"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870273
Đang truy cập:221

CÔNG VỤ BÀI BỐN MƯƠI NĂM-

amoxicillin 500mg dosage for uti

amoxicillin 500mg click here amoxicillin 500mg cap sandoz

buy tamoxifen

tamoxifen uk redirect tamoxifen brand name

 

SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(11)
Kinh Thánh: Công. 16:6-40
Trong 16:6-40, chúng ta có cuộc hành trình đến Phi-líp thuộc xứ Ma-xê-đô-ni của Phao-lô và các đồng công của ông. Các câu 6-10 ghi lại khải tượng Phao-lô thấy một người Ma-xê-đô-ni; các câu 11-18, ghi lại việc rao giảng và kết quả; và các câu 19-40, ghi lại sự cầm tù và được thả.
KHẢI TƯỢNG VỀ MỘT NGƯỜI MA-XÊ-ĐÔ-NI
Phao-lô và các đồng công bị “Thánh Linh cấm nói Lời tại A-si” (c. 6), và “Linh của Jesus không cho” vào Bi-thi-ni (c. 7). Sau khi xuống Trô-ách, “Đang đêm có dị tượng hiện ra cho Phao-lô: Một người Ma-xê-đô-ni đứng cầu xin người rằng: Xin qua Ma-xê-đô-ni giúp đỡ chúng tôi!” (c. 9). Dị tượng Phao-lô thấy không phải là chiêm bao hay tình trạng ngất trí. Điều này khác với kinh nghiệm của Phi-e-rơ trong 10:9-16, “người ngất trí” (c. 10). Trong dị tượng của 16:9, một người Ma-xê-đô-ni giục giã Phao-lô đến Ma-xê-đô-ni. Ma-xê-đô-ni là một tỉnh thuộc Đế Quốc La-mã ở đông nam Âu Châu, giữa Thrace và A-chai trên bờ biển Aegean.
Công Vụ 16:10 ghi tiếp: “Phao-lô thấy dị tượng đó rồi, chúng tôi lập tức tìm cách qua Ma-xê-đô-ni, vì đoán quyết rằng Đức Chúa Trời đã gọi chúng tôi giảng Phúc Âm cho họ”. Câu này bày tỏ rằng sau khi thấy dị tượng từ Đức Chúa Trời, vẫn cần phải kết luận, tức là hiểu ý nghĩa của dị tượng, bằng cách sử dụng tâm trí theo tình hình và hoàn cảnh thực tế. Tâm trí có thể hiểu một dị tượng như vậy từ Đức Chúa Trời là một tâm trí dầm thấm linh và được linh hướng dẫn (Êph. 4:23).
Trong 16:10, đại từ “chúng tôi” được dùng lần đầu tiên để bao hàm tác giả là Lu-ca. Điều này cho thấy từ Trô-ách, Lu-ca liên kết với sứ đồ Phao-lô trong cuộc hành trình chức vụ của ông.
Sau khi kết luận rằng Đức Chúa Trời đã kêu gọi họ đem Phúc Âm đến với người Ma-xê-đô-ni, Phao-lô và các đồng công tìm cách tiến vào Ma-xê-đô-ni. Đó là bước quan trọng trong chuyển động của Chúa để mở rộng Vương Quốc Ngài đến một đại lục khác là Âu Châu. Điều này giải thích ý định của Thánh Linh khi ngăn cấm họ, giải thích việc Linh Jesus không cho phép họ, và cũng giải thích việc thấy dị tượng lúc ban đêm. Để thực hiện sự dẫn dắt cụ thể ấy trong chuyển động có tính chiến lược của Chúa đoi hỏi sự cố gắng của vị sứ đồ và các đồng công. Họ đã thực hiện điều ấy ngay lập tức.
VIỆC RAO GIẢNG VÀ KẾT QUẢ
Công Vụ 16:ll-12a chép: “Vậy, chúng tôi từ Trô-ách giương buồm thẳng đến Sa-mô-trách, rồi bữa sau đến Nê-a-bô-li; từ nơi đó lại đến Phi-líp, là thành thứ nhất cõi Ma-xê-đô-ni, cũng là đất trú phòng của La-mã”. Trô-ách là một hải cảng ở góc tây bắc của Tiểu Á đối diện với Ma-xê-đô-ni trên bờ biển Aegean. Sa-mô-trách (Samothrace) là một hồn đảo thuộc vùng biển Aegean giữa Trô-ách và Phi-líp, và Nê-a-bô-li là hải cảng của Phi-líp. Công Vụ 16:12 chép Phi-líp là một thuộc địa. Điều này có nghĩa Phi-líp là tiền đồn vững chắc của Đế Quốc La-mã ở nước ngoài, là nơi các công dân có quyền bình đẳng với những người ở thủ đô La-mã. Như vậy, Phi-líp là điểm chiến lược để truyền bá Phúc Âm trong giai đoạn đầu của Phúc Âm tại Âu Châu.
Một Nơi Cầu Nguyện
Câu 13 chép: “Đến ngày Sa-bát, chúng tôi ra ngoài cửa thành, đến bên bờ sông, là nơi chúng tôi tưởng có chỗ cầu nguyện; chúng tôi ngồi xuống giảng cho các phụ nữ đã nhóm lại”. Ở đây, từ “Sa-bát” cho thấy Do-thái Giáo và ảnh hưởng của nó lan rộng dường nào, thậm chí ở Âu Châu. Câu này cũng nói về nơi cầu nguyện. Lời cầu nguyện của con người dâng lên Đức Chúa Trời cho Ngài một cơ hội chuyển động giữa loài người trên đất.
Trong 16:13, Phao-lô đi theo nguyên tắc của ông là tìm kiếm tuyển dân của Đức Chúa Trời. Tại Phi-líp, ông không đến nhà hội, mà đến một nơi cầu nguyện vào ngày Sa-bát. Có lẽ người Do-thái và người Hi-lạp mới theo đạo khao khát Đức Chúa Trời đã nhóm họp nơi ấy. Đó là lý do Phao-lô đến đó.
Sự Cứu Rỗi Ly-đi
Công Vụ 16:14 ghi tiếp: “Có một người đờn bà tên là Ly-đi, quê ở Thi-a-ti-rơ, buôn hàng sắc tía, vẫn kính thờ Đức Chúa Trời, nghe chúng tôi. Chúa mở lòng nàng lưu ý đến lời Phao-lô nói”, ở đây, Chúa, Đấng mở lòng Ly-đi để nghe rao giảng Phúc Âm, phải là Linh, tức là chính Chúa (2Cô. 3:17). Chúng ta không biết Ly-đi là người Do-thái hay là một người Hi-lạp tìm kiếm Đức Chúa Trời, vì nhiều phụ nữ Hi-lạp, đặc biệt là những người thuộc giai cấp cao, cũng tìm kiếm Đức Chúa Trời. Người đầu tiên Chúa chinh phục ở Âu Châu không phải một người nam mà là một người nữ.
Công Vụ 16:15 chép: “Khi nàng và cả nhà đã chịu báp-têm rồi, thì nài xin chúng tôi rằng: Nếu các ông xét tôi là trung tín với Chúa, thì xin vào ở lại nhà tôi. Rồi nàng cố mời chúng tôi”. Ớ đây, chúng ta thấy rằng sau khi tin thì báp-têm ngay, như Chúa truyền dạy trong Mác 16:16. Sau khi tin và chịu báp-têm, Ly-đi bước vào sự tương giao với vị sứ đồ và những đồng công của ông, sự tương giao với Thân Thể của Đấng Christ, là bằng chứng bà đã được cứu. Theo lời mời của bà, họ vào nhà bà và ở lại đó. Đó là ngôi nhà đầu tiên Chúa đã chinh phục tại Âu Châu nhờ Phúc Âm và cho Phúc Âm của Ngài (c. 40).
Uế Linh Bị Đuổi Ra
Công Vụ 16:16 ghi tiếp: “Xảy ra khi chúng tôi đi đến chỗ cầu nguyện, có một con đòi bị linh bói khoa (linh của Python) nhập, đón chúng tôi; nó nhờ sự bói khoa mà làm lợi nhiều cho các chủ nó”. Linh trong câu này không phải là một thiên sứ sa ngã mà là một quỉ (Mác 1:23, 32, 34, 39; Lu. 4:33), là một trong các linh của những tạo vật sống vào thời tiền A-đam và bị Đức Chúa Trời phán xét khi chúng gia nhập vào cuộc nổi loạn của Sa-tan (xem Nghiên Cứu Sự Sống trong Sáng Thế Ký, Bài 2). Các thiên sứ sa ngã cùng hoạt động với Sa-tan trên không (Êph. 2:2; 6:11-12), và các uế linh, các quỉ, cùng chuyển động với hắn trên đất. Cả hai hành động cách gian ác trên con người cho vương quốc của Satan. Việc quỉ chiếm hữu người ta tượng trưng cho việc Sa-tan chiếm đoạt con người mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng cho mục đích của Ngài.
Trong Công Vụ 16:16, người tớ gái có linh Python và đem lợi về cho các chủ qua việc bói khoa. Danh “Python” được dùng để chỉ về quĩ tiên tri, cũng được dùng để chỉ về các thầy bói. Bói khoa là tà thuật hoặc là sự thực hành tìm cách thấy trước hay nói trước về những việc xảy ra trong tương lai hoặc khám phá kiến thức ẩn giấu nhờ sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên.
Theo câu 17-18: “Nó theo sau Phao-lô và chúng tôi mà kêu lên rằng: Các ông này là tôi tớ của Đức Chúa Trời Chí Cao, rao giảng đường cứu rỗi cho các ngươi. Nó cứ làm như vậy nhiều ngày. Phao-lô lấy làm phiền tức, quay lại nói cùng linh ấy rằng: Ta nhơn danh Jesus Christ bảo mầy hãy ra khỏi nàng. Chính giờ đó nó liền ra”. Người đàn bà có uế linh ấy đã ngăn trở Phao-lô rao giảng. Phao-lô chịu đựng tình trạng đó ít lâu. Nhưng cuối cùng, ông đuổi uế linh ra. Như câu 19 cho thấy, sau khi quỉ bị đuổi ra khỏi người đàn bà, bà ta không còn đem lợi về cho các chủ nữa.
BỊ Ở TÙ VÀ ĐƯỢC THẢ
Công Vụ 16:19 chép: “Song các chủ nàng thấy cái mối hi vọng được lợi đã mất rồi, bèn bắt Phao-lô và Si-la, kéo đến chợ, trình cho các thủ lãnh”. Theo nguyên văn, từ Hi-lạp dịch là “mất” ở đây có nghĩa là “ra đi”. Chắc chắn các chủ của người đàn bà ấy là dân Ngoại, họ rất giận dữ vì phương tiện trục lợi đã ra đi. Họ gây rắc rối cho Phao-lô và các đồng công, xui giục cả thành phố nghịch lại họ. “Rồi giải lên các thượng quan, mà thưa rằng: Những người nầy là người Do-thái làm rối loạn thành ta quá đỗi, tuyên truyền những lề thói mà chúng ta là dân La-mã chẳng có phép nhận lấy hoặc làm theo” (cc. 20-21). Các thượng quan trong câu 20 là các pháp quan La-mã.
Câu 22-24 chép: “Quần chúng cùng nổi lên công kích hai người, còn các thượng quan thì khiến lột áo họ, rồi truyền lấy gậy đánh. Khi đánh đòn nhiều rồi, thì bỏ họ vào ngục, dặn bảo đề lao hãy giữ cẩn thận. Được lịnh đó, đề lao bỏ họ vào ngục tối và cùm chơn lại”. Theo nguyên văn, từ Hi-lạp dịch là “cùm” có nghĩa là “gỗ”, và chỉ về một dụng cụ tra tấn có lỗ để giữ cổ tay, mắt cá, và cổ của tù nhân. Chính từ này cũng được dùng cho thập tự giá trong 5:30; 10:39; Gal. 3:13; và lPhi. 2:24.
Khi các sứ đồ bị bỏ vào ngục tối, Chúa có cơ hội tuyệt hảo để chứng minh chính Ngài là Chúa của các vua. Câu 25-26 chép: “Lối nửa đêm, Phao-lô và Si-la đương cầu nguyện, hát thi ca ngợi khen Đức Chúa Trời, những tù phạm đều lắng tai nghe. Thình lình có cơn động đất lớn, đến nỗi nền ngục rúng động, các cửa liền mở ra, xiềng tù phạm thảy đều sổ cả”. Trong khi Phao-lô và Si-la đang cầu nguyện và ca hát, Chúa làm rúng động nhà tù và xiềng xích đều rớt khỏi tất cả tù nhân. Khi cai ngục thấy cửa tù mở toang, ông ta “tưởng tù phạm đã trốn hết, bèn rút gươm, toan tự sát” (c. 27). Nhưng Phao-lô la lên: “Chớ làm hại mình, chúng tôi đều còn cả đây!” (c. 28).
Cai Ngục Và Cả Gia Đình Ông Được Cứu
Trong câu 30, cai ngục nói với Phao-lô và Si-la rằng: “Thưa hai ông, tôi cần phải làm gì để được cứu?” Họ trả lời: “Hãy tin Chúa Jesus thì ông và cả nhà ông đều sẽ được cứu” (c. 31). Từ “cả nhà” cho thấy rằng gia đình của người tin là đơn vị trọn vẹn cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, giống như gia đình Nô-ê (Sáng. 7:1), các gia đình ăn Lễ Vượt Qua (Xuất. 12:3-4), gia đình kỵ nữ Ra-háp (Giô. 2:18-19), gia đình Xa-chê (Lu. 19:9), gia đình Cọt-nây (Công. 11:14), gia đình Ly-đi (16:15), gia đình cai ngục ở đây, và gia đình Cơ-rít-bu trong 18:8.
Phao-lô và Si-la “giảng Lời Chúa cho người, và cho hết thảy kẻ ở trong nhà người nữa” (c. 32). Rồi “chính giờ ấy đang đêm, người đem họ ra rửa vết thương cho” (c. 33a). Theo nguyên văn, từ Hi-lạp dịch là “rửa vết thương” có nghĩa là “rửa cho hết bị thương”. Theo câu 33b, “rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về người đều chịu báp-têm”. Cũng như trong trường hợp của Ly-đi, báp-têm được thực hiện ngay sau khi cai ngục và gia đình ông tin Chúa, để họ được cứu.
Câu 34 chép tiếp: “Đoạn, người mời họ lên nhà mình đãi ăn, người với cả nhà đều rất vui mừng vì đã tin Đức Chúa Trời”. Sau khi tin và chịu báp-têm, cai ngục cũng bước vào sự tương giao với các sứ đồ, sự tương giao với Thân Thể Đấng Christ, là dấu hiệu họ đã được cứu rỗi.
Đối với chúng ta, thật lạ lùng khi cai ngục và cả gia đình ông đã tin, chịu báp-têm, và bước vào sự tương giao với các sứ đồ trong cùng một đêm. Thật là một sự hoán cải kỳ diệu! Tôi hi vọng ngày nay chúng ta cũng sẽ thấy những sự hoán cải lạ lùng như vậy khi người ta tin, chịu báp-têm, bước vào sự tương giao với Thân Thể của Đấng Christ.
Phao-lô Đòi Quyền Lợi
Với Tư Cách Là Một Công Dân La-mã
Công Vụ 16:35 chép: “Đến sáng, thượng quan sai nha lại đi bảo rằng: Hãy thả hai người ấy đi”. Ở đây “nha lại” là các thừa sai La-mã, là những người cầm roi dọn đường cho các thượng quan và thi hành hình phạt trên những tội phạm.
Trong câu 36, cai tù thuật lại với Phao-lô lời nói của các thượng quan: “Các thượng quan sai thả các ông; vậy, bây giờ hãy ra và đi bình an”. Trong câu 37, chúng ta có câu trả lời mạnh mẽ của Phao-lô: “Chúng tôi là dân La-mã, khi chưa định tội, họ đã đánh đòn chúng tôi trước công chúng và bỏ vào ngục; mà nay họ lại đùa thầm chúng tôi ra ư? Không được đâu! Chính họ phải đến đây mà đưa chúng tôi ra chớ”, ở đây, Phao-lô không cư xử như chiên con bị đem đến hàng làm thịt. Trái lại, ông đòi quyền lợi với tư cách là một công dân La-mã. Có lẽ một số người đọc lời Phao-lô đây, nói rằng: “Dường như trong tình huống này, Phao-lô không thuộc linh lắm. Ông hành động như một con sư tử, không như một chiên con. Chúng ta cũng có thể nói ông không phải ‘bồ câu’ mà là ‘diều hâu’”. Suốt nhiều năm, tôi không hiểu cách cư xử của Phao-lô ở điểm ấy trong Công Vụ chương 16.
Dần dần qua kinh nghiệm chịu bắt bớ, bị phê phán, và bị chống đối, tôi đến chỗ nhận biết rằng chúng ta không nên luôn luôn lùi bước. Chúng tôi đã cố gắng làm những người theo Jesus trung tín và thành thật. Chúng tôi đã cố gắng bước theo dấu chân Ngài, chịu đựng bắt bớ như Ngài. Cuối cùng, tôi nhận thấy rằng làm như vậy không phải luôn luôn là hành động khôn ngoan, và không phải ý định của Đức Chúa Trời là chúng ta luôn luôn phản ứng trước sự bắt bớ và chông đối theo cách ấy.
Thật ra trong 16:35-39, vấn đề không phải là Phao-lô nên làm bồ câu hay diều hâu. Điều quan trọng ở đây là công tác truyền giáo của Phao-lô. Phao-lô nhận biết rằng vì tương lai của công tác Phúc Âm, ông cần đòi hỏi quyền lợi với tư cách một công dân La-mã. Chính quyền La-mã là chính quyền pháp trị, và chính quyền này bảo vệ công dân của mình. Vì vậy, Phao-lô khôn ngoan khi có thái độ được mô tả trong câu 37, vì điều đó hữu ích cho tương lai của công tác ông. Thái độ ấy khiến các viên chức La-mã không thể nghĩ rằng họ có thể đối xử với Phao-lô thế nào tùy ý vì ông là người Do-thái.
Trong câu 37, dường như Phao-lô nói: “Không, chúng tôi không muốn ra đi lặng lẽ. Chúng tôi là người La-mã và chúng tôi chưa bị xét xử đã phạm một tội ác nào. Ban đầu, các ông bỏ chúng tôi vào ngục tối, rồi bây giờ các ông yêu cầu chúng tôi lặng lẽ ra đi. Chúng tôi không chịu làm như vậy. Các thượng quan hãy đến đây hộ tống chúng tôi ra khỏi tù. Chúng tôi sẽ không lén ra đi như tù vượt ngục. Chúng tôi muốn được đưa ra khỏi tù cách xứng đáng như những công dân La-mã. Vì vậy, yêu cầu các thượng quan đến đưa chúng tôi ra khỏi tù”.
Những gì Công Vụ chương 16 ghi lại cho thấy các thượng quan La-mã không thể làm gì khác hơn là thực hiện điều Phao-lô yêu cầu. “Nha lại đem lời ấy trình cho các thượng quan. Khi nghe hai người đó là dân La-mã thì họ sợ, bèn đến nài xin hai người, rồi đưa ra mà xin lìa khỏi thành” (cc. 38-39). Ở đây, chúng ta thấy các thượng quan đưa Phao-lô và Si-la ra khỏi tù như Phao-lô đã yêu cầu. Câu 40 kết luận: “Hai người ra khỏi ngục, bèn vào nhà Ly-di, gặp anh em, yên ủi họ, rồi đi”.
Trong 16:35-39, Phao-lô không thuộc linh cách tôn giáo. Trong tình huống ấy, ông không phải là bồ câu tôn giáo, mà là diều hâu đòi quyền lợi. Vì tương lai của công tác rao giảng Phúc Âm, Phao-lô đòi quyền lợi với tư cách là công dân La-mã. Tuyệt nhiên không phải để minh oan cho mình, chúng tôi có thể làm chứng rằng chúng tôi đã học tập nơi Phao-lô trong việc đòi hỏi quyền lợi của mình với tư cách là công dân và kêu nài “Sê-sa” thời nay-luật của quốc gia dân chủ này-phải xử lý những quyển sách gian ác bôi nhọ chúng tôi. Chúng ta sống trong một xứ sở của luật lệ, và trong xứ sở có hiến pháp này, có những luật lệ chống lại việc gây tổn hại thanh danh người khác. Vì công tác Phúc Âm của Phao-lô, ông đòi quyền lợi với tư cách của một công dân La-mã và kêu nài đến Sê-sa. Cũng vậy, vì lợi ích của Chúa, không phải vì lợi ích của cá nhân mình, chúng tôi đòi quyền lợi với tư cách là những công dân và kêu nài đến luật pháp là “Sê-sa” ngày nay.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2