"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:7543042
Đang truy cập:345

SỰ NGĂN TRỞ CHÍNH YẾU ĐỐI VỚI VIỆC CHÚA LÀM SỰ SỐNG

 Nan đề là gì? Trước khi trực tiếp trả lời chúng ta cần thấy đôi điều trong phúc âm Giăng. Chúng ta có trường hợp của một người chết trong Giăng 11. Jesus là sự sống, nhưng làm sao người chết này đã có thể kinh nghiệm Jesus là sự sống chớ? Giăng 11 bảy tỏ cho chúng ta một sự tương phản thiết thực giữa các người yêu của Jesus và chính Ngài, và sự tương phản này trong Nhã Ca cũng đích xác như vậy. Ma thê là đại biểu tốt nhất, bà đại diện anh em và tôi. Ma thê và em gái bà, Ma ri cộng với Laxarơ, anh của họ là các người yêu thiết thực của Jesus. Tôi không tin rằng anh em và tôi đã có thể yêu Chúa hơn họ. Laxarơ mắc bệnh nặng, Ma thê và Mari đã gởi lời van xin đến cùng Chúa Jesus để Ngài đến và giúp đỡ họ. Nhưng hầu như Chúa không có cảm xúc phàm nhân nào. Ngài như gỗ hay đá. Ngài đã nghe lời van xin của họ, nhưng Ngài không đi. Ngài đã không làm gì và nói gì. Nhiều lúc Chúa sẽ cứ yên lặng. Sự yên lặng của Ngài đôi lúc còn quan trọng hơn sự phát tuyên.

-
Rồi sau ít ngày, Chúa quyết định đi. Nhưng Mathê không cảm tạ Chúa khi Ngài đến. Bà không nói “Chúa ôi, kỳ diệu biết bao vì Ngài đã đến! Cảm ơn Chúa vì sự hiện diện của Ngài. Thay vào đó, bà đã phàn nàn vì Ngài đã không đến sớm hơn “Chúa ôi, nếu Ngài có ở đây sớm hơn, anh tôi không chết”. Điều này có nghĩa bà đã đổ trách nhiệm cho Chúa cách hoàn toàn. “Bây giờ Ngài đến đây có ích lợi gì? Laxarơ đã chết rồi”, họ tưởng như vậy. Vào lúc họ muốn Ngài đến, Ngài đã không đến. Bây giờ khi họ không cần Ngài đến nữa. Ngài lại đến. Rồi Chúa phán cùng bà: “Ta là sự sống lại. Đó không phải là sự việc thời gian, không phải quá sớm hay quá muộn, đó là sự việc về Ta. Ta là sự sống lại. Nếu ta đã đến năm ngày trước hay ba ngày trước, thì cũng như nhau. Bây giờ ta đã trễ mấy ngày, thì cũng y như nhau. Ta là sự sống lại và anh ngươi sẽ phục sinh”.
Rồi Mathê trở nên nhà giải nghĩa tốt hơn hết, vì thực sự bà đã biết giáo lý của sự phục sinh. Bà nói, “Vâng thưa Chúa, tôi biết anh tôi sẽ sống lại vào ngày sau rốt, chúng tôi biết giáo lý đó rồi”. Rồi Chúa không nói thêm gì cùng bà, nhung Mathê đi bà bảo Mari rằng Chúa kêu Mari. Không phải Chúa kêu Mari nhưng Ma thê kêu.
-
Cuối cùng Chúa đến phần mộ và Mathê lại đưa ý kiến của mình “Chúa ôi, bây giờ anh ấy đã hôi thối. Anh ấy đã ở trong mộ bốn ngày rồi” Nhưng anh em đừng cười Mathê. Hãy cười chính mình. Bà đại diện cho mọi tín đồ yêu Chúa, nhưng như Mathê chúng ta luôn luôn là sự ngăn trở lớn hơn hết cho việc chúa làm sự sống của chúng ta. Điều này vì cớ chúng ta chưa bao giờ chịu thuận phục . Nhân phẩm và nhân tính của chúng ta chưa bao giờ được xử lý. Để tiếp lấy Chúa làm sự sống mình, chúng ta phải tiếp lấy tâm tính và nhân phẩm của Ngài làm nhân phẩm của chúng ta. Chỉ viện dẫn galati 2:20 thì không đầy đủ. Chúng ta phải khước từ nhân phẩm chúng ta và tiếp lấy Ngài làm thân vị độc nhất của chúng ta. Rồi chúng ta sẽ không có các quan niệm hay ý kiến nào, vị nhân phẩm chúng ta sẽ được qua đi. Là một thân vị hằng sống, Ngài sẽ là sự sống của chúng ta. thành
-
Nếu Mathê đã thực sự học được bài học, bà không yêu cầu Chúa đến theo đường lối đó. Điều bà đáng phải nói là: Chúa ôi, chúng con thích Ngài đến. Nhưng hoặc Ngài muốn đến hay không, điều đó thuộc về Ngài. Hoặc Ngài muốn làm cho anh em sống sót hay không cũng tùy Ngài. Nói như vậy thì dễ, nhưng để được đưa đến học được bài học đó phải trải qua nhiều năm
Nhờ đọc Giăng 11chúng ta thấy rằng Mathê tuyệt đối không làm gì để giúp đỡ Chúa cả. Đúng ra bà đã làm mọi sự để ngăn trở và phá hỏng Chúa làm sự sống cho họ. Nếu chúng ta có thể thấy được điều này, chúng ta sẽ dễ hiểu kinh nghiệm được ghi chép trong Nhã Ca 2. Người tìm kiếm trong Nhã Ca giống như Mathê. Chúa đang huấn luyện và sửa tri người tìm kiếm quên về chính năng, nhân phẩm và ý muốn của nàng, và tiếp lấy chính mình Chúa làm Thân vị của nàng.
Nhã ca chủ yếu dạy dỗ chúng ta bài học độc nhất này. Nói cách hạn hẹp, đó không phải là quyển sách tình yêu. Đó là sách dạy dỗ cho những ai khao khát tiếp lấy Jesus làm sự sống của họ, bài học này và tất cả chúng ta phải học bài học này. Đó không phải sự việc học bài học đức tin, kiên nhẫn, hay làm sao trở nên quyền năng hơn nữa. Chúa sẽ huấn luyện chúng ta điều này trải nhiều năm: đó là loại bỏ nhân phẩm chúng ta và tiếp lấy Ngài theo đúng chủ tâm của Ngài, đường lối của Ngài và vì mục tiêu của Ngài
Ngày nay, trên trái đất có nhiều người yêu Chúa, tôi đã gặp hàng trăm người. Nhưng không có thật nhiều người biết làm sao tiếp lấy Chúa bằng cách quên bản ngã của họ. Nhiều người không có chủ tâm học điều này. Y như người tìm kiếm trong nhã ca, họ không có chủ tâm đáp ứng tiếp kêu gọi của Chúa
-
--Chúa đánh giá người tìm kiếm-
Bây giờ chúng ta cần thấy thêm ít điều trong các chương này. Trong tất cả các câu ở trên, Chúa Jesus đánh giá người tìm kiếm theo đường lối nào đó. Sự đánh giá đầu tiên trong 1:9 “hỡi bạn tình ta, ta đã sánh mình như bầy ngựa trong các xe của Pha ra ôn”. Chắc chắn các con ngựa ở đây biểu thị sức mạnh thiên nhiên của chúng ta. Nàng rất có năng lực nhưng thiên nhiên và thế tục. Pha ra ôn, vua Ai Cập, có quyền lực và thuộc về thế giới. Có một anh em giống như vậy, họ rất mạnh mẽ và có năng lực, nhưng theo một đường lối thiên nhiên cùng thế tục, giống như con ngựa trong xe của Pha na ôn.
-
Rồi trong 1:15 Chúa phán về đôi mắt của chim bồ cầu “Hỡi bạn tình ta, mình thanh lịch thay, mình có đôi mắt bồ câu”. Bây giờ người tìm kiếm tạo lập được vài sự chấn hưng. Lần đầu khi nàng tìm kiếm Chúa, nàng mạnh mẽ như con ngựa. Nhưng bây giờ nàng dần dần học tập nhìn xem Chúa bằng đôi mắt chim bồ câu.
Tiếp theo điều này Chúa so sánh nàng với hoa huệ. “Bạn tình ta ở giữa đám con gái, như bông huệ ở giữa gai gốc” (2:2) Chúa phát ngôn về hoa huệ trong Mathiơ 6 như người sống trên trái đất này, không tin cậy nơi sức mạnh riêng của mình, nhưng nơi sự thương xót của Đức Chúa Trời. Lúc đầu, theo thiên nhiên nàng mạnh mẽ như con ngựa. Tuy nhiên, bây giờ nàng không còn tin cậy nơi sức mạnh thiên nhiên của mình nhưng với sự thương xót của Chúa. Nàng như hoa huệ yếu ớt, tin cậy Chúa về mọi sự.
Từ hoa huệ, người tìm kiếm tiếp tục chấn hưng để trở nên chim bồ câu “Hỡi chim bồ câu ta trong hóc đá, tại các chỗ kín mật của các bậc thang, hãy cho ta xem dung quang mình, cho ta nghe tiếng mình, vì tiếng mình êm dịu và dung quang mình có duyên” (2:14). Trước hết nàng chỉ có đôi mắt bồ câu, nhưng bây giờ nàng là con bồ câu. Con ngựa và con bồ câu, con nào có năng lực nhiều hơn. Anh em là con nào? Bất luận anh em nói gì, tôi tin đa số chúng ta thích làm con ngựa rất có năng lực và đầy sức mạnh. Nhưng thăng tiến từ con ngựa đến con bồ câu là một sự chấn hưng thiết thực. Tôi hi vọng rằng sẽ có chim bồ câu chớ không có nhiều ngựa trong các hội thánh địa phương. Tôi sợ rằng có quá nhiều ngựa trong các hội thánh. Mọi con ngựa phải được biến đổi thành bồ câu. Trong kinh thánh, bồ câu là dấu hiệu của Đức Thánh Linh. Khi Chúa chịu báp têm, Linh đã ngự xuống trên Ngài như bồ câu. Nếu chúng ta thực sự ở trong linh và hiệp một với Linh Chúa, chúng ta sẽ giống bồ câu. Sẽ có sự chấn hưng thiết thực.
-
--Sự an nghỉ của Chúa và sự chuyển động của Chúa
Có một thời gian dài giữa chim bồ câu và giai đoạn tiếp theo. Tôi không biết phải tốn bao nhiêu thời gian, nhưng tôi biết rằng thời kỳ này ở giữuáNhã ca 2:14 và 3:6, thì không ngắn ngủi. Tại đây chúng ta có vài điều diệu kỳ. “Người kia là ai, từ đồng vắng đi lên, giống như các trụ khói, xông một dược và nhũ hương, với đủ loại hương liệu của con buôn. Kìa kiệu của Salômôn. Vua Salômôn đã làm cho mình một cái kiệu bằng gỗ Liban” (3:6-7a,9).
Có sự thay đổi trong người tìm kiếm dường nào! Bây giờ nàng từ đồng vắng đi lên, không như con ngựa, không như chim bồ câu, nhưng như một trụ khói. Đó là khói, song le đó là trụ, một vài điều rất vững chắc. Người được tẩm một dược và nhũ hương cùng mọi hương liệu của con buôn này là ai?. Câu hỏi được hỏi về nàng. Nhưng câu trả lời do Vua Salômôn đưa ra. Người này là ai? Đây là kiệu của Salômôn , một chỗ an nghỉ vào ban đêm. Người tìm kiếm đã được chấn hứng rất nhiều đến nỗi bây giờ nàng trở nên sự an nghỉ của Chúa. Người này là ai? Nàng là chỗ an nghỉ của Salômôn và nàng là chiếc xe của Salômôn. Chữ dịch tốt nhất là “cái kiệu” đây là loại kiệu do người ta khiêng để di hành ban ngày, cái giường để an nghỉ ban đêm và cái kiệu để di chuyển ban ngày. Người này là ai? Nàng là chỗ an nghỉ của Jesus và kiệu di chuyển của Jesus.
-
Điều này thực sự sâu nhiệm. Điều này nhiều hơn nhà yến tiệc. Đó không phải là cái bóng của cây cam, nhưng cái giường của Salômôn và chiếc kiệu của Salômôn. Người này là ai? Nàng là chỗ an nghỉ của Jesus và nàng là cái kiệu của Jesus để Ngài di chuyển trên trái đất này. Nàng trở nên chính sự biểu hiện của Jesus và nhờ sự biểu hiện này Jesus di chuyển trên trái đất. Về đêm, nàng là chỗ an nghỉ, còn về ban ngày nàng chính là sự biểu hiện cho sự chuyển động của Ngài trên trái đất. Bây giờ nàng đã thực sự học tập tiếp lấy Chúa làm sự sống của mình. Bây giờ nhân phẩm của Ngài là nhân phẩm của nàng, và sự biểu hiện của Ngài là biểu hiện của nàng.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2