"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6937109
Đang truy cập:30

CÔNG VỤ BÀI BỐN MƯƠI SÁU-

name of abortion pill in u

purchase abortion pill online patemery.azurewebsites.net abortion pill over the counter

 

SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(12)
Kinh Thánh: Công. 17:1-34
Trong bài này, chúng ta đến 17:1-34. Trong các câu 1-9, Phao-lô tới Tê-sa-lô-ni-ca; câu 10-13, ông tới Bê-rê; và câu 14-34, ông tới A-thên.
ĐẾN TÊ-SA-LÔ-NI-CA
Trong 16:11-40, chúng ta có lời tường thuật về việc thành lập Hội Thánh tại Phi-líp. Hội Thánh này được thành lập qua hai người có phần khác thường. Người đầu tiên là “một người đàn bà tên là Ly-đi, quê ở Thi-a-ti-rơ, buôn hàng sắc tía” (16:14). Người thứ hai là một viên cai ngục. Theo kinh nghiệm và sự quan sát của chúng tôi, các Hội Thánh thường được thành lập quá những người khác thường như vậy.
Sau khi ở lại Phi-líp, Phao-lô và các đồng công đi qua Am-phi-bô-lít và A-bô-lô-ni, “rồi tới Tê-sa-lô-ni-ca, ở đó có một nhà hội của người Do-thái” (17:1). Tê-sa-lô-ni-ca là một thành phố quan trọng khác, nằm trên vịnh ở giữa bờ biển thuộc tỉnh Ma-xê-đô-ni.


Lấy Kinh Thánh Biện Luận về Đấng Christ
Tại Tê-sa-lô-ni-ca có một nhà hội của người Do-thái, là nơi người Do-thái tìm kiếm tri thức về Đức Chúa Trời bằng, cách nghiên cứu Kinh Thánh. Theo thói quen, Phao-lô “vào đó, luôn ba ngày Sa-bát, lấy Kinh Thánh biện luận với họ” (c. 2). Phao-lô lấy Kinh Thánh biện luận với những người ở trong nhà hội về điều gì? Về thần học và Luật Môi-se? về hình bóng và lời tiên tri? Không, ông không lấy Kinh Thánh biện luận về những điều ấy. Nhưng ông biện luận về Đấng Christ, “giải nghĩa và tỏ bày về Đấng Christ cần phải chịu khổ hại, rồi từ kẻ chết sống lại, và rằng: Jesus mà tôi rao giảng cho các ông đây, ấy là Đấng Christ” (c. 3).
Trong đời sống Cơ-đốc của mình, tôi đã thấy người ta lý luận về nhiều điều khác hơn là Đấng Christ. Chẳng hạn, nhiều người lý luận về báp-têm trầm mình. Một số khác tranh luận rằng tín đồ nên được dìm xuống nước bằng cách sấp mình tới trước; người khác lại tranh luận rằng tín đồ nên được dìm mình xuống nước bằng cách ngã người ra sau hay từ vị trí đang đứng dìm thẳng xuống. Bên nào cũng có lý lẽ riêng. Người khác nữa lý luận về việc tín đồ nên được dìm xuống một lần hay ba lần-lần đầu trong danh Cha, lần thứ hai trong danh Con, và lần thứ ba trong danh Thánh Linh.
Khi Phao-lô ở trong nhà hội tại Tê-sa-lô-ni-ca, ông không lý luận về Kinh Luật. Nhưng ông lấy Kinh Thánh lý luận với những người trong nhà hội về Đấng Christ, ông giải bày cho họ thấy Đấng Christ phải chịu khồ và từ kẻ chết sống lại. Rồi ông nói với họ: “Jesus mà tôi rao giảng cho các ông đây, ấy là Đấng Christ”.
Theo Cấu Tạo Thuộc Linh Của Ông
Vì Phao-lô được cấu tạo bởi Linh của Jesus, được Linh ấy dẫn dắt, hướng dẫn, và điều khiển, nên ông không có lòng dạ nào lý luận về gia phổ, lời tiên tri, hay các hình bóng, ông chỉ có một gánh nặng, và gánh nặng ấy theo cấu tạo thuộc linh của ông. Cấu tạo của Phao-lô hoàn toàn bởi Linh của Jesus. Vì vậy, tại Tê-sa-lô-ni-ca, Phao-lô không cung ứng điều gì khác hơn là Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả. Nhiều ra-bi nghiên cứu Cựu Ước mà không hề thấy gì về Đấng Christ. Tuy nhiên, Phao-lô có thể thấy Đấng Christ được khải thị trong Kinh Thánh.
Chúng ta cần học tập nghiên cứu Kinh Thánh và sử dụng Kinh Thánh như Phao-lô đã làm. Chúng ta cũng nên tìm cách cung ứng những điều thần thượng theo cách của Phao-lô. Tôi đã quan sát thấy nhiều lý luận, tranh luận, và bàn cãi về một số lẽ thật Kinh Thánh, nhưng tôi rất ít thấy những lý luận về Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả. Chúng ta hãy học tập lý luận về Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả dựa trên cả Tân Ước lẫn Cựu Ước.
Cung Ứng Đấng Christ Bao-Hàm-Tất-Cả
Trong 17:3, Lu-ca cho thấy Phao-lô chỉ công bố Đấng Christ cho những người ở trong nhà hội. Thật ra, chắc hẳn ông đã lý luận rất dài và rất chi tiết về Đấng Christ. Tôi tin rằng ông lý luận Đấng Christ là Đức Chúa Trời và là người. Theo câu 3, Phao-lô nói với họ rằng Đấng Christ cần phải chịu khổ. Sự chịu khổ của Đấng Christ ngụ ý sự nhục hoá của Ngài, và sự nhục hoá của Ngài ngụ ý địa vị nhị diện của Ngài, tức là thần tính và nhân tính của Ngài. Hơn nữa, sự chịu khổ của Đấng Christ cũng ngụ ý đến sự chết của Ngài. Trong 17:3, Phao-lô nói về sự phục sinh của Đấng Christ cách rõ ràng và đầy đủ rằng: “Đấng Christ cần phải chịu khổ hại, rồi từ kẻ chết sống lại. Vì vậy, Phao-lô chắc hẳn đã lý luận về Đấng Christ nhục hoá trong thần tính, nhân tính, cuộc sống làm người, chịu khổ, chịu chết và phục sinh.
Sự kiện Phao-lô lý luận chi tiết về Đấng Christ được thấy qua việc ông lấy Kinh Thánh lý luận với những người trong nhà hội vào ba ngày Sa-bát. Có lẽ không phải Phao-lô lý luận với họ chỉ có một giờ vào ba ngày Sa-bát ấy. Rất có thể ông dành nhiều giờ, thậm chí nửa ngày, lý luận với họ về Đấng Christ.
Lý luận của Phao-lô trong nhà hội về Đấng Christ tương ứng với việc ông được Thánh Linh dẫn dắt và được Linh của Jesus điều chỉnh. Phao-lô là loại người ấy. Vì ở dưới sự dẫn dắt của Thánh Linh và sự điều chỉnh của Linh Jesus nên ông thực hiện công tác trình bày, truyền đạt, và cung ứng Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả cho người khác. Phao-lô không cung ứng Kinh Luật, gia phổ, lời tiên tri, hay hình bóng, mà cung ứng Đấng Christ sống động và bao hàm tất cả. Đó là ý nghĩa sâu xa hơn của phần Lời này. Khi đến với những câu này trong Sách Công Vụ, chúng ta cần đọc và nghiên cứu như vậy.
Nhiều Người Theo Phao-lô Và Si-la
Công Vụ 17:4 ghi tiếp: “Trong họ có mấy người chịu thuyết phục, theo Phao-lô và Si-la, lại có rất nhiều người Hi-lạp kỉnh kiền, và đàn bà quyền quí cũng chẳng ít”. Những người Hi-lạp tin kính này có lẽ là những người Hi-lạp mới theo Do-thái Giáo. Rất nhiều người theo Phao-lô và Si-la, bao gồm nhiều phụ nữ quyền quí. Một điều rất ý nghĩa trong Sách Công Vụ là những phụ nữ quyền quí giữa vòng người Hi-lạp thường nằm trong số những người đầu tiên tin Phúc Âm. Điều này cho thấy nhiều phụ nữ Hi-lạp tìm kiếm Đức Chúa Trời.
Sự Chống Đối Của Người Do-thái
Công Vụ 17:5-7 mô tả sự chống đối của người Do-thái: “Nhưng người Do-thái nổi ganh ghét, rủ mấy đứa xấu xa trong bọn ăn dưng ở rỗi, họp thành lũ, làm náo loạn cả thành, xông vào nhà Gia-sôn, tìm lôi hai người ra cho dân chúng. Nhưng không thấy họ, bèn kéo Gia-sôn và mấy anh em đến trước mặt các quan trưởng thành phố mà la lên rằng: Đây những tên làm đảo lộn thiên hạ cũng đã đến đây rồi, và Gia-sôn đã chứa họ! Hết thảy bọn nầy đều hành động trái nghịch mạng lệnh Sê-sa, mà nói rằng có một vua khác, là Jesus”. Theo nguyên văn, từ Hi-lạp dịch là “thiên hạ” trong câu 6 có nghĩa là vùng đất có người ở. Có lẽ các sứ đồ thật sự rao giảng Jesus là Vua. Những người chống đối dùng lời của các sứ đồ để buộc tội họ cách quỉ quyệt để ảnh hưởng đến Sê-sa. Những người chống đối thường có khả năng ấy, có lẽ do họ được Ma Quỉ huấn luyện, hắn là kẻ xúi giục gian ác.
Qua 17:5-7, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng của Do-thái Giáo mạnh mẽ dường nào. Ảnh hưởng này không những thắng thế tại Giê-ru-sa-lem mà còn ở thế giới dân Ngoại nữa, thậm chí ở tại Đông Âu. Theo câu 8: “Quần chúng và các quan trưởng nghe vậy, đều kinh hoảng”. Ở đây, chúng ta thấy sự quỉ quyệt của họ khi họ liên kết với giới chính trị địa phương và thậm chí dùng giới ấy để bắt bớ các sứ đồ. Điều này cho thấy Do-thái Giáo đã bị kẻ thù của Đức Chúa Trời, là Sa-tan, chiếm đoạt để chống đối gia tể của Đức Chúa Trời. Theo nguyên tắc, tình hình ngày nay cũng vậy. Tôn giáo liên kết với các giới thẩm quyền thế gian để ngăn trở chuyển động thật của Đức Chúa Trời trên đất.
ĐẾN BÊ-RÊ
Công Vụ 17:10 chép: “Đoạn, đang đêm, anh em lập tức đưa Phao-lô và Si-la đi qua Bê-rê; đến nơi rồi, thì vào nhà hội người Do-thái”. Vì sao anh em lập tức đưa Phao-lô và Si-la đến Bê-rê? Họ làm như vậy vì tính mạng các sứ đồ đang bị đe dọa. Nếu họ chỉ chậm trễ một chút, có lẽ các sứ đồ đã bị giết rồi.
Một lần nữa, khi đến Bê-rê, Phao-lô và Si-la “vào nhà hội người Do-thái”. Thông thường, lý do họ làm như vậy là để nắm lấy cơ hội rao giảng Phúc Âm. Phao-lô và Si-la dạn dĩ đi vào đồn lũy của người Do-thái. Đó là điều cần thiết để chinh phục những người mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi, đang bị nhốt trong chuồng Do-thái Giáo.
Công Vụ 17:11-12 chép: “Những người này cao nhã hơn người Tê-sa-lô-ni-ca, đều sẵn sàng mọi bề mà nhận đạo, ngày ngày kê cứu Kinh Thánh để xem có phải vậy không. Vậy nên, trong vòng họ có nhiều người tin, cũng có khá đông đàn bà Hi-lạp sang trọng và đàn ông chẳng ít”. Vine nói rằng từ Hi-lạp dịch là “cao nhã hơn” cho thấy người Bê-rê có tinh thần cao nhã hơn. F. F. Bruce nói rằng từ này có nghĩa là phóng khoáng, không thành kiến.
Tôi tin rằng người Bê-rê không cố chấp, nhưng thật khôn ngoan. Mỗi khi cố chấp, chúng ta không thể cao nhã được. Người cao nhã luôn luôn khôn ngoan. Người Bê-rê cao nhã trong việc tiếp nhận Lời với lòng sốt sắng, tra xem Kinh Thánh hằng ngày để xem mọi việc có đúng vậy không.
Công Vụ 17:13 cho biết sự chống đối lan rộng từ Tê-sa-lô-ni-ca đến Bê-rê: “Nhưng khi người Do-thái ở Tê-sa-lô-ni-ca hay Phao-lô cũng rao giảng Lời Đức Chúa Trời tại Bê-rê, thì họ cũng đến đó, xui giục, và làm náo động quần chúng”. Dường như những người chống đối này đã trở nên chuyên nghiệp, không làm gì ngoài việc đi theo các sứ đồ và chống đối gia tể của Đức Chúa Trời. Chúng ta không biết ai thuê hay ai trả chi phí cho họ. Thật ra là Ma Quĩ “mướn” họ.
ĐẾN A-THÊN
Được Anh Em Gửi Đi
Vì sự chống đối đến từ Bê-rê, “tức thì anh em đưa Phao-lô qua miền biển, còn Si-la và Ti-mô-thê thì cứ ở lại đó” (c. 14). Cũng như trong câu 10, từ “tức thì” được dùng để mô tả việc các anh em đưa Phao-lô đi khỏi thành phố.
Câu 15 chép tiếp: “Những người đưa Phao-lô dẫn người đến A- thên; rồi trở về, đem lịnh cho Si-la và Ti-mô-thê phải đến cùng người gấp gấp”. A-thên là thủ phủ của A-chai, một tỉnh của Đế Quốc La-mã, trung tâm ánh sáng khoa học, văn chương, và nghệ thuật của thế giới cổ. Qua chuyến viếng thăm nơi ấy của Phao-lô, Phúc Âm của Vương Quốc Đức Chúa Trời đến với những người có văn hóa cao nhất.
Tranh Luận Với Người Do-thái
Và Đương Đầu Vởi Các Triết Gia
Theo Chủ Nghĩa Khoái Lạc Và Chủ Nghĩa Khắc Kỷ
Linh Của Phao-lô Bị Tức Bực
Vì Việc Thờ Hình Tượng Tại A-thên
Công Vụ 17:16 chép: “Vả, đương khi Phao-lô đợi hai người tại A-thên, thấy thành đầy hình tượng, thì linh tức bực”. “Linh” ở đây là nhân linh của Phao-lô (Xa. 12:1; Gióp 32:8; Châm. 20:27), được Linh của Đức Chúa Trời tái sinh (Gi. 3:6), được Chúa là Linh cư ngụ bên trong (2Ti. 4:22; La. 8:10-11), và làm chứng với Linh (La. 8:16), trong linh ấy ông thờ phượng và hầu việc Đức Chúa Trời (Gi. 4:24; La. 1:9). Một linh như vậy bị nhiều hình tượng tại A-thên làm cho tức bực.
Thậm chí nền văn hóa cao nhất cũng không ngăn cản dân chúng tại A-thên thờ lạy hình tượng, vì cũng giống như cả nhân loại, ở trong họ có linh-thờ-phượng-Đức-Chúa-Trời do Đức Chúa Trời tạo dựng để loài người tìm kiếm và thờ phượng Ngài (so sánh với Công. 17:22). Tuy nhiên do đui mù và thiếu hiểu biết, họ đã chọn những đối tượng sai để thờ phượng (c. 23). Bây giờ, Đức Chúa Trời chân thật là Đấng tạo dựng vũ trụ và chính họ, đã sai sứ đồ của Ngài đến rao giảng về đối tượng đúng đắn mà họ nên thờ phượng (cc. 23-29).
Tại sao sự thờ lạy hình tượng lại phổ biến như vậy tại A-thên, là thành phố có văn hóa nhất? Lý do là vì trong mỗi con người có một linh tìm kiếm Đức Chúa Trời và thờ phượng Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên nhiều người không tìm kiếm hay thờ phượng Đức Chúa Trời là chân thần. Thay vào đó, họ có đối tượng thờ phượng sai. Tuy nhiên, sự kiện người ta thờ phượng một điều gì đó hay đang tìm kiếm một điều gì đó để thờ phượng là một bằng cớ mạnh mẽ chứng tỏ con người cần Đức Chúa Trời. Trong con người, đặc biệt là trong linh của họ, có một nhu cầu về Đức Chúa Trời là đối tượng thật của sự thờ phượng.
Biện Luận Trong Nhà Hội Và Ở Ngoài Chợ
Công Vụ 17:17 nói tiếp về Phao-lô rằng: “Vậy, người biện luận trong nhà hội với người Do-thái và kẻ kỉnh kiền, lại mỗi ngày gặp ai ngoài chợ cũng vậy”. Ở đây chúng ta thấy trong nhà hội, Phao-lô biện luận với người Do-thái và với những người tin kính, có lẽ họ là những người Hi-lạp thờ phượng Đức Chúa Trời. Ngoài việc biện luận trong nhà hội, Phao-lô còn biện luận mỗi ngày ngoài chợ với bất cứ ai mà ông tình cờ gặp mặt. Qua đó, chúng ta thấy ông biện luận ở hai nơi-trong nhà hội với người Do-thái, và ngoài chợ với người Hi-lạp.
Công Vụ 17:18 chép: “Có mấy nhà triết học về phái Khoái Lạc và phái Khắc Kỷ chạm với ông. Người thì hỏi: Lão già mép này muốn nói gì đó? Kẻ thì nói: Hắn dường như tuyên truyền quỉ thần dị bang-vì Phao-lô giảng về Jesus và sự sống lại”. Các triết gia thuộc trường phái Khoái Lạc là những người theo triết gia Hi-lạp Epicurus (341-270 T.C.), triết học của ông là chủ nghĩa vật chất, không nhận biết Đấng Tạo Hóa và sự quan phòng của Ngài trên thế gian, nhưng tìm kiếm các sự khoái lạc của giác quan, nhất là trong việc ăn uống. Lời Phao-lô viết cho người Phi- líp (Phil. 3:18-19) và cho người Cô-rin-tô (lCô. 15:32) là chỉ về họ.
Các triết gia theo chủ nghĩa Khắc Kỷ là những thành viên của trường phái triết học do Zeno thành lập (340-265 T.C.). Họ là những người theo thuyết phiếm thần, tin rằng mọi sự đều do số mạng cai trị, và mọi việc xảy ra đều là kết quả của ý muốn thần thượng. Vì vậy, con người nên cam chịu, thoát khỏi mọi đam mê, buồn phiền, hay vui mừng. Họ nhấn mạnh rằng điều tốt lành cao nhất là mỹ đức, và mỹ đức là phần thưởng cho hồn. Thư Phao-lô gửi cho người Phi-líp cũng nhắc đến họ (Phil. 4:11).
Theo Công Vụ 17:18, một số người nói về Phao-lô rằng: “Lão già mép này muốn nói gì đó?” Theo nguyên văn, từ Hi-lạp dịch là “lão già mép” có nghĩa là “chim nhặt hạt giống”: một con chim nhặt những hạt giống trên đường và ngoài chợ; vì vậy, chỉ về người lượm lặt và thuật lại các mẩu tin (M. R. Vincent).
Rao Giảng Jesus Và Sự Phục Sinh
Trong 17:18, người khác nói về Phao-lô rằng: “Hắn dường như tuyên truyền quỉ thần dị bang”. Họ nói như vậy vì ông đem đến Tin Mừng về Jesus và sự phục sinh. Sự rao giảng của Phao-lô bày tỏ mạnh mẽ rằng ông được cấu tạo Jesus và sự phục sinh của Ngài. Phao-lô được cấu tạo Jesus Christ bao-hàm-tất-cả và sự phục sinh của Ngài. Ông là người dầm thấm Linh của Jesus. Vì vậy, ông rao giảng Jesus và sự phục sinh.
Đưa Đến A-rê-ô-ba
Các câu 19-21 chép: “Chúng chụp người kéo đến A-rê-ô-ba, mà hỏi rằng: Chúng ta có thể biết được đạo mới mà ngươi giảng đó là gì chăng? Vì ngươi gieo vào tai chúng ta những điều lạ; nên chúng ta muốn biết việc này là nghĩa làm sao? (Vả, hết thảy người A-thên và kiều dân tại đó chẳng để thì giờ về việc gì khác, chỉ nói và nghe điều mới đó thôi)”. A-rê-ô-ba là đồi Mars, nơi tọa lạc tòa án cổ kính của A-thên, xử những nan đề nghiêm trọng về tôn giáo. Việc Phao-lô được đưa đến A-rê-ô-ba cho thấy sự rao giảng của ông lan tràn và khuấy động thành phố, trở nên tin tức mới nhất. Như chúng ta sẽ thấy, Phao-lô đứng giữa A-rê-ô-ba và rao giảng cho người A-thên. Trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét nội dung lời Phao-lô chia sẻ trên đồi A-rê-ô-ba.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2