"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6870085
Đang truy cập:81

CÔNG VỤ BÀI BỐN MƯƠI BA-

amoxicillin without prescription

buy amoxicillin amazon online buy amoxicillin for dogs uk

 

SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(9)
Kinh Thánh: Công. 15:35¾16:5
Trong bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến 15:35-16:5. Công Vụ 15:35-39 ghi lại sự bất đồng ý kiến giữa Phao-lô và Ba-na-ba. Trong 15:40, chúng ta có giai đoạn đầu của cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai của Phao-lô. Trong câu 40-41, Phao-lô và Si-la đi qua Sy-ri và Si-li-si, và trong 16:1-5, họ đến Đẹt-bơ và Lít-trơ.
BẤT ĐỒNG Ý KIẾN VỚI BA-NA-BA
Trong 15:36, Phao-lô nói với Ba-na-ba: “Chúng ta hãy trở lại thăm viếng các anh em trong mỗi thành mà chúng ta đã rao giảng Lời Chúa, xem thử họ ra thể nào”. Ba-na-ba có ý định đem Giăng cũng gọi là Mác theo họ, nhưng Phao-lô “cho rằng không đáng đem Mác theo, vì người đã ha họ trong Bam-phi-ly, chẳng cùng đi làm việc với họ. Nhơn đó nổi lên sự cãi nhau dữ dội, đên nỗi hai người phân rẽ nhau; Ba-na-ba đem Mác cùng đáp thuyền qua Chíp-rơ” (cc. 38-39). Ba-na-ba và Phao-lô là những người đã từ bỏ mạng sống mình vì danh Chúa (c. 26), nhưng ngay sau chiến thắng trong cuộc tranh đấu cho đức tin chống lại tà giáo liên quan đến cắt bì, hai người lại tranh cãi dữ dội về một người họ hàng của một trong hai người đến nỗi chia rẽ, nhau.


Trách Nhiệm Của Ba-na-ba
Ba-na-ba là người chịu trách nhiệm về vấn đề này, vì sau sự kiện ấy, ông không còn xuất hiện trong lời tường thuật thần thượng của Sách Công Vụ về chuyển động của Chúa trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Lý do thất bại của ông có thể là mối liên hệ thiên nhiên với Mác, em họ của ông (Côl. 4:10), là người đã lìa Ba-na-ba và Phao-lô cách tiêu cực trong cuộc hành trình chức vụ lần đầu tiên (Công. 13:13). Về sau, Mác được khôi phục cho chức vụ của Phao-lô (2Ti. 4:11; Plm. 24), nhưng Ba-na-ba thì không được khôi phục.
Về Mác, Phao-lô rất nghiêm khắc. Có lẽ Mác đã bỏ đi trong cuộc hành trình chức vụ lần đầu tiên vì không chịu nổi gian khổ trong công tác truyền giáo. Tuy nhiên Ba-na-ba, tên ông có nghĩa là con trai của sự khích lệ (4:36), muốn đem Mác theo trong cuộc hành trình thứ hai. Có lẽ Ba-na-ba là người rất nhân từ và kiên nhẫn, ông muốn cho Mác thêm một cơ hội nữa. Ngoài ra, vì là em họ của Ba-na-ba nên Mác có mối liên hệ ruột thịt với ông. Vì Phao-lô nghiêm khắc không cho Mác tiếp tục cuộc hành trình thứ hai nên một cuộc tranh cãi dữ dội nổi lên giữa Phao-lô và Ba-na-ba.
Bài Học Cho Chúng Ta
Qua trường hợp tranh luận giữa Phao-lô với Ba-na-ba về Mác, chúng ta cần học tập đừng vận dụng mỹ đức thiên nhiên trong công việc Chúa. Anh em có thể rất nhân từ và kiên nhẫn, nhưng khi đến với công việc Chúa, anh em cần quên đi lòng nhân từ và kiên nhẫn thiên nhiên của mình và hãy quan tâm đến luật lệ và nguyên tắc thần thượng nghiêm minh. Anh em không nên hi sinh các nguyên tắc thần thượng vì con người thiên nhiên của mình. Nếu về mặt thiên nhiên anh em tử tế, nhân từ, kiên nhẫn, khoan dung, điều đó sẽ gây nan đề cho công việc Chúa. Nếu bám lấy các mỹ đức thiên nhiên ấy, anh em sẽ hi sinh nguyên tắc thần thượng vì cớ các mỹ đức của mình.
Trong 15:35-39, chúng ta thấy một điều gì đó thậm chí tệ hơn việc vận dụng mỹ đức thiên nhiên trong công việc Chúa, và vấn đề nghiêm trọng đó là cho phép những quan hệ xác thịt lẻn vào công tác. Thật là kinh khủng khi điều này xảy ra. Ba-na-ba sai lầm cả khi vận dụng các mỹ đức thiên nhiên trong công việc Chúa và có lẽ cũng trong việc cho phép mối quan hệ xác thịt với Mác xen vào công tác.
Vào thời điểm của 15:35-39, Phao-lô không còn là một thanh niên. Chắc chắn ông là người có nhiều kinh nghiệm trong Chúa. Chắc chắn phải có một số nguyên tắc cơ bản nào đó liên quan đến vấn đề đem Mác theo trong cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai, và Phao-lô cảm thấy ông không thể vi phạm những nguyên tắc ấy. Cuối cùng, Ba-na-ba đi riêng, đem Mác theo. Sau đó, Ba- na-ba không còn được nhắc đến trong lời tường thuật thần thượng về chuyển động của Đức Chúa Trời trong gia tể Tân Ước của Ngài. Điều này cho thấy Ba-na-ba đã sai.
ĐẾN SY-RI VÀ SI-LI-SI
Công Vụ 15:40-41 chép: “Còn Phao-lô chọn Si-la, rồi cùng đi, được anh em giao thác cho ân điển Chúa. Người trải qua Sy-ri và Si-li-si, làm cho các Hội Thánh được vững vàng”. Đó là bước đầu trong cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai của Phao-lô, chấm dứt ở 18:22. Sự kiện Phao-lô được các anh em phó thác cho ân điển của Chúa cho thấy ông, chứ không phải Ba-na-ba, đã chọn con đường đúng đắn.
ĐẾN ĐẸT-BƠ VÀ LÍT-TRƠ
Cắt Bì Cho Ti-mô-thê
Trong 16:1-5, chúng ta thấy Phao-lô đến Đẹt-bơ và Lít-trơ. “Kìa tại đó có một môn đồ tên là Ti-mô-thê, con của một người đàn bà Do-thái đã tin, còn cha là người Hi-lạp. Anh em ở Lít-trơ và Y-cô-ni đều làm chứng tốt cho chàng. Phao-lô muốn chàng đi với mình, nhưng vì cớ những người Do-thái ở các nơi đó, nên Phao-lô làm cắt bì cho chàng, vì ai nấy đều biết cha chàng là người Hi-lạp” (cc. lb-3). Việc Phao-lô cắt bì cho Ti-mô-thê vì người Do-thái cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của bối cảnh Do- thái Giáo vẫn tồn tại giữa vòng tín đồ Do-thái. Điều này quấy rối và ngăn trở chuyển động Phúc Âm của Chúa.
Trong Sách Công Vụ chương 15, giải pháp cho nan đề về việc cắt bì đã được chép thành văn bản (15:20, 23-30) và Phao-lô mang thư ấy theo. Công Vụ 16:4 cho thấy điều này: “Họ trải qua các thành, truyền cho chúng giữ những quyết nghị mà sứ đồ và các trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem đã định”. Như vậy, tại sao Phao-lô còn cắt bì cho Ti-mô-thê? Xét thấy Ti-mô-thê là vật liệu tốt cho công tác nên Phao-lô muốn Ti-mô-thê đi với mình (16:3). Chúng ta được biết “vì cớ người Do-thái ở các nơi đó, nên Phao-lô làm cắt bì cho chàng”. Trong việc cắt bì cho Ti-mô-thê, có lẽ Phao-lô đã dùng sự khôn ngoan của mình hầu làm cho tình hình dễ dàng hơn để ông rao giảng Phúc Âm. Nếu không, Phao-lô không có lý do gì để cắt bì cho Ti-mô-thê.
Xem Xét Việc Cắt Bì Cho Ti-mô-thê
Trong Ánh Sáng Của Sách Ga-la-ti
Chúng ta cần xem xét việc Phao-lô cắt bì cho Ti-mô-thê trong Công Vụ chương 16 trong ánh sáng của những gì Phao-lô nói về việc cắt bì trong Sách Ga-la-ti. Ga-la-ti 2:1-3 chép: “Sau đó 14 năm, tôi lại lên Giê-ru-sa-lem với Ba-na-ba, có đem Tít cùng đi nữa. Tôi theo sự khải thị mà lên đó, phô bày cho họ Phúc Âm mà tôi đã rao giảng giữa dân Ngoại, nhưng đối với kẻ có danh vọng thì lại là một cách riêng, kẻo sự chạy của tôi đây và trước kia luống nhưng chăng. Tít, là kẻ cùng đi với tôi, tuy là người Hi-lạp, cũng không bị ép phải chịu cắt bì”. Các câu này chỉ về những gì được ghi lại trong Công Vụ chương 15. Trong Công Vụ chương 15, không đề cập đến Tít, nhưng trong Ga-la-ti chương 2, Phao-lô cho biết ông đem Tít đi với ông đến Giê-ru-sa-lem. Hơn nữa, Phao-lô nói rằng Tít không bị ép buộc phải chịu cắt bì. Vì Tít trong Ga-la-ti chương 2 không chịu cắt bì, tại sao Phao-lô trong Công Vụ chương 16 lại cắt bì cho Ti-mô-thê khi ông thực hiện cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai? Ở đây, chúng ta thấy Phao-lô hành động theo hai cách. Một mặt, Tít không bị cắt bì, mặt khác, Phao-lô lại cho Ti-mô-thê chịu cắt bì.
Ga-la-ti 5:2 chép: “Tôi, là Phao-lô, nói với anh em rằng, nếu anh em chịu cắt bì, thì Christ chẳng ích chi cho anh em cả”. Làm thế nào lời này áp dụng cho sự cắt bì của Ti-mô-thê? Vì Ti-mô-thê đã chịu cắt bì nên Đấng Christ không ích gì cho Ti-mô-thê phải không?
Trong Ga-la-ti 5:4, Phao-lô nói tiếp: “Anh em muôn cậy Kinh Luật cho được xưng nghĩa, thì đã bị dứt khỏi Đấng Christ, và trụy lạc khỏi ân điển rồi”. Đó là một lời nghiêm trọng. Bị dứt khỏi Đấng Christ là bị hạ xuống đến chỗ không là gì cả đối với Đấng Christ, bị tước đoạt mọi lợi ích từ Đấng Christ, và do đó, bị phân cách với Ngài, làm cho trở nên vô hiệu.
Trong Ga-la-ti 6:14, Phao-lô nói: “Nhưng về phần tôi, tôi quyết hẳn chẳng khoe khoang gì, chỉ khoe khoang về thập tự giá của Chúa chúng ta là Jesus Christ đó thôi; vì nhờ thập tự giá ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế gian cũng vậy”. Trong câu này, “thế gian” không phải là thế gian nói chung mà là thế giới tôn giáo thuộc Do-thái Giáo. Như câu tiếp theo cho thấy, ở đây Phao-lô nói rằng thế giới tôn giáo đã bị đóng đinh đối với ông và ông bị đóng đinh đối với thế giới tôn giáo. Trong Ga-la-ti 6:15, ông giải thích tiếp: “Vì chịu cắt bì, hay không chịu cắt bì đều chẳng quan hệ gì, quan hệ là sáng tạo mới”. Như chúng tôi đã chỉ ra ở chỗ khác, cắt bì là một qui định của Kinh Luật, trong khi sáng tạo mới thuộc về sự sống thần thượng với bản chất thần thượng.
Phao-lô cũng nói về cắt bì trong Ga-la-ti 5:6 rằng: “Bởi chưng trong Christ Jesus, chịu cắt bì hoặc không chịu cắt bì, thảy đều vô hiệu cả, duy đức tin do sự thương yêu vận hành mới có công hiệu”, ở đây, từ “công hiệu” chỉ vệ ảnh hưởng hay quyền năng thực tế. Cắt bì chỉ là qui định.bề ngoài và không có quyền năng hay sự sống gì.
Làm thế nào chúng ta có thể dung hòa việc Phao-lô cho Ti-mô-thê chịu cắt bì với những gì ông nói về sự cắt bì trong Sách Ga-la-ti? Khi viết Sách Ga-la-ti, thái độ của ông về cắt bì hoàn toàn tiêu cực. Trong Thư Tín ấy, ông bảo rằng nếu chúng ta chịu cắt bì, Đấng Christ không ích gì cho chúng ta cả, và trong Christ, chịu cắt bì hay không chịu cắt bì đều vô hiệu cả. Vì đó là thái độ của Phao-lô đối với sự cắt bì, tại sao ông lại cho Ti-mô-thê chịu cắt bì?
Sự Uyển Chuyển Của Phao-lô
Trong Công Vụ chương 18, chúng ta thấy ông vẫn có lời hứa nguyện của người Do-thái (c. 18), đó là một lời hứa nguyện cá nhân mà người Do-thái có thể hứa bất cứ nơi nào để bày tỏ sự cảm tạ, kèm theo cạo đầu. Phao-lô biết người Do-thái có mặt trong tất cả các thành phố chính ở Tiểu Á. Ông nhận biết khi ông qua lại khắp các thành phố ấy để công tác giữa mọi người, trước hết ông phải thực hiện công tác giữa vòng người Do-thái. Có lẽ ông nghĩ rằng việc đem theo một đồng công trẻ tuổi chưa chịu cắt bì có thể là một trở ngại lớn cho công tác Phúc Âm. Vì vậy, có lẽ vì công tác Phúc Âm, Phao-lô đã cho Ti-mô-thê chịu cắt bì. Có thể ông đã làm điều này để thực hiện công tác nơi ảnh hưởng của Do-thái Giáo vẫn bao trùm bầu không khí và bối cảnh. Tuy nhiên, khi Phao-lô đến Giê-ru-sa-lem để chiến đấu cho lẽ thật và chống lại tà thuyết cắt bì, ông cố ý đem Tít theo, mà Tít là người chưa chịu cắt bì.
Khi nghiên cứu Công Vụ chương 16 và Ga-la-ti chương 2, chúng ta có thể có ấn tượng về tính uyển chuyển của Phao-lô. Khi đến Giê-ru-sa-lem để chống lại sự cắt bì, ông đem theo một đồng công không chịu cắt bì. Có lẽ ông làm như vậy để chứng tỏ rằng ông mạnh mẽ chống lại việc cắt bì. Như chúng ta đã thấy, Ga-la-ti 2:1-3 được bao hàm trong những sự kiện của Công Vụ chương 15. Ngay sau hội đồng trong Công Vụ chương 15, khi Phao-lô sắp ra đi rao giảng Phúc Âm trong cuộc hành trình chức vụ lần thứ hai, Phao-lô đem Ti-mô-thê theo và cho người cắt bì Ti-mô-thê. Nếu là Si-la, có lẽ chúng ta nói: “Phao-lô, anh làm gì vậy? Anh không vững vàng gì cả. Ban đầu anh chống đối cắt bì, bây giờ anh lại cho người cắt bì Ti-mô-thê”. Nhưng thay mặt cho Phao-lô, chúng ta có thể nói ông uyển chuyển chứ không phải là không vững vàng. Việc ông cho người cắt bì Ti-mô-thê có thể không có gì sai. Lời ông viết trong Sách Ga-la-ti rằng chịu cắt bì hay không chịu cắt bì không có gì quan trọng có thể được giải thích khi áp dụng cho trường hợp của Ti-mô-thê trong Công Vụ chương 16. Chúng ta có thể hiểu rằng lời này có nghĩa là Phao-lô bao hàm cả phương diện chịu cắt bì lẫn phương diện không chịu cắt bì.
Ảnh Hưởng Của Truyền Thống
Một khi truyền thông vào trong người ta, họ rất khó bỏ. Hơn nữa, người ta khó có thể thoát khỏi ảnh hưởng của một bầu không khí tôn giáo mạnh mẽ. Bấy giờ Phao-lô công tác trong thế giới dân Ngoại, chính yếu giữa vòng cộng đồng người Hi-lạp. Nhưng người Do-thái sống trong những thành phố khác nhau tại Tiểu Á vẫn duy trì bầu không khí Do-thái Giáo, và ngay cả Phao-lô cũng khó thoát khỏi ảnh hưởng ấy.
Trong Công Vụ chương 16, Phao-lô có nên cho người cắt bì Ti-mô-thê không? Có thể nói cách công bình rằng cuối cùng Chúa sẽ chọn phương cách không cắt bì ai cả. Điều tốt nhất chúng ta có thể nói về việc Phao-lô cho người cắt bì Ti-mô-thê là ông đã linh động trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó.
Quyển Sách về Thời Kỳ Phân Phát
Sách Công Vụ đặc biệt có mang tính thời kỳ phân phát. Nếu không có sự sáng suốt nhờ hiểu biết gia tể của Đức Chúa Trời, sự phân phát của Đức Chúa Trời, chúng ta rất khó hiểu Sách này. Ngợi khen Chúa vì Sách Công Vụ được mở ra để chúng ta thấy tất cả những điểm quan trọng mang tính thời kỳ phân phát được chứa đựng trong đó. Thấy những vấn đề này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu Tân Ước.
Các Hội Thánh Được Mạnh Mẽ Và Gia Tăng
Công Vụ 16:4-5 chép: “Họ trải qua các thành, truyền cho chúng giữ những điều quyết nghị mà sứ đồ và trưởng lão tại Giê-ru-sa-lem đã định. Ây vậy, các Hội Thánh được vững vàng trong đức tin, và số người ngày ngày càng thêm lên”. Tất cả những Hội Thánh này đều là các Hội Thánh địa phương, tức là các Hội Thánh tại những thành phố khác nhau. Hội Thánh địa phương là một Hội Thánh thành lập tại một địa phương, trong quyền quản hạt của một thành phố. Một địa phương như vậy được Lời Chúa bày tỏ trong Ma-thi-ơ 18:17. Việc thành lập Hội Thánh tại địa phương của Hội Thánh ấy được ghi lại cách nhất quán suốt cả Tân Ước (Công. 8:1; 13:1; 14:23; La. 16:1; lCô. 1:2; 2Cô. 8:1; Ga. 1:2; Khải. 1:4, 11).

 

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2