"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6895415
Đang truy cập:136

NHÃ CA

tamoxifen moa

buy tamoxifen read here tamoxifen uk

accutane without side effects

buy accutane pills

buy amoxicillin without insurance

amoxil without insurance online amoxil without insurance

buy naltrexone online canada

buy naltrexone

valproate

valproate cerrosvilla.co.uk

pregabaline sandoz

pregabaline

mixing xanax and weed

mixing adderall and weed damske.com

 

 

                                                      GIỚI THIỆU

                                                             (I)

Chương 1, câu 1 viết: ”Nhã Ca trong các bài ca mà Salomôn đã làm”. Bài ca này là của Salomôn. Vì vậy, Chúa lấy địa vị của một vị vua trong sách này. Ngày đứng trên vị thế phục sinh và thăng thiên. Đavít đã giết chết Gôliát và chiến thắng kẻ thù, ông tương trưng cho Đấng Chirst trị vì qua thập tự giá. Còn Salomôn nhận được thành quả từ chiến thắng này và trở thành vị vua của sự hoà bình. Salômôn tượng trưng cho Đấng Christ cai trị trong sự phục sinh.


Trong sách này Chúa đứng ở vị trí của Salômôn. Chúng ta đang tiếp xúc với vua Salomôn. Chiến trận đã kết thúc và Ngài là Đấng được ban cho mão miện vinh hiện và uy quyền. Đây là điều chúng ta nhìn thấy trong phần mở đầu của sách Nhã Ca. Ở đây, mối quan hệ của chúng ta đối với Chúa không giống như mối quan hệ giữa Giônathan và Đavít mà là mối quan hệ giữa Shulamít và Salômôn. Giônathan thương yêu Đavít vì Đavít đã chiến thắng kẻ thù còn Shulamít yêu Salômôn vì chính con người của Salômôn. Một vài người yêu Chúa vì thập tự giá của Ngài. Những người khac yêu Chúa không chỉ vì thập tự giá mà còn vì sự phục sinh của Ngài. Thập tự giá nói lên sự cai trị của Chúa qua sự đắc thắng của Ngài trong khi đó sự phục sinh nói về chính thân vị của Ngài.
Nữ vương Sêba ban đầu được nghe về các việc làm của Salômôn nhưng sau đó bà nhận biết Salômôn bởi chính con người Salômôn. Bà đã bị thu hút bởi thân vị của Salômôn. Cho nên, chúng ta không chỉ nên có tình yêu đối với Chúa như Giônathan dành cho Đavít mà còn cũng nên có loại tình yêu đối với Chúa như Shulamít dành cho Salômôn. Sách này dẫn chúng ta đến với sự hiểu biết về Chúa như là vị Vua.
 
(II)

Kinh nghiệm của Shulamít thì mang tính cá nhân không mang tính tập thể. Người nữ trong Kinh Thánh đại diện cho kinh nghiệm chủ quan của chúng ta. Vì thế, sự theo đuôi của người nữ trong sách này nói lên sự theo đuổi Chúa cách cá nhân của tín đồ. Nó được bắt đầu bởi việc một người khao khát Chúa và kết thúc với việc người ấy được thỏa mãn trong mối tương giao với Ngài.
(III)

Chủ đề trung tâm của Nhã Ca là sự tương giao thuộc linh. Mặc dù sách được chia thành nhiều phân đoạn khác nhau nhưng mạch văn thì nối tiếp nhau và đó là một cấu trúc hoàn chỉnh. Trọng tâm là toàn bộ kinh nghiệm thuộc linh của những người tiến lên theo đuổi Chúa. Sách mô tả các giai đoạn mà họ phải trãi qua trong đời sống mình và kết cuộc mà họ sẽ đạt đến. Về bản chất nó cũng giống như tác phẩm “Các Dòng Chảy Thuộc Linh” của Madame Guyon và “Bốn Giai Đoạn Của Đời Sống Thuộc Linh” của Penn Lewis.
 
(IV)

Nhã Ca mô tả một người theo đuổi Chúa sau khi người ấy được cứu. Vì thế, sách không đề cập đến sự cứu rỗi. Điểm nhấn mạnh của sách không nói về các tội nhân mà là các tín đồ. Nó không dành cho những người không thuộc về Chúa mà là dành cho các cơ đốc nhân. Nó cũng không nói với chúng ta làm thế nào một người tìm kiếm sự cứu rỗi nhưng nói đến một người ước ao tìm kiếm để đạt được Chúa. Sách không nhấn mạnh đến đức tin mà là tình yêu. Biểu ngữ của Nhã Ca là tình yêu, “Ngọn cờ Ngài phất trên tôi ấy là ái tình”. Đó là khẩu hiệu của chúng ta.
(V)

Sách này là một bài thơ. Nó mô tả lịch sử thuộc linh của chúng ta theo lối văn thơ trong từng sự diễn đạt, từng câu chữ và trong từng cụm từ. Nhiều trường hợp chúng ta chỉ có thể hiểu bằng cảm nhận, chỉ hiểu từ ngữ không thì không thể diễn tả hết ý nghĩa của nó.
(VI)

Nhã Ca và Mathiơ mô tả hai phương diện của mối quan hệ giữa tín đồ và Chúa. Hễ khi nào vấn đề trách nhiệm của chúng ta được đề cập đến thì sách Mathio chỉ ra rằng chúng ta là người phục vụ Chúa là Vua của chúng ta. Còn hễ khi nào sự tương giao được đề cập thì Nhã Ca cho thấy chúng ta là vợ của Chúa, chồng của chúng ta.
 
(VII)

Từ được dùng thường xuyên nhất trong sách này là tình yêu (ái tình). Có nhiều cách để sử dụng từ liệu này. Nó có thể dùng ở số ít, số nhiều, giống đực hoặc giống cái hay dùng cách tổng quát. Ví dụ như: từ lương nhân tôi (my beloved) trong nguyên ngữ Hebrew là từ nói đến tình yêu cho người nam trong khi đó từ “bạn tình ta” (my love) thì nói đến tình yêu cho người nữ.

Từ “ái tình” (love) trong 1:2, 4, 4:10 và 7:12 thì ở thể số nhiều. Thể số ít của từ “ái tình” trong sách này được dịch là “người yêu” chỉ về một người. Nó cũng giống như từ Đavít có nghĩa là “ái tình” (tình yêu).

“Ái tình” trong 2:4 thì tổng quát. “Ái tình” trong 2:7, 3:5 và 8:4 chỉ về tình yêu trong cách dùng cho người nữ. “Các bạn” trong 5:1 và 16 nên được dịch là “người yêu dấu” (the beloved), nó chỉ về tình yêu trong cách dùng cho người nam, đối lập với từ “ái tình” dành cho người nữ.
 
(VIII)

Sau đây là một vài nguyên tắc để giải nghĩa Nhã Ca:

(1) Sự giải thích cho mỗi phân đoạn phải phù hợp với chủ đề trung tâm của toàn bộ sách, là nói về kinh nghiệm thuộc linh.
(2) Sự giải thích cho mỗi câu thì phải tương ứng hay đồng điệu với ngữ cảnh của phân đoạn đó và tất nhiên là hòa hợp với chủ đề trung tâm của sách.
(3) Trong việc giải nghĩa các ẩn dụ trong Mathio 13, Chúa đã đưa ra diễn giải chi tiết ở một số phần nhưng không giải thích các phần khác. Chúng ta cũng làm tương tự đối với việc giải thích sách này.
(4) Chúng ta phải tìm ra ý nghĩa của từng thuật ngữ (term) riêng biệt từ chính ý nghĩa của thuật ngữ đó và ý nghĩa của nó đã được sử dụng trong Kinh Thánh.
(5) Trong sự mô tả về cô dâu và chàng rể sách Nhã Ca sử dụng nhiều sự minh họa. Trong khi các đặc tính được mô tả bằng hình thức tu từ thì các sự minh họa lại dùng cả hình thức tu từ và các biểu tượng để mô tả. Hình thức tu từ thì dễ hiểu nhưng để hiểu được các biểu tượng đòi hỏi phải có sự xem xét chín chắn. Các biểu tượng chỉ có thể hiểu được theo cách của Kinh Thánh và sự dạy dỗ thần thượng. Trong nhiều trường hợp, hình thức tu từ và biểu tượng thì giống nhau về bản chất ý nghĩa của nó. Các trường hợp khác, chúng khác nhau, có khi khác biệt rất lớn. Nhưng chúng ta không cần lo lắng liệu nó có khác nhau hay không mà chỉ cần xem xét nó đang chỉ về điều gì. Một biểu tượng có thể chứa đựng ý nghĩa mà hình thức tu từ không thể diễn đạt được. Ví dụ: Khải thị 1:15 nói: “và chân Người như đồng sáng, đã được luyện trong lò lửa”. Chân ở đây là hình thức tu từ chỉ về sự chuyển động trong khi “đồng sáng đã được luyện trong lò lửa” là một biểu tượng và khó có thể hiểu được cách dễ dàng. (Còn tiếp...)

 
Watchman Nee 
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2