"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6869485
Đang truy cập:84

SÁNG THẾ KÝ: 2, 3, 4, 5

lyrica prescription assistance program

lyrica prescription cost

imodium

imodium dreampix.fr

sertraline and alcohol uk

sertraline withdrawal 1world2go.com

 

BÀI HAI

Sự Phản Loạn Và Sự Hư Hoại Của Sa-Tan

2. Sự Phản Loạn Và Sự Hư Hoại Của Sa-tan

Chúng ta đến vấn đề sự phản loạn và sự hư hoại của Sa-tan. Việc chúng ta nghiên cứu chủ đề này có thể là một bất ngờ. Đang suy xét sự sáng tạo của Đức Chúa Trời thì bất ngờ chúng ta chuyển qua sự phản loạn của Sa-tan. Điều này có ý nghĩa gì? Chúng ta phải tìm hiểu vấn đề này với một tâm trí tỉnh táo để có thể sáng tỏ như pha lê.

Nhiều Cơ-đốc nhân tốt nghĩ rằng Sáng Thế Ký 1:1 là chủ đề cho hai chương đầu của Sáng Thế Ký. Họ được dạy rằng hai chương này là sự ghi chép về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, và chương 1 câu 1 là chủ đề. Nhưng nếu câu 1 là chủ đề thì làm thể nào câu 2 có thể bắt đầu bằng từ “Và”? “Và” có nghĩa là một điều gì đó xảy ra rồi, và sau đó một điều gì khác xảy ra tiếp. “Và” là một liên từ để nối hai điều: điều thứ nhứt đã qua và điều thứ hai xuất hiện. Ngay cả văn phạm cũng cho thấy rằng câu 1 không phải là chủ đề, nhưng là một phần của sự mô tả. Câu đó mô tả sự kiện đầu tiên trong một loạt các sự kiện. “Ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên các từng trời và trái đất, và…” Điều này nghĩa là sau khi Đức Chúa Trời đã sáng tạo rồi, thì một điều gì đó đã xảy ra.

“Ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên các từng trời và trái đất, và trái đất trở nên hoang vu và trống không”. Bản chỉ mục của Sáng Thế Ký dịch câu này như vầy: “Tuy nhiên, trái đất đã trở nên hỗn độn và trống rỗng”. Bản này không nói “và”; nhưng nói “tuy nhiên”. “Ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên các từng trời và trái đất. Tuy nhiên, trái đất đã trở nên hỗn độn và trống rỗng”. Sự hỗn độn là tình trạng bừa bộn. Trái đất đã trở thành một nơi bừa bộn –hoang vu và trống rỗng. Nếu anh em xây một số căn hộ mà không ai ở đó, chúng bị bỏ trống. Chúng ta có thể dịch cụm từ này là “sự hỗn độn và trống rỗng” hay “hoang vu và trống không”. Có một điều gì đó đã xảy ra giữa câu 1 và câu 2 làm cho trái đất trở nên hoang vu và trống không.

a. Nguồn Gốc Của Sa-tan.

Sa-tan là một thiên sứ được Đức Chúa Trời tạo nên trước khi Ngài sáng tạo trái đất. Sách Gióp (38:4-7) cho biết rằng khi Đức Chúa Trời đặt nền trái đất, các con trai của Đức Chúa Trời (tức các thiên sứ) cất tiếng reo mừng. Điều này chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời đã tạo nên thiên sứ trước khi Ngài sáng tạo trái đất. Từ Ê-xê-chi-ên 28, chúng ta thấy rằng Sa-tan không chỉ là một trong những thiên sứ mà còn là thiên sứ trưởng cao nhất, đứng đầu tất cả thiên sứ.

Ê-xê-chi-ên 28 mô tả địa vị của Sa-tan trong vũ trụ trước khi hắn phản loạn và bại hoại. Cả chương này dường như nói về vua Ty-rơ. Nhưng câu 13 chép: “Ngươi vốn ở trong Ê-đen, vườn của Đức Chúa Trời”. Theo ngữ cảnh, đây không phải là vườn Ê-đen mà A-đam ở. Vườn Ê-đen này không phải trên đất, nhưng ở trên trời, trên núi thánh của Đức Chúa Trời.

 “Ngươi có đầy đủ mọi thứ ngọc quý”. Hắn được bao phủ bởi những loại đá quý. G. H. Pember nói rằng điều này chỉ về nơi ở của Sa-tan. Nơi ở của hắn chứa đầy đá quý.

“Nghề làm ra trống cơm và đá quý thuộc về ngươi, từ ngày ngươi được dựng nên đã sắm sẵn rồi”. Thời xưa, những nhạc cụ như trống và sáo được dành cho vua (Đa. 3:5; 6:18). Điều này chứng tỏ Sa-tan là vua, giữ một địa vị cao nhất trong vũ trụ. Đây cũng là lý do vì sao chính Chúa Jesus cũng gọi hắn là “vua của thế gian này” (Gi. 12:31). Vị sứ đồ cũng gọi hắn là “vua cầm quyền chốn không trung” (Êph. 2:2). Lu-ca 4:5-6 cũng xác nhận điều này. “Ma Quỷ đem Ngài lên núi cao, chỉ cho Ngài thấy tất cả những nước trên thế gian trong một lúc. Và Ma Quỷ nói với Ngài rằng ta sẽ cho ngươi hết thảy uy quyền và vinh quang của những nước này, vì đã giao hết cho ta, ta muốn cho ai tùy ý ta”. Đây có phải là lời nói dối không? Nếu là lời nói dối, chắc chắn rằng Chúa Jesus đã quở trách Sa-tan rồi. Vì Ngài không quở trách Sa-tan nên đây phải là một sự thật. Sa-tan, Ma Quỷ, nói với Chúa rằng tất cả các nước thế gian và toàn bộ vinh quang của các nước đó đã giao cho hắn. Sa-tan cũng nói “Ta sẽ cho bất cứ ai”. Đức Chúa Trời đã giao tất cả điều này cho Sa-tan khi nào? Rõ ràng đây là điều gì đó đã có từ thời tiền A-đam, trước thế giới của A-đam. Bởi đọc sự khải thị đầy đủ của Kinh Thánh, chúng ta có thể nhận thức rằng Đức Chúa Trời đã chỉ định Sa-tan làm đầu vũ trụ và Đức Chúa Trời đã giao tất cả tạo vật trên trời dưới đất vào tay Sa-tan. Vì vậy, hắn trở thành “vua của thế giới này”. Địa vị và thứ bậc của hắn cao đến nỗi ngay cả “thiên sứ trưởng Mi-ca-ên… cũng không dám lấy lời nhiếc móc mà xét đoán” (Giu-đe 9). Mi-ca-ên là một trong những thiên sứ trưởng (Đa. 10:13). Việc Mi-ca-ên không dám khiển trách Sa-tan chứng tỏ rằng địa vị của Sa-tan hẳn là cao hơn. Vì vậy, chúng ta có thể suy ra rằng Sa-tan chắc là thiên sứ trưởng cao nhất.

Câu 14 chép: “Ngươi là một Chê-ru-bim được xức dầu để che phủ”. Sa-tan là “một Chê-ru-bim được xức dầu để che phủ”. Có lẽ điều này nghĩa là hắn đã che phủ Hòm của Đức Chúa Trời trên trời (Xuất. 25:20; Khải. 11:19). “Và Ta cũng đã lập ngươi”. Đức Chúa Trời đã làm điều này. Đức Chúa Trời đã xức dầu và lập thiên sứ trưởng này để che phủ Hòm của Ngài. Ê-xê-chi-ên cho biết rằng Chê-ru-bim mặc lấy vinh quang của Đức Chúa Trời (Êxê. 9:3; 10:18) và họ rất gần với ngôi của Đức Chúa Trời (Êxê. 10:1; 1:26). Điều này cho thấy rằng trước khi phản loạn, khi Sa-tan là một Chê-ru-bim được xức dầu để che phủ Hòm của Đức Chúa Trời, thì chắc hẳn hắn rất gần với Đức Chúa Trời, mang lấy vinh quang của Đức Chúa Trời. Ê-xê-chi-ên cũng cho biết rằng Chê-ru-bim là bốn sinh vật được sử dụng đặc biệt cho Đức Chúa Trời (10:20). Bốn sinh vật này trong Ê-xê-chi-ên giống bốn sinh vật trong Sách Khải Thị (Êxê. 1:10; Khải. 4:7), dẫn đầu mọi tạo vật trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Điều này bày tỏ rằng Sa-tan, kẻ nội thù của Đức Chúa Trời ngày nay, nguyên thủy là một Chê-ru-bim được xức dầu, đã được Đức Chúa Trời chỉ định cách đặc biệt để làm đầu mọi vật thọ tạo của Ngài, mặc lấy vinh quang của Ngài, và hướng dẫn mọi tạo vật thờ phượng Ngài. Có lẽ điều này cũng ngụ ý rằng thiên sứ trưởng được xức dầu này cũng có chức vụ tế lễ. Có lẽ hắn là thầy tế lễ thượng phẩm trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời của toàn thể vũ trụ.

“Ta đã lập ngươi lên trên hòn núi thánh của Đức Chúa Trời”. Chắc chắn điều này phải ở trên các từng trời. “Ngươi đã đi dạo giữa những hòn ngọc sáng như lửa”. Trong Xuất Ai-cập Ký 24:10,17, Môi-se, A-rôn và nhiều người khác đã thấy dưới ngai Đức Chúa Trời có những hòn ngọc quý với vinh quang của Đức Chúa Trời giống như lửa đang cháy. Đây có lẽ là những hòn đá lửa. Từ điều này, chúng ta có thể suy ra rằng Chê-ru-bim được xức dầu này đã được đặc ân đi lại trong nơi có vinh quang của Đức Chúa Trời.

Ngoài Ê-xê-chi-ên chương 28, Ê-sai 14:12 cũng giúp chúng ta thấy nguồn gốc của Sa-tan. Câu này nói rằng Sa-tan là “Sao Mai (tiếng Hê-bơ-rơ là Lucifer), con trai của sáng sớm”. Như sao mai là sao dẫn đầu trong các ngôi sao, thì Sa-tan phải là đầu của tất cả các thiên sứ. Tên gọi “Con Trai Của Sáng Sớm” chứng tỏ rằng hắn đã ở đó rất sớm, vào buổi bình minh của vũ trụ. Do đó, từ những ngày đầu tiên của vũ trụ, Sa-tan đã là kẻ đứng đầu các thiên sứ, sáng láng như sao mai.

Nguồn gốc của Sa-tan thật kỳ diệu. Hắn là Chê-ru-bim được xức dầu, một thiên sứ gần gũi Đức Chúa Trời nhất, giữ địa vị cao nhất trong cõi thọ tạo của Đức Chúa Trời. Hắn không những có địa vị làm vua mà còn có chức tế lễ, là chính địa vị mà chúng ta, những người được chuộc của Đức Chúa Trời, sẽ nhận được đến đời đời (Khải. 5:9-10; 20:4-6). Nhưng khi phản loạn chống lại Đức Chúa Trời, hắn đã bị tước đoạt tất cả địa vị và chức vụ này. Bây giờ, Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta để làm những thầy tế lễ và các vua của Ngài, để thay thế địa vị và chức vụ của Sa-tan, đặt hắn vào sự sỉ nhục, và để tôn vinh Đức Chúa Trời.

b. Sự Phản Loạn Của Sa-tan.

Ê-xê-chi-ên 28:15 nói rằng Sa-tan hoàn hảo trong mọi phương diện từ ngày hắn được tạo nên. Tất nhiên, Đức Chúa Trời đã không tạo nên một Sa-tan gian ác. Đức Chúa Trời tạo nên một thiên sứ trưởng tốt đẹp và hoàn hảo. Nhưng vào một lúc nào đó, thiên sứ trưởng này, Chê-ru-bim được xức dầu này, đã phản loạn chống lại Đức Chúa Trời.

1). Nguyên Nhân

Sa-tan phản loạn chống lại Đức Chúa Trời vì sự kiêu ngạo trong lòng. Ê-xê-chi-ên 28:17 nói rằng lòng hắn tự nâng hắn lên bởi sự đẹp đẽ của hắn, rằng hắn đã làm bại hoại sự khôn ngoan hắn bởi sự sáng láng của mình. Hắn “đầy sự khôn ngoan, và hoàn hảo trong sự đẹp đẽ”; hắn “có đủ mọi sự” (Êxê. 28:12). Điều này có nghĩa là hắn đã có một mức độ hoàn hảo trọn vẹn, không thiếu hụt gì. Nhưng hắn đã ngắm xem sự đẹp đẽ của mình và kiêu ngạo. Hắn nhìn xem sự sáng láng của mình và trở nên bại hoại. Nhìn xem những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta và quên đi chính Ngài luôn là điều cám dỗ chúng ta kiêu ngạo. Kiêu ngạo là nguyên cớ phản loạn của Sa-tan. Vì thế, vị sứ đồ không bao giờ cho phép “người mới nhập đạo” làm trưởng lão trong Hội Thánh, “e người lên mặt mà sa vào sự định tội của Ma Quỉ chăng” (1Ti. 3:6). Tất cả những mỹ đức và thuộc tính thiên nhiên và mọi ân tứ thuộc linh có thể bị ma quỷ sử dụng để làm chúng ta kiêu ngạo. Ngay cả sứ đồ Phao-lô cũng có thể “lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể của những sự khải thị ấy” (2Cô. 12:7). Con quỷ kiêu ngạo vẫn còn rình mò trên đất, tìm kiếm những kẻ kiêu ngạo mà hắn có thể nuốt được (1Phi. 5:8). Cách duy nhất để chống trả hắn là hạ mình, “mặc lấy sự khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời chống trả kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho người khiêm nhường” (1Phi. 5:9,5-6). Chúa Jesus là gương mẫu tốt về điều này. Sa-tan tự nâng mình lên, còn Chúa Jesus “tự hạ mình xuống” (Phi. 2:8). Do đó, Chúa đã thắng Sa-tan và Sa-tan không có gì trong Ngài (Gi. 14:30).

2) Mục Đích

Mục đích phản loạn của Sa-tan là tự nâng mình lên để ngang bằng với Đức Chúa Trời. Trong Ê-sai 14:13-14, chúng ta thấy năm lần Sa-tan nói “ta sẽ” vào lúc hắn phản loạn. “Ta sẽ lên trời… ta sẽ nhắc ngai ta… ta sẽ ngồi trên núi… ta sẽ lên trên những nơi cao của mây; ta sẽ giống như Đấng Chí Cao”. Sa-tan muốn ngang bằng với Đức Chúa Trời. Đó là mục đích phản loạn của hắn chống lại Đức Chúa Trời.

Tham vọng về địa vị là động cơ của mọi cuộc phản loạn được chép trong Kinh Thánh. Sự phản loạn tại Ba-bên (Sáng. 11:4), sự phản loạn của Đa-than, A-bi-ram và hai trăm năm mươi quan tướng của dân Ítx-ra-ên (Dân. 16:1-3), và sự phản loạn của Áp-sa-lôm (2Sa. 15:10-12), đều do tham vọng gian ác về địa vị. Nhưng Chúa Jesus “đã không làm cho Mình nổi danh và mặc lấy hình thể của một nô lệ… Vì thế, Đức Chúa Trời… đã nhắc Ngài lên rất cao, ban cho Ngài danh vượt trên hết mọi danh” (Phi. 2:7,9, theo Hy Văn).

3) Tiến Trình

Sa-tan bắt đầu sự phản loạn chống lại Đức Chúa Trời với ý định gian ác là lật đổ uy quyền của Đức Chúa Trời (Êxê. 28:15-18; Ês. 14:13-14).

Không những hắn phản loạn mà một số lớn các thiên sứ dưới tay hắn cũng phản loạn. Trong Khải Thị 12:4 và 9, chúng ta thấy 1/3 các ngôi sao trên trời chính là 1/3 các thiên sứ theo hắn. (Trong Khải Thị, ngôi sao đại diện cho thiên sứ). Trong Ma-thi-ơ 25:41, Chúa Jesus nói đến “Ma Quỷ và những sứ giả của hắn”. Ê-phê-sô 2:2 mô tả Sa-tan là “vua của mọi thế lực chốn không trung”, và Ê-phê-sô 6:12 nói rằng những kẻ cai trị và những kẻ nắm quyền này ở trên không trung. Những kẻ cai trị và nắm quyền này là những thiên sứ dưới tay Sa-tan, cai quản vũ trụ thời tiền A-đam. Vì vậy, chúng là các thế lực chốn không trung. Khi Sa-tan phản nghịch Đức Chúa Trời, hầu hết thiên sứ đã theo hắn, trở nên những thiên sứ sa ngã, những ác linh. Ngày nay, trong vũ trụ có hai loại thiên sứ: thiên sứ thiện và thiên sứ ác. Những thiên sứ thiện đứng về phía Đức Chúa Trời, những thiên sứ ác liên minh với Sa-tan chống lại Đức Chúa Trời.

Những sinh vật sống trên đất vào thời đó, và về sau, đã trở thành các quỷ trên đất, cũng tham gia với Sa-tan trong sự phản loạn.

Nếu đọc bốn Sách Phúc Âm, chúng ta sẽ thấy rằng trên đất có một loại linh khác –các quỷ. Các quỷ là ai và chúng là gì? Phần lớn Cơ-đốc nhân nghĩ rằng các quỷ chính là các thiên sứ sa ngã, nhưng theo Ê-phê-sô, các thiên sứ sa ngã sống trên không trung, không sống trên đất. Nói cách chính xác, bốn Sách Phúc Âm bày tỏ rằng các quỷ không bao giờ bước vào không trung mà đi lại trên đất, hoặc nếu không, sẽ vào trong nước là nơi ở của chúng. Hãy nhớ sự kiện người đàn ông bị nhiều quỉ ám (Mat. 8:28-32). Khi Chúa Jesus đuổi các quỉ, chúng nài xin Ngài cho phép được nhập vào bầy heo. Sau khi ám vào bầy heo, chúng nhảy nhào xuống nước là nơi chúng thích ở.

Ma-thi-ơ 12:22-27 và 43-45 hoàn toàn có ý nghĩa này. Trong phân đoạn Lời này, chúng ta thấy Sa-tan có vương quốc của hắn, và hắn là “vua của các quỉ”. Câu 43 nói “Khi uế linh (quỉ) ra khỏi một người, hắn đi qua những nơi khô, tìm chỗ nghỉ mà không tìm thấy”. Quỉ bị đuổi khỏi người mù và câm đang tìm chỗ nghỉ nhưng hắn không thể tìm thấy ở những chỗ không có nước. Điều này chứng tỏ rằng nơi nghỉ, chỗ ở của các quỉ là trong nước. Câu 44 cho biết những gì xảy ra nếu chúng không thể tìm thấy nước. “Rồi nó nói Ta sẽ trở về nhà ta…” “Nhà” này là thân thể vật lý của con người. Nơi ở của các quỉ là nước và nơi ở tạm của chúng là thân thể con người.

Công Vụ 23:8-9 chứng tỏ rằng các quỉ không phải là những thiên sứ sa ngã. Theo hai câu này, chúng ta thấy các thiên sứ và các linh được xếp thành hai loại hữu thể khác nhau. Ngay cả người Pha-ri-si của dân Do-thái thời xưa đã xếp các quỉ và thiên sứ thành hai loại riêng biệt. Nếu đọc cẩn thận bốn Sách Phúc Âm, chúng ta sẽ khám phá rằng các quỉ cũng được gọi là ác linh. Không chỉ các thiên sứ là linh mà các quỉ cũng là linh.

Các quỉ là ai? Tại sao các quỉ thích vào trong nước hoặc trong thân thể con người. Trong quyển sách nổi tiếng “Những Thời Đại Sớm Nhất Của Trái Đất”, G. H. Pember đã thực hiện một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng, mang tính học thuật về vấn đề này. Các nhà địa chất và khảo cổ đã khám phá rằng trái đất này không chỉ có 6.000 tuổi mà là già hơn. Vì quan niệm cho rằng trái đất chỉ có 6.000 năm tuổi theo thời đại A-đam, nên một số người vô thần và những Cơ-đốc nhân theo quan điểm hiện đại nói rằng đã có một sự sai lầm trong Sáng Thế Ký chương 1. Các nhà khảo cổ đã khám phá ra những hóa thạch có hàng ngàn ngàn tuổi. Nhưng Pember đã tìm thấy câu trả lời. Giữa Sáng Thế Ký 1:1 và 1:2 có một khoảng thời gian mà ông gọi là một giai đoạn. Không ai có thể nói được giai đoạn này dài bao lâu. Dù sao, đó chắc hẳn là một khoảng thời gian rất dài. Sau khi nghiên cứu thấu đáo vấn đề này, Pember suy ra rằng vào một lúc nào đó, sau công cuộc sáng tạo ban đầu, Sa-tan và các thiên sứ của hắn đã phản loạn. Hơn nữa, Pember cũng suy ra từ Kinh Thánh rằng trong thời tiền A-đam, trên trái đất đã tồn tại một số vật sống, và chúng cũng liên kết với Sa-tan trong sự phản loạn chống lại Đức Chúa Trời. Do đó, Sa-tan, những thiên sứ sa ngã, và những sinh vật đó, đều bị Đức Chúa Trời đoán phạt. Sau khi bị Đức Chúa Trời đoán phạt, những sinh vật đó đã mất thân thể của chúng và trở thành những linh không có thân thể. Đây là lý do tại sao các quỉ muốn vào một thân thể vật lý nào đó.

Nước mà Đức Chúa Trời đoán phạt cùng với chúng đã trở thành biển cả mà các quỉ phải sống ở đó. Thậm chí Pember đã chứng minh rằng dưới nước sâu này có một nơi gọi là vực sâu. Cách dịch theo tiếng Hi-lạp Sáng Thế Ký 1:2 dùng từ “vực sâu” để dịch cho từ “biển cả”. Nước sâu này là nơi trú ngụ của các quỉ

Một ngày nọ, khi Chúa Jesus đi thuyền ngang qua biển, một cơn gió lốc đã thổi qua và một trận bão lớn nổi lên. Chúa Jesus đã không cầu nguyện; Ngài ra lịnh cho gió ngừng lại và bão yên lặng (Mat. 8:23-27). Tại sao trời nổi gió và bão biển nổi lên. Vì có những thiên sứ sa ngã trên không trung và các quỉ ở dưới biển. Chúng biết rằng Chúa Jesus sẽ đi qua bờ bên kia để đuổi quỉ (Mat. 8:28-32). Ngày nay, không trung vẫn còn đầy dẫy những thiên sứ sa ngã và trái đất đầy dẫy các quỉ.

Là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta nên biết những điểm này về vũ trụ, và đặc biệt về trái đất. Các thiên sứ ác đã theo Sa-tan trong sự phản loạn chống lại Đức Chúa Trời. Các quỉ, một loại hữu thể khác, là những linh không có thân thể đang sống trong nước và hành động trên đất. Sa-tan là bá chủ của thế giới này bao gồm trái đất và không trung. Trong vương quốc của Sa-tan, có các thiên sứ sa ngã trên không trung, các quỉ ở dưới nước và loài người sa ngã trên đất.

4)  Hậu Quả

a) Sa-tan Bị Đức Chúa Trời Đoán Phạt.

Sự phản loạn của Sa-tan đưa đến sự đoán phạt của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không thể tha thứ bất kỳ sự phản loạn nào trong những vật thọ tạo của Ngài. Ngay sau sự phản loạn này, Đức Chúa Trời đã tuyên bố sự đoán phạt của Ngài trên Sa-tan. “Cho đến lúc sự gian ác được tìm thấy trong ngươi. Bởi vô số những sự phỉ báng của ngươi [G. H. Pember nói rằng theo ngữ căn Hê-bơ-rơ, ở đây từ “hàng hóa” (merchandise) có thể được dịch là “sự vu khống, sự phỉ báng, sự nói xấu” (slander)]… Ngươi đã phạm tội; vì vậy, Ta đã ném ngươi như một vật ô uế xuống khỏi núi Đức Chúa Trời, và sẽ hủy hoại ngươi, hỡi Chê-ru-bim đang che phủ từ giữa những hòn ngọc sáng như lửa kia. Lòng ngươi đã kiêu ngạo… ngươi đã làm hư sự khôn ngoan mình… Ta sẽ ném ngươi xuống đất… ngươi đã làm ô uế nơi thánh ngươi bởi vô số sự gian ác ngươi…” (Êxê. 28:15-18). “Ngươi đã bị mang xuống Âm Phủ, tới nơi vực thẳm” (Ês. 14:15).

b) Các Từng Trời Và Trái Đất Bị Đoán Phạt

Các từng trời và trái đất chắc chắn đã bị ô uế bởi sự phản loạn của Sa-tan. Đức Chúa Trời quở trách Sa-tan: “Ngươi đã làm ô uế nơi thánh của ngươi” (Êxê. 28:18). Do đó, các từng trời và trái đất cũng bị Đức Chúa Trời đoán phạt. Gióp 9:5-7 nói rằng Đức Chúa Trời đã lật đổ núi trong cơn giận Ngài, khiến trái đất rung động khỏi chỗ nó, ra lệnh cho mặt trời không mọc, và đóng ấn niêm phong các ngôi sao. Đức Chúa Trời đã thực hiện điều này khi nào? Chúng ta không thể tìm thấy sự ghi chép nào về một sự kiện như thế trong lịch sử loài người. Chắc chắn điều này đã xảy ra trước thế giới của A-đam, vào lúc Đức Chúa Trời đoán phạt các từng trời và trái đất do sự phản loạn của Sa-tan và những kẻ theo hắn. Bởi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời, các từng trời không còn chiếu sáng nữa. Trái đất bị bao phủ bởi sự tối tăm. Sự kiện trái đất, sau khi bị Đức Chúa Trời đoán phạt, đã bị chôn vùi dưới nước sâu, chứng tỏ rằng Đức Chúa Trời chắc chắn đã đoán phạt trái đất bằng cách làm nó ngập chìm trong nước. Vì vậy, “trái đất trở nên hoang vu và trống không”, bị chôn dưới nước sâu và bị sự tối tăm bao phủ (Sáng. 1:2).

Ê-sai 45:18 cho biết rằng “Đức Chúa Trời tạo nên trái đất không phải là một nơi hoang vu” (theo Bản Hê-bơ-rơ). Gióp 38:4-7 cho thấy Đức Chúa Trời đã sáng tạo trái đất theo một trật tự tốt đẹp. Câu này nói rằng khi Đức Chúa Trời “đặt những nền của trái đất”, “đặt độ lượng nó” và “giăng dây mực trên nó”, thì “các sao mai hát cùng nhau và các con trai của Đức Chúa Trời [các thiên sứ] cất tiếng reo mừng”. Khi Đức Chúa Trời đặt nền của trái đất, Ngài định độ lượng và giăng dây mực trên nó, có nghĩa là Ngài đã sáng tạo trái đất theo một trật tự tốt đẹp. Vì thế, khi các sao mai thấy điều này, họ đã vui mừng hát xướng, và khi tất cả thiên sứ thấy điều này thì cũng cất tiếng reo mừng. Điều này đã xảy ra khi nào? Chắc chắn đã xảy ra trong Sáng Thế Ký 1:1, không phải Sáng Thế Ký 1:2. Làm thế nào các sao mai có thể hát và thiên sứ reo lên vui mừng khi trái đất trở nên hoang vu và trống không?

Trong Cựu Ước, khi nào hai từ “hoang vu” và “trống không” được dùng chung với nhau thì luôn ngụ ý đến hậu quả của sự đoán phạt. Chúng ta thấy điều này trong Giê-rê-mi 4:23 (“vô hình và trống không” nên dịch là “hoang vu và trống không”, theo Bản Hê-bơ-rơ); trong Ê-sai 24:1 và 34:11 (“hỗn độn” nên dịch là “hoang vu”, theo Bản Hê-bơ-rơ). Bất kỳ điều gì bị Đức Chúa Trời đoán phạt đều trở nên hoang vu và trống không. Trái đất đã trở nên hoang vu và trống không vì đã bị Đức Chúa Trời đoán phạt.

Sự tối tăm bao trùm trên mặt vực cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng vũ trụ thời đó đã bị đoán phạt, vì sự tối tăm đến từ sự đoán phạt của Đức Chúa Trời (Xuất. 10:21-22; Khải. 16:10).

Do đó, trái đất được đề cập trong Sáng Thế Ký 1:2 đã không giống như tình trạng ban đầu khi được Đức Chúa Trời tạo nên. Được Đức Chúa Trời tạo nên theo một trật tự tốt đẹp, nhưng trái đất đã “trở nên” hoang vu và trống không. Từ “trở nên” thì giống với từ được dùng trong Sáng Thế Ký 19:26 nói rằng vợ Lót “đã trở nên một trụ muối”. Bà không phải là trụ muối, nhưng đã trở nên một trụ muối. Cùng một nguyên tắc, trái đất ban đầu không phải là hoang vu và trống không, nhưng đã trở nên như vậy.

c) Những Thiên Sứ Phản Loạn Và Các Quỉ Bị Đoán Phạt.

Khi đoán phạt Sa-tan và vũ trụ dưới quyền của hắn, Đức Chúa Trời cũng phải đoán phạt cả những thiên sứ và các sinh vật trên đất trong thời kỳ đó đã theo hắn phản loạn. Sau khi bị đoán phạt, những thiên sứ phản loạn đã trở nên “ác linh” trên không trung (Êph. 6:12, chú thích lề của Bản King James), và những sinh vật sống đã trở nên những linh không có thân thể, tức các quỉ, ở trong nước nơi chúng bị đoán phạt.

Mặc dầu Sa-tan, những thiên sứ phản loạn, và các quỉ, đều đã bị Đức Chúa Trời đoán phạt, nhưng ngày nay chúng vẫn đang đi lại và hành động, vì án phạt chưa được thi hành. Rồi đến một ngày, án này sẽ được thi hành đầy đủ (Khải. 12:12; Mat. 8:29; Lu. 8:31). Ngày nay, Sa-tan vẫn còn có thể đến với Đức Chúa Trời để kiện cáo dân Ngài (Gióp 1:6-12; 2:1-7; Khải. 12:10). Hắn vẫn đang “đi dạo” trên đất “tìm kiếm người nào hắn có thể nuốt được” (1Phi. 5:8), và vẫn đang hành động để làm con người mù lòa (2Cô. 4:4), lừa dối họ (2Cô. 11:14), đầy dẫy lòng họ (Công. 5:3), và “chiếm lợi thế hơn chúng ta” (2Cô. 2:11). Hắn vẫn là “kẻ mạnh sức” đang giữ “những chiếc bình của hắn” (Mat. 12:29). Những thiên sứ phản loạn vẫn còn là “bá chủ của đời tối tăm này” (Êph. 6:12; so với Đa. 10:20), (một số thiên sứ sa ngã bây giờ đang bị giam cầm chờ đến kỳ phán xét –2Phi. 2:4; Giu-đa 6) và các quỉ vẫn là những uế linh và ác linh đang hành động trên đất (Mat. 12:43-45). Sự đoán phạt trên chúng cần được thi hành.

Đức Chúa Trời đã đoán phạt Sa-tan và tất cả những kẻ theo hắn. Nhưng điều này không có nghĩa là Đức Chúa Trời đã thi hành sự đoán phạt của Ngài vào lúc Ngài tuyên án. Kết án là một điều; thi hành án là một điều khác. Đức Chúa Trời đã đoán phạt Sa-tan và những kẻ theo hắn trước khi tạo nên A-đam, nhưng việc thi hành phán quyết này vẫn đang diễn tiến. Việc thi hành án phạt của Đức Chúa Trời sẽ không do chính Đức Chúa Trời thực hiện. Đức Chúa Trời sẽ không làm điều này. Không một quan tòa nào tự mình thực hiện cuộc hành hình. Ngài cần một số người thi hành án.

Ai sẽ thi hành án phạt của Đức Chúa Trời trên Sa-tan và những kẻ theo hắn? Những người thi hành này sẽ là Cơ-đốc nhân, Hội Thánh, những tín đồ đắc thắng. Tại sao sự đoán phạt trên Sa-tan và những kẻ theo hắn vẫn chưa được thi hành? Vì Đức Chúa Trời đang chờ Hội Thánh dấy lên. Vị Thẩm Phán đã đưa ra phán quyết, nhưng Ngài đang chờ một số người thi hành án. Trong Khải Thị chương 12, chúng ta thấy những người đắc thắng sẽ thi hành án phạt của Đức Chúa Trời trên Sa-tan. Hơn nữa, từng ngày, trong mỗi gia đình, hễ khi nào chúng ta chiến thắng, chiến thắng đó là sự thi hành án này. Đức Chúa Trời đã tuyên án trên kẻ phản loạn. Tuy nhiên, phán quyết này vẫn chưa được thi hành cho đến khi Hội Thánh được dấy lên để làm điều đó. Hiện nay là lúc để chúng ta thi hành án phạt của Đức Chúa Trời trên Sa-tan.

Ngày nay, Hội Thánh phải cầu nguyện để “cột trói kẻ mạnh sức” và “cướp phá nhà hắn” (Mat. 12:29), chống lại những ác linh trên không trung (Êph. 6:12) và đuổi các quỉ (Mat. 17:21) bất cứ nơi nào chúng ta thấy chúng hành động làm thiệt hại con người. Đức Chúa Trời đã đoán phạt các quỉ và giam chúng trong nước, nhưng Ngài vẫn cần Hội Thánh đem đến thời đại mà biển sẽ bị kết liễu (Khải. 21:1), và các quỉ, mà hiện nay bị giam cầm trong đó, sẽ bị đoán phạt. (Khải. 20:13: những kẻ chết trong biển không thể là con người mà phải là các quỉ).

Khi ở trong xác thịt như một người, Chúa Jesus đã bắt đầu thi hành phán quyết của Đức Chúa Trời. Ngài “đã hiện ra cốt để diệt trừ công việc của Ma Quỉ” (1Gi. 3:8). Chúa đã ban cho các môn đồ Ngài “uy quyền” (Lu. 10:19) trên mọi quyền lực của kẻ thù. Khi các môn đồ đuổi quỉ, Sa-tan từ trời sa xuống (Lu. 10:17-20). Qua sự chết của Ngài trên thập tự giá, Ngài đã diệt trừ Ma Quỉ (Hêb. 2:14). Ngài đã đạp đầu Con Rắn Xưa. Bây giờ, là Thân Thể Ngài,  chúng ta phải tiếp tục thi hành án phạt này, hủy diệt đuôi con rắn. Qua công tác thi hành án của Hội Thánh, Ma Quỉ sẽ bị “quăng xuống đất” và “các sứ giả của hắn” cũng bị “quăng xuống cùng với hắn” (Khải. 12:9). Sau đó, hắn sẽ bị trói và ném xuống vực sâu (Khải. 20:2-3). Cuối cùng, hắn sẽ bị “ném xuống Hồ Lửa” (Khải. 20:10). Khi đó, việc thi hành án của Đức Chúa Trời trên Sa-tan và những kẻ theo hắn được hoàn tất.

 

BÀI BA

SỰ Phục Hồi Và Sáng Tạo Thêm 
Của Đức Chúa Trời
(1)

Tiến Trình

Như đã thấy, sự sáng tạo của Đức Chúa Trời được nói đến cách đầy đủ trong chương 1 câu 1: “Ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên các từng trời và trái đất”. Cũng vậy, sự phản loạn của Sa-tan được nói đến trong nửa phần đầu của câu 2: “Và trái đất trở nên hoang vu và trống không; sự mờ tối ở trên mặt vực”. Trong câu 2a, có năm điểm chính: sự kiện trái đất đã trở nên điều gì đó khác với tình trạng ban đầu, sự hoang vu và sự trống không, sự tối tăm, và vực sâu. Hãy ghi nhớ năm điều này. Sau khi bị phán xét do sự phản loạn của Sa-tan, trái đất trở nên hoang vu và trống không.

Sự tối tăm là một dấu hiệu khác của sự phán xét. Xuất Ai-cập Ký 10:21-22 và Khải Thị 16:10 cho thấy sự tối tăm là hậu quả phán xét của Đức Chúa Trời. Có sự tối tăm khi Đức Chúa Trời thi hành sự phán xét của Ngài trên Pha-ra-ôn, và sẽ có sự tối tăm khi Ngài thi hành sự phán xét trên Anti-Đấng Christ. Vì vậy, sự tối tăm trong Sáng Thế Ký 1:2a chỉ về sự phán xét của Đức Chúa Trời.

Ngoài ra, chúng ta biết rằng sự sáng luôn đi cùng với với sự sống và sự tối tăm luôn luôn tiêu biểu cho sự chết. Nơi nào có sự sống, nơi đó có sự sáng; nơi nào có sự chết, nơi đó có sự tối tăm. Ngược lại cũng đúng: nơi nào có sự chết, nơi đó có sự tối tăm. Vì vậy, sự tối tăm trong Sáng Thế Ký 1:2 cũng có nghĩa là trái đất đã ở dưới tình trạng chết.

Từ “vực sâu” có nghĩa là nước sâu. Trong Kinh Thánh, nước mang hai ý nghĩa và tượng trưng cho hai điều khác nhau: một điều là tích cực, điều kia là tiêu cực. Trong ý nghĩa tích cực, nước luôn luôn tiêu biểu cho điều gì đó sống động. Dòng nước tuôn chảy đem sự sống đến cho con người và làm thỏa mãn cơn khát của họ. Trong ý nghĩa tiêu cực, nước tượng trưng cho sự chết. Chẳng hạn, khi chúng ta chịu báp têm trong nước, khi đó nước đại diện cho sự chết. Cũng vậy, nước Biển Đỏ và nước sông Giô-đanh, cả hai đại diện cho sự chết. Nước được đề cập trong Sáng Thế Ký 1:2 không tiêu biểu cho sự sống mà ngụ ý đến sự chết. Do đó, chúng ta kết luận rằng trái đất đã ở dưới sự chết. Trái đất không những hoang vu, trống không và vô nghĩa, mà còn đầy dẫy sự chết và ở dưới sự chết. Giữa tình trạng đó, Đức Chúa Trời xuất hiện.

3. Sự Phục Hồi Và Sáng Tạo Thêm 
Của Đức Chúa Trời –1:2
b_2:3

Sáng Thế Ký 1:2b không nói đến sự sáng tạo ban đầu của Đức Chúa Trời, là điều đã hoàn tất trong câu 1, mà nói đến sự phục hồi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có ý định phục hồi những gì đã hư hoại và sẽ sáng tạo thêm nữa. Chẳng hạn như lần này Đức Chúa Trời tạo nên con người. Con người là hữu thể do Đức Chúa Trời tạo nên không phải là hữu thể được Đức Chúa Trời phục hồi. Sáng Thế Ký 1:2b–2:25 là một phân đoạn của Lời thần thượng cho thấy việc Đức Chúa Trời phục hồi vũ trụ hư hoại cộng với sự sáng tạo thêm của Ngài.

Chúng ta cần đọc chương 2 câu 4: “Ấy là gốc tích trời và đất khi đã được sáng tạo, trong ngày Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm nên đất và trời”. Phần lớn mọi người hầu như không quan tâm đến câu này; dù vậy, nó rất có ý nghĩa. Câu này cho thấy cả sự sáng tạo ban đầu của Đức Chúa Trời lẫn sự phục hồi của Ngài. Nửa phần đầu của câu này nói “…trời và đất khi đã được tạo nên…”. Xin lưu ý trời được đề cập trước rồi đến đất và động từ được dùng ở đây là “tạo nên”. Nửa phần sau của câu này nói “…trong ngày Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm nên…” Ở đây động từ “tạo nên” đã được đổi thành “làm nên”. Như đã được bày tỏ trong bài thứ nhứt, tạo nên nghĩa là tạo ra một điều gì đó từ chỗ không có gì, trong khi làm nên có nghĩa là từ một chất liệu có sẵn mà làm ra một điều gì đó. Chúng ta cần thấy rằng ban đầu trời đất đã được sáng tạo. Sau đó, ở nửa phần sau của câu này chép: “…trong ngày Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm nên đất và trời”. Anh em có thấy sự thay đổi về thứ tự này không? Ban đầu, Đức Chúa Trời tạo nên trời và đất; sau đó, Ngài làm nên đất và trời.

Trong Sáng Thế Ký 1:1 Đức Chúa Trời đã tạo nên. “Ban đầu Đức Chúa Trời tạo nên [trước hết là] các từng trời, [sau đó là] trái đất”. Kế đến, từ câu 3 đến cuối chương 1, Chúa làm nên đất và trời. “…Chúa làm nên đất và trời” (Sáng. 2:4b). Nếu đọc lại chương 1, chúng ta có thể thấy vào ngày thứ ba, Chúa phục hồi trái đất. Đức Chúa Trời không tạo nên trái đất vì đã có rồi, nhưng đã bị chìm dưới nước. Vì vậy, Chúa phục hồi đất vào ngày thứ ba. Cũng vậy, vào ngày thứ tư, Chúa khôi phục bầu trời, tức các từng trời. Do đó, trong sự phục hồi không phải là trời rồi đất mà trước hết là đất rồi đến trời. Nhưng trong sự sáng tạo, trước hết là trời rồi đến đất. Chúng ta có thể thấy cả hai điều này trong Sáng Thế Ký 2:4

Như chúng tôi đã chỉ rõ trong bài thứ nhứt, hai chương đầu của Sáng Thế Ký dường như ghi lại về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời nhưng ý tưởng ẩn giấu hoàn toàn là vấn đề sự sống. Đó là lý do vì sao một số người cho rằng chương 1 và 2 của Sáng Thế Ký quá đơn giản, quá ngắn không thể là sự ghi lại về công cuộc sáng tạo. Chúng tôi đồng ý. Nếu là bản ký thuật về công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời thì quá đơn giản. Nhưng chúng ta biết rằng Kinh Thánh không phải là bản ghi chép về sự sáng tạo, cũng không phải là bản ghi chép về lịch sử, càng không phải là bản ghi chép về bất cứ câu chuyện nào. Kinh Thánh hoàn toàn là Sách về sự sống. Cả Kinh Thánh tập trung vào sự sống. Nếu đọc cẩn thận chương đầu của Sáng Thế Ký và có ánh sáng từ Thánh Linh, chúng ta có thể nhận thức rằng đó hoàn toàn là chương nói về sự sống, được viết từ quan điểm sự sống.

Anh em có thể nói rằng từ “sự sống” không được tìm thấy trong chương này. Điều này đúng. Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm thấy nhiều điều gắn liền với sự sống. Khi Đức Chúa Trời phục hồi trái đất vào ngày thứ ba, đủ loại sự sống thực vật được sản sinh. Sau đó, xuất hiện sự sống động vật trong nước, sự sống động vật trên không, sự sống động vật trên đất, sự sống con người, và cuối cùng là sự sống thần thượng trong chương 2. Ha-lê-lu-gia! Sự sống là trọng tâm của hai chương này. Từ cái nhìn này, chắc chắn chúng ta có thể hiểu phần ghi chép trong Sáng Thế Ký chương 1.

a. Tiến Trình

1) Linh Đến –1:2b

Sự sáng tạo ban đầu của Đức Chúa Trời đã bị sự phản loạn của Sa-tan làm hư hoại để rồi bị chính Đức Chúa Trời phán xét. Sau sự phán xét của Đức Chúa Trời, không gì còn lại ngoài sự tối tăm trên mặt nước sâu. Điều này tượng trưng cho tình trạng chết. Ngay giữa tình trạng chết này, bất ngờ Kinh Thánh nói “Và Linh của Đức Chúa Trời vận hành (ấp ủ) trên mặt nước”. Điều này không kỳ diệu sao? Linh đang ấp ủ. Ha-lê-lu-gia! “Linh đang ấp ủ” giống như gà mẹ ấp trứng để nở ra gà con. Lần đầu tiên khi nói điều gì đó về Linh, Kinh Thánh không nói “quyền năng của Linh”, “sức mạnh của Linh” mà nói rằng “Linh của Đức Chúa Trời đang ấp ủ trên mặt nước”. Điều này nghĩa là Ngài đang chuẩn bị sản sinh sự sống. Chúng ta cần thấy sự ghi chép trong Sáng Thế Ký chương 1 là điều gì đó có liên quan đến sự sống, đến Phúc Âm của Đức Chúa Trời, và những điều thuộc linh. Về điều này, chúng ta có bằng chứng mạnh mẽ trong 2Cô-rin-tô 4:6. Phao-lô nói “Vì Đức Chúa Trời là Đấng có phán: ‘Sự sáng phải từ sự tối tăm soi ra’ cũng đã soi vào lòng chúng tôi, để khiến sự tri thức về vinh hiển của Đức Chúa Trời ở nơi mặt Jesus Christ từ chúng ta mà sáng chói ra”. Chắc chắn điều này chỉ về chương 1 của Sáng Thế Ký. Bởi câu Kinh Thánh này, chúng ta có thể nhận thức rằng mọi điều được chép trong Sáng Thế Ký chương 1 phải có liên quan đến sự sống, đến sự chiếu sáng, và đến Phúc Âm của Đức Chúa Trời. Dựa vào câu này, chúng ta cần giải nghĩa mọi sự theo sự sống.

Cần nhắc lại tình trạng của chúng ta trước khi được cứu. Chúng ta chỉ là hoang vu và trống không, cuộc sống chúng ta là vô nghĩa và bị tối tăm bao trùm. Bên trong chúng ta là vực sâu, một vực sâu không đáy. Và trong vực sâu này có một bầy quỉ khiến chúng ta nổi nóng, cờ bạc, đi xem phim, và làm nhiều điều ác khác. Chúng ta là hoang vu và trống không, nhưng lại đầy bóng tối và chết chóc.

Nhưng, Ha-lê-lu-gia! Đến một ngày, một Đấng Sống bắt đầu bay lượn trên chúng ta, hành động trong lòng chúng ta, ấp ủ trên sự chết và vực sâu bên trong chúng ta. Đây không phải là điều gì đó thuộc tâm lý hay đạo đức mà là một Đấng sống đang hành động bên trong chúng ta, hành động hết sức dịu dàng, trìu mến, giống như gà mái ấp trứng trong ổ. Đây là công tác ấp ủ và tái sinh của Thánh Linh.

 Chúa Jesus phán (Gi. 16:8-11) rằng khi Thánh Linh đến, Ngài sẽ cáo trách, sẽ thuyết phục thế gian (tức nhân loại) về tội lỗi (liên quan đến A-đam), về sự công chính (liên quan đến Đấng Christ), và về sự phán xét (liên quan đến Sa-tan). Ngài sẽ khiển trách theo cách ấp ủ, cách rất nhơn từ, chứ không theo cách bạo lực. Trong toàn thể vũ trụ, chỉ có ba thân vị: A-đam, Đấng Christ và Sa-tan. Thánh Linh hành động bên trong chúng ta, thuyết phục rằng chúng ta được sinh ra trong A-đam, không có gì ngoài tội, rằng nếu không tin Đấng Christ, chúng ta không cách gì thoát khỏi tội và ảnh hưởng của Sa-tan. Thánh Linh sẽ ấp ủ bên trong và nói với chúng ta rằng: “Hãy xem, Chúa Jesus đã chết trên thập tự giá thay cho con, và Ngài đã hoàn thành mọi điều mà Đức Chúa Trời đòi hỏi. Bây giờ sự công chính đích thực ở nơi Ngài. Nếu hướng về Ngài và tin Ngài, con sẽ nhận được Ngài là sự công chính của con. Ngài đã trải qua sự nhục hóa, cuộc sống làm người trên đất, chịu đóng đinh và đã phục sinh. Bây giờ Ngài được Đức Chúa Trời chấp nhận ở bên hữu Ngài. Ngài ở đó như một bằng chứng rằng nếu con tin Ngài, con sẽ được giải thoát khỏi tội và nhận được sự công chính. Nếu con không tin, con sẽ đi với Sa-tan vào trong sự phán xét của Đức Chúa Trời”. Bởi sự ấp ủ này của Thánh Linh, anh em sẽ được thuyết phục hoàn toàn và nói với Ngài: “Chúa Jesus ôi, con không biết nói gì ngoài cảm ơn Ngài”. Bằng cách này, anh em được tái sinh, được sinh lại bởi Linh (Gi. 3:6-7). Ha-lê-lu-gia!

Linh của Đức Chúa Trời đã đến. Sự hiện đến của Thánh Linh là sự đòi hỏi đầu tiên để sản sinh sự sống. Linh đến ấp ủ trên những dòng nước sự chết mà đã nhận chìm trái đất, ấp ủ nó hầu sự sống có thể được sản sinh.

2) Lời Đến –1:3a

Lời của Đức Chúa Trời đến đem sự sáng đến. Đây là sự đòi hỏi thứ hai để sản sinh sự sống. Câu 3 chép: “Đức Chúa Trời phán…” Đức Chúa Trời phán: đó là Lời của Đức Chúa Trời. Nói không phải là điều nhỏ. Giả sử tôi đến bục giảng và cứ yên lặng, trong khi anh em nhìn tôi, còn tôi thì nhìn anh em. Điều này là gì? Đó là sự chết. Nếu là một người sống, tôi không chỉ đứng đây và yên lặng trong một giờ đồng hồ. Hễ khi nào tôi còn sống, tôi phải nói. Khi tôi nói, có nghĩa là tôi đang sống, và điều tôi nói ra sẽ là điều gì đó sống động. Đức Chúa Trời phán và Lời của Đức Chúa Trời đến sẽ đem sự sáng đến. “Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng”. Lời thần thượng luôn luôn đem sự sáng đến cho chúng ta. Ha-lê-lu-gia!

Hãy kiểm tra kinh nghiệm của anh em. Trước hết, Linh ấp ủ trên anh em. Sau đó, là sự phát ngôn. Qua sự phát ngôn, anh em nhận được Lời sống động, và Lời sống động này soi sáng bên trong anh em. Khi Đức Chúa Trời phán, Ngài truyền cho sự sáng phải chiếu ra từ trong sự tối tăm. “Vì Đức Chúa Trời, Đấng truyền cho sự sáng phải chiếu ra từ trong sự tối tăm, đã soi sáng trong lòng chúng ta…” Ha-lê-lu-gia! Sự phát ngôn của Đức Chúa Trời đem sự sáng đến.

Chúa Jesus phán rằng hễ ai nghe Lời Ngài và tin, thì có sự sống (Gi. 5:24). Nếu nghe Lời Chúa và tin, chúng ta có sự sống. Gia-cơ 1:18 bảo rằng Đức Chúa Trời đã tái sinh chúng ta bằng Lời của Ngài.

3) Sự Sáng Đến –1:3

Bây giờ chúng ta đến sự đòi hỏi thứ ba để sản sinh sự sống: đó là sự sáng đến đẩy lùi sự tối tăm đang bao trùm những dòng nước của sự chết. Ngợi khen Chúa. Điều này thật có ý nghĩa. Tôi có thể làm chứng rằng khi tôi được cứu, chính xác giống như vậy: trước hết, Linh đến; kế tiếp, Lời Đức Chúa Trời đến; và rồi sự sáng đến. Bên trong tôi được soi sáng. Điều gì đó chiếu rọi trong tôi. Tôi tin rằng đây cũng là kinh nghiệm của anh em.

Ngoài 2Cô-rin-tô 4:6, chúng ta có Giăng 1:4-5,9. “Ban đầu là Lời… Trong Ngài là sự sống, sự sống là sự sáng của loài người. Sự sáng soi trong tối tăm, mà tối tăm không thắng được” (Gi. 1:1,4-5). Sự tối tăm không thể thắng hơn sự sáng. Sự sáng luôn luôn đẩy lùi sự tối tăm. Khi sự sáng đến, sự tối tăm lui đi.

Vậy, ai là sự sáng và sự sáng là gì? Sự sáng là Đấng Christ, Lời Sống của Đức Chúa Trời. Khi Đấng Christ đến như Sự Sáng thật chiếu soi trong tối tăm, sự tối tăm không thể thắng được Ngài. Ngài là Sự Sáng thật.

Chúng ta nên ghi nhớ ba sự đến: Linh đến, Lời đến, và sự sáng đến. Tiếp theo những sự đến này, có ba sự phân rẽ, ba sự phân cách.

4) Phân Rẽ Sự Sáng Khỏi Sự Tối Tăm –1:4-5

Sự phân rẽ thứ nhất là giữa sự sáng và tối tăm. Đây là đòi hỏi thứ tư để sản sinh sự sống. Sự phân rẽ này với mục đích là phân biệt ngày với đêm, khiến sự sáng được tách riêng ra. Điều này thì khó hiểu hơn nhưng minh họa sau sẽ làm sáng tỏ.

Ngay sau khi được cứu, anh em không có sự biện biệt và không thể phân biệt giữa sự sáng và sự tối. Sau khi được cứu ít lâu và tiếp tục đi với Chúa, dần dần có sự phân rẽ trong anh em, và anh em có sự phân biệt khi nói “Điều này là sự sáng, điều kia là sự tối. Tôi sẽ giữ sự sáng mà không giữ sự tối”. Trước khi được cứu, chúng ta không có ban ngày, chỉ có 24 giờ trong đêm tối. Chúng ta liên tục ở trong đêm tối, một đêm tăm tối đầy mây, không một vì sao. Nhưng, ngợi khen Chúa! Từ ngày chúng ta được cứu, một điều gì đó giống như bình minh bắt đầu ló dạng. Đó là ban ngày.

Có lẽ ngày đầu tiên của anh em chỉ dài bốn tiếng và rồi chiều tối lại đến. Bất kể dài bao lâu, anh em cũng đã có ngày thứ nhất. Ngợi khen Chúa! Sau mười giờ của đêm tối, anh em đến buổi nhóm, và trong buổi nhóm ấy, anh em thấy bình minh. Đó là một ngày khác và anh em reo lên “Ha-lê-lu-gia!” Sau đó anh em đi học hay đi làm và chiều tối lại đến. Đừng thất vọng –chiều tối là dấu hiệu cho thấy ban mai sẽ đến. Cũng vậy, khi anh em đang ở buổi sáng, hãy chuẩn bị vì chiều tối lại đến. Trong Sáng Thế Ký 1:5, không nói là buổi mai và buổi chiều mà nói là buổi chiều và buổi mai vì chúng ta ra khỏi ban đêm. “Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt”. Ngợi khen Chúa!

Với người trẻ, ban đêm thì luôn dài hơn, nhưng với người già, ban đêm lại ngắn hơn. Vì tôi có kinh nghiệm nên ngày thuộc linh của tôi dài hơn ngày của anh em. Ngày thuộc linh của tôi dài 19 tiếng và đêm thuộc linh của tôi chỉ có 5 tiếng. Khi chúng ta bước vào Giê-ru-sa-lem Mới, sẽ không còn một chút ban đêm nào (Khải. 21:25). Anh em cần lớn lên. Có lẽ ngày của anh em chỉ dài 10 tiếng và ban đêm của anh em là 14 tiếng. Anh em cần lớn lên để ngày của mình dài hơn và đêm sẽ ngắn đi.

Cần có sự phân rẽ giữa ngày và đêm, sự phân biệt giữa sáng và tối. Trong 2Cô-rin-tô 6:14, Phao-lô hỏi: “Sự sáng với sự tối có tương thông gì ư?” Lời này cũng chỉ về Sáng Thế Ký chương 1. Đức Chúa Trời đã phân sự sáng ra khỏi sự tối; vì thế, đừng cố gắng pha trộn chúng lại. Sự sáng không có quan hệ gì với sự tối tăm. Sự sáng có thể có loại tương giao nào với sự tối tăm không? Điều này có nghĩa là chúng ta, là con cái của sự sáng, không nên mang ách hay hòa lẫn với những người sống trong sự tối tăm. Chúng ta phải duy trì sự phân rẽ này. Họ là con cái của sự tối tăm, còn chúng ta là con cái của sự sáng. Tất cả chúng ta phải nói “Giữa sự sáng và sự tối tăm có thể tương thông gì không?” Đây là sự phân rẽ thật. Nếu đáp ứng đòi hỏi này, chúng ta sẽ có nhiều sự sáng hơn.

5)  Sự Phân Rẽ Giữa Nước Trên Khoảng Không 
Với Nước Dưới Khoảng Không –1:6-8

Chúng ta tiếp tục với đòi hỏi thứ năm để sản sinh sự sống: đó là phân chia nước sự chết bằng cách tạo nên một khoảng không. Nước ở trên khoảng không phải được phân rẽ khỏi nước ở dưới khoảng không. Phân chia sự sáng ra khỏi sự tối tăm thì tương đối khách quan; còn phân chia nước trên khoảng không ra khỏi nước dưới khoảng không thì chủ quan hơn. Chúng ta cần sự phân rẽ thứ hai này –phân chia những điều thiên thượng ra khỏi những điều thuộc đất (Côl. 3:1-3). Nước dưới khoảng không đại diện cho những điều thuộc đất trong khi nước trên khoảng không đại diện cho những điều thuộc trời. Có thể một số điều không phải là tối tăm nhưng thuộc đất, không thuộc trời.

Giả sử khi đang chia sẻ với anh em, tôi đội cái mũ cao-bồi, mặc quần áo cao-bồi và mang giày cao-bồi. Đó không phải là điều tối tăm nhưng thuộc đất. Giả sử tôi thắt một cái ca-vát rộng cỡ hai mươi phân, sặc sỡ những màu xanh lá, đỏ, da trời, tím và vàng tươi. Nếu tôi muốn ăn mặc như vậy, điều đó chứng tỏ rằng tôi đang ở dưới khoảng không.

Vậy, khoảng không này là gì? Đơn giản là bầu khí quyển, bầu không khí bao quanh trái đất. Không có bầu khí quyển, không một sự sống nào có thể được sản sinh trên đất. Không có sự sống trên mặt trăng vì bao quanh mặt trăng không có bầu khí quyển. Đức Chúa Trời tạo nên bầu khí quyển bao quanh trái đất để trái đất có thể sản sinh sự sống. Sau khi được cứu, không những chúng ta có sự sáng bên trong mà cũng có không khí, tức bầu khí quyển. Một điều gì đó đã vào trong chúng ta làm phân rẽ những điều thuộc trời khỏi những điều thuộc đất, những điều ở trên, là những điều được Đức Chúa Trời chấp nhận, được phân rẽ khỏi những điều ở dưới là những điều không được Đức Chúa Trời chấp nhận. Điều này là gì? Đó là công tác phân rẽ của thập tự giá. Sau khi được cứu và tiếp tục bước đi với Chúa, chúng ta sẽ kinh nghiệm thập tự giá. Thập tự giá làm cho phân rẽ. Phân rẽ những điều thiên nhiên ra khỏi những điều thuộc linh, những điều thánh khiết ra khỏi những điều phàm tục, những điều thiên thượng ra khỏi những điều hạ giới. Hê-bơ-rơ 4:12 bảo rằng Lời sống có thể phân rẽ chúng ta đến mức hồn được phân rẽ khỏi linh. Tôi có thể nói hay làm điều lành; tuy nhiên, lời lành hay những việc lành đó không ra từ nguồn ở trong linh mà ra từ hồn. Nói theo luân lý, theo đạo đức, hay theo con người, thì không có gì là sai. Nhưng nói theo thuộc linh, nguồn đó không thuộc về Đức Chúa Trời, không thuộc các từng trời. Điều đó không thuộc về linh nhưng thuộc về hồn, thuộc về đất. Do đó, chúng ta cần một sự phân rẽ xa hơn: Không những cần sự phân rẽ giữa sự sáng với sự tối mà còn cần sự phận biệt giữa linh (những điều ở trên) với hồn (những điều ở dưới).

Trong Sáng Thế Ký chương 1, có bao giờ anh em chú ý rằng mỗi ngày, trừ ngày thứ hai, sau khi hoàn thành điều gì đó, Đức Chúa Trời đã ngắm nhìn và thấy rằng điều đó là tốt lành, không? Nhưng ngày thứ hai không ghi như vậy. Sáng Thế Ký không nói rằng Đức Chúa Trời thấy nước, không khí, rồi phán rằng chúng là tốt lành. Tại sao? Vì không trung đầy dẫy thiên sứ sa ngã, còn nước đầy quỉ. Xin nhớ rằng các quỉ có nơi ở của chúng là dưới nước. Vào ngày thứ hai, có điều gì đó thực sự không tốt lành: trên không trung có các thiên sứ sa ngã, còn dưới nước có các quỉ. Chúng ta phải nhận thức rằng hễ điều gì thuộc về chúng ta, mà một khi thập tự giá đã phân rẽ, thì không là điều tốt. Hễ điều gì thuộc về chúng ta đều không tốt. Đức Chúa Trời không thể nói rằng điều đó là tốt.

6) Sự Phân Rẽ Đất Ra Khỏi Nước –1:9-10

Sau ngày thứ hai, có ngày thứ ba –ngày phục sinh. Vào ngày thứ ba, ngày phục sinh, đất khô lộ ra dưới khoảng không để sản sinh sự sống. Đây là sự đòi hỏi thứ sáu để sản sinh sự sống. Trong cả Kinh Thánh, biển tiêu biểu cho sự chết, đất tiêu biểu cho chính Đấng Christ. Kinh Thánh bảo rằng sau khi Đức Chúa Trời hành động trải qua nhiều thế hệ, cuối cùng biển sẽ bị loại trừ. Sau sự phản loạn của Sa-tan và sự phán xét của Đức Chúa Trời trên cõi sáng tạo ban đầu, hầu như không có gì trừ ra nước. Sau đó, Đức Chúa Trời hiện đến để phục hồi bằng Linh ấp ủ, Lời sống và sự sáng phân rẽ. Vào ngày thứ hai, khoảng không phân rẽ nước, và ngày thứ ba, Đức Chúa Trời làm cho nước tụ lại để đất khô có thể lộ ra nhằm sản sinh sự sống. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời vẫn đang vận hành trên nước, tìm cách giam giữ và hạn chế chúng. Trong Giê-rê-mi 5:22, chúng ta được bảo rằng Đức Chúa Trời đã vạch một ranh giới để giới hạn biển. Ngày nay, Đức Chúa Trời vẫn đang hành động để loại trừ biển vì trong biển có các quỉ. Biển tiêu biểu cho điều gì đó của các quỉ, điều gì đó thuộc ma quỉ. Cuối cùng, khi công tác của Đức Chúa Trời hoàn tất, biển sẽ không còn nữa. Trong Trời Mới và Đất Mới, chỉ có đất, không có biển (Khải. 21:1). Biển tượng trưng cho phần chính yếu của vương quốc Sa-tan đã bị loại trừ. Ngợi khen Chúa!

Đất khô xuất hiện để sản sinh sự sống, sinh ra sự sống. Vào ngày thứ ba, Đấng Christ ra khỏi sự chết. Đấng Christ ra khỏi sự chết vào trong sự phục sinh chỉ để sản sinh sự sống. Ha-lê-lu-gia!

Mặc dù đã được cứu, nhưng có lẽ sự tối tăm bên trong anh em vẫn chưa sáng lên, nước chưa được phân rẽ và bị giam giữ, những điều thuộc sự chết không bị giới hạn. Khi tiếp tục đi với Chúa, các dòng nước sự chết bên trong chúng ta sẽ dần dần bị giam giữ, bị giới hạn, và bị loại trừ. Bên trong anh em, đất khô sẽ nhô lên. Đó là Đấng Christ. Đó là Đấng Christ trong sự phục sinh. 1Phi-e-rơ 1:3 nói rằng chúng ta đã được tái sinh bởi sự phục sinh của Đấng Christ. Không có Đấng Christ phục sinh, không có bất cứ sự sống nào có thể nảy sinh.

Đất được phân ra khỏi nước. Đất tượng trưng cho sự sống và nước tượng trưng cho sự chết. Phân rẽ đất ra khỏi nước nghĩa là phân rẽ sự sống ra khỏi sự chết.

Khi lớn lên trong Chúa, chúng ta học tập cách biện biệt sự sáng ra khỏi sự tối tăm, phân rẽ những điều thiên thượng khỏi những điều hạ giới, và phân rẽ sự sống khỏi sự chết. Trong sự phát ngôn của tôi, có thể tôi không có điều gì tối tăm và thuộc đất; dầu vậy, lời nói tôi không có sự sống. Tôi không có sự sống. Sự phát ngôn của tôi là chân thật và đúng đắn, không có điều gì của tối tăm, không có điều gì thuộc thế giới; uy nhiên, nó đầy sự chết. Vì vậy, tôi phải cầu nguyện: “Chúa Jesus ôi, xin đuổi hết những dòng nước sự chết bên trong con để đất khô có thể bày ra nhằm sản sinh sự sống”. Trong sự phát ngôn của tôi, không nên có điều gì của sự tối tăm, không nên có điều gì của đất, và không nên có điều gì của sự chết. Bên trong sự phát ngôn của tôi, cần phải có đất khô để sản sinh sự sống.

Trong đời sống gia đình của anh em, có thể không có điều gì của sự tối tăm, không có điều gì thế giới, nhưng cũng không có điều gì của sự sống. Khi ai đó đến nhà anh em, có thể họ không thấy bất cứ điều gì tối tăm hay thế giới nhưng cũng không thấy bất cứ điều gì sống động. Tất cả những gì họ thấy tại đó chỉ là sự chết. Nhưng, hi vọng rằng khi tôi đến thăm anh em, tôi sẽ thấy mọi sự đều đầy dẫy sự sống. Đấng Christ, Đất Khô, đang lộ ra trong gia đình anh em. Đấng Christ được hiển lộ, sản sinh sự sống trong gia đình anh em.

Trên đất khô, không có sự tối tăm, và không có những dòng nước sự chết. Chúng ta chỉ có đất khô đầy dẫy mọi loại sự sống. Vì vậy, một lần nữa tôi nói rằng những gì được bày tỏ trong Sáng Thế Ký hoàn toàn là vấn đề sự sống.

 

BÀI BỐN

S Phục Hồi Và Sáng Tạo Thêm 
Của Đức Chúa Trời

(2)

Tiến Trình

Trong bài vừa qua, chúng ta đã đề cập đến sáu điểm, bao gồm ba sự đến và ba sự phân rẽ. Linh đến, Lời của Đức Chúa Trời đến và sự sáng đến. Kết quả của điều này là ba sự phân rẽ: sự sáng được phân rẽ khỏi sự tối; những dòng nước ở trên được phân rẽ khỏi những dòng nước ở dưới, và đất khô được phân rẽ khỏi những dòng nước sự chết. Bởi ba sự phân rẽ này, đất khô được lộ ra khỏi những dòng nước chết vào ngày thứ ba, ngày phục sinh. Chúa Jesus, là Đất Khô, lộ ra khỏi nước sự chết. Ngài đã sống lại để có thể tái sinh chúng ta.

Trong Cựu Ước, đất khô tiêu biểu cho Đấng Christ là nguồn sản sinh. Đất khô này đã bị chôn dưới những dòng nước sự chết và lại hiện ra vào ngày thứ ba. Như sự ghi chép của Cựu Ước bày tỏ, mọi loại sự sống đã được sản sinh từ đất này: sự sống thực vật, sự sống động vật, và ngay cả sự sống con người, đã ra từ đất. Con người được làm từ bụi đất. Điều này cho thấy mọi loại sự sống đều ra từ Đấng Christ.

Sau sự sa ngã của nhân loại và suốt thời đại của Nô-ê, một lần nữa đất bị bao phủ bởi những dòng nước sự chết (Sáng. 7:17-24), ngụ ý rằng con người đã bị ngăn cách khỏi Đấng Christ. Nhân loại đã bị dứt khỏi sự vui hưởng miền đất tốt lành. Sau điều này, đất lại được khôi phục (Sáng. 8:13-17,22). Đất được khôi phục cho đến thời Ba-bên khi con người sa ngã thêm nữa và cả nhân loại dấy lên phản nghịch Đức Chúa Trời (Sáng. 11:1-9). Vì thế, Đức Chúa Trời đã kêu gọi một dòng dõi với Áp-ra-ham là tổ phụ để bước vào miền đất cao, miền đất tốt lành Ca-na-an (Sáng. 12:1,5,7). Miền đất tốt lành này cũng tượng trưng cho Đấng Christ. Áp-ra-ham đã được kêu gọi ra khỏi Ba-bên để vào miền đất tốt lành. Chúng ta đã được kêu gọi ra khỏi sự phản loạn để vào trong Đấng Christ, Miền Đất Tốt Lành (1Cô. 1:9). Bây giờ Miền Đất Tốt Lành này là của chúng ta, sẵn sàng sản sinh sự sống.

7) Sự Sống Thực Vật Được Sản Sinh

Sự sống thực vật trên đất đã được sản sinh. Sự sống thấp nhất, sự sống không có ý thức, đã xuất hiện (Sáng. 1;11-13; so với Mác 4:8; Ô-sê 14:5-7). Đây là sự sản sinh sự sống và đã xảy ra vào ngày thứ ba, sau khi đất lộ ra khỏi những dòng nước sự chết.Lúc đó, không có sự lớn lên của sự sống, chỉ có hình thái thấp nhất của sự sống, một sự sống không có ý thức. Nếu chúng ta nói với cỏ cây, cỏ không thể hiểu và cây sẽ không phản ứng vì chúng không có cảm xúc, không có ý thức. Chúng không có tình cảm, tư tưởng hay ý chí vì chúng là những loài sống không có ý thức. Đây là sự sống thấp nhất.

Khi tiếp nhận Đấng Christ, Đấng Christ lộ ra từ dòng nước sự chết bên trong chúng ta. Đấng Christ hiện ra và bây giờ chúng ta có sự sống, sự sản sinh của sự sống. Chúng ta được cứu và có sự sống. Vào lúc được cứu, chúng ta nhận được sự sống, nhưng sự sống bên trong chúng ta còn rất thấp. Điều này được tiêu biểu trong phần ký thuật của Sáng Thế Ký qua sự sống của cỏ, sự sống của cây thân thảo và sự sống của cây thân mộc.

Ngay cả với sự sống thực vật cũng có ba mức độ: cỏ, tức là sự sống thực vật thấp nhất; cây thân thảo, mức độ cao hơn, và cây thân mộc, mức độ cao hơn nữa. Nếu đọc Sáng Thế Ký 1:29-30, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời đã ban cây thân thảo và cây thân mộc cho con người để làm thức ăn. Kế đến, Đức Chúa Trời ban cỏ cho thú vật và gia súc làm thức ăn.

Khi trở thành một Cơ-đốc nhân, anh em đã nhận được sự sống, nhưng sự sống đó trong anh em còn rất thấp. Có lẽ sự sống bên trong anh em giống như cỏ: đó là sự sống và sẽ lớn lên; dầu vậy đó là sự sống thấp nhất. Ngay cả khi so với sự sống thực vật khác, sự sống của cỏ hoàn toàn thấp. Dầu tuần trước anh em có thể giống như cỏ, nhưng hôm nay anh em đã lớn hơn một chút và trở nên cây thân thảo, có hạt. Tôi hi vọng sau hai tháng, anh em sẽ là cây ra trái. Anh em sẽ ví mình với gì –cỏ, cây thân thảo, hay cây thân mộc? Giả sử chính Chúa hỏi anh em: “Còn con thì sao? Con giống như cỏ, cây thân thảo, hay cây thân mộc?” Ngày nay, anh em là cây thân thảo, nhưng sau một thời gian nào đó, có lẽ anh em sẽ được ví như cây thân mộc. Nhưng khi anh em trở thành cây, đừng thỏa mãn. Đây không phải là câu cuối cùng của chương 1 mà mới là điều xảy ra vào ngày thứ ba.

8) Vật Thể Mang Ánh Sáng Xuất Hiện

Vào ngày thứ tư, không có sự lớn lên của sự sống, nhưng có sự xuất hiện những vì sáng vững chắc hơn, mạnh mẽ hơn (Sáng. 1:14-17). Mặc dầu ánh sáng xuất hiện vào ngày thứ nhứt, nhưng đó không phải là sự sáng vững chắc hay mạnh mẽ. Vào ngày thứ tư, không những các [loại] ánh sáng xuất hiện, mà cũng có những vật thể mang ánh sáng –mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Đây là những vì sáng mạnh hơn, vững chắc hơn và hiệu quả hơn. Đây là đòi hỏi thứ nhất cho sự tăng trưởng của sự sống.

Giả sử anh em không những là cỏ hay cây thân thảo mà cũng là cây thân mộc. Vào thời điểm này, anh em nhận được nhiều ánh sáng hơn. Mặc dầu đã có sự sáng vào ngày thứ nhứt, nhưng anh em vẫn cần điều gì đó xảy ra vào ngày thứ . Anh em cần nhận được một số vì sáng cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn, mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. 1Giăng 1:5-7 nói rằng sau khi được cứu, chúng ta cần ánh sáng nhiều hơn, và cần bước đi trong ánh sáng đó.

Sáng Thế Ký 1:14-19 không nói về những vì sáng theo cách mơ hồ nhưng theo cách rất rõ ràng –mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Theo hình bóng, mặt trời tiêu biểu cho Đấng Christ. Đấng Christ là Mặt Trời của chúng ta. Ma-la-chi 4:2 nói rằng Đấng Christ là Mặt Trời Công chính và trong cánh Ngài, có sự chữa lành. Sự chiếu sáng của Ngài là cánh, và với sự chiếu sáng này, có sự chữa lành. Nửa phần sau của câu này nói rằng tất cả chúng ta sẽ lớn lên dưới sự chiếu sáng của Đấng Christ. Cũng vậy, Lu-ca 1:78-79 cho biết rằng Đấng Christ là Vầng Đông, Bình Minh của chúng ta vào sáng sớm. Ha-lê-lu-gia! Chúa Jesus là Mặt Trời của chúng ta. Ngài là “Áng Sáng Lớn” đã mọc lên trên những kẻ ngồi trong tối tăm và dưới bóng sự chết (Mat. 4:16).

Các thánh đồ đắc thắng cũng được Chúa Jesus ví như mặt trời (Mat. 13:43). Họ là một với Chúa đến nỗi, tới một ngày, họ sẽ chiếu sáng như mặt trời, giống như Chúa vậy.

Thế thì mặt trăng là ai? Mặt trăng là Hội Thánh. Mặc dầu chúng ta khó tìm thấy một câu trong Kinh Thánh cho thấy mặt trăng là Hội Thánh; tuy nhiên, có cơ sở để nói rằng Hội Thánh là mặt trăng. Hãy nhớ điềm chiêm bao của Giô-sép về mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao (Sáng. 37:9-11). Mặt trời là cha, mặt trăng là mẹ và các ngôi sao là anh em của ông. Dựa trên sự kiện này, chúng ta có thể nói rằng Hội Thánh là Vợ, Cô Dâu của Đấng Christ, có thể được tiêu biểu bởi mặt trăng. Hội Thánh ngày nay là mặt trăng. Vậy, mặt trăng là gì? Đó là một vật thể tự mình không có ánh sáng, nhưng có khả năng phản chiếu ánh sáng. Tự mình, Hội Thánh không có ánh sáng. Nhưng, Ha-lê-lu-gia! Hội Thánh đã được làm nên theo cách để phản chiếu sự sáng của Đấng Christ. Hơn nữa, mặt trăng có khả năng phản chiếu ánh sáng chỉ vào ban đêm. Ngày nay, suốt thời đại Hội Thánh, chính là ban đêm. Hãy nhìn vào thế giới. Thế giới tối tăm dường nào! Dầu Hội Thánh thực sự ở trong đêm tối (các Hội Thánh địa phương là những Giá Đèn chiếu sáng trong đêm tối này, theo Khải Thị 1:20), nhưng có thể phản chiếu ánh sáng của Đấng Christ. Tuy nhiên, Hội Thánh (như mặt trăng) thường không ổn định lắm, trồi lên trụt xuống. Hội Thánh có thể là trăng tròn, trăng bán nguyệt, hay trăng mới. Và khi không có mặt trăng, các ngôi sao sẽ chiếu sáng. Ha-lê-lu-gia!

Chúng ta không những có mặt trời, mặt trăng mà cũng có các ngôi sao; không những có Đấng Christ, Hội Thánh mà cũng có tất cả thánh đồ đắc thắng. Đa-ni-ên 12:3 nói rằng những người đem nhiều người đến với sự công chính sẽ chiếu sáng như các ngôi sao. Nếu muốn giúp con người được cứu, nếu muốn xoay con người khỏi sự tối tăm để hướng về sự sáng, nếu muốn khôi phục tất cả người sa ngã, chúng ta phải là các ngôi sao chiếu sáng. Khải Thị 1:20 nói rằng các Hội Thánh là những Giá Đèn chiếu sáng trong sự tối tăm, và các sứ giả (những người sinh động trong các Hội Thánh) là các ngôi sao chiếu sáng. Chúa phán rằng thánh đồ là “ánh sáng của thế gian” (Mat. 5:14) và Phao-lô nói rằng thánh đồ chiếu sáng “như những vì sáng trên thế gian” (Phi. 2:15).

Sau khi lớn lên trong sự sống từ cỏ đến cây thân mộc, chúng ta không nên thỏa mãn, vì đó chỉ là ngày thứ ba, không phải ngày cuối. Chúng ta phải tiến đến ngày thứ tư để vui hưởng Đấng Christ là Bình Minh, vui hưởng Hội Thánh là Mặt Trăng sáng rực và vui hưởng rất nhiều thánh đồ tốt là các ngôi sao chiếu sáng, hầu chúng ta có thể lớn lên trong sự sống.

Nếu mặt trăng không chiếu sáng, đừng nói rằng mặt trăng không hiện hữu. Mặt trăng vẫn có ở đó. Cũng vậy, đừng nói rằng không có Hội Thánh; vì Hội Thánh vẫn có ở đó. Nan đề là Hội Thánh đã bị che phủ như thế nào đó và không đúng đắn với mặt trời. Vì thế, không phản chiếu chút ánh sáng nào. Mặc dầu có thể có nan đề với Hội Thánh, nhưng Hội Thánh vẫn có ở đó.

Khi Hội Thánh có nan đề, đó là lúc để các ngôi sao chiếu sáng. Nhiều người trong chúng ta phải là ngôi sao sáng. Chúng ta cần tiếp xúc Đấng Christ, tiếp xúc Hội Thánh, và cũng cần tiếp xúc với các thánh đồ chiếu sáng. Chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều thánh đồ. Khi đến với một anh em hay chị em sinh động, anh em không nhận được một lượng ánh sáng nào đó, và khi ở trong hiện diện của họ, anh em không ở dưới một loại chiếu sáng nào đó sao? Đây là ánh sáng. Ánh sáng này sẽ giúp chúng ta lớn lên trong sự sống.

9)  Một Qui Luật Được Thiết Lập

Những vì sáng Đức Chúa Trời làm nên vào ngày thứ tư đã được lập lên “để cai quản ngày và đêm” bởi sự chiếu sáng của chúng (Sáng. 1:18a). Vì sáng không những chiếu sáng mà còn cai quản bởi sự chiếu sáng của nó. Nơi nào có sự chiếu sáng, nơi đó có sự cai quản. Sự tối tăm dẫn đến lộn xộn, nhưng sự sáng thì chỉnh lý. Để sự sống lớn lên, chúng ta cần sự cai quản và chỉnh lý của các vì sáng vào ngày thứ tư.

Các vì sáng vào ngày thứ tư cũng “phân sự sáng khỏi sự tối” (Sáng. 1:18b). Việc phân rẽ sự sáng khỏi sự tối, như đã thấy trong bài 3, đã xảy ra rồi (Sáng. 1:4). Bây giờ, sự cai quản của các vì sáng ở ngày thứ tư càng củng cố sự phân rẽ này. Để sự sống lớn lên, chúng ta cần sự cai quản của các vì sáng và cũng cần củng cố cho sự phân rẽ.Đây là đòi hỏi thứ hai cho sự lớn lên của sự sống.

10) Các Sinh Vật Trong Nước Được Tạo Nên

Vào ngày thứ năm, sự sống thấp hơn, với ý thức thấp nhất, xuất hiện (Sáng. 1:20-22). Mặc dầu mỗi dạng sự sống động vật có một mức độ ý thức nào đó, nhưng một số có sự sống cao hơn, số khác thì thấp hơn. Trước hết, cá được đề cập, tức sự sống động vật có ý thức thấp nhất. Chúng ta đều đã có một vài kinh nghiệm về điều này. Giả sử có một số cá vàng bơi trong nước và chúng ta đến gần chúng. Chúng sẽ sợ mà bơi đi.Tuy nhiên, nếu vãi một ít thức ăn xuống nước rồi bỏ đi, tất cả những con cá đó sẽ trở lại. Sự sống này thì cao hơn sự sống của cây thân mộc, cao hơn sự sống thực vật (Êxê. 47:7,9). Dù không cao lắm nhưng nó cao hơn. Đây là bước thứ nhất của sự lớn lên trong sự sống.

Cá dưới biển sống trong nước mặn. Theo lệ thường, nước mặn không làm cho bất cứ điều gì lớn lên mà làm cho chết đi, hầu như không cho thực vật nào lớn lên cả. Nước mặn làm chết sự sống. Tuy nhiên, cá có thể sống trong nước mặn. Nước có thể mặn, nhưng cá sẽ không bao giờ bị nhiễm mặn trừ khi chúng chết. Điều này thật có ý nghĩa.

Tất cả nhân loại, toàn thể xã hội loài người, giống như một biển muối lớn. Dầu vậy, chúng ta, Cơ-đốc nhân, lại rất sống động. Chúng ta có thể tồn tại và sống trong một xã hội như thế mà không bị nhiễm mặn. Nhưng một khi chết đi, chúng ta sẽ trở nên mặn.Người Hoa có thói quen ăn nhiều cá ướp muối. Đầu tiên, họ làm làm cho con cá sống chết đi, rồi ướp muối cho đến khi toàn bộ số cá đó trở nên mặn. Khi cá còn sống, muối không có quan hệ gì với chúng; chúng có thể sống trong nước muối. Điều này thật kỳ diệu. Chúng ta, những Cơ-đốc nhân có sự sống của Đấng Christ, có thể sống trong xã hội tối tăm, gian ác này. Tuy nhiên, nếu chết, chúng ta bị nhiễm mặn. Ngày nay, nếu anh em rất sống động và một bạn học đến cám dỗ anh em đi xem phim hay dùng một ít thuốc phiện, anh em sẽ nói “Không”. Không điều gì có thể ảnh hưởng đến anh em.Nhưng nếu chết, trước hết anh em bị đem đến rạp hát giống như chiên bị dắt đến hàng làm thịt. Một khi đã bị giết, anh em chết, sẽ dùng thuốc phiện, thậm chí hê-rô-in. Anh em sẽ bị ướp muối. Nhưng Ha-lê-lu-gia! Chúng ta không bao giờ có thể bị ướp muối vì chúng ta có sự sống. Sự sống đẩy lùi mọi loại muối từ biển chết. Sự sống này có thể tồn tại trong bất kỳ hoàn cảnh chết chóc nào. Giữa môi trường sự chết, sự sống này vẫn có thể sống. Điều này thật tốt; nhưng còn nhiều điều khác nữa.

11) Những Sinh Vật Trên Không Được Tạo Nên

Sau cá, các loài chim bay trên không đã được tạo nên vào ngày thứ năm (Sáng.1:20-23). Đây là sự sống cao hơn nhưng cũng có ý thức thấp. Sự sống của chim thì cao hơn sự sống của cá. Cá có thể sống trong những dòng nước sự chết, nhưng chim có thể vượt trên chúng. Sau khi trở thành cá, anh em phải lớn lên cho đến khi là chim. Khi bạn học đến với anh em và nói “Chúng ta hãy đi xem phim,” anh em sẽ bay lên. Không ai có thể đụng đến anh em –anh em sẽ vượt lên. Anh em không những đẩy lùi muối mà còn vượt lên trên.

Mỗi điều được đề cập trong chương 1 của Sáng Thế Ký đều có một câu Kinh Thánh cho biết điều đó là một hình bóng. Chẳng hạn, Chúa Jesus bảo Phi-e-rơ rằng ông sẽ là tay đánh lưới người (Mat. 4:19). Bởi Lời này, Chúa Jesus ví tất cả mọi người như cá trong biển. Cũng thế, chúng ta có Ê-sai 40:31 nói rằng những ai trông đợi Chúa sẽ như chim ưng bay cao và vượt trỗi. Đây là sự sống cao hơn. Nhiều người có thể làm chứng rằng họ thường bay cao. Chúng ta có thể sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhưng với sự lớn lên hơn một chút, chúng ta không những sống trong những hoàn cảnh xấu mà còn vượt lên trên. Chúng ta bay đi và không gì có thể đụng đến. Ha-lê-lu-gia!Nhiều khi tôi tự nghĩ mình là chim. Và có một ngày, tôi khám phá thấy mình thực sự là chim. Tôi là một chim ưng có hai cánh lớn. Ha-lê-lu-gia! Một chim ưng có thể bay cao và vượt lên những chướng ngại trên đất. Điều này thật kỳ diệu. Tôi không đang nói điều tôi không biết hay điều không được tìm thấy trong Kinh Thánh. Xin đọc Ê-sai 40:31.Chúng ta có thể là chim ưng. Đây là bước thứ hai trong sự lớn lên của sự sống. Điều này là kỳ diệu, nhưng vẫn còn nữa.

12) Những Sinh Vật Trên Đất Được Tạo Nên

Vào ngày thứ sáu, sự sống cao hơn với ý thức cao hơn đã xuất hiện (Sáng. 1:24-25).Sự sống này có thể hoàn thành điều gì đó trên đất. Sáng Thế Ký 49:9 nói về sư tử, ví Giu-đa như Sư Tử có thể thực hiện nhiều điều. 1Sa-mu-ên 6:7,12a nói về hai con bò cái được dùng để kéo xe chở Hòm Giao Ước. Những câu này cho thấy cả thú vật lẫn gia súc đều có thể hoàn thành điều gì đó trên đất. Ý thức của chúng thì cao hơn cá, thậm chí cao hơn chim, và có thể thực hiện điều gì đó trên đất này. Đây là bước thứ ba trong sự lớn lên của sự sống.

Chúng ta có Đấng Christ bên trong làm sự sống. Bắt đầu từ mức độ của cỏ, sự sống này sẽ lớn lên từ cỏ thành cây thân thảo; từ cây thân thảo thành cây thân mộc. Sau đó, chúng ta sang một bình diện khác, bình diện của sự sống động vật. Ở bình diện này, đầu tiên chúng ta sẽ là cá, dần dần lớn thành chim và cuối cùng lớn hơn, cao hơn, thậm chí thành một trong những gia súc có sự sống cao hơn, mạnh hơn và ý nghĩa hơn.

Chúng ta phải nhận ra nhu cầu về sự sáng. Vào ngày thứ nhứt, chúng ta có sự sáng đến từ Linh và Lời. Tiếp tục, chúng ta cần các vì sáng của ngày thứ . Vào ngày thứ tư, các vì sáng đến từ Đấng Christ, Hội Thánh, và thánh đồ chiếu sáng. Vì ở dưới sự soi sáng của Đấng Christ, Hội Thánh, và thánh đồ chiếu sáng, chúng ta không những có sự sản sinh sự sống mà còn có sự tăng trưởng sự sống. Sự sáng vào ngày thứ nhất là để sản sinh sự sống; các vì sáng của ngày thứ tư là vì sự lớn lên của sự sống. Các vì sáng vào ngày thứ tư chủ yếu đến từ Đấng Christ cách trực tiếp, cũng đến từ Hội Thánh và các thánh đồ chiếu sáng. Nếu muốn lớn lên trong sự sống, sau khi đã nhận được sự sống đời đời, trước hết chúng ta phải tiếp xúc Đấng Christ, kế đến tiếp xúc Hội Thánh, và sau đó tiếp xúc các thánh đồ sống động. Trong khi ở dưới sự chiếu sáng như vậy, chúng ta đang trong tiến trình tăng trưởng.

Về tiến trình tăng trưởng, tôi không đang nói về điều gì đó mang tính thần học. Tôi biết điều tôi nói vì chính tôi đã trải qua tất cả các giai đoạn này. Cách đây 49 năm, tôi là một ngọn cỏ nhỏ bé. Kế đến, tôi lớn lên từ cỏ thành cây thân thảo. Sau đó, tôi trở thành cây. Sau một thời gian nào đó, tôi là cá, có thể sống trong bất kỳ hoàn cảnh xấu nào.Rồi đến một giai đoạn mà tôi dễ dàng bay lên các từng trời. Khi có bất cứ sự rắc rối hay bắt bớ, sự gian khổ hay hoạn nạn, đến từ mẹ tôi và anh em trong phần xác, hay đến từ vợ con, thậm chí từ anh em trong linh, tôi hoàn toàn vượt trên tất cả. Điều này là thật.

Nhiều khi vợ yêu dấu của anh em tạo cho anh em những khó khăn. Trước khi thành chim, anh em sẽ ở đó để tranh luận, cãi vã. Một khi trở thành chim ưng thì dù người vợ yêu dấu có tạo rắc rối đến đâu, người-chồng-chim-ưng này cũng sẽ bay cao. Người-chồng-chim-ưng này sẽ cứ bay cao trên không, và dõi theo, dõi theo cho đến khi người vợ nói “Ngợi khen Chúa”. Khi đó, người- chồng-chim-ưng này sẽ bay về. Bởi kinh nghiệm, anh em có thể nói khi nào mình là cá và khi nào là chim ưng. Nếu chưa có loại kinh nghiệm này, tôi cam đoan rằng một ngày nào đó anh em sẽ là chim ưng. Chim ưng không đấu tranh. Khi có bất kỳ khó khăn nào xảy đến, nó bay lên không trung. Thật khó bắt được. Khi có hoạn nạn, gian khổ hay rắc rối, chim ưng bay lên không trung. Đó là chiến thắng thật sự, một chiến thắng vượt trội. Anh em không muốn làm một chim ưng như thế sao?

Tuy nhiên, nhiều lúc, khi tôi thấy mình là một chim ưng dễ bay đi, thì Chúa lại bảo: “Đừng bay đi. Hãy ở lại làm một gia súc. Con cần là một bò cái. Hoặc tạo sữa để nuôi người khác hoặc mang vác họ như gánh nặng. Khi vợ con gây khó khăn cho con, đừng bay đi nữa –hãy cho cô ấy một ít sữa. Hãy nuôi dưỡng và mang cô ấy như một gánh nặng”.

Có lẽ vợ hay chồng là dòng nước sự chết, làm chết và ướp mặn anh em. Nếu là cây thân mộc hay cây thân thảo, chắc chắn anh em đã chết, nhưng nếu đã lớn lên từ cây thành cá, anh em sẽ sống. Trước đây, tôi thấy nhiều người trẻ rất tốt trước khi kết hôn, nhưng khi kết hôn, họ đã chết. Những người chồng trẻ bị những người vợ trẻ làm cho chết, và những người vợ trẻ bị những người chồng trẻ làm cho chết. Nhưng, tôi cũng thấy một số thánh đồ yêu dấu đã lớn lên thành một con cá sinh động. Những người vợ không quan tâm đến chồng họ mặn như thế nào và những người chồng đã không quan tâm đến vợ họ mặn ra sao. Họ đã tiếp tục sống. Sau một thời gian nào đó, họ lớn lên từ giai đoạn cá qua giai đoạn chim ưng. Hễ khi nào gặp gian khổ, họ đơn giản vượt lên trên. Dần dần, sau nhiều sự lớn lên trong sự sống, họ nhận thức rằng việc bay đi không phải là sự sống cao hơn. Họ nhận thức rằng cần ở lại trên đất để sản xuất sữa cho người thân và mang vác người thân như gánh nặng. Khi đạt đến giai đoạn này thì dù người vợ yêu dấu có tạo khó khăn cho anh em, anh em cũng không nói gì. Chỉ cần đặt cô ấy trên vai và mang vác như một gánh nặng. Trong khi người vợ tranh cãi với anh em, hãy vác cô ấy trên vai và nói “Anh sẽ đem em lên trời”.

Trong 1Sa-mu-ên chương 6 có một xe bò chở Hòm Giao Ước của Chúa. Anh em cần mang vác một phần sức nặng của Hòm. Anh em cần làm điều gì đó, cần có một hoạt động nào đó trên đất này. Đừng bay đi. Cái gọi là cuộc sống thiên đàng không phải là sự sống cao nhất. Khi anh em trở nên quá thuộc trời, phải quay về đất. Đừng chỉ lớn để càng bay cao hơn, mà phải lớn để đáp xuống.

Chúa Jesus là Đức Chúa Trời, nhưng để hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời, Ngài đã đến thế gian để làm Bò Cái. Ngài đã đến để dâng Mình làm sinh tế và để mang mọi gánh nặng của chúng ta. Hễ khi nào có ai bắt bớ Ngài, Ngài đặt kẻ ấy lên vai và nói “Ta sẽ đem ngươi lên các từng trời”. Đây là loại sự sống nào? Điều này thật kỳ diệu.

Bây giờ chúng ta có thể thấy rằng mỗi điểm trong chương 1 của Sáng Thế Ký đều có quan hệ đến sự sống. Tôi xin anh em đem tất cả những câu này và những điểm có trong bài này đến với Chúa trong sự cầu nguyện. “Chúa ơi, con có sự sống. Nhưng thưa Chúa, Ngài biết con cần các vì sáng của ngày thứ . Con đã có sự sáng vào ngày thứ nhất rồi, nhưng con cần những vì sáng của ngày thứ . Chúa Jesus ơi, con cần Ngài là Mặt Trời. Con cần tiếp xúc Ngài cách trực tiếp. Con muốn ở trong hiện diện Ngài hằng ngày. Con muốn ở dưới sự chiếu sáng của Ngài. Con cũng cần Hội Thánh, là mặt trăng, và cần các ngôi sao. Con cần các thánh đồ đắc thắng, những người đang chiếu sáng, xoay nhiều người đến sự công chính. Con cần những người có thể xoay người khác từ tối tăm qua sự sáng”. Nếu tiếp xúc Chúa như Mặt Trời, Hội Thánh như mặt trăng, và một số thánh đồ tốt như các ngôi sao chiếu sáng, anh em sẽ có những vì sáng của ngày thứ tư. Chính bởi những vì sáng này, anh em sẽ lớn lên. Mức sự sống bên trong anh em sẽ thay đổi từ sự sống thực vật sang sự sống động vật. Anh em sẽ lớn lên từng ngày. Khi ấy, anh em sẽ có thể đứng vững trước bất kỳ hoàn cảnh chết chóc nào và có thể vượt lên mọi sự chống đối, bối rối hay cám dỗ. Cuối cùng, anh em sẽ chủ định quay lại đất để thực hiện ý chỉ của Đức Chúa Trời. Điều này thật kỳ diệu!

Tuy nhiên, đây không phải là sự sống có ý thức cao nhất, mà là sự sống cao hơn với ý thức cao hơn. Chúng ta cần đến với phần cuối của ngày thứ sáu. Như sẽ thấy trong bài sau, ở phần cuối của ngày thứ sáu, xuất hiện sự sống có ý thức cao nhất, sự sống của con người, một sự sống biểu lộ hình ảnh của Đức Chúa Trời và có uy quyền thống trị trên mọi vật cho Đức Chúa Trời.

 

 

BÀI NĂM

S-Sáng-Ngày-Thứ- 
(
Phần Trong Ngoặc)

Trước khi nghiên cứu sự sáng tạo con người, chúng ta cần suy xét vấn đề về các vì sáng của ngày thứ tư như phần mở ngoặc. Sáng Thế Ký chương 1 ghi lại rằng vào ngày thứ nhất của sự phục hồi, Đức Chúa Trời đã gọi sự sáng xuất hiện. Ngày thứ nhất là ngày của sự sáng, và sự sáng này có thể được gọi là sự-sáng-ngày-thứ-nhất. Vào ngày thứ tư, Đức Chúa Trời đã làm một điều gì đó hơn nữa về sự sáng. Ngài làm nên các vật thể mang sự sáng –mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Kinh Thánh không cho biết loại sự sáng xuất hiện ngày thứ nhất là gì và chúng ta không cần suy đoán. Sự sáng của ngày thứ nhất thì không vững chắc, mạnh mẽ hay rõ ràng, không được gọi tên cụ thể mà chỉ gọi là “sự sáng”. Tuy nhiên, các vì sáng vào ngày thứ tư –mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao– thì rõ ràng và vững chắc, mạnh mẽ và có giá trị.

Nếu chú ý đến sự ghi chép của Sáng Thế Ký chương 1, chúng ta có thể thấy sự phục hồi của Đức Chúa Trời với sự sáng tạo thêm đã được hoàn thành trong sáu ngày. Sáu ngày này không phải dành cho sự sáng tạo ban đầu của Đức Chúa Trời. Sự sáng tạo ban đầu của Đức Chúa Trời đã hoàn tất trong Sáng Thế Ký chương 1 câu 1. Sau sự sáng tạo, có một thay đổi lớn đã xảy ra ở một nơi nào đó trong chương 1 câu 2, và Đức Chúa Trời đã đến để đoán phạt vũ trụ. Sau sự đoán phạt đó là khoảng một thời gian dài. Sau đó, Đức Chúa Trời đã đến để phục hồi và sáng tạo thêm. Sự phục hồi này với sự sáng tạo thêm đã được hoàn thành trong sáu ngày, có thể chia làm hai phần: ba ngày đầu được xem như phần thứ nhất; ba ngày sau được xem như phần thứ hai. Mỗi phần bắt đầu bằng một ngày có sự sáng. Sự sáng của ngày thứ nhất là sự-sáng-ngày-thứ-nhất; các vì sáng của ngày thứ tư là những-vì-sáng-ngày-thứ . Vào ngày thứ nhất, Đức Chúa Trời gọi sự sáng xuất hiện. Vào ngày thứ tư, Ngài phục hồi mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Điều này rất có ý nghĩa.

Những ngày có sự sáng này đánh dấu cho việc Đức Chúa Trời khởi đầu sáng tạo sự sống. Theo khải thị của cả Kinh Thánh, sự sáng là vì sự sống. Một lần nữa, chúng ta thấy rằng sự sáng tạo của Đức Chúa Trời hoàn toàn tập trung vào sự sống. Tất cả những gì Đức Chúa Trời tạo nên và làm nên đều tập trung vào sự sống và vì sự sống.Vì thế, cần phải có sự sáng. Sự sáng và sự sống luôn đi chung với nhau. Trái lại, sự tối và sự chết luôn đi cùng nhau. Trước khi Đức Chúa Trời phục hồi, sự tối tăm bao trùm các dòng nước sự chết, có nghĩa là sự tối tăm và sự chết là một. Sự chết thì trừu tượng và không ai thấy. Vì thế, Kinh Thánh dùng nước để tượng trưng cho sự chết. Nước sâu của đại dương là hình ảnh của sự chết. Trước sự phục hồi của Đức Chúa Trời, chỉ có hai điều: sự tối tăm và sự chết.

Đức Chúa Trời là Sự Sống và Sự Sáng, tương phản hoàn toàn với sự chết và sự tối.Chính Đức Chúa Trời của sự sáng không bao giờ có thể dung nhượng cho sự tối, vì thế, Ngài đến để xua tan tối tăm. Cũng vậy, chính Đức Chúa Trời của sự sống không bao giờ có thể dung nhượng cho sự chết; vì thế, Ngài đến để tiêu nuốt sự chết. Khi đọc Kinh Thánh, anh em đừng theo quan điểm khoa học, hãy theo quan điểm của Đức Chúa Trời. Nếu đọc Kinh Thánh theo quan điểm của Đức Chúa Trời, mỗi dòng chữ sẽ đầy dẫy ánh sáng và sự sống vì Kinh Thánh là sự ghi chép về Bản Thể Thần Thượng, Đấng là Sự Sáng và Sự Sống. Đức Chúa Trời của sự sáng và sự sống đã đến để loại trừ sự tối và sự chết.

Vào ngày thứ nhất, Đức Chúa Trời truyền cho sự sáng đến thì sự sáng đến. Sau đó, Ngài phân sáng với tối. Sự phân chia này là một giới hạn cho sự tối. Đức Chúa Trời của sự sáng dường như nói với sự tối rằng: “Hỡi sự tối tăm, hãy nghe Ta. Ngươi đã chiếm ưu thế trong một thời gian và đã bao trùm cả vũ trụ. Bây giờ sự sáng của Ta đến để giới hạn ngươi. Ngươi chỉ chiếm ưu thế ban đêm. Ban ngày không có chỗ cho ngươi. Ta giới hạn ngươi. Ta phân sự sáng khỏi ngươi. Chẳng bao giờ ngươi có thể chiếm lĩnh cả vũ trụ này nữa. Vì ít ra, phân nửa thời gian của vũ trụ này phải thuộc về Ta”. Ha-lê-lu-gia!

 Điều này thì tốt; tuy nhiên, chỉ tốt một nửa. Một phần nào đó của sự tối vẫn còn.Đức Chúa Trời vẫn đang hành động để loại trừ phần tối tăm này cho đến khi chúng ta đạt đến Khải Thị chương 21 và 22, trong đó công bố rằng: “Ở đó sẽ không có ban đêm” (21:25b). Ha-lê-lu-gia! Một ngày kia sẽ không có ban đêm nữa.

Đức Chúa Trời đã giới hạn sự tối vào ngày thứ nhất, và cùng một nguyên tắc, Ngài đã giới hạn những dòng nước sự chết vào ngày thứ ba. Trong Giê-rê-mi 5:22, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã dùng cát, những phần tử đá nhỏ nhất, để giới hạn những dòng nước sự chết. Đức Chúa Trời phán với những dòng nước sự chết rằng: “Đây là giới hạn của ngươi. Ngươi không thể vượt qua”. Do đó, đất khô hiện ra, tạo nên sự phân cách giữa đất và biển. Sau ngày thứ nhất Đức Chúa Trời phục hồi, có phân nửa sáng và phân nửa tối; sau ngày thứ ba, có phân nửa là đất khô và phân nửa là nước. Đức Chúa Trời vẫn đang hành động để loại trừ phân nửa thứ hai là đêm tối và những dòng nước sự chết. Trong Trời Mới Đất Mới, biển sẽ không còn (Khải. 21:1); trong Giê-ru-sa-lem Mới, ban đêm sẽ không còn (Khải. 21:25b; 22:5). Điều này nghĩa là cả sự tối lẫn sự chết bị loại trừ hoàn toàn.

Hãy kiểm tra chính mình: anh em có bao nhiêu sự tối tăm? Có bao nhiêu sự chết?Anh em cần trả lời điều này với Chúa. Nếu sự sống Cơ-đốc liên tục lớn lên trong hiện diện Chúa thì một ngày kia anh em sẽ có thể nói với Sa-tan rằng: “Ớ Sa-tan, ta không có ban đêm. Ban ngày của ta dài 24 giờ. Với ta, không có dòng nước sự chết. Trọn đời sống Cơ-đốc của ta, ở mọi nơi, mọi góc phố, trên mỗi đại lộ, đều có đất khô. Không còn biển nữa”. Tất cả chúng ta phải giống như vậy.

Để giống như vậy, chúng ta cần các vì sáng của ngày thứ . Sự sáng của ngày thứ nhất chỉ loại trừ một nửa tối tăm và một nửa sự chết. Các vì sáng của ngày thứ tư sẽ đem chúng ta đến một thế giới khác, là nơi không có ban đêm và không có biển.

Tất cả lẽ thật trong Kinh Thánh đã được gieo như những hạt giống trong Sáng Thế Ký, đặc biệt trong chương 1. Sáng Thế Ký 1:14-18 là một hạt giống kỳ diệu về sự sáng được bày tỏ xuyên suốt Kinh Thánh. Theo nguyên tắc sự sống, các vì sáng của ngày thứ tư không vì mục đích sản sinh sự sống mà vì sự lớn lên của sự sống. Vào ngày thứ ba, có lẽ vào cuối ngày, sau khi Chúa truyền cho đất khô nhô lên khỏi những dòng nước sự chết thì sự sống được sản sinh. Lúc đó, đã có sự sáng, không khí, và đất khô –ba yếu tố cần thiết cho việc sản sinh sự sống. Sau khi đất khô xuất hiện, sự sống thực vật được sản sinh. Mặc dầu Đức Chúa Trời không vui vào cuối ngày thứ hai –vì Ngài không phán ngày đó là tốt lành– nhưng chắc chắn Ngài vui vào cuối ngày thứ ba khi thấy sự sáng, không khí, đất khô, và mọi loài sự sống thực vật. Đức Chúa Trời nhìn thấy cỏ, cây thân thảo, và cây thân mộc thì phán rằng thật tốt lành. Trước đó, không có sự sống thọ tạo nào trên đất.

Bắt đầu với thực vật, sự sống đã được sản sinh. Nhưng đó là sự sống thấp nhất, sự sống có ý thức thấp nhất, không thể đi, không thể nói, và không thể hiểu Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có thể phán một ngàn lần với hoa huệ, nhưng nó chẳng thể đáp ứng với Ngài, vì sự sống của hoa huệ quá thấp. Mặc dầu sự sống đã hiện hữu, nhưng cần được lớn lên. Các vì sáng của ngày thứ tư là cần thiết cho sự tăng trưởng sự sống. Sự sáng của ngày thứ nhất là để sản sinh sự sống; các vì sáng của ngày thứ tư là để sự sống lớn lên. Vào ngày thứ tư, các vì sáng vững chắc đã sẵn sàng; không có việc gì khác để làm.

Nhiều người trẻ đã nhận được sự-sáng-ngày-thứ-nhất, nhưng tôi không chắc là anh em đã bước vào các-vì-sáng-ngày-thứ-tư chưa. Các-vì-sáng-ngày-thứ-tư khác với sự-sáng-ngày-thứ-nhất. Sự-sáng-ngày-thứ-nhất thì không rõ ràng; các-vì-sáng-ngày-thứ-tư thì rõ ràng. Bây giờ chúng ta cần thấy mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao có ý nghĩa gìtheo hình bóng.

I. Mặt Trời Đấng Christ Và Các Thánh Đồ

Mặt trời ngụ ý về Đấng Christ và cũng về các thánh đồ, là những người sẽ chiếu sáng như mặt trời trong Vương Quốc. Ma-la-chi 4:2 nói rằng Đấng Christ là Mặt Trời Công Chính. Trong cánh Ngài (tức sự chiếu sáng của Ngài) có sự chữa lành sự chết. Không có sự chiếu sáng của Ngài, có sự chết; khi sự sáng của Ngài chiếu ra, sự chết được chữa lành. Lu-ca 1:78-79 nói rằng sự giáng sinh của Đấng Christ là Bình Minh thật cho nhân loại. Ma-thi-ơ 4:16 nói rằng khi Đấng Christ đến vùng biển Ga-li-lê, Ngài xuất hiện như một Vì Sáng lớn. Dân ngồi trong tối tăm đã thấy Vì Sáng lớn. Vì Sáng này chiếu trên những người đang ngồi trong miền và dưới bóng sự chết. Vì Sáng đó là Jesus. Ma-thi-ơ 13:43a nói rằng các thánh đồ đắc thắng sẽ chiếu sáng như mặt trời trong Vương Quốc hầu đến. Mặc dầu ngày nay chúng ta có thể là một ngôi sao, nhưng còn quá sớm nên chúng ta chưa chiếu sáng như mặt trời. Vì cớ đó, chúng ta cần chờ đợi đến ngày phục hưng. Trong Vương Quốc, nhiều thánh đồ sẽ chiếu sáng như mặt trời. Ngày nay, Đấng Christ là Mặt Trời; nhưng ngày mai, các thánh đồ đắc thắng cũng sẽ là mặt trời.

II. Mặt Trăng Hội Thánh

Mặt trăng là Hội Thánh. Trong chiêm bao của Giô-sép, cha của ông được ví như mặt trời, còn mẹ… như mặt trăng và các anh em như các ngôi sao (Sáng. 37:9). Hội Thánh là Cô Dâu, Vợ của Đấng Christ. Vì thế, mặt trăng là hình ảnh của Hội Thánh (so với Nhã Ca 6:10).

Khải Thị 1:20 nói rằng các Hội Thánh địa phương là những Giá Đèn. Đèn cần vào ban đêm, không phải ban ngày. Khải Thị 1:20 chứng tỏ mạnh mẽ rằng thời đại Hội Thánh không phải là ban ngày mà là ban đêm. Là Giá Đèn, Hội Thánh chiếu sáng vào ban đêm. Tuy nhiên, bản thân Giá Đèn thì không chiếu sáng, mà là đèn. Bảy Giá Đèn thì ở trong Khải Thị chương 1 và bảy ngọn đèn thì ở trong chương 4. Bảy ngọn đèn là Bảy Linh (Khải. 4:5). Hội Thánh là Giá Đèn, còn Linh là Đèn ở trên Giá Đèn. Nếu Hội Thánh thiếu Linh, Hội Thánh là Giá Đèn không có sự sáng. Khi đó, Hội Thánh là một vầng đá vấp chân. Nhưng Giá Đèn có đèn đang chiếu sáng thì thật kỳ diệu. Chúng ta có thể có Hội Thánh là Giá Đèn, còn Đèn thì sao? Chúng ta cần Đèn. Một số người có thể nói “Tôi có Thánh Linh là Đèn. Tôi không quan tâm đến Giá Đèn”. Nếu nói như vậy, anh em đã sai. Vì đèn ở trên Giá Đèn. Nếu ngày nay, trong thời đại Hội Thánh, muốn có sự sáng của Bảy Linh, anh em phải có các Hội Thánh. Bảy ngọn đèn ở trên bảy Giá Đèn.

Suốt thời đại Hội Thánh là ban đêm, và suốt đêm tối đó, chúng ta không thể trực tiếp nhận được ánh nắng, sự sáng của Đấng Christ. Chúng ta cần sự phản chiếu. Chúng ta cần mặt trăng phản chiếu ánh nắng mặt trời; chúng ta cần Hội Thánh phản chiếu sự sáng của Đấng Christ. Không có Hội Thánh, chúng ta thật khó thấy sự sáng của Đấng Christ. Khi đến với Hội Thánh và nếu Hội Thánh đó không bị khuyết (suy yếu), chúng ta chắc chắn sẽ nhận được ánh sáng.

Theo lịch sử, có một thời kỳ dài, trong đó Hội Thánh giống như trăng khuyết. Đang khi trăng khuyết, đó là lúc tốt nhất để các ngôi sao chiếu sáng. Trong thời đại ám thế, các ngôi sao đã chiếu sáng. Martin Luther là một vì sao. Trước và sau Luther, nhiều vì sao lớn khác đã chiếu sáng vì trăng bị khuyết. Cách đây hai thế kỷ, Zinzendorf và những anh em gọi là Moravian đã thực hành nếp sống Hội Thánh. Mặc dầu mặt trăng của họ không tròn lắm, ít ra đó cũng là trăng lưỡi liềm, nhắc nhở mọi người rằng Hội Thánh có ở đó. Sau đó một thế kỷ, Hội Anh Em được dấy lên tại Anh và trăng lưỡi liềm trở nên gần tròn. Hội Thánh Phi-la-đen-phi đã xuất hiện. Tuy nhiên, không kéo dài được lâu. Có một câu châm ngôn nói rằng khi trăng đã tròn thì nó bắt đầu khuyết.Trong thời gian 70 năm của hậu bán thế kỷ XIX và tiền bán của thế kỷ XX, chúng ta có thể thấy một số ngôi sao khác như Andrew Murray, Bà Penn Lewis và A. B Simpson.Suốt thời gian đó, có các ngôi sao nhưng không có mặt trăng –không có nếp sống Hội Thánh. Trăng bị khuyết nên các ngôi sao đã chiếu sáng

Ngợi khen Chúa! Ngày nay, nếu không có trăng tròn, ít ra chúng ta cũng có trăng lưỡi liềm. Trong các Hội Thánh, chúng ta đừng mong thấy những người khổng lồ thuộc linh. Nếu có những người khổng lồ thuộc linh, điều này nghĩa là trăng đang khuyết.Ngay khi trăng đang tròn dần, lớn dần, các ngôi sao không nên tỏa sáng nhiều. Tôi không muốn là một ngôi sao lớn, mà chỉ là một anh em nhỏ bé. Khi đã có mặt trăng, chúng ta ít cần đến các ngôi sao

Nếu đi đến mặt trời và xin chiếu sáng trong ban đêm, chúng ta thật ngu dại. Mặt trời sẽ nói với anh em: “Đừng đến với Ta. Hãy đến với sự phản chiếu của Ta. Hãy đến với Hội Thánh, nếu con muốn ánh sáng đến từ Ta. Hội Thánh phản chiếu ánh sáng của Ta”. Chúng ta phải nhớ rằng hiện nay là ban đêm; ban ngày chưa đến. Chúng ta cần Hội Thánh. Linh phán với các Hội Thánh. “Ai có tai, hãy nghe điều Linh phán cùng các Hội Thánh” (Khải. 3:22). Chúng ta phải đến với các Hội Thánh và nhận ánh sáng của mặt trời cách gián tiếp.

 Nhiều Cơ-đốc nhân yêu dấu nói rằng: “Tôi không quan tâm đến các Hội Thánh –tôi chỉ quan tâm đến Đấng Christ”. Tôi có thể cam đoan rằng hễ ai nói như vậy sẽ không lớn lên. Những người nói như vậy chỉ có sự-sáng-ngày-thứ-nhất mà thiếu các-vì-sáng-ngày-thứ-tư. Nếu kiểm tra nhiều thánh đồ, họ sẽ nói rằng họ đã không lớn lên cho đến khi bước vào Hội Thánh. Khi thật lòng hướng về Hội Thánh, chúng ta nhận được ánh sáng đúng đắn của Đấng Christ cách gián tiếp.

Như nhiều người có thể làm chứng, hễ khi nào bị Hội Thánh  làm buồn và xoay lưng khỏi Hội Thánh, họ hoàn toàn ở trong tối tăm. Vào ban đêm, khi xoay lưng khỏi mặt trăng, mặt anh em sẽ ở trong bóng tối. Tuy nhiên, khi hướng về Hội Thánh và là một với Hội Thánh, chúng ta liền có sự chiếu sáng.

Một số người nói rằng chúng ta nhấn mạnh quá nhiều đến Hội Thánh mà xao lãng Đấng Christ. Nhưng làm thế nào mặt trăng có thể chiếu sáng nếu không có ánh sáng của mặt trời? Không có Đấng Christ, Hội Thánh không có ánh sáng. Việc chiếu sáng của mặt trăng về đêm đơn giản là sự phản chiếu ánh sáng của mặt trời. Ánh sáng của Hội Thánh hoàn toàn là sự phản chiếu Đấng Christ. Những người nói nhiều về Đấng Christ mà không có sự tiếp xúc với Hội Thánh đúng đắn, sẽ thấy khó nhận được ánh sáng thật sự và thiết thực để tăng trưởng trong sự sống. Vì sự lớn lên trong sự sống, tất cả chúng ta đều cần ánh trăng, là phần chính của các-vì-sáng-ngày-thứ-tư. Càng có nếp sống Hội Thánh, chúng ta càng chiếm được Đấng Christ; càng nhận được ánh sáng, chúng ta càng kinh nghiệm sự tăng trưởng trong sự sống.

III. Các Ngôi Sao Đấng Christ Và Thánh Đồ

Các ngôi sao là Đấng Christ và thánh đồ. Mặc dầu Đấng Christ là Mặt Trời thật, nhưng Ngài không hiện ra như mặt trời trong suốt thời đại đêm tối này. Ngài chiếu sáng như một ngôi sao, như Sao Mai rực sáng (Khải. 22:16b). Chính Đấng Christ là Ngôi Sao. Tất cả những người đắc thắng cũng là ngôi sao. 2Phi-e-rơ 1:19 bảo chúng ta nên chú ý đến Lời chắc chắn cho đến khi Sao Mai, tức Đấng Christ, mọc lên bên trong mình. Khải Thị 1:20 nói rằng không những các Hội Thánh là Giá Đèn chiếu sáng bằng Linh, mà các thiên sứ, những người dẫn dắt, hay các sứ giả trong các Hội Thánh, cũng là các ngôi sao chiếu sáng. Đa-ni-ên 12:3 nói rằng những người làm cho nhiều người xoay khỏi đường lầm lạc trở về sự công chính sẽ chiếu sáng như các ngôi sao. Ma-thi-ơ 5:14 nói rằng tín đồ ngày nay là sự sáng của thế gian, và Phi-líp 2:15 nói “giữa họ anh em chiếu sáng như những vì sáng trên thế gian”. Tất cả những câu này cho thấy rằng những thánh đồ nào ở trên con đường đúng đắn và có chỗ đứng đúng đắn, đều là ngôi sao.

IV. Cai Quản ĐỂ Phân Biệt

Những-vì-sáng-ngày-thứ-tư cai quản để phân biệt. Có sự sáng thì có sự phân biệt.Không có các-vì-sáng-ngày-thứ-tư thật khó để phân biệt điều gì. Tất cả chúng ta cần sự phân biệt này để lớn lên trong sự sống. Những người trẻ cần sự phân biệt về việc họ nên đi đâu và không nên đi đâu, nên nói điều gì và không nên nói điều gì, nên làm điều gì và không nên làm điều gì, điều gì thuộc Đức Chúa Trời và điều gì thuộc Sa-tan, điều gì trong linh và điều gì trong hồn. Ngay cả các bạn trẻ cấp hai cũng cần sự phân biệt về các bạn học của mình, những bạn nào nên tiếp xúc và những bạn nào đừng bao giờ tiếp xúc.

Sự phân biệt đến từ sự sáng. Khi sự sáng chiếu soi, sự sáng cai quản. Nếu ở trong một phòng không có ánh sáng, tôi sẽ vấp ngã. Không có ánh sáng, không có phương hướng, không có cai quản, và không có sự phân biệt. Tuy nhiên, nếu ở dưới sự chiếu sáng của ánh sáng, tôi có thể nhận rõ nên đi đường nào.

Các em học sinh ơi, các em khác với tất cả các học sinh khác trong trường, vì các em là con cái của ban ngày. Các học sinh khác vẫn còn trong sự tối tăm. Khi nói với thầy cô, các em biết mình nên nói gì. Các em có sự phân biệt. Cách tốt nhất để cha mẹ chăm sóc con cái là đặt chúng trong tay Chúa. Khi ấy, chúng sẽ có ánh sáng, và ánh sáng này sẽ là sự cai trị của chúng. Sự cai trị này của ánh sáng sẽ cho con cái sự phân biệt tốt nhất. Chúng sẽ không bao giờ bị cám dỗ sa vào ma túy. Sự phân biệt là sự bảo vệ lớn nhất.

Xin nhắc lại rằng sự phân biệt này đến từ việc chiếu sáng, và sự chiếu sáng của ánh sáng chính là sự cai trị. Nếu đọc và cầu nguyện Sáng Thế Ký 1:14,16,18 và Ê-phê-sô 5:8-11,13-14 cho đến khi những câu này đi vào lòng anh em và ánh sáng chiếu rạng trên anh em, anh em sẽ biết điều gì phải khiển trách, điều gì phải chấp nhận, điều gì nên tiếp nhận và điều gì nên từ chối. Cũng vậy, 1Giăng 1:5-7 là một phân đoạn tốt nói rằng Đức Chúa Trời là Sự Sáng, nếu chúng ta tương giao với Ngài, chúng ta ở trong sự sáng, và khi bước đi trong sự sáng, chúng ta sẽ biết sự khác biệt giữa sự tối và sự sáng. Chúng ta có sự cai trị bằng sự phân biệt.

V. Dùng Làm Các Dấu Hiệu 
Chủ Yếu Để Di Chuyển

Mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao là các dấu hiệu. Các dấu hiệu này chủ yếu dùng để di chuyển. Thời xưa, các thủy thủ định hướng theo sao. Ngày nay, chúng ta lái xetheo tín hiệu giao thông. Vì thế, dấu hiệu là để di chuyển.

Người Pha-ri-si và Sa-đu-sê đến với Chúa Jesus xin Ngài tỏ cho họ một dấu lạ từ trời (Mat. 16:1-4). Chúa phán: “Những kẻ ngu dại kia, các ngươi biết những dấu chỉ của bầu trời. Khi bầu trời đỏ về chiều, các ngươi nói rằng thời tiết tốt. Khi buổi sáng trời ửng đỏ và thấp, các ngươi nói sẽ có mưa bão. Các ngươi biết dấu chỉ trên bầu trời mà không biết các dấu chỉ của thời kỳ này sao. Ta là Dấu Chỉ –Ta giống như Giô-na. Các ngươi không thấy Dấu Chỉ này vì các ngươi không có ánh sáng”. Các môn đồ cũng đến với Chúa trên núi O-liu và hỏi Ngài dấu chỉ về sự hiện đến của Ngài, dấu chỉ về sựchung kết thời đại này (Mat. 24:3).

Chúng ta không những có các câu này mà cũng có nhiều dấu chỉ lớn trong vũ trụ được thấy trong Khải Thị 12:1  dấu chỉ về người đàn bà với mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Để chuyển động cách đúng đắn trong vũ trụ này, chúng ta có người đàn bà là dấu chỉ lớn. Người đàn bà này là điều gì đó có liên quan đến Hội Thánh. Tôi không nói người đàn bà này là Hội Thánh nhưng nói rằng Hội Thánh là một phần lớn của người đàn bà này. Nếu muốn chuyển động, cư xử và hành động trong vũ trụ, chúng ta phải biết người đàn bà này.

Bà bắt nguồn từ Sáng Thế Ký chương 3. Kinh Thánh là Sách về những người nữ.Sa-tan đã bước vào nhân loại qua một người nữ, và Chúa Jesus cũng đã bước vào nhân loại qua một người nữ. Cuối cùng, Kinh Thánh tổng kết với Giê-ru-sa-lem Mới, là một người nữ, tức Cô Dâu của Đấng Christ. Ha-lê-lu-gia! Tất cả chúng ta sẽ là một phần của người nữ này. Vì thế, tất cả chúng ta nên biết người đàn bà trong Khải Thị chương 12. Bà là người nữ trong Kinh Thánh, một người nữ hoàn vũ bao trùm cả Kinh Thánh.Nói cách chính xác, bà bắt đầu trong Sáng Thế Ký chương 2 với Ê-va, không phải trong Sáng Thế Ký chương 3, và sau đó tiếp diễn từ Sáng Thế Ký chương 2 đến Khải Thị chương 22. Nếu biết người đàn bà này, anh em biết các dấu chỉ. Bà là dấu chỉ nổi bật nhất, là dấu chỉ cho dân Đức Chúa Trời biết rằng họ nên đi tiếp hay phải dừng lại.Vì thiếu người đàn bà này nên nhiều Cơ-đốc nhân không biết phải làm gì. Họ không có con đường tiến lên. Chúng ta cần một dấu chỉ, là điều xuất phát từ các-vì-sáng-ngày-thứ-tư

VI. ĐỂ Có Các Mùa Được Định Bởi Mặt Trăng, 
Chủ Yếu Vì Sự Tăng Trưởng

Các dấu hiệu là để di chuyển, còn các mùa là để tăng trưởng. Lời của Chúa Jesus về mùa gặt cho thấy các mùa là để tăng trưởng (Gi. 4:35). Truyền Đạo 3:1-8 nói rằng có kỳ gieo và có kỳ gặt. Đây là các mùa. Các mùa là để tăng trưởng. Nếu là một nhà nông, anh em phải biết các mùa. Anh em gieo hạt vào mùa đông hay nghỉ ngơi vào mùa hè? Các mùa sẽ cho biết khi nào cày, lúc nào gieo, khi nào gặt, và lúc nào nghỉ. Khải Thị 22:2 nói rằng Cây Sự Sống ra trái mỗi tháng. Mùa được định bởi tháng và tháng được định bởi mặt trăng.

Chúng ta cần đọc nhiều câu trong Lê-vi Ký về vấn đề này (Lêv. 23:2,5,6,24,27,34,39,41). Những câu này nói rằng vào Tháng Giêng mỗi năm, dân Ítx-ra-ên có một kỳ lễ. Kỳ lễ cũng liên quan đến mùa. Kỳ lễ vào Tháng Giêng là Lễ Vượt Qua. Kế đến là Lễ Bánh Không Men, Lễ Trái Đầu Mùa, Lễ Bảy Tuần, còn gọi là Lễ Ngũ Tuần. Bốn kỳ lễ này diễn ra trong nửa đầu của năm. Vào ngày thứ nhứt của Tháng Bảy có Lễ Thổi Kèn, và ngày 10 Tháng Bảy có Lễ Chuộc Tội. Cũng vậy, ngày 15 Tháng Bảy là Lễ Lều Tạm. Tất cả bảy kỳ lễ này đã được tổ thức theo tháng.

Nếu không có thời gian để lớn lên, anh em không bao giờ có mùa gặt. Nếu không có sự lớn lên, anh em sẽ lấy gì để dự tiệc? Vào những ngày lễ, dân Ítx-ra-ên đem đến các sản vật của mình –bò, chiên, nho, tức là tất cả những sản vật từ sự lớn lên. Đặc biệt, Lễ Lều Tạm là kỳ lễ để vui hưởng mùa gặt. Chúa phán rằng chúng ta phải cùng nhau đến trong hiện diện Ngài và vui hưởng mùa gặt –đó là một lễ tiệc. Lễ tiệc là kết quả của sự tăng trưởng, và sự tăng trưởng này có quan hệ rất nhiều đến mặt trăng, tức Hội Thánh.Nếu không có Hội Thánh, chúng ta thiếu yếu tố lễ tiệc. Rất ít Cơ-đốc nhân có lễ tiệc vì họ không có mặt trăng. Họ không có sự vui hưởng đầy đủ Đấng Christ như Bữa Tiệc vì họ không có Hội Thánh. Chúng ta cần Hội Thánh để lập ra các mùa hầu có sự tăng trưởng và lễ tiệc.

Dân Số Ký 28:11 nói về trăng mới và Dân Số Ký 29:6 nói điều gì đó về tháng.Những câu này nói về các tháng.

Giê-rê-mi 8:7 nói rằng chim hạc biết kỳ bay đã định cho nó. Câu này cũng nói về chim cu, chim yến và chim nhạn đều biết kỳ, mùa của chúng. Chúa phán về dân Ngài rằng họ không có mùạ. Đây là tình trạng hiện nay. Cơ-đốc nhân không có mùa hè hay mùa xuân, họ không có trăng thượng tuần, trăng hạ tuần hay bất kỳ loại trăng nào. Họ không có các mùa: không mùa xuân, không mùa hạ, không mùa thu và không mùa đông. Trong một ý nghĩa, mọi ngày đều như nhau. Vì thế, họ không cách gì để lớn lên và không có lễ tiệc –tất cả là do họ thiếu các-vì-sáng-ngày-thứ-tư.

Tuy nhiên, một khi chúng ta ở trong nếp sống Hội Thánh đúng đắn, Hội Thánh sẽ định ra tháng, tháng sẽ dẫn đến mùa, và mùa sẽ cho chúng ta những kỳ lễ tiệc. Chúng ta sẽ có tất cả các kỳ lễ tiệc.

VII. ĐỂ Có Ngày Được Định Bởi SỰ Quay Hằng Ngày Của Trái Đất ĐỂCó Những Khởi Đầu Mới

Cả ngày lẫn năm đều có liên quan đến mặt trời. Trái đất có hai loại chuyển động đối với mặt trời –sự quay hằng ngày và sự quay hằng năm. Sự quay hằng ngày được gọi là sự quay quanh mình; việc quay hằng năm được gọi là sự quay quanh mặt trời. Tất cả chúng ta đều biết sự tự quay hằng ngày của trái đất tạo ra một ngày, và một vòng quay hằng năm của trái đất tạo ra một năm. Cụm từ “cho các ngày” (Sáng. 1:14b) có nghĩa là trái đất liên tục xoay quanh nó để tạo nên những khởi đầu mới. Ha-lê-lu-gia! Mỗi ngày là một khởi đầu mới vì mỗi ngày chúng ta đều có mặt trời mọc. Mỗi ngày có bình minh. Là Mặt Trời, Đấng Christ ban cho chúng ta một khởi đầu mới từng ngày. Mỗi sáng, giờ thức canh mỗi sáng nên là bình minh của chúng ta, là thời gian sao mai mọc lên bên trong chúng ta cho một khởi đầu mới.

Dân Số Ký 28:3-4 nói rằng mỗi sáng chúng ta phải dâng những của lễ thiêu. Mỗi ngày là một khởi đầu mới. Ca Thương 3:22-23 nói rằng mỗi buổi sáng sự thương xót và lòng trắc ẩn của Chúa lại mới luôn. 1Tê-sa-lô-ni-ca 5:4-8 nói rằng chúng ta không phải là con cái ban đêm nhưng là con cái ban ngày.

VIII. ĐỂ Có Năm Được Định Bởi 
Vòng Quay Hằng Năm Của Trái Đất 
Cho Những Khởi Đầu Lớn Hơn

Vòng quay mỗi năm xung quanh mặt trời đem đến những khởi đầu lớn hơn. Điều này thực sự kỳ diệu. Chúng ta ở trong Đấng Christ và ở trong Hội Thánh. Vì thế, chúng ta có mặt trời và mặt trăng để ban mùa, ngày, và năm.

Khi dân Ítx-ra-ên ra khỏi Ai-cập, Chúa phán với họ rằng đó là sự khởi đầu một năm mới (Xuất. 12:2). Khi được cứu, đó cũng là khởi đầu của một năm mới, năm chúng ta được tái sanh, một cuộc cách mạng, một vòng quay thực sự trong cuộc đời chúng ta.Vòng quay đầu tiên của tôi là năm 1925, năm tôi được cứu. Vòng thứ hai là năm 1931, năm tôi được phục hưng. Không đầy một năm sau đó, Tháng Bảy năm 1932, tôi có một vòng quay khác –tôi thấy Hội Thánh. Điều đó đã cách mạng hóa toàn bộ đời sống Cơ-đốc của tôi. Trong đời sống Cơ-đốc của tôi còn có nhiều năm mới ngoài những năm này. Hằng năm, Đấng Christ là Mặt Trời Thật ban cho chúng ta một khởi đầu mới.

Không một cây trồng nào có thể lớn lên nếu không có mùa, ngày và năm. Tất cả cây trồng đều lớn lên bởi các-vì-sáng-ngày-thứ-tư. Một mặt, chúng ta là cây trồng của Đức Chúa Trời; mặt khác, chúng ta là nông trại, cánh đồng của Ngài. Chúng ta cần mặt trăng để định mùa và cần mặt trời để định ra ngày và năm.

Sáng Thế Ký 8:13 nói rằng Nô-ê trở lại đất khô vào ngày mồng một Tháng Giêng.Ông đã có một khởi đầu mới vào ngày thứ nhứt của Tháng Giêng, một khởi đầu mới trên đất mới. Xuất Ai-cập Ký 40:2,27 cho biết rằng Đền Tạm được dựng lên vào ngày mồng một Tháng Giêng, một khởi đầu mới khác. Tại sao Đức Chúa Trời không bảo tuyển dân dựng Đền Tạm vào ngày 29 Tháng Tư, nhưng vào ngày thứ nhứt của Tháng Giêng? Đó là vì một khởi đầu mới. Theo 2Sử Ký 29:17 và Ê-xê-chi-ên 45:18, cả hai đều cho biết rằng tuyển dân đã tẩy sạch và thánh hóa Đền Thờ vào ngày mồng một Tháng Giêng. Theo Ê-xơ-ra 7:9, cuộc hồi hương từ Ba-by-lôn đã bắt đầu vào ngày mồng một Tháng Giêng. Mỗi Cơ-đốc nhân cần bốn sự khởi đầu mới này: đến miền đất mới, dựng Đền Tạm của Đức Chúa Trời, tẩy sạch Đền Thờ của Đức Chúa Trời, và trở về từ chốn lưu đày. Tất cả điều này là những khởi đầu mới trong đời sống Cơ-đốc của anh em để lớn lên trong Đấng Christ, và chúng phải là ngày mồng một Tháng Giêng.

IX. Bóng VỀ Đấng Christ

Tất cả ngày, dấu chỉ, mùa, và năm đều là bóng. Đấng Christ là thực tại (Côl. 2:16-17). Đấng Christ là Ngày Thánh, Đấng Christ là Trăng Mới, Đấng Christ là Ngày Sa-bát, Đấng Christ là Sự Khởi Đầu Của Năm, Đấng Christ là Mọi Sự. Đấng Christ là Khởi Đầu Mới của anh em –một khởi đầu lớn là năm và một khởi đầu nhỏ hơn là ngày.Đấng Christ là Trăng Mới.

X. Các Vì Sáng Được Làm Cho Mạnh MẼ

Trong thời kỳ ngàn năm, thời đại Vương Quốc, ánh sáng của mặt trăng sẽ tương đương với ánh sáng của mặt trời, và ánh sáng của mặt trời sẽ là gấp bảy, giống như ánh sáng của cả bảy ngày (Ês. 30:26). Linh của Đức Chúa Trời được tăng cường trở nên Bảy Linh; mặt trời được tăng cường trở nên ánh sáng mặt trời mạnh gấp bảy. Điều này sẽ xảy ra trong thời đại Vương Quốc, thời đại phục hưng, là khi Đức Chúa Trời sẽ chữa lành dân Ngài. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta có thể nếm tiền vị này. Với một số thánh đồ, mặt trăng sáng bằng mặt trời. Với tôi, nếp sống Hội Thánh giống như mặt trời, mạnh hơn nhiều so với mặt trăng bình thường. Tôi có một mặt trăng sáng rực, sáng như ánh sáng mặt trời, và mặt trời này có ánh sáng được tăng cường gấp bảy.

XI. Cuối Cùng Sẽ Không Còn Ban Đêm Nữa

Trong Giê-ru-sa-lem Mới, sẽ không còn ban đêm (Khải. 21:23,25b; 22:5). Trong Thành này, không cần mặt trời, mặt trăng, hay đèn, vì Đức Chúa Trời Tam–Nhất sẽ là Sự Sáng. Nếu đọc Khải Thị cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy rằng bên ngoài Giê-ru-sa-lem Mới, bên ngoài Thành này, vẫn còn có ngày và đêm, nhưng bên trong Thành sẽ không có ban đêm. Chúng ta sẽ có Đức Chúa Trời Tam–Nhất là Sự Sáng trọn vẹn và duy nhất chiếu sáng trên chúng ta. Ngày sẽ dài hai mươi bốn giờ.

Tuy nhiên, ngày nay chúng ta cần các-vì-sáng-ngày-thứ-tư. Đặc biệt, chúng ta cần mặt trăng và các ngôi sao phản chiếu ánh sáng mặt trời. Đây là cách chúng ta lớn lên.Tôi hi vọng Chúa sẽ phán với anh em về sự lớn lên của mình, rằng sự lớn lên của anh em trong sự sống là bởi các-vì-sáng-ngày-thứ-tư. Sự-sáng-ngày-thứ-nhứt thật tốt cho sự sản sinh sự sống, thật tốt cho sự sanh lại. Nhưng để lớn lên trong sự sống, anh em cần các-vì-sáng-ngày-thứ-tư.

 

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2