"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6941074
Đang truy cập:139

LÀM MỘT VỚI CHỨC VỤ ĐỂ PHÁT NGÔN LỜI LÀNH MẠNH

amoxicillin 500mg cap sandoz

amoxil dosage aestheticmedicine.ca amoxicillin allergy

buy sertraline uk

sertraline purchase go buy sertraline canada

imodium

imodium

lamictal and pregnancy tests

lamictal and pregnancy bipolar blog.nvcoin.com

 

Quyển 1

Chương Ba

 

LÀM MỘT VỚI CHỨC VỤ ĐỂ PHÁT NGÔN

CÁC LỜI LÀNH MẠNH

 

          Nhưng có các ân tứ khác nhau mà cùng một Linh; và có các chức vụ khác nhau, nhưng cùng một Chúa; và có các sự vận hành khác nhau nhưng cùng một Đức Chúa Trời, là Đấng vận hành mọi sự trong mọi người – 1 Corinh 12: 4-6.

          Đấng đã làm cho chúng tôi có đủ khả năng làm những người cung phụng của giao ước mới, không phải những người cung phụng của văn tự, nhưng của Linh; vì văn tự giết chết, nhưng Linh ban sự sống – 2 Corinth 3: 6.

          Chúng ta cũng nói về những điều đó, không phải theo những lời do sự khôn ngoan của loài người đã dạy dỗ nhưng theo những lời do Linh dạy dỗ, giải thích những điều thuộc linh bằng những lời thuộc linh – 1 Corinth 2: 13.

 

NHỮNG NGƯỜI CUNG PHỤNG VÀ CHỨC VỤ

 

          Trong Kinh Thánh, có từ “những người cung phụng” và “chức vụ”. “Chức vụ” chỉ về phần chia và “người cung phụng” chỉ về con người. Chức vụ là một điều gì đó được Chúa cấu thành hay được chia phần; một người cung phụng là người thực hiện chức vụ được chia phần cho người ấy. Trong các hội thánh, phải có những người cung phụng thực hiện các chức vụ của họ trước mặt Chúa.

CHỨC VỤ

          Khi chúng ta nói về “chức vụ”, chúng ta phải ám chỉ đến chức vụ Tân Ước, cũng là chức vụ của Chúa Jesus. Tất cả những người cung phụng cá nhân không nên là gì khác hơn là các phần của chức vụ Tân Ước. Nói cách khác, mọi chức vụ phải là một với chức vụ của Chúa Jesus.

          Trong sự khôi phục, chúng ta thường gọi chức vụ của anh Witness Lee là “chức vụ”. Điều này trở nên thói quen thông thường của chúng ta. Tuy nhiên, theo lẽ thật, nhiều người cung phụng có phần trong chức vụ Tân Ước duy nhất, cũng hoàn toàn là chức vụ của Chúa Jesus. Có những người cung phụng trong một chức vụ này đang cung phụng cho sự xây dựng hội thánh.

LÀM MỘT VỚI CHỨC VỤ

          Vì có ít người trưởng thành giữa vòng chúng ta nên chúng ta hiếm khi nói về “các chức vụ”. Chúng ta thường chỉ nói đến “chức vụ” của anh Lee. Theo một ý nghĩa, điều này đúng đắn, ví chúng ta vẫn còn khá trẻ so với anh Lee. Cho đến khi các chức vụ của chúng ta được trưởng thành, thì thật lành mạnh và phước hạnh khi chúng ta là một phần trong chức vụ của những người đã đi trước chúng ta và nhận lấy họ làm sự bảo vệ của mình.

          Có các gương mẫu về điều này trong Kinh Thánh. Thí dụ, Paul nói với Timothy: “Nhưng con hãy tiếp tục trong những điều con đã học tập và tin chắc, vì biết rằng con đã học tập những điều đó từ ai” (2 Timothy 3: 14). Tuy nhiên, Paul cũng bảo đồng công Archippus của ông: “Hãy lưu tâm đến chức vụ mà anh đã nhận được trong Chúa để hoàn thành nó” (Col 4: 17).

          Trong chương này và các chương sau, chúng ta sẽ trực tiếp nghiên cứu ý nghĩa của việc “làm một với chức vụ” khi điều đó ám chỉ đến chức vụ của anh Lee. Chức vụ của Witness Lee đem chúng ta vào trong chức vụ Tân Ước. Trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta đã được giúp đỡ và hoàn hảo bởi các chức vụ của Watchman Nee và Witness Lee vận dụng, hầu cho chúng ta có thể hoàn thành các chức vụ của mình trong chức vụ Tân Ước, cũng là chức vụ của Chúa Jesus.

SỰ HIỂU BIẾT VÀ LUYỆN TẬP CƠ BẢN

          Nếu chúng ta muốn học tập từ các anh em đi trước hầu cho chúng ta có thể hoàn thành các chức vụ của mình thì chúng ta phải có được sự hiểu biết cơ bản. Một sự hiểu biết như vậy phải trở nên nền tảng cho sự luyện tập lành mạnh và thích đáng.

Một Đức Chúa Trời Tam Nhất,

Một Cuộc Gia Tể Thần Thượng,

Và Một Chức Vụ

          Trước hết, chúng ta phải biết rằng chỉ có một Đức Chúa Trời Tam Nhất, một cuộc gia tể thần thượng, và một chức vụ duy nhất. Nói cách khác, chúng ta phải có sự hiểu biết về sự hiệp nhất này trong vũ trụ.

          Trong vũ trụ này, chỉ có một Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã sáng tạo cả cõi vũ trụ. Vì vậy, vũ trụ ở trong sự hiệp nhất. Chỉ có một Đức Chúa Trời, một cuộc gia tể, và một chức vụ của một Đức Chúa Trời này.

          Trong Cơ Đốc giáo, hầu hết mọi người đều không dám nói về Đức Chúa Trời Tam Nhất như được khải thị trong Kinh Thánh, và thay vì vậy lại tán thành thuyết tam thần, hoặc tin vào ba Đức Chúa Trời. Theo nguyên tắc, thật khó cho người trong Cơ Đốc giáo hiểu được rằng Cha, Con và Linh là một. Chúng ta phải nhận thức rằng chỉ có một Đức Chúa Trời, Đấng là tam nhất.

          Hơn nữa, chúng ta phải nhận thức rằng một Đức Chúa Trời Tam Nhất này có một cuộc gia tể. Mọi sự vận hành của Đức Chúa Trời đều là để thực hiện một cuộc gia tể này, và cuộc gia tể thần thượng này được khải thị và được chứng minh bởi một chức vụ.

Nhận Biết Linh Và Tiếp Nhận Sự Xức Dầu,

Sự Nuôi Dưỡng, Soi Sáng Và Khải Thị Trong Linh

 

1. Nhận Biết Linh

          Chức vụ của Chúa Jesus là chức vụ duy nhất trong vũ trụ. Đó là chức vụ của Linh. Chức vụ này không ở bên ngoài và không là một điều gì đó của tri thức hay sự dạy dỗ suông. Chức vụ của Chúa Jesus tuyệt đối là chức vụ của Linh. Trong 2 Corinth Paul bảo chúng ta rằng chức vụ Tân Ước là “chức vụ của Linh” (2 Corinth 3: 8). Trong cùng một phân đoạn ông cũng bảo chúng ta: “Linh ban sự sống”. Nếu không nhận biết Linh, anh em không thể biết chức vụ. Nếu ao ước nhận biết một Đức Chúa Trời Tam Nhất, một cuộc gia tể thần thượng duy nhất và một chức vụ, anh em phải nhận biết Linh.

2. Có Khả Năng Tiếp Nhận Sự Xức Dầu,

Nuôi Dưỡng, Soi Sáng Và Khải Thị

          Chúng ta phải là những người biết cách lưu lại dưới sự xức dầu của Chúa. Sự xức dầu đến qua chính Chúa. Nếu chúng ta là những người biết cách lưu lại với Chúa, chúng ta sẽ đầy dẫy sự xức dầu của Ngài. Ở với Chúa thì không bao giờ “khô hạn”. Khi chúng ta ở dưới sự xức dầu của Chúa, chúng ta có sự hiện diện của Chúa

          Nếu cảm thức mình khô hạn, chúng ta có thể lấy lại sự hiện diện và sự xức dầu của Chúa bằng cách kêu cầu danh Ngài, đọc Kinh Thánh hay hát thánh ca. Chúng ta không nên là các tín đồ không biết gì về sự sống. Những người biết sự xức dầu thì nhận biết sự sống. Nếu ao ước nói tiên tri trong sự sống, chúng ta phải nhận biết sự xức dầu.

          Tất cả chúng ta đều cần nhận biết rằng việc nói tiên tri ngoài sự sống không phải là nói tiên tri. Một số người phát ngôn trong các buổi nhóm và nghĩ rằng họ nói tiên tri, nhưng thực tại, họ không nói gì khác hơn là các thuật ngữ khác nhau. Nếu không biết sự xức dầu, sự dạy dỗ của sự xức dầu hay sự cung ứng của sự xức dầu, chúng ta sẽ không thể theo Chúa và không thể cung phụng cho Ngài.

          Ngoài sự xức dầu, không có sự nuôi dưỡng, vì sự nuôi dưỡng đến qua sự xức dầu. Nếu chúng ta không ở với Chúa, tức là nếu chúng ta không có cảm thức rằng Ngài đang sống động, thân yêu và ở với chúng ta, thì chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta không có sự xức dầu của Ngài. Trong một tình trạng như vậy, chúng ta không thể nhận được sự nuôi dưỡng đúng đắn từ Ngài.

          Khi kinh nghiệm sự xức dầu, chúng ta cũng được Chúa nuôi dưỡng. Được Ngài nuôi dưỡng là dự phần vào chính Chúa, và bởi đó chính Chúa trở nên sự thỏa mãn của chúng ta. Sự xức dầu thần thượng đem chính Đức Chúa Trời Tam Nhất đến với chúng ta.

          Chúng ta nhận được sự nuôi dưỡng này trong diễn trình tương giao với Chúa, và khi được nuôi dưỡng qua Ngài, chúng ta được đem đến dưới sự soi sáng của Ngài. Sự tương giao của chúng ta với Ngài càng dịu ngọt thì chúng ta càng đi đến chỗ nhận biết chính mình, vì thái độ, động cơ, cách sống và mối liên hệ của chúng ta với Chúa đều được đem đến dưới sự chiếu sáng của Chúa. Trong sự tương giao này, Chúa có thể soi sáng mỗi phương diện của đời sống chúng ta.

          Càng kinh nghiệm sự nuôi dưỡng của Chúa, chúng ta càng được Ngài soi sáng. Cuối cùng, sự soi sáng này đem sự khải thị đến với chúng ta. Nếu sống trong ánh sáng, chúng ta cũng sẽ sống trong sự khải thị.

Những Người Thuộc Linh Phân Phát Đức Chúa Trời

          Chỉ có những người nhận biết Linh và thuộc linh mới có thể phân phát cuộc gia tể Đức Chúa Trời cho người khác. Nếu không thuộc linh, anh em không thể phân phát Đức Chúa Trời trong cuộc gia tể của Ngài cho người khác, bất kể anh em có tài hùng biện đến đâu. Bởi khả năng thiên nhiên, anh em có thể rao giảng phúc âm và giúp đỡ người khác yêu Chúa, đọc Kinh Thánh hay đến các buổi nhóm, nhưng anh em không thể đem họ vào trong cuộc gia tể Đức Chúa Trời. Chỉ có người thuộc linh mới có thể truyền cho người khác Đức Chúa Trời trong cuộc gia tể Ngài.

          Nói cách khác, nếu anh em ao ước cung phụng và nhận biết những điều thuộc linh, anh em phải trở nên một người thuộc linh. Nếu anh em không biết những điều thuộc linh, anh em không thể cung phụng những điều thuộc linh. Tuy nhiên, đối với người thuộc linh, những điều thuộc linh thì sống động, tươi mới và đầy sức sống.

Việc Nói Tiên Tri: Giật Đổ Hoặc Xây Dựng

          Việc nói tiên tri là một vấn đề nghiêm túc, vì nếu không được tiếp nhận cách đúng đắn, nó có thể sản sinh tri thức chết chóc và nguyên liệu cho sự tán gẫu thay vì sự sống. Khi các thánh đồ tiếp nhận lời của một người cung phụng tri thức, điều đó có thể trở nên một điều gì đó giật đổ trong nếp sống hội thánh thay vì xây dựng. Vì vậy, việc nói tiên tri là một vấn đề nghiêm trọng.

          Anh em phải có một điều gì đó để nói trong các buổi nhóm. Nếu không, điều đó chỉ tỏ rằng anh em không kinh nghiệm Chúa trong nếp sống hàng ngày của mình. Nếu anh em có sự hiện diện của Chúa mỗi ngày, anh em chắc chắn sẽ có một điều gì đó để nói khi các thánh đồ đến với nhau. Do đó, anh em phải sống trước mặt Chúa, vì nếu như vậy, anh em sẽ có đôi điều của Ngài để phát ngôn.

          Khi có đôi điều từ Chúa mà anh em muốn nói, anh em vẫn phải hỏi, anh em vẫn phải hỏi: “Điều này có thích hợp không? Điều này có giúp đỡ các thánh đồ không? Điều này có xây dựng hội thánh không? Điều này có chuyển tải lẽ thật không? Điều này có giúp đỡ các thánh đồ tiến lên không? Điều này có đem sự nuôi dưỡng và soi sáng đến cho các thánh đồ không? Nếu câu trả lời là không thì có lẽ lời của anh em không có giá trị trong buổi nhóm.

 

          Nếu không có sự tôn trọng lành mạnh đối với việc nói tiên tri  và chỉ nói bất cứ điều gì chúng ta muốn thì chúng ta không thể xây dựng người khác. Tôi e rằng chúng ta không tôn trọng việc nói tiên tri cách thích đáng. Đôi khi không ai phát ngôn trong buổi nhóm và những người dẫn dắt phải yêu cầu một người nào đó phát ngôn. Điều này chỉ tỏ rằng có sự thiếu hụt sự tôn trọng đối với vấn đề nói tiên tri.

          Việc nói tiên tri là vấn đề xây dựng hội thánh, phát ngôn cho Đức Chúa Trời, phát ngôn ra Đức Chúa Trời và phát ngôn ra niềm ao ước của Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta đừng bao giờ xem thường việc nói tiên tri. Qua việc nói tiên tri, dân chúng có thể được xây dựng hoặc bị giật đổ. Vì vậy, chúng ta phải đối xử với điều đó cách nghiêm túc.

          Bởi nói tiên tri, chúng ta có thể chúc phước thay cho Đức Chúa Trời và được Ngài chúc phước. Nếu chúng ta phát ngôn trong linh với gánh nặng và nguồn cung ứng, những người khác sẽ được xây dựng bởi sự phát ngôn của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta không nhận lấy việc nói tiên tri cách nghiêm túc, thì cuối cùng sự phát ngôn của chúng ta sẽ không có tiêu chuẩn nào hết. Một số người có thể nghiện nói tiên tri, để họ chỉ phải phát ngôn trong các buổi nhóm, và những người khác cạnh tranh với họ xem họ có thể phát ngôn bao lâu. Trong những trường hợp như vậy, việc nói tiên tri trở nên một điều phải làm chứ không phải là một vấn đề thuộc linh.

 

          Chúng ta không thể nhận lấy việc nói tiên tri cách hời hợt, vì đó là sấm ngôn của sự vận hành thần thượng. Sự vận hành của Đức Chúa Trời, sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và nguồn cung ứng của Đức Chúa Trời cho hội thánh  đều đến bởi sự nói tiên tri.

          Chúng ta cũng phải nhận thức rằng chúng ta không thể lấy lại những lời mà chúng ta đã phát ngôn. Một anh em rất thuộc linh từ Anh quốc đến thăm viếng Đài Loan vào năm 1957. Anh đã phát ngôn vài lần và cung ứng cho các thánh đồ ánh sáng và sự nuôi dưỡng. Rồi trong buổi nhóm, có một anh em hỏi anh ấy về việc nhóm Cơ Đốc nào ở Đài Loan thực sự thuộc về Chúa. Anh đáp: “Không có đúng hay sai. Nhóm nào có nhiều Christ nhất là đúng”. Câu trả lời của anh từ chối lập trường địa phương của hội thánh. Đó chỉ là với một vài thánh đồ nên lời của anh ấy không có nhiều sự ảnh hưởng. Tuy nhiên, anh đã phát ngôn cùng một cách trong một hội thánh theo cách khiển trách. Anh quả quyết rằng, chúng ta đã làm cho Christ trở nên một Đấng Christ nhỏ bé để vừa với lập trường địa phương, công khai phủ nhận lập trường địa phương của hội thánh. Sự phát ngôn của anh đã đẩy các hội thánh ở Đài Loan vào trong một thời kỳ thử thách. Nhiều anh em tốt đã vấp ngã, và họ bắt đầu nghi ngờ lẽ thật về lập trường địa phương của hội thánh.

          Thí dụ này bày tỏ cho chúng ta tính nghiêm trọng của việc nói tiên tri. Điều anh em nói có thể xây dựng dân chúng hoặc giật đổ họ. Khi phát ngôn, chúng ta phải xin Chúa bao phủ chúng ta bằng huyết của Ngài, và ở với chúng ta. Chúng ta cũng phải có gánh nặng sáng tỏ cũng như sự xức dầu thần thượng khi phát ngôn. Chúng ta phải nhận thức rằng sự phát ngôn của chúng ta có thể ban sự sống hoặc sự chết cho dân chúng. Điều đó có thể xây dựng hoặc giật đổ họ.

Không Tò Mò Hoặc Tìm Kiếm Lời Phát Biểu Khéo Léo

          Một số anh em tò mò và thích tìm những điều mới trong Kinh Thánh. Những anh em như vậy có thể cung phụng những điều thú vị và dường như có nhiều cảm thúc, nhưng sự chia sẻ của họ không cung phụng nhiều sự sống, gánh nặng hay sự ủy thác thuộc linh.

          Ngày nay, nhiều người bị ám ảnh bởi tính tò mò và “lỗ tai ngứa”. Nếu anh em phát ngôn về Linh tăng cường gấp bảy, tổng bao hàm, tổng hợp, nội cư, ban sự sống và tổng kết, những người như vậy sẽ không cảm thấy hứng thú. Nhưng nếu anh em phát ngôn về Linh gấp tám, họ có thể được khuấy động, mặc dù họ chưa thật sự hiểu Linh gấp bảy! Dân chúng tò mò. Để làm hài lòng họ, một số diễn giả cố gắng thu hút mối quan tâm của họ bằng những điều mới lạ. Tuy nhiên, đây không phải là một điều gì đó mà chúng ta nên thực hành, nếu chúng ta ao ước nói tiên tri cho Chúa.

          Sự cung phụng của anh Lee rất đặc biệt. Anh có thể phát ngôn về một chủ đề hàng ngàn lần và dường như đó là lần đầu tiên anh phát ngôn về điều đó. Anh không bao giờ chán lặp lại lẽ thật vì lợi ích của chúng ta. Anh không tìm kiếm những lời phát biểu mới lạ cũng không phát ngôn cho “lỗ tai ngứa”.

          Khi anh em cung phụng, sự phát ngôn của anh em phải có một tác động trên người nghe. Tuy nhiên, anh em không nên cố gắng gây ấn tượng cho người khác bằng sự khéo léo hoặc tìm cách thỏa mãn tính tò mò của họ.

 

Không Sử Dụng “Sự Vượt Trổi Về Khẩu Tài Hay Sự Khôn Ngoan”

Trong Việc Nói Tiên Tri

          Chúng ta không nên sử dụng “sự vượt trổi về khẩu tài hay sự khôn ngoan” trong việc cung phụng của mình. Paul đã viết cho những người Corinth: “Anh em ơi, về phần tôi, khi đến với anh em, tôi đã không đến theo sự vượt trổi về khẩu tài hay sự khôn ngoan để thông báo cho anh em huyền nhiệm của Đức Chúa Trời. Vì tôi đã quyết định không biết bất cứ điều gì giữa vòng anh em ngoại trừ Jesus Christ, và Đấng này đã chịu đóng đinh” (1 Corinth 2: 1-2). “Sự vượt trổi về khẩu tài và sự khôn ngoan” này là gì? Đó là một điều gì đó gây hoang mang và không thể với tới được, mặc dù điều đó có vẻ cao trọng.

          Lẽ thật mà Paul phát ngôn là về bản thể của Chúa, sự ủy thác của Ngài và sự hoàn thành của Ngài. Về bản thể và thân vị của Ngài, Ngài là Jesus Christ. Về sự ủy thác của Ngài, Ngài đã được ủy thác để thực hiện cuộc gia tể Đức Chúa Trời. Về sự hoàn thành, Ngài đã hoàn thành cuộc gia tể Đức Chúa Trời qua sự chết của Ngài trên thập tự giá. Đây là lời chức vụ của Paul.

 

          Nếu anh em tìm cách gây ấn tượng cho người khác bằng một điều gì đó cao trọng và thiên thượng mà không ai hiểu được, thì đó là sử dụng “sự vượt trổi về khẩu tài và sự khôn ngoan”. Các anh em ơi, đừng tìm kiếm sự vượt trổi hay sự khôn ngoan như vậy. Hãy học tập phát ngôn bằng những lời mà mọi người có thể hiểu được. Anh em phải tìm cách để đem các thánh đồ vào trong gia tể Đức Chúa Trời từng bước một.

 

          Anh Yu-lan Chang kể với chúng tôi câu chuyện sau đây. Một anh em trẻ từ Thượng Hải được sai đến Nam Kinh. Anh thích bắt chước cách anh Nee phát ngôn. Một cụm từ anh Nee thường dùng là “để tôi nói cho anh em nghe”. Khi anh em trẻ này cung phụng, anh ấy cũng dùng cụm từ này. Anh Chang bảo chúng tôi rằng khi anh em này bắt chước anh Nee theo cách này, nhiều người “sởn gai ốc”! Đây là một thí dụ về “sự vượt trổi về khẩu tài”.

          Hãy học tập đừng phát ngôn những điều  anh em không biết hoặc anh em không có kinh nghiệm hay thực chất. Đừng phát ngôn bằng sự vượt trổi về khẩu tài hay sự khôn ngoan.

Không Tìm Cách Chinh Phục Người Khác Bằng Việc Nói Tiên Tri

          Khi cung phụng, chúng ta không nên cố gắng bắt phục hoặc chinh phục người khác bằng lời nói của mình.

          Lần kia, có một anh em phục vụ được sai đến một chỗ mới để phục vụ. Anh nói với tôi rằng anh có một gánh nặng. Tôi nghĩ rằng anh đang ám chỉ đến gánh nặng thuộc linh, nhưng điều anh thực sự có ý nói là anh có gánh nặng về việc điều đó có lợi cho anh không. Nếu sứ điệp đầu tiên của anh được tiếp nhận tốt, anh cảm thấy lần này sẽ thành công, và vì vậy đặt nhiều nỗ lực vào trong việc chuẩn bị cho lần chia sẻ đầu tiên của mình với nhóm thánh đồ đó. Cảm nhận của anh là anh phải chinh phục các thánh đồ ở đó bằng sự phát ngôn của mình, mặc dù anh không thực sự có gánh nặng thuộc linh nào.

 

          Một lần kia tôi sắp có một cuộc hội nghị, một anh em lớn tuổi hơn bảo tôi rằng nếu hội nghị của tôi thành công, tôi có thể tin chắc là sẽ có nhiều lời mời phát ngôn hơn. Lúc đó tôi còn trẻ, và tôi không dám chất vấn anh em đó, nhưng bên trong tôi cảm thấy có gì đó không ổn. Tại sao tôi phải chinh phục dân chúng khi tôi chia sẻ? Việc họ nghe tôi có cần thiết hay không? Niềm ao ước của tôi là xây dựng hội thánh. Nếu có đôi điều để chia sẻ, tôi tôi phải đơn giản chia sẻ điều đó. Nếu không có gì để cung phụng thì tôi phải học tập thêm nữa. Không có gì hổ thẹn về việc cung phụng cho người khác theo dung lượng của mình. Tuy nhiên, thật hổ thẹn khi cố gắng để trở nên một ai đó mà không phải là anh em  để được người khác ngưỡng mộ, đánh giá cao hoặc tôn trọng.

          Mỗi người cung phụng đều phải cẩn thận. Một người cung phụng luôn luôn bị cám dỗ là phải cố gắng chinh phục người khác qua sự cung phụng của mình. Tất cả chúng ta cần nói với Chúa: “Tôi ao ước cung phụng những gì Ngài đã cấu thành vào trong tôi và những gì tôi đã học được từ Ngài. Hãy giữ tôi khỏi việc dựa trên sự vượt trổi về khẩu tài và sự khôn ngoan, và đừng để tôi chinh phục người khác qua sự phát ngôn của tôi chỉ để giành được sự tôn trọng của họ”.

Không ao ước gây ấn tượng cho người khác

          Khi chúng ta phát ngôn, những gì chúng ta là được phô bày. Bản thể, tâm tính, mức lượng học tập, và mức độ khải tượng của chúng ta đều được phơi bày cho những người nghe chúng ta. Thật dễ để cố gắng gây một ấn tượng tốt hoặc tránh xúc phạm người khác. Tuy nhiên, nếu đây là mối quan tâm của chúng ta, thì chúng ta không phải là người có thể phát ngôn cho Chúa.

          Nếu chúng ta đến một nơi mà phát ngôn theo cách như vậy để được mời lần nữa, thì điều đó chỉ tỏ rằng chúng ta đã làm mồi cho dục vọng của xác thịt tôn giáo. Niềm ao ước được mời lần nữa là một điều gì đó mà những anh em cung phụng thèm muốn cách vô ý thức. Có thể chúng ta tìm kiếm sự biểu lộ và hiệu quả trong sự phát ngôn của mình vì những lý do sai trật. Chúng ta phải ý thức về điều này và tìm cách tránh xa. Nguyện Chúa thương xót!

Titus Chu

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2