"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7543903
Đang truy cập:23

ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA SỰ PHỤC SINH--1

 “Chúng tôi đã bị đè nén quá chừng, quá sức, đến nỗi cũng hết mong sống được. Thật chúng tôi đã tự đoán định rằng chắc phải chết, hầu cho chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy Đức Chúa Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại” (II Cô 1: 8 – 9).
“Dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ càng ngày càng đổi mới. Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên” (II Cô 4: 16 – 17).
“Họ… theo ý mình mà sửa trị chúng ta ít lâu, nhưng Ngài vì ích lợi chúng ta mà sửa trị, để chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết của Ngài” (Hê 12: 10).
“Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những kẻ thương yêu Đức Chúa Trời, tức là những kẻ được gọi theo mục đích của Ngài. Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã dự định để trở nên giống như hình ảnh của Con Ngài, hầu cho Con ấy làm Con sanh đầu nhất giữa nhiều anh em” (La-mã 8: 28 -29).
“Đức Chúa Trời là Đấng làm cho kẻ chết được sống động...” (La mã 4: 17b).
“Ta... là Đấng sống, Ta đã chết, nầy ta sống cho đến đời đời vô cùng...” (Khải 1: 17, 18).
-
Đau khổ là số phận của tất cả dân cư trên mặt đất, không một ai tránh khỏi nó. Một vài người tưởng rằng nếu anh em tin cậy nơi Chúa, và sống trong sự kính sợ Ngài, anh em sẽ được miễn dịch khỏi mọi đau yếu. Tuy nhiên, nhiều Cơ đốc nhân bị đau đớn quá mức, còn nhiều anh em sống khắng khít với Chúa cách thiết thực mà lại bị đau khổ tiếp diễn.
Kẻ chưa tin cứ hỏi luôn: “Nếu Đức Chúa Trời yêu thế gian, tại sao Ngài để cho muôn loài bị đau buồn?” Còn người tín đồ thì hỏi: “Nếu Đức Chúa Trời thương yêu con cái Ngài, tại sao Ngài để cho rất nhiều rối loạn giáng trên họ?” Một ít kẻ khác thắc mắc nhiều hơn: Điều này nghĩa làm sao, anh em càng thuộc linh anh em càng gặp gay go chừng nấy? Đây là các vấn đề thực tế, chứ không phải các sự lý có tính cách lý thuyết suông và chúng ta phải đối mặt với chúng.
-
Tại sao con người vốn được Đức Chúa Trời sáng tạo, lại bị chế phục bởi sự đau khổ cả cuộc đời? Tại sao con người vẫn tiếp tục chịu đau khổ sau khi đã trở nên con cái Đức Chúa Trời? Tại sao các nỗi đau khổ của người càng gia tăng khi họ càng thêm lòng tận tâm sốt sắng với Chúa?
Lúc tôi còn trẻ tuổi, tôi đã dành một thời giờ đáng kể để nghiệm xét về vấn đề đau khổ này. Nhưng vì cớ tri thức của tôi về Chúa còn sơ thiển nên chỉ có thể rút ra các kết luận sau đây từ sự nghiên cứu của tôi: 1/. Con người có xu hướng về điều sai lầm, vậy sự đau khổ là điều cần yếu để sửa sai họ. 2/. Đau khổ là cần yếu cho chúng ta nếu chúng ta phải yên ủi kẻ khác, vì chỉ những kẻ từng trải sự đau khổ mới có thể giúp kẻ khác cách hữu hiệu. 3/. Sự sửa phạt của sự đau khổ là thiết yếu để chúng ta được nhẫn nại, vì như La-mã 5: nói: “Sự hoạn nạn sanh sự nhẫn nại.” 4/. Sự đau khổ là không thể tránh khỏi để bởi đó chúng ta được nhào nặn nên các bình hữu dụng cho Chúa.
-
Tôi thừa nhận rằng bốn kết luận trên mà tôi đã đạt được lúc còn trẻ tuổi là đúng toàn vẹn, nhưng chúng còn thiếu hụt tiêu điểm. Cứu cánh tối hậu của tất cả đau khổ là hoàn thành mục đích trường cửu của Đức Chúa Trời. Mục đích này đã khải thị cho chúng ta trong cả Kinh thánh, nhưng nó chỉ có thể thực hiện trong chúng ta qua sự đau khổ. Và sự nhận thức này bao gồm một kiến thức thực nghiệm về Đức Chúa Trời, không chỉ như là Đức Chúa Trời hằng sống, nhưng cũng là Đức Chúa Trời của sự phục sinh. Kinh nghiệm của mọi người được cứu ít ra cũng đều cung cấp một vài dấu hiệu hiển nhiên rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời hằng sống, nhưng rất ít người được cứu lại nhận thức rằng Đức Chúa Trời tức Đấng cư trú trong họ là Đức Chúa Trời của sự phục sinh. Nếu chúng ta chưa phân biệt cách minh bạch giữa Đức Chúa Trời hằng sống và Đức Chúa Trời của sự phục sinh, thì nhiều nan đề vẫn cứ sẽ nổi lên trong kinh nghiệm của chúng ta đang khi tiến tới trên đường theo Chúa. Bây giờ, tôi sẽ giải thích sự khác biệt này một cách đơn giản như sau:
-
Sự nhục hóa đánh dấu một biến động phi thường trong vũ trụ. Trước sự nhục hóa Đức Chúa Trời vốn là Đức Chúa Trời và người là người. Không có một yếu tố nhân tính nào trong Đức Chúa Trời, cũng không có một yếu tố thần thượng nào trong người. Hai hữu thể phân rẽ nhau hoàn toàn. Nhưng một ngày kia “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt” và ngày đó đánh dấu một chỗ rẽ xoay chiều trong lịch sử của vũ trụ. Nó kết thúc một thời kỳ phân phát và dẫn đến thời kỳ khác (dĩ nhiên chúng ta nói theo quan điểm của loài người như là các thọ tạo của thời gian, chớ không theo quan điểm của Đức Chúa Trời trong cõi hằng hữu vô thời gian).
-
Với sự nhục hóa, một giai đoạn phân phát được bắt đầu, trong đó Đức Chúa Trời và con người, con người và Đức Chúa Trời đã hỗn hợp thành một. Kinh thánh tuyên bố rằng Ngôi Lời đã trở nên xác thịt và được gọi là “Em-ma-nu-ên,” có nghĩa Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Danh hiệu này không chỉ có nghĩa suông là hiện diện Đức Chúa Trời ở giữa dòng dõi loài người, nó có nghĩa một sự nhập thể của Ngài vào nhân loại. Sự việc đã xảy ra ở Bết-lê-hem là sự giáng sinh của Đấng sở hữu hai bản chất. Đức Chúa Trời và con người đã hiệp nhất trong một thân vị. Mãi đến thời kỳ đó tất cả hậu tự của A-đam đều chỉ có một bản chất; sau thời kỳ đó trở đi có một Đấng sỡ hữu hai bản chất, loài người và thần thượng. Ngài là một người thực và là Đức Chúa Trời thực. Đấng ấy, Jesus Na-xa-rét vừa là con người vừa là thần thượng, đã trở nên đầu mối của các sự bối rối của nhiều người. Họ hỏi Ngài: “Người này là người gì?” Họ biết rõ rằng Ngài là người, tuy nhiên vì cớ có nhiều điều của Ngài là thần thượng, nên Ngài là nan đề cho những kẻ đồng thời Ngài. “Em-ma-nu-ên,” “Đức Chúa Trời bày tỏ trong xác thịt.” ­Đó là ý nghĩa của sự nhục hóa!
Nhưng sự nhục hóa chỉ là phân nửa của sự huyền nhiệm. Phần nửa kia là sự phục sinh. Nhục hóa là Đức Chúa Trời bước vào con người, sự phục sinh là con người bước vào Đức Chúa Trời. Sự nhục hóa đưa dung lượng thần thượng vào sự sống con người, sự phục sinh đem nội dung con người vào sự sống thần thượng. Sau sự nhục hóa có thể nói rằng: Trên đất có một người mà trong sự sống của người ấy có yếu tố thần thượng. Nhưng mãi sau khi có sự phục sinh mới có thể nói: Có một Đức Chúa Trời trên trời mà trong Ngài có yếu tố loài người. Đó là ý nghĩa của sự phục sinh!
-
Nhưng tại sao chúng ta nhấn mạnh sự dị biệt giữa Đức Chúa Trời hằng sống và Đức Chúa Trời phục sinh? Vì rằng đang khi Đức Chúa Trời hằng sống có thể thực hiện nhiều tác vụ thay cho anh em, bản tính của Đức Chúa Trời hằng sống không thể hỗn hợp với bản tính con người. Trái lại, khi Đức Chúa Trời của sự phục sinh vận hành, chính bản tính Ngài được truyền đạt cho bản tính con người. Hỡi anh chị em, hãy vui lòng ghi nhớ điều này ngay cả khi Đức Chúa Trời hằng sống đã hoàn tất vài tác vụ thay cho anh em, sau và trước khi có tác vụ đó, Ngài vẫn là Ngài và anh em là anh em. Sự vận hành của Ngài thay thế cho anh em không chuyển đạt một điều gì của bản chất Ngài cho anh em cả. Đức Chúa Trời hằng sống có thể hành động thay cho con người, nhưng bản chất của Đức Chúa Trời hằng sống không thể kết hợp với bản chất của con người. Về phương diện kia, Đức Chúa Trời phục sinh vận hành, Ngài truyền đạt chính mình Ngài cho con người bởi điều mà Ngài làm cho người. Tôi trích ra hai hình ảnh thí dụ sau đây:
-
Khi dân Y sơ ra ên ở vào tình thế tuyệt vọng trong sa mạc, Đức Chúa Trời hằng sống mở đường cho họ đi qua Hồng Hải. Sự rẽ Biển Đỏ là một thần tích chứng tỏ cho họ rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời hằng sống. Tuy nhiên phép lạ được thực hiện đó đã không truyền một lượng sự sống nào của Đức Chúa Trời cho họ. Họ chứng kiến nhiều tác động thần thượng khác trong sa mạc – thí dụ, Đức Chúa Trời ban phát bánh từ trời và nước uống từ vầng đá – nhưng dù các phép lạ đó và các điều kỳ diệu khác được Đức Chúa Trời thực hiện cho họ, không có một điều gì của Đức Chúa Trời bởi đó được truyền đạt cho họ cả.
-
Trái với điều này, sứ đồ Phao lô làm chứng rằng ông không chỉ biết Đức Chúa Trời hằng sống nhưng cả đến Đức Chúa Trời phục sinh nữa. Phao lô gắng sức cách đau thương đang khi tuyệt vọng về cuộc sống, nhưng ông đã thực sự học tập tin cậy Đức Chúa Trời Đấng có thể khiến kẻ chết phục sinh. Đức Chúa Trời của sự phục sinh hành động thay cho người để đem người đi từ kẻ chết sống lại. Tác động thần thượng đó không chỉ hoàn tất một vài điều cho Phao lô, nó cũng truyền đạt chính bản chất Đức Chúa Trời cho Phao lô.
(còn)

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2