(Êphêsô 1:7)
Sứ đồ Phao lô đã dùng chữ “những sự phong phú” 13 lần trong các thơ tín của ông. Mỗi một cơ hội đều có một thượng hạ văn và giá trị sâu nhiệm. Từ các câu này chúng tôi lấy ra một câu: “Những sự phong phú của ân điển Ngài”, và chúng tôi sẽ dùng Đavít và Salômôn làm gương mẫu cho chúng ta về ân điển cao cấp này. Tôi thích anh em nhìn vào một vài khúc Kinh Thánh ở I Sử ký 28:1-6, II Sử 3:1, II Sử 1:1.
Chúng tôi nói rằng chóp đỉnh đầy đủ của Cựu ước đã được đạt đến nơi Salômôn, và chúng ta nhận thấy rằng Salômôn sẽ hướng dẫn chúng ta đến Christ, và sau đó Salômôn sẽ bị che khuất, như không còn thấy nữa, khi Đấng Lớn hơn Salômôn có ở đây. Sự giàu có, khôn ngoan, vinh quang và gia tài của Salômôn có tính cách khó tin và nổi danh. Ông tượng trưng cho chóp đỉnh của vương quyền và vinh quang trong cựu ước. Anh em nhớ chính Jêsus đã nhìn nhận tính cách vĩ đại của Salômôn vào hai cơ hội. Ngài đã chỉ vào bông hoa trong đồng ruộng và phán: “hãy gẫm xem hoa huệ ngoài đồng lớn lên thể nào: chẳng lao khổ, chẳng kéo chỉ, nhưng Ta nói cùng các ngươi, dẫu Salômôn vinh quang cả thể cũng không mặc được bằng một trong những hoa ấy”. “Salômôn trong vinh quang cả thể” của ông ta trở nên như câu ngạn ngữ vào cả thời đó, chính Jêsus nhìn nhận như vậy. Vào cơ hội khác Ngài phán: “nữ hoàng Nam phương sẽ đứng lên trong cuộc xét đoán với dòng dõi này mà định tội nó, vì bà đã từ đầu cùng đất đến nghe “sự khôn ngoan của Salômôn”, nhìn nhận địa vị vĩ đại mà Salômôn đã có trong thế giới của sự khôn ngoan. Nhưng kế đó Jêsus nói thêm, tiếp sau “Salômôn trong mọi vinh quang của ông và Sa lô môn trong mọi sự khôn ngoan của ông” là câu “đây có một Đấng lớn hơn Salômôn”. Salômôn tàn úa khi Jêsus đến. Những sự phong phú vô lượng của Christ! Rồi chúng ta phải suy nghĩ Jêsus lớn hơn Sa lô môn trong các phương diện khác nhau nào?
Một điều mà chúng tôi đã từng nói, và nó cứ ở trong lòng chúng tôi, là chúng ta cần có sự hiểu biết mới mẻ về Chúa Jêsus để điều chỉnh mọi sự đối với chúng ta. Có hai sự suy nghĩ sơ bộ trước khi chúng ta đi sâu vào vấn đề. Tại sao Đức Chúa Trời đã tán mỹ Salômôn? Vì có chép rằng: “Chúa đã tán mỹ Salômôn trổi hơn mọi kẻ trước ông”. Chúa đã phú cho Salômôn tính cách vĩ đại như câu ngạn ngữ, khó tin, về sự giàu có, quyền quản trị và sự khôn ngoan. Tại sao Ngài đã làm như vậy? Từ cõi vĩnh cửu Đức Chúa Trời chỉ có một nhân vật trước mắt Ngài, và nhân vật đó không phải là Salômôn, cũng không phải ai khác trừ ra Con Ngài, và nếu Chúa đã rất tán mỹ Salômôn, ấy là để đưa Con Ngài, Đấng lớn hơn nữa đến trước mắt. Xuyên qua điều lớn hơn hết mà Ngài đã có thể làm tại đây trên trái đất này, ấy là để dẫn đến điều thiên thượng lớn hơn nhiều. Đức Chúa Trời đã có Con Ngài trước mắt, Đấng khác, lớn hơn Salômôn, và đó là tại sao Ngài đã làm như vậy cho Salômôn. Tôi mong mỏi Salômôn đã biết như vậy. Điều đó chắc đã cứu ông ra khỏi một bi kịch lịch sử cách lớn lao. Nếu chúng ta đã thực sự thấy được như vậy, và Đấng này, Đấng duy nhất này bao trùm tầm nhãn quan chúng ta thì mọi bi kịch, lỗi lầm, lộn xộn này mà chúng ta tạo ra - hay những gì Salômôn đã làm về sau - sẽ được ngăn ngừa, những điều diệu kỳ mà Đức Chúa Trời hầu như phán về Salômôn đã không bao giờ có thể được ứng nghiệm nơi chính Salômôn. Chúng vượt quá ông! Đức Chúa Trời đã đi vượt quá người này trong những gì mà hầu như Ngài đã phán về ông ta, và cho ông, nên anh em phải giở Tân ước để khám phá rằng chúng đã thực sự áp dụng cho ai. Vâng, chúng ta sẽ đến điểm đó khi chúng ta tiến lên, nhưng điểm chính là chúng ta đừng xem Salômôn như là kết cuộc trong chính ông ta. Chúng ta phải nhìn xuyên qua ông đến Đấng khác và thấy rằng trong tối thượng quyền của Ngài, Đức Chúa Trời đã tán mỹ và vinh hóa Salômôn này chỉ vì có Đấng khác trước mắt, và trong diễn trình lâu dài chúng ta sẽ thấy Đấng Lớn Hơn Salômôn, tức Đấng Lớn Hơn người lớn hơn hết mà Đức Chúa Trời đã từng làm ra trên trái đất này.
Điều khác chúng ta phải nhớ trong sự suy nghĩ sơ khởi là Salômôn không thực sự là chính ông. Tôi có ngụ ý này: Salômôn vốn là cha ông, Đavít và anh em không bao giờ có thể thấy Salômôn mà không thấy Đavít. Khi anh em đọc Tân ước, Salômôn chỉ được ám chỉ đến không quá 6 lần, hầu hết đều theo đường lối tình cờ, nhưng Đavít được ám chỉ đến theo một đường lối rất tích cực trên 13 lần. Dĩ nhiên đó là một lời tuyên bố anh em phải nắm lấy để minh xác. Khi anh em mở Tân ước, đọc sách Mathiơ, chương 1, anh em liền bắt gặp Đavít. Ông có ở đó, trong chỗ ưu việt đó, ngay đầu của Tân ước. Anh em đọc suốt qua Tân ước, như tôi nói, anh em gặp Đavít nhiều hơn 13 lần. Ngay trang cuối cùng, trong chương 22 của sách Khải thị, Đavít lại len lõi vào lần nữa. Người này rất diệu kỳ rất đầy đủ, và ông ta có một chỗ rất rộng rãi. Có một câu trong Êsai 55 và được lặp lại trong Tân ước, minh định điều này như là “những sự thương xót kiên cố của Đavít” (câu 3b theo nguyên văn Hê bơ rơ). Ô làm sao có thể dò thấu chiều sâu của điều đó! Bây giờ chúng ta xem một ít về điều này – “những sự thương xót kiên cố của Đavít”. (Sứ 13:3-4).
Tất cả những gì có liên quan đến Salômôn đều là “những sự thương xót kiên cố của Đavít”, và điều đó đưa chúng ta đến điều đầu tiên của các tính cách vĩ đại, điều đầu tiên của “các sự phong phú vô hiệu của Christ”, điều đầu tiên trong thơ Êphisô, mọi nơi và luôn luôn là: “những sự phong phú của ân điển Ngài”. Anh em đã thấy những sự phong phú của ân điển Ngài đang khi chuyển đạt cho chúng ta bởi Salômôn chăng? Vì đã từng thấy sự siêu việt vĩ đại của vinh quang, giàu có, khôn ngoan mà Đức Chúa Trời đã đem người này, Salômôn đạt đến, chúng ta phải tìm xem chúng bắt đầu từ đâu. Mọi sự đó đã bắt đầu từ đâu?
Có một bối cảnh rất đen tối đối với sự sinh ra và đời sống của Salômôn. Chúng tôi đã nói rằng ông vốn là sự đầy đủ của cha ông, Đavít. Salômôn vốn là con trai trong tuổi già của Đavít. Ông không phải là con độc nhất. Chúng ta đọc “Đức Chúa Trời đã ban cho ta nhiều con trai”. Chúng ta biết một số con ấy, và một người đặc biệt là Ápsalôm. Nhưng Salômôn vốn là con trai của tuổi già Đavít, và đó là một tuổi già đầy các bóng tối: các bóng tối của các bi kịch, các nỗi buồn rầu và các lỗi lầm lớn lao. Salômôn có liên hệ đến các áng mây tối tăm hơn hết trong đời sống Đavít. Chúng ta biết câu chuyện về đại tội của Đavít với Bát sê ba và chồng nàng, Uri. Đavít vì giải trí cách sai lầm vào lúc mà các vua đều ra trận, đã leo lên nóc nhà (có các sự giải trí rất nguy hiểm!). Từ nóc nhà ông đã thấy người phụ nữ kiều diễm đó, Bát sê ba và thèm muốn nàng. Các dục vọng ông đã nổi lên và ông nói: “Ta phải lấy nàng”. Dục vọng rất dễ phát sinh điều ác, nên Đavít đã mưu đồ cướp lấy nàng. Anh em biết phần còn lại của câu chuyện rồi - thế nào ông đã qui hoạch, âm mưu, đặt chồng nàng, Uri ở tuyến đầu trong trận đánh, rồi bảo các chiến sĩ khác rút lui, bỏ Uri một mình trước kẻ thù. Uri đã bị giết theo kế hoạch tính trước của Đavít, và họ trở về báo cáo cùng Đavít: “kế hoạch đã hoàn thành, Uri chết rồi”. Rồi Đavít sai tìm Bát sê ba, và ông đã lấy nàng. Đứa trẻ được sinh ra từ cuộc kết hiệp bất công đó đã bị Đức Chúa Trời đánh chết. Nó yếu đau trải nhiều ngày và rồi nó chết. Tiên tri Nathan đã đến cùng Đavít với một sứ điệp từ Đức Chúa Trời và được bao bọc trong một ẩn dụ về vài sự việc xảy ra trong thành phố, và ông đã phác họa câu chuyện bằng các bức tranh rùng rợn, đến nỗi Đavít đã phải nhỏm dậy trong cơn giận dữ và thịnh nộ rằng: “người mà đã làm một điều như vậy sẽ chết”. Nathan chỉ ngay vào ông và nói: “Vua là người đó!” Nathan đã cáo tội Đavít bằng một cú đấm nghiền nát và đè bẹp, và sau đó nói thêm: “Vua sẽ không chết đâu”. Chúng ta sẽ thấy điểm chính sau đây:
Chiều sâu và tính cách vĩ đại của tội Đavít được nhìn thấy trong các lời thú tội, tình trạng tan vỡ cõi lòng và các nỗi buồn rầu đó. Chúng ta phải nhìn vào các thi thiên, vì chúng được đụng chạm đến ở đây và đó về điều này. Thi 32:5 “Tôi đã thú tội tôi cùng Chúa, không giấu gian ác tôi”. Thi 38: “vì tôi sẽ tuyên cáo gian ác tôi, tôi buồn rầu vì tội lỗi tôi”. Rồi trọn cả thi thiên 51, một áng văn chương rất kinh khủng. Hãy nhìn vào đầu đề của thi thiên này: “Thơ Đavít làm, lúc đấng tiên tri Nathan đến cùng người sau khi Đavít đã vào cùng Bát sê ba”. Đức Chúa Trời ôi, xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhơn từ của Chúa, xin hãy xóa bỏ các sự vi phạm tôi theo các sự thương xót êm dịu của Chúa... và làm điều ác trước mặt Chúa” (Thi 51:1-4a). Chúng ta đọc thêm câu này: “Hỡi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi tôi, xin giải cứu tôi khỏi tội làm đổ huyết” (câu 13). Chúng ta thấy Đavít có lòng tan vỡ, ăn năn, đang đứng trước tòa án Đức Chúa Trời, van xin sự thương xót, lòng đầy sự tự kết án, có một lương tâm vấy bẩn vì gian ác, và Đức Chúa Trời đã ngoảnh mặt đi rồi. Ông kêu gào: “xin hãy phục hồi cho tôi sự vui vẻ về sự cứu rỗi của Chúa, xin thương xót tôi” (câu 12).
Đavít đã phạm tội lỗi mà làm cho ông vượt quá quyền hạn trong mỹ đức của mọi tế lễ Lêvi. Nếu anh em đọc các sinh tế, và các điều kiện, anh em sẽ thấy chúng không bao phủ tội lỗi này được, chúng không có dự phòng cho tội lỗi này. Thậm chí các thành ẩn náu mà đã dự bị cho các kẻ sát nhân cũng không thể tiếp nhận Đavít. Vì kẻ sát nhân kia vốn đã sơ ý, không định ý trước và ngộ sát nạn nhân vì tai nạn nên được trú ẩn. Vậy không có chỗ cho Đavít, con người đã suy nghĩ trước, qui hoạch, mưu đồ, gây ra sự chết, thành ẩn náu không có chỗ cho ông ta. Không có sinh tế nào được dự trù cho ông ta. Nên Đavít nói trong thi thiên 51:16 “vì Chúa không ưa thích của lễ, bằng vậy chắc tôi đã dàng, của lễ thiên cũng không đẹp lòng Chúa”. Ông ta ở ngoài quyền hạn của mọi sinh tế và mỹ đức của các của lễ, vì ông ta suy nghĩ trước để cố sát. Con người này đã đi quá xa biết bao! Nên đừng ngạc nhiên khi lương tâm ông thúc đẩy ông kêu la như vậy. Cái chết của Uri - một vụ mưu sát - nằm tại cửa Đavít, cái chết của đứa trẻ ngây thơ nằm ở cửa ông. Anh em sắp làm gì với con người như vậy? ông ta vượt quá mọi lệnh truyền của Đức Chúa Trời cho Môise. Chúng ta phải tìm lời giải đáp nào cho người này? Làm sao người này có thể thoát khỏi? Làm sao vinh quang có được vào cuối cuộc đời người đó? Chỉ có một câu trả lời: ân điển! Ân điển vượt quá mọi giới hạn của Cựu ước.
Đavít là một gương mẫu lớn nhất trong Cựu ước về sự tha thứ xuyên qua ân điển. Hãy nhớ điều đó. Đó là tại sao ông đã được đưa ra trước mắt chúng ta quá nhiều. Đó là ý nghĩa của câu “những sự thương xót kiên cố của Đavít” ở Êsai 55:3. Tại sao của Đavít? Các sự phong phú vô lượng của ân điển Ngài chớ! Một đứa con gom góp vào chính mình mọi ý nghĩa của ân điển thần thượng, ân điển có thể thực hiện đối với tình thế như vậy, lạ lùng là dường nào. Vinh diệu biết bao! Vinh quang có thể theo sau ân điển (Thi 84:11). “Vinh quang của ân điển Ngài” là một câu khác trong Êphêsô (Êph 1:6). Sâu nhiệm biết bao!
Anh em hỏi: há không thể có điều nào, một minh chứng lớn hơn về ân điển cho Đavít như đã tượng trưng trong đường lối tạm thời nơi Salômôn sao? (gạch dưới chữ “tạm thời” đó). Há không thể có điều gì lớn hơn điều đó sao? Há không có ân điển lớn hơn như ân điển do Salômôn tượng trưng sao? Vâng: “đây có một Đấng Lớn Hơn Salômôn”. Là con người, con Đức Chúa Trời đã bước vào tình trạng đen tối và tối tăm như mực của tội lỗi của cả nhân loại, chớ không chỉ của một người. Ngài đã mang sự thẩm phán đáng lẽ phải giáng trên nhân loại về tội lỗi đó và đã đưa ân điển vô hạn của Đức Chúa Trời đến thế giới.
Hãy nhìn lại thập tự giá đó trên đồi Gôgôtha. Hãy nhìn lần nữa và lắng nghe. Hãy lắng nghe tiếng kêu gào cay đắng, xé lòng: “Êli, Êli, lama, sabach, tha nị?... “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, tại sao Ngài đã lía bỏ tôi?” Lời này bao gồm cả thời gian và cõi đời đời. “Đã lìa bỏ... đã lìa bỏ”. Có thể Đavít đã nếm được vài phần rồi. Khi anh em nhìn vào thập tự giá đó, nghe tiếng kêu đó anh em đụng chạm chiều sâu hơn hết của bi kịch loài người, nhờ ân điển, nếu không Đức Chúa Trời đã từ bỏ nhân loại đời đời. Nếu bao giờ anh em nếm được cơn đau buồn sâu xa đó, theo tầm mức khả năng của con người, anh em sẽ biết giờ tối tăm đó như một cõi đời đời. Hầu như sự cuối cùng của mọi vật đã được đụng đến. Vào lúc đó khi Jêsus kêu “đã từ bỏ... đã từ bỏ”, Ngài đã đụng được cõi đời đời của định mệnh con người ở ngoài Đức Chúa Trời. Tiếng kêu đó chung với lời: “từ bỏ rồi” là mức lượng hư đốn của con người. Chúng ta chưa cảm xúc được sự đụng chạm kinh khủng của thập tự giá trong ý nghĩa này – rằng nếu Jêsus đã không đi đến đó vì chúng ta, chúng ta sẽ bị Đức Chúa Trời từ bỏ đời đời. Mặt Đức Chúa Trời quay đi. Tình trạng đen tối của cơn diệt vong ở trên nhân loại – nhưng vì thập tự giá của Jêsus Christ và những gì Ngài đã thực hiện ở đó – bị từ bỏ. Anh em có nếm phần nhỏ nào của sự chết chăng? Ô, điều đó có thể, thậm chí trong sinh hoạt cơ đốc nhân thuộc linh của chúng ta. Tôi thú nhận rằng lắm lúc Chúa như đã ra đi khỏi vũ trụ của tôi. Tôi đã không thể tìm thấy Ngài. Tôi cầu nguyện nhưng tôi đã không thể đụng chạm Ngài. Một ít kinh nghiệm như vậy không phải là Đức Chúa Trời lìa bỏ chúng ta. Không bao giờ có như vậy vì Ngài phán: “Ta sẽ không bao giờ lìa bỏ ngươi”, nhưng một ít kinh nghiệm như vậy về sự xa cách Chúa là kinh nghiệm tệ hại nhất của bi kịch trong đời sống, ô thật là một điều rất ghê rợn khi bước đi mà không nhận thấy Chúa trong ít lâu, quờ quạng mà không tìm được Ngài, như Gióp, một người công nghĩa đã từng nói: “tôi qua phía hữu, Ngài không có ở đó, ở phía tả, Ngài không có ở đó. Tôi tiến tới, Ngài không có ở đó. Ông ước gì tôi biết nơi tôi có thể tìm được Ngài!” Anh em có kinh nghiệm như vậy chăng? Tôi không muốn anh em có kinh nghiệm đó nếu anh em không có. Đừng ao ước điều đó, nhưng một vài anh em có thể đủ biết một ngày, hay một ít ngày như vậy – “ô, Chúa ở đâu? Chúa ở đâu?!! Có thể Chúa để cho chúng ta biết đôi điều như vậy để đưa chúng ta vào sự tương giao trong sự đau khổ của Ngài và khiến cho chúng ta hiểu một điều lớn lao dường nào mà Chúa đã làm cho chúng ta. Chúa rất thực tiễn. Kinh nghiệm là trường học của Ngài, Ngài sẽ dạy chúng ta trong trường học nặng nề đó của kinh nghiệm. Ngài không tin nơi các lý thuyết và giáo lý.
Vâng ở đây có Đấng lớn hơn Salômôn hay Đavít. Ngài đã đến và Ngài đã đụng đến chiều sâu hơn hết trong tình trạng hư đốn của con người mà được tìm thấy trong chữ “từ bỏ” đó. Bất cứ ai không tin nơi sự hư đốn trong bản chất con người, một sự hư đốn hoàn toàn, thì chưa thấy thập tự giá của Chúa Jêsus, cũng như đã thấy chúng ta ở đó, đều đã bị Đức Chúa Trời từ bỏ về một phương diện. Ân điển đụng đến điểm sâu hơn hết của bi kịch con người, và đó là tình trạng từ bỏ của con người, nhưng vì Christ. Ân điển ! một lời diệu kỳ biết bao! Nếu Salômôn, trong vinh quang cả thể của ông ta, đã phát sinh từ tội ác kinh khủng, sự thẩm phán đó, ở ngoài quyền hạn dự phòng của Lêvi, nếu mọi vinh quang của ông xuất phát từ đó, anh em có thể nói gì đây? Cần có lời nào để giải thích điều đó? Chỉ một lời này: “ân điển”! chúng ta sẽ bước đi xung quanh lời đó cả cõi đời đời.
Ông J.H. Jowett, một trong các giảng sư lớn hơn hết của thế kỷ trước đã nói rằng: “có một lời mà tôi đã vật lộn rất nhiều. Không có lời nào mà tôi tranh đấu nhiều hơn lời này: ân điển ! Điều này giống như diễn tả về một đám rừng bằng chỉ một lời. Không có câu nào có thể diễn tả ý nghĩa của ân điển. Ân điển nhiều hơn sự thương xót, nhiều hơn các sự thương xót êm dịu. Ân điển nhiều hơn tình yêu, nhiều hơn tình yêu ngây thơ. Ân điển nhiều hơn tình yêu thánh khiết... Đó là chức vụ của một sinh tế lớn để cứu chuộc người bất khiết, người không đáng yêu cho vẻ đẹp của Đức Chúa Trời. Ân điển của Đức Chúa Trời là tình yêu thánh khiết đang chuyển động đến cùng anh em và tôi. Đó là bước đi ra không đáng hưởng hướng về các con loài người hầu Ngài có thể đem họ vào vinh quang và sự sáng chói của chính biểu hiện Ngài”. Đó là một nỗ lực định nghĩa chữ “ân điển” này.
Há Phao lô không đúng khi nói về các sự phong phú vô lượng của ân điển Ngài sao? Phao lô đã biết điều ông đang thảo luận. Có một hậu cảnh đối với đời sống con người này. Ông nói: “tôi không xứng đáng được gọi làm sứ đồ. Tôi đã bắt bớ hội chúng”. Ông đã quì gối trước mặt Chúa, và Chúa đã bày tỏ ân điển và sự thương xót của Ngài cho ông. Ông thưa: nhưng, Chúa ôi, khi Êtiên tôi tớ Ngài tuẫn đạo, tôi có ở đó và bày tỏ sự ưng thuận. Tôi có lập trường nào cho chức nhiệm sứ đồ chớ? Tay tôi vấy bẩn huyết vô tội, tất cả đều đã được suy tính trước, qui hoạch và ban hành bằng sức mạnh kinh khiếp. Làm sao tôi còn dám nhìn vào mặt Ngài và làm một môn đệ, một con cái của Đức Chúa Trời, chớ đừng nói là làm sứ đổ chớ?”. “Tôi vốn nhỏ hơn kẻ nhỏ hơn hết trong cả các thánh đồ, dầu vậy Ngài đã ban cho tôi ân điển ấy, để tôi giảng cho các dân ngoại bang những sự phong phú vô lượng của Christ”.
Nếu anh em không thể hiểu tôi, nguyện Chúa ghi nhận ấn tượng trên chúng ta!
Lời cầu nguyện:
“Chúa ôi, chúng con rất dễ dùng các lời lặp nhạt nhẻo: “ân điển của Chúa J.C chúng ta”. Ô, Chúa ôi, xin thách thức chúng con bằng lời đó, cất nhắc chúng con bằng lời đó và cứu chúng con bằng lời đó. Há chúng con không dám thưa, xin vinh hóa chúng con bằng lời đó sao? Ô, nếu mọi lời đều bị quên lãng, và mọi nỗ lực của con người để chuyển đạt nó đều thất bại hoàn toàn, xin để lại ấn tượng cho con! Ân điển của Đức Chúa Trời thực là điều lớn nhất trong vũ trụ này cho loài người như chúng con. Chúng con giao thức điều đó cho Ngài, ô, xin ban vinh quang trong ân điển Ngài cho chúng con – vì cớ Danh Ngài, Amen!”.
T.Austin-Sparks