"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6854970
Đang truy cập:56

Nhân Vật Thánh Kinh-2

Amoxicillin Online

amoxicillin uk website buy amoxicillin amazon

buy naltrexone

buy naltrexone online

 Chủ Nhà Có Phòng Cao-

“Ngài đáp rằng: “Khi các ngươi vào thành, sẽ gặp một người đội vò nước, hễ người vào nhà nào hãy theo vào đó,  và nói cùng chủ nhà rằng: 'Thầy bảo ngươi rằng: Phòng khách ta sẽ dùng để ăn lễ Vượt-qua với môn đồ ta ở đâu?'  Người ấy sẽ chỉ cho các ngươi một phòng lớn trên lầu bài trí sẵn sàng; hãy dọn tại đó”(Lu-ca 22: 10-12)

Chúa ban những chỉ thị chi tiết cho các môn đồ của Ngài, nói cho họ biết chính xác những gì đó và họ sẽ tìm thấy ai khi họ đến đó. Thật chúng ta dễ quên rằng đây là một người thực sự mà các môn đệ gặp phải. Chủ nhân của ngôi nhà nơi Chúa và các môn đồ của Ngài ăn bữa tiệc tối cuối cùng, là một cá nhân thực sự. Người đó không chỉ là một người mà Chúa Jêsus đã chọn một cách ngẫu nhiên, đây là một người đặc biệt mà Chúa Jêsus đã chọn để phục vụ Đức Chúa Trời theo cách này. Tất cả dường như kỳ diệu và huyền bí theo cách Chúa truyền lệnh cho Phi-e-rơ và Giăng tìm kiếm người này, nhưng có khả năng chủ nhân của ngôi nhà nầy là người đã đề nghị sự sử dụng nhà của mình cho Chúa trước.

Chúa Giêsu không chỉ đơn giản là "người chỉ huy" khu vực sinh sống của một ai đó ngay tại chỗ. Tôi thà nghĩ rằng người này có lẽ đã nghe Chúa Jêsus nói chuyện vào một lúc nào đó, hoặc thấy Ngài thực hiện một phép lạ, và lặng lẽ đề nghị phục vụ Ngài theo bất cứ cách nào Ngài cần đến mình. Ngay cả Phi-e-rơ và Giăng - hai môn đệ gần gũi nhất của Chúa Jêsus – cũng không biết người này là ai. Không có lời mời đáng kể nào của người ấy; không có cách trình bày cảnh tượng lớn trong việc dâng hiến sử dụng phòng khách của mình. Tôi tin rằng người đó đã có một lúc nào đó, đến với Chúa Giêsu và thưa, Bất cứ điều gì tôi có thể làm để phục vụ Chúa, xin Ngài chỉ cần nói một lời. Tất cả những gì tôi có là của Ngài.

Dường như người này tiếp tục làm cho ngôi nhà của mình sẵn sàng cho các môn đồ tạm trú ngay cả sau khi Chúa bị đóng đinh và phục sinh (Công vụ 1:13).

Khi chúng ta phục vụ Chúa, thì chúng ta cũng phục vụ những người thuộc về Ngài. Thậm chí chúng ta không biết tên của người này, là người chủ căn nhà với phòng cao, nhưng chúng ta biết rằng người đó đã phục vụ Chúa một cách trung thành.

Tôi xin hỏi bạn người nầy là bố của Giăng (Mác) hay mẹ của chàng, tên là Ma-ri?

 

--yyy

MỘT NGƯỜI Ở GA-ĐA-RA

“Khi Ngài xuống thuyền, người vốn bị quỷ ám xin được theo Ngài.  Nhưng Đức Chúa Jêsus từ chối và bảo: “Hãy về nhà, đến với những người thân và thuật lại cho họ những điều lớn lao mà Chúa đã làm cho con, và Ngài đã thương xót con như thế nào.”  Người ấy đi khắp miền Đê-ca-bô-lơ thuật lại những điều lớn lao mà Đức Chúa Jêsus đã làm cho mình; ai nấy đều kinh ngạc” (Mác 5: 18-20).

   Chúng ta đã nghe câu chuyện người này (và còn người kia nữa với anh ta, không được nhắc đến ở đây, nhưng được nhắc đến trong Ma-thi-ơ 8:28) được mô tả trong các bình luận Kinh Thánh là “Người bị quỷ ám quỷ ở Ga-đa-ra)”. Ga-đa-ra cũng có tên là Giê-ra-sê. Đối với tôi, điều này gợi ý khía cạnh đáng chú ý nhất của con người mà Kinh Thánh chép sự thật về việc anh ta bị quỷ ám. Trong khi bị quỷ chiếm hữu tạo hoàn cảnh cho cuộc gặp gỡ của anh ta với Chúa Jêsus Christ. Đó không phải chính Chúa Giê Su đã làm điều đáng chú ý hơn trong đời anh ta sao?

   Há chúng ta không muốn được mô tả theo như điều kiện nầy hầu chúng ta tìm thấy chính mình sau khi Chúa đã nắm lấy chúng ta, và mình không còn sống như trước đây nữa sao? Chúng ta đề cập đến Sau-lơ của Tạt-sơ là sứ đồ Phao-lô, không phải Sau-lơ là kẻ sát nhân các thánh đồ, kẻ bắt bớ hội thánh Đức Chúa Trời, và là thủ lĩnh các tội nhân. Thực ra ông là người như vậy, nhưng đó là trước khi ông gặp Chúa Jesus trên con đường đến Đa-mách. Tôi biết những gì có thể được sử dụng cách chính xác trong việc định nghĩa con người tôi là ai trước khi tôi đến chỗ biết Chúa; nhưng tôi hy vọng rằng di sản của riêng tôi sẽ được đánh dấu bằng những gì Chúa Giêsu đã làm trong đời tôi, thay vì những sự hỗn loạn mà tôi đã tạo ra trước khi gặp Ngài.

    Trong khi hình ảnh của một người đàn ông với sức mạnh siêu phàm, chạy hoang dại qua nghĩa địa, bẻ xiềng, tháo cùm và rạch mình mẫy bằng những mảnh đá sắc bén, chắc chắn là một bức tranh rất sống động và đầy kịch tính. Phần nổi bật nhất của toàn bộ câu chuyện này là anh được mô tả như thế nào sau khi bầy quỷ rời bỏ anh. Sau khi Chúa Giê-su được dân địa phương yêu cầu lìa khỏi họ, bởi họ cho rằng Ngài đã làm các linh ô uế nhập vào một đàn lợn. Ngài trở lại con thuyền đã đưa Ngài và các môn đệ đến nơi đó.

   Khi Ngài đến đó, Ngài thấy người đã bị quỷ ám đứng giữa vòng các môn đồ. Lời giải thích của người nầy vì sao anh ta ở đó là gì? –“Con muốn được ở bên cạnh Chúa. Con muốn đi nơi Ngài đang đi và ở nơi Ngài đang ở”. Lần đầu tiên khi chúng ta đến với đức tin nơi Đấng Christ, há đây không phải là ý nghĩ duy nhất vọt qua tâm trí chúng ta sao? Chúng ta không biết Ngài đang đi đến đâu, chúng ta không biết mình sẽ kết thúc ở đâu, nhưng chúng ta biết rằng, miễn là chúng ta được ở cùng Ngài, mọi sự sẽ ổn cả. “Chúa ơi, chúng con có thể theo Ngài và phục vụ Ngài bất cứ nơi nào Ngài đi!”. Nhưng bạn hãy chú ý điều Chúa phán:

“Nhưng Đức Chúa Jêsus từ chối và bảo: “Hãy về nhà, đến với những người thân và thuật lại cho họ những điều lớn lao mà Chúa đã làm cho con, và Ngài đã thương xót con như thế nào” (Mác 5:19)

   Chúa Giêsu bảo anh ta: Tôi không cần anh phải đi nửa vòng trái đất và rao giảng trong các cánh đồng truyền giáo, tôi cần anh quay về nhà và nói với những người biết anh, bạn bè và gia đình anh, những người biết anh là ai trước đây, nói với họ những gì Đức Chúa Trời đã làm cho anh.

   Có một câu chuyện kể về một người đã cầu nguyện và cầu xin Đức Chúa Trời sử dụng anh ta làm một nhà truyền giáo. Anh ta yêu cầu Chúa gửi anh ta đến châu Phi, hoặc đến Ấn Độ, hoặc thậm chí đến Trung Quốc cũng được.

   Chúa đã bảo anh ta “không, Ta muốn con ở ngay nơi con đang ở và làm nhân chứng cho Ta nơi con đang sống”. Khi người nầy phàn nàn và khăng khăng rằng ông muốn đi ra nước ngoài và làm việc như một nhà truyền giáo, một giáo sĩ, ở một vùng đất xa lạ, Chúa bảo ông: ‘Làm thế nào mà con sẵn lòng đi nửa vòng trái đất để phục vụ Ta, nhưng con lại không sẵn lòng đi qua đường?’ Người đàn ông ở Ga-đa-ra là một anh hùng đức tin bởi vì ông sẵn sàng làm một trong hai điều trên.

-

Mẹ vợ của Phi-e-rơ-

“Jêsus ra khỏi nhà hội, vào nhà Si-môn, bà gia Si-môn mắc bịnh sốt rét nặng lắm. Người ta vì bà mà cầu xin Ngài.  Ngài bèn đứng cúi trên bà, quở bịnh sốt rét, thì rét bèn dứt. Bà liền đứng dậy phục sự họ.”(Lu-ca 4: 38-39)

Tôi đã tìm thấy phản ứng đáng kể của người phụ nữ này đối với sự chữa lành của Chúa Jêsus. Bà ấy rất ốm yếu, ốm đến mức có khả năng sắp chết. Ai biết được bà đã nằm liệt giường với căn bệnh rét quái ác này bao lâu rồi. Sau đó, bà gặp Chúa Giêsu và Ngài chữa lành cho bà. Và bà ấy đã làm gì sau khi được chữa lành?

Bà lập tức chổi dậy và bắt đầu phục vụ Chúa và các môn đồ của Ngài. Điều này luôn luôn gây ấn tượng với tôi bởi vì tôi khó có thể tưởng tượng làm thế nào tôi có thể phản ứng như vậy nếu mình ở trong tình huống của bà ấy. Chúng ta biết rằng bà đã được phục hồi sức khỏe và sức mạnh của mình cách hoàn toàn và ngay lập tức, bà rất tự nhiên không nghĩ đến bất cứ điều gì ngoài phục vụ Chúa, như vừa bị lòng tri ân đối với Chúa thôi thúc.

Những điều gì đã biến mất trong cuộc sống của bà kể từ khi bà ấy bị bệnh? Tôi không có ý nói bà như một người sống ích kỉ trước kia, nhưng đây không phải là điều mà nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ra trước bất cứ điều gì khác?

Ồ bây giờ tôi khỏe rồi, hãy để tôi tiếp tục cuộc sống của mình, duy trì điều tôi bỏ dở trước khi tôi bị bệnh. Ồ, chắc chắn, chúng ta sẽ biết ơn và biết ơn Chúa Jêsus vì đã chữa lành cho chúng ta, nhưng chúng ta sẽ bỏ qua mọi thứ khác để phục vụ Ngài một cách nghiêm túc chăng? Hay chúng ta sẽ trở lại cuộc sống ích kỉ, chỉ sống cho mình như khi chưa bị bệnh?

 Có lẽ chúng ta có thể đánh giá tốt hơn phản ứng của chính mình bằng cách cân nhắc cách chúng ta đáp ứng với Ngài lần cuối cùng khi Đức Chúa Trời ban phước cho chúng ta, hoặc chữa lành cho chúng ta, hoặc thực hiện một phép lạ nào đó trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phản ứng thế nào rồi? Chúng ta đã vứt bỏ tất cả các kế hoạch mà trước kia chúng ta đang theo đuổi chăng?  Hay chúng ta được sự cảm thúc mới mẻ bắt tay hầu việc Chúa theo con đường Ngài soi sáng sau khi chúng ta vừa hết bệnh?

Đối với tôi, người phụ nữ này là một nữ anh hùng bởi vì bà đã đáp ứng đúng cách. Tôi không biết mình có đáp ứng được như vậy hay không.

-

Người Đội trưởng Tại Chân Thập Tự Giá-

“Đội trưởng đứng đối diện Ngài, thấy Ngài tắt hơi như vậy, thì nói rằng: “Người nầy thật là Con Đức Chúa Trời” (Mác 15:39)

Người ta không thể tưởng tượng nổi một con người đạt được cấp bậc đội trưởng cai trị trăm quân trong quân đoàn La Mã lại dễ bị những cơn nổ bùng cảm xúc hoặc bị xúc động mạnh với lòng trắc ẩn đối với "Kẻ thù của Nhà nước", mà đã bị kết án. Đây là những con người có máu quân sự, theo binh nghiệp, táo bạo, cứng cỏi và thô thiển.

Đây là một sĩ quan La mã điển hình. Đặc biệt là một người được giao nhiệm vụ không thể không hoàn thành cách chi tiết “hành quyết các tù nhân”. Giống như bất cứ điều gì khác, rất dễ dàng tưởng tượng rằng binh sĩ La Mã được giao nhiệm vụ ghê tởm như vậy cuối cùng sẽ phát triển một trái tim cứng rắn khi họ dần dần trở nên nhẫn tâm nhiều hơn và nhiều hơn nữa với những đau khổ của đồng loại mình. Việc tra tấn và thi hành những hành vi đê tiện sẽ trở thành thói quen cho những người lính này y như việc mài kiếm, vá dép, hoặc đánh bóng cái khiên của họ; và tất cả có thể sẽ được thực hiện với ý thức vô cảm tương tự.

Nhưng lần này có gì đó khác lạ đối với viên đội trưởng đặc biệt này. Quy trình này không thay đổi chút nào cả; ông đã thực hiện nhiệm vụ của mình cách chính xác như ông đã làm vô số lần trước đó. Nhưng có điều gì đó khiến ông chú ý lần này. "Tội phạm" này khác với bất kỳ người nào khác mà ông từng hành quyết, trên thực tế, người bị tử hình nầy khác với bất kỳ người nào khác ông từng gặp. Với sự chú ý đến từng chi tiết đó là đặc điểm của bất kỳ chiến sĩ nào có kỷ luật, người đội trưởng lặng lẽ theo dõi khi các sự kiện của chiều thứ sáu diễn ra. Ông ta và binh lính của ông đã thực hiện mệnh lệnh của mình. Họ đã quất mạnh vào Chúa Jêsus, chế nhạo Chúa Jêsus, đội vương miện bằng gai cho Ngài, nhạo báng Ngài thêm một chút nữa, và rồi cuối cùng đã đóng đinh Ngài vào thập tự giá.

Tất cả những gì còn lại bây giờ là đứng bên cạnh và chờ đợi đám đông khát máu vui mừng trong sự hài lòng tàn nhẫn của họ trước khi đập gãy chân nạn nhân. Thông thường, việc hoàn thành nhanh chóng như vậy không nên được thực hiện; vì đúng ra sự đau đớn của nạn nhân nên được kéo dài càng nhiều càng tốt. Nhưng sự nhạy cảm tôn giáo của các nhà lãnh đạo Do Thái đòi hỏi có bất kỳ hành quyết nào để cho Lễ Vượt Qua được giải quyết một cách gọn gàng và kịp thời.

Vì vậy, đội trưởng chờ đợi cho các mệnh lệnh tiếp theo của mình được đưa ra. Nhưng trước khi điều này xảy ra, một trận động đất lớn làm rung chuyển mặt đất mà trên đó ông đứng và toàn bộ chân trời bị chìm trong bóng tối dày đặc. Trời giữa trưa biến thành màn đêm, dường  như có một nỗi sợ hãi không giống như bất cứ điều gì mà ông chưa bao giờ cảm thấy đã nắm lấy ông ta. Chắc chắn có một điều gì đó khác lạ về Người này, là người đã tự xưng mình là Con Đức Chúa Trời. Đột nhiên, một sự nhận thức tấn công sâu vào trong trái tim đội trưởng. Có lẽ đây là Con Đức Chúa Trời sao? Điều nầy là sao, nếu tất cả mọi thứ mà tôi từng tin là sai, điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả những người mà tôi từng tin tưởng đã đánh lừa tôi? Điều gì xảy ra NẾU đây thực sự là Con của Đức Chúa Trời và tôi đã hành quyết Ngài? Khi trái tim lạnh lùng và cứng cỏi của ông ta bắt đầu tan chảy dưới sức nặng của những gì dã man đang diễn ra xung quanh mình, đội trưởng bị Thánh Linh của Đức Chúa Trời đánh mạnh bằng sự thuyết phục của Linh Đức Chúa Trời mà đã từng nắm lấy tất cả những người đến với đức tin nơi Đấng Christ. “Người đàn ông” này, Giêsu của Na-xa-rét, chính xác là Ai, như Ngài đã nói Ngài là Đấng nào đó?.

Đội trưởng chưa bao giờ gặp Chúa trong chức vụ trần thế của Ngài. Ông chưa bao giờ nghe Ngài rao giảng, chưa bao giờ chứng kiến ​​một trong những phép lạ của Ngài. Nhưng khi ông ta gặp Chúa, ông ta đã tin Ngài. Ông ta không biết một điều nào về giáo lý xưng công bình, hay ý nghĩa  công việc đền tội của Đấng Christ. Tất cả những gì ông biết là ở đây có một người công bình và vô tội, và ông tin rằng đây là Đấng Christ, là Đấng mà Ngài đã nói đến.

 Mặc dù có sự trái ngược với mọi thứ ông đã được dạy và huấn luyện trước kia, ông đặt niềm tin vào Chúa Jêsus dựa trên sự mặc khải mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông. Do đó, ông tôn vinh Đức Chúa Trời và tuyên bố Jêsus là Ai (Lu-ca 23: 47).

Có thể táo bạo khi kết luận rằng người đội trưởng này đã được "cứu", nhưng ông đã không thú nhận bằng môi miệng của và chỉ tin bằng tấm lòng của mình (Rô-ma 10: 9-10)? Thật thú vị khi biết những gì đã giúp người đàn ông thi hành lệnh đóng đinh Chúa lại được cứu rỗi!

-

Tẹt-tiu- Tertius

-

“Tôi là Tẹt-tiu, người chép bức thơ nầy, chào thăm anh em trong Chúa” (Rô-ma 16:22)

“I Tertius, who wrote this epistle, salute you in the Lord.” (Romans 16:22)

   Đây là một vấn đề linh tinh:  Ban đầu ai đã viết Sách Rô-ma? Vâng, về mặt kỹ thuật, các từ ngữ dùng trong sách rô ma là của sứ đồ Phao-lô, nhưng có một người tên là Tẹt-tiu đã thực sự viết ra văn bản. Bằng cách so sánh các đoạn nào đó với các chữ viết của ông, có vẻ như Phao-lô bị chứng bịnh suy giảm thị lực- Xem Ga-la-ti 4:15- Vì tôi làm chứng cho anh em rằng, lúc bấy giờ nếu có thể được thì anh em cũng đã móc con mắt của anh em mà cho tôi-  Galati 6:11 Hãy xem chữ của chính tay tôi viết cho anh em đây lớn là dường nào.

   Một số người cho rằng đây có thể là một di chứng còn sót lại từ khoảng thời gian mà ông bị mù trong ba ngày sau khi gặp Chúa trên đường đến Đa-mách (Công vụ 9: 9).  Có thể tình trạng đôi mắt của Phao lô là “cài dằm đâm vào xác thịt” cách đau đớn mà ông đề cập trong 2 Cô-rinh-tô 12: 7. Do đó, Phao-lô sử dụng các thư ký và ông đã đọc cho họ chép thành văn bản các lá thư của mình. Những thư ký này sẽ sao chép, đúng nguyên văn, những lời mà ông sẽ ban cho họ. Phao-lô nói rằng chính ông đã tự mình viết sách Ga-la-ti (Ga-la-ti 6:11), nhưng điều này rất có thể là một ngoại lệ hiếm hoi đối với sự thực hành thông thường là ông đọc lời mình cho thư ký chép..

   Vậy tại sao Phao-lô chỉ đưa tên họ Tertius vào danh sách những anh hùng Kinh Thánh ít được biết đến mà không liệt kê tất cả tên họ các thơ kí khác của ông? Bởi vì Tẹt-tiu là một ví dụ cho tất cả những người làm việc lặng lẽ đằng sau hậu trường, giúp đỡ những người ở các vị trí dễ thấy hơn của chức vụ. Điều này sẽ bao gồm các thư ký các hội thánh ngày nay giúp điều phối lịch biểu của một mục tử bận rộn, trả lời điện thoại và thiết lập các cuộc hẹn để ông được tự do cống hiến hết mình phục vụ lời chúa cho hội thánh; công nhân kỹ thuật vận hành hệ thống video và âm thanh cho người hướng dẫn giờ thờ phượng; và các viên chức khác nhau nữa đại diện cho quyền lợi của hội thánh đối với chính quyền địa phương.  

   Tất cả họ đều phục vụ ở nhiều vị trí hỗ trợ khác nhau, giống như Tẹt-tiu đã làm. Nhưng nếu không có các vị trí hỗ trợ này, hầu hết các người có chức vụ rao giảng lời sẽ hoàn toàn chấm dứt hoạt động. Sứ đồ Phao-lô đáp lời kêu gọi cụ thể của Chúa về cuộc sống của ông ... và Tẹt-tiu cũng vậy. Ông đã thực hiện công việc mà Chúa đã kêu gọi ông làm và vì điều đó, ông là một anh hùng của đức tin.

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2