả những gì tôi có thể làm là lệ thuộc Chúa hằng sống. Đó là nguyên tắc của Cây Sự Sống.

Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc này cho sự dạy dỗ về hôn nhân trong Ê-phê-sô chương 5. Tất cả những người vợ Cơ-đốc đều biết rằng câu Kinh Thánh trong Ê-phê-sô chương 5 bảo họ hãy thuận phục chồng. Tất cả những người chồng Cơ-đốc đều biết rằng câu này bảo họ hãy thương yêu vợ. Tuy nhiên, cả vợ lẫn chồng đều thất bại không hoàn thành những đòi hỏi của các câu Kinh Thánh này, vì họ nhận Ê-phê-sô chương 5 như Cây Tri Thức, không như Cây Sự Sống. Thưa những người làm chồng, làm vợ, anh chị em đừng sống theo Cây Tri Thức. Anh chị em phải sống bởi Cây Sự Sống. Là người vợ, các chị nên nói “Chúa ôi, con không biết làm thế nào để thuận phục chồng của con. Chúa ôi, dù con biết, con cũng không thể làm theo. Con sẽ quên lời này, Chúa ôi, con sẽ không dùng nỗ lực hay sức mạnh của con để thực hiện sự đòi hỏi này. Lạy Chúa, con chỉ ở trong sự hiện diện của Ngài. Con muốn ở trong Ngài và vui hưởng Ngài suốt 24 giờ một ngày”. Nếu làm như vậy, tự phát sự thuận phục sẽ tuôn tràn ra từ người bề trong của các chị. Đó sẽ là sự tuôn tràn của việc các chị vui hưởng Đấng Christ như sự sống bề trong. Đó là sự lệ thuộc vào Cây Sự Sống.

Nguyên tắc của Cây Sự Sống là gì? Nguyên tắc của Cây Sự Sống là lệ thuộc. Tất cả chúng ta cần phải lệ thuộc. Đừng nhận lấy con đường tri thức vì kết quả của con đường này là sự chết.

2) Cây Biết Điều Thiện–Ác.

Sựlựa chọn thứ hai là Cây Tri Thức (Sáng. 2:17), là sự đối nghịch với Cây Sự Sống. Xin lưu ý cây này được gọi là Cây Biết Điều Thiện–Ác, không chỉ là Cây Biết Điều Ác. Cả tri thức về điều thiện lẫn tri thức về điều ác đều phát xuất từ cùng một Cây. Tri thức về điều thiện hay về điều ác không phải là vấn đề. Hễ là tri thức thì không thuộc về Cây Sự Sống mà thuộc về Cây Tri Thức.

a) Tượng Trưng Cho Sa-tan Và Mọi Điều Ngoài Đức Chúa Trời

Mặc dầu Cây Biết Điều Thiện–Ác tượng trưng cho Sa-tan, nhưng không trực tiếp tượng trưng cho hắn. Trước hết, nó tượng trưng cho mọi điều ngoài Đức Chúa Trời, và kế đến, gián tiếp tượng trưng cho Sa-tan vì Sa-tan ẩn mình đàng sau những điều ngoài Đức Chúa Trời. Sa-tan thích giấu mình. Do đó, Cây Tri Thức đại diện cho Sa-tan cách gián tiếp.

 Sa-tan không ngay thẳng như Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời rất ngay thẳng và luôn luôn lộ diện. Tuy nhiên, Sa-tan thì xảo quyệt, luôn luôn núp đàng sau. Nếu muốn gây rắc rối cho anh em, Sa-tan sẽ không làm điều đó cách công khai và thẳng thắn. Hắn sẽ làm điều đó cách xảo quyệt, hành động qua vợ anh em, hay qua một phần của thế giới, chẳng hạn như cửa hàng bách hóa. Đôi khi, Sa-tan sử dụng ngay cả Kinh Thánh, hành động qua Lời văn tự của Kinh Thánh để gây rắc rối cho anh em. Xin nhớ cách những người trong Do-thái Giáo, người Pha-ri-si, và các Kinh Luật gia đã dùng Kinh Thánh để tử hình Chúa Jesus (Gi. 19:7). Vì Sa-tan rất xảo quyệt nên Cây Tri Thức không trực tiếp tượng trưng cho hắn mà tượng trưng cho mọi điều ngoài Đức Chúa Trời, bao gồm cả điều tốt, điều thuộc Kinh Thánh và tôn giáo. Bất kể điều thiện hay ác, hễ điều gì không phải là chính Đức Chúa Trời đều có thể bị Sa-tan sử dụng.

Những điều ngoài Đức Chúa Trời rơi vào ba loại: tri thức, điều thiện, và điều ác. Giả sử anh em có ý định làm một điều tốt nào đó. Tuy nhiên, sâu xa trong linh, anh em có cảm nhận là đừng chạm đến và đừng làm điều đó. Do không được thuyết phục bởi cảm nhận bề trong này, là cảm nhận đã ngăn cản anh em thực hiện điều đó, nên anh em đi đến một trưởng lão và nói “Anh ơi, hãy xem xét điều tốt mà tôi đang có ý định thực hiện. Nó rất tốt. Nhưng tại sao tôi không có sự bình an để làm”. Có thể anh trưởng lão đó đáp: “Anh có bình an hay không thì không thành vấn đề. Anh nên thực hiện vì điều đó tốt”. Nếu anh trưởng lão đó trả lời như vậy, chắc chắn anh ta là một trưởng lão về tri thức, không biết nguyên tắc của sự sống. Mọi trưởng lão đúng đắn sẽ đáp: “Anh ơi, chúng ta đừng bao giờ đi theo Cây Biết Điều Thiện–Ác. Nguyên tắc của chúng ta không phải là tốt hay xấu, đúng hay sai. Nguyên tắc của chúng ta là sự sống”. Đừng dùng nguyên tắc thiện, ác; nhưng cần hợp tác với nguyên tắc sự sống. Nếu anh em không có sự bình an bên trong, điều đó có nghĩa là Linh sự sống không đồng ý với điều anh em dự định thực hiện. Anh em cần hợp tác với Ngài. Nếu làm như vậy, anh em sẽ nhận được sự sống. Trong quá khứ, anh em không có kinh nghiệm như vậy sao? Hễ khi nào hành động theo điều thiện, anh em sẽ chết. Anh em sẽ kinh nghiệm sự chết. Tuy nhiên, khi hành động theo sự sống bề trong, anh em sẽ nhận được sự sống càng hơn.

Cây Tri Thức trước hết tượng trưng cho mọi điều được Sa-tan sử dụng, bất kể điều đó thiện hoặc ác. Cây này không trực tiếp tượng trưng cho Sa-tan vì hắn thích giấu mình. Đầu tiên, khi Sa-tan vào trong con người, hắn không làm điều đó cách ngay thẳng. Hắn đến trong hình dạng của con rắn. Vào lúc khởi đầu Kinh Thánh, con rắn rất quỉ quyệt nhưng bên ngoài hết sức thu hút (Sáng. 3:1) không như những con rắn xấu xí dưới sự rủa sả của Đức Chúa Trời. Khi Ê-va nói chuyện với con rắn, bà không nhận thức có Sa-tan ở trong đó. Ở điểm này, có nguyên tắc về sự xuất hiện của Sa-tan: hắn không bao giờ xuất hiện cách thẳng thắn mà là cách quỉ quyệt.

Chúng ta thấy một ví dụ khác về sự xuất hiện xảo quyệt của Sa-tan trong trường hợp của Phi-e-rơ trong các Sách Phúc Âm. Phi-e-rơ là một môn đồ chân thật, trung thành, và rất mực yêu Chúa. Khi Chúa Jesus nói về sự đóng đinh sắp đến của Ngài, Phi-e-rơ nói “Chúa ơi, Đức Chúa Trời nào nỡ vậy! Sự đó hẳn chẳng xảy đến cho Chúa đâu” (Mat. 16:21-23). Chúa Jesus xoay lại phán cùng Phi-e-rơ rằng: “Ớ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta!” Bề ngoài, Phi-e-rơ là người nói, nhưng thực ra, đó là Sa-tan trong Phi-e-rơ đã nói. Sa-tan cũng ở trong Giu-đa khi ông phản Chúa Jesus. Giu-đa đầy dẫy Sa-tan và bị gọi là “quỉ” (Gi. 13:2,27; 6:70).

Qua các ví dụ này, chúng ta có thể thấy rằng Sa-tan không bao giờ hành động cách thẳng thắn. Hắn luôn luôn quỉ quyệt, dùng những điều khác làm màn che. Anh em có thể nói “Không phải là Sa-tan đâu. Đó là vợ tôi. Đó là chồng yêu quí của tôi”. Tuy nhiên, người vợ hay người chồng đó đã bị Sa-tan sử dụng. Vì vậy, chúng ta phải hết sức cẩn thận.

b) Nội Dung Của Cây Biết Điều Thiện–Ác

Nội dung của Cây Tri Thức là mọi điều ngoài Đức Chúa Trời. Ngay cả Kinh Thánh được Đức Chúa Trời hà hơi vào, và luật pháp do Đức Chúa Trời ban cho, cũng có thể bị Sa-tan sử dụng theo văn tự như Cây Tri Thức. Thậm chí kinh nghiệm về Đấng Christ mà hôm nay anh em có được, cũng có thể trở thành Cây Tri Thức vào ngày mai. Tôi đã minh họa kinh nghiệm giảng một bài về Sáng Thế Ký 3:15 trong sự hoàn toàn lệ thuộc Chúa. Bài giảng ấy rất sống động. Tuy nhiên, giả sử tôi được mời đến một thành phố khác và thầm nghĩ: “Tôi đã giảng một bài rất tốt về Sáng Thế Ký 3:15. Tôi sẽ giảng lại bài này”. Nếu làm như vậy, bài giảng đó sẽ trở thành Cây Tri Thức. Cách đây hai tháng, bài giảng đó là Cây Sự Sống; nhưng bây giờ, một khi được lặp lại theo cách tri thức, bài giảng ấy trở thành Cây Tri Thức. Có thể anh em có một kinh nghiệm tương tự sau khi đã dâng cho Chúa lời cầu nguyện sống động. Đêm nọ, anh em có thể dâng lời cầu nguyện sống động trong sự lệ thuộc Chúa. Vì lời cầu nguyện đó thật tuyệt diệu và sống động nên anh em quyết định lặp lại cùng lời cầu nguyện đó, từng từ một, trong buổi cầu nguyện kế tiếp. Trước sự ngạc nhiên của anh em, lời cầu nguyện đó trước đây là Cây Sự Sống nhưng bây giờ trở nên Cây Tri Thức. Vì thế, ngay cả một lời cầu nguyện sống động cũng có thể trở thành Cây Tri Thức.

Chúng ta hãy cho một ví dụ từ đời sống gia đình. Cha mẹ thường dạy các con bằng cách nói “Con không thấy John là một cậu bé ngoan sao? Thế vì sao con không hành động như cách của bạn ấy?” Nếu cách cư xử của John xuất phát từ sự lệ thuộc Chúa, thì đó là Cây Sự Sống. Nếu một đứa bé khác bắt chước John, sự bắt chước đó là Cây Tri Thức. Chúng ta cần áp dụng điều này cho chính mình. Nếu hành động cách nào đó theo sự sống mà về sau lặp lại hành động đó theo sự hiểu biết ra từ kinh nghiệm đầu tiên của mình, thì sự lặp lại đó trở thành Cây Tri Thức.

Thậm chí cùng một quyển Kinh Thánh nhưng cũng có thể trở thành hai Cây đối với chúng ta. Nếu lệ thuộc Chúa và vận dụng linh để chạm được Lời, thì Kinh Thánh là Cây Sự Sống. Tuy nhiên, nếu vận dụng tâm trí và chú trọng vào Kinh Thánh như Quyển Sách văn tự thì Kinh Thánh là Cây Tri Thức. Chúng ta có thể làm cho Kinh Thánh bằng văn tự trở thành Cây Tri Thức. Chúa Jesus bảo người Do-thái: “Các ngươi tra xét Kinh Thánh… nhưng không khứng đến cùng Ta để được sự sống” (Gi. 5:39-40). Chỉ tra xét Kinh Thánh là đến với Cây Tri Thức; trong khi tiếp xúc Chúa qua Lời là đến với Cây Sự Sống. Đừng bao giờ làm Kinh Thánh trở thành Cây Tri Thức. Hãy luôn giữ Kinh Thánh như là Cây Sự Sống. Yếu tố quyết định là, khi đến với Kinh Thánh, anh em có lệ thuộc Chúa hay không. Nếu độc lập với Ngài, bất cứ điều gì anh em nhận được đều là Cây Tri Thức. Nếu lệ thuộc Ngài, mọi điều anh em nhận được đều là Cây Sự Sống. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng Hai Cây được đề cập trong Sáng Thế Ký chương 2 là lịch sử thời xưa. Sáng Thế Ký chương 2 không phải là bản ký thuật đã lỗi thời mà là sự khải thị thần thượng, cập nhật, và sống động về hai nguyên tắc.

c) Bản Chất Và Kết Quả Của Cây Biết Điều Thiện–Ác

Bản chất và kết quả của Cây Sự Sống đều là sự sống vì đó là Cây Sự Sống. Nhưng bản chất và kết quả của Cây Biết Điều Thiện–Ác đều là sự chết vì tri thức, điều thiện và điều ác, đều thuộc về sự chết và dẫn đến sự chết. Bất cứ điều gì không thuộc về sự sống đều thuộc về sự chết và dẫn đến sự chết. Thực ra, Cây Biết Điều Thiện–Ác là Cây Sự Chết; tuy nhiên, không được gọi là Cây Sự Chết mà gọi là Cây Biết Điều Thiện–Ác. Sự chết không chỉ ở đàng sau điều ác mà cũng ở đàng sau tri thức, và điều thiện. Tên gọi của Cây Biết Điều Thiện–Ác thật quỉ quyệt vì Sa-tan luôn luôn thích che giấu chính hắn. Sa-tan có quyền lực sự chết (Hêb. 2:14). Vì Cây Biết Điều Thiện–Ác thực ra là cây sự chết nên tượng trưng cho Sa-tan.

 

 

 

BÀI MƯỜI BỐN

Hai Cây

 (2)

Trong bài trước, chúng ta đã thấy Cây Biết Điều Thiện–Ác tượng trưng cho Sa-tan, kẻ nắm quyền lực sự chết, nội dung của Cây này là những điều ngoài Đức Chúa Trời, bản chất và hậu quả của nó đều là sự chết. Bây giờ chúng ta cần thấy nguyên tắc của Cây này

d) Nguyên Tắc Của Cây Biết Điều Thiện–Ác  –Độc Lập

Nếu biết nguyên tắc Cây Sự Sống, chúng ta cũng sẽ biết nguyên tắc Cây Biết Điều Thiện–Ác vì nó tương phản với nguyên tắc Cây Sự Sống. Nguyên tắc Cây Sự Sống là lệ thuộc; nguyên tắc Cây Tri Thức là độc lập. Bất kỳ điều gì chúng ta làm trong sự lệ thuộc Chúa đều ở trong nguyên tắc Cây Sự Sống. Bất cứ điều gì chúng ta làm độc lập với Chúa đều nằm trong nguyên tắc Cây Tri Thức.

Mọi người đều muốn độc lập. Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ độc lập với Chúa. Độc lập thuộc linh nghĩa là chết. Nếu độc lập, chúng ta tự sát.

Độc lập với Chúa có nghĩa là tách biệt, cô lập chúng ta với Chúa, một chất cách điện cắt đứt dòng điện thần thượng. Mặc dầu chúng ta có thể có một nhà máy điện với tiềm lực cực lớn và tất cả thiết bị điện cần thiết đã được lắp đặt đúng, nhưng chúng đều vô dụng nếu có một chất cách điện ở công tắc. Chất cách điện đó cắt đứt dòng điện. Chỉ một lượng nhỏ chất cách điện, dù là một lớp mỏng như tờ giấy, cũng sẽ cắt đứt dòng điện. Sự độc lập là chất cách điện thuộc linh, cắt chúng ta khỏi sự sống của Đức Chúa Trời. Đừng nghĩ rằng anh em là chuyên gia trong những vấn đề thuộc linh. Bất kể điện năng đã được kết nối bao lâu, nó vẫn tiếp tục cần được kết nối, và không bị cách điện. Điều này tương tự trong lĩnh vực thuộc linh. Đừng bao giờ nói “Tôi có nhiều kinh nghiệm trong Đấng Christ. Tôi đã liên tục vận dụng linh nhiều năm rồi, và bây giờ, tôi không cần làm điều đó nữa”. Đừng bao giờ chấp nhận thái độ này. Chúng ta cần liên tục lệ thuộc Chúa. Đừng bao giờ độc lập với Chúa hằng sống. Một giây sống độc lập có nghĩa là chết.

3) Nhận Thức Về Hai Nguyên Tắc

Nguyên tắc Cây Sự Sống và nguyên tắc Cây Biết Điều Thiện–Ác được nhận thức suốt cả Kinh Thánh. Trong Kinh Thánh, tất cả điều tiêu cực đều ở trên con đường của Cây Tri Thức, và tất cả điều tích cực đều ở trên con đường của Cây Sự Sống. Tôi gọi con đường thứ nhứt là con đường tri thức và con đường thứ hai là con đường sự sống. Nếu lần theo hai con đường này, chúng sẽ đem chúng ta trải qua cả Kinh Thánh.

Ban đầu, con người bị xúi giục ăn Cây Tri Thức. Hậu quả là con người sa ngã. Hậu tự của con người sa ngã đã không hề lệ thuộc Đức Chúa Trời. Họ cậy vào tri thức của mình. Theo Sáng Thế Ký chương 4, nền văn hóa đầu tiên của con người đã được phát minh, và nền văn hóa này đã phát triển cho đến khi trở thành thế giới bại hoại vào thời Nô-ê. Trong thời Nô-ê, Đức Chúa Trời đã phán xét trái đất bằng nước lụt. Dòng dõi của Nô-ê trở thành một dòng dõi khác, nhưng dòng dõi này vẫn không lệ thuộc Đức Chúa Trời. Cuối cùng, nền văn hóa thứ hai của nhân loại xuất hiện, là nền văn hóa đã dựng lên cái tháp và xây thành Ba-bên. Sau đó, Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi dòng dõi sa ngã này. Bởi điều này, chúng ta thấy sự phát triển của hai con đường. Nói cách chính xác, con đường sự sống bắt đầu với A-đam, người đã sa ngã và được cứu chuộc, và tiếp tục qua A-bên, Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và rất nhiều người Ítx-ra-ên. Trên con đường sự sống này, chúng ta có lều trại của Nô-ê, lều trại của Áp-ra-ham, Đền Tạm và Đền Thờ. Con đường tri thức bắt đầu với Ca-in và được tiếp tục qua mọi người không tin kính. Trên con đường tri thức này, chúng ta có thành Hê-nóc, Ba-bên, Sô-đôm, những thành dùng làm kho tàng của Pha-ra-ôn, và Ba-by-lôn, là những nơi đã bắt giữ những điều trên con đường sự sống.

Chúng ta cũng thấy hai con đường này trong Tân Ước. Mặc dầu Cựu Ước và Kinh Luật ban đầu ở trên con đường sự sống, nhưng những người theo Do-thái Giáo đã xem chúng chỉ là tri thức và đặt chúng trên con đường tri thức. Người Pha-ri-si đã dùng Cựu Ước theo cách tri thức. Khi Chúa Jesus đến, những lãnh đạo tôn giáo hoàn toàn ở trên con đường tri thức. Chỉ có Chúa Jesus ở trên con đường sự sống. Sau đó, Ngài đem các môn đồ Ngài đến con đường sự sống. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các môn đồ Ngài đã đặt nhiều người khác trên con đường sự sống. Cho nên vào thời đó, có Do-thái Giáo ở trên con đường tri thức, và Hội Thánh ở trên đường sự sống. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Hội Thánh trở nên suy thoái, rời khỏi Đấng Christ sống động qua tri thức Kinh Thánh chết chóc, và trở thành Cơ-đốc Giáo. Hội Thánh ở trên đường sự sống, nhưng Cơ-đốc Giáo ở trên đường tri thức. Khải Thị chương 17 nói rằng Cơ-đốc Giáo cuối cùng sẽ trở thành Ba-by-lôn Lớn tôn giáo, và Khải Thị chương 18 nói rằng hệ thống thế giới sẽ dẫn đến Ba-by-lôn Lớn chính trị. Ba-by-lôn Lớn sẽ có hai phương diện –phương diện tôn giáo và phương diện chính trị. Bất kể phương diện nào, Ba-by-lôn Lớn cũng là hậu quả cuối cùng của con đường tri thức. Những người đắc thắng giữa vòng Cơ-đốc nhân trải suốt mọi thế kỷ không bao giờ rời con đường sự sống qua con đường tri thức. Họ vẫn ở mãi trên con đường sự sống cho đến cuối cùng, khi con đường này dẫn đến Giê-ru-sa-lem Mới. Ba-by-lôn Lớn và mọi điều ngoài Đức Chúa Trời sẽ bị sông lửa (Đa. 7:10) quét vào Hồ Lửa (Khải. 20:10,14-15; 21:8). Tất cả những điều tích cực trong Kinh Thánh trải suốt các thời đại sẽ được sông nước sự sống (Khải. 22:1) đem vào Giê-ru-sa-lem Mới. Đối lập với Hồ Lửa sẽ là một Thành Phố Nước, tức Giê-ru-sa-lem Mới (Khải. 21:10–22:4). Vào cuối Kinh Thánh, chúng ta thấy một Hồ và một Thành: Hồ là Hồ-Lửa-tạo-ra-sự-khát-nước, là sự tổng kết chung cuộc của con đường tri thức; Thành là Thành-Phố-Nước-làm-thỏa-cơn-khát, là sự tổng kết chung cuộc của con đường sự sống. Vì thế, ở cuối Sách Khải Thị, chúng ta thấy mùa gặt của hạt giống Cây Tri Thức và Cây Sự Sống.

Anh em đang ở trên con đường nào? Đường sự sống hay đường sự chết? Xin nhớ rằng Đức Chúa Trời rất ngay thẳng. Vì sự sống là Đức Chúa Trời, nên sự sống cũng ngay thẳng. Trái lại, sự chết thì xảo quyệt. Sự chết không tỏ rõ là sự chết mà tỏ ra vẻ là tri thức. Sự sống đơn giản là sự sống; nội dung, bản chất, và kết quả là sự sống. Sự chết là tri thức. Mọi người đều thích tri thức. Ngay cả một đứa nhỏ cũng ham thích. Trẻ em làm chúng ta mệt mỏi với hết câu hỏi này đến câu hỏi khác. Nếu anh em trả lời một câu, chúng hỏi lại bằng nhiều câu hỏi khác vì có sự thèm khát hiểu biết bên trong con người. Con người tham muốn tri thức. Ngay cả nhiều Cơ-đốc nhân cũng tham muốn. Mặc dầu bản thân của từ “tri thức” có thể là một từ liệu tốt, nhưng đàng sau và ẩn dưới tri thức này là sự chết. Văn tự giết chết vì văn tự là tri thức (2Cô. 3:6). Văn tự của Kinh Thánh giết chết hễ khi nào Kinh Thánh tách rời khỏi Đức Chúa Trời hằng sống. Tôn giáo ngăn cách Kinh Thánh với Đấng Christ sống động. Vì thế, Kinh Thánh có thể giết chết và làm lan tràn sự chết.

Sự chết ẩn giấu dưới rất nhiều điều tốt, thậm chí núp dưới những ý định tốt nhất của chúng ta. Nhiều Cơ-đốc nhân yêu dấu đã bị chết bởi những ý định tốt của người khác. Mặc dầu ý định của anh em có thể là tuyệt diệu, nhưng Sa-tan núp dưới đó, và Sa-tan là sự chết. Mọi người đều biết rằng sự chết ẩn phía sau những điều ác. Chẳng hạn, những sòng bạc ở Las Vegas rõ ràng là gian ác và chết chóc. Tuy nhiên, nhóm trong một thánh đường dường như là tốt, tốt hơn nhiều so với việc đến một sòng bạc. Tuy nhiên, sự chết được tìm thấy ở cả hai nơi. Chỗ khác nhau là sự biểu hiện bên ngoài, không phải trong thực chất, vì sự chết hiện diện và đắc thắng trong cả điều thiện lẫn điều ác. Sự chết thật xảo quyệt.

Bây giờ chúng ta biết mình nên ở trên con đường nào. Chúng ta phải tiếp nhận con đường sự sống.

4) Lời Nói Thêm

Tôi vẫn còn một gánh nặng để chia sẻ thêm về Hai Cây từ Phúc Âm Giăng. Phúc Âm Giăng là Sách về sự sống. Trong Phúc Âm này, nhiều tình trạng của con người được đem đến với Chúa, và phần lớn tình trạng là vấn đề về tôn giáo, sự dạy dỗ, hay những câu hỏi về đúng, sai. Như chúng ta sẽ thấy, Chúa Jesus không trả lời phải hay không cho bất kỳ trường hợp nào.

Người đàn bà Sa-ma-ri hỏi Chúa về nơi thờ phượng đúng đắn –là trên núi của người Sa-ma-ri hay tại Giê-ru-sa-lem (Gi. 4:20). Chúa phán rằng vấn đề không phải nơi đúng hay sai, mà là linh. Quan tâm đến câu trả lời phải hay không là bị lôi cuốn bởi Cây Biết Điều Thiện–Ác. Chúa phán rằng Đức Chúa Trời là Linh và chúng ta phải thờ phượng Ngài, không phải tại một nơi đúng nào đó, mà là trong linh chúng ta. Vì Đức Chúa Trời Linh là Sự Sống, và chúng ta tiếp xúc, tiếp nhận Ngài là Nước Sống trong linh, nên sự thờ phượng này là trong nguyên tắc Cây Sự Sống.

Một ngày nọ, Chúa thấy một người mù từ lúc mới sinh (Gi. 9:1). Do ảnh hưởng của quan niệm tôn giáo, thiên nhiên, nên các môn đồ đã hỏi Ngài rằng: “Người này mù do tội lỗi của người hay của cha mẹ người?”. Hãy nghe lời đáp của Chúa: “Không phải người này đã phạm tội cũng không phải cha mẹ người, nhưng ấy để công việc của Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người” (Gi. 9:3). Ý nghĩa lời đáp của Chúa là như vầy: Người ta luôn đánh giá tình trạng theo phải hay không, đúng hay sai, vốn là hậu quả của Cây Biết Điều Thiện–Ác, nhưng Chúa Jesus luôn đem người ta trở lại với Cây Sự Sống là chính Đức Chúa Trời.

Khi Ni-cô-đem tiếp xúc Chúa theo cách giáo lý, Chúa bảo rằng ông cần sanh lại bằng sự sống thần thượng. Vấn đề không phải là sự dạy dỗ, tri thức được thêm vào tâm trí, mà là sự tái sinh, sự sống thần thượng được truyền vào trong linh.

Nếu đọc toàn bộ Sách Giăng, chúng ta sẽ thấy Chúa Jesus không bao giờ trả lời phải hay không. Khi người ta đề nghị Ngài hành động, Ngài khước từ. Tại tiệc cưới ở Ca-na, khi rượu không còn nữa, và mẹ của Jesus muốn Ngài giải quyết tình cảnh đó, Ngài từ chối. Tuy nhiên, khi bà không đòi nữa, Ngài đã biến nước thành rượu (Gi. 2:3-9). Vào dịp Lễ Lều Tạm, các em của Chúa yêu cầu Ngài qua Giu-đê, Chúa Jesus bảo họ đi, và Ngài không đi. Tuy nhiên, sau khi các em Ngài đã đi dự Lễ, Ngài cũng đi (Gi. 7:1-10). Cũng vậy, khi Chúa Jesus được báo tin rằng La-xa-rơ, bạn Ngài, bị đau, Ngài đã không đến thăm ông (Gi. 11:1-6). Ngài vẫn cứ ở lại nơi đang ở thêm hai ngày nữa. Sau đó, Chúa lại quyết định vào Giu-đê, và các môn đồ Ngài phản đối điều này (Gi. 11:7-8). Tại sao Phúc Âm Giăng trình bày hành động của Chúa Jesus theo cách như vậy? Vì Phúc Âm Giăng là Sách về sự sống. Chúa muốn huấn luyện các môn đồ Ngài thoát khỏi đúng, sai, phải, không; nghĩa là, khước từ Cây Biết Điều Thiện–Ác, và hoàn toàn bước vào trong sự sống. Sự Sống là chính Đức Chúa Trời.

Một trường hợp khác được tìm thấy trong chương 8 là người đàn bà tội lỗi được đem đến với Chúa (Gi. 8:1-11). Người đàn bà này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Người Pha-ri-si nói với Chúa rằng Môi-se truyền một người như vậy phải bị ném đá chết. Rồi họ hỏi Chúa: “Còn Thầy nói gì?”. Mặc dầu họ buộc Chúa trả lời phải hay không, Ngài đã không trả lời theo cách này. Ngài phán: “Ai trong các ngươi là vô tội, hãy ném đá nàng trước đi”. Lời này có nghĩa gì? Nghĩa là Chúa đang hướng họ đến Đức Chúa Trời, vì trong cả vũ trụ này Đức Chúa Trời là Đấng duy nhất vô tội. Người Pha-ri-si nín lặng bởi lời đáp của Chúa. Sau đó, Chúa bảo người đàn bà: “Ta cũng không định tội ngươi, hãy đi, đừng phạm tội nữa”. Trường hợp này bày tỏ rằng đây không phải là vấn đề kinh luật hay tri thức mà hoàn toàn là vấn đề đụng chạm Đức Chúa Trời hằng sống.

Như tôi đã chỉ ra trước đây, khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham, Ngài không bảo ông phải đi đến đâu. Nếu Đức Chúa Trời làm như vậy, Áp-ra-ham hẳn sẽ có tri thức. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời có chủ ý không muốn cho Áp-ra-ham thông tin nào để giữ ông cứ tiếp xúc chính Ngài cách trực tiếp và thường xuyên. Sự hiện diện sống động của Đức Chúa Trời là bản đồ của ông, sự chỉ dẫn của ông.

Trong nhiều văn phẩm Cơ-đốc, chúng ta được trao cho các phương cách và phương pháp để thực hiện nhiều điều. Bởi đọc những sách này, chúng ta có thể học được phương cách đúng đắn. Chẳng hạn, về vấn đề bị đóng đinh với Đấng Christ, các sách này bảo rằng hãy kể chính mình là chết. Nếu làm điều này chỉ theo phương cách hay phương pháp, nó thuộc về Cây Tri Thức. Tri thức là gì? Tôn giáo là gì? Tri thức và tôn giáo có nghĩa là phải tốt, và làm điều tốt, thờ phượng Đức Chúa Trời hay làm việc cho Đức Chúa Trời mà không có sự hiện diện sống động của Đức Chúa Trời. Bất kỳ điều gì tốt được làm cho Đức Chúa Trời mà không có sự hiện diện của Ngài đều là tôn giáo. Một điều nào đó có thể vừa là sự sống, vừa là tri thức cho chúng ta. Nếu kinh nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời sống động đang khi thực hiện điều gì đó, thì đó là sự sống. Tuy nhiên, nếu thực hiện điều gì đó mà không có hiện diện của Đức Chúa Trời, đó chỉ là tri thức chết. Không một phương cách hay phương pháp nào có thể giúp chúng ta. Chúng ta cần Đức Chúa Trời hằng sống.

Sự sống là gì? Sự sống là chính Đức Chúa Trời. Nguyên tắc của sự sống là gì? Đó là lệ thuộc Đức Chúa Trời trong mọi sự. Nếu anh em lệ thuộc vào Đức Chúa Trời, mọi sự là sự sống.

5) Tình Thế Tay Ba

Khi A-đam đứng trước Hai Cây, ông đứng trước Đức Chúa Trời và Sa-tan. Điều này tạo thành tình thế tay ba giữa con người, Đức Chúa Trời, và Sa-tan trong vũ trụ. Cuộc chiến giữa Đức Chúa Trời và Sa-tan đều trên con người. Con người hoặc chọn Đức Chúa Trời hoặc đi theo Sa-tan tùy thuộc hoàn toàn vào sự lựa chọn của con người. Tình thế tay ba này bây giờ đang ở trong chúng ta. Trước đây, Sa-tan ở trong khu vườn, bên ngoài A-đam; bây giờ hắn ở trong xác thịt chúng ta. Trước đây, Đức Chúa Trời cũng ở trong khu vườn, bên ngoài con người; bây giờ Ngài ở trong linh chúng ta.

Trong bài 10, chúng tôi đã chỉ ra rằng con người có ba phần: linh, hồn và thân thể. Linh là phần trong cùng, thân thể là phần ngoài cùng, và hồn, phần chính yếu của bản thể chúng ta, ở giữa. Hậu quả của sự sa ngã là Sa-tan, tức Cây Biết Điều Thiện–Ác, đã vào trong xác thịt con người. Kết quả của việc chúng ta tin Đấng Christ, Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống ngự trong linh chúng ta. Vì thế, Hai Cây này trước kia ở trong khu vườn, ở ngoài con người, thì bây giờ ở bên trong chúng ta, một ở trong xác thịt và một ở trong linh. Nếu đọc cẩn thận La-mã chương 7, chúng ta sẽ thấy Phao-lô nói rằng trong xác thịt ông không có điều tốt, chỉ có tội lỗi. Tội thực ra là bản chất gian ác của Sa-tan. Nói rằng tội cư ngụ trong xác thịt, nghĩa là Sa-tan, Kẻ Ác, ở trong xác thịt chúng ta. La-mã 8:16, một câu chứng tỏ Đức Chúa Trời ở trong chúng ta, nói rằng Linh của Đức Chúa Trời đồng chứng với linh chúng ta. Vì thế, mỗi Cơ-đốc nhân thật là một vườn Ê-đen thu nhỏ. Tâm trí của hồn tiêu biểu cho chính anh em; tội lỗi trong xác thịt tiêu biểu cho Sa-tan và Linh trong linh tiêu biểu cho Đức Chúa Trời. Giống như trong vườn Ê-đen, ba phần này tạo nên tình thế tay ba bên trong chúng ta.

Hạt giống về tình thế tay ba đã được gieo trong Sáng Thế Ký chương 2, và sự lớn lên của hạt giống này được tìm thấy trong La-mã chương 8, nơi chúng ta thấy sự nảy mầm của Hai Cây này. La-mã 8:6 nói rằng tâm trí đặt vào xác thịt là sự chết; tâm trí đặt vào linh là sự sống và bình an. Trong Sáng Thế Ký chương 2, Hai Cây này là khách quan; nhưng trong La-mã chương 8 thì trở nên chủ quan. Đừng bao giờ nói rằng Hai Cây này không còn ở với chúng ta nữa. Ngay cả khi đọc bài này, chúng cũng đang ở trong anh em. Trước đây tôi mong nhổ tận gốc Cây Tri Thức trong xác thịt tôi, nhưng càng xử lý, nó càng cứ ở trong tôi. Cuối cùng, tôi khám phá được La-mã chương 8. Tôi thấy có một Cây khác đang ở trong linh mình. Vì thế, trong La-mã chương 8, chúng ta thấy một vườn Ê-đen hiện tại. La-mã 8:2 đề cập đến luật của Linh sự sống giải thoát chúng ta khỏi luật của tội lỗi và sự chết. Do đó, trong La-mã chương 8, chúng ta có hai luật –luật sự sống và luật sự chết. Hai luật này là hai nguyên tắc của Hai Cây trong kinh nghiệm chủ quan của chúng ta

Tôi muốn nói một lời đặc biệt với những người trẻ đang đọc bài này. Tôi hi vọng trong đời sống Cơ-đốc, anh em sẽ sớm học được cách vui hưởng Chúa là Cây Sự Sống. Sau khi nghe lời chứng của một anh em nhiều kinh nghiệm trong Chúa, đừng cố gắng bắt chước anh em đó. Nếu làm như vậy, anh em đang hướng về Cây Tri Thức. Chỉ cần tiếp xúc Chúa liên tục, Chúa sẽ là Cây Sự Sống của anh em. Kết quả là, tự phát anh em sẽ yêu Chúa và Lời Ngài. Tình yêu của anh em sẽ là sự tuôn tràn của sự đụng chạm Chúa, là Nguồn sống động, là Cây Sự Sống của mình. Lúc còn trẻ, tôi yêu Chúa và tìm kiếm Ngài, nhưng không có ai cung ứng cho tôi sự giúp đỡ như vậy. Trong nếp sống Hội Thánh ngày nay, anh em có chung quanh mình các anh chị em là những người khích lệ anh em vui hưởng Chúa là Cây Sự Sống của mình.

c. Giao Trách Nhiệm Cho Con Người 
Để Hợp Tác Với Đức Chúa Trời –2:15

Đức Chúa Trời đã giao cho con người cày sới đất trong vườn để sự sống có thể lớn lên nhằm hoàn thành phương diện thứ nhứt trong mục đích của Ngài, đó là, biểu lộ Đức Chúa Trời theo hình ảnh Ngài. Cày sới đất là để Cây Sự Sống lớn lên. Cày sới đất có nghĩa gì? Việc cày sới đất đã được gieo như hạt giống trong Sáng Thế Ký chương 2 và được phát triển trong Ma-thi-ơ chương 13. Trong Ma-thi-ơ chương 13, Chúa Jesus phán rằng đất là lòng người. Hơn nữa, trong Ma-thi-ơ 13, Cây Sự Sống là chính Chúa Jesus như Hạt Giống mà Ngài đã gieo vào lòng chúng ta. Cày sới đất nghĩa là làm mềm mại và phá vỡ lòng cứng cỏi, mở lòng chúng ta hướng về các từng trời để mưa xuống hầu cho sự sống bên trong chúng ta lớn lên. Khi Đức Chúa Trời ra lịnh cho con người cày sới đất, có nghĩa là con người phải mở ra, được phá vỡ, và sẵn sàng để Cây Sự Sống bước vào trong người đó.

Cùng với sứ mạng này, Đức Chúa Trời đã ban cho con người một mạng lịnh: không những phải cày sới đất mà còn phải bảo vệ đất. Đức Chúa Trời cảnh báo con người phải bảo vệ khu vườn khỏi kẻ thù để phương diện thứ hai của mục đích Ngài có thể được hoàn thành, đó là xử lý kẻ thù bằng uy quyền của Ngài. Cây Sự Sống đòi hỏi phải cày sới đất, và Cây Tri Thức đòi phải canh giữ đất. Chúng ta cần cày xới đất để Đức Chúa Trời có thể bước vào trong chúng ta. Tuy nhiên, vì Sa-tan cũng muốn xâm chiếm chúng ta, nên cần canh giữ đất, không dành cơ hội cho Cây Tri Thức. Cày xới đất là mở chính mình ra với Cây Sự Sống; canh giữ đất là đóng chính mình lại với Cây Tri Thức.

d. Cảnh Báo Con Người –Lệnh Cấm –2:17

Sáng Thế Ký 2:17 nói rằng Đức Chúa Trời ban cho con người lời cảnh báo và một lệnh cấm. Đức Chúa Trời muốn con người chỉ tiếp xúc Ngài để nhận sự sống, nhưng đừng tiếp xúc những điều ngoài Đức Chúa Trời vì sẽ nhận lấy sự chết. Dường như Đức Chúa Trời phán với A-đam và Ê-va rằng: “Đừng đụng đến Cây Tri Thức –chỉ hãy tiếp xúc Cây Sự Sống thôi. Nếu ăn Cây Sự Sống, các ngươi sẽ nhận được Ta và có sự sống của Ta. Nếu ăn Cây Tri Thức, các ngươi sẽ nhận Sa-tan vào và có sự chết của hắn”. Đây không chỉ là lệnh cấm mà còn là một lời cảnh báo. Chúng ta phải nhận thức rằng trong cả vũ trụ có hai nguồn: một là nguồn sự sống, và còn lại là nguồn sự chết. Hãy cẩn thận về nguồn anh em tiếp xúc. Nếu tiếp xúc Đức Chúa Trời, anh em có nguồn sự sống và nhận được sự sống. Nếu tiếp xúc Sa-tan, anh em có nguồn sự chết và nhận lãnh sự chết.

 

 

BÀI MƯỜI LĂM

Con Đường Sự Sống 
Trải Suốt Kinh Thánh

Trong bài này, như một phần mở ngoặc, tôi có gánh nặng đề cập đến nguyên tắc Cây Sự Sống trải suốt Kinh Thánh. Chúng tôi đã nhiều lần lưu ý rằng hầu như mọi điều trong hai chương đầu của Sáng Thế Ký đã được gieo như là hạt giống, và hạt giống này lớn lên dần trong các Sách tiếp theo của Kinh Thánh, xuất hiện như một vụ mùa trong Tân Ước, và chín rộ như một mùa gặt trong Sách Khải Thị. Đây là nguyên tắc căn bản của Lời thần thượng. Đức Chúa Trời hết sức tiết kiệm khi viết Kinh Thánh, không lãng phí một từ nào. Ngài dùng từng từ cách tiết kiệm nhất. Hơn nữa, sự khải thị của Đức Chúa Trời là nhất quán trải suốt Kinh Thánh. Do đó, bất kỳ điều gì chúng ta thấy ở phần đầu của Kinh Thánh thì cũng sẽ tìm thấy trải suốt Kinh Thánh và đến tận cuối cùng.

Sự ghi chép về Hai Cây trong Sáng Thế Ký chương 2: Cây Sự Sống và Cây Tri Thức, không chỉ là lịch sử thời xưa, vì hai Cây này ngày nay vẫn còn ở với chúng ta. Nếu đọc Kinh Thánh cẩn thận, chúng ta sẽ khám phá rằng trải suốt Kinh Thánh có hai con đường –con đường của Cây Sự Sống và con đường của Cây Tri Thức. Chúng tôi thích nói ngắn gọn hơn là đường sự sống và đường tri thức. Hai con đường này đã bắt đầu ở Sáng Thế Ký và tiếp tục qua các Sách tiếp theo cho đến khi tới đích cuối cùng của Kinh Thánh. Như chúng tôi đã lưu ý trong bài 13, nơi đến của con đường sự sống sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới nơi mà Cây Sự Sống lại xuất hiện một lần nữa. Sông nước sự sống cũng được tìm thấy trong Giê-ru-sa-lem Mới, vì nó tuôn chảy khắp cả Thành. Vì thế, Giê-ru-sa-lem Mới, Thành Phố Nước Sống, là sự tổng kết chung cuộc của con đường Cây Sự Sống. Con đường tri thức sẽ kết thúc với Hồ Lửa, một tương phản sống động với Thành Giê-ru-sa-lem Mới. Thành này là Thành đầy nước sống; hồ này là Hồ Lửa cháy bùng.

Theo sự khải thị trong Kinh Thánh, chúng ta thấy có hai dòng chảy ra từ ngai của Đức Chúa Trời. Một là dòng nước sống, và kia là dòng lửa. Sông nước sống được bày tỏ trong Ê-xê-chi-ên 47 và Khải Thị 22. Trong Ê-xê-chi-ên, nước sống từ Nhà Đức Chúa Trời chảy ra; trong Khải Thị 22, nước từ ngai Đức Chúa Trời chảy ra. Trong Đa-ni-ên 7:9-10, chúng ta thấy một dòng chảy khác, dòng lửa, từ ngai Đức Chúa Trời chảy ra. Nước sống là để hồi sinh và làm tươi mát, nhưng dòng lửa là để đoán phạt, chảy trong sự phán xét khắp vũ trụ. Sông nước xuất phát từ ngai Đức Chúa Trời và tuôn đổ mọi điều tích cực vào trong Giê-ru-sa-lem Mới. Dòng lửa cũng từ ngai Đức Chúa Trời chảy ra và quét mọi điều tiêu cực vào trong Hồ Lửa. Bắt đầu Kinh Thánh, chúng ta có sự khởi đầu của hai con đường, đường sự sống và đường tri thức. Vào cuối Kinh Thánh, chúng ta có hai kết cuộc, hai sự tổng kết –Thành Phố đầy nước sống và Hồ Lửa cháy bùng.

Anh em đang ở đâu và sẽ đi đâu? Anh em đang ở trên con đường nào? Đường sự sống chắc chắn là đường đúng, nhưng đường tri thức là đường sai. Là những người được chuộc, chắc chắn chúng ta đang ở trên đường đúng, đường sự sống. Tuy nhiên, có thể là bước đi và công tác của chúng ta –tức là cách chúng ta sống và làm việc cho Đức Chúa Trời– có thể ở trên con đường sai. Mặc dầu về con người, chúng ta có thể ở trên đường sự sống, nhưng bước đi và công tác của chúng ta có thể ở trên đường tri thức. Kinh Thánh trước hết khuyến cáo con người hãy cách xa đường tri thức, và cứ ở trên hay trở về với đường sự sống. Một khi được cứu, chúng ta được cứu đời đời, và sự cứu rỗi của chúng ta được bảo đảm đời đời. Tuy nhiên, Kinh Thánh cảnh báo về bước đi hằng ngày và công tác cho Chúa của chúng ta. Trong Sách Ga-la-ti, Phao-lô cảnh báo chúng ta hãy bước đi trong Linh (5:16) và gieo cho Linh (6:7-8). Nếu không, mọi điều chúng ta làm sẽ bị lửa thiêu rụi. Trong 1Cô-rin-tô chương 3, Phao-lô cảnh báo chúng ta, thợ xây Hội Thánh, phải cẩn thận xây bằng những vật liệu đúng. Nếu xây Hội Thánh bằng vàng, bạc và đá quí, công trình này sẽ tiếp tục cho đến Giê-ru-sa-lem Mới, vì Giê-ru-sa-lem Mới là một Thành được xây bằng vàng, ngọc châu và đá quí. Mặt khác, Phao-lô cảnh báo rằng gỗ, cỏ khô và rơm rạ chỉ có ích cho sự đốt cháy (1Cô. 3:12-15). Mọi điều được xây dựng bằng những vật liệu này sẽ bị dòng lửa quét vào Hồ Lửa. Do đó, chúng ta phải hết sức cẩn thận về chính mình, về bước đi, và công tác của mình. Chính chúng ta phải cứ ở trên con đường đúng, bước đi hằng ngày và công tác của chúng ta cũng phải ở trên con đường đúng. Khi ấy, chúng ta và công trình của chúng ta sẽ bước vào Giê-ru-sa-lem Mới. Chúng ta cần hết sức sáng tỏ về hai con đường này. Trong bài này, tôi sẽ đề cập đến đường sự sống và trong bài tiếp theo sẽ nói đến đường tri thức.

Nhiều khi tôi bối rối bởi sự kiện Cây Sự Sống xuất hiện quá ngắn ngủi trong Sáng Thế Ký chương 2, và bị đóng lại đối với con người vào cuối Sáng Thế Ký chương 3. Nhìn bên ngoài, dường như Cây Sự Sống đã bị đóng đối với con người; nhưng thực ra, qua sự cứu chuộc đã hứa, Cây Sự Sống đã sẵn sàng trải suốt các thời đại cho dân Đức Chúa Trời tiếp xúc, vui hưởng, và kinh nghiệm. Bây giờ, tôi muốn cung ứng cho anh em nhiều nhân vật tích cực trên con đường sự sống này theo cách đơn giản nhất. Chúng ta không bắt đầu với A-đam, người đã sa ngã và được cứu chuộc mà bắt đầu với A-bên.

I. A-Bên Tiếp Xúc Đức Chúa Trời 
Theo Cách Của Đức Chúa Trời.

Đặc điểm của đời sống A-bên là tiếp xúc với Đức Chúa Trời theo cách của Ngài (Sáng. 4:4). Đừng nói rằng ngay khi anh em tiếp xúc với Đức Chúa Trời, mọi sự sẽ ổn cả. Anh em tiếp xúc với Đức Chúa Trời theo cách của ai –cách của anh em hay của Đức Chúa Trời? Có ba loại người tuyên bố mình tiếp xúc với Đức Chúa Trời: người Do-thái, người theo Hồi Giáo, và Cơ-đốc nhân. Người Do-thái tiếp xúc Đức Chúa Trời theo cách riêng của họ. Theo La-mã 10:2-3, người Do-thái tìm cách lập sự công chính riêng và không thuận phục sự công chính của Đức Chúa Trời. Điều này nghĩa là họ tiếp xúc Đức Chúa Trời theo cách riêng của họ. Người Hồi Giáo thậm chí còn nhiệt thành hơn trong cách thờ phượng Đức Chúa Trời. Nếu đến thăm một đền thờ Hồi Giáo, anh em sẽ thấy người Hồi Giáo tỏ vẻ rất sùng đạo và kỉnh kiền, thờ phượng Đức Chúa Trời bằng cách sấp mình xuống đất. Nhiều người gọi là Cơ-đốc nhân, kể cả người Công Giáo, phụng sự Đức Chúa Trời theo cách riêng, không qua sự cứu chuộc của Đấng Christ mà cũng không ở trong Linh.

Nguồn gốc cách tiếp xúc Đức Chúa Trời của con người là gì? Đó là tâm trí rắc rối của con người, là tâm trí không tạo ra điều gì khác ngoài tri thức. Do đó, con người tiếp xúc Đức Chúa Trời theo cách tri thức, không theo cách sự sống. Tuy nhiên, A-bên đã tiếp xúc Đức Chúa Trời theo cách của Ngài. Như sẽ thấy trong bài tiếp theo, Ca-in, anh của ông, đã tiếp xúc Đức Chúa Trời theo cách riêng. Cách của Đức Chúa Trời là sự sống; cách của Ca-in là tri thức. Tất cả chúng ta cần thận trọng. Mặc dầu có thể nói rằng anh em vì Đức Chúa Trời, nhưng có lẽ anh em vì Đức Chúa Trời theo cách riêng của mình. Anh em đến gần Đức Chúa Trời theo cách tự sáng chế và cách đó hoàn toàn là vấn đề tri thức. Đừng đi theo cách này. Chúng ta cần noi gương A-bên và tiếp xúc Đức Chúa Trời bằng cách gạt bỏ ý tưởng, ý kiến và quan niệm riêng. “Chúa ơi, con tiếp xúc Ngài theo cách của Ngài. Con không tiếp xúc Ngài bởi ý tưởng, quan niệm hay tri thức của con. Chúa ơi, Ngài là cách thức của con”. Nếu làm như vậy, chúng ta sẽ vui hưởng Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống. A-bên đã ăn Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống. Ông đã thực sự ăn trái của Cây này.

II. Sết Và Ê-Nót Kêu Cầu Danh Chúa.

Có lẽ tên gọi Sết và Ê-nót còn xa lạ đối với anh em. Mặc dầu Sết và Ê-nót là thế hệ thứ ba, thứ tư của nhân loại, nhưng Kinh Thánh kể họ là một. Sau khi A-bên bị giết, con đường sự sống dường như chấm dứt. Tuy nhiên, Sết và Ê-nót đã được dấy lên để tiếp tục con đường này. Hai thế hệ này có một đặc điểm nổi bật là bắt đầu kêu cầu danh Chúa (Sáng. 4:26). Không những cầu nguyện, họ còn kêu cầu danh Chúa. Nếu đọc nguyên bản tiếng Hê-bơ-rơ và Hi-lạp, anh em sẽ thấy từ kêu cầu này có nghĩa là kêu la, không chỉ là cầu nguyện. Mặc dầu tất cả Cơ-đốc nhân đều cầu nguyện, nhưng hầu như không ai cầu nguyện theo cách kêu cầu. Phần đông họ cầu nguyện thầm, tức là yên lặng. Tuy nhiên, thế hệ thứ ba, thứ tư của nhân loại đã học được rằng để tiếp xúc Đức Chúa Trời, họ cần kêu la với Ngài và kêu cầu Ngài. Đừng lý luận rằng Đức Chúa Trời không điếc, rằng Ngài có thể nghe chúng ta. Thậm chí chính Chúa Jesus đã cầu nguyện lớn tiếng trong vườn [Ghết-sê-ma-nê] (Hêb. 5:7). Trong thời của Sết và Ê-nót, con người đã học cách cầu nguyện với Đức Chúa Trời theo cách kêu cầu Ngài. Nếu thử kêu cầu, anh em sẽ khám phá rằng việc kêu cầu tạo nên một sự khác biệt. Sứ đồ Phao-lô nói rằng Chúa rất giàu có đối với tất cả những ai kêu cầu Ngài (La. 10:12). Nếu muốn vui hưởng các sự phong phú của Chúa, anh em cần kêu cầu danh Ngài.

Giả sử anh em đang giúp một người mới tin tiếp xúc Chúa bằng sự cầu nguyện. Người đó cầu nguyện: “Jesus ơi, Ngài là Con Đức Chúa Trời. Ngài đã chết cho con. Con nhận Ngài làm Cứu Chúa của con. Cám ơn Ngài”. Mặc dầu đây là lời cầu nguyện tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu người đó kêu cầu Chúa cách mạnh mẽ. Nếu người đó nói “Ô, Chúa Jesus, cám ơn Ngài vì đã chết thay con” thì linh của người đó sẽ được dứt dấy và sẽ chạm được Chúa cách sống động.

Mặc dầu thế hệ thứ ba và thứ tư của nhân loại đã khám phá ra cách kêu cầu danh Chúa, nhưng cách này đã mất dần. Ngày nay, nhiều Cơ-đốc nhân đã bỏ qua, thậm chí xem thường điều này. Tuy nhiên, không một Cơ-đốc nhân nào tránh khỏi phải kêu cầu danh Chúa. Trong những lúc bình an, yên ổn, anh em có thể giữ vẻ điềm tĩnh, không muốn hổ thẹn bởi việc kêu cầu danh Chúa. Tuy nhiên, trong lúc khó khăn, có lẽ sau một tai nạn xe hay trong một chứng bệnh bất ngờ, tự phát anh em sẽ kêu cầu Ngài: “Chúa ơi”. Chúng ta không cần dạy người khác kêu cầu Chúa. Một ngày kia, họ sẽ kêu cầu Ngài. Khi rắc rối đến, họ sẽ có nhu cầu kêu cầu danh Ngài. Kêu cầu danh Chúa đơn giản là để vui hưởng Ngài và ăn Ngài là Cây Sự Sống.

III. Hê-Nóc Đồng Đi Với Đức Chúa Trời

Đặc điểm của đời sống Hê-nóc là đồng đi với Đức Chúa Trời (Sáng. 5:22,24). Chúng ta không được bảo rằng ông đã làm việc cho Đức Chúa Trời hay đã thực hiện những điều lớn lao cho Đức Chúa Trời mà là ông đã bước đi với Đức Chúa Trời. Điều này rất ý nghĩa. Để bước đi với một người, anh em phải thích người đó. Nếu không thích anh em, tôi không bao giờ cùng đi với anh em. Trước hết, tôi thích anh em, sau đó tôi yêu anh em, và rồi tôi sẽ thường xuyên đi với anh em. Sự kiện Hê-nóc đồng đi với Đức Chúa Trời chứng tỏ rằng ông yêu mến Ngài. Đơn giản là ông yêu thích ở trong hiện diện của Đức Chúa Trời. Chúa Jesus quở trách Hội Thánh tại Ê-phê-sô vì họ đã làm nhiều việc cho Đức Chúa Trời nhưng đã mất tình yêu ban đầu (Khải. 2:2-4). Chúa không muốn thấy quá nhiều việc lành; Ngài muốn thấy tình yêu của chúng ta đối với Ngài. Giả sử một người vợ làm nhiều việc tốt cho chồng mà không hề ở trong hiện diện của chồng. Chắc chắn rằng người chồng đó sẽ nói “Anh không muốn em quá bận rộn mà lại xa cách anh. Anh muốn vợ anh lúc nào cũng ở bên anh”.

Hê-nóc đã đồng đi với Đức Chúa Trời. Nếu đọc cẩn thận Sáng Thế Ký 5:21-24, chúng ta thấy Hê-nóc bắt đầu bước đi với Đức Chúa Trời khi ông 65 tuổi và tiếp tục đi với Ngài trong ba trăm năm. Ông đã bước đi với Đức Chúa Trời từng ngày trong thời gian ba trăm năm. Cuối cùng, dường như Đức Chúa Trời phán: “Hê-nóc ơi, con đã đi với Ta đủ lâu rồi. Để Ta đem con lên với Ta”. Nhiều Cơ-đốc nhân thích nói về sự cất lên và sự hiện đến của Chúa. Anh em có nhận thức rằng sự cất lên này đòi hỏi anh em phải yêu Chúa và sống trong hiện diện Ngài không? Chúng ta cần yêu Chúa. “Chúa Jesus ơi, con yêu Ngài. Con muốn sống trong hiện diện Ngài. Con muốn đồng đi với Ngài vì con yêu Ngài”. Thái độ yêu thương này là sự chuẩn bị, điều kiện, và nền tảng cho việc được cất lên. Dựa vào nền tảng nào Hê-nóc được cất lên? Ông được cất lên dựa trên nền tảng ông đã đồng đi với Chúa trong ba trăm năm. Hê-nóc để lại cho chúng ta một gương mẫu tuyệt vời.

IV. -ê Đồng Đi Với Đức Chúa Trời

Nô-ê theo dấu chân của Hê-nóc và cũng đã đồng đi với Đức Chúa Trời (Sáng. 6:9). Thực ra, ông đã đi với Đức Chúa Trời trong một thời gian thậm chí hơn ba trăm năm. Khi Nô-ê bước đi với Đức Chúa Trời, Ngài đã tỏ cho ông một khải tượng về điều Ngài muốn thực hiện trong thời đại đó. Nô-ê tiếp nhận khải tượng về con tàu dùng để cứu tám người trong dòng dõi sa ngã. Giống như Nô-ê, chúng ta không nên hành động theo quan niệm riêng. Bất kỳ làm điều gì, nên theo khải tượng mà chúng ta nhận được khi bước đi với Chúa. Trong sự bước đi hằng ngày với Chúa, chúng ta sẽ đến chỗ nhìn thấy khát vọng, tâm trí, và ý muốn của Ngài. Sau đó, chúng ta sẽ làm việc và phục vụ theo khát vọng của Đức Chúa Trời, không theo ý riêng. Nô-ê đã vui hưởng Đức Chúa Trời bởi việc bước đi với Ngài.

V. Áp-Ra-Ham Sống Trong Sự Hiện Ra 
Của Đức Chúa Trời Và Kêu Cầu Danh Chúa

Áp-ra-ham vượt trỗi hơn Nô-ê. Như chúng tôi đã chỉ ra trong Nghiên Cứu Sự Sống Sách La-mã, sự hiện ra của Đức Chúa Trời vinh hiển đã được truyền vào trong Áp-ra-ham. Khi Áp-ra-ham sống tại U-rơ, thuộc xứ Canh-đê, Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra và thu hút ông (Công. 7:2). Theo sự ghi chép trong Sáng Thế Ký, Đức Chúa Trời cũng đã hiện ra với Áp-ra-ham nhiều lần khác (Sáng. 12:7; 17:1; 18:1). Tự mình, Áp-ra-ham không phải là người khổng lồ đức tin; ông vốn yếu đuối như chúng ta. Đức Chúa Trời vinh hiển đã nhiều lần hiện ra với ông, và cứ mỗi lần như vậy, Ngài truyền dẫn, đổ vào trong ông yếu tố thần thượng của Ngài, làm ông có thể sống bởi đức tin của Đức Chúa Trời. Kinh nghiệm của Áp-ra-ham gợi cho chúng ta nghĩ đến một bình ắc qui vận hành tốt sau khi được nạp điện, nhưng sau một thời gian, nó cần được nạp điện lại. Thật rất thú vị khi nghiên cứu lịch sử của Áp-ra-ham theo những lần Đức Chúa Trời hiện ra với ông. Đức Chúa Trời đã kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi U-rơ thuộc Canh-đê, và đã dẫn dắt ông bằng cách hiện ra với ông nhiều lần. Như tôi đã đề cập trước đó, khi Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham ra khỏi U-rơ, Ngài không ban cho ông một bản đồ hay bất kỳ sự chỉ dẫn nào. Áp-ra-ham đã đi theo sự hiện ra của Đức Chúa Trời. Nếu sự hiện ra của Đức Chúa Trời ở về một hướng nào đó, Áp-ra-ham đơn giản chuyển động về hướng đó. Bằng cách này, Áp-ra-ham đã vui hưởng các sự phong phú của Đức Chúa Trời.

Ngoài kinh nghiệm những lần hiện ra của Đức Chúa Trời, Áp-ra-ham đã kêu cầu danh Chúa (Sáng. 12:7-8). Y-sác, con Áp-ra-ham, và Gia-cốp, cháu ông, cũng đã kêu cầu danh Chúa. Vì ba thế hệ này rất giống nhau nên Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Điều này nghĩa là Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của những người sống trong sự hiện ra của Ngài và kêu cầu danh Ngài. Vì Áp-ra-ham sống trong sự hiện ra của Đức Chúa Trời và kêu cầu danh Chúa nên ông đã vui hưởng Ngài là Cây Sự Sống. Theo Sáng Thế Ký chương 18, Đức Chúa Trời đã hiện ra với Áp-ra-ham khi ông ngồi nơi cửa trại và Ngài đã ở lại với ông khoảng một buổi, thậm chí cùng thưởng thức bữa ăn với ông. Vì thế, thậm chí Kinh Thánh còn nói rằng Áp-ra-ham được gọi là bạn của Đức Chúa Trời (Gia-cơ 2:23). Trong Sáng Thế Ký chương 18, Đức Chúa Trời và Áp-ra-ham đã trò chuyện và ăn chung với nhau như bạn.

Chắc chắn tất cả chúng ta đều thích có một sự vui hưởng Chúa như vậy. Tuy nhiên, phần hưởng của chúng ta ngày nay còn tốt hơn kinh nghiệm của Áp-ra-ham trong Sáng Thế Ký chương 18. Theo Khải Thị 3:20, Chúa Jesus đang gõ cửa. Nếu ai nghe tiếng Ngài và mở cửa, Chúa sẽ vào trong người và ăn bữa tối với người. Hằng ngày, chúng ta đều có thể dự tiệc với Chúa. Áp-ra-ham đã dự tiệc với Chúa khoảng một buổi, nhưng chúng ta có thể dự tiệc với Ngài không dứt. Chúng ta có thể gặp Chúa lúc điểm tâm, ăn trưa và ăn tối. Phần hưởng của chúng ta cao hơn và phong phú hơn phần của Áp-ra-ham.

Áp-ra-ham đã vui hưởng Đức Chúa Trời như Cây Sự Sống. Cây Sự Sống là gì? Cây Sự Sống là sự cung ứng sự sống nhằm duy trì nếp sống của chúng ta trong hiện diện của Chúa. Áp-ra-ham đã vui hưởng Đức Chúa Trời theo cách như vậy.

VI. Y-Sác Sống Trong Sự Hiện Ra 
Của Đức Chúa Trời Và Kêu Cầu Danh Chúa

Y-sác, con Áp-ra-ham, đã tiếp xúc với Đức Chúa Trời cùng một cách như cha. Ông cũng đã sống trong sự hiện ra của Đức Chúa Trời và kêu cầu danh Chúa (Sáng. 26:2,24-25). Ông không những thừa hưởng mọi phước hạnh của cha mà cũng thừa hưởng cách vui hưởng Đức Chúa Trời.

VII. Gia-Cốp Sống Trong SỰ Hiện Ra 
Của Đức Chúa Trời Và Kêu Cầu Danh Chúa

Gia-cốp, thế hệ thứ ba của dòng dõi được kêu gọi, cuối cùng được Đức Chúa Trời dẫn dắt để không còn sống theo cách chiếm đoạt của mình, nhưng theo cùng một cách tiếp xúc Đức Chúa Trời như ông nội và cha đã làm. Sau khi được Chúa xử lý trong một thời gian đáng kể, ông đã học tập sống trong sự hiện ra của Đức Chúa Trời và kêu cầu danh Chúa (Sáng. 35:1,9;48:3). Với ông, đây không chỉ là con đường ông được thừa hưởng nhưng cũng là con đường mà sự kỷ luật của Đức Chúa Trời đã dẫn ông vào.

VIII. Môi-Se Sống Trong SỰ Hiện Ra 
Và Hiện Diện Của Đức Chúa Trời

Môi-se là người đáng chú ý nhất. Ông được sanh ra vào thời điểm dân Ítx-ra-ên ở dưới sự bắt bớ của người Ai-cập. Bởi sự tể trị, Đức Chúa Trời đã đặt ông trong cung điện của Pha-ra-ôn và ông được dưỡng dục như một thành viên của hoàng gia, tức con của công chúa Pha-ra-ôn. Môi-se nghe thấy những nỗi khổ của dân mình dưới bàn tay của người Ai-cập, có lẽ là từ bà vú mà thực ra là mẹ ruột. Những lời tường thuật như vậy chắc chắn đã khuấy động lòng Môi-se. Có lẽ Môi-se đã nói “Người Ai-cập đang bắt bớ dân ta. Ta sẽ làm điều gì đó để cứu họ”. Mặc dầu Môi-se có lòng tốt, nhưng đó là một tấm lòng thuộc về sự hiểu biết, thuộc sự chết. Đây là tình trạng giữa vòng Cơ-đốc nhân ngày nay. Nhiều người có lòng tốt. Họ được khuấy động và muốn làm điều gì đó cho Đức Chúa Trời. Nhưng Môi-se đã hành động theo cách riêng và sức mạnh của ông. Hậu quả là thất bại và ông thất vọng sâu xa. Cuối cùng, Môi-se nhận thức rằng ông không thể làm bất cứ điều gì; ông thất vọng đến mức bỏ cuộc. Dường như ông nói “Tôi đã có lòng tốt đối với dân mình, nhưng Đức Chúa Trời đã không giúp đỡ tôi. Đức Chúa Trời không đánh giá cao những nỗ lực của tôi. Vì Đức Chúa Trời không ở cùng tôi nên tôi sẽ quên tình trạng này và đi đến đồng vắng”. Mặc dầu quan tâm đến lợi ích của con cái Ítx-ra-ên, nhưng ông đã ngã lòng vì thất bại và đã trốn vào đồng vắng, tại đó, ông cô đơn, thối chí và đã trở thành người chăn chiên. Môi-se, người đã học mọi sự khôn ngoan của Ai-cập, có năng lực trong lời nói và việc làm (Công. 7:22), bây giờ trở thành một người chăn chiên tầm thường trong đồng vắng, một người thất bại và buồn chán.

Rồi một ngày, giữa sự thất vọng của ông, Đức Chúa Trời đã đến. Ngài đã hiện ra với Môi-se trong khải tượng về bụi gai cháy, một bụi gai cháy không tàn (Xuất. 3:2,16). Môi-se ngạc nhiên và tẻ bước để xem bụi gai này. Dường như Đức Chúa Trời phán với Môi-se: “Hỡi Môi-se, ngươi phải giống như bụi gai đang cháy này. Đừng tự cháy hoặc tự hành động. Ngươi có lòng tốt, nhưng ngươi đã hành động sai”. Chúng ta có thể dùng một chiếc xe hơi hiện đại làm ví dụ. Nếu muốn chiếc xe này chuyển động, thật ngu dại khi kéo hay đẩy nó. Điều đó chỉ làm chúng ta kiệt sức. Chúng ta chỉ cần đổ xăng để làm nguồn năng lượng. Khi xăng bị đốt, xe chuyển động. Chúng ta phải vận hành chiếc xe theo cách này. Cũng vậy, Môi-se đã học tập dừng tri thức, phương cách, năng lực, và mọi hoạt động riêng lại. Môi-se đã bắt đầu sống, như tổ phụ mình đã sống, trong hiện diện và sự hiện ra của Chúa. Ông không còn tự mình hành động nữa. Từ đó trở đi, ông là một với Đức Chúa Trời. Về sự dẫn dắt Ítx-ra-ên trong cuộc hành trình, Chúa phán với ông: “Sự hiện diện của Ta sẽ đi cùng ngươi và Ta sẽ ban cho ngươi sự nghỉ ngơi”. Ông thưa với Chúa: “Nếu sự hiện diện Ngài không đi cùng tôi, đừng đem chúng tôi đến đó” (Xuất. 33:13-15). Điều này cho thấy Môi-se biết cần phải có hiện diện của Chúa trong công tác mình làm cho Ngài. Ông đang hành động trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Sau khi Môi-se đem con cái Ítx-ra-ên ra khỏi Ai-cập, Đức Chúa Trời gọi ông lên đỉnh núi, nơi ông lưu lại trong bốn mươi ngày. Trong khi ở trên đỉnh núi, vinh quang sê-ki-na của Đức Chúa Trời hoàn toàn được truyền vào trong ông. Khi xuống núi, vinh quang của Đức Chúa Trời từ mặt ông chiếu sáng (Xuất. 34:29). Trên đỉnh núi này, Môi-se đã kinh nghiệm sự vui hưởng trọn vẹn Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống. Mặc dầu Cây Sự Sống đã biến mất khỏi những người vô tín, nhưng vẫn hiện ra với một người như Môi-se. Môi-se vui hưởng Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống trên núi vinh hiển.

Giống như Nô-ê, Môi-se đã nhận được khải tượng về sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Trong khi ông ở trong vinh hiển trên núi, Đức Chúa Trời đã ban cho ông kiểu mẫu chi tiết về nơi cư ngụ của Ngài trên đất (Xuất. 25:9). Nếu là một với Đức Chúa Trời khi cung ứng và làm việc cho Ngài, công tác của chúng ta không phải là sự lao khổ, nhưng là sự vui hưởng. Khi nói cho Chúa, tôi vui hưởng Ngài rất nhiều. Mỗi lần chia sẻ xong một bài giảng, tôi cảm thấy thỏa lòng. Mỗi chức vụ ra từ Đức Chúa Trời và theo Đức Chúa Trời thực ra là một loại thức ăn cho người thi hành chức vụ đó. Môi-se đã phục vụ Đức Chúa Trời và vui hưởng Đức Chúa Trời theo cách này.

IX. Con Cái Ítx-Ra-Ên 
Hành Trình Trong Hiện Diện Của Chúa

Khi nói về con cái Ítx-ra-ên, chúng ta dễ có ấn tượng không tốt về họ. Nếu nhắc lại cách họ thờ phượng bò con vàng trong đồng vắng, chúng ta sẽ nghĩ về họ thật đáng thương. Tuy nhiên, mọi điều trong vũ trụ luôn có hai mặt. Chẳng hạn, chúng ta vừa có ngày vừa có đêm. Hơn nữa, trong mỗi gia đình đều có phòng khách và một nơi đổ rác. Trong Kinh Thánh, chúng ta có thể tìm thấy cả điều tích cực lẫn tiêu cực, tùy thuộc vào chỗ chúng ta nhìn. Hơn nữa, Áp-ra-ham, người hết sức tốt, cũng đã có vợ lẽ là điều chẳng kỳ diệu gì khi chúng ta nghĩ về ông. Nhưng không nên nhìn những điều tiêu cực nhiều hơn những điều tích cực. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta đến với lịch sử của con cái Ítx-ra-ên.

Trong thời gian bốn mươi năm, con cái Ítx-ra-ên đã hành trình trong hiện diện của Chúa (Xuất. 13:21-22; Dân. 14:14). Họ có trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm. Dân Ítx-ra-ên đã không hành trình theo ý kiến, nhưng đơn sơ đi theo sự chuyển động của cây trụ. Thực ra, không có hai cây trụ mà chỉ có một. Ban ngày, cây trụ giống như đám mây và ban đêm giống như đám lửa. Suốt ngày, Đức Chúa Trời phủ bóng dân Ítx-ra-ên, bảo vệ họ khỏi ánh nắng rực rỡ của mặt trời. Suốt đêm, Ngài ban ánh sáng để soi đường họ. Cây trụ này là chính Đức Chúa Trời. Vì thế, suốt bốn mươi năm trong đồng vắng, con cái Ítx-ra-ên đã vui hưởng hiện diện của Đức Chúa Trời. Hằng ngày, họ ăn ma-na, thức ăn thiên thượng, có nghĩa là họ đã vui hưởng Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống. Do đó, ngay cả trong đồng vắng, chúng ta cũng thấy con đường của Cây Sự Sống. Dù có thể có quan niệm tiêu cực về con cái Ítx-ra-ên trong đồng vắng, tuy nhiên, họ đã kinh nghiệm Cây Sự Sống, vui hưởng Đức Chúa Trời từng ngày.

Ngày nay, nếu kinh nghiệm trụ mây, trụ lửa, và ma-na thiên thượng như vậy ở Quận Cam (Orange County) nầy thì không kỳ diệu sao? Tuy nhiên, phần hưởng của chúng ta tốt hơn nhiều. Chúng ta có Thánh Linh là trụ mây, và Kinh Thánh như trụ lửa. Chúng ta cũng có Chúa Jesus là Ma-na thiên thượng. Khi hành trình qua đồng vắng Quận Cam, Chúa hiện diện với chúng ta và chúng ta vui hưởng Ngài là Cây Sự Sống.

X. Giô-Suê
 –
Sống Và Làm Việc Trong Hiện Diện Của Chúa

Khi kêu gọi Giô-suê, Đức Chúa Trời đã khích lệ ông, bảo đảm với ông rằng Ngài sẽ ở với ông như đã ở với Môi-se (Giô. 1:5-9). Chúa bảo Giô-suê hãy mạnh mẽ và can đảm vì Ngài sẽ ở với ông bất cứ nơi nào ông đi. Giô-suê là người vui hưởng Đức Chúa Trời. Hễ khi nào vui hưởng hiện diện của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể là một Giô-suê hôm nay. Đức Chúa Trời không ở xa chúng ta; Ngài luôn ở với chúng ta. Do đó, giống như Giô-suê, chúng ta có thể sống, bước đi và làm việc trong hiện diện của Chúa.

XI. Ghi-Đê-Ôn 
Chiến Đấu Trong Hiện Diện Của Chúa.

Đặc điểm nổi bật của Ghi-đê-ôn là ông đã đánh trận trong hiện diện của Đức Chúa Trời (Các Quan Xét 6:12,16). Ông không những sống, bước đi, làm việc trong hiện diện của Chúa mà cũng đánh trận bằng sự hiện diện của Chúa. Tất cả chúng ta phải giống như vậy. Trong một ý nghĩa, bước đi hằng ngày của chúng ta là một sự bước đi, trong một ý nghĩa khác đó là công tác, và trong một ý nghĩa khác nữa, đó là một cuộc chiến. Dầu bước đi, công tác hay chiến đấu, chúng ta đều phải ở trong hiện diện Chúa. Ở trong hiện diện Chúa đơn giản là có sự vui hưởng Chúa là Cây Sự Sống. Ghi-đê-ôn đã vui hưởng Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống.

XII. Sa-Mu-Ên Cầu Nguyện Và Kêu Cầu Chúa

Sa-mu-ên là một người kỳ diệu khác trong Cựu Ước, một người đã liên tục cầu thay cho con cái Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói rằng Sa-mu-ên đã nói với dân Ítx-ra-ên rằng ông sẽ không phạm tội cùng Chúa mà thôi cầu nguyện cho họ (1Sa. 12:23). Khi biết rằng vua Sau-lơ đã xúc phạm Đức Chúa Trời, Sa-mu-ên buồn rầu và kêu cầu Chúa trọn đêm (1Sa. 15:11). Vì thế, Kinh Thánh nói đến Sa-mu-ên là người kêu cầu danh Chúa (Thi. 99:6) và là người đứng trong hiện diện của Đức Chúa Trời (Giê. 15:1). Tất cả điều này cho biết rằng Sa-mu-ên là người đã liên tục cầu nguyện, người kêu cầu danh Chúa, và là người đứng trong hiện diện Đức Chúa Trời. Bằng cách đứng trong hiện diện Chúa và kêu cầu danh Chúa, ông đã vui hưởng Chúa, dự phần Ngài là Cây Sự Sống. Động lực và sự vui hưởng này đã làm ông trở thành một người kỳ diệu như vậy trong lịch sử loài người.

XIII. Đa-Vít - Tin Cậy Đức Chúa Trời, Trông Đợi Ngài Và Vui Hưởng Sự Sống Của Đức Chúa Trời

Đa-vít là người tin cậy Đức Chúa Trời và trông đợi Ngài (1Sa. 17:37,45; 30:6). Bí quyết của đời sống Đa-vít là ông khao khát hằng ở trong Nhà Đức Chúa Trời và ngắm xem vẻ đẹp Ngài (Thi. 27:4,8,14). Điều này có nghĩa là ông vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Hơn nữa, ông vui hưởng Đức Chúa Trời là sự màu mỡ và con sông vui mừng (Thi. 36:8-9). Đa-vít nói “Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa”. Điều này chứng tỏ rằng ngay cả thời xưa, Đa-vít đã vui hưởng sự sống của Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống và Con Sông tuôn chảy bên trong ông. Sự vui hưởng Đức Chúa Trời như vậy làm ông trở thành một vị vua lớn giữa vòng con cái Ítx-ra-ên.

XIV. Đa-Ni-Ên Cầu Nguyện Với Đức Chúa Trời

Tất cả chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện về Đa-ni-ên. Tuy nhiên, phần lớn Cơ-đốc nhân chỉ tò mò về những lời tiên tri của Đa-ni-ên. Họ muốn biết về pho tượng lớn trong Đa-ni-ên chương 2, pho tượng có đầu bằng vàng, vai bằng bạc, bụng bằng đồng, chân bằng sắt và những ngón chân bằng đất sét. Họ cũng muốn biết về những con thú từ biển hiện lên trong Đa-ni-ên chương 7. Tất cả những người trẻ đều thích thú với những vấn đề này. Mặc dầu cách đây nhiều năm, tôi dành rất nhiều thì giờ để nghiên cứu những điều này, nhưng cuối cùng, tôi đi đến chỗ đánh giá cao hơn những phương diện khác của Sách Đa-ni-ên. Bây giờ tôi thích Sách Đa-ni-ên, vì trong đó, tôi thấy một người cầu nguyện không thôi và tiếp xúc Chúa liên tục (Đa. 6:10-11; 9:3-4; 10:2-3,12). Theo Đa-ni-ên chương 6, Đa-ni-ên là người vượt trỗi giữa vòng các quan thượng thơ và quan trấn thủ trong vương quốc của Đa-ri-út. Những quan thượng thơ và quan trấn thủ ganh ghét và bày mưu hại ông, tìm cách diệt ông đi. Khi biết điều này, Đa-ni-ên đến với Chúa và cầu nguyện. Mục tiêu cuộc âm mưu của một trăm hai mươi quan thượng thơ là làm lung lay mối quan hệ của Đa-ni-ên với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Đa-ni-ên đã mở cửa sổ hướng về Giê-ru-sa-lem và cầu nguyện một ngày ba lần. Khi Đa-ni-ên đọc lời tiên tri của Giê-rê-mi và biết rằng thời kỳ bảy mươi năm tha hương và phu tù sắp mãn, ông đã bắt đầu cầu nguyện (Đa. 9:2-3). Sau đó, ông nhận được một khải tượng khác và đã liên tục cầu nguyện trong 3 tuần cho đến khi được đáp lời (Đa. 10:1-3,12). Đời sống cầu nguyện của Đa-ni-ên xuất phát từ một đời sống thánh. Ông sống cuộc đời thánh khiết trong đất ngoại bang Ba-by-lôn. Chẳng hạn, Đa-ni-ên đã từ chối ăn thức ăn của vua, thức ăn trước hết được cúng cho hình tượng, rồi sau đó, vua và các quần thần đều ăn (Đa. 1:8). Đa-ni-ên đã từ chối thức ăn đó, và ông đã vui hưởng Đức Chúa Trời rất nhiều. Ông vui hưởng Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống.

XV. Jesus 
Con Đức Chúa Trời Sống Bởi Đức Chúa Trời

Khi đến Tân Ước, chúng ta thấy người đầu tiên trên con đường sự sống trong Tân Ước là Chúa Jesus. Jesus không những vui hưởng Cây Sự Sống mà Ngài cũng chính là Cây Sự Sống. Chính Ngài phán rằng Ngài từ Cha mà đến và Ngài sống bởi Cha (Gi. 6:57). Ngài không sống theo tri thức và sự hiểu biết. Ngài đã sống, bước đi, và làm việc theo Cha, là Đấng đang làm việc bên trong Ngài (Gi. 14:10).

XVI. Tín Đồ Tân Ước Sống Bởi Chúa

Phần định của chúng ta, tín đồ Tân Ước, đơn giản là ở trong Chúa và để cho Chúa ở trong chúng ta (Gi. 15:5). Điều này nghĩa là chúng ta vui hưởng Chúa. Chúa Jesus bảo chúng ta phải ăn Ngài, vì ai ăn Ngài sẽ sống bởi Ngài (Gi. 6:57; 14:19). Chúng ta phải ăn Chúa Jesus vì Ngài là Bánh Sự Sống, Cây Sự Sống của chúng ta. Cây Sự Sống là sự sống được trình bày dưới hình thức thực phẩm. Trong Giăng chương 6, Chúa tự giới thiệu Ngài là Sự Cung Ứng Sự Sống cũng trong hình thức thực phẩm, bảo rằng Ngài là Bánh Sự Sống (c. 35) và xác thịt Ngài có thể ăn được (c. 55). Nếu ăn Ngài, chúng ta sẽ có Ngài là Sự Sống và Sự Cung Ứng Sự Sống mà bởi đó chúng ta sống. Đây là vui hưởng thực sự Cây Sự Sống.

XVII. Phao- Sống Bày Tỏ Chúa Ra

Giữa vòng tín đồ Tân Ước, Phao-lô là gương mẫu về một người sống bày tỏ Chúa ra. Trong Ga-la-ti 2:20, Phao-lô nói rằng Đấng Christ sống trong ông và sự sống mà ông đang sống là sống bởi đức tin của Chúa Jesus. Phao-lô nói rằng chính ông đã bị đóng đinh và chôn rồi, và chính Đấng Christ đang sống trong ông. Cuối cùng Phao-lô có thể nói “Vì đối với tôi, sống là Đấng Christ” (Phi. 1:21). Đấng Christ là sự sống và là sự cung ứng sự sống của ông vì ông đã vui hưởng Đấng Christ là Cây Sự Sống.

VXIII. Hội Thánh Là Thân Thể Đấng Christ 
Sống Bởi Đấng Christ Là SỰ Sống

Hội Thánh là Thân Thể của Đấng Christ. Thân thể không thể không vui hưởng đầu. Thân thể không thể tách rời đầu, vì tách rời như vậy có nghĩa là chết. Toàn thể Hội Thánh là Thân Thể của Đấng Christ, lệ thuộc Đấng Christ và sống bởi Đấng Christ là Sự Sống (Êph. 1:23; Côl. 3:4). Bởi điều này, chúng ta thấy rằng Hội Thánh có thể vui hưởng Đấng Christ là Cây Sự Sống.

XIX. Giê-Ru-Sa-Lem Mới

 –Được Duy Trì 
Bởi Con Sông SỰ Sống Và Cây SỰ Sống

Vào cuối Kinh Thánh, chúng ta thấy sự tổng kết của Cây Sự Sống –Giê-ru-sa-lem Mới. Tại chính giữa Thành, chúng ta thấy con sông sự sống từ ngai Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra, và trong dòng sông ấy mọc lên Cây Sự Sống ra trái mỗi tháng (Khải. 22:1-2). Phần định và phần hưởng của chúng ta cho đến đời đời sẽ là sự vui hưởng Cây Sự Sống và Nước Sự Sống. Kinh Thánh kết thúc với một lời hứa và một lời kêu gọi. Lời hứa được tìm thấy trong Khải Thị 22:14, rằng: “Phước cho kẻ giặt áo mình hầu được phép đến nơi Cây Sự Sống”. Lời kêu gọi được tìm thấy trong Khải Thị 22:17 “Kẻ nào muốn, hãy nhận lấy Nước Sự Sống nhưng không”. Vì thế, cả Kinh Thánh kết thúc với việc ăn và uống, với sự vui hưởng Đức Chúa Trời là Cây Sự Sống, và với việc uống Ngài là Nước Sự Sống. Đây là sự tổng kết của con đường sự sống.

Thế thì, chúng ta nên làm gì hôm nay? Đừng làm gì cả. Chỉ cứ ở trên đường sự sống, vui hưởng Đức Chúa Trời là Sự Sống và Sự Cung Ứng Sự Sống của chúng ta. Đức Chúa Trời sẽ lo liệu mọi điều. Bởi vui hưởng Chúa là Sự Cung Ứng Sự Sống, chúng ta sẽ có đời sống, bước đi, công tác hằng ngày và sự xây dựng các Hội Thánh. Khi ấy, mọi điều chúng ta có sẽ theo yếu tố thần thượng của Đức Chúa Trời, không theo những quan niệm riêng của mình. Bây giờ chúng ta đã thấy con đường mình phải đi. Nguyện Chúa thương xót để tất cả chúng ta có thể tiếp tục trên con đường sự sống.

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2