buy antibiotics online
buy amoxicillin
buy amoxicillin without insurance
buy amoxicillin
without prescription
Mamôn là Thần Tượng
Thứ nhất, Kinh thánh mô tả mamôn là thần tượng. Kinh thánh luôn luôn đặt mamôn đối nghịch Đức Chúa Trời. Không có người vô thần chân thật nào trong thế giới. Kinh thánh không nhìn nhận những người ngoài cơ đốc nhân là những người theo các tôn giáo khác. Kinh thánh xếp loài người thành hai hạng loại: những người hầu việc Đức Chúa Trời và những người hầu việc Mamôn.Các tôn giáo khác như Phật giáo, Hồi giáo và Lão giáo v.v… đều là các tôn giáo giả mạo. Chỉ có hai đối tượng chân thật để thờ phượng là mamôn và Đức Chúa Trời. Vì vậy mamôn là thần tượng ngoài Đức Chúa Trời, nó là đối tượng đang đuợc thờ lạy. Thật không thể suy nghĩ là một cơ đốc nhân, về một mặt cầu nguyện và đọc kinh thánh, về mặt khác cúi đầu trước Kuanyin [ nữ thần Phật giáo] và đốt hương cho thần đó. Để là một cơ đốc nhân, sự đòi hỏi tối thiểu là xây khỏi các thần tượng để phụng sự Đức Chúa Trời hằng sống [1 Tes.1:9].Tất cả chúng ta đồng ý rằng mình đã ném bỏ mọi thần tượng. Song le ta không coi mamôn là vật xấu xa. Đây là một lỗi lầm lớn lao. Ta phải sáng tỏ rằng ta không thể thờ các thần tượng, và ta cũng phải sáng tỏ ngang bằng rằng ta không thể thờ lạy mamôn. Ta không thể hầu việc Đức Chúa Trời và ma môn. Mamôn là thần tượng.
Ta đừng bao giờ bảo với anh em khác rằng họ cần dâng mamôn của họ vì cớ ta cần xây phòng nhóm hay vì cớ ta cần chăm lo công việc Chúa và kẻ nghèo. Ta đừng bao giờ hạ thấp ý nghĩa sự dâng hiến xuống mức độ làm thỏa mãn các nhu cầu. Điều nầy làm bôi nhọ giá trị sự hiến dâng. Ta xử lý mamôn không vì cớ các nhu cầu của ta nhưng vì cớ nó là một thần tượng. Một người có thể nói rằng anh ta không muốn dâng tiền để xây phòng nhóm. Anh cũng có thể nói anh không muốn chăm sóc anh chị em nghèo, nhưng anh đừng thờ lạy các thần tượng. Xử lý mamôn không phải là sự việc giàu hay nghèo, đó là sự việc thờ hình tượng. Khi ta hát, ta phải bắt đầu với độ cao đúng. Khởi đầu hát với độ cao quá cao hay quá thấp là sai. Cũng vậy, độ cao của chúng ta phải đúng với phương diện trong cách đối xử với mamôn. Ta phải thấy rằng mamôn chống đối cách hoàn toàn với Đức Chúa Trời. Ta không nên nói với anh em khác dâng mamôn vì ta thiếu tiền. Nếu trường hợp là như vậy, họ có thể kết luận rằng họ có thể thờ lạy mamôn khi không có sự thiếu tiền bạc.Ta phải giải thoát chính mình khỏi mamôn vì cớ mamôn là kẻ thù của Đức Chúa Trời.Một cơ đốc nhân cứ ở trong đền thờ Dagon là sự sai lầm kinh khủng.Nếu thần tượng mamôn cứ ở trong tư gia các thánh đồ thì cũng sai lầm như vậy. Ta không nói về nghèo hay giàu. Ta đang nói rằng mamôn là một thần tượng cần được dẹp bỏ.
Ta phải bày tỏ cho các cơ đốc nhân rằng mamôn là một thần tượng; nó là vật đòi hỏi thờ lạy. Vật nầy cách xa với Đức Chúa Trời. Nan đề nầy phải được nói đến. Kinh thánh không nói rằng mọi kẻ nghèo là có phước; kinh thánh nói những kẻ nghèo trong linh là có phước. Nghèo trong linh là nghèo cách tình nguyện. Mọi kẻ ăn mày trong thế giới không nghèo trong linh. Thậm chí những kẻ không có tiền vẫn có thể thờ lạy tiền bạc như một thần tượng trong lòng mình. Đích thực mamôn chiếm đoạt sự thờ lạy của con người. Ta phải thảo luận sự việc nầy cách thấu suốt. Sự việc nầy phải được giải quyết.
SỰ GIẢI CỨU KHỎI MAMÔN LÀ MỘT PHẦN TRONG SỰ CỨU RỖI CỦA CHÚNG TA
Thứ hai, được giải cứu khỏi Mamôn là một phần trong sự cứu rỗi của chúng ta. Ta phải bày tỏ cho anh chị em,theoTân Ước, thứ nhất mamôn là một thần tượng, và thứ hai, ta phải được giải cứu khỏi mamôn.Giải cứu khỏi mamôn là một phần trong sự cứu rỗi của chúng ta. Giống như giải cứu khỏi tội lỗi, thế giới, và xác thịt. Nhiều người biết rằng để được cứu , một người phải được giải cứu khỏi tội lỗi, khỏi sự xét đoán của Đức Chúa Trời, và khỏi ách nô lệ thế giới, nhưng nhiều người không biết rằng sự cứu rỗi bao gồm sự giải thoát khỏi mamôn. Trong Luca 18 và 19, ba điều—sự sống đời đời,vương quốc các từng trời và sự cứu rỗi—liên kết với nhau. Tất cả ba điều đều liên hệ mamôn. Thứ nhất, vị quan trẻ tuổi muốn thừa kế sự sống đời đời.Chúa bảo người bán mọi sự người có và theo Ngài. Thứ hai, Chúa nói về sự khó khăn của người giàu vào vương quốc Đức Chúa Trời. Con lạc đà chui qua lỗ cây kim còn dễ hơn người giàu vào vương quốc Đức Chúa Trời! Ngài đã tiếp tục nói rằng những ai từ bỏ nhà cửa, vợ con vì vương quốc sẽ nhận lãnh một trăm lần hơn trong thời đại nầy và sự sống đời đời trong thời đại hầu đến. Một người cần từ bỏ mọi sự mình có mới vào được vương quốc Đức Chúa Trời. Phierơ đã được cứu vì cớ ông đã từ bỏ mọi sự của ông. Những ai có thể tránh định mệnh của con lạc đà là khó đi qua lỗ kim đều là những kẻ đã từ bỏ mọi sự của họ để bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Thứ ba, Xachê đã cho kẻ nghèo phân nữa gia tài của ông, và Chúa nói sự cứu rỗi đã đến nhà của ông. Vì vậy, để cho một người tiếp nhận được sự sống đời đời, vương quốc và sự cứu rỗi, anh ta phải được giải cứu khỏi mamôn và dứt bỏ mọi sự.
Hôm nay chúng tôi không đang làm việc gây quỹ. Tại đây chúng ta giúp đỡ anh em khác tiếp nhận sự sống đời đời, bước vào vương quốc và được cứu.Nếu chúng ta hỏi nhiều người, coi họ có muốn vương quốc không, họ sẽ nói có.Nếu ta hỏi họ, coi họ có muốn sự sống đời đời chăng, họ cũng sẽ nói có.Nếu ta hỏi họ muốn được cứu chăng, họ cũng sẽ nói có. Tuy nhiên, nếu ta hỏi họ có muốn được giải cứu khỏi mamôn chăng, họ sẽ nói không. Một anh em từ giáo phái đã đến các buổi nhóm của chúng tôi, và nói cùng em của tôi là Hwai-zhu, “Các anh gây quỹ rất tốt tại phòng nhóm ở đường Hardoon”. Em tôi hỏi tại sao anh quá lưu tâm sự hiến dâng của các thánh đồ. Anh ấy trả lời, “ tôi muốn học hỏi và quan sát mấy lần rồi. Nếu phương cách của các anh có hiệu quả tốt, chúng tôi sẽ làm như vậy trong giáo phái của chúng tôi”. Người nầy chỉ nhìn thấy tiền bạc đã được dâng hiến như thế nào. Anh đã không thấy cách chúng tôi dạy dỗ người ta phải được giải thoát khỏi mamôn như thế nào.
Khi Phierơ nghe Lời Chúa nói về con lạc đà chui qua lỗ kim dễ hơn người giàu vào vương quốc Đức Chúa Trời, ông hỏi, “Vậy ai có thể được cứu?” Ông đã quên rằng chính ông là con lạc đà, thực vậy, con lạc đà nầy đã chui qua lỗ kim rồi. Ông quên rằng đã có 11 con lạc đà khác cũng đã làm như vậy. Trong khi không có gì khó hơn cho người giàu được cứu, điều gì không có thể với con người thì có thể với Đức Chúa Trời.Vị quan giàu có trẻ tuổi đã quay lui. Ông không phải là tội nhân hay một người gian ác. Ông là người duyên dáng và kỉnh kiền, song le ông đã không được cứu. Xachê cũng là người giàu. Ông vốn là nô lệ của mamôn, song le ông đã được cứu. Ông đã leo lên cây và trèo xuống. Việc leo lên và trèo xuống của ông đã tháo gỡ cho ông; nó làm cho ông nghèo; song le ông đã được cứu. Vị quan trẻ tuổi là một thí dụ về những gì” không có thể với con người”, và Xachê là gương mẫu về những gì “có thể với Đức Chúa Trời”Một người kinh nghiệm sự vui mừng khi các tội lỗi của anh được tha thứ.Anh kinh nghiệm cùng niềm vui như vậy khi anh được giải cứu khỏi mamôn.Khi một người tin Chúa, anh tìm thấy sự bình an trong lòng mình. Khi mamôn không còn chiếm chỗ nào trong anh, anh cũng nhận thấy sự bình an trong lòng anh như vậy.Việc tiếp nhận sự sống đời đời là đôi điều do Đức Chúa Trời hoàn thành. Sự giải thóat khỏi mamôn cũng là đôi điều do Đức Chúa Trời hoàn thành. Sự tha thứ các tội lỗi, sự tiếp nhận sự sống đời đời và sự giải thoát khỏi Mamôn đều là sự hoàn thành của Đức Chúa Trời. Phierơ hỏi, “ vậy thì ai sẽ được cứu?” Chúa đã có thể trả lời ông rằng” Xachê!” Khi Đức Chúa Trời hành động trong chúng ta, ta sẽ không còn là con lạc đà nữa, ta sẽ được cứu khỏi mamôn. Sự cứu rỗi của chúng ta bao gồm sự cứu thoát khỏi mamôn. Chúng ta đừng bao giờ bỏ sót chi tiết nầy khi suy gẫm phạm vi sư cứu rỗi của chúng ta.
HỌC TẬP LÀM GIÀU TRƯỚC MẶT CHÚA
Thứ ba, ta phải học tập làm giàu trước mặt Chúa. Ngài muốn ta bán mọi sự ta có, nhưng Ngài không muốn ta sống trong sự nghèo khổ. Ngài muốn ta làm giàu trước mặt Ngài. Là cơ đốc nhân, ta là người giàu , tùy thuộc trên lập trường mà ta đứng trên đó. Vào năm 1926 hay 1927 tôi có nghe một mục sư nói, “Hôm nay là ngày đầu năm. Mọi người thích chúc mừng người khác câu nầy, “cầu chúc anh thịnh vượng”.Còn tín đồ không nên thịnh vượng, ít ra anh nên được phong lưu vừa phải”. Thực vậy, theo kinh thánh, Đức Chúa Trời muốn chúng ta đều làm giàu trước mặt Ngài và sống nghèo khổ trước mặt thế giới. Chỉ những kẻ nghèo trên trái đất mới có thể giàu có trước mặt Đức Chúa Trời. Khi ta được yêu cầu bán mọi sự ta có, ta không được yêu cầu tiêu xài tất cả tiền bạc của ta, nhưng chuyển nó từ ngân hàng thế tục lên ngân hàng thiên thượng. Ta được yêu cầu chuyển tài khoản của ta từ chỗ nầy sang chỗ kia. Bán mọi sự ta có là làm sự chuyển ngân cùng ký gởi tiền bạc chúng ta lên thiên đàng. Các cơ đốc nhân có thể thực sự ngu dại. Khi Đức Chúa Trời hỏi, “con có tin rằng giữ mamôn của con trong Ngân Hàng thượng Hải có an toàn không?”, ta sẽ trả lời, “Có”. Khi Đức Chúa Trời hỏi, “ con tin nơi ngân hàng thiên thượng chăng?”, ta sẽ trả lời” không”. Ta không ký thác tiền bạc ta trong ngân hàng thiên thượng chỉ vì cớ tiền lãi ở đó cao hơn. Đức Chúa Trời không thu hút ta bằng tiền lời. Cha chúng ta, Đấng giàu có, có thể trả cho chúng ta 100 đôla tiền lãi cho mỗi một đôla ký gởi. Ngân hàng thiên thượng của chúng ta có lãi suất mười ngàn phần trăm. Có lợi nhuận là 10.000 phần trăm. Ngày nay có thể gây náo động khi một ngân hàng nào đó đưa ra lãi suất 3 % cho tiền ký gởi. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đang hỏi ta có đức tin hay không. Ngài ban cho mức lợi nhuận 10.000 %.Tiền bạc của chúng ta ở trong ngân hàng trên đất. Ta có thể đầu tư vào một ngân hàng thế gian, nhưng ta muốn đầu tư vào ngân hàng đời đời của Đức Chúa Trời chăng? Ta có muốn ký gởi tiền bạc của mình trong trương mục đời đời chăng? Ta ở đây để hầu việc Đức Chúa Trời! Nếu ta thấy điều nầy, ta sẽ dâng mọi sự mình có cho điều nầy. Trong quá khứ ta đã dâng mọi sự mình có cho mamôn; ta hầu việc nó. Bây giờ ta phải đặt mọi sự về phía Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài. Ta phải là những người giàu có trong Đức Chúa Trời.
BÁN MỌI SỰ MÌNH CÓ ĐỂ CHO NGƯỜI NGHÈO
Thứ tư, trong các phúc âm Chúa xử lý Mamôn bằng cách truyền lịnh nó phải được ban phát cho người nghèo. Suốt giai đoạn lễ Ngũ tuần người nghèo được ám chỉ đến là những người trong hội thánh, người nhà của đức tin. Khi các tín đồ bán mọi sự của họ,họ đặt mọi tiền bạc thu được nơi chân các trưởng lão và các sứ đồ, thay vì trực tiếp ban phát cho người nghèo.Về một mặt, ta nên phân phát sự giàu có của ta cho người nghèo ở ngoài hội thánh, về mặt khác, ta nên phân phối cho người nghèo trong hội thánh. Có nhiều ích lợi trong sự việc chăm sóc người nghèo chưa tin; điều nầy có thể làm mở rộng khả năng tấm lòng của chúng ta. Ngày nay ta có hội thánh, và có hai lợi thế khác nhau để thực hành sự ban phát trong hội thánh. Thứ nhất, những người ban cho trở thành những người được giải thoát khỏi mamôn. Thứ hai, những người tiếp nhận là các anh chị em đã tin. Chúa bảo người ta bán mọi sự của mình vì cớ Ngài đã không muốn loài người sa ngã vào ách nô lệ mamôn. Ngài muốn người ta hầu việc Ngài. Chúa đã không nói cất giữ tiền thu được mà một người đã tiếp nhận được từ sự bán mọi sự của anh ta trong một chỗ an toàn trãi hai năm vì cớ sẽ không có sự gia tăng trong hai năm ấy. Chúa không thể chờ hai năm. Một cơ đốc nhân đừng bao giờ gom góp mamôn. Ta phải coi mamôn như con rắn độc; nó không đơn giản là con rệp hay con kiến.Ta phải rảy mamôn như Phaolô rảy con rắn trên đảo. Chúng ta bán mọi sự là tốt đẹp cho chúng ta.
Mười hai sứ đồ đã bám mọi sự và phân phát tất cả. Tại lễ Ngũ Tuần, Phierơ đã không giảng sứ điệp về sự dâng hiến mọi sự của một người, nhưng khi 3000 người thấy 12 sứ đồ là người bán mọi sự, họ đã làm y như vậy. Trong Sứ đồ 4: có 5000 người khác bước vào. Họ nhìn thấy ba ngàn người bán mọi sự, họ cũng làm như vậy. Những người trong thế hệ kế tiếp lấy gương mẫu thế hệ đi trước. Năm ngàn người theo gương ba ngàn người, và ba ngàn người theo gương 12 sứ đồ, còn 12 sứ đồ theo gương của Christ. Những gì ta nghe có thể không ngang bằng những gì ta thấy. Khi người ta đến hội thánh, ta muốn họ thấy tình thương yêu và sự hiệp một, nhưng họ cũng sẽ thấy rằng ta đã bám mọi sự. Nếu ta không đề ra tiêu chuẩn đúng đắn, thế hệ kế tiếp sẽ không có con đường tiến lên. Bất luận ta muốn thế hệ kế tiếp làm điều gì, ta phải làm điều đó trong thế hệ của ta. Ngày nay ta ở trong sự khôi phục, ta đang ở đây gánh trách nhiệm sự khôi phục.Ước mong chúng ta tiếp lấy con đường nghèo nàn tình nguyện. Ta hi vọng rằng khi thế hệ sau nhóm lại sẽ không cần cho họ thảo luận các sự việc như mua đất hay xây nhà. Nói cách nghiêm chỉnh, không cần rao giảng về sự bán mọi sự một người có . Ngày nay ta giảng điều nầy vì cớ sự thực hành như vậy đã mất tiếp sau Lễ Ngũ Tuần. Ta hi vọng rằng ta không cần nói quá nhiều về điều nầy trong tương lai. Dĩ nhiên, nếu các anh chị em không muốn bán mọi sự của họ có, ta sẽ phải tiếp tục giảng điều nầy nữa.
TIẾP TỤC THẬN TRỌNG KHÔNG ĐỂ “ DƯ THỪA”
Thứ năm, ta phải ủng hộ và duy trì sự thực hành”Kẻ thâu nhiều cũng chẳng dư”[2Cor. 8:15]. Sau khi ta chuyển giao mọi sự của ta, dần dần ta sẽ chiếm được các sở hữu mới. Ta không chờ đợi thâu nhiều khi ta gieo; ta chỉ gởi đi khi ta gieo. Song le, sự thực là ta thâu lại nhiều. Khi ấy ta sẽ làm gì? IICôrinhtô 8 và 9 xuấthiện sau Sứ Đồ 2 và 4, chớ không có trước.Trong II Corinhtô, ta tìm thấy các lời nói về kẻ thâu nhiều không dư thừa. Đây không phải là vấn đề hoặc một người đã bán mọi sự của mình, nhưng là vấn đề một người sẽ làm gì sau khi anh ta bán mọi sự mình có. Ta phải làm trống không chính mình về mọi sự ít ra một lần, nhưng đang khi nhận được thu nhập mới, ta phải dốc đổ lần nữa. Đang khi Đức Chúa Trời chúc phước cho ta và làm gia tăng thâu nhập của ta, chắc chắn ta phải đổ ra lần nữa. Những ai gieo dư dật sẽ không sống dư thừa. Một người càng tuyệt đối xử lý với sự việc mamôn, tiền bạc của anh sẽ trở lại cùng anh cách nhanh chóng hơn. Lần kia một anh em ghi nhận, “ Ta không bao giờ có thể đánh bại Đức Chúa Trời trong công việc của Ngài”. Đức Chúa Trời nhấn mạnh trên việc” kẻ thâu nhiều cũng chẳng dư”. Ngài không nhấn mạnh trên sự việc “ai gieo rời rộng thì gặt rời rộng”[ 2 Cor. 9:6]. Đây không phải là sự việc gặt rời rộng, nhưng là sự việc không dư thừa. Bất luận ta có thâu nhập nhiều bao nhiêu, Đức Chúa Trời muốn ta duy trì sự thực hành không được dư thừa. Ta phải xử lý với tiền bạc theo cách tuyệt đối. Trước mặt Chúa, ta phải liên tục ban phát tiền bạc mình.
Năm điểm trên liên quan thái độ của cơ đốc nhân đối với tiền bạc của mình, như được nhìn thấy trong Tân Ước. Đây là cách ta xử lý với Mamôn. Ta phải xử lý mamôn theo cách tuyệt đối. Ngày nay cơ đốc nhân nên bắt đầu lối đi phục hưng của mình từ kinh nghiệm của anh ta về sự giải thóat khỏi Mamôn. Ta phải được giải thoát khỏi mamôn.
Tóm lại, ta phải thấy rằng ham thích mamôn và sự hầu việc của ta đối với nó là gốc rễ của mọi tội lỗi. Nếu một người dung tha mamôn, sẽ dễ cho anh ta nuông chiều xác thịt. Bất luận có mamôn ở đâu, nơi đó có sự kiêu ngạo và sự tham lam. Ta phải được giải thóat cách tuyệt đối khỏi ảnh hưởng của mamôn.
Watchman Nee