i am a woman and i took viagra
female viagra
name accutane without gelatin
accutane without birth
control abortus pil
abortuspil
kopen lexapro side effects after 2 weeks
lexapro side effects after 2 weeks
beaconraffletickets.com lexapro side effects in women
fluoxetine 20mg
buy fluoxetine
Hòa trong không khí Lễ Kỷ niệm ngày Chúa Phục sinh trên khắp thế giới là một cảm giác vui buồn xen lẫn ... Vui vì Chúa Jesus đã hy sinh và sống lại để chúng ta được cứu rỗi, buồn vì cớ những đau thương Ngài đã mang vì tội lỗi chúng ta. Bên cạnh những giáo đường rực rỡ, những ca đoàn chuyên nghiệp, những sứ điệp được ban trao ... Có phút giây nào chúng ta lắng lòng mình cùng suy niệm về đời sống của Chúa Jesus trước khi Ngài lên thập tự giá chăng? Có thể nói Chúa Jesus đã có một đời sống thập tự trải suốt thời gian Ngài thi hành chức vụ, và biến cố đau thương vào ngày Lễ Vượt qua năm ấy chỉ là bước cuối của một đời sống mang vác thập tự. Thập tự giá là bí quyết đem đến sự phục sinh, và sự kiện Chúa phục sinh nhắc chúng ta về tấm gương mà Ngài để lại cho chúng ta.
Hạ mình
Philip chương 2: 6 – 8 chép “Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người; Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống ...” Là Đức Chúa Trời, Đấng oai quyền, Chúa tể của vũ trụ, không ai ép buộc Ngài phải hạ mình để trở nên giống như con người. Sự kiện nhập thể làm người là tự nguyện hoàn toàn của Đấng Cứu Thế. Con Vua Trời đã trở nên người thợ mộc Naxarét, bị khinh dể, bị từ chối, bị hàm oan ... Ai trong chúng ta có thể tình nguyện hạ mình thấp hơn mọi người? Duy chỉ Đấng Christ có thể ...
“Nếu ai muốn theo ta, phải tự bỏ mình đi, mỗi ngày vác thập tự giá mình mà theo ta.” Lu ca 9: 23.
Phục vụ
“Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta ...” Math 20: 28, Mác 10: 45. Chúa Jesus đã đến thế gian trong hình ảnh một tôi tớ để hầu việc, phục vụ con người. Ngài đi khắp Galilê, Giuđê, Samari để rao giảng Phúc âm, chữa bệnh, đuổi quỉ, ban bánh ăn, cứu người chết, thậm chí Chúa rửa chân cho các môn đồ ... Tinh thần phục vụ bao trùm mọi hoạt động của Chúa Jesus, đối tượng phục vụ của Ngài rất đa dạng, đủ mọi hạng người: đàn ông, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người bệnh, người chết, người ngoài Do thái, người bị xã hội ruồng bỏ (phung), người đang hấp hối (kẻ cướp) ... Ai có thể phục vụ mọi người? Duy chỉ Chúa Jesus có thể ...
“Nếu ta là Chúa là Thầy, mà đã rửa chân cho các ngươi thì các ngươi cũng nên rửa chân lẫn cho nhau.Vì ta đã làm gương cho các ngươi, để các ngươi cũng làm như ta đã làm cho các ngươi.” Giăng 13: 14 – 15.
Hy sinh
Chúa Jesus phán: “Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người” (Mác 10: 45). “Còn ta đã đến, hầu cho chiên được sự sống, và được sự sống dư dật ... Chẳng có ai cất sự sống ta đi, nhưng tự ta phó cho; ta có quyền phó sự sống, và có quyền lấy lại” (Giăng 10: 10, 18).
Một phương diện, con người tội lỗi không xứng đáng hưởng ân điển nên sự hy sinh của Chúa Jesus chứng tỏ tình yêu vô bờ bến của Ngài. Phương diện khác, tình trạng con người là vô phương cứu chữa nên sự hy sinh của Chúa Jesus mang ý nghĩa sống còn cho con người. Giăng 15: 13 chép: “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình”. Vì tình yêu thương vốn mạnh hơn sự chết và chỉ bởi tình yêu mà Đấng Christ có thể hy sinh mạng sống cho nhân loại ... Ai có thể hy sinh cho bạn hữu, thậm chí cho tội nhân, cho kẻ thù của mình? Duy chỉ Đấng Christ có thể ...
“Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết” (Rô ma 5: 8).
Từ chối chính mình, phục vụ vô điều kiện, hy sinh mạng sống vì tha nhân ... là những tiêu chuẩn vượt trổi hơn mọi tiêu chuẩn của các tôn giáo trên thế giới! Tấm gương hạ mình, phục vụ, hy sinh ... của Chúa Jesus là độc nhất và duy nhất mà không một giáo chủ nào có thể làm được. Những giá trị đạo đức, những bài học giáo dục của Chúa Jesus có giá trị vượt thời gian, đây chính là sức sống mãnh liệt của Phúc âm ...
Sứ đồ Phierơ kết luận: “Anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài” (I Phi 2: 21). Noi dấu chân Chúa, bước theo Chúa Jesus, làm những gì Ngài đã làm ... chính là mục đích của mỗi người yêu mến Chúa hôm nay, là bí quyết để sở hữu sức sống mới, khiến Danh Chúa vinh hiển.
Một lần nữa, Lễ Kỷ Niệm Chúa Phục Sinh đã đến, mỗi chúng ta hãy cùng lắng lòng mình để suy niệm về tinh thần hạ mình, phục vụ, hy sinh cùng các nỗi đớn đau của Đấng Christ chịu vì cớ chúng ta ... Chúng ta sẽ làm gì cho Chúa, cho Hội thánh Ngài và cho tất cả mọi người xung quanh ...??
Ước mong mỗi chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự sống phục sinh mạnh mẽ, vượt trổi càng hơn.
Kính chúc quí vị một Phục sinh đầy phước hạnh!
Theodore.