"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6855220
Đang truy cập:204

DẶM ĐƯỜNG PHỤ TRỘI

clomid uk pct

clomid birmingham redirect buy clomid uk

prednisolone without prescription

prednisolone side effects open prednisolone dosage

amoxil without insurance

antibiotic without prescription xn--sorpendlerklub-sqb.dk

 

“Hễ ai bắt ép ngươi đi một dặm hãy đi hai dặm với họ”(Mathiơ 5:41).
 
Ý tưởng trong lời khuyên nầy đã có một lịch trình lâu dài. Nó phát xuất từ dân Ba-tư, được dân La mã tiếp lấy, rồi được dân La mã áp dụng cho dân Do thái trong khi quân La mã chiếm đóng Palestine. Lúc ban đầu đó là đặc quyền của một sứ giả Ba-tư yêu cầu một ai đó trợ giúp mang gánh nặng của sứ giả, và anh ta đã có thể ‘ép buộc’ một ai đó giúp anh ta suốt một dặm đường. Người kia không có quyền chọn lựa nào khác. Dân La mã tưởng đây là một ý tưởng tốt, nên họ đã áp dụng cho dân Do thái. Chúa Jesus vốn quen thuộc với tập quán nầy, nên dùng điều nầy trong huấn giới của Ngài, nhưng thêm một dặm thứ hai vào dặm đầu tiên. Chắc chắn Jesus đã mở rộng ý nghĩa từ cái trực tự đến cái thuộc linh, và Ngài đã có nhiều ngụ ý hơn trong tâm trí. Thực vậy, lời khuyến khích nầy chứa đựng thể yếu của hội thánh cơ đốc.
 
Dặm đầu tiên là qui luật của luật pháp, của bổn phận, của cái “ngươi sẽ” và “các ngươi phải” của trách nhiệm. Dặm thứ hai là điều tự nguyện, tự phát, tự do và nhân từ.
    Thứ nhất là: “tôi phải chăng?” Thứ hai là “tôi có nên chăng?” Thứ nhất là “tôi có bổn phận, hay bị cưỡng ép chăng?” Thứ hai là, “là tôi không thể làm nhiều hơn sao?”
 
Hãy nhìn xem hai khách bộ hành! Người hợp pháp nói: “anh nhấc gánh nặng nầy và mang cho tôi đến hết dặm đường sau đây”.Thậm chí anh ta không nói chữ “xin vui lòng!”. Người được lịnh liền vâng phục, và họ bước đi cách im lặng, buồn chán và ghen tị. Vào cuối dặm đường—mà đã được người thứ hai cẩn thận lượng định—gánh nặng rơi tỏm xuống, anh ta quay mặt ra đi cách thô bạo và không nói lời nào.
 
Nhưng Jesus đang suy nghĩ về người thứ hai khác. Anh ta nhận cùng lệnh truyền, anh có cùng bổn phận, và cùng trách nhiệm như vậy thuộc về anh. Nhưng anh giải quyết gánh nặng đó bằng một linh khác hẳn. Anh thực hiện điều đó bằng một tâm tính khác biệt. Anh nhân hiền trong phương cách và tự phát trong sự gánh vác của mình. Khi anh đã đạt được giới hạn của bổn phận và yêu cầu, anh còn nói, “để tôi giúp anh thêm nữa”. Người thứ nhất ngạc nhiên. Anh ta chưa hề gặp người nào như vậy. Có vài điều mở đường, và họ nói chuyện cách tự do suốt dặm đường thứ hai. Cái gì đó đã xảy ra và ít ra đã làm cho người thứ nhất suy nghĩ, có lẽ anh ta đặt ra vài câu hỏi. Cánh cửa đóng nhanh chóng vào dặm thứ nhứt, bây giờ được mở ra cách rộng rãi. Điều gì đã xảy ra? Câu trả lời là: ân điển đã đắc thắng khải hoàn trên luật pháp!
 
Nên theo ý nghĩa đầu nhất và rộng rãi nhất, lời của Jesus về dặm đường phụ trội ngụ ý một sự chuyển tiếp lớn từ luật pháp sang ân điển. Có lẽ chỉ có một bước từ chỗ chấm dứt của dặm số một đến phần đầu của dặm số hai, nhưng nó đánh dấu các ranh giới của hai thế giới, hai sự phân phát và hai tâm tính.
 
Biết bao lãnh vực khác của đời sống chịu ảnh hưởng bởi sự chuyển tiếp nầy, dọc theo cây cầu nầy! Sự thay đổi nầy sẽ phát sinh một cuộc cách mạng cơ khí. Cơ đốc nhân có vướng mắc vào điều nầy. Kỹ nghệ, nghiệp vụ, công tác đều đánh dấu cách rộng lớn bởi dặm đường bổn phận thứ nhất. “Tôi phải làm nhiều bao nhiêu? Tôi rời bỏ việc sớm như thế nào?” Một con mắt nhìn chăm nơi đồng hồ. Ít công tác nhưng muốn trả công nhiều. Người đi dặm thứ hai, ở lâu hơn, làm nhiều hơn, nhưng bị nghi ngờ, không ai ưa thích, và còn bị bắt bớ.
 
Nhưng trong bài giảng huấn mà từ đó chúng ta trích ra câu gốc của chúng ta, Jesus đã không nói rằng những ai đã làm điều Ngài phán sẽ có thời kỳ dễ chịu và được nổi danh phổ quát. Điều Ngài đã nói là những người nầy sẽ là dân thừa kế vương quốc thiên đàng, và họ là “muối của đất”, ngụ ý--ở giữa các điều khác—họ sẽ bù trừ cho sự hủ bại mà chúng tôi vừa ám chỉ ở trên.Vương quốc hầu đến thuộc về dân của dặm đường thứ hai trong phương diện nầy. Những kẻ khác mà từng đòi hỏi được thuộc về vương quốc thiên đàng, đều được những kẻ đã trả giá về dặm đường phụ trội của ân điển lôi cuốn đến cùng Christ. Nên, nghiệp vụ là một lãnh vực, và là một lãnh vực rất thực tiễn, vì luật của dặm thứ hai.
 
Lãnh vực khác mà thường thách thức đối với luật của ân điển nầy là lãnh vực của nếp sống gia đình, hay sinh hoạt tư gia. Thật rất dễ khi chỉ giữ bổn phận trong sinh hoạt gia đình hay tư gia. Càng có nhiều bổn phận và sự cưỡng ép nhiều bao nhiêu, công việc càng ít được thực hiện nhất. Sự dự phần có thể không cân bằng, gánh nặng không quân bình. Nếu vì cớ sự lễ độ, dặm thứ nhất được tiếp lấy, nhưng không có linh tốt lành, không có tâm tính vui vẻ, không có sự tự nguyện, tự phát. Đó là một cái phải, chứ không phải sự hài lòng. Có lẽ không có chỗ nào mà một chứng cớ cơ đốc chân thật có ý nghĩa nhiều hơn như trong tư gia. Các tư gia là đích của hoạt động gây đỗ vỡ và ác cảm của Satan nhiều hơn chỗ khác. Nên tại đây là chỗ chứng cớ của ân điển thần thượng đáng kể rất nhiều, và vì vậy tư gia là một chỗ mà rất cần có dân hai dặm.
 
Cặp theo đường hướng nầy, chúng ta có thể đề cập thêm một sự việc mà trong đó dặm đường phụ trội có tầm quan trọng như vậy. Đó là lãnh vực tương giao của cơ đốc nhân. Trong tương quan của các cơ đốc nhân với nhau, có thể chỉ có dặm đầu tiên của sự nhìn nhận chung, sự tử tế thông thường, một sự gật đầu nhìn nhận, một cái nhìn thân hữu. Có thể có sự ra vào chỗ thờ phượng chung. Có thể tham dự cùng chỗ nhóm họp trải nhiều năm mà không quen biết nhau. Bên trong giới hạn của dặm thứ nhứt, mức độ họp đoàn và liên lạc có thể khác nhau trong ý nghĩa thiết thực của nó, và nhiều “cõi lòng có nỗi buồn riêng của mình” đã phải mang nỗi buồn ấy trong sự cô đơn, dù sống giữa đám đông. Có chỗ rộng rãi hơn dành cho dân có dặm phụ trội trong lãnh vực của sự tương giao cơ đốc nhân. Một trong các định luật của sự sống là phải cung phụng sự sống cho anh em khác. Con đường chắc chắn đưa đến sự chết thuộc linh là đóng kín với chính mình và không bước ra cùng các anh em khác. Tính chất luân lý và thuộc linh chân thật được đo lường bằng luật của dặm đường phụ trội. Chúa Jesus đã có rất nhiều ý nghĩa và tư tưởng trong những gì Ngài nói, hơn hẳn các câu nói và định lý suông.
 
Hẳn nhiên lời đơn sơ nầy sắp vượt quá sự ép buộc trong toàn bộ một lãnh vực mà sự giàu có về các giá trị hiện thực. Nếu bổn phận, yêu cầu, trách nhiệm, khế ước, giao ước..v..v.. Jesus phán—không dừng lại tại dặm thứ nhất, ít ra sẽ có nhiều thắng lợi hơn. Đây là ân điển nơi Đức Chúa Trời.
 
-Sử Bác Cơ-
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2