amoxicillin without insurance
amoxil without insurance
movidafm.net viagra and weed dangerous
viagra weed strain
click
Quyển 1
Chương Hai
Còn các con có sự xức dầu từ Đấng Thánh, và tất cả các con đều biết – 1 John 2: 20.
Còn về phần các con, sự xức dầu mà các con đã nhận được từ Ngài cứ ở trong các con, và các con không cần bất cứ ai dạy dỗ mình; nhưng như sự xức dầu của Ngài dạy các con mọi sự và là thật chứ không giả dối, và cũng như sự xức dầu đó đã dạy dỗ các con, hãy cứ ở trong Ngài – 1 John 2: 27.
Hãy để ý đến chính con và sự dạy dỗ của con – Timothy 4: 16a.
Hãy chuyên cần tự trình diện mình như người được chứng nhận cho Đức Chúa Trời, một người thợ không hỗ thẹn, cưa xẻ ngay thẳng lời của lẽ thật – Timothy 2: 15.
Nhưng nô lệ của Chúa không nên tranh cạnh mà phải hòa nhã với mọi người, hay dạy dỗ, dung chịu điều sai trái – Timothy 2: 24.
Nhưng có các ân tứ khác nhau mà cùng một Linh; và có các chức vụ khác nhau, nhưng cùng một Chúa; và có các sự vận hành khác nhau nhưng cùng một Đức Chúa Trời, là Đấng vận hành mọi sự trong mọi người – 1 Corinh 12: 4-6.
Năm sự luyện tập cần thiết cho việc nói tiên tri đã được trình bày trong chương trước. Thứ nhất, thân vị của chúng ta phải đúng đắn. Thứ hai, linh chúng ta phải được vận dụng. Thứ ba, sự phát ngôn của chúng ta phải phong phú về nội dung. Thứ tư, sự phát ngôn của chúng ta phải có gánh nặng. Thứ năm, sự phát ngôn của chúng ta phải được trình bày bằng lời phát biểu thích đáng.
Trong chương này, chúng ta sẽ bàn đến thêm nữa các vấn đề phải được quan tâm nếu chúng ta ao ước nói tiên tri cho Chúa trong hội thánh. Thứ nhất, chúng ta phải chú ý đến sự xức dầu của Chúa nhiều hơn những gì chúng ta hoạch định để nói. Thứ hai, chúng ta phải tìm kiếm sự chia sẻ của chúng ta ở trong sự hòa hợp gấp năm khi chúng ta phát ngôn. Thứ ba, mục đích mà chúng ta phải nhận lấy là sự phát ngôn của chúng ta sẽ sản sinh sự vận hành của Linh trong người khác và đem họ vào trong sự tác nhiệm thuộc linh.
1. CHÚ Ý ĐẾN SỰ XỨC DẦU NHIỀU HƠN NỘI DUNG
Khi một tiên tri nói tiên tri, người ấy phải chú ý đến sự xức dầu của Chúa nhiều hơn sứ điệp mà mình đã chuẩn bị. Điều này nghĩa là người ấy phải nhạy bén với sự phát ngôn của Chúa bên trong khi phát ngôn. Có thể Chúa sẽ dẫn dắt người ấy phát ngôn một điều gì đó vượt quá nội dung mà người ấy đã chuẩn bị. Vì vậy, người cung phụng phải nhạy bén với với Chúa từng giây phút đang khi phát ngôn.
Một người cung phụng không bao giờ được có cảm nhận rằng người ấy phải “cứu” sứ điệp của mình. Đừng cảm thấy rằng anh em phải chia sẻ mọi điểm mà anh em đã chuẩn bị. Nếu cảm thấy rằng anh em phải chia sẻ mọi sự anh em đã chuẩn bị và “hoàn tất” sứ điệp của mình, thì anh em có thể đánh mất sự xức dầu.
Anh em phải chú ý đến sự xức dầu, vì sự xức dầu là sự vận hành sống động của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Đó là sự vận hành của sự sống thần thượng. Khi chuẩn bị cung phụng anh em phải có sự xức dầu. Nếu không cảm thức rằng anh em có sự xức dầu của Chúa trước khi chia sẻ, anh em phải xưng nhận, kêu cầu Chúa, ca hát, cầu nguyện và cầu nguyện-đọc Lời cho đến khi anh em cảm thức rằng anh em có sự xức dầu. Các sự luyện tập như vậy có thể giúp anh em bước vào trong sự xức dầu của Chúa.
Khi phát ngôn, anh em vẫn phải là một với sự xức dầu. Nếu đánh mất sự xức dầu trong khi phát ngôn, anh em phải tìm lại. Lời anh em phát ngôn phải phù hợp với sự xức dầu của Chúa bên trong anh em.
Nội Dung, Gánh Nặng Và Lời Phát Biểu
Việc chú ý đến sự xức dầu trong khi anh em cung phụng là quan trọng nhất, nhưng anh em vẫn cần được chuẩn bị với nội dung, được chống đỡ bởi gánh nặng và tranh đấu cho lời phát biểu. Sự cung phụng của anh em phải có nội dung phong phú, gánh nặng rõ ràng và lời phát biểu thích đáng.
Nội Dung Của Sự Chia Sẻ Phù Hợp Với Sự Xức Dầu
Khi anh em cung phụng cho Chúa, linh và sự phát ngôn của anh em phải được xức dầu. Khi anh em cung phụng, nội dung sự phát ngôn của anh em phải phù hợp với sự xức dầu. Sự cung phụng là vấn đề của linh, không phải là vấn đề của sự chuẩn bị theo thủ tục. Anh em phải được chuẩn bị về sự chia sẻ của mình, nhưng anh em phải bận tâm nhiều hơn về việc có sự xức dầu của Chúa khi chia sẻ.
Có thể tôi có gánh nặng phát ngôn về việc yêu Chúa. Tôi có thể trích dẫn một câu trong 2 Cor. 5: nói rằng: “Vì tình yêu của Christ thúc ép chúng tôi … để những người sống không còn có thể sống đối với chính họ nữa nhưng sống đối với Ngài là Đấng đã chết vì họ và đã được sống lại” (c 14-15). Khi tôi nói về tình yêu của Chúa, lời của tôi phải phù hợp với sự xức dầu bên trong. Chính Linh là Đấng ban sự sống, và sự xức dầu là sự vận hành của Linh. Vì vậy, nếu tôi muốn dân chúng được làm cho sống động và đụng chạm tình yêu của Chúa qua sự phát ngôn của tôi, tôi phải có sự xức dầu của Linh. Nếu không có sự xức dầu, sự phát ngôn của tôi sẽ không hiệu quả, mặc dù tôi có thể đang phát ngôn về các lẽ thật đỉnh cao.
Khi sự phát ngôn của tôi tương ứng với những gì Linh đang phát ngôn, lời của tôi sẽ được xức dầu. Mặt khác, nếu lời của tôi “khô hạn”, điều đó chỉ tỏ rằng sự xức dầu không ở trên tôi khi tôi phát ngôn, cũng không ở trên lời của tôi.
Vận Dụng Linh Và Sử Dụng Lời Đức Chúa Trời
Để Đem Đến Sự Xức Dầu
Thường thì có vẻ như nhiều anh em chỉ được xức dầu trong ba phút khi phát ngôn. Ban đầu, lời của họ đầy sự cung ứng và tác động. Tuy nhiên, dần dần, càng phát ngôn họ càng khô hạn. Đôi khi, anh em thậm chí mong họ ngừng phát ngôn, vì rõ ràng là họ đã đánh mất sự xức dầu.
Tại sao các anh em như vậy thiếu sự xức dầu? Có ba khả năng. Trước hết, người phát ngôn có thể bị hạn chế trong khả năng chứa đựng sự sống, vì vậy người ấy chỉ có khả năng chứa được nguồn cung ứng sự sống trong ba phút. Lý do thứ hai người ấy có thể đánh mất sự xức dầu sau một thời gian ngắn là vì người ấy không được kỉ luật trong tâm trí, và vì vậy suy nghĩ và sự phát ngôn hoang dã của người ấy sẽ nhanh chóng xúc phạm sự xức dầu. Khả năng thứ ba đơn giản là Linh muốn người ấy ngừng phát ngôn.
Anh em phải làm gì nếu anh em đánh mất sự xức dầu khi đang phát ngôn? Nếu anh em cảm thấy Linh muốn anh em dừng lại, thì anh em phải dừng lại. Tuy nhiên, nếu anh em cảm thấy gánh nặng của mình vẫn chưa được bốc dỡ, và Chúa muốn anh em tiếp tục, thì anh em phải vận dụng linh và sử dụng lời Đức Chúa Trời để đem sự xức dầu trở lại. Đừng chỉ đứng đó và kêu cầu danh Chúa, cố gắng tìm lại sự xức dầu. Điều đó sẽ khiến anh em càng cách xa sự xức dầu chứ không đem sự xức dầu trở lại. Anh em phải học tập vận dụng linh mình vì sự tuôn chảy của sự xức dầu. Từ sự chuẩn bị, anh em phải có một số câu Kinh Thánh để sử dụng. Việc lặp lại lời Đức Chúa Trời thường đem đến sự xức dầu. Tuy nhiên, nếu vẫn không có sự xức dầu sau khi vận dụng linh và sử dụng lời, anh em phải nhận thức rằng Chúa không muốn anh em tiếp tục, và anh em phải kết thúc sự phát ngôn của mình.
Khoảng bốn mươi năm trước, tôi nhớ có một trường hợp khi một người dâng trọn thì giờ vốn không có ân tứ trong việc cung phụng lời lắm, phải rao giảng trong một buổi nhóm phúc âm. Nhiều thánh đồ rất hồi hộp, vì họ biết sự khó khăn của anh ấy trong sự phát ngôn. Tuy nhiên, đến lúc đó, anh ấy đã giảng một sứ điệp rất tốt, sử dụng các lời từ Hymns #1027: “Hãy về nhà! Hãy về nhà! Tất cả những ai mệt mỏi hãy về nhà!”
Anh không phát ngôn dài, và kết thúc sứ điệp của mình bằng lời kêu gọi: “Hãy về nhà!” Tôi hiếm khi nào nghe được một sứ điệp phúc âm tốt như vậy. Mặc dù không có tài hùng biện, nhưng anh ấy sử dụng lời Đức Chúa Trời cách hiệu quả, và đem đến Linh. Lời Đức Chúa Trời sản sinh sự xức dầu.
Nếu anh em cảm thức mình đánh mất sự xức dầu, điều đầu tiên anh em phải nhận thức là anh em không thể phát ngôn vượt quá dung lượng sự sống của mình. Anh em phải phát ngôn những gì ở trong dung lượng phát ngôn của mình. Thứ hai, nếu Chúa rút lại sự xức dầu của Ngài, anh em không nên cố gắng tiếp tục bươn tới mà không có sự chúc phước của Chúa. Chỉ hãy chấm dứt sự phát ngôn của mình ngay tại điểm đó. Thứ ba, nếu tâm trí anh em không được huấn luyện cách thích hợp để định vị sự xức dầu, mặc dù Chúa vẫn ao ước anh em tiếp tục thì anh em có thể vận dụng linh và sử dụng lời để tìm lại sự xức dầu. Đừng chỉ đứng đó và kêu cầu Chúa. Anh em có thể than thở từ sâu bên trong, vì sự than thở thường đem anh em trở lại với Linh. Nhưng cũng hãy học tập sử dụng một số câu Kinh Thánh để tự đem mình trở lại với sự xức dầu của Chúa khi anh em đang phát ngôn.
Diễn Trình Phát Ngôn Cho Chúa Là Diễn Trình
Đóng ấn Của Sự Xức Dầu
Sự cung phụng của anh em phải là chức năng và sự biểu hiện của sự xức dầu. Các anh em ơi, anh em phải hiểu rằng diễn trình phát ngôn cho Chúa là diễn trình xức dầu. Nếu sự xức dầu dừng lại thì sự phát ngôn sẽ dừng lại. Mặc dù anh Lee không thường hô la, nhưng khi anh mở miệng thì có sự xức dầu và khi anh chia sẻ thì sự xức dầu ngày càng phong phú cho đến phần kết của sứ điệp. Khi anh chấm dứt, anh em không cảm thấy đó là một sứ điệp dài. Đây là vì diễn trình phát ngôn của anh tương xứng với diễn trình xức dầu. Vì vậy khi nghe anh ấy, anh em nhận được nguồn cung ứng sự sống đến từ công tác đóng ấn của sự xức dầu.
Tự Dừng Lại Nếu Không Thể Phát Ngôn Với Sự Xức Dầu
Đây là một bài học khó. Nếu anh em đã cố gắng vận dựng linh và sử dụng các câu Kinh Thánh để đem đến Linh và anh em vẫn không tìm thấy sự xức dầu, thì tốt hơn anh em nên dừng sự phát ngôn của mình lại. Anh em chỉ nên phát ngôn những lời được xức dầu.
2.DUY TRÌ SỰ HÒA HỢP GẤP NĂM TRONG SỰ PHÁT NGÔN
Một người cung phụng phải nhạy bén để duy trì tình trạng hòa hợp, hoặc tán đồng trong năm lĩnh vực trong khi người ấy phát ngôn. Các phương diện về sự hòa hợp này là giữa chính người ấy với Đức Chúa Trời, giữa tâm trí người ấy với linh, giữa lời diễn đạt với lẽ thật và gánh nặng mà người ấy phát ngôn, giữa lẽ thật mà người ấy phát ngôn với chính kinh nghiệm của người ấy và giữa chính người ấy với những người nghe.
A. Sự Hòa Hợp Giữa Tiên Tri Và Đức Chúa Trời
Trước hết, chính anh em phát ngôn ở trong sự hòa hợp với Đức Chúa Trời. Trước khi phát ngôn anh em phải học tập xưng nhận và cầu nguyện. Anh em phải nói với Chúa: “Tôi không cho phép có bất cứ điều gì ở giữa Ngài và tôi. Nếu có bất cứ vấn đề nào về tội lỗi, hay sự vấp phạm, sự bất phục, xin hãy tha thứ cho tôi”. Nếu có sự yếu đuối nào mà anh em chưa thể đắc thắng, anh em phải nói với Chúa: “Chúa ơi, có vẻ như tôi không thể đắc thắng vấn đề này, nhưng tôi giấu mình dưới huyết quý báu của Ngài”. Anh em phải tự giữ mình trong mối liên hệ hòa hợp với Đức Chúa Trời.
Khi cung phụng, anh em phải duy trì mối liên hệ hòa hợp với Đức Chúa Trời trong suốt sự phát ngôn của anh em. Đừng để cho bất cứ điều gì hay bất cứ ai làm cho anh em vấp phạm. Đặc biệt là khi anh em đang phát ngôn về một vấn đề nghiêm trọng, một số anh em có thể có các phản ứng khác nhau. Vào lúc đó, anh em phải ở lại trong sự hòa hợp với Đức Chúa Trời.
Tôi đã từng có một hội nghị ở Đài Bắc. Khi đứng lên, lập tức tôi nhận thức rằng có linh của sự chỉ trích. Không có nhiều người hỗ trợ cho sự phát ngôn của tôi. Tôi đơn giản phát ngôn những gì tôi có gánh nặng phát ngôn. Một anh em thậm chí đứng lên chống đối tôi, nhưng tôi vẫn duy trì sự hòa hợp của mình với Đức Chúa Trời. Tôi không phản ứng với người ấy, nhưng đúng hơn tìm cách làm một với sự xức dầu. Bởi sự thương xót của Chúa, người ấy bị dẫn đi. Về sau, tôi được kể lại rằng người ấy hoạch định tấn công tôi khi tôi đang phát ngôn. Tôi không buồn phiền. Như Paul nói, đối với một số người, chức vụ của chúng ta là mùi sự chết dẫn đến sự chết, và đối với người khác, đó là mùi sự sống dẫn đến sự sống.
Nếu anh em muốn kinh nghiệm sự hòa hợp như vậy đang khi phát ngôn thì trước khi đứng lên phát ngôn, anh em đã phải ở trong sự hòa hợp với Chúa rồi.
a. Sự Hòa Hợp Của Tâm Trí Và Linh
Tâm trí và linh anh em cũng phải ở trong sự hòa hợp khi anh em cung phụng. Nếu linh anh em thúc giục anh em nói một điều gì đó và tâm trí của anh em ở một nơi khác thì linh và tâm trí anh em không ở trong sự hòa hợp và lời của anh em sẽ mất sự xức dầu. Linh anh em phải được giải phóng qua tâm trí anh em. Anh em phải sử dụng tâm trí mình để tìm lời phát biểu thích đáng và sau đó giải phóng các lời này với linh anh em. Vì vậy, nếu anh em muốn nhìn thấy gánh nặng của mình được giải phóng, thì linh và tâm trí của anh em phải công tác cùng nhau.
c. Sự Hòa Hợp Giữa Lời Phát Biểu Với Lẽ Thật
Và Nội Dung Của Sự Chia Sẻ
Sự phát ngôn của anh em cũng phải ở trong sự hòa hợp với lẽ thật và nội dung về điều anh em cung phụng. Một anh em có thể sử dụng một thí dụ thấp kém để diễn đạt một lẽ thật cao trọng và trong việc làm như vậy, người ấy đang làm cho sứ điệp của mình trở nên rẻ tiền. Giá trị của sứ điệp đó sẽ bị đánh mất. Một anh em khác có thể có một gánh nặng to lớn, nhưng có thể không có lời phát biểu tương xứng với gánh nặng của mình. Lời phát biểu của người ấy sẽ trở nên yếu đuối hoặc không chính xác với gánh nặng của người ấy. Kết quả là, việc nói tiên tri của người ấy sẽ không hiệu quả.
Thí dụ, một anh em có thể giảng một sứ điệp về việc xưng nhận tội lỗi, nói rằng mọi người đều có tội và chúng ta ở trong ách nô lệ cho tội, không ai có thể đắc thắng tội và luật của tội vận hành trong mỗi người. Nếu đang khi phát ngôn về chủ đề nghiêm trọng này, người ấy thốt ra một lời nói đùa và khiến mọi người cười như một cách “gây cười để giảm căng thẳng”, điều đó sẽ làm tổn hại sự cung phụng của người ấy. Đây là một thí dụ về việc lời diễn đạt của một người không ở trong sự hòa hợp với gánh nặng của sứ điệp.
d. Sự Hòa Hợp Giữa Lẽ Thật Được Phát Ngôn
Với Kinh Nghiệm Riêng Tư
Lời của anh em cũng phải ở trong sự hòa hợp với kinh nghiệm riêng của anh em. Anh em không nên chỉ lặp lại một số thuật ngữ hoặc giảng một sứ điệp mà người khác đã giảng nếu anh em không có kinh nghiệm về những gì anh em phát ngôn. Điều anh em chia sẻ phải là một điều gì đó ở trong sự hòa hợp với kinh nghiệm riêng của anh em.
Tuy nhiên, những gì chúng ta phát ngôn thường cao hơn những gì chính chúng ta kinh nghiệm. Điều này đặc biệt đúng với những người chỉ mới bắt đầu cung phụng. Chúng ta không thể tự giới hạn mình chỉ trong những điều chính chúng ta kinh nghiệm, vì chúng ta cần tự mở rộng chính mình. Chúng ta vẫn phải có một sự hiểu biết về những gì chúng ta đang phát ngôn, mặc dù điều đó có thể vượt quá kinh nghiệm hiện tại của chúng ta. Thí dụ, khi nói về gia tể Đức Chúa Trời, chính chúng ta cần đánh giá cao và bước vào. Lẽ thật chúng ta giải phóng không nên là một điều gì đó tách biệt với kinh nghiệm của chúng ta. Điều chúng ta chia sẻ phải theo nguyên tắc nhục hóa trong Tân Ước.
e. Sự Hòa Hợp Giữa Tiên Tri Và Những Người Nghe
Các hội thánh địa phương giống như các bếp lò nóng, bất kể ai phát ngôn, một người nào đó sẽ bị đốt cháy! Các thánh đồ dường như luôn luôn sẵn sàng “nấu” diễn giả. Bất kể anh em đi đến đâu đều có nhiều loại người khác nhau ở trong cộng đoàn. Khi đứng lên phát ngôn, anh em sẽ đương đầu với những cảm nhận và phản ứng khác nhau. Một anh em lão luyện sẽ bắt đầu sự phát ngôn của mình với một điều gì đó đơn giản và sau đó dần dần đem các thánh đồ vào trong gánh nặng của mình. Nếu anh em đơn giản lên giọng và nói: “Hôm nay gánh nặng của tôi là …”, các thánh đồ có thể không tiếp nhận anh em.
Trong một tình huống khác, các thánh đồ có thể không chỉ trích, nhưng hơi chết chóc và thờ ơ. Ở nhiều nơi, các thánh đồ đã nghe hết sứ điệp này đến sứ điệp khác, và trở nên tôn giáo. Vì họ không còn nhận biết linh và sự sống nữa nên rất khó phát ngôn với họ. Thật khó bước vào trong sự hòa hợp với những thính giả như vậy, vì anh em và họ ở trong hai thế giới riêng biệt. Trong trường hợp như vậy, rất khó cung phụng bất cứ điều gì có ý nghĩa.
Tôi đã từng cung phụng tại một nơi như vậy, và vào ngày thứ hai, tôi cảm thấy không còn gì để nói, vì vậy tôi đơn giản hỏi có ai có câu hỏi nào không. Một chị em cảm động đến rơi lệ và nói: “Không ai khác quan tâm chúng tôi đủ để hỏi chúng tôi điều đó. Tất cả các anh em khác đều chỉ đến giảng sứ điệp. Dường như đó là tất cả những gì họ quan tâm. Chỉ có anh bày tỏ rằng anh quan tâm đến chúng tôi”. Vào lúc đó tôi nhận thức rằng thậm chí một buổi nhóm hỏi đáp cũng có thể thật sự mở các thánh đồ ra và trao cho họ sự giúp đỡ, vì khi đó họ cảm thấy anh em quan tâm đến họ nhiều hơn là sứ điệp của anh em.
Hầu hết các đồng công đều thích giảng sứ điệp, và nhiều người cảm thấy phấn khích khi được mời đến một nơi nào đó để tổ chức một hội nghị. Họ chuẩn bị một vài sứ điệp và khoác lên một sự trình diễn tốt đẹp, nhưng dường như không quan tâm xem điều đó có thật sự giúp đỡ các thánh đồ hay không. Loại diễn giả này không ở trong sự hòa hợp với người nghe. Khi cung phụng, anh em phải chú ý đến phản ứng và cảm nhận của những người nghe anh em. Phải có sự hòa hợp hết mức giữa tiên tri và những người nghe nếu có thể.
3. SỰ PHÁT NGÔN SẢN SINH SỰ VẬN HÀNH CỦA LINH
Điểm cuối cùng chúng ta muốn bàn đến trong chương này là lời phát biểu của một tiên tri phải sản sinh sự vận hành của Linh và đem người khác vào trong sự vận hành của Linh.
Lời Tương Đương Với Linh, Linh Tương Đương Với Lời;
Linh Sản Sinh Lời, Lời Sản Sinh Linh
Chính Linh sản sinh lời, và lời sản sinh Linh. Trong Sáng Thế Ký, chúng ta có thể thấy rằng sự vận hành của Linh đồng hành với sự phát ngôn của Đức Chúa Trời (Sáng 1: 1-2). Trong phúc âm John, lời cũng là một với Linh (John 1: 1; 6: 63). Linh và sự phát ngôn của Đức Chúa Trời không thể phân rẽ.
Khi cung phụng, anh em phải có sự tin chắc rằng điều anh em phát ngôn là sự phát ngôn của Chúa. Nếu Chúa không phát ngôn, anh em không nên phát ngôn. Khi anh em phát ngôn, đó phải là sự phát ngôn của Linh. Khi anh em cung phụng, hãy học tập đừng phát ngôn bất cứ điều gì ngoài Linh. Khi đó, lời của anh em sẽ sản sinh Linh khi anh em cung phụng.
Vì Linh ban cho anh em lời khi anh em cung phụng, nên lời của anh em phải sản sinh sự vận hành của Linh trong những người nghe anh em. Nếu để cho Linh phát ngôn qua anh em, anh em sẽ nhìn thấy một điều gì đó của Linh được sản sinh trong những người tiếp nhận lời anh em.
Trong một buổi nhóm ai nhận được nhiều nhất? Thường thì chính diễn giả là người nhận được nhiều nhất. Bên ngoài, có vẻ như người ấy đang nuôi nhiều người, nhưng trong thực tế mọi người nghe người ấy đều đang nuôi người ấy! Nhưng hãy nhớ rằng lời tương đương với Linh, và Linh tương đương với lời; lời sản sinh Linh và Linh sản sinh lời. Khi phát ngôn, anh em phải để cho Linh vận hành qua sự phát ngôn của anh em hầu cho lời của anh em (lời của linh) kêu gọi linh của các thánh đồ nghe anh em.
Lời Lành Mạnh Thực Hiện Sự Vận Hành Của Linh
Và Sản Sinh Bông Trái Của Linh
Trong sự cung phụng, anh em phải phát ngôn những gì Kinh Thánh gọi là lời lành mạnh. Lời lành mạnh là lời thực hiện sự vận hành của Linh và sản sinh bông trái của Linh.
Bông trái của Linh là gì? Bông trái của Linh là điều ra từ bản thể của chúng ta được gắn chặt với Đức Chúa Trời và là sự cấu thành của các thuộc tính thần thượng. Khi các thuộc tính thần thượng được cấu thành trong chúng ta, chúng sản sinh bông trái của Linh. Linh dẫn dắt chúng ta hòa lẫn với Đức Chúa Trời, và sự trộn lẫn này mang bông trái của các thuộc tính Đức Chúa Trời. Khi chúng ta phát ngôn các lời lành mạnh, lời của chúng ta sẽ thực hiện sự vận hành của Linh và mang bông trái của Linh. Sự cung phụng của chúng ta sẽ đem dân chúng đến với Đức Chúa Trời và cuối cùng sản sinh trong họ bông trái của Linh.
Một buổi nhóm lành mạnh cho dân chúng các cảm nhận lành mạnh. Bởi các lời lành mạnh, các thánh đồ phải trở về nhà với cảm nhận về sự vui mừng, bình an, thỏa mãn, được soi sáng, khích lệ và được làm vững mạnh. Tất cả những điều này là bông trái của Linh ra từ sự vận hành của Linh.
Lời Của Gánh Nặng Và Sự Khải Thị, Ra Từ Sự Vận Hành Của Linh,
Đem Đến Sự Vận Hành Của Linh Trong Người Khác
Lời của anh em phải có gánh nặng và sự khải thị. Theo sự vận hành của Linh, lời của gánh nặng và khải thị sẽ sản sinh sự vận hành của Linh trong người khác. Những lời như vậy sẽ không chỉ cung ứng cho các thánh đồ mà còn soi sáng họ. Kết quả là, họ sẽ kinh nghiệm sự hiến dâng tươi mới, sự phục hồi, kinh nghiệm và sự đánh giá sâu hơn về Christ và hội thánh,và dâng mình cho Christ vì hội thánh.
Giả sử tôi có gánh nặng rao giảng phúc âm. Khi phát ngôn về cách dân chúng cần Jesus, tôi gieo một điều gì đó vào trong những người nghe tôi và Linh bắt đầu vận hành qua lời của tôi. Khi gánh nặng của tôi được giải phóng, điều đó phải sản sinh sự vận hành của Linh trong người khác.
Lời của anh em phải không chỉ là các lời lành mạnh, mà còn là các lời năng động, các lời của gánh nặng trở nên các lời của sự khải thị cho những người nghe anh em. Điều đặt gánh nặng cho anh em từ Linh và thúc đẩy anh em bên trong phải được biểu hiện trong lời của sự khải thị. Những lời của gánh nặng và sự khải thị như vậy sản sinh sự vui mừng, bình an và nguồn cung ứng sự sống trong những người nghe. Đây là sự vận hành của Linh. Lời của gánh nặng và sự khải thị cũng soi sáng và khích lệ các thánh đồ. Qua sự phát ngôn của anh em, họ phải kinh nghiệm sự hiến dâng hơn nữa, được phục hưng và kinh nghiệm sâu hơn về Christ và sự đánh giá, tận hiến sâu hơn trong nếp sống hội thánh. Đây là mọi chức năng của Linh.
Trong thực tế, hầu hết các buổi nhóm của chúng ta dường như đều không thế tiến xa hơn sự vận hành của Linh để có một tác động như vậy trong các thánh đồ. Chúng ta thường kinh nghiệm một sứ điệp thú vị và cảm thấy thỏa mãn, vui mừng, và được cung ứng. Nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không nhìn thấy dân chúng được đem đến sự ăn năn và kinh nghiệm nhiều theo cách được phục hưng. Chúng ta cũng không thấy nhiều người kinh nghiệm tình yêu gia tăng đối với Chúa hoặc sự theo đuổi Ngài, cũng không có sự đánh giá cao hơn và tận hiến hơn cho hội thánh hầu cho đời sống của họ được thay đổi.
Tóm lại, việc nói tiên tri đúng đắn phải có các lời lành mạnh, các lời của gánh nặng, các lời ra từ sự vận hành của Linh và các lời sản sinh sự vận hành của Linh trong người khác. Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến các vấn đề chúng ta đã bàn đến trong chương này: sự xức dầu, sự hòa hợp gấp năm và sự vận hành của Linh có thể đem người khác vào trong sự vận hành này.
Titus Chu