"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870183
Đang truy cập:158

CÔNG VỤ BÀI BỐN MƯƠI CHÍN-

amoxil 500mg dosage

amoxicillin 500mg tds

clomid online

buy clomid tablets

tamoxifen

tamoxifen uk price

 

SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(15)
Kinh Thánh: Công. 18:5, 11; 9:11, 22; 13:5; 14:1; 17:1-3
CÁCH RAO GIẢNG CỦA PHAO-LÔ
Điểm chính chúng ta cần thấy trong chương 18 của Sách Công Vụ là cách Phao-lô rao giảng. Theo 18:5: “Khi Si-la và Ti-mô-thê từ Ma-xê-đô-ni đến thì Phao-lô đương bận lòng giảng lời và làm chứng rõ cho người Do-thái rằng Jesus là Đấng Christ”. Công Vụ 18:11 cho biết Phao-lô ở lại Cô-rin-tô “một năm sáu tháng, dạy Lời của Đức Chúa Trời cho họ”. Tại Cô-rin-tô, Phao-lô trước hết đến nhà hội để làm chứng cho người Do-thái rằng Jesus là Đấng Christ. Khi họ chống đối và nhạo báng, “ông giũ áo mình mà nói rằng: Huyết các ông hẳn đổ lại trên đầu các ông! Còn tôi thì vô can; từ nay tôi đi đến cùng dân Ngoại” (c. 6). Sau đó, Phao-lô ở lại Cô-rin-tô dạy Lời Đức Chúa Trời.
Công Vụ 18:5 cho thấy rắng khi Phao-lô ở trong nhà hội, ông đi thẳng vào vấn đề làm chứng Jesus là Đấng Christ. Nhưng khi rao giảng Phúc Âm cho người chưa tin, có lẽ chúng ta nghĩ rằng nếu ngay lập tức nói thẳng với họ về Chúa thì có lẽ họ sẽ không nghe chúng ta. Theo quan niệm của mình, chúng ta cần có một loại mở lời nào đó rồi mới rao giảng Phúc Âm, tức là tìm cách mở lòng người nghe và làm cho họ chú ý. Tôi không nói rằng chúng ta đừng bao giờ dùng lời mở trong việc rao giảng Phúc Âm. Nhưng chúng ta cần phải luôn luôn nhớ công tác của chúng ta là gì. Công tác của chúng ta không là gì khác hơn trình bày Đấng Christ cho tội nhân và đặc biệt là cung ứng Đấng Christ cho họ. Có lẽ một số người nghĩ rằng trình bày thẳng với người chưa tin về Đấng Christ là rất khó. Tôi đồng ý điều đó khó. Vì vậy, chúng ta cần học cách có được quyền năng và tác động cần thiết cho điều này.
QUYỀN NĂNG NHỜ SỰ CẦU NGUYỆN, LỜI, VÀ LINH
Nếu muốn có quyền năng và tác động mạnh mẽ trên người ta trong việc rao giảng Phúc Âm, chúng ta cần cầu nguyện. Chúng ta không cần cầu nguyện cho đến khi nói tiếng lạ để có quyền năng. Chúng ta có thể có quyền năng thật nhờ cầu nguyện mà không nói tiếng lạ. Hơn nữa, tôi được biết một số người nói tiếng lạ mà không có quyền năng gì cả trong việc rao giảng Phúc Âm.
Về điểm này, tôi xin thuật cho anh em một cuộc đối thoại giữa tôi với một người bạn Cơ-đốc cách đây nhiều năm tại Chefoo, quê tôi. Người bạn ấy lãnh đạo một nhóm Ngũ Tuần. Tôi biết anh đã nhiều năm, và nơi nhóm họp của nhóm người Ngũ Tuần ấy ở gần nơi nhóm họp của Hội Thánh. Một ngày nọ, anh ấy đến thuyết phục tôi đi theo đường lối Ngũ Tuần. Vì là bạn hữu của nhau, nên tôi khích lệ anh nói chuyện cởi mở và thẳng thắn. Tôi nói với anh: “Anh ơi, anh đến đây với mục đích thuyết phục tôi thực hành theo những điều của Ngũ Tuần”. Khi anh nói đó thật là ý định của anh thì tôi nói với anh rằng tôi rất vui nói chuyện với anh về điều ấy.
Tôi hỏi anh tại sao anh nhiệt thành như vậy về những điều của Ngũ Tuần. Anh nói lý do là vì anh tin rằng nhờ nói tiếng lạ, chúng ta có quyền năng. Tôi nói: “Anh ơi, chúng ta hãy chú ý vào các sự kiện. Tôi không thích những điều thuộc về Ngũ Tuần, nhưng anh rất mạnh mẽ về điều đó và đã thực hành nhiều năm rồi. Tôi xin anh hãy so sánh số người trong hội chúng của anh và số người trong hội chúng của chúng tôi. Anh tuyên bố anh đầy quyền năng vì nói tiếng lạ, nhưng anh vẫn chỉ có năm mươi người nhóm họp với anh. Chúng tôi không thực hành nói tiếng lạ, nhưng chúng tôi có hàng trăm người nhóm họp với chúng tôi, hàng trăm người đã được đưa đến với Chúa qua sự rao giảng Phúc Âm của chúng tôi. Vậy thì quyền năng của anh ở đâu? Anh nói tiếng lạ nhưng anh không có quyền năng. Chúng tôi không nói tiếng lạ nhưng chúng tôi có quyền năng thật. Anh có biết quyền năng này đến từ đâu không? Quyền năng này đến từ sự cầu nguyện”.
Tôi tiếp tục làm chứng cho anh ấy rằng chúng tôi rao giảng Phúc Âm vào Tết âm lịch. Thay vì ăn mừng Tết âm lịch, các thánh đồ trong Hội Thánh tại Chefoo chuẩn bị rao giảng Phúc Âm cho họ hàng, hàng xóm, và bạn bè. Theo phong tục của người Hoa, đêm giao thừa là đêm tiệc tùng, nhưng đó là đêm kiêng ăn và cầu nguyện của chúng tôi. Rồi hôm sau, là ngày đầu năm, chúng tôi cùng đến với họ hàng, bạn bè, và hàng xóm để rao giảng Phúc Âm. Việc rao giảng Phúc Âm ấy được thực hiện cùng với cầu nguyện nhiều. Trong khi tôi giảng tại nơi nhóm họp, nhiều thánh đồ trong các phòng khác nhau cầu nguyện cho đến khi bài giảng chấm dứt. Quyền năng chúng tôi kinh nghiệm trong việc rao giảng Phúc Âm đến từ sự cầu nguyện như vậy. Tôi nói với bạn tôi tại Chefoo rằng chúng tôi tin cậy vào cầu nguyện chứ không tin cậy vào nói tiếng lạ.
Khi nói chuyện với anh ấy, tôi tiếp tục đưa ra hai lý do nữa khiến chúng tôi có quyền năng. Tôi bảo anh rằng quyền năng của chúng tôi không những nhờ sự cầu nguyện mà còn ở trong Lời. Chúng tôi không rao giảng điều gì kỳ lạ hay lập dị, mà rao giảng theo Lời trong Kinh Thánh. Lời này là lẽ thật, và lẽ thật thì thắng thế. Trong mỗi một Lời của Đức Chúa Trời đều có quyền năng.
Chúng tôi chỉ rao giảng Lời chứ không rao giảng dạo đức hay triết lý của người Hoa. Hơn nữa, thay vì dùng nhiều câu chuyện khi giảng dạy, chúng tôi chỉ chính yếu rao giảng Đấng Christ theo khải thị trong Kinh Thánh. Vì Lời Đức Chúa Trời đầy quyền năng nên chúng tôi có quyền năng khi rao giảng Phúc Âm.
Tôi cũng nói với anh em ấy rằng quyền năng của chúng tôi ở trong Linh, chứ không ở trong việc nói tiếng lạ. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có Linh ở bên trong và ở bên trên chúng tôi. Vì có Linh ở bên trong và bên trên nên chúng tôi có quyền năng. Vì vậy, quyền năng của chúng tôi ở trong sự cầu nguyện, Lời, và Linh.
Đến đây, tôi muốn làm chứng với anh em về những gì đã xảy ra khi tôi đang rao giảng tại Chefoo vào một ngày nọ. Đến một điểm nhất định, tôi có cảm nhận mình ở trong một bầu không khí nào đó là điều đã đến trên tôi. Rồi tôi bắt đầu nhận biết lời tôi rao giảng hoàn toàn ra từ quyền năng thật của Đức Chúa Trời. Khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta cảm nhận được quyền năng hay không thì không quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta có quyền năng thật hay không.
Cùng với các trưởng lão tại Hội Thánh ở Chefoo, tôi có một kinh nghiệm rõ ràng về quyền năng của Chúa trong một cuộc phục hưng xảy ra trong Hội Thánh vào năm 1942. Nhiều thánh đồ xin được đặt tay. Chúng tôi đặt tay và cầu nguyện cho từng người. Trong gần một tiếng đồng hồ, chúng tôi cầu nguyện cho hơn 200 thánh đồ. Lời cầu nguyện thốt ra lúc ấy thật sự là một lời cầu nguyện dài liên tục tuôn đổ ra. Điều đầy ý nghĩa là lời cầu nguyện dành cho mỗi thánh đồ hoàn toàn phù hợp với thánh đồ ấy. Thình lình lời cầu nguyện ngưng lại và chúng tôi không đặt tay trên ai khác nữa. Mọi người tham dự buổi nhóm ấy đều nhận biết những gì xảy ra thật sự là chuyển động của Linh và chúng tôi không thể lặp lại điều đó. Tôi thuật lại điều này để minh họa thêm cho sự kiện là muôn có quyền năng, chúng ta phải tin cậy vào sự cầu nguyện, Lời, và Linh.
Đang khi tìm kiếm quyền năng và tác động lớn trong việc rao giảng Phúc Âm, chúng ta không nên theo phương cách kỳ lạ hoặc lập dị nào. Chúng ta hãy chọn phương cách cầu nguyện, phương cách Lời, và phương cách Linh.
Chúng tôi tin rằng ngày nay Chúa là Linh đã-trải-qua-một- tiến-trình đang cư ngụ trong chúng ta và cũng ở trên chúng ta. Chúng ta có cảm nhận được Linh này hay không thì không thành vấn đề. Chúng tôi tin rằng đang khi hầu việc Ngài và rao giảng cho Ngài, đặc biệt là khi nói Ngài ra, Ngài ở với chúng ta. Chúng ta có hiện diện của Chúa ở bên trong là sự xức dầu. Nhờ sự cầu nguyện, Lời, và Linh, chúng ta có được quyền năng và tác động thật.
Tôi đã thực hành nói tiếng lạ một năm rưỡi. Càng nói tiếng lạ, tôi càng ít quyền năng. Cuối cùng, tôi không thực hành điều đó nữa và trở lại với cách cầu nguyện bình thường. Mặc dầu không có nhiều thời gian quì gối cầu nguyện, nhưng tôi có một linh cầu nguyện suốt ngày. Qua kinh nghiệm, tôi có thể làm chứng rằng cầu nguyện đem lại quyền năng.
Hơn nữa, suốt nhiều năm, chức vụ của tôi luôn luôn theo sát Lời. Suốt những năm giảng dạy tại đất nước này, tôi chỉ quan tâm đến Lời. Lời Chúa phong phú vô tận, và Lời là quyền năng.
QUYỀN NĂNG CỦA CHÚNG TA
- ĐỨC CHÚA TRỜI TAM-NHẤT LÀ LINH
Thật ra quyền năng của chúng ta là Đức Chúa Trời Tam-Nhất là Linh. Anh em không tin rằng Đức Chúa Trời Tam-Nhất ở với chúng ta sao? Tôi tin Ngài ở với tôi khi tôi rao giảng. Khi sắp cung ứng, tôi thường cầu nguyện: “Chúa ơi, xin minh chứng rằng Ngài là một linh với con. Chúa ơi, con muốn thực hành làm một linh với Ngài. Chúa ơi, khi con chia sẻ, xin Ngài làm cho sự hiệp một linh giữa con với Ngài trở nên thực tại. Chúa ơi, xin nói lên Lời của Ngài trong lời chia sẻ của con”. Tôi thường cầu nguyện như vậy trước khi rao giảng. Vì vậy, tôi tin rằng đang khi tôi chia sẻ, Ngài hiệp một linh với tôi và Ngài phát ngôn trong sự phát ngôn của tôi. Đó là quyền năng thật.
Chúng ta không nên tin cậy bất cứ điều gì khác hơn là cầu nguyện, Lời, và Linh. Có thể một giáo sư nào đó có khả năng giảng một bài về khoa học để thuyết phục các sinh viên khoa học tin Đức Chúa Trời. Mặc dầu làm như vậy không có gì sai, nhưng chúng ta không nên đặt lòng tin cậy vào đó. Trái lại, chúng ta nên hoàn toàn và tuyệt đối tin cậy vào cầu nguyện, Lời, và sự xức dầu, là chính Đức Chúa Trời Tam-Nhất.
PHAO-LÔ THẲNG THẮN RAO GIẢNG LỜI
Trong Sách Công Vụ, chúng ta thấy sứ đồ Phao-lô không dùng các mánh khóe trong việc rao giảng Phúc Âm. Nhưng ông “rao giảng rằng... Jesus là Con Đức Chúa Trời” (9:20). Khi ở tại Đa-mách, “Sau-lơ càng thêm năng lực, làm cho người Do-thái ở tại Đa-mách đều luống cuống, và chứng minh Jesus là Christ” (9:22). Trong bài trước, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng tại Tê-sa-lô-ni-ca, Phao-lô dùng Kinh Thánh biện luận về Đấng Christ với những người ở trong nhà hội: “Jesus mà tôi rao giảng cho các ông đây, ấy là Đấng Christ” (17:2-3). Tương tự như vậy, chúng ta thấy tại Cô-rin-tô, Phao-lô long trọng làm chứng cho người Do-thái rằng Jesus là Đấng Christ (18:5). Như vậy, thay vì dùng các mánh khỏe, Phao-lô luôn luôn rao giảng Lời cách thẳng thắn.
CÁC THÁNH ĐỒ TRẺ
RAO GIẢNG BẰNG QUYỀN NĂNG
Có lẽ anh em nói: “Anh Lý ơi, anh đã ở trong Lời hơn 50 năm. Làm thế nào chúng tôi rao giảng Phúc Âm cách đầy quyền năng trong khi chúng tôi hãy còn trẻ trong Chúa?” Tôi xin làm chứng với anh em rằng thậm chí khi còn trẻ, lời tôi chia sẻ vẫn đầy quyền năng nhờ ba điều là cầu nguyện, Lời, và Linh, tức sự xức dầu. Điều này cho thấy, ngay cả những thánh đồ trẻ vẫn có thể rao giảng Phúc Âm cách quyền năng và gây tác động lớn nếu họ tin cậy vào sự cầu nguyện, Lời, và Linh.
Các thánh đồ trẻ ơi, anh em có thể lấy một phần Lời Chúa và rao giảng cho người khác. Đừng chỉ tin cậy vào tài hùng biện anh em có. Những người có tài hùng biện có thể không có quyền năng hay tác động gì trên người khác. Nhưng những người không có tài hùng biện, thậm chí phát âm sai, lại có thể có quyền năng và tác động lớn trong việc rao giảng Phúc Âm. Nếu chúng ta tin cậy vào sự cầu nguyện, Lời, và Linh, thậm chí Chúa có thể dùng sự nói năng, phát âm sai sót của chúng ta để cứu người khác.
GƯƠNG CỦA D. L. MOODY
Có lẽ anh em đã biết D. L. Moody rất thắng thế trong việc rao giảng Phúc Âm. Ông là một người tập sự trẻ tuổi tại tiệm giày của cậu mình thì bắt đầu có gánh nặng rao giảng Phúc Âm. Một ngày nọ, sau khi ông giảng một bài về Phúc Âm, một người học thức trong hội chúng đến gặp Moody. Người này bảo Moody rằng ông thường dùng sai văn phạm. Câu trả lời của Moody đại khái là: “Ông nói đúng văn phạm, ông hãy đi rao giảng xem kết quả ra sao. Tôi dùng sai văn phạm nhưng người ta được cứu qua sự rao giảng Phúc Âm của tôi”.
ĐƯỢC CẤU TẠO
BẰNG ĐẤNG CHRIST BAO HÀM TẤT CẢ
Chúng ta có quyền năng rao giảng Phúc Âm hay không tùy thuộc vào bản thể chúng ta, con người chúng ta. Nếu muốn có quyền năng, chúng ta cần được cấu tạo bằng Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả. Vì Phao-lô được cấu tạo bằng Đấng Christ như vậy, nên ông luôn luôn rao giảng Đấng Christ trong các sứ điệp của mình. Trong 18:5, chúng ta thấy Phao-lô làm chứng rằng Jesus là Đấng Christ, và trong câu 11, suốt một năm rưỡi ở tại Cô-rin-tô, ông dạy dỗ Lời Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều cần học hỏi nơi Phao-lô để làm chứng về Đấng Christ và rao giảng Lời.
MỘT LINH VỚI CHÚA
TRONG SỰ RAO GIẢNG PHÚC ÂM
Không có đường tắt để được đầy dẫy quyền năng khi rao giảng Phúc Âm. Chúng ta cần cầu nguyện, học Lời, và làm một Linh với Chúa. Trong lCô-rin-tô 6:17, Phao-lô nói: “Còn ai liên hiệp với Chúa thì đồng một linh với Ngài”. Chúng ta cần đứng trên Lời này, tuyên bố sự kiện và thực hành. Chúng ta nên nói: “Chúa ơi, đây là Lời Ngài. Con đứng trên Lời Ngài và tuyên bố sự kiện con là một linh với Ngài. Chúa ơi, con cầu xin Ngài minh chứng Lời Ngài rằng Ngài thật sự hiệp một với con. Chúa ơi, con muốn nói cho Ngài và thậm chí nói Ngài ra. Chúa ơi, xin chứng minh. Lời Ngài và bày tỏ rằng Ngài thật sự hiệp một với những người theo Ngài”. Tất cả chúng ta đều cần cầu nguyện như vậy. Đó là lời cầu nguyện mà các từng trời và các quỉ sẽ nghe. Nếu hiệp một linh với Chúa khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta sẽ có quyền năng và tác động. Vì vậy, chúng ta đừng tin cậy tài hùng biện, mà hãy tin cậy sự cầu nguyện, Lời, và Linh.
 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2