coronavirus carte
coronavirus origine
go plaquenil yeux
Xê-ru gia, chị của Đa-vít có ba con trai: A-bi-sai, Giô-áp, và A-sa-ên (1 Sử ký 2:16.). Họ đã trở thành tướng tá trong quân đội của Đa-vít, và thể hiện lòng trung thành sâu sắc cùng sự tận tâm với Đa-vít, cậu ruột của cả ba anh. Họ giống như những môn đệ của Chúa Jesus đã theo Ngài. Tuy nhiên, Đa-vít đã phải nói về họ, "Về phần ta, ngày nay hãy còn yếu, dẫu rằng ta đã chịu xức dầu lập làm vua; và những kẻ kia, là các con trai của Xê-ru-gia, là cường bạo cho ta quá. Nguyện Đức Giê-hô-va báo kẻ làm ác nầy, tùy sự ác của nó! " (2 Sam. 3:39).
Tương tự như vậy, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài, "Các ngươi không biết mình do linh cảm nào. Vì Con người không phải đến để diệt mạng sống người ta, bèn là để cứu.” (Lu 9:55). chúng ta có thể học hỏi từ cả ba vị tướng nầy và từ các môn đệ, những bài học ích lợi cho sự phục vụ Cơ Đốc.
-
1.A-sa-ên
A-sa-ên, người trẻ nhất trong ba người, một con người dũng cảm và là một trong ba mươi người mạnh bạo của Đa-vít (2 Sam. 23:24). Anh được ghi nhận là có đôi chân nhanh nhẹn.
Sau cái chết của Sau-lơ, Đa-vít đã được tuyên bố là vua trên nhà Giu-đa (2 Sam 2:. 4). Ông bắt đầu triều đại của mình bằng cách tìm kiếm sự hướng dẫn của Chúa và bước đi trong sự thông công với Đức Chúa Trời. Hơn nữa, ông hành động theo lòng tốt và trung thành của những người ủng hộ xung quanh, nhất là ba con trai của Xê-ru gia. Ông là vua được xức dầu của Đức Chúa Trời và con người vừa lòng Đức Chúa Trời.
Cuộc nội chiến giữa nhà Sau-lơ và nhà Đa-vít chỉ đem lại buồn rầu cho Đa-vít. Áp ne chập trễ đem nước Sau-lơ quy hàng Đa vít theo lời tuyên bố của Chúa, mà chính Áp-ne biết rõ.
-
A-sa-ên chạy đuổi theo Áp-ne. Áp-ne đã nói với anh: "Rẽ sang một bên và đừng chạy theo ta," nhưng A-sa-ên từ chối. Áp-ne nói với A-sa-ên một lần nữa, "Hãy xây khỏi ta, cớ sao buộc ta phải đánh giết ngươi nằm sải xuống đất? Ví bằng giết ngươi, ta dễ nào còn dám ngó mặt Giô-áp là anh ngươi?". Một lần nữa A-sa-ên đã từ chối. Do đó, Áp-ne buộc phải giết anh ta để tự vệ và A-sa-ên chết. Rồi sau đó, có sự trả thù của Giô áp cho A-sa-ên đã làm mất mạng sống của Áp-ne.
Chúng ta đừng bao giờ để cho lòng nhiệt thành hầu việc Chúa của mình thành mối hận thù với nhau. Từ thời Sau-lơ còn sống đến giờ, Đa-vít không có tâm địa tiêu diệt Áp-ne. Nhưng A-sa-ên, con người khắc nghiệt đã muốn giết chết Áp-ne ngày hôm đó.
-
Có một số tín đồ giống như những người con của Xê-ru-gia. Họ cảm thấy dễ dàng cắt đầu các thánh đồ khác hơn là kiểm soát đầu của mình. Trong vườn Ghết sê ma nê, khi Phi e rơ nhìn thấy Giu đa và bọn người bắt Chúa Jesus, ông xúc động, rút gươm của mình ra, đánh đầy tớ của thầy cả thượng phẩm và chặt đứt tai của hắn. Có lẽ anh ta dự định, như những người con của Xê-ru-gia đã làm, ông định cắt đứt đầu nó. Chúa Giêsu nói với Phi e rơ: "Hãy nạp gươm vào vỏ; vì hễ ai tuốt gươm thì sẽ bị gươm diệt mất".
-
Giống như A-sa-ên và Phi e rơ, chúng ta thường xuyên bày tỏ lòng trung thành tuyên xưng với Chúa Jesus, nhưng lại cuồng tín phá hủy danh tiếng những con người tốt và xứng đáng trong nhà Chúa bởi lòng ghen tị và xác thịt của chúng ta.
Bạn có mù quang trung thành với hệ thống tôn giáo mình mà manh tâm loại trừ, tiêu diệt danh dự những người tôi tớ Chúa, người đi trước các bạn, như Áp ne chăng?
Vì có linh hận thù khắc nghiệt, A-sa-ên đã ngã chết khi còn quá trẻ. Rất nhiều người trẻ Cơ Đốc hôm nay, đang bị người khác kích động sôi máu hận thù một cách vô cớ với những thánh đồ không quy phục hệ thống hội thánh của mình. Dưới ánh sáng của Chúa, tôi thấy những người trẻ đó đã “ngã chết” như A-sa-ên trên cuộc đua thuộc linh rồi.
-
2.A-bi-sai
A-bi-sai cũng là con trai của Xê-ru-gia. Ông là một người trung thành của Đa-vít. Ông là trưởng giữa ba anh em, đã dùng giáo mình chống lại ba trăm kẻ thù và giết họ. "A-bi-sai em Giô-áp, con trai của Xê-ru-gia, làm tướng của ba người dõng sĩ; người dùng cây giáo mình đánh chết ba trăm người, và có danh tiếng trong ba người dõng sĩ ấy "(2 Sam 23: 18-19)..
Ông cũng giải cứu Đa-vít khỏi bàn tay của một người Phi-li-tin khổng lồ, Ít-bi-Bê-nốp (2 Sam 21:. 16-17). Khi có sự bùng nổ cuộc nổi loạn của Áp-sa-lôm, A-bi-sai vẫn trung thành với Đa-vít và chỉ huy một phần ba quân đội còn lại của Đa-vít trong các trận chiến quyết định. Tuy nhiên, chung với tất cả những dấu hiệu của lòng trung thành và sự tận tâm, Đa-vít đã phải nói về A-bi-sai rằng: "Hỡi các con trai Xê-ru-gia, ta có can hệ chi với các ngươi chăng, mà ngày nay các ngươi ở với ta khác nào kẻ cừu địch?" (2 Sam 19: 22).
-
Trong sự ghen tị của mình, Sau-lơ đã săn đuổi mạng sống của Đa-vít (1 Sam 26:. 5). "Vậy, Đa-vít và A-bi-sai lúc ban đêm, vào giữa quân lính, thấy Sau-lơ đương ngủ, nằm trong đồn, cây giáo cặm dưới đất tại nơi đầu giường. Áp-ne và quân lính nằm ở xung quanh người. A-bi-sai nói cùng Đa-vít rằng: Ngày nay Đức Chúa Trời đã phó kẻ thù nghịch ông vào tay ông. Xin cho phép tôi lấy giáo đâm người chỉ một cái mà cặm người xuống đất; chẳng cần phải đâm lại. "(1 Sam 26: 8).
A-bi-sai muốn kết liễu mạng sống Sau lơ bằng cái đâm đầu tiên. "Nhưng Đa-vít bảo A-bi-sai rằng: Đừng giết người; ai có thế tra tay trên kẻ chịu xức dầu của Đức Giê-hô-va mà không bị phạt? " (1 Sam 26: 9). Bạn có “giết” tôi tớ nào của Chúa không??
-
Đa-vít đã tỏ bày ân huệ và lòng nhân từ của Đức Chúa Trời với Sau-lơ khi dung tha mạng sống của ông ấy. A-bi-sai không thể dung thứ như vậy; vì ông là một con người khắc nghiệt.
"Anh em yêu dấu ơi, chính mình chớ tự trả thù, nhưng hãy nhường chỗ cho sự giận; vì có chép: "Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng"(Rom. 12:19).
Trong một dịp khác, khi Đa-vít đã chạy trốn khỏi Áp-sa-lôm, một người trong gia đình của nhà Sau-lơ, tên là Si-mê-i đã tiến lên và nguyền rủa Đa-vít (2 Sam 16:. 5). "Bấy giờ, A-bi-sai, con trai của Xê-ru-gia, tâu với vua rằng: Cớ sao con chó chết kia dám mắng vua chúa tôi? Hãy để tôi đi chém đầu nó". Si-mê-i đã phạm tội, nhưng Đa-vít nói với A-bi-sai," Hãy để Si-mê-i rủa sả. Ấy là Đức Giê-hô-va đã phán cùng người rằng: Hãy rủa sả Đa-vít".
-
Đối với A-bi-sai, Si-mê-i chỉ là một con chó chết. Đối với Đa-vít, ông là một sứ giả của Đức Chúa Trời. Đa-vít, xét đoán chính mình trước sự hiện diện của Chúa, bị cáo trách về tội ông giết U-ri, nên Đa-vít chấp nhận những gì Si-mê -i nói, và kể lời đó là từ Chúa. Người con trai ưa quấy rầy của Xê-ru-gia nầy thiếu tinh thần nhu mì mà Đa-vít đã bày tỏ.
Chúng ta nghĩ như thế nào về các môn đệ trong phúc âm Luca, vì họ không có tâm linh như Chúa có. Giăng nói với Chúa Giêsu, "Thưa thầy, chúng tôi thấy một người nhơn danh thầy mà đuổi quỉ, thì chúng tôi cấm, vì người ấy không theo với chúng ta.” Nhưng Jêsus phán rằng: “Đừng cấm người, vì ai không nghịch cùng các ngươi là thuận với các ngươi.” Khi gần đến kỳ Jêsus được tiếp lên, thì Ngài quyết hướng mặt về Giê-ru-sa-lem mà đi lên, bèn sai sứ giả đi trước Ngài. Họ đi, vào một làng của người Sa-ma-ri, để sửa soạn cho Ngài; song chúng không tiếp đãi Ngài, vì mặt Ngài quyết hướng đến Giê-ru-sa-lem. Môn đồ Ngài là Gia-cơ và Giăng thấy vậy, bèn nói rằng: “Thưa Chúa, Chúa muốn chúng tôi bảo lửa từ trời xuống tiêu diệt họ chăng?” "(9: 49-54). Ngay cả Giăng (người sau đó đã trở thành môn đồ của tình yêu) cũng thiếu tinh thần khoan dung. Giăng nói "Chúng tôi đã cấm họ", vì chỉ có chúng tôi mới là người đuổi quỷ.
-
Điều tối cần là có một tinh thần khoan dung giữa chúng ta trong các vấn đề phục vụ Chúa! Về sau trong các thư tín của Giăng, chúng ta rằng ông đã học được tinh thần đó, tính dịu dàng của Đấng Christ. A-bi-sai dường như đã mang tất cả tình thần khắc nghiệt, không biết khoan dung ai, đến suốt cuộc đời mình. Bạn có giống A-bi-sai không?
Ước mong bạn tìm kiếm ân điển từ Chúa để được cứu khỏi tinh thần khắc nghiệt, hung ác trong khi chúng ta tìm cách trung thành và trung tín với Chúa của chúng ta.
-
3. Giô-áp
Bây giờ chúng ta đến Giô-áp, người con trai đáng chú ý nhất của Xê-ru-gia, mà câu chuyện của ông có đầy ý nghĩa dạy dỗ thuộc linh. Ông chiếm một vị trí nổi bật. Ông đã làm và nói nhiều điều tốt. Tôi không hiểu lý do tại sao ông đứng ngoài danh sách những con người hùng mạnh nhất của Đa-vít.
Áp-ne đã bỏ Ích-bô-sết và liên kết với Đa-vít, và được Đa vít tiếp nhận. Tuy nhiên, khi Giô-áp nghe nói rằng Áp-ne đã được vua chấp nhận, ông đi đến Đa-vít và hỏi ông về điều đó. Sau đó ông sai sứ giả mời Áp-ne mà không nói với Đa-vít biết. Khi Áp-ne trở lại Hếp-rôn, Giô-áp đã đưa anh sang một bên như thể để nói chuyện riêng với anh ta, nhưng Giô-áp đâm người để trả thù cho A-sa-ên (2 Sam 3:. 23-27).
-
Đó chỉ là một cái cớ; Giô-áp xảo trá đã giết Áp-ne, vì ông biết rằng Đa-vít sẽ thăng cấp Áp-ne làm một trong những tướng lĩnh của vua, và Giô-áp đã ghen tị. Con quái vật ghen tị mắt xanh đã chiếm hữu Giô-áp; ông trả thù và nhẫn tâm. Khi nghe nói về cái chết của Áp-ne, Đa-vít nói, "các con trai của Xê-ru-gia, là cường bạo cho ta quá”. Tôi thấy lắm người hầu việc Chúa tiếu nhân và ác độc, tìm cách tàn phá người khác để bảo vệ chỗ đứng của mình trong hội thánh.
Đa-vít than khóc Áp-ne, “Một quan trưởng, một đại nhân trong Y-sơ-ra-ên đã thác ngày nay; các ngươi há chẳng biết sao? (2 Sam. 3:38).
-
Trong nỗ lực cao quý để hiệp nhất dân Israel, Giô áp mất mạng sống. Ước gì Chúa gìn giữ dân Ngài trong sự hiệp một như Thi thiên 133 nói. Nhiều người hát thi thiên đó hay lắm, nhưng không thực hành.—“ Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhau thật tốt đẹp thay”-
Giô-áp đã trở thành Tổng binh sau cái chết của Áp-ne. Ông trung thành với Đa-vít, nhưng là một con người khắc nghiệt. Chính ông là người đã nhúng tay trong việc đem Áp-sa-lôm trở về, mà Áp sa lôm không ăn năn tội lỗi của mình, và chúng ta biết kết quả khủng khiếp sau đó, Áp-sa-lôm đã nổi dậy chống lại cha mình. Trong cơn thử thách này, Giô-áp đứng trung thành với Đa-vít.
Có lẽ vì biết Giô-áp đã cố ý giết Áp-sa-lôm, nên khi có rắc rối nảy sinh; khi một người Bên gia min tên là Sê-ba nổi loạn chống lại ông. Đã vít đã loại bỏ Giô áp và lập A-ma-sa thay thế vị trí cũ của Giô-áp (2 Sam 19:13.), A-ma-sa đi tập họp dân Giu-đa, nhưng ông trễ thời gian quy định; do đó Đa-vít phải ủy nhiệm A-bi-sai theo đuổi Sê-ba. Và Giô áp theo chân A-bi-sai, em mình mà ra trận.
-
Dù là tướng lãnh bị lật đổ, Giô-áp đã cứ đi với quân đội, và khi họ gặp A-ma-sa, Giô-áp nói với anh ta: "anh khỏe không?”—“A-ma-sa không coi chừng cây gươm ở nơi tay kia của Giô-áp. Giô-áp đâm một mũi trong bụng, ruột A-ma-sa đổ ra xuống đất, người chết, không phải đâm lại lần thứ nhì”.
“Đoạn, Giô-áp và A-bi-sai, em người, lại đuổi theo Sê-ba, con trai Biếc-ri. Một đứa trẻ trong bọn đầy tớ của Giô-áp đứng gần A-ma-sa mà nói rằng: Ai thương Giô-áp và thuộc về Đa-vít hãy theo Giô-áp. Song A-ma-sa đẵm trong máu ở giữa đường; khi đứa trẻ thấy hết thảy dân chúng đều dừng lại gần thây A-ma-sa, thì xít thây người khỏi đường, đem đi trong một cánh đồng, đắp một cái áo choàng trên nó. Khi thây đã cất khỏi đường cái rồi, thì hết thảy dân chúng đều đi qua theo Giô-áp đặng đuổi theo Sê-ba, con trai Biếc-ri” (2 Sam 20: 10-12)..
-
Con quỷ ghen tị lại nắm lấy Giô-áp một lần nữa; tuy nhiên, ông dường như đã trở lại địa vị chỉ huy quân đội, vì ông thành công trong việc giết được Sê-ba, và Giô áp cứ làm tổng binh đến ngày Đa-vít qua đời.
Trước khi chết, Đa-vít đã ra lệnh Solomon thi hành lệnh của Chúa, đi theo đường lối của Ngài, giữ những luật lệ và điều răn của Ngài và sự phán xét của Ngài. Ông cũng nói, "Con biết sự Giô-áp, con trai Xê-ru-gia, đã làm cho cha, sự nó đã làm cho hai quan tướng của Y-sơ-ra-ên, là Áp-ne, con trai của Nê-rơ, và A-ma-sa, con trai của Giê-the, là hai người nó đã giết, làm đổ huyết ra trong lúc hòa bình như trong cơn chiến trận, và khiến cho huyết đổ ra trong chiến trận dính vào đai nó thắt lưng, cùng vào giày nó mang nơi chân. Con hãy cứ sự khôn ngoan con mà cư xử, chớ để đầu bạc nó xuống âm phủ cách bình yên”(1 Vua 2:5-6)
-
Sau khi A-đô-ni-gia chết, “tin nầy thấu đến Giô-áp. (Vả Giô-áp đã theo phe A-đô-ni-gia, dầu không có theo phe của Áp-sa-lôm) Người liền trốn đến Đền tạm của Đức Giê-hô-va, và nắm sừng của bàn thờ. Người ta đến tâu với vua Sa-lô-môn rằng: Giô-áp đã trốn đến Đền tạm của Đức Giê-hô-va, và kìa người đứng bên cạnh bàn thờ. Sa-lô-môn bèn sai Bê-na-gia, con trai Giê-hô-gia-đa, mà dặn rằng: Hãy đi đánh giết hắn đi. Bê-na-gia đi đến Đền tạm của Đức Giê-hô-va, nói cùng Giô-áp rằng: Vua có nói như vầy: Hãy ra khỏi đó. Giô-áp đáp: Không; ta muốn chết tại đây. Bê-na-gia đi thuật lại cho vua, và tâu rằng: Giô-áp đã nói và đáp lại như vậy. Vua nói rằng: Hãy làm y như hắn nói. Hãy giết hắn và chôn đi. Như vậy, ngươi sẽ cất khỏi ta và khỏi nhà cha ta huyết mà Giô-áp đã đổ ra vô cớ”.
-
Thường thường những người đã sống độc ác với những người khác, về sau lại trở thành những kẻ hèn nhát khi họ phải trả lời cho tội lỗi của họ. Vua Sa-lô-môn nói, :"Giô-áp đã giết hai con người chân chính hơn và tốt hơn ông ta".
Chúng ta không được quên rằng tất cả chúng ta đều phải đứng trước toà án của Đấng Christ. Thái độ của chúng ta đối anh em mình sẽ được đưa ra trước tòa án ấy để xét xử .
"Nhưng, hỡi người kia, sao ngươi xét đoán anh em mình? Còn người kia ơi, sao ngươi lại khinh dể anh em mình? Vì chúng ta thảy đều sẽ đứng trước toà án của Đức Chúa Trời. Vì có chép rằng: "Chúa phán: Ta chỉ sự sống ta mà thề: Mọi đầu gối sẽ quì lạy ta, Mọi lưỡi sẽ thừa nhận Đức Chúa Trời." Như vậy, mỗi người trong chúng ta đều sẽ khai trình việc của chính mình với Đức Chúa Trời”(Rom 14: 10-12).
-
Bạn yêu quý, xin Chúa ban cho chúng ta ân điển và linh của sự nhu mì trong tất cả các phụng sự của chúng ta đối với Chúa của mình! Nguyện Ngài cứu chúng ta khỏi tính khắc nghiệt, không khoan dung, và thái độ tàn nhẫn hãm hại các tín đồ đồng bạn của chúng ta. A men.