abortion pill
where to buy abortion pill
uk BỐN NHÀ CẤP DƯỠNG TRONG TÂN ƯỚC-1-
Sứ 9:20-28;Math.4:18-22; Êph.1:22-23;2:22;1Phi 2:3-5; IGiăng1:12-13;Giăng 21:18;21; Sứ 28:23; IITim 1:15;II Phi 2:1;I Giăng 4:1;IIGiăng 7.
Sáng nay tôi muốn nói chuyện về bốn nhà cấp dưỡng khác nhau trong Tân Ước.Theo tiếng Hi lạp, chữ nhà cấp dưỡng không chỉ ám chỉ đến các chấp sự nhưng cũng chỉ về các người phục vụ. Tất cả những ai làm việc cho Đức Chúa Trời và rao phúc âm đều là nhà cấp dưỡng. Nên khi chúng tôi nói bốn nhà cấp dưỡng, chúng tôi ngụ ý bốn công nhân khác nhau. Trong các khúc kinh văn trên mà chúng ta vừa đọc, có bốn chủ đề khác nhau, đó là bốn chủ đề chính yếu của Tân Ước. Những người đã rao giảng bốn chủ đề nầy là bốn nhà cấp dưỡng.
Có một điều đặc biệt trong Tân Ước: từ giữa vòng mười hai người có ba môn đồ khác nhau, họ đã luôn luôn ở bên cạnh Chúa. Tên họ của ba môn đồ nầy là gì? Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết tên của họ; họ là Giacơ, Phierơ,và Giăng. Họ đã ở với Chúa trên núi hóa hình; họ dã đi với Chúa vào nhà Giairu; và cuối cùng, họ đã ở với Chúa trong vườn Ghếtsêmanê. Tại sao Chúa đã chỉ chọn ba người nầy từ giữa vòng mười hai môn đồ? Tại sao Chúa đã đặt họ trong địa vị đáng chú ý hơn? Lý do chính yếu là vì Đức Chúa Trời muốn thiết lập các công việc Ngài trong Tân Ước theo ba đường hướng khác nhau. Nhưng nếu chỉ có ba đường hường nầy thì dầy đủ không? Không, vẫn không đủ! Trong sách Sứ Đồ, Chúa đã đưa đến một nhà cấp dưỡng khác bên ngoài ba người nầy. Người nầy là ai? Là Mathia chăng? Không, thậm chí dầu Mathia đã được chọn làm sứ đồ do sự bốc thăm, ông không phải là nhà cấp dưỡng. Ai đã được chọn lựa? Phaolô, anh em yêu dấu của chúng ta, đã được chọn lựa. Ông là người đã được Chúa chọn lựa cách đặc biệt. Dầu có nhiều người đã làm việc cho Chúa trong Tân Ước, chỉ bốn người nầy chiếm một địa vị độc nhất. Ngoài bốn người nầy đã không có ai cả. Theo Kinh thánh, thứ tự của bốn người nầy như sau: (1) Giacơ; (2) Phierơ, (3) Phaolô, (4) Giăng. Đây là thứ tự đúng đắn của Kinh thánh và được mọi tín đồ nhìn nhận. Ngày nay chúng ta không thể làm vơi cạn ý nghĩa sâu nhiệm hơn của bốn đường hướng nầy, nhưng ta chỉ có thể suy gẫm về họ một ít. Chúng ta không thể thấy mọi sự cách thấu suốt và sáng tỏ; nhưng đang khi ta thấy được một ít, ta sẽ nhận được vài sự giúp đỡ trong bước đi của ta trên trái đất nầy.
GIA CƠ
Gia cơ là người không được chú ý nhất giữa bốn người. Ông chưa hề viết một thư tín nào. Sách Gia Cơ trong kinh thánh không do ông viết, nhưng do em của Chúa. Cả Phierơ và Giăng là người nhiệt thành. Ta có thể thấy nhiều văn kiện về công việc của họ, nhưng Gia cơ đã không làm một điều gì đặc biệt. Ông là người rất ẩn giấu. Làm sao ông có thể được liệt kê giữa vòng bốn người nầy? Tại sao Chúa đã chọn lựa ông là một trong bốn người, để đại diện cho một đường hướng đặc biệt? Gia cơ đã không biểu lộ các ân tứ rao giảng, chữa bệnh, làm các dấu lạ v.v..Dầu các ân tứ nầy là tốt đẹp, đăc điểm ngoại hạng của Gia cơ không ở trong bất cứ điều nào trong các điều nầy. Chúng ta thấy gì trong ông? Ông đã làm một điều lớn và ngoại lệ; ông đã là người tuận đạo đầu tiên giữa các sứ đồ! Đường hướng rất ngoại lệ và chủ yếu giữa bốn đường hướng nầy là đường hướng đau khổ. Bất kể các công việc của Phierơ, Phaolô và Giăng có khác biệt bao nhiêu, đã có một đường hướng thông thường với họ tất cả, đó là đường hướng sự đau khổ và bị từ chối. Đau khổ là điều gì đó có tính cơ bản cho mọi cơ đốc nhân.
Ngày nay nhiều người thích đọc các thư tín tuyệt vời của Phaolô; họ thích nghe về các công tác nhiệt thành của Phierơ và các khải tượng diệu kỳ của Giăng. Song le họ ném Giacơ qua một bên và quên ông ấy theo tiềm thức. Họ không nhận thức rằng mọi công việc đều đã được căn cứ trên Gia cơ. Phierơ đã chiếm được ba ngàn người cho Chúa trong một ngày, và Phaolô đã thiết lập các hội thánh mọi nơi. Song le không có sự đau khổ của Giacơ, Chúa không thể được thỏa mãn. Khi Chúa đến thế giới nầy, Ngài đã tiếp lấy thế đứng của một con người bị từ bỏ. Nếu ta không cùng chịu khổ với Ngài, ta không thể làm thỏa mãn lòng Ngài bất luận ta có làm những điều diệu kỳ nào.
Tại sao Chúa đã làm cho Giacơ nên người quá ẩn giấu? Ngài chỉ muốn làm nổi bật một điểm nổi bất của Giacơ. Giả như ta có nhiều ghế ngồi, nhiều đèn bàn và nhiều bàn viết tại đây. Ta đã quen thấy chúng và không cảm thấy bất cứ điều gì đặc biệt về chúng. Nhưng nếu mọi vật nầy được di chuyển chỗ khác trong một ngày và chỗ nầy sạch sẽ đến nỗi chỉ có một bàn viết nhỏ còn lại, lập tức mọi anh em sẽ chú ý chiếc bàn viết nhỏ bé nầy. Nếu quần chúng ở đây, anh em sẽ không chú ý một điều gì, nhưng một khi mọi người ra đi và chỉ còn lại một người, anh ấy sẽ lôi kéo sự chú tâm đặc biệt. Đây là những gì Chúa đã làm. Ngài giấu kín mọi ân tứ của Giacơ và chỉ làm nổi bật sự đau khổ của ông. Trong kinh thánh, Phierơ nói rằng phải võ trang chính mình bằng tâm trí chịu khổ [1Phierơ 4:1].Chỉ sự đau khổ chiến thắng mọi sự và hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời.Anh em ơi, tôi xin nói một lời chân thành. Những ai không muốn cùng Chúa chịu khổ không bao giờ trông chờ được tôn cao với Ngài. Chỉ những ai chịu đau khổ xứng đáng được tôn cao. Nếu anh em muốn được tôn cao, anh em phải theo bước chân của Gia cơ.
Có nhiều lẽ thật hơn về Giacơ mà có thể đem lại nhiều lợi ích cho ta. Tuy nhiên, vì cớ thời gian, tôi không thể nói nhiều hơn.Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào Phirơ.
PHIERƠ
Trước khi ta diễn giảng về những gì Phierơ đại diện, ta hãy suy gẫm sự khác biệt giữa Phierơ, Phaolô và Giăng. Thậm chí dầu chúng tôi có thể nói một ít ở đây và một ít ở đó, và thậm chí điều đó có thể không thật có tính tổ chức, song le những gì chúng tôi nói thì rất là trọng yếu. Chúng tôi không có ý định nói năng theo lối hùng biện, nhưng có tính cách am hiểu.
Công việc của Phierơ hoàn toàn khác biệt công việc của Phaolô. Ta không chỉ cần nhìn vào các phúc âm Mác và Luca cùng Sứ Đồ, và ta sẽ tìm thấy một sự khác biệt hiển nhiên. Mác đã tiếp nhận phúc âm mình từ Phierơ, và Luca đã viết lại câu chuyện của ông từ Phaolô. Hãy nhìn lại lời làm chứng của Phierơ ỏ Lễ Ngũ Tuần và lời làm chứng của Phaolô; mỗi một lời chứng đều có sự nhấn mạnh riêng, và chúng không giống như nhau. Công việc của Giăng cũng đứng riêng biệt. Ân tứ của Chúa ban cho Giăng khác biệt với các ân tứ ban cho Phaolô và Phierơ. Chứng cớ của Phierơ là gì? Nếu ta nhìn vào Mathiơ 16 và Sứ Đồ 2, ta biết rằng ông đã chỉ quan tâm một điều—Vương quốc của Đức Chúa Trời. Đường hướng của ông mang đặc tính vương quốc Đức Chúa Trời. Về Phaolô thì thể nào? Tôi nghĩ mọi người mà đọc các thư tín của Phaolô đều có thể thấy rằng Phaolô chỉ quan tâm đến nhà của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, ông rất quan tâm đến Hội thánh Đức Chúa Trời.Trãi suốt cả cuộc đời của Phaolô, mọi lời làm chứng và công việc của ông, đều vì điều nầy. Khi ta suy gẫm Giăng, ta có thể thấy rằng chứng cớ của ông hoàn toàn khác biệt. Ông không hề thảo luận những điều liên quan đến Hội thánh. Dầu Phierơ đã không nói về hội thánh cách rộng rãi, ông có đề cập các giám mục một ít. Nhưng ông đã không đề cập một điều gì về sự tổ chức hội thánh. Giăng cũng đã không đề cập về tổ chức hội thánh. Giăng đã chỉ diễn giảng về các phụ lão, các người trẻ tuổi và con trẻ. Điều nầy là gì? Đây là lời chứng về gia đình của Đức Chúa Trời.
Có ba đường hướng rõ ràng trước mặt chúng ta (1) Phierơ, về vương quốc của Đức Chúa Trời,(2) Phaolô, về nhà của Đức Chúa Trời, và (3) Giăng, về gia đình của Đức Chúa Trời.Nếu anh em hiểu ba đường hướng nầy cách rõ ràng, Đức Chúa Trời sẽ ban ánh sáng nhiều hơn cho anh em. Điều nầy không có nghĩa Phierơ đã không đề cập bất cứ điều gì mà Giăng đã đề cập. Nhưng sự nhấn mạnh chủ yếu của ông là về vương quốc Đức Chúa Trời. Đồng thời, Phaolô cũng đề cập đôi điều về gia đình của Đức Chúa Trời, và Giăng đề cập đôi điều về vương quốc Đức Chúa Trời. Bàn về mục tiêu của họ, Phaolô tập chú hội thánh Đức Chúa Trời, còn Giăng tập chú gia đình của Đức Chúa Trời.Ba đường hướng nầy không riêng biệt cách tuyệt đối, song le mỗi một đường hướng đều có tính đặc biệt riêng. Vì cớ phạm vi của chủ đề hôm nay bao gồm toàn bộ kinh Tân Ước, tôi không thể diễn giảng cách chi tiết.Tôi chỉ có thể đụng chạm các chủ đề cách vắn tắt.
Phierơ là người khởi đầu. Người đầu tiên mở miệng trong Hội thánh của Christ là Phierơ. Người cuối cùng đã phát ngôn là Giăng. Khải Thị, do Giăng viết ra, là sách cuối cùng trong Kinh thánh. Còn Phaolô thì thể nào? Ông ở giữa Phierơ và Giăng; ông là người đi trước và là người kế thừa. Có vương quốc Đức Chúa Trời và gia đình của Đức Chúa Trời; và có nhà Đức Chúa Trời ở giữa. Đây là những gì Đức Chúa Trời đã thiết lập trong Kinh thánh. Điều đáng thương là ngày nay vẫn còn nhiều người dốt nát về vương quốc của Đức Chúa Trời và gia đình của Đức Chúa Trời. Họ cũng dốt nát về hội thánh của Đức Chúa Trời như vậy. Họ chỉ biết về tổ chức của loài người và các giáo phái. Nếu anh em hỏi về sự khác biệt giữa vương quốc của Đức Chúa Trời, nhà Đức Chúa Trời và gia đình của Đức Chúa Trời, họ nghĩ rằng những điều nầy nhiều hay ít cũng như nhau. Họ nghĩ rằng một khi một người gia nhập hội thánh, người ấy bước vào gia đình của Đức Chúa Trời mà cũng có nghĩa anh ta bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Họ không nhận thức rằng có một sự khác biệt lớn lao giữa ba điều nầy. Đó là tại sao Đức Chúa Trời cần Phierơ, Phaolô, và Giăng để bày tỏ vương quốc, nhà và gia đình của Ngài.
Khi Chúa ban các chìa khóa vương quốc các từng trời cho Phierơ, có nghĩa Phierơ là người mở cửa, trước cho dân Do thái và sau đó cho dân ngoại bang. Ta sẽ nói về điều nầy về sau. Nhưng bây giờ chúng tôi muốn chỉ tỏ rằng vì cớ các chìa khóa vương quốc các từng trời đã được đặt vào tay Phierơ, ông phải là người đầu tiên bước vào vương quốc các từng trời. Các chìa khóa đã ở trong tay ông và ông đã giữ gìn chúng. Nếu chìa khóa phòng nhóm ở hẽmWen-teh nằm trong tay tôi, bất luận anh em có đến sớm bao nhiêu, anh em sẽ phải đứng bên ngoài cửa sắt. Trước khi anh em bước vào phòng, anh em sẽ chờ đợi đến khi tôi dùng chìa khóa mở cửa và bước vào trước Không có chìa khóa, anh em không thể bước vào trước nhất. Cũng vậy, người đầu tiên bước vào lãnh vực thiên thượng là Phierơ. Điều nầy rất sáng tỏ.
Trong Mathiơ 16, Chúa đã nói một điều kinh ngạc cùng Phierơ. Ngài đã nói gì? Ngài phán,” Và trên vầng đá nầy ta sẽ xây dựng hội thánh ta….Ta sẽ ban cho ngươi các chìa khóa vương quốc các từng trời”[c.18-19]. Anh chị em ơi, anh em có nhận thấy có điều gì khác biệt về câu 19 không? Ô! Cánh cửa lớn nhất được điều dụng tại đây. Chúa đã ban cho Phierơ các chìa khóa vương quốc các từng trời. Phierơ đã có thể kiểm chế thì giờ mở cửa vương quốc các từng trời. Ông đã mang trách nhiệm về vương quốc các từng trời. Nhưng về hội thánh thì thể nào? Chúa phán,”và trên vầng đá nầy Ta sẽ xây dựng hội thánh Ta”. Chúa sẽ tự mình xây dựng hội thánh; không ai khác có thể đụng chạm hội thánh. Đây là điều khác biệt rất nổi bật giữa vương quốc các từng trời và hội thánh. Vương quốc các từng trời là gì? Đó là lãnh vực thuộc linh của Đức Chúa Trời trên trái đất. Vương quốc của Đức Chúa Trời là sự biểu lộ quyền tối thượng của Đức Chúa Trời và sự quản trị của Ngài. Nhà Đức Chúa Trời đại diện bản chất của Đức Chúa Trời trong vinh quang, tình yêu, và sự công nghĩa của nhà ấy.Gia đình của Đức Chúa Trời biểu hiện tình yêu của Đức Chúa Trời và mối liên hệ của Ngài đối với chúng ta. Mọi điều nầy đứng riêng cách hoàn toàn. Chúng không như nhau. Nhiều người kéo lê lết mọi sự vào hội thánh, như có vẻ hội thánh là kho hàng hóa mà họ có thể chứa mọi thứ trong đó. Điều nầy minh chứng họ không hiểu biết lẽ thật của kinh thánh.
Phierơ chỉ mang chứng cớ về vương quốc các từng trời, mở cửa cho dân chúng vào. Ta cần chú ý đến Giăng 3:5.Chúa đã nói điều gì tại đây. Trừ khi một người được nước và Đức Linh mà sanh, người không thể bước vào Vương quốc của Đức Chúa Trời. Nếu ta đã viết câu nầy, có thể ta đã viết, “Trừ khi một người được nước và Linh mà sinh, người không thể vào gia đình của Đức Chúa Trời”.Nhưng không, câu nầy chép về vương quốc của Đức Chúa Trời. Bất cứ ai bước vào vương quốc Đức Chúa Trời, người ấy phải được sanh lại. Chỉ những ai được sanh lại, có thể bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Các chìa khóa mà Phierơ đã dùng vào ngày lễ Ngũ Tuần là sự hối cãi [ăn năn] và báp têm. Kết quả, ba ngàn người đã bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Đây là sự khởi đầu vương quốc Đức Chúa Trời. Nhiều người nói rằng hội thánh đã khởi đầu tại Lễ Ngũ Tuần. Điều nầy đúng, nhưng họ quên rằng vương quốc Đức Chúa Trời cũng bắt đầu tại lễ Ngũ tuần. Những gì Phierơ nói về sau trong các thư tín, về sự cứu rỗi và phần thưởng, đều ám chỉ vương quốc tương lai. Không có sự mâu thuẫn giữa vương quốc tương lai và sự bước vào vương quốc Đức Chúa Trời tại lễ Ngũ Tuần.
Công việc của lễ Ngũ Tuần có đầy đủ không? Không! Đức Chúa Trời đã sai Phierơ đến nhà Cọtnây.Tại lễ Ngũ tuần, Phierơ đã vận dụng các chìa khóa và đẩy nhiều người Do thái và vương quốc. Đức Chúa Trời cũng muốn ông mở cửa cho dân ngoại bang bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Điều nầy ứng nghiệm lời Chúa ở Mathiơ 8:11, nói rằng sẽ có nhiều người từ đông và từ tây, đến người ngồi dựa tại bàn trong vương quốc các từng trời. Trước khi Phierơ vận dụng các chìa khóa mở cửa cho người ngoại bang được cứu rỗi, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị Paul. Nói theo thời kỳ phân phát, công việc của Phierơ đã chấm dứt tại nhà Cọtnây. Tiếp theo điều nầy, dầu Phierơ vẫn còn mang nhiều lời chứng, theo tính thời kỳ phân phát công việc ông đã qua. Hãy suy nghĩ điều nầy diệu kỳ biết bao! Trong Sứ Đồ 10, Phierơ đã đi đến nhà Cọt nây, nhưng Phaolô đã hối cãi tại Sứ Đồ 9.
Nguyên thủy, Phaolô là người nhiệt thành bắt bớ Chúa. Nhưng trên đường ông đi Đamách, Chúa đã chiếu ánh sáng quanh ông và ông đã tiếp nhận ân điển. tuy nhiên, mắt ông chưa được mở ra. Chúa đã sai Anania, và nói cùng Anania rằng Phaolô là chiếc bình Ngài đã lựa chọn. Lời nầy bày tỏ tấm lòng của Chúa. Vương quốc Đức Chúa Trời rộng lớn, Phierơ đem nhiều người vào. Tuy nhiên, vẫn cần có người quản lý và người thiết kế. Vì vậy, Chúa dấy Phaolô lên và làm cho ông thành một chiếc bình. Anania đã làm cho điều nầy nên rõ ràng khi ông nói, “ anh Saulơ ơi”. Câu nầy có nghĩa mọi sự ghen ghét đã được cất bỏ. Kết quả, Phaolô đã có thể làm chứng cho Chúa và được dùng cho công tác. Sau đó, công việc của ông đã mở rộng từ bên trong thành phố đến bên ngoài thành phố; phạm vi công việc ông mở rộng. Làm sao ông từ tuờng cao leo xuống? Ông được các môn đồ dòng xuống. Dầu ông đã có thể tự mình trèo xuống, ông không làm vậy. Ông vui lòng để các môn đồ dòng ông xuống. Đây là sự tương giao, sự giúp đỡ, sự ưng thuận anh em. Phaolô đã không thoát thân một mình, ông đã được nâng đỡ bởi sự dự phần của anh em khác. Nên nhiều công việc có thể được kiến hiệu hơn nếu được nâng đỡ bởi sự cầu nguyện và giúp đỡ của anh em khác. Khởi đầu khi Phaolô đi đến Giêrusalem, các môn đồ sợ hãi ông đôi phần. Sau đó Phaolô đã có thể ra và vào giữa vòng họ, đã có sự tương giao đầy trọn giữa họ mà không có sự bế tắc nào. Theo cách nầy, ông đã có thể tiếp tục công tác của Phierơ.
Bây giờ ta trở lại cùng Phierơ. Khi Chúa kêu gọi ông đi đến nhà Cọtnây, lúc đầu ông đã không muốn đi. Sau đó ban cho ông khải tượng về một tấm vải lớn từ trời dòng xuống. Trong đó có các loài thú vật, loài bò sát và chim chóc, nhưng không có cá.Tại sao đã không có cá? Ta luôn luôn thấy loài thú, loài bò sát, loài chim và cá. Tại sao đã chỉ có ba loài được đề cập, thú vật, bò sát, chim chóc, còn loài cá bị bỏ sót? Theo tiêu biểu trong câu chuyện tàu Nôê, cá đã không bao giờ đựợc cứu. Các loài vật đã được cứu qua chiếc tàu đã không bao gồm cá. Đây là tại sao cá đã không được bao gồm trong những điều Đức Chúa Trời đã ban cho Phireơ.
Ý nghĩa của miếng vải lớn có thú vật, loài bò sát và chim chóc là gì? Ta hãy suy gẫm điều nầy. Miếng vải lớn tượng trưng toàn bộ công tác của Phierơ. Chiều rộng của công việc Phierơ không giống như chiếc bình chỉ có thể chứa đựng một lượng nào đó. Miếng vải không giống như chiếc tàu có các giới hạn của nó. Nó giống như một miếng vải, miếng vải lớn. Miếng vải là gì? Miếng vải không có hình dạng cố định.Nó chưa được tạo thành một hình dạng nào; nó chỉ là miếng vải.Ai đã đến để làm cho miếng vải nầy thành một vật có hình dạng? Phaolô đã đến. Ông đặc biệt trong công việc làm cho có ngăn nắp. Ta có thể ví sánh Phirơ như một người mua vải, còn Phaolô như người thợ may. Ta nên sáng tỏ về điều này. Suốt cuộc đời mình, công việc của Phierơ giống như một miếng vải; không có hình thức hay biên giới nào cả.
Chúng ta hãy suy gẫm ba vật trong miếng vải lớn. Chim chóc là những con vật rất năng động. Đôi lúc chúng bay vòng quanh, đôi khi chúng nằm nghỉ trên nhánh cây hay nóc nhà, lúc khác chúng nhảy nhảy trên mặt đất. Chúng rất tự do và không bị hạn chế gì cả. Chúng là các con vật hoang dã hơn hết trong mọi loài vật. Loài thú vật là gì? Chúng dã man và hung dữ. Còn loài bò sát thì thể nào? Chúng ám chỉ sự nhơ nhớp. Trước mắt Đức Chúa Trời, người ngoại bang chỉ là loài thú vật, loài bò sát và loài chim. Nhưng bây giờ Đức Chúa Trời đã bao bọc những kẻ hoang dã, hung dữ và nhơ nhớp trong miếng vải lớn. Ngài đã đặt chúng ta vào môi trường mới. Ngài không không còn coi chúng ta như thú vật, loài bò sát và chim chóc. Trong kinh thánh chỉ có phúc âm vương quốc các từng trời; không có một điều như là phúc âm của hội thánh. Ta không nghe phúc âm và sau đó bước vào hội thánh. Đúng ra , ta nghe phúc âm và bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời; đó là một khu vực mới và một lãnh vực mới. Anh em đã một lần ở dưới tay Satan; bây giờ anh em ở dưới tay Đức Chúa Trời. Được cứu nghĩa là gì? Có nghĩa Đức Chúa Trời đăt anh em vào một địa vị mới. Ngày nay nhiều người làm cho sự việc hội thánh trở nên bao gồm quá nhiều. Họ nghĩ một khi họ vào hội thánh họ có đủ mọi sự, nhưng họ quên sự việc bước vào vương quốc Đức Chúa Trời. Được cứu không chỉ có nghĩa là bước vào hội thánh; nhưng cũng có nghĩa bước vào vương quốc Đức Chúa Trời để trở nên con cái Đức Chúa Trời, không bởi quyền năng, nhưng do quyền bính [Giăng 1:12].Mọi người có thể bước vào vì cớ không phải theo một người là gì, nhưng theo quyền bính Đức Chúa Trời ban cho con người. Mọi công việc của Phierơ là đem đôi điều từ bên ngoài vào bên trong. Nói cách khác, công việc của Phierơ là đem người ta vào vương quốc của Đức Chúa Trời.Ý nghĩa của việc vào vương quốc của Đức Chúa Trời là chịu khuất phục dưới tối thượng quyền của Đức Chúa Trời. Tính đặc biệt của Phierơ là lôi kéo dân chúng và đưa từng nhóm người vào.Khi ông đã kéo một người vào rồi, một công dân khác đã được thêm vào vương quốc của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ông đã không thể làm điều gì khác để giúp đỡ cho những người đã ở trong vương quốc mà cần sự hướng dẫn. Phaolô đã nhặt lấy trách nhiệm nầy. Công việc của Phaolô là giúp ổn định những người mà Phierơ đã đưa vào. Anh em có thể tìm được các lời “ sanh lại” trong các thư tín của Phaolô chăng? Không, Phaolô nói về sự xưng nghĩa,; ông không bao giờ nói về sự việc sanh lại. Còn Phierơ thì thể nào? Ông nói về sự tái sinh. Ông cũng nói về “cơ nghiệp”. Phaolô chỉ đề cập về cơ nghgiệp một ít. Giăng đã không đề cập bất cứ điều nào về cơ nghiệp vì cớ mục tiêu của ông là gia đình của đức Chúa Trời.Lời giải thích đơn giản nhất về vương quốc của Đức Chúa Trời thì đó là phạm vi của Đức Chúa Trời.
Sách Sứ Đồ đề cập nhiều điều về vương quốc của Đức Chúa Trời.Thậm chí Phaolô đã đề cập vương quốc của Đức Chúa Trời vì vào thời đó nhiều người đuợc cứu và đã bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời.Thật tốt hơn nếu ta đã sáng tỏ về ngày ta được cứu. Lý do ta đang ở trong tình trạng suy thoái bây giờ là vì ta làm cho mình trở thành trung tâm. Chúa chỉ coi ta như một người giúp đỡ. Đức Chúa Trời thật sự muốn ban các hạnh phước cho ta. Nhưng điều quan trọng hơn, Ngài muốn ta bước vào vương quốc Ngài và sống dưới sự cai trị của Ngài. Hỡi anh chị em, sự cứu rỗi không để cho ta vui hưởng; nó để cho Đức Chúa Trời xử lý ta theo quyền bính tối thượng của Ngài. Hồi ban đầu anh em sống cuộc đời vô tư lự và ngu dại; bây giờ Đức Chúa Trời muốn anh em thuận phục Ngài. Sau khi một người được cứu, anh ta không thể sống cuộc đời buông thả thêm nữa. Thay vào đó, anh ta phải được hạn chế. Sự cứu rỗi làm cho Đức Thánh Linh trở nên cái ách cho anh em. Khi anh em muốn được cứu, Ngài đặt ách nầy trên anh em. Một khi anh em có chiếc ách, anh em là người đã được cứu. Theo quan điểm của con người, khi Đức Chúa Trời cứu một người, mọi sự mà anh ta tiếp nhận không tốt gì cả, vì Đức Chúa Trời muốn đem anh ta vào dưới quyền tối thượng của Ngài. Đây là công việc của Phierơ.Bất luận anh em là ai--thú vật, bó sát, chim chóc--ông đưa mọi người vào vương quốc của Đức Chúa Trời.
WN.