"CẢ KINH THÁNH LÀ BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI SOI DẪN ... HẦU CHO NGƯỜI THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC TRỌN VẸN VÀ SẮM SẴN ĐỂ LÀM MỌI VIỆC LÀNH"
II Timothy 3:16a, 17
  

HỘI TRUYỀN GIÁO PHÚC ÂM VIỆT NAM
(Vietnamese Full Gospel Missions)
TRƯỜNG KINH THÁNH TẠI GIA
(Home Bible School) www.HomeBibleSchoolVietnam.com

Học Báo:
"SỨ GIẢ TÌNH YÊU"

(The Love Ambassadors)
P.O.Box 565, Westminster, CA 92684-USA
Email: VNFGMissions@Yahoo.com

TIẾNG NÓI CHÂN LÝ
(The Voice of Truth)
www.TiengNoiChanLy.com
HỘI THÁNH PHÚC ÂM VIỆT NAM
tại Westminster
(Vietnamese Full Gospel Church)
14381 Magnolia Ave. Westminster, CA 92683-USA
ĐỘC QUYỀN PHIÊN DỊCH VÀ PHỔ DỤNG
© 1979, 1996 GLOBAL YOUTH EVANGELISM
P.O. Box 1019, Orland, CA 95963 - USA
(Giữ bản quyền. Cấm in sao lại từng phần hay toàn bản dưới mọi hình thức hoặc bằng mọi phương tiện).

  

THỐNG KÊ

Đã truy cập:6894612
Đang truy cập:107

BỐN NHÀ CẤP DƯỠNG TRONG TÂN ƯỚC-2-

  -PHAOLÔ

Phaolô tiếp tục công việc của Phirơ. Đây là tại sao ông nói rằng ông là kiến trúc sư bậc thầy xây dựng ngôi nhà. Tất cả chúng ta đều biết rằng nhiều giáo lý, lời dạy dỗ và biểu hiện về mục đích của Đức Chúa Trời đều được tìm thấy trong thư tín của Phaolô gởi cho hội thánh Êphêsô.Đề mục chủ yếu của thơ Êphêsô là nhà của Đức Chúa Trời.Nhiều điều đã được đem vào nhà từ bên ngoài, bây giờ cần xếp đặt chúng theo trật tự và trang hoàng ngôi nhà. Mọi công việc của Phaolô đều vì mục đích trang hoàng. Thí dụ, sách Rôma bàn về sự xưng nghĩa, sự đắc thắng và sự vâng phục. Đây không phải là những đường lối bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Chúng chỉ là những sự chạm khắc, sự sửa đỗi trên món hàng mẫu. Lời kết luận của Phaolô là lời khuyên dâng mình và hoàn toàn quây về Đức Chúa Trời. Trong hai sách Côrinhtô, Phaolô tiếp tục bảo chúng ta những gì ta nên làm sau khi ta đã thuận phục Đức Chúa Trời và đã bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Ông đã bắt đầu bảo cho ta về những gì có liên quan các buổi nhóm, bàn của Chúa , hôn nhân, sự thông công, sự tiếp nhận, sự tương giao và nhiều điều có tính cách thủ tục khác. Ông vẫn nắm giữ chiếc kéo và sẵn sàng cắt bỏ một số vải để tạo nó thành một hình thể độc nhất theo đúng các sự hướng dẫn đặc biệt. Mọi vật trong ngôi nhà phải được đặt vào địa vị đúng đắn. Điều nầy có nghĩa gì? Điều nầy có nghĩa mọi sự trong ngôi nhà phải được sắp xếp để đạt đến điểm mà nơi đó ngôi nhà sẽ biểu hiện bản chất của Đức Chúa Trời. Một người sạch sẽ hay dơ bẩn sẽ được bày tỏ qua cách anh ấy quản lý ngôi nhà mình. Nhà của một người trình bày tính cách của ngưới ấy. Không có chỗ nào khác có thể vạch trần một người cách triệt để và sáng tỏ hơn chính ngôi nhà của anh ta.Giả sử sách vở trong kệ sách bị xáo trộn, trái cây bóc vỏ ra, hột giống và rác rưởi trên sàn nhà. Giả sử giường ngủ không được dọn vào buổi sáng và được chất đống như bột và bàn viết đóng bụi dày. Nếu bạn anh em bước vào và nhìn vào phòng anh em, anh ta sẽ thấy rõ anh em là lọai người nào. Anh em không bị vạch trần khi anh em vào nhà của người khác; nhưng trong chính nhà của anh em, mọi sự biểu hiện con người anh em ra và tự nhiên vạch trần bản ngã thật của anh em. Vì cớ nhà anh em là chỗ anh em nghỉ ngơi và chỗ anh em cư ngụ, anh em bị vạch trần cách sáng tỏ và triệt để tại đó. Lời chứng của Phierơ làm anh em nên người của vương quốc Đức Chúa Trời; nó đưa anh em vào dưới quyền bính của tay toàn năng của Đức Chúa Trời. Phierơ không chăm lo và các chi tiết. Ông không cần chăm lo các điều vốn không có trong phạm vi công tác của ông. Phaolô là người đi sau Phierơ và chăm lo công việc nầy. Hãy xem Phaolô đã trình bày tỉ mỉ thế nào trong công việc của ông. Ông đề cập chồng và vợ nên yêu nhau như thế nào, chủ và tớ nên đối xử với nhau ra sao, anh em nên yêu mỗi một người ra sao..v..v.Mọi điều nầy có liên quan đến những điều một người phải làm trong nhà Đức Chúa Trời; chúng bày tỏ cho chúng ta những gì được Đức Chú Trời chấp nhận. Ông không chỉ bàn về các điều trên đất, nhưng ông cũng bàn các sự việc liên quan sự tương giao thuộc linh. Như các buối nhóm, báptêm ân tứ, bàn Chúa, chức vụ và mọi sự xếp đăt trong hội thánh. Thực sự ông là người vẽ kiểu và là người trang trí.

-

Êphesô 2;22 chép,”Anh em cũng đã được xây dựng thành chỗ cư trú của Đức Chúa Trời”.Từ câu nầy ta thấy cách sáng tỏ rằng hội thánh là nhà của Đức Chúa Trời. Mỗi một tín đồ là một phần của ngôi nhà nầy, được khắng khít với nhau để trở thành ngôi nhà. Mỗi người giống như một miếng gạch, gỗ hay ngói; mọi người nên biểu lộ bản chất của Đức Chúa Trời trước khi anh ta có thể được xây dựng trở thành nhà của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đặt điều nầy trước mặt chúng ta để bày tỏ rằng, là các miếng gỗ trong nhà Đức Chúa Trời, ta nên làm tròn bổn phận của mình và biểu hiện bản chất của Đức Chúa Trời.

Sau khi ta có nền tảng của Phierơ và sự xây dựng của Phaolô, điều nầy đầy đủ không?Có phải mọi sự của Đức Chúa Trời được hai đường hướng nầy mà do hai người nầy làm cho đầy đủ phải không? Không! Một người khác, Giăng, bước vào.

-

--GIĂNG

Giăng đã diễn giảng về mối liên hệ của ta với Đức Chúa Trời. Đây là những điều liên quan gia đình của Đức Chúa Trời. Chứng cớ của ông đầy dẫy sự sống, ông không bao giờ nói về một điều gì ở bề ngoài. Anh em có thể tìm thấy một điều gì trong các thư tín của ông mà diễn giảng về cách làm một trưởng lão, cách đóng thuế, hay cách một phụ nữ trùm đầu chăng? Liên quan lối cư xử cá nhân, điều duy nhất ông nói là ta nên yêu lẫn nhau; ông không nói điều gì khác. Tuyên bố cách đơn giản, lời chứng của Giăng ở trong nơi chí thánh cách đầy trọn, dẫy đầy thực tại thuộc linh. Ông không bao giờ chạm đến các điều bề ngoài. Ông cứ diễn giảng về các điều chân thật, sâu sắc nhất. Đây là tại sao chữ “sự sống” thường xuất hiện trong các thư tín của ông và Khải Thị. Tính đặc biệt của ông là khôi phục những sự việc sau khi chúng hư hỏng. Đây là vì cớ vào thời Giăng viết các thư tín mình, các sự bội đạo dư dật. Nhiều tiên tri giả và Christ giả đã dấy lên. Người ta đã lật đổ vương quốc Đức Chúa Trời và chiếm nhà Đức Chúa Trời làm của riêng. Họ chỉ nắm lấy các hình thức nông cạn và không có thực tại. Vì vậy, Giăng đã bước đến diễn giảng về điều bề trong, sự sống. Loài người có thể lật đổ vương quốc của Đức Chúa Trời hay nhà của Đức Chúa Trời, nhưng sự sống không bao giờ có thể bị lật đổ; nó sẽ luôn luôn ở đó. Một khi một người có thực tại nầy, điều đó đủ rồi. Lời chứng của Giăng là dành cho những ngày về sau và dẫn người ta đến bản thể sâu xa nhất để nhìn thấy Đức Chúa Trời ta có thuộc về lọai nào.

-

Tôi sẽ phân tích ba đường hướng nầy cách vắn tắt. Phierơ nói về lãnh vực mới, Phaolô diễn giảng về các luật mới, và Giăng nói về một mối liên hệ mới, đó là mối liên hệ giữa cha và các con. Ông đề cập về các cha, các người trẻ và các con bé mọn trong các thơ tín ông bao nhiêu lần? Mọi người nầy là các thành viên trong gia đình và có liên hệ với nhau. Phaolô đã diễn giảng về các luật trong địa vị mới, thuận phục Đức Chúa Trời và biểu hiện bản chất Ngài như thế nào. Giăng đơn giản nói về các cha, các người trẻ và các con bé mọn. Điều nầy là gì? Đây là sự tăng trưởng trong gia đình Đức Chúa Trời.Toàn bộ Tân ước có thể được chia làm ba đường hướng nầy. Để tìm thấy đường hướng vương quốc, ta chỉ phải đọc Mathiơ và Phierơ 1 và 2, Mác và một phần Hêbơrơ. Để tìm thấy đường hướng của hội thánh, các thư tín của Phaolô là đầy đủ nhất. Đồng thời, các thư tín của Giăng đều nói về gia đình của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên tôi phải làm sáng tỏ rằng, sự phân lọai nầy không tuyệt đối. Tôi đơn giản chỉ ra các lãnh vực mà mỗi một đường hướng nhấn mạnh.

-

--KHỞI ĐẦU VÀ KẾT THÚC

Ta hãy coi ba đường hướng nầy khởi đầu và kết thúc như thế nào. Khi Đức Chúa Trời kêu gọi ông, Phierơ đang làm gì? Ông cùng anh mình là Anhrê đang quăng lưới xuống biển. Còn Giăng thể nào? Ông đang vá lưới trong thuyền. Điều hoàn toàn kinh ngạc là Đức Chúa Trời đã sắp xếp các công việc họ cách đúng đắn khi họ đã được kêu gọi. Phierơ đã quăng lưới khi ông được kêu gọi; về sau ông đã làm công việc quăng lưới. Công việc của ông là xung phong trước vào chiến trận. Ông đã khởi sự công việc với người Do Thái. Ông cũng đã rao giảng cho người ngọai bang trước hết. Ông đã quăng lưới và bắt được nhiều người Do thái. Ông đã quăng một mẻ lưới khác và bắt nhiều người ngọai bang. Nhưng về sau [theo quan điểm con người] lưới đã bị rách, và nhiều người đã lìa bỏ vương quốc. Cá đã lọt ra ngoài. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã kêu gọi Giăng vá lưới và khôi phục nó trở lại tình trạng mới mẻ hồi nguyên thủy.

Ta hãy nhìn xem Đức Chúa Trời đã bổ nhiệm cho Phaolô làm gì khi ông đã đuợc kêu gọi. Khi Phaolô sắp bắt bớ các tín đồ, Đức Chúa Trời đã soi ánh sáng trên ông trên đường ông đi đến Đamách. Các lời đầu tiên của Phaolô là,” tôi sẽ làm gì?”[Sứ. 22:10].Công việc của ông luôn luôn vướng vào “ những gì phải làm”. Ông không giống Phierơ, người mà trong một ngày đã dẫn 3000 hay 5000 người đến chỗ tin Đức Chúa Trời. Phaolô đã chỉ cứu một ít, nhiều nhất, chỉ một ít tá người vì cớ mục đích của ông không phải là kéo dân chúng vào mà là hoàn hảo dân chúng. Chủ đích công việc của ông là làm thế nào: làm thế nào làm các sự việc cho đúng, làm thế nào xây dựng ngôi nhà, là thế nào sắp xếp các nội dung trong nhà, làm sao may cắt miếng vải. Những điều nầy là công việc của ông. Nghề nghiệp của ông là may trại.Trại là chỗ để người ta cư trú. Nói cách thuộc linh, Phaolô cũng là người may trại. Không giống Phierơ, là người chỉ có một miếng vải, miếng vải của Phaolô đã trở thành một cái trại.

-

Nhưng thái độ của người người nầy đối với công việc của ba nguời nầy là gì? Không tốt đẹp gì cả! Thái độ đó rất xấu! Chúng ta đều sẽ thở dài.Vào những ngày cuối cùng của họ, lòai người từ chối lời chứng của họ. Phierơ thứ nhì bày tỏ sự việc nầy cho chúng ta cách sáng tỏ. Trong chương hai, có các tiên tri giả bước đến. Đặc biệt họ đã đến để làm công việc giả mạo. Vì vậy , Phierơ đã miêu tả họ như chó và heo; họ làm cho nhiều điều trở nên tồi tệ và khiến cho vương quốc Đức Chúa Trời bị che giấu. Trong chương 3, các kẻ chế giểu đã đến. Họ khinh dể những gì Phierơ giảng, đối xử với các lời đó như là điều ghê tởm và xấu hổ! Chứng cớ của vương quốc hoàn toàn bị từ chối. Anh em có biết tại sao Phierơ đã viết thơ tín thứ nhì của ông chăng? Thơ nầy đã đuợc viết ra vì cớ thơ thứ nhất đã bị chối bỏ và ném bỏ. Đây là tại sao Phierơ đã viết thơ tín thứ nhì của ông. Trong thơ tín thứ nhì của mình ông đã miêu tả tình trạng cuối cùng trong chứng cớ cuộc đời của ông. Nó vạch trần và tuyên bố mọi sự từ bỏ của con người. Vào thời của Phierơ tình thế rất xấu xa. Trong thế kỷ hai muơi nó trở nên tồi tệ càng hơn là dường nào! Thật khó cho bất cứ ai không chống đối chứng cớ của vương quốc khi họ nghe về nó. Khó có ai không nói rằng chúng ta ngu dại. Đừng ngạc nhiên tại sao rất nhiều người đề cao cái mệnh danh là vương quốc lý tưởng; không ngạc nhiên lẽ thật giả mạo ở khắp mọi nơi. Ồ, chúng ở vào thời của Phierơ! Không ngạc nhiên hay bất thường khi có chúng ở đây hôm nay. Không chỉ chứng cớ của Phierơ kết thúc theo cách nầy; chứng cớ của Phaolô đã chấm dứt cùng đường lối. Timôthê nhì là do ông viết. Ba hay năm năm sau khi viết thơ nầy, ông đã chết. Từ thơ tín nầy ta có thể thấy tình trạng đang hiện hữu vào phần cuối cuộc đời của ông. Ông nói, “mọi người ở Asi đã lìa bỏ ta”[ 2Tim.1:15].Biểu lộ Chúa thì quá khó; có quá nhiều sự hạn chế, thật không thể mang nổi. Anh chị em ơi, vào thời của Phaolô và vào lúc Phierơ chết, hội thánh đã hoàn toàn suy thoái trong hình thức bên ngoài. Hội thánh đã sa ngã vào tình trạng mà Khải 2 và 3 miêu tả. Tình trạng ngày nay còn tồi tệ biết dường nào! Phaolô đã viết thơ Philíp khi ông đã già. Ông đã nói gì? Ông nói mọi người chạy theo việc riêng của mình [Phil. 2:21].Người ta đã lọai trừ chứng cớ của Phaolô. Họ coi việc riêng của mình là quan trọng nhất. Kết quả, họ đã từ bỏ Chúa. Nếu một người chăm lo về chính mình, anh ta không thể chăm lo về Chúa. Vì anh ta không có đủ thì giờ chăm lo công việc riêng của mình, thậm chí anh ta ít có thì giờ chăm lo công việc Chúa. Anh ta không thể làm gì khác hơn là bỏ lơ công việc Chúa đi! Chứng cớ của Phaolô đã bị lọai trừ và từ bỏ. Vì vậy, lời cuối cùng của ông là khuyên các thánh đồ tỉnh thức và tiếp tục ý thức sự thâm nhập của các tà giáo. Chứng cớ của Phaolô đã chấm dứt theo lối nầy.

-

Theo dáng vẻ bên ngoài dường như các chứng cớ đã hoàn toàn. Nên Chúa cần dùng Giăng. Chúa cần dùng ông chăm sóc các công việc bên trong. Hãy coi phúc âm Giăng. Không như lời chứng Mathiơ mà nhấn mạnh các giáo lý, hay như lời chứng Luca nhấn mạnh luân lý, hay lời chứng của Mác thì ghi chép lịch sử. Giăng chỉ viết về mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời và chúng ta, một mối liên hệ giữa cha và các con. Ông đã không bắt đầu phúc âm của ông với Ađam hay Ápraham nhưng với Jêsus Christ từ ban đầu, với Jêsus Christ từ ban đầu, từ sự ban đầu nhất. Ông đã không bắt đầu đường lối nầy vì cớ các dáng vẻ bên ngoài đã thất bại và không phải Ađam hay Ápraham đã có thể chuyển đổi tình thế đảo ngược. Điều gì có cần là điều có từ ban đầu.Ai có thể lung lay cái ban đầu. Không ai có thể. Ban đầu không bao giờ có thể bị lung lay. Phúc âm Giăng bàn luận về Ngôi Lời từ ban đầu, mà đã được biểu hiện để dẫn chúng ta trở lại tình trạng của bưổi ban đầu. Điều gì có hồi ban đầu? Đã có sự sống, sự sáng và tình thương yêu. Không một điều nào ở đây có thể bị lung lay. Đúng ra, chúng là các thực tại bề trong. Giăng không bao giờ nói về các điều bên ngòai, như chồng và vợ, chủ tớ. các buổi nhóm.v.v.. Ông không bao giờ đề cập các điều nầy. Những gì ông đã đề cập chỉ là các điều về phương diện của Đức Chúa Trời mà tuyệt đối thuộc về bề trong. Nếu ta không thấy sự khác biệt nầy, ta sẽ không thấy gì cả. Ta vẫn cần cầu xin Đức Chúa Trời cách nhiệt thành cho đến khi ta thấy sự khác biệt.

-

Anh chi em ơi, vì cớ mọi sự đã thất bại và hội thánh đã sa ngã ở bên ngoài vào sự hoang loạn và sự chia rẽ, nguyện Đức Chúa Trời ban cấp ân điển cho chúng ta đến nỗi ta có thể chuyển về Giăng. Nếu không, mọi sự sẽ hư không. Điều nầy không có nghĩa các công việc của Phierơ và Phaolô thì không cần, nhưng trong hiện tại, nhu cầu cấp thiết thì không phải vì các điều bên ngoài. Trước hết ta phải có thực tại bên trong; sau đó ta có thể có các điều bên ngoài. Ta nên nhận thức và hiểu rằng lưới đã rách. Cá không còn được giữ trong lưới nữa. Vì vậy, Đức Chúa Trời muốn Giăng vá lưới nầy. Ông đã không vá trên một vật gì mới, hay sáng chế điều gì. Thay vào đó, đó là điều đã có từ ban đầu. Đây là tại sao ông nói, “Điều tôi ban cho anh em là điều anh em đã biết từ rồi”. Đó không phải là điều họ đã không biết, nhưng là điều họ đã biết và quên rồi.

Vá lưới là gì? Vá lưới khôngphải là thay đổi lưới rách bằng lưới mới, nhưng là phục hồi lưới rách trở lại tình trạng nguyên thủy của nó. Nói cách khác, vá lưới là bao phủ chỗ rách bằng một miếng lưới nguyên thủy. Ngày nay ta chủ yếu cần trở lại cùng Đức Chúa Trời, chiếm được sự sống và quyền năng thuộc linh, và học tập đắc thắng thế giới và kẻ thù. Đây là thực tại thuộc linh. Trước hết ta cần nắm giữ chứng cớ của Giăng. Sau đó ta có thể trở lại chứng cớ của Phaolô và sau đó đến Phierơ. Nếu ta không trở về cùng giăng trước, ta sẽ không có khả năng trở lại cùng Phierơ. Vì lưới đã bị rách, làm sao ta có thể dùng nó để bắt cá chứ? Đây là tại sao ta phải vá lưới trước hết bằng cách nắm lấy thực tại, trước khi ta có thể làm bất cứ điều gì khác.

-

Cuối cùng, chúng ta phải chú tâm ba câu cách đặc biệt. “Người khác thắt lưng cho, và kéo ngươi đến nơi mình không muốn”[Giăng 21:18].Đây là đường lối Chúa Jêsus nói về phần cuối cùng của Phierơ. Phierơ là người can đãm và mạnh mẽ như vậy. Theo truyền khẩu, ông đã bị đóng đinh ngược đầu trên thập giá vì cớ Chúa . Ông dũng cảm biết bao! Nhưng Chúa đã nói gì? Ngài nói rằng Phierơ sẽ bị trói và dẫn ông đến nơi ông không muốn đi. Cuối cùng, giáo hội công giáo tuyên bố rằng Phierơ đã là giáo hoàng. Họ nói rằng Ông đã ngồi trên ngôi tại Rôma. Một dinh thự khổng lồ có tên là “ Đại giáo đường Thánh Phierơ”. Trãi khắp lịch sử, nhiều nhân vật lớn đã tâng bốc, tôn cao và hoan nghênh ông! Nhưng Phierơ có muốn được đối đãi theo cách nầy không? Ông cực kỳ không sung sướng và sẵn lòng. Ông đã chưa hề tưởng tượng rằng ông đã được tôn vinh như vậy ngày nay. Ông không bao giờ ngồi trên một ngôi lớn như vậy. Nhưng ông không nói sự việc nầy; ông đã bị dân chúng trói lại. Quyền tối thượng của ông đã bị các nước và các cá nhân cướp đoạt. Chứng cớ của ông đã bị họ chôn vùi cách hoàn toàn. Các anh em ơi! Bao nhiêu người ngày nay biết rằng Phierơ đã bị cột trói? Họ coi sự cứu rỗi chỉ là một sự việc giải phóng và vui mừng. Thực sự sự cứu rỗi có tính giải phóng và vui mừng. Nhưng sự cứu rỗi không vì sự hưởng thụ niềm vui thích, hay làm nhiều điều theo sự chọn lựa của một người. Đúng ra, sự cứu rỗi là thuận phục quyền bính của Đức Chúa Trời. Chỉ khi một người thuận phục quyền bính Đức Chúa Trời mọi sự sẽ đúng.

-

Chúng ta hãy coi phần cuối đời sống của Phaolô. “ông đã ở trọn hai năm tại một nhà mà mình đã thuê”[ Sứ 28:30].Cuộc đời của ông đã chấm dứt theo cách tồi tệ hơn đời sống của Phierơ. Thậm chí ông đã thuê một căn nhà cho mình. Ông đã có thể sống tại Êphêsô hay Côrinhtô. Nhưng ông phải thuê nhà vì cớ ông không có một chỗ nào thường trực cho chính ông. Chứng cớ của ông đã bị từ bỏ, và ông phải ở trong nhà thuê và không ra khỏi đó. Trước đây, Phaolô đã có thể đi đến một nơi nào đó, tìm gặp ai đó và rao giảng cho họ, nhưng bây giờ dân chúng đã đi đến chỗ của ông. Trừ khi họ có tấm lòng đi, họ đã không hề có thể nghe sự rao giảng của ông. Hoặc họ có tin hay không, Phaolô đã không thể quấy rầy họ thêm nữa.Họ phải chọn lựa cho chính mình. Phaolô đã bị người ta đẩy xuống khỏi địa vị cao và bị giam cầm trong ngục tù tại La mã. Dân chúng phải tìm ra ông cách cá nhân trước khi họ có thể thấy mặt ông. Ngày nay nhiều người chỉ có thể đọc thuộc lòng “ bài cầu nguyện Chúa dạy” và các bài tín điều của các giáo phái. Nhưng các điều nầy là “ các ngôi nhà của họ”; chúng không phải là nhà của Phaolô. Chỉ có bạc hà và hồi hương ở bên ngoài thì không đủ [Math. 23:23]. Chúng ta phải đào sâu vào ý nghĩa thật các thơ tín của Phaolô. Các thư tín gởi cho anh em Côrinhtô không chỉ dành cho dân Côrinhtô, nhưng dành cho mọi hội thánh. Ô! Phaolô đã bị loài người che phủ và không thể xuất hiện nữa. Chúng ta hãy nhanh chóng tìm kiếm ông và tìm kiếm lẽ thật của chứng cớ ông. Đừng để cho chứng cớ nầy qua đi trong đường lối mơ hồ. Tôi muốn nói một lời chân thành: Mọi người không muốn nỗ lực sẽ không bao giờ tìm gặp Phaolô. Những ai không muốn trả giá sẽ không bao giờ tìm được lẽ thật.

-

Cuối cùng, Ta hãy đến với Giăng. Ông đã bị đày đến một hòn đảo. Hòn đảo là gì? Hòn đảo khác biệt với biển và khác biệt với đất liền. Đây không phải là biển vì cớ nó bị cô lập trong biển, cũng không phải là đất liền vì nó không liên kết với lục địa. Hòn đảo không chỉ phân cách với biển nhưng cũng với đất liền nữa. Đó là một chỗ cô quạnh. Biển là gì? Biển là thế giới! Đất liền là tôn giáo và tổ chức của con người ngày nay! Hòn đảo không liên kết với cả hai phần đó. Đức Chúa Trời không ở trong thế giới; Ngài cũng không ở trong các tổ chức lớn của loài người. Các thành đạt lớn nhất của con người chỉ là một miếng đất. Đức Chúa Trời đặt Giăng trên hòn đảo, không đặt vào thế giới hay trong tổ chức loài người. Thay vào đó, Ngài đặt ông trên một hòn đảo. Ông cô đơn tại đó chăng? Chắc chắn ông cô đơn. Nhưng Giăng đã được Linh đụng chạm vào ngày của Chúa; ông đã thấy khải tượng lớn, đã nghe tiếng Chúa Jêsus, và được cất lên trời. Điều nầy diệu kỳ biết bao! Dầu ông đã không có niềm vui của biển hay sự an ủi của đất liền, ông có sự an ủi của Đức Chúa Trời và được thỏa mãn. Không ai liên kết với biển và đất liền mà có thể được liên kết với Chúa. Nếu một cơ đố nhân quí trọng địa vị và danh tiếng của mình trong tôn giáo, anh ta sẽ không bao giờ đi đến hòn đảo.

-

Anh chị em ơi! Chúa đang kêu gọi ta đi đến một hòn đảo. Ngài muốn ta sẵn sàng từ bỏ mọi điều bên ngoài và đến riêng cùng Ngài. Trên hòn đảo không có tàu thuyền để đưa ta ra khỏi biển, cũng không có cầu cho ta vượt đến đất liền. Nhưng Đức Thánh Linh sẽ đem chúng ta ra khỏi. Không có lối thóat nào về mọi phía, nhưng đường đi lên thì sáng tỏ. Nếu đường đi lên không sáng tỏ, anh em sẽ cần tàu để đi trên biển hay cầu để đi đến đất liền. Nếu anh em có các đường khác như vậy, anh em không bao giờ có thể ở trên hòn đảo hay được cất lên trời. Ồ! Ta phải trở về cùng Giăng trước hết và đứng trên thực tại. Sau đó ta có thể trở lại cùng công việc của Phierơ và Phaolô. Ta cần học tập làm sao ở trên hòn đảo , trong nhà, và bị trói buộc. Nguyện Chúa ban phước chúng ta. W.N.

 
Chúa Jesus phán cùng họ rằng: Mùa gặt thì lớn song con gặt thì ít. Vậy, hãy cầu nguyện Chúa mùa gặt sai con gặt đi vào mùa của Ngài".

Luke 10: 2