amoxicillin 500mg capsule
buy amoxicillin walmart
lapaj.pl buy amoxicillin for strep throat
antibiotic without insurance
buy amoxicillin canada
redirect buy duloxetine online uk
buy duloxetine
surgical abortion vs medical
medical vs
surgical abortion
benadryl pregnancy rating
benadryl pregnancy second
trimester
Quyển 1
Chương Sáu
HỌC TẬP CÓ LINH CỦA CHỨC VỤ (1)
Cho nên, vì chức vụ này như chúng tôi đã được cho thấy sự thương xót, nên chúng tôi chẳng nản lòng. Nhưng chúng tôi đã từ bỏ những điều giấu kín đáng hổ thẹn, không bước đi trong sự xảo quyệt cũng không pha trộn lời của Đức Chúa Trời, mà tự tiến cử mình bởi sự biểu lộ lẽ thật cho lương tâm của mọi người trước mặt Đức Chúa Trời – 2 Corinth 4: 1-2.
Nhưng Ngài xoay lại quở trách họ và nói: “Các ngươi không biết mình có loại linh nào. Con Loài Người không phải đến để hủy diệt sự sống của người ta, nhưng để cứu họ”. Rồi họ đi vào trong một làng khác - Luke 9: 55-56.
NHẬN BIẾT LINH VÀ LÒNG
Để làm một với chức vụ, chúng ta phải học tập có Linh của chức vụ, và để có Linh của chức vụ, chúng ta phải hiểu linh và lòng.
Linh Của Chúng Ta Liên Hệ Đến Lương Tâm Chúng Ta
Chúng ta là bản thể ba phần sở hữu linh, hồn và thân thể. Bên ngoài, chúng ta có thân thể sa ngã, vốn đã bị đóng đinh với Christ. Bên trong hồn chúng ta là tâm trí, tình cảm và ý muốn. Và bên trong linh chúng ta là trực giác, sự tương giao và lương tâm.
Linh chúng ta liên hệ đến lòng chúng ta. Khi nói về linh mình, chúng ta phải nhận thức rằng lương tâm là một phần của linh chúng ta. Lương tâm cũng là phương diện chủ đạo của tấm lòng. Tình trạng của lương tâm quyết định sự vận hành của hồn chúng ta. Nếu tôi là một người thô lỗ, nan đề là lương tâm tôi. Tương tự như vậy, nếu hôm nay tôi sa ngã vào tội, nan đề cũng liên quan đến lương tâm tôi. Nếu tôi không thể theo Chúa, nan đề lại liên quan đến lương tâm tôi. Khả năng theo Chúa của chúng ta tùy thuộc vào việc lương tâm của chúng ta lành mạnh như thế nào.
Linh Chúng Ta Phụ Thuộc Vào Lương Tâm Chúng Ta
Nhiều người cho rằng linh họ thay đổi theo tình trạng của họ. Nói cách khác, theo suy nghĩ của họ, linh họ hay thay đổi. Tuy nhiên, linh chúng ta không phụ thuộc vào việc chúng ta mạnh hay yếu; linh chúng ta phụ thuộc vào lương tâm chúng ta. Điều này có thể được minh họa bằng cách xem xét thân thể loài người. Một người có sự cấu thành khỏe mạnh trở nên đau yếu khi thiếu thực phẩm và sự nghỉ ngơi. Sau khi ăn uống và nghỉ ngơi, sức khỏe của người ấy nhanh chóng phục hồi. Tuy nhiên, khi lớn tuổi, chúng ta không thể khôi phục sức khỏe của mình dễ dàng chỉ bằng cách ăn uống vì sự cấu thành cơ bản của chúng ta không còn tráng kiện nữa.
Lương tâm của một Cơ Đốc nhân giống như tình trạng toàn thân thể loài người. Nếu không có một lương tâm tốt, chúng ta không thể theo Chúa, bất kể chúng ta có ân tứ và tài năng đến đâu. Mặc dù các chức năng của trực giác và sự tương giao đều quan trọng, nhưng linh chúng ta chỉ mạnh mẽ và vui mừng khi chúng ta sống trong một mối liên hiệp quang đãng với Chúa. Vì vậy, linh chúng ta sôi nổi và lành mạnh bao nhiêu tùy thuộc vào tình trạng của lương tâm chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời.
Hầu hết những người ở trong sự khôi phục của Chúa đều bị ảnh hưởng bởi cảm thức khi xem xét linh họ. Khi nhìn thấy một người vui mừng, chúng ta có thể nghĩ rằng người ấy có một linh mạnh mẽ. Khi chúng ta hát thánh ca hoặc cầu nguyện và đụng chạm Chúa, linh chúng ta thật sự trở nên sôi nổi và được làm vững mạnh. Thật tốt khi nuôi dưỡng linh chúng ta, vì linh chúng ta sẽ trở nên mờ đục nếu chúng ta không làm như vậy. Việc cầu nguyện, tương giao với Chúa, hát thánh ca, đi nhóm, tương giao với các thánh đồ và hiến dâng chính mình – tất cả các sự luyện tập này đều khiến linh chúng ta được làm vững mạnh. Tuy nhiên, sự hiểu biết này về linh vẫn là một điều gì đó bên ngoài; điều đó không chỉ tỏ cách chính xác chúng ta có loại linh hay loại lương tâm nào.
Chú Ý Đến Thể Yếu Của Linh Anh Em
Linh anh em là gì? Linh anh em được quyết định bởi sự sống hồn anh em, là điều được quyết định bởi lương tâm anh em. Anh em có thể thấy điều này thật đáng ngạc nhiên. Làm thế nào linh lại liên hệ đến sự sống hồn? Nếu anh em có một linh mạnh mẽ, lành mạnh, điều đó chỉ tỏ rằng anh em có một lương tâm đúng đắn và nhạy bén. Lương tâm anh em là nhân tố quyết định sự sống của hồn anh em. Nếu anh em nghĩ về một điều gì đó không thích hợp, lương tâm anh em sẽ nói không. Nếu anh em yêu một điều gì đó cách sai trật, lương tâm anh em sẽ nói không. Nếu anh em để cho lương tâm của mình dẫn dắt trong những vấn đề như vậy, anh em sẽ là một người có linh tốt và mạnh mẽ.
Điều này không theo quan niệm của chúng ta. Nhiều người nghĩ rằng một người có linh mạnh mẽ là người có thể hô la, phát ngôn và dễ dàng được giải phóng. Một điều như vậy là dấu hiệu của sự lành mạnh, nhưng trong chính điều đó, nó không khải thị rằng người đó có loại linh nào. Việc chúng ta có loại linh nào tùy thuộc vào việc chúng ta có loại tấm lòng nào. Chúng ta không thể có một linh tốt nếu chúng ta không có một tấm lòng tốt. Khi một số người không ở giữa vòng các môn đồ của Jesus đuổi quỷ trong danh Jesus, John trở nên ganh tị. Ông nói với Chúa: “Thưa Thầy, chúng tôi thấy một người đuổi quỉ trong danh Thầy, và chúng tôi cấm người ấy vì người ấy không đi theo cùng chúng ta”. Nhưng Chúa trả lời: “Đừng cấm, vì ai không nghịch với các ngươi là đứng về phía các ngươi” (Luke 9: 49-50). Dường như Chúa đang nói: “Tại sao các ngươi ghen tị vì một người đuổi quỉ? Các ngươi phải vui sướng vì người ta đang dùng danh Ta, bất kể họ có đi theo cùng chúng ta hay không. Tại sao lại quở trách họ.”
Nói rằng “Họ không đi theo cùng chúng ta” thì có ý gì? Ý tưởng của John dường như là nếu một người không đi theo mười hai môn đồ, thì người ấy không thể là một người đi theo Jesus. Tuy nhiên, một số người có thể đuổi quỉ trong danh Chúa, mặc dù họ không đi theo Chúa cùng với các môn đồ Ngài. Vì vậy, John cấm họ. Chúng ta phải cẩn thận. Khi chúng ta nói: “Chỉ có một sự khôi phục”, chúng ta phải quan tâm đến lương tâm mình. Thật sự chỉ có một sự khôi phục, nhưng chúng ta không thể từ chối những người khác đi theo Chúa đơn giản vì họ không ở trong sự khôi phục của Chúa. Chúa không từ chối những người đang đuổi quỉ trong danh Ngài là những người không ở trong vòng tròn là những người đi theo Ngài. Vì vậy, ngày nay chẳng phải chúng ta nên tiếp nhận những người theo Chúa theo cách riêng của họ sao? Một câu chuyện khác theo sau điều này trong Luke. Jesus và các môn đồ Ngài đi vào một ngôi làng của người Samaria và không được họ tiếp nhận. James và John nói: “Chúa ơi, Ngài có muốn chúng tôi truyền cho lửa từ trời xuống thiêu hủy họ không?” Nhưng Chúa quở trách họ và nói: “Các ngươi không biết mình có loại linh nào?” (Luke 9: 52-55).
Từ “linh” trong câu 55 được dịch là “tấm lòng” trong Bản Liên Hiệp Tiếng Hoa. Thay vì nói “có loại linh nào”, chúng ta có thể nói “có loại lương tâm nào”. Chúng ta có loại linh nào được chỉ tỏ bởi việc hồn chúng ta được dẫn dắt bởi lương tâm chúng ta như thế nào, không phải bởi kinh nghiệm của chúng ta về trực giác hay sự tương giao.
Chúa dường như đang nói: “Các ngươi không biết mình có loại linh nào. Các ngươi không nhận thức rằng tấm lòng của các ngươi có nan đề. Nếu người ta từ chối Ta, các ngươi phải rao giảng cho họ một lần nữa. Nếu họ vẫn từ chối Ta, các ngươi phải tiếp tục rao giảng. Các ngươi không nên tìm cách khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy họ. Các ngươi không nhận thức rằng Ta đã đến để cứu các tội nhân sao?”.
Khi theo Chúa, anh em phải chú ý đến linh mình. Anh em phải tự hỏi mình thuộc loại linh nào. Anh em không nên chỉ kiểm tra xem linh mình có mạnh mẽ, vui mừng hoặc phong phú không. Anh em phải chú ý đến thể yếu của Linh mình. Linh anh em có bình thường không? Nó có lành mạnh không? Nó có thích đáng không?
Tối đa, chúng ta chỉ chú ý đến các cảm thức trong linh mình. Thí dụ, tối qua chúng ta thật sự vui hưởng một bài thánh ca trong sự hiện diện của Chúa. Đó là một điều gì đó thuộc cảm thức. Chúng ta có thể vui mừng sau một buổi nhóm như vậy và hát halelujah suốt đường về nhà. Tuy nhiên, điều đó không chỉ tỏ rằng linh chúng ta có đúng đắn hay không. Một người bị bệnh dịch hạch vẫn có gò má hồng hào, vì vậy đôi má hồng hào không hẳn chỉ tỏ sức khỏe tốt. Việc kinh nghiệm sự vui mừng trong linh chúng ta không hẳn có nghĩa là linh chúng ta bình thường và lành mạnh.
Việc chúng ta có loại linh nào không phải là vấn đề sự vui hưởng của chúng ta trong linh, mà vấn đề là tình trạng của linh. Linh chúng ta có lành mạnh không? Nó có bình thường không? Nó có thích đáng không? Nó có làm một với Đức Chúa Trời không?
Nếu ao ước làm một với chức vụ, anh em phải học tập bài học này. Các anh em đi trước đã theo Chúa nhiều năm và họ theo Chúa theo thể yếu của Linh, chứ không theo cảm thức. Anh Lee đã theo sát Chúa nhiều năm. Anh ấy có loại linh nào? Tôi không có ý nói đến việc linh anh ấy có mạnh mẽ hoặc phong phú hay không. Điều tôi đang nói đến là về thể yếu của linh anh ấy. Anh em phải lưu tâm đến cách mà linh anh ấy vận hành để điều chỉnh hồn anh ấy.
Linh anh em phát ngôn với tấm lòng của anh em và lòng anh em phát ngôn ra những gì anh em là. Linh anh em liên hệ mật thiết với tấm lòng và lòng anh em đại diện cho anh em. Vì vậy, việc anh em có loại linh nào quyết định anh em là loại người nào. Linh anh em là phần chủ đạo của lòng anh em. Vì vậy, nếp sống anh em được quyết định bởi linh anh em.
KHÔNG PHẢI MỘT LINH CHINH PHỤC
Vì nếp sống anh em được quyết định bởi linh anh em nên anh em phải quan tâm để linh mình không trở nên một linh chinh phục hoặc thống trị. Khi anh em còn trẻ, yêu Chúa và ao ước phục vụ Ngài, điều đầu tiên anh em thường xem xét là làm thế nào anh em có thể chinh phục người khác. Tôi đã yêu cầu tất cả các anh em nói tiên tri vào mỗi Ngày của Chúa. Nhưng tôi lo sợ rằng anh em sẽ chuẩn bị một sứ điệp thật tốt và cố hết sức để bày tỏ cho các thánh đồ biết anh em có được nhiều điều từ sự lao tác này như thế nào. Ý tưởng khoác lên một sự trình diễn như vậy là ở trong một linh chinh phục người khác.
Khi theo Chúa, anh em phải học tập tránh có một linh thống trị. Tuy nhiên, điều này rất khó, vì có một điều gì đó bên trong anh em luôn luôn tìm cách cạnh tranh và so sánh mình với người khác.
Vào những ngày đầu ở Đài Loan, tất cả chúng tôi đều luyện tập theo bốn giai đoạn tăng trưởng thuộc linh (như anh Lee chia sẻ trong quyển Kinh Nghiệm Sự Sống). Hễ khi nào đến với nhau, chúng tôi đã cố gắng xem ai đạt đến giai đoạn nào để tìm thấy chỗ của mình. Theo lời đó, các giai đoạn tăng trưởng được xác định rõ ràng. Giai đoạn đầu tiên có đặc điểm là kết liễu quá khứ. Giai đoạn thứ hai có đặc điểm là sự hiến dâng. Giai đoạn ba có đặc điểm là việc xử lý các tội lỗi. Rồi trong giai đoạn thứ tư, có việc xử lý thế giới và bản ngã. Tất cả chúng tôi đều chú ý đến bốn giai đoạn này. Thứ nhất, chúng tôi kết liễu quá khứ và chôn mọi điều không thuộc về Chúa. Sau đó, chúng tôi dâng mình cho Chúa. Sau điều này, chúng tôi xử lý thế giới. Chúng tôi không cho phép bất cứ điều gì chiếm hữu lòng mình ngoại trừ Chúa. Sau điều này, chúng tôi bắt đầu xử lý bản ngã và lương tâm. Chúng tôi thường đánh giá chính mình trong ánh sáng của bốn giai đoạn này. Chúng tôi tự hỏi: “Tôi đã ở trong giai đoạn ba chưa, hay vẫn ở trong giai đoạn hai?” Chúng tôi cũng so sánh chính mình với người khác theo cách này. Sau đó, chúng tôi quyết định nên nghe ai và ai phải nghe chúng tôi. Nếu tôi đã học được bốn bài học sự sống, và một anh em khác chỉ học được hai bài, thì anh ấy phải nghe tôi. Tuy nhiên, nếu một người khác học được năm bài thì tôi phải thuận phục người ấy. Không có sự xây dựng trong sự sống. Khi đến với nhau, chúng tôi chính yếu tự so sánh mình với người khác và cạnh tranh xem ai chinh phục ai.
Rồi vào năm 1958 và 1959, anh Lee bắt đầu phát ngôn về sự xây dựng. Anh bảo chúng tôi rằng chúng tôi phải được xây dựng như một ngôi nhà thuộc linh. Tuy nhiên, có một anh em dẫn dắt rất chống đối anh Lee. Người này nói: “Sự xây dựng là gì? Một kiến ốc mà không có giấy phép phải bị giật đổ. Không gì có thể được xây dựng”. Anh Lee nói với tôi điều này. Các anh em này phản ứng theo cách như vậy vì linh họ là linh cạnh tranh.
Tất cả chúng ta đều thích chinh phục người khác. Điều này chắc chắn đúng đối với thế giới. Mọi giáo sư đều ao ước trở nên một chuyên gia được công nhận trong lĩnh vực của mình. Họ thích tự nâng mình lên hơn người khác. Điều này có thể đúng trong những điều thuộc linh. Tôi không nói điều này cách hời hợt. Nếu có được vốn liếng thuộc linh, chúng ta có thể sử dụng điều đó để chinh phục người khác và đặt họ vào chỗ của họ. Nếu thật sự ao ước phục vụ Chúa, chúng ta đừng bao giờ làm như vậy.
KHÔNG PHẢI MỘT LINH THÍCH ỨNG VỚI SỰ THỎA HIỆP
Linh của chức vụ cũng không phải là một linh của sự thỏa hiệp. Linh thích ứng là gì? Đó là một linh nói: “Tôi sẽ điều chỉnh cho phù hợp với anh, cho dù điều đó có nghĩa là tôi phải thay đổi chỗ đứng của mình”. Chúng ta đừng bao giờ thỏa hiệp chỗ đứng của mình.
Trong việc theo Chúa, linh chúng ta không nên là một linh chinh phục, cũng không phải là một linh thỏa hiệp. Chinh phục người khác là một điều gì đó của bản ngã. Thích ứng với người khác bằng cách thỏa hiệp cũng là một điều gì đó của bản ngã. Nếu tôi chinh phục anh em thì tôi tự làm cho mình trở nên cao hơn anh em. Nếu tôi bảo trợ anh em, tôi cũng tự làm ra vẻ bề trên, vì tôi tỏ vẻ độ lượng. Linh chinh phục là một điều gì đó chống lại Đức Chúa Trời, và linh bảo trợ cũng là một điều gì đó chống lại Đức Chúa Trời. Linh của chức vụ không phải là linh chinh phục, cũng không phải là linh bảo trợ.
Ngày nay, khi phục vụ Chúa, chúng ta đừng để cho Chúa chịu lỗ, cũng không thỏa hiệp những gì thuộc chứng cớ của Chúa. Chúng ta đừng để cho những gì Chúa ủy thác cho chúng ta bị lỗ.
Không Thích Ứng Với Người Khác Về Lẽ Thật
Một số người có thể nói: “Các anh cứ phải khăng khăng rằng Jesus là con đường duy nhất sao? Mọi tôn giáo đều giúp người ta trở nên tốt lành. Do đó, tất cả đều giống nhau”. Anh em không thể thích ứng với một người hoặc một ý tưởng như vậy, cũng không thể đồng ý với một điều như vậy. Nếu có người nói: “Các anh không phải là những người duy nhất có lẽ thật”, anh em không nên nói: “Có thể đúng”. Đây là thỏa hiệp. Anh em phải trả lời thế nào khi có người hỏi anh em: “Tại sao anh em là hội thánh còn chúng tôi không phải hội thánh?” Nếu anh em nói: “Các anh cũng là hội thánh” thì đó là thỏa hiệp. Nhưng nếu anh em nói: “Chỉ có chúng tôi mới là hội thánh”, thì đó là chinh phục. Vậy thì anh em phải trả lời thế nào? Anh em có thể nói: “Chúa chỉ có một hội thánh, là Thân Thể Christ và một Thân Thể này bao gồm anh em và tôi. Hội thánh phải có chứng cớ hiệp nhất trong một thành phố”. Câu trả lời này không chinh phục cũng không thỏa hiệp; điều đó đơn giản trình bày lẽ thật.
Không Thích ứng Với Người Khác Về Tính Thuộc Linh
Đôi khi, một anh em phát ngôn một điều gì đó không đúng đắn và chúng ta đơn giản bỏ qua. Tuy nhiên, anh Lee không bao giờ chơi trò chính trị vào những lúc như vậy. Anh biết cách ở với người khác nhưng không thỏa hiệp về những vấn đề mà trong đó lẽ thật phải được tôn cao.
Khi anh Lee lần đầu tiên đến đất nước này, thật khó để có được người Mỹ. Tôi vẫn còn nhớ thể nào anh đã cầu nguyện bằng nước mắt: “Chúa ơi, tôi dâng mình tại bàn thờ một lần nữa. Chúa ơi, nguyện Ngài bắt đầu công tác của Ngài tại Hoa Kỳ”. Có một người Mỹ rất có ân tứ và liên hệ với nhiều nhóm Cơ Đốc. Qua anh ấy, dường như có cơ hội vươn đến nhiều tín đồ tìm kiếm. Khi anh Lee đến Cleveland, anh em này đến với chúng tôi tại phi trường và chào thăm anh Lee. Mọi người đều vui mừng, cho đến khi anh em này đưa ra một lời phê bình không thích hợp. Lập tức, anh Lee đổi sắc mặt và nói: “Anh có ý nói gì?” Anh ấy không quan tâm mình có xúc phạm anh em “chủ chốt” này hay không. Thái độ của anh Lee là: “Tôi là một đầy tớ của Chúa. Tôi không tìm cách bắt phục người khác, tôi cũng không thỏa hiệp với họ. Tôi để cho lương tâm dẫn dắt hồn tôi”. Nói cách khác, linh anh Lee dẫn dắt hồn anh, và do đó anh có thể phục vụ Chúa với một linh và một hồn đúng đắn.
Điều này dường như là một bài học dễ, nhưng có lẽ phải mất hai mươi năm để học được điều đó nếu chúng ta tăng trưởng tốt, và có thể mất bốn mươi năm để học được nếu chúng ta không tăng trưởng tốt. Một số người chưa bao giờ học được. Chúng ta phải học tập không thỏa hiệp cũng không chinh phục người khác. Chúng trong không nên công kích – chúng ta thậm chí có thể “dễ chịu” – nhưng chúng ta không nên để cho người khác làm bất cứ điều gì họ hài lòng. Chúng ta không nên để cho các nguyên tắc bị hi sinh vì điều lợi.
MỘT LINH LÀM ÍCH LỢI CHO SỰ KHÔI PHỤC CỦA CHÚA
Linh của chức vụ là linh tìm kiếm sự ích lợi cho sự khôi phục của Chúa. Nói cách khác, bên trong linh và lòng tôi, tôi phải có một ao ước duy nhất: sự khôi phục của Chúa sẽ được thắng lợi. Vì nhiều người trong anh em còn trẻ, nên tôi không tin là anh em hiểu được lời tôi. Thí dụ, nếu anh em phát ngôn đôi điều trong buổi nhóm và mọi người đều đánh giá cao, thì anh em vui sướng và thậm chí bị điều đó cuốn đi một ít. Điều này khải thị rằng anh em chưa phải là người sống vì sự khôi phục của Chúa.
Chúng ta phải có một linh có mối quan tâm của Chúa trong ý định. Chúng ta phải là những người sẵn lòng trả bất cứ giá nào vì sự khôi phục của Chúa. Mối quan tâm duy nhất của chúng ta phải là điều gì đó có lợi cho hội thánh. Chúng ta không nên có lợi ích hoặc sự thu đoạt cá nhân trong ý định. Đây thật sự là một vấn đề khó đối với nhiều người.
Chịu Khổ Vì Ích Lợi Của Sự Khôi Phục Của Chúa
Tôi phải tiếp tục luyện tập về điều này. Tôi phải cẩn thận để tôi chỉ đến mối quan tâm của Chúa và chỉ có ích lợi của sự khôi phục của Chúa trong ý định. Tôi có còn là một người hy sinh mọi sự vì sự khôi phục của Chúa không?
Satan không quan tâm nhiều nếu anh em muốn được công nhận hay phục vụ Chúa theo các điều kiện của chính anh em. Tuy nhiên, một khi anh em quyết định chỉ vì sự khôi phục của Chúa, Satan sẽ ganh tị và dấy lên nhiều người và nhiều tình trạng ngăn trở anh em.
Anh Lee đã chịu hết sự tấn công này đến sự tấn công khác nhiều năm. Những gì anh phải chịu là do sự phục vụ của anh vì sự tiến bộ của sự khôi phục của Chúa. Bất kể được Chúa dẫn dắt thế nào, anh không bao giờ bị ảnh hưởng bởi sợ hậu quả. Nhiều lần, chắc chắn anh có thể thấy trước những gì sẽ xảy ra, nhưng anh vẫn trung tín tiến lên. Anh chỉ quan tâm đến ích lợi cho sự khôi phục của Chúa. Nhiều người chỗi dậy để chống đối và tấn công anh, nhưng anh không bao giờ nao núng. Mọi sự anh làm đều được làm hầu cho sự khôi phục của Chúa có thể tiến triển.
Sẵn Lòng Trả Bất Cứ Giá Nào Vì Sự Khôi Phục Của Chúa
Tôi còn nhớ hai câu chuyện mà anh Lee kể riêng với tôi. Một lần kia, có một anh em liên hệ đến một nhóm Cơ Đốc và hội thánh địa phương của anh đã bị ảnh hưởng bởi sự nhấn mạnh của nhóm này về cái gọi là các ân tứ thuộc linh. Tình trạng ngày càng nghiêm trọng. Anh Lee cảm thấy phải đi và tương giao với anh em này. Đối với cảm nhận của tôi, anh phải yêu cầu anh em này đến gặp mình. Tuy nhiên, anh Lee đã đi máy bay đến gặp người này. Anh Lee luôn luôn trả bất cứ giá nào để làm bất cứ điều gì cần thiết cho ích lợi của sự khôi phục.
Một anh em khác, là người có mặt trong cuộc phục hưng tại Chefoo, bị tổn hại bởi ảnh hưởng của một số người chống đối anh Lee và bắt đầu dấy lên những vấn đề tương tự. Khi anh Lee từ Đài Loan trở về, anh đã bay đến gặp anh em này, mặc dù anh quá tám mươi tuổi rồi. Tuy nhiên, anh em này từ chối gặp anh Lee. Về một mặt, anh Lee nhận thức rằng khi dẫn đầu vì ích lợi của các hội thánh, anh sẽ bị chống đối và tấn công. Anh sẵn lòng gánh vác điều này để chúng ta tiến lên trong Chúa. Mặt khác, anh vẫn quan tâm đến cảm nhận và phản ứng của các thánh đồ, như được chỉ tỏ bởi việc anh sẵn lòng đến thăm viếng các anh em này.
Làm Mọi Sự Vì Ích Lợi Của Sự Khôi Phục Của Chúa
Anh em phải có một linh sẵn lòng làm bất cứ điều gì cần thiết cho ích lợi của sự khôi phục của Chúa. Anh em không nên quan tâm đến cái giá mình phải trả vì phước hạnh của hội thánh. Nếu có loại linh này, anh em sẽ không bao giờ thất vọng hoặc ngã lòng bất kể người ta nói về anh em như thế nào. Người ta có thể nói rằng anh em có tham vọng, “chết chóc”, hoặc độc ác. Anh em không quan tâm họ nói gì nếu anh em là người sẵn lòng làm mọi sự vì ích lợi của sự khôi phục của Chúa.
Tuy nhiên, chúng ta phải khôn ngoan. Chúng ta không cần hô la rằng chúng ta vì sự khôi phục của Chúa. Chúng ta không cần truy tố chống lại ai. Chúng ta phải học tập không làm to chuyện trong nếp sống hội thánh, nếu không chúng ta sẽ trở nên nguồn của nan đề.
Bất cứ điều gì chúng ta phát ngôn phải vì ích lợi của sự khôi phục. Đây là cách xây dựng hội thánh.
Hội thánh đầy dẫy nhiều loại người, giống như một xã hội lớn. Giữa vòng chúng ta có nhiều nhu cầu và quan niệm khác nhau. Chúng ta không nên mong rằng mọi người đều đánh giá cao chúng ta và tiếp nhận chúng ta. Một số người sẽ đồng ý với chúng ta, còn một số người thì không. Một số người sẽ rất tích cực trong sự hỗ trợ của họ, trong khi những người khác sẽ chỉ chịu đựng. Khi phát ngôn cho Chúa chúng ta không nên quan tâm đến các phản ứng của người khác. Chúng ta chỉ quan tâm: “Sự phát ngôn của chúng tôi có theo lời Đức Chúa Trời hay không? Sự dẫn dắt của chúng tôi có theo Linh và lẽ thật hay không? Sự vận hành của chúng tôi có ích lợi cho sự khôi phục của Chúa hay không?” Nếu câu trả lời là có, thì chúng ta phải sẵn lòng trả một giá và hoàn thành chức vụ của mình.
Một người “khôn” không bao giờ theo Chúa trong khi biết được những gì có thể xảy ra. Những người “thông minh” như vậy biết rằng nếu họ bước vào trong một tình trạng nào đó, điều đó đồng nghĩa với rắc rối. Họ nhận thức rằng nếu họ nói một điều gì đó, sẽ có các hậu quả. Một người theo Chúa không thể khôn ngoan như vậy; người ấy phải theo Chúa cách ngu dại. Người ấy phải có một linh chỉ quan tâm đến lợi ích của sự khôi phục của Chúa. Những gì tôi nói, những gi tôi làm, những gì tôi nói tiên tri – mọi sự phải vì ích lợi của sự khôi phục của Chúa. Chúng ta cần sự thương xót của Chúa để ban cho chúng ta sự khôn ngoan, và chúng ta phải nói với Chúa: “Chúa ơi, tôi dâng mình cho Ngài, và tôi sẵn lòng trả bất cứ giá nào để sự khôi phục của Ngài có thể được chúc phước”.
Titus Chu.